Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 93. HÌNH DẠNG TRÊN ĐẤT NOSCA Tue 01 Dec 2009, 00:11 | |
| 93. HÌNH DẠNG TRÊN ĐẤT NOSCAKhoảng giữa thế kỷ 20 có một phát hiện quan trọng trong công tác khảo sát nguồn gốc loài người ở thị trấn Nosca, tỉnh Tea (Pêru).
Đội khảo cổ ở thị trấn xa xôi hoang vắng này, trên vùng đất rộng cả trăm dặm đã đào thành những rãnh sâu ngang dọc.
Những người đào bới ở đó không ai hiểu những rãnh sâu kỳ lạ đó nhằm mục đích gì?
Khi đội khảo cổ ngồi trên máy bay ngắm xuống quan sát khu vực này, bỗng họ bị quan cảnh trước mắt làm cho kinh ngạc!
Những rãnh ấy kỳ thực là những hình dạng động vật, thực vật. Những hình tượng sinh động, đan xen đó tạo thành một bức hoành tráng vĩ đại không ngờ!
Bức tranh trên vùng đất Nosca như đã “khéo đoạt quyền tạo hoá” đặt ra những câu hỏi thật mới mẻ cho các nhà khoa học. Bức tranh khắc họa trên mặt đất để làm gì? Do ai chủ trương?
Bức khắc họa trên đất Nosca, rõ là không để thưởng thức, bởi vì cách đây vài trăm năm, người Da Đỏ chưa thể bay lên trời ngắm ngía kiệt tác của họ được.
Một số nhà khoa học phân tích “bức tranh” trên đất Nosca có thể liên quan tới sự tế lễ của người Da Đỏ thời xưa. Xem các hình dạng động vật tựa hồ lễ vật, cúng tế Trời – Đất cầu cho dân tộc sinh sôi nẩy nở, làm ăn thịnh vượng.
Nhưng có một số chuyên gia bàn rằng, đó là lịch thiên văn của người Da Đỏ thời cổ, để giúp việc canh tác, xuất hành và sinh hoạt hằng ngày.
Còn có người mạnh dạn đặt giả thuyết, là người vùng này có ý tạo phương tiện cho người ngoài hành tinh có nơi liên lạc!
Suy luận dò đoán các lý do đã khiến bức tranh trên mặt đất Nosca vốn đã bí ẩn, nay vẫn không sao tìm ra câu trả lời nào ổn thoả! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 94. BÍCH HỌA Ở ĐIỆN HORAFSAR Tue 01 Dec 2009, 00:13 | |
| 94. BÍCH HỌA Ở ĐIỆN HORAFSAR
Ngành khảo cổ Liên Xô (cũ) từng có một phát hiện quan trọng khiến thế giới chú ý. Vào năm 1937, họ đã phát hiện di tích cung điện Horafsar.
Cung điện của vương triều Bukhara – Hodat này khí thế hùng vĩ, tài nghệ phi thường. Trên các vách tường trong cung điện, vẽ rất nhiều bích họa, trình độ tinh thông của nó khiến người ta thán phục. Những bích họa đó, dù đã lâu đời, nhưng hình dạng người trên bức tranh vẫn còn thấy được.
Trong bích họa vẽ các họa sĩ chinh chiến sa trường, thần dân bái yết cung đình, cầm thú đuổi bắt nhau, có đoàn thiếu nữ ca múa vui vẻ.
Bích họa cung đình này vẽ vào đời nào? Do ai vẽ? Có người cho rằng sự phồn vinh của Horafsar bắt đầu khoảng thế kỷ thứ 10 sau công nguyên. Nội dung vẽ sinh hoạt chính trị, quân sự, văn hoá v.v… Cái mà bích họa phản ánh là tình hình thu gọn của nền móng vương triều Bukhara – Hodat. Còn tập thể vẽ bích họa ïcó thể là nghệ nhân thời đó.
Có học giả lại cho rằng, bích họa cung điện Horafsar sáng tác vào thế kỷ thứ tám. Căn cứ của nó là trong cung điện vẫn còn các đồ trang sức bằng đất nung, những thứ trang sức này là một công nghệ rất thịnh hành vào thế kỷ thứ tám sau công nguyên. Người vẽ có thể ở miền khác đến vì vào thời ấy ,vương quốc Benyat luôn giao lưu với các sắc tộc, chịu ảnh hưởng văn hoá ngoại lai.
Nhưng những nhà khảo cổ Liên Xô (cũ) lại có ý kiến khác, họ cho rằng, cung điện Horafsar xây dựng vào thế kỷ thứ ba sau công nguyên, nhóm vẽ bích họa là một tổ chức nghệ thuật lớn. Trong số những người này, trình độ nghệ thuật của họ rất tinh thâm, kỹ thuật kiến trúc vượt bậc.
Truớc bao ý kiến sai biệt về cung điện Horafsar, quả thật cho đến nay, vẫn chưa có ai đưa ra bằng chứng đáng tin cậy.
Chúng ta chỉ biết có một kho tàng nghệ thuật quý báu, có thể chiêm ngưỡng qua phóng ảnh ghi lại để biết rằng loài người luôn hướng về cái đẹp.Vì dù có thắc mắc, cũng cần có thời gian lần mò, gỡ rối! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 95. TRANH ĐÁ CỔ Ở CHÂU PHI Tue 01 Dec 2009, 00:14 | |
| 95. TRANH ĐÁ CỔ Ở CHÂU PHI
Vào năm 1721, trên hoang nguyên cổ xưa ở đại lục Châu Phi, người ta phát hiện nhiều tranh vẽ trên đá. Phát hiện này so với tranh vẽ trên đá phát hiện ở châu Âu đi trước 150 năm.
Dù những tranh vẽ trên đá ở châu Phi đã loang lổ, nham nhở thô sơ, nhưng mỗi hình tượng nhân vật mang đầy nét chân thực, và phong cảnh hài hòa với thiên nhiên, vẫn toát ra sức sống tràn trề của lục địa châu Phi cổ xưa.
Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu, phát hiện sa mạc Sahara thời xưa đã từng là vùng đất ẩm thấp, có đất đai màu mỡ cho người ta cày bừa, chăn nuôi, sinh sống.
Sự phát hiện tranh vẽ trên đá ở Châu Phi đối với khoa nhân loại học thực là quý báu. Vậy loại tranh vẽ trên đá ấy do sắc dân nào tạo ra?
Một số nhà khoa học cho rằng, những tranh vẽ trên đá châu Phi do thổ dân trong vùng tạo ra. Về hình dạng, thổ dân có đít nổi cao, xương càm bành to, đều vẽ trên núi đá chính là đặc trưng nhân chủng của thổ dân châu Phi. So ra, nó khác nhau một trời một vực với tranh vẽ trên núi đá tiền sử ở châu Aâu. Tranh vẽ trên núi rải rác khắp đại lụcchâu Phi không sao điếm xuể, những tác phẩm dân gian đó, đều do các sắc dân đời đời yên ổn sống ở đây vẽ ra.
Nhưng một số học giả châu Âu có cách giải thích khác. Họ cho rằng tranh vẽ trên đá châu Phi chịu ảnh hưởng ảnh hưởng các nền văn hóa ngoại lai mà thành. Những người có quan điểm này, đã so sánh nhiều tranh đá châu Phi với tranh đá châu Âu có nhiều điểm tương đồng mà rút ra kết luận kể trên. Họ cho rằng, số di dân châu Âu sang khai phá đại lục Châu Phi, họ mang đến kỹ thuật, văn hóa… Tranh cũng do họ vẽ trên núi đá ở Châu Phi… Theo lập luận dân châu Âu di cư sang châu Phi. Có người nói lý luận đơn giản theo giả thuyết như thế là không khoa học. Bởi tự thân nghệ thuật thường có tính quốc tế, đại đồng!
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 96. “BÍCH HOẠ SA MẠC” Tue 01 Dec 2009, 23:55 | |
| 96. “BÍCH HOẠ SA MẠC”
Sa mạc Sahara ngày nay đúng là một thế giới hoang mạc. Nó không chỉ bởi diện tích rộng lớn mà nổi tiếng, đồng thời vì khí hậu khắc nghiệt nữa!
Năm 1933, một đội kỵ binh cưỡi lạc đà đến vùng hoang mạc, họ gặp một quần thể bích hoạ dài đến mấy cây số, xuất hiện như một kỳ tích!
Hai mươi năm sau, ông Henri người pháp lại dẫn một đội khảo sát dẫm chân lên hoang mạc này. Họ quay phim một vạn bức bích hoạ trên sa mạc, mang về Paris…
Từ đó, các nhà khoa học và thám hiểm trên thế giới bị sa mạc bí ẩn này hấp dẫn, người ta ùa đến xem những bích hoạ trong miền hoang dã.
Các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện cách nay ba, bốn nghìn năm trước, sa mạc Sahara đã từng là một thảo nguyên, đất nước tươi tốt, ở đây không chỉ người và súc vật sinh sống mà còn văn hóa cũng phát triển. Rất nhiều bích hoạ không chỉ có hình dạng sinh động mà kỹ thuật thành thục của nó cũng khiến người ta thán phục!
Các nhà sử học theo dõi diễn biến không ngừng của bích hoạ sa mạc Sahara.
Bích hoạ sa mạc trong thời kỳ đầu, phần lớn vẽ ngựa, trâu v.v… Do đó có thể thấy, thời đó ở đây đó là một ốc đảo, là nơi nuôi trâu, chăn ngựa…
Đến khoảng ba, bốn trăm năm trước công nguyên, lại không thấy la, bò, ngựa, dê, mà chỉ toàn là lạc đà – chúng là thuyền của sa mạc. Điều đó chứng tỏ thảo nguyên đã không còn nữa, mà chỉ có hoang mạc và lạc đà làm bạn.
Từ quá trình diễn biến của bích họa, người ta tính ra sự biến thiên trong mấy nghìn năm của sa mạc Sahara. Nhưng những kiệt tác kia khiến người ta kinh ngạc, không sao có thể hình dung ra loại người nào sáng tác! Còn mục đích khi vẽ bức hoạ ấy càng khó mà biết được.
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 97. “IVAN LÔI ĐẾ GIẾT CON” Tue 01 Dec 2009, 23:57 | |
| 97. “IVAN LÔI ĐẾ GIẾT CON”
Họa sĩ Nga nổi tiếng Repin vẽ ra bức “Ivan Lôi đế giết con”. Bức tranh đó xứng đáng là kiệt tác của ông.
Từ tranh đó, chúng ta thấy Sa hoàng đầu tiên trong lịch sử Nga, Ivan Lôi đế già nua một tay ôm con (Ivan) thiêm thiếp, một tay bịt vết thương đẫm máu của con. Hoàng thái tử Ivan đã yếu sức lắm rồi, mắt chỉ ánh lên nỗi tuyệt vọng. Còn Ivan Lôi đế, ánh mắt đờ đẫn, nét mặt lộ vẻ hối hận, bất lực. Toàn thể bức tranh ảm đạm tối tăm im vắng, nặng nề buông xuống, khiến người ta cảm thấy nghẹt thở!
Tác phẩm này của Repin kể lại cả một bi kịch.
Ivan Lôi đế vào cuối đời, tính tình gàn dở, đầy lòng ngờ vực. Oâng luôn có cảm tưởng thái tử Ivan âm mưu soán đoạt ngôi vua, quan hệ cha con ngày một căng thẳng. Hôm đó vợ của thái tử Ivan, Catherine, chỉ mặc mỗi cái quần, nàng đi đi lại lại trong nội cung. Cách ăn mặc mỗi cái quần của Catherine trái với thông lệ phục sức trong cung đình. Ivan Lôi đế nhìn thấy thế, nổi trận lôi đình, giơ tay đánh nàng dâu. Catherine đột nhiên bị kinh hãi quá sức khiến thai nhi trong bụng đẻ non. Thái tử Ivan nghe tin này nổi giận đùng đùng, trách móc Ivan Lôi đế đã làm hại con dâu. Lôi đế không sao chịu nổi lời trách móc của con, cầm quyền trượng đầu sắc đâm thái tử Ivan trúng nguyệt thái dương, máu phụt ra có vòi, không bao lâu, thái tử ngục chết.
Đối với thuyết Ivan Lôi đế nổi giận giết con, đã có người cực lực phản đối…
Một nhà sử học Liên Xô (cũ) đã bàn rằng cha con Ivan từng xảy ra cãi cọ kịch liệt, nhưng Ivan Lôi đế chỉ gõ mấy vào người thái tử chưa hề đánh mạnh tay. Cái chết của Thái tử Ivan vì nhiều nguyên nhân: nào vợ yêu bị đánh, thai nhi đẻ non, và tức giận cha dẫn tới đè nén về tâm lý, cuối cùng mắc bệnh không chữa nổi mà chết, thực ra, không quan hệ trực tiếp tới sự hành hung của Ivan Lôi đế!
Xem ra, cái chết của thái tử Ivan vẫn chưa sáng tỏ…
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 98. MOZART VÀ “KHÚC OAN HỒN” Tue 01 Dec 2009, 23:59 | |
| 98. MOZART VÀ “KHÚC OAN HỒN”
Nhà văn nổi tiếng nước Pháp – Stendhal trong cuốn tiểu thuyết “Mozart vãn ca” của ông kể chuyện Mozart trước khi lâm chung, hay gặp một người áo đen thần bí đến thăm, cuối cùng nhà soạn nhạc nhận định, đó là Thần chết đến thông báo, nên bèn viết “Khúc oan hồn”.
Trước khi Mozart lâm chung ba tháng. Trong thư gởi cho bạn, ông viết: “Mệnh trời khó thoát, không ai biết mình có thể sống được bao lâu, sống chết có số, không ai có thể tránh mà chỉ đành phó mặc…”
Mozart vội sáng tác “Khúc oan hồn”, coi như tiếng hát của con thiên nga trước khi chết, lúc Mozart còn viết dở đoạn nhạc cuối cùng của sinh mệnh, thì bỗng nhắm mắt xuôi tay…
Cuốn phim Mỹ đoạt giải Oscar đã ra sức tô vẽ chuyện Mozart trước khi lâm chung, có thần chết đến đòi mạng, khiến giai đoạn cuối đời của Mozart đầy nỗi sợ hãi. Người áo đen trong phim giống như u linh uỷ mị khiến Mozart suốt ngày hồn phi phách tán, cuối cùng tình trạng sức khỏe của nhà soạn nhạc suy sụp nhanh chóng mà chết!
Sứ giả áo đen miêu tả trong tác phẩm lấy mẫu người nào trong đời sống?
Có sử liệu ghi rằng, sứ giả áo đen là người hầu của bá tước, chuyên thu mua tác phẩm của nhà soạn nhạc bằng những số tiền lớn.
Nhưng căn cứ vào khảo chứng của chuyên gia lịch sử, một số người thời bấy giờ cho rằng Mozart đã có linh cảm về cái chết gần kề của mình, ông hết sức lo lắng về sức khoẻ đang suy sụp nhanh chóng nên với đề tài âm nhạc đã có sẵn trong đầu, ông dốc toàn lực, gấp rút viết ra.
Như thế, xem cái chết của Mozart, tựa hồ như không bị sứ giả áo đen đe dọa. Còn như người áo đen Thần chết trong tác phẩm văn học là nhằm tăng thêm màu sắc thần bí vào lúc chấm dứt cuộc sống của nhà soạn nhạc mà thôi!
_________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn Wed 02 Dec 2009, 00:01 | |
| 99. BẢN GIAO HƯỞNG SỐ MƯỜI
Năm 1823, Beethoven cho ra đời nhạc khác mang tính tổng hợp của ông “Bản giao hưởng số mười”.
Giao hưởng này biểu hiện cảnh giới cao nhất ttrong các bản giao hưởng mà Beethoven sáng tác trước đó, thế giới âm nhạc của ông đã đạt tới đỉnh cao. Từ sau khi hoàn thành “Giao hưởng số chín” ông đã ý thức được khúc nhạc mình đã hoàn thành.
Sau khi giao hưởng số chín ra đời một năm Beethoven đã viết cho bạn bè rằng: “Trước khi khởi hành lên Thiên quốc, tôi cần đem tính linh khải nhị để lại cho người đời sau”.
Không lâu sau khi Beethoven qua đời, thư ký của Beethoven có nhận được một bức thư của Beethoven gởi cho ông ta. Trong thư đó có nhắc đến một điều: Tôi đã viết xong một bản giao hưởng và một số tiết tấu khúc (préludes) chúng còn đang nằm trên bài viết của tôi.
Bản thảo mà người đời sau coi là “Bản giao hưởng số mười” hiện chưa được phát hiện.
Beethoven có thực đã viết “Bản giao hưởng số mười” chăng? Điều đó trước sau là một câu đố khó giải.
160 năm sau khi ông qua đời, tháng 10 năm 1988, trong một cuộc biểu diễn âm nhạc ở Luân Đôn một nhạc khúc được mệnh danh là “Bản giao hưởng số mười” của Beethoven lần đầu tiên ra mắt khán thính giả.
Nhạc khúc chỉ hoà tấu có 14 phút đó đã nổ ra phản ứng to lớn khắp thế giới. Một số người tỏ ra nghi ngờ nhạc khúc đó, họ đặt câu hỏi có phải do chính Beethoven viết hay không?
Căn cứ vào người am hiểu tình hình tiết lộ, sau khi Beethoven qua đời, di vật của ông gồm các bản nhạc ông đã viết, bị các kẻ tham lam lấy hết sạch. Mấy chục năm sau, bản thảo của ông được bán nhiều sang đế quốc Phổ.
Bản do người Scotland, Bari Loda nhận định là “Bản giao hưởng số mười” của Beethoven được các vị có thẩm quyền trong giới âm nhạc công nhận. Dù nhạc khúc viết theo dòng nhạc hoàn toàn chẳng giống với phong cách trong bản trước đó, nhưng người ta vẫn tin tưởng và xem là ước nguyện vương vấn đã lâu của Beethoven là: “Phải hoàn thành cái tinh hoa, để lại cho người đời sau”.
Chỉ có như vậy, mới được coi là chu toàn ước nguyện cao cả của ông! _________________________ |
| | | Y Nhi Admin
Tổng số bài gửi : 3173 Registration date : 22/11/2007
| Tiêu đề: 100. ĐẠO ISLAM CẤM VẼ NGƯỜI Wed 02 Dec 2009, 00:01 | |
| 100. ĐẠO ISLAM CẤM VẼ NGƯỜI
Vẽ tranh chân dung là một loại thông thường nhất, được người ta ưa thích nhất trong lĩnh vực mỹ thuật. Nó có thể vạch rõ cái xấu của người hèn kém, cũng có thể ca ngợi cái đẹp của người cao thượng, trong sạch.
Trong thành Shat (Á Rập), bạn lại không thấy bất kỳ tranh chân dung vẽ nhân vật nào, thậm chí hình động vật, cũng không thấy!
Tại sao lại thế? Câu trả lời rất đơn giản, đạo Islam tuyệt đối cấm vẽ chân dung nhân vật, động vật.
Đạo Islam chủ trương: “Biểu hiện loài người và động vật chỉ có đấng giáo chủ Allah được hưởng”. Điểm này quyết phải tuân thủ một bề!
“Thánh huấn” của đạo Islam nêu ra: “Vẽ tranh là sáng tạo sinh mệnh, đấng Allah sẽ trừng phạt người nào phạm tội rót sinh mệnh vào tranh”, mà họa sĩ thì tuyệt đối không có quyền đó. Kết quả diễn ra như thế nào? Rằng đấng giáo chủ sẽ không bước vào nhà bạn cầu nguyện, cùng dâng lời chuộc tội cho bạn!
Giới cấm này đặt ra không ai còn dám phạm vào. Xem ra nghệ thuật đành phục tùng tôn giáo.
Người ta phân tích căn nguyên tư tưởng trong giới cấm của đạo Islam.
Theo cái nhìn của đạo Islam thì “Con người không thể là hình tượng cụ thể, mà là một thứ tình tự, tiết tấu âm thanh của thế giới tình cảm mà tồn tại”. Thứ triết học nhân sinh ấy, nếu bắt rễ sâu xa trong ầu óc người ta thì sẽ không chút hứng thú đối với tranh vẽ nhân vật, mà còn phải sinh lòng chán ghét! Nếu ai sơ suất, lở vẽ ra một bức tranh chân dung sẽ bị nhiều người nổi lên công kích, cô lập.
Cách lý luận của đạo Islam về tranh vẽ người vật tương đối rõ ràng. Nhưng, điều không thể hình dung nổi là vào thế kỷ thứ 8 trước công nguyên cũng là thời kỳ đạo Islam có nền văn hóa phong phú, có rất nhiều hình vẽ người, vật xuất hiện ở nơi công cộng, kể cả thánh địa của người, vật xuất hiện ở nơi công cộng, kể cả thánh địa của đạo Islam như cung đình, giáo đường… không hề vắng tranh chân dung trong đó.
Là tại sao? Ai có thể đi ngược mốc thời gian từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên cho đến thời điểm phát sinh cấm điều? _________________________ |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 12 trong tổng số 12 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... 10, 11, 12 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |