Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 20:47 | |
| Tam Tạng Pháp Số 228 TỨ NIỆM XỨ 四念處 (Pháp giới thứ đệ) Niệm tức là chủ thể quán. Xứ tức là cảnh bị quán. Chúng sanh đối với ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; khởi lên bốn điên đảo: đối với sắc hay cho là trong sạch; đối với thọ hay cho là vui, đối với tưởng, hành hay cho là ngã; đối với tâm hay cho là thường. Khiến cho chúng sanh tu tập bốn pháp quán này để trừ bỏ bốn điên đảo trên, nên gọi là tứ niệm xứ. Một, Quán thân bất tịnh. Thân có trong, ngoài. Thân của mình là trong. Thân của người là ngoài. Dù thân mình hay thân người đều do tinh cha huyết mẹ mà thành. Từ đầu đến chân quán sát thật kỹ đều là những vật ô uế, nhưng chúng sanh điên đảo chấp đó cho là sạch sẽ, nên sanh tâm tham đắm. Vì vậy khiến cho chúng sanh quán thân bất tịnh (ô uế). Hai, Quán thọ thị khổ. Thọ là nhận lãnh. Có thọ bên trong, thọ bên ngoài. Ý căn thọ gọi là thọ bên trong. năm căn còn lại thọ gọi là thọ bên ngoài. Tất cả các căn đều có thuận thọ và nghịch thọ; không thuận không nghịch thọ. Đối với cảnh vừa lòng thì sanh lạc thọ. Đối với cảnh trái lòng thì sanh khổ lạc. Đối với cảnh không trái không thuận thì sanh không vui, không khổ thọ. Lạc thọ là hoại khổ. Khổ thọ là khổ khổ. Không khổ không lạc là hành khổ. Chúng sanh điên đảo lấy khổ làm vui; nên khiến cho quán sát thọ là khổ. (Hành khổ là tuy không khổ không lạc, nhưng niệm niệm tâm sanh diệt). Ba, Quán tâm vô thường. Tâm là thức thứ sáu. Tâm này, tánh luôn lưu động hoặc thô, hoặc tế, hoặc trong, hoặc ngoài, niệm niệm sanh diệt, hết thảy vô thường. Chúng sanh điên đảo cho đó là thường, nên khiến cho chúng quán tâm vô thường. Bốn, Quán pháp vô ngã. Pháp có pháp thiện, pháp ác. Con người hay nương theo pháp mà nghĩ về mình (ngã). Cho rằng ngã có thể làm thiện, làm ác.
Trong các pháp thiện, ác vốn không có ngã. Nếu thiện pháp là ngã thì ác pháp phải vô ngã và ngược lại. Chúng sanh điên đảo, sai lầm cho là có ngã; nên khiến chúng quán sát pháp vô ngã. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 20:52 | |
| Tam Tạng Pháp Số 229 TỨ CHÁNH CẦN còn gọi là Tứ đoạn 四正勤 (Pháp giới thứ đệ). Chánh thì không tà. Cần thì không lười. Tỳ bà sa luận nói: Dứt trừ điều ác đã sanh ra, giống như trừ rắn độc. Dứt trừ điều ác chưa sanh, giống như ngăn ngừa nước lũ. Tăng trưởng điều lành đã sanh, giống như tưới nước cho cây cam đã ra trái ngọt. Điều lành chưa sanh khiến cho sanh, giống như dùi cây ra lửa; nên gọi là tứ chánh cần. (Tiếng Phạn là Tỳ bà sa, tiếng Hoa là Quảng giải). Một, Điều ác đã sanh khiến cho dứt hẳn. Ngũ cái phiền não che đậy tâm, xa lìa ngũ chủng thiện căn. Một lòng siêng năng tìm cách dứt trừ, đừng để cho phiền não sanh trở lại. (Ngũ cái là tham dục, sân hận, ngủ nghỉ, hối hận, nghi ngờ. Ngũ thiện căn là tín, tấn, niệm, định, huệ). Hai, Điều ác chưa sanh đừng để cho nó sanh. Các ác pháp phiền não ngũ cái, tuy giờ chưa sanh, nếu sau này nó sanh thì nó hay ngăn che năm thiện căn. một lòng siêng năng, tìm cách ngăn ngừa, đừng để cho nó sanh. Ba, Điều thiện đã sanh làm cho tăng trưởng. năm thiện căn đã sanh hãy làm cho chúng lớn mạnh. một lòng siêng năng, tìm cách tu tập, đừng để thối hư. Bốn, Điều thiện chưa sanh làm cho nó sanh. năm thiện căn, tuy chưa sanh, hãy làm cho nó sanh. một lòng siêng năng, tìm cách tu tập, làm cho nó sanh.
TỨ CHÁNH ĐOẠN 四正断 (Tạp A hàm kinh) Một, Đoạn đoạn. Vừa khởi lên điều ác là pháp bất thiện, dứt trừ đừng cho sanh lại và phải tinh tấn tu tập điều lành, không để cho sanh nữa. Dứt rồi lại dứt, đó gọi là đoạn đoạn. Hai, Luật nghi đoạn. Kiên trì giữ giới luật, cẩn thận giữ oai nghi. Dứt trừ tất cả điều ác, đó gọi là luật nghi đoạn. Ba, Tuỳ hộ đoạn. Đối với Tam muội chân thật vô lậu, tuỳ thuận giữ gìn, bảo hộ, đừng để thối lui, đó gọi là tuỳ hộ đoạn. Bốn, Tu đoạn. Pháp lành đã phát khởi, lại càng tu tập, làm cho nó càng lớn mạnh thì ác pháp tự nhiên đoạn trừ. Đó gọi là tu đoạn.
TỨ NHƯ Ý TÚC 四如意足 (Pháp giới thứ đệ) Một, Dục như ý túc. Dục là hy vọng về niềm vui thú mà mình ưa thích, trang nghiêm pháp ấy, nên gọi là dục. Khi tu tập tất cả pháp, nếu không có tâm ham muốn thì việc tu ắt không thoả lòng. Nếu có tâm ham muốn thì ước nguyện sẽ thành. Đó gọi là dục như ý túc. (Trang nghiêm pháp kia là thành tựu các pháp quán về tứ niệm xứ). Hai, Niệm như ý túc. Niệm là tâm chuyên chú vào một cảnh, mọi ước nguyện đề thành tựu. Đó là niệm như ý túc. Ba, Tinh tấn như ý túc. Tinh tấn là không lộn xộn gọi là tinh. Không gián đoạn gọi là tấn (tiến). Nghĩa là chỉ chuyên quán sát, lại không gián đoạn, xen tạp, nên gọi là tinh tấn. Hễ đã tu tập tất cả các pháp, nếu không tinh tấn, việc ắt không thành. Nếu quyết lòng tinh tấn, ước nguyện thành tựu. Đó là tinh tấn như ý túc. Bốn, Tư duy như ý túc. Tư duy là suy tư về nguyên lý nào đó mà tâm không tán loạn. Hễ đã tu tập các pháp, nếu nhất tâm tư duy thì ước nguyện thành tựu. Đó gọi là tư duy như ý túc. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 04 Dec 2015, 21:01 | |
| Tam Tạng Pháp Số 230 TỨ CHỦNG PHƯƠNG TIỆN 四種方便 (Khởi tín luận) Luận hỏi rằng. Đã nói pháp giới nhất tướng, Phật thể không hai, vì sao không chỉ nhớ đến chân như, lại vay mượn, bắt chước các hạnh lành? Đáp rằng: Giống như viên ngọc ma ni lớn, tánh của nó trong sáng, nhưng có chất cặn bã, ô uế của quặng, nếu không dùng phương tiện gột giũa đi, chắc chắn không thể sạch được; nên nói bốn thứ phương tiện. (Tiếng Phạn là ma ni, tiếng Hoa là như ý). Một, Hành căn bản phương tiện. Quán tất cả pháp tự tánh không, xa lìa thấy biết sai lầm, không ở trong sống chết. Và quán tất cả các pháp do nhân duyên hoà hợp, nghiệp quả không mất, khởi tâm đại bi, thu nhiếp dạy dỗ chúng sanh, không ở trong Niết bàn. Làm được hạnh này thì tất cả pháp lành đều được phát sanh; nên gọi là hành căn bản phương tiện. Hai, Năng chỉ phương tiện. Chỉ tức là ngăn. Nghĩa là xấu hổ, hối hận lỗi lầm có thể ngăn ngừa, tất cả việc ác, không cho tăng trưởng, nên gọi là năng chỉ phương tiện. Ba, Phát khởi thiện căn phương tiện. Siêng năng cúng dường, kính lễ Tam bảo, khen ngợi tuỳ hỷ, siêng năng cầu tin chư Phật, vì một lòng cung kính Tam bảo, niềm tin được lớn mạnh, lại hay cầu đạo vô thượng. Lại vì có sức gia trì của Tam bảo, nên làm cho nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, nên gọi là phát khởi thiện căn phương tiện. Bốn, Đại nguyện bình đẳng phương tiện. Phát thệ nguyện lớn, hết đời vị lai, hoá độ tất cả chúng sanh, cuối cùng đều được vào Niết bàn, nên gọi là đại nguyện bình đẳng phương tiện. TỨ TẤT ĐÀN 四悉檀 (Pháp Hoa văn cú) Tất là khắp. Đàn là tiếng Phạn, gọi đủ là Đàn na, tiếng Hoa là Thí. Phật dùng bốn cách thuyết pháp này, bố thí tất cả chúng sanh, nên gọi là tứ tất đàn. Một, Thế giới tất đàn. Thế có nghĩa là cách biệt. Giới tức là ranh giới, giới hạn. Bởi vì căn tánh của chúng sanh rộng, sâu khác nhau, nên Phật tuỳ ý thích muốn nghe của chúng sanh, tuần tự, phân biệt mà nói pháp để cho chúng vui mừng. Đó gọi là thế giới tất đàn. Hai, Vị nhân tất đàn. Phật muốn nói pháp thì trước hết quán sát căn cơ của chúng sanh nhỏ, lớn khác nhau, nhân đời trước sâu, cạn; sau đó theo đúng căn cơ mà nói pháp, cho chúng sanh tâm chánh tín, thiện căn tăng trưởng, nên gọi là vị nhân tất đàn. Ba, Đối trị tất đàn. Nếu chúng sanh tham dục nhiều thì dạy quán bất tịnh. Sân hận nhiều thì dạy tu từ bi. Ngu si nhiều thì quán nhân duyên, để trị các bệnh ấy, phải bốc các thuốc này cho tất cả chúng sanh nên gọi là đối trị tất đàn. Bốn, Đệ nhất nghĩa tất đàn. Đệ nhất nghĩa tức là lý. Vì Phật biết căn lành của chúng sanh đã thuần thục nên vì chúng nói pháp để chúng giác ngộ thánh đạo. Đó gọi là đệ nhất nghĩa tất đàn. |
| | | thichvui78
Tổng số bài gửi : 562 Registration date : 20/12/2012
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 06 Dec 2015, 11:44 | |
| Đệ nhất nghĩa tất đàng thì không còn dùng phương tiện nữa , mà phải dùng liễu nghĩa thượng thừa ( chơn nghĩa) đại thừa mà giản dạy.
Đệ thì rất thích nghe kinh liễu nghĩa thượng thừa , thể loại này nghe thật sướng tai , không biết Tỷ có thấy vậy không? Nhưng rất tiết thể loại này không có mấy người thích nghe ,và cũng ít người chịu giản, chắc có lẽ đa phần căn cơ còn thấp nên người ta dùng phương tiện nhiều quá ,nên khó tiến xa hơn được. Mình tu mà dùng phương tiện thì cũng giống như mình đi trong các ngỏ ngách vậy, biết khi nào mới tới , mình phải đi bằng xa lộ ,đó là chơn đế , chơn nghĩa , thượng thừa liễu nghĩa , không biết Tỷ thì sao ? Chứ đệ thì cảm nhận như vậy.
Chúc Tỷ thân tâm an lạc ! |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sun 06 Dec 2015, 14:04 | |
| - thichvui78 đã viết:
- Đệ nhất nghĩa tất đàng thì không còn dùng phương tiện nữa , mà phải dùng liễu nghĩa thượng thừa ( chơn nghĩa) đại thừa mà giản dạy.
Đệ thì rất thích nghe kinh liễu nghĩa thượng thừa , thể loại này nghe thật sướng tai , không biết Tỷ có thấy vậy không? Nhưng rất tiết thể loại này không có mấy người thích nghe ,và cũng ít người chịu giản, chắc có lẽ đa phần căn cơ còn thấp nên người ta dùng phương tiện nhiều quá ,nên khó tiến xa hơn được. Mình tu mà dùng phương tiện thì cũng giống như mình đi trong các ngỏ ngách vậy, biết khi nào mới tới , mình phải đi bằng xa lộ ,đó là chơn đế , chơn nghĩa , thượng thừa liễu nghĩa , không biết Tỷ thì sao ? Chứ đệ thì cảm nhận như vậy.
Chúc Tỷ thân tâm an lạc ! Suy nghĩ của đệ rất giống tỷ .. Đây cũng là (duyên) Sự học thật vô cùng. CHủ yếu của sự học là mở mang trí huệ và cũng là phương thức nuôi tuệ thức của mỗi cá nhân . Mà it ai để tâm MP |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 09:48 | |
| Tam Tạng Pháp Số 231 TỨ NHIẾP LỢI ÍCH 四摄利益 (Đại tập kinh) Một, Phật nhiếp lợi ích. Phật gia hộ chúng sanh, khiến cho chúng thường được gần gũi chư Phật và mà cả ma không sai sử được; nên gọi là Phật nhiếp lợi ích. Hai, Thiên nhiếp lợi ích. Chư thiên gia hộ cho chúng sanh, ở nơi thuyết pháp, thường ưa đến nghe và lãnh thọ, không bị duyên khác làm hại; nên gọi là thiên nhiếp lợi ích. Ba, Phước nhiếp lợi ích. Phước đức trang nghiêm cho thân thể có nhiều tướng tốt, trang nghiêm khẩu nghiệp nói việc gì chúng sanh cũng ưa nghe, trang nghiêm giống nòi phát sanh tôn quí, nên gọi là phước nhiếp lợi ích. Bốn, trí nhiếp lợi ích. Nhờ trí huệ biết căn tánh của chúng sanh, tuỳ nghi nói pháp, biết bệnh khổ của chúng sanh, tuỳ bệnh bốc thuốc, được thần thông lớn, chu du các cõi Phật, thông suốt lý của pháp giới. Đó gọi là trí nhiếp lợi ích. NIẾT BÀN TỨ CHỦNG ĐẠI LẠC 涅槃四種大樂 (Đại Niết bàn kinh) Một, Vô khổ lạc. Là không có cái vui, khổ ở thế gian. Vui ở thế gian là nhân của khổ. Kinh nói: Không dứt trừ vui thì gọi là khổ. Vì dứt trừ vui, nên không có khổ. Không khổ không vui nên gọi là niềm vui lớn. Đây chính là cái vui của Niết bàn. Hai, Đại tịch tĩnh lạc. Tánh của Niết bàn là vắng lặng hoàn toàn, vì nó xa lìa tất cả các pháp náo loạn. Vì vắng lặng hoàn toàn nên gọi Niết bàn là niềm vui lớn. Đây chính là cái vui của Niết bàn. Ba, Đại trí lạc. Phật có trí huệ lớn, đối với tất cả pháp đều biết, đều thấy, nên gọi là vui lớn. Đây chính là cái vui của Niết bàn. Bốn, Bất hoại lạc. Thân của Phật không phải là thân phiền não, vô thường (như thân chúng sanh) mà giống như Kim cang không thể huỷ hoại. Vì thân không huỷ hoại nên gọi là vui lớn. Đây chính là cái vui của Niết bàn. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 09:51 | |
| Tam Tạng Pháp Số 232 TỨ CHỦNG NIẾT BÀN 四種涅槃 (Thành duy thức luận) Một, Bản lai tự tánh thanh tịnh Niết bàn. Theo lý chân như thì tuỳ duyên tạo tác tất cả các pháp. Tuy có các pháp phiền não, ô uế, nhưng bổn tánh vẫn trong sạch, đầy đủ công đức nhiệm mầu, không sanh không diệt, vắng lặng như hư không. Tất cả chúng sanh đều có bình đẳng như thế , cùng với tất cả pháp không một không khác. Xa lìa tất cả tướng, không còn phân biệt; nên gọi là bản lai tự tánh thanh tịnh Niết bàn. Hai, Hữu dư y Niết bàn. Tuy chướng ngại phiền não đã diệt, nhưng còn nương tựa thân năm ấm ở dục giới, nên gọi là hữu dư y Niết bàn. Ba, Vô dư y Niết bàn. Phiền não đã hết, thân năm ấm cũng đã dứt, nên gọi là vô dư y Niết bàn. Bốn, Vô trụ xứ Niết bàn. Không ở trong sanh tử, không ở trong Niết bàn, đến tận cùng vị lai làm lợi lạc cho chúng sanh; nên gọi là vô trụ xứ Niết bàn. HOA NGHIÊM TỨ PHẦN 華嚴四分 (Pháp bảo tiêu mục) Một, Tín phần. Hội thứ nhất, trong Bồ đề trường, nói phẩm Thế chủ diệu nghiêm đến phẩm Tỳ lô giá na, gọi là nêu quả lên, khuyên ưa thích sanh tâm tin tưởng (tín phần). Bởi vì nêu lên quả khó nghĩ bàn y báo và chánh báo của Phật là để khuyến khích căn cơ chúng sanh hiện giờ nghe và ham muốn sanh tâm tịnh tín vào lời nói của Phật, nên gọi là tín phần. (Tiếng Phạn là Tỳ lô giá na, tiếng Hoa là Biến nhất thiệt xứ) Hai, Giải phần. Hội thứ hai, điện Phổ quang minh, nói pháp Thập tín. Hội thứ ba, cung trời Đao lợi, nói pháp Thập trụ. Hội thứ tư, cung trời Dạ ma, nói pháp Thập hạnh. Hội thứ năm, cung trời Đâu suất đà, nói pháp Thập hồi hướng. Hội thứ sáu, cung trời Tha hoá tự tại, nói pháp Thập địa. Hội trọng thứ bảy, cũng ở điện Phổ quang minh, nói các pháp thập định, gọi là tu nhân hợp với quả, tâm sanh hiểu rõ (từng phần). Bởi vì tinh tấn tu đầy đủ nhân của sáu địa vị thì chứng được quả nhiệm mầu hợp với mười thân, khiến sanh tâm hiểu rõ, nên gọi là giải phần. (Thập định) là: Phổ quang đại Tam muội; Diệu quang đại Tam muội, Thứ đệ biến vảng chư Phật quốc độ đại Tam muội, Thanh tịnh thâm nhập hạnh đại Tam muội, Tri quá khứ trang nghiêm tạng đại Tam muội, Trí quang minh tạng đại Tam muội, Tiễu tri nhất thiết thế giới Phật trang nghiêm đại Tam muội, Chúng sanh sai biệt thân đại muội, Pháp giới tự tại đại Tam muội, Vô ngại luận đại Tam muội. Lục vị là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, đẳng giác, diệu giác. Thập thân là Bồ đề thân, nguyện thân, hoá thân, lực trì thân, tướng hảo trang nghiêm thân, oai thế thân, ý sanh thân, phước đức thân, pháp thân, trí thân). Ba, Hạnh phần. Hội tứ tám, điện Phổ quang minh, Phổ Bảo nói một phẩm ly thế gian, gồm có 2000 hạnh pháp, gọi là dựa vào pháp tiến tu thành hạnh phần. Bởi vì đối với pháp nhân quả sai biệt, đã hiểu rõ rồi, nay lại gởi gắm vào pháp trước đó, hiểu rất rõ ràng làm nên hạnh phần. Theo đó mà nêu lên nhất hạnh, sáu vị đốn tu; nên gọi là hạnh phần. (2000 hạnh pháp chính là Bồ tát Phổ Huệ hỏi 2000 lần và Bồ tát Phổ hiền đáp 2000 lần vậy). Bốn, Chứng phần. Hội thứ chín, rừng Thệ đa, nói phẩm nhập pháp giới, gọi là nương vào người chứng nhập mà thành đức phần. Bởi vì do đại hạnh ở trước đã đầy đủ, tuỳ sự việc mà nêu rõ lý. Đồng tử Thiện tài trải qua bao nhiêu việc hiểu biết tường tận. Những gì đã nghe, đã thấy, đã chứng nhập tất cả; nên gọi là chứng phần. (Tiếng Phạn là Thệ đa, tiếng Hoa là Thắng lâm) |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 09:53 | |
| Tam Tam Tạng Pháp Số 233 TỨ CHỦNG GIÁO THỌ 四種教授 (Du già sư địa luận) Một, Vô đảo giáo thọ. Không nói đảo lộn giáo nghĩa, làm cho mọi người thọ trì, đọc tụng, tu học theo. Đó gọi là vô đảo giáo thọ. Hai, Tiệm thứ giáo thọ. Nói pháp nghĩa đúng với căn cơ. Trước tu tập theo Tiểu thừa, sau đi vào Đại thừa. Đó gọi là tiệm thứ giáo thọ. Ba, Giáo giáo thọ. Hoặc theo chánh giáo Phật, hoặc theo đệ tử của Phật. Đúng y chánh pháp đó, không thêm không bớt, dạy dỗ cho người khác. Đó gọi là giáo giáo thọ. Bốn, Chứng giáo thọ. Pháp tự mình chứng được, lại muốn làm cho người khác chứng được, tìm cách dạy dỗ, truyền thọ. Đó gọi là chứng giáo thọ. TỨ CHỦNG THỌ KÝ 四種授記 (Bồ đề tư lương luận) Lời Phật nói cho gọi là thọ (nhận). Kết quả nhận được đúng kỳ hạn ở tâm gọi là ký. Một, Vị phát Bồ đề tâm thọ ký. Phật quán sát căn cơ của chúng sanh nhanh, chậm khác nhau, làm cho niềm tin của chúng tăng trưởng hơn nữa, Phật khiến cho chúng phát tâm Bồ đề, nên mới thọ ký cho sẽ thành Phật ở tương lai. Đó gọi là vị phát Bồ đề tâm thọ ký. Hai, Cộng phát Bồ đề tâm thọ ký. Các vị Bồ tát, căn lành đã thành thục, để thượng hạnh được tăng trưởng, chỉ muốn độ thoát tất cả chúng sanh, cùng với chúng sanh phát tâm Bồ đề, thệ nguyện cùng thành chánh giác, xin Phật thọ ký cho. Đó gọi là cộng phát Bồ đề tâm thọ ký. Ba, Ẩn phú thọ ký. Người này tu hành tinh tấn, chắc chắn sẽ được thọ ký. E rằng khi nghe được thọ ký, thì người này sanh tâm tự mãn, nên không còn tinh tấn tu hành nữa, giống như người chưa được thọ ký. Lại sợ mọi người sanh nghi ngờ, lại bảo cho người này biết hãy tinh tấn tu hành và không mong thọ ký. Vì thế Phật dùng oai thần, bí mật thọ ký cho sẽ được thành Phật, người khác biết, mà chính người này không biết. Đó là ẩn phú thọ ký. Bốn, Hiện tiền thọ ký. Các vị Bồ tát đã thành thục căn lành xuất thế, đã chứng được bất động địa, liền mong Phật thọ ký cho lúc ấy. Đó là hiện tiền thọ ký. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 09:55 | |
| Tam Tam Tạng Pháp Số 234 TỨ CHỦNG CHÂN THẬT NGHĨA 四種眞寔義 (Bồ tát thiện giới kinh) Một, Thế lưu bố chân thật nghĩa. Các pháp ở thế gian, giống nhau về tên gọi. Như thấy đất thì gọi là đất, thấy lửa thì gọi là lửa, không sao gọi là nước, là gió, cho đến thấy khổ, không sao gọi là vui, thấy vui không sao nói là khổ. Tuy là tướng do giả danh lập nên, nhưng tên gọi và nhận biết giống nhau. Đó gọi là nghĩa chân thật phổ biến trong thế gian. Hai, Phương tiện lưu bố chân thật nghĩa. Nhưng người có trí ở đời, trước suy nghĩ đắn đo, sau tuỳ hoàn cảnh, điều kiện tạo ra kinh, sách, luận bàn, mở trường hướng dẫn cho người. Đó là phương tiện lưu bố chân thật nghĩa. Ba, tịnh phiền não chướng chân thật nghĩa. Các vị Thinh văn, Duyên giác dùng đạo vô lậu, phá tan trói buộc của phiền não nghiệp chướng, chứng được trí vô ngại. Đó là tịnh phiền não chướng chân thật nghĩa. Bốn, Tịnh trí huệ chướng chân thật nghĩa. Đối với Phật và Bồ tát, trí vô ngại mà Thinh văn và Duyên giác chứng được, lại làm trở ngại lý trung đạo, nên lý này không thể phát lộ rõ ràng, nên gọi là trí huệ chướng. Nay Phật và Bồ tát dứt trừ chướng ngại này, thì lý trung đạo tự nhiên sáng tỏ. Đó là tịnh trí huệ chướng chân thật nghĩa. TỨ CHỦNG ĐỐI TRỊ 四種對治 (A tì đạt ma câu xá luận). Đối là đối đầu. Trị là công phá. Ví như người mắc bệnh này thì dùng thuốc ấy để chữa, nên gọi là đối trị. Một, Yếm hoạn đối trị. Chúng sanh thấy khổ đau ở cõi dục giới, do chất chứa của hoặc nghiệp phiền não, càng sanh tâm chán ghét, mà càng nỗ lực tu tập thánh đạo để đối trị với khổ tập, nên gọi là yếm hoạn đối trị. Hai, Đoạn đối trị. Chúng sanh biết tất cả phiền não hoặc nghiệp hay đem đến khổ đau sanh, tử, do đó tu tập miên tục để dứt trừ hoặc nghiệp, nên gọi là đoạn đối trị. Ba, Trì đối trị. Sau khi tu tập miên tục, đạo giải thoát mở ra, thì tiếp tục đoạn trừ phiền não, không để nổi lên trở lại, nên gọi là trì đối trị. (giải thoát đạo là giải thoát tất cả trói buộc của hoặc nghiệp). Bốn, Viễn phần đối trị. Từ sau giải thoát đạo, lại càng tinh tấn tiến lên đường đạo để có thế dứt hết hoặc, vĩnh viễn xa lìa nó; nên gọi là viễn phần đối trị. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 07 Dec 2015, 09:58 | |
| Tam Tạng Pháp Số 235 ĐỒNG GIÁO THUYẾT THÍNH TỨ CÚ 同教說聽四句 (Hoa nghiêm kinh sớ) Đồng giáo là họp Tam thừa trở về một thừa. Một, Duy thuyết vô thính. Ngoài chân tâm của Phật không có chúng sanh, vì chân tâm của chúng sanh là chân tâm của Phật. Vì vậy giáo pháp được nói, chỉ là biểu hiện của Phật, Nên gọi là chỉ có nói mà không có nghe. Hai, Duy thính vô thuyết. Ngoài tâm chúng sanh không có Phật, vì chân tâm Phật tức là chân tâm chúng sanh, cho nên giáo pháp được nói ra tức là chúng sanh tự thể hiện. Đó gọi là duy thính vô thuyết. Ba, Thuyết thính song toàn. Khi chân tâm của Phật thể hiện thì không trở ngại chân tâm của chúng sanh thể hiện, nên gọi là thuyết thính song toàn. Bốn, Thuyết thính song tịch. Phật tức là chúng sanh, nên chẳng có Phật. Chúng sanh tức là Phật, nên chẳng có chúng sanh. Cùng có cùng không, thì thuyết thính đều vắng lặng. Kinh Tịnh danh nói: Pháp được nói ra thì không nói không bảo chính là pháp được nghe thì không nghe không được.
BIỆT GIÁO THUYẾT THÍNH TỨ CÚ 別教說聽四句 (Hoa nghiêm kinh sớ) Biệt giáo là đầy đủ đức viên dung, khác với hai giáo trước (Tạng, thông giáo). Một, Duy thuyết vô thính. Vì chúng sanh hoàn toàn ở trong tâm Phật thì các pháp môn thu nhiếp chúng sanh không hề thiếu sót. Vì vậy giáo pháp được nói chỉ có Phật thể hiện. Đó gọi là duy thuyết vô thính. Hai, Duy thính vô thuyết. Phật hoàn toàn trong tâm của chúng sanh, thì các pháp môn thu nhiếp chúng sanh không hề sai sót, nên giáo lý được nói ra tức là những biểu hiện tự trong tâm của chúng sanh. Đó gọi là duy thính vô thuyết. Ba, Thuyết thính song tồn. Chúng sanh và Phật cùng tồn tại nên nhân quả tương giao triệt để. Phật trong tâm chúng sanh thì chúng sanh trong tâm của Phật. Thuyết pháp trong tâm Phật thì chúng sanh nghe là Phật thuyết pháp trong tâm của chúng sanh. Đó gọi là thuyết thính song tồn. Bốn, Thuyết thính song tịch.
Chúng sanh hoàn toàn ở trong Phật, thì đồng với Phật chẳng phải là chúng sanh. Phật hoàn toàn ở trong chúng sanh thì đồng với chúng sanh chẳng phải là Phật. Hai hình tướng đổi nhau, hai ngôi vị như nhau, thì chúng sanh ở trong tâm Phật không nghe pháp và Phật ở trong tâm chúng sanh không nói pháp. Đó gọi là thuyết thính song tịch. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 24 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 13 ... 23, 24, 25 ... 32 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |