Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Sấm & Ký

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 14, 15, 16 ... 23 ... 32  Next
Tác giảThông điệp
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Fri 22 Jul 2011, 22:09

Thôi Bối Đồ văn bản phồn thể - 推背圖 - Kim Thánh Thán chú giải - 金聖嘆

33,

第三十三象推背圖丙申 巽下兌上 大過

讖曰:
黃河水清 氣順則治
主客不分 地支無子

頌曰:
天長白瀑來 胡人氣不衰
藩籬多撤去 稚子半可哀

金聖嘆:「此象乃滿清入關之徵。反客為主殆亦氣數使然,非人力所能輓回歟。遼金而後胡人兩主中原,璜璜漢族對之得毋有愧。」

34,

第三十四象推背圖丁酉 巽下巽上 巽

讖曰:
頭有髮 衣怕白
太平時 王殺王

頌曰:
太平又見血花飛 五色章成裏外衣
洪水滔天苗不秀 中原曾見夢全非

金聖嘆:「證已往之事易,推未來之事難,然既證已往,似不得不推及將來。吾但願自此以後,吾所謂賓士者皆幸而中,吾所謂不賓士者幸而不中,而吾可告無罪矣。此象疑遭水災或兵戎與天災共見,此一亂也。」

- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Fri 22 Jul 2011, 22:16

Thôi Bối Đồ văn bản phồn thể - 推背圖 - Kim Thánh Thán chú giải - 金聖嘆

35,

第三十五象推背圖戊戍 震下兌上 隨

讖曰:
西方有人 足踏神京
帝出不還 三台扶傾

頌曰:
黑雲黯黯自西來 帝子臨河築金台
南有兵戎北有火 中興曾見有奇才

金聖嘆:「此象疑有出狩事,亦亂兆也。」

36,

第三十六象推背圖己亥 乾下巽上 小畜

讖曰:
纖纖女子 赤手禦敵
不分禍福 燈光蔽日

頌曰:
雙拳旋轉乾坤 海內無端不靖
母子不分先後 西望長安入覲

金聖嘆:「此象疑一女子能定中原,建都長安。」

- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Fri 22 Jul 2011, 22:21

Thôi Bối Đồ văn bản phồn thể - 推背圖 - Kim Thánh Thán chú giải - 金聖嘆

37,

第三十七象推背圖庚子 震下巽上 益

讖曰:
漢水茫茫 不統繼統
南北不分 和衷與共

頌曰:
水清終有竭 倒戈逢八月
海內竟無王 半凶還半吉

金聖嘆:「此象雖有元首出現,而一時未易賓士,亦一亂也。」

38,

第三十八象推背圖辛丑 震下離上 噬嗑

讖曰:
門外一鹿 群雄爭逐
劫及鳶魚 水深火熱

頌曰:
火運開時禍蔓延 萬人後死萬人生
海波能使江河濁 境外何殊在目前

金聖嘆:「此象兵禍起於門外有延及門內之兆。」

- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Fri 22 Jul 2011, 22:29

Khám phá Dự ngôn: Một vài phân tích «Thôi Bối Đồ» 33

第三十三象推背圖丙申 巽下兌上 大過

讖曰:

黃河水清 
氣順則治
主客不分 
地支無子

頌曰:

天長白瀑來 
胡人氣不衰
藩籬多撤去 
稚子半可哀

金聖嘆:「此象乃滿清入關之徵。反客為主殆亦氣數使然,非人力所能輓回歟。遼金而後胡人兩主中原,璜璜漢族對之得毋有愧。」

Thôi Bối Đồ tượng 33 Bính Thân - Tốn hạ Đoài thượng, quẻ Đại Quá ( Kinh Dịch, Chu Dịch )

Sấm viết:

Hoàng Hà thủy thanh
Khí thuận tắc trị
Chủ khách bất phân
Địa chi vô Tý

Tụng viết:

Thiên trường bạch bộc lai
Hồ nhân khí bất suy
Phiên ly đa triệt khứ
Trĩ tử bán khả ai

“Hoàng Hà thủy thanh, Khí thuận tắc trị”: Hoàng Hà ý nói Trung Nguyên đại địa. Câu này chỉ Mãn Thanh nhập quan, từ thời Hoàng đế Thuận Trị là bắt đầu thống trị Trung Nguyên, quả thực là Thiên Ý vậy. “Chủ khách bất phân” ý nói sự thống trị của Mãn Thanh chính là ‘đổi khách thành chủ’. “Địa chi vô Tý” là nói khái quát về tình hình các Hoàng đế triều Thanh: 12 Địa chi đại biểu cho 12 vị Hoàng đế triều Thanh. Trong số 12 Địa chi, Tý là đứng đầu, “vô Tý” ý nói vị Hoàng đế đầu tiên của triều Thanh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích, chết trước khi triều Thanh kiến lập quốc hiệu – sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết, con trai ông là Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực lập nên quốc hiệu Đại Thanh, tôn Nỗ Nhĩ Cáp Xích làm Thanh Thái Tổ.

“Thiên trường Bạch bộc lai, Hồ nhân khí bất suy”: câu này chỉ Mãn Thanh đến từ núi Trường Bạch vùng Đông Bắc; từ triều Tống thì Liêu, Kim đã tới; Hồ nhân (dị tộc phương Bắc) kể từ thời Nguyên, Thanh đã hai lần thống trị Trung Nguyên, khí thế bất suy. “Phiên ly đa triệt khứ” là chỉ quốc phòng của triều Thanh dần yếu đi, tới những năm cuối bị ngoại cường xâm lược. “Trĩ tử bán khả ai” ẩn ý sau khi Mãn Thanh nhập quan có 12 vị Hoàng đế, trong đó một nửa (Thuận Trị, Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống) lên ngôi lúc mới chỉ là đứa trẻ con chưa đầy 10 tuổi (“trĩ tử”), đây là một bi kịch thời Thanh mạt.

Trong đồ hình là một chiếc thuyền tới từ hướng Đông Bắc, chở 10 người và tám phương cờ xí, ý nói quân Bát Kỳ của Mãn Thanh từ vùng Đông Bắc nhập quan thống trị Trung Nguyên, sau khi nhập quan lịch sử Đại Thanh có tổng cộng 10 vị Hoàng Đế.

Tác giả: Lưu Thiên Hồng
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Fri 22 Jul 2011, 22:41

Khám phá dự ngôn: Một vài phân tích Thôi Bối Đồ

Ở trước đã đề cập đến Tượng 32 nói về triều Minh diệt vong, tiếp theo là Tượng 33 nói về triều Thanh khai quốc.

Có phải chuyện bịa đặt?

Giảng tới đây, chúng ta cùng nhau bàn luận về một đề tài trọng yếu. Đó là có nhiều người đọc dự ngôn ở phần trên, cảm thấy nói rất chuẩn xác, đúng là bất khả tư nghị, vậy liệu «Thôi Bối Đồ» có phải là do người đời sau soạn ra hay không?

Các dự ngôn đều tồn tại đặc điểm như thế này, đó là sau khi sự việc xảy ra thì có thể nhìn một cái là thấy ngay. Tuy nhiên khi sự việc chưa phát sinh thì dự ngôn cho người ta một loại cảm giác tự thị nhi phi, thật mà như giả, dường như cố tình không cho người ta cảm thấy minh bạch. Bởi vì dự ngôn thường dùng ẩn ý, đồng âm, đố chữ, thậm chí thuật ngữ Ngũ Hành Bát Quái, đối với con người hiện đại là rất khó hiểu. Từ một góc độ nhất định mà giảng, người Trung Quốc hiện đại đã bị cắt đứt với truyền thống văn hóa xa xưa. Rất nhiều người hiện nay cho rằng không đáng để tìm hiểu tư tưởng truyền thống. Rất nhiều vấn đề khó lý giải trong lịch sử đã có đáp án, nhưng còn xem chúng ta có nguyện ý đột phá tư tưởng cố hữu hay không, tĩnh lại thì sẽ thấy rõ.

Trong số rất nhiều giải thích «Thôi Bối Đồ», có ảnh hưởng lớn nhất chính là phần chú giải của Kim Thánh Thán. Kim Thánh Thán là người sống vào cuối triều Minh đầu triều Thanh, từng tận mắt chứng kiến sự thay đổi triều đại giữa Minh và Thanh. Chẳng phải khi nãy chúng ta đã giải được Tượng 33 về triều Thanh kiến lập hay sao? Đối với Kim Thánh Thán thì đây là lịch sử, do đó ông giải thích rất rõ ràng. Chúng ta hãy xem ông nói gì về Tượng 33: “Tượng này là Mãn Thanh nhập quan. Đổi khách thành chủ gần như là khí số mà thành, sức người khó vãn hồi. Sau thời Liêu, Kim, Hồ nhân hai lần làm chủ Trung Nguyên, Hán tộc cũng không phải hổ thẹn làm gì.”

Từ Tượng 34 trở đi là sự việc sau thời Kim Thánh Thán, do đó ông vào những năm sinh tiền không thấy được nội dung dự ngôn phù hợp với sự tình phát sinh. Vì vậy khi giải Tượng 34 này ông nói: “Chứng minh những việc quá khứ thì dễ, còn việc tương lai thì khó, nhưng đã chứng minh quá khứ rồi thì chẳng lẽ không suy xét đến tương lai hay sao. Ta chỉ mong từ Tượng này về sau, nếu đoán trúng thì là may, đoán không trúng thì là không may, mà ta cũng không có tội vậy. Tượng này nghi là gặp thủy tai hoặc việc binh và thiên tai cộng lại, chính là sự loạn vậy.”

Thủy tai? Việc binh? Thiên tai? Tượng 34 rốt cuộc nói về điều gì? Chúng ta cùng nhau xem xét thử xem.

Tác giả: Lưu Thiên Hồng

Hương Tiêu sưu tầm & hiệu đính
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Fri 22 Jul 2011, 22:48

Khám phá Dự ngôn: Một vài phân tích «Thôi Bối Đồ» 34

第三十四象推背圖丁酉 巽下巽上 巽

讖曰:

頭有髮 
衣怕白
太平時 
王殺王

頌曰:

太平又見血花飛 
五色章成裏外衣
洪水滔天苗不秀 
中原曾見夢全非

金聖嘆:「證已往之事易,推未來之事難,然既證已往,似不得不推及將來。吾但願自此以後,吾所謂賓士者皆幸而中,吾所謂不賓士者幸而不中,而吾可告無罪矣。此象疑遭水災或兵戎與天災共見,此一亂也。」

Thôi Bối Đồ tượng 34 Đinh Dậu - Tốn hạ Tốn thượng, quẻ Tốn ( Kinh Dịch, Chu Dịch )

Sấm viết:

Đầu hữu phát
Y phạ bạch
Thái bình thời
Vương sát vương

Tụng viết:

Thái bình hựu kiến huyết hoa phi
Ngũ sắc chương thành lý ngoại y
Hồng thủy thao thiên miêu bất tú
Trung Nguyên tằng kiến mộng toàn phi

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Đầu có tóc
Áo sợ bạch
Thời thái bình
Vua giết vua

Tụng rằng:

Thái bình lại thấy máu bắn đi
Năm màu sớ thành ở ngoại y
Hồng thủy cuộn trời mầm không tú
Trung Nguyên từng thấy mộng toàn phi

Kỳ thực đối với hậu nhân mà nói, Tượng này là giảng mười phần rõ ràng rồi. Văn tự chỉ nhìn qua một cái thì đã thấy lịch sử và dự ngôn thật là trùng khớp, đây chính là nói về Thái Bình Thiên Quốc!

“Đầu có tóc” là chỉ dân chúng Thái Bình Thiên Quốc để tóc dài, nhưng không theo quy định bện tóc của Mãn Thanh, bị coi là “trường mao”. “Áo sợ bạch” ám chỉ tranh chấp nội bộ ở Thiên Kinh (Nam Kinh) của Thái Bình Thiên Quốc, Bắc vương Vi Xương Huy nắm giữ Bạch Kỳ giết Đông vương Dương Tú Thanh và toàn gia ông, tới cả bộ hạ và quân sĩ của ông, tổng cộng 2 vạn người, tạo thành một cảnh khủng bố đẫm máu.

“Năm màu sớ thành ở ngoại y”: câu này ý nói Thái Bình Thiên Quốc lấy cờ Ngũ Sắc làm dấu hiệu, lại có rất nhiều cương lĩnh nổi tiếng, bao gồm «Nguyên đạo cứu thế huấn», «Nguyên đạo tỉnh thế huấn», «Nguyên đạo giác thế huấn», «Thiên triều điền mẫu chế độ» và «Tư chính tân thiên», v.v. “Hồng thủy cuộn trời mầm không tú, Trung Nguyên từng thấy mộng toàn phi”: “Trung Nguyên tằng kiến” là chỉ Tăng Quốc Phiên thành lập Tương quân tại Hồ Nam (trong tiếng Hán, chữ “tằng” có nghĩa là “từng” và chữ “Tăng” trong họ Tăng viết giống nhau). Câu này ý nói Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn cuối cùng bại trận dưới tay Tương quân của Tăng Quốc Phiên.

Nói như vậy tuy là rõ ràng, nhưng trước khi sự tình phát sinh thì cũng chỉ đoán mò thôi, “thủy tai, việc binh, thiên tai” gì đây?

Tác giả: Lưu Thiên Hồng

Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Sat 23 Jul 2011, 01:37

Vài nét về Bát Kỳ và Khái niệm Cờ ngũ sắc

Bát Kỳ hay Bát kỳ Mãn Châu ( 八旗 ) là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và nhà Thanh (sau này), đặc trưng của Bát Kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đứng đầu là một kỳ chủ và tư lệnh tối cao là Đại Hãn, đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự.

Bát Kỳ ban đầu là danh xưng dùng để chỉ về Bát Kỳ Mãn Châu hay Mãn Kỳ sau đó được phát triển thêm Mông Cổ Bát Kỳ và Hán Tộc Bát Kỳ vì vậy gọi chung là Bát Kỳ (không phân biệt). Đây là một tổ chức quân sự đặc sắc của người Mãn Châu và cũng là đội quân hùng mạnh trong lịch sử Trung Hoa đã đóng góp công lao to lớn trong cuộc chính chiến giữa nhà Thanh và nhà Minh. Chế độ Bát Kỳ do Nỗ Nhĩ Cáp Xích sáng lập và được hoàn thiện dưới thời kỳ trị vì của Hoàng Thái Cực.

Hình thành

Vào thời đầu, của người Mãn Châu, hệ thống quân sự Kỳ Binh sinh hoạt trên căn bản hiện hữu từ xưa là Binh Nông Hợp Nhất, tức kết hợp giữa nông dân và binh lính, mỗi nông dân phải phục vụ cho quân đội trong một thời gian đã được quy định trước. Trước đó nhà Minh khi còn ảnh hưởng đến khu vực Mãn Châu đã áp dụng mô hình quản lý các đơn vị hành chính ngoại biên (các bộ lạc) để dễ kiểm soát, theo đó trên cứ 10 người thì được xem là một đơn vị cơ sở, gọi là “Tập”. và 10 “Tập” hợp lại thành một đơn vị gọi là “Trại” (gồm 100 người). Lúc này, số lượng người của bộ lạc còn ít thì chính quyền Minh chỉ quản lý các bộ lạc Nữ Chân theo hình thức là “Tập” và “Trại”.

Hình thức này được các thũ lĩnh Mãn Châu áp dụng và tồn tại đến thời của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, các bộ lạc nhanh chóng phát triển thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục hoặc hôn nhân mang tính chính trị (lãnh thổ và dân số của các bộ lạc có sự biến đổi do sát nhập, hợp nhất hoặc thông qua các liên minh). Hình thức "Tập" và Trại" không còn phù hợp với sự phát triển của các bộ lạc, vì thế, các cứ và cách thức tổ chức của nhà Minh và bản địa hóa, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã xây dựng hình thức tổ chức xã hội bộ lạc mới là Kỳ (Gūsa) và chế độ Bát kỳ. Vào năm thứ 43 niên hiệu Vạn Lịch (1615), Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã quy định cứ ba trăm người thì gọi là một "Ngưu lục", năm “ngưu lục" thì họp thành một “Giáp Lạt Ngạch Chân" (Tham Lĩnh), năm "Giáp Lạc Ngạch Chân" họp lại thành một "Cố Sơn" (Kỳ). Trước tiên chỉ có bốn Kỳ là Hoàng, Hồng, Lam, Bạch. Về sau lại tăng lên bốn kỳ nữa là Tương Hoàng, Tương Lam, Tương Bạch, Tương Hồng. Trên cơ sở đó đã hình thành chế độ Bát Kỳ nổi tiếng trong lịch sử, một chế độ kết hợp giữa binh và nông.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích là thống soái tối cao của Bát Kỳ. Con cháu của ông ta là thủ lĩnh của mỗi một Kỳ. Mỗi Kỳ Chủ phải trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của Đại Hãn, quyền lực và địa vị chỉ thấp hơn Đại Hãn mà cao hơn tất cả mọi người. Điều đặc biệt là những vị tướng lãnh đạo dưới trướng của ông không phải theo kiểu cha truyền con nối một cách đương nhiên (mặc dù tất cả đều là con cháu của ông) mà do chính ông bổ nhiệm trên cơ sở tài năng và chiến công. Các bộ lạc thành viên trong tất cả các Kỳ không nắm giữ tất cả một vùng, hay không chiến đấu thành đơn vị hợp nhất. Khi yêu cầu một cuộc hành quân, thì được thiết lập dưới các kỳ khác nhau. Những sự phân chia này chủ yếu hạn chế nguy cơ các bộ lạc ly khai hay không tuân lệnh.

- UHDP sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Sat 23 Jul 2011, 01:58

Vài nét về Bát Kỳ và Khái niệm Cờ ngũ sắc

Biên chế cơ bản

Theo quy định của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, mọi người dân trong các bộ lạc Nữ Chân đều quy thuộc biên chế tổ chức nhân sự vào một trong 8 nhóm bộ lạc, được gọi là các "Kỳ" mà mỗi kỳ này là tập hợp tổ chức các bộ lạc, vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Về căn bản, ông vẫn giữ nguyên hình thức bộ lạc, vẫn duy trì chế độ tù trưởng (mà người Nữ Chân gọi Bối Lặc), nhưng căn cứ theo số lượng người Nữ Chân có trong các bộ (bộ lạc), phân chia trên cơ sở như sau:

- Cứ 300 nam giới được tổ chức thành một Ngưu Lộc (tiếng Mãn Châu: Niru). Người đầu mục của niru được gọi là Ngưu Lộc Ngạch Chân, (Niru-i Ejen) (hay còn gọi là Tiển Chủ, danh xưng Hán Việt là Tá Lãnh).

- Cứ 05 Ngưu Lộc hợp lại thành một Giáp Lạt (Jalan) do một Giáp Lạt Ngạch Chân (Jalan-i Ejen), danh xưng Hán Việt là Tham Lĩnh) chỉ huy.

- Và cứ 05 Giáp Lạt sẽ hợp lại thành một đơn vị gọi là Kỳ hay Cố Sơn (Gūsa). Chỉ huy một kỳ là một Cố Sơn Ngạch Chân (Gūsa Ejen)(danh xưng Hán Việt: Đô Thống) danh xưng thường gọi là Kỳ chủ.

Ở các kỳ quan trọng còn có thêm 2 đơn vị là Mai Lặc (Meiren) gồm 10 Ngưu lộc hợp thành, do một Mai Lặc Ngạch Chân (Meiren-i Ejen) chỉ huy. Các Mai Lặc Ngạch Chân sẽ giữ vai trò phụ tá cho Kỳ chủ.

Thông thường, các kỳ còn được đặt dưới quyền quản lý của các bối lặc (tù trưởng) thân tín của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Các Bối lặc này được xem là có địa vị cao hơn các bối lặc khác, nên còn được gọi là các Hòa thạc Bối lặc (Holson Belei).

Tổ chức hoàn chỉnh

Ban đầu, khi chưa hoàn toàn thống nhất các bộ tộc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức các bộ tộc thuộc quyền thành 4 Kỳ phân biệt theo màu cờ hiệu là Hoàng (Suwayan), Bạch (Sanggiyan), Hồng (Fulgiyan), Lam (Lamun). Hoàng kỳ đặt dưới quyền khống chế và điều động của ông. Lam kỳ giao cho người em Thư Nhĩ Cáp Xích (Surhaci). Bạch kỳ được giao cho con trai trưởng là Chủ Anh (Cuyen) và Hồng kỳ do người con trai thứ là Đại Thiện (Daishan) quản lý.

Về sau, khi thống nhất hoàn toàn các bộ lạc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức tăng thêm bốn kỳ nữa. Các kỳ cũ được thêm danh xưng Chính (Gulu), còn các kỳ mới có thêm màu viền trên cờ hiệu là có thêm danh xưng Tương (Kubuhe), gọi là Tương Hoàng kỳ, Tương Lam kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ. Năm 1607, vì có xảy ra bất hòa, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thu binh quyền của Thư Nhĩ Cáp Xích, về sau giao lại Tương Lam kỳ lại cho con thứ của Thư Nhĩ Cáp Xích là A Mẫn (Amin). Năm 1615, Chử Anh, con trai trưởng và là người thừa kế của ông bị dèm pha nên đã bị ông bắt giam và bức tử. Nỗ Nhĩ Cáp Xích giao lại Tương Bạch kỳ cho con trai thứ 5 là Mãng Cổ Nhĩ Thái (Manggūltai) và Chính Bạch kỳ giao lại cho người con trai thứ 8 là Hoàng Thái Cực. Để ngăn ngừa hành vi tương tự, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng phân 2 bộ Hồng kỳ ra giao cho Đại Thiện và hai con trai ông ta quản lý.

Ban đầu, mỗi Kỳ kỳ có 7.500 quân, tổng cộng 8 kỳ có 6 vạn quân. Về sau, thông qua việc chinh phục các bộ lạc, số lượng binh sĩ trong các Kỳ tăng dần lên. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh thành Ninh Viễn, tổng binh lực quân Bát Kỳ huy động đã lên đến 13 vạn.

Phân chia thứ bậc

Trong Bát kỳ này lại có sự phân chia thứ bậc nhất định: Đại hãn trực tiếp nắm giữ Chính Hoàng kỳ và Tương Hoàng Kỳ, Chính Lam kỳ, hợp xưng là “Thượng Tam Kỳ” (上三旗), còn được gọi là Nội phủ Tam kỳ (内府三旗). Chỉ những người Nữ Chân thuộc Thượng Tam Kỳ mới được đích thân Đại Hãn lựa chọn vào đội bảo vệ riêng của mình.

Những kỳ còn lại được gọi là “Hạ Ngũ Kỳ” (下五旗) và được giao cho các Bối lặc thân tín của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, thay mặt Đại hãn nắm quyền quản lý, và thường được gọi theo nghi thức là "Hòa thạc" (Hošoi, trong tiếng Mãn có nghĩa là "người được đặc biệt tôn kính). Họ cùng nhau tạo thành một hội đồng quản lý quốc gia Mãn Châu cũng như bộ tư lệnh quân đội, phụ tá cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, được gọi là "Hòa thạc Bối lặc" (Hošoi Beile).

Như vậy, chế độ Bát Kỳ về mặt quân sự là 8 cánh quân, về mặt dân sự 8 nhóm bộ tộc, phân biệt bởi hiệu cờ chỉ huy, vì vậy còn được gọi theo âm Hán Việt là Bát Kỳ, mỗi Kỳ có một màu chủ đạo riêng biệt. Đây là một hình thức quân đội dân tộc, là sự hợp nhất giữa binh và nông. Đại Hãn là người thống trị tối cao của toàn Bát Kỳ cả về quân sự lẫn dân sự.

- UHDP sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Sat 23 Jul 2011, 09:38

Những sự việc sau triều Thanh

Người ta nói rằng bởi vì «Thôi Bối Đồ» dự đoán quá chính xác những sự kiện trong lịch sử nên sau này đã có người cố tình đả loạn thứ tự các Tượng. Tuy nhiên dựa vào văn tự, Tượng 35 là nói về chiến tranh nha phiến lần thứ 2 và liên quân Anh-Pháp xâm nhập Bắc Kinh, Vua Hàm Phong phải bỏ kinh đô chạy nạn. Tượng 36 miêu tả chính biến Tân Dậu và sau đó Lưỡng cung Thái Hậu buông rèm chấp chính. Tượng 37 là lúc triều Thanh kết thúc.

Khám phá Dự ngôn: Một vài phân tích «Thôi Bối Đồ» 37

第三十七象推背圖庚子 震下巽上 益

讖曰:

漢水茫茫 
不統繼統
南北不分 
和衷與共

頌曰:

水清終有竭 
倒戈逢八月
海內竟無王 
半凶還半吉

金聖嘆:「此象雖有元首出現,而一時未易賓士,亦一亂也。」

Thôi Bối Đồ tượng 37 Canh Tý - Chấn hạ Tốn thượng, quẻ Ích ( Kinh Dịch, Chu Dịch )

Sấm viết:

Hán Thủy mang mang
Bất thống kế thống
Nam Bắc bất phân
Hòa trung dữ cộng

Tụng viết:

Thủy thanh chung hữu kiệt
Đảo qua phùng bát nguyệt
Hải nội cánh vô Vương
Bán hung hoàn bán cát

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Hán Thủy mênh mông
Không thống rồi thống
Nam Bắc không phân
Đồng tâm hiệp lực

Tụng rằng:

Nước trong rồi hết tận
Trở giáo gặp tháng tám
Bốn bể hết không Vương
Nửa hung lại nửa cát

Ngày 10 tháng 10 năm 1911 (tháng 8 năm Tuyên Thống thứ 3), khởi nghĩa Vũ Xương bùng phát, bắt đầu cách mạng Tân Hợi lật đổ Vương triều thống trị của nhà Thanh. Ngày 12 tháng 2 năm 1912, Hoàng đế Tuyên Thống của nhà Thanh bị bức bách thoái vị, triều Thanh diệt vong. Từ đó Trung Nguyên rơi vào thời kỳ cát cứ hỗn chiến của quân phiệt.

“Hán Thủy mang mang, Bất thống kế thống”: “Hán Thủy” chỉ Vũ Xương. Câu này ý nói sau khởi nghĩa Vũ Xương, cục diện quân phiệt cát cứ hình thành, lật đổ Tuyên Thống — Hoàng đế cuối cùng của triều Thanh.

“Nam Bắc bất phân, Hòa trung dữ cộng”: ý nói toàn quốc trên dưới đều cùng nhau di tản đầy gian nan.

“Thủy thanh chung hữu kiệt, Đảo qua phùng bát nguyệt”: “Đảo qua” có nghĩa là trở giáo, quay súng bắn quân mình, ý nói khởi nghĩa Vũ Xương là tân quân số 8 của triều Thanh ở Hồ Bắc trở mặt theo quân đảng cách mạng. Câu này ám chỉ khởi nghĩa Vũ Xương diệt triều Thanh phát sinh vào tháng 8 năm Tuyên Thống thứ 3.

“Hải nội cánh vô Vương, Bán hung hoàn bán cát”: “Bán hung hoàn bán cát”, nửa chữ “hung” (凶) và nửa chữ “cát” (吉) hợp lại thành một chữ Viên (袁), ám chỉ Viên Thế Khải. Câu này ý nói sau khi triều Thanh diệt vong, quân phiệt cát cứ, không có vương soái, ở tình huống này Viên Thế Khải nhân cơ hội đoạt quyền soán vị.

Trong đồ hình có một chiếc đầu người hình tròn (viên) nổi trên mặt nước, ám chỉ sau khởi nghĩa Vũ Xương dẫn đến triều Thanh diệt vong thì một thủ lĩnh họ Viên sẽ xuất hiện.

Đến Tượng 39, thì đã là Nhật Bản xâm lược Trung Hoa. Tuy nhiên Tượng 55 lại nói rõ ràng về chiến tranh Giáp Ngọ thời Thanh mạt. Điều này không khỏi khiến người ta suy xét rằng thứ tự đúng của các Tượng đã bị thay đổi. Thực ra dự ngôn không tuân theo trình tự sắp xếp thời gian cũng là điều rất bình thường, dự ngôn nổi tiếng phương Tây «Các Thế Kỷ» của Nostradamus là một ví dụ điển hình. Điều này là trái ngược với đại đa số các dự ngôn của Trung Quốc, vốn đều tuân theo trình tự. «Thôi Bối Đồ» sở dĩ bị đả loạn, thay đổi trật tự, khả năng là vì có người sợ dự ngôn lưu truyền rộng rãi nên cố tình làm vậy, khiến người ta khó nhìn ra. Tuy nhiên các dự ngôn như «Mai Hoa Thi», «Thiền Sư Thi», v.v. lại rất trình tự, mặc dù không nói cụ thể như «Thôi Bối Đồ». Mặc dù vậy chúng lại giúp người ta rất nhiều trong việc liễu giải những sự tình có khả năng phát sinh trong tương lai.

Tác giả: Lưu Thiên Hồng
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13Sat 23 Jul 2011, 12:38

Thôi Bối Đồ văn bản phồn thể - 推背圖 - Kim Thánh Thán chú giải - 金聖嘆

39,

第三十九象推背圖壬寅 巽下兌上 頤

讖曰:
鳥無足 山有月
旭初升 人都哭

頌曰:
十二月中氣不和 南山有雀北山羅
一朝聽得金雞叫 大海沉沉日已過

金聖嘆:「此象疑一外夷擾亂中原,必至酉年始得平也。」

40,

第四十象推背圖癸卯 巽下艮上 蠱

讖曰:
一二三四 無土有主
小小天罡 垂拱而治

頌曰:
一口東來氣太驕 腳下無履首無毛
若逢木子冰霜渙 生我者猴死我雕

金聖嘆:「此象有一李姓,能服東夷,而不能圖長治久安之策,卒至旋治旋亂,有獸活禽死之意也。」

- // -
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Sấm & Ký  - Page 15 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sấm & Ký    Sấm & Ký  - Page 15 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Sấm & Ký
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 15 trong tổng số 32 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 14, 15, 16 ... 23 ... 32  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-