Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thành ngữ dân gian

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ướt như chuột lột   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Sat 19 Jun 2010, 00:53

Ướt như chuột lột


Người ta chỉ thấy chuồn chuồn, cua cáy, rắn rết lột xác, chứ có ai thấy chuột lột bao giờ. Thế mà trong tiếng Việt vẫn tồn tại thành ngữ “Ướt như chuột lột” để chỉ sự ướt át đến thảm hại của kẻ ăn sương lội nước.

Điều đáng băn khoăn ở thành ngữ này là tại sao lại có thể nói “Ướt như chuột lột?” Chuột lột thì có liên hệ gì đến sự ướt át? Theo nhiều ý kiến, dạng đích thực của thành ngữ “ướt như chuột lột” phải là “ướt như chuột lụt”. Trời mưa lụt, nước ngập trắng bão trắng đồng, lũ chuột đâu còn chỗ ẩn náu, buộc phải lóp ngóp bơi trong nước trông mới tang thương thảm hại làm sao! Người chạy lụt đã khổ, nhưng chuột chạy lụt lại càng khốn nạn hơn. Bởi vậy, nói “ướt như chuột lụt” mới lột tả được sự gian truân vất vả, sự ướt át và thực trạng đáng thương của tất cả những ai phải chịu cảnh dầm mưa dãi nắng. Nhưng tại sao từ chuột lụt lại chuyển sang chuột lột? Có lẽ do hình ảnh con chuột bị ướt trong những ngày lụt lội ít được người đời quan sát, nên không để lại ấn tượng đậm và phổ biến trong dân gian, dễ dàng di chuyển, bỏ qua. Mặt khác, do vần uột và ụt đứng kề tiếp nhau khó phát âm; theo nguyên tắc đồng hoá trượt, ụt được trượt sang ột dễ đọc hơn. Thứ ba, trong thành ngữ, nghĩa toàn phần có thể được nhận biết nhờ vào phần đứng đầu là ướt và người bản ngữ thấy có thể thoả mãn điều mình nói, mình nghe.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Sat 19 Jun 2010, 01:34

Chén tạc chén thù


Trong cuộc rượu đãi khách, trước tiên chủ nhà thường rót chén mời khách uống. Chén rượu từ tay người chủ rót để mời khách ấy gọi là chén thù. Uống xong, khách lại tự tay rót chén rượu nâng lên mời chủ để đáp lại tấm lòng thân tình, nồng thắm của người chủ dành cho mình. Chén rượu do khách rót nâng lên mời chủ ấy là chén tạc. Dân gian đã chớp lấy một chi tiết nhỏ trong cuộc tạc thù giao tiếp nhau để biểu trưng cho toàn cuộc vui với không khí thân mật, cởi mở giữa chủ và khách, giữa những người dự tiệc với nhau.

“Vợ chồng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi”
(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)


Ý nghĩa của thành ngữ chén tạc chén thù thường chỉ hạn hẹp ở sự hàm chỉ việc tiếp rượu trong cuộc ăn uống vui vẻ, thân mật. Tuy nhiên, đôi lúc người Việt cũng mở rộng giới hạn này ra. Theo đó, chén tạc chén thù được dùng để chỉ sự ăn uống nhậu nhẹt nói chung, nay người này mời, mai người kia tiếp đãi lại cho tương xứng. Và, rộng hơn thế nữa, thành ngữ chén tạc chén thù còn nói lên lối sống cánh hẩu, thích bè cánh, có đi có lại giữa những con người tham lam, vụ lợi.

Điều đáng chú ý là thành ngữ chén tạc chén thù vốn là kết quả của sự tương hợp hai danh ngữ (chén tạc + chén thù) nhưng trong hoạt động ngôn ngữ thì thành ngữ này lại thường hành chức với tư cách là vị ngữ.

Thành ngữ chén tạc chén thù có một số biến thể khác là chén thù chén tạc. Ý nghĩa và cách sử dụng hai dạng thức này hoàn toàn đồng nhất.

Trong tiếng Việt, gần nghĩa với thành ngữ chén tạc chén thù là các thành ngữ chén chú chén anh, chén bác chén chú.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ông chẳng bà chuộc   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Sat 19 Jun 2010, 01:36

Ông chẳng bà chuộc


Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.

Vợ chồng nhà chẫu chàng không có sự nhất trí trong việc cho anh nông dân nọ chuộc lại viên ngọc thần. Thành ra suốt ngày vợ chồng bọn họ cứ “to tiếng” với nhau. Vợ thì một mực “chuộc thì chuộc” (đồng ý cho chuộc), còn chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc” (không cho chuộc). Tiếng kêu ra rả trái ngược nhau của hai loại chẫu chàng là tiền đề sáng tạo nên câu chuyện về sự bất hoà của vợ chồng chẫu chàng. Kèm theo câu chuyện dân gian này là sự ra đời của thành ngữ “ông chẳng bà chuộc”.

Thành ngữ “ông chẳng bà chuộc” biểu thị sự chủng chẳng không ăn khớp, không hợp nhau về ý nghĩa cũng như việc làm giữa người này và người khác.

Gần nghĩa với thành ngữ “ông chẳng bà chuộc”, trong tiếng Việt còn có thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt”. Tuy nhiên thành ngữ này được sử dụng với phạm vi hẹp hơn. Thành ngữ “ông nói gà bà nói vịt” biểu thị sự không ăn khớp nhau, không hiểu nhau, mỗi người nói một nẻo. Sự không ăn khớp nhau ở đây chỉ dừng lại ở phạm vi nhận thức mà nguyên nhân của nó là do không hiểu ý nhau một cách vô ý thức. Ngược lại, ở thành ngữ “ông chẳng bà chuộc”, sự không ăn khớp nhau được thể hiện ở cả lời nói, ý nghĩ và cả ở việc làm. Sự không ăn khớp này là tất yếu và hoàn toàn có ý thức.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Kín cổng cao tường   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Sat 19 Jun 2010, 02:22

Kín cổng cao tường


Kín cổng cao tường là những nơi mà người thường không thể đặt chân tới, đó là những nơi thâm nghiêm, cơ mật.

Chúng ta biết rằng, trong truyện Kiều, sau hai lần gặp gỡ, chàng Kim đã sinh lòng tương tư nàng Kiều đến mức “Phòng văn hơi giá như đồng, trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan”, chểnh mảng cả việc đèn sách và vội “xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang”. Thế nhưng nhà họ Vương:

“Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh”...

Ở đây, đại thi hào Nguyễn Du đã đưa thành ngữ kín cổng cao tường vào câu thơ rất tài hoa, gián tiếp miêu tả tâm trạng của chàng nho sinh đang tương tư người đẹp, có gì đó như là nỗi thất vọng trước một sự ngăn cách khó lòng vượt qua nổi? Kín cổng cao tường nghĩa là gì vậy? Chung quanh thành ngữ này, có hai ý kiến khác nhau. Có người cho rằng câu thành ngữ trên phải là kín cống mới đúng, bởi vì nó đăng đối với cạn dòng lá thắm ở câu dưới: cống có kín thì “lá thắm” mới “cạn dòng” không chảy ra được! Và như vậy, câu thơ miêu tả được đúng tâm trạng tương tư của chàng Kim sau buổi gặp Thuý Kiều (Hoàng Tiến. Người giáo viên nhân dân số 16-1989).

Ý kiến thứ hai cho rằng, đính chính thành ngữ trên như vậy là đã làm thay cụ Nguyễn Du một cách tuỳ tiện. Bởi lẽ, nếu cho rằng “kín cống” mới đăng đối với “cạn dòng lá thắm”, thì “cao tường” làm sao đăng đối với “dứt đường chim xanh” ở câu dưới được, phải là “cao giàm” hoặc là “dày lưới” chứ, làm sao tường cao ngăn nổi “chim xanh”? (Nguyễn Văn Lưu. Trâu chẳng về chuồng, Văn nghệ số 22-1989). Ý kiến của Nguyễn Văn Lưu xem ra có sức thuyết phục và gần với chân lý hơn. Thực ra, sự đăng đối trong hai câu thơ của cụ Nguyễn Du vừa dẫn ở trên, là về ý chứ không phải về chữ: Thành ngữ “kín cổng cao tường” ở câu trên đã được minh hoạ, cụ thể hoá bằng hai điển tích “lá thắm” và “chim xanh” ở câu dưới. Theo “Từ điển truyện Kiều” của Đào Duy Anh, kín cổng cao tường nghĩa là “cái cổng đóng kín, cái tường xây cao, người ngoài không vào, cũng không thể nhìn thấy gì” (trang 237). Ở đây kín cổng cao tường là sự miêu tả dinh cơ nhà họ Vương đã làm Kim Trọng phải dừng bước trong phút tương tư, cao hứng đi tìm “bóng giai nhân”.Trong cách nói của dân gian, kín cổng cao tường là hình ảnh tiêu biểu cho dinh cơ của các gia đình giàu sang quyền quý xưa nay: “Cái cơ ngơi kín cổng cao tường của nhà lý Ngưỡng lại bỏ trống hoang”. (Nguyễn Kiên. “Năm tôi mười ba tuổi”).
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Há miệng mắc quai   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Sat 19 Jun 2010, 02:23

Há miệng mắc quai


Ý nghĩa của thành ngữ há miệng mắc quai thường được người Việt nhận diện dễ dàng. Ai cũng hiểu thành ngữ này được dùng để chỉ hành vi né tránh, không dám nói đến khuyết điểm của người khác vì sợ đụng chạm đến cả những khuyết điểm mà mình cũng đã phạm phải.

Với thành ngữ này, nói chung, người ta chỉ còn “vướng”, không hiểu chữ quai có nghĩa gì? Trong cách giải nghĩa còn nhiều ý kiến khác nhau.

Nhiều người xem thành ngữ há miệng mắc quai vốn được bắt nguồn từ việc quan sát vật hoặc con vật xung quanh, sau đó mới dùng vật để ví với người. Theo hướng này, từ quai có hai cách lý giải khác nhau. Thứ nhất, quai được xem là các loại dây buộc ở miệng một số đồ dùng như giỏ, gùi... Vì sát cạnh miệng lại dây rợ lòng thòng nữa nên khi mở nắp, mở miệng các vật này thì để bị mắc quai. Sự lòng thòng của quai có thể có tính biểu trưng về bản thân sự khuyết điểm, sự mắc mớ, ràng buộc. Thứ hai, quai được xem là từ rút gọn của từ quai thiếc hay hàm thiếc ở miệng con ngựa. Mỗi khi ngựa định mở miệng thì bị quai thiếc ghì chặt thêm, siết lại mạnh hơn. Quả thật, cách hiểu như trên cũng có những cơ sở nhất định. Tuy nhiên, để thuyết phục hơn bắt buộc người giải thích phải có thêm cứ liệu và cách biện minh chắc chắn hơn nữa.

Một số người lại giải thích theo một hướng khác. Theo hướng này thì thành ngữ há miệng mắc quai gắn liền với việc ăn nói của con người. Miệng trong tiếng Việt được biểu trưng cho cả hoạt động nói năng và ăn uống nói chung. Còn quai là từ rút gọn của từ quai hàm, một loại xương gắn liền với hàm, điều khiển hoạt động ăn nói của con người. Việc ăn uống của con người ta được liên hệ chặt chẽ với nhau qua sự điều phối nhịp nhàng của quai hàm. Khi ăn, quai hoạt động theo cách riêng, ngược lại khi nói, quai cũng điều khiển và hoạt động theo cách riêng phù hợp với nói. Vậy, khi ăn mà nói là bị “trái giò” và đương nhiên là khó nói, là “mắc quai”. Đấy là chưa kể mắc cả miếng ăn ở trong miệng nữa! Chính nhờ cái lôgích này mà thành ngữ há miệng mắc quai thoạt tiên được hình thành, nghĩa của nó không chỉ gắn liền với cả việc ăn cụ thể đồ này thức kia mà còn là ăn hối lộ, ăn đút lót. Cái lôgích để hình thành ý nghĩa này là đã ăn (của người ta) thì không thể nói gì (về chuyện xấu của người ta) được nữa.

Từ ý nghĩ ban đầu này, dần dần thành ngữ há miệng mắc quai được mở rộng ra để chỉ những người do mắc khuyết điểm, hay hành động thái quá dẫn đến hậu quả không nói được người khác nữa, nói người là đụng chạm đến bản thân mình. Trong trường hợp này quai được hiểu theo nghĩa biểu trưng là “cái níu giữ, khiến không cho nói ra sự thật về ai đó”. Như vậy, dẫu có cái quai cụ thể hay cái quai vô hình thì nó đều có sức nặng và sức mạnh ghê gớm. Nó có thể trói buộc chân lý và lẽ công bằng ở đời, nó có thể làm người ta đánh mất mình. Ngày nay, khi mà bả vinh hao phú quý đang giăng bẫy khắp nơi, khi mà nạn ô dù và hối lộ đang còn trong xã hội, thì câu thành ngữ há miệng mắc quai âu cũng là một lời răn, lời cảnh tỉnh đối với mọi người.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Oan Thị Kính   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Sat 19 Jun 2010, 02:24

Oan Thị Kính


Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng “chú tiểu”. Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho “chú tiểu” ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.

“Oan Thị Kính” là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Kẻ tám lạng người nửa cân   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Tue 22 Jun 2010, 03:14

Kẻ tám lạng người nửa cân


Theo “Từ điển tiếng Việt" (NXB. Khoa học xã hội. 1988), thành ngữ trên có nghĩa là "hai bên tương đương không ai kém ai". Nhưng sao "tám lạng" lại có thể sánh với "nửa cân"?

Muốn hiểu được cặn kẽ thành ngữ này chúng ta phải quay về với xuất xứ của nó. ''Cân” và “lạng” ở đây không phải là cân tây'' (kilôgam) và ''lạng tây'' (100 gam) mà là ''cân ta'' và “lạng ta''.

Ngày xưa khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc người ta dùng một loại cân cũ gọi là cân ta. Theo quy ước chung, khi cân đo bằng loại cân này, thì một cân bằng mười sáu lạng tương đương với 0,605 kilôgam, và một lạng bằng một phần mười sáu cân tương đương với 37,8 gram. Vậy là nếu cân bằng cân ta thì tám lạng đúng bằng nửa cân và nửa cân cũng chính là tám lạng!

Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên:

“Một bên chế trước, một bên giễu lại. Thật là kẻ tám lạng người nửa cân'' (Con đường vô Nam).
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Há miệng chờ sung   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Tue 22 Jun 2010, 03:16

Há miệng chờ sung


Với thành ngữ ''Há miệng chờ sung'', nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.

Tục ngữ đã dạy: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Vậy mà cũng có kẻ chẳng muốn làm, chỉ chực chờ ăn. Hắn ta nổi tiếng lười biếng. Cái danh ''đại lãn'' quả là rất xứng đáng. Đại Lãn chờ sung há chẳng phải là một sự kiện nổi tiếng đó sao? Một ngày nọ, hắn đến bên một cây sung to. Chao ôi, bao nhiêu là quả chín! Lại nữa, thỉnh thoảng một quả rơi xuống bên gốc cây. Hắn nghĩ ngay ra một diệu kế. Cần phải nằm ngửa, há to miệng, thế nào cũng có quả rơi đúng miệng. Lúc đó, hắn sẽ nhai ngon lành, mà chẳng cần phải hoài công leo trèo, hái lượm gì… Nhiều quả sung lần lượt rơi chung quanh mình, nhưng chẳng có một quả nào rơi vào miệng hắn. Vừa đói, vừa mệt, hắn đành nuốt nước bọt thất vọng đứng dậy. Thành ngữ ''Há miệng chờ sung'' hay “Đại Lãn chờ sung'' chắc là xuất phát từ câu chuyện này.

Với thành ngữ ''Há miệng chờ sung'', nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may. Thí dụ: ''Và những kẻ nhụt chí sinh ra há miệng chờ sung, nằm trong buồng riêng quan Tàu chờ thời như Nguyễn Hải Thần” (Tô Hoài. “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”).
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Gửi trứng cho ác   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Tue 22 Jun 2010, 03:17

Gửi trứng cho ác


Trong cuộc sống, có những người cả tin đã gửi gắm cho kẻ xấu những thứ mà chính bản thân hắn thèm khát và tìm cách để chiếm đoạt. Người đời đã ví hành vi đó với việc gửi trứng cho ác.
Thành ngữ gửi trứng cho ác được hình thành theo một lôgich khá thú vị. Trong thành ngữ này, ác chính là quạ. Mà quạ thì ai cũng biết là một loài chim ăn thịt sống. Hễ ngửi thấy mùi xác chết ở đâu là kéo thành bầy tới kiếm chác, ăn lấy ăn để. Quạ lại còn lần mò ăn trộm trứng trong tổ chim khi chim mẹ rời tổ. Ấy thế mà “bố mẹ” chim nào đó cả tin lại đem gửi trứng cho quạ trông nom thì thật là dại dột. Mặt khác, ở thành ngữ này, từ trứng đáng chú ý, vì nó có giá trị biểu trưng sâu sắc. Đối với chim, trứng là ruột thịt, là giọt máu truyền đời. Do vậy, trứng cần phải được nâng niu giữ gìn như chính mạng sống của chim mẹ. Ngoài chim mẹ chẳng còn ai khác có thể giữ gìn nổi quả trứng “mang nặng đẻ đau” này. Thế mà, đem trứng, vật báu cần bảo vệ nâng niu kia để gửi cho quạ, một kẻ chuyên ăn trộm trứng và đang cần chiếm đoạt để làm thức ăn hơn ai hết thì thật là dại dột và nguy hiểm biết bao? !

Như vậy, về mặt ngữ nghĩa thành ngữ gửi trứng cho ác được xác lập theo một lôgich thuận chiều: đem một thứ quý, cần phải giữ gìn để gửi cho một kẻ xấu đang rình mò và muốn chiếm đoạt chính thứ ấy. Cái lôgich đó chúng ta cũng bắt gặp trong thành ngữ mang mỡ đặt trước miệng mèo. Dân gian thường mượn vật để nói người là như vậy đó.

Thành ngữ gửi trứng cho ác trở thành lời phê phán những việc làm ngốc nghếch, cả tin trao gửi cho kẻ xấu những thứ quý giá mà chính kẻ trông giữ kia đang khao khát và có khả năng đoạt lấy cho riêng mình.

Với ý nghĩa đó, thành ngữ gửi trứng cho ác đã cảnh tỉnh, nhắc nhở người đời đừng cả tin, phải biết phân biệt kẻ tốt người xấu trước khi gửi gắm điều gì, vật gì đó. Nên chọn bạn mà chơi, biết chọn mặt gửi vàng, chứ đừng gửi trứng cho ác!
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Giàu làm kép hẹp làm đơn   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13Tue 22 Jun 2010, 03:18

Giàu làm kép hẹp làm đơn


Trong tiếng Việt, “kép” và “đơn là hai từ trái nghĩa, “kép” là “đôi, hai, cặp”, trái với “đơn” là “một”. Với các ý nghĩa đó, người Việt gọi cái áo có hai lần vải là áo kép, chiếc lá cây gồm hai lá chét gọi là lá kép, cửa sổ hai lớp gọi là cửa sổ kép, bị thiệt thòi nhiều bề gọi là thiệt đơn thiệt kép, mưa gió giãi giề gọi là gió kép mưa đơn, v.v. “Kép” và “đơn” trong câu tục ngữ “giàu làm kép, hẹp làm đơn” chính là nằm trong tương quan ngữ nghĩa ấy.

Trong văn chương Việt Nam, chúng ta thường biết đến nhiều câu đối rất hay của cụ Tam nguyên Yên Đổ, trong đó câu đối mà Nguyễn Khuyến cho người cô đầu ở Hà Nam để thờ mẹ cô, cũng vốn là cô đầu, nhân ngày giỗ:

“Giàu làm kép, hẹp làm đơn, tống táng cho yên hồn phách mẹ. Cá kể đầu, rau kể mớ, tình tang thêm tủi phận đàn con”.

Trong câu đối này, Nguyễn Khuyến đã hóm hỉnh mà lồng câu tục ngữ “giàu làm kép, hẹp làm đơn” vào để an ủi người cô đầu, làm mát dạ người “nơi chín suối”. Câu tục ngữ dùng trong vế đối này hàm chỉ mức độ to nhỏ của việc làm giỗ: nhà giàu có khả năng kinh tế thì làm cỗ to (kép), còn nhà nghèo, eo hẹp kinh tế thì làm cỗ nhỏ (đơn), tùy theo gia cảnh. Câu tục ngữ trên, ngẫm cho kĩ nhiều khi được hiểu với nghĩa rộng còn là cách thể hiện niềm tự hào kín đáo của một người biết lo liệu, thu xếp cho cuộc sống phù hợp hoàn cảnh riêng của mình:

“Giàu làm kép, hẹp làm đơn, cơ cực đường nào, liệu đắn đo là kẻ phải.

Đôi khi, trong sử dụng, câu tục ngữ này có dạng rút gọn là “giàu kép, hẹp đơn”. Về nghĩa, dạng đầy đủ và dạng rút gọn của câu tục ngữ đang xét không có gì khác biệt đáng kể.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thành ngữ dân gian - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thành ngữ dân gian
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» VÌ SAO NHO ? ......HÁT
» Làm sao tính thời gian
» Thời gian
» NGỌN GIÓ THỜI GIAN
» Ngược dòng thời gian
Trang 5 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-