Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:34 | |
| Tam Tạng Pháp Số 296 NGOẠI ĐẠO TỨ KIẾN 外道四見 (Hoa nghiêm kinh sớ) Sớ nói: ngoại đạo cho rằng mọi nhận thức không ra ngoài bốn nhận thức sau: Số luận cho là một; Thắng luận cho là khác; Lặc sa bà cho là cũng một cũng khác; Ni kiền đà Nhã đề tử cho là chẳng phải một chẳng phải khác. (Tiếng Phạn là Lặc sa bà, tiếng Hoa là khổ hạnh. Tiếng Phạn là Ni kiền đà, tiếng Hoa là ly hệ. Nhã đề là tên của mẹ, tên mẹ và tên con gọi chung là Nhã đề tử). Một, Kế nhất. Số luận sư cho trong nhân có quả, nhân và quả không khác nhau, nên gọi là một. Hai, Kế dị. Thắng luận sư cho trong nhân không có quả; nhân và quả không cùng một lúc; nên gọi là khác. Ba, Cho là cũng một cũng khác. Lặc sa bà luận sư cho là trong nhân có quả gọi là một; trong nhân không quả gọi là khác; vừa có vừa không gọi là cũng một cũng khác. Bốn, Cho là chẳng phải một chẳng phải khác. Ni kiền đà Nhã đề tử cho rằng nhân quả chẳng phải một, chẳng phải khác; không giống nhau thì cho là một là khác; nên gọi là phi nhất phi dị. TỨ VI ĐÀ 四為陀 (Ma đăng già kinh và phiên dịch danh nghĩa) Tiếng Phạn là Vi đà, tiếng Hoa là Trí luận, tức là luận do Bà la môn làm ra. Dùng trí thế gian làm ra các sách dưỡng sinh và có bốn thứ không giống nhau; nên gọi là tứ vi đà điển, sách này chưa truyền đến Trung hoa. Một, A do. Tiếng Phạn là A do, tiếng Hoa là phương mạng, cũng gọi là thọ (sống lâu), là sách nói về tu dưỡng tánh nết. Hai, Thù dạ. Tiếng Phạn là Thù dạ, là sách nói về tế tự, cầu đảo. Ba, Bà ma. Tiếng Phạn là Bà ma, là sách nói về lễ nghĩa, bói toán, binh pháp. Bốn, A đạt ba. Tiếng Phạn là A đạt ba, là sách nói về một số kỹ năng kỳ lạ, chú thuật, phương thuốc (trị bệnh). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:35 | |
| Tam Tạng Pháp Số 297 HỮU VÔ TỨ CÚ 有無四句 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Hữu cú. Ngoại đạo cho là ngã (cái ta) và thân năm uẩn là có thật. Đó gọi là hữu cú, tức là chấp thường kiến. Hai, Vô cú. Ngoại đạo cho là ngã (cái ta) và thân năm uẩn là không (có thật). Đó gọi là vô cú, tức là chấp đoạn kiến. Ba, Diệc hữu diệc vô cú. Vì ngoại đạo muốn bỏ hai lỗi trên, nên cho ngã và năm uẩn vừa có vừa không, tức là rơi vào kiến chấp trái ngược tướng có, không. Bốn, Phi hữu phi vô cú. Ngoại đạo muốn tránh cái thấy tướng có, không trái nhau ở trên, nên nêu lên phi hữu phi vô cú và cho rằng ngã và năm uẩn là cái thấy chẳng phải có, chẳng phải không; nhưng như thế, lại thành ra cái thấy hí luận. THƯỜNG ĐẲNG TỨ CÚ 常等四句 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Thường cú. Ngoại đạo cho rằng ngã (cái ta) của đời trước, tức là ngã (cái ta) của đời này liên tục, không gián đoạn, nên rơi vào thường kiến. Đó gọi là thường cú. Hai, Vô thường cú. Ngoại đạo cho rằng ngã (cái ta) của đời này, không phải từ cái nhân đời trước; nên rơi vào đoạn kiến. Đó gọi là vô thường cú. Ba, Diệt thường diệt vô thường cú. Ngoại đạo thấy hai kiến chấp trên đều sai lầm, liền cho ngã (cái ta) là thường, còn thân vô thường. Nếu xa lìa thân thì không có ngã. Đó cũng sai, nên gọi là vừa thường vừa vô thường. Bốn, Phi thường phi vô thường cú. Ngoại đạo cho rằng thân có đổi khác, nên chẳng phải thường; ngã (cái ta) không đổi khác nên phi vô thường. Nếu lìa thân, thì cũng không có ngã. Như vậy cũng sai; nên gọi là phi thường phi vô thường cú. NHẤT DỊ TỨ CÚ 一異四句 (Thành duy thức luận). Ngoại đạo suy luận không ra ngoài hai kiến chấp đoạn và thường. Hoặc chấp hữu, tức là thường kiến, hoặc chấp vô, tức là đoạn kiến. Trong chấp hữu còn đề cập đến một và khác, nên có tứ cú. Một, Chấp hữu pháp dữ hữu đẳng tánh kỳ thể định nhất. Chấp hữu pháp là đối với các pháp năm ấm, chấp là thật có. Hữu đẳng tánh là chấp các pháp năm ấm đều có tự tánh. Kỳ thể định nhất là tánh đi theo pháp, cái thể của nó không khác nhau, nên gọi là định nhất. Hai, Chấp hữu pháp dữ hữu đẳng tánh tỳ thể định dị. Ngoại đạo chấp pháp và tánh, cái thể của mỗi thứ không giống nhau, nên gọi là định dị. Ba, chấp hữu pháp dữ hữu đẳng tánh diệc nhất diệc dị. Ngoại đạo chấp pháp và tánh, cái thể của chúng cũng giống cũng không giống, nên gọi là vừa một vừa khác. Bốn, Chấp hữu pháp dữ hữu đẳng tánh phi nhất phi dị.
Ngoại đạo chấp pháp và tánh, cái thể của chúng chẳng phải giống chẳng phải không giống, nên gọi là phi nhất phi dị. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:36 | |
| Tam Tạng Pháp Số 298 ĐIỂU TỨ SANH 鳥四生 (Khởi thế nhân bổn kinh) Vua loài chim Kim Xí và loài rồng đều có đầy đủ bốn cách sanh noãn, thai, thấp, hoá. Kinh nói: ở phía bắc biển lớn có một cây đại thọ có tên là Cư trá xa ma ly, cao 100 do tuần, cành lá che kín 50 do tuần. Kim Xí điểu và các loài rồng đều nương bốn phía cây này làm nơi ở. Mỗi phía đều có cung điện, ngang dọc rộng 600 do tuần, bảy lớp tường bao bọc, bảy báu trang nghiêm. (Tiếng Phạn là Cư trá xa ma ly, tiếng Hoa là Lộc tụ. Tiếng Phạn do tuần, tiếng Hoa là hạn lượng). Một, Noãn sanh. Vua chim Kim xí sanh bằng trứng, ở phía đông cây Cư trá xa ma ly, khi muốn ăn rồng thì bay lên cành cây phía đông, quan sát nước trong biển lớn, rồi bay xuống dùng hai cánh quạt nước biển làm cho nước mở rộng ra 200 do tuần và bắt lấy rồng ăn. Vua chim này chỉ có thể bắt loài rồng sanh bằng trứng ăn, mà không thể bắt được loài rồng sanh bằng thai, thấp, hoá. Hai, Thai sanh. Vua chim Kim Xí sanh bằng thai, ở phía nam của cây Cư trá xa ma ly, khi muốn bắt rồng thì bay lên trên cây, rồi bay xuống, làm cho nước mở rộng 400 do tuần và bắt lấy rồng ăn. Vua chim này chỉ có thể bắt được rồng sanh trứng, hay sanh thai, mà không thể bắt loài rồng sanh bằng thấp hay hoá được. Ba, Thấp sanh. Vua chim Kim Xí sanh bằng ẩm thấp, ở phía tây của cây Cư trá xa ma ly, khi muốn bắt rồng, thì bay về hướng tây của cây và nước biển mở rộng ra 800 do tuần mới bắt được rồng. Vua chim này chỉ có thể bắt loài rồng sanh bằng noãn, thai, thấp mà không thể bắt được rồng sanh bằng hoá. Bốn, Hoá sanh. Vua chim Kim Xí sanh bằng hoá, ở phía bắc cây Cư trá xa ma ly, khi muốn bắt rồng thì bay về hướng bắc của cây và nước biển mở rộng ra 1600 do tuần. Các con rồng ấy đều bị vua chim này ăn. Kinh Lâu thán nói: Chim Kim Xí có bốn cách sanh, lại ăn loài rồng cũng có bốn cách sanh. LONG TỨ SANH 龍四生 (Khởi thế nhân bổn kinh) Một, Noãn sanh. Rồng sanh bằng trứng, ở phía đông cây Cư trá xa ma ly, chỗ ở là cung điện làm bằng bảy báu trang nghiêm. Hai, Thai sanh. Rồng sanh bằng thai, ở phía nam của cây, chỗ ở là cung điện làm bằng bảy báu trang nghiêm. Ba, Thấp sanh. Rồng sanh bằng ẩm thấp, ở phía tây của cây, chỗ ở là cung điện làm bằng bảy báu trang nghiêm. Bốn, Hoá sanh.
Rồng sanh bằng cách hoá sanh, ở phía bắc của cây, chỗ ở là cung điện làm bằng bảy báu trang nghiêm. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:38 | |
| Tam Tạng Pháp Số 299 A TU LA TỨ SANH 阿修羅四生 (Lăng nghiêm kinh) Tiếng Phạn là A tu la, tiếng Hoa là Phi thiên, vì có quả báo rất tốt, gần bằng trời mà không phải trời. Một, Noãn sanh. Nếu ở trong quỷ đạo, dùng sức hộ trì Phật pháp, nương thần thông đi vào hư không, loại A tu la này từ trứng mà sanh ra, được thu vào quỷ thú. Hai, Thai sanh. Nếu ở trong cõi trời, phước hết rơi xuống, sanh vào con đường ấy, chọn được nơi ở, gần mặt trời, mặt trăng. Loại A tu la này từ thai sanh ra, thu vào nhân đạo. Ba, Thấp sanh. một bộ phận thấp kém trong loại A tu la, sanh ở giữa biển lớn, chỗ nước sâu, ban ngày đi lại trong hư không, chiều tối về ngủ dưới nước. Loại A tu la này, nhờ khí ẩm thấp mà có, thuộc loại súc sanh. Bốn, Hoá sanh. Có loại A tu la, giữ gìn thế giới, có thế lực không sợ ai, hay cùng Phạm thiên và Đế thích với Tứ thiên vương tranh giành quyền hành. Loại A tu la này, nhờ biến hoá mà có, thuộc vào thiên đạo. (Tứ thiên vương là Đông phương là Trì quốc; Nam phương là Tăng trưởng, Tây phương là Quảng Mục; Bắc phương là Đa văn). TỨ CHỦNG PHÁP LY BỒ TÁT HẠNH 四種法離菩薩行 (Đại bảo Tích chánh pháp kinh) Một, Nghi hoặc Phật pháp. Người đời trước không trồng căn lành. Đối với Phật pháp hay sanh tâm nghi ngờ, không ưa không thích. Đó là lý do xa lìa hạnh Bồ tát. Hai, Ngã kiến cống cao. Người chấp lầm ngã kiến, lòng ôm đầy cống cao, ngã mạng, sân hận đối với tất cả chúng sanh. Đó là lý do xa lìa hạnh Bồ tát. Ba, Tật tha lợi dưỡng. Thấy người khác được lợi dưỡng, nỗi lòng tham lam, lại sanh tâm ghen ghét. Đó là lý do xa lìa hạnh Bồ tát. Bốn, Bất kính tín. Người có tâm chấp chặt tà kiến, đối với Phật và Bồ tát không sanh lòng tin tưởng và kính ngưỡng, cũng không khen ngợi, mà lại còn gièm pha. Đó là lý do xa lìa hạnh Bồ tát. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 12 Dec 2015, 13:39 | |
| Tam Tạng Pháp Số 300 TỨ NHÂN HỮU CHƯỚNG 四人有障 (Cứu cánh Nhất thừa bảo tánh luận) Chướng là che đậy, ngăn trở. Chướng ngại của bốn loại người nhất xiển đề, không thể sanh tâm chánh tín để hiểu được nghĩa lý của chánh pháp; chìm đắm trong không tịch, nên nói có bốn hạng người có chướng ngại. (Tiếng Phạn là Nhất xiển đề, tiếng Hoa là Tín bất cụ). Một, Nhất xiển đề bất tín chướng. Người này không tin nhân, quả, chê bai Đại thừa. Đó gọi là nhất xiển đề chướng ngại vì không tin chánh pháp. Hai, Ngoại đạo chấp ngã chướng. Những người bị trói buộc vào kiến thức thần ngã, phần lớn không hiểu nghĩa lý Phật pháp nên gọi là ngoại đạo. Ngã tức là ở trong thân ngũ ấm cưỡng lập nên có chủ tể, gọi đó là ngã. Ngoại đạo cho rằng tội, phước, khổ, vui tự có nguyên nhân không thể thay đổi, (con người) phải nhận lấy mà thôi, chấp chặt vào ngã kiến, không tin tưởng Phật pháp. Đó gọi chướng ngại do chấp ngã của ngoại đạo. Ba, Thinh văn uý khổ chướng. Nghe giáo lý của Phật, nên gọi là Thinh văn. Bậc Thinh văn sợ sệt cái khổ sanh tử của thế gian, vui đắm chân không. Đó gọi là chướng ngại do sợ khổ của Thinh văn. Bốn, Độc giác xả bi chướng. Những người sanh ra không gặp Phật xuất thế, ở một mình trên đỉnh núi cao, quán sát mọi hiện tượng thay đổi, tự mình giác ngộ chân không, nên gọi là Độc giác. Những vị Độc giác này, chỉ độ được mình mà không thể khởi tâm đại bi làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Đó gọi là chướng ngại không phát tâm đại bi của Độc giác. THUYẾT PHÁP TỨ BÁNG 說法四謗 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao) Một, Định hữu thị tăng ích báng. Định hữu là không biết lý chân như, lìa tướng vắng lặng, tánh vốn không có, mà nói là chân như chắc chắn có, thì càng sai lầm. Hai, Định vô thị tổn diệt báng. Định vô là không biết lý chân như, không thể biến đổi, hoại diệt, tánh vốn không phải không, mà nói chắc chắn rằng chân như không có, thì càng sai lầm. Ba, Diệc hữu diệc vô thị tương vi báng. Diệc hữu diệc vô là không biết lý chân như. Đó là không đối với có và có đối với không (không trong có và có trong không), mà nói là chân như là có, như vậy không biết chân như cũng là không. Tương tự nói chân như là không, như vậy không biết chân như cũng là có. Chấp vào hai bên (có, không) thì sai lầm vì tướng trái ngược có, không. Bốn, Phi hữu phi vô thị hí luận báng. Phi hữu phi vô là không biết lý chân như có đầy đủ phẩm chất có, không mà nói chân như không phải là có, hay nói chân như không phải là không. Có, không hai bên không chắc chắn, thì sai lầm vì hí luận. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 13 Dec 2015, 12:38 | |
| Tam Tạng Pháp Số 301 TỨ THỨC TRÚ 四識住 (Bảo tích kinh) Một, Sắc thức trú. Sắc là đối tượng của nhãn căn. Lúc ý thức bên trong với sắc ở bên ngoài. Thức đối với sắc sanh vui thích nên giữ lại. Vì vậy gọi là thức ở trong sắc. Hai, Thọ thức trú. Thọ là lãnh nạp. Lúc ý thức nhận lãnh sáu trần. Thức đối với thọ sanh vui thích, nên giữ lại, vì vậy gọi là thức ở trong thọ. Ba, Tưởng thức trú. Tưởng là tư tưởng. Lúc ý thức tưởng đến bóng dáng sáu trần, Thức đối với tưởng sanh vui thích, nên giữ lại, vì vậy gọi là thức ở trong tưởng. Bốn, Hành thức trú. Cái tâm tạo tác gọi là hành. Lúc ý thức khởi lên các hành, thức đối với hành sanh vui thích, nên giữ lại vì vậy gọi là thức ở trong hành. HỮU LẬU TỨ CHỦNG QUÁ THẤT 有漏四種過失 (Du già sư địa luận) Hữu lậu là rơi rớt sống, chết trong ba cõi. Một, bất tịch tĩnh quá thất. Chúng sanh chạy theo căn trần, nỗi lên các vọng tưởng, điên đão, tán loạn mà không có chút công phu thiền định nào, không thể dứt trừ nghiệp chướng và chứng quả. Đó là lỗi lầm không có được vắng lặng. Hai, Nội ngoại biến dị quá thất. Chúng sanh do nội tâm loạn tưởng, ngoại cảnh đổi dời. Tâm và cảnh tương ưng càng thêm đổi khác. Vì vậy mới nói rằng tâm theo cảnh khởi lên, cảnh đổi tâm sanh, phiền não triền miên, không sao giải thoát. Đó là lỗi lầm trong tâm ngoài cảnh đổi thay. Ba, Phát khởi ác hạnh quá thất. Chúng sanh do phiền não mê lầm, tạo ra vô vàn ác nghiệp sát, đạo, dâm, vọng. Trôi nổi trong sanh tử, không có ngày ra khỏi. Đó là lỗi lầm do làm việc ác. Bốn, Nhiếp thọ nhân quá thất. Chúng sanh do tạo vô vàn nhân ác, nên phải chịu quả khổ ở đời sau, luân hồi xoay chuyển, không sao giải thoát. Đó là lỗi lầm do từ nhân ác. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 13 Dec 2015, 12:39 | |
| Tam Tạng Pháp Số 302 TỨ VÔ MINH 四無明 (Tông cảnh lục) Vô minh là không hiểu rõ đệ nhất nghĩa. Vô minh tức là mê lầm. Một, Triền vô minh. Triền là trói buộc. Do vô minh trói buộc, không thể ra khỏi sống, chết, nên gọi là triền vô minh. Hai, Tuỳ miên vô minh. Vô minh, phiền não theo đuổi mãi không thôi, ẩn núp trong thức thứ tám, nên gọi là tuỳ miên vô minh. Ba, Tương ứng vô minh. Ý thức duyên cảnh của sáu trần. Thức và cảnh tương ưng rồi vô minh, phiền não nỗi lên, nên gọi là tương ứng vô minh. Bốn, Độc đầu vô minh, cũng gọi là bất cộng vô minh. Chưa có cảnh sáu trần làm đối tượng, mà một mình ý thức tưởng tượng cảnh của sáu trần. Trong trường hợp này thức và cảnh không tương ứng, nên gọi là độc đầu vô minh. TỨ CHỦNG THAM 四種貪 (Du già sư địa luận) Một, Hiển sắc tham. Đối với những người khác khởi lòng tham đắm với các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, nhưng với người tu hành thì quán sát sắc làm nên màu xanh với tưởng tượng sự héo rửa tàn rụng của nó mà sanh lòng chán ghét, xa lìa, khiến cho tâm được thanh tịnh. Hai, Hình sắc tham. Đối với những hình tướng và màu sắc dài, ngắn, đẹp đẽ thì khởi lòng tham đắm. Người tu hành quán sát các hình tướng này với tưởng tượng sự mục nát, hư hao mà sanh lòng chán ghét, xa lìa, khiến cho tâm được thanh tịnh. Ba, Diệu xúc tham. Xúc là va chạm, đắm say. Sự xúc chạm mềm mại, trơn láng, dễ chịu vào thân thể mình hay người thì sanh lòng tham đắm, người tu hành quán sát thân này với tưởng tượng bao nhiêu côn trùng và vòi làm nên mà sanh lòng chán ghét, xa lìa, khiến cho tâm được thanh tịnh. Bốn, Thừa sự tham. Đối với những người chạy theo thế lực phục vụ cho người ta mà nỗi lòng tham đắm, người tu hành, quán sát việc xu phụ quyền thế, phục vụ cho người, tự mình tưởng tượng đến cái chết giống như cây khô mà sanh lòng chán ghét, xa lìa, khiến cho tâm thanh tịnh. TỨ DỤC 四欲 (Pháp uyển châu lâm) Một, Tình dục. Chúng sanh ở dục giới, đối với cảnh nam nữ yêu thương mà khởi lên lòng tham dục, nên gọi là tình dục. Hai, Sắc dục. Chúng sanh ở dục giới có nhiều nam nữ đẹp đẽ, gợi cảm mà khởi lên lòng tham dục, nên gọi là sắc dục. Ba, Thực dục. Chúng sanh ở dục giới, có nhiều thức ăn thức uống ngon miệng, bổ dưỡng mà khởi lòng tham dục, nên gọi là thực dục. Bốn, Dâm dục. Chúng sanh ở dục giới, có nhiều nam nữ chung chạ, giao hợp, nên gọi là dâm dục. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 13 Dec 2015, 12:40 | |
| Tam Tạng Pháp Số 303 TỨ PHƯỢC cũng gọi là Tứ kết 四縛 (Tỳ bà sa luận) Phược là trói buộc, cũng có nghĩa liên tục. Chúng sanh do ái dục trói buộc, trôi nổi trong sống, chết, liên tục không dứt, nên gọi là bốn trói buộc. Một, Dục ái thân phược. Chúng sanh ở dục giới, đối với năm dục luôn ưa thích, sanh tâm tham đắm, nổi lên các hành động mê lầm, trói buộc mình, không thể giải thoát, nên gọi là ái dục trói buộc thân. Hai, Sân nhuế thân phược. Chúng sanh ở dục giới, đối những cảnh năm dục trái ý, sanh tâm nóng giận, nổi lên các nghiệp mê lầm, trói buộc thân mình, không thể giải thoát, nên gọi là giận dữ trói buộc thân mình. Ba, Giới đạo thân phược. Giới đạo cũng gọi là giới thủ, vốn không phải là giới mà cưỡng cho là giới, gọi là giới đạo, lại chọn lựa để tiến hành, nên còn gọi là giới thủ. Đó chính là các giới của ngoại đạo. Do tà giới này mà mê lầm và nghiệp tăng trưởng, trói buộc mình, không được giải thoát, nên gọi là giới đạo thân phược. Bốn, Ngã kiến thân phược. Ngã kiến tức là ngã thủ. Đối với pháp không phải là Niết bàn, tự mình phân biệt sai lầm, cho là Niết bàn, sanh tâm giữ lấy, gọi là kiến thủ. Do ngã kiến này tăng trưởng hoặc nghiệp, trói buộc mình không được giải thoát, nên gọi là ngã kiến trói buộc. TỨ LƯU 四流 (Thành thật luận) Chảy xuôi không quay ngược lại gọi là lưu. Chúng sanh do ba hoặc mà bị lưu chuyển, trôi nổi trong ba cõi và không thể quay lại bờ Niết bàn, lại còn gọi là bốn con sông hung ác, là vì hoặc nghiệp của nó sôi sục hung dữ tạo thành sông, làm chìm đắm chúng sanh; lại còn gọi là bốn cái ách, là vì chúng sanh bị hoặc nghiệp này ràng buộc, giống như cái ách của con trâu buộc vào cổ để kéo xe, không thể thoát ra được. Một, Kiến lưu. Kiến tức là kiến hoặc trong ba cõi. Ý căn tiếp xúc pháp trần, khởi lên kiến giải phân biệt. Do kiến hoặc này, trôi lăn trong ba cõi, không thể ra ngoài, nên gọi là kiến lưu. Hai, Dục lưu. Dục tức là tư hoặc trong cõi dục. Năm căn tham đắm năm trần, nên gọi là tư hoặc, tức là tham lam, sân hận, ngã mạn. Do tư hoặc này trôi lăn trong cõi dục, không thể ra ngoài nên gọi là dục lưu. Ba, Hữu lưu. Hữu tức là nhân quả không mất, nên gọi là hữu. Tư hoặc ở cõi sắc và cõi vô sắc là tham, mạn…, do tư hoặc này trôi lăn trong hai cõi sắc và vô sắc, không thể ra ngoài, nên gọi là hữu lưu. Bốn, Vô minh lưu.
Không sáng tỏ được việc gì thì gọi là vô minh, tức là nghi hoặc trong tư hoặc ở ba cõi. Do vô minh này, trôi lăn trong sống chết, không thể ra khỏi, nên gọi là vô minh lưu. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 13 Dec 2015, 12:43 | |
| Tam Tạng Pháp Số 304
TỨ THỦ 四取 (Phật tánh luận) Một, Dục thủ. Dục tức là tham dục (ham muốn). Thủ tức là nắm giữ (giữ lấy). Ham muốn giữ lấy năm trần sắc, thanh, hương, vị, xúc ở cõi dục, nên gọi là dục thủ. Hai, Kiến thủ. Do tà tâm phân biệt gọi là kiến, đó là thân kiến và biên kiến. Do nắm lấy tà kiến này, nên gọi là kiến thủ. (thân kiến là đối với năm ấm mà lầm cho là thân. Biên kiến là chấp lấy hoặc đoạn kiến, hoặc thường kiến). Ba, Giới thủ. Chẳng phải là giới đúng mà lầm cho là giới, rồi giữ chặt lấy làm theo, nên gọi là giới thủ, như giới chó, giới gà của ngoại đạo. (Giới chó, giới gà là ngoại đạo làm cho rằng thân này từ thân gà ở đời trước đến, nên học theo cách đứng một chân khi gặp trời lạnh. Hoặc lầm cho rằng thân trước của ta là chó, nên ăn cứt ô uế). Bốn, Ngã ngữ thủ. Hoa nghiêm sao nói: Ngã kiến, ngã mạn gọi là ngã ngữ. Tại sao hai kiến này gọi là ngã ngữ? Vì có hai loại này mà nói là có ngã, lại nói tuỳ theo giả định mà nói, khởi lên từ ngã chấp, nương theo sự vướng mắc, rồi giữ lấy, nên gọi là ngã ngữ thủ. (Ngã kiến là đối với năm ấm, không thấu hiểu chúng hư dối, lầm cho là có ngã. Ngã mạn là cho ngã (ta) là hơn hết, xem thường những người khác). TỨ CHƯỚNG 四障 (Hải ý Bồ tát sở vấn tịnh ấn pháp môn kinh) Một, Hoặc chướng. Chúng sanh do các phiền não tham dục, sân hận, ngu si, căn tánh tối tăm, chậm lụt làm chướng ngại, che khuất chánh đạo. Đó gọi là hoặc chướng. Hai, Nghiệp chướng. Chúng sanh do các phiền não tham, sân, si; đối với các pháp lành, không thể siêng năng tu tập và theo thân, khẩu, ý tạo các nghiệp ác, làm ngăn trở, che lấp chánh đạo. Đó gọi là nghiệp chướng. Ba, Báo chướng. Báo tức là quả báo. Chúng sanh do nhân là phiền não và hoặc nghiệp mà cảm thọ quả báo vào các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, không nghe được chánh đạo. Đó gọi là báo chướng. Bốn, Kiến chướng. Chúng sanh do không nghe chánh pháp, nỗi lên các tà kiến chạy theo ma sự, mất tâm Bồ đề. Đó gọi là kiến chướng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 13 Dec 2015, 12:45 | |
| Tam Tạng Pháp Số 305 TỨ KIẾP 四劫 (Phật tổ thống ký) Tiếng Phạn là kiếp, nói đủ là kiếp ba, tiếng Hoa là phân biệt thời tiết. Khi người sống 840000 tuổi, trải qua 100 năm giảm đi một tuổi, như thế giảm đến mười tuổi thì ngưng. Lại trải qua 100 năm tăng lên một tuổi, như thế tăng đến 840000 tuổi. Đây là một lần tăng, một lần giảm, thì gọi là một tiểu kiếp. Tăng, giảm như thế 20 lần gọi là một trung kiếp. Tổng cộng bốn trung kiếp thành, trụ, hoại, không, gọi là một đại kiếp. Một, Thành kiếp. Thành kiếp là thế giới thành lập, có 20 tiểu kiếp. Tiểu kiếp thứ nhất : Sau kiếp hoại và không từ quá khứ. Cõi trời đệ nhị thiền Quang âm thiên, mây màu vàng trải khắp không gian, mưa lớn rơi xuống và chứa đầy gió bên trên, làm cho nước kết lại thành mưa to như bánh xe, khi gió nỗi lên, thổi nước thành bọt. Núi tu di và các núi non khác mới hình thành. Lúc ấy tất cả loài hữu tình, đều tập trung trong cõi trời Quang âm. Thiên chúng rất đông, chỗ ở chật hẹp, phước của họ giảm bớt, nên sanh xuống thế gian. ban đầu có một thiên tử, từ trời Quang âm chết, đến sanh trong nhà đại Phạm Thiên. Đó là Phạm Vương, ông này thọ 60 tiểu kiếp. Tiểu kiếp thứ hai : Chư thiên ở cõi trời Quang âm lại đến sống ở trong trời Phạm thế sơ thiền là trời Phạm phụ. Chư thiên này thọ 40 tiểu kiếp. Tiểu kiếp thứ ba: Chư thiên ở cõi trời Quan âm lại đến sống ở cõi trời Phạm thế là Trời Phạm chúng, họ thọ 20 tiểu kiếp. Cứ như thế dần dần xuống sống ở cõi trời Dục giới. Lúc các trời ở cõi Quang âm hết phước hẳn thì hoá sanh làm người, phi hành tự tại, không có tướng nam, nữ. Suối nước ngọt từ đất phun lên, vị thơm ngon như sữa, mật. Vì nếm thử những thứ này, sanh tâm tham đắm hương vị ấy, nên mất cả thần thông và ánh sáng toả quanh thân. Cõi thế tối đen, gió mạnh thổi nước biển lên, làm cho mặt trời, mặt trăng nỗi bồng bềnh, đến lưng chừng núi Tu di, chiếu sáng bốn thiên hạ, cho đến cả ngày đêm. Lúc ấy chúng sanh, do ham mê hương vị của đất, nhan sắc thô kệch, buồn khổ, lại còn ăn thóc lúa mọc tự nhiên, cứng xảm. Chất cặn bã, dơ uế trong thân, muốn trừ sạch đi, bèn sanh ra hai cái lỗ. Đó là nam căn và nữ căn, vì thói quen từ kiếp trước, liền sanh tâm dâm dục, vợ chồng ở chung. Chư thiên ở cõi trời Quang âm về sau đến sống thì vào trong thai mẹ và rồi sanh bằng thai. Lúc bấy giờ, lúa thóc tự nhiên sớm gặt chiều chín. Gặt rồi lại mọc lên. Hạt lúa dài bốn tấc. Về sau, vì người đông, tham lam lấy nhiều, từ từ lúa mới có cám trấu, gặt rồi không mọc lại. Tiểu kiếp thứ tư cho đến tiểu kiếp thứ 20, đều có một tăng một giảm, gọi là thành kiếp. Tam Tạng Pháp Số 306 Hai, Trụ kiếp. Trụ kiếp là thế giới an trụ, có hai0 tiểu kiếp. Tiểu kiếp thứ chín, lúc tuổi thọ con người giảm đến 50000 tuổi, thì đức Phật Cưu Lưu Tôn xuất thế lần thứ nhất. Lúc tuổi thọ con người giảm đến 40000 tuổi thì Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất thế lần thứ hai. Giảm đến 20000 tuổi thì Phật Ca Diếp xuất thế lần thứ ba. Giảm đến 100 tuổi thì Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế lần thứ tư. Tiểu kiếp thứ mười, tuổi thọ con người giảm đến 80000 tuổi, Phật Di Lặc xuất thế lần thứ năm. Tiểu kiếp thứ mộtnăm, ở trong kiếp giảm, có Phật Sư Tử cho đến Phật Dục Lạc xuất thế lần thứ sáu, tất cả 994 vị Phật liên tiếp xuất thế, nói pháp độ sanh. Tiểu kiếp thứ 20, ở trong kiếp tăng, Phật Lâu Chí xuất thế, đầy đủ 1000 vị Phật. 20 tiểu kiếp kể trên, đều có một tăng một giảm, gọi là kiếp trụ. (Tiếng Phạn là Câu lưu tôn, tiếng Hoa là Sở ưng đoạn. Tiếng Phạn là Câu na hàm mâu ni, tiếng Hoa là Kim sắc tiên. Tiếng Phạn là Ca diếp, tiếng Hoa là Ẩm quang. Tiếng Phạn là Lâu chí, tiếng Hoa là Ái lạc). Ba, Hoại kiếp. Hoại kiếp là thế giới tiêu tan, có 20 tiểu kiếp. Khi hỏa tai nổi lên tan rã đến trời sơ thiền, bắt đầu từ địa ngục, cuối cùng đến Phạm thiên. Chúng sanh hữu tình, trải qua mộtchín kiếp tăng, kiếp giảm, lần lượt mới tiêu tan hết, chỉ còn lại khoảng không mênh mông của cõi đời này, cho đến tất cả loài hữu tình đều hết sạch. Cuối cùng, một kiếp tăng, một kiếp giảm, thì cõi đời này (khí thế gian) mới tiêu tan. Lúc ấy có bảy mặt trời ở dưới biển mọc lên, biển cả khô hết nước, núi Tu di sụp đổ, gió thổi hung tợn, hực lửa, đốt cháy, ở trên trời Phạm Thiên biến thành tro tàn, cho đến 3000 thế giới thiêu rụi trong khoảng khắc, gọi là kiếp hoại. (Phạm Thiên tức là trời sơ thiền) Bốn, Không kiếp. Không kiếp là thế giới trống không, có 20 tiểu kiếp, sau kiếp hoại, từ sơ thiền Phạm thế trở xuống, thế giới trống không, giống như một hang đen ngòm, không có ngày đêm, mặt trời, mặt trăng, chỉ một khối đen sì to lớn, gọi là kiếp không. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 31 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 17 ... 30, 31, 32 ... 35 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |