Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 12 ... 21, 22, 23 ... 31 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Mon 09 Nov 2015, 22:15

Tam Tạng Pháp Số 209
 
TỨ ĐẲNG
四等 (Lăng già kinh).
 
Chư Phật, Như lai, danh tự, ngôn ngữ, hiện thân nói pháp, bình đẳng không hai, để hiển lộ sự giống nhau giữa Phật và Phật đạo.
Một, Tự đẳng. Tự tức là danh tự. Kinh nói: nếu chữ này gọi ta là Phật, chữ kia cũng gọi tất cả chư Phật. 
Ta và chữ ấy không khác nhau. Đó gọi là tự đẳng (chữ bình đẳng).
(Ngã là đức Thích ca tự nói về mình; Bỉ là chỉ tất cả Phật.
Vì chư Phật đặt tên tương xứng với lý; lý, tánh bình đẳng, nên đều gọi là Phật).
Hai, Ngữ đẳng.
Ngữ tức ngôn ngữ tương sanh, không tăng không giảm, không có sai biệt cùng một âm với chư Phật
- Đó gọi là ngữ đẳng.
(64 thứ phạm âm là:
1/ lưu trạch,
2/ nhu nhuyến,
3/ duyệt ý,
4/ khả lạc,
5/ thanh tịnh,
6/ ly cấu,
7/ minh lượng,
8/ cam mỹ,
9/ lạc văn,
10/ vô liệt,
11/ viên cụ,
12/ điều thuận,
13/ vô sáp,
14/ vô ác,
15/ thiện nhu,
16/ duyệt nhĩ,
17/ thích thân,
18/ tâm sanh dũng nhuệ,
19/ tâm hỷ,
20/ duyệt lạc,
21/ vô nhiệt não,
22/ như giáo lệnh,
23/ thiện liễu tri,
24/ phân minh,
25/ thiện ái,
26/ lệnh sanh hoan hỉ,
27/ sử tha như giáo lệnh,
28/ lệnh tha thiện hữu,
29/ như lý,
30/ lợi ích,
31/ ly trọng phục quá thất,
32/ như sư tử âm,
33/ như long âm,
34/ như vân lôi sống,
35/như long vương,
36/ như khẩn na la diệu ca,
37/ như ca lăng tầng dà,
38/ như phạm vương,
39/ như cộng mạng điểu,
40/ như đế thích mỹ diệu,
41/ như chấn cổ,
42/ bất cao,
43/ bất hạ,
44/ tuỳ nhập nhất thiết âm,
45/ vô khuyến giảm,
46/ vô phá hoại,
47/ vô nhiễm ô,
48/ vô hi thủ,
49/ cụ túc,
50/ trang nghiêm,
51/ hiển thị,
52/ viên mãn nhất thiết âm,
53/ chư căn thích duyệt,
54/ vô ky huỷ,
55/ vô khinh chuyển,
56/ vô động giao
57/ tuỳ nhập nhất thiết chúng tội,
58/ chư tướng cụ túc,
59/ linh chúng sanh ý hoan hỉ,
60/ thuyết chúng sanh tâm hành,
61/ nhập chúng sanh tâm ý,
62/ tuỳ chúng sanh tín giải,
63/ văn giả vô ký phân lượng,
64/ nhất thiết chúng sanh bất năng tư duy xưng lượng).
Ba, Thân đẳng.
Kinh nói: ta cùng với pháp thân và sắc thân tướng hảo của chư Phật không có khác nhau. Đó gọi là thân đẳng.
(Pháp thân tức là lấy pháp tánh làm thân; sắc thân tức là ứng thân của Phật).
Bốn, Pháp đẳng.
Kinh nói: ta và các Phật khác đều chứng được 37 phẩm trợ đạo, không hai không khác. Đó gọi là pháp đẳng. 
37 Phẩm trợ đạo là:
01/Tứ niệm xứ, quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.
02/Tứ chánh cần: điều ác đã sanh khiến cho dứt hẳn, điều ác chưa sanh thì khiến cho không sanh, điều lành đã sanh khiến cho tăng trưởng, điều lành chưa sanh khiến cho sanh.
03/Tứ như ý túc: dục như ý túc, niệm như ý túc, tinh tấn như ý túc, tư duy như ý túc.
04/Ngũ căn: tín, tấn, niệm, định, huệ. Ngũ lực: tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, huệ lực. Thất giác chi: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, huệ, xã.
05/Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tổng cộng 37 phẩm trợ đạo).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Tue 01 Dec 2015, 21:07

Tam Tạng Pháp Số 210
 
THẾ Y TỨ PHÁP DỤ NHƯ LAI
世醫四法如來 (Tạp A hàm kinh)

Một, Thiện tri bệnh. Lương y ở đời giỏi biết được nhiều loại bệnh tật, dụ cho Phật giỏi biết tất cả bệnh phiền não của chúng sanh.
Hai, Thiện tri bệnh nguyên. Thầy thuốc giỏi ở đời giỏi biết được nguyên nhân gây ra bệnh tật, hoặc do phong thấp, hoặc do mưa, nắng, đến các thứ bệnh ăn uống, ăn chơi vô độ gây ra, dụ cho Phật khéo biết được chúng sanh đều do căn nguyên vô minh, phiền não mà có bệnh sanh tử, luân hồi.
Ba, Thiện tri bệnh đối trị.
Lương y ở đời giỏi biết cách trị bệnh. Như người bị bệnh cảm lạnh thì dùng thuốc nóng để trị, người mắc bệnh sốt thì dùng thuốc lạnh để trị, nếu người mắc bệnh không nóng không lạnh thì dùng thuốc ôn hoà để trị.
Dùng đúng thuốc trị bệnh thì bệnh chắc chắn hết; dụ cho Phật nói pháp, nếu chúng sanh nhiều tham dục thì nói bất tịnh quán để trị, nhiều sân hận thì nói từ bi quán để trị.v.v...
Bốn, Thiện tri tự dĩ cánh bất động phát.
Lương y ở đời giỏi tuỳ bệnh bốc thuốc. Nếu người bệnh đã uống thuốc rồi, thì bệnh liền hết. Bệnh đã hết, thân tâm an ổn, bệnh không trở lại nữa; dụ cho Phật vì chúng sanh khéo nói pháp dược trị tất cả bệnh phiền não của chúng sanh.
Người nào nương vào đó tu hành thì lìa được khổ sanh tử, thành tựu an vui Niết bàn. Tất cả phiền não không thể nỗi lên trở lại.

TỨ PHƯƠNG HÀNH THẤT BỘ
四方行七步 (Phật bổn hạnh tập kinh).
 
Phật khi vừa giáng sanh, đối với bốn phương, Phật đều đi bảy bước ở mỗi phương, từng bước đều có hoa sen đỡ chân. Phật đi xong bảy bước, trước nhất, Phật nhìn phương đông, tự nói rằng: trong thế gian, ta là tối thắng, ta từ hôm nay sanh phần đã hết.
Đó là việc hi hữu của Bồ tát, pháp chưa từng có. Các phương khác cũng như thế.
Một, Đông hành thất bộ.
Kinh Niết bàn nói: Thị hiện làm chúng sanh mà là người dẫn dắt cho chúng. 
Hai, Nam hành thất bộ. Kinh nói: Thị hiện là muốn cho vô lượng chúng sanh làm phước điền tối thượng.
Ba, Tây hành thất bộ. Kinh nói: Thị hiện hoàn toàn chấm dứt sanh tử, đây là thân cuối cùng.
Bốn, Bắc hành thất bộ. Kinh nói: Thị hiện đã vượt qua các quả báo sanh tử.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Tue 01 Dec 2015, 21:18

Tam Tạng Pháp Số 211

TỨ MÔN DU QUÁN
四門遊觀 (Phật bổn hạnh tập kinh).
 
Kinh nói: lúc bấy giờ trên hư không có một thiên tử tên là Tác bình thấy Thái tử Tất đạt đa ở trong cung, sợ Thái tử nhiễm năm thứ dục lạc, bèn nói, ta phải làm cho thái tử có ý tưởng chán ngán muốn xa lìa, liền dùng thần lực khiến cho âm nhạc diễn xướng trong cung không còn theo các việc ngũ dục, mà chỉ còn âm thanh vi diệu của cảnh Niết bàn, làm cho chán ghét muốn xa lìa thế gian.
Tâm sanh giác ngộ, Thái tử nghe âm thanh đó rồi, bèn nảy tâm muốn du hành ra ngoài thành, tức là bốn cửa thành Ca tỳ la. (Tiêng Phạn là Ca tỳ la, tiếng Hoa là Năng nhân trú xứ).

Một, Đông môn quán lão nhân. Lúc ấy Thái tử muốn đi về hướng viên lâm du ngoạn.
Vua Tịnh Phạn nghe được liền ra lệnh quét dọn đường sá sạch đẹp.
Đuổi hết tất cả những người già cả, bệnh tật v.v... đừng để cho Thái tử gặp phải.
Với tâm chán nản, Thái tử vừa ra khỏi cửa đông thì Thiên tử Tác Bình bằng sức thần thông hoá làm một cụ già, đầu cuối xuống đất, lưng cong, tựa mình trên cây gậy, rung rung rên rỉ đang đi bên lề đường.
Thái tử thấy cụ già ấy rồi, kêu người đánh xe, nói rằng: Thân ta ngày hôm nay, cũng phải già sao? Nếu tướng già xấu xí đó ai cũng phải chịu lấy, thì còn thì giờ đâu nữa mà du ngoạn ở viên lâm. Hãy mau trở về hoàng cung.Ta đang suy tư, làm cách nào để tránh được cái khổ này. 
Hai, Nam môn kiến bệnh nhân.
Lúc ấy Thái tử lại muốn đến viên lâm du ngoạn. Vua Tịnh phạn nghe được, ra lệnh quét dọn đường sá, sạch đẹp. Nếu có người già, bệnh hoặc chết thì đuổi hết.
Đừng để Thái tử gặp phải, sanh lòng chán nản, lìa bỏ hoàng cung.
Đến khi Thái tử vừa ra khỏi cửa nam, thì thiên tử Tác bình dùng sức thần thông, hoá làm một người mắc bệnh, thân thể gầy còm, hơi thở khò khè yếu ớt, trông như sắp chết, không thể cục cựa.
Thái tử thấy rồi, bảo người đánh xe rằng: nếu thân ta đây, bệnh cũng không tha, thì còn thì giờ đâu để đến viên lâm du ngoạn, nên về hoàng cung gấp.
Ta đang suy nghĩ phương thức nào thoát được khổ đau này.

Ba. Tây môn kiến tử nhân. Lúc Thái tử ra khỏi cửa Tây, liền muốn đi đến viên lâm du ngoạn. Vua Tịnh Phạn nghe điều đó, nên ra lệnh đường sá phải giữ gìn sạch sẽ, và xua đuổi hết người già, bệnh, chết, để Thái tử gặp phải, sẽ sanh tâm chán ngán, muốn ra đi.
Khi thái tử ra khỏi cửa tây, thì thiên tử Tác bình dùng sức thần thông hoá làm một thây ma nằm trên giường nhiều người thân thuộc vây quanh khóc lóc.

Thái tử thấy cảnh ấy, tâm đau buồn khôn xiết, nói với người đánh xe rằng:
nếu thân ta đây, chết cũng giống như thế, đâu có thì giờ du ngoạn ở Viên lâm nữa, hãy mau quay về hoàng cung. Ta đang suy nghĩ, làm cách nào, thoát khỏi cảnh khổ này.

Bốn, Bắc môn kiến Sa môn. Thái tử lại muốn đến viên lâm du ngoạn. Vua Tịnh phạn nghe điều ấy, ra lệnh quét dọn sạch sẽ đường sá và đuổi những người già, bệnh, chết trên đường, khiến cho Thái tử bắt gặp, sanh tâm chán nản, lìa bỏ hoàng cung.
Khi Thái tử vừa ra khỏi cửa Bắc, thiên tử Tác bình dùng thần lực hoá làm một vị Sa môn, mặc áo cà sa, tay cầm tích trượng và bình bát, dáng vẻ oai nghi nghiêm chỉnh, bước đi nhẹ nhàng.
Thái tử thấy rồi, tâm sanh vui vẻ, yêu mến và hỏi rằng: Tôn giả, Ngài là người nào? 
Vị Sa môn trả lời: ta gọi là người xuất gia. Các việc thế gian đều vô thường, ta nay bỏ nhà cầu đạo vô thượng, nên gọi là xuất gia.
Thái tử nói rằng: đây là việc làm tốt đẹp, hữu ích nhất, rồi trở về hoàng cung, thưa vua Tịnh phạn rằng: Tất cả chúng sanh ở cõi đời cuối cùng phải lìa xa, nay con có chí nguyện xuất gia, cầu được Niết bàn.
(Tiếng Phạn là Sa môn, tiếng Hoa là Cần tức.).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Tue 01 Dec 2015, 21:30

Tam Tạng Pháp Số 212
 
XUẤT GIA TỨ NGUYỆN
出家四願 (Phổ diệu kinh).
 
Phật Thích ca, khi mới xuất gia, phát bốn thệ nguyện độ chúng sanh giải thoát khổ đau. 
(Tiếng Phạn Thích ca, tiếng Hoa là Năng nhân).
Một, Nguyện tế chúng sanh khốn ách. Khi ta thành chánh giác, chứng được nhất thiết trí thì cứu thoát khổ nạn, phiền não của chúng sanh và khiến chúng dứt trừ ân ái.
Hai, Nguyện trừ chúng sanh hoặc chướng. Chúng sanh chìm đắm trong biển khổ sanh tử, vô minh che lấp, không biết được gì. Ta phải chỉ bảo cho chúng, như con mắt thanh tịnh trong, ngoài đều không trở ngại, khiến cho chúng ra khỏi biển khổ ấy.
Ba, Nguyện đoạn chúng sanh tà kiến. Chúng sanh ở đời ngã mạn, tự đại, trọng mình khinh người, tâm chứa chấp tà kiến, không ưa thánh đạo. Ta phải mở mang, dạy dỗ, cho chúng vào đường chánh.
Bốn, Nguyện độ chúng sanh khổ luân. Chúng sanh ở nơi sống, chết đau khổ, trôi lăn không hạn kỳ, căn tánh trí huệ không còn, không thể tự cứu mình. Ta phải vì chúng nói pháp, để được giải thoát luân hồi, khổ đau. 


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 02 Dec 2015, 11:28; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Tue 01 Dec 2015, 21:34

Tam Tạng Pháp Số 213
 
TỨ MÃN THÀNH PHẬT
四滿成佛 (Chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh).
 
Một, Tín mãn thành Phật. 
Nương vào chủng tánh, chắc chắn tin tưởng các pháp, không sanh không diệt, thanh tịnh bình đẳng, không thể mong mỏi. Đó là tín mãn thành Phật.
Hai, Giải mãn thành Phật. 
Nương vào hiểu biết và thực hành, thông hiểu pháp tánh, không do tạo tác, không nổi lên ý tưởng sống chết, và Niết bàn. Tâm không sợ sệt gì và không gì mừng rỡ. Đó là giải mãn thành Phật.(giải hạnh là hiểu biết và công đức tu hành).
Ba, Hạnh mãn thành Phật. 
Nương vào địa vị cứu cánh của Bồ tát, có thể trừ được tất cả vô minh chướng ngại. Hạnh nguyện Bồ đề, ắt đều đầy đủ. Đó là hạnh mãn thành Phật. (Cứu cánh Bồ tát tức là đẳng giác Bồ tát).
Bốn, Chứng mãn thành Phật. 
Nương vào đất tâm thanh tịnh thì chứng được pháp trí thanh tịnh không phân biệt và công đức mầu nhiệm hơn hết, không thể nghĩ bàn. Đó là chứng mãn thành Phật. (Đất tâm thanh tịnh tức là ngôi vị Phật).
 
THIÊN THƯỢNG TỨ THÁP
天上四塔 (Phật thành đạo ký và bổn hạnh tập kinh)
 
Một, Tiễn tháp. Kinh nói: Thái tử vừa tròn 15 tuổi, cùng với các thanh niên trong dòng họ Thích thi thố nghệ thuật. Lúc thi bắn, Thái tử bắn một mũi tên xuyên thủng bảy mặt trống bằng vàng, lần hai bắn một mũi tên thấu qua bảy con heo bằng sắt cắm sâu xuống đất, tạo thành một dòng nước nhỏ, nước phun tung toé lên cao, nên gọi là tiễn tỉnh. Lúc ấy Đế Thích giữ lấy mũi tên ấy, ở trên trời Đao Lợi, xây tháp cúng dường. (Tiếng Phạn là Đao Lợi, tiếng Hoa là trời thứ 33 và Đế Thích ở đó).
Hai, Phát tháp. 
Kinh nói: Thái tử vừa xuất gia, tự cầm bảo đao, phát nguyện rằng: Ta cắt bỏ tóc này thề với chúng sanh đoạn trừ phiền não, nghiệp chướng, sau đó nắm tóc liệng lên không trung, lúc ấy Đế Thích đón lấy và đem nắm tóc về trời Đao Lợi xây tháp cúng dường.
Ba, Áng tháp. 
Kinh nói: Bồ tát sắp sửa đi đến cây Bồ đề, toạ thiền 49 ngày đêm và thành Chánh đẳng chánh giác. Trời và người lúc ấy nói với hai cô gái tên là Nan đà và Ba la của thôn trưởng Thiện Sanh rằng: Các cô hãy là người đầu tiên cúng dường cho Bồ tát.
Vì thế hai cô dùng sữa nai nấu chín để trong cái tô hiến cúng Bồ tát. Khi dùng xong, Bồ tát thả cái tô xuống sông Ni liên. Lúc ấy Đế Thích thu nhận đem về trời, xây tháp cúng dường. (Tiếng Phạn là Nan Đà, tiếng Hoa là Hỷ. Tiếng Phạn là Ba La, tiếng Hoa là Lực).
Bốn, Phật nha tháp. 
Kinh nói: khi hoả táng Phật, trời Đế thích đem bình bằng bảy báu tới thỉnh răng Phật. 
Lúc lửa vừa tắt, quan tài tự mở ra, Đế thích lấy một cái răng trong miệng Phật, trở về trời Đao Lợi lập tháp cúng dường. (Tiếng Phạn là xà duy, tiếng Hoa là phần thiêu).


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 02 Dec 2015, 11:32; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Tue 01 Dec 2015, 22:07

Tam Tạng Pháp Số 214
 
TỨ XỨ LẬP THÁP
四處立塔 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Sanh xứ lập tháp. Những chỗ chư Phật giáng sanh phải nên dựng tháp kỷ niệm. Như nay Phật Thích ca mâu ni, giáng sanh dưới tàng cây vô ưu, trong vườn Tỳ lam, thì ở đó phải lập tháp kỷ niệm. (Tiếng Phạn là Thích ca mâu ni, tiếng Hoa là Năng nhân tịch mặc. Tiếng Phạn là Tỳ lam, tiếng Hoa là Giải thoát xứ. Tiếng Phạn là Tháp bà, tiếng Hoa là Cao hiển).
Hai, Đắc đạo xứ lập tháp. 
Phật đắc đạo tại cây Bồ đề trong nước Ma kiệt đề, thì ở chỗ đó phải lập tháp kỷ niệm. (Tiếng Phạn là Ma kiệt đề, tiếng Hoa là thiện thắng).
 
Ba, Chuyển pháp luân xứ lập tháp. 
Những chỗ Phật chuyển pháp luân không cố định, hoặc ở cây Bồ đề, hoặc ở Lộc uyển, hoặc ở trên các cõi trời v.v… thì ở các chỗ ấy nên lập tháp kỷ niệm).
Bốn, Niết bàn xứ lập tháp. 
Phật nhập diệt ở Sa la song thọ, thành Câu thi na, thì ở đó phải xây tháp kỷ niệm. (Tiếng Phạn là Câu thi na, tiếng Hoa là Giác thành. Tiếng Phạn là Sa la, tiếng Hoa là Kiên cố).
 
TỨ PHÁP
四法 (Đại thừa bổn sanh tâm địa quán kinh).
 
Kinh nói: Trong pháp của Phật có bốn loại hướng dẫn chúng sanh ra ngoài biển sanh tử, sang bờ bên kia. ba đời chư Phật nương tựa đây mà tu hành, dứt tất cả chướng ngại, chứng được Bồ đề.
Một, Giáo pháp. 
Tất cả pháp lành vô lậu, dạy dỗ chúng sanh, có thể phá được vô minh, phiền não, nghiệp chướng. ( Vô lậu là không rơi rớt vào sanh tử).
Hai, Lý pháp. 
Tất cả giáo pháp mà nghĩa lý đã được trình bày rõ ràng.
Ba, Hành pháp. 
Các pháp tu hành là giới, định, huệ. Bốn, Quả pháp. Các pháp để chứng được là Niết bàn, vô vi.


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 02 Dec 2015, 11:37; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Wed 02 Dec 2015, 08:36

Tam Tạng Pháp Số 215
 
PHÁP TỨ Y
法四依 (Pháp giới thứ đệ)
 
Nương tựa chánh pháp là nguyên nhân thành tựu vạn hạnh, là quả viên mãn Bồ đề. 
Một, y pháp bất y nhân. Y pháp là dựa vào thật tướng của các pháp, tu các hạnh ba la mật thì có thể đầy đủ công đức thanh tịnh, đến được Bồ đề. 
Y nhân là như kinh Niết bàn nói: Ma vương thường hay hoá giả làm Phật, huống hồ lại không hoá làm những thân khác.
Cho nên, tuy là phàm phu, nếu lời nói, hành động đều tương ưng với thật tướng của các pháp, thì có thể tin tưởng và nương theo.
Tuy hiện thân Phật tốt đẹp, mà lời nói hành động trái với thật tướng của các pháp, thì không nên nương tựa.
Hai, Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh. Y liễu nghĩa kinh là các kinh Đại thừa đều nói rõ trung đạo và Phật tánh. Nếu nương vào đây mà tu, thì vạn hạnh thành tựu, có thể chứng được Phật tánh.
Bất y bất liễu nghĩa kinh là các kinh Tiểu thừa không nói rõ trung đạo và Phật tánh. Nếu nương vào đây mà tu thì vạn hạnh khó thành, không thấy được Phật tánh.
Ba, Y nghĩa bất y ngữ.
Nghĩa là lý trung đạo. Nếu nương vào lý này mà tu thì có thể thành tựu vạn hạnh, phá sạch điên đảo và làm rõ lý trung đạo.
Bất y ngữ. Ngữ là ngôn ngữ, văn tự ở thế gian, chẳng phải pháp xuất thế gian.
Nên nương vào đây tu hành thì vạn hạnh không thành, điên đảo không phá được, trung đạo không hiển lộ.
Bốn, Y trí bất y thức. Y trí là tâm sáng suốt rốt ráo gọi đó là trí. Nếu dựa vào trí chánh quán, đối các ba la mật quán sát mà tu tập, thì có thể phá hết các nghiệp sanh tử, phiền não, chắc chứng được quả đại Niết bàn. Bất y thức. Thức là tâm vọng tưởng. Nếu dựa vào vọng thức mà tu tập thì bị nghiệp lực sanh tử, phiền não dắt dẫn, trôi lăn không hạn kỳ, khổ đau không dứt.
 
TỨ PHÁP GIỚI
四法界 (Hoa nghiêm pháp giới quán)
 
Pháp giới là bản thể thân tâm của tất cả chúng sanh, Pháp: nguyên tắc.
Giới chia ra hai nghĩa, nếu căn cứ về sự mà nói thì giới có nghĩa là phân chia riêng biệt.
Nếu căn cứ về lý mà nói thì giới có nghĩa là thể tánh, tánh chất; vì pháp tánh của các pháp không thay đổi. Nếu lấy thể tánh, phân biệt quan hệ hỗ tương nhau, thì thành lý, sự vô ngại pháp giới.
Lấy lý hoà hợp với sự thì dung thông tất cả, thì thành sự sự vô ngại pháp giới.
Một, Sự pháp giới.
Các pháp sắc và tâm của tất cả chúng sanh đều không giống nhau chút nào.
Mỗi thứ đều phân biệt và giới hạn; nên gọi là sự pháp giới.
Hai, Lý pháp giới.
Các pháp sắc và tâm của tất cả chúng sanh, tuy có sai khác, nhưng có cùng một thể tánh, nên gọi là lý pháp giới.
Ba, Sự lý vô ngại pháp giới.
Lý do sự mà hiển bày; sự nương lý mà thành. Lý sự tương dung; nên gọi là lý sự vô ngại pháp giới.
Bốn, Sự sự vô ngại pháp giới. Tất cả hạn lượng của các pháp về sự, dung thông với thể tánh hoàn toàn. một, nhiều không khác; lớn, nhỏ hỗ tương, lớp lớp không cùng; nên gọi là sự sự vô ngại pháp giới. 


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 02 Dec 2015, 11:41; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Wed 02 Dec 2015, 09:20

Tam Tạng Pháp Số 216
 
TỨ TẠNG
四藏 (Đại trí độ luận)
 
Tứ tạng là kinh, luật, luận, chú. Mỗi thứ đều chứa đựng tất cả văn lý, nên gọi là tạng.
Một, Kinh tạng. 
Là tất cả đại, Tiểu thừa do Phật nói ra. Kinh là pháp, là thường vậy. mười giới chúng sanh đồng tôn xưng gọi là pháp. Ba đời không thay đổi gọi là thường. Lại còn nói là khế kinh, nghĩa là trên hợp với lý của chư Phật, dưới hợp với căn cơ của chúng sanh.
Hai, Luật tạng. Giới luật đại, Tiểu thừa do Phật nói ra. Luật là pháp vì trị được tham, sân, si và tất cả ác nghiệp của chúng sanh, giống như luật pháp của thế gian, có thể xét định tội nặng hay nhẹ.
Ba, Luận tạng. 
Các luận A tỳ đàm do Phật nói và các luận do đệ tử của Phật tạo ra. (A tỳ đàm là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Vô tỉ pháp).
Bốn, Chú tạng. 
Tất cả tâm chú bí mật do Phật nói ra, như các Đà la ni và tất cả kinh có thần chú. (Tiếng Phạn là Đà la ni, tiếng Hoa là Chú).
 
KINH HÀM TỨ NGHĨA
經含四義 (Phiên dịch danh nghĩa)
 
Một, Pháp nghĩa. Pháp là có thể làm phép tắc vậy. Các kinh Phật nói ra, mười giới chúng sanh đều tuân theo, vì đó là phép tắc vậy.
Hai, Thường nghĩa. Không thay đổi vậy. Các kinh Phật nói ra, ba đời không thay đổi.
Ba, Quán nghĩa. 
Các kinh Phật nói ra quán xuyến tất cả nghĩa lý thâm sâu, mầu nhiệm.
Bốn, Nhiếp nghĩa. Các kinh Phật nói ra, đều đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh được giáo hoá.
 
GIẢNG KINH TỨ ÍCH
講經四益 (Kim quang minh kinh)
 
Kinh nói: Bồ tát Hư không tạng, các trời Phạm Thiên, Đế Thích bạch Phật rằng:
Nếu trong các quốc độ hay giảng thuyết kinh Kim quang minh vi diệu này, thì những nước ấy có được bốn điều lợi ích:
Một, Quốc độ cát tường ích. Nếu có nước nào giảng nói kinh này thì quốc vương, quân đội thế lực giàu mạnh, không có nước nào thù địch, bệnh dịch bị tiêu trừ, mạng sống dài lâu, cát tường an lạc, chánh pháp thịnh vượng.
Hai, Phụ thần hoà lạc ích. Nếu có nước nào giảng nói kinh này thì quân thần hoà hợp, vui vẻ, không tranh cãi, Vua được kính mến, an ổn, thịnh vượng, mọi ước nguyện đều thành tựu.
Ba, Quốc nhân phú thọ ích. Nếu đất nước nào giảng thuyết kinh này, thì Sa môn, đệ tử, nhân dân tu hành chánh pháp được nhiều lợi ích, thọ mạng dài lâu, giàu có an vui. Đối với tất cả phước điền đều thành tựu mỹ mãn.
Bốn, Pháp sư tự lợi lợi tha ích. Nếu có nước nào giảng thuyết kinh này thì người nói thân, tâm luôn luôn điều hoà, dân chúng được nhiều lợi ích, từ bi, bình đẳng, tâm không tổn hại và tất cả chúng sanh thành tâm quy ngưỡng, tu tập hạnh Bồ đề.


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 02 Dec 2015, 11:46; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Wed 02 Dec 2015, 09:27

Tam Tạng Pháp Số 217
 
LUẬN TẠNG HOA PHẠN TỨ DANH
論藏華梵四名 (Hoa Nghiêm kinh sớ)
 
Một, Ma đát lý ca. 
Là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Bổn mẫu, nghĩa là luận nghị cẩn thận thì có thể nảy sinh ra mọi nghĩa lý.
Hai, Xà tát đát la. 
Là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Nghị luận, nghĩa là bình giảng, biện luận không, có, thật, giả các pháp.
Ba, A tỳ đạt ma. 
Là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Đối pháp, nghĩa là có thể trả lời những nghi vấn về giáo pháp.
Bốn, Ô ba nễ xá. 
Tiếng Phạn là Ô ba nễ xá, tiếng Hoa là Cận thuyết. Nói tóm tắt ý nghĩa thiết yếu, gần gũi, đơn giản trong các kinh.
 
TỨ NHẤT
四一 (Pháp Hoa kinh văn cú).
 
Một, Lý nhất. Lý là thật tướng trung đạo. Lý thật tướng này chư Phật và chúng sanh bình đẳng, không thêm bớt. Thể của chúng sanh tuy đầy đủ, nhưng đang mê mờ, chỉ có Phật biết được thật tướng, nương nơi thật đạo này xuất hiện ở đời, khiến cho chúng sanh chứng được thật tướng này.
Nên kinh nói: Pháp ấy không thể hiểu biết bằng suy lường, phân biệt, chỉ có chư Phật mới có thể biết.
Lại nói: chư Phật chỉ vì một nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời. Đó là vì chúng sanh mà mở ra, chỉ bảo, hiểu thấu, đi vào tri kiến của Phật. Tri kiến của Phật tức là lý duy nhất. (Nhất đại sự nhân duyên tức là thật tướng.
Tánh của nó to lớn nên gọi là đại. Các nghi thức xuất thế nên gọi là sự. Chúng sanh có cơ cảm này, nên gọi là nhân. Phật nương cơ mà ứng hiện, nên gọi là duyên). 
Hai, Hạnh nhất. 
Hạnh tức là công hạnh do tu tập Nhất thừa, nghĩa là lý thật tướng. Không phải Nhất thừa diệu hành, thì không ai có thể chứng được.
Nên kinh nói: Chánh trực bỏ phương tiện, chỉ nói đạo vô thượng.Lại nói: những việc làm của chúng sanh, thường vì một việc, việc tức là hạnh, nên gọi là hạnh duy nhất.
Ba, Nhân nhất. 
Nhân tức là chúng sanh đã được giáo hoá. Y Phật xuất thế, chỉ để giáo hoá Bồ tát thành Phật đạo. Chỉ vì căn cơ không đồng nhất, nên bất đắc dĩ tạm đưa ra giáo pháp Tam thừa, từ từ đi vào Phật đạo. Đến kinh Pháp hoa thì mới mở ra Tam thừa là phương tiện để hiển bày thật tướng Nhất thừa. Người trong Tam thừa giống như Bồ tát, nên gọi là nhân duy nhất.
Bốn, Giáo nhất.
Giáo là giáo lý nhiệm mầu viên đốn, tức là một Phật thừa. Bốn thời giáo trước, Phật tuỳ thuận cơ duyên, bất đắc dĩ, tạm nói các thừa, đến thời Pháp Hoa, mở bày quyền thừa tức là thật tướng.
Kinh nói: Trong cõi nước mười phương Phật, chỉ có một pháp duy nhất, không hai cũng không ba, nên gọi là giáo nhất. (Tứ thời là Hoa nghiêm, Lộc uyển, Phương đẳng, Bát nhã. Không hai là không tạng giáo, không thông giáo. Không ba là không tạng, không thông, không biệt giáo).


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 02 Dec 2015, 11:50; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13Wed 02 Dec 2015, 10:28

Tam Tạng Pháp Số 218
 
TỨ ĐÀ LA NI
四陀羅尼 (Du già sư địa luận).
 
Tiếng Phạn là Đà la ni, tiếng Hoa là Tổng trì, nghĩa là kéo giữ gìn không mất, không cho việc ác sanh ra. Lại phiên âm là giá trì, nghĩa là che ngăn cái ác ở hai bên có, không; gìn giữ điều thiện của trung đạo.
Một, Pháp Đà la ni.
Các vị Bồ tát được niệm huệ lực, gìn giữ những pháp được nghe, qua vô lượng thời gian, vĩnh viễn không quên mất. Đó gọi là pháp Đà la ni.
Hai, Nghĩa Đà la ni.
Các vị Bồ tát giữ gìn vô lượng nghĩa lý đã được nghe trải qua vô lượng thời gian, vĩnh viễn không quên mất. Đó gọi là nghĩa Đà la ni.
Ba, Chú Đà la ni.
Chú là mong muốn vậy. Các vị Bồ tát đã được những tổng trì như thế, các Ngài mong muốn tất cả đều linh nghiệm, có thể trừ hết vô vàn tai hoạ cho chúng sanh. Đó gọi là chú Đà la ni.
Bốn, Nhẫn Đà la ni.
Nhẫn tức là chấp nhận. Nghĩa là các vị Bồ tát thành tựu hạnh kiên cố, đối với pháp được nghe, được sự siêng năng nhẫn nại. Đó gọi là nhẫn Đà la ni.
 
TỨ CHỦNG BÍ MẬT
四種秘密 (A tỳ đàm tạp tập luận)
 
Một, Linh nhập bí mật. Các vị Thinh văn chấp không, cho rằng tất cả pháp đều không. Phật vì họ nói pháp Đại thừa, phá bỏ kiến giải chấp không để phát sanh kiến giải thật đúng chánh pháp và được vào trong thánh giáo. Đó gọi là linh nhập bí mật. 
Hai, Tướng bí mật.
Phật nói tất cả pháp đều không có tự tánh, không sanh, không diệt là để phá trừ chấp tướng sai lầm của phàm phu, ngoại đạo. Đó gọi là tướng bí mật.
Ba, Đối trị bí mật.
Phật nói giáo pháp bí mật là để đối trị những sai lầm của chúng sanh. Như người bị bệnh thì tuỳ bệnh mà bốc thuốc để chữa trị thì mới được an ổn, lành bệnh. Đó gọi là đối trị bí mật.
Bốn, Chuyển biến bí mật.
Chuyển biến là chuyển ác thành thiện. Phật nói tất cả pháp bí mật, đều vì chúng sanh nổi tâm tán loạn khiến cho sanh tâm tịch tĩnh, nỗi lên tâm điên đảo khiến cho sanh tâm chánh kiến, nỗi lên tâm phiền não khiến cho sanh tâm thanh tịnh. Đó gọi là chuyển biến bí mật.


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 02 Dec 2015, 11:53; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 22 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 22 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 12 ... 21, 22, 23 ... 31 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-