Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Art ofbalance - mind & body Thu 01 Dec 2011, 13:05 | |
| Vân - Phi - Chi - Ý - Tượng - Bát - Pháp Một thử nghiệm của nhiếp ảnh gia Đài Loan kết hợp nhiếp ảnh và thư pháp. Ông cho biết, người mẫu được treo trên các sợi dây thép. Chùm thư pháp 7 chữ : Vân
Phi
Chi
Ý
Tượng
Bát
Pháp Vân - Phi - Chi - Ý-Tượng -Bát - Pháp
Có nghĩa là :Cảnh Mây bay như hình vẻ/tượng trưng hình ảnh của 8 pháp/ phép... có ai giải thích ý nghĩa của 7 chữ này không? Một phương pháp Tượng Hình bằng Chữ - Thư Pháp Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thư pháp là phép viết chữ của người Trung Hoa và người Ả Rập được nâng lên thành một nghệ thuật. Về gốc Hán Việt, thư pháp (書法) có nghĩa là phép viết chữ. Nhưng không đơn giản chỉ với cách hiểu là phép viết chữ sao cho đẹp, thư pháp, hay thư đạo trong hàm nghĩa sâu xa còn là phương tiện để biểu hiện tâm, ý, khí, lực của người dụng bút. Thư pháp là một nghệ thuật viết chữ có trước tiên ở Trung Hoa cổ đại. Các dân tộc Á Đông đã đón nhận, kế thừa và phát triển theo bản sắc văn hóa của mình: Việt Nam (thư pháp),Triều Tiên (thư nghệ),Nhật (thư đạo).Gọi chung là thư pháp Á Đông.
Định nghĩa này công nhận hai loại chữ khác nhau có thư pháp riêng nhưng lại chỉ nói rõ về chữ tượng hình và thiếu sót khi lờ đi nghệ thuật viết chữ của các dân tộc khác ngoài Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam
Thư pháp, bất chấp được viết kiểu gì cũng phải được cảm trực tiếp và ngay lập tức. Chỉ những chữ tượng hình của những dân tộc Á Đông mới thể hiện được thư pháp kiểu Á Đông. Loại chữ này đã chuẩn từng kiểu dáng nét, số lượng nét, vị trí nét. Đặc biệt là dù bao nhiêu nét, mỗi chữ vẫn phải cố định trong một diện tích giống nhau cho toàn thể văn bản.
Từng chữ (dù có bao nhiêu nét) đã là một hình vẽ hoàn chỉnh theo quy ước. Sự khác biệt của thư pháp và cũng là giá trị của thư pháp là ở tâm, ý, khí, lực người viết, hoàn cảnh viết, giấy bút, …những yếu tố tác động đến kết quả một bức thư pháp. Ta yêu hay ghét một bức thư pháp cùng với toàn bộ ý nghĩa ngay khoảnh khắc ta nhìn thấy trước khi (lý trí) ta nhận ra từng nét đã được “múa” ra sao.Tình và ý phải đến cùng một lúc. Những bộ phông chữ “thư pháp” (thực ra thuộc nhóm brush script - nét viết bằng bút lông) cũng góp phần không nhỏlàm sinh động bộ phông tiếng Việt, nhưng phá cách quá đáng thì không ổn. Người xứ khác, biết các thứ tiếng Hoa, Triều, Nhật, Nôm sẽ thưởng thức được thư pháp Á Đông. Chúng ta cũng thưởng thức được thư pháp các dân tộc khác nếu chúng ta hiểu ngôn ngữ của họ.
According to legend, Cloud Gate is the name of the oldest known dance in China, a ritual dance of some 5,000 years ago. In 1973, choreographer Lin Hwai-min adopted this classical name for the first contemporary dance company in any Chinese speaking community: Cloud Gate Dance Theatre of Taiwan.
Under the direction of choreographer Lin Hwai-min, Cloud Gate Dance Theatre of Taiwan has been exploring traditional Chinese physical disciplines, including meditation, martial arts and Tai Chi Tao Yin, an ancient form of Chi Kung. The outcomes from these forms of training were Songs of the Wanderers (1994) and Moon Water (1998), which received international acclaim at festivals and theatres around the world, including the New York Next Wave Festival, the London Sadler’s Wells Theatre, the Lyon Biannual Dance Festival, the Sydney 2000 Olympic Arts Festival, the Adelaide Festival, Deutsche Oper Berlin and the festival celebrating the 25th anniversary of Pina Bausch Tanztheater Wuppertal.
Cursive: A Trilogy is a landmark series, with ground-breaking movement style and original choreographic ideas inspired by Chinese aesthetics, which further cements Lin Hwai-min’s status as one of the prominent innovators of contemporary dance today.
“I am always fascinated by the way ink flows on rice paper,” he said, “tender and fluid, it creates rich shades, from intense black to misty white. I hope I can convey the rich dynamics of dancing characters in calligraphy and the serene and intense power of the empty space on the white paper.”
After studying Chinese calligraphy masterpieces, Lin found, despite the differences in styles, they all shared one common element: the focused energy with which the calligraphers “danced” during writing. He asked Cloud Gate dancers to improvise by facing blown-up images of calligraphy. The dancers absorbed the energy, or Chi, of the writer, and imitated the linear “route” of ink, full of lyrical flows and strong punctuations, with rich variations in energy. The exercise produced unimaginable movements, with subtle slow motions and dynamic martial-arts-like attacks. These eventually became the material for Cursive (2001), with slides of gigantic brush characters as backdrops, a work of stunning beauty that has received rave reviews in Europe and the U.S.
Cursive II (2003), a sequel to Cursive, set to the music of John Cage, is drastically different from its forerunner. Chinese believe there are five shades of black ink. While Cursive emphasizes the darker blacks with vigorous attacks,Cursive II explores the lighter shades in a meditative mood. Winning both The Age Critics’ Award and the Festival Patron’s Award in Melbourne,Cursive II evokes the serene quality of porcelain from the Sung Dynasty.
The final chapter ofthe trilogy, Wild Cursive (2005) draws choreographic ideas from Kuang Chao or “wild calligraphy,” which is considered the pinnacle in Chinese cursive aesthetics and frees characters from any set form and exposes the spiritual state of the writer in its expressive abstraction. Inspired by the essence of “wild calligraphy,” cascading streams of rice paper is used as the sole set decoration. Black ink seeps onto the paper slowly, creating “wild” and abstract patterns, and breathes through the entire performance.
Against and between the layers of rice paper, Cloud Gate dancers’ exquisitely liquid movement echoes the serpentine and meandering lines of the ink. Throughout, the dancers’ breath coming from the Dan Tian, the core of their torsos, provides a subtle undercurrent to this constantly shifting feast for the eyes. Their organic vocals and foot stamps further enrich the music from the natural sounds.
Bernard According to legend, Cloud Gate is the name of the oldest known dance in China, a ritual dance of some 5,000 years ago. In 1973, choreographer Lin Hwai-min adopted this classical name for the first contemporary dance company in any Chinese speaking community: Cloud Gate Dance Theatre of Taiwan. Cloud Gate’s rich repertoire has its roots in Asian myths, folklore, and aesthetics, but it brings to these age-old beliefs and stories a contemporary and universal perspective. The company is made up of two dozen dancers whose training includes Tai Chi Tao Yin (an ancient form of Chi Kung), meditation, martial arts, Chinese Opera movement, modern dance, ballet, and calligraphy. Cloud Gate has been on extensive overseas tours throughout the continents of Europe, Asia, Australia, North America, and South America, including engagements in the Next Wave Festival, the Sydney 2000 Olympic Arts Festival, Lyon Biennale De La Danse, Melbourne International Arts Festival, Adelaide Festival, Berlin Festival, the festival celebrating the 25th Anniversary of Tanztheater Wuppertal Pina Bausch, Sadler’s Wells Theatre and Barbican Centre in London, Deutsche Oper Berlin, and the Kennedy Center. This will mark Cloud Gate’s fourth BAM appearance. In 2003, Cloud Gate opened the Melbourne International Arts Festival with Cursive II, winning both the Age Critics’ Award and the Patrons’ Award; while in New York, Moon Water was named one of the best dances of the year by The New York Times. In 2006, Cursive: A Trilogy was chosen as the best dance choreography of the year as a result of critics’ poll by Ballet-Tanz and Theaterheute. At home, Cloud Gate also enjoys high acclaim and popularity. It performs throughout Taiwan, in venues ranging from the lavish National Theater in Taipei to mid-sized cultural centers in various cities to high-school auditoriums in remote villages. The company also gives free outdoor performances several times a year, drawing audiences of up to 60,000 per performance. Under director and choreographer Lin Hwai-min, who trained largely in the US under no lesser figures than Merce Cunningham and Martha Graham, it plaits contemporary Western dance with T’ai chi and other Far Eastern disciplines into a distinctive, often mesmerising and always extraordinarily poised whole. The troupe’s current visit to these shores sees it present the conclusion to the calligraphy-inspired trilogy that it has been developing since 2001. This final instalment, Wild Cursive, takes its inspiration from Kuang Chao, or “wild calligraphy”, a stream-of-consciousness, soul-bearing approach to putting ink on paper – and there’s no denying the care or commitment with which Lin Hwai-min has turned it into dance. ST |
| | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| Tiêu đề: Bẫy Tình ! Một góc đời ngoài kia ... Fri 02 Dec 2011, 09:03 | |
|
Bẫy Tình Thủy bỏ tờ báo xuống, gỡ cặp kính để lên bàn, đôi mắt từ từ khép lại. Nàng vừa đọc một cái tin trên tờ San Jose Mercury News, số ra Sunday, Nov. 6, 2011: - TEMPTATIONS AWAIT Checklist for a trip to Vietnam: Visa, passport, wife’s OK. * “Sài Gòn City, Vietnam -- The trouble for Henry Liem begins every time he prepares to return to his homeland. Getting the required visa from the Vietnamese government is a breeze. It's the "second visa" -- from his wife worried that he will stray over there -- that requires diplomatic skills. "My wife is always cranky every time I go," said Liem, a philosophy instructor at San Jose City College who visits Vietnam twice a year to teach at a university. "So I rarely disclose my upcoming trip until the last minute. It's pain minimization. The longer she knows, the longer I have to bear the pain."
Bài báo mở đầu bằng câu chuyện của ông Henry Liem nào đó. Ông này về Việt Nam mỗi năm hai lần để dạy triết cho một trường đại học. Không biết ông dạy triết loại gì mà khi xin visa, ông được xã hội chủ nghĩa cho nhập cảnh một cách thật dễ dàng. Tuy nhiên, ngoài cái visa do tòa lãnh sự việt cộng cấp để nhập cảnh, ông còn phải xin thêm một visa nữa để xuất cảnh: đó là cái visa chấp thuận để đi của bà vợ đầu ấp tay gối mỗi ngày. Một điều nghịch lý là mỗi khi xuất ngoại, hầu hết mọi người đều lo xin visa sớm, để nếu có gì trục trặc, thì còn nhiều thời gian xoay trở. Trong khi cái visa thứ nhì của ông Henry Liem thì ngược lại: phải đợi đến giờ phút cuối ông mới nộp đơn, và không đợi bà vợ có đủ thời gian suy tính cản trở, ông cuốn gói dông cho lẹ! * Cả bài báo đại ý nói về tình trạng đàn ông Việt Nam ở ngoại quốc, khi trở về thăm quê hương, thường bị (hay được!) những cô gái tuổi còn rất trẻ tống tình một cách mãnh liệt. Cho dù là người đàn ông thuộc loại “quá đát, mỏi gối chồn chân,” cũng được các nường nhỏ bằng con cháu của mình chiếu cố một cách tận tình, lý do: tất cả chỉ vì tiền chứ không phải vì tình! Có tiền là các nường sẽ chiều chuộng tới bến. Chính vì cái đề tài “Fun for men, pain for women” nên ông ký giả người Mỹ John Boudreau bỏ công để viết và bài được đăng trên trang nhất ngày Chủ Nhật của tờ báo…
*** Khoảng năm phút sau, để tâm tư lắng đọng, Thủy mở mắt nhìn lên trần, bài báo đã khơi lại tâm tư đau đớn của nàng… Liếc nhanh về phòng ngủ của Xuân, người chồng của nàng gần bốn mươi năm, có lẽ ông ta còn ngủ, cũng có thể đã thức mà chưa ngồi dậy. Đã hai năm nay vợ chồng nàng ngủ riêng, mỗi người mỗi phòng, giờ giấc tùy hỉ chẳng ai để ý đến ai. Cứ tưởng sau bao năm làm lụng vất vả trên xứ người, vợ chồng nàng sẽ tận hưởng những gì do công lao hai người cực khổ xây dựng, được sống hạnh phúc bên nhau từng phút từng giây vào lúc cuối đời, nào dè…
*** Năm 1954, nhờ thấy được sự tàn ác của cộng sản, gia đình Thủy nhanh chân lên máy bay đi thẳng vào Sài Gòn và định cư tại đó. Hơn nữa Bố nàng là một người khoa bảng cho nên được chính quyền miền nam nhanh chóng chọn để nắm một chức vụ quan trọng, lúc đó nàng chỉ là một “Cô bé Bắc Kỳ nho nhỏ.” Cuộc đời niên thiếu của nàng êm ả trôi qua tại miền nam nắng ấm. Nàng là nữ sinh TV, đọc dí dỏm là Trứng Vịt thay vì Trưng Vương. * Năm lên đệ nhị cấp, do sự giới thiệu của bạn bè, nàng quen biết Xuân, cũng là người bắc di cư, lúc đó Xuân đang học Chu Văn An, hơn nàng hai lớp. Bố của Xuân là một thương gia tương đối thành công tại Sài Thành. Cuộc tình học trò Chu Văn An Trưng Vương (CVATV) chớm nở từ đó. * Sau đó Thủy và Xuân đều học luật. Năm 1972, Xuân được bổ nhiệm làm Thẩm Phán của một tỉnh lỵ nhỏ ở miền Tây. Sáu tháng sau, đám cưới của Xuân và nàng được tổ chức linh đình tại Sài Gòn để kết thúc cuộc tình năm chữ : “CVATV” (Chết Vì Ăn Trứng Vịt.) * Nàng theo Xuân về sống tại một tỉnh lẻ của đồng bằng miền nam. Với bằng cử nhân luật, nàng xin đi dạy tại một trường trung học để cho đỡ buồn, đồng thời có thêm lợi tức. Cũng nhờ khoảng thời gian sống gần gũi người miền nam và đám học trò thật thà chất phác, nàng cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với mọi người. Theo nàng nghĩ, người miền nam không có chiều sâu, cho nên không cần phải “đề phòng” như người miền bắc. Chỉ cần nói chuyện một lát, là có thể đoán được người đó nghĩ gì, nàng tự hào như vậy. Nhờ vào chức vụ, Xuân được cấp cho một ngôi nhà xinh xắn bên cạnh một nhánh của sông Cửu Long. Cuộc sống êm ả mỗi ngày của Thủy như giòng nước trôi qua lại khi thủy triều thay đổi. Đứa con gái đầu lòng của nàng cũng sinh ra tại đây. Nhiều khi nàng ngồi im lặng hàng giờ để nhìn nước trôi mà trong đầu chẳng nghĩ ngợi gì hết. Cũng có lúc nàng cảm thấy nhàm chán vì cuộc sống quá êm đềm, nhưng bây giờ, sau bốn mươi năm cuộc đời, nàng thấy nhớ giòng sông năm xưa và thèm có lại những giây phút vô tư lự quý giá đó. * Cứ tưởng cuộc đời êm ả trôi qua, đầu Tháng Tư năm 1975, Bố nàng bất thần gọi điện thoại bảo vợ chồng nàng về Sài Gòn gấp, lý do theo Bố nghĩ: miền nam sẽ mất. Với kinh nghiệm hiểu biết về cộng sản, Bố hoảng hốt hối thúc mọi người chuẩn bị đi tỵ nạn thêm một lần nữa. Vợ chồng nàng không tin lắm vì lúc đó vùng đồng bằng vẫn an toàn không một thị trấn nào bị việt cộng chiếm đóng. Bố nàng phải nhiều lần thúc dục, nàng mới chịu ẵm con cùng chồng trở về Sài Gòn khi Quốc Lộ 4 được khai thông trở lại. * Cuộc đời đến với nàng một cách thật dễ dàng, trong khi quân dân miền nam vất vả ngăn chặn kẻ thù vào những giờ phút hấp hối, thì gia đình nàng đã tới Subic Bay ở Philippine, có thể nói là những người tỵ nạn đầu tiên đến căn cứ này. Tài sản của cả hai bên nhà nàng và chồng, coi như mang đi hết, ngoại trừ bất động sản. Sau hai lần tỵ nạn: từ bắc vô nam và từ miền nam sang Mỹ, Thủy không có cảm giác đau khổ của một người vì bất đắc dĩ phải lìa bỏ quê hương, đôi lúc nàng còn có cảm tưởng như là đi du lịch, chỉ sau khi rời khỏi trại tỵ nạn Camp Pendleton để định cư tại Orange County, thì nàng mới phải vật lộn với đời sống vật chất của xứ này. Trong những năm đầu, gia đình nàng được nhận trợ cấp của chính phủ, đứa con trai thứ nhì cũng chào đời lúc đó. Lợi dụng thời gian được hưởng trợ cấp, vợ chồng nàng đã đi học lại. Năm 1980 Xuân ra trường với bằng kỹ sư điện và gia đình nàng dời lên San Jose vì Xuân nhận được việc làm với lương khá cao. Sau đó Thủy cũng nhận được một việc làm về accounting đúng với ngành nàng chọn học. Thời gian trôi qua, nơi Thung Lũng Hoa Vàng, cặp vợ chồng Xuân Thủy không mấy chốc trở nên khá giả. Có lúc vợ chồng nàng làm chủ đến năm căn nhà vì biết đầu tư đúng lúc vào thị trường địa ốc. * Đến năm 2000, Thủy về hưu vì tài chánh không còn cần thiết để nàng phải lặn lội ra đi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nữa. Vả lại, với số bất động sản đã có, nàng đủ việc để ở nhà quán xuyến. Chỉ có chồng nàng là vẫn còn phải tiếp tục đi làm vì lợi tức cao nhờ lương hậu, cộng với bonus và stock hãng cho. Hơn nữa Xuân phải đi làm để có bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình. Sau khi về hưu, Thủy được hưởng những giây phút thoải mái sau bao năm làm việc vất vả. Xuân, chồng nàng là một người đàn ông tốt, có trách nhiệm, yêu thương nàng và con cái một cách tuyệt đối. Cả thời gian lấy Xuân, nàng chưa bao giờ thấy chồng mình dối gạt hay làm những chuyện gì có lỗi với nàng. Đôi lúc nàng còn tự hào: nhờ “chăm sóc kỹ lưỡng,” nên Xuân không “thoát” được bàn tay phù thủy của nàng, con gái “Bắc Kỳ” mà… * Gia đình nàng và Xuân rất sùng đạo Phật. Sẵn có nhiều thời gian rảnh rỗi, nàng đi chùa để tô đắp niềm tin Phật pháp. Cả nàng và Xuân thường hay bỏ thời gian làm công quả cho chùa và dĩ nhiên cũng là người giúp đỡ tận tình nếu chùa bị kẹt về tài chánh. Cũng chính vì như vậy, vợ chồng Thủy là những người được kính nể đối với ban trị sự của chùa, tiếng nói của hai người rất được mọi người chú ý. Ban đầu, trong những cuộc tổ chức làm từ thiện, chùa đều mời vợ chồng nàng tham gia, sau đó với sự nhiệt tình, chùa nhờ vợ chồng nàng đảm trách tất cả. * Năm 2002, chùa đón tiếp một vị sư từ Việt Nam qua chơi. Sau nhiều lần tiếp xúc với vị sư này, vợ chồng nàng quyết định về Việt Nam lần đầu, hầu để nhìn tận mắt cảnh khốn khổ của những người nghèo, nhất là những trẻ mồ côi. Lần đó vợ chồng nàng quả thật động tâm khi thấy những nỗi khổ đau của người nghèo sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau khi trở về Mỹ, Thủy và chồng thành lập một hội từ thiện, kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để giúp những kẻ khốn khổ bên nhà. Nhiều lần tổ chức quyên tiền, văn nghệ gây quỹ và cả hai đã nhiều lần trở về mang lại bao nhiêu niềm hy vọng cho những người khốn cùng. Thủy và Xuân hăng say làm từ thiện vì nghĩ rằng sẽ để phước lại cho con cái. * Có một lần, trong một chuyến về Việt Nam, Xuân gặp lại một người bạn học cũ ở trung học. Tay bắt mặt mừng, cả hai đều thích thú kể chuyện ngày xưa lúc còn học ở Chu Văn An. Sau đó người bạn của Xuân mời vợ chồng nàng đi uống nước ở một quán, gần khách sạn nơi vợ chồng nàng đang trú ngụ. Quán nước này trông khá lịch sự, mặc dù các cô chiêu đãi ăn mặc cũng hơi…mát mẻ. Lúc mới bước vào quán, Thủy để ý xem cảnh vật chung quanh, cảnh giác mọi hành động lẫn lời nói của mấy cô chiêu đãi. Mặc dù Xuân đáng tuổi bác của mấy cô này, nhưng Thủy không muốn cô nào có hành động lố lăng đối với ông chồng của mình. Nàng đã từng nghe rất nhiều lời bàn của mấy bà đã từng về trước… Có một bà bạn của Thủy kể lại rằng: khi vợ chồng bà vào một quán ăn, một cô chiêu đãi viên đáng tuổi cháu, gọi ông chồng đầu tóc bạc phơ của bà là anh và xưng em ngọt sớt. Bà bạn của Thủy nóng mặt lên lớp cô ta rằng: “Ông ấy đáng tuổi bác của cô mà dám gọi bằng anh xưng em?” Bà này nhận được câu trả lời của cô chiêu đãi: “Ở Việt Nam, chỉ có cha và những người già tới một trăm tuổi, mới được gọi Ba và Bác, xưng con, còn dưới một trăm tuổi thì chỉ đáng làm anh thôi.” Bà bạn của Thủy giận run lên mà chẳng nói được gì, chỉ còn biết hối chồng mình đi về! Khi người bạn của Xuân gọi thức uống, một cô chiêu đãi buột miệng xưng em làm Thủy giật mình. Nàng trừng mắt nhìn cô ta làm cô này khựng lại, lí nhí thêm vài tiếng rồi bỏ vào bên trong. Vài phút sau, một cô chiêu đãi khác mang thức uống ra. Cô này có gương mặt hiền lành, dáng điệu hết sức khúm núm. Cô ta mời mọi người dùng nước và gọi vợ chồng nàng bằng bác, xưng con. Thủy nghe cách xưng hô, lấy làm hả dạ và có cảm tình với cô này ngay. Dưới mắt nàng cô gái gợi lại hình ảnh những đứa học trò thật thà chất phát của nàng ngày xưa, lúc nàng đi dạy ở trung học. * Trong khi Xuân và người bạn đang kể lại những kỷ niệm năm xưa, thì thình lình có tiếng ồn ào chửi bới làm náo động cả quán, cùng lúc đó, một tên thanh niên hùng hổ bước vào gọi tên Mẫn. Hắn ta chửi bới đòi Mẫn phải đưa tiền cho hắn. Người con gái mặt hiền lành mang nước cho nàng lúc nãy sợ hãi bước ra, thì ra cô ta tên Mẫn. Tên thanh niên vừa trông thấy Mẫn là tiến tới nắm áo, tát vào mặt nàng một cái nẩy lửa. Mẫn chới với không biết phải làm sao. Tên này bèn giật cái ví từ tay của Mẫn, lục soát lấy hết tiền rồi ném trả cái ví vào mặt nàng, xong xuôi hắn bỏ đi. Trước khi rời quán, hắn không quên hăm dọa là sẽ trở lại lấy thêm… * Cảnh tượng xảy ra làm Thủy thật bất mãn, nàng chưa bao giờ thấy một người đàn ông vũ phu đánh một người con gái yếu đuối như tên này. Nhìn vào góc nhà, Thủy thấy Mẫn đang ôm mặt khóc nức nở. Động lòng trắc ẩn, nàng đến hỏi thăm và vỗ về, đồng thời hỏi xem sự tình. Mẫn kể lể, người đàn ông đó là chồng của cô. Hai người lấy nhau bốn năm, có một đứa con gái. Vì chồng cô bị nghiện ngập lại mắc thêm tật cờ bạc, nên cả gia đình bị tan nát. Hắn ta còn lén lút đem cầm miếng đất hương hỏa trong đó có cái nhà của cha mẹ nàng ở dưới quê. Vì muốn chuộc lại miếng đất đó, nàng phải giao con cho mẹ giữ để lên Sài Gòn tìm việc làm. Đã vậy mà Mẫn cũng không được yên, thỉnh thoảng hắn tới đòi đưa tiền cho hắn. Mẫn đã nhiều lần thay đổi chỗ làm, nhưng rồi hắn vẫn tìm thấy. Nói xong Mẫn khóc sướt mướt làm Thủy cảm thấy đứt ruột, lòng xót xa thương hại cho một người con gái thật vô phước. Sau khi biết rõ sự tình, Thủy sanh lòng hảo tâm, rút trong túi quần ra tờ một trăm đô la dúi vào tay Mẫn, coi như là làm một việc từ thiện. Khi nhìn thấy một trăm đô la Mỹ, Mẫn hoảng hốt đưa lại cho Thủy, nói là không dám nhận sự giúp đỡ của nàng. Cho dù Thủy nói cách nào Mẫn vẫn một mực từ chối và nói: con không dám nhận tiền của bác. Vì tính thật thà của Mẫn, Thủy càng thấy mến người con gái đáng thương này nhiều hơn. Sau đó Thủy hỏi Mẫn là bây giờ cháu tính làm sao. Mẫn trả lời là không biết phải tính sao nữa, vì chồng nàng đã biết chỗ này rồi, thì nàng phải đi tìm chỗ khác để làm. Hơn nữa chỗ ở của Mẫn cũng bị người chồng vũ phu tìm thấy, cho nên cô ta cũng phải tìm nơi khác trú ngụ. Đã lỡ mở lòng hảo tâm, Thủy không nỡ bỏ rơi Mẫn. Một ý nghĩ thoáng qua đầu, nàng chực nhớ trong chùa, nơi nàng hợp tác làm từ thiện có một phòng trống. Họ vẫn thường mời vợ chồng nàng đến ở mỗi khi về Việt Nam. Nàng hỏi Mẫn: “Nếu cháu không ngại, bác sẽ gửi cháu vào một chùa để tránh chồng của cháu?” Sau một hồi phân vân, Mẫn đồng ý theo Thủy về chùa. Sau đó, mỗi lần vợ chồng Thủy về Việt Nam làm từ thiện, Mẫn là một trợ tá đắc lực trong mọi công tác. Cô ta hiền lành giữ đạo làm con nên vợ chồng Thủy càng tin tưởng và thương Mẫn nhiều hơn.
*** Sự việc bắt đầu xảy ra là có một lần, trước ba ngày khởi hành về Việt Nam, Thủy bị đưa vào nhà thương cấp cứu vì bị đau ruột dư. Sau hai ngày nằm bệnh viện nàng được về nhà, sức khỏe không có gì nguy hiểm, chỉ cần thời gian bình phục. Vì công việc từ thiện dính líu đến nhiều người, không thể hoãn lại được, nên Thủy bảo chồng đi một mình. Lần đó đáng lẽ chồng nàng chỉ phải ở lại có một tuần, nhưng Xuân đã ở lại đến ba tuần mới về, với lý do: chậm trễ giấy phép của chính quyền. Sau khi Xuân trở về Mỹ, Thủy thấy cử chỉ và hành động của chồng rất khác thường: Xuân như bị mất hồn, tâm trí như ở đâu đâu và dáng dấp trông thật mỏi mệt. Nàng tưởng là Xuân quá vất vả vì công việc, nên lo săn sóc chồng một cách chu đáo… Thật sự Thủy có ngờ đâu, lần vắng mặt của nàng đó, là lần người con gái hiền lành mà nàng thương mến giúp đỡ, đã ngã vào lòng người “bác” kính yêu và âu yếm xưng “em” với chồng của nàng một cách nũng nịu! Thật ra, lần về làm từ thiện này của Xuân chỉ cần có một tuần, nhưng chỉ ba ngày sau Xuân đã ôm trọn người con gái tuổi còn nhỏ hơn con mình trong vòng tay mà chính chàng cũng không ngờ! Sự việc xảy ra quá bất ngờ nên Xuân không biết phải xử trí ra sao. Sau đó Mẫn đòi ra ở riêng, vì nếu còn ở lại chùa thì thế nào chuyện cũng đổ bễ. Hai tuần về trễ cũng vì Xuân phải ở lại sắp xếp chỗ ở cho Mẫn. * Sau lần đó, người chồng thân yêu của Thủy có những cử chỉ khác thường. Đôi lúc Xuân tỏ vẻ yêu thương nàng một cách nồng nàn, đôi lúc thì xa vắng như hồn về cõi khác. Xuân thường hăng say nhắc đến việc về Việt Nam làm từ thiện, chàng còn tỏ vẻ quán xuyến tất cả mọi việc để Thủy không phải lo. Hơn thế nữa, Xuân thường hay ỡm ờ là nếu Thủy không khỏe thì cứ để chàng lo cho cũng được. Cũng vì hoạch định một chương trình từ thiện quy mô, nên hai tháng sau Xuân trở về Việt Nam, xui một điều là Thủy lại để chồng đi một mình! Lần này theo chương trình, chồng nàng sẽ ở đến ba tuần. Khi ra đi Thủy thấy mặt chồng hớn hở thì nghĩ rằng: đó là cái phúc hậu của người làm từ thiện! Sau khi Xuân về Việt Nam được hai tuần, vào một đêm, Thủy nhận được một cú điện thoại, người gọi nàng là vị sư cô quản trị của chùa… * Để có yếu tố bất ngờ, Thủy tức tốc về Sài Gòn mà không báo cho chồng biết. Sau khi rời phi trường Tân Sơn Nhất, Thủy đến ngay khách sạn nàng thường hay ở để tìm Xuân. Không thấy chồng mình ở đó, Thủy bèn đến chùa ngay, cũng không gặp Xuân, đồng thời nàng mới biết là Mẫn đã dọn ra từ hai tháng trước. Đến bấy giờ nàng mới gọi điện thoại tìm Xuân, điện thoại không trả lời. Cùng đường, nàng đành trở về khách sạn nghĩ cách tìm chồng, tâm can như bị thiêu đốt. Một ngày sau, có lẽ có người thông báo cho Xuân, chồng nàng hớt hải xách vali hành lý đến khách sạn tìm nàng. Gặp mặt chồng Thủy giận quá muốn xỉu, miệng mấp máy nói không ra lời. Sau cùng nàng cũng ráng hỏi Xuân đi đâu, Xuân ấp úng trả lời là đi phân phát quà từ thiện ở Bình Tuy. Nhìn mặt Xuân, nàng biết ngay đó là lời nói dối, bởi vì người chồng bao nhiêu năm nàng ôm ấp không có cái khuôn mặt trơ trẽn như vậy! Thủy òa lên khóc nức nở… * Biết là không thể dối vợ được nữa, Xuân bèn nói thật. Chàng nói là cũng không ngờ tại sao Mẫn nằm trong vòng tay của chàng mà chàng không có cách nào chống cự, để rồi chuyện nó đến và tiếp tục tiến tới. Với số tuổi sáu mươi, Xuân biết mình không còn bao nhiêu sức lực để theo kịp Mẫn, nhưng không hiểu tại sao mỗi lần gần Mẫn, cô ta không bao giờ làm cho chàng có cảm tưởng là một ông già và lúc nào cũng tỏ vẻ chân thành cảm kích Xuân đã cho cô ta những giây phút sung sướng tuyệt vời…Mặc dù là vậy, lần này trở về, Xuân có thủ sẵn một hộp Viagra để giúp chàng có đủ sự tự tin của người đàn ông khỏe mạnh. Hộp thuốc này chàng đã bí mật nhờ một người bạn làm dược sĩ mua dùm, Thủy hoàn toàn không biết… * Xuân rón rén mở cửa rào để Thủy bước vào nhà, ngôi nhà nho nhỏ xinh xinh nằm trong một cái hẻm không sâu lắm. Đó là cái tổ uyên ương mà Xuân vừa mới tậu cho Mẫn được một tuần. Chàng gõ nhẹ cửa, cánh cửa mở ra, vợ chồng Thủy hết sức ngạc nhiên vì người mở cửa là tên chồng vũ phu đã đánh Mẫn tại quán nước. Hắn ta tỏ vẻ là chủ nhân mời vợ chồng nàng vào nhà. Sau khi vợ chồng Thủy ngồi xuống, hắn ta chọn một cái ghế ngồi đối diện, dáng điệu trông rất xấc xược. Lúc đó Mẫn đứng phía sau của hắn, gương mặt có vẻ ngại ngùng nhưng không còn nét hiền hậu như những lần gặp trước. Trên môi cô ta, điểm nhẹ một nụ cười khó hiểu. Thủy nhìn giáp vòng rồi nhìn Mẫn hỏi: - Mẫn, bác thương con như con ruột, sao con có thể làm nên chuyện như vậy? Mẫn tránh né không trả lời, tên chồng của cô ta bèn lên tiếng: - Sẵn đây tui giới thiệu cho hai bác biết, con nhỏ này tên Mận, chứ không phải Mẫn, nó là bồ của tui đó. Thủy đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác. Nhưng lúc đó nàng mới khám phá ra rằng, đây là một âm mưu có tính toán từ đầu. Hắn ta tiếp lời: - Nhân dịp này tui cám ơn hai bác đã cho tui gửi con Mận, bây giờ tui lấy nó lại. Thủy cứng họng, biết chẳng còn gì để nói, trong khi Xuân chồng nàng mặt mày thay đổi từ xanh qua tím, quả là một điều sỉ nhục. Thủy hậm hực đứng lên ra về, chồng nàng tiu nghỉu, tay chân run rẩy riu ríu theo sau… * Kể từ lần sau cùng về làm từ thiện, Thủy đau khổ tột cùng vì sự phản bội của người chồng yêu quý. Tình cảm hai người hầu như không còn có thể hàn gắn lại. Còn Xuân thì mang một mặc cảm tội lỗi tày trời mà chàng tự nghĩ không thể nào tha thứ cho mình được. Đã nhiều lần chàng quỳ gối trước mặt Thủy khóc lóc van xin tha thứ. Đối với Thủy, người đàn ông mà nàng kính yêu trước kia, bây giờ trông sao hèn hạ quá! Nhục nhã quá! * Xuân đã xin nghỉ việc sau khi trở về. Chàng như một kẻ tàn phế từ thể xác đến linh hồn, không còn tâm tư để làm việc được nữa. Việc chùa chiền, làm từ thiện, vợ chồng nàng đều hoàn toàn chấm dứt. Hai đứa con nàng thấy Bố quá tội nghiệp đều năn nỉ xin nàng tha thứ cho Bố. Vì thương con, hơn nữa chuyện xảy ra Thủy cũng có một phần trách nhiệm, nên lần lần Thủy cũng dịu lại. Xuân vì muốn chuộc lỗi lầm của mình nên lúc nào cũng chiều chuộng vợ một cách quá đáng, nhiều lúc làm Thủy bực mình, nhưng sau cùng nàng lại thấy tội nghiệp… Rồi thì vào một ngày đẹp trời, Thủy đã xiêu lòng và chuyện tình vợ chồng nàng bắt đầu nối lại. Số thuốc Viagra mà Xuân đã dùng vào việc “bất chánh” trước kia, phần còn lại, bây giờ lại có… chánh nghĩa.
*** Đầu óc Xuân mơ hồ, tai nghe văng vẳng những tiếng xôn xao xa vắng. Đôi mắt chàng từ từ hé mở, nhưng phải nhắm lại ngay vì ánh sáng quá chói chang. Chàng không biết mình ở đâu, cũng không biết chuyện gì xảy ra. Định thần vài giây, chàng lại từ từ mở mắt, chưa kịp nhìn thấy gì thì đã nghe tiếng nói quen thuộc của vợ. Phải thêm chừng ba mươi giây nữa thì Xuân mới biết là mình đang nằm trong bệnh viện…Trong vòng hai tháng, đây là lần thứ nhì chàng bị xỉu và phải đưa vào cấp cứu. Đã nửa năm nay, sức khỏe của Xuân không tốt. Chàng không nghĩ là mình có bệnh gì nguy hiểm, nhưng không hiểu tại sao cứ thấy mỏi mệt, nhức đầu, đau nhức, tay chân rã rời, con người không có sinh lực… Vì thấy cái sân cỏ mọc quá cao, Xuân miễn cưỡng đi lấy máy ra cắt. Có lẽ vì nắng hơi gắt, cộng với trong người không được khỏe, nên khi làm nửa chừng chàng bị xỉu. Cũng may là Thủy đang ở gần đó, nên vội vàng gọi xe cứu cấp đưa chồng vào nhà thương. Thủy hoảng hốt sợ chồng mình bị stroke mặc dù lần trước đã không phải. Sau khi nằm ở phòng cấp cứu được năm giờ, Xuân được cho về vì không thấy gì nguy hiểm. Tuy nhiên vì đây là lần thứ nhì, nên bác sĩ cấp cứu khuyên chàng nên gặp bác sĩ riêng của mình để được theo dõi kỹ hơn…
*** Xuân bước vô nhà, buông người ngồi phịch xuống sofa, tay ôm mặt khóc, chàng thấy cả thế giới chung quanh mình sụp đổ. Xuân tự hỏi: tại sao ông Trời lại có thể tàn nhẫn với chàng như thế được? Sau nhiều cuộc thử nghiệm, kết quả sau cùng bác sĩ có câu trả lời: chàng bị nhiễm trùng HIV, tình trạng trên đà bộc phát! Thêm một hậu quả tai hại do lỗi lầm của chàng gây ra hơn năm năm về trước! Dù có hối hận, tìm cách chuộc lỗi, nhưng đã muộn rồi! Thủy có thể tha thứ cho chàng, nhưng với cái bệnh nan y thời đại, cái giá mà Xuân phải trả thật là quá đắt!
*** Thủy nhìn lên bàn thờ Phật, tâm tư thật hỗn loạn. Nàng không biết là mình nên cầu cứu với đấng Bồ Tát, hay là trách cứ Ngài. Cả gia đình nàng hoàn toàn bị sụp đổ khi khám phá ra rằng: nàng cũng bị nhiễm trùng HIV do chồng truyền sang! Còn gì tệ hại hơn nữa không? Chắc là không, theo nàng nghĩ! Kể từ thời niên thiếu, cuộc đời của Thủy êm ả trôi qua, chỉ phải chịu cực đôi chút vì cuộc sống vật chất trên đất Mỹ, nhưng nói chung nàng luôn nhìn đời là màu hồng. Cứ tưởng rằng với thành quả đạt được sau bao năm vất vả, về hưu, nàng sẽ sống phần đời còn lại một cách thoải mái trong tình yêu gắn bó của gia đình. Nào ngờ tất cả đều sụp đổ kể từ khi vợ chồng nàng bắt đầu… làm từ thiện! Trách ai đây? Bồ Tát chăng? Nhiều khi quẩn trí nàng có ý đó, nhưng rồi lại sợ xúc phạm tới đấng thiêng liêng mà bao năm gia đình nàng đặt hết niềm tin. Trách con Mận và thằng bồ của nó chăng? Đúng, nếu không có con Mận và thằng bồ của nó bày mưu lập kế, thì người chồng đi ngay về thẳng của nàng đâu có phạm phải một lỗi lầm tày trời như vậy! Trách Xuân, chồng nàng chăng? Cũng đúng nữa. Tại sao người chồng của nàng lại dám phản bội nàng đi ngoại tình với một đứa con gái tuổi còn nhỏ hơn con mình? Nàng không bao giờ tin chuyện đó có thể xảy ra được! Vậy mà nó xảy ra! Trách nàng chăng? Chuyện xảy ra quá đau khổ, nghĩ tới cái gì, nàng trách cái đó, nghĩ tới người nào nàng trách người đó, trong đó có cả nàng: Nàng trách mình tại sao về hưu sớm, để có quá nhiều thời gian đi chùa, từ đó mới bày đặt đi làm từ thiện! Mà muốn làm từ thiện cũng không sao, nhưng tại sao phải về Việt Nam? Xứ Mỹ này cũng lắm người cần giúp đỡ kia mà? Nàng trách nàng quá dại dột đã để người chồng hiền lành không kinh nghiệm tình trường đi một mình! Chỉ cần một chút mánh khóe của con Mận là đã hồn bay phách tán, quên mất đường về! Nàng trách nàng quá khờ dại tin người. Trách mình quá tự tin: nhìn bề ngoài của một người miền nam, mà tin là đoán được những gì họ nghĩ trong đầu, như nàng đã từng tự hào khi còn theo chồng dạy học ở miền tây tỉnh lẻ. Nàng không ngờ sau ba mươi năm xa quê hương, vật đổi sao dời, xã hội Việt Nam đã bị nhiễm độc nặng, trong đó, những đứa con gái thật thà miền nam cũng cùng số phận! Nàng trách, nàng trách tất cả, trách để trút bỏ cái tức, xả bỏ cái hận, trách cho vơi nỗi niềm, trách để đổ lỗi tại cái này, vì người kia, nhưng rốt cục, càng trách nàng càng thấy đau khổ.
*** Tiếng chuông thanh thoát chấm dứt phần đọc kinh buổi sáng, Thủy nhẹ nhàng để cây chày xuống bàn, ngước mắt nhìn lên bức hình Phật Tổ Như Lai, hai tay chắp trước ngực, nàng lâm râm khấn vái thêm vài phút trước khi đứng dậy. Ngày hai buổi thành tâm tụng niệm, rốt cục Thủy dần dần tìm thấy sự an bình cho tâm hồn. Một điều Thủy khám phá ra rằng: không phải cứ đi chùa thường xuyên là tu. Cũng không phải cho người ta nhiều tiền là làm từ thiện, có nhiều phước. Càng không phải đọc kinh cho hay, lạy cho nhiều là trở thành một người tu hành có cấp bậc cao, để được người khác kính trọng. .. Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài… Nàng đã ngộ....
Chú Thích: Vì một cái duyên, tôi biết được câu chuyện. Bài báo của ký giả John Boudreau là động lực thúc đẩy tôi kể lại. Hy vọng nó sẽ đóng góp vào kho tàng vô tận“Chuyện Dài XHCN.” Vì là chuyện dài xhcn, nên còn rất nhiều mánh khóe hấp dẫn mình chưa thấy hết. Theo tôi nghĩ: nếu còn “Khúc Ruột Ngàn Dặm,” thì mình sẽ còn được thưởng thức những câu chuyện cười ra nước mắt ! Xin chúc tất cả may mắn !
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú@ (Hiền nội edit) 2011
Hmm... Người hiền cũng chết ....!
|
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Fri 02 Dec 2011, 23:53 | |
| - Moon đã viết:
Bẫy Tình Nàng trách, nàng trách tất cả, trách để trút bỏ cái tức, xả bỏ cái hận, trách cho vơi nỗi niềm, trách để đổ lỗi tại cái này, vì người kia, nhưng rốt cục, càng trách nàng càng thấy đau khổ.
*** Tiếng chuông thanh thoát chấm dứt phần đọc kinh buổi sáng, Thủy nhẹ nhàng để cây chày xuống bàn, ngước mắt nhìn lên bức hình Phật Tổ Như Lai, hai tay chắp trước ngực, nàng lâm râm khấn vái thêm vài phút trước khi đứng dậy. Ngày hai buổi thành tâm tụng niệm, rốt cục Thủy dần dần tìm thấy sự an bình cho tâm hồn. Một điều Thủy khám phá ra rằng: không phải cứ đi chùa thường xuyên là tu. Cũng không phải cho người ta nhiều tiền là làm từ thiện, có nhiều phước. Càng không phải đọc kinh cho hay, lạy cho nhiều là trở thành một người tu hành có cấp bậc cao, để được người khác kính trọng. .. Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài… Nàng đã ngộ....
Chú Thích: Vì một cái duyên, tôi biết được câu chuyện. Bài báo của ký giả John Boudreau là động lực thúc đẩy tôi kể lại. Hy vọng nó sẽ đóng góp vào kho tàng vô tận“Chuyện Dài XHCN.” Vì là chuyện dài xhcn, nên còn rất nhiều mánh khóe hấp dẫn mình chưa thấy hết. Theo tôi nghĩ: nếu còn “Khúc Ruột Ngàn Dặm,” thì mình sẽ còn được thưởng thức những câu chuyện cười ra nước mắt ! Xin chúc tất cả may mắn !
Lạc Long Huỳnh Quốc Phú@ (Hiền nội edit) 2011
Hmm... Người hiền cũng chết ....!
Thanks Moon for sharing câu chuyện dài nhiều tập của dân mình.... chuyện thế sự đau lòng đôi khi LH cũng hỏi tại sao nước mình khổ vậy? Nhưng nhìn chung thì hầu như đâu đâu cũng khổ hết. Riêng câu chuyện này thì...có lẽ là cái bệnh chung của đàn ông thì phải?! Rốt cuộc thì đàn bà phải cam chịu những thiệt thòi, tội nghiệp. LH cũng có nhiều bạn rơi vào trường hợp không hay gần như thế.... chán ngán ghê. Rất nhiều cảnh già trẻ bé lớn Tây Ta gì cũng bị gạt...trăm ngàn kiểu, bao nhiều gia đình tan nát cũng vì một số người gọi là "bần cùng sinh đạo tặc" thiếu suy nghĩ hại người. Nói cho cùng thì do thiếu giáo dục đạo lý gia đình , không hiểu lẽ phải nên tạo nghiệp... hm... biết đâu cặp vợ chồng này thiếu nợ cặp kia kiếp trước giờ phải trả cái giá rất cao không chừng?
Tha thứ cho mình và cho người để tìm sự thanh thản ở cõi lòng có lẽ là điều duy nhất nên làm .. qua bể dâu mới NGỘ cuộc đời , phải không?
Chúc Moon cuối tuần vui vẻ hén!
|
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sat 03 Dec 2011, 07:26 | |
|
Không bao giờ quá muộn
Ngày đầu tiên của năm học, vị giáo sư môn hóa của lớp tôi tự giới thiệu mình với sinh viên trong lớp. Rồi dành thì giờ cho chúng tôi làm quen với nhau. Đương lúc tôi đứng dậy nhìn xung quanh thì nhận thấy một bàn tay dịu dàng đặt lên vai mình. Tôi xoay người lại và nhận ra đó là bà cụ có vóc dáng nhỏ bé, làn da nhăn nheo, tươi cười nhìn tôi với nụ cười làm sáng cả gương mặt bà.
Bà nói:
- Xin chào, anh bạn tuấn tú. Tôi tên là Rose. Tôi 87 tuổi. Tôi có thể ôm anh bạn được chứ?
Tôi cười và vui vẻ trả lời:
- Dĩ nhiên là được, thưa bà! – và bà đã ôm tôi thật chặt.
- Tại sao bà lại vào đại học ở độ tuổi hồn nhiên và trẻ trung như thế này? – Tôi hỏi đùa.
Bà mỉm cười:
- Tôi đến đây để tìm một người đàn ông nổi tiếng, có tâm hồn để yêu và sẽ bên nhau, có một vài đứa con, và sau đó về hưu rồi đi du lịch vòng quanh thế giới.
- Bà nói nghiêm túc chứ? – tôi hỏi. Tôi tò mò muốn biết điều gì đã thúc đẩy bà muốn thử thách như thế ở độ tuổi như bà.
- Tôi luôn mơ ước được vào một trường đại học và bây giờ tôi đang thực hiện giấc mơ đó! – bà nói với tôi.
Sau khi giờ học kết thúc chúng tôi đi đến tòa nhà hội sinh viên cùng uống với nhau một ly sữa sô cô la. Chúng tôi trở thành bạn của nhau ngay. Hằng ngày trong suốt 3 tháng tiếp theo chúng tôi luôn cùng nhau rời khỏi lớp và trao đổi với nhau không dứt. Tôi luôn bị cuốn hút bởi “cỗ máy thời gian” này khi nghe bà chia sẻ sự từng trải và kinh nghiệm cuộc đời của bà với tôi.
Qua năm học, Rose trở thành một nhân vật biểu tượng trong trường đại học và dễ dàng kết bạn với tất cả mọi người. Bà thích ăn mặc lịch sự, có tính cách và hạnh phúc với sự chú ý mà các sinh viên khác tập trung vào mình. Bà luôn sống trong niềm say sưa đó.
Vào cuối khóa học chúng tôi mời Rose đến nói chuyện trong một buổi tiệc chiêu đãi và tôi sẽ không bao giờ quên được những gì bà đã truyền cho chúng tôi. Bà được giới thiệu và bước lên bục giảng đường. Khi bắt đầu phát biểu, bà đánh rơi mảnh giấy ghi chú xuống sàn. Hơi ngại ngùng và thoáng bối rối bà nghiêng người xuống micro và nói:
- Xin lỗi quý vị, tôi hơi hồi hộp. Tôi đã bỏ bia và chuyển sang rượu Lent và thứ rượu này đang giết chết tôi mất! Tôi không bao giờ sắp xếp những gì mình sẽ nói, hãy để cho tôi nói với các bạn một cách giản dị những gì tôi thực sự hiểu.
Khi chúng tôi cười, bà lấy giọng và bắt đầu:
- Chúng ta ngừng vui chơi bởi vì chúng ta đã già, nhưng thật ra chúng ta già bởi vì chúng ta không vui chơi nữa. Chỉ có năm bí quyết để giữ mình trẻ mãi, hạnh phúc và đạt được thành công.
*Thứ nhất, các bạn hãy vui cười lên và tìm kiếm sự hài hước trong cuộc sống hằng ngày.
*Thứ hai, các bạn hãy xem mỗi ngày là một ngày mới với những điều mới mẻ. Ai sống bằng quá khứ, định kiến của ngày hôm qua sẽ không có cơ hội tin và hiểu con người. Các bạn hãy trải lòng với những người có thể chia sẻ được. Hãy kiên trì, tin vào tâm hồn con người và đừng nhìn vào một lỗi lầm nào đó để phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Các bạn đừng ngại mạo hiểm để thay đổi cuộc sống.
*Thứ ba, các bạn phải có một mơ ước, một khát vọng. Khi các bạn đánh mất những mơ ước đó, các bạn sẽ chết. Đã có quá nhiều người trong chúng ta chết theo kiểu ấy và họ thậm chí cũng không biết đến điều đó!
*Thứ tư, có sự khác biệt lớn giữa việc trở nên già hơn và trưởng thành. Nếu bạn 19 tuổi và nằm trên giường suốt một năm trời mà không làm được điều gì hữu ích, bạn sẽ thành 20 tuổi. Nếu tôi 87 tuổi và cứ nằm trên giường suốt một năm và không làm bất cứ điều gì, tôi vẫn sẽ trở thành một bà cụ 88 tuổi. Bất cứ người nào cũng phải lớn lên và già đi. Nhưng điều đó không làm mất đi tài năng và khả năng của các bạn. Vấn đề là trưởng thành bằng cách luôn luôn tìm được cơ hội để thay đổi.
*Thứ năm, đừng bao giờ nuối tiếc. Người trưởng thành thường không nuối tiếc về những gì mình đã làm mà sẽ nuối tiếc về những gì mình đã không làm. Chỉ những người sợ chết mới hay nuối tiếc.
Bà kết thúc bài thuyết trình của mình bằng cách mạnh dạn hát bài “Cánh hoa hồng”. Bà đã cùng chúng tôi hát bài hát đó và lời bài hát ấy hiện giờ trở nên quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của chúng tôi.
Vào cuối năm, Rose đã hoàn tất văn bằng đại học mà bà bắt đầu nhiều năm trước đây. Một tuần sau tốt nghiệp Rose đã ra đi một cách thật thanh thản trong giấc ngủ. Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự đám tang của bà bằng tất cả lòng kính trọng, mến thương đối với người phụ nữ tuyệt vời đã dùng cuộc đời mình làm tấm gương minh chứng rằng: “Không bao giờ quá trễ để thực hiện tất cả những gì mà bạn có thể làm được trong đời.”
George Bernard Shaw
|
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sun 04 Dec 2011, 23:30 | |
| |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Mon 05 Dec 2011, 16:45 | |
| Mười công-hạnh Sau đây là mười công-hạnh cần phải thực tập khi bắt đầu tu hành theo phương pháp Kinh Hoa Nghiêm. Mười công.hạnh này phát xuất từ mười tâm thái của bậc Thập Tín.
1. Tao Khổ Năng Nhẫn. Gặp chuyện rắc rối, đau khổ, bức bách, chúng ta hãy: . tách mình ra khỏi hoàn cảnh ấy; dùng lý trí để quán sát nhân duyên của việc ấy mà không phê phán, lên án, bình luận (tu lý). . đừng biện hộ cho mình; đừng tìm lý do để chứng minh rằng mình đúng (tu Ðạo). . Tập nhẫn nại, tập tha thứ, khoan dung.
2. Thân cận thiện hữu. Chúng ta nên gần gũi bạn tốt, bậc Thiện-tri-thức, bậc trí huệ, để học hỏi gương lành. Bạn tốt là người: . giúp mình phát chí tu hành, phát tâm Bồ-đề. . khuyến khích mình lúc mình giải đãi, biếng nhác, hay bế tắc. . bàn luận. chỉ bày. nêu ra điều sai lạc. lỗi lầm của mình. . là tấm gương đức hạnh, mẫu mực tốt để mình noi theo. . có trí huệ sáng suốt, thấu rõ đạo lý, thật sự dụng công tu hành, nên có thể chỉ điểm mình tu hành. . có chánh tín đối với Tam bảo, biết cung kính bậc trưởng thượng, biết tôn trọng chân lý. . có hành vi khiêm cung, không cống cao ngã mạn, sẵn sàng phục vụ mọi người.
3. Cúng dường chư Phật. Chư Phật là ruộng phước vĩ đại nhất. Cúng dường chư Phật không những sẽ được phước báo vô lượng mà còn diệt trừ phiền não, sanh khởi trí huệ, thay đổi nghiệp duyên, trợ duyên đắc Ðạo.
a. Tùy theo tâm trạng, động cơ của mình lúc cúng dường mà sẽ được kết quả tương ưng: "Giống như tấm gương sáng, Tùy hình hiện ảnh tượng, Phật phước điền cũng vậy, Tùy tâm hoạch chúng báo."
b. tất cả phiền não, hoạn nạn, ác nghiệp của mình cũng được tiêu trừ nhờ cúng dường chư Phật: "Như thuốc A-già-đà. Trị lành mọi thứ độc, Phật phước điền cũng vậy, Diệt sạch phiền não hoạn."
c. Cúng dường chư Phật còn có thể giúp chúng ta dứt được nghiệp hữu-vi, chứng đắc quả Vô-lậu: "Ví như đại hỏa khởi, (hỏa thiêu tới tam Thiên) Thiêu hết mọi vật tượng, Phật phước điền cũng vậy, Thiêu hết thứ hữu-vi."
Muốn làm được những việc như trên, thì khi cúng dường chúng ta phải tập có thái độ như sau: . không cầu mong lợi lạc cho chính mình, . không cầu cạnh những thứ thế tục, nhỏ bé hẹp hòi, không cầu quả báo, . xem việc cúng dường là bổn phận, . quán tưởng cúng dường một đức Phật là đồng thời cúng dường mười phương tất cả đức Phật, . tận tình đem hết năng lực ra cúng dường, không sợ "hết tiền hết của" ; đó mới gọi là thành tâm.
4. Tu tập thiện căn. "Thiện căn" tức là gốc lành. Gốc lành thì ở trong tâm. Muốn trồng gốc lành thì phải dùng hành động thực tiễn bên ngoài. Ðối tượng để trau giồi thiện căn, theo phẩm Hiền Thủ, gồm có: . Lợi lạc chúng sanh: Bất cứ việc gì mình làm mà đem lại ích lợi cho chúng sanh thì tự nhiên gốc lành sẽ trỗi dậy. Do đó phương pháp tu bố thí trì Giới, nhẫn nhục, phương tiện, v.v... đều là cách đề vun bồi gốc lành. . Trang nghiêm quốc độ: Tức là làm cho hoàn cảnh xung quanh được cải thiện, tốt đẹp, hòa bình. Chúng sanh và môi trường là hai phạm trù không thể tách biệt. Do đó, khi độ chúng sanh, mình phải đồng thời cải biến, trang nghiêm hoàn cảnh. Bằng cách nào? a. Thanh tịnh tự tâm. Tâm mình ra sao thì hoàn cảnh thế ấy b. Hồi hướng phước báo để trang nghiêm hoàn cảnh, quốc độ. c. Tu những công hạnh phục vụ, làm việc công ích. 5. Chí cầu thắng Pháp. " Thắng Pháp" là thứ pháp thù thắng đưa tới Niết-bàn, đạt tới giải thoát. Không có chí cầu Pháp thì sẽ không có Pháp tới tay. Lập chí, do đó, là việc quan trọng bậc nhất lúc bắt đầu tu. Không lập chí thì tình cảm, dục vọng, tham vọng, ích kỷ sẽ dắt dẫn cuộc đời mình. Bởi thế, . Khi lập chí: đừng cầu mong gì cho mình cả. Viết ra giấy để nhớ và ôn lại. . Khi tu hành: đừng để quả báo làm lu mờ chí hướng. . Khi gặp trắc trở: đừng quên chí nguyện lúc ban sơ. . Khi gặp thuận duyên: đừng để dục vọng, danh vọng, sung sướng, quyền thế làm lạc hướng đi.
6. Tâm thường nhu hòa. "Nhu" tức là không cang cường, không cứng đầu, cũng không đầy dẫy thạnh kiến; mà là biết nhường biết nhịn, không coi ai là kẻ thù. "Hòa" tức là không nổi nóng, bộc tháo, không thích gây gỗ, không thích tìm lỗi lầm của kẻ khác, không thích đấu lý, "Hòa" có nghĩa là biết nhận lỗi mình, biết hợp tác với kẻ khác, chấp nhận phê bình, lời lời ôn hòa.
7. Từ bi thâm hậu. "Từ bi thâm hậu" tức là có tấm lòng thương xót sâu xa đến tất cả chúng sanh. Những tâm thái năn trở vạ giết chết lòng từ bi là: . Giận dữ: Mình có hay nóng nảy chăng? . Oán ghét: "Ai là kẽ thù của ta?" Ai là kẻ đáng ghét ? . Chỉ trích : Mình có thích nói xấu, nói sau lưng kẻ khác chăng Cho nên, chúng ta cần phải tập : 1. Ôn hòa, 2. Tha thứ và cảm thông.
8. Thâm tâm bình đảng. "Thâm tâm" là tận đáy lòng mình, trong tâm can mình. "Bình đẳng" là không có thành kiến, định kiến về người nào cả. Khi có thành kiến về người nào, mình sẽ không có cách gì thấy được chân tướng, nghiệp chướng, bãn tánh, nhân duyên của người ấy. Thành kiến chỉ đưa tới quan điểm nông cạn nhỏ hẹp, và sinh ra phiền não. Phải tập lắng nghe quan điểm của người khác. Tránh nói chuyện thị phi, phê bình, chỉ trích kẻ khác. Tập quan sát thái độ của mình để tránh phát khởi lòng kiêu ngạo, cống cao. Ðừng cho mình là tiêu chuẩn, hơn hẳn tất cả kẻ khác.
9. Ái lạc Ðại-thừa. Hãy vui thích với Pháp Ðại-thừa; suy tư về khả năng thành Phật của mọi chúng sanh ; tập vui sướng khi thấy kẻ khác tu hành; tập vui sướng khi thấy kẻ khác thành tựu, đắc quả, hay mới bắt đầu phát tâm; tập vui sướng với chân lý, tin tưởng và coi trọng chân lý, Phật Pháp. Ngoại trừ bổn phận với đời, hãy tập thái độ đặt ưu tiên cho việc học hỏi chân lý và tu trì, thực hành Phật Pháp.
10. Cầu Phật trí huệ. "Cầu" có nghĩa là đặt phương hướng cho đời mình nhắm vào sự phát triển trí huệ, chứ không phải là cầu cạnh, mong muốn đạt được cái gì. Mọi thứ mong muốn cho mình đều ngược với tinh thần tu Ðạo, và chỉ đưa tới thất bại. "Cầu" ở đây chính là xác định sự cống hiến đời mình cho việc phát triển Nhất-thiết Trí, trí huệ của Phật ; do đó, danh, lợi, tài, sắc, đều không phải là hướng đi và mục tiêu của đời mình
ST |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Tue 06 Dec 2011, 11:46 | |
| Vài Ý Đẹp Về Nhân Sinh 1) Có một câu nói rất hay rằng: a) Về chuyện Cá Nhân - với các việc nhỏ trong đời: Tức Giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình. Cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác (nhất là sau khi người có lỗi đã Xin Lỗi), thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình. Bởi lẽ đó, để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản: khi biết là mình đã làm thiệt hại vật chất, gây đau buồn về tinh thần, hoặc làm tổn thương tình cảm của người khác, mọi người nên can đảm nhận lỗi, chân thành xin lỗi, và không tái phạm; để người kia bớt đau khổ, để hai bên còn tiếp tục nhìn mặt nhau, và hợp tác trong tương lai. Ngược lại, ta không nên truy cứu lỗi lầm (đã được nhìn nhận và xin lỗi) từ người khác. Yêu thương như bạn vẫn thường yêu, sống như bạn vẫn thường sống, nhưng với một niềm tin là bạn không thể có cuộc sống này lần nữa. Hạnh phúc mà bạn đang có hoặc nỗi đớn đau mà bạn đang mang, là duy nhất. Bạn hãy chấp nhận, thưởng thức niềm vui, hoặc chịu đựng nỗi buồn, theo luật nhân quả. Như bạn chỉ có thể sống được ngày hôm nay, còn ngày mai chưa tới, và chắc chắn, ngày mai đó vẫn sẽ tới, nhưng có thể sẽ không còn có bạn.
b) Tuy nhiên, trong một Tổ Chức, một Tập Thể, Cộng Đồng, hoặc Gia Đình - có cùng chung chí hướng, lý tưởng, hoặc mục tiêu hành động, thì khi có Sai Lầm quan trọng xẩy ra, cần có sự chấn chỉnh, tìm hiểu sự thật, và vạch ra các sai sót, để mỗi cá nhân có trách nhiệm, nhận lỗi và sửa lỗi ngay, càng sớm càng tốt. Điều nầy giúp bảo vệ, ổn định, và củng cố tổ chức hoặc tập thể đó, để cùng nhau tiếp tục tiến bước trong sự đoàn kết và cùng hướng tới mục tiêu chung. Nếu không, các cá nhân hoặc hội viên sẽ mất niềm tin, không tham gia và đóng góp nữa; vậy tổ chức hoặc tập thể đó sẽ tan rã.
2) Từ Bi Đức Đạt Lai Lama thứ 14 của Tây Tạng, có kể về một vị sư già, sau khi bị nhà nước Trung Cộng giam tù 20 năm, đã vượt biên trốn sang Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt ma hỏi vị sư già này rằng, trong 20 năm tù kia, nhà sư lo sợ điều gì nhất. Vị sư già trả lời, trong 20 năm trong tù, lúc nào cũng chỉ lo sợ có mỗi một điều: Chỉ sợ rằng mình mất đi Bồ Đề Tâm, chỉ sợ có khi nào khởi lên lòng oán giận các cai tù... Chỉ sợ lòng mình không giữ được Từ Bi, Nhẫn Nhục, của một vị sư. Cũng cần biết là đất nước Tây Tạng hiền hòa đã bị quân đội Trung Cộng xâm lăng và chiếm đóng từ năm 1950 đến nay (62 năm). Mới đây, một số vị sư và ni cô Tây Tạng ở Trung Cộng đã bắt đầu tự thiêu từ cuối Tháng Ba đến nay, để phản kháng sự áp bức tàn bạo bằng súng đạn và chính trị tuyên truyền nham hiểm của Trung Cộng với ý đồ tiêu diệt văn hóa và Phật Giáo Tây Tạng. Họ đã bị đánh đập, bắt giữ tàn bạo. Một số vị sư còn bị mang ra đấu tố dã man như thời xưa và bị kết án tử hình vì tội “ly khai”.
3) Chờ Đợi Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn tốt đã giúp mình trước đây? Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người? Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia xẻ một chút? Sao phải đợi có một nỗi đau hoặc thất bại rồi mới cần đến một lời ước nguyện? Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ cộng đồng? Bạn ơi, sao phải đợi? Bởi có thể là bạn không biết sẽ đợi đến bao lâu. Đã bao nhiêu lần ta chần chừ để rồi cơ hội phục vụ hoặc chung sức làm việc tốt với nhau đã vuột đi?… Hãy làm những gì bạn nghĩ đúng và hữu ích, cho bạn và người khác, ngay bây giờ.
4) Ngạc Nhiên Có người hỏi: "Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất về cõi nhân loại?" Đức Đạt La Lama trả lời: "Con Người !…Bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe. Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống đúng và sống vui với hiện tại lẫn tương lai. Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết… Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ."
5) Lo Lắng Có hai chuyện phải lo: Hoặc là bạn khỏe mạnh, hoặc bạn bị ốm đau. Nếu khỏe mạnh, thì chẳng có gì phải lo lắng Nếu bị ốm đau, thì có hai điều phải lo lắng: Hoặc sẽ được bình phục, hoặc sẽ chết. Nếu được bình phục, thì chẳng có gì phải lo. Nếu bị chết, thì có hai điều phải lo: Hoặc lên thiên đàng, hoặc xuống địa ngục. Nếu lên thiên đàng, thì chẳng có gì phải lo lắng. Nếu xuống địa ngục, thì bận tíu tít để trả quả. Còn thì giờ đâu mà lo. Vậy thì, không nên lo nghĩ vô ích và uổng phí thì giờ. Phải khởi sự làm được gì hữu ích cho bản thân và tập thể ngay bây giờ, khởi đầu là cương quyết tự sửa mình qua ý nghĩ, lời nói, và hành động, mỗi ngày.
GS TRẦN THỦY TIÊN |
| | | vinh thanh
Tổng số bài gửi : 202 Registration date : 28/01/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Wed 07 Dec 2011, 03:27 | |
| Thân chào Anh Lữ Hoài,
Anh vẫn khỏe chứ?
VT đang ở nhà.Hôm nay ở chổ VT,trời u ám.Nhìn qua khung che cửa sổ,từng giọt mưa lác đác rơi. Thấy nản! VT không thích cái kiểu mưa như vậy.Cứ làm một trận cho đã nư đi,rồi trời quang mây tạnh. Nhưng cái không khí này mà nghe classical thì lại tuyệt,như serenade của Schubert chẳng hạn! Rất tiếc,VT không viết được văn,để ít nhất,diễn tả được tâm trạng của mình.Không có khiếu.VT có thử vài lần.Nó khô khan chẳng khác mấy cái công điện mà VT đã viết thuở xưa! Có lẽ đã nhập tâm rồi. VT có một số câu chuyện muốn được ghi lại.Thời gian nó bào mòn tất cả,từ sức khỏe đến trí nhớ! Cần phải thực hiện nhanh thôi. Trở lại trang "NGỘ",VT không biết mình đã học được những gì trong đó.Chắc chẳng là bao so với công sức của Anh.Tuy nhiên,VT xin mạn phép Anh để ghi lại những điều tâm đắc.
-Ngộ nhận là điều khó lòng ai tránh khỏi.Muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì,cần phải là người trong cuộc (Bữa Cơm Của Khổng Tử).
-Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn.Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn.Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng (Con Lừa Và Cái Giếng).
-Trên con đường đi về phía trước đó,nếu suy nghĩ lệch lạc sẽ bị thối tâm (Hòa Thượng Và Chú Tiểu).
-Hãy làm những gì con tim mách bảo.Đừng kết tội nếu ta không biết rõ (Quán Cơm Chỉ).
-Buồn nản và chán chường là những thứ tồi tệ nhất có thể gậm nhấm tâm hồn mình một cách vô tư.Mà đáng sợ hơn hết là vượt qua cơn bão lòng,vì chính nó lại là thứ có thể dìm mình sâu xuống tận đáy (Trái Tim Muốn Nói do Tỷ M. sưu tầm).
-Thật mù quáng biết bao khi chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác nhưng lại không nhìn ra tội lỗi thầm kín của mình ( Lương Tâm).
-Tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình (Vài Ý Đẹp Về Nhân Sinh).
-Tha thứ luôn là linh dược mầu nhiệm có thể trị liệu mọi nỗi khổ niềm đau cho người được tha thứ và cho cả người tha thứ (Khó Vượt Qua Chính Mình).
-Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất (Hòn Đá Ném Đi).
Xin thành thật cám ơn Anh Lữ Hoài.
Kính chúc Anh được nhiều niềm vui trong cuộc sống.Xin hẹn gặp lại.
Vĩnh Thành. |
| | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Thu 08 Dec 2011, 07:45 | |
| - Lữ Hoài đã viết:
Vài Ý Đẹp Về Nhân Sinh 1) Có một câu nói rất hay rằng: a) Về chuyện Cá Nhân - với các việc nhỏ trong đời: Tức Giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình. Cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác (nhất là sau khi người có lỗi đã Xin Lỗi), thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình. Bởi lẽ đó, để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản: khi biết là mình đã làm thiệt hại vật chất, gây đau buồn về tinh thần, hoặc làm tổn thương tình cảm của người khác, mọi người nên can đảm nhận lỗi, chân thành xin lỗi, và không tái phạm; để người kia bớt đau khổ, để hai bên còn tiếp tục nhìn mặt nhau, và hợp tác trong tương lai. Ngược lại, ta không nên truy cứu lỗi lầm (đã được nhìn nhận và xin lỗi) từ người khác. Yêu thương như bạn vẫn thường yêu, sống như bạn vẫn thường sống, nhưng với một niềm tin là bạn không thể có cuộc sống này lần nữa. Hạnh phúc mà bạn đang có hoặc nỗi đớn đau mà bạn đang mang, là duy nhất. Bạn hãy chấp nhận, thưởng thức niềm vui, hoặc chịu đựng nỗi buồn, theo luật nhân quả. Như bạn chỉ có thể sống được ngày hôm nay, còn ngày mai chưa tới, và chắc chắn, ngày mai đó vẫn sẽ tới, nhưng có thể sẽ không còn có bạn.
b) Tuy nhiên, trong một Tổ Chức, một Tập Thể, Cộng Đồng, hoặc Gia Đình - có cùng chung chí hướng, lý tưởng, hoặc mục tiêu hành động, thì khi có Sai Lầm quan trọng xẩy ra, cần có sự chấn chỉnh, tìm hiểu sự thật, và vạch ra các sai sót, để mỗi cá nhân có trách nhiệm, nhận lỗi và sửa lỗi ngay, càng sớm càng tốt. Điều nầy giúp bảo vệ, ổn định, và củng cố tổ chức hoặc tập thể đó, để cùng nhau tiếp tục tiến bước trong sự đoàn kết và cùng hướng tới mục tiêu chung. Nếu không, các cá nhân hoặc hội viên sẽ mất niềm tin, không tham gia và đóng góp nữa; vậy tổ chức hoặc tập thể đó sẽ tan rã.
2) Từ Bi Đức Đạt Lai Lama thứ 14 của Tây Tạng, có kể về một vị sư già, sau khi bị nhà nước Trung Cộng giam tù 20 năm, đã vượt biên trốn sang Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt ma hỏi vị sư già này rằng, trong 20 năm tù kia, nhà sư lo sợ điều gì nhất. Vị sư già trả lời, trong 20 năm trong tù, lúc nào cũng chỉ lo sợ có mỗi một điều: Chỉ sợ rằng mình mất đi Bồ Đề Tâm, chỉ sợ có khi nào khởi lên lòng oán giận các cai tù... Chỉ sợ lòng mình không giữ được Từ Bi, Nhẫn Nhục, của một vị sư. Cũng cần biết là đất nước Tây Tạng hiền hòa đã bị quân đội Trung Cộng xâm lăng và chiếm đóng từ năm 1950 đến nay (62 năm). Mới đây, một số vị sư và ni cô Tây Tạng ở Trung Cộng đã bắt đầu tự thiêu từ cuối Tháng Ba đến nay, để phản kháng sự áp bức tàn bạo bằng súng đạn và chính trị tuyên truyền nham hiểm của Trung Cộng với ý đồ tiêu diệt văn hóa và Phật Giáo Tây Tạng. Họ đã bị đánh đập, bắt giữ tàn bạo. Một số vị sư còn bị mang ra đấu tố dã man như thời xưa và bị kết án tử hình vì tội “ly khai”.
3) Chờ Đợi Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn tốt đã giúp mình trước đây? Sao phải đợi được yêu rồi mới đem lòng yêu người? Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia xẻ một chút? Sao phải đợi có một nỗi đau hoặc thất bại rồi mới cần đến một lời ước nguyện? Sao phải đợi có thời gian mới đem sức mình ra phục vụ cộng đồng? Bạn ơi, sao phải đợi? Bởi có thể là bạn không biết sẽ đợi đến bao lâu. Đã bao nhiêu lần ta chần chừ để rồi cơ hội phục vụ hoặc chung sức làm việc tốt với nhau đã vuột đi?… Hãy làm những gì bạn nghĩ đúng và hữu ích, cho bạn và người khác, ngay bây giờ.
4) Ngạc Nhiên Có người hỏi: "Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất về cõi nhân loại?" Đức Đạt La Lama trả lời: "Con Người !…Bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe. Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống đúng và sống vui với hiện tại lẫn tương lai. Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết… Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ."
5) Lo Lắng Có hai chuyện phải lo: Hoặc là bạn khỏe mạnh, hoặc bạn bị ốm đau. Nếu khỏe mạnh, thì chẳng có gì phải lo lắng Nếu bị ốm đau, thì có hai điều phải lo lắng: Hoặc sẽ được bình phục, hoặc sẽ chết. Nếu được bình phục, thì chẳng có gì phải lo. Nếu bị chết, thì có hai điều phải lo: Hoặc lên thiên đàng, hoặc xuống địa ngục. Nếu lên thiên đàng, thì chẳng có gì phải lo lắng. Nếu xuống địa ngục, thì bận tíu tít để trả quả. Còn thì giờ đâu mà lo. Vậy thì, không nên lo nghĩ vô ích và uổng phí thì giờ. Phải khởi sự làm được gì hữu ích cho bản thân và tập thể ngay bây giờ, khởi đầu là cương quyết tự sửa mình qua ý nghĩ, lời nói, và hành động, mỗi ngày.
GS TRẦN THỦY TIÊN
Hay ...Rất chí lý ... Thanks LH for sharing ... |
| | | Moon
Tổng số bài gửi : 384 Registration date : 22/08/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Thu 08 Dec 2011, 07:47 | |
| - vinh thanh đã viết:
- Thân chào Anh Lữ Hoài,
Anh vẫn khỏe chứ?
VT đang ở nhà.Hôm nay ở chổ VT,trời u ám.Nhìn qua khung che cửa sổ,từng giọt mưa lác đác rơi. Thấy nản! VT không thích cái kiểu mưa như vậy.Cứ làm một trận cho đã nư đi,rồi trời quang mây tạnh. Nhưng cái không khí này mà nghe classical thì lại tuyệt,như serenade của Schubert chẳng hạn! Rất tiếc,VT không viết được văn,để ít nhất,diễn tả được tâm trạng của mình.Không có khiếu.VT có thử vài lần.Nó khô khan chẳng khác mấy cái công điện mà VT đã viết thuở xưa! Có lẽ đã nhập tâm rồi. VT có một số câu chuyện muốn được ghi lại.Thời gian nó bào mòn tất cả,từ sức khỏe đến trí nhớ! Cần phải thực hiện nhanh thôi. Trở lại trang "NGỘ",VT không biết mình đã học được những gì trong đó.Chắc chẳng là bao so với công sức của Anh.Tuy nhiên,VT xin mạn phép Anh để ghi lại những điều tâm đắc.
-Ngộ nhận là điều khó lòng ai tránh khỏi.Muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì,cần phải là người trong cuộc (Bữa Cơm Của Khổng Tử).
-Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn.Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn.Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng (Con Lừa Và Cái Giếng).
-Trên con đường đi về phía trước đó,nếu suy nghĩ lệch lạc sẽ bị thối tâm (Hòa Thượng Và Chú Tiểu).
-Hãy làm những gì con tim mách bảo.Đừng kết tội nếu ta không biết rõ (Quán Cơm Chỉ).
-Buồn nản và chán chường là những thứ tồi tệ nhất có thể gậm nhấm tâm hồn mình một cách vô tư.Mà đáng sợ hơn hết là vượt qua cơn bão lòng,vì chính nó lại là thứ có thể dìm mình sâu xuống tận đáy (Trái Tim Muốn Nói do Tỷ M. sưu tầm).
-Thật mù quáng biết bao khi chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác nhưng lại không nhìn ra tội lỗi thầm kín của mình ( Lương Tâm).
-Tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình (Vài Ý Đẹp Về Nhân Sinh).
-Tha thứ luôn là linh dược mầu nhiệm có thể trị liệu mọi nỗi khổ niềm đau cho người được tha thứ và cho cả người tha thứ (Khó Vượt Qua Chính Mình).
-Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất (Hòn Đá Ném Đi).
Xin thành thật cám ơn Anh Lữ Hoài.
Kính chúc Anh được nhiều niềm vui trong cuộc sống.Xin hẹn gặp lại.
Vĩnh Thành. Bài viết rất hay ... Thanks Vinh Thanh đã chia xẽ ... Cứ típ tục viết cũng như hát hay ko bằng hay hát ... viết hoài cũng sẽ thành hay thoi em ...
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Ngộ | |
| |
| | | |
Trang 10 trong tổng số 17 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 6 ... 9, 10, 11 ... 13 ... 17 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |