Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| | | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Trên Vạn Nẽo Đường Wed 02 Nov 2011, 06:24 | |
| Tam Tạng và Con Ðường Tơ Lụa
Nhà sư Huyền Trang là một nhà du hành đã có ảnh hưởng lớn trên lịch sử thế giới trong 14 thế kỷ từ nghệ thuật, tôn giáo, địa chất, khảo cổ, đến nhân văn. Ngài đã đi 10,000 dặm trên con đường lụa trong 16 năm. Con đường lụa (Silk road) nối dài từ Trường An, Trung Hoa qua đến Ba Tư (Iran ngày nay) từ đó đến La Mã, quan trọng như mạng lưới thông tin của thế kỷ thứ 20. Con đường ấy giúp trao đổi thương mại, tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật, hòa bình và tôn giáo cho các quốc gia từ Á sang Âu, từ Âu sang Á. Nhà sư đi từ Tràng An qua Ấn Ðộ thỉnh kinh Phật về Trung Hoa đã được Aurel Stein, sử gia thế kỷ 19, gọi là “Thánh bổn mạng” của con đường lụa. Trong 19 năm, nhà sư Huyền Trang đã dịch 1,335 chương từ chữ Phạn sang chữ Hoa, đem Tâm Kinh và Kinh Kim Cương phổ thông về Trung Hoa. Huyền Trang Câu chuyện Tam Tạng thỉnh kinh thế kỷ thứ 7 có thật nhưng vào thế kỳ 16, năm 1592 Ngô Thừa Ân tiểu thuyết hóa với “Tây Du Ký” với Tề Thiên Ðại Thánh. Tiểu thuyết đã làm say mê bao thế hệ nhưng mặt khác Ngô Thừa Ân đã khiến độc giả tưởng nhân vật Tam Tạng không có thật. Tề Thiên Ðại Thánh, được Ngô Thừa Ân phỏng theo con khỉ anh hùng trong truyện dân gian Ấn Ðộ, thần Ramayana. Con heo Trư Bát Giới tham lam yếu lòng yếu dạ, Sa Tăng đeo chuỗi sọ người đen đuốc phỏng theo các tín đồ Bà La Môn đeo sọ người, da bôi lọ nồi. Tam Tạng được tiểu thuyết hóa từ một đứa trẻ sinh ra, bị mẹ bỏ trong nôi trôi trên sông, được một nhà sư vớt về nuôi (giống như truyền thuyết Moses hay chuyện hai anh em Romus, Romulus ở La Mã) phải qua 80 khổ nạn trên đường thỉnh kinh với Tề Thiên, Trư Bát Giới và Sa Tăng bảo vệ. Hành trình của Huyền Trang từ năm 629 đến 645 trên con đường lụa đầy gian khổ không kém Tây Du Ký. Sanh năm 602, đời nhà Ðường, gần Lữ Giang. Ngài là người trẻ nhất trong bốn người con. Hồi nhỏ nhà theo đạo Khổng, ông nội làm quan đời nhà Tề đến đời nhà Tùy suy sụp, năm 618, gia đình chạy về Tràng An. Một kinh đô văn hóa Á Châu 30 dặm vuông so với La mã được gọi là Ðại Tần 5 dặm vuông (đến năm 742 Trường An có 2 triệu dân). Ảnh hưởng bởi một người anh đã đi tu, 12 tuổi Huyền Trang được chọn trong hàng trăm người để tu học. Lớn lên nhà sư được tả là người cao lớn đẹp trai cao 1.8 m, lông mày rậm, mắt sáng, trán cao, thông minh tuyệt đỉnh. Năm 628, Trung Hoa đã có nhiều kinh Phật được dịch nhưng nhà sư Huyền Trang nhất trí học chữ Phạn, phải tìm kinh nguyên thủy, thay vì tụng kinh tam sao thất bổn (như kinh kệ dịch hiện nay lúc thì phiên âm lúc thì dịch nghĩa). Trước Huyền Trang đã có 54 nhà sư đi Ấn Ðộ, nổi tiếng nhất là nhà sư Pháp Hiển (đi theo con đường tơ lụa về theo đường biển) đã gây ấn tượng mạnh mẽ về Phật giáo cho người Hán đang theo đạo Khổng. Năm 629, nhà Ðường bế môn tỏa cảng, không được phép đi về hướng Tây nhưng nhà sư Huyền Trang muốn học Duy Thức Luận (Yogacara, nguyên ngữ bằng tiếng Phạn) đã nửa đêm bí mật trốn đi khỏi Tràng An, qua 5 vọng gác với thông hành giả đến Ngọc Môn Quan (cửa dẫn đến vùng Thiên San như câu hát của Lê Thương: Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn) qua vùng Cam Túc, Mông Cổ, Thanh Hải, Lạng Châu bị quan tổng đốc đuổi về nhưng ngài được 2 đệ tử dẫn đến An Tây. Lính gác thành, yêu đạo Phật, xé lệnh cấm khuyên Huyền Trang đi gấp. Ra khỏi Ngọc Môn Quan, Bandha dẫn nhà sư đến bờ sông, nửa đêm cầm dao phay định giết nhà sư đang nằm ngủ. Giống như trong chuyện Tây Du Ký, Huyền Trang cầu Phật Bà Quán Âm, Bandha bỏ trốn, nhà sư một mình một ngựa trốn qua 5 vọng gác, bị lính bắn vào đầu gối nhưng vẫn đi 300 dặm qua sa mạc Gori để đến ốc đảo Hami. Sa mạc được người Hán đặt tên là Hà Sa (sông cát) sa mạc với đồn cát, gió thổi như tiếng nhạc, ban đêm như tiếng ma nói chuyện giống như những đụn cát ở Nam Phi. Nửa đêm giữa sa mạc, bình nước vỡ, nhà sư đọc kinh cầu Phật Bà Quán Âm, sương bỗng nhiên đổ xuống vừa đủ cho nhà sư và ngựa. Hai ngày sau đến ốc đảo Hami nơi chân núi Thiên Sơn, qua sa mạc Takhlamatan đến nước Thổ Phồn, vua Chu nguyên Thái gốc Hoa giữ lại giảng đạo Phật một tháng. Thổ Phồn với kinh đô Cao Cang với núi đất đỏ (flaming mountain) là ngẫu hứng một chương Tây Du Ký nổi tiếng với Tề Thiên đại thánh đại náo bị Phật nhốt vào trong lòng bàn tay. Từ Thổ Phồn, Huyền Trang được vua cấp đoàn người với 24 lá thơ giới thiệu đến 24 quốc gia vùng Trung Á. Ông là một nhà ngôn ngữ học đại tài, đến các nước giảng đạo Phật bằng thổ ngữ chứ không bằng Hán ngữ. Sau vua Thổ Phồn, nhà sư gặp Ðại Hãn cai trị xứ Tây Thổ (kéo dài từ Ba Tư đến A Phú Hãn, Pakistan và các nước hiện nay Kyrgystan, Tajikistan, Uzbekistan) người Hán gọi là đất “ngàn con suối.” Nhờ Huyền Trang, Ðại Hãn chú trọng đến đạo Phật. Vùng đất này gần Kucha nơi có những người dân Ấn Âu (Indo European) tóc đỏ, mắt xanh, một quốc gia nổi tiếng về âm nhạc với đàn dây, đàn tì bà, đàn nhị, v.v... đem về triều nhà Ðường, với vạn Phật Ðộng và các bảo tháp. Ða số dân Uzbekistan họ An (sau có tướng An Lộc Sơn yêu bà Dương Quý Phi làm loạn triều Ðường Minh Hoàng). Trước khi đến Bamiyan, nhà sư qua Kunduz, đến thành phố Balk nay thuộc A Phú Hãn. Thành phố Phật giáo hưng thịnh qua mặt Ấn Giáo, Bái Hỏa Giáo, Bà La Môn, Thiên Chúa Giáo và Mani Giáo. Thành phố trước bị Hung Nô chiếm sau nhờ 2 thương gia Trapusa và Bhallika đem Phật Giáo đến A Phú Hãn. Hai người đã xây hai bảo tháp thờ tóc và móng tay do Phật ban khi họ từ giã Phật Thích Ca. Tương truyền rằng khi 2 thương gia xin Phật dạy nghi lễ, Phật Thích Ca dạy họ xây Bảo Tháp (Stupa, Phù đồ, trong câu: “Dầu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người”). Phật cởi áo cà sa 3 mảnh gấp làm tư, thành hình vuông, mảnh lớn ở dưới mảnh nhỏ ở trên. Sau đó Phật để bình bát lên trên, sau cùng cắm cây thiền trượng dựng đứng lên. Bảo tháp vì vậy có hình tròn không giống các bảo tháp ở các chùa bây giờ. Bảo tháp của Phật là sơ đồ vũ trụ, với vòm tròn tượng trưng cho vòm trời, cây gậy là trục của vũ trụ. Bảo Tháp tượng trưng cho niết bàn. Ðến thời vua Asoka (A Dục, không còn dục vọng, ham muốn) nhà vua xây tám bảo tháp chứa xá lợi Phật sau đó xây 84.000 bảo tháp, nhà vua tin xương người chứa 84,000 nguyên tử. 84,000 bảo tháp là 84,000 nguyên tử của xương Phật, từ đây xuất phát 8 vạn 4 ngàn Pháp môn. Hai tượng phật vùng Bamiyan, A Phú Hãn Nhà sư Huyền Trang đến thung lũng Bamiyan vào năm 632. Ngài mô tả thành phố ốc đảo trong vùng núi rặng Hindu Kush nơi có đầy hoa, mật, lúa mì, trái cây đầy đủ cho người, ngựa và cừu. Dân A Phú Hãn mặc áo lông, rất mộ đạo Phật. Nhà sư đã ngẩn người vì rặng núi với vách đá cao 2,000 ft. kinh ngạc với hai tượng Phật khổng lồ tạc trong vách núi. Tượng thấp màu xanh, tượng cao màu đỏ. Bức tượng lớn nằm hướng tây cao 150 ft (chiều cao thật sự sau này được đo lại là 175 ft) bức tượng thấp cao 125 ft nằm phía đông cách nhau nửa dặm. Tượng Phật cao là tượng Phật hóa thân, tượng thấp là tượng Phật Thích Ca cả hai quay mặt nhìn về hướng Nam. Nhà sư Huyền Trang là người đầu tiên tả hai tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, hai tượng Phật này sau trở thành mô hình cho các tượng Phật ở Nhật và Trung Hoa. Những nhà nghiên cứu văn hóa về sau cho thấy hai tượng Phật là một hài hòa văn hóa, với áo choàng của Phật là áo choàng Hy Lạp, như kiểu áo choàng của Ðại Ðế Alexander màu ngọc bích trang hoàng với các viên ngọc. Nhà sư Huyền Trang mô tả 10 tu viện với 7.000 tu sỹ tiểu thừa. Các tu viện này nằm trong hang động và dưới chân hai bức tượng. Ðây được xem là tu viện Hoàng Gia. Các tu viện này bị phá hủy khi Hồi Giáo đến chiếm A Phú Hãn vào thế kỷ thứ 8. Từ vua Mông Cổ Mahmoud cho đến Thành Cát Tư Hãn (1221) trong ngàn năm tượng Phật bị phá mặt, cùng với thời gian và thời tiết bị hư hoại, nhưng tượng Phật vẫn đứng vững. Các nhà khảo cổ dùng phương pháp đo lường quang học (spectrometer) định được tượng Phật Thích Ca dựng lên từ giữa năm 544 đến năm 595 và bức tượng lớn từ khoảng năm 591 đến năm 644 chứng tỏ nhà sư Huyền Trang khi đến A Phú Hãn thì hai tượng Phật mới được tạc. Hai bức tượng, theo Viện Ðại Học Munich, được tạo từ đá, gỗ, sành, trộn với lông súc vật và khoáng chất thạch anh được giữ thăng bằng bởi dây thừng rồi trang điểm giống như Huyền Trang mô tả. Nhân 10 năm kỷ niệm ngày hai bức tượng bị phá hủy, cơ quan UNESCO muốn dựng lại hai bức tượng nhưng các chương trình còn được bàn cãi, trở ngại lớn là tài chánh. Nhưng điều đã làm các nhà khảo cổ nhức đầu nhất là nhà sư Huyền Trang đã mô tả một tượng Phật thứ ba, tượng Phật nằm nhập niết bàn (Parinirvana) 12 dặm về phía đông. Bức tượng được mô tả kỹ lưỡng, nằm dài 1,000ft, hơn hẳn hai bức tượng đứng khổng lồ, tư thế nằm bên phải, chống tay, quay mặt về hướng Nam. Giáo Sư Zemulia Tarzi, học giả về A Phú Hãn Ðại Học Strasbourg từ năm 1978 đã nỗ lực tìm kiếm pho tượng này vì Huyền Trang trong sách mô tả tất cả chi tiết từ tu viện, bảo tháp các nơi trên đường tơ lụa đều chính xác. Ðược chính quyền Pháp tài trợ, vào tháng bảy mỗi năm, giáo sư Tarzi bay từ Strasbourg về Bamiyan nhưng ông chưa tìm thấy bức tượng thứ ba. Ông tìm thấy bảy tu viện, các di tích đồ gốm, các mảnh tượng dài 62 ft. Bà Nancy Dupree, chuyên gia Hoa Kỳ về nghệ thuật A Phú Hãn cũng mới tham gia đi tìm tượng Phật nằm vì bà cũng tin tưởng vào sách của Huyền Trang. Có lẽ bức tượng đã biến thành cát bụi ở thành phố Ghari-i-Gholghola (thành phố “rên xiết” khi Thành Cát Tư Hãn đi qua tàn sát hàng ngàn người). Sau khi rời Bamiyan, nhà sư Huyền Trang tiếp tục cuộc du hành đến Kabul, xuống đến Peshawar, Lahore thuộc Pakistan bây giờ rồi đến Ấn Ðộ, mục tiêu cuối cùng để tu học ở Viện Ðại học Phật giáo đầu tiên Nalanda. Ngài đi hành hương những nơi mà các tín đồ Phật giáo phải đi đến trong những năm ở Ấn Ðộ, Saravast ( nơi Phật làm phép lạ), vườn Lumbini (Lâm Tì Ni) nơi Phật Sanh, Kushinagara (nơi Phật nhập niết bàn) Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya, nơi Phật giác ngộ), Sanarth (nơi Phật giảng bài giảng đầu tiên Chuyển pháp luân). Tháng 4 năm 643, nhà sư Huyền Trang được hai vua Assam và Harsha đồng ý cho phép hồi hương. Ðến Ấn Ðộ, ngài theo Bắc lộ (đường tơ lụa phía trên) về Trung Hoa Ngài theo Nam lộ, vua Ấn cung cấp voi đặc biệt chở được 8 người, kinh sách; 3,000 lạng vàng; 10,000 lạng bạc. Ði phải trốn, năm 645, trở về nhà sư Huyền Trang lại được vua Ðường Thái Tông đón tiếp trọng thể, chính thân vua ra đón vào Tràng An. Vua còn trách nhà sư tại sao đi không xin phép. Ðường Thái Tông nguyên trước giết anh để lên ngôi vua nay nhờ Huyền Trang sám hối theo đạo Phật. Vua Ðường phong Huyền Trang chức Ðường Tăng còn được gọi là Tam Tạng vì Ngài đem về ba tạng thư: Tạng thư Sutras (lời Phật giảng) Abhidharma (Pháp cú, triết học Phật giáo), Vinaya (Tăng luật). Vua sai nhà sư viết lại chuyến du hành, Sách Tây Vực Ký được dịch ra nhiều ngôn ngữ kể chuyến đi có thực khác với Tây Du Ký. Nhờ tài liệu Tây Vực Ký, các vua đời nhà Ðường thống nhất thiên hạ về phía Tây và phát triển Phật Giáo. Kinh sách, xá lợi Phật do Tam Tạng đem về được cất trong Ðại Nhạn Tháp ở Trường An ( Nay là Tây An). Tháp xây bằng đá cao 175 ft, không giống những bảo tháp Huyền Trang đã thấy ở Ấn Ðộ. Ðại Tháp vẫn còn trong gần 14 thế kỷ đánh dấu một thời kỳ Phật Giáo hưng thịnh ở Trung Hoa. Hình ảnh hai tượng Phật ở A phú Hãn và hai tòa cao ốc ở Nữu Ước giờ đây như những lời Phật dạy trong Tâm Kinh: “ Hình không thật, cảnh không thật, đời là ảo ảnh...” *Ngày 2 tháng 3, 2001, quân Taliban đặt chất nổ phá hủy hai tượng Phật khổng lồ lớn nhất thế giới ở thung lũng Bamiyan, A Phú Hãn. Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc và cả thế giới phẫn nộ lên án tội ác văn hóa của những người quá khích.
Ngày 7 tháng 10, 2001 quân đội Hoa Kỳ tấn công A Phú Hãn, chính quyền Taliban sụp đổ. Theo chương trình hiện đại, còn hai tượng Phật đang được đúc lại như hai tượng nguyên thủy 1.500 năm trước được mô tả đầu tiên bởi Tam Tạng, nhà sư nổi tiếng đời
*Việt Nguyên Cuộc tìm kiếm bức tượng Phật khổng lồ Năm 2001, khi nhân loại bất lực chứng kiến Taliban tàn phá hai tượng Phật ở thung lũng Bamiyan, thì có một nhóm khảo cổ cho rằng không phải tất cả đều đã bị phá hủy. Theo họ, còn có một tượng thứ ba, lớn hơn rất nhiều, có thể vẫn còn bị chôn vùi gần đấy: Đó là một tượng Phật nằm dài tới 300 mét! Suốt 7 năm qua họ cất công khai quật, nhưng vẫn chưa tìm thấy gì. Tuy nhiên, họ vừa bất ngờ phát hiện ra một pho tượng dài 19 mét. Tìm thấy rồi!", nhà khảo cổ Afghanistan Anwar Chan Fajes reo lên mừng rỡ khi ông vừa leo lên khỏi hố khai quật nằm dưới chân vách núi sa thạch ở thung lũng Bamiyan, gần chỗ 2 pho tượng đứng khổng lồ. Hai pho tượng này, cao 55 mét và 38 mét, được những người hành hương Trung Quốc tạc vào núi hồi thế kỷ thứ 6 sau CN, đã đứng sừng sững suốt 1.500 năm trước khi sụp đổ hồi năm 2001 do bị bọn Taliban nổ mìn, ném lựu đạn và nã pháo ròng rã suốt một tháng. Phát hiện ngẫu nhiên Hai bức tượng trên mất đi, giờ đây Fajes và các cộng sự của ông tìm thấy một bức tượng khác, chưa ai biết tới: Một tượng Phật nằm, dài 19 mét. "Đó là khoảnh khắc đầy hạnh phúc khi chúng tôi phát hiện ra những dấu vết đầu tiên. Bao nhiêu năm tìm kiếm của chúng tôi cuối cùng cũng đã được đền đáp”, Fajes nói. Một góc thung lũng Bamiyan – còn chứa nhiều bí ẩn Đây là một phát hiện ngẫu nhiên. Thật ra cuộc khai quật của đoàn khảo cổ Pháp – Afghanistan nhằm một mục tiêu khác: Họ đang đi tìm một tượng Phật nằm dài tới 300 mét! Cuộc tìm kiếm kiếm bức tượng này đã được bắt đầu cách đây hơn 30 năm, nhưng bị gián đoạn trong thời gian Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan. Ngay sau khi lực lượng Hồi giáo cực đoan này bị lật đổ vào cuối năm 2001, các nhà khảo cổ đã quay trở lại thung lũng Bamiyan để tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình, nhưng cho tới nay vẫn chưa thu được kết quả. Bù lại, họ đã phát hiện ra tượng Phật nằm dài 19 mét nói trên. “Đó là phát hiện quan trọng nhất kể từ khi chúng tôi làm việc ở đây”, Abdul Hamed Dschalia, người phụ trách các di tích ở tỉnh Bamiyan hồ hởi nói. Hồi tháng 9 năm ngoái, “cái đầu tiên mà những người thợ đào tìm thấy là một phần của chân, tuy nhiên ban đầu họ không biết đấy là gì”, Dschalia kể. “Nhưng khi họ đào được một số phần nữa, thì ông Fajes vui mừng hét toáng lên và chạy ngay về văn phòng của chúng tôi”. Tiếp đó họ thấy ngón tay cái, rồi ngón trỏ, bàn tay, rồi một phần cánh tay, thân thể, bệ nằm… của tượng Phật. Nhà khảo cổ Fajes cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa khai quật được toàn bộ pho tượng. Tuy nhiên qua những gì đã được đào lên, chúng tôi xác định nó dài 19 mét”. Với độ dài đó, thật ra đây cũng là một tượng thuộc loại lớn, nếu dựng lên thì cũng cao tương đương với một tòa nhà 6 tầng. Theo ông Fajes, tượng Phật này đã bị những người Hồi giáo chiếm đóng làm hư hại vào thế kỷ thứ 9. Lại để Phật ngủ tiếp trong mùa đông Hiện tại các nhà khảo cổ đã cho lấp kín lại pho tượng đang được đào dở, để bảo vệ nó qua mùa đông hết sức khắc nghiệt ở Afghanistan và để tránh gây sự chú ý đối với những tên trộm cổ vật. Vào mùa hè tới, họ sẽ trở lại để tiếp tục khai quật. Phát hiện này mang lại niềm vui lớn cho người dân tỉnh Bamiyan. Mặc dầu là người Hồi giáo, song “dân chúng Bamiyan mong muốn ít nhất một trong hai pho tượng Phật bị phá hủy được xây dựng lại”, bà Habiba Sorabi, tỉnh trưởng tỉnh Bamiyan nói. Họ hy vọng qua đó sẽ thu hút được khách du lịch tới vùng hẻo lánh nghèo kiết xác này. "Thế nhưng chính phủ trung ương không muốn làm điều đó”, nữ tỉnh trưởng duy nhất ở Afghanistan bực dọc nói. “Thật đáng xấu hổ!”. Một tượng Phật đứng ở Bamiyan – trước và sau khi bị Taliban phá hủy Giờ đây người dân tỉnh Bamiyan hy vọng bức tượng mới được tìm thấy cũng có thể tạo ra một sự thu hút nào đó đối với du khách. Nếu công tác khai quật được đẩy nhanh, bức tượng có thể sớm ra mắt công chúng vào cuối năm nay. Vào mùa hè tới, song song với việc khai quật nốt pho tượng vừa được tìm thấy, đoàn khảo cổ lại tiếp tục đào bới để tìm kiếm tượng Phật nằm dài 300 mét. Một cuộc tìm kiếm viển vông? Thung lũng Bamiyan từng là một trung tâm Phật giáo cực thịnh, có thời có tới 5.000 nhà sư sinh sống. Vào khoảng năm 630, Huyền Trang, một nhà sư Trung Quốc hành hương đến thung lũng này và đã có những ghi chép khá chi tiết về nơi đây, trong đó ông có mô tả một tượng Phật nằm dài tới 300 mét. Dựa vào những ghi chép đó, cách đây hơn 3 thập kỷ ông Zemaryalai Tarzi - nguyên Giám đốc Viện khảo cổ Kabul, nhưng sau năm 1979 lưu vong sang Pháp và trở thành giáo sư khảo cổ học thuộc Đại học Strasbourg – đã bắt đầu cuộc tìm kiếm bức tượng huyền thoại. Ông hiện là Giám đốc Đoàn khảo cổ Pháp ở Bamiyan. Ông Tarzi tin rằng những ghi chép của sư Huyền Trang là một tài liệu có cơ sở. Lập luận của ông: Trong ghi chép của mình, sư Huyền Trang đã ghi lại rất chính xác cả kích thước lẫn vị trí của hai tượng Phật đứng, vì thế không có lý do gì ghi chép của nhà sư về bức tượng Phật nằm dài 300 mét lại không đúng. Tượng Phật nằm dài 300 m, so sánh với tháp Eiffel Một số người vẫn cho rằng cuộc tìm kiếm của ông là viển vông, vì nếu tượng Phật khổng lồ đến như vậy, có chiều dài tương đương với chiều cao của tháp Eiffel, thì làm sao nó lại biến mất vào lòng đất được? Tarzi có ngay câu trả lời hợp lý: Bức tượng có thể đã được các nhà sư cố tình chôn lấp cách đây nhiều thế kỷ để tránh sự tàn phá của quân Hồi giáo, hoặc là nó bị chôn vùi bởi một trận động đất lớn. Việc thời gian qua các nhà khảo cổ đã khai quật được một loạt đồ tạo tác và giờ đây phát hiện ra bức tượng dài 19 mét chứng tỏ rằng rõ ràng thung lũng Bamiyan vẫn còn lưu giữ dưới lòng đất những di sản quan trọng. Trong đó rất có thể có bức tượng dài 300 mét. Không ảo tưởng Sắp tới, các nhà khảo cổ sẽ tiếp tục khai quật với mục tiêu ban đầu là tìm ra khu tu viện cổ mà sư Huyền Trang từng mô tả năm 630. Theo ghi chép của vị sư này, tượng Phật nằm khổng lồ nói trên tọa lạc ở phía sau bức tường khu tu viện. Nếu nó được tìm thấy, đó có thể là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất ở đầu thế kỷ 21 và Bamiyan sẽ nhanh chóng trở thành một di tích hàng đầu thế giới. Thung lũng bí ẩn này tiếp tục là một nơi đầy cuốn hút đối với giới khảo cổ. Hồi tháng 4 năm ngoái, họ đã bất ngờ phát hiện ra một loạt tranh hang động tại đây được vẽ bởi… sơn dầu. Theo kết quả phân tích đồng vị phóng xạ, mẫu sơn này đã tồn tại từ thế kỷ 7, tức là lâu hơn rất nhiều so với ở châu Âu mà cho tới nay vẫn được coi là nơi phát minh ra sơn dầu (thế kỷ 13). Tuy nhiên ngay cả Tarzi cũng không ảo tưởng về khả năng có thể tìm thấy bức tượng khổng lồ. Thật ra mục đích của ông chẳng qua là với cuộc tìm kiếm bức tượng huyền thoại, ông muốn thế giới tiếp tục quan tâm đến thung lũng Bamiyan, một di chỉ khảo cổ mà nhiều người cho rằng đã bị tàn phá sạch. National Geographic Society, tổ chức tài trợ cho cuộc tìm kiếm (cùng với chính phủ Pháp), cũng hiểu điều đó. Nhà khảo cổ Fredrik Hiebert thuộc tổ chức này nói: “Thung lũng Bamiyan là một trong những điểm quan trọng nhất trên Con đường tơ lụa và nó còn đầy những cổ vật chưa được khai quật. Cuộc tìm kiếm bức tượng huyền thoại của Tarzi quả là quan trọng, tuy nhiên cũng còn nhiều thứ khác có giá trị đang chờ được phát hiện ở Bamiyan”. Bức tượng 19 mét vừa được khai quật là một thí dụ. Phan Đức |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Cần Một Tấm Lòng Thu 03 Nov 2011, 11:08 | |
|
QUÁN CƠM CHỈ
Chiều Chủ nhật, tôi bỗng dưng nổi cơn lười không muốn vào bếp nấu cơm nữa. Tôi nói Thảo ghé ngang quán hàng bán bánh mì, cơm chỉ gần góc đường Bolsa và Brookhurst (Quận Cam, California, nơi rất đông người Việt - BT) để mua hai phần bánh xèo về ăn, tiện thể, tôi cũng muốn mua vài cái bánh tiêu ăn thử, xem món bánh tiêu của quán hàng này ngon như thế nào mà cô em của Thảo nói là “phải” ghé mua mỗi lần đi xuống Little Sài Gòn.
Tôi đặt mua hai phần bánh xèo trước, rồi quay sang quầy hàng thức ăn ngọt để mua bánh tiêu. Đã có một người khách đứng ở quầy hàng trước tôi, và bà đang bảo bà bán hàng gói cho bà “tất cả” những cái bánh tiêu nằm trong khay bánh. Tôi hấp tấp hỏi bà bán hàng còn bánh tiêu không thì bà bảo là hết rồi. Tôi buồn tình buông hai tiếng - “Thế à!”, rồi đứng qua một bên, không xếp hàng nữa. Thấy vậy, người khách hàng đang “gồm thâu” hết mười mấy cái bánh tiêu trong khay quay lại hỏi tôi:
- Chị muốn mua mấy cái?
Tôi trả lời:
- Tôi chỉ muốn hai cái thôi.
Bà khách, mà tôi quên hỏi tên, nên tôi tạm gọi là “bà khách bánh tiêu”, nói với bà bán hàng:
- Dì để lại cho chị này hai cái đi.
Tôi quay sang cười với bà khách hàng, nói:
- Cám ơn chị. Tôi nghe cô em chồng quảng cáo bánh tiêu ở đây ngon nên muốn thử cho biết.
Bà khách bánh tiêu cũng cười:
- Chị không thấy tôi mua hết nguyên khay sao?
Bà khách bánh tiêu nhìn qua quầy hàng thức ăn mặn nói:
- Cho con hai hộp lớn sườn ram, một hộp canh khổ qua, và đổ cho con thêm hai phần bánh xèo.
Bà bán hàng ngoái cổ vào phía nhà bếp gọi lớn trước khi bước sang quầy hàng cơm chỉ:
- Hai phần bánh xèo nữa Tám ơi.
Sau khi mua xong thức ăn rồi, bà khách bánh tiêu cũng đứng vào một góc quán hàng, gần tôi, chờ bánh xèo. Bà nói:
- Bánh tiêu ở quán này ngon nhất vùng Little Saigon đó. Để qua đêm nướng lại ăn cũng còn ngon.
Vừa lúc đó có một người Mễ và một người Việt Nam bước vào. Ông Mễ chậm chạp với cái gậy chống trên tay, nhường bước cho người Việt Nam đứng xếp hàng trước. Anh chàng Việt Nam này còn rất trẻ, chắc khoảng chừng trên dưới ba mươi tuổi, nhưng ăn mặc bê bối luộm thuộm và dơ dáy làm sao. Anh gọi mua một hộp cơm phần ba món, có cả canh, một hộp cơm rang, thêm mấy món mặn nữa để riêng. Bà bán hàng vừa múc thức ăn vào hộp vừa nói với anh:
- Nhiều quá ăn sao hết.
Nhưng người khách hàng không đếm xỉa gì đến lời nói của bà bán hàng, anh chạy sang tủ nước lấy mấy lon coke lạnh đưa cho bà. Anh có vẻ vội vã như sắp phải đi ngay. Bà bán hàng vừa gói thức ăn vừa nói như phân bua với tôi và bà khách bánh tiêu:
- Mấy người này là vậy đó, có ai cho thì mua lung tung, mua nhiều quá hổng biết làm sao ăn hết.
Tôi ngạc nhiên nhìn bà bán hàng, rồi nhìn bà khách bánh tiêu như thầm hỏi: “Ai lại bán hàng mà phàn nàn là khách mua nhiều bao giờ”. Bà khách bánh tiêu có vẻ hiểu ý tôi nên thì thào giải thích:
- Anh chàng này là một trong những người homeless (vô gia cư, không nhà cửa. ) đó, họ cứ đứng xớ rớ trước cửa mấy tiệm bán đồ ăn chờ xem có ai cho gì không.
Bà bán hàng cầm mấy cái túi thức ăn và nước để trên mặt quầy nhưng chưa giao cho người khách homeless, bà nói: - “Hết thảy $17.5” -, rồi chờ thâu tiền. Tôi cũng đứng nhìn xem anh homeless này có chừng bao nhiêu tiền mà dám tiêu nhiều như vậy cho một bữa cơm chiều. Nhưng không có dấu hiệu gì chứng tỏ là anh sẽ lấy tiền ra trả. Bà bán hàng nói lớn, trống không:
- Ai trả tiền cho “nó” đây?
Tôi nhìn quanh quất không biết bà hỏi ai, vì ở trong quán hàng này, ngoài bà bán hàng, có tôi, bà khách bánh tiêu, và ông Mễ, thì đâu còn ai nữa. Bà bán hàng nhìn người khách homeless đang giơ tay chờ đợi giao hàng, rồi nhìn sang bà khách bánh tiêu:
- Cô trả cho “nó” hả?
Bà khách bánh tiêu lắc đầu nói không, rồi quay sang tôi nói nhỏ:
- Tôi mới cho anh ta tiền hồi nãy.
Ông Mễ, tay cầm một tờ $20, nãy giờ đứng yên lặng trước quầy hàng, thấy ồn ào nên lên tiếng hỏi:
- What are you guys saying? I don’t understand. (Các vị đang nói chuyện gì vậy? Tôi không hiểu. )
Bà bán hàng lặng im, bà không biết phải trả lời ông Mễ ra sao, bà đưa mắt nhìn bà khách bánh tiêu như nhờ bà nói giúp. Bà khách bánh tiêu quay sang ông Mễ giải thích:
- We are talking about this man. He bought too much food, but he has no money to pay. What can we help you, sir? Do you need to buy anything? (Chúng tôi đang nói về anh chàng này. Anh ta lấy quá nhiều đồ ăn nhưng không có tiền trả. Chúng tôi có thể giúp gì, thưa ông. Ông có cần mua gì không ạ?)
Ông Mễ lắc đầu:
- No, I don’t need anything. I promised to buy this man dinner. Just give him the food he wants. I will pay. (Không, tôi không cần mua gì. Tôi đã hứa sẽ mua bữa tối cho anh này. Bà hãy đưa đồ ăn cho anh ấy. Tôi sẽ trả tiền.)
Bà khách bánh tiêu quay lại nói với bà bán hàng:
- Ông Mễ nói ổng trả tiền cho người này.
Bà bán hàng há hốc miệng nhìn người khách Mễ, nhưng vẫn chưa chịu đưa mấy gói thức ăn cho người khách homeless. Bà khách bánh tiêu nhắc lại:
- Ông Mễ nói dì đưa đồ ăn cho người ta, ổng trả tiền.
Bà bán hàng luống cuống thả hai gói thức ăn và bịch nước trên quầy. Người khách homeless nhanh tay chộp lấy rồi phóng nhanh ra cửa.
Tôi ngạc nhiên nhìn ông Mễ, người đã rộng lòng chia chén cơm chiều nay cho người homeless. Ông chừng khoảng trên dưới bốn mươi tuổi thôi, khuôn mặt trắng trẻo, thân hình thon gọn, mạnh khỏe, nhưng hình như là hơi bị tật ở chân, vì ông phải nhờ vào chiếc gậy chống trên tay trong mỗi bước đi khập khễnh. Ông vừa cầm tiền thối lại vừa cau mày hỏi:
- What is going on? Why was there so much commotion in here? Why didn’t she give the food to the customer? (Có chuyện gì đang xảy ra vậy. Sao ồn ào thế? Sao bà ta không đưa thức ăn cho khách?)
Một lần nữa bà khách bánh tiêu phải trả lời giúp bà bán hàng:
- Because the saleswoman did not know who would pay for the food. That man is homeless, you know. (Bởi vì bà ấy không biết ai sẽ trả tiền đồ ăn. Anh chàng này là dân lang thang mà, ông thấy đấy!)
Tôi thêm vào:
- That man ordered too much food for one person to eat. The saleswoman was just afraid that the homeless man was taking advantage of the people who were trying to help him. (Anh ta yêu cầu quá nhiều đồ ăn mà một người có thể ăn được. Bà bán hàng e ngại ông ta lợi dụng những người có lòng tốt. )
Ông Mễ lắc đầu nói:
- It’s ok. We still have jobs, we still have money. It is good that we can share with the less fortunate. We do whatever our heart says. How people act is their business. Don’t judge them if we don’t know their circumstances. Maybe he got more food because he wanted to save some for tomorrow, or perhaps to share with those who are in the same boat. (Không sao mà. Chúng ta vẫn còn có việc làm. Chúng ta vẫn còn có tiền. Chia sẻ cho những người có số phận không may là điều tốt. Chúng ta làm những điều mà trái tim mách bảo. Còn họ cư xử thế nào đó là việc riêng của họ. Đừng kết tội họ nếu ta không biết rõ tình trạng người ta thế nào. Có thể anh ấy lấy nhiều đồ ăn vì muốn để dành cho ngày mai hoặc có thể để chia cho những người cùng cảnh ngộ. )
Nói xong, ông Mễ chống gậy chậm chạp bước khỏi quán hàng. Tôi, bà khách bánh tiêu, và bà bán hàng, đứng yên không nói được lời nào. Sự im lặng bao trùm lấy chúng tôi mãi đến mấy phút sau, khi bà bếp đem mấy phần bánh xèo ra để lên quầy hàng trước mặt, chúng tôi mới hết nỗi bàng hoàng.
Tôi với tay lấy túi thức ăn của mình, trả tiền rồi chào bà khách bánh tiêu đi ra xe. Tôi kể cho Thảo nghe chuyện người Mễ trả tiền cơm cho người homeless Việt Nam. Thảo gật gù khen:
- Ông Mễ đó thiệt hay nghen.
Suốt một quãng đường về tôi im lặng nghĩ lại chuyện vừa xảy ra trong quán hàng cơm chỉ. Tôi cảm thấy có chút hổ thẹn vì mình đã không có được một tấm lòng quảng đại như ông Mễ đó, một người khác chủng tộc đã giúp đỡ người đồng hương của tôi. Tôi đã không nghĩ đến cái việc nhỏ nhoi tôi có thể làm là mua cho người đồng hương khốn khổ đó một phần cơm. Không những thế, tôi còn có những ý nghĩ coi thường người khách homeless vì... trẻ mà không chịu tìm việc đi làm, chỉ biết sống nương nhờ vào người khác, vì... người gì đâu mà....
Tôi ngượng ngùng khi nhớ lại thái độ của mình khi đã cố tình bước lùi xa thêm một chút nữa, để “rộng chỗ” cho người đồng hương homeless khỏi “đụng chạm” vào tôi trong lúc anh lăng xăng chạy từ quầy hàng sang tủ nước. Ừ nhỉ, tại sao tôi lại nông nổi đến thế? Tôi không nghĩ được như ông Mễ: “Đừng xét đoán người khi không biết rõ hoàn cảnh của họ”.
Tại sao tôi không băn khoăn tự hỏi, biết đâu những người homeless này có những cái khó khăn mà họ đang phải phấn đấu để vượt qua?
Tại sao tôi không nghĩ là có thể vì một lý do nào đó nên họ không có cơ hội để tìm kiếm, giữ vững được công việc làm? Cũng có thể vì tuổi trẻ lầm lỡ, nên họ đã vướng mắc vào vòng lao lý, rồi vì cái quá khứ đen tối đó đã đưa họ vào tình cảnh hôm nay? Cũng có thể vì thất cơ lỡ vận nên họ mới trở thành homeless, không có một chốn nương thân, không biết ngày mai có gì ăn để sống?!
Ông Mễ tôi gặp chiều nay cao thượng quá, có một trái tim to lớn quá. Ông giúp người mà không cần biết là có bị lợi dụng hay không. Ông cũng chẳng quản ngại là cái người được ông giúp không cùng chung một quê hương, xứ sở với ông. Tôi cũng cầu mong cho người homeless Việt Nam trẻ đó có thể thoát qua cơn đói nghèo hôm nay và sau này anh cũng sẽ bắt chước ông Mễ ngày nào, đem bát cơm Phiếu Mẫu chia cho những người bất hạnh hơn anh.
Bảo Trân
|
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Duyên -Nghiệp Fri 04 Nov 2011, 14:00 | |
| Nghiệp Duyên
Đề tài chúng tôi nói hôm nay là Nghiệp Duyên, qua đó cho thấy người Việt Nam đã thấm nhuần tinh thần Phật giáo đến tận xương tủy, chớ không phải hời hợt ngoài da. Trước tiên, tôi giải nghĩa chữ “nghiệp”. Như trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu: Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Chỉ hai câu đó thôi, chúng ta thấy cụ Nguyễn Du đã thâm nhập rất sâu ý nghĩa nghiệp của đạo Phật. Bởi vì với quần chúng bình dân, lâu nay khi gặp những hoàn cảnh bất hạnh đến dồn dập, thì luôn thán oán đất trời đã làm cho họ khổ. Nhưng với cái nhìn của cụ Nguyễn Du, không phải trời đất làm cho mình khổ, mà chính nghiệp của mình làm cho ta sướng hay khổ. Biết được nghiệp ấy rồi, tự mình chuyển hóa bằng cách tu tập sửa đổi, chớ không nên than trời trách đất. Đó là một lẽ thật.
Con người luôn có bệnh đổ thừa, không chịu trách nhiệm. Mình làm gì không tốt không hay, đến khi cảnh khổ dồn dập tới thì đổ tại trời khiến, Phật xui, mà không chịu nhận tại mình. Ta làm không tốt nên quả không tốt đến là một điều hiển nhiên hợp lý thôi. Vậy mà mình cũng oán trách trời đất mới lạ chứ!
Học hiểu đạo rồi, chúng ta phải chuyển đổi nghiệp xấu thành tốt, cái dở thành cái hay, đó là tu. Đừng thán oán trách trời, trách đất mà phải trách mình trước tiên. Những gì mình đã làm, ngày nay kết quả đến đúng như hành động của mình, không sai chạy. Người không khéo tu, không nói lành, làm lành, nghĩ lành nên mọi người chung quanh ghét bỏ. Khi bị mọi người ghét kẻ ấy lại đổ thừa tại trời xui, Phật khiến cho người ta ghét mình. Có phải vô lý không?
Cho nên khi thấy người ta không thương mình thì phải tìm lý do tại sao như vậy. Vì mình không tốt, không giúp đỡ ai hết làm sao người ta thương mến gần gũi được. Như vậy đâu phải Phật trời xui khiến. Thế mà lâu nay chúng ta đổ thừa, thán oán Phật trời, như vậy có đúng không? Đó là chỗ sai lầm do không hiểu biết đúng mà ra.
Với Nguyễn Du, cụ đã thấy rõ điều đó nên không ngạc nhiên với chuyện tốt xấu lành dữ của mỗi người. Do nghiệp chi phối dẫn dắt mà có các cảnh tốt xấu, chớ không phải một đấng thần linh nào tạo ra. Sự thật tất cả đều do con người, tự làm rồi tự chịu. Vì vậy người Việt Nam bình dân khi thấy ai khổ thường nói “tội nghiệp quá”. Hai chữ tội nghiệp nói lên ý xót thương người kia vì mê lầm tạo tội lỗi, bây giờ bị quả báo phải trả nghiệp nên chịu khổ đau. Rõ ràng tinh thần nhân quả của đạo Phật đã thấm tận xương tủy dân ta.
Nếu thấy những người sanh ra trong gia cảnh tốt, khá giả, con cháu học hành đỗ đạt, thăng quan tiến chức, thì người ta hay mượn câu ca dao này để khen ngợi: Bởi chưng kiếp trước khéo tu, Ngày nay con cháu võng dù nghênh ngang.
Võng dù đó không phải ngẫu nhiên được, mà do trước kia khéo tu, đã tạo nghiệp lành, tạo phước đức nên ngày nay con cháu mới được thừa hưởng như thế, chớ đâu phải chuyện ngẫu nhiên. Kẻ không biết lý nghiệp báo của đạo Phật, cứ đổ thừa oán trách trời đất, xã hội bất công. Nhưng sự thật gốc từ mình ra, chớ không phải bên ngoài đến. Ta không khéo, không tạo nhân tốt nên phải khổ. Bây giờ tự biết điểm dở của mình, cố gắng sửa thì sẽ hết. Nên nhớ nghiệp từ lời nói, hành động, ý nghĩ mà ra nên ta phải thường xuyên quán sát ba nghiệp của mình. Lời nói, hành động, ý nghĩ xấu tạo thành nghiệp ác, thì sẽ chuốc quả ác. Lời nói, hành động, ý nghĩ tốt tạo thành nghiệp lành thì được hưởng quả tốt.
Như vậy nghiệp có thể chuyển đổi được. Như ta biết mọi người ghét mình vì lời nói không hay, cộc cằn. Bây giờ muốn mọi người thương, ta sửa lại nói những lời hiền lành, dịu dàng, hòa nhã. Như vậy chuyển ghét thành thương là chuyển khẩu nghiệp hoặc thân nghiệp của mình. Miệng đã làm cho người ghét, thì bây giờ cũng chính miệng đổi lại làm cho người thương, chớ cứ đổ thừa trời đất thì biết chừng nào ta mới sửa đổi những thói hư tật xấu của mình. Thấy người ta ghét nói tại trời khiến như thế thì sẽ không bao giờ sửa lỗi. Biết vậy rồi chúng ta chuyển đổi lại, bỏ những lời hung ác dữ dằn, nói lời hiền hòa đức hạnh thì tự nhiên mọi người chung quanh sẽ thương mến. Đó là người khéo tu.
Chúng ta nhìn nhận nghiệp do mình làm nên có các quả khổ thì mới sửa đổi được. Còn đổ thừa cho trời thì vô phương cứu chữa, bởi biết trời ở đâu mà tìm để xin sửa. Đó là lẽ thật. Như ý mình ganh ghét người này oán thù kẻ nọ thì chắc chắn người ta không thương mình được. Bây giờ muốn người ta thương thì mình phải chân thành thương mến mọi người. Chân thành nghĩ điều lành, làm việc lành, giúp đỡ mọi người, không oán ghét ai thì làm gì có chuyện người ta ghét mình.
Nghiệp từ thân, miệng, ý mà ra thì cũng phải từ thân, miệng, ý mà thay đổi. Có thay đổi là biết tu, không thay đổi là không biết tu. Vậy tu là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện, chớ không có gì khác. Cụ Nguyễn Du đã thấy rõ lẽ đó, nên mới nói: Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Không phải trời phạt, không phải trời hành mà chính nghiệp ác mình gây ra khiến cho ta phải khổ. Các bậc Cổ đức xưa kia đã hiểu được đạo Phật một cách thấu đáo nên răn dạy con cháu rất nhiều về điều này. Ngày nay nhiều khi chúng ta nói những câu nghe rất thâm nhập đạo lý, nhưng bản thân lại không biết chân giá trị đạo lý đó, nên ít khi nào chấp nhận hoàn cảnh hiện thực mình đang sống. Như khi nghe người ta nói xấu về mình, liền nổi sân đùng đùng mà không chịu nghĩ lại tại sao người ta nói xấu mình? Nếu không có cái gì oán hờn với mình thì gặp ta họ chửi mắng làm gì cho sanh chuyện? Cũng tại ta thế nào nên thiên hạ mới tức giận nói xấu mình. Nếu xét nét như vậy, ta sẽ không giận dữ lên mà còn dịu giọng với người kia: Anh chị nhớ xem tôi đã làm gì cho anh chị phiền lòng, xin cho biết để tôi sửa đổi lại. Nghe thế, ai còn giận mình nữa. Như vậy có phải đổi dữ làm lành không? Còn người ta đã tức, đã giận mà mình phản đối lại thì họ càng tức giận thêm. Nghiệp chồng lên nghiệp, oan oan tương báo, biết bao giờ mới hết.
Cho nên xóm giềng mếch lòng nhau phần nhiều là tại hiểu lầm. Rồi không ai chịu nghe ai, nên cứ phản đối, làm khổ cho nhau. Những lời nói vô nghĩa mà mình chụp lấy để cãi lại thì thật là nóng nảy dại dột làm sao! Thí dụ người ta mắng “bố mầy”, mình liền giận lên, muốn tát tai người ta. Nhưng xét kỹ lại, họ nói bố mầy lẽ ra ta phải cảm ơn chứ: “Cảm ơn anh nhắc đến bố tôi.” Nói “bố mầy” chớ có gì đâu mà giận dữ vậy, có phải người ta hay làm khổ cho nhau một cách vô lý không?
Nghe nói “bố mầy”, nghĩ rằng người ta nhắc tới bố mình thì tốt quá, có gì phải giận, thế là mọi chuyện đều tốt đẹp. Đó là những lẽ thật lợi ích vô cùng, mà chúng ta lại không hiểu. Động tới thì la, động tới thì cãi nhau mà không chịu nhìn cho tường tận lẽ thật của sự việc. Từ những chuyện nhỏ người ta cứ gây sự để trở thành chuyện lớn. Do đó Phật bảo chúng sanh si mê rất đáng thương xót lắm vậy!
Chúng ta học Phật là để có cái nhìn đúng lẽ thật, không nên nhìn một cách hời hợt bên ngoài, rồi sanh ra những ý niệm hơn thua, phải quấy, tranh đấu vô ích. Phải thấy được lẽ thật của cuộc đời như vậy, để chúng ta tu sửa cho mình và giúp mọi người có cuộc sống an lạc thảnh thơi trong hiện đời, mà cũng là biết lo cho đời sau của mình được tốt đẹp hơn.
Gần đây có nhiều người nói nhịn là ngu. Nhưng xét kỹ nhịn có ngu không? Như người ta nói mình ngu như con bò, ta vẫn thản nhiên đáp: “Phải tôi ngu, vì người xưa bảo càng học thấy càng dốt, thế thì không ngu sao được.” Nói vậy là ngu hay không ngu? Còn ta lớn tiếng cãi với họ thì rõ ràng mình ngu mất rồi.
Nếu chúng ta sáng suốt nhận định đúng thì cuộc sống an nhàn, thoải mái, không phiền hà ai. Tại vì mình cố chấp quá, động tới là nổi tức, nổi nóng nên sanh ra bao nhiêu chuyện không tốt. Đã tạo nghiệp ác nghiệp dữ với người thì người trả lại ta nghiệp ác, nghiệp dữ thôi. Cứ thế chồng chất những thứ xấu ác, không có ngày cùng. Ngày nay học hiểu đạo lý rồi, chúng ta phải chừa bỏ những thứ xấu ác, làm những điều tốt điều lành, đó là tu.
Nghiệp không có hình tướng, không thật nhưng đã gây tạo thì nó không mất, chỉ có thể chuyển đổi thôi. Dù tai nạn xảy ra, tất cả sự vật bên ngoài bị tiêu hoại, chớ nghiệp theo sát bên mình không bao giờ mất. Vì vậy chúng ta phải sợ nghiệp ác, nghiệp dữ. Dè dặt nói lời cẩn thận, đừng làm buồn lòng người. Làm việc gì nhớ đừng để cho người phải khổ. Nghĩ điều gì cũng cẩn thận suy đi xét lại, đừng nghĩ xấu nghĩ oan cho ai. Không nghĩ xấu cho người, không nói lời dữ với người, không làm đau khổ người, đó là tu. Tu như vậy có hiền chưa? Đó mới gọi là người hiền.
Nhưng Phật tử chúng ta tu mà chưa hiền. Chưa hiền là tôi nói nhè nhẹ đó, chớ nói thẳng là quí vị tu mà còn dữ quá. Người ta động tới thì la vang trời, vang đất không ai chịu nổi, có phải xấu hổ cho Phật không, dạy đệ tử không được thì xấu hổ chớ sao! Cho nên tu mà chưa hiền thì chưa phải là người thật tu.
Chúng ta hiền thì mọi người chung quanh đều thương mến. Nếu một gia đình người chồng, người vợ đều hiền lành như vậy thì gia đình đó có cãi vã nhau không? Có thể ly dị nhau không? Đâu có chuyện đó. Nên một gia đình tu hiền là một gia đình hạnh phúc. Một xóm một làng tu hiền là xóm làng bình an. Một đất nước dân chúng tu hiền là một quốc gia ấm no thanh bình, văn minh giàu mạnh.
Như vậy chúng ta tu là đem lại sự an lành cho bản thân, đem lại hạnh phúc cho gia đình, đem lại sự tốt đẹp cho thôn xóm, đem lại ấm no thạnh vượng cho đất nước. Đó là lợi ích thiết thực, là chân giá trị của sự tu. Chớ không phải đi chùa cúng Phật, lạy hít hà như quí trọng tha thiết với Phật lắm, mà ra khỏi chùa ai động tới thì la đổng lên. Phật đâu có cần mình tu với Ngài, mà cần ta tu với chúng sanh kìa. Phật không ăn, không uống, không buồn, không giận thì tu với Ngài làm gì?
Thậm chí có Phật tử lại hiểu lầm, tu theo Phật là tới ngày rằm, ba mươi hay ngày vía đi chùa cúng Phật, lạy Phật. Rồi lâm râm khấn Phật cho con làm ăn phát tài, gia đình con được mạnh khỏe bình an, con cháu đỗ đạt. Cúng Phật chừng một dĩa quả mà xin lại bấy nhiêu đó, tu gì mà tham quá chừng, Phật nào chứng cho.
Phật dạy bỏ tham, sân, si. Tu là đừng tham, đừng nóng giận, đừng si mê mà mình lại tham, lại nóng giận, lại si mê nhiều hơn. Đó là sai lầm, là không hiểu Phật, làm sao gọi là tu được. Chúng ta phải nhớ tu là sửa đổi, là chuyển những hành động, lời nói, ý nghĩ không tốt thành hành động, lời nói, ý nghĩ tốt. Như vậy mới đúng ý nghĩa tu. Đó là nói về chữ “Nghiệp”.
Bây giờ nói đến chữ “Duyên”. Từ “nghiệp duyên” này người đời rất thường nhắc tới. Duyên là sao? Người Việt Nam chúng ta hiểu chữ duyên rất thâm mật, rất sâu kín chớ không phải thường. Như cha mẹ có đứa con hoặc trai hoặc gái, định nơi gả cưới cho chúng nó mà chúng nó không ưng. Khi cha mẹ cố ép uổng, những người láng giềng hay thân thuộc liền khuyên: “Ép dầu ép mỡ chớ ai nỡ ép duyên.” Nghĩa là duyên của nó ở đâu thì nó ở đó, chớ đừng ép. Cho nên gặp nhau là có duyên, không phải bỗng dưng mà gặp. Rõ ràng dân tộc ta rất thấm nhuần chữ duyên của đạo Phật.
Khi thấy người nào ăn nói dễ thương, người ta hay khen “chị đó ăn nói có duyên quá”. Ăn nói có duyên là sao? Nói ra ai cũng ưa, ai cũng chịu nghe, gọi là ăn nói có duyên. Ngược lại người nào mở miệng ra thiên hạ muốn bịt tai, không thèm nghe thì chê: “Kẻ đó ăn nói vô duyên quá.” Vô duyên tức không có duyên với ai hết, nên người ta không chịu nghe. Dân ta ứng dụng chữ duyên để giải thích những tình cảm, hoàn cảnh… trong cuộc sống của mình rất nhuần nhuyễn.
Vậy chữ duyên trong nhà Phật chỉ cái gì? Chỉ cho tất cả chúng sanh sanh ra đời đều có duyên trước. Đã tạo duyên trước rồi nên ngày nay mới gặp lại nhau, gọi là hợp duyên. Trong kinh kể đức Phật Thích-ca sau khi thành đạo, mỗi sáng trước khi đi giáo hoá hay khất thực, Ngài dùng thiên nhãn quán sát nơi nào, người nào có duyên với mình, Ngài mới đến đó vừa để khất thực, vừa để độ họ, gọi là Phật hóa hữu duyên nhân tức Phật độ người có duyên với Ngài.
Quí vị thấy các thầy Tỳ-kheo, các cô Tỳ-kheo ni đắp y được cắt ra từng mảnh rồi ráp lại, giống như từng thửa ruộng ngoài đồng. Mảnh thì dài mảnh thì ngắn, trên có cái bờ. Tại vì hồi xưa đức Phật thấy người nông phu ở Ấn Độ làm ruộng cũng chia từng thửa, hoặc dài hoặc ngắn, mỗi thửa đều có cái bờ, Ngài mới chế ra y của thầy Tỳ-kheo đắp được kết lại từ nhiều miếng vải như những thửa ruộng dài, ngắn khác nhau. Y đó gọi là “phước điền y”, nghĩa là áo ruộng phước. Tại sao gọi là áo ruộng phước? Bởi vì khi các thầy Tỳ-kheo đắp y đó đi khất thực, người Phật tử hoặc chưa phải Phật tử tới sớt bát cúng dường cơm là gieo duyên với các thầy. Gieo duyên tức là như đem hạt giống tốt gieo vào ruộng phước của thí chủ đó.
Ngày nay chư Tăng Ni ở Việt Nam chúng ta đi khất thực rất ít, mà phần nhiều ở tại chùa. Cho nên quí Phật tử tới chùa cúng là gieo duyên với Tam Bảo. Nhờ gieo duyên với Tam Bảo nên mới biết được Phật pháp, biết nghe quí thầy nhắc nhở tu hành. Quí vị cúng dường gọi là gieo duyên, còn Tăng Ni nhận của cúng dường ấy gọi là kết duyên, nếu nói bình dân một chút là nhận nợ. Phật tử gieo duyên với ai thì người nhận duyên đó nợ với quí vị. Cho nên thế gian có từ “duyên nợ” là vậy.
Chúng ta nhận của người cúng dường tức là thiếu nợ. Đừng nghĩ người ta cúng cho mình rồi thì tự ý dùng, tha hồ thụ hưởng không có nợ nần gì cả. Không phải vậy. Cúng tức là gieo duyên, mà gieo duyên thì người nhận phải mắc nợ. Như vậy người được cúng nhiều đừng hãnh diện mình phước đức sâu dày, tài trí nhiều nên người ta cúng nhiều. Phải luôn lo sợ người ta cúng nhiều là mình nợ nhiều, mà nợ thì phải trả. Vì vậy Phật tử gieo duyên với chư Tăng, chư Ni thì chư Tăng, chư Ni có bổn phận phải trả nợ, bằng cách nỗ lực tu hành cho tốt, để có đủ tài đức giáo hóa Phật tử cùng tu, cùng được lợi ích như mình.
Như thế gian, người nào học hành giỏi mà nhà nghèo phải vay nợ để học. Khi thành tài rồi nhưng chưa có tiền để trả nợ cho chủ, người chủ không đòi tiền mà bắt dạy lại cho con cháu họ. Đó cũng là một hình thức trả nợ. Cũng vậy quí thầy, quí cô tu đời này cho khá, đời sau tu hay hơn nữa để khi gặp lại Phật tử giảng dạy, chỉ bảo cho họ biết tu hành. Đó là trả nợ. Như Phật tử ở đây khi xưa chắc cũng có gieo duyên với tôi, nên tôi mới tới giảng dạy Phật pháp cho quí vị. Đó là tôi trả nợ những Phật tử có duyên với tôi.
Duyên nợ của thế gian thì hơi khác. Thí dụ vợ chồng gặp nhau, ban đầu thương mến lắm nhưng về sau tâm ý không hợp, cãi lẫy rồi sanh nhiều chuyện vui buồn, nhưng bỏ thì bỏ không đành. Vì vậy họ nói tại mắc nợ trả chưa hết. Duyên nợ ở thế gian là vậy. Còn duyên nợ trong đạo lại khác.
Trong đạo, người gieo duyên và người nhận nợ đều phải cố gắng tu, cố gắng đem chánh pháp chỉ dạy cho đời này và nhiều đời sau được lợi lạc. Không như người thế gian phải chịu đựng để trả nợ cho nhau. Cho nên giáo hóa người là cách trả nợ trong đạo, cao thượng tốt đẹp hơn cách trả nợ của thế gian.
Hiểu duyên nợ trong đạo rồi, mới biết ai thọ nhận nhiều thì nợ lắm, chớ không nên nghĩ phước nhiều. Do thấy nợ nhiều nên ráng tu để có đủ khả năng đền trả lại cho người, bằng cách giáo hóa hướng dẫn thí chủ tu tập. Nên trong các cách trả nợ, làm thầy là cách trả nợ cao thượng nhất, nhưng nên nhớ cũng chỉ là trả nợ thôi, không có gì phải kiêu hãnh cả.
Cho nên cúng Phật là để gieo duyên, mà đã là gieo duyên thì khỏi khấn gì hết. Cúng dường Tam Bảo nguyện cho Tam Bảo thường còn, để chúng con có chỗ nương tựa tu hành. Đó là tâm niệm chân chánh, hợp đạo lý. Chớ cúng dường mà xin Phật cho cái này, cái kia thì không được. Vì Phật đã từng bảo: “Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai.” Phật chỉ là một vị Đạo sư, tức ông thầy dẫn đường, chỉ cho chúng sanh tránh con đường khổ, đi con đường lành, đó là bổn phận của một bậc Đạo sư.
Nếu Phật có quyền ban phước xuống họa thì Ngài đâu cần dạy chúng ta tu, thực hành đúng đạo lý nhân quả. Đạo lý nhân quả dạy người gieo nhân lành thì sẽ hưởng quả lành, gieo nhân ác thì chịu quả ác. Lành dữ khổ vui đều từ nhân mình đã gieo mà có, chớ không phải Phật cho. Thí dụ anh nông dân làm ruộng rất tin Phật, cứ nghĩ cầu Phật ban cho được mùa. Vì vậy tới mùa anh không chịu gieo giống mà cứ chấp tay cầu Phật cho con năm nay bội thu. Chấp tay cầu hoài như vậy, cuối mùa anh được gì? Một thảm cỏ xanh.
Nếu hiểu được lý nhân quả muốn được mùa trước hết phải lựa giống tốt. Lựa được giống rồi còn phải cày bừa cho đất tơi ra, nhổ cỏ sạch, rải phân gieo giống xuống. Gieo giống rồi phải chăm lo săn sóc phân nước đầy đủ, phòng ngừa sâu cỏ… như vậy tới mùa mới thu hoạch tốt được. Nhân tốt thì quả tốt, chớ Phật nào can dự vào việc đó. Đây là một lẽ thật.
Cho nên đạo Phật dạy chúng ta tu bằng lẽ thật, bằng chân lý chớ không phải tu bằng tưởng tượng. Quí Phật tử tưởng tượng nhiều quá. Tưởng Phật sẽ ban phép cho mình đủ thứ, muốn gì được nấy, đó là trái với đạo lý, trái với sự thật. Nên người biết tu, hiểu đạo rồi tự chịu trách nhiệm với các hành động, việc làm của mình, không đổ thừa cũng không ỷ lại hay trông chờ vào ai.
Chẳng những Phật dạy lý nhân duyên, mà các nhà Nho cũng thường nói: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.” Người có duyên với nhau dầu cách xa ngàn dặm cũng có thể gặp gỡ được, còn người không có duyên dầu đối diện trước mặt cũng không thấy nhau. Tại sao? Bởi vì chưa có gieo duyên nên không thương mến, vì vậy tuy đối diện nhưng chỉ ngó ngang, chớ có nhìn đâu mà thấy. Rõ ràng do duyên trước mình đã gây dựng, nên ngày nay vừa gặp lại dù không nhớ gì hết nhưng vẫn có cảm tình.
Có nhiều người nói, tôi học hành cũng khá mà sao xin việc chỗ nào người ta cũng chê, tới đâu không ai chịu nhận. Ngược lại người khác chẳng hơn tôi bao nhiêu mà tới đâu người ta cũng nhận. Thế là họ trách xã hội bất công, nhưng không ngờ thấy mặt mình không ai ưa hết thì nhận sao được. Muốn người ta nhận làm việc thì mình phải dễ thương một chút, chớ vừa thấy đã không ưa làm sao nhận được. Cái ưa hay không ưa đó dường như một phản xạ tự nhiên, không phải suy nghĩ gì cả, cũng không do thành kiến riêng tư, như vậy rõ ràng là do duyên từ trước.
Bởi đời trước ta không khéo tu, không tạo duyên lành nên bây giờ phải chịu cảnh như vậy. Biết thế ta không than thân trách phận, cứ vui vẻ cố gắng sửa đổi những điểm dở của mình, làm lành, giúp đỡ mọi người, dần dần ta sẽ cảm hóa mọi người khiến ai thấy cũng thương, chừng đó làm gì cũng dễ thành công. Ngày nay thiếu duyên chúng ta gieo duyên để sau này gặp lại ai cũng thương cũng mến hết. Đó là người biết tu.
Trên đường tu, không phải làm cái gì mầu nhiệm, linh thiêng mới gọi là tu. Chúng ta sửa duyên xấu thành tốt. Thí dụ mình bị nhiều người ghét thì biết đời trước thiếu gieo duyên lành. Bây giờ ráng tạo duyên lành, để sau này ai cũng thương mến, chớ không giận không trách ai. Tự trách mình, tự sửa mình là người có thể chinh phục được tất cả. Tu như vậy dễ hay khó, thực tế hay tưởng tượng? Nên tu Phật rất thực tế, không phải tưởng tượng viển vông, cũng không phải quá khó, chỉ tại chúng ta không hiểu nên thành khó, thành sai lầm.
Hoa Vô Ưu
|
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sat 05 Nov 2011, 10:10 | |
| LƯƠNG TÂM Có hai người phụ nữ tìm đến một vị đạo sĩ rất nổi tiếng là nhân đức và thánh thiện để xin một vài lời khyên bảo về con đường nhân đức.
Người phụ nữ thứ nhất mang trong mình mặc cảm tội lỗi. Bà luôn nghĩ mình là một tội nhân, vì hồi còn trẻ, trong những năm chồng bà đi làm xa, bà đã thất trung với chồng. Nhưng rồi bà đã ăn năn thống hối và tiếp tục sống một cuộc sống gương mẫu trong vai trò làm mẹ cũng như làm vợ. Dầu vậy, bà vẫn không bao giờ quên được tội lỗi nặng nề ấy và lương tâm bà vẫn áy náy không yên.
Người phụ nữ thứ hai cảm thấy mình là người chính trực, vì luôn sống theo luật Chúa. Lương tâm bà bình an và không khiển trách gì bà.
Nhà đạo sĩ kiên nhẫn lắng nghe mỗi bà dốc cạn nỗi lòng. Người phụ nữ thứ nhất nức nở kể lễ và ân hận vì tội lỗi của bà quá nặng nề không thể nào được Chúa thứ tha. Trái lại, người phụ nữ thứ hai cảm thấy mình chính trực không có tội gì phải xưng thú cả. Nhà đạo sĩ liền nói với người phụ nữ thứ nhất:
-Bà hãy đi tìm một hòn đá thật lớn mà sức bà có thể khiêng được đem tới đây cho tôi.
Quay sang người phụ nữ thứ hai, nhà đạo sĩ nói:
-Bà hãy đi nhặt những hòn đá thật nhỏ nhiều bao nhiêu bà có thể mang được trong cái khăn choàng vai của bà rồi đem tới đây cho tôi.
Hai người phụ nữ liền mau mắn thi hành lời vị đạo sĩ dạy bảo. Người phụ nữ thứ nhất khệ nệ đem tới một hòn đá thật lớn. Còn người thứ hai với cái khăn đầy cả trăm viên đá sỏi nhỏ. Nhà đạo sĩ mĩm cười nói với hai bà:
-Bây giờ tôi xin hai bà làm thêm một việc khác nữa, là các bà hãy đem trả hòn đá lớn cũng như những viên đá sỏi nhỏ kia trở về đúng chỗ cũ của nó. Ðiều quan trọng là phải đúng với chỗ mà các bà đã nhặt nó.
Một lần nữa, hai người phụ nữ mau mắn thi hành mệnh lệnh của nhà đạo sĩ. Người phụ nữ thứ nhất tìm ngay được chỗ cũ của hòn đá mà bà đã lấy bởi vì chỉ có một hòn duy nhất. Trái lại, người phụ nữ thứ hai loanh quanh lẩn quẩn cả giờ, nhưng vô ích, bởi vì bà không tài nào mà nhớ hết được đúng chỗ của mỗi viên đá sỏi ấy. Bấy giờ bà đành trở lai với cái khăn choàng vai đầy những viên đá sỏi nhỏ ấy.
Vị đạo sĩ nói với người phụ nữ thứ nhất:
-Bà đã đem trả lại chỗ cũ của hòn đá đó một cách dễ dàng. Cũng một cách tương tự, với tội lỗi của bà, bà đã biết khiêm nhường nhìn nhận tội lỗi mình nặng nề và đã thành tâm ăn năn thống hối, bà đã được Thiên Chúa thương tha thứ cho bà, bây giờ bà không nên lo lắng áy náy chi nữa.
Quay sang người phụ nữ thứ hai vị đạo sĩ nói tiếp:
-Còn bà như đã không thể trả lại được chỗ cũ của những viên đá sỏi, bà cũng không nhìn thấy được các lỗi lầm nho nhỏ để ăn năn thống hối.
Lời chỉ giáo của nhà đạo sĩ thật khôn ngoan và cũng là lời giải đáp cho những người hay thắc mắc mỗi lần nghe nói đến bí tích hòa giải. Họ thường hỏi phải xưng thú tội lỗi gì đây, thực ra cũng không có tội gì nặng nề lắm, nhưng chính sự chểnh mảng không quan tâm những lỗi lầm nho nhỏ, những khuyết điểm thầm kín, dần dần họ trở thành chai đá mất đi sự bén nhạy của lương tâm để phân biệt điều hoàn thiện và việc gian ác.
Trong sự lặng tĩnh của tâm hồn BẠN HÃY NGHE : Hãy lấy cái xà trong mắt đã, rồi mới lấy cái rác nơi mắt anh em. Thật mù quáng biết bao khi chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác nhưng lại không nhìn ra tội lỗi thầm kín của mình.
Xin hãy thanh thản tâm hồn! |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sat 05 Nov 2011, 10:57 | |
| |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Thiền trong Thơ Sun 06 Nov 2011, 23:02 | |
| Một Cách Tiếp Cận Thơ Thiền Thơ ca dân tộc có một bộ phận thơ Thiền đặc sắc. Nhiều bài thơ cuả các Thiền sư từ thời Lý (1010-1225 )-Trần (1225-1400) vẫn còn được truyền tụng đến ngày nay, bởi vì nó chưá đựng vẻ đẹp tư tưởng và nghệ thuật rất riêng. Ảnh hưởng Thiền khá rõ trong suốt tiến trình thơ ca dân tộc. Ngày nay vẫn có những nhà thơ Việt Nam tiếp tục tiến trình ấy. Nhưng đọc thơ Thiền không dễ, cần một cách tiếp cận khác với cách đọc thơ thế tục. Bài viết này xin thử đề xuất một con đường đến với thơ Thiền, thay cho cách đọc cảm tính lâu nay.
I. Kệ và Thơ Thiền Kệ là một hình thức văn chương nghi lễ cuả Phật giáo, như Kệ dâng hương , Kệ dâng hoa , Kệ vô thường buổi sớm.. Các Thiền sư thường làm kệ “ thị tịch “ để căn dặn đệ tử trước lúc qua đời . Tiểu truyện về các Thiền sư thường có những bài kệ. Những bài kệ ấy vưà nói về giáo lý Phật vưà chưá đựng chỗ độc đáo chứng ngộ cuả mỗi người . Thiền Uyển Tập Anh nổi tiếng với những bài kệ như Thị Đệ Tử cuả Thiền sư Vạn Hạnh, Cáo tật Thị chúng cuả đại sư Mãn Giác. Khoá Hư Lục cuả Trần Thái Tông (1218 - 1277) có Kệ ngũ giới , Kệ bốn núi ... Về cơ bản , Kệ dạy giáo lý Phật bằng ngôn ngữ khái niệm. Nhưng khi chuyển thành ngôn ngữ hình tượng , Kệ trở thành thơ Thiền , ý nghiã tư tưởng chuyển hoá thành ý nghiã nghệ thuật. Chẳng hạn Bát Nhã chân vô tông Nhân không, ngã diệc không Quá, hiện, vị lai Phật Pháp tính bản lai đồng. (1) ( Lý Thái Tông. 1028-1054 ) Dịch: “Bát Nhã” Thực vô tông Người không, mình cũng không Phật trước, nay, sau nữa Pháp tính vốn tương đồng (Ngô Tất Tố dịch )
Bài kệ này chỉ diễn đạt giáo lý về Chân Như . Ngôn ngữ kệ là ngôn ngữ khái niệm, không có hình tượng . Kệ cuả sư Vạn Hạnh đã có bước chuyển hoá thơ . Ngày 15 tháng 5 năm Thuân thiên thứ 9 (1018) sư không bệnh, gọi đệ tử đến đọc bài kệ:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phôi (1) ( Vạn Hạnh Thiền sư )
Sư lại bảo các đệ tử: - Các ngươi muốn đi đâu? Ta không lấy chỗ trụ mà trụ, cũng chẳng dựa chỗ vô trụ mà trụ. Một lát sau sư qua đời. Lời cuả Thiền sư Mugaku nói với quân Mông cổ sau đây có cả chất kệ và chất thơ. (2)
Gom toàn thể thế giới Chẳng vừa một đầu gậy Vạn pháp vốn là không Vô thường và vô ngã Lưỡi gươm bọn hung nô Lấp loáng cắt xuân phong . (Thiền sư Mugaku ) II. Một Cách tiếp cận thơ Thiền
Thơ Thiền là thơ tư tưởng. Cốt lõi tư tưởng thơ Thiền là giáo lý Phật giáo . Vì thế muốn tiếp cận thơ Thiền , người đọc phải ít nhiều có được căn bản tư tưởng Phật . Không có tri thức này thì không thể cảm thụ thơ Thiền, vì mỗi bài thơ là một chứng ngộ tại thế về Chân Như cuả Thiền sư.
Căn bản giáo lý Phật Giáo (3) là Tứ Diệu Đế, Mười Hai Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, và thuyết vô ngã . Giáo lý này được Đức Phật giảng dạy ngay sau khi Người thành đạo . Tứ Diệu Đế là bốn chân lý cao cả do Phật đã tìm ra . Đó là Khổ ( dukkha ),Tập (Samudaya), Diệt (Nirodha), Ðạo (Magga). Bản chất cuả cuộc sống là khổ là bất toàn, vô thường, trống rỗng, giả tạm . Sinh , lão, bệnh, tử, ngũ uẩn là khổ. Nguyên nhân cuả khổ là khát ái , là dục vọng, là ý chí muốn sống, muốn tồn tại, muốn tái sinh, muốn trở thành, muốn tăng trưởng, muốn tích lũy không ngừng. Bao lâu còn khát ái trở thành, thì sinh tử luân hồi vẫn tiếp tục. Muốn tận diệt khổ người ta phải diệt cội gốc chính của khổ là dục vọng, diệt tham, diệt sân, diệt si. Chấm dứt khổ là Niết Bàn. Niết-bàn là Chân lý tuyệt đối hay Thực tại tối hậu. Phật nói : “Đó là xa lánh trọn vẹn và tận diệt chính tâm ái dục ấy. Đó là sự rời bỏ, sự từ khước, sự thoát ly và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục.“ Niết-bàn có thể thực hiện ngay trong cõi đời này. Để đạt tới Niết bàn con người phải tu tập theo Bát Chánh Đạo. Ấy là Chánh kiến (thấy đúng), Chánh tư duy (nghĩ đúng),Chánh ngữ ( nói đúng), Chánh nghiệp ( làm đúng ), Chánh mạng ( sống đúng ), Chánh tinh tiến ( siêng năng đúng), Chánh niệm ( nhớ đúng ), Chánh định ( tâm an trụ ).
Phật giáo còn nói đến luật nhân quả và nghiệp báo. Trên đường tái sanh luân hồi, con người chịu ảnh hưởng của nghiệp. Vô minh và Ái dục là nguyên nhân chính tạo ra Nghiệp. Chính Vô Minh và Ái Dục là cội rễ của mọi tội ác. Nghiệp và Quả đều tùy thuộc nơi Tâm. Hành động (Nghiệp) và hậu quả của hành động ấy (Quả) đều do Tâm tạo nên . Mục tiêu tối hậu của người Phật tử là tận diệt Nghiệp. Trong bộ Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, có những lời dạy : “ Hãy gieo giống tốt, Ta sẽ hưởng quả lành.”
Thuyết Vô Ngã (4) cho rằng ý tưởng về một bản thể trường cửu bất diệt , gọi là Tôi, Ngã, cái Ta, hay Linh hồn, chỉ là một niềm tin sai lạc . Cái mà ta gọi là Tôi hay Ngã chỉ là một kết hợp của các uẩn vật lý và tâm linh, hoạt động tương quan mật thiết lẫn nhau trong một dòng biến chuyển từng sát na, chịu chi phối của luật nhân quả . Tất cả đều vô thường. Phật giáo phủ nhận hiện hữu của Ngã, linh hồn, thượng đế. Sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn là do mười hai nhân duyên : đó là Vô minh , nghiệp , Thức ,Danh sắc , Lục nhập , Xúc ,Thọ , Ái , Thủ , Hữu ,Sinh ,Lão , Tử . (5) Nếu đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình .Vô minh diệt thì Nghiệp diệt, Nghiệp diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt,.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt. Đọc thơ Thiền , người đọc sẽ nhận ra những tư tưởng căn bản trên nơi sự chứng ngộ cuả các Thiền sư . Vì thế thơ Thiền trước hết là thơ tư tưởng , không phải là thơ kiểu thơ phản hánh hiện thực hay thơ giãi bày tâm trạng.
III. Thiền Tông (6)
Thơ Thiền thể hiện tư tưởng Phật giáo nhưng có những đặc sắc riêng cuả Thiền .Thiền là đạo giác ngộ hình thành qua kiến giải Trung Hoa , là cách tu chứng khác với Phật giáo Ấn độ. Thiền khởi từ Thiền thoại : ”Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu”, nghĩa là Phật giơ lên cành hoa, Ca Diếp nhìn cành hoa và mỉm cười. Ca Diếp đốn ngộ tâm truyền , trực tiếp từ hành động cuả Phật , không qua kinh điển . Phật phó chúc Thiền cho Ca Diếp, và từ Ca Diếp tâm ấn Phật được tiếp tục truyền thừa đến tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, sơ tổ Thiền Trung Hoa . Bồ Đề Đạt Ma ( -528) sang Trung Quốc vào năm 520 , mang theo một thông điệp , được coi là tôn chỉ cuả Thiền :
Giáo ngoại biệt truyền Bất lập văn tự Trực chỉ nhân tâm Kiến tánh thành Phật .
( Truyền riêng ngoài giáo / Chẳng lập văn tự /Trỏ thẳng tâm người / Thấy tánh thành Phật )
Thiền đặt nặng lý Giác Ngộ . Tu chứng theo Thiền là nỗ lực tự chứng, nỗ lực tự mình, trong nội tâm mình, để ”Kiến tánh thành Phật”. Phương pháp cuả Thiền là không dùng văn tự , mà tác động trực tiếp vào tâm. Bởi vì ” Tâm tức Phật / Phật tức tâm “ . Vô Minh , Nghiệp quả , Ái dục cũng do tâm .Tứ Diệu Đế, Mười Hai Nhân Duyên hoặc giáo lý Vô Ngã chỉ là người hướng đạo trí thức vạch ra con đường thực hiện sinh hoạt Phật giáo. Vì thế Thiền tập trung vào Phát tâm , an trú tâm và hàng phục tâm .
Hai bộ kinh quan trọng cuả Thiền là kinh Lăng Già ( Lankavatara-Sutra) và kinh Kim Cang (7) Kinh Lăng Già có thuyết “ Như Lai tạng” ảnh hưởng đến toàn bộ Thiền tông. Như Lai tạng là “: Tất cả chúng sinh đều tàng chưá Như Lai, tức là Phật tính . Phật tính bị khách trần che phủ nên phải tu tập bích quán để trừ dứt khách trần cho Phật tính thanh tịnh hiển lộ. Kinh Lăng Già chú trọng ở sự ngộ lý , nội chứng , rời bỏ ngôn thuyết , văn tự , vọng tưởng, nhấn mạnh tự tu, tự ngộ, tự chứng để đạt tới cảnh giới “ tự giác thánh trí “
Ý tưởng nền tảng cuả kinh Kim Cang là giáo lý về Tính KHÔNG (8) . Tất cả vạn hữu đang hiện hữu, tự tính của nó là Không. Ý niệm Không không phải là hư vô , mà là trạng thái vượt qua nhị nguyên tử - sinh , vượt qua hữu - vô , vuợt qua sắc tướng . Đó là thể tính chân như cuả hiện hữu , là Như Lai . Thực tướng ấy không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, cũng không thể dùng ý niệm để ý niệm , thấy Như Lai là thấy “thực tại vô tướng” .
Người làm thơ Thiền có khi thể hiện cái nhìn cuả kinh Hoa Nghiêm. Dưới mắt người hành đạo theo tinh thần Hoa Nghiêm, con ong, cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai, không cái gì mà không dễ thương, tất cả đều là Phật, tất cả pháp, kể cả sơn hà đại địa đều nhận lực chi phối của huệ Như Lai, đều là Pháp thân Phật. (9)
IV.Thi Pháp thơ Thiền
Thơ Thiền được làm theo những nguyên tắc nhất định, có thể gọi là thi pháp . Thực ra không có hẳn một trường phái thơ Thiền , vì thế cũng không hề có lý luận về thi pháp thơ Thiền. Tuy nhiên, khi đọc thơ Thiền, người đọc có thể nhận ra một vài đặc trưng trong phép làm những bài kệ - thơ Thiền cuả các Thiền sư.
1.Thơ Thiền là kinh nghiệm tu chứng cuả Thiền sư , an nhiên, đạt tới thực tại vô tướng , thể tính chơn như cuả hiện hữu. Ánh sáng cuả sự chứng ngộ ấy tạo nên cái đẹp thơ .
2. Thơ Thiền được viết bằng kiểu ngôn ngữ vô ngôn, xuất phát từ cách sử dụng ngôn ngữ cuả các Thiền sư. Đối với Thiền, ngôn ngữ được xem là lừa dối và sai lạc để thấu hiểu chân lý. Kinh Lăng Già khẩn thiết bảo ta rằng ngôn ngữ là một phương tiện hoàn toàn thiếu thích đáng để diễn đạt và truyền đạt nội thể của Giác Ngộ. Kinh Kim Cang viết “Vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp” ( thuyết pháp là : không có pháp nào có thể thuyết ấy là thuyết pháp) . Thực tại vô tướng , thể tính chơn như không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, hay bằng ý niệm.
Vì thế đọc thơ Thiền , người đọc phải tìm ra cách nói cuả tác giả , nắm lấy diệu lý Thiền, vượt qua ngôn ngữ . Các Thiền sư phải trải qua vô số thử thách ê chề mới đạt tới được tuyệt kỹ này. Cách nói vô ngôn có thể gói trong những thí dụ sau (10) : 1. Nói nghịch, 2. Nói vượt qua, 3. Nói chối bỏ, 4. Nói quyết, 5. Nói nhại, 6.Hét, 7. Phép im lặng, 8. Lý luận vòng tròn.
Nói nghịch là cách noí nghịch lý. Phó Đại Sĩ nói :
Tay không: nắm cán mai Đi bộ: lưng trâu ngồi Theo cầu qua bến nước Cầu trôi nước chẳng trôi .
Nói vượt qua là cách nói thoát khỏi nhị nguyên khẳng định và phủ định . Nói chối bỏ là cùng một người, và cùng một câu hỏi, lúc nói “có”, lúc nói “ không”.
Nói quyết cách nói lạc đề: Một ông tăng hỏi Thiền sư Hoa Sơn (?): “ Thế nào là Phật” Sư đáp : “ Tôi biết đánh trống, tum đùng đùng”
Nếu hiểu vạn pháp (mọi hiện hữu) đều có Phật Tính , và Phật tính hiện trong vạn pháp, thì dù trả lời lạc đề thế nào, hình ảnh trong câu trả lời vẫn dẫn đến Như lai. Nói nhại là nhại lại câu hỏi cuả người hỏi: Một ông tăng hỏi Trường Sa: “Làm sao chuyển non sông đất nước trở về cái tự kỷ?” Sư đáp : “Làm sao chuyển cái tự kỷ thành non sông đất nước?”
Đối với các Thiền sư, lời nói, ngôn ngữ là một thứ tiếng la, tiếng , kêu thoát ra từ sự thân chứng nội tại ; nó vô nghĩa, vì thế muốn hiểu Thiền phải tự hiểu chính ta, không phải hiểu nghĩa của ngôn ngữ phản chiếu những ý niệm. Thiền không thể nói được cho những người chưa có tự chứng
3. Thơ Thiền sử dụng một số diễn tả đã thành “ điển “ cuả Phật giáo, như điển hoá Thiền thoại; diễn tả cái Có và cái Không nhị nguyên bằng những chữ như sát (giết chết) và hoạt (cho sống), đoạt (cướp lấy) và dữ (ban cho), xúc (khẳng định) và bối (phủ định), bằng từ vựng Phật giáo như khổ, dục, vô thường, vô ngã, tâm, an nhiên thanh tịnh v.v... Ta gặp hình ảnh diễn tả tư tưởng Phật quen thuộc như : Tất cả các pháp là hữu vi, đều giống như sao đêm (tinh), như mắt loạn(Ế), như ngọn đèn (đăng), như huyễn thuật (ảo), như sương mai (lộ), như bọt nước(bào), như cơn mộng (mộng), như ánh chớp (điện), như đám mây nổi (vân).
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phôi ( Vạn Hạnh Thiền sư )
Hoặc: Hết thảy pháp hữu vi Như chiêm bao, huyễn thuật, Như bọt nước, ảo ảnh, Như suơng mai, điện chớp, Hãy quán chiếu như vậy. ( bài kệ trong kinh Kim Cang )
Những hình ảnh quen thuốc ấy có nghiã riêng cuả giáo lý Phật. Tinh tú biểu tượng cho cái thấy. Mắt bệnh là ví dụ cho tướng của đối tượng. Ngọn đèn là thức uẩn. Huyễn thuật là cư xứ, chỉ khí thế gian, Sương mai là ví dụ cho thân thể. Bọt nước là thọ dụng. Chiêm bao là thời gian quá khứ. Điện chớp là thời gian hiện tại. Vầng mây là thời gian vị lai.
4. Một bài thơ Thiền có thể có hai lớp nghiã. Lớp nghiã nghiã tư tưởng , diễn tả sự chứng ngộ cuả tác giả về Chân Như, và lớp nghiã nghệ thuật, do hệ thống hình tượng thơ gợi ra. Lớp nghiã này được hiểu theo cách hiểu cuả cộng đồng, bằng tri thức ,văn hoá thẩm mỹ cuả cộng đồng . Hai lớp nghiã này có khi đồng nhất, có khi là riêng biệt, tuỳ theo cách sử dụng kiểu ngôn ngữ cuả Thiền sư. Nếu ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ dạy đệ tử, lời dạy trực tiếp cho người chưa chứng ngộ, đó là kiểu ngôn ngữ đời thường, hai lớp nghiã này thường đồng nhất. Nếu Thiền sư biểu lộ sự chứng ngộ , thì đó là kiều ngôn ngữ vô ngôn, là tiếng kêu vô nghiã . Lúc ấy, nghiã tư tưởng và nghiã nghệ thụật là tách biệt, có khi không có quan hệ gì với nhau. Vì thế những cách đọc bằng phương pháp truyền thống, phân tích nhân vật trữ tình , phương pháp Tiểu Sử, Phân Tâm Học , Phản ánh Luận , Cấu Trúc Luận … đôi khi bất lực trong việc giải mã thơ Thiền
V. Thử đọc một vài bài thơ Thiền
1. Thiền sư Không Lộ ( ?-1119 )
Trạch đắc long xà địa khả cư Dã tình chung nhật lạc vô dư Hữu thì trực thướng cô phong đỉnh Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
Dịch:
Kiểu đất long xà chọn được nơi Tình quê lai láng chẳng hề vơi Có khi xông thẳng lên đầu núi Một tiếng kêu vang, lạnh cả trời ( Kiều Thu Hoạch dịch)
Hai câu đầu là trạng thái an lạc cuả Thiền giả. Chọn được đất rồng rắn có thể ở được . Tình quê vui vẻ (lạc) suốt ngày, không gì hơn. An nhiên, không vướng mắc sự đời, đó là trạng thái“Ưng vô sở trú “ . Sự vật (long xà điạ), con người (tác giả), thời gian (chung nhật) cùng hợp nhất. Lời thơ như là kể, là tự nói chuyện với chính mình, vì thế câu thơ không có chủ thể trực tiếp cho hành động “trạch đắc“(chọn được), hành động “cư”(ở), và trạng thái “lạc vô dư” (an vui không gì hơn ). Nếu tứ thơ tiếp tục phát triển theo hướng miêu tả cuộc sống nhàn nhã thảnh thơi, thì chưa hẳn đã là thơ Thiền, bởi an vi, “vô vi” cũng là cách sống cuả nhà Nho xưa, bài thơ sẽ trở thành thơ Nhàn cuả nhà Nho.
Hai câu sau là phút toả sáng sự chứng ngộ. Có lúc lên thẳng ngọn núi trơ trọi . Kêu một tiếng dài lạnh cả thái hư. Chứng ngộ Thiền là tự chứng , tự nội tâm mình, đơn độc . Người tu Thiền phải chiến đấu quyết liệt với chính mình, như người leo núi đơn độc. Núi ở đây có thể hiểu theo cách Trần Thái Tông nói về “ bốn núi “ : sinh, lão, bệnh, tử . Núi chính là ngũ uẩn , là vô minh, là nghiệp , là sắc tướng vô thường mà người tu Thiền phải vượt qua để đạt đến Ngã Không , đạt đến tự tánh. Theo Tổ Huệ Năng (11), tu Thiền là nỗ lực“ kiến tánh thành Phật “. Chứng ngộ là thấy được tự tánh . Con người, vũ trụ là một, “tất cả tức một, một tức tất cả”. Con người có uy lực cuả vũ trụ. Bởi vì tự tánh bao hàm toàn thể vũ trụ, tự do tự tại, đầy sinh lực sáng tạo, mà đồng thời cùng tự tri tự giác.Vì thế Không Lộ Thiền sư kêu một tiếng dài làm cả thái hư lạnh lẽo. Đó là cách nói biểu hiện sự chứng ngộ.
Trong thực tế sẽ chẳng có ai lên thẳng đỉnh núi cô độc , ở đó một mình với chính mình, kêu dài một tiếng làm lạnh cả thái hư .Tại sao hai câu đầu là tâm an lạc mà hai câu sau lại là trạng thái cô độc tuyệt đối: đỉnh núi cô độc và con người cô độc trên đỉnh núi ? Tại sao con người không ở yên trong an lạc mà lại lên thẳng đỉnh núi cô độc kêu lên một tiếng dài , tiếng kêu tan vào thái hư? Rõ ràng là hai tình huống ngôn ngữ không logic với nhau , thậm chí tương phản nhau . Người đọc nhận ra kiểu ngôn ngữ vô ngôn , trong cách nói quyết. Tứ thơ là những hình ảnh vô nghiã. Nó chỉ là tiếng kêu từ tâm chứng ngộ .Ngôn ngữ không phản ánh hiện thực hay phản ánh con người nhà thơ...
Để hiểu hình ảnh núi , xin đọc bài kệ cuả thiền sư Ranryô (12)
Thiền định và trì niệm Như hai toà núi lớn Căn cơ người sai khác Phật tánh vốn chung đồng Kẻ lên được tận đỉnh Thấy trăng chiếu muôn nơi Thương người thiếu tín tâm Mờ mịt giưã dốc ghềnh RanryÔ giúp ta hiểu “ kẻ lên tận đỉnh núi “ cuả Không Lộ Thiền sư là “ đỉnh núi cuả thiền định và trì niệm “ , con đường dẫn đến giác ngộ. Đạt tới đỉnh núi là đạt tới chứng ngộ. Bằng cách đọc theo phản ánh luận, kết hợp với việc phân tích nhân vật trữ tình, và “tán “ thơ “, có người hiểu hai câu thơ cuả Không Lộ Thiền Sư thế này: (13)
“ Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng Một tiếng kêu vang lạnh cả trời “
Hai câu thơ cao khiết mà cô đơn lạ! Cái ý tưởng nào mà chợt đến, chợt đi ( có lúc ), mà táo bạo ( trèo lên thẳng) với tâm thế hết sức cô đơn (đỉnh núi trơ trọi). Tiếng kêu ấy thảng thốt biết bao làm cho cả bầu trời rùng mình, ớn lạnh. Phải chăng đây là khát vọng vươn tới cái cao cả, cái nằm ngoài giới hạn cuả con người ?Phải chăng đây cũng là ước mơ cháy bỏng hoà đồng với thiên nhiên, ngang tầm với vũ trụ? Dù sao thì hai câu thơ tự chắp cánh cho mình, một thời đã làm run lạnh cả bầu trời ấy, đến nay vẫn làm chúng ta giật mình ngơ ngác. Vì nó lớn lao quá mà rất đỗi thiết tha. Nó rất “con người”. ( tôi xin không có lời bình về cách hiểu này )
Cái hay cuả bài thơ này là gì ? là sự thể hiện tư tưởng Phật hay ở hình tượng và nghệ thuật thơ ?
Có thể thấy rằng, cái hay cuả bài thơ thể hiện ở tính độc đáo trong cách diễn tả sự chứng ngộ Phật và ở hình tượng thơ mới lạ . Ở Thiền , sự chứng ngộ cuả mỗi Thiền sư là sự chứng ngô riêng , độc đáo và đột khởi , đốn ngộ. Không Lộ Thiền sư cũng chứng ngộ như thế: lên thẳng đỉnh núi cô độc, kêu dài một tiếng làm lạnh thái hư. Đó là ý nghiã tư tưởng . Ý nghiã nghệ thuật cuả hình tượng thơ lại đem đến cho người đọc những mỹ cảm khác .Đó là vẻ đẹp tâm hồn dung dị cuả nhà thơ hoà mình trong đời sống dân dã , đằm thắm trong cái tình quê suốt ngày vui không gì hơn. Hình ảnh nhà thơ có lúc đã từng lên thẳng đỉnh núi cô độc, kêu một tiếng dài , âm vang làm lạnh thái hư. (Những người ở rừng ở núi thường dùng tiếng kêu dài , hú dài để gọi nhau) Có lẽ nhà thơ đã khám phá ra sức mạnh cuả chính mình trong thiên nhiên và trong thái hư (vũ trụ) . Bài thơ gợi ra hình ảnh một Thiền sư ở giưã cuộc sống, giưã thiên nhiên , vưà ung dung giản dị , vưà mạnh mẽ phi thường , vượt lên tất cả , hoà nhập tất cả , “tất cả tức một, một tức tất cả”.
2. Thiền sư Mugaku (14)
Là người sáng lập Thiền Tông Nhật Bản . Sư sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc , ngộ Thiền từ 12 tuổi . Năm 1275 quân Mông cổ tràn vào Trung Quốc . Mugaku lúc ấy đã xuất gia, di tản khỏi chùa . Một năm sau chiến sự lại tràn đến, sư ở lại chuà . Khi ấy Mugaku đang tĩnh toạ tại chánh điện, quân Mông Cổ tràn vào. Chúng kề gươm vào cổ ngài mà uy hiếp . Ngài điềm nhiên đọc một bài kệ , quân Mông Cổ hạ gươm rồi rút lui. Bài kệ như sau:
Gom toàn thể thế giới Chẳng vừa một đầu gậy Vạn pháp vốn là không Vô thường và vô ngã Lưỡi gươm bọn hung nô Lấp loáng cắt xuân phong . (Thiền sư Mugaku )
Trước hết bài kệ là cách sư Mugaku trả lời cho sự uy hiếp cuả quân Mông Cổ. Chúng lấy cái chết để đe doạ Thiền sư. Ngài noí : toàn thể thế giới là quá nhỏ, gom toàn thế thế giới chẳng vưà một đầu gậy. Mọi hiện hữu (vạn pháp) đều là Không , vậy sự hiện hữu cuả Ngài là vô ngã, nào có nghiã gì. Nếu lưỡi gươm tàn bạo cuả quân Mông có lấp loáng, cũng chì là cắt vào gió xuân , cắt vào Không . Lời cuả sư chỉ ra rằng, sức mạnh vật chất tàn bạo cuả quân Mông Cổ, dù có chém đầu ngài, cũng chỉ là vô nghiã . Vì chúng là Không, và chúng đối diện với Không . Nội dung tư tưởng cuả bài kệ là triết lý tính Không về bản thể cuả hiện hữu vô thường vô ngã cuả Phật.
Cái hay cuả bài kệ là ở chỗ Thiền sư đã làm hiển lộ sức mạnh, uy lực cuả sự chứng ngộ, con người , vũ trụ là một, tự do, đầy sinh lực sáng tạo . Đối diện với sức mạnh ấy , quân Mông Cổ phải buông gươm.
Nhưng bài kệ còn hay ở hình tượng thơ được nhà sư dụng để thể hiện tư tưởng Phật. Nó vưà tạo ra cái thẩm mỹ, vưà bộc lộ trình độ giác ngộ và uy lực cuả tác giả
Gom toàn thể thế giới Chẳng vừa một đầu gậy
Cả thế giới gom lại chẳng vưà một đầu gậy , con người này có tầm vóc , uy lực lớn lao mạnh mẽ đến thế nào! Con ngưới ấy có thể gom cả thế giới lại, và cả thế giới là quá bé nhỏ trong tay con người . Một tứ thơ như vậy quả là lạ . Nó chưá đựng sức mạnh Phật .
Lưỡi gươm bọn hung nô Lấp loáng cắt xuân phong .
Tứ thơ cuối sáng lên một cái đẹp nghệ thuật khác : lưỡi gươm lấp loáng cắt gió xuân. Tất cả sự tàn bạo cuả quân Mông Cổ trở nên vô nghiã vì cắt vào Không, nhưng tứ thơ có sự chuyển nghiã , tất cả sự tàn bạo , đẫm máu, thăng hoa thành cái đẹp “ lấp loáng trong gío xuân “. Không còn máu chảy , đầu rơi , tang thương, chết chóc. Sức mạnh tàn bạo cuả sự chết chuyển hoá thành sức mạnh sáng láng cuả sự sống ( muà xuân )
Nghiã tư tưởng (Thiền) và nghiã nghệ thuật cuả tứ thơ có sự chuyển hóa đột ngột , mạnh mẽ , mới lạ . Ở bài này sử dụng ngôn ngữ đời thường , lời thơ là lời Thiền sư nói với quân Mông Cổ, vì thế nghiã tư tưởng và nghiã nghệ thuật có thể trùng với nhau. 3. Mãn Giác đại sư (1052-1096)
Xuân khứ bách hoa lạc Xuân lai bách hoa khai Sự trục nhân tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch: Xuân ruổi, trăm hoa rụng Xuân tới, trăm hoa cười Trước mắt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua, sân trước, một cành mai. ( Ngô Tất Tố dịch)
Bốn câu đầu là hình ảnh diễn tả tính chất vô thường , vô vọng, cuả hiện hữu trong không gian , thời gian. Cuộc sống luôn vận động trong nhân duyên, có sinh thì có diệt, luân hồi mãi trong cõi sinh tử . Xuân đến rồi xuân đi , hoa nở rồi hoa rụng. Sự việc cứ trôi đi trước mắt .Tuổi già đến trên đầu. Bản thể cuả hiện hữu là vô thường , chẳng có gì tồn tại . Con người chẳng thể níu kéo được gì, chẳng thể níu kéo tuổi xuân cho mình .
Hai câu cuối là sự chuyển hoá lạ lùng, như được thốt ra từ sự chứng ngộ . Đừng tưởng xuân tàn thì hoa rụng hết . Hoa vẫn nở đấy : Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân. Mãn Giác đại sư đã vượt qua vô thường, vượt qua tử sinh, vượt qua luân hồi. Đại sư đã nhìn thấy cành mai nở trước sân , như Ca diếp mỉm cười chứng ngộ khi nhìn thấy đức Phật giơ cành hoa lên . Mãn Giác đại sư cũng đang mỉm cười . Cành mai ấy là cành mai tư tưởng, sáng lên một cách lạ lùng trong bóng tối cuả vô thường đã lùi lại phiá sau. Đó là ý nghiã tư tưởng Thiền cuả bài kệ.
Đọc bài thơ này bằng phương pháp cấu trúc luận, Như Huy có những kiến giải thú vị về ý nghiã bài thơ, nhưng Như Huy chưa phát hiện ra sự chứng ngộ cuả mãn Giác (15)
Ở bài kệ này, ngôn ngữ là lời “ thị đệ tử “, là lời dạy bảo trực tiếp, ngôn ngữ đời thường . Nhưng lời dạy ấy được diễn tả bằng hình ảnh, tạo nên tứ thơ , Kệ trở thành thơ . Hình tượng nghệ thuật cuả thơ mang đến một ý nghiã khác. Đó là cái nhìn thanh xuân cuả một người tuổi già đã đến trên đầu . Trong cái nhìn ấy muà xuân tồn tại mãi, sự sống vẫn tươi tắn , cái đẹp vẫn tồn tại, dù tất cả vẫn qua đi như một quy luật không cưỡng lại được . Tứ thơ “ Đêm qua, sân trước, một cành mai.” Là một tứ thơ mới lạ cả về nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ. Nhà thơ chọn trong trăm hoa rụng một cành mai tươi nở . Cái đẹp trong ý thức sáng tạo cuả nhà thơ là cành mai, là muà xuân, là tuổi trẻ, là sự sống và một niềm tin vĩnh cửu. Đối với người Việt Nam , cành mai luôn là hình ảnh gần gũi cuả mọi nhà mỗi khi xuân về, chẳng bao giờ thiếu muà xuân trên đất nước trăm hoa này. Điều này giúp chúng ta hiểu được tại sao bài thơ gắn kết lâu bền trong thi ca dân tộc và trong tâm hồn người Việt như vậy.
4. Thơ Thiền Bùi Giáng (16)
Thơ Bùi Giáng có tư tưởng Thiền. Bùi Giáng nhận ra “ tinh thể đười ươi “ trong thân phận người .
Hoặc rằng người cũng là tôi Hay là tôi cũng là tôi như người Ấy rằng tinh thể đười ươi Lời rằng quyết tuyệt và tươi vui và Ấy rằng một cũng là ba Là hai mai một mốt là hôm nay.
Trong Thiền Luận , Daisetz Teitaro Suzuki nhắc đến Thiền Thoại sau : Khi Ngưỡng Sơn ( 804-899) hỏi về Phật tánh. Thiền Sư Hồng Ân giảng như vầy: “Như ngôi nhà có sáu cửa nhốt khỉ đột. Ở ngoài có người hô to “khọt khọt”, khỉ đáp lại “khọt khọt”, cứ thế sáu cửa cùng hô cùng ứng. Ngưỡng Sơn hỏi lại: “Ví như lúc ấy khỉ ngủ thì sao?". Hồng Ân bước xuống một tay nắm Ngưỡng Sơn, vừa múa vừa nói: “Khỉ ơi khỉ ơi , ta với ngươi cùng đối mặt nhau đây”. Bùi Giáng thay khỉ bằng đười ươi, tạo ấn tượng mạnh hơn vì đười ươi hay cười. Đó cũng là hình ảnh nghệ thuật Bùi Giáng tự vẽ chân dung cuả chính mình
Đoạn thơ trên biểu hiện tâm hồn , tính cách , kiều nói năng rất Thiền cuả Bùi Giáng . Bùi Giáng nhận ra Phật Tánh trong hình hài đười ươi cuả người , cuả tôi. “ người cũng là tôi , tôi cũng là người , ấy rằng tinh thể đười ươi “ . Vũ trụ, thời gian là nhất thể, tự tại, không sinh diệt: “ một cũng là ba , là hai , là một ; mai , mốt cũng là hôm nay “. Sự giác ngộ như thế là bước giác ngộ thứ nhất để dẫn đấn đại ngộ . Bùi Giáng không nhìn tha nhân như người khác mà nhìn tha nhân trong cùng một bản thể Phật tính , không nhìn tha nhân như người cuả thế giới khác , vũ trụ khác, mà nhìn tha nhân trong hiện hữu thường hằng, quá khứ- hiện tại - tương lai - không gian - thời gian là một .Trong một tương quan như thế, người đọc thấy Bùi Giáng an nhiên ngay trong cuộc sống thực tại
Cái hay cuả đoạn thơ ấy là kiểu ngôn ngữ Bùi Giáng. Ngôn ngữ như bông đuà. Nói chuyện tư tưởng thâm sâu cuả sự chứng ngộ mà tếu táo chẳng đâu ra đâu, lẫn lộn lung tung. Thực ra Bùi Giáng cố ý xáo trộn ngôn ngữ, dùng cách nói vòng ( kiểu ngôn ngữ cuả các Thiền sư ) , tạo ra sự xáo trộn trật tư logic cuả ngôn ngữ đời thường, xáo trộn không gian, thời gian, đạt tới sự diễn tả tư tưởng.
Ấy rằng một cũng là ba Là hai mai một mốt là hôm nay.
Để hiểu câu thơ này, cần sắp xếp lại ngôn từ theo logic cuả ngôn ngữ đời thường . một-hai-ba (không gian) -mốt-mai-hôm nay (thời gian) , tất cả là một. Vạn pháp là một Phật tính . Phật tính hiển hiện trong vạn pháp. Tuy nhiên đoạn thơ không phải là tâm thế đốn ngộ cuả Bùi Giáng. Bùi Giáng chỉ mượn tư tưởng Thiền để thể hiện cá tính sáng tạo cuả mình, một cá tính tài hoa. Vì thế thơ Bùi Giáng là thơ cuả một nghệ sĩ tài hoa, khác với những bài kệ / thơ Thiền cuả các Thiền sư.
5. Thơ Thiền Trần Ngọc Tuấn (17)
Trần Ngọc Tuấn là một nhà thơ trẻ. Thật đáng ngạc nhiên vì Tập Suối reo cuả anh là một tập thơ Thiền . Trong tình hình người trẻ làm thơ hiện nay , thì sự chọn lựa ấy cuả Trần Ngọc Tuấn là sự chọn lưạ đầy khó khăn. Trần Ngọc Tuấn không phải là một Thiền sư, anh vẫn đang sống lăn lộn giưã đời, vì thế Suối Reo là thơ của đời ánh lên sắc Thiền , thơ của một con người còn đang “ qua dốc sương mù “
“ Gánh củi qua dốc sương mù Mồ hôi giọt gịot gió ù ù bay Nghìn tia nắng dệt trang ngày Bước chân hoan hỉ , đêm này lửa reo “
Sống là gánh lấy bao nhiêu nỗi vất vả như người gánh củi . Ngày đêm phải vượt qua con dốc sương mù và đương đầu với gió ù ù bay . Nếu nhìn nhận cuộc đời như thế , tác giả sẽ chuyển bài thơ thành tâm tình thở than. Thế nhưng Qua Dốc Sương Mù lại rực rỡ ánh sáng của sự thăng hoa . Đó không phải là thứ ánh sáng thiên nhiên của nghìn tia nắng , hay ánh sáng của đêm lửa reo , mà là ánh hào quang của Phật . Nỗi vất vả , thống khổ trở thành con đường hạnh ngộ. Qua dốc sương mù là vượt qua vô minh , vượt qua khổ ( Diệu đế I ). Người gánh củi kia tỏa ánh hào quang của Phật trong “ bước chân hoan hỷ ‘ . Bài thơ không miêu tả hiện thực gánh củi mà tả khỏanh khắc chứng ngộ đầy hỷ hoan trong ánh sáng toả ra từ Tâm Bát Nhã. Hiện thực đuợc nhìn bằng Trí Huệ Bát Nhã ( Prajna ) . Đó là ý nghiã tư tưởng cuả bài thơ.
Người ta có thể hiểu bài thơ khác đi qua cách đọc phản ánh hiện thực . Bài thơ là cái nhìn lạc quan , là tấm lòng nhân hậu Trần Ngọc Tuấn đối với người gánh củi. Bài thơ cũng là một bức tranh tả cảnh gánh củi vất vả, trên nền thiên nhiên rạng rỡ , trong ánh sáng ấm áp cuả bếp lửa gia đình do củi mang laị , từ đó nói đến một tiến trình tư tưởng tích cực, suy từ sự vất vả đến hạnh phúc mà người gánh củi đạt được.
Ở bài thơ này, Trần Ngọc Tuấn chưa đạt đến các nói cuả Thiền sư. Ngôn ngữ thơ không phải là kiểu ngôn ngữ vô ngôn cuả Thiền , vì thế nghiã tư tưởng và nghiã nghệ thuật có thể chồng khít lên nhau, không tinh ý khó có thể nhận ra ý nghiã Thiền cuả bài thơ. Dầu vậy bài thơ cũng có được những tứ thơ hay và ngôn ngữ nghệ thuật tinh ròng . Sự kết hợp Tứ Tuyệt với Lục bát tạo nên màu sắc thẩm mỹ riêng, vưà có cái cô đọng tư tưởng cuả Tứ Tuyệt, vưà có cái mền mại thanh thoát cuả Lục Bát, vưà có sự sang trọng cuả tư tưởng vưà có sự dung dị dân dã cuả hồn thơ.
6.Thơ Thiền Phạm Thiên Thư
Tôi chưa có dịp nói đến những kinh Phật được Phạm Thiên thư phổ thơ như Qua Suối Mây Hồng - Kinh Ngọc ( thi hóa Kinh Kim Cương), Hội Hoa Đàm - Kinh Hiền ( thi hóa Kinh Hiền Ngu, 12 ngàn câu lục bát), Suối Nguồn Vi Diệu - Kinh Thơ (thi hóa Kinh Pháp Cú)
Chỉ xin thử đọc một đoạn trong bài Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng cuả Phạm Thiên Thư (PTT) xem thơ Thiền cuả Phạm Thiên Thư có thi vị thế nào . Đặc sắc thơ PTT là thơ tình có vị Thiền . Điều này lạ. Bởi vì tình là khổ luỵ. Thiền là cắt đứt nghiệp chướng. PTT đã tạo nên sự kết hợp này thế nào ? xin đọc 21 Em nằm ngó cội thu xanh Môi ươm đào lý một nhành đôi mươi Về em vàng phố mây trời Tay đơm nụ hạ hoa dời gót xuân 22 Thì thôi tóc ấy phù vân Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương Thì thôi mù phố xe đường Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi
Nội dung đoạn thơ là câu chuyện tình yêu, là những lời yêu PTT gửi đến người tình, nhưng những ý tứ Thiền lại hiển lộ rất rõ trong cái nhìn , trong ngôn ngữ , trong tâm thức nhà thơ : phù vân , sương , mù , đoạn trường . Trong khổ thơ này PTT không dụng ý thể hiện tư tưởng Thiền , nhà thơ chỉ mượn từ ngữ, ý tứ để diễn tả tâm trạng yêu. PTT nhìn người yêu mà suy gẫm, lúc nằm , lúc về , hình hài ấy, dáng vẻ ấy : môi thanh xuân đào lý đấy , tay đơm muà hè, gót dời hoa xuân. Nhưng mà hiện hữu ấy , tóc ấy chỉ là phù vân; lệ ấy , dáng ấy mong manh như sương. Em tuy đẹp , tuy dào dạt đào lý, dào dạt yêu thương trong mắt lệ, em giưã cội thu xanh , giưã vàng phố mây trời, nhưng chỉ là vô thường , chỉ là khổ ( đoạn trường ) chỉ là vô minh( mù ) , là hư huyễn( phù vân ) . Trái tim nhà thơ thốt lên nỗi buồn thương không sao ngăn được. Nhà thơ kêu lên nhiều lần “ thì thôi “, chấp nhận thực tại, để rồi buộc phải nói lời ly tan “ thôi thì thôi nhé” .Bản chất cuả hiện hữu là thế , và tình yêu, dù thăng hoa đẹp đẽ thế nào cũng không thoát ra được. Phạm Thiên Thư- người tình, chỉ còn mong
“Mai anh chết dưới cội đào Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu “
Thiền vị đem đến những giá trị thẩm mỹ gì cho thơ PTT ? Thơ PTT sang trọng, thanh cao là nhờ ở Thiền Vị. PTT cũng viết về đoạn trường, chia li, cũng viết về mắt , về môi , về dáng đứng, dáng nằm cuả người con gái, nhưng tuyệt nhiên không nhuốm mùi nhục thể, tuyệt nhiên không rực lưả dục vọng. Cũng là nước mắt, cũng là ly tan, nhưng không có hờn ghen oán trách tình phụ, không bi luỵ tang thương. Thiền vị làm thăng hoa thơ tình PTT Thật khác xa với cái nhìn tang thương bi đát cuả Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc
“…Ngọn tâm hoả đốt dầu nét liễu Giọt hồng băng thấm ráo làn son… …Nghĩ thân phù thế mà đau, Bọt trong bể khổ, bèo dầu bến mê… …Phong trần cả đến sơn khê Tang thương đến cả hoa kia cỏ này…”
Sự khác biệt ấy là ở chỗ PTT đã “ ngộ” được chân lý Thiền, trong khi Nguyễn Gia Thiều còn đang ngụp lặn ở bến mê.
Thật thú vị nếu tiếp tục đi sâu hơn nưã trong việc xem xét ảnh hưởng cuả Thiền trong thơ ca. Chẳng hạn Nguyễn Du trong bài Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài cho biết ông đã từng đọc hàng ngàn biến kinh Kim Cang .
Ngã độc Kim Cang thiên biến linh Kỳ trung áo nghĩa đa bất minh Cập đáo phân kinh thạch đài hạ Tài tri vô tự thị chân kinh.” ( Ta đọc hơn ngàn biến Kinh Kim Cang, những ý nghĩa sâu kín trong đó phần nhiều ta không rõ. Đến hôm nay tới đài chia kinh này mới biết rằng Vô tự chính là Chân kinh.)
Tuy nhiên điều ấy nằm ngoài phạm vi cuả bài viết này : Một cách tiếp cận thơ Thiền . Quả là nếu tiếp cận đúng hướng thơ Thiền , người đọc có thể thưởng thức được những giá trị, những khoái cảm thẩm mỹ đặc biệt mà thơ Thiền đem lại. Nhìn trong quá trình phát triển, những bà Kệ thuần tính cách nghi lễ, khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ hình tượng biểu cảm, đã chuyển hoá thành thơ .Thơ Thiền cuả các Thiền sư có sự chuyển hoá ấy. Và khi Thiền thâm nhập được vào trái tim nhà thơ thế tục, Thiền vị tạo nên cái đẹp mới lạ trong những áng thơ, có khi đọc không hiểu, song vẫn có thể cảm nhận được qua hình tượng tư tưởng-thẩm mỹ như thơ Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư. Con đường phát triển ấy còn nhiều hưá hẹn cho thơ ca Việt Nam.Bùi Công Thuấn ___________________________________________________________________________ (1) Thiền Uyển Tập Anh (2), (12), (14) “101 Giai Thoại Thiền” – Thomas Cleary – Nxb Tp HCM 2001. Tr.144 (3) “Đức Phật Đã Dạy Những Gì” - Hòa thượng WALPOLA RAHULA - Thích Nữ Trí Hải dịch -1998 (4), Bài thuyết pháp thứ 2 cuả Đức Phật Anattalakkhana Sutta - Kinh Vô Ngã Tướng (5) Thập nhị nhân duyên : Suốt thời gian bảy ngày đầu tiên sau khi thành đạo, Đức Phật ngồi không lay động dưới tàng cây Bồ Đề . Trong đêm cuối tuần, Ngài xuất thiền và suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada) , đó là Vô minh , nghiệp , Thức ,Danh sắc , Lục nhập , Xúc ,Thọ , Ái , Thủ , Hữu ,Sinh, Lão , Tử . (6) ,(10), (11)Thiền Luận - SUZUKI (7) “Tìm hiểu về Thiền Tông Phật Giáo Trung Hoa”.-Nguyễn Tuệ Chân - nxb Đà Nẵng 2006.tr34 (8) “Giới thiệu và giải thích đề kinh Kim Cương Bát Nhã “ -Thích Thái Hòa (9) “Giới thiệu Kinh Hoa Nghiêm” - Hoà Thượng Thích Trí Quảng (13) “Thơ văn Lý Trần” – Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường- Nxb Giáo dục 1999.Tr.63 (15) Đọc thêm: Như Huy – “Thêm hai cách đọc bài thơ / kệ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác Thiền Sư ” (16) Đọc thêm : Bùi Công Thuấn – “Bùi Giáng, ai người chia xẻ” . (17) Đọc thêm : Bùi Công Thuấn – “Một mình ra khơi “ ( về tập Suối Reo cuả Trần Ngọc Tuấn , Nxb Hội Nhà Văn 2006 ) . Bài này đã đăng trên Văn Nghệ Trẻ ngày 28/01/2007 |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Sun 06 Nov 2011, 23:07 | |
| |
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Chân Lý THẬT Tue 08 Nov 2011, 06:40 | |
|
Giải thoát Tri Kiến I. TRI KIẾN MÊ LẦM Đề tài nói chuyện là “Giải Thoát Tri Kiến”, tức giải thoát những cái thấy, cái biết theo sự mê mờ trói buộc, trả về cho cái thấy biết tự tại đúnh như thật. Trước tiên, nói về tri kiến mê lầm, tri kiến bị trói buộc hay còn gọi là ngã kiến.
Tri kiến của con người lâu nay luôn mang theo cái tôi, lồng cái tôi vào trong đó. Cho nên thấy biết luôn bóp méo sự thật theo cái tôi, nhìn sự vật không đúng như thật. Thí dụ như khi nhìn một bình hoa. Người thích thì nói bình hoa này đẹp, người không thích thì nói xấu. Cũng là một bình hoa nhưng hai người nhìn thì thấy khác nhau, đó là nhìn theo cái tôi. Vậy là cái bình hoa không còn đúng như thật của nó mà đã thành cái bình hoa của tôi, của anh hoặc của chị, là bóp méo nó theo cái ngã kiến riêng, trái với tính như thật của nó. Cũng vậy, cùng là chiếc xe hay cùng là cô gái nhưng mỗi người nhìn thấy đẹp xấu khác nhau. Rõ ràng, cứ nhìn theo cái tôi thành ra sai biệt.
Hay núi, sông thì chúng ta cũng nhìn thấy cao-thấp; sâu-cạn nhưng sự thật núi có cao-thấp, sông có sâu-cạn hay không? Sở dĩ chúng ta thấy nó cao là bởi trước kia đã thấy những ngọn núi thấp hơn ngọn núi này. Còn những người khác thì thấy núi này thấp vì trước đó họ đã thấy những ngọn núi cao hơn. Như vậy, cao thấp là do tùy người nhìn, đặt ra chứ ngọn núi đâu có nói nó cao hay thấp; có khi người thấy cao, người thấy thấp, thành ra cãi nhau. Nhưng sự thật thì núi không cố định cao-thấp, mà tùy theo cái nhìn. Sông có cạn-sâu cũng theo cái nhìn. Theo từng cái nhìn mà mỗi cái có khác nhau. Thành ra cãi nhau. Cãi nhau là do ngã kiến mang cái “tôi” trong đó, là bóp méo sự thật của ngọn núi, con sông v.v... chứ sự thật núi vẫn là núi, sông vẫn là sông, không có cao-thấp, cạn-sâu.
Từ đó suy ra, có ra chân lý của tôi, của anh, của chị v.v... nhiều thứ chân lý sai biệt khác nhau. Ai cũng nghĩ cái thấy của mình là chân lý rồi cãi nhau, vậy đâu còn là chân lý nữa. Cái đó là theo ngã kiến riêng, nếu thật là chân lý thì ai cũng có thể thấy, còn chúng ta thấy chân lý ở nơi mình mà không có ở nơi người thì đó chưa phải thật là chân lý. Đó là cái lầm theo ngã kiến.
Ông Tô Đông Pha khi hiểu đạo, được một chút vị thiền thì có làm bài kệ nói về đạo lý thiền đó. Bài kệ tên “Lô sơn chân diện mục” tức là “Bộ mặt thật của núi Lô”:
Hoành khán thành lãnh, trắc thành phong Viễn cận cao đê giai bất đồng Bất thức Lô sơn chân diện mục Chỉ duyên thân tại thử sơn trung.
Dịch: Nhìn ngang thành dãy, xéo thành non Cao, thấp, xa, gần thảy chẳng đồng Chẳng biết Lô sơn mày mặt thật Bởi tại núi này thân ở trong.
Tức là ngọn núi Lô sơn nhìn ngang sẽ thấy thành một dãy dài, đứng xéo nhìn lại thì sẽ thấy thành một ngọn núi cao, đứng xa thì thấy thấp, đứng gần thì thấy cao. Tùy theo chỗ đứng mà thấy núi sai biệt theo nên không thể biết được bộ mặt của Lô sơn. Vì sao? Là bởi thân đang ở trong núi, còn tìm biết làm sao được. Qua đó thấy rằng cùng một ngọn núi Lô nhưng do chỗ đứng của mỗi người, mà thấy có mỗi ngọn núi theo ngã kiến của mỗi người, bóp méo sự thật của ngọn núi Lô.
Nhà thiền có câu chuyện: ngài Quế Sâm, ngài Trường Khánh, ngài Bảo Phước là ba vị Thiền sư ngộ đạo. Một hôm, ba vị cùng đi vào Châu Thành thấy một đóa hoa mẫu đơn. Ngài Bảo Phước nói: “Một đóa hoa mẫu đơn đẹp”. Ngài Trường Khánh bảo: “Chớ để con mắt sanh hoa”. Tức là đã thấy đẹp, thấy xấu. Ngài Quế Sâm liền bảo: “Đáng tiếc một đóa hoa”. Như vậy một đóa hoa, chỉ là một đóa hoa, không nói năng gì nhưng chỉ do người gán cho nó thế nào thì nó thế đó. Nó không còn đúng như thật là nó nữa mà nó đã theo mỗi cái thấy của từng người.
Nhà thiền có câu “Đất bằng dậy sóng” là vậy. Đóa hoa thì không có việc gì, nhưng ba vị đã làm dậy sóng khiến những người ngoài nghe vậy cũng dễ bị gạt. Bàn rằng Ngài Bảo Phước nói đóa hoa đẹp là không được; Ngài Trường Khánh nói chớ để con mắt sanh hoa thì cũng chưa hay, còn phân biệt; Ngài Quế Sâm nói đáng tiếc cho đóa hoa thì có vẻ hay hơn. Đó là theo cái nhìn của chúng ta. Nhưng đúng theo cái nhìn của nhà thiền thì ba vị đều có chỗ thấy đạo, sự biểu lộ trình bày là cách của mỗi người. Ba vị đều thấy đóa hoa nhưng đều không bị đóa hoa làm mê mờ như người thế gian, nhưng qua cách trình bày trên ngôn ngữ thì thấy như ba vị đó tương đối chưa được rốt ráo.
Cho nên, nếu phân biệt thì thấy vị này hay, vị kia dở, là chúng ta cũng không thấy được ba vị đó mà phải thấy đến chỗ ba vị kia thấy như nhau. Đó mới là cái thấy của nhà Thiền, nếu còn thấy vị này hay, vị kia dở là thấy theo cái thấy của mình. Học thiền là phải khéo như vậy!
II. TRI KIẾN NHƯ THẬT
Lâu nay khi nhìn sự vật, chúng ta thấy sự vật là thấy theo cái tôi. Đó là tri kiến mê lầm, trói buộc, không thấy đúng như thật của các pháp. Những hiểu biết lâu nay ta thấy là những hiểu biết vay mượn, thấy theo sự huân tập của cái tôi sai biệt nên không đúng như thật.
Lúc mới sinh ra ta không có tri kiến gì; lớn lên cha mẹ dạy những kiến thức về đạo đức gia đình hiếu thảo v.v... Đi học ở trường thì cô giáo, thầy giáo huân tập thêm một số kiến thức về học đường. Lớn nữa ra sống ở xã hội thì học thêm những kiến thức ngoài xã hội. Những cái đó là những cái ta học được sau này, vay mượn của gia đình, trường học v.v... Chứ ngay lúc sinh ra ta không biết. Ngay cả kiến thức về tôn giáo cũng vậy, mới huân tập sau này. Khi ta huân tập thì liền chấp cái đó là của mình. Mà đã là của mình thì cái thấy của mình là trên hết, nên khi có những tri kiến khác đối lại thì cãi. Hiểu như vậy thì bớt chấp vào những kiến thức, tri kiến huân tập sau này.
Cũng vậy, trước khi chúng ta khởi tâm động niệm thì không có tri kiến gì, khi mình khởi thì mới có. Cho nên, nếu khéo quán để trả về tri kiến nguyên thuỷ ban đầu, chưa có mang cái tôi. Đó là trả về tri kiến như thật.
Giống như khi ta mang kiếng màu, mang màu hồng thì thấy cảnh vật màu hồng, mang màu xanh thì thấy cảnh xanh theo, mang màu xám thì thấy nó xám. Khi gỡ kiếng, nhìn bằng mắt chân thật thì thấy đúng sự vật như nó là nó. Cái nhìn đó mới thật sự là trong sáng, không có màu. Nếu nó có màu thì nhìn đúng như màu của nó.
Thiền sư Duy Tín có nói: “Trước ba mươi năm khi chưa học đạo thì thấy núi sông là núi sông. Sau khi học đạo, hiểu đạo lý thì thấy núi sông chẳng phải là núi sông. Sau ba mươi năm thấy núi sông trở lại là núi sông”. Nghĩa là trước khi học đạo, chưa hiểu đạo lý thì thấy cái gì cũng thật, cảnh thật, người thật, cho nên thấy núi sông thật là núi sông. Khi học đạo, hiểu rõ thì thấy tất cả đều giả, là không thật, thấy núi sông không phải là núi sông vì không thật nữa. Khi học đạo, tu hành, sáng tỏ, mở được mắt trí tuệ thì tâm mình hết lầm chấp. Lúc đó nhìn trở lại cảnh vật, núi sông, thấy rõ đúng như thật của nó, núi sông là núi sông. Không còn nói có nói không. Nếu còn nói có, nói không thì cũng còn theo phương tiện. Nói không để phá cái lầm chấp có, để chỉ cái lý, cái tự tánh của nó. Ngược lại, nói có để dừng chấp không. Khi chúng ta không còn chấp, trí tuệ sáng thì thấy rõ bình hoa là bình hoa. Nhưng cái nhìn sáng suốt khác hơn lúc chưa học đạo. Lúc trước ta cho nó là thật, phân biệt đẹp xấu, giờ thấy đúng như nó là nó, bình hoa là bình hoa, núi sông là núi sông, không thêm gì!
Thiền Sư Đức Sơn dạy chúng nói: “Này các ông, khoảng này không có một pháp cho các ông giải hội, tự mình cũng chẳng hội Thiền. Ta cũng chẳng phải là thiện tri thức, mọi việc đều không hiểu, chỉ biết đi cầu, đi tiểu, ăn cơm, mặc áo thôi còn có việc gì nữa”. Tức là Ngài muốn nhắc người, học Thiền cuối cùng là trả về tri kiến như thật, không thêm vào những thứ hiểu biết vay mượn, trả về bình thường như ăn cơm, mặc áo không thêm những hiểu biết tri kiến khác.
Khi học, hiểu Phật Pháp, nếu biết ứng dụng thì tốt, nếu không thì có khi hiểu Phật Pháp quá thành bệnh. Mới học đạo do chưa biết nên còn khiêm tốn, học nhiều quá thấy mình hiểu nhiều thì thành bệnh. Chẳng hạn chúng ta đi chùa học đạo rất lâu, hôm nay vào chùa vị Trụ trì lỡ sắp chúng ta đứng tuốt phía sau thì buồn liền. Vậy là nhiều tri kiến, nhiều cái tôi quá! Phải biết đó chỉ là phương tiện học đạo để gạn lọc nội tâm chính mình, không phải học đạo để thêm bệnh. Nên Ngài nhắc phải thấy rõ đó là những thứ vay mượn, không phải của chính mình, hãy trả về cho nó để nhận trí tuệ nguyên sơ của chính mình.
Nhà thiền có cư sĩ Bàng Uẩn, dù còn sống ở ngoài đời nhưng ông ngộ đạo và có đời sống rất tự tại. Khi chết, ông rất tự tại, làm chủ được sanh tử. Ông có câu nói: “Chỉ cần bỏ hết các thứ hiện có, đừng đem vào những cái mình không có”. Mỗi người thực hành được hai câu này một cách đầy đủ thì đời tu học coi như đã xong.
Nếu không khéo thì những cái trước khi đem vào nó không phải là của mình, nhưng đem vào rồi thì chấp là của mình. Ví dụ Phật Pháp trước khi học là của ông thầy, sau khi học là của mình. Chớ nên lầm như vậy.
Thiền sư Vân Môn thượng đường đưa cây gậy lên bảo chúng “Cây gậy này phàm phu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích nói nó là không, Duyên giác thì gọi nó là huyễn có, Bồ-tát thì thấy đương thể tức không, Thiền gia thì thấy cậy gậy là cây gậy, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi không được đụng đến”. Tức là phàm phu chưa học gì thì thấy cây gậy là thật. Nhị thừa thì phân tích cây gậy là vô thường, tuy có nhưng một lúc thì hư, hoại thành không. Duyên giác thấy nó là do duyên hợp, tạm có. Bồ-tát thì ngay đó thấy nó là tánh không, không phân tích. Nhưng nói vậy vẫn còn trên lý thuyết, nhà Thiền thấy cây gậy chỉ là cây gậy, không thêm một niệm gì nữa, không tri kiến gì, đi chỉ đi, ngồi chỉ ngồi không được đụng đến. Đụng đến là có động niệm mà có động niệm thì sẽ bị ăn gậy. Nhà Thiền vượt qua hết tất cả những tri kiến sai biệt, thấy đúng như thật, nó thế nào thì thấy nó như vậy.
Có vị tăng hỏi Thiền sư Pháp Nhãn: “Thế nào là giọt nước ở nguồn Tào?”. Ngài Pháp Nhãn đáp: “Là giọt nước ở nguồn Tào”. Như vậy, giọt nước nguồn Tào chỉ là giọt nước nguồn Tào, rất đơn giản. Nếu là chúng ta thì giải thích thế này thế kia thành ra nó là văn tự, chữ nghĩa. Cuối cùng không thấy được đâu là giọt nước nguồn Tào. Cũng như hỏi: “Thế nào là Phật?”. Đúng nhà Thiền thì Phật là Phật, còn giải thích Phật thế này, thế kia thì cuối cùng không có thấy Phật ở đâu. Hoặc người giải thích thế này, giải thích thế kia v.v... rồi cãi nhau. Lúc đó, không thấy Phật mà chỉ thấy chúng sanh. Đó là Phật chữ nghĩa, Phật văn tự. Đúng ra Phật là Phật thôi!
Tinh thần này đưa chúng ta trực tiếp giáp mặt với sự thật, không thêm những tri kiến khác. Đó là trả về cái thấy như thật.
III. PHƯƠNG TIỆN TRỞ VỀ
Tất cả hiểu rồi thì tu tập để trở về cái thấy như thật chứ không phải để nói lý. Phương tiện để trở về là sao? Từ lâu chúng ta lầm mê theo những tri kiến vay mượn, giờ được nghe được đánh thức thì phải buông những cái thấy phân biệt theo duyên bên ngoài để thấy đúng như thật. Thấy nghe thì vẫn thấy nghe nhưng thấy nghe phải trả về trọn vẹn là thấy nghe, không xen lẫn các trần vào đó. Để tâm vô trụ, thấy nghe nhưng không trụ vào cái trần nào. Lúc đó tâm sẽ trong sáng.
Trong kinh Kim Cang, Phật bảo ngài Tu-bồ-đề: “Bồ-tát muốn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì Bồ-tát nên lìa tất cả tưởng mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng nên trụ sắc sanh tâm, chẳng nên trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Nên sanh tâm không có chỗ trụ”. Tức là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì không nên trụ chỗ nào, sanh tâm không có chỗ trụ. Chính đó là tâm Vô thượng Bồ-đề. Tâm không trụ vào trần nào thì nó luôn luôn sáng ngời. Nó thấy nhưng nó không trụ, nó vẫn là nó thì nó sáng ngời. Nếu nó trụ vào đâu thì bị cái đó che.
Ví dụ nó thấy bình hoa rồi trụ vào bình hoa thì bị bình hoa che, trộn lẫn với bình hoa, không còn là chính nó, mất sự trong sáng. Còn thấy tất cả mà không trụ thì vẫn còn nguyên vẹn là nó. Đó mới thật là trong sáng, trả về cái thấy nghe nguyên vẹn. Chính phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là tâm vô trụ. Còn chúng ta trụ cái nào thì bị cái đó che. Thí dụ, đi ra chợ nghe ai đó nói tới tên mình thì liền trụ ngay đó, hay nghe hát thì trụ ở đó. Mà trụ đó thì quên mất hiện tại. Cho nên tâm không trụ, không bị cái gì che hết thì luôn sáng ngời.
Chúng ta khéo thực tập tâm vô trụ thì sống trở về thực tại sáng ngời, còn tâm trụ thì liền quên mất thực tại, mất bản tâm của mình. Thiền sư Bá Trượng có bài kệ:
Linh quang riêng chiếu, vượt khỏi căn trần Thể bày chân thường, chẳng kẹt văn tự Tâm tánh không nhiễm, vốn tự viên thành Chỉ lìa vọng duyên, tức như như Phật.
“Linh quang riêng chiếu, vượt khỏi căn trần”: Linh quang tức là ánh sáng linh diệu nơi chính mình, nó “riêng chiếu” một mình, không trụ vào đâu hết nên nó “vượt khỏi căn trần”.
“Thể bày chân thường, chẳng kẹt văn tự”: Thể của nó luôn luôn bày cái chân thật hiện hữu, lúc nào cũng sáng ngời không mắc kẹt trong văn tự, không dính vào chữ nghĩa. Cái tâm chân thật, sáng suốt của chúng ta không thuộc vào bất kỳ chữ nghĩa, kinh sách nào mà ở ngay nơi chính mình. Cho nên:
“Tâm tánh không nhiễm, vốn tự viên thành”: Tâm tánh nếu nó không nhiễm với trần bên ngoài thì tự nó tròn đủ, không thiếu.
“Chỉ lìa vọng duyên, tức như như Phật”: Khéo lìa vọng duyên bên ngoài thì ngay đó là Phật như như. Phật như như thì lúc nào cũng sáng suốt, không thêm bớt gì nữa. Là tri kiến giải thoát tự tại. Thấy đúng như thật các pháp, chính đó là tâm vô thượng Bồ-đề.
IV. TÓM KẾT
Trong kinh Lăng-nghiêm, Phật dạy: “Tánh giác tức minh vọng vi minh giác”. Tức là cái giác ở trong tự tánh của mình tự nó vốn là sáng suốt nhưng người mê không rõ, lại vọng sanh ra một cái sáng khác để soi sáng trở lại cái giác đó, lập thêm một cái sáng ở trên cái giác, biến cái giác sẵn có đó thành cái giác thứ hai để mình soi sáng. Thí dụ khi nghe nói mỗi người đều có Phật tánh, Phật tánh vốn sáng suốt không có mê, liền cố suy tìm, quán sát để soi sáng trở lại nó. Chúng ta nghĩ hiện giờ Phật tánh còn mê, nên phải soi cho nó sáng lên. Mà soi sáng để cho nó sáng lên tức là hiện nó còn đang tối, mà nếu nó tối thì đâu phải Phật tánh. Như vậy là biến Phật tánh thành đối tượng thứ hai để soi sáng, tức là nó thành cái bóng rồi. Chúng ta soi nó để cho nó sáng lên, gọi là thêm một cái sáng để mà soi sáng lại cái Phật tánh. Như vậy thành ra Phật tánh lu mờ, chứ đúng là Phật tánh vốn tự sáng suốt, nhưng do chúng ta mê nên không nhận ra.
Tu là bỏ bớt những cái mê, những cái thêm vào đó. Thí dụ, như cái gương, thường cái gương bị bụi đóng thì chúng ta phải chùi, mà chùi cái đó là chùi cái gì? Người ta hay nói là chùi gương, lau gương. Là do lâu ngày dùng danh từ như vậy thành ra quen, nói đúng là lau bụi chứ đâu phải lau gương. Nếu cái gương lau được thì bị tối trở lại. Cho nên bản chất của cái gương là sáng, bụi chỉ đóng ở lớp bên ngoài. Chúng ta lau đó là lau bụi, hết lớp bụi này thì gương nó tự sáng, chứ không phải do lau mà nó thành sáng.
Nhận định cho kỹ lại thì thấy rõ chúng ta dùng danh từ chưa chính xác. Thì đây cũng vậy, Phật tánh là tánh giác, tánh giác là tự nó sáng rồi. Nhưng do chúng ta mê, mê tức là những thứ vọng tưởng phiền não nhiều nên che. Nó che cho nên không nhận ra được Phật tánh, giờ tu để bỏ bớt những cái này chỉ còn lại Phật tánh sáng suốt. Đừng hiểu lầm, tưởng đâu là nó không sáng rồi cố soi sáng thì đã biến nó thành đối tượng thứ hai cho chúng ta soi nó, vậy thì thêm cái gì để soi lại nó nữa, thành ra có hai cái Phật tánh, một cái Phật tánh thì bị soi sáng, một cái Phật tánh thì hay soi sáng lại nó, vậy thì cái nào là thật? Ở đây, khi hiểu rồi thì biết tu là loại ra những cái không phải nó, những cái thêm vào nó, thì tự nó sáng mà không lầm lẫn.
Có một câu chuyện của Phật giáo Tây Tạng: Một vị tu sĩ tu bằng cách là thường đi nhiễu vòng quanh tu viện Linh Thiêng. Tu viện này được truyền rất là linh thiêng, nếu ai đi vòng quanh tu viện được bao nhiêu số vòng thì sẽ phát triển được tri kiến của bậc Thánh. Vị tu sĩ này tu tập như vậy.
Một hôm, đang đi quanh thì vị tăng bỗng gặp Thầy Viện chủ tu viện. Thấy vậy, Ngài mới vỗ lưng tu sĩ này bảo: “Thật ra, đi vòng quanh một thánh địa như vậy thì cũng tốt đó! Nhưng nếu muốn tốt hơn nữa thì thầy nên tu học về yếu tính của Phật pháp (những điều trọng yếu trong Phật pháp)”. Vị tăng nghe xong liền chuyển qua đọc, tụng thuộc lòng kinh điển. Không lâu lại gặp Thầy Viện chủ nữa, Ngài lại vỗ lưng vị tu sĩ nói: “Đọc tụng kinh điển như vậy cũng hay quá đó nhưng nếu hay hơn nữa thì nên tu học Phật pháp bao trùm rộng khắp”. Vị tăng nghe vậy mới suy nghĩ, tu học Phật pháp mà bao trùm rộng khắp thì tu sao đây? Thầy chuyển qua tu thiền định, luôn chuyên tâm thiền định ngồi không nhúc nhích.
Một hôm, đang ngồi thiền định trong một góc của tu viện, im lìm cố giữ tâm không sanh nghĩ ngợi, thì Thầy Viện chủ này bỗng đến, bảo: “Con đang thiền định đấy ư! Cũng rất hay đó! Nhưng tu tập cho đúng Phật pháp đích thực thì tốt hơn”. Vị tăng không hiểu tu làm sao mà gọi là Phật pháp đích thực. Thiền định như vậy mà Ngài còn bảo là phải tu Phật pháp đúng đích thực, thầy không biết làm sao nữa, mà tâm cũng không còn chỗ nào để suy nghĩ bám lấy, nên mới thưa: “Dạ, bạch thầy, con phải làm gì đây?”. Thầy Viện chủ bảo: “À! Thì con hãy buông bỏ hết những gì mà con đang bám giữ, lúc đó con chính là con và cái đơn giản này là bước khởi đầu mà cũng là mục đích cuối cùng”.
Nghĩa là con hãy buông bỏ hết những gì con đang bám giữ, tức buông hết những cái vay mượn. Khi những cái vay mượn đã buông ra hết, còn lại cái không thể buông ra nữa, đó mới chính là con. Vì có đem vào cho nên buông ra được, còn đến lúc không còn gì để buông nữa thì còn lại cái đó mới là chân thật chính mình. Và cái đơn giản này là bước khởi đầu cũng là mục đích cuối cùng chứ không gì khác.
Vậy là yếu chỉ để trở về nguồn chân hay là trở về tri kiến chân thật rất là đơn giản, không thêm vào nhiều tri kiến, hay cái hiểu biết cao siêu gì khác mà chỉ là bớt ra để không nhận những thứ đem vào đó là ta, không lầm những cái đó, còn lại cái gì đó thì mới gọi là tri kiến chân thật của chính mình. Chỉ cần một điểm này thôi, thì đủ cho tất cả mọi người thành tựu được tri kiến giải thoát, không có vướng mắt, không kẹt vào những tri kiến vay mượn. Nó không có vướng mắc cái gì thì đó gọi là tri kiến giải thoát.
Vậy, vẫn thấy nghe biết hiểu nhưng đừng có dán nhãn hiệu cái “tôi” vào thì nó sáng suốt không bóp méo sự thật. Mong tất cả luôn có tri kiến giải thoát để có cái nhìn các pháp tự tại sáng suốt, gỡ hết những cặp kiếng màu đi để nhìn đúng sự thật. Tức là hãy buông bỏ những gì đang bám giữ, ngay cả những lời đang nói đây cũng buông, còn lại chính mình mới chân thật.
TT.Thích Thông Phương
|
| | | Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
| Tiêu đề: Re: Ngộ Tue 08 Nov 2011, 11:53 | |
| 1- NGỘ NHẬN Năm đó tại Alaska Hiệp Chúng Quốc, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Kết quả của cuộc hôn nhân đó là vấn đề sinh dưỡng, người đàn bà vì bị khó sanh mà phải từ biệt cõi đời, để lại một đứa bé thơ cho người chồng. Anh chồng vừa rất bận rộn trong sinh kế, lại vừa rất bận rộn việc gia đình. Vì không có người giúp trông coi đứa con thơ, anh huấn luyện được một con chó, con chó này rất thông minh, lại rất ngoan ngoản nghe lời, nó biết trông coi em bé,nó tha bình sữa để cho bé bú, nuôi dưỡng bé. Có một ngày kia, người chủ có việc phải rời nhà,anh dặn dò con chó trông coi nuôi nấng cho bé con. Anh đi tới một thôn làng khác,vì gặp phải tuyết lớn rơi, không thể về nhà được trong cùng ngày đó. Qua đến ngày thứ hai mới về được nhà, con chó nghe tiếng lập tức chạy ra nghênh đón chủ mình.
Người chủ mở cửa phòng ra xem xét, thì thấy đâu đâu cũng đều là máu, ngẩn đầu lên nhìn,trên giường cũng là máu,chẳng thấy đứa con đâu cả, trên mình con chó, và miệng của nó cũng dính đầy máu me,người chủ phát hiện được cái tình cảnh này, ngỡ là con chó đã trở lại cái tính dã man của loài thú, nó đã ăn thịt con mình,trong cơn giận dữ, anh xách cây dao to chặt đầu con chó đi, anh đã giết chết con chó thật sự rồi. Sau đó, bổng nhiên anh nghe tiếng con nhỏ của mình, lại thấy nó từ dưới gầm giường bò ra, thế là anh bồng đứa bé lên, tuy là trên mình em cũng có dính máu, nhưng em không có bị thương tích gì. Anh rất lấy làm lạ, chẳng biết việc gì đã xảy ra, anh nhìn kỹ lại con chó, đùi của nó đã bị mất một miếng thịt, còn kế bên là một con sói, miệng nó đang gậm miếng thịt của con chó. À, thì ra con chó nó đã cứu tiểu chủ nhân, lại bị chủ nó giết nó một cách tàn nhẫn dã man oan uổng, đây đã là một sự ngộ nhận (hiểu lầm) hết sức là đau lòng của con người.
2. ĐINH TỬ Có một cậu bé trai, nó có cái tật xấu là ưa nổi nóng quạu quọ, vì vậy, cha của nó đã đưa cho nó một túi đinh; lại bảo nó, mỗi khi nó có nổi nóng quạu quọ thì hãy đóng một cây đinh lên trên bờ rào phía sau vườn nhà. Ngày thứ nhứt, nó đóng được 37 cây đinh. Và từ từ mỗi ngày số đinh được đóng lên bờ rào mỗi ít đi. Nó cũng đã phát hiện là nó đã khống chế được cái tật xấu của nó cũng như cái việc đóng những cây đinh có hơi dễ dàng.
Cuối cùng, có một ngày kia cậu bé này cũng thấy là mình vẫn đủ nhẫn nại để không nổi lên cái tật xấu nóng nảy quạu quọ nữa, nó báo cho cha nó biết việc này.
Cha nó lại bảo nó, bắt đầu từ nay, mỗi khi nó khống chế được cái tật xấu của nó thì hãy đi nhổ một cây đinh. Ngày ngày trôi qua, sau cùng thì nó báo cho cha nó hay là, nó đã nhổ hết những cây đinh rồi. Cha nó nắm tay nó, cùng đi ra sau vườn nhà và nói rằng: Con của cha, con ngoan lắm, con làm rất hay. Nhưng mà hãy nhìn những cái lỗ đinh trên bờ rào, cái bờ rào này không thể hồi phục được cái nguyên trạng của nó nữa. Một khi con nổi nóng thì những lời nói của con nó cũng giống như những cái lỗ cây đinh này, chúng đã để lại những vết hằn. Giả dụ như con dùng dao đâm người ta một dao, thì bất luận là con đã nói bao nhiên lần những lời tạ lỗi, cái vết thương đó nó vẫn sẽ vĩnh viễn còn đó.
3. THẢ MẠN HẠ THỦ
Đại đa số các cộng sự viên đều rất phấn khởi, vì ở khâu làm việc này vừa đổi lại một viên quản đốc mới, nghe nói ông này rất có khả năng, đặc biệt được đưa đến đây để chỉnh đốn nghiệp vụ và nhân sự; ấy thế mà, cứ một ngày rồi một ngày trôi qua, ông quản đốc mới này chẳng có làm gì hết, mỗi ngày đều có những quà cáp được đưa vào văn phòng, ông vẫn "trốn" luôn trong đó, ít khi nào chịu ra ngoài, cái thành phần bất hảo ở khâu này, hiện tại chúng lại càng lộng hành tác oai tác quái dữ hơn.
"ông ta đâu có phải là người có khả năng! ông chỉ là một lão già tốt và nhu nhược, so với quản đốc trước còn dễ bị người ta ăn hiếp nhiều hơn" ! Bốn tháng trời trôi qua,đang trong tình trạng thất vọng đối với ông quản đốc hiền hòa mềm yếu này, bổng dưng ông ta "diễn oai", cái thành phần bất hảo kia, đều bị ông bứng từng tên một,cho về vườn "đuổi gà", còn những người có khả năng đều được ông cất nhắc cho thăng tiến. Xuống tay vừa nhanh,vừa chính xác, đối với bốn tháng "bảo thủ" được biểu hiện vừa qua, nay ông rõ ràng là một nhân vật cứng rắn và cương quyết,lại hoàn toàn khác xưa.
Trong tiệc liên hoan cuối năm,sau khi đã qua ba tuần rượu, ông quản đốc mới bèn thố lộ tâm tình :
-Tôi nghĩ là cái nhìn của các bạn đối với tôi trong những ngày vừa mới nhậm chức,và sau khi tôi khai đao múa búa trừ hại, nhất định là có những thắc mắc phải không? Xin hãy nghe tôi kể lại một câu chuyện, các bạn sẽ hiểu ngay: "Tôi có một người bạn,ông ta mua một căn nhà có cả một vườn cây hoa thảo,khi mới dọn vào, ông ta liền chỉnh đốn, tất cả những hoa thảo cây cối, đều được làm sạch hết, để trồng lại những bông hoa mới. Có một ngày kia, người chủ nhà cũ đến thăm, mới vừa bước vào cổng, ông giựt mình hỏi rằng: "những cây hoa quý Mẫu Đơn giờ đâu mất hết rồi"?
Bạn tôi bấy giờ mới hiểu ra là,chính mình đã triệt hạ hết những cây Mẫu Đơn quý mà mình tưởng chúng là những hoa rừng cỏ dại. Sau này, ông ta lại mua thêm một căn nhà nữa,tuy là vườn cây hoa cỏ tạp nhạp, ông vẫn "án binh bất động". Quả nhiên trong mùa Đông cứ ngỡ là những cây rừng cỏ dại thì, mùa Xuân lại nở hoa dầy đặc xinh tươi; trong những ngày Xuân ngỡ là cỏ dại thì, mùa Hạ lại hiện ra những tấm thảm gấm hoa tươi mát; và trong nửa năm chẳng động tịnh gì đến những loài cây nho nhỏ,thì những ngày Thu đã đỏ hồng những chiếc lá dễ thương. Mãi cho đến cuối Thu, ông mới thực sự thấy được những loài cây cỏ vô dụng, và bắt đầu dọn dẹp sạch sẽ, đồng thời giữ lại những loài hoa thảo mộc thật sự trân quý. Nói đến đây, ông quản đốc bèn nâng ly :
-Xin cho tôi kính tửu các vị ở đây, vì các vị cũng như là những hoa mộc ở trong "vườn hoa" công ty này,các bạn đã là những cây trân quý trong đó, những cây trân quý này không thể nào trong năm mà có thể đơm bông kết trái hết được, cần phải trải qua một thời gian dài mới có thể nhận ra được.
4. KHOAN ĐẠI
Đây là một câu chuyện về một anh chiến binh, người vừa trở về từ chiến trường Việt Nam . Từ San Francisco, anh điện thoại về cho cha mẹ anh và báo tin rằng:
-"Con đã về rồi, con xin có một thỉnh cầu. Con muốn dắt theo một người bạn đồng hành cùng về nhà mình".
-"Dĩ nhiên là được"!
Ba má anh đáp: -"ba má rất vui mừng được gặp bạn con".
Người con lại tiếp tục: -"nhưng mà có một việc con cần phải thưa trước cho ba má rõ, bạn con đã bị thương từ chiến trường Việt Nam, nó đã bị mất đi một cánh tay và một cái chân, hiện tại nó chẳng có nơi để nương tựa, con muốn đem nó về cùng sinh hoạt chung với gia đình mình".
-"Con ơi, thật là điều đáng tiếc, có thể chúng ta giúp tìm một nơi cho nó được an thân sinh sống". Cha anh lại nói tiếp: -"con ạ, chắc con chẳng biết là con đang nói gì phải không? Như bạn của con là một người tàn phế, hẳn là chúng ta phải mang một gánh nặng trách nhiệm lớn đó con. Chúng ta lại phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống của chính mình trong tương lai, không thể vì nó mà làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia đình mình. Ba đề nghị với con là hãy về nhà trước và hãy quên người bạn đó đi, tự nó nhứt định cũng sẽ tìm được một nơi dung thân mà con".
Nói xong ông liền cúp điện thoại, từ đó hai ông bà không nhận được tin tức gì từ đứa con nữa.
Vài ngày sau, hai ông bà nhận được điện thoại của cảnh sát San Francisco báo cho hay là, con trai ông đã té lầu chêt rồi. Cảnh sát tin rằng đây chỉ là chuyện đơn thuần tự sát mà thôi.
Thế là hai ông bà gấp rút bay qua San Francisco, nhờ cảnh sát đưa đi nhận diện di thể của con mình. Đúng rồi, chính là con mình đây, không sai, điều hết sức ngạc nhiên ở đây là con trai của mình, tại sao mà nó lại chỉ có một cánh tay, và cũng chỉ có một cái chân mà thôi.Cha mẹ trong câu chuyện này cũng như trong đại đa số chúng ta hầu hết đều giống nhau. Cùng với những người, với sự ưa thích về diện mạo xinh đẹp, hoặc giả là nói năng duyên dáng và dí dỏm, thì lại có thể chấp nhận quá dễ dàng, thế nhưng để ưa thích những sự việc mà có thể gây bất tiện, hoặc là làm cho chúng ta không vui thì lại rõ ràng là một điều khó lòng mà chấp nhận được.
St
Với bốn câu chuyện này chúng ta có thể dựa vào đó mà suy xét và đánh giá cái tâm của mình... nhìn cách xử thế hằng ngày của mình như thế nào. Sự nhầm lẩn là do mình chưa hiểu sự việc và con người không hiểu nhau, thiếu nhẫn nại suy xét kỷ càng, lệch lạc trong suy nghĩ và nhận định... Đôi khi, sự cố chấp và lòng ganh tị cũng kích động tâm trí rất nhiều trong nhiều tình huống và sự vô ý thức phát sinh những sai lầm.
Sự ngộ nhận cũng do chúng ta là cứ nghĩ đến cái sai cái quấy của người khác nên chỉ thấy cái sai hoài. Ý niệm tốt xấu rất quan trọng , nghĩ xấu thì nhìn đâu cũng thấy xấu. Vì vậy, đã làm cho sự ngộ nhận càng lúc càng thêm sâu đậm, đưa đến kết quả không hay.
Giữa mọi người, vì định kiến và cố chấp tạo ra những lỗi lầm gây những thương tổn cho nhau rất nhiều. Cho nên chúng ta hãy nhớ rằng đóng một cây đinh vào cột đã là khó khăn mà nhổ đi khỏi cột lại khó gấp bội lần, chưa kể nó còn để lại cái vết nữa.
Nếu mọi người trong chúng ta đều có thái độ quảng đại đối với nhau, nhất định chúng ta sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Khai mở tầm nhì cho mình bằng một khung trời xanh có nắng ấm và nụ cười nhiều hơn nữa!
Hàng ngày , khi chào đón bình minh chúng ta cần mở rộng tâm hồn tiếp đón bất cứ ai đến với mình bằng nụ cười, khoan dung và chấp nhận cho sự khác biệt của họ thì đêm về chúng ta chắc chắn sẽ có một giấc ngủ trong lành và bình yên!
LH
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Ngộ | |
| |
| | | |
Trang 6 trong tổng số 17 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 5, 6, 7 ... 11 ... 17 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |