Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Được voi đòi tiên Tue 22 Jun 2010, 03:19 | |
| Được voi đòi tiên
Voi thường được tượng trưng cho cái gì to lớn khác thường, có tính chất khổng lồ. Trong nhiều ngữ cảnh khác, voi cũng mang ý nghĩa đó: voi nan, (bệnh) chân voi, lấy thúng úp voi, châu chấu đá voi, đầu voi đuôi chuột... Tiên thì thường dùng để biểu hiện cái gì tuyệt mỹ, tuyệt hảo đến mức lí tưởng: đẹp như tiên, sướng như tiên, có phép tiên, thuốc tiên, v.v... Tuy vậy nếu hiểu voi là tiên trong thành ngữ này theo ý nghĩa nói trên thì lại không thỏa đáng. Bởi vì có được số lượng (hoặc khối lượng) lớn nhất rồi, vẫn có quyền đòi hỏi chất lượng cao nhất, mà như thế đâu có phải là tham lam? Đạt được khối lượng thật lớn, lại còn muốn có được chất lượng thật cao nữa, ai dám bảo đó là “được voi đòi tiên”! Vậy thì phải hiểu voi và tiên ở đây là thế nào cho ổn?
Phần lớn thành ngữ và tục ngữ được mọi người chúng ta hiểu giống nhau về ý nghĩa toàn cục. Còn ý nghĩa của từng yêu tố, từng từ được dùng trong đó thì lại có thể hiểu theo những cách khác nhau. Có thể giải thích các yếu tố đó theo khuynh hướng đồng đại, nhưng trong nhiều trường hợp, chỉ có thể giải thích bằng con đường đi vào từ nguyên hoặc tìm vào các phương ngữ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì thành ngữ, tục ngữ thường được tạo ra từ khá lâu và thường gắn với một xuất xứ cụ thể, mặc dầu khó mà xác định được chắc chắn.
Trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, các con giống nặn bằng bột màu bán ở chợ làm đồ chơi cho trẻ em, có nơi gọi chung là voi. Trong câu hát đồng dao về con chim trả cũng có từ này. Khi bắt được con chim trả tranh, một loài chim bói cá nhỏ xinh đẹp, trẻ em thường cầm ngược cái mỏ dài của chim lên để chim lơ lửng và đọc câu hát “Tranh tranh trả trả, múa cho ả coi, đến mai đi chợ ả mua voi cho tranh tranh trả trả”.
Trẻ em địa phương có thể gọi là voi, tên chung cho các con giống (miền Bắc còn có nơi gọi là tò he), hoặc gọi tên riêng của từng con giống: voi, ngựa, gà, vịt, ông tiên... thường trong các mẹt hàng đồ chơi này ở nông thôn, voi là con giống phổ biến hơn cả. “Voi” ở đây không to lớn gì hơn so với các con giống khác, do đó cũng không đắt tiền hơn. Duy chỉ có tiên là loại con giống hiếm hơn, và dĩ nhiên là cũng đắt tiền hơn. Cho nên “được voi đòi tiên” ban đầu có thể chỉ là câu trách các em bé có tính hay vòi vĩnh đối với thứ quà quê cụ thể đó. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Đa nghi như Tào Tháo Tue 22 Jun 2010, 03:21 | |
| Đa nghi như Tào Tháo
Ở nước Trung Hoa thời Tam Quốc có viên quan Thừa tướng nổi tiếng đa nghi họ Tào, tên Tháo. Hắn đa nghi đến mức không tin bất kì ai trên dời dù người đó là tướng có tài hay người lính đã hết lòng phục vụ và bảo vệ hắn.
Có một lần Tào Tháo đem quân đi chinh phạt nhà Thục. Quân Thục chống trả quyết liệt và cố thủ vững chắc. Cuộc chiến kéo dài, quân Tào mệt mỏi, tiến thoái lưỡng nan. Thấy tình thế khó nuốt được Thục, Tào bèn ban mật khẩu “Kê cân”. Một tướng giỏi của Tào là Dương Tu nghe lỏm được, liền truyền lệnh cho quân sĩ thu xếp hành trang, chuẩn bị rút. Thấy lạ, quân tả hữu liền hỏi:
Tại sao tướng quân lại cho quân rút sớm vậy?
Dương Tu đáp:
Quan Thừa tướng đã ban mật khẩu “Kê cân” (nghĩa là gan gà) ý muốn nói ăn không được, vứt thì tiếc. Vậy việc rút quân chỉ nay mai thôi.
Biết chuyện này, Tào Tháo khép tội Dương Tu là tiết lộ việc quân cơ, đem ra chém đầu. Nhưng đó chỉ là cái cớ. Cái chính là Tào Tháo biết Dương Tu là tướng có tài, chuyện gì cũng đoán biết được trước nên phải tìm cách hạ sát để trừ hậu họa. Tào Tháo còn là người đa mưu, nhưng vẫn rất sợ quân lính làm phản và bọn thích khách ám hại. Để đề phòng mọi bất trắc có thể xảy ra, hắn ra lệnh: Đêm ta ngủ thường mơ nơi trận mạc, tung hoành đao kiếm, đừng ai đến gần mà thiệt mạng. Một hôm, đang ngủ say, bỗng hắn trở mình, chăn rơi xuống đất. Tên lính hầu canh cửa thấy vậy bèn rón rén đến bên giường nhặt chăn lên đắp lại cho chủ tướng. Tào Tháo vùng phắt dậy rút ngay gươm đã thủ sẵn ở đầu giường chém người lính rồi lại nằm ngủ tiếp. Hành động chém giết tàn bạo của y không chỉ là lời răn đe khắc nghiệt đối với quân lính mà còn bộc lộ bản chất hay ngờ vực, hay nghi kị đến mức điển hình của một tính cách. Từ đó, tính cách của y đã được khái quát gọn trong năm chữ: Đa nghi như Tào Tháo. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Cõng rắn cắn gà nhà Tue 22 Jun 2010, 03:22 | |
| Cõng rắn cắn gà nhà
Thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà được dùng trong tiếng Việt với ý nghĩa hàm chỉ hành động phản bội Tổ quốc, phản lại nhân dân, đem giặc về giết hại đồng bào, đồng chí, anh em bạn bè thân thích. Thí dụ : “Nguyễn Ánh đã cõng rắn cắn gà nhà, nên giặc Pháp đã có điều kiện xâm lược nước ta” (Tạp chí văn học 4-1974).
Ý nghĩa thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà được hình thành nhờ tính biểu trưng của các từ ngữ tạo nên nó. Trong thành ngữ này, rắn biểu trưng cho kẻ xấu, độc ác hại người, và hiểu rộng ra là kẻ thù, là bọn giặc. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi trong ý thức của nhân dân ta, rắn bao giờ cũng được liên hệ với cái độc ác, nham hiểm. Rắn đổ nọc cho lươn, rắn đến nhà không đánh thành quái là thế. Còn, gà là vật nuôi quen thuộc, là đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ chu đáo. Trong nhận thức dân gian, gà hay được biểu trưng cho tình anh em ruột thịt: “khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” (Ca dao). Khi từ gà kết họp với từ nhà , tạo thành tổ hợp gà nhà, thì ý nghĩa đó càng thể hiện rõ. Một khi những người anh em thân thiết mà lại làm hại lẫn nhau, thì người đời sẽ chê trách là ''gà nhà bới bếp nhà”. Cho nên khi nói, rắn cắn gà nhà, thì ý nghĩa nổi bật lên đầu tiên là kẻ ác làm hại những người thân thích của mình. Cái lí thú của thành ngữ này còn ở từ cõng với nghĩa khom lưng đưa rước kẻ khác. Và, trớ trêu thay, hành động cõng ở đây lại là cõng rắn, đưa rước kẻ độc ác, kẻ nguy hiểm về làm hại những đối tượng đáng lẽ mình phải có bổn phận chăm sóc, bảo vệ! Sự kết hợp ý nghĩa biểu trưng của các từ, các thành tố riêng lẻ đã dem lại cho thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà ý nghĩa chung hàm chỉ hành động đem kẻ ác, kẻ nham hiểm đến làm hại người thân của mình, và hiểu rộng ra, đó là hành động phản bội đồng bào, đưa giặc vào giày xéo Tổ quốc thân yêu của mình. Đó là hành động tội lỗi đáng muôn đời nguyền rủa:
“Cõng rắn cắn gà nhà Nghìn thu tội với sơn hà còn đeo” (“Bài ca chiến đấu”)
Cùng nghĩa với thành ngữ cõng rắn cắn gà nhà, trong tiếng Việt còn có thành ngữ rước voi về giày mả tổ. Về cơ bản, ý nghĩa hai thành ngữ này tương tự nhau. Tuy nhiên, thành ngữ rước voi về giày mả tổ có sắc thái biểu cảm mạnh hơn. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Ăn cháo đái bát Tue 22 Jun 2010, 03:23 | |
| Ăn cháo đái bát
Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đái bát.
Thí dụ: “Nhà mày trước nghèo đói, nhờ khởi nghĩa được tí ruộng vườn, tí vợ con. Thế mà rồi ăn cháo đái bát.” (Vũ Cao. “Những người cùng làng”).
Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đái bát). \/ề thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo , một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.
“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).
Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Đèo heo hút gió Wed 23 Jun 2010, 03:34 | |
| Đèo heo hút gió
Nếu chỉ xem xét ý nghĩa chung, ý nghĩa tổng thể thì thành ngữ đèo heo hút gió là một thành ngữ đơn giản, dễ hiểu. Trước hết, người Việt thường dùng thành ngữ này để chỉ nơi rừng núi hoang vu, thiếu vắng người qua lại.
“Cái Xuân gặp anh bộ đội nào đó ở chốn đèo heo hút gió này là một điều mừng, hãy để cho họ tận hưởng niềm vui nghiêm chỉnh ấy nên thôi không úm nữa”. (Xuân Thiều. “Trời xanh”).
Trong tiếng Việt, thành ngữ đèo heo hút gió còn biểu hiện ý nghĩa “xa xôi, cách trở của những vùng, miền, của những đường đi lối lại nói chung”. Thí dụ: “Hiện nay bát hoa men đã tới quê tôi nhưng một số nơi quá đèo heo hút gió hãy còn dùng bát vỡ, móng tre” (Văn nghệ 9-1960). “Trước kia tôi hoàn toàn không biết rằng đi trên những thiên lý đường đi, dù đường đèo heo hút gió xa lắc mấy trùng cũng không ai bỏ đường ra đấy cho thiên cho địa” (Xuân Diệu. “Đi trên đường lớn”). Dù hiểu với ý nghĩa nào thì thành ngữ đèo heo hút gió đều được nói về sự xa vắng, cách trở, gây cảm giác hoang sơ, buồn lặng và cô đơn. Tuy nhiên, muốn hiều rõ từng từ từng chữ trong thành ngữ thì lại không đơn giản. Cho đến nay, cách nghĩ các chữ heo, hút trong đèo heo hút gió chưa thống nhất. Phần lớn mọi người đều nhận thức heo, hút là hai yếu tố của một từ phức heo hút với nghĩa “ở vào nơi vắng và khuất, gây cảm giác buồn và cô đơn”. Theo đó, thành ngữ đèo heo hút gió là kết quả của sự giao kết ba từ đèo-heo hút-gió. Ưu thế của cách hiểu này là giải thích rõ được hết mọi từ trong thành ngữ. Nhưng, ở đây cũng bộc lộ những bất hợp lý, khó có thể biện minh được. Trước hết trong tiếng Việt, heo hút không có khả năng kết hợp với gió. Heo hút thường đi sau các danh từ chỉ vị trí, địa danh chứ không thể đứng trước hoặc sau các danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,... để bổ nghĩa về tính chất “xa vắng cách trở, cô đơn”. Hơn nữa, nếu xem heo hút là một từ như cách hiểu này, người ta không giải thích được dạng thức hút gió đèo heo vốn là một biến thể của thành ngữ đèo heo hút gió. Thí dụ: “Họ tống đến nơi quân dịch đang gào, nơi hút gió đèo heo” (Trinh Đường. “Hoa gạo”).
Từ những bất hợp lý trên, chúng ta phải nghĩ đến hướng tìm tòi khác để giải thích các chữ heo, hút cho hợp lý. Điều cần được chú ý trước nhất là phải dựa vào luật đối và điệp, vốn rất phổ biến trong cách cấu tạo thành ngữ tiếng Việt. Theo hướng này, đèo heo hút gió được xem xét trên cơ sở đối ý đối lời. Ở thành ngữ này có sự đối ý giữa đèo heo và hút gió và đối lời giữa đèo và hút, giữa heo và gió. Ở cặp đối heo và gió, chúng ta dễ nhận ra heo và gió cùng nghĩa. Ta có thể nhận thấy heo có nghĩa như gió trong heo may, trời hanh heo. Heo chính là gió lạnh mùa thu – đông, một thứ gió hanh khô, gây cho da nứt nẻ. Ở cặp đèo và hút thì chỉ có từ hút là phải làm rõ nghĩa. Như đều biết, trong tiếng Việt vốn có từ hút với nghĩa động từ chỉ “hoạt động cuốn theo luồng, theo dòng, làm cho nước và khí, gió xoay tròn”. Động từ hút được chuyển thành danh từ chỉ luồng nơi tập trung dòng chảy, luồng xoáy như hút nước, hút gió. Chữ hút trong thành ngữ đèo heo hút gió là từ hút danh từ này. Vậy là, nhờ có những cứ liệu trên, chúng ta đều thấy rõ thành ngữ đèo heo hút gió hoàn toàn tuân thủ theo luật đối điệp và tương hợp về từ loại cũng như về ý nghĩa. Đây là dạng thức thường gặp trong cấu trúc thành ngữ tiếng Việt, lệ như chân lấm tay bùn, lòng chim dạ cá, lòng son dạ sắt. Điều đó càng được khẳng định chắc chắn hơn khi nhận thấy một biến thể khác của thành ngữ đèo heo hút gió là đèo mây hút gió hoàn toàn hiện rõ nguyên hình là một thành ngữ đối và điệp. Ví dụ: “Có người bị giặc truy bức đành bỏ quê hương, lạc loài đến vùng đèo mây hút gió để kiếm sống như nghệ sỹ Ngọc Cần ở Plâyku” (Văn học nghệ thuật 11-1976). |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Thoả chí tang bồng Wed 23 Jun 2010, 03:35 | |
| Thoả chí tang bồng
“Tang bồng” vốn là cách nói tắt của “Tang hồ bồng thỉ”. “Tang” là dâu, “hồ” là cung, “tang hồ” là cung bằng gỗ cây dâu. “Bồng” là “cỏ bồng”, “thỉ” là “tên”, “hồ thỉ” là tên bằng cỏ bồng. Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ bồng. Tục truyền, ngày xưa ở Trung Quốc, hễ đẻ con trai thì dùng loại cung tên này bắn sáu phát; bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, còn một phát xuống đất. Ngụ ý của việc làm này là sau này trưởng thành, người con trai sẽ mang chí lớn “hai vai gánh vác sơn hà”, tung hoành dọc ngang giữa trời đất.
Với nghĩa ấy, “tang bồng” thường kết hợp với các từ như “Chí tang bồng”, “nợ tang bồng”.
Thành ngữ “thoả chí tang bồng” hay là “phỉ chí tang bồng” dùng để chỉ sự thoả mãn, tự do trong hành động nhằm thực hiện chí lớn, không chịu bất kỳ một sự gò bó, ràng buộc nào. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Xác như vờ, xơ như nhộng Wed 23 Jun 2010, 03:36 | |
| Xác như vờ, xơ như nhộng
Vờ là một loại côn trùng sinh ra ở mặt nước và có kiếp sống chưa trọn một ngày. Khi chết, xác vờ phơi trên các bãi sông, mỏng dính, lép kẹp, trông thật thảm hại. Còn nhộng thì sau khi đã kéo hết tơ vẫn còn một lớp xơ mỏng bọc quanh mình. Xơ nhộng vừa dai nhách vừa tớp túa. Những hiểu biết này giúp chúng ta thấy rằng, có lẽ thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là dạng rút gọn từ cách nói xác như xác vờ, xơ như xơ nhộng để chỉ sự lép kẹp, mỏng dính và tớp túa của sự vật được đem ra so sánh. Với cách hiểu này, các yếu tố xác, xơ trong thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là danh từ.
Nhưng điều thú vị hơn cả là các yếu tố xác, xơ trong thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng lại đồng âm với các yếu tố xác, xơ trong từ ghép xác xơ, xơ xác với ý nghĩa “rách nát cùng kiệt”. Trong khi xác vờ, xơ nhộng ít được người Việt quan sát nhận biết, thì các yếu tố xác và xơ, cũng như xơ xác, xác xơ thường xuyên được xuất hiện trong ngôn ngữ, trong nói năng hàng ngày. Vì vậy người Việt Nam dễ dàng đồng nhất các yếu tố xác, xơ trong xác như vờ xơ như nhộng với các yếu tố chỉ tính chất xác, xơ trong xác xơ, xơ xác. Và đương nhiên, thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng hay xơ như xơ nhộng, xác như vờ đều được hiểu là “sự nghèo túng xác xơ, không có của cải gì”.
Hiện nay, người Việt Nam đều hiểu nghĩa tổng thể của thành ngữ xác như vờ xơ như nhộng là như vậy mà không cần biết, không cần xem xét các thành tố xác, xơ mang ý nghĩa gì, thuộc từ loại nào, là danh từ hay tính từ.
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Trộm cắp như rươi Wed 23 Jun 2010, 03:37 | |
| Trộm cắp như rươi
Để diễn tả tình trạng nhiều trộm cắp gây mất trật tự an toàn xã hội, trong tiếng Việt người ta hay dùng thành ngữ trộm cắp như rươi.
Trộm cắp như rươi đó là tình cảnh của một xã hội loạn lạc, rối ren khi mà bộ máy chính quyền không còn đủ sức làm chủ tình hình được nữa, mặc sức để cho bọn trộm cắp hoành hành. Câu thành ngữ trên là nói về bọn đầu trộm đuôi cướp nói chung, cho nên còn có các biến thể khác như trộm cắp như rươi, kẻ cắp như rươi hoặc cướp đường như rươi.
Trong thành ngữ này, rươi là một loài giun đất, có nhiều chân, cơ thể có rất nhiều lông tơ, do gốc rạ mục sinh ra vào mùa thu, ở những chân ruộng nước lợ. Vào mùa rươi, rươi nhiều vô kể đến nỗi bà con nông dân có thể bắt rươi về làm mắm ăn. Vì rươi nhiều như vậy nên trong tiếng Việt, rươi thường được ví với những gì thật đông, thật nhiều, song chủ yếu lại được ví với bọn người bất hảo, bất lương có thể gây ra những tai hoạ bất ngờ cho con người. Tóm lại rươi thường được ví với bọn người xấu đối lập với người lương thiện. Điều đó khiến rươi khác với kiến trong thành ngữ đông như kiến, vốn được dùng để làm đối chứng cho so sánh số lượng người đông đúc, thành đoàn, thành lũ mà không có nét nghĩa đánh giá những người đó tốt hay xấu, lương thiện hay bất lương...
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Máu ghen Hoạn Thư Wed 23 Jun 2010, 03:38 | |
| Máu ghen Hoạn Thư
Đã đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du mấy ai quên được Hoạn Thư, con người “ở ăn thì nết cũng hay. Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Mà nhớ nhất là sự đánh ghen của người đàn bà họ Hoạn này, cái ghen sâu sắc, âm thầm mà độc địa, tàn khốc.
Khi biết tin chồng đi lấy vợ lẽ, Hoạn Thư giận lắm nhưng không hề để lộ cho ai biết, thậm chí còn trị tội bọn gia nhân khi chúng định mách bảo để tâng công. Khi Thúc Sinh về đến nhà, Hoạn Thư sai bày rượu tiếp đón vui vẻ như không có gì xảy ra. Thấy thế Thúc mừng lắm, yên trí là vợ chưa biết, cho nên cũng “ngậm tăm" luôn cái chuyện vợ lẽ kia. Hoạn Thư như “đi guốc trong bụng” chồng, đúng lúc Thúc Sinh đang nôn nao nhớ Kiều thì Hoạn Thư gợi ý là Thúc nên quay lại Lâm Truy. Được lời như cởi tấm lòng, Thúc vội vàng lên ngựa ra đi. Chỉ chờ có vậy Hoạn Thư cũng vội lên xe về Tích Giang thăm cha mẹ đẻ và một cuộc đánh ghen bắt đầu.
Hoạn Thư thuê bọn côn đồ Ưng Khuyển đi đường tắt sang Lâm Truy bắt cóc Kiều. Đầu tiên họ Hoạn cho Kiều một trận đòn phủ đầu, sau đó cho về làm con hầu nhà Hoạn Thư với tên mới là Hoa Nô. Nói về chàng Thúc, sau khi tưởng Kiều đã chết, tỏ ra đau đớn lắm nhưng rồi nỗi đau cũng nguôi dần. Rồi một hôm chàng lại đánh đường về thăm vợ cũ quê xưa. Thật trớ trêu là cái bẫy của Hoạn Thư đã giăng sẵn chờ chàng. Khi Thúc vừa về đến nhà lập tức Hoạn Thư cho gọi Kiều ra hầu hạ. Thúc Sinh và Kiều gặp nhau mà như trong cơn ác mộng, lòng dạ cứ rối bời, không hiểu là thật hay là do ma quỷ! Thật là một cách đánh ghen kỳ lạ, “giết người không dao” vậy. Chưa hết Hoạn Thư còn bắt Kiều phục dịch hầu hạ hai vợ chồng mình nữa. “Bắt khoan bắt nhặt đến lời. Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay”. Còn nữa, Hoạn Thư còn bắt Kiều đánh đàn hầu rượu. Tiếng đàn “như khóc như than” của Kiều làm cho Thúc Sinh tan nát lòng bao nhiêu thì Hoạn Thư càng hởi lòng hởi dạ bấy nhiêu. Sau đó, nể lời đề nghị của chồng, Hoạn Thư cho Kiều ra Quan âm các để tụng kinh niệm phật với cái tên mới Trạc Tuyền. Đã là tình cầm sắt mà phải giả bộ làm ngơ, dù gần nhau gang tấc, chàng Thúc đau khổ lắm. Một hôm nhân khi Hoạn Thư về thăm mẹ đẻ Thúc lẻn ra tình tự với Kiều. Hai bên đang kể lể nỗi lòng, thở than sùi sụt thì Hoạn Thư đã trở về và nghe hết mọi chuyện. Sau đó Hoạn Thư vào Quan âm các đàng hoàng vui vẻ chào hỏi hai người, khen tài hoa Thúy Kiều rồi khoác tay chồng cùng về nhà như không hề biết chuyện gì. Cách xử sự của Hoạn Thư làm Kiều kinh ngạc đến run sợ, và ngay đêm đó Kiều đã quyết định trốn khỏi nhà Hoạn Thư để bắt đầu một chặng đời lưu lạc mới của mình. Điều đặc biệt là trong suốt quá trình đánh ghen Hoạn Thư không hề hỏi đến và làm như tuyệt nhiên không biết gì về quan hệ giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều, cứ coi như hai người không quen biết nhau vậy!
“Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen” đến nỗi Thúc Sinh lấy Kiều rồi mà phải bó tay còn Kiều thì kinh sợ mà chạy trốn! Cho đến nay “Máu ghen Hoạn Thư” chắc vẫn còn nhiều người ngán ngẩm và kiêng nể! Đã đành là, “ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Nhưng để biến một kiểu ghen thành di sản văn hoá, - tâm lý điển hình cho một lớp người và được xã hội hoá, dân gian hoá, như lối ghen của Hoạn Thư thì không có nhiều trong văn hoá thế giới. Nguyễn Du ơi! Không phải sau ba trăm năm, mà rồi sẽ mãi mãi, người đời vẫn còn khóc vì tài và mệnh của một con người. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian Wed 23 Jun 2010, 03:38 | |
| Ăn chay niệm Phật nói lời từ bi
Thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được lưu truyền rộng rãi trong Phật giáo nói riêng, trong nhân dân nói chung để chỉ sự ăn uống thanh đạm: tụng kinh thờ Phật, nói năng hiền từ, không độc địa trong lời nói cửa miệng.
Theo Phật giáo, ăn chay là ăn không quá giờ Ngọ, không ăn thịt các động vật. Niệm Phật là xưng đọc, nhớ nghĩ đến danh hiệu của Phật. Nói lời từ bi là nói những lời tâm phúc, tốt lành, thanh nhã, mang lại lợi ích cho mọi người, mọi loài, không thêu dệt, không nói dối, lật lọng, không chửi bới nguyền rủa, bởi từ là ban cho sự vui, bi là cứu cho khỏi khổ ải.
Lần giở trang sử Phật giáo, chúng ta được gặp Tuệ Viễn ở Lư Sơn (vào thế kỷ 7, đời Đường) đã có công lập ra liên xã, phổ biến phép niệm Phật, ăn chay, hướng dẫn Tịch độ. Thời ấy, Tuệ Viễn đã ra quy ước trong toàn xã ai ai cũng phải ăn chay niệm Phật và lời nói ra phải đủ đức từ bi, không được ngôn đàm hí tiếu. Thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi có từ thuở đó.
Trong sử dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được rút gọn thành ăn chay niệm Phật. Dạng thức rút gọn này vẫn phản ánh đầy đủ ý nghĩa toàn thành ngữ.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 6 trong tổng số 10 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |