Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn Tue 03 Nov 2009, 00:04 | |
| DANH SĨ KIM CỔ THẾ GIỚI
Tác giả: Nhất Như - Phạm Cao Hoàn.
MỤC LỤC
CÙNG BẠN ĐỌC 1. NGUỒN GỐC TẤU HÀI ? 2. CÂU ĐỐ HÀI KỊCH ? 3. HÀI KỊCH CÓ TỪ BAO GIỜ ? 4. ĐIỆU “NHỊ HOÀNG” GỐC Ở ĐÂU ? 5. VÌ SAO “LÊ VIÊN” GỌI LÀ HÍ KHÚC ? 6. NGUỒN GỐC TÔ KỊCH ? 7. NHÂN VẬT TÔ TAM CÓ THẬT KHÔNG ? 8. VỞ “HÁN CUNG THU” MUỐN NÓI GÌ ? 9. “MỤC DƯƠNG KÝ” CÓ PHẢI LÀ TÁC PHẨM CỦA MÃ CHÍ VIỄN HAY KHÔNG ? 10. BI KỊCH CỔ CÓ TỪ THỜI NÀO ? 11. TẠP KỊCH ĐỜI NGUYÊN VÌ SAO TIÊU VONG ? 12. HÍ KHÚC (Ca kịch vui) CỔ ĐẠI CÓ TỪ ĐỜI NÀO ? 13. NGUỒN GỐC ĐIỆU CAO ? 14. KỊCH BẢN “MINH PHƯỢNG KÝ” CỦA AI ? 15. “MẪU ĐƠN ĐÌNH” RA ĐỜI Ở ĐÂU ? 16. TÁC GIẢ “CA ĐẠI KHIẾU” LÀ AI ? 17. “HOÀNG MAI HÍ” RA ĐỜI THỜI NÀO ? Ở ĐÂU ? 18. “NGUYÊN KHÚC TỨ ĐẠI GIA” ? 19 . CÔN XOANG RA ĐỜI VÀO LÚC NÀO ? 20. “THIẾU NỮ LY HỒN” ? 21. DANH HỌA “PHÚ XUÂN SƠN CƯ ĐỒ” ? 22. “NGUYÊN TỨ GIA” LÀ AI ? 23. DANH HỌA “THANH MINH THƯỢNG HÀ ĐỒ” ? 24. HỘI HỌA TRUNG QUỐC ? 25. “QUẮC QUỐC PHU NHÂN DU XUÂN ĐỒ” ? 26. “NGŨ NGƯU ĐỒ” ? 27. AI LÀ TỔ SƯ TRANH MẶC TRÚC ? 28. “DƯƠNG CHÂU BÁT QUÁI” LÀ TÁM NGƯỜI NÀO ? 29. TÁC GIẢ “CỔ ĐẾ VƯƠNG ĐỒ” ? 30. TÀO THÁO “TRÓC ĐAO” ? 31. “TRÂM HOA SĨ NỮ ĐỒ” ? 32. ÂM GIAI NGŨ THANH ? 33. BÍCH HỌA “KHÁCH SỨ ĐỒ” ? 34. “KIM SƠN THẮNG TÍCH ĐỒ” ? 35. “ĐÔN HOÀNG KHÚC PHỔ” KỲ BÍ ? 36. ĐÀN CẦM CÓ VÀO THỜI NÀO ? 37. KHÚC NHẠC “QUẢNG LĂNG TÁN” ? 38. AI VIẾT KHÚC NHẠC “THẬP DIỆN MAI PHỤC” ? 39. VŨ KHÚC “NGHÊ THƯỜNG” LÀ GÌ ? 40. “DƯƠNG QUAN TAM ĐIỆP” ? 41 . GỐC “NHỊ HỒ” Ở ĐÂU ? 42. LAI LỊCH VỀ TRÚC ĐỊCH ? 43. CA XƯỚNG CÓ TỪ THỜI NÀO? 44. ÂM NHẠC CẢI CÁCH ĐỜI THƯỜNG ? 45. DỰC DƯƠNG XOANG GỐC Ở ĐÂU ? 46. “NHỊ TUYỀN ÁNH NGUYỆT” ? 47. VŨ ĐIỆU TRUNG QUỐC ? 48. ĐÀN TRANH LÀ CỦA MÔNG ĐIỀM CHĂNG ? 49. THƯ PHÁP LAN ĐÌNH TỰ ? 50. “NAN ĐẮC HỒ ĐỒ” ? 51. TIỂU TRIỆN CỦA LÝ TƯ CHĂNG ? 52. BIA VŨ BI DO AI KHẮC ? 53. BIA ĐÁ “XUẤT SƯ BIỂU” ? 54. NÉT CHỮ BÍ ẨN ? 55. CON DẤU CÓ VÀO THỜI NÀO ? 56. HANG KINH THẠCH THÁI SƠN ? 57. ĐẠI GIA THƯ PHÁP CÓ CHƠI DẠI KHÔNG ? 58. PICASSO MỘT ĐỜI TÀI HOA ? 59. NHẠC SƯ TCHAIKOVSKI CHẾT BỆNH ? 60. ĐẠO DIỄN WILLIAM TAYLER ? 61. THI HÀO BYRON PHIÊU BẠT THA HƯƠNG 62. CÁI CHẾT BÍ ẨN CỦA NỮ THẦN SẾCH XY ? 63. VAN GOGH TỰ SÁT VÌ ĐÂU ? 64. VỢ KỊCH SĨ MOLIÈRE ? 65. BẠN CÓ YÊU NHẠC BRAHMS ? 66. BẢN GIAO HƯỞNG TỬ VONG ? 67. “NGƯỜI YÊU VĨNH CỬU” CỦA BEETHOVEN ? 68. CÁI CHẾT CỦA ĐIỆN ẢNH GIA PAUL BOURNE ? 69. NHẠC SƯ HANDEL ? 70. CÁI CHẾT CỦA THIÊN TÀI ÂM NHẠC ? 71. NHẠC SĨ ĐỘC THÂN ? 72. CÁI CHẾT CỦA NỮ DANH CA ? 73. THẦN TƯỢNG ĐIỆN ẢNH VÀ BỆNH AIDS ? 74. BÊU XẤU HAY SỰ THỰC ? 75. ĐƯỜNG CÙNG CỦA MỘT MINH TINH ĐIỆN ẢNH ? 76. JOHN LENNON CÓ BỊ MƯU SÁT ? 77. “MẶT TRỜI CỦA TÔI” ? 78. NHẠC SĨ LASSUS ? 79. HAI THIÊN TÀI MỘT THỜI ĐẠI ? 80. “HOÀNG GIA RICHATD IV” ? 81. “NỤ CƯỜI NÀNG MONA LISA” 82. MAJA LÀ AI ? 83. “NÀNG KIỀU NỮ FORNARINA” ? 84. BỨC “TIN MỪNG” THẬT HAY GIẢ ? 85. TƯỢNG CỔ HY LẠP ? 86. “AJAX” NGƯỜI HÙNG HY LẠP ? 87. KIẾN TRÚC VÒM ? 88. “THẦN MẶT TRỜI” RHODES ? 89. TƯỢNG ĐÁ TRÊN “ĐẢO PÂQUES” ? 90. HỌA SĨ QUÁI KIỆT ? 91. CÂU ĐỐ VỀ “CÁI CHẾT CỦA MARAT” ? 92. “NGƯỜI ĐÀN BÀ LẠ MẶT” ? 93. HÌNH DẠNG TRÊN ĐẤT NOSCA ? 94. BÍCH HỌA Ở ĐIỆN HORAFSAR ? 95. TRANH ĐÁ CỔ Ở CHÂU PHI ? 96. “BÍCH HỌA SA MẠC” ? 97. “IVAN LÔI ĐẾ GIẾT CON” ? 98. MOZART VÀ “KHÚC OAN HỒN” ? 99. BẢN GIAO HƯỞNG SỐ MƯỜI ? 100. ĐẠO ISLAM CẤM VẼ NGƯỜI ?
_________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 20 Nov 2009, 01:22; sửa lần 1. |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: CÙNG BẠN ĐỌC Tue 03 Nov 2009, 00:04 | |
| CÙNG BẠN ĐỌC
Cuốn sách này tập hợp một trăm vấn đề nan giải, và đề ra các quan điểm “giải thích có lý do” theo tầm mức của những người có uy tín trong từng môn nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, sân khấu trên thế giới… một cách lý thú, vừa trao dồi thêm kiến thức, lại vừa học tập cách suy luận trái ngược! Nếu bạn có thể tự rút ra một quan điểm trung dung giữa các ý kiến đối lập thì vui biết bao ! Có nhiều câu đố nan giải giới thuật học “nghĩ nát óc” mà chưa ổn thỏa, bạn có thể đứng ra hoà giải, mở thêm ra quan điểm mới nào chăng? Trong sách còn nhiều tư liệu thú vị, có nhân vật đối đáp… hoặc đào sâu vấn đề, hay ít ra cũng mang lại sự bổ ích, thoải mái, vui vẻ cho độc giả…
Ban biên soạn _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 1. NGUỒN GỐC TẤU HÀI ? Tue 03 Nov 2009, 00:07 | |
| 1. NGUỒN GỐC TẤU HÀI ?
Tương thanh là một kiểu tấu hài của Trung Quốc, là hình thức nghệ thuật được mọi người yêu thích nhất. Nó là một nghệ thuật đấu khẩu, dường như cãi nhau nhưng lý lẽ thật khôi hài. Cái vui thích nó mang lại cho người ta thật là sảng khoái mà các hình thức nghệ thuật khác khó mà so sánh, rất nhiều người thích môn tấu hài này. Khi chúng ta bị tấu hài chọc cho cười ra nước mắt hoặc “cười đến vỡ bụng” vì không ai nhịn cười được! Có ai nghĩ đến nghệ thuật “cười” ra ấy đời như thế nào không ?
Nghệ thuật tấu hài ở Trung Quốc có thể nói là lịch sử lâu đời, những tư liệu để tra cứu quả thật không tìm ra! Nhiều học giả để tâm nghiên cứu, tìm tòi nguồn ngốc của nó đã bắt đầu hình thành nhận thức từng bước một : Một quan điểm cho rằng, tấu hài hiện giờ là do “Tham quân hí” đời Đường mà phát huy ra. “Tham quân hí” do hai người biễu diễn, một người gọi là “tham quân” trong vai ngu si; một người là “thương cốt” (một loại chim cổ màu xanh) trong vai phản ứng nhanh nhạy. Hai người biểu diễn, một tung một hứng gây cười, một trang nghiêm, một khôi hài thật là thú vị. Có người nói tấu hài ở triều đại Khang Hy là hình thái đầu tiên của tấu hài bây giờ. “Khôi hài” thời đó, kỳ thực là khẩu kỹ (võ miệng). Khi biễu diễn một người hoặc nhiều người có thể dùng tiếng chó, gà, ếch nhái kêu réo làm mọi người phục lăn và vui cười thoả thích. Cũng có người nói, tấu hài ban đầu kỳ thực là chỉ vè “tướng mạo”, “nghĩa lý” của “âm thanh”. Dựa theo tên mà định nghĩa, là tướng mạo và âm thanh kết hợp làm một, dùng âm thanh và tình cảm để thố lộ, dùng cử chỉ và giọng điệu đả kích những cái “dởm đời” dùng trào lộng và khôi hài khiến mọi người vui thích, quên “nỗi sầu đời”. Nguồn gốc của tấu hài còn nhiều cách nhìn khác, tất cả đều vào sự phân tích chủ quan, rất khó kết luận. Việc sau này có thể thống nhất cách nhìn hay không còn “hạ hồi phân giải”, ta phải tạm gác lại… _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 2. CÂU ĐỐ HÀI KỊCH ? Tue 03 Nov 2009, 00:09 | |
| 2. CÂU ĐỐ HÀI KỊCH ?
Những tên gọi như' “SINH” “ĐÁN” “TỊNH” “MẠT” “SỬU” có nghĩa gì ? Trong hài kịch truyền thống Trung Quốc, căn cứ vào loại hình nhân vật đóng, ta chia diễn diên vào các vai “Sinh” (kép)”, “Đán” (đào), “Tịnh” (gan dạ, dữ tợn), “mạt” (vai đệm), “Sửu” (vai hề) v.v… Những vai ấy tại sao gọi như thế? Chúng có ý nghĩa gì? Về câu hỏi đó một số danh nhân hài kịch đời Minh đã từng thảo luận sôi nổi, tốn nhiều thời giờ, bút mực… Nhà hài kịch Chu Quyền trong Thái hòa chính âm phổ đã giải thích như : Cô gái múa hát trên sân khấu gọi là “đán”. Chữ đán có bộ khuyển là con cái loài vượn … mà gọi “đán”, là sai. Chu Kỳ đời Minh trong Kịch thuyết cho rằng: không chỉ “đán” là vượn cái, các vai khác cũng đều là thú vật. Như “sinh” là “tinh” (chữ Sinh có bộ khuyển) tức là đười ươi. “Tịnh” là “ninh” (chữ ninh có bộ khuyển) là con báo, một sừng năm đuôi, lại có người nói là giống như con cáo có cánh. “Sửu” là “nứu” (chữ sữu có bộ khuyển) như chó, tính kiêu. “Gọi người đóng trò giống như bốn loài giống kia!” Nhưng Từ Vị người nghiên cứu sâu về hài kịch trong Nam từ tự lục, nói: “Sinh là tên gọi người nam, trong kịch sử sân khấu có Đổng sinh, Lỗ sinh. Diễn viên nữ đời Tống ra sân khấu, đều bỏ nhạc khí vào giỏ, gánh (chữ đảm ghép với chữ đán với bộ thủ) ra, gọi là hoa đán, nay ở Thiểm Tây vẫn còn gọi như vậy, sau bớt chữ đi gọi là “đán”. Sửu thì lấy mực bôi mặt, hình dung xấu xí (sửu) nay bớt chữ đi gọi là sửu. “Tịnh”, chữ này không thể giải nghĩa, ý tôi đó là hai chữ “tham quân” đời xưa hợp lại rồi viết sai đi. Mạt là vai không quan trọng của vài diễn viên phụ, cho nên ở vào vị trí cuối cùng là “mạt hạng”. Quan điểm của Từ Vị được nhiều nhà nghiên cứu đời sau tán đồng, đương nhiên cũng có người bác bỏ, không biết câu đố về tên các vai đến bao giờ mới được làm sáng tỏ! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 3. HÀI KỊCH CÓ TỪ BAO GIỜ ? Tue 03 Nov 2009, 00:13 | |
| 3. HÀI KỊCH CÓ TỪ BAO GIỜ ?
Trong đời sống thường có vui buồn, khóc cười hỉ nộ ai lạc, trong hài khúc đương nhiên cũng hình thành bi kịch, hài kịch, chính kịch…. Hài kịch Trung Quốc, có người bàn nó có từ thời thượng cổ. Người nêu quan điểm này cho rằng, khi người ta vui mừng thắng lợi, hoặc đuổi quỷ trừ tà, do một vai khoác da gấu, một tay cầm mộc, một tay múa giáo, những người còn lại hoặc đóng vai mười một ác thần, hoặc vai anh hùng đuổi quỷ. Có nghi thức reo hò, nhảy nhót, hát lớn tế ca, được gọi là “Na tế” (lễ tống tiễn quan ôn). Thứ “Na tế” này cũng được coi là mầm sống của hài kịch trung quốc. Có người cho rằng, hài kịch là từ “bài ưu” vào thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, lại biến dẫn cho đến nay. Cái gọi là “bài ưu”, là chỉ những diễn viên biểu diễn hoạt kê, chuyên mua vui cho quốc vương quí tộc. Theo “Sử ký, Hoạt kê liệt truyện” ghi chép, “Ưu Mạnh y quan” là giai đoạn đầu của hài kịch Trung Quốc. Nhưng một số học giả chuyên nghiệp, cho rằng sự xuất hiện sớm nhất của hài kịch Trung Quốc bắt đầu thời Tống – Nguyên, từ thế kỷ 17 đến 14. Căn cứ chính của quan điểm này là, “bài ưu” trước công nguyên và “na tế” có từ thời thượng cổ, bất luận là nội dung hay hình thức, đều không được là hài kịch, mà chỉ có đến thời kỳ Tống – Nguyên. Hiện tượng hài kịch mới được coi là dùng hình thức hài kịch mô tả đời sống, hình thức biểu diễn ngụ ý trang nghiêm trong hài, mới là hài kịch đích thực. Hài kịch thời Tống – Nguyên tương đối nhiều, trong đó không thiếu tiết mục ưu tú. Thí dụ như U khuê ký, Ngọc trâm ký, Cứu phong trần v.v… đều dùng cách biểu diễn trào lộng, khôi hài, châm biếm đã kích mạnh mẽ bọn xấu xa hèn hạ, dùng thủ pháp pha trương, tô điểm, khen ngợi và ca ngợi nhân vật chính diện. Rất nhiều vở hài kịch còn hình thành một kiểu biểu diễn cố định, cái đó có thể là đặc trưng của hài kịch chăng ? Thế thì, hài kịch thực ra, xuất hiện từ bao giờ ? Cho đến nay, vẫn chưa có giả thiết ổn thoả ! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 4. ĐIỆU “NHỊ HOÀNG” GỐC Ở ĐÂU ? Tue 03 Nov 2009, 00:16 | |
| 4. ĐIỆU “NHỊ HOÀNG” GỐC Ở ĐÂU ?
Trong các vở “Kinh kịch”, có một điệu chính được gọi là “Nhị hoàng”. Đó là điều mà những người yêu thích Kinh kịch đều biết rõ. Còn như điệu “Nhị hoàng”, tên gọi chính xác và nguồn gốc của nó thế nào, trước sau vẫn là nghi vấn trong việc nghiên cứu điệu hát hài khúc, đã được tranh luận không ngớt. Một số chuyên gia hài khúc thời trước ở Trung Quốc, phần lớn đều cho rằng điệu “Nhị hoàng” bắt đầu ở Hoàng Lăng, Hoàng Cương Hồ Bắc, là điệu hát từ địa danh biến hoá ra. Nhưng Phạm Tử Đông trong cuốn Nhạc học thông luận của ông, lại cho rằng: “Nhị hoàng” bắt nguồn từ Thiểm Tây, với âm nhạc Lê viên đời Đường không phải không có quan hệ. Trong sách viết, âm nhạc Lê viên có hai giọng hát chính, một loại khảng khái hùng hồn, một loại uyển chuyển du dương. Cái trước gốc từ Tần xoang, cái sau từ một người tên Hoàng Phan Xước, và gồm thâu cả âm nhạc Đạo gia thổ “Hoàng quan” (mũ vàng), cho nên gọi là “Nhị hoàng”.
Lại có một quan điểm khác nữa…
Theo Mã Ngạn Tường khảo chứng, từ năm 1970 về trước, Bắc kinh đã có Kinh xoang và Tây Tần xoang thịnh hành. Sau đó “Huy ban” (ban hát ở An Huy) vào kinh, muốn phân biệt với Kinh xoang, Tần xoang, cho nên đem bộ phận đặc sắc nhất trong điệu Huy, gọi là “Nhị hoàng”. Còn như lấy tên “Nhị hoàng” là trong số nhạc khí diễn tấu, hải địch (sáo biển) và tiêu nột (còi) đều có hai cái lưỡi gà (hoàng). Diễn Thành Hồ cầm thác xoang, là việc từ đó đến sau … Cũng có người nêu ra cách nhìn không hoàn toàn giống với quan điểm Mã Ngạn Tường, bởi vì từ kịch thoại của Lý Điều Nguyên khắc in từ năm Càn Long thứ 49 (1784) đã ghi chép rõ ràng : “Hồ cầm xoang khởi từ Giang tả (mé tả sông Trường Giang), đời nay âm điệu ấy thịnh hành, chuyên lấy Hồ cầm làm tiết tấu… lại có tên là Nhị hoàng xoang”. Giang tả tức là tỉnh Quảng Tây hiện nay. Nhưng, cái đó vẫn không vạch rõ ra được vì sao có cái tên gọi “Nhị hoàng”? Như vậy, tuy các nhà bình luận đều có lý lẽ, nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục mọi người. Thân thế của “Nhị hoàng” vẫn còn được nghiên cứu để làm sáng tỏ…!
Phụ lục : Điệu Nhị Hoàng Trích Cải lương hồ quảng - Vũ Linh & Ngọc Huyền
_________________________
Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 06 Nov 2009, 02:53; sửa lần 1. |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 5. VÌ SAO “LÊ VIÊN” GỌI LÀ HÍ KHÚC ? Tue 03 Nov 2009, 00:23 | |
| 5. VÌ SAO “LÊ VIÊN” GỌI LÀ HÍ KHÚC ?
Từ sau thời Sơ Đường, “Lê viên” đã kết mối duyên gắn bó với nghệ thuật hí khúc Trung Quốc, người ta gọi nó là ban hát mà kịch đoàn là “Lê viên”, gọi diễn viên là “Lê viên đệ tử” (con em vườn lê); những gia đình đời đời theo đuổi nghệ thuật hí khúc là “Lê viên thế gia”; gọi giới hí khúc là “Lê viên giới”. “Lê viên” và “Hí uyển” xét về chủ nghĩa thì không liên can với nhau, vậy chúng có tương quan với nhau thế nào? Trước nay đã có nhiều thuyết… Thông thường người ta cho rằng, “Lê viên” là một địa danh ở Trường An đời Đường, sau vì Đường Huyền Tông dạy diễn xuất cho nghệ nhân ở đó, liên kết nó với nghệ thuật hí khúc, thành một tên gọi của ban hát. Quan điểm này có sử liệu chứng minh rõ ràng. Bộ “Cựu Đường thư –Trung Tông bản kỷ” có nhắc đến, trong hoàng cung có một “Lê viên”, có quảng trường có thể bơi qua sông, đá cầu… “Cựu Đường thư – Huyền Tông bản kỷ” chép: Huyền Tông rảnh việc nước đã dạy con em nhạc công Thái thường diễn tri, sáo đàn đệm theo gọi là Hoàng đế đệ tử, lại gọi là Lê viên đệ tử. Đặt ở trong viện thuộc Lê viên, gần cấm uyển. Một thuyết khác trình bày về mối quan hệ giữa “Lê viên” và Hí uyển. Có ghi trong “Ngô quân Lảo Lang miếu chi ký” của Tôn Tinh Diễn, nhà kinh tế đời Thanh : “Tương truyền đời Đường Huyền Tông, con của Cảnh Lệnh Công là Quang, giỏi múa điệu “Nghê thường vũ khúc”, được vua cho giữ họ Lý, nuôi ở trong cung, để dạy cho con em. Quang tính thích lê, cho nên trồng lê khắp nơi, nhân đó gọi là “Lê viên”. Đời sau tôn là tổ sư của giới học nhạc. Những thuyết kể trên, cái nào đúng cái nào sai, còn chờ một bước thăm dò nghiên cứu có chứng cứ. _________________________ |
| | | quehuong
Tổng số bài gửi : 3106 Registration date : 24/08/2009
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn Tue 03 Nov 2009, 04:18 | |
| Quyển sách này hay quá hả Shiroi, tập hợp rất nhiều điều hay . Đăng tiếp nhen Shiroi . |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn Tue 03 Nov 2009, 23:38 | |
| - quehuong đã viết:
- Quyển sách này hay quá hả Shiroi, tập hợp rất nhiều điều hay . Đăng tiếp nhen Shiroi .
dạ tiếp nè bát tỷ. Cám ơn bát tỷ ghé đọc, Shiroi sẽ đăng từ từ hết quyển sách _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 6. NGUỒN GỐC TÔ KỊCH ? Tue 03 Nov 2009, 23:40 | |
| 6. NGUỒN GỐC TÔ KỊCH ?
Tô kịch là một thứ âm nhạc thuyết xướng (hát xen nói như cải lương ở Việt Nam) lưu truyền trong dân gian Tô kịch thời kỳ đầu gọi là “Than hoàng”. Tô kịch có từ lúc nào? Đối với vấn đề này, mỗi người nói một khác. Có người nói Tô kịch xuất hiện vào thời Văn Thiện Tướng cuối triều Tống. Thời đó đã có Than hoàng Hàng Châu lưu hành ở Giang Chiết. Sau đó, khu vực đó nối nhau xuất hiện phong trào say mê Than Hoàng, mà tên cũng phân biệt theo khu vực, gọi là Than hoàng Ninh Ba,Than hoàng Vô Tích, Than hoàng Phố Đông v.v … bộ môn “hát nói” Than hoàng này, là nét ban đầu của Tô kịch. Có người cho rằng Tô kịch bắt đầu có từ niên hiệu Càn Long, cái đó có khoảng cách với đời Tống rất xa. Thời Càn Long, có Càn Long thọ khúc, Nghê thường tục phổ v.v… đã phổ biến từ điệu Than Hoàng. Sau đó một số lớn vở Than Hoàng như suyết bạch cừu, văn tinh bản truyền kỳ đã từng nổi tiếng ở Giang Chiết. Nhưng có một số người lại cho rằng, Tô kịch không nảy sinh vào đời Tống, cũng không vào niên hiệu Càn Long cách nay 150 năm. Học giả thời truớc là Từ Phó Lâm trong một cuốn chuyên luận của ông về Than Hoàng nói : “Thời kỳ toàn thịnh của triều Thanh rất thịnh hành Côn hí, không biết hoàng đế nào chết, mà trong thời kỳ quốc tang ba năm, giới hí khúc bị cấm đánh thanh la. Do đó, ở Tô Châu quê hương của Côn hí có một người họ Tiền nghĩ ra biện pháp đem côn khúc bỏ thanh la, trống và sáo, mà toàn dùng đàn dây để hoà với giọng hát, đem Côn khúc đổi thành cách hát đơn giản mà gọi là Than Hoàng.” Vị nhân sĩ họ Tiền này, có người nói ông là nghệ nhân Tiền Khôn Nguyên, cũng có người nói là cống sĩ Tiền Minh Thụ, là ai thì không ai chịu giả thiết của ai ! Còn Tô kịch có bắt đầu vào lúc nào ? Điều đó vẫn còn là một ẩn số! _________________________ |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 12 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... 10, 11, 12 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |