Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 7. NHÂN VẬT TÔ TAM CÓ THẬT KHÔNG ? Tue 03 Nov 2009, 23:44 | |
| 7. NHÂN VẬT TÔ TAM CÓ THẬT KHÔNG ?
Tô Tam nói ở đây là vai nữ phạm nhân bị xét xử trong vở Kinh kịch Ngọc Đường Xuân. Về nữ phạm Tô Tam, sở dĩ mọi nhà đều biết từ xưa đến nay, nghe người ta nói là có liên quan đến việc có người thật, việc thật. Sau mười năm loạn lạc không lâu, có tin từ Sơn Tây nói là huyện Hồng Đồng đã tu bổ lại nhà giam Hổ Đầu năm xưa đây là nhà lao từng giam cầm Tô Tam, đã thành nơi người du lịch, tham quan đến xem. Học giả Vương Diệu Linh trong cuốn Lịch sử đại vũ đài của ông kể: “Có người tìm ra Vương Tam công tử (là Vương Kim Long) và Ngọc Đường Xuân là người có thật. Lại có người còn được xem bản án của Ngọc Đường Xuân ở huyện Hồng Đồng, tỉnh Sơn Tây. Trước mười năm loạn lạc, Tỉnh uỷ Sơn Tây Đảng Cộng sản Trung Quốc từng được cấp trên chỉ thị tìm kiếm bản án của Tô Tam. Theo người giữ quán văn sử tỉnh Sơn Tây, Thượng Đức nhớ lại thì ông từng đem việc này hỏi nhân viên quản lý hồ sơ bản án, người này nói trong kho hồ sơ nha huyện Hồng Đồng, không có bản án của Tô Tam. Kho hồ sơ bản án đời Minh không có bản án của Tô Tam, nên cũng không thể đoán chắc có người ấy hay không, vì lịch sử lâu đời qua nhiều năm chiến loạn, có nhiều bản án thất lạc. Những “Hồng Đồng huyện chí” ghi chép lịch sử; cũng không có bất kỳ ghi chép nào về vụ án Tô Tam và cũng không có chữ nào nhắc đến bản án đó. Điều đó không thể không khiến người ta nghi ngờ nhân vật Tô Tam là do người viết kịch dựng lên… Căn cứ vào sử liệu ghi chép thì giữa triều đình nhà Minh, đã từng có vụ án rất giống với chuyện Tô Tam trong vở Ngọc Đường Xuân, mà họ tên nhân vật trong đó không giống nhau. Ngọc Đường Xuân có phải là do đó diễn biến mà ra hay không? Những chuyện được mọi người thích thú trong truyền thuyết dân gian, hoặc trong sáng tác văn học được đời lưu truyền mà tồn tại lâu dài xem ra không mấy quan hệ với việc có người thật việc thật hay không? Bởi nữ phạm nhân Tô Tam được truyền tụng rộng rãi Tô Tam có đúng là người như vậy hay không, đến nay vẫn chưa sáng tỏ. _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 8. VỞ “HÁN CUNG THU” MUỐN NÓI GÌ ? Tue 03 Nov 2009, 23:48 | |
| 8. VỞ “HÁN CUNG THU” MUỐN NÓI GÌ ?
Vở kịch “Hán cung thu” là một tác phẩm hàng đầu trong số Cống Hồ được người đời yêu thích, thương cảm. Chiêu Quân ra quan ải, lấy người Hung Nô, có thể gọi là một hành động hy sinh cao cả trong lịch sử Trung Quốc. Văn sĩ đời Nguyên, Mã Chí Viễn dùng hí kịch “Hán cung thu” để dựng lại giai đoạn lịch sử đặc biệt đó. Như vậy chủ đề trong “Hán cung thu” phản ánh tư tưởng gì? Những người từng xem vở này phần lớn đều có cách nhìn của mình. Có người nói “Hán cung thu” nhằm mô tả câu chuyện tình giữa Hán Nguyên đế và mỹ nhân Vương Chiêu Quân. Hán Nguyên đế và Vương Chiêu Quân yêu nhau, có thể thấy “Hán cung thu” mang biết bao ý tình sâu đậm? Có nhà bình luận nói rằng : “Hán cung thu” không tả nhiều về cái tình của Hán Nguyên đế và Vương Chiêu Quân, mà nhằm đề cao việc Chiêu Quân đứng ra, đem tấm thân yếu đuối chống trời, dùng sắc đẹp nghiêng thành ra để cứu nước, hết sức ca ngợi nàng cứu dân trong cơn nguy biến, đặc biệt mô tả rất kỹ về việc Chiêu Quân quên mình vì nước. Nhìn từ điểm đó thì vở “Hán cung thu” diễn đạt rất công phu nêu gương hy sinh cao cả của mỹ nhân. Cũng có người cho rằng cái mà “Hán cung thu” diễn đạt, là sự mâu thuẫn nội bộ của tập đoàn thống trị và xung đột của hai dân tộc Hồ Hán (Hung Nô). Thời Hung Nô xâm lấn Trung Hoa, là lúc trong cung điện nhà Hán sống dâm loạn, thế nước suy đồi, “Hán cung thu” đánh trúng vào thói tệ thời đó.Vậy người dựng vở “Hán cung thu” nhấn mạnh vào điểm nào? Có lẽ là tất cả những gì chúng ta đã xem qua… Văn chương thi phú kịch nghệ đều gặp nhau ở tưởng xây dựng xã hội lành mạnh, tẩy chay những gì chống lại tình nước, lòng dân! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 9. “MỤC DƯƠNG KÝ” CÓ PHẢI LÀ TÁC PHẨM CỦA MÃ CHÍ VIỄN HAY KHÔNG ? Tue 03 Nov 2009, 23:51 | |
| 9. “MỤC DƯƠNG KÝ” CÓ PHẢI LÀ TÁC PHẨM CỦA MÃ CHÍ VIỄN HAY KHÔNG ?
Mã Chí Viễn là tác gia tạp kịch xuất sắc, là nhà soạn tán khúc tự thành một phái… rất nổi tiếng đầu đời Nguyên. Tiểu lệnh “Thu tứ” trong “Việt điệu –Thiên tranh sa” của ông được khen gợi là “Tổ của tứ thu”; tạp kịch “Hán cung thu” được coi là bi kịch cổ điển ưu tú nhưng mối quan hệ với Nam hí (tuồng Nam) đến nay vẫn chưa làm rõ đựơc. Nam hí “Mục Dương Ký” (Chuyện chăn dê) có phải là tác phẩm của Mã Chí Viễn hay không đến nay vẫn là một lời hỏi chưa có lời giải đáp. “Mục dương ký” lấy đề tài từ Sử ký –Tô Vũ truyện : Vở tuồng này kể chuyện Tô Vũ người thời Tây Hán phụng mệnh đến Hung Nô bị bắt, sau bị dời đến Bắc hải (nay là hồ Bai – Can) chăn dê. Ca tụng Tô Vũ bất chấp sự uy hiếp dụ dỗ của quí tộc Hung Nô, khát uống tuyết, đói nuốt nệm lông, mười chín năm giữ bền cờ tiết nhà Hán không thay đổi tinh thần bất khuất. Đối với Lý Lăng bất đắc dĩ phải đầu hàng, vừa phê phán vừa thương xót, cái đó có chỗ gần gũi với tình cảm dân tộc biểu lộ ra trong “Hán cung thu”. Nhà lý luận hí khúc cuối đời Minh Lã Thiên Thành trong Khúc lã nói: Mã Chí Viễn có kịch bản “Mục Dương Ký”. Từ cú của kịch bản cổ kính chất phác khiến người thích thú, nhớ đến khí tiết của Tô Tử Khanh (Tô Vũ). Ban hát diễn vở tuồng này, tính sân khấu rất mạnh. Đến đời Thanh, những cuốn như “Cổ nhân truyền kỳ tổng mục”, “Truyền ký hối khảo tiêu mục” v.v… đều qui “Mục Dương Ký” vào dưới tên Mã Chí Viễn. Trương Đại Phục trong “Hàn sơn đường tân đính cửu cung thập tam nhiếp Nam khúc phổ” nói, không những “Mục Dương Ký” là tác phẩm của Mã Chí Viễn ngay cả “Phong Lưu Lý Miễn tam phu tâm ký” và “Tiêu Thục Trân tế phần trùng hội nhân duyên ký” cũng là Mã Chí Viễn hợp tác với người khác hoàn thành. Nhưng nhà văn học đời Minh Từ Vị, trong “Nam từ tự lục”, đem “Mục Dương Ký” quy vào “vở cũ đời Tống Nguyên”, không nêu rõ tác giả chứng tỏ Từ Vị giữ thái độ hoài nghi hoặc phủ định đối với thuyết đó. Học trò của Từ Vị, Vương Ký Đức trong Khúc tuyến trực tiếp chỉ ra: “Mục Dương Ký” quê kệch dung tục, quyết không phải là một tác gia tạp kịch nổi tiếng nào đó viết. Điều đáng chú ý hơn cả là thuyết về “Mục Dương Ký” xuất từ thủ bút của Mã Chí Viễn, hơn hai trăm năm sau khi Mã Chí Viễn chết mới xuất hiện. _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 10. BI KỊCH CỔ CÓ TỪ THỜI NÀO ? Tue 03 Nov 2009, 23:54 | |
| 10. BI KỊCH CỔ CÓ TỪ THỜI NÀO ?
Nói đến bi kịch cổ điển Trung Quốc, làm ta nhớ ngay đến vở “Đậu Nga oan” ở đời Nguyên. Vở kịch đã vạch trần hành vi tội ác của giai cấp thống trị áp bức nhân dân, đã kích nền chính trị thoái nát của xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch điển hình xuất sắc thâm trầm nhất trong lịch sử hí khúc Trung Quốc Vở “Đậu Nga oan” bảy tám trăm năm xưa, chắc chắn là vở bi kịch cổ điển tương đối sớm. Nhưng nếu bảo bi kịch cổ điển bắt đầu từ vở “Đậu Nga oan” thì có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có học giả cho rằng, vào thế kỷ thứ 12, theo với hí kịch chính thức hình thành trên cơ sở Nam hí, tạp kịch Bắc thì bi kịch cổ điển liền theo đó mà nảy sinh. Trong một số hí kịch nổi tiếng đương thời nhụ vở “Vương Khôi”, Quế Anh chết cũng không loại bỏ ý định trừng phạt kẽ phụ bạc Vương Khôi ; trong “Bạch thỏ ký”, Lý Tam Nương rơi lệ tố cáo anh và chị dâu, “Triệu Trinh Nữ” đã kích bọn văn nhân vô ơn bạc nghĩa là những vở có sắc thái bi kịch sâu đậm. Có chuyên gia học giả đề ra, bi kịch cổ điển Trung Quốc bắt nguồn từ cuối thế kỷ thứ 6, sang đầu thế kỷ thứ 7. Lúc bấy giờ, phía Bắc Trung Quốc, lưu hành nội bộ ca vũ kịch có qui mô lớn “Đạp dao nương”. Bộ ca vũ kịch này ai oán như khóc như than, lời ca của nó bi hùng rắn rỏi, từ hình thức đến nội dung đều phù hợp với yếu tố bi kịch cần có. Bởi vậy có người coi “Đạp dao nương” là hình thái mở đầu bi kịch cổ điển Trung Quốc. Nhưng có học giả cho rằng bi kịch cổ điển Trung Quốc bắt đầu từ ca vũ kịch, mở đầu là “Cửu Ca”. Không ai nghi ngờ sức truyền cảm nghệ thuật của bộ ca vũ kịch “Cửu Ca”, nó toát ra tình cảm bi tráng khiến người xem khó mà quên được. Nhưng đó là đúng là khởi đầu bi kịch cổ điển Trung Quốc không? Đối với vấn đề này, các chuyên gia uy tín trong giới học thuật Trung Quốc còn đang thăm dò, tìm hiểu. _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 11. TẠP KỊCH ĐỜI NGUYÊN VÌ SAO TIÊU VONG ? Thu 05 Nov 2009, 00:17 | |
| 11. TẠP KỊCH ĐỜI NGUYÊN VÌ SAO TIÊU VONG ?
Tạp kịch đời Nguyên là một môn nghệ thuật hí khúc phát triển trên cơ sở tạp kịch đời Tống và viện bản đời kim. Tạp kịch nguyên theo dòng lịch sử cũng đã từng có một thuở huy hoàng. Nó cùng thơ Đường, từ Tống, tiểu thuyết Minh Thanh, chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sử văn học nghệ thuật Trung Quốc. Nhưng thơ Đường, từ Tống, tiểu thuyết Minh Thanh, dùng sức sống bất hủ của nó lưu truyền đến nay cùng làm tăng màu sắc cho nền văn học nghệ thuật đương đại. Nhưng đáng tiết là, chỉ riêng tạp kịch đời nguyên giữa đường, đã chết non im tiếng. Vì sao Tạp kịch đời Nguyên sớm suy tàn? Có người cho rằng kinh tế xã hội cuối đời Nguyên suy sụp nghiêm trọng chính là nguyên nhân dẫn đến mai một của nó. Giống như sự hưng thịnh ban đầu của tạp kịch, nó hình thành trong nền phát triển kinh tế phồn vinh đời Nguyên. Theo đà phát triển xã hội đã kích thích nhu cầu nghệ thuật hí khúc của giới quí tộc, nhất là bình dân. Cái đó khiến tạp kịch Nguyên có cơ sở rộng rãi. Khi triều đại Nguyên suy sụp nghiêm trọng, giới quí tộc thu thế nặng bóc lột vơ vét tàn bạo, lại thêm sự đói rét mất mùa, thiên tai nhân họa cùng ập đến, nên tạp kịch cũng theo đó mà tàn lụi. Có học giả chỉ ra, sự suy vong của tạp kịch, là vì khuynh hướng sáng tác ngược dòng xã hội mà tự chuốc lấy hậu quả tệ hại. Đời Nguyên từng có bài văn “Tống Tống thị tự” nhằm khen tạp kịch Nguyên có nội dung sáng tác rộng rãi, đề tài đa dạng mà: “Trên là sự hay dở của vua tôi, dưới là sự phân ly của cha con, anh em, vợ chồng, bè bạn, nơi thành thị thôn quê… không một sự việc nào không thể hiện được cái tình, không tả hết được dáng vẻ”. Chính bởi trăm họ cũng được ca tụng trong tạp kịch, nên nó càng đi vào lòng người. Nhưng thời kỳ sau nó lại vứt bỏ dân chúng mà chỉ nhằm vào ẩn sĩ , kỹ nữ, thần tiên và một mực ca tụng công đức của vua quan phong kiến. Vì thế tạp kịch đã tách rời quần chúng nên cũng mất hết sự ủng hộ của quần chúng, và không còn cách nào tồn tại với thời gian. Cũng có chuyên gia, học giả vạch ra sự suy sụp của tạp kịch Nguyên, cho rằng, nó không phải không liên quan với những tệ nạn về thế chế âm nhạc, kết cấu kịch bản, hình thức biểu diễn của nó. Vậy cái gì mới thực là nguyên nhân số một ? Hoặc nói gộp luôn cả các nguyên nhân kể trên? _________________________ |
| | | quehuong
Tổng số bài gửi : 3106 Registration date : 24/08/2009
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn Thu 05 Nov 2009, 00:20 | |
| - Ý Nhi đã viết:
- 7. NHÂN VẬT TÔ TAM CÓ THẬT KHÔNG ?
Tô Tam nói ở đây là vai nữ phạm nhân bị xét xử trong vở Kinh kịch Ngọc Đường Xuân. .................................
Bởi nữ phạm nhân Tô Tam được truyền tụng rộng rãi Tô Tam có đúng là người như vậy hay không, đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Tô Tam tại sao bị đem ra xét xử, và nội dung vở Kinh kịch Ngọc Đường Xuân như thế nào hả Shiroi ? Trong đoạn trên không thấy đề cập đến . Có đoạn nào nói đến vở kịch, Shiroi đưa lên cho qh hiểu thêm chút nữa được không ? Ấm ức quá |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn Thu 05 Nov 2009, 00:29 | |
| Câu chuyện đại khái là như vầy nè Bát Tỷ
Thời nhà Minh, nàng danh kỹ Ngọc Đường Xuân Tô Tam quen biết công tử của Sử Bộ Thượng thư là Vương Kim Long, hai người nguyện sẽ kết tóc se duyên. Vương ở lại kỹ viện đến khi hết tiền bị tú bà đuổi đi, lang thang đầu đường xó chợ, náu thân tại Quan Vương Miếu. Tô Tam biết tin, vượt ngàn dặm tìm đến tặng ngân lượng cho Vương làm lộ phí về quê tận Nam Kinh. Sau khi Vương đi, Tô Tam từ chối tiếp khách, nàng bị bán cho phú hộ tỉnh Sơn Tây là Thẩm Yến Lâm làm thiếp. Vợ Thẩm là Bì Thị Tố tư thông với Triệu Giám Sinh bỏ độc giết chết Thẩm và vu khống Tố Tam chính là hung thủ. Huyện lệnh Hồng Động nhận hối lộ bèn khép Tố Tam vào tội chết. Vương Kim Long lúc bấy giờ nhận chức tuần án Sơn Tây, điều tra lại vụ án. Cuối cùng cũng có thể giúp Tố Tam minh oan, đoàn tụ sau bao ngày xa cách. _________________________ |
| | | quehuong
Tổng số bài gửi : 3106 Registration date : 24/08/2009
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn Thu 05 Nov 2009, 00:47 | |
| À ...thì ra một câu chuyện ...như mọi câu chuyện, sóng gió ban đầu rồi kết thúc cũng có hậu hén Shiroi . Người hiền gặp lành ... |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 12. HÍ KHÚC (Ca kịch vui) CỔ ĐẠI CÓ TỪ ĐỜI NÀO ? Thu 05 Nov 2009, 02:46 | |
| 12. HÍ KHÚC (Ca kịch vui) CỔ ĐẠI CÓ TỪ ĐỜI NÀO ?
Vào khoảng thế kỷ 12, 13 Trung Quốc đã xuất hiện hai loại hí khúc là: Nam hí và Bắc (tạp) kịch. Thông thường người ta cho rằng hai loại đó là hình thức hí khúc cổ đại Trung Quốc. Muốn biết rõ Nam hí và Bắc (tạp) kịch hình thành vào đời nào, giới học thuật ở Trung Quốc có cách nhìn không giống nhau từ xưa đến nay. Khoảng giữa triều Minh, Chúc Doãn Minh đề xuất: “Nam hí ra đời sau niên hiệu Tuyên Hoà (1119-1125) vào lúc nhà Tống chạy xuống miền Nam” . Có người ở thời Gia Tĩnh triều Minh là Từ Vị, cho rằng: “Nam hí bắt đầu từ triều Tống Quang Tông” (1188-1194). Thuyết sau so với thuyết trước cách nhau gần một trăm năm. Từ Vị tuy nói: “Nam hí bắt đầu từ triều Tống Quang Tông”, đồng thời ông còn nói thêm: “Hoặc ra đời khoảng niên hiệu Tuyên Hoà thịnh hành từ khi chuyển xuống miền nam”. Có thể thấy Từ Vị đầu đuôi không ăn khớp. Nhưng Tiền Nam Dương trong bài “Hí văn khái luận” của ông lại có cái nhìn khác. Ông cho rằng, Nam hí vào triều Tống Quang Tông đã có vở hí khúc hoàn chỉnh như “Vương Khôi” v.v… xuất hiện, thời gian hình thành của nó phải có trước niên hiệu Tuyên hào. Sau đó có người tổng hợp quan điểm của các nhà bình luận, cho rằng Nam hí ra đời vào cuối triều Nam Tống. Về thời gian hình thành Bắc (tạp) kịch, cũng có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng, Bắc kịch có từ đầu đời Nguyên. Cố Triệu Luân trong cuốn “Nguyên đại tạp kịch”, đã trình bày: hai đời Tống Kim tuy đã có tạp kịch xuất hiện, nhưng nó vẫn chưa được coi là hài kịch thần tuý, chỉ đến đầu đời Nguyên, nó mới thật sự hình thành. Một số người khác lại cho rằng có lẽ vào cuối đời Kim đã xuất hiện tạp kịch dù đến đời Nguyên mới hoàn toàn chín mùi, nhưng cũng không vì thế mà nhận định theo Quan Hán Khanh: “là mở đầu của tạp kịch”. Bởi khi kịch bản của Hán Khanh thành thục, nó đã là thời kỳ cao điểm của tạp kịch Nguyên. Vì lịch sử rất hiếm tư liệu ghi chép về hí khúc, cho nên đối với thời gian hình thành hí khúc cổ đại Trung Quốc, mỗi người vẫn giữ ý kiến của mình… Còn lúc nào có thể có quả quyết, đó lại là sự việc sau này! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 13. NGUỒN GỐC ĐIỆU CAO ? Thu 05 Nov 2009, 02:49 | |
| 13. NGUỒN GỐC ĐIỆU CAO ?
Xuyên kịch mang tính địa phương, song tương đối có ảnh hưởng trong nghệ thuật hí kịch. Xuyên kịch lưu hành ở vùng Ba Thục, trên cao nguyên Vân Quí, được nhân dân Tây Nam Trung Quốc yêu thích. Điệu cao (cao xoang) của Xuyên kịch có giọng hát cao, giai điệu hùng hồ nên được khen ngợi. Điệu cao của Xuyên kịch rất nhiều, nghệ thuật có phong cách riêng. Nhưng âm nhạc của nó có nguồn gốc từ đâu, đến nay cách nhìn vẫn không giống nhau. Có thuyết nói điệu cao của Xuyên kịch từ Hồ Nam nhập vào Tứ Xuyên. Khi côn khúc còn chưa xuất hiện thì điệu cao đã lưu hành rộng rãi miền Hồ Nam. Hồ Nam tiếp giáp Tứ Xuyên. Cuối Minh, đầu Thanh đã có rất đông người Hồ Nam di dân đến Tứ Xuyên từ Tương Tây vào Tứ Xuyên, các địa phương dọc đường đều có điệu cao. Đồng thời điệu cao Tứ Xuyên tương đối gần gũi với điệu cao Hồ Nam, và điệu cao Hồ Nam lại có sớm hơn điệu cao Tứ Xuyên. Ta có thể thấy điệu cao của Xuyên kịch từ Hồ Nam truyền vào. Có thuyết nói điệu cao của xuyên kịch từ Giang Tây mà ra. Niên hiệu Càn Long nhà Thanh, Xuyên Lý Điều Nguyện viết sách nói: “Dực xoang bắt đầu từ Dực Dương, tức điệu cao ngày nay và đầu hát Nam khúc… Dực dương không có khúc phổ, chỉ theo thói tục địa phương, chỉ một người hát mà nhiều người hoạ”. Hình thức “một người hát, mà nhiều người hoạ” này cũng giống với hình thức bang xoang của Xuyên kịch. Có thể thấy điệu cao của Xuyên kịch có quan hệ đặc biệt với Dực dương xoang. Có thuyết nói điệu cao của Xuyên kịch từ điệu cao Kinh kịch. Niên hiệu Càn Long, Ngụy Trường Sinh đi Bắc Kinh diễn trò, lúc đó “ở kinh đô Dực xoang thịnh hành”. Sau đó Trường Sinh trở về Xuyên, mang theo “Dực xoang ở kinh thành hoặc gọi là điệu cao Kinh kịch”. Căn cứ vào bình luận của nhân sĩ trong nghề, âm nhạc Kinh kịch không giống như điệu cao. Còn âm điệu cao Xuyên kịch đa dạng giàu tính đàn hồi, vượt xa âm nhạc kinh kịch. Vậy có thể nói rằng điệu cao Xuyên kịch, phát triển nhờ điệu cao Kinh kịch hay không? Với ba cách nhìn khác nhau, mỗi cái đều nói về nguồn ngốc của điệu cao Xuyên kịch. _________________________ |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 12 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, ... 10, 11, 12 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |