Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Thu 28 Jul 2011, 22:46 | |
| Vài lời về hai câu sấm của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Giữa năm hai bảy mười ba Lửa đâu mà đốt Tám Gà trên mây"
Sấm ký thật linh thiêng, nhưng sở dĩ người ta chưa suy đoán kịp những diễn biến sắp xảy ra một cách chính xác, phần là vì chúng ta chưa có một cơ sở suy luận vững chắc nào được thiết lập, phần là vì ý nghĩa khá ẩn tàng, bí mật, đôi khi còn mang nhiều cách lý giải đối nghịch nhau. Chẳng hạn như câu: "Bát Kê thử ư tử địa" với hình cây kiếm chém đứt đầu tám con gà do cụ Trạng Trình ghi trên mộ bia dựng tại vùng Cổ Am gần từ đường họ Trần ở trang ấp vua phong cho Hưng Nhược Vương Trần Quốc Tảng. Nhân đi ngang vùng này và sau khi làm lễ trong nhà từ đường họ Trần, Trình quốc công đã dựng mộ bia và lưu lại câu sấm khó hiểu kia. "Bát Kê thử ư tử địa" có nghĩa là tám con gà chết tại chỗ này, cùng hình ảnh thanh kiếm chém đứt đầu tám con gà là một bí ẩn lớn cho mọi người trong làng. Không ai hiểu nỗi ý Ngài muốn nói gì. Mấy trăm năm sau, có một chuyện xảy ra, người ta mới suy nghiệm được ý của Ngài. Số là quan toàn quyền Pasquier, người Pháp, sang cai trị Đông dương, lúc ra về, máy bay chở ông bay ngang làng Cổ Am thì bị nạn. Dân làng chạy đến chỗ xảy ra tai nạn, lôi được quan toàn quyền Pasquier ra, đặt nằm trên ngôi mộ do ngài Trình Quốc Công dựng nên vì ngôi mộ ở sát ngay chỗ phi cơ rớt. Dân làng sở dĩ đặt quan toàn quyền trên ngôi mộ là vì chỉ nơi đó, đất khô ráo và bằng phẳng. Thoạt tiên, không ai biết người rớt máy bay là quan toàn quyền. Đến khi chính quyền địa phương tới nơi, cho biết, dân chúng mới vỡ lẽ, hiểu được cách chơi chữ của Trình Quốc công trong câu sấm của Ngài. Chữ Pasquier đọc âm theo tiếng Việt là Bát Kê. Dân Việt Nam thường gọi Pasquier là Bát Kê, nên câu sấm: "Bát Kê thử ư địa" không còn nghĩa: "tám con gà chết tại chỗ này" nữa, mà trở thành: "Bát Kê chết tại chỗ này", hay "Pasquier chết tại chỗ này". Thật là ảo diệu! Còn có hai câu sấm khác cũng của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, xác định thêm biến cố này. Đó là:
"Giữa năm hai bảy mười ba Lửa đâu mà đốt Tám Gà trên mây"
Năm hai bảy mười ba là năm âm lịch nhuần hai tháng Bảy thành 13 tháng. Năm đó đúng là năm Pasquier bị chết. Còn câu thứ hai mô tả chính xác chuyện máy bay chở Pasquier, tức Bát-Kê, tức tám gà, bị bốc lửa lúc còn bay trên mây.
Cái chết của Pasquier được Trình Quốc công tiên tri mấy trăm năm về trước đã là điều lạ lùng, mà nguyên nhân đưa đến cái chết của ông lại là điều khiến người ta vô cùng kinh dị. Trước khi bay về Pháp và bị tử nạn, toàn quyền Pasquier có ghé lại đền thờ Trấn Bắc đại tướng quân Hoài văn hầu Trần Quốc-Toản ở Cửa-ông, lấy trộm thanh gươm ở đó mang về. Thanh gươm này có tên là Dương-kiếm, cùng với Âm-kiếm thành một cặp tên là Âm-Dương song kiếm, do đức thánh Trần Hưng Đạo dùng quý kim đúc lúc chống giặc Mông-cổ.
- Khuyết Danh |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Thu 28 Jul 2011, 23:14 | |
| Tản mạn về Sấm ký Việt Nam
Sấm ký có rất nhiều, không phải chỉ có từ thời Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) mà trước đó đã thấy xuất hiện. Chẳng hạn như trong tác phẩm Anh-hùng Tiêu Sơn, YTCS có nhắc tới bài Sấm ký Cổ-pháp, dài mười câu, mỗi câu bốn chữ, được truyền tụng từ thời vua Lê Ngọa Triều (Lê Long Đỉnh) như sau:
"Mộc căn diểu diểu, Mộc biểu thanh thanh. Hòa đao mộc lạc, Thập bát tử thành. Đông -a nhập địa, Dị mộc tái sinh. Chấn cung xuất nhật, Đoài cung ẩn tinh. Lục thất niên gian, Thiên hạ thái bình."
Dịch nghĩa là:
"Gốc cây kia đã cỗi Cành cây xanh xanh Cái đao bằng gỗ hòa rơi xuống Mười tám người thành công Đông-A vào đất Cây kỳ lạ sống lại Mặt Trời xuất từ phương Đông Phương Tây có ngôi sao ẩn Thời gian sáu bảy Toàn dân thái bình"
Bài sấm-ký chỉ vỏn vẹn có bốn mươi chữ mà tiên đoán vận mệnh nước Việt Nam trong khoảng gần một ngàn năm. Tương truyền bài sấm-ký này được phát hiện trên một mảnh cây gạo ở châu Cổ-pháp khi cây này bị sét đánh nứt làm đôi. Bài sấm đã được các thiền sư Vạn Hạnh, Bố Đại, Sùng Phạm, và một thầy địa lý giải đoán rất chính xác về tình hình các triều đại Lê, Lý Trần. Các ngài chỉ kiến giải tới đó thôi, rồi dừng, YTCS đã luận tiếp cho đến triều đại nhà Nguyễn mới hết bài sấm. Như vậy thời gian cả bài sấm là từ năm vua Lý Thái Tổ lên ngôi (1010) cho đến năm 1802, năm chúa Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn, lập quốc, lấy vương hiệu là Gia Long.
- Khuyết Danh |
| | | unghoadaphu
Tổng số bài gửi : 566 Registration date : 25/06/2009
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 31 Jul 2011, 13:29 | |
| Một vài Hình ảnh chụp lại một cuốn sách cũ được in năm Khang Hy thứ 61 nhà Thanh của Dự ngôn Thôi Bối Đồ văn bản phồn thể - Đường - Đạo sỹ Lý Thuần Phong - Ẩn sỹ Viên Thiên Cang cùng sáng tác - 推背圖 - Thanh - Nhà phê bình Văn học Kim Thánh Thán chú giải - 金聖嘆. Hiện tại Ung đang đi tìm những cuốn sách Thôi Bối Đồ - 推背圖này nhằm tiếp cận với những văn bản gần gũi với độc giả hơn, Thôi Bối Đồ - 推背圖 của Trung Quốc cũng như Sấm và Ký của Trạng Trình của Việt Nam có khá nhiều dị bản và rất nhiều những bản in khác nhau nên không tránh khỏi những chuyện Đại đồng Tiểu dị. - Ứng Hòa ngày 31/07/2011 |
| | | unghoadaphu
Tổng số bài gửi : 566 Registration date : 25/06/2009
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 31 Jul 2011, 13:31 | |
| Một vài Hình ảnh chụp lại một cuốn sách cũ được in năm Khang Hy thứ 61 nhà Thanh của Dự ngôn Thôi Bối Đồ văn bản phồn thể - Đường - Đạo sỹ Lý Thuần Phong - Ẩn sỹ Viên Thiên Cang cùng sáng tác - 推背圖 - Thanh - Nhà phê bình Văn học Kim Thánh Thán chú giải - 金聖嘆. Hiện tại Ung đang đi tìm những cuốn sách Thôi Bối Đồ - 推背圖này nhằm tiếp cận với những văn bản gần gũi với độc giả hơn, Thôi Bối Đồ - 推背圖 của Trung Quốc cũng như Sấm và Ký của Trạng Trình của Việt Nam có khá nhiều dị bản và rất nhiều những bản in khác nhau nên không tránh khỏi những chuyện Đại đồng Tiểu dị. - Ứng Hòa ngày 31/07/2011 |
| | | unghoadaphu
Tổng số bài gửi : 566 Registration date : 25/06/2009
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 31 Jul 2011, 13:32 | |
| Một vài Hình ảnh chụp lại một cuốn sách cũ được in năm Khang Hy thứ 61 nhà Thanh của Dự ngôn Thôi Bối Đồ văn bản phồn thể - Đường - Đạo sỹ Lý Thuần Phong - Ẩn sỹ Viên Thiên Cang cùng sáng tác - 推背圖 - Thanh - Nhà phê bình Văn học Kim Thánh Thán chú giải - 金聖嘆. Hiện tại Ung đang đi tìm những cuốn sách Thôi Bối Đồ - 推背圖này nhằm tiếp cận với những văn bản gần gũi với độc giả hơn, Thôi Bối Đồ - 推背圖 của Trung Quốc cũng như Sấm và Ký của Trạng Trình của Việt Nam có khá nhiều dị bản và rất nhiều những bản in khác nhau nên không tránh khỏi những chuyện Đại đồng Tiểu dị. - Ứng Hòa ngày 31/07/2011 |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 31 Jul 2011, 16:26 | |
| Sơ lược về Tiểu sử Tăng Quốc Phiên ( Thanh - Trung Quốc )
Tăng Quốc Phiên (1811-1872) 曾國藩 tự Bá Hàm, hiệu Điều Sinh, người Tương Hương, tỉnh Hồ Nam, đỗ Tiến sĩ triều Đạo Quang, giữ chức vụ Thị lang các bộ Binh, Lễ, Lại, Hình, đồng thời là một Nho gia lỗi lạc theo phái Đông Thành, nhân vật tiêu biểu của địa chủ người Hán, sau được bổ nhiệm chức Nội các Học sĩ trong Triều đình Mãn Thanh.
Ông là tướng tướng lĩnh chỉ huy Tương quân (đoàn quân khởi phát ở Tương Hương), cánh quân chủ lực trong cuộc chiến chống quân Thái Bình Thiên Quốc.
Tương quân của Tăng Quốc Phiên có thành phần hầu hết là nông dân địa phương, được lãnh đạo bởi tầng lớp có học, hầu hết các tướng lĩnh thân cận của Tăng đều đỗ đạt, bản thân Tăng có bằng Tiến sĩ và là danh nho nổi tiếng. Tương quân lấy phương châm bảo vệ xóm làng, nêu cao truyền thống Khổng học, tướng sĩ một lòng phụ tử, nên trở thành đạo quân thiện chiến, có kỷ luật nhất. Trong lực lượng Tương quân: binh lính được trả 4,5 lạng bạc một tháng, gấp 10 lần lương một người giúp việc nhà, sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn 50 lạng một tháng cộng với 150 lạng bạc cho các chi phí khác.
Tăng Quốc Phiên và Trương Lượng Cơ điều phái 2000 quân đất Tương, 2000 quân đất Sở cùng 600 doanh binh đến cứu Giang Tây nhưng thất bại. Tăng Quốc Phiên xin triều đình cho thành lập Tương quân và chuyển quân từ Trường Sa tới Hàng Châu, đóng gấp chiến thuyền, thành lập thủy sư. Tăng Quốc Phiên cho đóng thử nhiều lần, cuối cùng mới quyết định đóng ba loại thuyền: Loại thứ nhất gọi là Khoái Giải (con giải lẹ làng), hình dáng to bự cần đến 28 tay chèo, 8 tay lái. Loại thứ nhì gọi là Trường Long (con rồng dài) nhỏ hơn Khoái Giải một chút, cần đến 16 tay chèo, 4 tay lái. Loại thứ ba gọi là Tam Bản, nhỏ xíu, chỉ cần có 10 tay chèo. Trên mỗi thuyền, đều có một thuyền trưởng chỉ huy, ba tay pháo thủ, hai tay cai chèo, một tay chánh lái và một tay phó lái. Khoái Giải là thuyền dành cho đại bản doanh của doanh quan. Trường long dùng làm chính tiêu, còn Tam Bản dùng làm phó tiêu. Khi được phép Tăng Quốc Phiên chiêu mộ thủy quân 5000 người chia làm 10 doanh trong đó 6 doanh là quân mộ từ Hàng châu do Thành Danh Tiêu, Bành Ngọc Lân, Chư Điện Nguyên, Dương Tải Phúc, Trâu Hán Chương, Long Hiến Thám, Chử Nhữ Hàng, Hạ Loan, Hồ Gia Viên, Hồ Tác Lâm chỉ huy. Sau đó tuyển mộ thêm 5000 lục quân chia làm 13 doanh do Châu Phụng Sơn, Sư Mai Cung, Lâm Nguyên Ân, Trâu Thế Kỳ, Trâu Thọ Xương, Dương Danh Thăng, Tăng Quốc Bảo. Tổng cộng có hơn 1 vạn quân do chính Tăng Quốc Phiên chỉ huy. Vào tháng 4 năm 1854, sau khi định đô tại Thiên Kinh, đại quân Tây chinh Thái Bình Thiên Quốc đã đón đầu đánh Tương quân tại Tĩnh Cảng, Tăng Quốc Phiên đại bại nhảy xuống sông tự sát nhưng không thành.
- // - |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 31 Jul 2011, 16:32 | |
| Sơ lược về Tiểu sử Tăng Quốc Phiên ( Thanh - Trung Quốc )
Mùa xuân năm 1860, Tăng Quốc Phiên đích thân dẫn 8 vạn quân chủ lực của Tương quân, chia làm 4 đường, 1 lần nữa tấn công An Huy, bao vây thủ phủ An Khánh, bức bình phong che chở cho Thiên Kinh ở phía tây. Lộ quân tiến đánh Giang Ninh được Tăng Quốc Thuyên thống lãnh có hai lộ thủy sư Dương Tải Phúc và Bành Ngọc Lân phụ tá. Lộ quân tiến chiếm Giang Tô do Lý Hồng Chương chỉ huy có thủy sư Hoàng Dực Thăng phụ tá. Lộ quân khôi phục Chiết Giang quy cho Tả Tông Đường điêu khiển, có Niết ty Quảng Tây là Tưởng Ích Phong được biệt phái đem quân bản bộ trước đây trợ chiến. Ngoài ra ở nhiều vùng khác, suốt giải Lư Châu thì giao cho Đa Long A, suốt giải Ninh Quốc giao cho Bào Siêu, suốt giải Dự Châu giao cho Lý Tục Nghi lúc đó đã được điều nhiệm Tuần phủ An Huy. Quân Thái Bình quyết định áp dụng chiến thuật “vây Nguỵ cứu Triệu” đem quân đánh Vũ Hán. Tháng 3, Trần Ngọc Thành đem quân từ Đông Thành, men theo bờ bắc Trường Giang, tiến quân hỏa tốc sang phía Tây, chỉ trong 12 ngày liên tục đã chiếm đánh Hoắc Sơn, Anh Sơn tỉnh An Huy, tiếp tục đến Hồ Bắc tiến đánh Hàng Châu cách Vũ Hán chỉ 80km. Việc quân Thái Bình đột nhiên tiến công sang phía Tây làm Tương quân hết sức lo sợ. Hồ Lâm Dực lúc đó đang ở tận An Huy nhưng bụng lo như lửa đốt, đến nỗi khạc ra máu, gào lên tự trách mình: ”Kẻ ngu đánh cờ, lo mà không biết giữ nhà”. Quân Thanh trong thành Vũ Xương lại càng hoảng loạn, bó tay chờ mất.
Vào thời gian ấy, các đế quốc ngang nhiên công khai can thiệp. Đầu tháng 3, Đô đốc hải quân là Haba, Tham tán là Baxiali đưa quân hạm Anh xông thẳng vào Hán Khẩu. Khi quân Thái Bình đánh chiếm Hàng Châu (Chiết Giang), Baxiali cũng đến Hàng Châu đe doạ rằng :”Nếu quân Thái Bình còn tiếp tục tiến lên, và tiến công Vũ Hán, sẽ gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của Anh Quốc, nước Anh không thể không can thiệp”. Baxiali ngang ngược đòi quân Thái Bình phải rút xa khỏi nơi ấy, buộc Trần Ngọc Thành phải chấm dứt tiến công. Do vậy quân Thanh ở Vũ Hán từ chỗ mất nay được sống lại. Kế hoạch “vây Ngụy cứu Triệu” thất bại, An Khánh bị Tương quân cô lập, tình thế càng thêm nguy hiểm cho Thái Bình Thiên Quốc.
Tháng 4, Trần Ngọc Thành phải đưa quân quay về cứu An Khánh. Quân của Trần Ngọc Thành và quân của Cán Vương Hồng Nhân Can gặp nhau tại Đồng Khánh, cùng nhau phối hợp cứu An Khánh. Quân Thái Bình một mặt vào thành trợ chiến, mặt khác thành lập 18 doanh lũy men theo hồ xung quanh thành tạo thành thế đối kháng với Tương quân. Hai bên huyết chiến nhiều ngày nhưng do chiến đấu lâu ngày, cuối cùng quân Thái Bình không thành công, An Khánh thất thủ vì đạn hết, lương cạn. Quân của Trần Ngọc Thành từ ngoài thành nhìn vào thấy trong thành An Khánh như một biển lửa, chỉ còn biết lặng lẽ bỏ đi.
Sau khi An Khánh, Hàng Châu bị mất, quân Thái Bình xem như mất tấm bình phong che chắn ở phía Đông Nam, Thiên Kinh ngày càng trở nên cô lập, sự thất bại đã thấy rõ và không còn đảo ngược được nữa.
- // - |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 31 Jul 2011, 16:41 | |
| Sơ lược về Tiểu sử Tăng Quốc Phiên ( Thanh - Trung Quốc )
Sau khi khắc phục An Khánh, Tăng Quốc Thuyên dọc sông trẩy xuống Giang Ninh. Thuyên bàn tính với Dương Tải Phúc điều động thủy sư chinh tiễn. Các tướng Thái Bình Trung Vương Lý Tú Thành, Thị Vương Lý Thế Hiền đại bại đành phải chạy trốn vào Giang Tây đánh cướp Thụy Châu. Lúc này, Tuần phủ Chiết Giang đã cải nhiệm về tay Vương Hữu Linh. Bị quân Thái Bình tấn công, Linh cố thủ được vài tháng, hết đường cứu viện, đành phải cắn ngón tay lấy máu viết thư, cho người chạy tới An Huy cầu viện.
Tăng Quốc Phiên lúc đó đang phải nỗ lực đối phó về mặt Giang Huân, nên không thể chia quân tới viện. Phiên đành phải thúc giục Tả Tông Đường đem quân từ Cống Châu tới cứu. Nhưng quân của Tả chưa tới nơi thì thành đã mất. Để mất Chiết Giang, Tăng Quốc Phiên tự nhận lỗi lớn tại mình, tự xin nghiêm trị. Thế nhưng chiếu chỉ từ trong kinh, đã chẳng những khoan miễn mà còn thăng Phiên lên chức Hiệp biện Đại học sĩ, đồng thời sai Tả Tông Đường làm Tuần phủ Chiết Giang, hợp tác Phiên để hoạch định đại cuộc. Đứng trước tờ chiếu đặc biệt này, Tăng Quốc Phiên vô cùng cảm kích, do đó càng cố gắng đem hết tâm lực để đền báo. Trước hết, Phiên yết bảng cầu người tài. Ấy cũng vì đó mà một nhân tài xuất hiện, đó là Lý Hồng Chương.
Tăng Quốc Phiên sai Lý Hồng Chương quay về An Huy chiêu mộ đạo quân nghĩa dũng, chiếu theo binh chế Tương quân lúc trước mà tổ chức, để huấn luyện cho nghĩa quân vùng Hoài, Từ. Phiên lại chọn mấy danh tướng của Tương quân như Trinh Học Khải, Quách Tùng Lâm để giúp Chương. Lý Hồng Chương sau khi tuyển mộ dân binh, hết tâm huấn luyện tổ chức thành một đại đội hương dũng quân gọi là Hoài quân, dùng làm hậu ứng cho Tương quân. Tháng hai năm thứ nhất niên hiệu Đồng Trị, Chương đem quân Hoài dũng đến An Khánh, Tăng Quốc Thuyên cùng với Tăng Quốc Bảo cũng đem quân Tương dũng kéo sang. Tăng Quốc Phiên quản hạt miền Đông Nam lúc này mới có đủ tinh binh mãnh tướng thực hiện được cái hoài bão "Bình Tây sát Tả" của mình nghĩa là đuổi cho bằng hết bọn quỷ trắng phương Tây và diệt cho kỳ sạch bọn tà đạo ma giáo ngoại lai. Quân nhiều lương đủ, Tăng Quốc Phiên liền phân binh nhiệm để phát động một chiến dịch đại quy mô tiêu diệt quân Thái Bình. Lộ quân tiến đánh Giang Ninh được Tăng Quốc Thuyên thống lãnh, có hai lộ thủy sư Dương Tải Phúc và Bành Ngọc Lân phụ tá. Lộ quân tiến chiếm Giang Tô do Lý Hồng Chương chỉ huy có thủy sư Hoàng Dực Thăng phụ tá. Lộ quân khôi phục Chiết Giang do Tả Tông Đường điêu khiển, có Niết ty Quảng Tây là Tưởng Ích Phong được biệt phái đem quân bản bộ trước đây trợ chiến. Ngoài ra ở nhiều vùng khác, suốt giải Lư Châu thì giao cho Đa Long A, suốt giải Ninh Quốc giao cho Bào Siêu, suốt giải Dự Châu giao cho Lý Tục Nghi lúc đó đã được điều nhiệm tuần phủ An Huy. Tất cả những lộ quân quan trọng trong việc chỉnh tiễn tiêu diệt quân tóc dài này đều do Tăng Quốc Phiên thống lĩnh. Ngoài những lộ quân này ra ta còn thấy một số đơn vị khác tuy không nằm trong hệ thống chỉ huy trực tiếp của Tăng Đại soái nhưng vẫn nằm trong kế hoạch diệt địch chúng của ông, đó là Viên Giáp Tam ở Hoài Thượng, Đô Hưng A ở Dương Châu, Phùng Tử Tài ở Trấn Giang. Nhờ đó quân Tương Hoài chỉ trong vòng mấy tháng đã trở thành đông đảo rộng lớn lẫy lừng… Tướng Thái Bình Trần Ngọc Thành (Tứ Nhãn Cẩu) bị Đa Long A đánh bại, về sau bị hành quyết tại phủ Vệ Huy, tỉnh Hà Nam. Ngọc Thành chết, quân Thái Bình mất một danh tướng, miền Sở Hoãn mất một tay cự phách chống quân Thanh. Đã thế mặt Ninh Quốc bị Bào Siêu công phá, đuổi Phụ Vương Dương Phụ Thanh chạy dài…
Năm 1862, Tăng Quốc Thuyên (em Tăng Quốc Phiên) kéo 5 vạn tinh binh bao vây Thiên Kinh. Tháng 5 năm 1864, Tương quân tấn công và chiếm được Thiên Kinh sau nhiều trận chiến ác liệt. Trong vòng 3 ngày sau đó, quân Thanh chém hơn 10 vạn người trong thành. Cuộc khởi nghĩa nông dân của Thái Bình Thiên Quốc kéo dài được 14 năm, quân đội tung hoành khắp mười mấy tỉnh, ảnh hưởng đến toàn quốc, tiếng tăm oanh liệt, tới đây xem như thất bại. Sau khi bình định Thiên Kinh, Tăng Quốc Phiên được Thanh triều bổ nhậm Tổng đốc Lưỡng Giang (An Huy, Giang Tây, Giang Tô), hàm Thái tử Thái bảo, phong Nhất đẳng Dũng Nghị Hầu, trở thành văn nhân có tước vị cao nhất trong lịch sử triều Thanh, là một nhân vật có công nghiệp hiển hách trong thời cận đại và cũng gây nhiều tranh nghị trong lịch sử.
- // - |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 31 Jul 2011, 16:43 | |
| Sơ lược về Tiểu sử Tăng Quốc Phiên ( Thanh - Trung Quốc )
Tăng Quốc Phiên xuất thân là một người Hán nhưng với tài năng về mặt chính trị, quân sự và văn chương của mình, ông đã từng bước đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong Triều đình nhà Thanh, giành được sự tin tưởng của tập đoàn thống trị Mãn Thanh và trở thành một trong ba vị đại thần cao nhất của triều đình (hai người còn lại là Tả Tông Đường và Lý Hồng Chương).
Với vị trí là Tổng đốc Lưỡng Giang và Trực Lệ Tổng đốc, Tăng đã nỗ lực hết sức mình nhằm cải tiến lại bộ máy luật lệ đã cũ nát, vận động đổi mới chính trị, giảm thuế. Ông cũng là người chủ trương chính sách nhượng bộ thỏa hiệp với các nước đế quốc phương Tây, dựa vào đó chủ trương cuộc vận động "Đồng Trị trung hưng", nhằm vào hệ thống giáo điều cũ rích của chính quyền nhà Thanh.
Nhờ tiếp xúc với những người đã ra nước ngoài du học như Dung Hoằng, tiếp thu tư tưởng canh tân ông trở thành một trong những người đầu tiên xúc tiến cuộc vận động Dương vụ thời kỳ đầu (1865 - 1872) với ý đồ gửi sinh viên sang Mĩ du học, nhằm tìm hiểu và học tập kĩ thuật quân sự cũng như nhập vũ khí từ các nước phương Tây, tăng cường sức mạnh quân sự trong nước, thành lập công xưởng sản xuất vũ khí với kĩ thuật Tây Dương đầu tiên ở An Khánh (An Huy), đặt nền móng cho việc xây dựng Giang Nam công xưởng.
Trong suốt thời kì làm quan, ông còn góp phần bồi dưỡng, đào tạo nhiều vị quan lại cho triều đình, trong thời gian lãnh đạo Tương quân đã từng tiến cử Tả Tông Đường giữ chức Tuần phủ Triết Giang, Thẩm Bảo Trinh giữ chức Tuần phủ Giang Tây, sau đó làm Thuyền chính đại thần. Một trong những người xuất sắc nhất là Lý Hồng Chương, tướng lĩnh chỉ huy Hoài quân (trong cuộc chiến Thái Bình Thiên Quốc), Tổng đốc Lưỡng Quảng, Bắc Dương đại thần; Tăng Quốc Thuyên, em trai của ông, tướng lĩnh Tương quân, Tổng đốc Lưỡng Giang kiêm Nam Dương đại thần; Tăng Kỷ Trạch (con trai cả của ông), Công sứ Trung Hoa tại Anh, Pháp (1878-1880), Tổng lý quốc sự vụ đại thần (1880-1885).
Ông cũng là 1 nhà tư tưởng ái quốc nổi tiếng thời cận đại, về ông có rất nhiều ý kiến đánh giá trái chiều, có tốt, có xấu. Các tác phẩm của ông gồm "Tăng Văn Chính Công toàn tập"(174 cuốn), "Tăng Văn Chính Công thủ thư nhật kí"(40 cuốn)
- // - |
| | | Hương Tiêu
Tổng số bài gửi : 361 Registration date : 05/07/2011
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký Sun 31 Jul 2011, 17:06 | |
| Tăng Quốc Phiên
Năm 1864, quân Tăng Quốc Phiên chiếm được Nam Kinh. Hồng Tú Toàn tự tử. Sau đó Tăng và Lý (Hồng Chương) mất hai năm mới quét hết được Thái Bình thiên quốc. Thái Bình đã tung hoành được 15 năm qua 16 tỉnh chiếm được 600 thị trấn, rốt cuộc thất bại vì tổ chức dở, không biết cai trị, nắm vững miền đã chiếm, vì nội bộ lủng củng, nhất là vì đã mất nhân tâm, muốn hủy bỏ hết truyền thống dân tộc. Nhưng ảnh hưởng của Thái Bình rất lớn, làm cho người Hán có tinh thần dân tộc trở lại, tin ở sức mạnh của mình. Chính cuộc chiến của Hồng Tú Toàn là bước đầu đưa tới cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) nửa thế kỷ sau, cho dân tộc Trung Hoa một ý niệm về nam nữ bình quyền, về chế độ cộng sản trước khi có cuôc cách mạng 1917 của Nga. Từ Tần Thủy Hoàng, bây giờ mới lại có cuộc cách mạng thật sự để thay đổi hẳn một chế độ chớ không phải chỉ để thay đổi một triều đại. Vì vậy mà Tôn Văn và cả Mao Trạch Đông đều phục Hồng Tú Toàn, chê Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương là tội nhân của dân tộc. Ngược lại cũng có người như Tưởng Giới Thạch chê Hồng là gây rối, chà đạp truyền thống, làm suy nhược nhà Thanh trong khi Thanh phải đương đầu với thực dân Tây phương, và khen Tăng, Lý là sáng suốt. Vương Nghi, tác giả Trung Quốc Cận đại sử, bảo còn phải nghiên cứu nhiều sử liệu lắm rồi mới có thể đưa ra một phán đoán khách quan được, hiện nay những sử liệu đó chưa gom góp được đủ.
- // - |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Sấm & Ký | |
| |
| | | |
Trang 18 trong tổng số 32 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 10 ... 17, 18, 19 ... 25 ... 32 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |