Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 02 Dec 2015, 10:44 | |
| Tam Tạng Pháp Số 219
THỪA GIỚI HOÃN CẤP TỨ CÚ 乘戒缓急四句 (Hoa Nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao). Thừa giới: Thừa là giáo pháp đại, Tiểu thừa do Phật nói. Giới là giới luật do Phật chế ra có nặng có nhẹ khác nhau. Hoãn là trì hoãn, thư thả. Cấp là cấp thiết. Một, thừa cấp giới hoãn. Vì giới trì hoãn, thư thả, nên rơi vào bốn đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la. Do thừa, lại được nghe pháp, như trong tám bộ: Thiên, long v.v… đều được dự hội nghe pháp. Đó gọi là thừa cấp giới hoãn. (tám bộ là Thiên, Long, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà). Hai, Giới cấp thừa hoãn. Do sốt sắng về giới nên sanh vào loài trời, người. Do thừa chậm rãi nên không ưa nghe pháp. Đó gọi là giới cấp thừa hoãn. Ba, Thừa giới câu cấp. Do giới cấp thiết, nên sanh làm trời, người và do Thừa cấp thiết, nên cũng được nghe pháp, ngộ đạo. Đó gọi là thừa giới câu cấp. Bốn, Thừa giới câu hoãn. Do giới trì hoãn nên vĩnh viễn đoạ vào bốn đường, mất thân trời, người; vì thừa trì hoãn, không được nghe pháp. Đó gọi là thừa giới câu hoãn. TỨ CHỦNG ANH LẠC TRANG NGHIÊM 四種璎珞莊嚴 (Đại phương đẳng đại tập kinh) Anh lạc trang nghiêm là Bồ tát dùng giới v.v… bốn pháp để trang nghiêm pháp thân, như ở đời dùng anh lạc để trang nghiêm thân thể vậy. Một, Giới anh lạc trang nghiêm. Bồ tát nghiêm trì giới cấm, đối với chúng sanh không hề có tâm làm hại. Nếu không có tâm ác hại thì tất cả chúng sanh đều ưa thích nhìn ngắm. ba nghiệp thân, miệng, ý đều thanh tịnh. Đó gọi là giới anh lạc trang nghiêm. Hai, Tam muội anh lạc trang nghiêm. Bồ tát đối với chúng sanh, vận dụng tâm đại bi, thẳng thắn và uyển chuyển, cho đến xa lìa tham, sân, si, tu tập tất cả Tam muội. Đó là Tam muội anh lạc trang nghiêm. Ba, Trí huệ anh lạc trang nghiêm. Bồ tát tâm ra ngoài lưới nghi, xa lìa điên đảo. Biết khổ dứt trừ tập; chứng diệt tu đạo. Đầy đủ giới, định, huệ. Thanh tịnh không vướng mắc. Xem xét pháp giới chẳng có tới lui. Đó là trí huệ anh lạc trang nghiêm. Bốn, Đà la ni anh lạc trang nghiêm. Tiếng Phạn là đà la ni, tiếng Hoa là Năng trì. Nghĩa là các vị Bồ tát có thể giữ gìn các pháp lành, không cho mất mát. Còn gọi là tổng trì, nghĩa là có thể gìn giữ điều thiện không mất, gìn giữ điều ác không sanh. Đó là đà la ni anh lạc trang nghiêm. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Wed 02 Dec 2015, 11:59 | |
| Tam Tạng Pháp Số 220
TỨ CHỦNG TAM MUỘI 四種三昧 (Ma ha chỉ quán). Muốn lên quả vị Phật, không tu hành không lên được. Tu hành các pháp có nhiều, tóm lại có bốn. Tiếng Phạn là Tam muội, tiếng Hoa là Chánh định; còn gọi là điều trực định. Tâm hành của chúng sanh thường không hoà hợp, không ngay thẳng, không an định. Vào Tam muội này thì có thể hoà hợp, ngay thẳng và an định (điều, trực, định), nên gọi là Tam muội. Một, Thường tọa Tam muội. Cũng gọi là nhất hạnh Tam muội. Ngài Văn Thù trong kinh Bát nhã, trong 90 ngày, ở một mình trong tịnh thất, ngồi kiết già, trừ hết những niệm ác, bỏ hết loạn tưởng, tư duy chuyên nhất liên hệ với pháp giới, nhớ tưởng pháp giới. (hệ chuyên là chỉ. Nhất niệm là quán. Các pháp dung thông, tương thuộc, nên gọi là pháp giới). Tin tưởng tất cả pháp đều là Phật pháp. Nếu ngồi đến mỏi mệt, hoặc khổ sở vì tật bệnh, hoặc buồn ngủ che lấp, hoặc nghiệp chướng đời trước nổi lên cũng không thể làm cho lùi bước, thì phải chí tâm niệm một danh hiệu Phật để cầu gia hộ. Trừ trường hợp đi kinh hành, ăn uống, đi đại tiểu ra ngoài, còn lại luôn luôn tiếp tục, không để khoảnh khắc bỏ không tu tập Tam muội này. Ở trong thời kỳ ấy, nếu siêng năng không lười biếng, niệm niệm nối tiếp, không gián đoạn, thì có thể phá trừ nghiệp chướng, hiển hộ được lý thật tướng. Hai, Thường hành Tam muội. Còn gọi là Bát chu Tam muội. Tiếng Phạn là Bát chu, tiếng Hoa là Phật lập. Phật lập có ba nghĩa, 1) Oai lực của Phật, 2) Lực Tam muội, 3) Công đức sẵn có của hành giả có thể ở trong định mà thấy được mười phương Phật đứng ngay trước mặt, nên gọi là Phật lập. Dùng 90 ngày làm hạn kỳ, suốt ba tháng, không được nghỉ ngơi, miệng thường niệm lớn A di đà Phật; tâm thường tưởng A di đà Phật. Hoặc trước tưởng sau niệm hay ngược lại, hoặc tưởng niệm liên tục, không để ngưng nghỉ. Tam muội này, rất có khả năng dứt trừ nghiệp chướng đời trước. Đối với các công đức thì Tam muội này là đứng đầu. (Tiếng Phạn là A di đà, tiếng Hoa là Vô lượng thọ). Ba, Bán hành bán tọa Tam muội. Nếu dựa vào kinh Phương đẳng thì kỳ hạn bảy ngày, chỉ trì tụng thần chú, xoay tròn 120 vòng. Xong một vòng đọc một thần chú, không nhanh không chậm. Xoay xong bèn ngồi xuống, suy tư về lý thật tướng. Nếu nương vào kinh Pháp hoa thì haimột ngày là kỳ hạn, chỉ tụng kinh này. Vì kinh nói: Có người nào hoặc đi hoặc đứng, đọc tụng kinh này, hoặc ngồi tư duy kinh này, ta (Phật) ngồi trên voi trắng sáu ngà, hiện ra trước mặt người đó. Đây là những Tam muội vừa đi vừa ngồi. Bốn, Phi hành phi tọa Tam muội. Cả đi và ngồi. Giờ nói chẳng đi chẳng ngồi, tuy chẳng đi chẳng ngồi; cũng có tên là Tam muội tuỳ ý, có nghĩa là trong mọi lúc, trong mọi việc đều có thể quán sát tuỳ ý, không câu hệ thời hạn. Tâm luôn ở trong chỉ quán, niệm vừa loé lên liền biết vậy. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 19:31 | |
| Tam Tạng Pháp Số 221 TỨ TRÍ 四智 (Thành duy thức luận) Một, Đại viên cảnh trí. Chân trí của Phật, tánh vốn thanh tịnh, xa lìa trần ai, ô nhiễm, suốt cả trong ngoài, không có chỗ tối tăm nào mà không soi tới. Giống như cái kính lớn, chiếu soi khắp vạn vật, không chừa bất cứ cái gì. Đó gọi là đại viên cảnh trí. Hai, Bình đẳng tánh trí. Phật quán tất cả pháp và các chúng sanh đều bình đẳng. Dùng tâm đại bi, tuỳ căn cơ của chúng, thị hiện, chỉ bày, hướng dẫn khiến cho chúng chứng nhập cho được tánh bình đẳng ấy. Đó gọi là bình đẳng tánh trí. Ba, Diệu quan sát trí. Phật khéo quán sát các pháp đầy đủ và hoà hợp theo thứ lớp, lại biết căn tánh chúng sanh ưa muốn dục lạc. Dùng biện tài vô ngại, nói các diệu pháp, khiến cho chúng được khai ngộ và được nhiều an lạc. Đó là diệu quan sát trí. Bốn, Thành sở tác trí. Vì Phật muốn đem đến lợi lạc tất cả chúng sanh trong khắp mười phương thế giới, nên thị hiện, biến hoá vô số thần thông, hướng dẫn chúng sanh đi vào thánh đạo, đây là những việc làm từ nguyện lực của Phật. Đó là thành sở tác trí. TỨ VÔ NGẠI TRÍ. 四無礙智 (Pháp giới thứ đệ). Còn gọi là Tứ vô ngại biện. Bồ tát đối với bốn pháp này, trí huệ sáng suốt, thông hiểu tất cả, nên gọi là bốn trí vô ngại. Dùng bốn trí này trong biện thuyết thì rất thấu đáo, cũng gọi là bốn biện tài vô ngại. Một, Nghĩa vô ngại trí. Bồ tát hiểu rõ nghĩa lý của tất cả pháp, thông đạt hoàn toàn, nên gọi là nghĩa vô ngại trí. Hai, Pháp vô ngại trí. Bồ tát thấu suốt danh tự của tất cả pháp, phân biệt rõ ràng, nên gọi là pháp vô ngại trí. Ba, Từ vô ngại trí. Bồ tát đối với danh tự, nghĩa lý của các pháp, tuỳ thuận tất cả ngôn ngữ, địa phương của chúng sanh để giảng giải cho chúng tiếp nhận và hiểu rõ, nói năng trôi chảy, nên gọi là từ vô ngại trí. Bốn, Nhạo thuyết vô ngại trí. Bồ tát tuỳ thuận căn tánh của tất cả chúng sanh ưa nghe pháp gì, vì chúng mà nói pháp đó, đầy đủ và hoà hợp, nên gọi là Nhạo thuyết vô ngại trí. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 19:41 | |
| Tam Tạng Pháp Số 222 TỨ CẢNH 四鏡 (Khởi tín luận) Cảnh có nghĩa là tấm gương trong sáng có khả năng chiếu soi, giống như tánh chơn như của bản giác, có không và có bất không, có thể có dụng, nên lấy tấm gương làm ví dụ cho chơn tâm. Một, Như thật không cảnh. Thật tướng chân như thể vốn không tịch, xa lìa tất cả tướng của vọng tâm về cảnh giới; giống như gương sáng không dính bụi, nên gọi là như thật không cảnh. Hai, Nhân huân tập cảnh. Thể giác ngộ của chân như hay làm nhân cho các pháp hiện hữu, lại hay huân tập vào tâm, nên cảnh giới đều hiện hữu ở trong tâm; nên gọi là nhân huân tập cảnh. (hai trường hợp trên nói rõ chân như còn có phiền não ràng buộc nên có không và có bất không). Ba, Pháp xuất ly cảnh. Các pháp của giác thể chân như, xa lìa trần lao phiền não, hoàn toàn trong sáng, nên gọi là pháp xuất ly cảnh. Bốn, Duyên huân tập cảnh. Duyên tức là cơ duyên được giáo hoá khi giác thể của chân như ra ngoài phiền não ràng buộc, tuỳ thuận soi sáng căn cơ của vạn vật, cùng với chúng sanh làm nên sức huân tập ngoại duyên, khiến cho chúng tu tập căn lành, nên gọi là duyên huân tập cảnh. (hai loại trên nói rõ chân như ra khỏi phiền não, từ thể mà khởi dụng). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 19:44 | |
| Tam Tạng Pháp Số 223 TỨ AN LẠC HẠNH 四安樂行 (Pháp hoa văn cú) Thân không nguy hiểm là an. Tâm không ưu sầu là lạc, mới có thể tiến lên; nên gọi là an lạc hạnh. Một, Thân an lạc hạnh. Thân nên xa lìa mười việc: Xa lìa giàu sang, quyền thế, 2) Xa lìa người tà, pháp tà, 3) Xa lìa gian ác, đùa cợt, 4) Xa lìa người chuyên nghề chém giết, 5) Xa lìa chúng Nhị thừa, làm tổn hại việc tu hành theo Đại thừa, 6) Xa lìa những nghĩ ngợi về tham dục, 7) Xa lìa không phải người nam, 8) Xa lìa chỗ nguy hại, 9) Xa lìa việc chê bai, 10) Xa lìa việc nuôi gia súc. Đã xa lìa mười điều trên, thường ham ngồi thiền. Thu nhiếp tâm mình. Đó gọi là an thân lạc hạnh. (Tiếng Phạn là Chiên đà la, tiếng Hoa là Đồ tể) Hai, Khẩu an lạc hạnh Miệng nên xa lìa bốn điều: 1) không ưa nói về người khác và lỗi lầm trong kinh điển, 2) không xem thường, ngạo mạn, không dựa vào Đại thừa, xem thường Tiểu thừa, 3) Không khen, cũng không chê người khác, 4) không sanh tâm oán ghét, giỏi tu tâm an lạc này. Đó gọi là khẩu an lạc hạnh. Ba, Ý an lạc hạnh. Ý nên bỏ bốn việc ác: 1) Không ghen ghét, nịnh hót; 2) Không xem thường, mắng chưởi, không nên lấy hạnh Đại thừa mà trách mắng người tu Tiểu thừa; 3) Không tức giận, buồn bực và tán loạn; 4) Không tranh hơn. Vì tất cả chúng sanh bình đẳng mà nói pháp, đó gọi là ý an lạc. Bốn, Thệ nguyện an lạc hạnh. Vì chúng sanh không nghe, không biết, không hiểu, do đó khởi tâm từ bi, thệ nguyện vì chúng sanh nói pháp. Kinh nói: Khi ta chứng được vô thượng chánh đẳng chánh giác, tuỳ theo nơi nào thì sức thần thông, sức trí huệ, dẫn dắt chúng sanh ở đó, an trụ trong pháp đó. Đó gọi là thệ nguyện an lạc hạnh. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 19:49 | |
| Tam Tạng Pháp Số 224 TỨ AN LẠC HẠNH 四安樂行 (Hoa nghiêm kinh sớ)
Bốn, an lạc hạnh này là do quốc sư Thanh lương, huý là Trừng quán, dựa vào phẩm an lạc hạnh trong kinh Pháp hoa lập ra. Quả Niết bàn gọi là an lạc. Tu tập theo hạnh này thì hướng đến Niết bàn; nên gọi là an lạc hạnh. Lại ở trong bốn hạnh này thì thân được yên ổn, tinh thần an định, các khổ bên ngoài không thể xen vào, nên gọi là an lạc hạnh. Một, Tất cánh không hạnh. Tâm, cảnh đều quên, thông suốt cả không và hữu. Kinh Pháp hoa nói: Hành xứ, cận xứ, nghĩa là dùng lý quán chiếu, như lý mà hành gọi là hành xứ, lại quán tất cả pháp không, tức là đã gần với lý, gọi là cận xứ. Bằng hành xứ, cận xứ cuối cùng trở về không. Hai, Thân khẩu vô quá hạnh. Thân xa lìa các điều ác giết hại, trộm cướp v.v… Miệng xa lìa các điều ác nói dối, nói thêu dệt v.v… Kinh Pháp Hoa nói: Nếu khi đọc kinh, không ưa nói tốt, xấu của người và sai lầm của kinh điển. Ba, Tâm vô tật đố hạnh. Thấy người làm việc lành thì hãy tuỳ hỷ khuyến khích, chứng nhập đạo đồ đề, xa lìa các việc làm ghen ghét đố kỵ. Kinh Pháp Hoa nói: Vào thời mạt thế sau này, lúc giáo pháp sắp giảm, ai thọ trì đọc tụng kinh này, thì lòng không còn nuôi ghen ghét, nịnh hót, dối láo. Bốn, Đại từ bi hạnh. Khởi tâm từ bi, phát thệ nguyện lớn, nguyện nhổ tận gốc khổ đau của chúng sanh và đem an vui cho chúng sanh. Kinh Pháp Hoa nói: Người ở trong hàng tại gia hay xuất gia sanh tâm đại từ chính là người không ở trong hàng Bồ tát sanh tâm đại bi.
TẠNG GIÁO SANH DIỆT TỨ ĐẾ 藏教生滅四諦 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú). Tạng giáo là giáo pháp ba tạng kinh, luật, luận. Sanh diệt là giáo pháp này có được là do nhân duyên sanh, nên có sanh, có diệt vậy. Tứ đế: đế là xét đoán một cách đầy đủ. Nghĩa là bậc Thinh văn sử dụng phép quán phân tích về cái không để xét đoán kỹ lưỡng các pháp khổ, tập, diệt, đạo. Tất cả đều chân thật. Đó gọi là tạng giáo sanh diệt Tứ đế. (Nhân duyên sanh pháp là sáu căn là nhân, sáu trần là duyên; căn, trần gặp nhau thì sanh ra tâm, gọi là sanh pháp. Tích không. Tích là phân tích, nghĩa là phân tích năm ấm các pháp đều là không. Một, Khổ đế. Khổ là bức bách, khó chịu cho thân và tâm. Có ba khổ, tám khổ. Tóm lại mà nói không ra ngoài sống, chết trong ba cõi. Thinh văn quán xét kỹ lưỡng sống, chết khổ thật: nên gọi là khổ đế (ba khổ là khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. tám khổ là sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm thạnh khổ). Hai, Tập đế. Tập là nhóm lại. Thinh văn quán sát kỹ lưỡng nghiệp hoặc, phiền não, chính nó nhóm lại khổ đau của sống, chết; nên gọi là tập đế. Ba, Diệt đế. Diệt là tịch diệt. Thinh văn chán ngán khổ sanh, tử; quán sát kỹ lưỡng Niết bàn, chính là an vui tịch diệt; nên gọi là diệt đế. Bốn, Đạo đế. Đạo có nghĩa là thông suốt. Thinh văn quán sát kỹ lưỡng con đường giới, định, huệ, chính là con đường dẫn đến Niết bàn, nên gọi là đạo đế. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 19:59 | |
| Tam Tạng Pháp Số 225 THÔNG GIÁO VÔ SANH TỨ ĐẾ 通教無生四諦 (Thiên Thai tứ giáo nghi tập chú) Thông giáo là trước thông với tạng giáo sau thông với biệt giáo, Viên giáo. Vô sanh Tứ đế là giáo pháp này dành cho bậc Tam thừa căn tánh lanh lợi, dùng phép quán thể không, thấu suốt các pháp ngũ ấm: đương thể tức không (không ngay ở đây và bây giờ), như ảo, như hoá, nên nói khổ không có tướng bức bách, tập không có tướng hoà hợp, diệt không tướng vô sanh, đạo là tướng bất nhị. Đó gọi là thông giáo vô sanh Tứ đế. (Trước thông với tạng giáo, nghĩa là giáo lý này dành cho Bồ tát căn cơ chậm lụt, chỉ chứng được lý chân không, cùng với tạng giáo ở trước giống nhau. Sau thông với biệt giáo và Viên giáo, nghĩa là giáo lý này dành cho Bồ tát căn cơ lanh lợi, tức là đối với lý chân không còn biết được lý bất không chứng ngộ lý trung đạo, so với hai giáo biệt, viên giống nhau.Tam thừa là Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát). Một, Khổ đế. Giáo lý này dành cho Tam thừa, vì quán sát khéo léo, thẩm định về các khổ đau sống chết của ngũ ấm một cách đúng đắn, đương thể tức không, nên không có tướng bức bách, vì vậy gọi là khổ đế. Hai, Tập đế. Giáo lý này dành cho Tam thừa, vì quán sát khéo léo, thẩm định đúng đắn nhân quả hoặc nghiệp, đương thể tức không, hiểu rõ hoặc nghiệp không có tướng hoà hợp, nên gọi là tập đế. Ba, Diệt đế. Giáo lý này dành cho Tam thừa, vì quán sát khéo léo, thẩm định đúng đắn các khổ sanh tử của ngũ ấm, xưa kia chưa từng sanh, ngày nay chưa từng diệt, nên gọi là diệt đế. Bốn, Đạo đế. Đạo là giới, định, huệ. Nghĩa là giáo lý Tam thừa này, vì quán sát khéo léo, thẩm định đúng đắn về tập bị phá và đạo năng phá đồng nhất với chân không, không có hai tướng, nên gọi là đạo đế. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 20:07 | |
| Tam Tạng Pháp Số 226 BIỆT GIÁO VÔ LƯỢNG TỨ ĐẾ 別教無量四諦 (Thiên thai tứ giáo nghi tập chú) Biệt giáo là trước không liên hệ với tạng giáo, thông giáo, sau không liên hệ với Viên giáo. Vô lượng Tứ đế là giáo lý này chỉ dành riêng cho Bồ tát. Chúng sanh được Bồ tát giáo hoá vô lượng, nên pháp môn Bồ tát sử dụng cũng vô lượng, khổ có vô lượng tướng, vì quả báo trong mười pháp giới không giống nhau, tập có vô lượng tướng vì ngũ trụ phiền não không giống nhau, đạo có vô lượng tướng, vì pháp môn mầu nhiệm không giống nhau; diệt có vô lượng tướng, vì sáu ba la mật không giống nhau. Đó gọi là biệt giáo vô lượng Tứ đế. (Trước không liên hệ tạng giáo, thông giáo vì giáo lý này là pháp môn chỉ dành cho Bồ tát tu tập, không giống tạng, thông giáo là pháp môn tu tập của Tam thừa. Sau không liên hệ với Viên giáo, vì giáo lý này được sáng tỏ bởi hành tướng của pháp môn, trải qua thứ lớp, không giống như Viên giáo, tất cả viên dung. Thập pháp giới là Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thinh văn, thiên, nhân, A tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. Ngũ trụ phiền não là nhất thiết kiến trụ địa hoặc, dục ái trụ địa hoặc, sắc ái trụ địa hoặc, hữu ái trụ địa hoặc, vô minh trụ địa hoặc). Một, Khổ đế. Giáo lý dành cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng những khổ đau sanh, tử của chúng sanh trong mười giới, tất cả đều có thật, nên gọi là khổ đế. Hai, Tập đế. Giáo lý dành cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng hoặc nghiệp của chúng sanh trong mười giới, đúng là đã chiêu tập khổ đau sanh tử, nên gọi là tập đế. Ba, Đạo đế. Giáo lý dành cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng vô lượng đạo pháp, đúng là hay tự lợi và lợi tha, nên gọi là đạo đế. Bốn, Diệt đế. Giáo lý dành cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng về thực tập lục độ, đúng là có thể chứng được lý tịch diệt của Niết bàn, nên gọi là diệt đế. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 20:17 | |
| Tam Tạng Pháp Số 227 VIÊN GIÁO VÔ TÁC TỨ ĐẾ 圓教無作四諦 (Thiên Thai tứ giáo nghi tập chú) Viên giáo là sự, lý vô ngại, vạn pháp dung nhiếp. Vô tác Tứ đế là bậc Đại thừa Bồ tát, quán sát tất cả các pháp, sự sự tức lý, không có gì tạo tác. Vì thế nói ấm, nhập đều như nhau. Không khổ phải bỏ, trần lao vốn thanh tịnh. Không tập phải trừ. Biên kiến, tà kiến đều đúng đắn. Không đạo phải tu. Sanh tử tức Niết bàn. Không diệt phải chứng. Đó gọi là Viên giáo vô tác Tứ đế. (Ấm, nhập đều như nhau là ấm là ngũ ấm, nhập là mười hai nhập. Các pháp ấm, nhập đều nói như nhau. Như tức là lý. Biên Kiến, tà kiến đều trung chánh là kiến chấp hai bên có, không sai lầm, điên đảo đều là trung đạo). Một, Khổ đế. Giáo pháp dành riêng cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng về các pháp năm ấm và mười hai nhập đều là chân như, thật không có tướng khổ phải bỏ, nên gọi là khổ đế. Hai, Tập đế. Giáo pháp dành riêng cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng tất cả phiền não, trần lao tánh vốn thanh tịnh, thật không tướng chiêu tập sanh, tử, nên gọi là tập đế. Ba, Đạo đế. Giáo pháp dành cho Bồ tát này thẩm định kỹ lưỡng tất cả pháp đều là trung đạo, xa lìa tà kiến hai bên, thật là không có phiền não phải đoạn trừ, cũng không có đạo Bồ đề phải tu, nên gọi là đạo đế. Bốn, Diệt đế. Giáo pháp dành riêng cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng sanh tử, Niết bàn vốn không hai, thật không có khổ sanh tử bức bách phải dứt trừ cũng không có an lạc Niết bàn phải chứng; nên gọi là diệt đế. TỨ THẮNG NGHĨA ĐẾ 四勝義諦 (Thành duy thức luận) Một, Thế gian thắng nghĩa. Đối với thế gian, các pháp ngũ uẩn hư vọng, nên nói với nghĩa nhiệm mầu hơn hết của chân như. Hai, Đạo lý thắng nghĩa. Thinh văn quán lý Tứ đế khổ, tập, diệt, đạo là nghĩa nhiệm mầu hơn hết. Ba, Chứng đắc thắng nghĩa. Thinh văn chứng được lý nhị không chân như là nghĩa nhiệm mầu hơn hết (nhị không là nhân không và pháp không) Bốn, Thắng nghĩa thắng nghĩa.
Lý nhất chân pháp giới, chỉ có chư Phật mới hiểu hết, chứng hết, đó là thắng nghĩa trong thắng nghĩa (nhiệm mầu nhất trong những nhiệm mầu). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 20:41 | |
| Tam Tạng Pháp Số 227 VIÊN GIÁO VÔ TÁC TỨ ĐẾ 圓教無作四諦 (Thiên Thai tứ giáo nghi tập chú) Viên giáo là sự, lý vô ngại, vạn pháp dung nhiếp. Vô tác Tứ đế là bậc Đại thừa Bồ tát, quán sát tất cả các pháp, sự sự tức lý, không có gì tạo tác. Vì thế nói ấm, nhập đều như nhau. Không khổ phải bỏ, trần lao vốn thanh tịnh. Không tập phải trừ. Biên kiến, tà kiến đều đúng đắn. Không đạo phải tu. Sanh tử tức Niết bàn. Không diệt phải chứng. Đó gọi là Viên giáo vô tác Tứ đế. (Ấm, nhập đều như nhau là ấm là ngũ ấm, nhập là mười hai nhập. Các pháp ấm, nhập đều nói như nhau. Như tức là lý. Biên Kiến, tà kiến đều trung chánh là kiến chấp hai bên có, không sai lầm, điên đảo đều là trung đạo). Một, Khổ đế. Giáo pháp dành riêng cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng về các pháp năm ấm và mười hai nhập đều là chân như, thật không có tướng khổ phải bỏ, nên gọi là khổ đế. Hai, Tập đế. Giáo pháp dành riêng cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng tất cả phiền não, trần lao tánh vốn thanh tịnh, thật không tướng chiêu tập sanh, tử, nên gọi là tập đế. Ba, Đạo đế. Giáo pháp dành cho Bồ tát này thẩm định kỹ lưỡng tất cả pháp đều là trung đạo, xa lìa tà kiến hai bên, thật là không có phiền não phải đoạn trừ, cũng không có đạo Bồ đề phải tu, nên gọi là đạo đế. Bốn, Diệt đế. Giáo pháp dành riêng cho Bồ tát này, thẩm định kỹ lưỡng sanh tử, Niết bàn vốn không hai, thật không có khổ sanh tử bức bách phải dứt trừ cũng không có an lạc Niết bàn phải chứng; nên gọi là diệt đế. TỨ THẮNG NGHĨA ĐẾ 四勝義諦 (Thành duy thức luận) Một, Thế gian thắng nghĩa. Đối với thế gian, các pháp ngũ uẩn hư vọng, nên nói với nghĩa nhiệm mầu hơn hết của chân như. Hai, Đạo lý thắng nghĩa. Thinh văn quán lý Tứ đế khổ, tập, diệt, đạo là nghĩa nhiệm mầu hơn hết. Ba, Chứng đắc thắng nghĩa. Thinh văn chứng được lý nhị không chân như là nghĩa nhiệm mầu hơn hết (nhị không là nhân không và pháp không) Bốn, Thắng nghĩa thắng nghĩa. Lý nhất chân pháp giới, chỉ có chư Phật mới hiểu hết, chứng hết, đó là thắng nghĩa trong thắng nghĩa (nhiệm mầu nhất trong những nhiệm mầu).
TỨ THẾ TỤC ĐẾ 四世俗諦 (Du già sư địa luận) Một, Thế gian tục đế. Tục là tập tục: tập quán và phong tục. Chúng sanh ở thế gian xây cất nhà cửa và bao nhiêu việc để sinh nhai, đều là giả dối, không thật. Hai, Đạo lý thế tục. Các pháp ngũ uẩn có được do giả danh. Nếu dựa vào đạo lý, suy cho cùng, đều không có tự thể. Ba, Chứng đắc thế tục. Quán sát các pháp giả lập của thế tục thấy đều là không thì chứng được quả dự lưu. (Dự lưu là dự vào dòng thánh, tức sơ quả Thinh văn). Bốn, Thắng nghĩa thế tục Đối với các pháp giả lập ở thế tục, hiểu rõ nghĩa nhiệm mầu. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 23 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 13 ... 22, 23, 24 ... 31 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |