Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau Thu 16 Jul 2020, 07:46 | |
| Chỉ huy trưởng ca mổ tách: 'Mới thành công bước đầu'TP HCMĐưa hai em bé về hồi sức hậu phẫu, bác sĩ Trương Quang Định, chỉ huy trưởng ca mổ tách song sinh, khẳng định "đây chỉ mới hoàn tất cuộc mổ".Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tổng chỉ huy ca mổ tách hai cháu Trúc Nhi - Diệu Nhi, thông báo tối 15/7: "Đến giờ phút này khẳng định đã hoàn tất cuộc mổ. Đây là thành công bước đầu của trí tuệ gần 100 người trong ê kip".Bác sĩ Định khẳng định, đây mới chỉ là hoàn tất cuộc mổ. Quá trình hồi sức cho các cháu còn nhiều khó khăn và thử thách. "Chúng tôi sẽ tập trung mọi nguồn lực để cuộc mổ thực sự trọn vẹn", bác sĩ nói.Hiện, hai bé được mở hậu môn tạm, dẫn lưu bàng quang qua da. Trong ba tháng tới, sẽ có các cuộc phẫu thuật khác để tái tạo hoàn chỉnh hệ tiêu hóa, tiết niệu cho hai em.Mối lo ngại hiện nay là hai cháu còn nhỏ, thời gian phẫu thuật kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, hồi sức vẫn thường trực. Ông khẳng định, bệnh viện sẽ tiếp tục điều trị cho các em đến 18 tuổi. Bác sĩ Định sau khi kết thúc ca mổ kéo dài 13 giờ 40 phút tách rời hai bé song sinh dính nhau, tối 15/7. Ảnh: Anh Thư.Bác sĩ 54 tuổi từng tham dự nhiều ca tách dính song sinh khác, nhưng trong cuộc mổ này, ông và đồng nghiệp có rất nhiều cảm xúc.Sáng nay, khi rạch nhát dao đầu tiên cho ca mổ tách hai bé, bác sĩ Định nói: "Đó là thử thách rất lớn". Bởi trước đó, quá trình sơ sinh của hai bé đầy sóng gió. Nhất là Diệu Nhi, em yếu hơn, bị sốc sơ sinh nên thần kinh ảnh hưởng nhẹ. Quá trình gây mê, sinh hiệu của Diệu Nhi tương đối dao động.Y văn thế giới đã ghi nhận nhiều ca phẫu thuật tương tự, tách dính xong, các dấu hiệu sinh tồn hai cá thể đều chuyển xấu. Do đó, khi chuẩn bị ca mổ tách hai trẻ, các bác sĩ lo sợ sau 13 tháng sống cộng sinh, khi tách các em ra "sẽ có vấn đề, ảnh hưởng đến nhịp tim, độ bão hòa oxy trong máu"."Thêm vào đó, hai em chung nhiều nội tạng nên sự sống ràng buộc lẫn nhau. Không biết phân chia như thế nào mới hợp lý nhất", bác sĩ Định chia sẻ.May mắn, kíp mổ sau khi mở vùng bụng chung của hai cháu, xác định mọi chẩn đoán trước mổ đều đúng, kế hoạch phẫu thuật sẽ diễn tiến theo dự kiến. Các bác sĩ vui mừng, hài lòng, ca mổ suôn sẻ diễn ra.Khoảnh khắc lo lắng nhất là khi tách rời hoàn toàn hai bé. Các bác sĩ kẹp mạch máu, nhìn các chỉ số sinh hiệu trên màn hình monitor không có bất thường mới dám thực hiện tiếp. Mặc dù vậy, xương các bé đã phát triển nhiều, cứng. Việc đục xương chậu gặp khó khăn nhưng cuối cùng kíp phẫu thuật chỉnh hình "vượt qua được", ổn định đến mũi khâu cuối cùng.Sức khỏe hai bé ổn định, tiếp tục thở máy, an thần, giảm đau, vận mạch liều thấp, không tai biến trong cuộc mổ.Theo kế hoạch đã chuẩn bị trước, Khoa Hồi sức Ngoại tiếp nhận hai bé ở 24 giờ hậu phẫu sớm. Các em được theo dõi lâm sàng chặt chẽ. Các thông số cận lâm sàng cũng được theo dõi kỹ lưỡng. Phổi được chụp X-quang mỗi 4-6 giờ. Bụng được siêu âm/CT scan mỗi 6-12 giờ trong 3 ngày đầu, 12-24 giờ trong các ngày sau đó nhằm phát hiện và can thiệp sớm các biến chứng.Ngày thứ hai sau mổ, Trúc Nhi và Diệu Nhi sẽ chuyển về khoa Sơ sinh theo dõi tiếp. Bác sĩ hướng dẫn gia đình chăm sóc hậu môn tạm của Trúc Nhi. Các bài tập vât lý trị liệu về vận động, hô hấp ở giai đoạn hậu phẫu muộn cũng sẽ được tiến hành.Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi là chị em gái song sinh, 13 tháng tuổi, ở quận 9, TP HCM, dính liền vùng bụng chậu. Ngày 15/7, sau nhiều lần hội chẩn với các chuyên gia y tế hàng đầu, mọi chuẩn bị trước phẫu thuật tốt, tiên lượng khả năng thành công cao, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiến hành mổ tách hai bé.Thiên thần bé nhỏ của tôi ơi Hai con nguy hiểm đã qua rồi Sung sướng ngập tràn ơn bác sĩ Niềm vui trọn vẹn phúc Phật Trời
Cứ ngỡ khổ đau là mãi mãi Nào ngờ hạnh phúc đón tin vui Cảm ơn tài đức màu blouse trắng Triệu người xúc động lệ tuôn rơi. David Tèo |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau Thu 16 Jul 2020, 07:49 | |
| Thứ tư, 15/7/2020, 19:33 (GMT+7)Ca mổ tách hai bé thành côngTP HCM18h40, ca mổ tách Trúc Nhi - Diệu Nhi kết thúc thành công, sau khi các bác sĩ khâu những đường cuối cùng và bó bột cố định xương cho hai bé.Sau mổ, hai em được chuyển tới Khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, theo dõi sát tình trạng sức khỏe. Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tổng chỉ huy ca mổ, đã gặp bố mẹ các cháu, thông báo kết quả sơ bộ."Ca mổ kết thúc, thành công", bác sĩ Định nói. Đôi vợ chồng trẻ ôm nhau khóc nức nở khi nghe tin mừng. Các bác sĩ cho biết hậu phẫu cũng sẽ là một hành trình gian truân không kém.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện thăm hỏi và chúc mừng thành công của kíp mổ. Bố mẹ (bìa trái) âu yếm bé Diệu Nhi khi được các điều dưỡng đưa sang Khoa Hồi sức Ngoại, sau phẫu thuật chỉnh hình. Ảnh: Hữu Khoa. Trong suốt 13 giờ, gần 100 chuyên gia, y bác sĩ đã gây mê, phẫu thuật, sắp xếp các cơ quan nội tạng, cắt tách xương, tách rời hai bé, tạo hình các bộ phận khiếm khuyết, nắn chỉnh khung xương cho các em. Ca mổ thành công sẽ giúp hai trẻ có được cuộc sống khỏe mạnh, bình thường, sau 13 tháng dính liền nhau kể từ chào đời."32 năm sau cuộc mổ tách thành công cặp song sinh đầu tiên ở Việt Nam, ca phẫu thuật hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền y tế về tách dính trẻ song sinh dính liền", Giáo sư Trần Đông A, tổng chỉ huy nhiều ca phẫu thuật tách dính ở Việt Nam kể từ năm 1988, đánh giá.Cuộc phẫu thuật này được chuẩn bị từ cách đây hơn một năm, khi siêu âm thai nhi trong bụng mẹ cho thấy bất thường, song thai dính nhau. Với sự theo dõi và chăm sóc của y bác sĩ, cha mẹ hai bé quyết định giữ thai và sinh con. Hai bé dính vùng bụng chậu theo kiểu ischiopagus tetrapus, là loại hiếm gặp, chỉ chiếm 6% số ca dính. Các bé được bệnh viện chăm sóc nuôi nấng từ khi ra đời, điều trị các bệnh do dính và sinh non, chuẩn bị mọi mặt cho sự kiện sống còn của các bé hôm nay.30 chuyên gia từ gần 10 bệnh viện bên ngoài cùng hơn 60 y bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tham gia cuộc đại phẫu. Họ chia thành 11 ê kip dưới sự chỉ huy của tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện."Cảm xúc gì đều phải giấu vào trong", bác sĩ Định chia sẻ trước ca mổ tách đầu tiên kể từ khi thành lập Bệnh viện.Cuộc mổ bắt đầu lúc 6h sáng. Mẹ các bé và điều dưỡng dán giấy màu đỏ lên trán Trúc Nhi, giấy màu xanh cho Diệu Nhi để phân biệt hai em, tránh nhầm lẫn bệnh nhân và trang thiết bị phẫu thuật. Mỗi y bác sĩ cũng dán nhãn xanh hoặc đỏ lên mũ và áo phẫu thuật, đánh dấu đội của mình. Nhìn theo hai con gái khuất sau cánh cửa, người mẹ khóc không ngừng. Trong phòng mổ, có riêng hai nhân viên y tế dỗ dành mỗi em trước khi chúng được gây mê hoàn toàn.9h, những đường dao đầu tiên thay đổi số phận hai bé gái bắt đầu. Sau đường rạch da của bác sĩ Trương Quang Định, bác sĩ Trần Văn Dương, chuyên gia từ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, trưởng nhóm Phẫu thuật tạo hình, bắt đầu cân cơ và mở bụng tách hai bé. Nhóm phẫu thuật Ngoại tổng quát tiến vào thám sát ruột và thực hiện phương án chia đôi phần ruột chung đã tính toán trước.Khi phần ruột chia ổn, nhóm phẫu thuật Niệu tiếp tục tách hai bàng quang, niệu quản, tử cung, âm đạo, buồng trứng cho hai bé. 11 ê kip phẫu thuật phối hợp nhịp nhàng, chắc chắn."Em chỉ mong hai bé được bình an khỏe mạnh vượt qua ca phẫu thuật. Còn về tương lai đến đâu tính đến đó chứ cũng chưa biết phải làm sao", người mẹ, 25 tuổi, sinh con lần đầu, tâm sự khi đứng bên ngoài hành lang. Kíp phẫu thuật bày tỏ niềm vui sau khi tách rời thành công hai cháu bé. Ảnh: Hữu Khoa. 11h, các bác sĩ thông báo hai bé đã qua được một phần ba chặng đường cuộc mổ, được sắp xếp các cơ quan nội tạng theo kế hoạch.Ở khâu cắt rời xương chậu để tách hai bé, nhóm phẫu thuật viên chỉnh hình gặp khó khăn do màng xương dính nhau rất cứng. Tuy nhiên, mọi việc vẫn diễn tiến tốt. Máu chảy ít, mỗi cháu chỉ cần truyền một đơn vị máu.14h10, phẫu thuật viên cắt xương thành công, tách rời Trúc Nhi và Diệu Nhi. Một bé được đưa sang phòng mổ bên cạnh cùng với kíp bác sĩ tạo hình đi kèm."Tất cả dị tật hiện thực của hai bé phù hợp với những dự liệu trước khi mổ. Các chỉ số sinh tồn hai bé hoàn toàn ổn định đến lúc này", các bác sĩ cho biết sau 9 giờ làm việc liên tục.18h40, tại hai phòng mổ song song, những mũi khâu cuối cùng trên từng em bé hoàn tất. Hai trẻ được mổ tách thành công, một trong các ca phẫu thuật tách trẻ dính liền phức tạp nhất trong hơn 30 năm qua. Bé Trúc Nhi sau khi tách rời khỏi Diệu Nhi, được đưa sang phòng mổ siêu sạch số 12 để tiếp tục phẫu thuật tạo hình. Ảnh: Hữu Khoa. Trúc Nhi và Diệu Nhi nhập Bệnh viện Nhi đồng thành phố từ tháng 6/2019. Mẹ bé, 25 tuổi, mang thai lần đầu, ở tuần thai thứ 16 đã rất sốc khi biết tin hai con dính nhau. Sau khi được bác sĩ tư vấn, tiên lượng những rủi ro và lên phương án đón bé bài bản sau sinh, cha mẹ bé quyết tâm giữ con để hai bé có cơ hội được chào đời.Vùng bụng chung hai bé có hàng loạt bất thường. Về tiêu hóa, hai bé chung một phần hồi tràng, một khung đại tràng và chỉ có một lỗ hậu môn. Về thận niệu, hai bé có hai bàng quang nằm hai bên của ổ bụng chung. Mỗi bàng quang được hai niệu quản xuất phát từ hai bé khác nhau đổ vào thay vì của cùng một bé. Hai bé có khung chậu xếp thành một vòng tròn.Hơn một năm theo dõi, điều trị và nuôi dưỡng theo chế độ đặc biệt, hai bé đạt 15 kg, các chỉ số phát triển gần với trẻ bình thường. Cha mẹ và các y bác sĩ mong muốn hai em có một cơ thể hoàn chỉnh, độc lập, được có cơ hội như những trẻ em lành mạnh khác nên quyết định phẫu thuật tách liền và tái tạo phần cơ thể khiếm khuyết cho các em. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau Thu 16 Jul 2020, 07:50 | |
| Thứ tư, 15/7/2020, 17:05 (GMT+7)Bác sĩ Trần Đông A: 'Ca mổ tách hai bé rất khả quan'TP HCMBước ra từ phòng mổ tách cặp song sinh dính liền, bác sĩ Trần Đông A, 79 tuổi, tháo khẩu trang tươi cười thông báo ca mổ khả quan."Đến lúc này, mọi thì mổ diễn ra theo như dự tính", bác sĩ Đông A, người chỉ huy nhiều ca mổ tách dính song sinh tại Việt Nam, nói."32 năm sau cuộc mổ tách thành công cặp song sinh đầu tiên, ca phẫu thuật hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền y tế Việt Nam về tách dính trẻ song sinh dính liền".Trong ca đại phẫu hôm nay, giáo sư, bác sĩ Trần Đông A là một trong 9 bác sĩ ngoại viện chủ chốt, tham vấn cho kíp mổ. Ông vào phòng mổ ngay từ sáng sớm, túc trực đến chiều, khi tách rời thành công hai cháu, mới ra ngoài. Trông ông khỏe mạnh, sảng khoái, bất chấp tuổi cao.Bác sĩ Đông A cho biết các thì mổ an toàn, đúng như dự liệu. Ở thì thứ 3, khi đục xương chậu, hai bé mới mất máu và được truyền bù máu ngay. Các êkip tại hai phòng mổ đang tách hai bên khung chậu của mỗi bé, nối thông đường tiết niệu, đường ruột, tiến hành đóng bụng.Theo bác sĩ Đông A, khó khăn nhất là các bé dính liền vùng bụng chậu với 4 chân, xương mu bị hở, các xương chậu xếp vòng tròn làm đảo lộn vị trí đúng của nội tạng.Ông nhận định khả năng hồi phục của hai bé sau mổ tách "rất khả quan". Lý do là ca mổ này có nhiều ưu thế, từ trang thiết bị hiện đại đến kỹ thuật tiên tiến, được các bác sĩ thảo luận kỹ từng đường đi nước bước."Nếu đóng được xương mu, khép xương chậu tốt, các cơ quan nội tạng sẽ vào đúng vị trí, các cháu sẽ đứng dậy và đi lại được", bác sĩ nói. Giáo sư, bác sĩ Trần Đông A sau khi ra khỏi phòng phẫu thuật hai bé dính, chiều 15/7 tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: Anh Thư Bác sĩ Đông A tham gia cố vấn chuyên môn cho ca mổ này từ những ngày đầu tiên, tháng 6/2019, khi hai bé vừa lọt lòng mẹ. Ông dự tất cả các cuộc hội chẩn, đưa ra những phương án và dự phòng rủi ro cho từng thì phẫu thuật.Bác sĩ già chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và hào hứng được cứu những sinh mạng bé bỏng".Năm 1988, giáo sư, bác sĩ Trần Đông A là điều phối, chỉ huy, phẫu thuật viên chính ca mổ tách cặp song sinh trai dính liền Nguyễn Việt - Nguyễn Đức hiếm gặp, thành công vang danh thế giới. Ông được ghi tên vào sách kỷ lục Guinness Thế giới năm 1991.Năm ấy, bác sĩ Trần Đông A cùng 62 y, bác sĩ mổ cho hai anh em Việt- Đức dính liền bụng chậu hiếm gặp, giống như cặp Trúc Nhi - Diệu Nhi năm nay. Trường hợp dính liền bụng chỉ chiếm 6% trong các ca sơ sinh dính liền. Việt và Đức chào đời với 3 chân, một trong hai người đã bị bại não. Ca mổ tách dính khi đó chưa từng có trong y văn thế giới. 15 giờ mổ đi vào lịch sử, đến nay kỷ lục đó vẫn chưa bị phá vỡ.Từ đó, bác sĩ Đông A luôn có mặt trong những ca bệnh hiểm nghèo hiếm gặp nhất ở Việt Nam, bao gồm hầu hết các ca tách dính song sinh, ca ghép gan đầu tiên cho trẻ dưới 2 tuổi từ người sống. Giờ đây, ông được chứng kiến thế hệ học trò là bác sĩ Trương Quang Định dẫn dắt một ca đại phẫu phức tạp không kém. Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng thành phố, trưởng ê kíp, thao tác trong ca mổ tách Diệu Nhi - Trúc Nhi. Ảnh: Hữu Khoa. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau Thu 16 Jul 2020, 07:54 | |
| Thứ tư, 15/7/2020, 19:33 (GMT+7)Ca mổ tách hai bé thành côngTP HCM18h40, ca mổ tách Trúc Nhi - Diệu Nhi kết thúc thành công, sau khi các bác sĩ khâu những đường cuối cùng và bó bột cố định xương cho hai bé.Sau mổ, hai em được chuyển tới Khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, theo dõi sát tình trạng sức khỏe. Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tổng chỉ huy ca mổ, đã gặp bố mẹ các cháu, thông báo kết quả sơ bộ."Ca mổ kết thúc, thành công", bác sĩ Định nói. Đôi vợ chồng trẻ ôm nhau khóc nức nở khi nghe tin mừng. Các bác sĩ cho biết hậu phẫu cũng sẽ là một hành trình gian truân không kém.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện thăm hỏi và chúc mừng thành công của kíp mổ. Bố mẹ (bìa trái) âu yếm bé Diệu Nhi khi được các điều dưỡng đưa sang Khoa Hồi sức Ngoại, sau phẫu thuật chỉnh hình. Ảnh: Hữu Khoa. Trong suốt 13 giờ, gần 100 chuyên gia, y bác sĩ đã gây mê, phẫu thuật, sắp xếp các cơ quan nội tạng, cắt tách xương, tách rời hai bé, tạo hình các bộ phận khiếm khuyết, nắn chỉnh khung xương cho các em. Ca mổ thành công sẽ giúp hai trẻ có được cuộc sống khỏe mạnh, bình thường, sau 13 tháng dính liền nhau kể từ chào đời."32 năm sau cuộc mổ tách thành công cặp song sinh đầu tiên ở Việt Nam, ca phẫu thuật hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền y tế về tách dính trẻ song sinh dính liền", Giáo sư Trần Đông A, tổng chỉ huy nhiều ca phẫu thuật tách dính ở Việt Nam kể từ năm 1988, đánh giá.Cuộc phẫu thuật này được chuẩn bị từ cách đây hơn một năm, khi siêu âm thai nhi trong bụng mẹ cho thấy bất thường, song thai dính nhau. Với sự theo dõi và chăm sóc của y bác sĩ, cha mẹ hai bé quyết định giữ thai và sinh con. Hai bé dính vùng bụng chậu theo kiểu ischiopagus tetrapus, là loại hiếm gặp, chỉ chiếm 6% số ca dính. Các bé được bệnh viện chăm sóc nuôi nấng từ khi ra đời, điều trị các bệnh do dính và sinh non, chuẩn bị mọi mặt cho sự kiện sống còn của các bé hôm nay.30 chuyên gia từ gần 10 bệnh viện bên ngoài cùng hơn 60 y bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tham gia cuộc đại phẫu. Họ chia thành 11 ê kip dưới sự chỉ huy của tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện."Cảm xúc gì đều phải giấu vào trong", bác sĩ Định chia sẻ trước ca mổ tách đầu tiên kể từ khi thành lập Bệnh viện.Cuộc mổ bắt đầu lúc 6h sáng. Mẹ các bé và điều dưỡng dán giấy màu đỏ lên trán Trúc Nhi, giấy màu xanh cho Diệu Nhi để phân biệt hai em, tránh nhầm lẫn bệnh nhân và trang thiết bị phẫu thuật. Mỗi y bác sĩ cũng dán nhãn xanh hoặc đỏ lên mũ và áo phẫu thuật, đánh dấu đội của mình. Nhìn theo hai con gái khuất sau cánh cửa, người mẹ khóc không ngừng. Trong phòng mổ, có riêng hai nhân viên y tế dỗ dành mỗi em trước khi chúng được gây mê hoàn toàn.9h, những đường dao đầu tiên thay đổi số phận hai bé gái bắt đầu. Sau đường rạch da của bác sĩ Trương Quang Định, bác sĩ Trần Văn Dương, chuyên gia từ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, trưởng nhóm Phẫu thuật tạo hình, bắt đầu cân cơ và mở bụng tách hai bé. Nhóm phẫu thuật Ngoại tổng quát tiến vào thám sát ruột và thực hiện phương án chia đôi phần ruột chung đã tính toán trước.Khi phần ruột chia ổn, nhóm phẫu thuật Niệu tiếp tục tách hai bàng quang, niệu quản, tử cung, âm đạo, buồng trứng cho hai bé. 11 ê kip phẫu thuật phối hợp nhịp nhàng, chắc chắn."Em chỉ mong hai bé được bình an khỏe mạnh vượt qua ca phẫu thuật. Còn về tương lai đến đâu tính đến đó chứ cũng chưa biết phải làm sao", người mẹ, 25 tuổi, sinh con lần đầu, tâm sự khi đứng bên ngoài hành lang. Kíp phẫu thuật bày tỏ niềm vui sau khi tách rời thành công hai cháu bé. Ảnh: Hữu Khoa. 11h, các bác sĩ thông báo hai bé đã qua được một phần ba chặng đường cuộc mổ, được sắp xếp các cơ quan nội tạng theo kế hoạch.Ở khâu cắt rời xương chậu để tách hai bé, nhóm phẫu thuật viên chỉnh hình gặp khó khăn do màng xương dính nhau rất cứng. Tuy nhiên, mọi việc vẫn diễn tiến tốt. Máu chảy ít, mỗi cháu chỉ cần truyền một đơn vị máu.14h10, phẫu thuật viên cắt xương thành công, tách rời Trúc Nhi và Diệu Nhi. Một bé được đưa sang phòng mổ bên cạnh cùng với kíp bác sĩ tạo hình đi kèm."Tất cả dị tật hiện thực của hai bé phù hợp với những dự liệu trước khi mổ. Các chỉ số sinh tồn hai bé hoàn toàn ổn định đến lúc này", các bác sĩ cho biết sau 9 giờ làm việc liên tục.18h40, tại hai phòng mổ song song, những mũi khâu cuối cùng trên từng em bé hoàn tất. Hai trẻ được mổ tách thành công, một trong các ca phẫu thuật tách trẻ dính liền phức tạp nhất trong hơn 30 năm qua. Bé Trúc Nhi sau khi tách rời khỏi Diệu Nhi, được đưa sang phòng mổ siêu sạch số 12 để tiếp tục phẫu thuật tạo hình. Ảnh: Hữu Khoa. Trúc Nhi và Diệu Nhi nhập Bệnh viện Nhi đồng thành phố từ tháng 6/2019. Mẹ bé, 25 tuổi, mang thai lần đầu, ở tuần thai thứ 16 đã rất sốc khi biết tin hai con dính nhau. Sau khi được bác sĩ tư vấn, tiên lượng những rủi ro và lên phương án đón bé bài bản sau sinh, cha mẹ bé quyết tâm giữ con để hai bé có cơ hội được chào đời.Vùng bụng chung hai bé có hàng loạt bất thường. Về tiêu hóa, hai bé chung một phần hồi tràng, một khung đại tràng và chỉ có một lỗ hậu môn. Về thận niệu, hai bé có hai bàng quang nằm hai bên của ổ bụng chung. Mỗi bàng quang được hai niệu quản xuất phát từ hai bé khác nhau đổ vào thay vì của cùng một bé. Hai bé có khung chậu xếp thành một vòng tròn.Hơn một năm theo dõi, điều trị và nuôi dưỡng theo chế độ đặc biệt, hai bé đạt 15 kg, các chỉ số phát triển gần với trẻ bình thường. Cha mẹ và các y bác sĩ mong muốn hai em có một cơ thể hoàn chỉnh, độc lập, được có cơ hội như những trẻ em lành mạnh khác nên quyết định phẫu thuật tách liền và tái tạo phần cơ thể khiếm khuyết cho các em. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau Thu 16 Jul 2020, 07:57 | |
| Thứ ba, 14/7/2020, 21:56 (GMT+7)Hai bé dính liền sẽ được mổ tách thế nào?Từng thao tác cho cuộc đại phẫu tách hai bé song sinh, dự kiến kéo dài 12 giờ với êkíp gồm 93 y bác sĩ, được lên kế hoạch tỉ mỉ.Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi, 13 tháng tuổi, ở TP HCM, cặp chị em gái sinh đôi dính liền vùng chậu, sắp được mổ tách tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.Đây là ca mổ tách dính đầu tiên bệnh viện thực hiện kể từ khi thành lập, năm 2018. Nguồn lực cho ca mổ phức tạp này được huy động từ hơn 60 y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên bệnh viện, phối hợp với 30 chuyên gia đầu ngành từ Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Xuyên Á và trường Đại học Y dược TP.HCM.Các chuyên gia đã hội chẩn nhiều lần, ngay từ khi các em mới chào đời, để lên kế hoạch phẫu thuật chi tiết, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và tử vong. Ngày 7/6/2019, rời bụng mẹ sau ca mổ bắt thai tuần 33, các em được vận chuyển bằng thiết bị chuyên dụng tới Bệnh viện Nhi đồng TP, được các y bác sĩ theo dõi từ đó. Hai bé gái song sinh dính nhau hiện được 13 tháng tuổi. Ảnh Bệnh viện cung cấp Trúc Nhi và Diệu Nhi được điều trị ổn định tình trạng suy hô hấp do bệnh màng trong cũng như các bệnh lý liên quan đến trẻ sinh non, nhẹ cân khác. Hai bé được nuôi dưỡng với chế độ hết sức đặc biệt và chuẩn bị kỹ càng, chờ thời điểm thích hợp để tách và tái tạo cơ thể.Tròn 13 tháng tuổi, hai bé nặng 15 kg, các chỉ số phát triển gần với những trẻ bình thường, đủ điều kiện sức khỏe cần thiết. Các bác sĩ quyết định mổ tách dính, với mục tiêu mang lại cuộc sống hoàn thiện cho cả hai chị em.Trước phẫu thuật 2 tuần, các bé đã được dự phòng nhiễm khuẩn kỹ lưỡng, uống Amoxcillin mỗi ngày; bôi mũi bằng Mupirocin 2% ngày hai lần; tắm với Chlorhexidine 2% mỗi ngày 7 ngày trước phẫu thuật. Các xét nghiệm cần thiết được thực hiện chặt chẽ, kết quả tốt.Hai phòng mổ siêu sạch số 11 và 12 cùng phòng hồi sức được cấy không khí, vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, chiếu tia UV, sẵn sàng cho cuộc mổ.Dự kiến mỗi em mất khoảng 250-500 ml máu. Bác sĩ đăng ký 16 đơn vị hồng cầu lắng, 12 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh và 12 đơn vị tiểu cầu, dự trù sử dụng cho cả hai bé trong cuộc đại phẫu.Tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, chỉ huy và trực tiếp phẫu thuật. 93 thành viên chia thành 11 kíp, phụ trách chuyên biệt các công việc gồm gây mê, dụng cụ, phẫu thuật ngoại tổng quát, chỉnh hình, tạo hình, hồi sức, hồi sức trước mổ, chống nhiễm khuẩn, chẩn đoán hình ảnh và điều dưỡng. Phòng mổ siêu sạch số 11 và 12 đã sẵn sàng nhận bệnh. Ảnh Bệnh viện cung cấp Ca phẫu thuật dự kiến kéo dài 8-12 tiếng, chia thành giai đoạn gây mê và ba thì phẫu thuật. Các công đoạn được phân chia tỉ mỉ, nhằm thực hiện chính xác và nhanh chóng, tối ưu hóa thời gian. Tư thế nằm tốt nhất của bệnh nhi trong từng thì được phân tích, đánh giá kỹ, nhằm đảm bảo hai bé an toàn.Ca phẫu thuật bắt đầu lúc 6h sáng mai, khi bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ, nằm sấp đặt thông tiểu, khâu hậu môn, đo vẽ các đường rạch da. 7h30, kíp gây mê tiến hành gây mê nội khí quản, sát trùng phẫu trường, kê tư thế chuẩn cho hai bệnh nhi.Ở thì thứ nhất, dài 2 tiếng, hai bệnh nhi nằm ngửa. Dựa trên phân bố mạch máu, phẫu thuật viên tiêu hóa tiến hành chọn lọc, tách đường tiêu hóa. Phẫu thuật viên tiết niệu sẽ chọn giữ lại bàng quang và cơ quan sinh dục bên phải mỗi bé, tách rời các bàng quang, các cơ quan sinh dục về hai phía.Thì hai, dài khoảng 2 tiếng, hai bệnh nhi được xoay nằm nghiêng về bên trái 60%, chuẩn theo Diệu Nhi. Phẫu thuật viên tiêu hóa và niệu phối hợp rạch da đường tầng sinh môn. Việc tách rời hoàn thành. Trúc Nhi sẽ được chuyển sang phòng mổ siêu sạch số 12. Ekip chính chia đôi đội ngũ, tiến hành tái tạo các bộ phận thiếu cho từng em.Thì ba, dự kiến trong 4 tiếng, và rất phức tạp, là giai đoạn tái tạo, sắp xếp lại xương và các cơ quan vùng bụng cho hai bé. Lúc này, bệnh nhi nằm ngửa. Các phẫu thuật viên chỉnh hình tiến hành tách khung chậu, xoay và khép xương chậu, hai chân đúng hướng, băng thun cố định chân. Bàng quang, tử cung và phần phụ được xoay vào đúng vị trí ở ổ bụng.Phẫu thuật viên tiếp tục cố định khớp mu, tạo hậu môn tạm, đóng cân cơ thành bụng, khép da hoàn chỉnh và bó bột cố định. Nếu suôn sẻ như kế hoạch, phẫu thuật kết thúc lúc 18 giờ, bệnh nhân được chuyển tới phòng hồi sức.Hậu phẫu, bệnh nhi được theo lâm sàng, cận lâm sàng sát sao. Các bác sĩ cũng vạch sẵn các biến chứng có thể xảy ra và phương hướng xử lý. Theo y văn, tỷ lệ sống cả hai bé ở các ca tương tự đạt 74%.Trường hợp dính vùng bụng chậu theo kiểu ischiopagus tetrapus (quadripus) trong song sinh dính liền như Trúc Nhi và Diệu Nhi cực kỳ hiếm gặp, chỉ 6% số ca dính. Theo ước tính trên thế giới, tỷ lệ song sinh dính nhau là 1 trên 200.000 trẻ sinh sống.Thư Anh |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau Sun 19 Jul 2020, 12:18 | |
| Chủ nhật, 19/7/2020, 10:40 (GMT+7)'Phòng mổ siêu sạch' để tách hai bé được vô khuẩn thế nào?Phòng mổ siêu sạch được cấy vi sinh không khí, đảm bảo vô trùng tuyệt đối giúp ca mổ diễn ra an toàn, không nhiễm khuẩn.Ca phẫu thuật tách hai bé Diệu Nhi và Trúc Nhi hôm 15/7 "vô cùng phức tạp", theo nhận định của các chuyên gia y tế trực tiếp tham gia và cố vấn. Ngoài việc tách rời, phân chia và tái tạo cần chính xác tuyệt đối, thì yếu tố sạch - vô trùng phòng mổ được đặt lên hàng đầu. Phòng mổ sạch, bệnh nhân không nhiễm khuẩn, khả năng hồi phục cao hơn, và ngược lại. Phòng mổ tách Diệu Nhi và Trúc Nhi luôn trong tình trạng sạch "không bóng vi khuẩn". Ảnh Thư Anh. Bác sĩ Tạ Thị Thúy Hằng, 42 tuổi, Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, người chịu trách nhiệm chính chuẩn bị phòng mổ siêu sạch đặc biệt này, khi nhắc lại vẫn chưa hết bồi hồi. Chị cho biết, khi nhận nhiệm vụ từ bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc bệnh viện, toàn khoa đã dốc toàn lực chuẩn bị."Mặc dù trong hơn hai năm vận hành khu mổ, mọi quy trình chống nhiễm khuẩn được tuân thủ tuyệt đối, chưa từng sai sót. Nhưng đây là cuộc mổ dài, có hai bệnh nhi nặng, quy mô lớn gấp 8 lần bình thường, nên chúng tôi tự khắt khe hơn cả trước, trong và sau ca mổ", bác sĩ Hằng nói.Phòng mổ siêu sạch số 11 và 12 có diện tích 36 m2, được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, các vật liệu tường, sàn nhà được nhập hoàn toàn từ nước ngoài, bề mặt láng mịn, tự kháng khuẩn, chống thấm. Nếu máu, dịch bệnh nhân dính vào tường, rơi xuống sàn không bị thấm hút, dễ dàng lau chùi.Trước mổ, ngoài việc vệ sinh bề mặt, khử khuẩn, xông phòng, chiếu tia UV hàng ngày theo quy định, hai phòng được cấy kiểm tra vi sinh, không khí thường xuyên. Kết quả vi trùng bằng không, không khí siêu sạch, phòng được niêm phong từ ngày 13/7, chờ mổ.Tối 14/7, chỉ vài giờ trước khi ca đại phẫu diễn ra, bác sĩ Hằng quyết định cấy vi sinh, không khí thêm một lần nữa, để chắc chắn không có sơ suất.Đặc biệt, hệ thống khí sạch trung tâm và dòng chảy tầng chuyên dụng, với áp lực dương được lắp đặt, luôn đảm bảo điều kiện phòng vô khuẩn. Luồng không khí này đã được lọc qua màng lọc sơ cấp, hai lần tiệt trùng bằng tia UV, lọc lần cuối qua màng lọc Hepa. Nhiệt độ không khí luôn duy trì 20-22 độ C.Không khí sạch mới được thổi thẳng xuống bàn mổ, nơi bệnh nhân đang nằm. Luồng khí luân chuyển liên tục, khí thải được hút triệt để qua hệ thống màng lọc ở cả 4 góc phòng. Bốn góc này thiết kế dạng vát, để không khí bẩn không bị quẩn lẫn vào góc, thiết bị.Nếu cửa phòng mổ mở ra khi bên trong đang phẫu thuật, áp lực dương trong phòng sẽ đẩy ngược không khí tiệt trùng ra ngoài, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào. Bác sĩ Tạ Thị Thúy Hằng là kíp trưởng gây mê ca đại phẫu tách dính. Chị nói "khi nào hai bé lớn lên, hoàn toàn khỏe mạnh và độc lập, tôi mới hoàn thành nhiệm vụ của mình". Ảnh Hữu Khoa Trong thời gian phẫu thuật, một nữ điều dưỡng của khoa đóng vai trò điều phối, trực ở cửa phòng trong suốt ca mổ. Chị kiểm soát tất cả nhân viên y tế ra vào phòng, chỉ ê kip đến lượt phẫu thuật, đủ tiêu chuẩn mới được vào.Phòng mổ tách Diệu Nhi và Trúc Nhi hội tụ cả hệ thống Telemedicine (quản lý âm thanh, hình ảnh và truyền thông), hệ thống PACS (lưu trữ và trình chiếu tất cả hình ảnh X-quang, CT, MRI, siêu âm của bệnh nhân) cùng hàng loạt camera quan sát.Vì thế, cuộc mổ khép kín, ê kip không phải di chuyển nhiều, hay ra ngoài để lấy thêm dụng cụ, hội chẩn.Ngoài ra, xung quanh bàn mổ, có một ô kẻ xanh, ai đang trực tiếp thao tác trên bệnh nhân thì được đứng ở đó. Việc này nhằm phân loại khu vực hoạt động, đảm bảo điều kiện vô trùng, an toàn cho bệnh nhi.Giữa cuộc mổ, khi tách dính thành công, các điều dưỡng khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức nhanh chóng đưa Trúc Nhi lên bàn mổ khác, che vết thương bằng vải kháng khuẩn, vận chuyển sang phòng bên cạnh. Do đã tập luyện trước, thời gian vận chuyển và ổn định bệnh nhi chưa đầy 5 phút, rất an toàn.Sau phẫu thuật, quy trình vệ sinh phòng mổ được kích hoạt lập tức và tuân thủ nghiêm ngặt. "Không được sai sót hay bỏ qua bất kỳ một nguyên tắc nào làm sạch nào. Chỉ cần một yếu tố không đạt, phòng mổ sẽ không được sử dụng", bác sĩ Hằng khẳng định.Khi cuộc mổ kết thúc, nhóm nhân viên vệ sinh gom, phân loại rác thải đi đúng theo chiều bẩn đã quy định, lau sàn, tường. Riêng các điều dưỡng, ai phụ trách vận hành máy móc, thiết bị nào, tự khử trùng thiết bị đó. Toàn bộ bề mặt sàn, tường, bàn mổ, đèn mổ, tay nắm cửa - tủ, công tắc tắt, bật điện, điều khiển máy, bàn phím các thiết bị chuyên dụng, bề mặt của máy và dụng cụ y tế... được lau kỹ càng từng chi tiết bằng dung dịch diệt khuẩn chuyên dụng.Các dụng cụ khác được chuyển ra ngoài để vệ sinh riêng biệt. Sau đó, tiến hành xông phòng, chiếu tia UV, niêm phong. Cửa phòng đóng kín khi đang vệ sinh. Điều dưỡng Thủy có 33 năm kinh nghiệm điều dưỡng phòng mổ. Chị cùng kỹ thuật viên kiểm tra thiết bị trước khi xông phòng, chiếu tia UV. Ảnh Thư Anh. Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy, Điều dưỡng trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, người trực tiếp chuẩn bị và kiểm tra phòng mổ hai bé, chia sẻ: "Giữ được phòng mổ vô khuẩn không hề dễ dàng và rất áp lực. Chúng tôi phải vô cùng tỉ mỉ, cẩn trọng. Đó là trách nhiệm và cả niềm tự hào". |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau Thu 23 Jul 2020, 10:38 | |
| Cô gái dẫn đường trong ca mổ tách hai bé song sinhTP HCMLần đầu thấy cấu trúc cơ thể kỳ lạ của Song Nhi trên phim X-quang, lòng bác sĩ Khánh dâng lên nỗi xót xa khó tả, cố hình dung hai em bé sống như thế nào.Kể từ đó, chị bắt tay thực hiện việc chụp phim, siêu âm, rồi đưa lên ghép, vẽ, dựng hình 3D cơ thể của hai đứa bé từ lúc chúng 3 tháng tuổi trong suốt 10 tháng, qua ca mổ tách và sẽ tiếp tục suốt thời kỳ hậu phẫu.Nhờ những hình ảnh từ chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), X-quang... được Khánh dựng thành ảnh 3D chi tiết từng tới mạch máu nhỏ li ti, các phẫu thuật viên đã tiến hành cuộc mổ tách đúng như dự liệu, nhanh chóng, chính xác, không một mạch máu nào bị cắt nhầm, hai bé mất máu ít."Không trực tiếp cầm dao mổ, nhưng bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thực sự là 'mắt thần siêu việt' của phẫu thuật viên, góp phần quan trọng cho sự thành công ca đại phẫu", bác sĩ Trần Đông A nói sau khi Trúc Nhi, Diệu Nhi được tách rời, ngày 15/7.Bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh Khánh, 29 tuổi, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, là thành viên Nhóm chẩn đoán hình ảnh ca phẫu thuật tách dính song sinh. Trưởng kíp, người chịu trách nhiệm chính là bác sĩ Nguyễn Đức Trí, Trưởng khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Sát cánh còn có kỹ thuật viên trưởng Phạm Văn Tài, cùng khoa, bác sĩ Huỳnh Thị Vân, chuyên gia chẩn đoán hình ảnh tại Pháp, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn trưởng khoa X-quang Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Nguyễn Nghiệp Văn, Trung tâm y khoa Medic... Bác sĩ Khánh và ê kip chẩn đoán hình ảnh giống như nhà tiên tri, giúp dự liệu chính xác giải phẫu để cuộc mổ diễn ra thành công. Ảnh Thư Anh Khánh trẻ nhất nhóm, được các thầy cô giao nhiệm vụ trực tiếp chẩn đoán hình ảnh, đồng thời hướng dẫn, trợ giúp thực hiện ca mổ. Bác sĩ vẫn nhớ lần đầu tiên nhìn thấy hai cấu trúc cơ quan, cơ thể kỳ lạ trên phim X-quang của đôi song sinh dính nhau, được một đồng nghiệp gửi tới. Chị nheo mắt, cố gắng mường tượng phía sau tấm phim, hai bé gái ba tháng tuổi đang bị dính như thế nào nhưng bất lực."Trong lòng dâng lên nỗi xót xa khó tả. Lúc ấy tôi vẫn chưa hình dung nhiệm vụ này lớn lao và khó khăn đến thế nào. Chỉ biết mình phải làm gì đó để giúp các em", bác sĩ Khánh nói.Từ hôm đó, bác sĩ trẻ gắn bó với hành trình trả lại cuộc đời cho hai chị em "song Nhi". Mỗi 3 tháng, hai bé được siêu âm Doppler tim, van tim, não, ngực bụng, chụp CT bụng chậu có cản quang, chụp CT điện toán vùng bụng chậu, não. Các chẩn đoán phân bố giải phẫu (cơ thân và khung xương, não, tủy, ngực, bụng, ruột, hệ niệu dục, xương chậu) và phân bố mạch máu được thực hiện kỹ càng, chi tiết.Ba lần chụp lúc 3, 6 và 9 tháng tuổi, hai bé còn yếu, thở rất mạnh, lồng ngực phập phồng liên tục, thuốc cản quang không thể hiện được hết các chi tiết. Hình ảnh rung nhòa, chỉ xác định được vị trí gan, lá lách, thận, tụy, bàng quang, tử cung. Còn mạch máu nhỏ quá, mới thấy có nhánh mạch máu từ Trúc Nhi băng qua phần trước bụng của Diệu Nhi. Phần ruột dính ở đâu, phân bố mạch máu như thế nào, các dữ liệu quá ít ỏi, chị chưa trả lời được.Đến lần chụp thứ tư, trước mổ một tháng, cơ thể hai bé lớn hơn, đạt gần 15 kg, các mạch máu mới hiện rõ trên hình ảnh. Chị thực hiện siêu âm toàn diện "từ đầu tới chân" cho các bé. Có phim, bác sĩ dành cả tuần, thức nhiều đêm trong bệnh viện để nghiên cứu và lên bản vẽ, dựng ảnh 3D.Đây là lần đầu tiên chị có được câu trả lời rõ ràng, chi tiết cho bác sĩ phẫu thuật, rằng bộ ruột bị dính ở đâu, các tạng được bé nào tưới máu như thế nào. Quan trọng nhất, hệ thống mạch máu thông nối giữa hai bé phân bổ ra sao. Tất cả được vẽ hoàn chỉnh và trình bày kỹ lưỡng khi hội chẩn.Từ đó, các phẫu thuật viên mới tiến hành phân chia ruột, lựa chọn bàng quang, thận và cơ quan sinh dục chính xác cho mỗi bé."Chẩn đoán hình ảnh tốt đến đâu thì phẫu thuật viên bước vào phòng mổ tự tin tới đó. Mình cố gắng hết sức để các phẫu thuật viên không tốn thời gian thám sát bụng, lần tìm và đánh giá các mạch máu liên thông", bác sĩ Khánh chia sẻ.Giáo sư Trần Đông A, cố vấn ca mổ, và tiến sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố nhiều lần khẳng định, nhờ chẩn đoán hình ảnh chính xác nên cuộc mổ diễn ra đúng dự liệu. Thời gian mổ được rút ngắn, các bé không gặp biến chứng bất ngờ. Đặc biệt, không có bất kỳ mạch máu nào bị cắt sai gây chảy máu không kiểm soát, lượng máu dự trù không cần dùng hết. Một trong các hình ảnh mà bác sĩ Khánh dựng trước ca phẫu thuật. Trúc Nhi, Diệu Nhi chào đời dính nhau vùng bụng ngực, thuộc ca hiếm gặp trên thế giới, tương tự ca song sinh Việt - Đức năm 1988. Hai bé được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố nuôi từ khi lọt lòng mẹ đến 13 tháng tuổi, đủ sức khỏe trải qua ca đại phẫu tách rời. Ca mổ hoàn tất, nhưng quá trình chăm sóc sau mổ còn nhiều gian truân.Hiện tại, hai bé đã ở giai đoạn hậu phẫu ngày thứ 5, bác sĩ Khánh vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình. Hàng ngày chị đến siêu âm, khảo sát tại chỗ cho hai bé bởi việc chẩn đoán hình ảnh vẫn rất quan trọng, giúp cảnh báo bác sĩ lâm sàng nếu có biến chứng, nhằm xử lý sớm.Siêu âm cho Diệu Nhi và Trúc Nhi tại phòng Hồi sức Tim xong, bác sĩ Khánh thấy vui vì dấu hiệu sinh tồn của các bé ổn định hơn qua mỗi ngày, nhu động ruột tốt, co bóp đều đặn, nước tiểu trong trở lại. Hai bé còn mở mắt khi chị nắm tay động viên. |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau Thu 23 Jul 2020, 11:04 | |
| Cặp song sinh Cúc - An 17 năm sau mổ tách rờiThanh HóaCúc và An, hai bé gái dính nhau xương ức được bác sĩ viện Nhi Trung ương mổ tách năm 2002, nay 18 tuổi, chuẩn bị thi đại học.Tỉnh giấc muộn sau một đêm thức khuya học bài, Thu Cúc và Thúy An vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi lại ngồi vào bàn học, tiếp tục giải bộ đề thi. Những ngày tháng 7, thời tiết Thanh Hóa nắng nóng đến 40 độ, cả hai gấp rút ôn luyện cho kỳ thi đại học cận kề.Ở tuổi 18, Cúc và An đã ra dáng thiếu nữ. Cúc đeo kính, đầy đặn hơn, ra dáng làm chị nhưng hơi rụt rè, ít nói. An nhanh nhẹn, hoạt ngôn hơn, từng là học sinh giỏi Văn cấp tỉnh. Vì vậy, Cúc chọn thi khối A1 vào trường đại học Tài chính. An thi khối D vào Học viện Báo chí vì thích làm phóng viên, ước được đi đến nhiều vùng đất mới. An và Cúc còn có một chị gái, nay 25 tuổi, đang làm việc tại Hà Nội."Mình không biết được cảm giác dính liền nhau như thế nào vì khi ấy còn rất nhỏ, chắc là khủng khiếp lắm, nhưng mình biết ơn vì dù khó khăn thế nào thì bố mẹ vẫn luôn cố gắng để giữ và bảo vệ hai chị em được khỏe mạnh đến hôm nay", An chia sẻ.Cúc tiếp lời em gái: "Kỳ thi đại học phía trước là cơ hội để cả hai đền đáp công ơn của bố mẹ suốt 18 năm vất vả nuôi cả hai khôn lớn, nên người". Lê Thúy An (trái) và Lê Thu Cúc (phải) sau 17 năm phẫu thuật tách dính, sức khỏe ổn định. Ảnh: Thùy An Dính nhauĐôi song sinh Lê Thu Cúc, Lê Thúy An chào đời ngày 6/12/2002 tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, dính nhau từ xương ức, chung khoang màng tim, chung lá gan, tá tràng và ruột non. Bà Trịnh Thị Bình, mẹ của hai bé, như chết lặng khi biết tin: "Nhớ lại cảm giác ngày hôm đấy, tôi vẫn sốc lắm, tưởng như không thể thở được, thương con mà bất lực".Khi chào đời, hai bé nặng tổng cộng gần 3 kg. Cúc "nhỉnh" hơn nên làm chị. Hai bé chung nhau một đoạn ruột nên An cứ ăn vào là Cúc no. Bởi vậy, Cúc mải chơi, không chịu ăn song lại đầy đặn hơn em.Khi hai bé được 3 ngày tuổi, giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm lúc ấy là Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, đến công tác tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, tình cờ gặp gỡ. Bác sĩ Liêm động viên gia đình chăm sóc hai bé thật tốt và hứa sẽ liên lạc lại. Trước đó, bác sĩ Liêm đã từng phẫu thuật tách một cặp song sinh dính nhau tại Nghệ An nhưng một thời gian sau mổ, một trong hai em đã mất.Khoảng hai tháng sau, bác sĩ Liêm liên lạc bệnh viện Thanh Hóa đề nghị chuyển hai bé ra Hà Nội để phẫu thuật. Bác sĩ xác định, tỷ lệ thành công sau mổ tách là 50-50, có thể phải ưu tiên cơ hội sống cho một trong hai bé. Khoảng 50 y bác sĩ tham gia ca mổ tách. Tất cả ca mổ khác ở bệnh viện hôm đó phải tạm dừng để tập trung phẫu thuật cho An và Cúc.Ca mổ tách kéo dài gần 10 giờ, các bộ phận như xương ức, gan, tá tràng, ruột non... được tách thành công cho hai cháu. Cúc - An được chăm sóc hậu phẫu, bắt đầu cuộc sống độc lập. Hình ảnh Cúc - An và mẹ trước khi phẫu thuật tách rời, năm 2002. Ảnh: Nhân vật cung cấp Cuộc sống sau tách rờiSau khi tách rời Cúc, bé An bị tắc ruột, phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật 3 lần sức khỏe mới ổn định. Hệ tiêu hóa của em yếu, hấp thụ kém và thường xuyên đau bụng hơn Cúc.Nuôi nấng hai con lớn lên, người mẹ phải để ý đến từng chi tiết nhỏ, từ giấc ngủ cho đến tư thế nằm để con không bị vẹo cột sống. Cúc - An cũng phải đi lại, vận động nhẹ nhàng, nhất là trong tiết học thể dục. Trong thời gian đấy, khó khăn chất chồng khi bà Bình phát hiện bị suy thận, mỗi tuần ba lần đi viện để chạy thận. Từ 54 kg, bà gầy rộc chỉ còn 38 kg, phải nuôi con bằng sữa ngoài."Ngày đó, Cúc và An thường xuyên bị bạn bè trêu đùa là 'đồ mặt dài', nhiều người còn xì xào nói 'gia đình ăn ở không tốt nên quả báo', tôi buồn lắm. Tôi muốn dành thời gian bù đắp cho hai đứa con kém may mắn nhưng sức khỏe cùng kiệt", bà Bình nhớ lại.Ban đầu, An hỏi mẹ lý do mình bị trêu chọc, về sau không còn quan tâm lời bình luận ác ý nữa. Hai chị em cố gắng học tập để chứng minh những nỗ lực của bản thân."Em luôn tự thấy mình may mắn vì sau phẫu thuật cả hai chị em vẫn được sống và sống khỏe mạnh. Tuy có thiệt thòi về ngoại hình nhưng chẳng đáng là gì với công lao nuôi dưỡng của bố mẹ, cố gắng tái sinh chúng em một lần nữa", An chia sẻ.Cả hai kết thúc những năm trung học với học lực giỏi, đang cùng nhau chuẩn bị hành trang để bước vào đại học. Cúc - An hiện khỏe mạnh, cao gần 1,7m, trừ vết sẹo dài ở bụng ghi dấu ấn phẫu thuật, không ai nghĩ đây là cặp song sinh từng dính liền nhau nhiều bộ phận, khả năng sống chỉ 50%. An và Cúc học khác khối song luôn hỗ trợ nhau học. Cả hai quyết tâm thi đỗ đại học để bố mẹ yên lòng và có tương lai tươi sáng hơn. Ảnh: Thùy An Hiện tại, bà Bình vẫn tiếp tục chạy thận tại bệnh viện ba lần một tuần. Ông Luân, bố của Cúc - An, làm việc tại công ty thuốc lá dù đã đến tuổi nghỉ hưu. Cúc nói nếu đậu đại học sẽ đi làm thêm để bố mẹ đỡ vất vả, còn An muốn vào ký túc xá để không tốn quá nhiều chi phí ăn học, mẹ cũng yên tâm chữa bệnh.Gập sách vở, Cúc và An cùng mẹ dọn cơm trưa. Bữa ăn bình dị nhưng đầy ắp tiếng cười. Người bố không quên hỏi thăm việc học của con gái. Người mẹ chuẩn bị nhiều hoa quả, sữa để các con học khuya không đói bụng."Khi theo dõi ca phẫu thuật của Diệu Nhi và Trúc Nhi hôm 15/7, ký ức 17 năm trước như hiện ra trước mắt. Bố mẹ của hai cháu Nhi chắc cũng giống như chúng tôi năm xưa, hồi hộp chờ đèn phòng tắt và vỡ òa khi biết ca mổ thành công. Tôi cầu mong các con sẽ bình an khôn lớn như Cúc, An của tôi bây giờ", bà Bình chia sẻ.Đến nay, Việt Nam đã thực hiện thành công 11 ca phẫu thuật song sinh tách rời. Ca đầu tiên diễn ra vào ngày 4/10/1988, là cuộc đại phẫu Việt - Đức, tạo tiếng vang của ngành y học Việt Nam, ghi danh vào sách kỷ lục Guinness thế giới. Chỉ huy trưởng ca mổ khi ấy là giáo sư, bác sĩ Trần Đông A, cùng 62 y, bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam và Nhật Bản.Ước tính trên thế giới, tỷ lệ song sinh dính nhau là một trên 200.000 ca sinh sống. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Mổ tách hai bé gái song sinh dính liền nhau | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |