Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 48. ĐÀN TRANH LÀ CỦA MÔNG ĐIỀM CHĂNG? Fri 13 Nov 2009, 02:56 | |
| 48. ĐÀN TRANH LÀ CỦA MÔNG ĐIỀM CHĂNG?
Đàn tranh là đàn dây, thùng đàn hình chữ nhật, trên thùng có dây, mỗi đầu có một cái trụ, có thể di động sang trái hoặc phải. Số dây trải qua diễn biến, có nhiều loại như đàn 12, 13, 16, 18, 21, 25 v.v… Đàn tranh cổ là thứ độc đáo trong số nhạc cụ của Trung Hoa, đã có trên hai nghìn năm tuổi, có tiết tấu phong phú từ lâu đã vượt khỏi ranh giới quốc gia, không chỉ nảy mầm bén rễ ở các nước Châu Aù như Nhật, Hàn, Việt, Singapore, những năm gần đây lại vượt truyền đến các nước Mỹ, Ý, Úc. Về lai lịch của đàn tranh, trải qua các đời, mỗi người một ý.
Đời Đông Hán, Ưng Thiệu trong “Phong tục thông” viết: Mông Điềm”, tướng nước Tần thời Chiến Quốc đã phát minh ra đàn tranh.
Có người tra cứu sách sử , phát hiện trong “Sử ký – Mông Điềm liệt truyện” không chép việc Mông Điền làm đàn, do đó thắc mắc với cách bàn của Ưùng Hiệu vì: người nghiêm cẩn về học thuật như Tư Mã Thiên tác giả “Sử ký”, sinh sau Mông Điềm, cách sáu, bảy chục năm, vậy nếu Mông Điềm có làm đàn thì Tư Mã Thiên không thể bỏ qua mà không ghi. Ở “Cựu Đường thư”, thiên âm nhạc lại càng bác bỏ thuyết Mông Điềm làm đàn: Đàn tranh, vốn là nhạc khí của nước Tần, tương truyền Mông Điền chế tạo là sai lầm. Nhưng đàn tranh thời cổ do ai tạo ra tác giả lại không nói rõ.
Có người cho rằng, đàn tranh bắt nguồn từ đàn sắt, hai đàn khác nhau ở chỗ số dây của dây đàn tranh ít hơn đàn sắt. Người đời Đường là Triệu Lân trong “Nhân thoại lục” viết: Nước Tần có người tấu đàn sắt, có hai anh em nhà kia tranh giành nhau, đem đàn sắt bẻ làm đôi nhân đó lấy tên là “tranh”, hàm ý “tranh cướp”. Thuyết này đề ra, được nhiều người tiếp nhận. Không ít thư tịch thời Tống Minh, Thanh và cận đại dựa theo thuyết này, ngay cả trứ tác về lịch sử đàn tranh của Nhật cũng ngã về ý kiến đó. Trong “Tranh sử tri thức" nói: Tần Thuỷ Hoàng có hai cái cơ, vì một cây đàn sắt 25 dây tranh nhau đến mức không ai chịu ai. Thủy Hoàng sai người đem đàn sắt phân làm hai cây đàn tranh. Sau đó đàn tranh 13 dây truyền sang Nhật, đàn 12 dây truyền sang Hàn Quốc.
Ngoài ra, Quách Mạc Nhược và một số học giả Nhật lại đề xuất, đàn tranh ở thời Tần, do phương Tây truyền vào, nhưng thuyết này không có chứng cớ nào đáng tin!
Câu đố về nguồn ngốc của đàn tranh vẫn chờ đợi sự nghiên cứu khoa học và phát hiện mới của khoa khảo cổ. _________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 13 Nov 2009, 03:08; sửa lần 1. |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 49. THƯ PHÁP LAN ĐÌNH TỰ Fri 13 Nov 2009, 03:06 | |
| 49. THƯ PHÁP LAN ĐÌNH TỰ
“Lan Đình Tự” của Vương Hi Chi viết, là một cột mốc đánh dấu cho thư pháp Trung Quốc.
Bắt đầu từ “Lan Đình Tự” thư pháp Trung Quốc sửa đổi nét chữ chất phát của thời Hán, Ngụy, sáng tạo ra nhiều nét mới lạ, đa dạng nên đã khiến thư pháp phát huy, chấn hưng mạnh mẽ. Theo sử liệu ghi chép nguyên bản của “Lan đình Tự” do Đường Thái Tông sở hữu, vật báu này được ông ta rất yêu thích, mãi đến khi chết còn chôn theo.
May mắn, khi Thái Tômg còn sống, ông để bạn Triệu Mô, Gia Cát Trinh v.v… viết lại rất nhiều bản. Nhưng cũng vì thế mà dẫn tới nhiều điều phiền phức. Từ đó về sau, các bản phỏng theo “Lan Đình tự” lưu hành trên đời có đến vài trăm loại, nội dung của chúng rất khác nhau, khó phân thật giả.
Năm 1965 Quách Mạc Nhược viết một bài bàn: “Lan Đình Tự” không chỉ nói về thư pháp mà cả về văn chương cũng có vấn đề. Vài năm sau, Quách Mạc Nhược lại bàn đến: “Vấn đề mà bảy tám năm trước đã từng tranh luận sôi nổi, theo tôi thì nó được giải quyết rồi. Không chỉ bút thiếp là ngụy tạo, mà cả tư văn tự cũng giả mạo”.
Quan điểm của Quách Mạc Nhược rất rõ ràng “Lan Đình Tự” không riêng bút thiếp là ngụy tạo mà còn không phải do tay Vương Hi Chi viết.
Một số học giả như Cao Tam Thích, Chương Sĩ Chiêu … đã dày công khảo chứng, họ công nhận “Lan Đình Tự” chính là tác phẩm của Vương Hi Chi một trăm phần trăm. Còn như về sau có những tên như “Lâm Hà tự”, “Khúc thủy tự” là vì Vương Hi Chi khi viết bài văn này, chưa ghi tiêu đề, nên những tên này do người đời sau tùy ý thêm vào.
Vấn đề “Lan Đình Tự” có phải chính do Vương Hi Chi viết hay không, không như Quách Mạc Nhược nói, “đã giải quyết rồi”. Trong giới thư pháp, học thuật, sử học đều cần nghiên cứu và làm rõ vấn đề này. Kết quả thế nào, chưa thể vội phán quyết… _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 50. “NAN ĐẮC HỒ ĐỒ” Fri 13 Nov 2009, 03:09 | |
| 50. “NAN ĐẮC HỒ ĐỒ”
Chỉ một câu “Nan đắc hồ đồ” (hồ đồ khó được) khiến người trong nước rất khâm phục Trịnh Bản Kiều. Trải qua hai trăm năm, bốn chữ ấy ai ai cũng biết, nhất là những người trong giới sĩ phu, thường gọi là bài minh treo bên trái chỗ ngồi để suy ngẫm.
Ngày nay người ta nói “Nan đắc hồ đồ”phần nhiều để an ủi, hoặc răn đời hoặc tự an ủi. Như vậyTrịnh Bản Kiều lúc đầu viết ra câu đó, tâm trạng của ông ra sao?
Có người cho rằng, vào tuổi sáu mươi, Trịnh Bản Kiều tự thấy suốt đời vất vả, không kể gì đến được mất của mình, nửa đời không cầu công danh lợi lộc, tâm thần nhờ đó mà yên ổn lâng lâng tự tại.
Trịnh Bản Kiều tin vào: “chịu thiệt là phúc” nên làm việc gì ông không mong đền đáp, đối với người không cần tranh giành hơn thua với đời, sẽ được an nhàn.
Nhưng nhiều người lại cho rằng Trịnh Bản Kiều viết “Nan đắc hồ đồ” là lên tiếng bày tỏ nổi bất bình đối với đời, là lời than thở mà tỏ ra tuyệt đối không hề khinh thế ngạo vật, không phân phải trái.
Trịnh Bản Kiều cả đời ngay thẳng, không a dua, thấy việc nghĩa dám làm không khom lưng trước kẻ quyền quí, cũng không ra oai với mọi người. Với ông giàu sang không đổi lòng, uy vũ không khuất phục, được người đời sau ca ngợi, quý trọng.
Khi Trịnh Bản Kiều viết bốn chữ “Nan đắc hồ đồ”, lại chính là lúc gặp tai nạn lớn, trăm năm chưa từng có. Khâm sai của nhà vua bất kể dân chúng khổ sơ,û sống chết ra sao, đã không mở kho phát chẩn, mà còn đòi hỏi thư họa của Trịnh Bản Kiều. Oâng ta phẫn nộ không nén nổi đã vẽ một bức tranh quỷ đưa ra chọc giân khâm sai, khiến y còn ra oai hơn với con dân bội phần.
Trịnh Bản Kiều tuy không đủ sức xoay chuyển thời cuộc, nhưng vẫn không tiếc công sức giúp đỡ công chúng ở trong vùng. Sau đó ông tự chú thích cho câu “Nan đắc hồ đồ”: “Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn, sau này không mông sự đền đáp”.
Tâm hồn Trịnh Bản Kiều sáng như gương, đối với nỗi bất bình của dân, ông vờ hồ đồ như không nhìn thấy, theo ông thì giả hồ đồ khiến lòng càng thêm khổ, nên đã lớn tiếng kêu để phát tiết nỗi buồn bực trong lòng!
Khi Trịnh Bản Kiều viết “Nan đắc hồ đồ” quả thực đã dồn vào thế tiêu cực, tâm trạng của ông chỉ có thể dò đoán, nên câu danh ngôn ông viết, đã được người đời vô cùng trân trọng.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 51. TIỂU TRIỆN CỦA LÝ TƯ CHĂNG? Sat 14 Nov 2009, 02:44 | |
| 51. TIỂU TRIỆN CỦA LÝ TƯ CHĂNG?
Tiểu triện là một thể chữ được coi là cột mốc đặc biệt trong quá trình phát triển chữ Hán. Là dấu lặng của văn tự cổ, có tác dụng rất lớn đối với quy phạm hoá chữ Hán. Hàng nghìn năm nay có thuyết ban truyền tể tướng triều Tần, Lý Tư sau khi Tần thống nhất đem lối chữ đại triện giản hóa, làm tiểu triện, lưu hành rất rộng, các sách thông dụng không có cuốn nào là không theo thuyết này.
Nhưng, có một số học giả khác cho rằng, thuyết này lập luận không vững, lý luận của họ là: Thuyết tiểu triện là văn tự đời Tần không có sử liệu. Ghi chép về việc Tần thống nhất, trong “Sử ký” chỉ có hai câu “viết cùng một lối chữ”, nhà Chu đổ, nhà Tần bỏ lối chữ viết cổ mà không hề có ý nói Lý Tư sáng chế tiểu triện. “Sử ký – Lý Tư truyện” ghi chép tường tận những chuyện lặt vặt trong đời Lý Tư, nhưng không nhắc đến việc Lý Tư sáng chế tiểu triện. Bởi vậy có thể khẳng định tiểu triện hình thành trước khi Tần thống nhất. Tần Thủy Hoàng chẳng qua chỉ đem nó quy định cho toàn quốc thống nhất văn tự mà thôi, không phải là sáng chế mới.
Nhưng tiểu triện hình thành vào lúc nào trước khi Tần thống nhất, cách nói không có sự đồng nhất.
Một ý kiến cực lực phủ định chuyện Lý Tư sáng chế tiểu triện, còn tiểu triện sáng chế vào thời gian nào thì không rõ. Như trong lời “Bạt Thư Sớ văn” của Phạm Thành Đại đời Nam Tống, chỉ có câu “Tiểu triện không phải xuất từ Lý Tư”. Viện trưởng Viện Bảo tàng Cố cung thời Dân quốc Mã Tư Bình trong bài “Sự biến thiên của văn tự Trung Quốc” cũng nói: “Tiểu triện là chữ nước Tần, Lý Tư muốn bỏ lối chữ dị hình của Lục quốc, nên dùng chữ của nước Tần để thống nhất văn tự, cho nên Tần không phải là nước sáng chế ra tiểu triện”.
Một ý kiến khác thì căn cứ vào văn tự ghi trên văn vật nước Tần thời Chiến Quốc và thư pháp của người thời đó phủ định tiểu triện do Lý Tư sáng tác sau khi Tần thống nhất, để tiến tới kết luận tiểu triện là lối chữ thời chiến quốc. Một học giả đời Thanh có trình độ rất sâu về văn tự cổ đại Vương Quốc Duy trong “Sử lựu thiên sở chứng tự” là theo cách nhìn này.
Các nhà luận thuyết khác mỗi người giữ ý kiến của họ, cái nào đúng, cái nào sai, chưa thể phân định, ta hãy chờ xem…
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 52. BIA VŨ BI DO AI KHẮC? Sat 14 Nov 2009, 02:49 | |
| 52. BIA VŨ BI DO AI KHẮC?
Trên ngọn Câu Lũ Phong, ngọn núi chính của Nam nhạc Hành sơn trong địa phận Hồ Nam, có một bia đá, chữ trên bia quái dị, khó nhận, tương truyền là khi Đại Vũ trị thủy đã khắc. Qua hàng nghìn năm, bản rập văn bia lưu truyền khắp nơi rải khắp các chốn danh lam thắng cảnh!
Đều khiến người ta suy nghĩ là, Vũ Bi “thanh danh hiển hách” như vậy, trong văn hiến từ đời Đường trở về trước mà một chữ cũng không thấy.
Người đầu tiên nhắc đến Vũ Bi là Hàn Dũ, nhà văn học kiêm triết học đời Đường. Trong bài thơ “Câu lũ sơn” ông ghi lại lời đồn Vũ Bi “chữ xanh, đá đỏ hình kiểu lạ, đạo sĩ một mình ngẫu nhiên thấy”, tả hình dạng chữ trên bia. “Chữ” khoa đẩu (như con nòng nọc) bằng nắm tay bị cây cỏ che lấp, vừa giống như hổ, ly, bộc lộ nỗi cảm khái mình lên núi mà than thở rơi nước mắt.
Do Hàn Vũ đã thần thánh hoá Vũ Bi, mãi về sau không ai nhắc đến bia Vũ Bi nữa.
Năm Gia Định thứ năm đời Nam Tống (1212) tức là sau khi Hàn Vũ qua đời hơn 380 năm, có một người tên Hà Chí đi chơi Hành sơn, chính mắt người đó được thấy Vũ Bi, ông bèn viết phỏng theo, sau lại phỏng theo, khắc đá ở thư viện Nhạc Ly.
Năm Gia Tĩnh thứ 11 đời Minh (1532) nhà văn nổi tiếng Dương Thận có bản rập Vũ Bi nên hết sức phấn khởi, bỏ công ra nghiên cứu, phiên dịch toàn văn bia.
Người nêu thắc mắc sớm nhất với bia Vũ Bi là Vương Sương học giả đời Thanh. Trong “Kim Thạch tuy biên” ông viết: Vũ Bi bắt đầu từ đời Nam Tống. Bởi vậy nhà chép sử Aâu Dương Tu, nhà kim thạch Triệu Minh Thành đời Bắc Tống đều chưa chép nó vào sách của họ mà các học giả như Dương Thận, Đương Thời, Kiều An, Như Sơn, Lang Anh v.v… hết sức tin vào tính chân thực của bia Vũ Bi, một số người khác lại vạch rõ Vũ Bi là vật ngụy tạo.
Khảo cứ của Vương Sương khiến một số học giả chú ý, số người tán đồng quan điểm đó có nhiều. Bộ sách uy tín “Từ Hải”nói: “Người đời sau dựa dẫm, nói khi Hạ Vũ trị thủy khắc” Bộ “Từ nguyên” thì chỉ ra rõ ràng là người đời sau ngụy tạo”.
Như vậy, bia Vũ Bi thực ra tực ra có từ thời nào? Ai ngụy tạo? Đến nay vẫn chưa học giả nào có giả thuyết ổn thoả.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 53. BIA ĐÁ “XUẤT SƯ BIỂU” Sat 14 Nov 2009, 02:51 | |
| 53. BIA ĐÁ “XUẤT SƯ BIỂU”
Trước mộ danh tướng Nam Tống chống Kim, Nhạc Phi, có một tấm đá khắc “Tiền hậu xuất – Sư Biểu” của Gia Cát Lượng. Thư pháp của nó cứng cáp, khí vận sinh động, là tác phẩm vô giá của nghệ thuật khắc bia. Các địa phương như Nam Dương, Thanh Âm, Hạng Thành ở Hà Nam, Hàng Châu ở Chiết Giang, Từ Châu ở Giang Tô, Tế Nam ở Sơn Đông, Thành Đô ở Tứ Xuyên, Kỳ Sơn ở Thiểm Tây, Hoàng Cương ở Hồ Bắc v.v… đều có bản khắc mô phỏng theo. Về tác giả của thư pháp đa số người cho là Nhạc Phi, nhưng cũng có người bác bỏ thuyết này.
Người cho Nhạc Phi viết dựa theo chứng cớ là, lời bạt trên bản khắc phỏng theo ở đền Vũ hầu tại Nam Dương, miếu Nhạc Phi ở Thanh Âm. Trong lời bạt viết “Tháng tám, mùa thu năm Thiệu Hưng Mậu Ngọ (1138) qua Nam Dương thăm đền Vũ hầu, gặp mưa đã ngủ lại trong đền. Canh khuya cầm đuốc, xem kỹ văn tự, thi phú ca ngợi tiên sinh của các bậc hiền đời trước trên vách và bản khắc đá hai bài biểu trước đền, bất giác lệ rỏ như mưa. Đêm ấy, không sao ngủ được nên ngồi đợi sáng. Khi Đạo sĩ trong đền dâng trà xong, đưa giấy ra xin chữ, ta gạt lệ cầm bút viết nhanh, không thể khéo vụng, cốt thư giãn cho qua nổi ưu uất trong lòng… Lạc khoản ghi là: “Nhạc Phi tinh thức”. Chữ “thức” giống như chữ “chí” ý là dùng văn tự, phù hiệu để ghi.
Người giữ ý kiến bác bỏ, gồm những người như Bùi Cảnh Phúc, Aâu Dương Phụ… nay có thêm Dương Chấn Phương, Bàng Hoài Thanh, Từ Sâm Ngọc…
Bùi Cảnh Phúc trong “Tráng các thư họa lục” quyển năm, sao lục “cuộn thơ thất tuyệt thủ bút của Nhạc Trung Vũ đời Tống nói: “Xuất sư biểu” của Gia Cát Lượng viết, chia ra “Tiền xuất sư biểu” và “Hậu xuất sư biểu”, tôi nhìn thấy ba cuộn có trục, tương truyền do Nhạc Phi viết, nội dung giống nhau, không chia ra “Tiền – hậu”, đúng là ngụy tạo chưa từng bàn đã rõ!!
Âu Dương Phụ, trong “tập cổ cầu chân”, thì cho là Bạch Lân ngụy tạo nó vào khoảng niên hiệu Thành Hóa, Hoằng Trị đời Minh (1465-1505).
Học giả hiện đại giữ luận điểm bác bỏ chia làm hai phái: một phái đồng ý với quan điểm của Âu Dương Phụ, một phái còn nghi ngờ, chờ hạ hồi phân giải!
Như vậy, bài văn nổi tiếng truyền đời “Xuất sư biểu” tác giả thư pháp thật ra là ai, đây có thể là một câu đố muôn năm khó giải! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 54. NÉT CHỮ BÍ ẨN Sat 14 Nov 2009, 02:52 | |
| 54. NÉT CHỮ BÍ ẨN
Nếu đã đến Dương Sóc, không ai có thể quên được nét chữ rắn rỏi thần bí, phiêu dật thanh thoát, khắc trên núi Bích Liên phong Dương Sóc. Đó là chữ gì? Trăm năm nay, đã từng thu hút vô số du khách dừng chân dưới núi, ngắm nghía suy xét. Tuy nhiên có nhiều tao nhân mặc khách đặt ra giả thiết dò đoán, trong đó không thiếu những giải đáp tinh tế.
Có người cho rằng, đó là chữ “đái” (dải), lấy ý trong thơ Hàn Dũ:
“Giang tác thanh la đái, Sơn như bích ngọc trâm” (Sông là dải lụa xanh, Núi như trâm ngọc biếc)
Ý tứ ca ngợi phong cảnh ở Ly Giang.
Có người quan sát tinh vi, giỏi suy xét, đoán trong chữ ấy bao hàm cái ý “nhất đái sơn hà, thiếu niên nỗ lực” (một dải núi sông, tuổi trẻ gắn sức) tức chữ “đái” đã viết gộp cả tám chữ đó!! Đúng vậy, nếu bạn quan sát kỹ càng, tám chữ đó quả nhiên từng nét có dấu tích, nghĩa lý kỳ diệu!
Có người đi theo cách suy nghĩ ấy, cân nhắc kỹ càng, rút ra được kết luận rõ ràng đó là viết, gộp hai câu thơ thất ngôn “nhất đái sơn hà giáp thiên hạ, thiếu niên nỗ lực cử thế tài” (Một dải núi sông đứng đầu thiên hạ, Tuổi trẻ gắng sức có tài trùm đời).
Sau đó có một nhà thơ, từ đó lại đoán ra được một bài thơ tứ ngôn (bốn chữ) tức là:
“Nhất đái sơn hà Cử thế vô song, Thiếu niên nổ lực, Vạn cổ lưu phương”
(Một dải núi sông, Trên đời không hai, Tuổi trẻ gắng sức, Muôn thuở tiếng thơm).
Cũng có người thay đổi cách suy nghĩ, đem bối cảnh, liên tưởng đến thời đại của tác giả, lúc viết tác phẩm, dựa vào đó mà suy đoán.
Tác giả Vương Nguyên Nhân đã từng giữ chức huyện lệnh Dương Sóc cuối đời Thanh. Năm 1834, mới đến nhậm chức, đã viết chữ này, sai người tạc lên vách núi Bích Liên phong. Bấy giờ, chính là trước đêm xảy ra chiến tranh Nha phiến (thuốc phiện) và cuộc cách mạng Thái Bình thiên quốc bùng nổ, mâu thuẫn giai cấp đã đẩy sự sinh tồn của dân tộc vào cảnh máu lửa. Vương Nguyên Nhân trong lòng biết bao lo lắng, đem tám chữ “Sự sự nỗ lực, niên niên nỗ lực” (Mọi việc gắng sức, năm năm gắng sức) xâu thành một chuỗi khắc vào nơi dễ thấy, khuyến khích những người có chí cứu nước thương dân.
Ý kiến được rất nhiều văn nhân học sĩ cùng ủng hộ là: Vương Nguyên Nhân từ hàng vạn chữ Hán, đã kỹ càng chọn lựa, thảo ra một chữ “đái”, khắc trên núi Bích Liên phong, có sơn thủy đẹp như tranh, du khách đông như mắc cửi, thì nhất định có dụng ý sâu xa!! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 55. CON DẤU CÓ VÀO THỜI NÀO ? Sat 14 Nov 2009, 02:56 | |
| 55. CON DẤU CÓ VÀO THỜI NÀO ?
Con dấu triện cũng gọi “đồ chương” là cái ta thường thấy trong đời sống hằng ngày, như dấu của cơ quan, xí nghiệp, tư nhân, vuông, tròn, trái xoan…
Con dấu thời cổ gọi là “tỉ” từ đời Tần về trước, gọi chung là ấn của thiên tử và thần dân, sau khi Tần thống nhất lục quốc, ấn của hoàng đế dùng gọi là “tỉ”, ấn công quyền hay tư nhân gọi là “ấn”, là dấu.
Vậy thời nào sinh con dấu, đã được giới học thuật bàn luận bao năm qua mà những ý kiến gần đây dần dần đi đến chỗ đồng nhất, nhưng câu đố vẫn chưa được làm sáng tỏ!
Một ý kiến cho rằng ấn tỉ bắt đầu từ Tam Vương (tức Hạ Vũ, Thương Thang (Chu), Văn Vương). Bộ “Hậu Hán thư – Tế tự chí hạ” viết: “Đến thời Tam Vương, cách dùng văn chương quá đẽo gọt, nên văn tự của người ta viết ngày càng nhiều… Để phân biệt thật giả thì bắt đầu có ấn tỉ”.
Những người bác bỏ thuyết này cho rằng, “thời Tam đại không có ấn”. Như Ngô Khâu Diễn đời Nguyên trong “Học cổ thiên” đã viết như vậy.
Còn có người bác thuyết “thời Tam đại không có ấn”. Can Dương đời Minh, trong “Aân chương tập thuyết” dẫn bài văn “Chu thư” làm chứng cho quan điểm của mình. Trong đó “Chu Thư” viết “Thang cầm ấn tỉ của thiên tử, đặt trên ngai báu của thiên tử”.
Đời sau này, trong giới thư pháp, ấn học như Phó Bảo Thạch, Mã Hành, La Phúc Di v.v… căn cứ vào ghi chép hữu quan trong điển tích thời cổ như “Chu ký”, “Lễ lý”, “Tả truyện”, “Lã thị Xuân Thu”, “Chiến quốc sách”, “Hàn Phi Tử” v.v… đã lấy vật có thực làm chứng, cho là vào thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Giữa những năm 1930 của thế kỷ 20, học giả Hoàng Tuấn, biên soạn hai tập “Nghiệp trung phiến vũ” trong sách đã chụp lại tỉ ấn bằng đồng (Dương Văn) đào được ở Ân khư (đống phế tích đời nhà ân) An Dương Tam Khoa, gây tiếng vang trong giới học thuật.
Một số học giả suy luận, tỉ ấn đào được ở Aân khư có đủ chứng minh ấn chương có vào thời Aân Thương chăng?!
Nhưng cũng có người gạt đi cho rằng ba cái triện vuông đó là “ấn bằng đồng” không phải là “tỉ ấn”, xem ra, sự việc lại rơi vào bế tắc! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 56. HANG KINH THẠCH THÁI SƠN Wed 18 Nov 2009, 02:10 | |
| 56. HANG KINH THẠCH THÁI SƠN
Hang kinh thạch là một trong những danh thắng cổ tích trong rặng Thái Sơn.
Trong hang, có một tảng đá khổng lồ khắc kinh Kim Cương nên có tên là Kinh thạch. Chữ khắc trên đá đường kính khoảng 50 cm, khắc sâu từ lối chữ hình thành cuối thời chữ triệu sang chữ khải đời nhà Đường, được giới thư pháp gọi là “Kinh thạch cốc thể”. Nhà kim thạch thư pháp và nhà giám thưởng trải qua các đời ở Trung Quốc, coi đá khắc ở hang Kinh thạch như của báu, liệt vào loại thủy tổ đại tự, đứng đầu thư pháp.
Không biết vì cớ gì, kinh văn chưa khắc xong đã ngừng, nhân đó mà bia đá không lưu lại niên đại và tên người viết (khắc) đã thành một nghi án muôn thuở, dẫn tới rất nhiều nhà thư pháp và học giả cùng nhau nghiên cứu rộng rãi, bây giờ đem những quan điểm đó ghi lại ở đây.
Về niên đại khắc chữ, người đời Thanh, Ngụy, Nguyên, Nhiếp Kiếm Quang, học giả hiện đại Quách Mạc Nhược đều cho rằng bia đá này có vào thời Bắc Tề. Bộ sách Từ Hải tổng hợp, rất có ảnh hưởng trong nghành văn hoá giáo dục hiện nay của Trung Quốc cũng dựa thao thuyết này. Nhưng cũng có người cho rằng, nó có từ thời Bắc Ngụy; có người lại bàn, nó có từ đời Đường; người khác cho rằng nó có từ đời Tống Nguyên…
Có hai thuyết điển hình dưới đây: Nhóm Vương Thế Mậu triều Minh ngờ đó là thư pháp của thời Tống Nguyên, nhưng không nói rõ là gì. Trải qua nghiên cứu ta còn được biết, khoảng niên hiệu Vũ Bình, thời Bắc Tề (570 – 570) huyện lệnh Lương Phụ Vương Tử Xuân ưa thích điển tích Phật giáo, từng ở núi Tô Lai, khắc hai tảng đá kinh điển đều là kiểu chữ lệ, nét chữ cổ kính, so với bia khắc kinh ở hang Kinh thạch dường như từ tay cùng một người. Như vậy kinh văn khắc ở hang Kinh thạch hoặc cũng có thể do Vương Tử Xuân viết.
Thứ hai là thuyết của Ngụy Nguyên, ông ta cho rằng tu sĩ Bắc Tề là An Đạo Nhất viết: Ngụy Nguyên trong “Đại sơn kinh thạch cốc ca” viết “Kinh Kim cương viết chữ lệ ở trên đá ở hang Kinh thạch Thái sơn, chữ to như cái đấu mạnh mẽ cổ kính so với Kinh Văn Thù ở động Thủy ngưu Tổ Lai sơn và Thiết sơn ở Châu huyện như được viết từ cùng một tay, đều do tăng nhân Bắc Tề, An Đạo Nhất viết…
Ngoài ra, học giả đời Minh, Vương Thế Trinh còn cho là người đời Đường viết, bàn rằng: “Bút Lục cổ kính trừ người đời Đường ra không ai viết nổi”. Còn có người nhận nét chữ tương tự với “Trịnh Công Văn khắc” mà bàn là Trịnh Đại Chiêu viết vào đời Bắc Ngụy ở núi Thiên Trụ! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 57. ĐẠI GIA THƯ PHÁP CÓ CHƠI DẠI KHÔNG? Wed 18 Nov 2009, 02:11 | |
| 57. ĐẠI GIA THƯ PHÁP CÓ CHƠI DẠI KHÔNG?
Có một bài văn ngắn “Tăng vệ phu nhân “Bút trận đồ hậu”” được coi là bài tự thuật về việc luyện thư pháp của Vương Hi Chi. Trong bài này kể lại lúc Vương Hi Chi đi thăm các danh sơn thuộc đất Hứa, đất Lạc ở miền Bắc, để gặp các nhà thư pháp như Tào Hỉ, Lương Hộc, Thái Ung để thâu thái sở trường của nhiều nhà mà lập thành một thể loại riêng.
Đoạn đời từng trải được giới sử học Trung Quốc chấp nhận, một số thư pháp cũng lấy đó làm nền tảng.
Năm 1963, trong cuốn “Cổ đại tự thể luận cảo” Khải Công viết: “Cái gọi là “Bút trận đồ” của Vệ phu nhân và “Đề bút trận đồ hậu” của Vương Hi Chi… đều là đồ giả, không thể công nhận”.
Từ đó trở đi, những bài đề ra nghi vấn về việc Vương Hi Chi qua sông, tới những đất Hứa, Lạc ở miền Bắc được đăng nhiều trên các báo.
Căn cứ vào khảo chứng của các nhân sĩ trong giới sử học, vào thời Vương Hi Chi kể lại lúc đi chơi đất Hứa, Lạc ở miền Bắc vào khoảng năm 3000. Đó chính là lúc quân Hung Nô xâm lấn Trung Nguyên. Hứa Xương, Lạc Dương đều ở trong cảnh chiến loạn, người người lầm than. Bấy giờ nhân sĩ Trung nguyên phần nhiều rút xuống miền Nam để chạy loạn. Sao Vương Hi Chi có thể đem thân vào cơn phong ba bão táp, ung ung vượt sông lên miền Bắc, đi chơi Hứa Xương, Lạc Dương. Lại nữa, các nhà thư pháp có thể gac chuyện an nguy, không quan tâm mà còn bình tĩnh đợi Vương Hi Chi đến trao dồi thư pháp ư?
Khách quan mà phân tích thì chuyện đi chơi đất Hứa, đất Lạc ở miền Bắc của Vương Hi Chi khó mà xảy ra, dù ông mong gặp người tài như khát nước, nhưng thật là trái với lẽ thường!
Vương Hi Chi từ nhỏ theoVệ phu nhân luyện viết chữ, sau thâu thái, mở rộng sở trường của nhiều người, học qua nhiều thầy mà luyện thành tài năng cho mình, tinh anh phát tiết ra ngoài. Nghệ thuật thư pháp của ông đã vươn lên đỉnh cao trong lịch sử thư pháp Trung Quốc. Còn như bàn luận về việc xem ông có đi vào nơi đang xảy ra chiến tranh hay không – chẳng phải là điều quan trọng. _________________________ |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 7 trong tổng số 12 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... 6, 7, 8 ... 10, 11, 12 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |