Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 12 ... 22  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Thu 26 Mar 2020, 19:21

Thứ năm, 26/3/2020, 14:05 (GMT+7)
Những người đón hàng nghìn khách từ vùng dịch

Đặng Đông Giang chính là người đầu tiên gõ cửa những chuyến bay đón người Việt về từ vùng dịch. Khi mới nhận nhiệm vụ, anh rất hoang mang.

Nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất này phải tiếp xúc trực tiếp với hành khách từ vùng dịch, dẫn họ từ máy bay đến khu sân đỗ riêng trong Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn. Anh chưa từng nhận một nhiệm vụ kỹ thuật vừa đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của quốc tế về y tế, vừa nhiều rủi ro về sức khỏe.
Trước đây, anh Giang có thời gian rèn luyện trong quân đội nên coi phòng chống Covid-19 cũng như một mặt trận bảo vệ Tổ quốc. Anh không cho phép bản thân mất bình tĩnh quá lâu trước nhiệm vụ mới. "Đã cầm súng bảo vệ biên cương, mình không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Bởi xét cho cùng, đây cũng là một mặt trận và mình là một người lính", anh nói.
Cán bộ y tế cũng như cấp trên đã trang bị kiến thức và thiết bị bảo hộ đầy đủ, đảm bảo an toàn tối đa cho nhân viên sân bay. Do đó, khó khăn với anh Giang không phải quy trình hay biện pháp bảo vệ bản thân, mà làm sao để trấn an tâm lý đồng đội của mình.
"Nhân viên có nhiều người khi đón chuyến bay từ Vũ Hán nói với tôi rằng: 'Em còn trẻ, em chưa muốn chết. Đây là đầu tiên em làm chuyện này'. Tôi đáp: 'Đây cũng là lần đầu tiên anh làm, nếu mình không làm thì ai sẽ làm, lấy ai đón đồng bào về? Em hãy suy nghĩ, nếu đây là người nhà, em có đón chuyến không?'", anh hồi tưởng.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 San-bay-Van-Don-Covid-19-7750-1585044562
Mỗi nhân viên được trang bị hai bao tay, hai khẩu trang và quần áo bảo hộ. Quy trình mặc, tháo bất cứ vật dụng nào hay sát khuẩn, khử trùng sau mỗi lần tiếp đón đều rất quan trọng. Ảnh: NVCC.
Không chỉ anh Giang, cả đội cùng động viên nhau vượt qua rào cản về tâm lý ban đầu, để hoàn thành công việc. Từ tâm thế lo lắng, có phần sợ hãi, họ ngày càng hoàn thiện quy trình đón chuyến bay và chuyên nghiệp hơn. 
Khi mở cửa những máy bay đưa khách Việt về tránh dịch, thấy mọi người an toàn, anh Giang rất xúc động. "Tôi hiểu họ đã rất khó khăn khi phải sống giữa tâm dịch, đối diện với hiểm nguy bệnh tật, chết chóc. Nên khi họ vừa đặt chân về đất mẹ, tôi là người Việt Nam đầu tiên họ gặp, nên phải hân hoan, vui tươi chào đón, dành cho họ những tình cảm đẹp đẽ nhất", anh tự hào nói về công việc của mình.
Nguyễn Hoàng Mỹ, Trưởng phòng An ninh hàng không thuộc Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, cũng trực tiếp tham gia đón tiếp những chuyến bay giải cứu người Việt giữa đại dịch. 

Làm trong ngành hàng không 13 năm, đây là lần đầu tiên anh Mỹ bắt gặp những hình ảnh thực sự xúc động. Ví dụ, một nữ nhân viên của phòng an ninh vừa vệ sinh khử khuẩn sau khi đón tiếp một đoàn bay. Xong việc, cô đang ăn dở ổ bánh mỳ thì nghe tin có một em bé sơ sinh đi cùng người thân lớn tuổi mà không có bố mẹ về. Nữ nhân viên này liền mặc đồ bảo hộ, thay khẩu trang, găng tay mới, và nhanh chóng đến hiện trường để chăm sóc và cho em bé uống sữa.
"Tôi thấy đó là tấm gương, là sự hết mình vì công việc, vì đồng bào của người trẻ. Dù cô ấy không thấy có gì bất thường, nhưng  nam giới chúng tôi xem đấy là một hình ảnh khó quên trong những ngày này", anh Mỹ tâm sự.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 San-bay-Van-Don-Covid-19-nCoV-1511-1585044562
Ngày 16/3, 3 chuyến bay đặc biệt chở đồng bào từ Anh, Pháp, Đức liên tiếp đáp xuống sân bay Vân Đồn. Ảnh: NVCC.
Đồng cảm nhận, Ngô Thanh Tùng, nhân viên nam duy nhất trong tổ phục vụ hành khách, tuy không thực hiện đón tiếp tất cả các chuyến bay giải cứu người Việt từ vùng dịch, anh nhận thấy lần nào làm nhiệm vụ cũng rất đặc biệt.
Khi dịch bệnh hoành hành tại Trung Quốc, anh Tùng được phân công đón hành khách từ Vũ Hán. Tiếp đó là chuyến bay đặc biệt từ Incheon về khi Hàn Quốc trở thành ổ dịch lớn thứ hai châu Á, và chuyến từ London (Anh), Paris (Pháp) và Frankfurt (Đức) khi dịch bùng phát tại châu Âu.
Lên mạng xã hội để theo dõi, anh thấy nhiều phản ứng, hành xử trái chiều về các chuyến bay đưa người Việt về nước. Nhưng anh nhận định rằng, nhờ có những chuyến bay đặc biệt này, bản thân mới cảm nhận được tình quê hương của những người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài, họ tha thiết mong về đất mẹ ra sao.
"Có những hành khách vì niềm vui trở về đã quên cả hành lý mang theo. Chúng tôi đã liên hệ để trao lại hành lý và họ đã nói những lời cảm ơn khiến chúng tôi rất xúc động", nam nhân viên chia sẻ.

[/center]
Anh còn nhớ cả những em bé sơ sinh trở về với người thân, không có bố mẹ bên cạnh  trên chuyến bay giải cứu công dân từ Hàn Quốc. Bố mẹ của các em nhỏ phải ở lại nước ngoài vì mưu sinh. "Khi nhìn những ánh mắt trẻ thơ như vậy, tôi lại càng cố gắng thực hiện công việc nhanh chóng hơn, để các cháu bé có thể sớm đến khu cách ly an toàn và được chăm sóc tốt hơn", anh nói.
"Trải qua những lần tác nghiệp, chúng tôi thực sự đã chiến thắng nỗi sợ, và làm việc vui vẻ hơn", anh Tùng bày tỏ.
Nhân viên mặt đất này cho rằng nhiều đồng nghiệp có thể còn gặp khó khăn, vất vả hơn mình: "Có những hôm họ đã hoàn thành nhiệm vụ, lên xe trở về nhà nhưng khi được báo có chuyến bay sắp hạ cánh họ lập tức trở lại sân bay. Tuy nhiên, khi  vào vị trí làm việc, chuyến bay lại bị hoãn. Mọi sự thay đổi đó, chúng tôi đều biết là tình huống cấp bách, và chấp nhận như lẽ tất yếu".
Từ đầu tháng 2 đến 23/3, sân bay quốc tế Vân Đồn đã đón 24 chuyến bay từ các vùng dịch trên thế giới, với tổng số 3.526 hành khách. Nhận định về công tác đón các chuyến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu về Việt Nam, ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cho rằng quy trình sân bay đang triển khai hoàn toàn tối ưu để tránh lây nhiễm chéo cho nhân viên và hành khách.
Hiện quy trình đón hành khách từ vùng dịch được thực hiện tại sân đỗ máy bay ngoài trời - môi trường thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo và không làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhà ga. Xe bus lần lượt chở các hành khách từ bãi đỗ xa vào làm thủ tục: kiểm tra thân nhiệt, hoàn thành tờ khai y tế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, lấy hành lý để lên các xe quân sự chở thẳng đến các khu vực cách ly. Ngay cả chi tiết nhỏ nhất như không cho khách dừng dọc đường đi toilet cũng được tính toán, sân bay phải làm toilet di động cho khách sử dụng... 

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 San-bay-Van-Don-nCoV-Covid-19-7635-1585044562
Thời gian làm thủ tục mỗi chuyến bay chỉ khoảng một tiếng là hoàn tất, sau đó máy bay và toàn bộ trang thiết bị sẽ được khử trùng, rác thải nguy hại được xử lý. Ảnh: NVCC.
Nếu có hai chuyến bay đến cùng một lúc, nhân viên mặt đất dựa trên nguyên tắc xong chuyến này mới tiếp chuyến kia, để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các chuyến. Quy trình ngày càng được tối ưu hoá, nên gần đây sân bay đã đón liên tiếp ba chuyến bay về từ châu Âu và chỉ mất khoảng hai tiếng để giải quyết xong mọi thủ tục.
"Điều tôi mong muốn lớn nhất để thực hiện các chuyến bay tốt hơn đó là làm sao có lịch bay cụ thể và sớm nhất có thể, để việc chuẩn bị dễ dàng hơn, tránh đột xuất vì hầu hết các lực lượng ở xa sân bay. Khi thông báo gấp thì tập trung lực lượng rất khó", ông Sáu mong mỏi.
Bảo Ngọc
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Fri 27 Mar 2020, 06:48

Thứ năm, 26/3/2020, 20:49 (GMT+7)
Ba bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng khỏi bệnh

Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng Lê Đức Nhân tối 26/3 tuyên bố hai bệnh nhân người Anh cùng nữ nhân viên siêu thị bị lây nhiễm từ họ, đã khỏi bệnh.

"Ba bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện, theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế", bác sĩ Nhân cho biết.

Cả ba có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV 3 lần liên tiếp.

Dự kiến ba bệnh nhân xuất viện vào 10h ngày 27/3, được trao giấy chứng nhận đảm bảo các tiêu chuẩn sức khỏe. Bệnh viện không tổ chức tặng hoa cho bệnh nhân. Sau khi ra viện, ba người sẽ tiếp tục phải cách ly 14 ngày.

Bác sĩ Nhân nói, nữ nhân viên là người Đà Nẵng nên sẽ cách ly tại nhà dưới sự giám sát của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đà Nẵng. Hai người Anh cách ly tập trung ở khách sạn, khi Lãnh sự quán Anh hoàn tất thủ tục sẽ cho họ về nước.

Hai du khách người Anh là "bệnh nhân 22 và "bệnh nhân 23" được Bộ Y tế công bố mắc Covid-19 ngày 8/3. Họ nhập cảnh trên chuyến bay VN54 ngày 2/3 - chuyến bay này có ít nhất 16 hành khách nhiễm nCoV gồm 15 người ghi nhận ở Việt Nam và một tại Campuchia. Trong số hành khách nhiễm có 3 người Việt là "bệnh nhân 17" Nguyễn Hồng Nhung, "bệnh nhân 21" Nguyễn Quang Thuấn và một nữ tiếp viên hàng không.

Hai người Anh sau khi nhập cảnh đã di chuyển tham quan nhiều nơi, đến Đà Nẵng du lịch. Khi ấy họ chưa biết mình bị nhiễm virus. Tại Đà Nẵng họ vào siêu thị Điện Máy Xanh, trao đổi với những người bán hàng và lây cho một nữ nhân viên. Cô gái này ngày 10/3 được Bộ Y tế ghi nhận là "bệnh nhân 35".

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Bv-7758-1585228277_r_460x0
Khu cách ly điều trị các ca dương tính Covid-19 ở Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, phác đồ điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tuân thủ tuyệt đối các quy trình, phác đồ của Bộ Y tế. Thêm vào đó, bệnh viện phải đảm bảo khử khuẩn, tránh lây nhiễm chéo cho đội ngũ y bác sĩ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
"Virus này rất đặc biệt là khả năng lây nhiễm cao, nên việc phòng hộ cá nhân và các quy trình điều trị phải tuân thủ một cách chặt chẽ. Bệnh viện đã ban hành 15 quy trình điều trị chi tiết để các y bác sĩ thực hiện", bác sĩ Nhân chia sẻ.
Theo bác sĩ Nhân, bệnh viện thành công khi điều trị ba ca đầu tiên nhờ việc chủ động và đầu tư ngay từ đầu. Tuy nhiên dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp, nhiều nước tiên tiến về y khoa đang phải đối diện với nhiều ca bệnh tử vong, nên "phải cố gắng hết sức vì mọi vấn đề đang ở phía trước", bác sĩ Nhân nói.
Đà Nẵng hiện ghi nhận 6 ca Covid-19. Ba bệnh nhân còn lại, gồm một người Mỹ về Đà Nẵng thăm vợ con và hai người Việt từ nước ngoài về nước. Bác sĩ Nhân cho biết ba bệnh nhân này không còn diễn biến nặng, đã hết sốt và không có triệu chứng suy hô hấp. Tuần tới, bệnh viện sẽ lấy mẫu xét nghiệm.
Ba bệnh nhân tại Đà Nẵng khỏi bệnh nâng số ca khỏi bệnh ở Việt Nam lên 20. Trong số này, 16 bệnh nhân khỏi bệnh từ tháng 2, một người ra viện hôm 20/3. Đến tối 26/3, tổng cộng 153 ca Covid-19 cả nước.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Fri 27 Mar 2020, 07:19

Thứ sáu, 27/3/2020, 06:39 (GMT+7)
Hơn 500.000 người nhiễm nCoV toàn cầu

Số người nhiễm nCoV tiếp tục tăng mạnh tại Mỹ, Italy và Tây Ban Nha, nâng số người mắc Covid-19 trên thế giới lên 529.148.
Covid-19 xuất hiện ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc và Italy để trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới.
Mỹ ghi nhận thêm 14.933 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, nâng số ca nhiễm trên cả nước lên 83.144. Nước này cũng ghi nhận thêm 174 người chết, nâng số ca tử vong lên 1.201. New York, Washington và California là ba bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi số ca nhiễm tại các bang và thành phố khác cũng tăng lên nhanh chóng.
Italy, vùng dịch lớn thứ ba thế giới và thứ nhất châu Âu, ghi nhận 712 ca tử vong mới, cao hơn mức tăng 683 ca một ngày trước đó. Tổng cộng Italy báo cáo 80.589 ca nhiễm và 8.215 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong là 10%, cao hơn hai lần trung bình toàn cầu 4,6%.
Tây Ban Nha vẫn là vùng dịch lớn thứ hai châu Âu với 57.786 ca nhiễm và 4.365 người chết, tăng lần lượt 8.271 và 718 ca so với một ngày trước đó. Tình hình dịch tại Tây Ban Nha chưa có dấu hiệu giảm nhiệt,dù chính quyền đã phong tỏa toàn quốc từ ngày 14/3. Các quan chức cảnh báo tình hình sẽ đặc biệt tồi tệ trong tuần này.
Đức ghi nhận thêm 6.615 ca nhiễm và 61 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt là 43.938 và 267. Bộ Y tế Đức cho biết đã thực hiện nhiều xét nghiệm và người nhiễm tại nước này khá trẻ, nhưng cảnh báo không nên quá chú ý đến tỷ lệ tử vong 0,5% vì tình hình có thể thay đổi.
Iran là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục, với 29.406  người nhiễm và 2.234 ca tử vong. Chính phủ Iran kêu gọi người dân ở nhà và tránh xa nơi công cộng. Tổng thống Hassan Rouhani cho biết Iran sẽ ngăn chặn dịch bệnh trong hai tuần, thêm rằng các biện pháp tiếp theo đã được thực hiện để giảm bớt tác động kinh tế của đại dịch đối với người dân có thu nhập thấp.
Trung Quốc Hàn Quốc chưa công bố số liệu.
Tại Đông Nam Á, Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 2.031 ca nhiễm và 23 người chết.
Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 78 người chết trong 893 người nhiễm. Tỷ lệ tử vong là 8,7%, thuộc hàng cao nhất thế giới. Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ số ca dương tính được phát hiện quá ít, tỷ lệ này sẽ giảm dần khi càng có nhiều người được xét nghiệm và điều trị.

Tổng cộng thế giới ghi nhận 529.148 người nhiễm nCoV, trong đó 23.968 người đã chết. 123.380 người, tức 23% số ca nhiễm, đã bình phục.
Vũ Anh (Theo AFP, Worldometer)
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Sat 28 Mar 2020, 07:47

Diễn biến nCoV :
Tính đến sáng nay 28/3/2020
Việt Nam có 169 người nhiễm; 27 người đã khỏi; không có người chết
Thế giới 594.377 người nhiễm 133.006 đã khỏi; 27.250 người chết
Cụ thể các nước (chỉ tính nước nhiễm > 1000 ngươi.
[th]               Nhiễm    [/th][th]      Tử vong    [/th]
Mỹ102.4641.607
Italy86.4989.134
Trung Quốc81.3943.295
Tây Ban Nha65.7195.138
Đức50.871351
Pháp32.9641.995
Iran32.3322.378
Anh14.543759
Thụy Sỹ12.928231
Hàn Quốc9.332139
Hà Lan8.603546
Áo7.69758
Bỉ7.284289
Thổ Nhĩ Kỳ5.69892
Canada4.75755
Bồ Đào Nha4.26876
Na Uy3.77119
Brazil3.41792
Australia3.18013
Thụy Điển3.069105
Israel3.03512
Czech2.2799
Malaysia2.16126
Ireland2.12122
Đan Mạch2.04652
Ecuador1.62741
Chile1.6105
Luxembourg1.60515
Nhật Bản1.49949
Ba Lan1.38916
Pakistan1.37311
Romania1.29226
Nam Phi1.1701
Thái Lan1.1365
Saudi Arabia1.1043
Indonesia1.04687
Phần Lan1.0417
Nga1.0364
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Sat 28 Mar 2020, 09:53

Thứ tư, 25/3/2020, 02:08 (GMT+7)


Tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân nặng
Bộ Y tế ưu tiên thiết bị và nguồn nhân lực y tế để tập trung điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng.


Chiều 24/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có buổi làm việc đột xuất tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở Đông Anh, Hà Nội.

Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết tại buổi họp, nhiều cơ sở điều trị đề xuất mua máy thở, ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể) nhưng Bộ Y tế chưa duyệt vì những cơ sở đó chưa điều trị cho các bệnh nhân nặng.

"Bệnh nhân nặng nhất đều ở đây", ông Khuê nói. Vì vậy số thiết bị máy móc, nguồn lực, kinh phí cần để dành cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và 3 bệnh viện khác gồm Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy được giao điều trị các bệnh nhân nặng.

"Phải tập trung đội ngũ giỏi nhất, thiết bị hiện đại nhất và cơ sở vật chất tốt nhất điều trị cho người bệnh", ông Sơn nói.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 46 bệnh nhân dương tính và cách ly 348 trường hợp nghi nhiễm. Thứ trưởng Sơn cho rằng cần sàng lọc, giảm bớt số trường hợp cách ly để bệnh viện tập trung chữa bệnh cho các bệnh nhân dương tính và có triệu chứng lâm sàng.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 PHAM0740ok-2166-1585058947
Thứ trưởng Bộ Y tế thăm "bệnh nhân 86" tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chiều 24/3. Ảnh: Ngọc Thành.

Ngoài ra, bệnh viện cũng cần tăng cường khả năng xét nghiệm. Vì vậy bệnh viện cần đánh giá lại nhu cầu, số lượng bộ xét nghiệm, máy móc để báo cáo Bộ Y tế.

Cuộc chiến với Covid-19 tại Việt Nam đã kéo dài hơn 2 tháng. Là một trong những cơ sở tuyến đầu điều trị Covid-19, áp lực của các y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nặng nề hơn.

"Đã chiến đấu hơn 2 tháng rồi, một số nhân viên y tế cũng mệt mỏi", Thứ trưởng Sơn nói.

Vì vậy, ông yêu cầu bệnh viện xây dựng kế hoạch điều động nhân sự, luân chuyển cán bộ phù hợp, tránh để một nhóm bác sĩ làm việc vất vả dẫn đến sai sót trong kiểm soát nhiễm khuẩn.

Bệnh viện có thể bố trí một khu riêng để nhân viên y tế nghỉ ngơi, sinh hoạt đồng thời cách ly trong thời gian chống dịch căng thẳng.

Chi Lê
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Sat 28 Mar 2020, 13:01

Anh bộ đội không ai biết mặt trong khu cách ly
Hà Nội“Dậy lấy cơm các đồng chí ơi!”, tiếng gọi của anh bộ đội khiến Ngọc Ánh tỉnh giấc và nhớ ra "Mình đang ở trong khu cách ly. Về nhà an toàn rồi".


Cô nữ sinh 23 tuổi, quê Quảng Bình, tung chăn vùng dậy, nhìn xung quanh thấy ba người bạn cùng chuyến bay từ Berlin về cũng lục đục kéo nhau dậy. Ngọc Ánh mỉm cười rồi bước vào khu vệ sinh, lùa dòng nước mát lạnh vào mặt.

Mười lăm phút sau, bữa sáng đầu tiên được anh bộ đội dáng người nhỏ bé, mặc đồ bảo hộ kín mít mang đến tận phòng. Gần hai năm mới trở về Việt Nam, cô và các bạn cùng phòng được đãi món bánh mì kẹp thịt.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Chien-si-1-5683-1585318689
Chiến sĩ phụ trách tầng 9 khu cách ly của Đặng Ngọc Ánh đang kiểm tra thân nhiệt của mọi người. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) đang đón nhận hơn 1.800 người từ nước ngoài bay về Việt Nam tránh cơn bão Covid-19. Cũng giống như các tầng khác, tầng 9 của Đặng Ngọc Ánh có một anh chiến sĩ trẻ phụ trách việc hậu cần. Không ai biết cụ thể công việc của anh, nhưng những thứ liên quan đến người cách ly như vận chuyển đồ tiếp tế của gia đình gửi vào, chuẩn bị đồ ăn ba bữa, mang nước sát khuẩn, khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt... đều do anh đảm nhiệm.

11 giờ trưa, người chiến sĩ lại gõ cửa từng phòng, gọi mọi người lấy đồ ăn, mọi người lập tức xúm lại hỏi về địa chỉ tòa nhà để nhận đồ tiếp tế, hỏi cách mua sim điện thoại, thậm chí chê phòng bẩn... khiến chàng trai trẻ trở nên luống cuống.

"Thôi đừng mang cháo đến nữa nhé. Bọn trẻ nhà tôi không ăn, vứt hết ở kia kìa", tiếng phàn nàn của một phụ nữ vang lên. Hai hộp cháo trên tay anh bộ đội bỗng rụt lại, ngượng ngùng: "Vâng, để cháu báo cáo lên cấp trên".

Những tiếng than vãn về thùng hàng tiếp tế chưa được nhận liên tiếp dội vào tai anh lính trẻ. Lời xin lỗi lại được thốt ra. Hà Nội giữa trưa tháng 3, trong bộ quần áo bảo hộ kín mít, mồ hôi chảy ròng ròng từ trán xuống mặt anh.

"Một mình phụ trách bao người. Làm vất vả thế, cả nhà nên thông cảm cho anh ấy", Ánh lên tiếng trước thái độ của một số người. Ba bạn cùng phòng cùng giơ ngón tay cái ủng hộ rồi chạy ra bê giúp anh thùng cơm nặng. Vừa bê thùng cơm, vừa xua tay từ chối sự giúp đỡ, miệng anh lính liên tục nói: "Không cần đâu các em, đây là nhiệm vụ của anh. Đang trong khu vực cách ly, tránh tiếp xúc nhiều người".

Phục vụ xong bữa trưa, anh đứng thở dốc. Mấy ngày nay, mỗi đêm anh chỉ được ngủ hai tiếng. Những đoàn người từ nước ngoài trở về, liên tiếp được chuyển vào khu cách ly, công việc hậu cần vì thế tăng gấp nhiều lần. Sau kính bảo hộ, đôi mắt nhiều ngày thiếu ngủ đỏ ngầu và khô rát.

10h đêm hôm đó, trong phòng Ánh có bạn đau họng. Năm phút sau anh bộ đội trẻ cùng một nữ bác sĩ xuất hiện với thiết bị y tế sẵn sàng. Sau khi có kết luận chỉ đau họng thông thường, anh bước ra hành lang, buông người xuống ghế, rút trong túi tập giấy khô lau mồ hôi trên mặt rồi thở hắt. "Nếu bọn mình không về Việt Nam, có khi anh ấy được ngủ thêm 15-20 phút nữa", Ánh nói với các bạn.

Tối ngày thứ hai tại khu cách ly, nữ du học sinh 23 tuổi viết trên trang cá nhân: "Xin lỗi mọi người vì chúng em đã chất thêm gánh nặng lên vai các anh, các chị, lên Tổ quốc". Mắt Ánh nhòe đi.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Chien-si-5-4702-1585318689
Một bữa cơm của Ngọc Ánh trong khu cách ly. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chứng kiến những công việc của người phụ trách tầng, bốn bạn trẻ cùng phòng Ánh thống nhất sẽ hỗ trợ, ít làm phiền nhất tới những người phục vụ tại đây.

Để ý có người không vứt rác vào điểm tập kết theo đúng quy định, Ánh và bạn đi gõ cửa từng phòng nhắc nhở. Mỗi khi ăn cơm xong, hành lang cũng được quét dọn sạch sẽ dù không ai yêu cầu. "Mấy đứa tối đến hay ra ngoài ban công ngồi hóng gió, tắt điện để tiết kiệm", Lan Phương, bạn cùng phòng với Ánh nói.

Mỗi khi có ai thiếu nhu yếu phẩm, thay vì tìm người phụ trách, nhóm của Ánh tự nguyện tiếp tế hoặc nhường họ dùng trước. Nếu thiếu suất ăn, những bạn trẻ này sẵn sàng nhường suất của mình. "Phòng ở tận tầng 9, mỗi lần lên xuống rất vất vả. Mỗi người nhường nhau một chút thì anh bộ đội đỡ phải leo lên leo xuống nhiều lần, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn", cô nói.

Sau một tuần, không ai còn đòi hỏi quyền lợi mỗi khi gặp người phụ trách. Rác được bỏ đúng chỗ quy định, lời phàn nàn về đồ ăn thức uống cũng không còn. Nhìn thấy nhau, ai nấy đều nở nụ cười thay cho những khuôn mặt cau có buổi ban đầu.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Chien-si-4-4793-1585318689
Ngọc Ánh (thứ 2 từ phải sang) ngồi tại ban công phòng cách ly Pháp Vân với những người bạn cùng phòng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Hành lang tầng 9 còn được khen sạch đẹp nhất khu", Ánh khoe, rồi cho biết các bạn cùng phòng đề nghị trả tiền ăn uống nhưng bị từ chối. "Nếu được em hãy chuyển vào tài khoản của nhà nước", người phụ trách tầng nói.

Cả nhóm cùng ngồi nhẩm tính, mỗi ngày tiền ăn ba bữa gần 100.000 đồng, cộng thêm các nhu yếu phẩm khác, chi phí khoảng 1,5 triệu đồng mỗi người trong 14 ngày cách ly. Ngay ngày hôm sau, Ánh thay mặt ba bạn trong phòng gửi 6 triệu đồng vào tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và viết lời nhắn "Cảm ơn Tổ quốc đã cho chúng con trở về".

Những chia sẻ về hành động của nhóm Ánh ở khu cách ly nhận được 1.400 lượt chia sẻ trên trang cá nhân. Trong bài viết của mình, nữ du học sinh nhắn nhủ, khi có lý do buộc phải trở về, những người Việt ở nước ngoài nên suy nghĩ thêm cho người khác. "Đã lựa chọn cho mình một phương án nào thì hãy cố gắng biến phương án đó tốt không chỉ cho bản thân, mà còn tốt cho tất cả mọi người".

Mong muốn lớn nhất của của Ánh và các bạn cùng phòng là được biết tên và khuôn mặt của anh chiến sĩ phụ trách tầng 9, người vẫn hay ghé mặt vào phòng chào "Hello" mỗi sáng. Cô cho hay, nhiều lần hỏi tên nhưng anh từ chối tiết lộ, chỉ chúc mọi người giữ sức khỏe để về đoàn tụ với gia đình.

"Dù không biết tên và khuôn mặt anh, nhưng chỉ cần nhìn vào ánh mắt và nghe giọng nói, dù trong hoàn cảnh nào, tôi cũng sẽ nhận ra", Ánh nói và nhấn mạnh: "Trước đây tình yêu Tổ quốc chỉ hiện hữu qua sách vở, nhưng sau những ngày cách ly, tình yêu đó đã khắc sâu trong tim. Nó hiện hữu thông qua người lính hậu cần ấy".

Hải Hiền
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Sat 28 Mar 2020, 13:25

Thứ bảy, 28/3/2020, 12:38 (GMT+7)


Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai: ‘Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất’
Hà NộiTiến sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nhìn nhận bệnh viện là điểm nguy cơ lây nhiễm cao, luôn chuẩn bị cho mọi tình huống. 


- Tới sáng 28/3, có 8 bệnh nhân Covid-19 liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai. Ông đánh giá thế nào về nguy cơ lây nhiễm tại bệnh viện hiện nay?

Đứng về góc độ dịch tễ, Bệnh viện Bạch Mai có thể coi là một điểm có nguy cơ lây nhiễm cao nên những người từng tới bệnh viện trong 14 ngày đều sẽ có nguy cơ. Vì vậy việc điều tra dịch tễ, tuân thủ cách ly là hết sức cần thiết.

Khi dịch bắt đầu có yếu tố cộng đồng, bệnh viện đã tiên lượng ngay khối y tế sẽ tổn thương đầu tiên vì tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày. Có trường hợp bệnh nhân bị sốt, có triệu chứng đến bệnh viện. Song cũng có những người mang virus và không có triệu chứng đến khám bệnh khác hoặc đi theo người nhà. Vì vậy chúng tôi đã cảnh giác nhưng không thể tránh khỏi nguy cơ vì vẫn phải tiếp xúc và chăm sóc cho bệnh nhân hàng ngày.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Anh-trong-bai-1-2378-1585371301
Bệnh viện Bạch Mai sáng 28/3 đã dừng tiếp nhận bệnh nhân. Ảnh: Giang Huy.

- Tình hình hiện tại của bệnh viện như thế nào? 

Hiện chúng tôi đã ngừng toàn bộ việc tiếp nhận bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chúng tôi cũng dừng các hoạt động cấp cứu, gửi công văn tới các tuyến dưới yêu cầu chuyển bệnh nhân tới nơi khác điều trị thay vì Bạch Mai.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng kịch bản ở nhiều cấp độ để chống dịch nên không bối rối, hoảng loạn khi có trường hợp dương tính. Chúng tôi đã chủ động giảm các chương trình tái khám và hạn chế người đến khám. Bây giờ sự việc nóng lên thì ngừng khám.

Chúng tôi cũng chuẩn bị kế hoạch cách ly nhân viên y tế nghi nhiễm, chuẩn bị chỗ ở cho nhân viên, sau đó tập trung vật tư, nguyên vật liệu để kiện toàn chống dịch. Ví dụ chúng tôi chuẩn bị khu ung bướu để nhân viên nghỉ, nhà 9 tầng để điều trị cho các bệnh nhân, phân công cụ thể người tham gia các tua trực 4 kíp 5 ca, chỉ định trưởng tua, phó tua, đã lên kịch bản chi tiết đến từng con người.

Cũng nhờ việc đã chủ động chuẩn bị các tình huống ứng phó nên chúng tôi đã hành động ngay khi có nhân viên y tế nhiễm như cách ly nhanh 160 nhân viên y tế tiếp xúc gần bệnh nhân dương tính.

Sau khi phát hiện bệnh nhân 133, khoa Thần kinh bị cách ly chỉ trong vòng 6 tiếng đồng hồ buổi đêm. Tất cả y bác sĩ đang ở nhà phải tới bệnh viện để cách ly và làm xét nghiệm. Bệnh viện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội phân loại người phải cách ly về mặt dịch tễ và ngay lập tức cung cấp các nhu yếu phẩm để cho họ yên tâm cách ly.

Chúng tôi đóng cửa nhà tang lễ, chỉ duy trì căng tin để phục vụ bệnh nhân và người nhà đang ở trong bệnh viện, đóng cửa các hiệu thuốc. Các nhân viên y tế trực chiến tại viện phải đeo khẩu trang và có đồ bảo hộ.

Bệnh viện cũng thắt chặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, ví dụ hướng dẫn quy trình đi lại, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm khi xử lý rác thải y tế, các bàn bệnh phòng có nguy cơ được lau khử khuẩn 6 lần một ngày thay vì 3 lần một ngày như trước kia. Tất cả phải sạch sẽ hơn, bắt buộc ai lưu thông trong bệnh viện phải đeo khẩu trang...

Một số khoa đưa thêm các giải pháp chống nhiễm khuẩn. Ví dụ như ở khoa Nhi ,tất cả tay nắm cửa có bọc vải đã tẩm cồn thay vì phải lau rửa nhiều lần do có những người quên rửa tay và miếng vải đó được thay thường xuyên. Có khoa làm miếng nhựa cản giọt bắn để hạn chế lây nhiễm... xuất phát từ nhu cầu thực tế.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 HUY-4840-ok-5403-1585371301
Bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tại phòng làm việc riêng ngày 27/3. Ảnh: Giang Huy.

Nếu không có kịch bản tốt và chuẩn bị kỹ thì chắc chúng tôi "vỡ trận" rồi.

- Việc lấy mẫu xét nghiệm các nhân viên y tế, bệnh nhân tại bệnh viện đang được triển khai tới đâu?

Với tình hình hiện nay, mọi người buộc phải thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện, cách ly kịp thời các trường hợp mắc Covid-19 để tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Xét nghiệm cũng là cách khách quan, khoa học và chính xác nhất để làm rõ mức độ nguy hiểm của Bạch Mai hiện nay với cộng đồng.

Chúng tôi đã lấy 4.300 mẫu xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên y tế và bệnh nhân, tiếp tục mở rộng thêm người nhà, người làm công trong bệnh viện. Do khối lượng xét nghiệm quá lớn, không có labo nào đảm đương hết được. Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống xét nghiệm tiếp sức cho Bạch Mai để nhanh chóng có kết quả và kết luận.

- Bệnh viện gặp khó khăn gì khi bị xáo trộn, phải cách ly số lượng lớn nhân viên y tế?

- Hiện các nhân viên bệnh viện rất nỗ lực và tuân thủ cách ly chặt chẽ về mặt dịch tễ. Trong thời gian qua, có nhiều tình nguyện viên đi làm không có lương nhưng vẫn đóng góp cho bệnh viện. Họ cũng được chúng tôi đảm bảo một số nhu cầu và hỗ trợ tiền mặt, song những đãi ngộ vật chất vào thời điểm này không thể so sánh với lương tâm nghề nghiệp của họ.

Cũng có một số khó khăn xảy ra khi chúng tôi phải cách ly nhiều người. Ví dụ nhiều nhân viên y tế là phụ nữ nên các vấn đề phụ nữ cũng cần được bệnh viện lập kế hoạch xử lý, chuẩn bị từng đồ dùng cá nhân dù là nhỏ nhất.

Nỗi lo lớn nhất của chúng tôi đó là sự lây nhiễm, gồm lây nhiễm giữa bệnh nhân với bệnh nhân, lây nhiễm giữa bệnh nhân với người nhà và bệnh nhân với y tế. Bệnh nhân lây cho người nhà có khả năng sẽ lan ra cộng đồng. Nếu bệnh nhân lây cho bệnh nhân thì nguy cơ tử vong cao vì bệnh nhân của bệnh viện nặng. Nếu bệnh nhân lây cho nhân viên y tế rồi tiếp tục lây trong viện, sẽ không còn người để điều trị bệnh nữa. Vì vậy việc khoanh vùng, cách ly sớm là việc khẩn cấp cần làm lúc này, không để dịch lan rộng ra nhân viên y tế nữa.

Bên cạnh đó, một số nhân viên y tế còn bị tổn thương về mặt tinh thần do xã hội quá cảnh giác. Các bạn ấy bị chủ nhà đuổi, không cho thuê nữa vì làm ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi đồng ý rằng những người có yếu tố dịch tễ phải cách ly nhưng cách thức thế nào để không làm tổn thương nhau, đặc biệt về mặt y tế vì y bác sĩ là chiến sĩ tuyến đầu, phải căng lên mấy trăm phần trăm sức lực không phải vì tiền.

Tôi không muốn dùng từ kỳ thị, tâm lý tránh xa nguồn nhiễm bệnh rất bình thường. Có thể hôm nay tôi ngồi đây nói chuyện là ngày cuối cùng con tôi nhìn thấy bố, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bố phải cách ly vì bố điều trị cho bệnh nhân còn gia đình ở nhà bị hàng xóm láng giềng kỳ thị như bị hủi. Đau lòng lắm, việc kỳ thị đó ảnh hưởng tới chính những người đang công tác.

Vì vậy tôi mong và tôi yêu cầu xã hội sẻ chia với ngành y tế, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng tôi ở tuyến đầu. Chúng tôi không đòi hỏi đãi ngộ vật chất để chống dịch, cần nhất sự ủng hộ, đồng cảm.

- Tâm lý của các nhân viên y tế bệnh viện hiện nay ra sao?

Mặc dù tình hình đang dần trở nên căng thẳng, phức tạp hơn và một số người phản ứng tiêu cực nhưng nhân viên Bệnh viện Bạch Mai chưa một ai nao núng. Trong trường hợp phải điều trị cho người dương tính, đã có 600-700 cán bộ nhân viên đăng ký tình nguyện tham gia. Họ ý thức trách nhiệm đối với nhân dân, cộng đồng và nghề nghiệp. Họ cũng được tập huấn để hiểu về cách thức lây nhiễm để phòng chống.

Tình huống xấu nhất xảy ra là chẳng may nhân viên y tế dương tính, bị cách ly rồi bệnh nặng hơn, thậm chí từ vong, ngày đi làm ấy là ngày cuối cùng nhìn thấy mặt gia đình. Nhưng không một nhân viên nào làm đơn xin nghỉ không lương.

Đây là tinh thần chung của cả ngành y tế, không phải chỉ riêng Bệnh viện Bạch mai. Tôi tin rằng bệnh viện sẽ chống dịch thành công.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Sat 28 Mar 2020, 21:25

Thứ bảy, 28/3/2020, 20:28 (GMT+7)


Phó thủ tướng: 'Dồn lực dập ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai'
Hà NộiPhó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tập trung lực lượng của Bộ Y tế, thành phố Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai để dập bằng được ổ dịch tại đây.  

Tại cuộc họp trực tuyến với thành phố Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia, ngày 28/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nội dung trên "là nhiệm vụ rất quan trọng trong những ngày tới".

Theo ông Đam, việc dập các ổ dịch có tính quyết định khi đã lây lan vào cộng đồng. Việt Nam đã làm tốt với các ổ dịch tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), ổ dịch tại Bình Thuận, chuyến bay VN54... Hiện còn hai ổ dịch phải đặc biệt lưu ý là quán bar Buddah (TP HCM) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Phó thủ tướng yêu cầu lập danh sách toàn bộ những người đã đến bệnh viện từ 12/3 đến nay. Các địa phương có người từng đến đây đều phải vào cuộc quyết liệt, "phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để dập bằng được ổ dịch này". 

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 DDN-5840-6111-1585401199
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết "Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một ổ dịch lớn, nguy hiểm". Bộ Y tế đã thành lập một tổ công tác đặc biệt và tổ điều tra dịch tễ tại đây.

Tất cả y bác sỹ, nhân viên, bệnh nhân đã được cách ly, xét nghiệm. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng bệnh viện là cơ sở y tế lớn, mỗi ngày có từ 10.000-15.000 người qua lại nên lây nhiễm có thể không chỉ từ bệnh nhân, cán bộ y tế, mà còn cả từ người đến thăm, người đến khám bệnh. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm ở Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác là rất lớn.

"Chúng ta đã lần lượt kiểm soát các nguồn lây bệnh. Cán bộ, nhân viên y tế đang cách ly tại bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp tục điều trị các bệnh nhân còn ở trong. Bộ Y tế sẽ cung cấp thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị điều trị để bảo đảm cán bộ, nhân viên y tế có thể hoàn thành nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói. 

PGS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng) cho biết thêm, từ hai tuần nay, các chuyên gia dịch tễ học đã theo dõi rất sát và phân tích ngày đêm để tìm ra đường lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai. 

Ban đầu, các chuyên gia tập trung vào hướng lây nhiễm từ nhân viên y tế, nhưng sau khi xét nghiệm thì thấy chưa thuyết phục. Đường lây nhiễm thứ hai, có dấu hiệu lây nhiễm từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. 

Tuy nhiên, điều tra dịch tễ tiếp theo cho thấy có nguồn lây nguy hiểm hơn nữa là từ nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, hậu cần trong bệnh viện. Hiện, công ty cung cấp dịch vụ tại bệnh viện Bạch Mai đã có 5 người nhiễm nCoV.

Các chuyên gia dịch tễ đang tiếp tục điều tra nguồn lây bệnh từ những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp.

Ông Trần Đắc Phu cho rằng nguy cơ lây nhiễm từ hai nguồn này "là rất nguy hiểm vì di chuyển qua nhiều bệnh viện". "Tới đây, không chỉ Bạch Mai mà các bệnh viện khác cũng phải đặc biệt chú ý hai nguồn này", ông Phu cảnh báo. 

Tại cuộc họp, nhiều chuyên gia nhận định, hai ổ dịch rất nguy hiểm là quán bar Buddah và Bệnh viện Bạch Mai. Đặc biệt, Bạch Mai là ổ dịch rất lớn, nơi rất tiềm tàng, phức tạp, nguy hiểm nhất của cả nước. 

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh giải pháp điều tra dịch tễ truyền thống, cần đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu bảo hiểm y tế để "từ trong rà soát ra" và "bao lưới từ ngoài vào", nhằm khoanh vùng, xác định trường hợp liên quan. 

Đồng thời, các chuyên gia khuyến cáo cần gửi tin nhắn cảnh báo qua các mạng di động, mạng xã hội đến tất cả những người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3; kêu gọi người dân cung cấp thông tin về những người có liên quan hoặc đã đến đây. Sau khi lập danh sách, sẽ sàng lọc, phân loại nhóm cần cách ly tập trung và xét nghiệm ngay, nhóm cách ly tại gia đình và được theo dõi y tế. 

Các chuyên gia thống nhất, người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, nếu không cần thiết ở lại thì được di chuyển đến khu cách ly tập trung. Các bệnh nhân còn lại trong viện sẽ tiếp tục được điều trị. Trường hợp được điều trị khỏi phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về dịch tễ mới được xuất viện.

Lực lượng y tế sẽ cách ly tập trung trong bệnh viện. Nếu phải luân phiên thì người vào thay cũng phải cách ly tập trung trong viện, còn người ra ngoài cách ly ở cơ sở tập trung dân sự. 

Bệnh viện Bạch Mai được giao lên danh sách bệnh nhân chạy thận nhân tạo, để có quy chế riêng khi đến viện và yêu cầu tự cách ly tại nơi cư trú. Những người này phải khai báo y tế bắt buộc theo quy định của Hà Nội để giám sát việc di chuyển, đảm bảo tránh mọi nguy cơ bị lây nhiễm hoặc lây nhiễm ra cộng đồng.

Bộ Y tế sẽ có văn bản yêu cầu toàn bộ hệ thống bệnh viện tăng cường biện pháp phòng, chống dịch, tránh xảy ra tình trạng tương tự như bệnh viện Bạch Mai. Cán bộ ngành y tế nếu được yêu cầu cung cấp thông tin điều tra dịch tễ học phải đảm bảo đầy đủ, trung thực; người vi phạm sẽ bị cho thôi việc. 

18h ngày 28/3, Bộ Y tế ghi nhận thêm 5 trường hợp dương tính mới, trong đó có 3 người liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai. 
Ba ca mới có 2 là người nhà bệnh nhân, thời gian qua đưa người thân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Người còn lại là một nhân viên nhà ăn bệnh viện.
Như vậy, liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, hiện ghi nhận 11 bệnh nhân Covid-19 gồm 2 điều dưỡng;"bệnh nhân 133"; "bệnh nhân 161" cùng 2 người thân số 162, 163; hai nhân viên giao nước sôi là "bệnh nhân 168" và 169; và 3 bệnh nhân mới.


Viết Tuân
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Sun 29 Mar 2020, 07:13

Diễn biến nCoV :
Tính đến sáng nay 29/3/2020
Việt Nam có 179 người nhiễm; 28 người đã khỏi; không có người chết

Nhiễm bệnh 662.541
Tử vong 30.839
Bình phục 141.468
Nguy kịch 25.544

 Nhiễm bệnhTử vong
World662.54130839
Mỹ123.3112211
Italy92.47210023
Trung Quốc81.3943295
Tây Ban Nha73.2355982
Đức57.695433
Pháp37.5752314
Iran35.4082517
Anh17.0891019
Thụy Sỹ14.076264
Hà Lan9.762639
Hàn Quốc9.478144
Bỉ9.134353
Áo8.27168
Thổ Nhĩ Kỳ7.402108
Canada5.65560
Bồ Đào Nha5.170100
Na Uy4.01523
Brazil3.904114
Australia3.63514
Israel3.61912
Thụy Điển3.447105 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13Sun 29 Mar 2020, 07:15

Số ca nhiễm nCoV lên 179
6h sáng 29/3, Bộ Y tế xác định thêm 5 trường hợp dương tính mới, trong đó 4 ca liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai.


Như vậy liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai đến nay ghi nhận 16 ca nhiễm nCoV.

Các bệnh nhân từ 175 đến 178 đều làm việc tại công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai, tiếp xúc với nhiều người tại viện. Họ gồm một nam 57 tuổi và ba nữ 38 tuổi, 49 tuổi và 44 tuổi.

"Bệnh nhân 178" 44 tuổi đang được cách ly, điều trị tại Đại Từ, Thái Nguyên.

Trường Sinh là đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, hậu cần trong Bệnh viện Bạch Mai. Với 4 bệnh nhân mới, số người nhiễm nCoV của Trường Sinh liên quan đến Bạch Mai lên 7 ca.

Chiều 28/3, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Covid-19, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, cho hay các chuyên gia dịch tễ học đã theo dõi rất sát và phân tích ngày đêm để tìm ra đường lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai.

Ban đầu các chuyên gia tập trung vào hướng lây nhiễm từ nhân viên y tế, nhưng sau khi có kết quả xét nghiệm thì thấy chưa thuyết phục. Đã có dấu hiệu của đường lây nhiễm thứ hai từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

"Điều tra dịch tễ tiếp, chúng tôi thấy có nguồn lây nguy hiểm hơn nữa là từ nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, hậu cần vào bệnh viện.

Bên cạnh đó, theo ông Phu, còn có nguồn lây bệnh từ những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp, những người này di chuyển qua các bệnh viện.

"Nguy cơ lây nhiễm từ nhân viên các công ty cung cấp dịch vụ trong bệnh viện và những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp là rất lớn. Không chỉ Bệnh viện Bạch Mai mà các bệnh viện khác phải đặc biệt chú ý hai nguồn này", tiến sĩ Trần Đắc Phu khuyến cáo.

16 ca Covid-19 liên quan đến Bạch Mai, đến sáng 29/3 gồm:

- "bệnh nhân 86", 87 - 2 nữ điều dưỡng;

- "bệnh nhân 107" - con gái 86;

- "bệnh nhân 133", 161 - điều trị tại khoa Thần kinh;

- "bệnh nhân 173" - con dâu 133;

- "bệnh nhân 162" - con dâu 161;

- "bệnh nhân 163" - cháu 161;

- "bệnh nhân 170" - đưa bố đi khám và điều tri;

- 7 bệnh nhân gồm 168, 169, 174, 175, 176, 177, 178 đều là nhân viên công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.

Bộ Y tế đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 12 tới 27/3 thực hiện các biện pháp sau đây:

- gửi tin nhắn thông báo họ tên đầy đủ và địa chỉ nơi ở của mình vào số điện thoại 8889;

- liên lạc với Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tại địa phương để được tư vấn;

- thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI (ncovi.vn), hoặc khai trực tuyến tại tokhaiyte.vn, thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe để được tư vấn và trợ giúp.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 90794842-3013925562005654-2482-4944-8763-1585436431
Bệnh viện Bạch Mai được cách ly để chống dịch, ngày 28/3. Ảnh: Giang Huy.

Ca còn lại được ghi nhận sáng nay đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh là "bệnh nhân 179", 62 tuổi, ở Hà Đông, TP Hà Nội. Người này từ nước ngoài về trên chuyến bay EK394, nhập cảnh ngày 18/3, cách ly tập trung ở tỉnh Thanh Hóa. Mẫu xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định dương tính. Hiện tại bệnh nhân và những người tiếp xúc gần được cách ly riêng tại khu cách ly, sức khỏe ổn định.

Đến sáng nay, Việt Nam ghi nhận 179 ca Covid-19 trong đó 28 người khỏi bệnh gồm 21 người đã ra viện và 7 người sẽ xuất viện ngày 29-30/3. 51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính 1-4 lần. Các bệnh nhân đang điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
VIỆT NAM CHỐNG COVID-19
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID
» Virus - Covid - 19
» Lần đầu tiên Việt Nam loan báo có người chết vì COVID-19
» Chữa COVID bằng thuốc chủng ngừa
» Covid ở Trung Quốc
Trang 2 trong tổng số 22 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 12 ... 22  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-