Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Mon 23 Mar 2020, 12:00 | |
| 'Việt Nam triển khai bốn nơi cách ly để chống dịch' Bốn địa điểm cách ly gồm tập trung tại doanh trại, cơ sở y tế, đơn vị lưu trú và gia đình đã được triển khai để chống dịch ở Việt Nam. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam báo cáo trước Thường vụ Quốc hội nội dung trên trong phiên làm việc sáng 23/3. Theo ông, giai đoạn đầu chống Covid-19, Việt Nam kiểm soát chặt chẽ nhập cảnh và áp dụng cách ly tập trung nên đã sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị kịp thời những người mắc nCoV. Tuy nhiên, đến giai đoạn sau, việc phát hiện sớm gặp khó khăn. Từ khi dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ tới nay đã có hàng trăm chuyến bay chở hành khách nhập cảnh Việt Nam từ các quốc gia, khu vực có dịch. Những người nhập cảnh sau đó đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người trong nước, nên mỗi khi phát hiện một ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra các trường hợp nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn. "Lực lượng chức năng phải dùng nhiều biện pháp, áp dụng công nghệ để xác định vị trí các trường hợp tiếp xúc với người nhiễm bệnh để cách ly, xét nghiệm", Phó thủ tướng nói. Ông cũng cho biết, trong bốn hình thức cách ly đang áp dụng, các doanh trại của quân đội có khả năng tiếp nhận 60.000 người. Từ ngày 20/3, Thủ tướng yêu cầu cách ly tập trung với người nhập cảnh từ tất cả các nước, việc kiểm soát dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài "bớt khó khăn hơn". Nhưng đã có hơn 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam (trong đó gần 100.000 người từ Mỹ và châu Âu). Thời gian tới vẫn còn người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ, chuyên gia... nên Việt Nam cần tiếp tục có hình thức cách ly phù hợp. "Mặc dù đã chủ động tuyên truyền để người Việt Nam hạn chế về nước, nhưng nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh, sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh", Phó thủ tướng nói và nhấn mạnh thực tế này đòi hỏi tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch để tránh gây quá tải cho cơ sở cách ly tập trung và năng lực điều trị. Thời gian tới, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19 sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ, năng lực xét nghiệm, đồng thời huy động người dân phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm ngay từ khi nhập cảnh, trong khu cách ly và cộng đồng. Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Quốc phòng khẩn trương trang bị thêm 30 phòng xét nghiệm di động và tập huấn cán bộ phục vụ công tác này. | Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội |
Theo nhận định của một số chuyên gia, giai đoạn đầu, Việt Nam được dự báo có hàng nghìn ca nhiễm và nhiều ca tử vong. Giai đoạn hai, khi dịch lan sang châu Âu, Việt Nam sẽ có 600 đến 4.000 người nhiễm nCoV; 40 đến 160 người tử vong. Tuy nhiên, hiện Việt Nam có 113 ca nhiễm, trong đó 17 người được chữa khỏi. Hiện đa số người bệnh sức khoẻ tốt, 4 người bệnh nặng đang phải thở máy do cao tuổi và có bệnh nền. Khẳng định "đến nay, về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh", tuy nhiên Phó thủ tướng nhìn nhận "phía trước còn nhiều khó khăn và không ít rủi ro". Ông nhấn mạnh Việt Nam cần có giải pháp phù hợp với thực tiễn dịch bệnh nguy cơ lây lan trong cộng đồng; đồng thời kiên trì nguyên tắc chống dịch bằng ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị phân tán... Bộ Y tế đã xây dựng 5 kịch bản chống dịch: cấp độ một, có người mắc bệnh; cấp độ hai, lây nhiễm thứ phát trong nước; cấp độ ba, hơn 20 người nhiễm; cấp độ bốn, dịch lây lan trong cộng đồng từ 1.000 đến 3.000 người nhiễm; cấp độ năm, dịch lây lan trên diện rộng với 30.000 người nhiễm. "Tinh thần là phải tính đến tình huống xấu nhất để tình huống đó không xảy ra", Phó thủ tướng nói và cho biết, Bộ Y tế thường xuyên cập nhật, hoàn thiện các kịch bản phù hợp với diễn biến dịch. Sau khi nghe báo cáo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả phòng, chống Covid-19 thời gian qua; đồng thời đề nghị Chính phủ tăng ngân sách dự phòng cho chống dịch bệnh. Theo bà, mỗi ngày các hàng nghìn chiến sĩ đang phải ngủ lều bạt giữa rừng để kiểm soát biên giới; nhường chăn gối cho người về nước trong cơ sở cách ly. Mới đây, 300 bác sĩ, y tá về hưu tại Hà Nội tình nguyện tham gia chống dịch. "Đó là những hình ảnh rất ấn tượng về những người ở tuyến đầu chống dịch", Chủ tịch Quốc hội nói Theo bà Ngân, nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng 4 thì kỳ họp giữa năm của Quốc hội cũng sẽ "được tính toán lại".
Được sửa bởi buixuanphuong09 ngày Tue 24 Mar 2020, 15:12; sửa lần 1. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Mon 23 Mar 2020, 12:01 | |
| Những người lính 'bốn cùng' trong khu cách ly Hà NộiĐại úy Lê Phi Hùng mặc nguyên đồ bảo hộ, định ngồi nghỉ ở ghế trực. Xe chở người từ sân bay Nội Bài lại đổ về. Lúc đó là 4h sáng 19/3. Hai bàn tay đập đập lên đầu, anh Hùng chớp đôi mắt cay xè, xua cơn buồn ngủ rồi cùng đồng đội vào việc. Một nhóm chuẩn bị phòng, đồ ăn nhẹ, nước uống, nhóm kia tiếp nhận, hỗ trợ làm thủ tục ở sảnh và nhập dữ liệu tờ khai y tế. Những gương mặt mệt mỏi bước ra xe sau chuyến bay dài, lỉnh kỉnh valy, balo và thùng hành lý. Hùng hỏi thăm sức khỏe, chốt số lượng người về của từng xe rồi giúp mang đồ, phát tờ khai y tế và xếp họ vào các phòng trong cơ sở cách ly. Đêm đó, ánh đèn không tắt ở khu ký túc xá sinh viên Pháp Vân -Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai. Trong vòng bảy tiếng, từ 22h tối 18/3 đến 5h sáng hôm sau, đại úy Hùng cùng đồng đội đã tiếp nhận 447 người về đây cách ly. | Xuyên đêm đón người về cách ly trong KTX Pháp Vân - Tứ Hiệp, rạng sáng 19/3. Ảnh: Ngọc Thành. |
Trong các trung tâm cách ly dễ bắt gặp những người như đại uý Hùng. Họ trong bộ đồ bảo hộ chỉ còn lộ ra đôi mắt, có khi sẽ là người dẫn đường, chăm sóc y tế, người ngồi lấy thông tin sức khỏe, người đưa cơm nước, vận chuyển đồ thân nhân gửi vào hàng ngày. 14 ngày người dân cách ly bắt buộc, họ sẽ "cùng ăn, cùng ở, cùng chăm sóc, cùng cách ly". Họ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm từng giờ khi tiếp xúc hàng trăm người về từ vùng dịch. Không ai trong số họ biết ngày mai mình có thể sẽ thành F1, cũng có thể là F0. Ngày 18/3, Lê Phi Hùng buông đũa cơm trưa trong nhà ăn đơn vị lúc 11h15. Mười lăm phút sau, trong phòng họp giao ban, 30 cán bộ chiến sĩ của Ban chỉ huy quân sự quận Hoàng Mai được điều động "ngay lập tức" lên đường tham gia tổ công tác phục vụ trong khu cách ly. Không ai kịp chuẩn bị tư trang, vài người tranh thủ qua phòng cầm vội theo cái vỏ chăn. Hùng chần chừ, không biết có nên gọi điện báo tin cho vợ vì "kiểu gì cô ấy cũng khóc cho xem". Mười năm vào bộ đội, có lần xa nhà hàng tháng để sơ tán, cứu hộ người dân gặp lở đất, bão lụt, cháy rừng, Hùng vẫn luôn là người gọi điện về nhà động viên ngược lại vợ. "Anh bảo hộ kỹ lắm, có làm sao đâu mà em lo". Hùng vội dập máy, không dám nói lâu, đầu dây kia đã thút thít. Trong cơn mưa dầm tháng ba, 30 người có mặt tại khu cách ly chỉ nửa tiếng sau khi nhận nhiệm vụ. Khu ký túc xá 500 phòng với sức chứa 4.000 người vẫn còn hàng trăm sinh viên lưu trú, các phòng khóa cửa với nhiều đồ đạc. "Chiến dịch thần tốc" được lên kế hoạch. Cùng với dân quân huy động từ 14 phường của Hoàng Mai, tổ công tác có khoảng 6 tiếng để hỗ trợ sinh viên chuyển nơi ở, niêm phong đồ đạc bảo quản dưới kho và vệ sinh, khử trùng 19 tầng nhà, chuẩn bị bàn trực ban, nhu yếu phẩm, chăn màn, vật dụng cá nhân lấp kín các phòng, sẵn sàng đón người về từ sân bay bất cứ khi nào. | Phút nghỉ ngơi trong khu cách ly lúc đợi xe về, đêm 18/3. ảnh: Ngọc Thành. |
22h, chiếc xe đầu tiên đỗ trước sân gồm 14 du khách nhiều quốc tịch. Ba người trong số họ không muốn xuống xe. "Bạn tôi hình như ở khách sạn, sao tôi lại phải ở đây?". Đoàn khách du lịch gồm 8 người, từ sân bay Nội Bài, lên hai xe đến 2 khu cách ly khác nhau. Trong khi đó, một nữ du khách Nga sau khi đồng ý về khu cách ly, đổi ý, muốn trở về Moskva. Hùng cùng đồng đội vận dụng vốn tiếng Anh ít ỏi, cố gắng giải thích và thuyết phục. Ngay sau đó, đoàn xe ba chiếc 29 chỗ chở các hành khách Việt Nam đến. "Chú ơi đổi phòng cho cháu", "Đồ của em lên chưa anh?", "Anh giải quyết cho tôi cái chăn khác", "Chỗ tờ khai này em phải điền cái gì?". Đại uý Hùng không nhớ đêm đó mình đã trả lời bao nhiêu câu hỏi, bước bao nhiêu tầng nhà và ghi bao nhiêu số điện thoại vào cuốn sổ trực, cũng không nhớ, đêm đó mình có kịp ăn gì. Mỗi tầng có một bộ đội và bốn dân quân phụ trách 28 phòng, mỗi phòng 8 người. Giữa những đợt đón khách vào, các thành viên trong tổ tranh thủ ngồi xuống bất cứ đâu, "tranh thủ chợp mắt chứ không dám ngủ", chuyến xe tiếp theo có thể đỗ trước cửa bất cứ lúc nào. Ba ngày trôi qua, Hùng và đồng đội chưa được đặt lưng xuống giường. Đôi vành tai, sống mũi họ đều đã đỏ ửng vì những vệt hằn kính bảo hộ và khẩu trang. Những vật dụng này, cùng bộ đồ bảo hộ, họ chỉ cởi ra khi ăn và đi vệ sinh. Đại uý đùa rằng phải hạn chế cả đi vệ sinh. "Cởi quần áo ra lại phải khử trùng lại từ đầu, nhiều thủ tục lắm, nên cứ mặc trên người thôi ". Đội phục vụ ăn những suất giống người cách ly, cơm với cá, hoặc thịt gà, lợn kèm rau và tráng miệng do sân bay Nội Bài chu cấp. Hùng bảo mình ăn 3 suất đấy chắc mới tạm no. "Nhưng mọi người ăn sao mình ăn vậy", anh cười. Ngày 20/3, các đợt tiếp nhận kéo dài từ 9h đến 17h mới tạm vãn. Suất cơm trưa đã nguội ngắt. Miếng cơm của họ luôn thoảng mùi cao su. Hùng nhận ra, "thủ phạm" là đôi găng cao su đã bít hơi tay mình suốt mấy ngày. | Bộ đội phục vụ trong khu cách ly đưa cơm chiều 20/3 tại Trường quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô. Ảnh: Giang Huy. | Cùng lúc ấy, cách 60 km về hướng Tây, trong bếp ăn trường Quân sự Bộ tư lệnh thủ đô, bảy chàng trai ngồi chia nước mắm, sắp đũa, chuẩn bị cơm cho 776 người trong trung tâm cách ly. Họ là lính Tiểu đoàn Thông tin 610 đóng ở Hoàng Mai, lên Sơn Tây tiếp sức cho Trường quân sự từ 26/2. Cơ sở này tiếp nhận các công dân Việt Nam về cách ly khi Hàn Quốc bùng phát Covid-19. Trịnh Thế Anh, thiếu uý 23 tuổi, cuốn dây chun buộc túi nước mắm với tốc độ 10 giây một gói, "nhanh hơn đấu dây thông tin". Chàng trai quê Quỳnh Phụ, Thái Bình gọi công việc này là "đóng kiện để xuất đi nước ngoài". Những ngày đầu không quen, thi thoảng sợi chun tuột khỏi tay, nước mắm văng ra bắn vào mặt đồng đội. Có lúc cậu quen tay gãi đầu, tóc nồng nặc mùi nước mắm. Ngày đầu tiên trong trung tâm cách ly, Thế Anh đi bộ 17.323 bước, lên xuống hơn trăm lượt cầu thang năm tầng, ôm chăn chiếu, lau phản, quét phòng, dọn giường đón người về cách ly. Ngày tiếp theo, cậu có mặt trong tổ phục vụ 40 người làm việc trong "vòng đặc biệt". Trung tâm cách ly chia làm ba vòng. Ngoài cùng là vòng bảo vệ gồm các chốt canh gác, ngăn cách với bên trong bằng barie. Vòng giữa an toàn là nơi làm việc của tổ hậu cần 40 người, nấu nướng chuẩn bị cơm. Vòng đặc biệt nằm trong cùng - khu cách ly gồm toàn bộ khuôn viên hai toà nhà năm tầng với 90 phòng ngủ và sinh hoạt chung. 40 người phục vụ trong này gồm bộ đội, y tế, lái xe, nhân viên khử trùng không được ra khỏi khu cách ly - nơi được giới hạn bằng cổng sắt và một hàng rào dây thép gai khác. "Cơm có ngon không? Có đói không? Có thiếu gì không?", những người trong phòng 201 đến 203 thường xuyên nhận được câu hỏi từ "chú bộ đội". Thế Anh, trong bộ đội bảo hộ màu xanh, ngày gõ cửa đưa cơm ba lần. Đợi người dân ăn xong, tổ "anh nuôi" thu dọn toàn bộ hộp nhựa mang đi đốt. Họ ném tất cả xuống cái hố đào sẵn ở bãi đất trống cách toà nhà mấy trăm mét, tẩm dầu đợi cháy hết rồi rắc vôi bột lên phòng dịch. Công việc kết thúc, họ mới trở về phòng tập thể ăn cơm. Cậu nhớ ba cô em gái ở nhà khi nhìn những thanh niên tuổi đôi mươi, gương mặt phờ phạc sau khi trở về từ tâm dịch Hàn Quốc, cố "giúp được cái gì thì sẽ làm đến cùng". 22h mỗi đêm, hành lang chỉ còn tiếng bước chân người phụ trách đi nhắc nhở các phòng tắt điện và ngủ đúng giờ. Tổ phục vụ chia nhau gác, sẵn sàng trợ giúp khi người dân cần. "Chú bộ đội ơi, lên bật giúp cháu cái quạt". "Chú bộ đội ơi, phòng cháu có người bị sốt". "Chú bộ đội ơi, cho chị mượn cái ấm cắm nước pha sữa cho trẻ con"... Những ngày ấy, ngả lưng xuống giường là cậu trai ngủ quên trời đất. Thế Anh giấu mẹ chuyện phục vụ trong trung tâm cách ly được ba ngày. Mỗi lần nhà điện lên, cậu chỉ nhận cuộc gọi âm thanh để không ai nhìn thấy nơi cách ly, rồi lấy cớ đang làm nhiệm vụ để tắt máy sớm. Người mẹ sinh nghi, gọi liên tục vào buổi tối. Cậu con trai cuối cùng đành nói thật, chỉ nghe tiếng mẹ thở dài qua điện thoại, dặn nhớ đừng bỏ khẩu trang. | Các chiến sĩ tranh thủ ăn sáng nhanh gọn để làm nhiệm vụ. Ảnh: P.X. |
Ngày 12/3, đợt người cuối cùng về từ Hàn Quốc rời trung tâm cách ly. Thế Anh cùng tổ phục vụ cũng được bước ra ngoài hàng rào sắt. Nhưng châu Âu "vỡ trận" trước Covid-19, người Việt ồ ạt hồi hương. Nội Bài ngày 15/3 tiếp nhận gần nghìn người nhập cảnh. Một nửa trong số đó được đưa về cách ly tại Trường quân sự Sơn Tây. Đó cũng là ngày mà Thế Anh cùng đồng đội "quay cuồng" từ sáng đến đêm. Cậu ra vòng giữa phục vụ cơm nước, đồng đội thay thế vào trong vòng cách ly. Những chuyến xe lần lượt đưa người về Trường quân sự lúc nửa đêm. Tổ phục vụ thức xuyên đêm lo cơm nước để người dân nhận phòng xong không bị đói. Có người mệt quá, gục lên vai đồng đội và vùng dậy ngay khi nghe tiếng động cơ ôtô. 2h sáng họ đi ngủ, 4h lại lục đục kéo nhau dậy phụ nhà bếp nhặt rau, chia cháo, chia xôi chuẩn bị bữa sáng. "Mệt, nhưng vui, vì thấy các bạn đã thoát được tâm dịch, về nhà bình an", anh lính 23 tuổi nói. Tổ phục vụ kiêm luôn "người vận chuyển" đồ gia đình gửi vào cho con em đang cách ly. Nhìn những bạn trẻ nhận được trà sữa, hoa quả, bánh kẹo từ nhà, cậu chạnh lòng nhớ mẹ. Đêm trước ngày nhận lệnh đi tăng cường, Thế Anh gọi cho nhà, báo tin tranh thủ hai ngày phép sẽ về thăm quê. Cậu con trai cả xa nhà từ Tết, dặn mẹ nấu canh cua, cà pháo đợi cơm. Điện thoại vừa dứt liền có lệnh chỉ huy gọi lên. Cậu điện tiếp về nói "con đi làm nhiệm vụ". Hai cuộc điện thoại chỉ cách nhau một tiếng đồng hồ. Covid-19 vào giai đoạn lây lan toàn cầu, Việt Nam có sự thay đổi trong chiến lược ứng phó. Từ 21/3, mọi hành khách đến Việt Nam bắt buộc phải cách ly 14 ngày. Hơn 16.500 người đang cách ly tập trung trong các doanh trại quân đội. Những người lính như đại uý Hùng hay Thế Anh luôn trong tâm thế "nhận nhiệm vụ là đi". Những ngày này, Ban chỉ huy quân sự quận Hoàng Mai chỉ còn lại 20 người. Trực ban đơn vị có thêm gương mặt nữ quân nhân. Trung úy Nguyễn Thị Thường là văn thư, giờ kiêm thêm cả trực ban, đi cơ sở, có khi gác đến 20h. "Các anh trên tuyến đầu, mình cũng phải lao vào gánh vác hậu phương". Chị nhìn ra ngoài, giờ này mọi khi, trên sân đơn vị sẽ rộn rã tiếng hò reo lúc anh em chơi cầu lông, bóng chuyền. Những người chỉ huy dù nóng ruột, cũng không dám gọi điện nhiều vào trong khu cách ly vì "sợ gọi lúc bận, anh em lại rối". Đại úy Lê Phi Hùng cũng không dám gọi điện nhiều về nhà. Hai ngày sau khi vào trung tâm cách ly, anh mới rảnh để rửa mặt, gọi cho vợ cuộc đầu tiên. Phần vì bận, phần vì "sợ nghe giọng mình, rồi cô ấy lại khóc" |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Mon 23 Mar 2020, 12:09 | |
| Lính biên phòng 'ăn lán, ngủ rừng' chống dịch Quảng NinhHai tháng kiểm soát đường biên, Nguyễn Đắc Đạt cùng đồng đội nhiều khi phải chia nhau nghỉ lưng trong cống thoát nước, trước khi được cấp lều dã chiến. 33 tuổi, Đội trưởng Vũ trang của Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh), thiếu tá Nguyễn Đắc Đạt được giao làm chốt trưởng kiểm soát phòng, chống Covid-19 ở mốc 1302 từ đầu tháng 2. Trước đó một tuần, Thủ tướng chưa ban hành chỉ thị chống dịch nhưng anh và đồng đội đã được cấp trên giao chốt chặt lối mở, ngăn người qua lại. Lối mở ở cột mốc 1302 rộng chừng chục mét, nối liền thôn Khe Và, thị trấn Bình Liêu, Quảng Ninh với bản La, xã Đông Mân, Linh Minh, Quảng Tây (Trung Quốc). Nếu không kiểm soát chặt chẽ, lối mở này sẽ trở thành nơi người xuất nhập cảnh trái phép qua lại thường xuyên, có thể đem theo dịch bệnh vào Việt Nam. Khí hậu miền biên viễn cuối tháng một khắc nghiệt. Mưa dầm dề, gió cắt thịt da, sương mù dày đặc hạn chế tầm nhìn. Dọc đường tuần tra, cứ cách một đoạn, Đạt phải nhóm đống lửa nhưng vẫn không đủ sưởi ấm. Tay chân lạnh ngắt, tê cóng, nhiều khi anh và đồng đội phải chia nhau người trực phía trên, người chui xuống cống thoát nước dọc đường để tránh rét, tạm nghỉ lưng. "Ngày 28/1, Thủ tướng ban hành chỉ thị yêu cầu Bộ Quốc phòng cấm người qua lại tại các đường mòn, lối mở với Trung Quốc, đến chiều 1/2, chúng tôi nhận lệnh lập chốt, lúc này mới được trang bị lều bạt", Đạt nói. Lều dã chiến được dựng trên bãi đất trống đối diện lối mở, ba bên là vực sâu nên hứng gió tứ bề; xung quanh không có nhà dân nên không điện, nước. Bộ đội phải xuống con suối cách lều khoảng 2 km để tắm giặt, hứng nước về dùng. | Thiếu tá Nguyễn Đắc Đạt (giữa) và đồng đội đốt lửa để sưởi ấm trước căn nhà tạm được huyện hỗ trợ. Ảnh: Hoàng Thuỳ |
Ngày đầu tiên dựng xong lều, buổi tối trời mưa tầm tã, nước thấm dột xuống những tấm ván mà Đạt và anh em kê dưới đất. Chăn gối ướt nhẹp, bộ đội dầm mưa cả đêm. Hai ngày sau, mưa to kèm gió mạnh khiến các cọc giữ bị bật lên khỏi mặt đất, lều bay xuống vực, bộ đội phải xuống dưới nhặt về đóng lại. Rút kinh nghiệm, những chiếc cọc được đóng sâu hơn, dây giữ lều gia cố nhiều thêm, một tấm bạt cũng được trùm lên lều để chống thấm. Tuy nhiên, vài ngày sau, nó vẫn không chịu được sức gió mạnh lên đến cấp 6, cấp 7. Chiều 10/2, trời mưa phùn gió bấc, khi tổ công tác đang đi tuần tra bên ngoài thì gió thổi mạnh, lột từng lớp bạt cuốn xuống vực. Mọi người vội chạy về giữ chốt nhưng không kịp vì lớp lều cuối cùng đã theo gió bay đi, chỉ còn chiếc phản nằm trơ trọi dưới đất, chăn màn đẫm nước. Trong đêm đó, một chiếc lều tạm được Đồn cử người mang lên để anh em dựng lại. "Khi chọn điểm cắm chốt, chúng tôi đã thấy đây là nơi hút gió nhưng có thể quan sát tốt cả 3 hướng từ vành đai biên giới vào nội địa, vì vậy anh em chấp nhận khó khăn để kiểm soát tốt hơn", Đạt nói. Giữa tháng 2, đoàn công tác của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đến thăm chốt. Nhìn mái lều liêu xiêu trong gió, mấy tấm ván kê xộc xệch trên nền đất ẩm ướt, lãnh đạo huyện đã quyết định hỗ trợ 30 triệu đồng để đồn Hoành Mô xây ngôi nhà tạm, kê giường giúp bộ đội có giấc ngủ ngon hơn sau mỗi ca gác. Đồn Biên phòng cũng liên hệ với kiểm lâm cho anh em được ở nhờ ngôi nhà nhỏ trong rừng, cách chốt khoảng 5 km. Một chiếc máy phát điện được cấp cho chốt để phục vụ nhu cầu thiết yếu như thắp sáng, sạc điện thoại. Cách Hoành Mô khoảng 60 km, thời tiết ở khu vực đồn biên phòng Pò Hèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái) cũng mưa liên tục, bầu trời luôn xám xịt. Thượng sĩ Lê Việt Dũng đứng quan sát ở chốt kiểm soát bờ sông (khu vực mốc 1352-2), trong khi thì thiếu tá Trần Đức Thọ lái ca nô tuần tra trên sông. Khoảng 30 phút sau, anh Thọ trở về lán, nhấp chén trà nóng, tháo đôi giày ướt ra hong. Anh bảo, lướt cano dọc sông Ka Long là việc làm hàng ngày nhằm phát hiện, kịp thời ngăn chặn những trường hợp xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới. Một chiếc lều nhỏ được dựng lên ở chốt kiểm soát bờ sông này. "Mấy hôm trước mưa to gió lớn, nước dột xuống ướt hết chăn gối, chúng tôi phải mang về trạm biên phòng hong quạt cho khô vì ở đây không có điện. Lều cũng chỉ là nơi trú tránh thôi, vì trực đêm phần lớn thời gian phải thức, mệt quá mới thay phiên nhau ngả lưng", anh Thọ nói. | Thiếu tá Trần Đức Thọ tranh thủ lúc rảnh rỗi gọi điện về cho vợ con ở Thái Bình. Ảnh: Hoàng Thuỳ |
Người đàn ông 50 tuổi, nước da rám nắng, qua hai tháng căng mình kiểm soát đường biên để chống dịch cho hay "đã quen với dãi nắng, dầm mưa nên không sao". Những ngày này, thông tin về dịch bệnh dồn dập trên truyền thông, vợ và hai con gái của anh Thọ ở quê Thái Bình lo lắng nên mỗi khi rảnh rỗi, anh đều tranh thủ gọi điện về động viên. Dọc sông Ka Long có nhiều chốt kiểm soát thuộc các đồn biên phòng Pò Hèn, Bắc Sơn... Trung tá Bùi Văn Bách (51 tuổi) cùng đồng đội phụ trách chốt U Bò, nằm trên một đỉnh đồi cạnh quốc lộ 18. Chiếc lều dã chiến của họ ở vị trí quan sát toàn bộ đường biên giới phía trước. Từng công tác qua hàng chục đồn khác nhau của biên phòng Quảng Ninh, trung tá Bách nói "chưa có nhiệm vụ nào vất vả như lần này". Suốt hai tháng trời, anh và các đồng đội phải chia nhau ngày đêm chốt giữ các đường mòn, lối mở trên đường biên giới kéo dài, địa hình phức tạp. "Mỗi lúc mưa to, mấy anh em phải chia nhau ôm cột lều, chân bám chắc xuống nền đất ướt, dùng hết sức để giữ cho lều khỏi bay đi. Tuy nhiên, chúng tôi còn đỡ hơn nhiều đồng đội khác, những người chốt ở đường mòn trong rừng, mưa gió, bão bùng cũng chỉ có tán cây trú tạm, hay quấn mảnh áo mưa lên người", anh Bách nói. Tết nguyên đán vừa rồi trung tá Bách trực nên không về nhà. Anh hứa với con gái nhỏ ra Tết sẽ về, "nhưng với nhiệm vụ chống dịch thì chưa biết bao giờ thực hiện được lời hứa với con, cứ phải gọi điện về xin lỗi suốt". | Trung tá Bùi Văn Bác đang gia cố lại lán dã chiến. Ảnh: Hoàng Thuỳ |
Đại tá Nguyễn Thanh Hải, Chính uỷ Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh, cho biết 77 trạm, chốt dã chiến lâm thời đã được biên phòng tỉnh lập trên đường biên giới, với khoảng 500 cán bộ, chiến sĩ tham gia nhiệm vụ phòng, chống Covid-19. Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã cử các tổ quân y thường xuyên đến tổ, chốt đo thân nhiệt, kiểm tra sức khoẻ cho bộ đội, cấp thêm vitamin C, tăng cường rau xanh, thực phẩm đến địa bàn khó khăn. "Giai đoạn vừa rồi dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh em vất vả nên chúng tôi thường xuyên đến các chốt thăm hỏi, động viên. Có lần ra cửa hàng mua chè, biết tôi mang đi tặng bộ đội biên phòng chốt trực biên giới, bà chủ đã biếu thêm kẹo bánh, nhờ tôi gửi đến anh em. Đó là nguồn động viên rất lớn", ông Hải cho hay. Từ đầu tháng 2 đến nay, 535 tổ chốt chặn (260 cố định, 275 lưu động) của Bộ đội Biên phòng đã được lập để kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung. Trong tổng số gần 3.000 người tham gia, có hơn 1.700 cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng và khoảng 1.200 cán bộ thuộc các lực lượng công an, quân sự, hải quan, y tế địa phương, dân quân. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Mon 23 Mar 2020, 16:25 | |
| Bác sĩ cấp cứu: 'Chúng tôi chấp nhận nguy cơ bị nhiễm' Hà NộiNgười chỉ huy nhóm bác sĩ tuyến đầu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương nói họ xác định trước nguy cơ bị nhiễm nCoV và không do dự tiếp nhận bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện, khẳng định nhóm điều trị vẫn vững vàng tinh thần, sau khi một bác sĩ ở khoa này nhiễm nCoV trong quá trình làm việc. Ông cho biết có tổng cộng 6 bác sĩ thay phiên nhau trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân. Họ làm việc ngày đêm, thậm chí ăn, ngủ ngay tại bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Bác sĩ cho biết chưa có một loại thiết bị bảo hộ nào giúp bác sĩ, nhân viên y tế an toàn tuyệt đối trước bệnh tật. "Thế giới cũng chưa sản xuất được các bộ đồ bảo hộ nào đảm bảo giúp nhân viên y tế miễn nhiễm 100%. Ví dụ khẩu trang N95 có độ an toàn cao nhất cũng chỉ ngăn được 95% số giọt nhỏ mang mầm bệnh, còn 5% vẫn lọt qua", bác sĩ Cấp nói. "Song không vì thế mà chúng tôi bỏ chạy". Nhóm y bác sĩ điều trị đã nhận định có nguy cơ nhiễm bệnh bất cứ lúc nào nên chuẩn bị tinh thần từ trước và không do dự khi tiếp nhận bệnh nhân. | Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong đợt chống dịch hồi tháng 2. Ảnh: Lê Hoàng. |
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh là bệnh viện tuyến cuối được Bộ Y tế giao điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 từ Hà Tĩnh trở ra. Kể từ khi dịch xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng 1/2020, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 50 bệnh nhân dương tính. Trong đó 5 người đã khỏi bệnh, 45 người đang điều trị tại Khoa Cấp cứu từ 7/3 đến nay. Ngoài ra bệnh viện cũng tiếp nhận khám, cách ly hàng trăm người nghi nhiễm có nguy cơ cao trong vòng 3 tháng qua. Sáng 23/3, Bộ Y tế xác nhận " bệnh nhân 116" dương tính nCoV là bác sĩ nam, 29 tuổi đang làm việc tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện. Anh tham gia chống dịch từ ngày 31/1, nhiệm vụ chính là khám sàng lọc các bệnh nhân nghi nhiễm đến bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và cấp cứu một số bệnh nhân nặng. Trong quá trình khám và điều trị, anh luôn tuân thủ quy trình và mặc đủ đồ bảo hộ. Tuy nhiên, tới 20/3, anh bị ho, sốt và tới 23/3 được xác nhận dương tính nCoV, trở thành nhân viên y tế đầu tiên bị nhiễm chéo Covid-19 từ bệnh nhân. Sức khỏe của các bệnh nhân dương tính và nhân viên y tế tại bệnh viện đang được kiểm soát. Bệnh viện tiếp tục tuân thủ theo quy trình bảo hộ của Bộ Y tế và không nâng mức cảnh báo đối với các nhân viên, vì mức cảnh báo hiện nay đã ở ngưỡng tối đa. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Tue 24 Mar 2020, 15:15 | |
| 'Bệnh nhân 17' lần thứ ba xét nghiệm âm tính nCoV Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm ngày 24/3 của "bệnh nhân 17" Nguyễn Hồng Nhung không còn nCoV, là lần thứ ba liên tiếp âm tính trong gần một tuần qua. Bộ Y tế cho biết bệnh nhân này là người duy nhất hiện nay có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính. Hai người khác xét nghiệm âm tính hai lần liên tiếp là bệnh nhân 24 và 27 - hai du khách Anh. Cả ba đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở 2, Đông Anh, Hà Nội, đi cùng chuyến bay VN54 từ Anh về Nội Bài ngày 2/3. Giới chức y tế chưa tuyên bố các bệnh nhân này khỏi bệnh. Theo quy định của Bộ Y tế, người nhiễm nCoV khỏi bệnh khi hết sốt ít nhất ba ngày, có hai mẫu bệnh phẩm lấy cách nhau một ngày đều xét nghiệm âm tính. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu bình thường, X-quang phổi cải thiện. Các bệnh nhân khác có kết quả xét nghiệm âm tính một lần gồm: - Tại Hà Nội: "bệnh nhân 25" - người Anh, "bệnh nhân 59" - nữ tiếp viên hàng không, "bệnh nhân 72" - nữ du khách Pháp, "bệnh nhân 21" - người đi chuyến VN54 ngày 2/3. - Tại Đà Nẵng: hai bệnh nhân người nước ngoài - Tại Huế: một bệnh nhân người Anh - Tại TP HCM: "bệnh nhân 32" Đa số bệnh nhân tình trạng sức khỏe ổn định, không sốt, không ho hoặc ho ít, không khó thở, ảnh chụp X-quang phổi bình thường. Vài bệnh nhân phim chụp X-quang có dấu hiệu viêm phổi và viêm phổi tiến triển, được điều trị theo phác đồ điều trị viêm phổi. Tuy nhiên có 3 bệnh nhân "tình trạng rất nặng", đang được điều trị tích cực. thở máy, lọc máu, ECMO tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. | "Bệnh nhân 17" điều trị tại phòng áp lực âm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tháng 3. Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
Tính đến sáng 24/3, Việt Nam ghi nhận 123 ca Covid-19, trong đó 17 trường hợp đã điều trị khỏi. 106 bệnh nhân còn lại đang được điều trị cách ly tại 15 cơ sở y tế trên cả nước. Trong số 17 trường hợp khỏi bệnh có 16 trường hợp đã ra viện, một trường hợp là "bệnh nhân 18" được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình sang Bệnh viện Đa khoa Thái Bình theo dõi sức khỏe. 106 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 15 cơ sở khám, chữa bệnh. Trong đó "bệnh nhân 73" người Anh hiện điều trị tại Trung tâm y tế huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương và "bệnh nhân 123" đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Thúy Quỳnh |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Tue 24 Mar 2020, 15:18 | |
| Ba bệnh nhân Covid-19 'rất nặng' Ba người phải thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế liên tục hội chẩn chuyên môn để điều trị. Thông tin được Bộ Y tế cho biết sáng 24/3. Ba bệnh nhân rất nặng gồm bác gái của "bệnh nhân 17" và du khách người Anh. Người thứ ba chưa tiết lộ danh tính. Bác gái "bệnh nhân 17", 64 tuổi, nhập viện ngày 7/3, lây nhiễm nCoV từ cháu Nguyễn Hồng Nhung. Bà có bệnh lý nền rối loạn tiền đình. Ngày 15/3, bà bị khó thở tăng dần, đến khuya thì suy hô hấp. Các bác sĩ hội chẩn quyết định đặt ống khí quản, thở máy, đặt Catheter tĩnh mạch, chuyển bệnh nhân tới khoa Hồi sức tích cực, lọc máu và theo dõi điều trị. Ngày 16/3 bà vẫn suy hô hấp, tổn thương phổi nặng, được lọc máu liên tục, tình trạng nặng. Lọc máu là biện pháp thường chỉ định cho người bệnh nặng tại hồi sức cấp cứu như sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn chuyển hóa. Hai ngày sau, các bác sĩ quyết định can thiệp bằng hệ thống tuần hoàn oxy ngoài cơ thể (ECMO). ECMO (Extracorporeal Membrane Oxygenation) là phương pháp "oxy hóa qua màng ngoài cơ thể", tạo tuần hoàn và trao đổi oxy nhờ hệ thống máy nhằm hỗ trợ chức năng sống ở bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng. Với nguyên lý hoạt động tương tự như máy tim phổi nhân tạo, mục tiêu của ECMO là tạo thời gian cho tim và/hoặc phổi được nghỉ ngơi và hồi phục. Bệnh nhân nặng thứ hai là du khách người Anh 69 tuổi, có bệnh lý nền là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp. Bệnh nhân này từ ngày 15/3 đã phải thở máy, lọc máu. Trước đó ông cùng vợ đến Việt Nam trên chuyến bay VN54 ngày 2/3, chuyến bay có ít nhất 14 người nhiễm nCoV trong đó có Hồng Nhung. Người này sau khi nhập cảnh đã cùng vợ du lịch tới Lào Cai và ghi nhận nhiễm nCoV tại đây, sau đó được chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Hai người khác điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng đang được hỗ trợ thở oxy. Trong 106 bệnh nhân Covid-19 cả nước, có 46 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Số này gồm 34 bệnh nhân là người Việt, 12 người nước ngoài. Tại cuộc họp cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 chiều 23/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Cục trưởng Khám Chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cùng các thành viên Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm gồm những chuyên gia hàng đầu về hồi sức, hô hấp, tim mạch... hội chẩn đối với ca bệnh nặng. Các chuyên gia cũng xem xét và cho ý kiến về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số nước trên thế giới. Đối với một số thuốc đang được một số quốc gia thử nghiệm lâm sàng, Hội đồng chuyên môn cũng xem xét và đánh giá. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khẳng định "hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị Covid-19, tất cả thuốc hiện nay đều điều trị triệu chứng là chính". Tính đến sáng 24/3, Việt Nam đã ghi nhận 123 ca bệnh Covid-19, trong đó 17 trường hợp đã điều trị khỏi. 106 bệnh nhân đang được điều trị tại 15 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có cả bệnh nhân điều trị tại trung tâm y tế huyện. "Bệnh nhân 73" người Anh hiện điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương và" bệnh nhân 123" đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đa số tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân ổn định, không sốt, không ho hoặc ho ít, không khó thở, ảnh chụp X-quang phổi bình thường. Vài bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi thấy trên phim X-quang và viêm phổi tiến triển, được điều trị theo phác đồ điều trị viêm phổi. Hiện có 14 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ một đến ba lần. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Tue 24 Mar 2020, 15:27 | |
| Bệnh nhân Covid-19 người Anh phải thở máy Hà NộiDu khách người Anh, 69 tuổi, nhiễm nCoV đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chiều nay sốt thất thường, phải thở máy. Đội bác sĩ phản ứng nhanh của Bệnh viện Bạch Mai chiều 15/3 được điều động sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hỗ trợ điều trị bệnh nhân diễn tiến nặng. Đội phản ứng nhanh do phó giáo sư Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, dẫn đầu, cùng các bác sĩ chuyên khoa hồi sức tích cực, lọc máu trực tiếp, Bộ Y tế thông báo. Bệnh nhân này ngoài Covid-19 còn có nhiều bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2. Ông được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ở Hà Nội hôm 9/3. Bệnh nhân là một trong các du khách đến trên chuyến bay VN54 ngày 2/3. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, các chuyên gia hàng đầu về truyền nhiễm, hồi sức tích cực, hô hấp... đã hội chẩn trực tuyến tình hình sức khỏe các bệnh nhân. Cục Trưởng Khám Chữa bệnh Lương Ngọc Khuê đề nghị các bệnh viện tập trung tối đa mọi nguồn lực để điều trị các bệnh nhân Covid-19; đặc biệt các ca nặng. Tổ chức hội chẩn liên khoa trong bệnh viện, hội chẩn liên viện khi cần để lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ tử vong. Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết người cao tuổi kèm các bệnh lý mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản, xơ gan, viêm gan, bệnh thận... nhiễm nCoV thường có triệu chứng nặng hơn người khác. Họ cũng nguy cơ cao sẽ diễn biến nặng, nhanh, có thể suy hô hấp do sức chống đỡ của cơ thể kém trước sự tấn công của virus. Theo tiến sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thống kê về bệnh nhân Covid-19 trên thế giới cho thấy nhóm người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ tử vong cũng cao nhất. Người cao tuổi thường có nhiều bệnh mạn tính, do đó sức đề kháng giảm. Tình trạng nhiễm nCoV có thể thúc đẩy các bệnh mạn tính chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, bệnh nhân rất dễ tử vong. Phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Thị Kim Thanh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể người cao tuổi suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác. Khi người cao tuổi mắc bệnh thì thường diễn tiến rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền, cũng như tương tác giữa rất nhiều loại thuốc. Nhiễm virus, cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mạn tính như suy gan, suy thận, suy đa tạng, làm phức tạp quá trình điều trị. Bác sĩ mặc đồ bảo hộ tại bệnh viện. Ảnh: Giang Huy Đến trưa 15/3, Việt Nam ghi nhận 53 ca Covid-19, trong đó 16 người đã khỏi bệnh. Trong 37 ca mới phát hiện và đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, có 13 người nước ngoài, 24 người Việt Nam, hầu hết sức khỏe ổn định, không sốt, không khó thở. Một số bệnh nhân có triệu chứng ho nhẹ. Ở phía Bắc, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ở Đông Anh đang điều trị 15 ca (9 người Việt, 6 người nước ngoài). Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình có một bệnh nhân Việt. Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh điều trị một người Việt. Tại miền Trung, Bệnh viện Trung ương Huế đang điều trị 4 người nước ngoài. Bệnh viện Đà Nẵng điều trị 2 người nước ngoài, một người Việt. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận đang điều trị 9 người Việt. Tại miền Nam, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị một người Việt; Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP HCM) điều trị 2 người Việt, một người nước ngoài. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Thu 26 Mar 2020, 11:26 | |
| Những 'người vận chuyển’ trong đại dịchĐánh chiếc xe 24 chỗ vào bãi, tắt máy, thượng úy Hà Đình Chín nhìn đồng hồ, 4h35 phút, sáng 28/2.Kết thúc hai chuyến xe chạy xuyên đêm chở người từ sân bay Nội Bài về các trung tâm cách ly, anh Chín cởi bộ quần áo bảo hộ, vứt khẩu trang vào thùng rác. Đôi mắt đỏ ngầu, vành tai căng nhức vì gọng kính bảo hộ đeo suốt đêm. Anh vục nước lạnh rửa tay, rửa mặt trước khi đặt lưng xuống giường. Giấc ngủ chập chờn đến vào lúc 5 rưỡi sáng, khi tiếng gà gáy đã vang lên ở vùng ngoại ô Mỹ Đức.Chỉ hơn một tiếng sau, tiếng kẻng đơn vị đánh thức anh. Cơm sáng có thịt rang, bí luộc còn đang bốc khói. Toàn thân uể oải, miệng khô đắng, anh chỉ tu nước lạnh cho tỉnh người rồi lại leo lên cabin. Đoàn xe gần chục chiếc biển đỏ nối đuôi nhau trở lại Nội Bài. Sân bay ngày 28/2 đón hơn 1.000 người Việt hồi hương, thoát khỏi tâm dịch Daegu, Bắc Gyongsang khi Hàn Quốc bùng nổ Covid-19. | Thượng úy Hà Đình Chín tranh thủ giờ nghỉ tại đơn vị, kiểm tra phương tiện trước khi khởi hành, ngày 24/3. Ảnh: Thanh Huế. | Hơn 15 chuyến bay liên tục hạ cánh xuống đường băng. 32 chiếc xe chở khách loại 24 chỗ và 29 chỗ ngồi của Bộ tư lệnh thủ đô "quay vòng" hết công suất. Tài xế được điều động từ các đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh. Những chuyến xe đưa người về các trung tâm cách ly tỏa đi khắp Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa. Tiểu đoàn công binh 544, cách sân bay Nội Bài 15 km trở thành "đại bản doanh" của đội lái xe.Nhiệm vụ đến từ một cuộc điện thoại vào tối 27/2, lúc 21h. Thượng úy Chín tức tốc từ công trường về đơn vị - Tiểu đoàn Công binh 544 đóng ở Đông Anh ngay trong đêm. Anh chỉ kịp mặc bộ quân phục dã chiến, vớ chiếc khẩu trang rồi lên đường.Chiếc Hyundai 24 chỗ chuyên đưa cán bộ chiến sĩ đơn vị đi công tác, giờ được trưng dụng làm xe đưa đón người cách ly. Chuyến nghỉ phép về thăm quê Hưng Yên đành gác lại, với người mẹ 87 tuổi đang cấp cứu trong bệnh viện và lễ 50 ngày cho anh trai cả.Chiếc xe có mặt trong sân bay Nội Bài 15 phút sau đó. Thứ đầu tiên anh nhận được là bộ đồ bảo hộ màu xanh trùm kín đầu kèm khẩu trang, kính mắt, găng tay cao su. Chiếc mũ trùm kín đầu khiến anh khó quay sang hai bên. Thượng úy 43 tuổi đỗ xe đợi ở đường hầm nội bộ nhà ga T2 chờ khách. Máy bay đã hạ cánh, nhưng thay vì lấy hành lý và ra thẳng sảnh ra dưới tầng một như mọi khi, khách di chuyển lên khu kiểm soát dịch ở tầng hai đo thân nhiệt, làm tờ khai y tế. Trong lúc chờ người, anh tài xế theo thói quen cầm tuýp sắt, gõ vào lốp nghe boong boong, biết áp suất lốp ổn mới thôi.Hơn 22h, những vị khách đầu tiên bước lên xe. Thanh niên, người già có cả, anh liếc mắt còn trông thấy cô gái bế trẻ con trên tay. Những gương mặt phờ phạc không nói với nhau câu nào. Họ chủ yếu là du học sinh và người lao động tại Hàn Quốc. "Xe về đâu thế? Cách ly ở đâu?", vị khách cuối cùng lên xe hỏi. Chín chỉ cười, nổ máy. Anh nhớ lời dặn, hạn chế nói chuyện với người trên xe.23 năm trong nghề, thượng úy Chín đã đi khắp trời Nam đất Bắc. Loại xe nào cũng lái từ công nông, xe cẩu đến Gaz. Niềm vui lớn nhất đời tài xế là được đi. Năm 2008, anh từng chạy xe xuyên đêm chở hàng cứu trợ bão lụt vào Hương Sơn (Hà Tĩnh). Nhưng trong hàng nghìn chuyến đi "chưa có chuyến nào thiếu tự tin" như những chuyến này. | Các chiến sĩ tranh thủ ăn trưa giữa các chuyến xe, ngày 22/3. Ảnh: NVCC | Lọ thuốc nhỏ mắt, chiếc khẩu trang và bộ đồ bảo hộ trở thành vật bất ly thân suốt một tháng qua. Trong cabin luôn có chai nước lạnh và lon bò húc. Anh chỉ nhấp cho đỡ khô môi, không dám uống nhiều vì sợ đi vệ sinh. Xe chở người cách ly chạy thẳng, không được dừng nghỉ dọc đường.Giấc ngủ ngày dịch vì thế cũng trở nên xa xỉ. Họ gục đầu xuống bất cứ đâu, trên vô lăng, bãi cỏ, trên manh chiếu mượn được của đội y tế. Tài xế chống buồn ngủ bằng nhiều cách, có người dừng xe là tìm điếu thuốc rít lấy rít để. Chín bỏ thuốc lá đã hai năm, anh dùng nước chè thật đặc, nhỏ thuốc liên tục cho mắt đỡ mỏi. Anh nhớ những chuyến xe ngày thường, được tấp vào lề đường chợp mắt một lúc.Bộ đồ bảo hộ mặc cả ngày trên người ướt đẫm mồ hôi. Nó trở thành một lớp áo khoác mỏng vào những đêm mưa. Bữa cơm ngày dịch trong bộ đồ bảo hộ cũng khó khăn hơn. Có ngày chạy vào trung tâm cách ly ở Bỉm Sơn (Thanh Hóa) lúc hơn 19h, Chín đành từ chối cơm đồng đội mời. Anh ngại cởi quần áo bảo hộ, liền quay xe ngược lại Nội Bài và ăn tối lúc 23h.Những chuyến xe đầu tháng ba rải rác khi tình hình dịch bệnh tưởng đã tạm yên. Nhưng khi Hà Nội xuất hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên ngày 6/3, cũng là lúc báo hiệu cho một "cuộc chiến" mới. Giữa tháng ba, người Việt ồ ạt về nước khi châu Âu trở thành tâm dịch của thế giới. Đội vận chuyển được tăng cường từ 32 lên 60 xe. Tài xế, nhân viên kỹ thuật, quân y, hậu cần, tổng cộng cần 120 người, trong đó có Thượng úy Đỗ Quang Huy.18h ngày 14/3, Huy nhận nhiệm vụ khi tiếng kẻng báo cơm tối vừa vang lên tại lữ đoàn 971, Tổng cục Hậu cần, Sóc Sơn. Mười bốn chiến sĩ bụng rỗng, đổ đầy xăng cho 8 chiếc xe 24 chỗ, lao đi trong cơn mưa dầm. Họ chính thức gia nhập biệt đội "người vận chuyển" .Chuyến đầu tiên, anh Huy đưa 29 người về cách ly tại Sơn Tây rồi quay trở lại sân bay Nội Bài, nhận đoàn khách tiếp theo. Khi ấy là hơn 2h sáng.Thượng úy Huy nặng chưa đầy 60 kg nhưng có đôi tay gân guốc, ngày thường sẽ chở đạn dược, xăng dầu, binh khí, quân nhân. Ngày lũ, chở xuồng cứu hộ, nhu yếu phẩm đi Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng Bình... và dịp Tết, sẽ góp phần "chở" ánh pháo hoa tới người dân trong đêm giao thừa.Hơn hai chục năm ngồi sau vô lăng, anh lính 44 tuổi tự tin, không chiếc xe nào làm khó nổi mình. Vật bất ly thân trong mọi chuyến đi là đôi xẻng- cuốc công binh để đào hố cứu xe khi bị sa hố bùn. Bỏ lại những dụng cụ đường trường ấy lại đằng sau, "hành lý" đi sân bay Nội Bài của thượng úy Đỗ Quang Huy đợt này chỉ có lọ thuốc nhỏ mắt và bao thuốc lá để sẵn sàng cho những chuyến xe đêm.Sau đôi kính bảo bộ, đôi mắt anh lính nhiều ngày không ngủ đỏ ngầu và khô xót. Những ngày đầu, giấc ngủ giữa sân bay luôn ngắt đoạn vì tiềng máy bay ù ù bên tai và ánh đèn sáng chói, chập chờn trong tâm thế, có thể bị vỗ vai "dậy đánh xe đi thôi" bất cứ khi nào. Nhưng mấy hôm cũng quen, anh em đặt lưng xuống là ngủ, trên ghế xe hay ngay nền đất ẩm, "má văn công, mông bộ đội mà, còn lâu mới ốm nhé". | Thượng úy Đỗ Quang Huy 22 năm làm việc tại Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần. Ảnh: Thanh Huế | Sáng sáng, quen nếp nhà binh, anh vẫn tự dậy đúng lúc 5h, chạy vài vòng quanh hàng dài xe xếp nối đuôi nhau. Xung quanh, đồng đội còn co duỗi chợp mắt trên những tấm bạt đi mượn, người mặc nguyên bộ đồ bảo hộ. Lúc đó, anh mới chợt nhớ ra, "à nhỉ, tối qua mình ngủ sân bay".Ngày 20/3, sân bay Nội Bài có gần 2.500 người nhập cảnh. Nửa đêm, hàng dài những chiếc xe biển đỏ vẫn chờ sẵn cạnh hồ điều hòa đợi đưa người về các khu cách ly ở Ninh Bình, Sơn Tây, Tứ Hiệp - Thanh Trì (Hà Nội).Một phụ nữ trung tuổi bay về từ Ba Lan giữ chặt xe đẩy hành lý, quát lớn giữa đám đông gần 400 người đang xếp hàng lên các xe. "Tôi bảo là tôi không đi cách ly", với lý do chỉ sang châu Âu chơi mấy ngày, nhất quyết không chịu lên xe.Những người lái xe như Huy nhìn nhau bối rối, mọi lời thuyết phục không có tác dụng. "Tôi không có dép, không có cả đồ lót, không đi cách ly được". Những hành khách trên 8 chiếc xe khác bắt đầu phản ứng vì phải chờ quá lâu trong trời đêm mưa. Lực lượng an ninh can thiệp, cuối cùng phải dùng biện pháp cưỡng chế đưa người phụ nữ này đi.Hôm ấy, những người lái xe như Huy bị "mất oan" hơn một tiếng đồng hồ vì sự cố, đáng lẽ được nghỉ ngơi, chỉ để đợi "hành khách cuối cùng".Anh đùa, đời mình từng chở cả pháo hoa, thuốc nổ, nhưng những chuyến xe chở người lần này còn căng thẳng hơn nhiều. Đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét với 24 con người ngồi trong xe chỗ là điều bất khả thi. Ghế lái của anh cách người ngồi cạnh chưa đầy khoảng tay với. Những chuyến xe đi về khu cách ly thường ít tiếng trò chuyện. Ban đêm, ai cũng mệt mỏi, mong sớm đến nơi và hạn chế tiếp xúc với nhau trong không gian hẹp. Nhưng cũng có những người xuống xe, ngoái lại câu chào "Cảm ơn bác tài nhé", "Xe chú thơm thế", cũng đủ làm anh vui suốt đoạn đường về.Anh Huy tự hào, lúc nào xe mình cũng "đạt chuẩn 5 sao". Anh bảo, râu có thể 3 ngày không cạo, nhưng xe đôi ngày là phải rửa, "thấy nó bẩn một tí là mình khó chịu". Được buổi dong xe về đơn vị, Thượng úy Huy tranh thủ "hy sinh" giấc ngủ trưa, thức rửa xe suốt một giờ, mở cửa kính cho thoáng, vừa kỳ cọ từng lốp xe, vừa huýt sáo. "Xe sạch, người ta trèo lên, thì phải đi cách ly cũng vẫn vui nhỉ", anh cười lớn.Quệt đám mồ hôi trên trán, anh thả nắm chè mạn vào cái bình giữ nhiệt màu hồng, in hình Hello Kitty đã tróc sơn. Món quà vợ và cô con gái tặng anh 4 năm trước để pha chè đặc mang theo uống chống buồn ngủ. Lần nào bỏ ra dùng anh cũng đùa "trông xấu nhỉ", nhưng luôn giữ bên người, chưa bao giờ quên mang theo."Hôm nay ngày mấy rồi "bố cháu"?", anh quay sang hỏi thượng tá Hà Đình Chín. Đã một tuần trôi qua từ sinh nhật Phương Linh, cô con gái 10 tuổi , ngày14/3, cũng chính là ngày anh nhận nhiệm vụ trên sân bay Nội Bài.Trong doanh trại buổi chiều cuối tháng Ba, xe tải, xe khách nối đuôi nhau ra vào. Về tới cổng đơn vị, xe được phun khử trùng tự động. Lái xe bỏ đồ bảo hộ ngay thùng rác trước cổng, đo thân nhiệt rồi vào khu vực riêng. Mỗi lần về đơn vị, biệt đội "người vận chuyển" chỉ loanh quanh hai nơi là phòng ngủ, bãi đỗ xe. Họ hạn chế gặp đồng đội. Anh em đã dọn sang khu khác, nhường trọn một dãy nhà làm nơi ở cho đội tài xế.Xe khách, xe tải xếp thành hàng ngay ngắn, đợi điện thoại là nổ máy lên đường. "Dịch chưa biết bao giờ kết thúc, nên chưa hẹn ngày về nhà", anh Chín trầm ngâm.Đầu tháng ba, lãnh đạo Tiểu đoàn Công binh 544 thay anh về Hưng Yên thăm mẹ. Bà cụ 87 tuổi, biết tin con lao vào tâm dịch, chỉ nói "Các anh động viên em nó làm tròn nhiệm vụ".Thanh Lam - Hoàng Phương |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Thu 26 Mar 2020, 11:46 | |
| Những người phục vụ chuyến bay từ vùng dịchQuảng NinhGiản Thị Hồng Hạnh (28 tuổi), Đội trưởng vệ sinh tàu bay có mặt ở cảng hàng không Vân Đồn lúc rạng sáng để phục vụ chuyến bay từ vùng dịch trở về. Ngày 10/2, chuyến bay đầu tiên đưa 30 n gười Việt từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) về đến sân bay Vân Đồn. Giản Thị Hồng Hạnh cùng 5 đồng nghiệp làm nhiệm vụ dọn vệ sinh tàu bay. Trời mưa rét khiến tâm lý cô nặng nề hơn. Nhớ lại các quy tắc bảo hộ đã được tập huấn kỹ lưỡng từ trước, Hạnh dần bình tĩnh, gạt nỗi sợ sang một bên để tập trung vào nhiệm vụ. Lúc 4h15, máy bay hạ cánh, 30 hành khách người Việt được đưa sang khu riêng biệt bên ngoài nhà ga để làm thủ tục. Đội y tế lên phun thuốc khử trùng trong 10 phút rồi nhóm Hạnh tiếp tục lên tàu bay làm việc. Trước mắt cô và đồng nghiệp là các loại khẩu trang, quần áo bảo hộ, bỉm đã dùng... được bỏ lại rải rác trong khoang. Những hành khách trên chuyến bay đặc biệt này đều mặc đồ bảo hộ, đóng bỉm suốt hành trình. Sau hơn một tiếng thu dọn, cả đội gom được 45 túi rác. Từ sau chuyến bay đầu tiên đó, hơn một tháng qua, cảng hàng không Vân Đồn đã đón 24 chuyến bay đưa hàng nghìn người Việt từ nhiều vùng dịch trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu... về nước. Đều đặn mỗi ngày, đội của Hạnh được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe. Sau chuyến đầu tiên căng thẳng, hiện cả nhóm tự tin hơn mỗi khi mặc đồ bảo hộ và bước vào khoang máy bay làm nhiệm vụ. | Chị Giản Thị Hồng Hạnh. Ảnh: Bình Minh |
Nhà cách sân bay khoảng 5 km, song những ngày này Hạnh không về nhà mà ở trong khu tập thể dành cho cán bộ, nhân viên. Thường trực ở sân bay tiện cho trường hợp đột xuất, cũng để Hạnh cách ly với người thân và cộng đồng. Con trai Hạnh năm nay lên 7 tuổi, từ nhỏ đến lớn chưa khi nào hai mẹ con xa nhau vài ngày. Nhưng từ ngày Hạnh ở hẳn cơ quan đến nay đã hơn một tháng. "Em rất nhớ con, cố gắng vài hôm nữa khi các chuyến bay đã vãn, em sẽ về nhà thăm con", Hạnh nói. Cũng như chị Hạnh, anh Ngô Thanh Tùng (27 tuổi), nhân viên phục vụ hành khách tại sân bay Vân Đồn, tham gia đón chuyến bay đầu tiên về từ Vũ Hán. "Hôm đó khi làm xong thủ tục, hành khách lên xe để về khu cách ly, nhiều người ngồi chưa ấm chỗ đã ngoái lại vẫy tay chào, có người rơm rớm nước mắt. Em cũng thấy nghèn nghẹn. Cảm nhận được vì sao các anh chị ấy xúc động như vậy, vì mọi người đã về đến quê hương", Tùng chia sẻ. Hơn 10 lần đón những chuyến bay đặc biệt, hình ảnh Tùng nhớ nhất là một nhân viên y tế bế em bé khoảng 4 tháng tuổi, một tay ẵm, một tay cho bé uống sữa, nâng niu vỗ về trong khi người thân của bé làm thủ tục. "Bố mẹ bé ở lại Hàn Quốc, gửi con cho người thân đưa về Việt Nam. Hình ảnh bé như tiếp thêm cho chúng em sức mạnh", Tùng kể. Nguyễn Thị Hà My (25 tuổi), nhân viên phục vụ hành khách tại sân bay Vân Đồn, tham gia đón chuyến bay về từ Hàn Quốc ngày 4/3. Năm ngày sau, Bộ Y tế công bố trên chuyến bay có "bệnh nhân 18". Bấm số điện thoại gọi cho bố mẹ, tay My run bần bật, mẹ vừa bốc máy, My òa lên khóc. "Em không giấu được cảm xúc và lo lắng. Trò chuyện một lúc, bố mẹ em hỏi thăm rất nhiều và động viên em là đã mặc đồ bảo hộ, thực hiện đúng quy trình an toàn thì không có gì phải sợ", My nhớ lại. Sau những giọt nước mắt đó, My đã bình tĩnh hơn. Những ngày gần đây, hàng nghìn người Việt từ châu Âu về nước, Hà My tự tin hoàn thành nhiệm vụ, tham gia đón hơn 10 chuyến bay. Trong đó, riêng sáng 23/3, hai chuyến bay từ Anh và Đức về chở hơn 500 khách, hạ cánh cách nhau hơn một tiếng đồng hồ. "Khách đông, em phải trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ họ nhưng không còn cảm thấy áp lực vì đã có kinh nghiệm. Lúc này em chỉ thấy vui khi được đón người Việt Nam từ các nước trở về", Hà My nói. Các chuyến bay từ vùng dịch đáp xuống Vân Đồn thường không có giờ cố định, khiến lực lượng phục vụ ở đây luôn trong tình trạng "trực chiến". Quảng cáo
Hồng Hạnh "đêm ngủ cứ nơm nớp, nhiều hôm 23h lãnh đạo báo chuẩn bị sáng sớm có chuyến bay về. Nhưng khi sắp xếp xong chuyến bay lại bị hủy". Còn Hà My thì "không dám ngủ vì sợ ngủ quên". Cô nằm canh điện thoại, nếu có chuyến bay về thì bật dậy ngay. | Hành khách xuống sân bay Vân Đồn được khử khuẩn theo quy trình nghiêm ngặt. Ảnh: Bình Minh |
Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cho biết, việc đón các chuyến bay từ vùng dịch về được triển khai ở khu vực riêng, không làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhà ga. Máy bay đậu ở bãi đỗ xa. Xe buýt lần lượt chở hành khách đi làm thủ tục, kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh... Sau đó xe quân sự chở họ đến các khu vực cách ly. Thời gian làm thủ tục mỗi chuyến bay mất khoảng một tiếng. "Chúng tôi thường chỉ nhận được thông tin chuyến bay về từ vùng dịch trước khoảng 2 đến 3 tiếng, nên việc chuẩn bị tương đối khó khăn. Tuy nhiên, sân bay đã có kế hoạch và phương án cụ thể, bố trí nhân lực, phương tiện sẵn sàng cho các trường hợp", ông Sáu nói. Từ đầu tháng 2, sân bay Vân Đồn được Cục Hàng không VN lựa chọn là một trong những sân bay chuyên đón hành khách về từ quốc gia có vùng dịch. Đến nay sân bay này đã đón 24 chuyến bay với tổng số 3.526 người từ 7 nước, gồm Indonesina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Thu 26 Mar 2020, 12:23 | |
| Tính đến sáng 26/3/2020 :
Việt Nam có 148 người nhiễm; Khỏi 17 người; chết không
Covid-19 trên Thế giới
Nhiễm 471.417 Tử vong 21.295 Tiêu biểu : Trung Quốc Nhiễm 81.285, Tử vong 3.287 Italy Nhiễm 74.386 Tử vong 7.503 Mỹ Nhiễm 68.421 Tử vong 1.032 Tây Ban Nha Nhiễm 49.515 Tử vong 3.647 Iran Nhiễm 27.017 Tử vong 2.077 Pháp Nhiễm 25.233 Tử vong 1.331 |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 22 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... 11 ... 22 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |