Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian Fri 09 Dec 2011, 04:46 | |
| Cá chuối đắm đuối vì con
Cá chuối: Một loài cá nước ngọt (còn có nơi gọi là cá quả, cá lóc) rất chăm con. Nghĩa bóng: Cha mẹ chịu mọi khó khăn, gian khổ, quên mình vì con cái. Còn có câu: Cá chuối đắm đuối về con.
Chuyện kể:
Có đàn cá rồng rồng[1], sống ở ao. Chúng theo mẹ cá chuối đi kiếm ăn, nhưng vì ao nhỏ, cá lại nhiều nên thức ăn chả có mấy. Đàn rồng rồng đói quá cứ nhao nhao lên mặt nước, mà chả kiếm được gì.
Một hôm, có một con cóc ngồi trên bờ ao, thấy đàn rồng rồng nhịn đói, thương hại mới nói với cá chuối mẹ rằng:
- Ở trên bờ nhiều kiến lắm. Chị mà lên đây thì no cả tháng.
Cá chuối mẹ mới hỏi:
- Ở trên ấy, chị còn nhảy đi kiếm được, chứ như tôi, không chân không tay, bắt thế nào được chúng.
Cóc mới bảo:
- Kiến nó thích cái nhớt của chị lắm! Chị chỉ cần nằm ở trên bờ một lúc là chúng bu đến đầy. Chị tha hồ mà ăn.
Cá chuối nghe có lý, lại nghĩ đến đàn con đang đói được ăn kiến thì chúng lớn biết chừng nào. Nó đành liều thân, quăng mình nhảy lên bờ ao. Nó nằm đó giả chết. Một con kiến thấy mùi cá tanh, chạy đến, rồi hai con, ba con. Chỉ một lúc, đàn kiến báo hiệu cho nhau có một con cá chết nằm trên bờ, nên cả đàn bu lại, vừa dự tiệc tại chỗ vừa tính chuyện đưa mồi vào tổ.
Tuy bị kiến cắn đau, lại thêm lên cạn, da khô tưởng muốn chết, nhưng cá chuối mẹ vẫn nghiến răng chịu đựng. Nó đợi cho đàn kiến bu đầy mới quăng mình nhảy tõm xuống nước. Hàng trăm con kiến nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đàn rồng rồng xúm lại, đớp thoả thích.
Cứ như thế, cá chuối mẹ lâu lâu lại tìm bờ nhảy lên kiếm thức ăn cho con bằng kiểu ấy. Nhưng một hôm, cá chuối mẹ nhảy lên quá xa bờ, nó lại chờ cho đàn kiến bu đến đông, da khô rộp cả, nó bèn vội vàng nhảy xuống. Nhưng lúc ấy, kiệt sức, nó giẫy lung tung. Đến khi tìm được ao thì cá chuối đã chết, nó chìm xuống tận đáy, đến chiều thì nổi lên. Biết chuyện cá chuối mẹ chết, con cóc thương xót mới nói rằng: Chị cá chuối này mới đáng thương làm sao, tận tình với con, đắm đuối vì con mà chết.
Lại nói đàn rồng rồng không thấy mẹ về, chúng bèn chia nhau đi kiếm mồi. Rồi chúng lớn lên, đến kỳ trưởng thành, nở trứng sinh con. Theo kế kiếm ăn của mẹ trước đây, chũng cũng nhảy lên bờ cho kiến bu, rồi cũng có con lại đắm đuối vì con như mẹ chúng, nên chịu chung số phận như mẹ.
------------------------
Cá chuối nặng lòng vì con cho đến chết. Như truyện trên thì quả là loài vật cũng thấy rõ nghĩa vụ của mình. Chuyện này vừa là sáng kiến kiếm mồi cho con, vừa là cái nghĩa lớn để rồi phải hy sinh vì nghĩa cũng cam lòng.
Theo "Đi tìm điển tích thành ngữ" |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian Sat 10 Dec 2011, 04:34 | |
| Đục nước béo cò
Khi tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ đục nước béo cò người ta thường lưu tâm đến một hiện thực dễ dàng quan sát thấy ở các vùng nông thôn. Ta đã biết, cò là một loài vật đêm ngày lặn lội kiếm con ốc, bắt con tôm, con cá trên đồng ruộng. Phải nhọc nhằn lắm, may ra cò mới kiếm được miếng ăn hàng ngày.
Thế nhưng, trong các vụ cày bừa, ruộng nước đục ngầu, bùn, lấm làm cho cá tôm ở dưới nước không chịu được phải ngoi mình lên mặt nước. Thế là chẳng vất vả bao công, cứ thế cò chén những con vật xấu số do hoàn cảnh "đục nước" mà phải ngoi mình làm mồi cho nó. Biết lợi dụng vụ cày bừa, với những chân ruộng đục nước, cò có thể kiếm chác, nuôi thân béo mầm.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự quan sát này thì chưa làm bộc lộ rõ được cách đánh giá của nhân dân ta đối với kẻ cơ hội lợi dụng hoàn cảnh rối ren nội bộ mà kiếm lợi lộc qua thành ngữ đục nước béo cò!
"Nghĩ đến câu đục nước béo cò Nên bao nhiêu sự thật sờ sờ Các xừ cứ tảng lờ như chẳng rõ"
(Thơ Tú Mỡ)
Hẳn là trong quan niệm dân gian còn có một ý tứ gì thâm hậu hơn được tiềm ẩn trong thành ngữ này.
Đục nước trong đục nước béo cò không hẳn chỉ phản ánh nhân tố khách quan đưa lại sự rối ren của hoàn cảnh (như do cày bừa) mà còn có thể do bản thân các nhân tố chủ quan gây nên. Cảnh đàn cá tranh ăn, cảnh cá lớn nuốt cá bé, chẳng làm khuấy động môi trường sống của chúng ta là gì.
Một điều thú vị hơn là tại sao "đục nước" lại chỉ béo mỗi chú cò và chính cò là biểu hiện của kẻ cơ hội? Có lẽ đối với nhân dân ta, con cò gắn liền với cuộc sống đồng ruộng, ngoài việc tự thân kiếm ăn, cò còn là kẻ cướp công, ăn bớt ăn xén công sức của kẻ khác.
Cốc mò cò xơi, cò ăn bớt của cốc, chẳng phải là xuất phát từ cách nhìn nhận đó hay sao? Cho nên cò là biểu trưng cho hạng người cơ hội, và với thành ngữ đục nước béo cò nhân dân ta phê phán hành vi của bọn cơ hội chủ nghĩa.
"Rân nhảy ra đúng lúc, khi lãnh chúa Kỳ Bường là lão Phô đã gục, khi Chính phủ bị người phải vung tiền ra mua, khi tình hình rối loạn dễ đục nước béo cò. Cha hắn sao biết chỗ lắt léo ấy" (Trích Phan Tư- "Gia đình má Bảy")
(Theo QH) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi Tue 01 May 2012, 22:37 | |
| ĐẦU NĂM MUA MUỐI, CUỐI NĂM MUA VÔI
Câu tục ngữ này gắn với hai tập tục: Phiên chợ đầu năm người ta đi chợ thể nào cũng mua một ít muối về nhà và phiên chợ cuối năm, người ta mua vôi về để cho ông bình vôi ăn no nê, đầy đặn. Tại sao vậy?
Ở vế thứ nhất thì đã rõ, tập tục mong muốn vào đầu năm, mua muối là đưa về nhà sự mặn mà quanh năm trong các quan hệ ứng xử, quan hệ làm ăn. Dẫu muối còn nhiều, nhưng vẫn nhắc nhau mua một bát. Điều đặc biệt ở đây là: với những vùng có thói quen đong các thứ bằng bát sát miệng (bằng miệng) như gạo, thóc, đậu, kê, vừng thì muối bao giờ cũng đong có ngọn, chứ không gạt miệng sợ về sẽ mất lộc, mất mặn mà.
Ở vế thứ hai, gắn với tục ăn trầu và những kiêng kị quanh vôi và bình vôi của người Việt. Xưa, có tục kiêng: người đàn ông dưới 40 tuổi không tôi vôi vì... sợ sớm bạc đầu.
Ông bình vôi là công cụ để vôi ăn trầu bằng sành xứ, hiện nay chưa thấy hiện vật này ở thời kỳ Đông Sơn. Chiếc bình vôi xưa nhất chưa xác định được, nếu có chỉ ở thời kỳ Bắc thuộc. Ba tiếng "Ông - Bình - Vôi" là từ Hán Việt hóa (có gốc từ tiếng Hán đã được Việt hóa đến mức thuần Việt).
Hiện nay, trong các lò gốm ở những nơi làm sành xứ mới đúc được ông bình vôi, còn những nơi làm nồi không đúc được. Và, không phải ai cũng đúc được. Người ta cũng chỉ đúc ông bình vôi vào những tháng nhuận của năm nhuận, nhưng người thợ cả phải sạch sẽ, không tang chế thì mới nặn thành công ông bình vôi.
Khi mua ông bình vôi, người ta mang theo một vuông vải đỏ hoặc nâu, mua xong gói ghém cẩn thận, bỏ vào thúng mủng đội lên đầu chứ không được cắp nách hoặc bỏ tay nải để xách. Lên xuống đò phải để chỗ cao ráo. Khi đưa về nhà thường đặt chỗ kín đáo, gần đầu giường, gần cửa buồng vì trong dân gian có câu chuyện kể: Kẻ trộm vào nhà thường hay nút miệng ông bình vôi lại hoặc quay miệng vào vách thì cả nhà sẽ ngủ yên, không ai nói mơ, nếu có biết trộm thì cũng ngọng nghịu, lông la làng được.
Khi cho ông bình vôi ăn phải e dè, thận trọng. Khi dùng dao vôi để lấy vôi, nhất thiết không được ngoáy chìa vôi vào lòng ông vì nếu thế sẽ bị bệnh cồn cào ruột gan mà dùng chìa đưa thẳng rồi rút ra, Nên vì thế, miệng ông cứ mỗi ngày một đầy, thành vành khuyên, hôm trở trời tự lóc ra, người ta dùng dao khứa chân rồi đem xâu vào dây treo trước cửa mạch (cửa phụ nữ và ma quỷ hay ra vào) để trừ tà.
Một khi ông bình vôi đã đặc ruột, người ta rước ông cùng xâu miệng lên chùa để dưới chân cây hương, dưới gốc mít, gốc đa. Lâu ngày lăn lóc, sương đọng vào bụng ông, gặp con sài đẹn, hay bị sơn ăn thì người ta lấy nước đó mà uống, mà bôi. Ai bị sâu răng thì mua ngọc trai tán nhỏ hòa vào nước này uống sẽ khỏi.
Ông bình vôi là một vật thiêng, ông luôn cần no đủ. Nhưng ông lại ăn ít vì ruột càng ngày càng đặc lại. Xưa có những nhà chuyên bán vôi ăn trầu, họ trải lá chuối vào rổ, bỏ vôi vào, hai đầu hai rổ đem bán. Khi bán, dùng chiếc que to hơn cái đũa cả để lấy vôi phết vào lá cho khách hàng mang về. Bán thì ít, cho thì nhiều, nhưng vẫn vui vẻ.
Gọi là cuối năm nhưng không ấn định ngày nào để mua vôi. Tùy thuộc vào phiên chợ nào cho thuận tiện trong khoảng mươi ngày cuối tháng Chạp theo chợ phiên (chợ phiên thường có nhiều loại: tháng 3 phiên, tháng 5 phiên, tháng 6 phiên, tháng 9 phiên hay tháng 12 phiên). Không mua chợ này thì mua chợ khác.
Tập tục người Việt: vào dịp đầu năm cái gì cũng phải đầy đặn, sung mãn để có lộc cả năm. Ông bình vôi là vật thiêng, nhưng khổ nỗi: vôi được quan niệm là bạc. Nên, dân gian vẫn có câu: "bạc như vôi" nên cuối năm người ta mua vôi để tránh sự bạc bẽo. Nên "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là vậy.
(Nguyễn Hùng Vĩ) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Nuôi con trong dạ đổ vạ cho ông vải Tue 01 May 2012, 22:39 | |
| Nuôi con trong dạ đổ vạ cho ông vải
Câu tục ngữ “Nuôi con trong dạ đổ vạ cho ông vải” được sách Kho tàng tục ngữ người Việt (Nguyễn Xuân Kính chủ biên, Nguyễn Thuý Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2002, tr.2152) (KT) ghi chép, dựa theo bốn tập sách: Ngạn ngữ phong dao (nguyễn Can Mộng, 1936, tr.22), Tục ngữ Việt Nam chọn lọc (Vương Trung Hiếu, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1996, tr.83), Tục ngữ phong dao, tập 1 (Nguyễn Văn Ngọc, 1928, tr.215) và Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào, Nxb Giáo dục, 1993, tr.505) (TĐ). Sách TĐ cho câu này và câu “Nuôi con trong dạ mang vạ vào thân” có nghĩa giống nhau, là: “Có thai nghén cần phải kiêng khem giữ gìn hết sức thận trọng, vì dễ xảy ra nguy hiểm” [KT, tr.2153].
“Nuôi con trong dạ” là nuôi cái thai, tức người mẹ ăn uống, bồi dưỡng cho cái thai được to, hòng sinh con bụ bẫm. Điều mong muốn bình thường này, vì sao lại dẫn đến chuyện “đổ vạ cho ông vải”, tức gán điều chẳng lành mà mình đang mắc phải là do ông bà, tổ tiên gây ra?
Người Việt vốn rất kính trọng tổ tiên, nên việc “đổ vạ”, trách cứ như vậy thường chỉ xảy ra khi ở vào tình thế bi đát, phẫn uất lắm. Đó là cái chết. ở đây là cái chết thảm thương do không đẻ được của người phụ nữ (đa số trường hợp là đẻ con so, ở độ tuổi dưới 20). Câu tục ngữ, do vậy, có thể diễn đạt: nếu nuôi dưỡng cái thai cho to, thì sản phụ không đẻ được (và sẽ chết). Nói “đổ vạ cho ông vải” vừa hàm ý trách oan ông bà ông vải không muốn cho cháu chắt sống, vừa là cách nói kiêng, nói tránh chuyện chết chóc vốn đang là vấn đề nhạy cảm đối với người đang mang thai.
Điều mà chúng ta vừa cho là “bình thường”, thực ra, chỉ phù hợp với điều kiện y tế, xã hội ngày nay. Còn ngày trước (tạm hiểu là từ 1945 trở về trước), chuyện sinh đẻ là tự lực, hoàn toàn không có sự trợ giúp của các thầy thuốc (“Đàn ông vượt biển có chúng có bạn, đàn bà vượt cạn chỉ có một mình”), và có không ít người phụ nữ phải “mắc cạn”, đặc biệt với số có mang lần đầu (“Người chửa, cửa mả”, “Đàn ông giặc giã, đàn bà sinh nở”, “Chửa con so làm lo cho láng giềng”,...).
Kinh nghiệm “vượt cạn” có hiệu quả mà dân gian xưa sử dụng là khi bụng càng to, càng phải đi lại, vận động nhiều, tốt nhất là gánh nước (gánh nước đối với phụ nữ ngày trước là một công việc nhẹ nhàng) và phải kiêng ăn uống các chất bổ dưỡng làm thai lớn, gây khó đẻ. Để răn chuyện tham sinh con to, tục ngữ cũng có câu “Nuôi con ngoài, không ai nuôi con trong” (nuôi con khi đã sinh, không ai nuôi cái thai).
Như vậy, câu tục ngữ đang bàn và câu “Nuôi con trong dạ mang vạ vào thân” có nghĩa tương tự nhau theo như đã trình bày. ý nghĩa này khác biệt với câu “Nuôi con trống dạ đổ vạ ông vải” (“trống dạ”: thiếu ăn, thiếu hiểu biết), tuy có vỏ ngữ âm na ná và xác thực hơn so với sách TĐ đã giải thích (sách này cũng giải thích câu “Người chửa, cửa mả” tương tự: “Người có chửa cần phải giữ gìn, kiêng khem vì khi đẻ dễ bị nguy hiểm” [KT, tr.2001]).
Triều Nguyên |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian Fri 20 Sep 2013, 03:26 | |
| Ác Giả Ác Báo
Ác giả là người ác, việc ác. Ác báo là điều ác đền đáp lại.
Ác giả ác báo nghĩa là người làm việc ác thì gặp điều ác báo lại, hoặc việc ác này sẽ bị việc ác khác báo lại.
Câu này nêu cái ảnh hưởng qua lại của hành động, ngụ ý khuyên người ta chớ nên làm việc ác để tránh khỏi việc ác, nên ăn ở hiền lành để gặp việc lành. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Ai đội mũ lệch xấu mặt người ấy Fri 20 Sep 2013, 03:30 | |
| Ai đội mũ lệch xấu mặt người ấy Mũ đây là thứ mũ cánh chuồn của các quan thời xưa. Thứ mũ ấy khi đội lên đầu phải đội ngay ngắn, nếu đội lệch thì xấu lắm, coi không được.
Ai đội mũ lệch xấu mặt người ấy là ai đội mũ không ngay ngắn thì người ấy xấu. Nghĩa bóng, câu này nói: ai làm việc dở thì người ấy xấu mặt, người ngoài không ai việc gì, có ý nói xã hội không phải chịu trách nhiệm về những việc làm của cá nhân. Câu này nghịch nghĩa hẳn với câu: “Con sâu bỏ rầu nồi canh, một người làm đĩ xấu danh đàn bà.” |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian Wed 02 Oct 2013, 03:57 | |
| Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau:
Ăn cỗ đi trước, có lợi là được ngồi chỗ tốt, được ăn thức ăn nguyên lành, đi sau thì ngồi chỗ không tốt và thức ăn có khi ăn dở còn lại dồn vào làm cỗ. Lội nước đi sau thì được cái lợi là chỗ nông chỗ sâu người đi trước đã dò sẵn cho mình, mình cứ theo chân họ mà đi, không sợ bước vào chỗ sâu đến ướt quần áo hay ngập thũm đầu. Câu này dạy ta xử thế cần phải khôn ngoan. Cũng có khi có nghĩa là hành động của kẻ khôn vặt. |
| | | Hạ Ly Hương
Tổng số bài gửi : 864 Registration date : 04/03/2012
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian Wed 02 Oct 2013, 15:02 | |
| Thành ngữ dân gian luôn sâu sắc và ẩn ý nhưng mang nhiều nội dung giáo dục SR nhỉ? |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 10 trong tổng số 10 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |