Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 21:33 | |
| Tam Tạng Pháp Số 119 PHIÊN TAM NHIỄM THÀNH TAM ĐỨC 翻三染成三德 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao). Phiên là lật trở lại, xoay trở lại. Ba thứ nhiễm ô là khổ, hoặc, nghiệp vì chúng hay làm ô nhiễm bản tính, không sạch sẽ. Ba đức là pháp thân, Bát nhã, giải thoát, đều đầy đủ các đức thường, lạc, ngã, tịnh. (Thường là không thay đổi; Lạc là xa lìa khổ sanh, tử; Ngã là tự tại; Tịnh là phiền não không còn). Một, Phiên khổ thân thành pháp thân đức. Đối với thân sống, chết vô thường, nếu hay quán sát năm uẩn vốn không, không sanh không diệt, thì liền thành pháp thân. Vì vậy gọi là xoay khổ đau trở lại thì thành pháp thân. Hai, Phiên phiền não thành Bát nhã đức. Tiếng Phạn là Bát nhã, tiếng Hoa là trí tuệ. Những mê lầm do ý căn phát khởi lên, nếu hay quán sát thể của nó vốn không, tánh của nó không thật, đối với tất cả pháp đều thông đạt hoàn toàn, tức là thành trí huệ. Vì vậy gọi là xoay phiền não trở lại thì thành đức Bát nhã. Ba, Phiên kết nghiệp thành giải thoát đức. Giải thoát là tự tại. Đối với các nghiệp do thân, khẩu tạo ra, nếu hay quán sát tánh nó vốn không, thì không còn tướng trói buộc. Đối với tất cả pháp đều được tự tại thì liền được giải thoát. Vì vậy gọi là xoay nghiệp lực trở lại thành đức giải thoát. TAM GIẢI THOÁT MÔN 三解脫門 (Pháp giới thứ đệ) Giải thoát là tự tại, môn là thông thương. Từ ba giải thoát môn này thì có thể thông suốt đến Niết bàn, nên gọi là ba cửa giải thoát. Một, Không giải thoát môn. Quán tất cả pháp đều do nhân duyên hoà hợp sanh ra, vốn không có tự tánh, không có ta và những thứ của ta. Nếu hiểu thấu như thế thì được tự tại đối với các pháp, nên gọi là không giải thoát môn. (Ngã là đối với ngũ ấm ở trong, chúng sanh cưỡng cho rằng đấy là chủ tể. Ngã sở là chúng sanh lầm chấp cho thân ngũ ấm này, con cái mình sanh ra và của cải đều là của mình). Hai, Vô tướng giải thoát môn. Đã biết tất cả các pháp là không và quan sát tướng mạo khác nhau của nam hay nữ, thật sự, không thể có được. Nếu thấu hiểu các pháp vô tướng như thế, thì được tự tại, nên gọi là cửa vô tướng giải thoát. Ba, Vô tác giải thoát môn. Vô tác còn gọi là vô nguyện. Đã biết tất cả pháp vô tướng, thì không có mong cầu đối với ba cõi. Nếu không mong cầu thì không tạo nghiệp sanh tử.
Nếu không có nghiệp sanh tử thì không có quả báo khổ đau, được tự tại, nên gọi là vô tác giải thoát môn. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 21:44 | |
| Tam Tạng Pháp Số 120 TAM VÔ VI 三無為 (Câu Xá luận). Vô vi là lý chơn không vắng lặng, vốn không tạo tác, nên gọi là vô vi. Một, Hư không vô vi. Hư không tức là vô ngại, nghĩa là lý chơn không, không bị chướng ngại bởi hoặc nhiễm. Vì vậy gọi là hư không vô vi. Hai, Trạch diệt vô vi. Trạch là chọn lựa. Diệt là vắng lặng. Bậc Thinh văn dùng trí chọn lựa, xa lìa sự trói buộc của kiến hoặc và tư hoặc, tức là chứng được lý chơn không vắng lặng. Đó gọi là trạch diệt vô vi. Ba, Phi trạch diệt vô vi. Sau khi chứng quả của Thinh văn, các hoặc (phiền não) không khởi lên trở lại, tự nhiên khế hợp với lý chơn không vắng lặng, không cần phải chọn lựa nữa. Vì vậy goi là phi trạch diệt vô vi. LUẬT HỮU TAM DANH 律有三名 (Đại tạng nhất lãm và Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Tỳ ni. Tiếng Phạn là Tỳ ni, tiếng Hoa là Thiện trị, nghĩa là có thể trị được các thứ tham, sân, si, còn gọi là điều phục, nghĩa là có thể uốn nắn ba nghiệp, ngăn ngừa sai trái. Hai, Thi la. Tiếng Phạn là Thi la, tiếng Hoa là Chỉ đắc, nghĩa là có thể ngăn ác, được thiện, còn có tên là giới, có nghĩa là ngăn ngừa, vì có thể ngăn chặn các nghiệp bất thiện của thân, khẩu, ý. Ba, Ba la đề mộc xoa. Tiếng Phạn là ba la đề mộc xoa, tiếng Hoa là giải thoát, vì có thể xa lìa sự trói buộc của hoặc nghiệp và được tự tại. TAM LUẬN 三論 (Mỗi thứ trích ra từ một bộ luận) Một, Bách luận. Pháp sư Tăng triệu nói: Phật nhập diệt hơn 800 năm sau, ngoại đạo rối rắm, dị đoan đua nhau nổi lên, tà thuyết lấn át lẽ phải, sợ làm loạn chánh đạo, Bồ tát Đề bà bèn làm luận này, để bảo vệ chánh đạo, ngăn cản tà đạo. Thật là một người tài giỏi, thông minh bậc nhất của tông phái. Luận có 100 bài kệ, nên gọi là bách luận. (Tiếng Phạn là Đề bà, tiếng Hoa là Thiên, đệ tử của Ngài Long Thọ) Hai, Trung luận. Tức là quán luận. Pháp sư Tăng duệ nói: Luận có 500 bài kệ, Bồ tát Long Thọ tạo ra, lấy trung để đặt tên. Xem xét nội dung của nó, chỉ có luận nầy là xứng đáng. Nói đến cùng thì thật thể chẳng đặt tên không hiểu được, vì thế ký thác vào Trung để giải bày. Lời nói chẳng giảng giải thì không tường tận, nên mượn luận làm sáng tỏ thực thể. Bởi vì người tu hành, trong tâm cố kết sự lầm lạc, hoặc sanh ra thấy điên đão, hoặc chấp chặc sự hiểu biết một bên, nên làm ra luận này để phán xét, sử dụng lý trung đạo, khiến cho cắt đứt được tướng hai bên (thường, đoạn) và nghĩa chẳng hai (bất nhị) của chơn, tục. Vì vậy gọi là trung đạo. Ba, Thập nhị môn luận. Do Bồ tát Long Thọ tạo. Nói là 12 là đề cập đến số nhiều. Môn là khai thông, không để cho ngưng trệ. Luận là muốn đến tận cùng nguồn gốc, tận cùng lý thể của nó. Vì vậy bắt đầu là quán nhân duyên môn, đến cuối là quán môn. Tổng cộng có 12, phần rõ ràng của nó là phần giữa, thì hữu và vô đều thông suốt, sự đến cùng tận, lý có đầy đủ, nên gọi là thập nhị môn luận. (12 cửa là: 1) Nhân duyên môn, 2) Hữu vô quả môn, 3) Duyên môn, 4) Tướng môn, 5) Hữu vô tướng môn, 6) Dị môn, 7) Hữu vô môn, 8) Tánh môn, 9) Nhân quả môn, 10) Tác môn, 11) Tam thời môn, 12) Sanh môn). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 21:52 | |
| Tam Tạng Pháp Số 121 TAM HỌC 三学 (Phiên dịch danh nghĩa). Phật lập ra giáo pháp. Pháp ấy có ba: Giới luật, thiền định, trí huệ; nhưng không giới thì không lấy gì để sanh định; không có định thì không lấy gì sanh huệ. ba pháp này tương quan mật thiết với nhau, không thể thiếu một, và đều đáng học cả ba. Học như trang sức. Vật dụng không trang sức thì nhìn không đẹp. Người không học thì không lấy gì để thành đạo đức của bậc thánh. Vì vậy nương vào đây mà tu, ắt chứng được thánh quả. Một, Giới học. Giới là ngăn cấm, là ngăn ngừa ác nghiệp do thân, khẩu, ý gây ra, nên gọi là giới học. Hai, Định học. Định là thiền định, là ngăn chặn sự tán loạn, là lắng trong tinh thần để thấy tính ngộ đạo, nên gọi là định học. Ba, Huệ học. Hụê là trí huệ, có khả năng dứt trừ phiền não, hiển lộ bản tánh, nên gọi là huệ học. TAM QUY Y 三歸依 (Pháp giới thứ đệ). Phật mới thành chánh giác, vì ông trưởng giả Vi đề mở đàn tràng thọ giới tam quy, bỏ tà về chánh, là con đường căn bổn vào đạo, là nguyên nhân cho người tu Tam thừa. Tu nhân chứng quả, đều từ con đường này. Hoa nghiêm kinh sớ nói: Điềm tốt lành của Tam bảo, ấy là duyên lành tối thắng. Người đã quy y thì có thể làm thành việc lớn, sanh các căn lành, xa lìa khổ sanh tử, được Niết bàn an vui. Đó gọi là tam quy. (Tam thừa: Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát) Một, Quy y Phật. Tiếng Phạn là Phật đà, tiếng Hoa là Giác giả (người giác ngộ) gồm có tự giác (tự mình giác ngộ) và giác tha (giác ngộ cho người), nên gọi là Phật. Quy có nghĩa là trở về. Bỏ tà trở về chánh. Y là nương tựa. Nương tựa vào Phật thì ra khỏi ba đường dữ và chết, sống trong ba cõi. Kinh nói: Trở về nương tựa với Phật thì trọn không trở lại nương tựa với thiên thần ngoại đạo. (Tam đồ: đao đồ, huyết đồ, hoả đồ). Hai, Quy y Pháp. Pháp có nghĩa là nguyên tắc. Tất cả giáo lý Phật đã nói đều là nguyên tắc cho chúng sanh noi theo tu hành, nên nói là Pháp. Quy là bỏ tà pháp trở về tu theo chánh pháp. Y là nương theo những lời Phật dạy tu tập thì ra khỏi ba đường dữ và ba cõi sống, chết. Kinh nói: Trở về nương tựa với chánh pháp, vĩnh viễn xa lìa sự giết hại. Ba, Quy y Tăng. Tăng, Tiếng Phạn là Tăng già, tiếng Hoa là Hoà hợp chúng. Những người xuất gia, tâm của họ hoà hợp những điều Phật nói về sự và lý của các pháp, nên gọi là Tăng. Quy là bỏ bạn bè ngoại đạo tà hạnh, đem lòng trở về làm bạn Tam thừa chánh hạnh. Y là nương tựa vào bạn xuất gia chân chánh, để được ra khỏi ba đường dữ và ba cõi sống, chết. Kinh nói: Người quy y tăng thì vĩnh viễn không còn trở lại nương tựa với ngoại đạo. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 21:56 | |
| Tam Tạng Pháp Số 122 TAM TAM MUỘI 三三昧 (Pháp giới thứ đệ). Tiếng Phạn là Tam muội, tiếng Hoa là Chánh định, cũng gọi là Chánh tâm hành xứ. Nghĩa là tâm của chúng sanh, từ vô thỉ đến nay, thường không ngay thẳng. Nếu chứng được Tam muội này thì tâm, hành ngay thẳng, nên gọi là Tam muội. Một, Hữu giác hữu quán Tam muội. Tâm bắt đầu vào thiền gọi là giác. Tâm tinh tế phân biệt được thiền vị gọi là quán. Dùng tâm tương ưng: không, vô tướng, vô tác vào sơ thiền, thì tất cả giác và quán đều được chánh trực, nên gọi là hữu giác, hữu quán Tam muội (không, vô tướng, vô tác là ba cửa giải thoát). Hai, Vô giác hữu quán Tam muội. Dùng tâm tương ưng không, vô tướng, vô tác, lúc tâm vào nhị thiền, tâm giác tri đã mất, nhưng niệm phân biệt thiền vị vẫn còn, tất cả định quán đều chánh trức, nên gọi là vô giác hữu quán Tam muội. Ba, Vô giác vô quán Tam muội. Dùng tâm tương ưng không, vô tướng, vô tác, lúc vào nhị thiền cho đến diệt thọ tưởng định, thì tâm giác tri, niệm phân biệt thiền vị đều mất hoàn toàn, nên gọi là vô giác vô quán Tam muội. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 22:03 | |
| Tam Tạng Pháp Số 123 TAM TAM MUỘI 三三昧 (Thành thật luận). Một, Phần tu Tam muội. Định, huệ hai phần, tuỳ mình chọn tu một phần. Hoặc tu định không tu huệ, hoặc tu huệ không tu định. Đó gọi là phần tu Tam muội. (Tiếng Phạn là Tam muội, tiếng Hoa là điều trực định, cũng gọi là chánh định, chánh thọ). Hai, Cộng tu Tam muội. Tu định và tu huệ, hay ngược lại. Đó gọi là cộng tu Tam muội. Ba, Thánh chánh Tam muội. Từ sơ quả tu đà hoàn trở đi, thánh vị tu được gọi là thánh chánh. Nghĩa là dùng tâm tu định, nhân đó mà hụê phá tan phiền não, dùng tâm tu hụê, nhân đó mà định phá tan phiền não, đến một lúc định, huệ đầy đủ, nên gọi là thánh chánh Tam muội. TAM CHỈ 三止 (Chỉ quán) Một, Thể chơn chỉ. Thể nhận được sự sai lầm của vô minh, điên đão, tức là tính chơn thật của thật tướng. Đó gọi là thể chơn chỉ. Hai, Phương tiện tuỳ duyên chỉ. Phương tiện giống như thiện xảo (khéo léo). Tuỳ duyên tuỳ cảnh, giữ tâm an định, không động. Đó gọi là phương tiện tuỳ duyên chỉ. Ba, Ly nhị biên phân biệt chỉ. Không phân biệt các tướng sanh tử, Niết bàn, hữu, vô. Đó là ly nhị biên phân biệt chỉ. VI TAM SỰ CỐ TU XA MA THA 爲三事故修奢摩他 (Niết bàn kinh) Tiếng Phạn là Xa ma tha, tiếng Hoa là chỉ tức là thiền định. Một, Bất phóng dật. Tu thiền định thì có thể ngăn ngừa được tán loạn, điều phục được tâm ác và pháp bất thiện, nên tâm không buông lung. Hai, Trang nghiêm đại trí. Tu thiền định thì xa lìa được các tán loạn, thì được trí huệ vắng lặng của bản tánh, tự nhiên chiếu sáng, trong ngoài thấu suốt, đối với Phật pháp không gì không thấu hiểu. Đó là trí huệ, chẳng có thiền định thì không thể có được. Đó là trang nghiêm đại trí. Ba, Đắc tự tại. Tu thiền định có thể diệt trừ phiền não, tán loạn, tức là thân tâm được tịch tĩnh, an ổn, khoái lạc và không còn quái ngại. Đó là đắc tự tại. GIÁC QUÁN TAM CHỦNG PHÁT TƯỚNG 觉觀三種發相 (Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn). Tâm vừa móng lên khi gặp duyên gọi là giác. Tâm vi tế phân biệt gọi là quán. Một, Minh lợi tâm trung giác quán phát tướng. Người tu thiền định, không có căn lành ở kiếp trước, kiếp này tu định, pháp lành không phát khởi, mà chỉ nhận thấy toàn phan duyên (dính mắc ngoại cảnh), tâm niệm lăng xăng ba độc hoặc tham, hoặc sân, hoặc si. Cứ như thế năm này qua năm khác mà không được định tâm. Đó là minh lợi tâm trung giác quán phát tướng. Hai, Bản minh bán hôn giác quán phát tướng. Người tu thiền, vào lúc nhiếp niệm, tuy biết rõ phiền não niệm niệm không dừng, chỉ tuỳ theo duyên, lúc sáng suốt, lúc tối tăm. Sáng suốt thì nhận thấy phan duyên và nỗi lên tư tưởng (suy nghĩ, tưởng tượng). Tối tăm thì mắt chằm chằm nhìn một cách vô lý, không biết gì hết. Đó là bán minh bán hôn giác quán phát tướng. Ba, Nhất hướng trầm hôn giác quán phát tướng. Người tu thiền, lúc tu thiền định, tâm, tuy hướng vào tối tăm mà dường như đang ngủ. Tuy ở trong mờ tối, nhưng lúc nào cũng phan Duyên giác quán không ngừng. Đó gọi là trầm hôn giác quán phát tướng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 22:11 | |
| Tam Tạng Pháp Số 124 THAM DỤC TAM CHỦNG PHÁT TƯỚNG 貪欲三種發相 (Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn). Một, Ngoại tham dục tướng. Lúc đang tu định, đối với nam, đối với nữ đắm đuối hình dáng đẹp đẽ, tâm tham dục phát sanh, niệm niệm không ngừng, làm chướng ngại thiền định. Đó là ngoại tham dục tướng. Hai, Nội ngoại tham dục tướng. Lúc đang tu định, tâm ham muốn bỗng sanh ra, hoặc duyên thân tướng người khác, hoặc duyên chính thân tướng của mình, niệm niệm tham đắm và khởi lên tham ái, làm trở ngại thiền định. Đó gọi là nội ngoại tham dục tướng. Ba, Thiên nhất thiết xứ tham dục tướng. Người tu hành tham nhiễm cảnh nội, ngoại như trên đã nói, lại đối năm trần và của cải vật chất v.v… lại nỗi lên tâm tham ái, làm chướng ngại thiền định. Đó gọi là thiên nhất thiết xứ tham dục tướng. SÂN KHUỂ TAM CHỦNG PHÁT TƯỚNG 嗔恚三種發相 (Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn). Một, Phi lý sân tướng. Người lúc đang tu thiền định, nóng nảy bỗng nhiên nỗi lên, không cần cứu xét, hỏi đúng, hay không đúng lý, người ấy sai hay không sai, không có lý do mà nỗi giận, làm trở ngại thiền định. Đó là phi lý sân tướng. Hai, Thuận lý sân tướng. Lúc người tu thiền định, có người ngoài đến quấy rối ta, vì điều này mà sanh sân hận liên tục không dứt, cũng giống như người giữ giới, thấy điều phi pháp, sanh tâm giận giữ, Giận ấy tuy đúng lý, cũng làm chướng ngại thiền định. Đó là thuận lý sân tướng. Ba, Tranh luận sân tướng. Lúc người tu thiền định, chấp điều ta biết là đúng, những điều người khác làm và nói là sai, không hợp với ý mình liền sanh tâm phiền não và sân hận, trở ngại thiền định. Đó là tranh luận sân tướng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 22:17 | |
| Tam Tạng Pháp Số 125 NGU SI TAM CHỦNG PHÁT TƯỚNG 愚痴三種發相 (Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn) Một, Kế đoạn, thường si kiến. Lúc người tu định, bỗng nhiên phát sanh suy nghĩ tà, phân biệt ngã và các pháp: Quá khứ thì không còn, nhưng hiện tại có ta chăng? Hoặc quá khứ thì còn, nhưng hiện tại có ta chăng? Do suy nghĩ này tìm tòi trong ba đời. Nếu cho là không liền rơi vào đoạn kiến. Nếu cho là còn, liền rơi vào thường kiến. Những hiểu biết ngu si như thế, niệm niệm không dừng. Bằng hiểu biết này để biện luận, cải cọ không thôi gây bao việc ác, ngăn trở pháp chánh định xuất thế. Đó là kế đoạn, thường si tướng. Hai, Kế hữu, vô si tướng. Lúc người tu định, bỗng dưng suy nghĩ phân biệt ngã và các ấm là chắc có chăng, là chắc không có chăng? Cứ tìm tòi như thế, tâm liền phát sinh kiến giải, rồi tuỳ kiến giải sanh ra chấp trước, làm chướng ngại chánh định. Đó là kế hữu vô si tướng. Ba, Kế thế tánh si tướng. Lúc người tu định, bỗng nảy ra ý nghĩ như vầy: Vì có ngũ ấm mới có tứ đại cùng với chúng sanh giả danh và các thế giới. Chỉ suy nghĩ như thế, niệm niệm không ngừng, rồi phát sanh biện luận thuần lý, nào hỏi nào nói; phải, trái tranh luận nhau, đưa đến xa lìa đạo chân thật, chỉ còn chấp chặc tính hay tính toán của thế gian, mà không thể phát sanh thiền định. Đó là kế thế tánh si tướng. TAM CHỦNG BỆNH TƯỚNG 三種病相 (Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn) Người tu thiền, phải giỏi biết về nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu không biết thì khó chữa trị được tướng các khổ đau, vì vậy việc tu hành bị tổn thương. Nên biết rõ tướng của bệnh do tứ đại, ngũ tạng, năm căn phát sanh, để khéo trị liệu thì thân tâm được an ổn, không bỏ mất đạo nghiệp. Một, Tứ đại tăng động bệnh tướng. Tứ đại là đất, nước, gió, lửa. một đại không điều hoà thì bao nhiêu tai hoạ cùng nỗi lên. Vì địa đại tăng lên, bụng trướng lên, ăn uống không tiêu, bao nhiêu bệnh hoạn phát sinh. Vì hoả đại tăng lên, lạnh, nóng quá sức, gân cốt đều đau nhức, bao nhiêu bệnh hoạn phát sinh. Vì phong đại tăng lên, cảm thấy trống rỗng, lơ lững, óc ách, thổ tả liên tục, bao nhiêu bệnh hoạn sanh ra. Đó là tứ đại tăng động bệnh tướng. Hai, Ngũ tạng sanh hoạn chi tướng. Ngũ tạng là tim, gan, phổi, lá lách, thận. Nếu bệnh hoạn từ tim sanh thì thân ắt lạnh, nóng, miệng khô, vì tim chủ của miệng. Người bị bệnh từ phổi, thân thể phình lên, tứ chi đau nhức, lỗ mũi lạnh, vì phổi chủ mũi. Người bị bệnh từ gan, hay lo buồn, giận dữ, đầu nhức, mắt đau, vì gan chủ mắt. Người bị bệnh từ lá lách có cảm giác ngứa ngáy, ăn, uống lạt miệng, vì lá lách chủ lưỡi. Người bị bệnh từ thận, cuống họng bị nghẽn, bụng bự, tai ù, vì thận chủ tai. Đó là ngũ tạng sanh hoạn chi tướng. Ba, Ngũ căn trung hoạn tướng. năm căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Thân bệnh thì tứ chi đau đớn, trăm đốt xương nhức nhối. Lưỡi bệnh, hoặc trên lưỡi mọc nhọt, hoặc lưỡi cứng, ăn, uống nhạt nhẽo. Mũi bệnh, mũi nghẹt, hoặc chảy nước mũi. Tai bệnh, hoặc nhức, hoặc điếc, hoặc lùng bùng trong tai. Mắt bệnh, hoặc đỏ, hoặc đau, hoặc hiện hoa đóm. Đó là ngũ căn trung hoạn tướng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 22:46 | |
| Tam Tạng Pháp Số 126 TU ĐỊNH TAM CHƯỚNG 修定三障 (Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn) Một, Trầm hôn ám tệ chướng. Lúc người tu định bị hôn trầm mờ mịt, không phân biệt được cái gì. Do đó thiền định bị chướng ngại, không phát triển được, gọi là trầm hôn ám tệ chướng. Hai, Ác niệm tư duy chướng. Lúc người tu định, tuy không hôn trầm, nhưng ác niệm bỗng nỗi lên, muốn phá giới, làm những việc ác. Do đó làm chướng ngại thiền định, không thể phát triển. Đó là ác niệm tư duy chướng. Ba, Cảnh giới bức bách chướng. Lúc người tu định, tuy không hôn trầm, ác niệm như trên, nhưng thân hoặc đau nhức, tức giận nỗi lên, hoặc thấy thân mình bị vùi vào trong đất, lửa đến đốt thân, hoặc từ trên sườn núi cao rơi xuống, cọp dữ rượt đuổi, cho đến tướng ác của la sát hiện ra, bức bách làm tức giận người tu thiền, khiến cho sợ hãi, gây trở ngại cho thiền định. Đó gọi là cảnh giới bức bách chướng. TAM HUỆ 三慧 (Thành thật luận) Một, Văn huệ. Do lắng nghe mà sanh trí huệ. Hoặc nghe từ kinh, luận, hoặc nghe từ thiện tri thức. Nhờ nghe như vậy mà sanh được trí huệ vô lậu của bậc thánh. Hai, Tư huệ Hoặc là tư duy về kinh, luận, hay nghe thiện tri thức nói về nghĩa lý của giáo pháp, đều có thể sanh trí huệ vô lậu của bậc thánh. Ba, Tu huệ. Do tu tập mà sanh trí huệ.Đã nghe giáo pháp, đã tư duy nghĩa lý, thì có thể tuỳ thuận tu tập. Do việc tu tập này, có thể sanh trí huệ vô lậu của bậc thánh. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 22:55 | |
| Tam Tạng Pháp Số 127 TAM TRÍ 三智 (Quán âm huyền nghĩa) Một, Nhất thiết trí. Đối với Phật pháp hiểu biết, giảng giải và đối với ngoại điển cũng hiểu biết và giảng giải rõ ràng. Đó là nhất thiết trí, là trí của Thinh văn và Duyên giác. Hai, Đạo chủng trí. Có khả năng dùng tất cả giáo pháp của Phật, làm cho thiện căn của chúng sanh khởi phát. Đó là đạo chủng trí, tức là trí của Bồ tát. Ba, Nhất thiết chủng trí. Dùng chủng trí, biết tất cả đạo pháp của Phật và biết nguyên nhân của tất cả chúng sanh. Đó gọi là nhất thiết chủng trí, tức là trí của Phật. TAM TRÍ 三智 (Lăng già kinh) Một, Thế gian trí. Là trí của phàm phu, ngoại đạo. Phàm phu và ngoại đạo đối với tất cả pháp sanh ra vô số phân biệt, chấp trước có, không, nên không thể xa rời thế gian. Đó gọi là thế gian trí. Hai, Xuất thế gian trí. Là trí của Thinh văn, Duyên giác. Thinh văn, Duyên giác dùng nhất thiết trí để tu tập Tứ đế, nên có thể xa lìa thế gian. Đó gọi là xuất thế gian trí. (Nhất thiết trí là trí thông suốt tất cả các pháp). Ba, Xuất thế gian thượng thượng trí. Là trí của Phật và Bồ tát. Do Phật và Bồ tát quán sát tướng vắng lặng của các pháp không sanh, không diệt, chứng quả Như lai, vượt qua trí Thinh văn, Duyên giác. Đó gọi là xuất thế gian thượng thượng trí. TAM GIÁC 三觉 (Viên giác kinh và Khởi tín luận). Một, Bổn giác. Tất cả chúng sanh có tự tánh tâm thể vắng lặng, xưa nay đã giác ngộ hoàn toàn, xa lìa vọng niệm, nên gọi là bổn giác. Hai, Thỉ giác. Thể của bổn giác, bổng khởi lên vọng niệm mà thành bất giác. Bây giờ giác ngộ hoàn toàn các pháp, tức là bình đẳng bất nhị của chân như, nên gọi là thỉ giác. Ba, Cứu cánh giác. Cứu cánh cuối cùng hoàn toàn không thay đổi.
Biết rõ nguồn gốc làm tâm ô nhiễm, cuối cùng dứt sạch các ô nhiễm đó và không thay đổi nữa, giống như bổn giác, nên gọi là cứu cánh giác. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 18 May 2015, 23:04 | |
| Tam Tạng Pháp Số 128 TAM TÁNH 三性 (Lăng nghiêm kinh) Một, Thiện tánh. Tất cả pháp lành do thức thứ sáu khởi lên. Pháp lành có thế gian, xuất thế gian không giống nhau. Pháp lành thế gian: tức là ngũ thường, thập giới. Pháp lành xuất thế gian, tứ hoằng thệ nguyện, lục độ. Những pháp lành này đều do ý căn duyên mà có, nên gọi là thiện tánh (ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Thập giới, tức là thập thiện: không sát, không trộm, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, không tham dục, không sân hận, không tà kiến, tứ hoăng thệ nguyện: chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tân thệ nguyện đoạn, pháp môn vô thượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành). Hai, Ác tánh. Tất cả ác pháp do thức thứ sáu nỗi lên như ngũ nghịch, thập ác đều các duyên của ý căn, nên gọi là ác tánh. (ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hoà hợp tăng, làm Phật chảy máu- thập ác là trái với thập thiện trên). Ba, Vô ký tánh. Thức thứ sáu có đầy đủ tánh không thiện, không ác, cũng không thuộc thiện, cũng không thuộc ác. Không có ký ức, đều do các duyên của ý căn, nên gọi là vô ký tánh.
TAM PHẬT TÁNH 三佛性 (Hoa nghiêm khổng mục). Chơn tánh bình đẳng, giống như hư không, đối với phàm, thánh đều không trở ngại, nên gọi là Phật tánh. Một, Tự tánh trụ Phật tánh. Lý chân như thì tự tánh thường trụ, không hề thay đổi. Tức là Phật tánh của tất cả chúng sanh vốn có. Đó gọi là tự tánh trụ Phật tánh. Hai, Dẫn xuất Phật tánh. Tất cả chúng sanh Phật tánh tuy đầy đủ, vẫn phải nhờ sức tu tập thiền định, trí huệ, mới có thể dẫn đến sự phát huy tánh Phật vốn có. Đó gọi là dẫn xuất Phật tánh. Ba, Chí đắc quả Phật tánh. Nhân tu đã đầy đủ, thì Phật tánh vốn có, đã đến lúc chứng được quả vị một cách hiển nhiên. Đó gọi là chí đắc quả Phật tánh. TAM NHÂN PHẬT TÁNH 三因佛性 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa). Tiếng Phạn là Phật đà, tiếng Hoa là Giác. Giác tức là ba trí viên minh, bao trùm mọi nơi, không nơi nào là không chiếu rọi tới, không gì là không hiểu rõ, gọi là tánh đại viên giác, tức là không đổi thay. Vì tánh đại giác không tăng không giảm, chẳng đổi chẳng dời; tất cả chúng sanh đều có đầy đủ ba nhân Phật tánh này. Nhân này nếu hiển lộ thì thành kết quả nhiệm mầu của ba đức. (ba trí là nhất thiết trí, đạo chủng trí, nhất thiết chủng trí- ba đức là pháp thân, Bát nhã, giải thoát đức). Một, Chánh nhân Phật tánh. Chánh là trung chánh. Trung thì song chiếu ba đế đẩy đủ, gọi là chánh nhân Phật tánh. (Trung chánh là xa lìa hai bên tà kiến. Song chiếu là soi xét không và giả. Không là buông bỏ tất cả tướng, tức là chân đế. Giả là lập nên tất cả pháp, tức là tục đế. Phi không phi giả, tức là trung đế; nên gọi là ba đế đầy đủ.) Hai, Liễu nhân Phật tánh. Liễu là soi xét. Do chánh nhân, phát khởi trí soi xét này. Trí và lý tương ưng (khế hợp) nên gọi là liễu nhân Phật tánh. Ba, Duyên nhân Phật tánh. Duyên là giúp đỡ. Tất cả công đức và căn lành đều do sự giúp đỡ của liễu nhân mới khai mở, phát triển được tánh của chánh nhân, nên gọi là duyên nhân Phật tánh. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 13 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 8 ... 12, 13, 14 ... 26 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |