Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5
Tác giảThông điệp
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 I_icon13Tue 07 Feb 2012, 22:58


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 CaiLuongSoCom---138_Doanhat60

Cải lương với những cái Tết huy hoàng
Hình chụp cách đây nửa thế kỷ (1963) lúc đoàn Thống Nhứt Út Trà Ôn hát Tết tại rạp Olympic, đường Hồng Thập Tự,
Người ta có thể nói rằng một trong những nghề làm ăn vào dịp Tết được coi như ngon lành nhứt là cải lương, bởi đâu có nghề nghiệp nào mà kiếm tiền quá dễ dàng bằng cải lương hát Tết của thời thập niên 1950 và mấy năm đầu của thập niên 1960.
Thật vậy, nếu ai đó đã từng là khán giả cải lương ở những năm ấy chắc khó quên cảnh tượng trước rạp hát trong những ngày Tết với cái cảnh chen lấn mua vé, mà giờ đây nhắc lại thì những ai có liên hệ đến cải lương sẽ hình dung được ngay, và cũng sẽ nuối tiếc cái thuở vàng son ấy.

Khi xưa giới cải lương đã đón Tết một cách huy hoàng, tiền vô như nước, chỉ nội ngày mùng 1 Tết họ có thể hát đến 4 suất mà mỗi suất thì đào kép lãnh tiền gấp đôi, tức số tiền lãnh tăng lên gấp tám lần. Nói một cách rõ ràng hơn là đêm 30 giao thừa họ còn lãnh một ngàn đồng, nhưng đêm mùng 1 thì bầu gánh phải trả đến 8 ngàn, mà còn cộng thêm tiền lì xì Tết, nhiều ít tùy theo sự rộng rãi của bầu gánh.

Ngày mùng 2, mùng 3 cũng vậy, hoặc nếu có hạ thấp xuống thì cũng còn 3 hoặc 2 suất hát. Mấy ngày Tết đào kép mệt khờ người luôn, bởi suất hát này vừa vãn nghỉ xả hơi độ 1, 2 giờ đồng hồ thì lại tiếp tục lên sân khấu cho suất hát sau. Tuy mệt như vậy mà người nào cũng thoải mái tinh thần, mừng vui ra mặt, và hầu như chẳng đào kép nào “nghỉ bệnh” trong mấy ngày Tết này. Không như ngày thường hát ế mượn tiền không được thì đào kép hay... bệnh, như đã từng xảy ra.

Về phần bầu gánh thì các ông bà bầu mặt mày tươi rói, bởi tuy trả lương cho đào kép nhiều hơn, nhưng so với số thu vô thì họ còn lời chán, bởi vé tăng tiền lên gấp rưỡi vẫn không đủ vé bán. Sân khấu còn đang trình diễn mà suất hát kế tiếp đã treo bảng “hết vé” rồi! Ðó là chưa kể tiền cửa, tức trả tiền tại cửa rồi vào rạp đứng coi, chớ đâu có ghế ngồi. Tiền vô cửa giá ngang bằng với vé ngồi hạng ba và cũng thu vô liền tay, bỏ đầy thùng.

Có những gánh lớn ngày Tết chia ra hát hai nơi, bởi vậy có một số đào kép vừa hát xong ở rạp này thì cấp tốc chạy sang rạp thứ hai. Bởi vậy có những cái Tết người ta thấy một gánh hát mà treo bảng ở hai địa điểm, mà chỗ nào cũng đông nghẹt người coi. Nữ nghệ sĩ Thanh Nga từng kể lại rằng từ lúc 10 tuổi cô đã ra sân khấu. Hồi ấy, đoàn Thanh Minh nhân dịp Tết chia ra hai gánh, nói cho đúng là chia thành hai nhóm hát ở hai rạp khác nhau. Một ở rạp Thuận Thành, Ða Kao và một ở bên Chánh Hưng (phía bên kia cầu chữ Y). Mới 10 tuổi nên cô được thủ vai “đào con” ở cả 2 bên. Thời đó gánh hát còn nghèo, đâu có xe hơi riêng, thành thử cô phải đeo xe cam nhông không mui để chạy rạp cho kịp tuồng.

Cái đặc biệt của cải lương hát Tết là khán giả không hề kén chọn tuồng, cũng không kén chọn đào kép, diễn viên, tuồng hay, tuồng dở gì cũng chật rạp, và hầu như tuồng nào cũng bị nhận lớp ít hay nhiều, chứ nếu không thì đâu đủ giờ hát suất sau.

Cải lương hát Tết ngon lành như vậy, bảo sao khi xưa mấy tháng cuối năm là ở các địa phương xa gần, tỉnh nào cũng có thêm gánh hát mới ra lò, với không khí đầy hy vọng. Họ vẽ bảng hiệu mới, vẽ tranh cảnh mới và người ta cũng nghe ca hát tập tuồng ngày đêm. Ðây là thời gian mà bầu gánh hát mới chuẩn bị cho ngày Tết ra quân, khai trương bảng hiệu để lượm bạc, ít nhứt cũng đầy túi trong 3 ngày Xuân. Sau ngày mùng 4 thì hát trở lại bình thường nhưng khán giả cũng còn đông đảo, kéo dài cho đến Rằm Tháng Giêng thì khán giả mới thưa dần.

Thế nhưng, cái thời kỳ mà Tết đến thiên hạ nô nức rủ nhau đến rạp cải lương kia nó đã không còn nữa, khi Việt Nam bắt đầu có truyền hình. Người ta nằm nhà coi cải lương trên truyền hình, bởi đài cũng chọn tuồng hay để phát vào dịp Tết, và dĩ nhiên sân khấu chẳng còn đông người coi, có gánh khán giả thưa thớt, phải đóng màn chịu trận cho qua ba ngày đầu Xuân. Nhiều đoàn đã cho đào kép nghỉ “ăn Tết” với cái túi trống rỗng, chớ mở màn thì có mấy người đi coi đâu, bởi thiên hạ đổ dồn về những nơi có máy truyền hình để coi tuồng của gánh lớn.

Và giờ đây cải lương lại thêm một cái Tết điêu tàn, cái thời kỳ hoàng kim của cải lương đã lui về dĩ vãng, và có lẽ sẽ không bao giờ trở lại. Người ta chỉ mong mỏi sao bộ môn nghệ thuật này được bảo tồn là may lắm rồi!


tancogiaoduyen (Theo Ngành Mai - NV) :hoa:


Cải lương, cá tính của miền Nam

Miệt vườn cây trái tốt tươi, món hậu đãi giữa vùng sông rạch như mê cung, một thoắt ngoắt ngang, ngẩng mặt là tràng giang nước trắng hiện ra . Ai biết thuở đầu mới chỉ có những giồng những bãi chơ vơ giữa cuồn cuộn chín cửa sông, phi thường mà vật lộn chống trả với ngàn cơn lũ để được là giồng là bãi. Người khai khẩn hai năm một vụ rạch mương, vật đất phù sa bồi lên để giồng bãi trở thành liếp cây ăn trái xanh tươi chông chênh giữa bốn bề nước xối, phát hoang những trảng cỏ sình mênh mông gieo hạt thóc; đổ mồ hôi nước mắt và cả máu, cho một đời sống, cá tính và nhân cách riêng.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 Cailuong
Theo gươm mở cõi trời Nam

Vở cải lương đầu tiên được công diễn tại đất Sài Gòn Gia Định vào năm 1916. Năm 1922, cải lương Kim Vân Kiều gặt hái thành công sâu đậm trong lòng công chúng, kể như nghệ thuật cải lương đã là cơn gió lành thấu suốt đời sống lục tỉnh. Những cái tên đình đám đến mức huyền thoại trên cửa miệng người dân nghiền vọng cổ, mà dân Nam thời ấy hầu hết là “dân nghiền”, để rồi sau này trở thành nghệ danh của nhiều thế hệ tài tử : Bảy Nam, Bảy Hiền, Minh Phụng, Kim Tử Long, út Trà Ôn… bắt đầu khởi nghiệp từ đây. Những người làm văn hoá đã dốc lòng cho nghệ thuật cải lương chào đời và sinh sôi như Lương Khắc Ninh, Trần Hữu Trang, Hồ Biểu Chánh, đến nay vẫn được nhắc tới như những quý nhân trong lòng công chúng, có lẽ vì họ, đã góp phần nhờ nghệ thuật tìm cho tâm hồn người dân thêm một lẽ sống tồn.

Quân viễn chinh Pháp chiếm Nam kỳ, coi như đã ở thế đặt được chân tươi chân chân héo trên mảnh đất khai khẩn cũng nửa héo nửa tươi. Thiên nhiên khắc nghiệt lộng hành cuốn trôi bao công sức, đẩy hầu hết người dân miền Nam, chỉ trừ số nhỏ có bạc nén giắt lưng, thành những kẻ tay trắng, đầu đội trời chân đạp đất theo đúng nghĩa đen, đổ mồ hôi đổi lấy sự sống. Tâm hồn họ thô tháp quật khởi nhưng cũng yếu mềm nhạy cảm như đường tơ run với từng hồi gió nhẹ. Theo đức Phật Thầy Tây An, đức Bổn sư … lập làng thờ đạo, đánh Pháp. Nao nức với Thiên địa hội, vị nghĩa tương ái tương thân không sợ đô hộ cường quyền; đây là phong trào ngầm lan sâu rộng thách thức chính quyền thuộc địa, cơn gió của tinh thần và nghĩa khí miền Nam. Tinh thần ấy cùng thấm đậm trong những làn điệu đờn ca tài tử, mà nhờ chữ Mới( quốc ngữ), nhờ cây cầu nối là những “phú ông” nhỏ gần dân, đã từ thú tiêu dao quý tộc trở thành điệu hát của xóm làng. Lớp trí thức Tây học Nam kỳ đầu tiên cũng là lớp người đã sốt sắng đưa đờn ca Vọng cổ lên sân khấu chuyên nghiệp, như một tất yếu. Giản dị, phóng khoáng, đa cảm, Cải lương là phần sâu kín trong tâm hồn Nam bộ hảo hớn, mạnh mẽ, dễ xúc động thương tâm. Đêm thâu mùa nước nổi, nghe một khúc Dạ cổ hoài lang ( tiếng trống thành nhớ chinh phu) hay lớp thán của Thuý Kiều dưới trướng rượu Hồ Tôn Hiến, lại thấy vang vọng về những nẻo xa lắm của nghìn năm trầm tích sông Hồng.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 Cailuongxua
Nghệ thuật của đời thường


Gió theo sóng triều lên lướt ràn rạt trên những vạt rừng tràm mới hồi sinh non mảnh bỡ ngỡ, vẫy vùng trên thăm thẳm bời bời những sải tay cổ thụ tràm đước dan rộng mênh mông làm thành những tiếng thâm u không dứt như tiếng biển. Ông già Mười Đởm gác rừng U Minh Hạ néo chiếc thuyền tôn vào cây cọc nhà sàn, chậm rãi bước lên bờ. Chỉ lát sau, ông đã đầu tóc nguyên nếp ướt, áo quần tề chỉnh, bê theo một mâm rượu nhỏ bày ngay trảng cỏ bờ kinh. Một cái be nhỏ, bộ chén hạt mít, đĩa muối tiêu, đậu phộng, thơm gừng tỉa mỏng. Ông nhắc cây đờn kìm trên vách nhà, trịnh trọng trao nó cho một thanh niên trẻ, tóc ướt mượt trong nhóm đờn ca. ánh hoàng hôn xuống rực trong cặp mắt mở lớn của ông như còn phản chiếu ngọn lửa cháy đỏ hôm nào…

Nghệ thuật cải lương khi đã trở thành trình thức sân khấu vững chắc, vẫn có một con đường ngược lại, nhập vào dòng chảy đời thường, đến tận từng ngõ ngách của cuộc sống. Nó kế thừa được cái duyên của cả Chèo lẫn Tuồng, nhưng lời ca không hẳn gánh trách nhiệm định vị không gian thời gian, cố định diễn tiến, khắc hoạ nhân vật mà thiên về bộc lộ giãi bày cảm xúc nội tâm được phép rất cụ thể, tả thực, phóng khoáng và biến đổi. Lời ca trong cải lương gần nhất với tiếng nói sáu thanh của đời thường so với các sân khấu truyền thống khác, lại thêm một cơ duyên nữa để nghệ thuật này tiến sát hơn những gay cấn, phức tạp cụ thể của đời sống. Kể như đã xứng là bậc tài tử đặng phổ vào đàn ấy những vui buồn rày mai, những điều mắt thấy của sinh cuộc. Nhưng cốt lõi của cải lương hay vọng cổ vẫn không phải những mâu thuẫn bề nổi của xã hội, những vấn đề thế cuộc trực tiếp hay những xen cố tình xoáy vào cái sến hòng lấy nước mắt người xem một cách dễ dãi. Cải lương thực sự, có thể, cần phải là một cách phát hiện nét tâm lý sâu sắc và điển hình của thời cuộc, nét tâm lý phần nào mang tính triết học về cuộc sống mới, hoàn cảnh hiện tại. Chính vì thế, những gì là động tâm, nước mắt, éo le… được giãi bày rất thoải mái thoả sức mới được đồng cảm và trở nên thấm thía.

… Tiếng ca của những nghệ sĩ vùng sình đước, già có trẻ có vẫn bừng lên quanh ngọn lửa lúc rụi lúc cao, cái lạnh khuya bắt đầu lẩn khuất. Tiếng đàn xoáy cuộn da diết, giọng ca bảng lảng như có như không, như nhập vào cái thực nhỏ nhoi trong cái huyễn vô cùng của rừng thiêng, mà nhói vào tâm trí người nghe “Máu đào vẫn chảy trong tim/ cũng là nước mắt u minh cho rừng….. Đêm qua chớp bể mưa nguồn/ nửa đau thế sự nửa buồn thế nhân…”


(Khánh Phương) :hoa:





Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhớ Huế...   Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 I_icon13Tue 21 Feb 2012, 10:44


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 IMG_0337-1-1

Về thăm nghề làm hương Trầm xứ Huế

Thắp một nén hương trên bàn thờ tổ tiền từ lâu đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong suy nghĩ của người Việt. Nó như “chiếc cầu nối” vô hình mà thiêng liêng, gắn chặt những tâm hồn hiện hữu với cõi tâm linh của đất trời. Đó cũng là lý do khiến cho nghề làm hương cổ truyển trải qua biết bao chặn đường vẫn còn sức sống cho đến ngày hôm nay.

Và “chiếc cầu nối tâm linh” đó tiếp tục được những người con đất Huế trân trọng, gìn giữ hơn bao giờ hết, để đến bây giờ nhắc đến Huế, nhiều người không thể quên được nét “tinh tấn” tỏa ra từ hương trầm nơi đây.
Không phải tự nhiên nghề làm hương ở Huế phát triển và tồn tại lâu dài đến vậy. Mà vì, Huế là xứ của tâm linh, xứ được mệnh danh là thủ đô Phật giáo VN - nơi có một số lượng chùa chiền nhiều nhất so với bất cứ một địa phương lớn nhỏ nào khác trên lãnh thổ Việt Nam. Từng một thời là kinh đô của nhiều đời vua chúa nhà Nguyễn.
Bởi thế, nếu có dịp đến Huế, bạn có đi đến đâu đi nữa cũng dễ dàng bắt gặp cảnh các thợ làm hương đang làm việc. Có lẽ nó đã trở thành một nét văn hóa cho Huế mất rồi.
Nhưng tập trung nhất và nổi tiếng hơn cả là khu vực “làng Hương” nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa. Nơi nhiều hộ dân lấy nghề hương làm nghề chính mưu sinh của mình.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 IMG_0341-1

Ngày trước khi tuyến đường này chưa được chú ý, cư dân sinh sống ở đây khá thưa thớt, và nghề hương vì thế cũng chưa phát triển mạnh. Nhưng về sau tuyến đường này được đầu tư xây dựng, nối làng hương với lăng vua Tự Đức – đồi Vọng Cảnh thì khu vực làng hương cũng trở nên nhộn nhịp hơn. Hiện nay, nơi đây tập trung khoảng trên 20 hộ dân sinh sống, với nghề hương là chính.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 IMG_0345-2

Nghề làm hương của Huế nổi tiếng nhất phải kể đến đó là loại “hương Trầm” với mùi hương khi đốt lên nhẹ dịu, sâu lắng mà ấp áp lạ thường. Hương trầm xứ Huế nhìn thì thấy thật đơn giản. Nhưng để có được những nén hương ưng ý là cả sự kỳ công của người thợ.
Với người Huế, để cho ra một mẻ hương tốt, người thợ thường rất chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên liệu, bao gồm: Ngũ vị thuốc Bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi; ngoài ra còn kèm thêm cả vỏ quả bưởi rừng, hoa bưởi khô, quế, bạch đàn…

Phần lõi hương thường được làm từ ruột tre chẻ nhỏ, được phơi kỹ qua nắng, qua sương nhiều ngày trời để tre thật khô, thật giòn. Có vậy, khi đốt lên cây hương sẽ cháy đều, cháy đến tận chân hương, và tàn hương thì uốn cong mà không gãy ngang bất chợt.
Sau công đoạn phơi khô chân hương, người thợ sẽ tiến hành công đoạn tạo màu cho “chân hương”. Ngày trước, người Huế thường chỉ làm chân hương với màu “đỏ sẫm” là chủ đạo. Nhưng hiện nay, tham quan làng Hương, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp sự đa sắc của chân hương, nào đỏ tươi, gạch, xanh lá chuối, xanh đậm, vàng, tím… trông như 1 vườn hoa đang khoe sắc. Để có được màu sắc cho chân hương, người thợ sẽ hòa một lượng bột màu thích hợp trong nước sôi nóng (nước càng nóng chừng nào thì màu chân hương sẽ càng tươi sắc, và giữ được lâu chừng nấy), nhúng chân hương qua một vài lần, sau đó đem phơi khô lại lần nữa. Trong công đoạn tạo màu, người thợ cũng chú ý loại bỏ những chân hương có dấu hiệu ẩm mốc (vì những chân hương này khi phủ màu sẽ không giữ được màu sắc theo mong muốn của người thợ).

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 IMG_0369

Thành phần mùn cưa tưởng chừng đơn giản là thế nhưng vẫn được người thợ lựa chọn khá cẩn thận. Thông thường mùn cưa phải từ những cây gỗ xốp, mềm, thân tốt, không bị mối mọt, khô, ít hút nước.

Để tạo độ kết dính cho hương, người thợ sử dụng vỏ cây “Bì lời”, một loại vỏ được lấy chủ yếu từ vùng rừng núi phía Tây Quảng Trị (Lao Bảo), hoặc từ Quảng Ngãi về.
Sau đó các thành phần sẽ được đem nhào vừa với nước sao cho hỗn hợp bột đạt độ “dẻo quánh” là có thể bắt đầu công đoạn se hương. Tuy nhiên, để tạo nên hương thơm khác biệt cho các mẻ hương lại tùy thuộc vào bí quyết của từng người thợ. Thường thì người thợ sẽ gia giảm các thành phần hương liệu theo một tỉ lệ thích hợp bằng phương pháp gia truyền. Điều mà nhiều người thợ giỏi thường nói rằng: “sự đặc biệt về tỉ lệ chính là điều quanh trọng nhất tạo cho sản phẩm có được hương thơm, độ bền nhất”.

Sau công đoạn “se hương”, hương thành phẩm sẽ được đem phơi nắng chứ không đưa vào máy sấy (vì làm như vậy hương sẽ giòn và dễ gãy, vừa làm mất mùi của hương).
Hương trầm xứ Huế ngoài cái “đậm đà” còn đặc biệt hơn với truyền thuyết thần bí dựng đế đô của các chúa Nguyễn, mà các thế hệ người Huế vẫn còn mãi truyền tụng cho nhau nghe, đó là:
“Một hôm chúa Nguyễn Phúc Trân (1687 – 1691) nằm mộng thấy một bà lão đầu tóc bạc phơ bảo với chúa rằng: Ngài hãy thắp một nén hương từ đồi Hà Khê xuôi về phía hạ lưu, đến chỗ nào hương tàn thì hãy dừng chân lại đó mà đóng đô thì cơ nghiệp sẽ vững muôn đời. Khi chúa tỉnh dậy, cho là điềm lạ bèn làm như lời bà cụ dặn. Khi chúa đi đến đoạn kinh thành Huế thì nén hương trên tay cũng vừa tàn hết. Thấy địa thế phong thủy nơi đây rất đẹp nên đã quyết định đóng đô tại đây. Và để tỏ lòng cảm tạ thần linh, chúa đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê, và đặt tên cho con sông này là “sông Hương”

Hương trầm xứ Huế đã đi vào từng phố phường, ngõ xóm, để rồi thơm ngát nơi nhà thờ, từ đường, trang nghiêm trong những nghi lễ tín ngưỡng của dân tộc, và thắt chặt hơn sợi dây nguồn cội của quê nhà.


Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 2010Hue-3
Chú thích:

- Thường người thợ sẽ trộn bột hương theo công thức : ½ keo + ½ bột trầm + 2 bột cưa.
- Làng Hương ở Huế nay thuộc thôn Trường Đá, phường Thủy Biều.
- Ngày trước, bột hương chỉ có 2 màu là: vàng và nâu đen. Nhưng hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều màu hương khác nhau để thõa mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Huế giờ đây cũng đã có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh về hương như Cty cổ phần nhan Vĩnh Thịnh Phát tại khu vực Tứ Hạ - Hương Trà.
- “Cây hương” trong Nam còn có tên gọi là “cây nhang”
- Hương thắp thường là những con số lẻ như 1,3,5,7,9. Và người Việt không bao giờ thắp cả bó hương lên bàn thờ vì khói hương sẽ xông lên ngào ngạt, điều đó biểu hiện cho sự ô trọc, sự thất kính đối với hương linh người đã khuất.

- Thắp 3 cây hương 3, theo quan niệm của người xưa:
+ Tam bảo (Phật – Pháp - Tăng)
+ Tam giới (Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới)
+ Tam thời (Quá khứ - hiện tại – Tương lai)
+ Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)

- Hương còn thể hiện sự “vô thường” (sự không vĩnh viễn), mọi thứ đều là giả tạm, cũng như đời người ngắn ngủi…

- Trầm hương đối với nhiều quốc gia được đánh giá là mắc hơn cả vàng: như ở bán đảo A Rập ngày đó, hương liệu này ngoài việc sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo quan trọng, còn được sử dụng rất nhiều như khi chưa có keo chewing gum, người A Rập đã vón nhựa cây trầm thành những cục nhỏ để làm sạch khoang miệng hoặc hòa với nước để chữa bệnh thận và dạ dày. Xông hương trầm còn là một phương pháp để làm thanh sạch khí quản của người khỏe, và giúp người đau mau chóng hồi phục. Ngoài ra, người A Rập còn sử dụng nguyên liệu này trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa, như loại nước hoa “Amvadj” rất nổi tiếng tại vương quốc Oman xưa.

Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng! - Page 5 Nhang


St :bong:


Về Đầu Trang Go down
 
Quê Hương: Đẹp ngỡ ngàng!
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 5 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu-