Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 09 Oct 2011, 12:43 | |
| Mao Zedong and 14 Dalai Lama and Panchen Lama 1954 毛泽东在1954年接见达赖喇嘛 |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Mon 10 Oct 2011, 13:13 | |
| Trung Quốc kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tân Hợi Đại lễ kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi, sự kiện đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của chế độ phong kiến tại Trung Quốc cách đây đúng một thế kỷ, diễn ra tại Bắc Kinh hôm nay. Tấm hình Tôn Trung Sơn, nhà lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi, được treo trong Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh trong lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tân Hợi vào ngày 9/10. Ảnh: Xinhua. Xinhua cho biết, lễ kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi được tổ chức trong Đại lễ đường Nhân dân tại thủ đô Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng các nhà lãnh đạo cấp cao tham dự đại lễ. Trong bài phát biểu tại đại lễ, ông Hồ Cẩm Đào cho rằng Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng hiện đại, dân tộc và dân chủ. “Nó làm rung chuyển thế giới và dẫn đến những thay đổi xã hội chưa từng có tại Trung Quốc”, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định. Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc phát động. Sự kiện này khiến nhà Thanh (1644-1911) sụp đổ và cũng đặt dấu chấm hết cho giai đoạn cai trị của chế độ phong kiến trong hơn 2.000 năm tại Trung Quốc. Kết quả của cách mạng Tân Hợi là sự ra đời của một chính phủ cộng hòa. Đây là chính phủ cộng hòa đầu tiên tại châu Á thời đó. Ông Hồ Cẩm Đào ca ngợi Tôn Trung Sơn, nhà lãnh đạo Cách mạng 1911, là một anh hùng, nhà yêu nước và lãnh tụ vĩ đại của cách mạng dân chủ tại Trung Quốc. Giới học giả cho rằng Cách mạng Tân Hợi không chỉ giúp nam giới Trung Quốc vứt bỏ kiểu tóc đuôi sam và phụ nữ thoát khỏi tục bó chân, mà còn đập tan lòng trung quân mù quáng của người dân đối với vua chúa và nỗi sợ hãi cường quốc bên ngoài. Nó cũng giải phóng người dân Trung Quốc khỏi tư tưởng cam chịu và khép kín sau hơn 2.000 năm sống trong chế độ phong kiến. - Việt Linh |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Wed 12 Oct 2011, 10:35 | |
| Giới thiệu về Đồng chí Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai (Bo Xilai) vừa được Tạp chí Time (Mỹ ) đưa vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới ở danh mục “nhà lãnh đạo”.
Ông đang là người nổi bật trong giai đoạn Trung Quốc chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo thứ năm. Bạc Hy Lai không thuộc nhóm Đoàn thanh niên của ông Hồ Cẩm Đào như ông Lý Khắc Cường (sẽ kế nhiệm Thủ tướng Ôn Gia Bảo). Là con trai một đảng viên lão thành, Bạc Hy Lai thuộc nhóm “thái tử” cùng với ông Tập Cận Bình (sẽ kế nhiệm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào). Bạc Hy Lai trưởng thành từ vùng đông bắc Trung Quốc, nơi ông trải qua các cương vị quan trọng như Thị trưởng Đại Liên, Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh. Ông được coi là đứng đầu trong tam bảo Đại Liên (cùng với bóng đá và kinh kịch). Khi đó, ông đã được xếp ngang hàng với Mã Anh Cửu, hiện là Tổng thống Đài Loan.
Sau khi ông Hồ Cẩm Đào được bổ nhiệm làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc năm 2003, ông Bạc được đưa về Bắc Kinh làm Bộ trưởng Thương mại. Ở đây ông làm thay đổi bộ mặt Bộ thương mại với “16 điều Bạc Hy Lai” nổi tiếng. Ông được coi là người có công lớn nhất trong việc đưa Trung Quốc vào WTO. “Bộ trưởng nói tiếng Anh” là cụm từ đặc biệt nói về ông. Nhưng chỉ khi được cử về làm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh (thành phố đông dân nhất thế giới, nằm về phía tây nam Trung Quốc), ông mới khẳng định được bản lĩnh lãnh đạo của mình.
Tại đó ông mở chiến dịch tấn công tội phạm có tổ chức, bắt hơn 3.000 kẻ tình nghi, trong đó có cả cựu cảnh sát trưởng. Đây không phải là đô thị duy nhất phải đối mặt với tham nhũng, nên chiến dịch của ông Bạc nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Trung Quốc. Mặc dù chiến dịch chưa lan rộng sang các địa phương khác của Trung Quốc nhưng ông có cơ hội giành được vị trí trong Thường vụ Bộ Chính trị vào năm 2012.
Báo The Independent (Anh) viết: “Vị lãnh đạo Trung Quốc cao lớn, sang trọng, luôn mỉm cười trông như tổng thống khi ông dừng xe trước cổng Đại lễ đường Nhân dân, giơ tay vẫy các phóng viên. Những thành viên cao cấp khác của Bộ chính trị không bao giờ đi vào bằng cổng trước. Nhưng đây là Bạc Hy Lai. Và khi ông Bạc, vị bí thư thành ủy đánh mafia ở thành phố miền tây nam Trùng Khánh đến dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, người ta thấy có luồng khí thay đổi”. Tại Trùng Khánh, ông không chỉ đánh mafia và chống tham nhũng, mà còn ghi dấu ấn thông qua cách giải quyết các cuộc đình công của tài xế taxi, giáo viên... Thay vì giải quyết theo kiểu cũ là cho cảnh sát bắt giữ những người đình công, ông Bạc mời đại diện giới lái xe taxi đến dự một diễn đàn với ông được truyền hình trực tiếp và cùng thương thuyết những điều kiện để chấm dứt đình công.
Bạc Hy Lai sinh vào tháng 7/1949 trong một gia đình cách mạng tại tỉnh Sơn Tây. Bố ông, Bạc Nhất Ba, từng là ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng (phó Tổng lý Quốc vụ viện) Trung Quốc, trong Đại Cách mạng văn hóa từng là người đứng đầu cái gọi là “tập đoàn phản động Bạc Nhất Ba”, đến thời đại Đặng Tiểu Bình được phục hồi. Bạc Hy Lai tốt nghiệp khoa Lịch sử quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh năm 1977, có bằng Thạc sỹ tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc năm 1982. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1980.
Năm 1986, ông Bạc kết hôn với bà Gu Kailai, một luật sư nổi tiếng. Bà là luật sư Trung Quốc đầu tiên thắng kiện tại Mỹ. Cha bà cũng là một nhà cách mạng lão thành của Trung Quốc. Họ có một con trai, sinh viên Trung Quốc đại lục đầu tiên học Trường nam sinh Harrow của Anh, sau đó được nhận vào Trường Balliol, Oxford.
Bạc Hy Lai được độc giả Nhân dân Nhật báo bình chọn là “Nhân vật của năm” 2009. Đồng thời, ông cũng được CNN đưa vào danh sách “Who Mattered Most in Asia 2009”.
- // - |
| | | unghoadaphu
Tổng số bài gửi : 566 Registration date : 25/06/2009
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Wed 12 Oct 2011, 13:14 | |
| Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Trung Quốc Bạc Nhất Ba qua đời.
(LĐ) - Tân Hoa xã ngày 16.01.2007 cho biết, nhà Cách mạng lão thành Trung Quốc Bạc Nhất Ba - người đã góp phần đưa Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đã mất ngày 15.1 ở tuổi 98.
Thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: "Bạc Nhất Ba là một đảng viên xuất sắc, một chiến sĩ Cộng sản vĩ đại, một người cách mạng vô sản vĩ đại, một nhà lãnh đạo xuất sắc trong tiến trình kinh tế của Đảng".
Là người gốc tỉnh Sơn Tây ở miền Tây Bắc Trung Quốc, ông Bạc Nhất Ba tham gia Đảng Cộng sản từ năm 1925, khi mới 17 tuổi. Ông là người đã giúp thành lập căn cứ Đảng Cộng sản ở Sơn Tây. Trong Thế chiến II, ông đã thành lập Đội Cảm tử Sơn Tây - nhóm du kích chiến đấu chống lại quân đội Nhật xâm chiếm Trung Quốc khi đó.
Khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, ông Bạc Nhất Ba trở thành Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Trung Quốc. Ông từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khoá 7, 8, 11, Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá 8, Phó Thủ tướng (dưới thời Thủ tướng Chu Ân Lai) cho đến đầu năm 1965. Gia đình ông đã trải qua thời kỳ khó khăn trong Cách mạng Văn hoá.
Sau năm 1979, ông Bạc Nhất Ba là người giúp nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình thực hiện chính sách "cải cách và mở cửa". Ông từng được bầu là chủ tịch danh dự Hội đồng Xúc tiến Ngoại thương Trung Quốc, Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế Nhà nước. Ông đã viết hai hồi ký về những chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc qua các sự kiện lịch sử quan trọng. Ông chấp nhận các tư tưởng khác nhau để thúc đẩy cải cách kinh tế Trung Quốc, song vẫn kiên quyết bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Ảnh hưởng của ông được chuyển giao sang cả thế hệ kế tiếp. Con trai ông - Bạc Hy Lai, hiện là Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc. Ông Bạc Hy Lai nói rằng, cha ông là người truyền nhiệt huyết và cảm hứng cho ông nhiều nhất: "Cha tôi dạy rằng, một người sẽ trưởng thành khi có tri thức và nhân cách từ khi còn nhỏ. Tôi rất may mắn được cha tôi giúp đỡ và dạy dỗ".
Nguồn: - laodong.com.vn
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Wed 12 Oct 2011, 13:25 | |
| - Hương Tiêu đã viết:
- Giới thiệu về Đồng chí Bạc Hy Lai
Bạc Hy Lai (Bo Xilai) vừa được Tạp chí Time (Mỹ ) đưa vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới ở danh mục “nhà lãnh đạo”.
Ông đang là người nổi bật trong giai đoạn Trung Quốc chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo thứ năm. Bạc Hy Lai không thuộc nhóm Đoàn thanh niên của ông Hồ Cẩm Đào như ông Lý Khắc Cường (sẽ kế nhiệm Thủ tướng Ôn Gia Bảo). Là con trai một đảng viên lão thành, Bạc Hy Lai thuộc nhóm “thái tử” cùng với ông Tập Cận Bình (sẽ kế nhiệm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào). Bạc Hy Lai trưởng thành từ vùng đông bắc Trung Quốc, nơi ông trải qua các cương vị quan trọng như Thị trưởng Đại Liên, Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh. Ông được coi là đứng đầu trong tam bảo Đại Liên (cùng với bóng đá và kinh kịch). Khi đó, ông đã được xếp ngang hàng với Mã Anh Cửu, hiện là Tổng thống Đài Loan.
Sau khi ông Hồ Cẩm Đào được bổ nhiệm làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc năm 2003, ông Bạc được đưa về Bắc Kinh làm Bộ trưởng Thương mại. Ở đây ông làm thay đổi bộ mặt Bộ thương mại với “16 điều Bạc Hy Lai” nổi tiếng. Ông được coi là người có công lớn nhất trong việc đưa Trung Quốc vào WTO. “Bộ trưởng nói tiếng Anh” là cụm từ đặc biệt nói về ông. Nhưng chỉ khi được cử về làm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh (thành phố đông dân nhất thế giới, nằm về phía tây nam Trung Quốc), ông mới khẳng định được bản lĩnh lãnh đạo của mình.
Tại đó ông mở chiến dịch tấn công tội phạm có tổ chức, bắt hơn 3.000 kẻ tình nghi, trong đó có cả cựu cảnh sát trưởng. Đây không phải là đô thị duy nhất phải đối mặt với tham nhũng, nên chiến dịch của ông Bạc nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Trung Quốc. Mặc dù chiến dịch chưa lan rộng sang các địa phương khác của Trung Quốc nhưng ông có cơ hội giành được vị trí trong Thường vụ Bộ Chính trị vào năm 2012.
Báo The Independent (Anh) viết: “Vị lãnh đạo Trung Quốc cao lớn, sang trọng, luôn mỉm cười trông như tổng thống khi ông dừng xe trước cổng Đại lễ đường Nhân dân, giơ tay vẫy các phóng viên. Những thành viên cao cấp khác của Bộ chính trị không bao giờ đi vào bằng cổng trước. Nhưng đây là Bạc Hy Lai. Và khi ông Bạc, vị bí thư thành ủy đánh mafia ở thành phố miền tây nam Trùng Khánh đến dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, người ta thấy có luồng khí thay đổi”. Tại Trùng Khánh, ông không chỉ đánh mafia và chống tham nhũng, mà còn ghi dấu ấn thông qua cách giải quyết các cuộc đình công của tài xế taxi, giáo viên... Thay vì giải quyết theo kiểu cũ là cho cảnh sát bắt giữ những người đình công, ông Bạc mời đại diện giới lái xe taxi đến dự một diễn đàn với ông được truyền hình trực tiếp và cùng thương thuyết những điều kiện để chấm dứt đình công.
Bạc Hy Lai sinh vào tháng 7/1949 trong một gia đình cách mạng tại tỉnh Sơn Tây. Bố ông, Bạc Nhất Ba, từng là ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng (phó Tổng lý Quốc vụ viện) Trung Quốc, trong Đại Cách mạng văn hóa từng là người đứng đầu cái gọi là “tập đoàn phản động Bạc Nhất Ba”, đến thời đại Đặng Tiểu Bình được phục hồi. Bạc Hy Lai tốt nghiệp khoa Lịch sử quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh năm 1977, có bằng Thạc sỹ tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc năm 1982. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1980.
Năm 1986, ông Bạc kết hôn với bà Gu Kailai, một luật sư nổi tiếng. Bà là luật sư Trung Quốc đầu tiên thắng kiện tại Mỹ. Cha bà cũng là một nhà cách mạng lão thành của Trung Quốc. Họ có một con trai, sinh viên Trung Quốc đại lục đầu tiên học Trường nam sinh Harrow của Anh, sau đó được nhận vào Trường Balliol, Oxford.
Bạc Hy Lai được độc giả Nhân dân Nhật báo bình chọn là “Nhân vật của năm” 2009. Đồng thời, ông cũng được CNN đưa vào danh sách “Who Mattered Most in Asia 2009”.
- // - Chòy, Bạc Hy Lai là đồng chí của Hương Tiêu à? _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | unghoadaphu
Tổng số bài gửi : 566 Registration date : 25/06/2009
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Thu 13 Oct 2011, 14:23 | |
| 梁父吟
步出齊城門, 遙望蕩陰里。 里中有三墳, 累累正相似。 問是誰家冢, 田疆古冶子。 力能排南山, 文能絕地理。 一朝被讒言, 二桃殺三士。 誰能為此謀, 國相齊晏子。
諸葛亮 Lương Phủ ngâm
Bộ xuất Tề thành môn, Dao vọng đãng âm lý. Lý trung hữu tam phần, Luỹ luỹ chính tương tự. Vấn thị thuỳ gia trủng, Điền Cương, Cổ Dã Tử. Lực năng bài Nam sơn, Văn năng tuyệt địa lý. Nhất triêu bị sàm ngôn, Nhị đào sát tam sĩ. Thùy năng vi thử mưu, Quốc tướng Tề Án Tử.
- Gia Cát Lượng
Bài hát Lương Phủ
Ra khỏi cửa thành Tề đi bộ Dõi nhìn làng lấp ló xa mờ Giữa làng trơ trọi ba mồ Giống nhau tưởng đã đắp gò chồng lên Hỏi: nằm đó tuổi tên ai nhỉ ? Điền, Cổ, Cương, đích thị ba ngài Núi Nam lật đổ, hùng tài Văn chương âu cũng chuyển xoay đất trời Một khoảnh khắc nghe lời nói dại Hai trái đào giết hại cả ba Mưu thâm kế hiểm ai mà ? Án Tề tướng quốc thì ra là người
(Người dịch: - Doanh Doanh )
Lương Phủ ngâm 梁父吟, còn viết là 梁甫吟. Lương Phủ là một ngọn núi nhỏ ở chân núi Thái Sơn.
Thời Xuân Thu, Án Bình Trọng 晏平仲 phò Tề Cảnh Công, làm đến chức tướng quốc, là một người tài nhưng hơi hẹp lượng. Nước Tề thời đó có ba dũng sĩ là Điền Khai Cương 田開疆, Cổ Dã Tử 古冶子 và Công Tôn Tiếp 公孫接. Án Tử đưa ra hai trái đào và nói với ba người là ai có công thì hãy lấy mà ăn. Công Tôn Tiếp nói: "Ta là người chỉ một quyền đánh chết lợn rừng, hổ, xứng đáng ăn đào". Điền Khai Cương nói: "Ta đã từng dùng phục binh đuổi địch, công lao đó cũng xứng đáng ăn đào". Cổ Dã Tử nói: "Ta theo vua đến sông Hoàng Hà, có con rùa lớn xuất hiện bắt mất ngựa của vua, ta giết rùa, một tay kéo đuôi ngựa mang về cho vua, con rùa đó chính là Hà Bá thần sông Hoàng Hà". Hai người Công Tôn Tiếp, Điền Khai Cương thấy công mình không bằng Cổ Dã Tử mà lại đòi ăn đào nên tự thẹn với lòng tự vẫn mà chết. Cổ Dã Tử thấy hai người kia đã chết mà mình vẫn sống thì là bất nhân, sỉ nhục người ta để lấy danh tiếng là bất nghĩa, nên cũng tự vẫn chết theo.
- // - |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Tue 25 Oct 2011, 09:28 | |
| 人心不足蛇吞象, 世事到头螳捕蝉
Cảm đề
Đắc thất vinh khô tổng thị Thiên, Cơ quan dụng tận dã đồ nhiên. Nhân tâm bất túc xà thôn tượng, Thế sự đáo đầu đường bộ thiền. Vô dược khả y khanh tướng bệnh, Hữu tiền nan mãi tử tôn hiền. Gia đương thủ phận tùy duyên quá, Tiện thị tiêu diêu tự tại Tiên.
Dịch nghĩa
Được mất ( thắng thua ) tươi khô tất cả bởi Trời, Cơ quan dùng hết vậy không như thế. Lòng người chẳng đủ như rắn muốn nuốt voi, Việc đời đến lúc cuối cùng như châu chấu bắt ve. Không thuốc nào chữa được bệnh ham khanh tướng, Có tiền khó mua được con cháu hiếu thảo hiền hòa. Nhà mình thì nên giữ phận theo duyên mà qua, ( Nếu biết như vậy) Quả là Tiên được tiêu diêu tự tại.
- Khuyết Danh
|
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Mon 02 Jan 2012, 02:23 | |
| Giới thiệu về Đồng chí Tập Cận Bình Đồng chí Tập Cận Bình, khi đang học tại Đại học Thanh Hoa, cùng với cha mình là ông Tập Trọng Huân - khi đó đang đảm nhiệm bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông. Đồng chí Tập Cận Bình sinh năm 1953 tại huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây. Cha ông là Tập Trọng Huân, vốn là một nhà cách mạng lão thành của Trung Quốc. Ông Bình là con thứ ba của bà vợ hai của ông Huân. Khi ông Bình chào đời, ông Huân đang đảm nhiệm chức vụ trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiêm phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thuộc Viện Hành chính Trung Quốc (cơ quan hành chính cao nhất của chính phủ Trung Quốc từ năm 1949 đến 1954, tiền thân của Quốc hội Trung Quốc sau này). Khi ông Bình được 6 tuổi, ông Tập Trọng Huân được thăng chức phó thủ tướng chính phủ, kiêm trưởng Ban Thư ký Quốc hội. Sau này, ông Huân còn đảm nhiệm chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Trung Quốc. Thời thơ ấu, Tập Cận Bình được cha dạy dỗ rất nghiêm khắc. Ông đã được thừa hưởng sự cần kiệm, chịu khó, giản dị của cha. Ông và anh trai Tập Viễn Bình đều phải dùng lại đồ cũ của chị gái để lại, từ sách vở, cặp sách đến quần áo, giày dép... Năm 1969, trong thời gian Cách mạng Văn hóa (1966 – 10-1976), cha ông bị Hồng vệ binh lật đổ và bắt giam. Tháng 1-1969, ông Tập Cận Bình khi đó chưa đầy 16 tuổi bị ép buộc về vùng nông thôn TP Diên An, tỉnh Thiểm Tây giống như các thành phần trí thức khác. Đây là khoảng thời gian khó quên và tự hào nhất của Tập Cận Bình. “Một năm 365 ngày, ngày nào cũng như ngày nấy, tôi cùng các đồng chí khác cắt cỏ, thả dê, trông chừng gia súc, việc gì cũng làm. Khi đó, tôi từng cõng 100 kg lúa mì đi hàng chục mét đường núi mà không phải đổi vai” - ông nhớ lại. Do làm việc chăm chỉ, tích cực, ông Bình đã được bầu làm bí thư đoàn của đại đội sản xuất gồm khoảng 29.000 thanh niên trí thức TP Bắc Kinh bị đưa xuống Diên An. Tháng 1-1974, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1975, ông được trở về Bắc Kinh và theo học chuyên ngành tổng hợp hữu cơ cơ bản khoa Hóa học Đại học Thanh Hoa. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1979, ông đảm nhiệm chức vụ thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc với tư cách quân nhân tại ngũ. Tháng 11-2002, ông được bổ nhiệm chức bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang. Thời gian này, sau một loạt biện pháp điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc, Chiết Giang lâm vào cảnh khó khăn: thiếu điện sản xuất, thiếu tiền xây dựng và thiếu đất để thu hút đầu tư. Trong tình thế này, Tập Cận Bình đã mạnh dạn áp dụng một loạt biện pháp kéo động ba nhu cầu lớn của thị trường là đầu tư, tiêu dùng và xuất nhập khẩu để tăng trưởng kinh tế. Ông đưa ra “chiến lược 88”, tức phát huy tám ưu thế của tỉnh Chiết Giang và áp dụng tám biện pháp phát triển các ưu thế này. Tám ưu thế gồm: cơ chế kinh tế và hành chính, địa lý, ngành nghề đặc biệt, phát triển hài hòa thành thị và nông thôn, sinh thái, tài nguyên núi và biển, môi trường, nhân tài. Trong thời gian ông Bình làm bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang, tỉ lệ tăng trưởng GDP, đầu tư tài sản cố định và nhu cầu tiêu dùng của Chiết Giang luôn duy trì từ mức 13,5% trở lên, đưa tỉnh này từ vị trí 12 tăng lên vị trí số 4 trong bảng danh sách phát triển kinh tế tỉnh thành toàn Trung Quốc. Chỉ sau chín tháng nhận chức ông đã đi khảo sát được 69 thành phố, quận, huyện của tỉnh. Tại Chiết Giang, Tập Cận Bình là một quan chức đi đầu trong chiến dịch chống tham nhũng, nhờ đó ông đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc gia cũng như của những vị lãnh đạo Trung Quốc hàng đầu hiện nay. (Theo Nhân dân nhật báo TQ, cntv.cn) |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Thu 16 Feb 2012, 15:46 | |
| Dự báo lãnh đạo mới của Quân đội Trung Quốc
Mùa thu năm nay ( 2012 ) Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp Đại hội lần thứ XVIII và bầu ra Ban Chấp hành trung ương mới, kèm theo sẽ có sự thay đổi nhân sự tương ứng toàn bộ các cấp lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và quân đội.
Dư luận quốc tế rất quan tâm tới các thay đổi này, nhất là sự thay đổi các cấp lãnh đạo Giải phóng quân. Dưới đây là một dự báo danh sách các tân cán bộ lãnh đạo cấp cao của quân đội Trung Quốc.
Theo quy định, cấp lãnh đạo cao nhất trong quân đội Trung Quốc hiện nay là Quân ủy trung ương, gồm một Chủ tịch (là Tổng Bí thư đảng), 3 phó Chủ tịch (trong đó có 2 là quân nhân chuyên nghiệp), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm 4 Tổng bộ của Giải phóng quân (là 4 cơ quan chấp hành của Quân ủy, gồm: Tổng bộ Tham mưu, Tổng bộ Chính trị, Tổng bộ Hậu cần, Tổng bộ Trang bị), 3 vị Tư lệnh của 3 quân chủng Hải quân, Không quân và Bộ đội pháo binh số Hai ( Lực lượng Tên lửa ). Như vậy trong 12 thành viên Quân ủy có 10 người là quân nhân chuyên nghiệp, hiện nay đều có cấp bậc Thượng tướng. (Chú ý: Tổng Tham mưu trưởng là chức vụ rất quan trọng, chỉ kém Phó Chủ tịch Quân ủy.)
Dưới nữa là cấp đại quân khu gồm 7 Tư lệnh của 7 đại quân khu, Tư lệnh Bộ đội Cảnh sát vũ trang (Vũ Cảnh), Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng và Viện trưởng Viện Khoa học quân sự.
Chủ tịch Quân ủy trung ương là chức vụ lãnh đạo quân sự cao nhất nước, hiện do Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng Hồ Cẩm Đào đảm trách. Ông Hồ sẽ bàn giao lại chức vụ này cho tân Tổng Bí thư và Chủ tịch nước (dự kiến là ông Tập Cận Bình, đương kim Phó Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch quân ủy) ; nhưng cũng không loại trừ khả năng ông Hồ sẽ tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quân ủy thêm 2 năm (như ông Giang Trạch Dân từng làm) "để tiễn tân Chủ tịch một đoạn đường"; tuy vậy khả năng này không lớn, vì tình hình ông Hồ có khác ông Giang.
Do quy định về tuổi tác ("7 lên, 8 xuống", tức 67 lên, 68 xuống), trong 10 quân nhân chuyên nghiệp hiện là ủy viên Quân ủy, chắc chắn chỉ còn lại Thường Vạn Toàn (63 tuổi), Hứa Kỳ Lượng (62), cũng có thể cả Ngô Thắng Lợi (67, sinh 8/1945).
Hai ứng viên tân Phó Chủ tịch Quân ủy sẽ là Thượng tướng Thường Vạn Toàn (Chang Wan-quan, hiện là Chủ nhiệm Tổng bộ Trang bị) và Thượng tướng Hứa Kỳ Lượng (Xu Qi-liang, hiện là Tư lệnh Không quân).
Thượng tướng Ngô Thắng Lợi (Wu Sheng-li), hiện là Tư lệnh Hải quân, nếu chưa phải nghỉ hưu thì có thể sẽ được cử giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Nếu ông Ngô phải nghỉ hưu thì người lên nhận chức vụ này sẽ là Thượng tướng Chương Tấm Sinh (Zhang Qin-sheng, 64 tuổi) đương kim Phó Tổng tham mưu trưởng thường trực.
- // - |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Thu 16 Feb 2012, 15:51 | |
| Dự báo lãnh đạo mới của Quân đội Trung Quốc ( tiếp theo )
Ứng viên tân Tổng Tham mưu trưởng có thể là Thượng tướng Phòng Phong Huy (Fang Feng-hui), 61 tuổi, đương nhiệm Tư lệnh đại quân khu Bắc Kinh. Ông này rất giỏi về chiến tranh tin học, được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trọng dụng, từng được cử làm Tổng chỉ huy cuộc duyệt binh đại lễ Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 60 (2009).
Dự kiến Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị có thể là một trong hai Thượng tướng sau : - Trương Hải Dương (Zhang Hai-yang), 63 tuổi, Ủy viên TƯ đảng, đương kim chính ủy Bộ đội Pháo binh số Hai. Ông này là con của Thượng tướng Trương Chấn, nguyên Phó chủ tịch Quân ủy. Trương Hải Dương trưởng thành từ cán bộ đại đội rồi chính ủy sư đoàn trong hai cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt 1979 và 1986 (chiến dịch đánh chiếm Lão Sơn của Việt Nam), vừa có kinh nghiệm trận mạc vừa là con cán bộ cấp cao. - Lưu Nguyên (Liu Yuan), 61 tuổi, con của cố Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, hiện là Chính ủy Tổng bộ Hậu cần. Do xuất thân cán bộ chính quyền, sau mới vào quân đội nên ông Lưu ít có khả năng cạnh tranh với ông Trương.
Các ứng viên dự kiến cho hai chức Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần và Chủ nhiệm Tổng bộ Trang bị sẽ là ba Thượng tướng : - Phạm Trường Long (Fan Chang-long), 65 tuổi, đương kim Tư lệnh đại quân khu Tế Nam, thạc sĩ khoa máy tính, Ủy viên TƯ đảng ; - Trương Hựu Hiệp (Zhang You-xia) 62 tuổi, đương kim Tư lệnh đại quân khu Thẩm Dương, Ủy viên TƯ đảng ; - Hầu Thụ Sâm (Hou Shu-sen) 62 tuổi, đương kim Phó Tổng Tham mưu trưởng.
Dự kiến chức Tư lệnh Bộ đội Pháo binh số Hai sẽ giao cho Trung tướng Ngụy Phượng Hòa (Wei Feng-he), 58 tuổi, hiện là Phó Tổng Tham mưu trưởng.
Tân Tư lệnh Hải quân sẽ là Thượng tướng Hải quân Tôn Kiến Quốc (Sun Jian-guo) 60 tuổi, đương kim Phó Tổng Tham mưu trưởng.
Tân Tư lệnh Không quân sẽ là Thượng tướng Không quân Mã Hiểu Thiên (Ma Xiao-tian) 63 tuổi, hiện đang là Phó Tổng Tham mưu trưởng.
Chi tiết về một số nhân vật quan trọng
Ứng viên tân Phó Chủ tịch Quân ủy Thường Vạn Toàn tham gia quân ngũ từ năm 19 tuổi, lần lượt giữ các chức vụ tiểu đội trưởng, trung đội trưởng rồi Tham mưu huấn luyện sư đoàn. Thời gian 1978-1980 làm Bí thư cho Tư lệnh quân khu Lan Châu tướng Hàn Tiên Sở nổi tiếng. Năm 1990 làm Trưởng ban Tác chiến Quân khu Lan Châu, năm 1992 làm Sư đoàn trưởng , năm 2000 làm Tư lệnh Tập đoàn quân 47 lục quân, năm 2002 - Tham mưu trưởng Quân khu Lan Châu và dù mới chỉ là cấp Thiếu tướng, ông đã được bầu vào Trung ương đảng. Sau năm 2003, ông lần lượt làm Tham mưu trưởng Quân khu Bắc Kinh rồi Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương, Đại hội đảng XVII năm 2007 tiếp tục bầu vào Trung ương và được cử vào Quân ủy với chức vụ Chủ nhiệm Tổng bộ Trang bị.
- // -
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký | |
| |
| | | |
Trang 30 trong tổng số 32 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 16 ... 29, 30, 31, 32 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |