Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Thu 16 Apr 2020, 07:04 | |
| Số ca nhiễm nCoV lên 2686h ngày 16/4, Bộ Y tế ghi nhận thêm một ca nhiễm nCoV, là người ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.Như vậy, 24 giờ qua thêm một ca nhiễm, hai người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm lên 268. Số người đang điều trị là 97, số người đã khỏi 171. "Bệnh nhân 268", nữ, 16 tuổi, dân tộc Mông, trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp Trung Quốc thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Thiếu nữ có ba anh trai làm việc tự do bên kia biên giới. Ngày 7/4, cô có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, xét nghiệm kết quả dương tính. Đến sáng nay, đa số bệnh nhân tình trạng sức khỏe ổn định. 23 ca xét nghiệm âm tính lần một, 10 ca âm tính lần hai.Ba bệnh nhân nặng đang thở máy, lọc máu là bệnh nhân 19, 161 và 91. Trong đó, "bệnh nhân 19" đã có tiến triển, Glassgow (thang đo hôn mê) 14 điểm. "Bệnh nhân 91" không sốt, thở máy, theo dõi rối loạn đông máu - Hội chứng HIT.Số người lây nhiễm trong cộng đồng là 108, chiếm 40,3%; 160 người từ nước ngoài về, chiếm 59,7%. Nhân viên y tế ghi mã số mẫu xét nghiệm bệnh phẩm tại Hạ Lôi. Ảnh: Giang Huy.Hơn 68.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 471 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác gần 11.500 người. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú hơn 56.000 người.Theo dõi dịch Covid-19(16/4/2020) Cập nhật 6h46 Thế giới :Nhiễm bệnh 2,077,839 Tử vong 134,375Bình phục 509,853Trong đó :Mỹ : Nhiễm bệnh 643,508 Tử vong 28,506Tây Ban Nha : Nhiễm 177,644 Tử vong 18,708Italy : Nhiễm 165,155 Tử vong 21,645Pháp : Nhiễm 147,863 Tử vong 17,167Đức : Nhiễm 134,753 Tử vong 3,804Anh : Nhiễm bệnh 98,476 Tử vong 12,868Trung Quốc : Nhiễm 82,295 Tử 3,342 @Iran : Nhiễm bệnh 76,389 Tử vong 4,777 @Thổ Nhĩ Kỳ : 69,392 Tử vong 1,518 Việt Nam : Nhiễm bệnh 268 Đang điều trị 97 Khỏi 171 không người chết |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Thu 16 Apr 2020, 20:01 | |
| Chiều nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV18h ngày 16/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV, 91 người đang điều trị, 177 người khỏi bệnh.Như vậy, hôm nay thêm một ca nhiễm, sáu người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm 268. Sáu người khỏi bệnh hôm nay gồm hai người điều trị ở Quảng Ninh, 3 điều trị tại Hà Nam và một điều trị ở Ninh Bình.Đến chiều nay, 91 người đang điều trị, đa số sức khỏe ổn định. 7 ca xét nghiệm âm tính lần một, 29 ca âm tính lần hai.Trong các ca nhiễm, số bị lây trong cộng đồng là 108, chiếm 40%; 160 người từ nước ngoài về, chiếm 60%.Hơn 68.000 người đang được cách ly, trong đó tại bệnh viện 471 người, tại cơ sở tập trung gần 11.500 người, số còn lại cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú. Lấy mẫu xét nghiệm nCoV ở ổ dịch Hạ Lôi, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.Theo dõi dịch Covid-1(16/4/2020) Cập nhật 19h46Thế giới :Nhiễm bệnh 2,100,149Tử vong 136,044Bình phục 523,873Trong đó :Mỹ : Nhiễm bệnh 644,417 Tử vong 28,559Tây Ban Nha : Nhiễm 182,816 Tử vong 19,130Italy : Nhiễm 165,155 Tử vong 21,645 @Pháp : Nhiễm 147,863 Tử vong 17,167 @Đức : Nhiễm 134,753 Tử vong 3,804 @Anh : Nhiễm bệnh 98,476 Tử vong 12,868 @Trung Quốc : Nhiễm 82,341 Tử vong 3,342Iran : Nhiễm bệnh 77,995 Tử vong 4,869Thổ Nhĩ Kỳ : 69,392 Tử vong 1,518 @Việt Nam : Nhiễm bệnh 268 Đang điều trị 91 Khỏi 177 không người chết |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Thu 16 Apr 2020, 21:11 | |
| Việt Nam tặng vật tư y tế cho Mỹ, NhậtViệt Nam tặng hàng trăm nghìn khẩu trang và vật tư y tế sản xuất trong nước để hỗ trợ Nhật Bản, Mỹ phòng chống Covid-19.Trong buổi lễ diễn ra chiều nay tại Văn phòng Chính phủ, Việt Nam hỗ trợ chính phủ, nhân dân Nhật Bản số hàng hóa trị giá 100.000 USD, bao gồm khẩu trang và các vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam và tặng chính phủ Mỹ 200.000 khẩu trang vải kháng khuẩn sản xuất trong nước để phòng chống Covid-19, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tặng 50.000 khẩu trang y tế cho Văn phòng Nội các Nhật Bản và 50.000 khẩu trang y tế cho Văn phòng Nhà Trắng.Phát biểu tại buổi lễ trao tặng vật tư y tế hỗ trợ Nhật Bản, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, Việt Nam và Nhật Bản đã sớm triển khai hợp tác trong các khuôn khổ song phương và đa phương nhằm đối phó với dịch bệnh, trong đó có việc phối hợp tổ chức thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3 ngày 14/4, đóng góp thiết thực vào những nỗ lực chung chống dịch Covid-19 của khu vực và quốc tế. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (trái) trao tặng vật tư y tế cho đại diện Nhật Bản tại trụ sở Văn phòng Chính phủ chiều nay. Ảnh: Bộ Ngoại giao.Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh số khẩu trang, vật tư y tế này là tấm lòng của chính phủ và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự sẻ chia và sự đoàn kết với chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong cuộc chiến chống Covid-19, bày tỏ tin tưởng Nhật Bản sẽ sớm vượt qua đại dịch. Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Asazuma Shinichi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ này, cho rằng món quà là sự động viên tinh thần to lớn, thể hiện tình cảm và sự đoàn kết mà Việt Nam dành cho Nhật Bản. Ông Shinichi đánh giá cao công tác ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam trong thời gian qua, cho rằng hình mẫu phòng chống dịch của Việt Nam được nhiều nước tham khảo.Ông cũng khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnhTại lễ trao tặng vật tư y tế hỗ trợ chính phủ, nhân dân Mỹ, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ về những tác động tiêu cực do dịch bệnh gây ra trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có sự phối hợp giữa các quốc gia nhằm đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.Thứ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chung tay cùng Mỹ trong nỗ lực chung nhằm sớm ngăn chặn dịch bệnh và giảm thiểu những tác động tiêu cực do Covid-19 gây ra. Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn (giữa) trao tặng vật tư y tế cho Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink (trái). Ảnh: Bộ Ngoại giao.Thay mặt Tổng thống Donald Trump và nhân dân Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Việt Nam. Đại sứ đánh giá cao công tác ứng phó dịch bệnh của Việt Nam trong thời gian qua, cho rằng món quà là sự động viên tinh thần to lớn và là thông điệp về tình đoàn kết và tương trợ lẫn nhau mà Việt Nam dành cho Mỹ.Đại sứ Kritenbrink khẳng định trên tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện, Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, duy trì chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người dân và trong nỗ lực chung nhằm ứng phó và kiểm soát dịch bệnh.Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 2,1 triệu người nhiễm và hơn 136.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 644.000 ca nhiễm, trong đó gần 29.000 người đã tử vong. Nhật Bản vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 8.600 ca nhiễm và 174 ca tử vong. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Fri 17 Apr 2020, 06:43 | |
| Sáng nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV6h ngày 17/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV, 91 người đang điều trị, 177 người khỏi bệnh.Như vậy, 24 giờ qua không thêm ca nhiễm mới, sáu người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm 268. Dự kiến hôm nay 14 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh. Đến sáng nay, 91 người đang điều trị, đa số sức khỏe ổn định. 14 ca xét nghiệm âm tính lần một, 19 ca âm tính lần hai. Ba bệnh nhân nặng gồm 20, 161 và 91, tình trạng diễn tiến tốt hơn.Trong đó, "bệnh nhân 20", 64 tuổi, hiện đáp ứng tốt, gọi hỏi giao tiếp được. Ngày 16/4 bà đã nhận biết không gian, thời gian, bản thân tốt; không liệt, không phù, không sốt."Bệnh nhân 161", 88 tuổi, thở máy qua nội khí quản, thông khí hai bên rõ, khi gọi hỏi bà giao tiếp chậm, liệt nửa người trái. Bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân tập thở, cơ lực còn yếu. Bà còn sốt từng cơn, tình trạng viêm xu hướng giảm."Bệnh nhân 91", 43 tuổi, không sốt, thở máy, có nhịp tự thở, không chảy máu mũi miệng, kiểm soát rối loạn đông máu tạm ổn, hình ảnh chụp X-quang phổi không tổn thương xấu thêm. Người dân Hạ Lôi, Hà Nội, chờ lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm nCoV. Ảnh: Giang Huy.Hạ Lôi vẫn là ổ dịch mới và lớn nhất hiện nay với 13 ca. Hôm qua, Hà Giang lần đầu tiên ghi nhận ca nhiễm - "bệnh nhân 268", khiến tỉnh từ nhóm địa phương nguy cơ thấp chuyển sang có nguy cơ.Trong các ca nhiễm, số bị lây trong cộng đồng là 108, chiếm 40%; 160 người từ nước ngoài về, chiếm 60%. Gần 74.000 người đang được cách ly, trong đó tại bệnh viện 369 người, tại cơ sở tập trung hơn 11.600 người, số còn lại cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.Theo dõi dịch Covid-19(17/4/2020) Cập nhật 6h21 Thế giới :Nhiễm bệnh 2,178,848 Tử vong 145,359 Bình phục 546,743Trong đó :Mỹ : Nhiễm bệnh 676,339 Tử vong 34,552Tây Ban Nha : Nhiễm 184,948 Tử vong 19,315Italy : Nhiễm 168,941 Tử vong 22,170Pháp : Nhiễm 165,027 Tử vong 17,920Đức : Nhiễm 137,698 Tử vong 4,052Anh : Nhiễm bệnh 103,093 Tử vong 13,729Trung Quốc : Nhiễm 82,341 Tử vong 3,342 @Iran : Nhiễm bệnh 77,995 Tử vong 4,869 @Thổ Nhĩ Kỳ : 74,193 Tử vong 1,643 Việt Nam : Nhiễm bệnh 268 Đang điều trị 91 Khỏi 177 không người chết |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Fri 17 Apr 2020, 19:29 | |
| Thêm 18 bệnh nhân ra viện17 người điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, một ở Bệnh viện Nho Quan, Ninh Bình, chiều nay được tuyên bố khỏi bệnh. Tổng số người khỏi bệnh trên cả nước lên 198. Số bệnh nhân đang điều trị là 70. 17 người xuất viện Bệnh Nhiệt đới gồm ba bệnh nhân 169, 174, 191 là nhân viên công ty Trường Sinh; các bệnh nhân 108, 128, 133, 139, 172, 173, 183, 213, 217, 219, 221, 223, 242 và 251.Đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã chữa khỏi 98 người mắc Covid-19. Bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, Phó Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, cho biết quá trình điều trị bệnh nhân có nhiều diễn biến phức tạp. "Lúc đỉnh điểm có tới 22 bệnh nhân bị tổn thương phổi trong số 39 người dương tính ở khoa này. Có người xét nghiệm đã âm tính, rồi dương tính trở lại khiến người bệnh buồn bã hơn", bác sĩ kể. Y bác sĩ tìm cách gần gũi, thân quen với bệnh nhân, để động viên họ lấy lại tinh thần, hỗ trợ quá trình điều trị. Những bệnh nhân tổn thương phổi được tư vấn phác đồ phù hợp, chụp cắt lớp 6 ngày một lần. Những người ra viện bày tỏ khâm phục sự tận tình của y bác sĩ. Một bệnh nhân nói: "Mong dịch sẽ hết thật nhanh, để tôi có thể ôm các y bác sĩ trong vòng tay siết chặt. Các anh chị ấy quá vất vả". Các bệnh nhân xuất viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 17/4. Ảnh: Chi LêCũng chiều nay, "bệnh nhân 229", nữ, 30 tuổi, điều trị ở Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan, Ninh Bình, được công bố khỏi bệnh. Cô nhập viện ngày 2/4, đến nay có ba lần xét nghiêm âm tính liên tiếp. Ông Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình, cho biết trong quá trình điều trị sức khỏe bệnh nhân ổn định, không ho, không sốt, không nặng lên. Bệnh viện điều trị theo phác đồ Bộ Y tế, theo triệu chứng và nâng cao thể trạng.Ninh Bình đã điều trị khỏi ba ca, còn 10 bệnh nhân. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình điều trị 8 người, Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn một người và Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan một người.Chiều nay cũng có ba người ở Trà Vinh ra viện, tỉnh không còn bệnh nhân Covid-19 nào. Theo dõi dịch Covid-19(17/4/2020) Cập nhật 19h11Thế giới :Nhiễm bệnh 2,197,174Tử vong 147,512Bình phục 557,618Trong đó :Mỹ : Nhiễm bệnh 678,210 Tử vong 34,641Tây Ban Nha : Nhiễm 184,948 Tử vong 19,315 @Italy : Nhiễm 168,941 Tử vong 22,170 @Pháp : Nhiễm 165,027 Tử vong 17,920 @Đức : Nhiễm 138,221 Tử vong 4,098Anh : Nhiễm bệnh 103,093 Tử vong 13,729 @Trung Quốc : Nhiễm 82,692 Tử vong 4,632 Iran : Nhiễm bệnh 79,494 Tử vong 4,958Thổ Nhĩ Kỳ : 74,193 Tử vong 1,643 @Việt Nam : Nhiễm bệnh 268 Đang điều trị 70 Khỏi 198 không người chết |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Fri 17 Apr 2020, 19:34 | |
| Cựu đại sứ Pháp: Phương Tây nên học Việt Nam chống dịchTừ phòng bệnh, ông Jean-Noël Poirier chia sẻ quan điểm về biện pháp chống dịch của Việt Nam và cho rằng người phương Tây nên học hỏi.Ông Jean-Noël Poirier, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam (bệnh nhân 148), có bài viết chia sẻ cảm nhận cá nhân về công tác chống dịch của Việt Nam trên tờ báo điện tử Causeur, ngày 15/4. Mở đầu bài viết, ông cho rằng có một sự khác biệt rất lớn trong kết quả phòng chống dịch giữa các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Anh, Mỹ và những nước châu Á, hay cụ thể hơn là những quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo."Trung Quốc, Singapore, Nhật và Hàn Quốc hay được đưa ra làm ví dụ cho những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Song chúng ta đã quên mất đất nước cuối cùng thuộc nhóm này, đất nước vô cùng gần gũi với trái tim và lịch sử của chúng ta: Việt Nam. Một pano "Việt Nam quyết thắng đại dịch" tại trung tâm TP HCM trong những ngày cách ly xã hội. Ảnh:Hữu Khoa.Thành công chống dịch của Việt Nam còn mạnh mẽ hơn cả Hàn Quốc, một cường quốc công nghiệp. Phát triển nhanh chóng trong 20 năm (GDP bình quân đầu người đạt 2.700 USD, mức tăng trưởng năm 2019 đạt 7%), Việt Nam còn kém xa Hàn Quốc về kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng song vẫn đạt được những kết quả phi thường. Tính đến giữa tháng 4/2020, số người dương tính với Covid-19 chưa vượt 300 và số ca tử vong là 0", vị cựu đại sứ Pháp nói. Chia sẻ với những người Pháp về "bí quyết" của Việt Nam, ông Poirier cho rằng: "Chẳng có phép thuật nào ở đây cả, họ đã quyết định thực hiện biện pháp mạnh ngay từ đầu và làm rất tốt".Ông khẳng định, Việt Nam không tốn thời gian thăm dò mà áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt ngay từ đầu. Các trường học nghỉ Tết từ 18/1 vẫn chưa mở cửa lại. Toàn dân đeo khẩu trang, thứ vốn được dùng để tránh nắng và ô nhiễm không khí. Từ cuối tháng 1, những chai nước rửa tay được đặt ở các nơi công cộng (quán cafe, lối ra vào chung cư, thang máy). Biên giới với các nước có dịch cũng được đóng từ sớm, bắt đầu với biên giới Trung Quốc từ ngày 1/2, một tuần sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên (một người trở về từ Vũ Hán, xác nhận dương tính ngày 23/1).Đặc biệt, ngay từ ngày đầu, Việt Nam đã áp dụng một biện pháp nghiêm ngặt: xác nhận người hoặc nhóm nguy cơ, cách ly và xét nghiệm họ, sau đó đưa những trường hợp dương tính vào viện. Biện pháp này không quá xa với những gì Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: "Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm và cách ly". Một đoạn đường phố Trúc Bạch được khử trùng sau khi phát hiện bệnh nhân dương tính với Covid-19, ngày 7/3. Ảnh: Chine Nouvelle/Sipa.Tôi viết cho các bạn từ một bệnh viện Hà Nội"Bệnh nhân 148" cũng đặc biệt phản đối ý kiến của ai đó cho rằng "chắc là Việt Nam giấu dịch"."Than ôi, không phải thế. Những "người tàng hình" (ý chỉ các đối tượng mang bệnh mà vẫn khỏe mạnh và không hay biết), tất nhiên vẫn xuất hiện và không được thống kê một cách chính thức, như bất cứ nơi nào khác. Nhưng số này chắc chắn không nhiều hơn châu Âu, thậm chí là ít hơn, nhờ chính sách xét nghiệm và cách ly hệ thống đang được áp dụng ở Việt Nam. Lượng người mắc bệnh vẫn còn quá thấp, đối với một quốc gia chỉ cách Vũ Hán ba giờ bay", ông nói đồng thời nhấn mạnh rằng dưới sự chứng kiến của ông, các bệnh viện ở Việt Nam không bị quá tải, dòng bệnh nhân xuất - nhập viện vẫn nằm trong sự kiểm soát."Bạn có thể tin tôi, vì tôi viết cho các bạn từ căn phòng số 541 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ở Hà Nội, nơi tiếp nhận các trường hợp nhiễm bệnh. Phát hiện dương tính với virus sau hai tuần ở Paris, tôi được chuyển tới viện lúc 2h sáng ngày 25/3. Tôi không xuất hiện triệu chứng nào, không ốm, nhưng vẫn ở lại bệnh viện cho đến khi âm tính trở lại. Đó không phải vì tôi mà để bảo vệ cộng đồng khỏi bị lây nhiễm. Ở đây, không có chuyện gửi bệnh nhân dương tính về nhà và không yêu cầu đeo khẩu trang, cho dù họ có khỏe mạnh đi chăng nữa. Tại Việt Nam, việc bảo vệ cộng đồng được ưu tiên hơn mọi thứ khác. Tự do cá nhân của tôi phải chờ đã", cựu đại sứ Jean-Noël Poirier viết.Nói thêm về phương thức chống dịch của Việt Nam, ông Poirier cho rằng, chiến lược đối phó với Covid-19 của Việt Nam đơn giản là "theo dõi và khoanh vùng người mắc bệnh (F0); điều tra và cách ly giám sát tất cả những người họ tiếp xúc (F1) trong những ngày trước, đồng thời liệt kê các địa điểm họ đã tới". "Tôi cũng làm như vậy, trong đêm 24/3, trước lúc đến bệnh viện. Và tốt nhất là đừng nói dối vì thế nào cũng có người phát hiện ra", vị cựu đại sứ nhấn mạnh.Các F1 lập tức phải cách ly hai tuần tại trung tâm nào đó hoặc ở nhà riêng và tiến hành xét nghiệm. Họ cũng phải báo với những người đã tiếp xúc với mình - F2. Lúc đó, việc của F2 là cách biệt cộng đồng và nếu có thể tự cách ly ở nhà trong 14 ngày. Ngày 4/4/2020, Việt Nam có hơn 73.000 người được cách ly.Nếu một trong các F1 dương tính, F2 sẽ trở thành F1 và được đưa đi cách ly và xét nghiệm. Cứ như thế...Nhìn từ cách thức chống dịch của Việt Nam và một số nước châu Á, ông Jean-Noël Poirier cho rằng chính nền tảng văn hóa và sự ủng hộ của toàn dân đã giúp Việt Nam bước đầu giành chiến thắng."Cách làm trên khả thi không chỉ nhờ Việt Nam có mạng lưới quản lý xã hội chặt chẽ. Ở đất nước gần 100 triệu dân, nó hoạt động và đem tới kết quả nhờ được toàn dân ủng hộ, chấp hành. Cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, sự đồng thuận này dựa trên nền tảng văn hóa. Trong tư tưởng Nho giáo, an toàn và quyền lợi nhóm vượt lên trên quyền cá nhân. Người Việt chấp nhận cách ly hai tuần trong doanh trại cách nhà 30 km bởi sự hy sinh đó được coi là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng", ông viết.Cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam trả lời VnExpress sau khi được công bố khỏi bệnh hôm 10/4. Video: Thế Quỳnh.Từ Việt Nam, vị cựu đại sứ so sánh với sự chủ quan của các nước phương Tây trước đại dịch này và kết luận: "Với lối suy nghĩ ấy, những "giá trị" đó đã giúp Covid-19 lan khắp châu Âu". Tương lai sẽ cho thấy liệu biện pháp của Việt Nam và hàng xóm của họ có hiệu quả hơn các biện pháp ở châu Âu hay không. Nhưng đến nay, họ vẫn đang nhắc nhở cho chúng ta một bài học xưa cũ rằng trước nghịch cảnh, một tập thể gắn kết, kỷ luật và, nếu có thể, được điều hành tốt, luôn hoạt động hiệu quả hơn tập hợp những cá nhân tự trị và đối nghịch với chính quyền. Một bài học vĩnh cửu. Nhìn nhận một cách khách quan, trong hầu hết lĩnh vực, trật tự và kỷ luật tập thể đem tới kết quả tốt hơn chủ nghĩa cá nhân của phương Tây.Từ câu chuyện chống dịch, ông Jean-Noël Poirier mở rộng vấn đề và cho rằng, nếu người Pháp không tìm được sự hài hòa giữa ý thức tập thể và không gian cá nhân họ "sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhìn các nước Nho giáo tiếp tục vượt lên trong mọi lĩnh vực"."Trải qua 17 ngày trong bệnh viện và ba lần xét nghiệm âm tính, tôi rời bệnh viện, trở về nhà để tiếp tục nửa tháng cách ly nghiêm ngặt, không được rời khỏi căn hộ. Các cơ quan y tế đã phát hiện một số ca dương tính trở lại sau khi âm tính nên đưa ra yêu cầu cách ly mới đối với tất cả các bệnh nhân đã khỏi. Chính quyền Việt Nam không muốn liều lĩnh. Một lần nữa, việc bảo vệ tập thể được ưu tiên hơn tự do cá nhân. Một lựa chọn được cả xã hội Việt Nam ủng hộ nhưng không thể tưởng tượng nổi ở xã hội chúng ta", cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam kết thúc bài viết của mình. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Sat 18 Apr 2020, 07:24 | |
| Sáng nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV6h ngày 18/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV. Tổng số ca nhiễm 268, trong đó 198 người đã khỏi.Như vậy 48 giờ qua không thêm ca nhiễm mới, 27 người xuất viện. 70 bệnh nhân đang điều trị tại 12 cơ sở y tế gồm 66 người Việt Nam và 4 người nước ngoài, đa số sức khoẻ ổn định. 13 ca xét nghiệm âm tính lần một, 4 ca âm tính lần hai.Hạ Lôi vẫn là ổ dịch mới và lớn nhất hiện nay với 13 ca. Ba ngày nay thôn này không xuất hiện thêm ca mới. Hà Giang ghi nhận ca nhiễm đầu tiên - "bệnh nhân 268" hôm 16/4, đến nay cũng chưa phát hiện thêm ca nhiễm nào.Hơn 69.000 người đang được cách ly, trong đó tại bệnh viện 324 người, tại cơ sở tập trung hơn 11.500 người, số còn lại cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú. Bác sĩ xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của những người nghi ngờ nhiễm nCoV, tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.Nhiều tỉnh đã sạch bóng nCoV như Trà Vinh, Bình Thuận, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Cần Thơ, Quảng Nam, Khánh Hòa, Hải Dương, Bắc Ninh, Bến Tre, Quảng Ninh. Theo dõi dịch Covid-19(18/4/2020) Cập nhật 6h51 Thế giới :Nhiễm bệnh 2,248,037Tử vong 154,126Bình phục 570,774Trong đó :Mỹ : Nhiễm bệnh 709,201 Tử vong 37,135Tây Ban Nha : Nhiễm 190,839 Tử vong 20,002Italy : Nhiễm 172,434 Tử vong 22,745Pháp : Nhiễm 147,969 Tử vong 18,681Đức : Nhiễm 141,397 Tử vong 4,352Anh : Nhiễm bệnh 108,692 Tử vong 14,576Trung Quốc : Nhiễm 82,692 Tử vong 4,632 @Iran : Nhiễm bệnh 79,494 Tử vong 4,958 @Thổ Nhĩ Kỳ : 78,546 Tử vong 1,769 Việt Nam : Nhiễm bệnh 268 Đang điều trị 70 Khỏi 198 không người chết |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Sat 18 Apr 2020, 07:29 | |
| Chuyên gia Mỹ: Ấn tượng với Việt Nam đối phó Covid-19Ravina Kullar, tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm Mỹ, xếp Việt Nam bên cạnh nước kiểm soát thành công Covid-19 Hàn Quốc vì ca nhiễm thấp và không có người chết."Việt Nam không ghi nhận ca tử vong nào do nhiễm nCoV, khi cuộc chiến chống Covid-19 đã bước sang tháng thứ 4. Đó là điều rất ấn tượng", Tiến sĩ Ravina Kullar, chuyên về các bệnh truyền nhiễm, Đại học California, Mỹ, nói với VnExpress.Ngày 17/4, tổng số ca nhiễm nCoV ở Việt Nam là 268, không có người thiệt mạng do dịch, 177 người đã hồi phục.Kullar khẳng định Việt Nam có nhiều điểm chung với các nước được coi là thành công trong kiểm soát Covid-19 ở châu Á như Hàn Quốc, Singapore (ở giai đoạn đầu). Các nước này đều cách ly triệt để người nhiễm và nghi nghiễm, truy dấu và xét nghiệm tất cả những người liên quan. Chính phủ truyền đi thông điệp trung thực, thẳng thắn tới công chúng. Các y bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai vui mừng khi nơi này được dỡ lệnh phong toả ngày 12/4. Ảnh: Giang Huy.So sánh tình hình ở Việt Nam với Pháp, hai nơi phát hiện ca nhiễm đầu tiên cùng thời điểm (lần lượt là 23/1 và 24/1), Tiến sĩ Kullar nói có sự khác biệt rất lớn, khi Pháp hiện ghi nhận gần 148.000 người nhiễm và hơn 17.000 người thiệt mạng. "Sự chênh lệch lớn về các con số của Việt Nam và Pháp cho thấy kết quả khác nhau của một nước chủ động chặn dịch sớm, nhanh và nghiêm ngặt, còn nước kia thiếu sự chuẩn bị từ đầu", Kullar nói.Kullar cho biết Việt Nam đã thiết lập các biện pháp ngăn Covid-19 ngay từ khi dịch bùng phát chủ yếu trong Trung Quốc, chưa lan ra bên ngoài. Không lâu sau khi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi đầu tiên phát hiện nCoV, Việt Nam đã tuyên bố phong toả vào ngày 23/1 và ráo riết công bố các kế hoạch chặn dịch trên phạm vi toàn quốc. Ngày 28/1, Việt Nam thông báo lập đội phản ứng nhanh chống Covid-19, do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu. Các địa phương được đề nghị phát hiện sớm các ca nhiễm, cách ly triệt để, theo dõi người nghi nhiễm. Hệ thống bệnh viện trung ương, địa phương, quân đội, công an sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân khi cần thiết và khử trùng, tẩy độc tại các cửa khẩu. Sau đó, Việt Nam dừng các chuyến bay từ Trung Quốc, cấm đi lại qua lối mòn, lối mở ở biên giới, tăng cường đo thân nhiệt ở các sân bay lớn. Lãnh đạo Việt Nam cũng yêu cầu người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng nCoV, dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa khuyến cáo dùng, lập nhiều khu cách ly tập trung, hạn chế từng phần nhập cảnh với người nước ngoài.Việt Nam đóng cửa các trường học từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngưng các hoạt động kinh doanh không thuộc danh mục thiết yếu, cấm tập trung đông người, dừng các lễ hội, công chức, người lao động được yêu cầu làm việc tại nhà. Theo Kullar, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức công bố cách ly toàn xã hội từ đầu tháng 4, Việt Nam thực tế đã ngưng nhiều hoạt động từ hai tháng trước đó. Việt Nam đã huy động các nguồn lực có sẵn để tránh tình trạng quá tải với hệ thống y tế, có thể gây phí tổn lớn về tài chính. Hà Nội phản ứng với Covid-19 đúng như cách đã thực hiện để ngăn chặn dịch SARS năm 2002 và cúm H1N1 năm 2009."Có rất ít quốc gia thực hiện chính sách ngăn Covi-19 từ sớm như Việt Nam", Kullar nói. Tại Mỹ, Kullar cho biết người dân đã chờ đợi phản ứng của chính phủ khi dịch lan rộng ra ngoài Trung Quốc, ca nhiễm tăng cao và tăng nhanh ở châu Âu. Đến đầu tháng 4, chính quyền mới khuyến khích người dân mang khẩu trang để phòng bệnh. Hiện Mỹ trở thành vùng chết chóc nhất thế giới khi số người tử vong do nCoV vượt 34.000, trong số gần 700.000 ca nhiễm. Kullar miêu tả chính phủ Mỹ đã chần chừ hành động cho đến khi tình hình trở nên "quá muộn". Bà cho rằng dân số Mỹ cao hơn nhiều so với Việt Nam nhưng cách Hà Nội kiềm chế dịch từ sớm thực sự là chính sách đúng đắn. Nhắc đến nguy cơ có thêm ca nhiễm liên quan đến bệnh viện Bạch Mai, sau khi Việt Nam phát hiện bệnh nhân 243 (ở thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh) là ca thứ 45 từ đây, Kullar cho rằng thông báo của Bộ Y tế yêu cầu người dân báo cáo và tự cách ly là phù hợp. Bà thừa nhận việc truy dấu người nghi nhiễm không để lại thông tin cá nhân (thẻ tín dụng, điện thoại di dộng) khi đến bệnh viện rất khó khăn."Với Covid-19, mỗi ngày đều là trạng thái chờ đợi. Chính phủ cần chuẩn bị cho tình huống các ca nhiễm tăng vọt và cách ứng phó với nó", Kullar nói. Khi số lượng người nhiễm ở Đông Nam Á tăng cao, vượt 22.000 ca, Kullar đánh giá đây có thể là "đợt sóng Covid-19 thứ ba" mà Việt Nam phải đối diện, sau hai đợt sóng trước đó từ Trung Quốc và châu Âu. Kullar tin rằng Việt Nam có thể kiểm soát được tình hình nếu duy trì lệnh cấm đi lại với các nước ở khu vực. Bà nhận định Việt Nam đang ở gần thời điểm "làm phẳng đường cong" và nên duy trì các biện pháp chặn dịch hiện nay.Kullar cho rằng các nước nên thực hiện dần dần dỡ bỏ lệnh hạn chế do Covid-19. Một số ngành kinh doanh mặt hàng không thiết yếu có thể mở trở lại, đồng thời vẫn duy trì cách biệt cộng đồng. Nhiều quốc gia đang sốt ruột muốn khôi phục các hoạt động do nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng theo bà, thế giới sẽ không trở lại trạng thái bình thường trong vài tháng tới. Việt Nam có thể cần thời gian hạn chế giống như Vũ Hán, 76 ngày hoặc hơn. "Nếu các hoạt động được mở lại cùng lúc, nguy cơ sẽ có một đợt bùng phát mới", Kullar nói. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Sat 18 Apr 2020, 07:31 | |
| Thứ tư, 15/4/2020, 20:37 (GMT+7)Quan chức Mỹ: Việt Nam ứng phó mạnh mẽ trước Covid-19Người đứng đầu nhóm công tác quốc tế chống Covid-19 của Mỹ đánh giá cao chiến dịch đối phó dịch của Việt Nam trong số các nước ASEAN."Có nhiều yếu tố giúp Việt Nam có ít ca nhiễm nCoV, chắc chắn liên quan đến cách ứng phó. Tôi cho rằng Việt Nam đã có phản ứng rất mạnh mẽ để chống dịch", Tiến sĩ Barbara Marston, Phụ trách Nhóm Công tác quốc tế đối phó COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nói trong họp báo qua điện thoại ngày 15/4 với phóng viên các nước Đông Nam Á.Marston trả lời câu hỏi về nguyên nhân khiến số người nhiễm nCoV ở Việt Nam thấp hơn so với các nước láng giềng. Đến ngày 15/4, Việt Nam ghi nhận 267 ca nhiễm, trong đó 171 người đã hồi phục và không có ca tử vong. Trong khi đó, một số nước trong ASEAN như Philippines, Indonesia, Malaysia báo cáo hơn 5.000 ca nhiễm và hàng chục, hàng trăm ca tử vong. Tổng số ca nhiễm nCoV ở các nước Đông Nam Á vượt 22.000.Từ khi Covid-19 xuất hiện, Việt Nam thực hiện một loạt biện pháp chặn dịch gồm kiểm tra y tế tại các cửa khẩu với Trung Quốc và các nước láng giềng, truy dấu, khoanh vùng và cách ly tập trung những người nghi nhiễm, điều trị tích cực cho những người nhiễm bệnh, đóng cửa trường học, dừng các hoạt động tập trung đông người, hạn chế nhập cảnh từng phần với người nước ngoài, áp dụng cách ly toàn xã hội từ 1/4. Người dân Hạ Lôi lấy mẫu xét nghiệm hôm 10/4. Ảnh: Giang Huy.Tiến sĩ John MacArthur, Giám đốc CDC tại Đông Nam Á, cho rằng Việt Nam cam kết chính trị ở mức cao nhất từ sớm trong chiến lược chống Covid-19. Cam kết đó được thống nhất từ trung ương đến địa phương, dẫn tới cách tiếp cận mang tính tổng thể. Không riêng Bộ Y tế Việt Nam chịu trách nhiệm chặn dịch. Việt Nam cũng tích cực lắng nghe ý kiến chuyên môn của các chuyên gia từ CDC, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức khác. Việt Nam cũng đưa ra các hướng dẫn phòng chống dịch dựa trên tình hình thực tế của mình, chuyển đổi các hướng dẫn quốc tế cho phù hợp với diễn biến trong nước. Việt Nam nêu bật được tầm quan trọng của các hệ thống chăm sóc y tế công, đầu tư cho các phòng thí nghiệm, xây dựng hệ thống truy dấu để phát hiện ca nghi nhiễm.Qua trao đổi với các đồng nghiệp trong CDC tại Việt Nam, MacArthur khẳng định các số liệu của Việt Nam là chính xác. Chính phủ Việt Nam làm tốt công tác chống dịch."Chúng ta đang chứng kiến thành công ở Việt Nam trong ngăn chặn Covid-19", ông nói. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 Sat 18 Apr 2020, 19:35 | |
| Chiều nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV18h ngày 18/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV. Tổng số ca nhiễm 268, trong đó 201 người đã khỏi.Như vậy, hôm nay không thêm ca nhiễm mới, ba người xuất viện, 67 người đang điều trị.Hôm qua cũng không ghi nhận thêm ca nhiễm mới.Các bệnh nhân đang điều trị đa số sức khỏe ổn định. 14 ca xét nghiệm âm tính lần một, 5 ca âm tính lần hai.Gần 63.000 người đang được cách ly, trong đó tại bệnh viện 279 người, tại cơ sở tập trung hơn 11.300 người, số còn lại cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.Khai trương nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, sáng 18/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tất cả bệnh nhân Covid-19 nặng đều được những chuyên gia đầu ngành hội chẩn trực tuyến thường xuyên tại Trung tâm Quản lý điều hành đặt tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh. Đến nay, tất cả bệnh nhân nặng đều đã qua cơn nguy kịch. Sức khỏe "bệnh nhân 91" - phi công Vietnam Airlines, nhiều tiến triển, tri giác và tình trạng đông máu cải thiện. Theo Thứ trưởng Long, bệnh nhân thoát nguy kịch "nhờ các cuộc hội chẩn trực tuyến thường xuyên của những chuyên gia đầu ngành"."Với những nỗ lực trong điều trị, hiện Việt Nam là một trong hai quốc gia ghi nhận trên 200 ca Covid-19 nhưng chưa có trường hợp nào tử vong", Thứ trưởng Y tế nói. Nước còn lại là Reunion, 402 ca nhiễm. Kiểm tra thân nhiệt, lấy mãu xét nghiệm nhanh cho tiểu thương chợ Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.Theo dõi dịch Covid-19(18/4/2020) Cập nhật 19h16Thế giới :Nhiễm bệnh 2,266,755Tử vong 155,062Bình phục 581,878Trong đó :Mỹ : Nhiễm bệnh 710,272 Tử vong 37,175Tây Ban Nha : Nhiễm 191,726 Tử vong 20,043Italy : Nhiễm 172,434 Tử vong 22,745 @Pháp : Nhiễm 147,969 Tử vong 18,681 @Đức : Nhiễm 141,397 Tử vong 4,352 @Anh : Nhiễm bệnh 108,692 Tử vong 14,576 @Trung Quốc : Nhiễm 82,719 Tử vong 4,632 Iran : Nhiễm bệnh 80,868 Tử vong 5,031Thổ Nhĩ Kỳ : 78,546 Tử vong 1,769 @Việt Nam : Nhiễm bệnh 268 Đang điều trị 67 Khỏi 201 không người chết |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 11 trong tổng số 22 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 16 ... 22 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |