Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Sấm & Ký

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 16 ... 28, 29, 30, 31, 32  Next
Tác giảThông điệp
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Thu 15 Sep 2011, 22:49

Chiến tranh Trung-Ấn 1962

- Chiến tranh Trung-Ấn ( 中印邊境戰爭), cũng gọi là Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, và Ấn Độ trao qui chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma. Ấn Độ cũng thực hiện chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon, là phần phía đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.

Giao tranh bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 1962 giữa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Ấn Độ. Quân Trung Quốc đồng loạt mở các cuộc tấn công tại Ladakh và dọc theo tuyến McMahon ngày 20 tháng 10 năm 1962, trùng hợp với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Quân Trung Quốc tràn qua các vị trí của quân Ấn Độ tại cả hai mặt trận, đánh chiếm được Rezang la tại Chushul ở mặt trận phía tây, cũng như Tawang ở mặt trận phía đông. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng bắn vào ngày 20 tháng 11 năm 1962, và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được.

Cuộc chiến tranh Trung Ấn đáng chú ý vì đây là cuộc chiến sơn cước quy mô lớn ở độ cao trên 4250 mét đặt ra nhiều vấn đề hậu cần cho cả hai bên tham chiến. Cuộc chiến cũng đáng ghi nhớ bởi việc cả hai bên không sử dụng không quân hay hải quân tham chiến.

Hệ quả của cuộc chiến là Ấn Độ thay đổi toàn diện quân đội để chuẩn bị cho các xung đột tương tự trong tương lai và đã đặt áp lực lên Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, người bị cho là chịu trách nhiệm vì đã không tiên liệu cuộc xâm lấn của Trung Quốc.

Nguồn: wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Trung-Ấn
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Tue 20 Sep 2011, 12:44

27 người chết vì mưa lớn tại Trung Quốc

Ít nhất 27 người thiệt mạng, 28 người mất tích và vài trăm nghìn người phải sơ tán sau những trận mưa lớn và lũ tại Trung Quốc.

Xinhua đưa tin những trận mưa lớn chưa từng có đổ xuống phía bắc và tây nam của Trung Quốc từ ngày 16/09/2011 khiến nhiều vùng rộng lớn của tỉnh Tứ Xuyên chìm trong nước.

Chính quyền Đạt Châu và Quảng An - hai thành phố thuộc Tứ Xuyên - ra lệnh sơ tán hơn 600.000 người sau khi mực nước trong các phụ lưu của sông Dương Tử vượt qua mức an toàn. Mực nước sông Gia Lăng cũng vượt mức báo động tới gần 7 m. Các chuyên gia dự đoán mực nước sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1847.

Mưa lớn khiến ít nhất 13 người chết, 10 người mất tích, hơn 2.000 nhà sập và khoảng 10.000 ngôi nhà khác hư hại tại ba huyện phía đông bắc của tỉnh Tứ Xuyên.

Tại tỉnh Thiểm Tây, nằm ở phía bắc Tứ Xuyên, giới chức thông báo ít nhất 14 người chết và 18 người mất tích vì đất lở tại thành phố Tây An. Vụ lở đất khiến vài nghìn tấn đá, bùn chôn vùi một nhà máy gạch và một nhà máy gốm sứ tại thành phố này.

Trung Quốc thường xuyên hứng chịu những trận mưa lớn vào mùa hè. Năm ngoái nước này chứng kiến tình trạng ngập lụt tồi tệ nhất trong một thập kỷ khiến hơn 4.300 người chết và mất tích.

- Việt Linh
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Thu 22 Sep 2011, 17:18

Chiến tranh Trung-Ấn 1962 ( 中印邊境戰爭)

Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay. Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3 550 cây số, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng. Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng đệm giữa hai nước. Sau khi Trung Quốc đưa quân đến Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya. Ba khu vực này ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở sát biên giới Đông Bắc của Ấn Độ và Kashmir, ở Tây Bắc Ấn Độ.

Aksai Chin hiện thuộc quyền quản lý của Trung Quốc nhưng Ấn Độ coi như thuộc về mình và đòi lại. Ngược lại, Arunachal Pradesh là một tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc lại coi là thuộc về Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại. Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên chiếm một nửa và đòi bên kia phải trả phần còn lại. Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Kashmir là vì Trung Quốc ủng hộ Pakistan.

Trong những thế kỷ trước Trung Quốc và Ấn Độ rất ít quan hệ vì địa lý cản trở. Khi hai nước giành độc lập và thoát khỏi ách ngoại bang vào cùng thời điểm, những đường biên giới do các nước thực dân ấn định trở thành đầu mối cho những xung đột có khi dẫn đến chiến tranh. Bản tuyên ngôn độc lập năm 1947 cũng chia cắt lãnh thổ Ấn Độ thành hai nước Pakistan và Liên bang Ấn Độ. Một sự phân chia đẫm máu, từ 300,000 đến 500,000 người bị thảm sát trong các cuộc chém giết lẫn nhau của hai cộng đồng Hồi giáo và Ấn độ giáo, và từ 10 đến 15 triệu người di cư từ vùng này sang vùng kia. Sự chia cắt đất nước và ba cuộc Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan tiếp nối nhau (1947-1948, 1965, 1971) để giành giật vùng Kashmir vẫn là vết thương nhức nhối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Ấn Độ. Việc Trung Quốc ngay từ đầu và cho đến ngày nay luôn là đồng minh đắc lực của Pakistan chỉ có thể thêm một ung nhọt cho quan hệ đã căng thẳng giữa hai nước. Trung Quốc cũng không ngần ngại dùng Pakistan để cảnh báo Ấn Độ ngay cả những lúc hai bên vui vẻ với nhau nhất.

Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vùng Kashmir cũng không chỉ vì Pakistan mà còn vì một khu vực hai bên trực tiếp tranh giành nhau. Aksai Chin là một vùng đất rộng 38,000km², ở độ cao 5 000 thước, hoang vu và khô cằn, rất ít dân cư nhưng ở vị trí chiến lược giữa ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Aksai Chin ngày xưa thuộc về vương quốc Ladakh nhưng được sát nhập vào Ấn Độ thuộc Đế quốc Anh khi Anh ở Tây Tạng (lúc ấy còn độc lập) ký hiệp ước năm 1904, ấn định biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ theo đường ranh giới McMahon. Trung Quốc lúc ấy không công nhận Tây Tạng là nước độc lập nên cũng không công nhận đường McMahon. Vì vị trí chiến lược của Aksai Chin, nằm trên quốc lộ 219 của Ấn Độ nối Tây Tạng và tỉnh Tân Cương, Trung Quốc nhất định giữ quyền kiểm soát khu vực này.

Trung Quốc cũng đòi lại một khu vực rộng khoảng 82,000km² ở Đông Bắc Ấn Độ hiện là tiểu bang Arunachal Pradesh nhưng Trung Quốc thường gọi là Zangnan (Tạng Nam). Arunachal Pradesh có hơn 1 triệu dân, đại đa số gốc Tây Tạng, Miến Điện và người Thái, chỉ khoảng 15% là di dân từ các vùng khác của Ấn Độ, đặc biệt là hai tiểu bang lân cận Assam và Nagaland. Tại hội nghị Simla năm 1913-1914, thống đốc Anh Sir Henry McMahon ấn định biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng theo một đường ranh giới mệnh danh là "đường McMahon" (McMahon Line) nhằm nới rộng vùng kiểm soát của Anh và tạo ra một số vùng đệm. Các đại diện Anh và Tây Tạng tại hội nghị thông qua đường ranh giới này nhưng Trung Quốc chối từ ký hiệp định vì khẳng định Tây Tạng thuộc chủ quyền của mình và đường McMahon vô giá trị. Năm 1950, thấy Trung Quốc sửa soạn chiếm Tây Tạng, Ấn Độ đơn phương ấn định biên giới theo đường McMahon tuy Trung Quốc phản đối. Trong hơn 10 năm sau đó, vấn đề lắng dịu nhờ không khí hoà hoãn giữa hai nước, nhưng bùng lên trở lại với cuộc chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962. Trung Quốc kéo quân sang chiếm đa số khu vực này nhưng sau khi tuyên bố chiến thắng, rút trở lại sau đường McMahon.

- Nguồn: wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Trung-Ấn
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Thu 22 Sep 2011, 19:20

Khái niệm Đi một bước lễ một lễ và Đi ba bước lễ một lễ ( Nhất bộ nhất bái & Tam bộ nhất bái ) của các Nhà sư và Thiện nam, Tín nữ ở Ấn Độ & Tây Tạng Trung Quốc

Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tương truyền rằng trong văn hóa truyền thống cổ của người Ấn Độ có tập tục đi lễ lạy các thánh tích gọi là “Tuần lễ”, chỉ cho việc đi về thánh tích của các bậc thánh nhân lễ lạy, để cầu nguyện và cũng là cảm niệm tưởng nhớ, đến hành trạng cũng như công đức của vị thánh, thần đó đã đem đến cho thế gian.

Tam bộ nhất bái có nghĩa là bước ba bước lễ một lễ (lễ đứng), ngũ thể đầu địa ( hai khửu tay, hai đầu gối chân và đầu mặt cúi sát đất), cách lễ này Hành giả thành kính, trang nghiêm dùng thân, khẩu, ý lễ Phật với mong muốn dẹp trừ được tâm cống cao, ngã mạn, xóa sạch tham, sân, si để quay lại với tâm ban đầu của chính mình vốn vô cùng thanh tịnh, nhu nhuyễn, đó chính là chân tâm hay bình đẳng tâm hoặc còn gọi là thành thật tâm.

Triều Sơn lễ lạy cầu nguyện chư vị Bồ Tát gia hộ, và học theo hạnh nguyện và đức lực tu hành của các Ngài là tâm điểm của tất cả các hành giả thực hành pháp Triều sơn lễ thánh, trong đó lấy sự chí thành, kham nhẫn và nhất tâm cầu nguyện làm tông chỉ. Trong Khổ Hạnh Tấn Hương có chép: Ngày xưa người tín đồ khi Triều sơn lễ bái tấn hương, trước tiên phải thực hành việc tự mình chế ngự chính mình, không để cho những cảm giác của vật chất, cũng như giác quan của mình, khơi dậy những ham muốn tầm thường, kham nhẫn chịu đựng trước mọi khó khăn thử thách của thời tiết cũng như hoàn cảnh, thực hành Pháp tự mình rèn luyện và mài dũa chính mình và nhất tâm kiền thành cầu nguyện, để cầu được sự chứng minh và gia hộ của chư vị Phật Thánh.

Lễ lạy Tấn hương hay còn gọi là Khấu đầu triều thánh, những hành giả phát nguyện Triều sơn lễ thánh, tức là từ nơi trụ xứ của mình hướng về địa điểm của mình phát nguyện đảnh lễ, có hai cách Triều sơn lễ thánh, 1 là bước một bước lạy một lạy, 2 là bước ba bước lạy một lạy, cứ như thế lạy chừng nào cho đến địa điểm muốn đến mà thôi.

Tăng Già Phật Giáo Bắc Truyền ở Trung Quốc, lịch đại chư hành giả tu pháp Triều sơn lễ thánh nhiều vô số kể đời nào cũng có, còn ở Tây Tạng thì hầu hết các môn đồ của Phật Giáo không kể xuất gia hay tại gia, trong cuộc đời của họ có ít nhất là một lần Tam bộ nhất bái hoặc Nhất bộ nhất bái, lạy từ trụ xứ của mình là người xuất gia, còn người tại gia thì từ nhà của mình hoặc là quê hương của mình thực hành triều sơn lễ thánh về cung Botala Phổ Đà Lạc Già nơi họ cho là đạo tràng của Bồ Tát Quán Thế Âm.

- UHDP sưu tầm


Về Đầu Trang Go down
KHUATLAODONGCHU



Tổng số bài gửi : 3
Registration date : 21/09/2011

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Sat 01 Oct 2011, 11:38

Trung Quốc kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 62

(Dân trí) - Tối qua, tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh đã diễn ra buổi lễ trọng thể kỷ niệm nhân dịp 62 năm quốc khánh Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949-1/10/2011).

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cảm ơn bạn bè quốc tế đã quan tâm và ủng hộ sự nghiệp xây dựng, hiện đại hóa đất nước Trung Quốc thời gian qua.

Ông nhấn mạnh năm nay là dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và là năm đầu tiên thực hiện “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”.

“Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới phức tạp nghiêm trọng như hiện nay, Chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách tài chính tích cực, chính sách ổn định tiền tệ và tập trung ổn định vật giá, điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy cải cách… nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và ổn định, kiềm chế lạm phát, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm và nâng cao đời sống nhân dân”, ông nói.

Ông Ôn Gia Bảo khẳng định Trung Quốc sẽ kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc và không hề dao động trong việc thúc đẩy sự nghiệp hiện đại hóa đất nước; trong đó chú trọng một số nội dung như đẩy mạnh cải cách mở cửa, tập trung phát triển khoa học, đảm bảo công bằng xã hội, bảo đảm và cải thiện đời sống nhân dân.

“Trung Quốc sẽ tiếp tục giương cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác và phát triển, cùng với nhân dân các nước đối phó với các thách thức cũng như chia sẻ cơ hội phát triển để xây dựng một thế giới hòa bình, hài hòa và phồn vinh lâu dài”.

Theo hãng tin Xinhua, những ngày qua, Đại sứ quán Trung Quốc tại các nước trong đó có Việt Nam, Singapore, Campuchia, Lào và Thái Lan lần lượt tổ chức chiêu đãi chào mừng lần thứ 62 Quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa.

- Trà Giang - Theo Xinhua
Về Đầu Trang Go down
Bangla09

Bangla09

Tổng số bài gửi : 282
Registration date : 24/06/2009

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Sat 01 Oct 2011, 23:54

Xin chào Khuất Lão Động Chủ ghé thăm đào viên ! Chúc Khuất Lão Nguyễn Hoạch tìm được nhiều cảm hứng nơi đây . Very Happy
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Sun 02 Oct 2011, 23:14

Phiên âm Thôi Bối Đồ tượng 60 - 推背圖

Sấm & Ký  - Page 29 Tbd60

第六十象推背圖癸亥 坤下兌上 萃

讖曰:
一陰一陽 
無始無終
終者自終 
始者自始

頌曰:
茫茫天數此中求 
世道興衰不自由
萬萬千千說不盡 
不如推背去歸休

金聖嘆:「一人在前,一人在後,有往無來,無獨有偶,以此殿圖,其寓意至深遠焉。無象之象勝於有象。我以不解解之,著者有知當亦許可。」

Đệ lục thập tượng Thôi Bối đồ Quý Hợi Khôn hạ Đoái thượng, quẻ Tụy

Sấm viết:

Nhất âm nhất dương
Vô chung vô thủy
Chung giả tự chung
Thủy giả tự thủy

Tụng viết:

Mang mang thiên số thử trung cầu
Thế Đạo hưng suy bất tự do
Vạn vạn thiên thiên thuyết bất tận
Bất như thôi bối khứ quy hưu

Kim Thánh Thán: - Nhất nhân tại tiền, nhất nhân tại hậu, hữu vãng vô lai, vô độc hữu ngẫu, dĩ thử điện đồ, kì ngụ ý chí thâm viễn yên, vô tượng chi tượng thắng vu hữu tượng, ngã dĩ bất giải giải chi, trứ giả hữu tri đương diệc hứa khả.

- Ba Tiêu sưu tầm & hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Fri 07 Oct 2011, 11:20

Danh sách các vị Đạt-lai Lạt-ma

1, Căn-đôn Châu-ba (Gendun Drub, དགེ་འདུན་གྲུབ་པ་, 1391-1474)
2, Căn-đôn Gia-mục-thố (Gendun Gyatso, དགེ་འདུན་རྒྱ་མཚོ་, 1475-1542)
3, Toả-lãng Gia-mục-thố (Sonam Gyatso, བསོད་ནམས་རྒྱ་མཚོ་, 1543-1588)
4, Vinh-đan Gia-mục-thố (Yonten Gyatso, ཡོན་ཏན་རྒྱ་མཚོ་, 1589-1616)
5, La-bốc-tạng Gia-mục-thố (Losang Gyatso, ངག་དབང་བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1617-1682)
6, Thương-ương Gia-mục-thố (Jamyang Gyatso, ཚངས་དབྱངས་རྒྱ་མཚོ་, 1683-1706)
7, Cách-tang Gia-mục-thố (Kelsang Gyatso, བསྐལ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1708-1757)
8, Khương-bạch Gia-mục-thố (Jampel Gyatso, འཇམ་དཔལ་རྒྱ་མཚོ་, 1758-1804)
9, Long-đa Gia-mục-thố (Lungtog Gyatso, ལུང་རྟོགས་རྒྱ་མཚོ་, 1806-1815)
10, Sở-xưng Gia-mục-thố (Tsultrim Gyatso, ཚུལ་ཁྲིམས་རྒྱ་མཚོ་, 1816-1837)
11, Khải-châu Gia-mục-thố (Kedrub Gyatso, མཁས་གྲུབ་རྒྱ་མཚོ་, 1838-1856)
12, Xưng-lặc Gia-mục-thố (Trinle Gyatso, འཕྲིན་ལས་རྒྱ་མཚོ་, 1856-1875)
13, Thổ-đan Gia-mục-thố (Tubten Gyatso, ཐུབ་བསྟན་རྒྱ་མཚོ་, 1876-1933)
14, Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་, 1933-nay)

Nguồn: - .wikipedia.org
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Fri 07 Oct 2011, 11:31

Đạt-lại Lạt-ma

Đạt-lại Lạt-ma (tiếng Tây Tạng: ཏཱ་ལའི་བླ་མ་) hay Đạt-lai Lạt-ma hay Đa Lai La Ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ.

Tên gọi và Lịch sử

Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán 達賴喇嘛. Trên thực tế, sách báo tiếng Việt sử dụng thường xuyên Đạt Lai Lạt Ma. "Đạt-lại" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là "biển cả" còn "Lạt-ma" là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn guru गुरू là từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí huệ như biển cả". Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng từ Phật sống để chỉ Đạt-lại Lạt-ma.

Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"...

Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ.

Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa.

Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người trong các nước Tây phương.

- Ba Tiêu sưu tầm và hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13Fri 07 Oct 2011, 23:22

Phiên âm Thôi Bối Đồ tượng 61 - 推背圖

Sấm & Ký  - Page 29 Tbd61

第六十一象 歲星逆行

讖曰:

歲星逆行
諸事不吉
一二九六
換課為宜

Đệ lục thập nhất tượng - Tuế tinh nghịch hành

Sấm viết:
Tuế tinh nghịch hành,
Chư sự bất cát,
Nhất nhị cửu lục,
Hoán khóa vi nghi

(Tuế tinh “sao Thái Tuế – Mộc tinh” đi ngược, mọi việc chẳng tốt, một hai chín sáu, quẻ thay đổi nên mới gây ra như vậy )

- Ứng Hòa Dã Phu sưu tầm và hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Sấm & Ký  - Page 29 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 29 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Sấm & Ký
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 29 trong tổng số 32 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 16 ... 28, 29, 30, 31, 32  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-