Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Nói toạc móng heo Fri 18 Jun 2010, 00:33 | |
| Nói toạc móng heo
Nói toạc móng heo là nói thẳng, nói thật không úp mở quanh co. Ý nghĩa chung của thành ngữ này là như vậy, song cơ chế nảy sinh ý nghĩa đó lại không đơn giản. Như đều biết, móng heo (móng lợn) là một loại sừng cứng bao bọc kín hết ngón chân lợn. Cái vỏ bọc bên ngoài vừa vững, vừa kín như vậy, hẳn là khó lòng biết rõ cái được bảo vệ ở bên trong. Vậy thì, muốn biết ngón chân heo chỉ có cách làm toạc móng. Quả nhiên, làm toạc móng heo, một mặt là làm mất cái che đậy bên ngoài, mặt khác làm bộc lộ rõ hoàn toàn phần bên trong của chân heo. Có lẽ vì thế, đặt nói bên cạnh toạc móng heo tạo nên thành ngữ nói toạc móng heo với sự liên hệ ý nghĩa “làm mất cái vỏ bề ngoài, làm rõ cái bên trong”. Sự liên hội này đã đưa vào trong nội dung ý nghĩa của thành ngữ hai nét nghĩa: nói không che đậy, nói trắng ra.
Thành ngữ nói toạc móng heo còn có biến thể là nói toạc móng lợn, song biến thể này ít được sử dụng.
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Quýt làm cam chịu Fri 18 Jun 2010, 00:34 | |
| Quýt làm cam chịu
Khi một người làm việc gì mà nguời khác phải gánh chịu hậu quả của việc ấy (thường là hậu quả không hay), thì trong tiếng Việt, nguời ta thường nói là “quýt làm cam chịu”.
Đối với chúng ta, quýt và cam là hai giống cây ăn quả rất được ưa thích, thường trồng trong vuờn. Hai giống cây này cùng họ hàng, rất gần gũi nhau, có thể lai giống lẫn nhau. Quýt lai cam và cam lai quýt là chuyện bình thường.
Vậy thì quýt làm cam chịu vốn có nghĩa ra sao khi xét về nguồn gốc ?
Một số người làm vườn giải thích rằng: cam và quýt tuy cùng họ với nhau thật, nhưng nếu trồng chung trong một vườn thì cam sẽ kém ngon, còn quýt sẽ to quả hơn, và vị của nó cũng đã khác đi rồi. Vì thế, muốn có cam hay quýt thuần chủng, giữ được hương vị riêng thì phải trồng tách biệt, mỗi loại cây một nơi. Trong một vườn, đã trồng cam thì thôi trồng quýt, mà đã trồng quýt thì thôi trồng cam. Cam mà “làm”, thì quýt phải “chịu”, và ngược lại. Với cách hiểu nghĩa gốc của câu tục ngữ như vậy, thì cam và quýt ở đây là những loài cây trồng, đối tượng của người làm vườn, còn làm hay chịu là hành động của nguời làm vườn ấy !
Nhưng cũng còn một cách hiểu khác.
Ai đã đọc truyện Trạng Lợn, hẳn còn nhớ một câu chuyện nhỏ sau đây: Chuyện kể rằng Trạng được người đời đồn đại là có tài bói toán siêu hạng. Một hôm công chúa bị mất đôi vòng ngọc quý do nước ngoài đem cống vua ta. Cả triều đình xôn xao, mất ăn mất ngủ. Viên quan coi việc an ninh lập tức cho lính triệu ngay Trạng Lợn vào triều và trao cho việc truy tìm thủ phạm. Trạng biết là khó gỡ, nhưng không dám chối từ, bèn tìm cách hoãn binh, xin cho được mười lăm ngày để suy tính. Nằm trên một căn gác cao tĩnh mịch, Trạng nghĩ quanh quẩn đã được bảy ngày mà vẫn chẳng tìm ra được diệu kế gì, bụng lấy làm lo lắm. Nếu không hiến được kế tìm ra thủ phạm thì có thể mất đầu ! Nghĩ quẩn quá, Trạng đập tay xuống chiếu mà than rằng: “Hừ, rõ thực quýt làm cam chịu”. Không ngờ, trong vụ ấy thằng Quýt thông đồng với thằng Cam ăn trộm vòng ngọc của công chúa. Hai tên trộm vì quá lo lắng đã đến rình dưới căn gác để nghe trộm xem động tĩnh thế nào. Khi nghe thấy Trạng phán như vậy, chúng hoảng hốt, vội ra đầu thú để mong được giảm nhẹ tội. Thế là Trạng không chỉ thoát tội, mà còn lập được công to nhờ có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa từ cam và từ quýt trong lời than của Trạng với tên riêng của hai thằng kẻ trộm! Sự trùng hợp ngẫu nhiên ấy lại nên chuyện và có thể chấp nhận được vì nó có cơ sở trong cuộc sống. Ta đã chẳng từng gặp những cái tên rất dân dã, như anh Mít, anh Xoài, anh Nghêu, anh Ốc, thị Hến, cô Thơm, thằng Cò, cái Hĩm... đó sao!
Và như thế thì câu quýt làm cam chịu ban đầu cũng chỉ biểu thị một tình huống cụ thể tương tự như chuyện thằng Quýt làm cái việc ăn trộm vòng ngọc mà thằng Cam thì phải chịu tội. Về sau, do tính điển hình của sự việc và cảnh huống mà câu này trở thành tục ngữ với nghĩa khái quát hơn, ứng với mọi cảnh huống tương tự: Người này làm, còn người kia phải chịu hậu quả.
Dĩ nhiên, ngay cách lý giải vừa nêu cũng chỉ là một giả thuyết.
Nhiều khi người ta không cần biết đến lai lịch của thành ngữ, tục ngữ, nhưng người ta vẫn sử dụng nó một cách thuần thục và sinh động. Đối với thành ngữ quýt làm cam chịu (hay cam làm quýt chịu) cũng vậy.
Trong tiếng Việt còn có một thành ngữ rất gần nghĩa với câu quýt làm cam chịu. Đó là câu kẻ ăn ốc người đổ vỏ. Song, câu thành ngữ thứ hai này thường dùng để nói về một cảnh huống hơi khác là: một người được hưởng thụ, còn một người khác lại phải gánh chịu hậu quả. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Vừa ăn cướp vừa la làng Fri 18 Jun 2010, 00:35 | |
| Vừa ăn cướp vừa la làng
Thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa đánh trống vừa ăn cướp được sử dụng với nghĩa khái quát hơn hàm chỉ những hành vi cố ý làm việc ác lại còn lớn tiếng vu cáo kẻ khác, làm ra vẻ như mình là nạn nhân. Đó là hành vi đổi trắng thay đen, đánh lừa dư luận.
Tiếng Việt còn có Thành ngữ : Vừa đánh trống vừa ăn cướp hay: Vừa đánh trống vừa la làng.
Trong cuộc sống chẳng thiếu gì kẻ xấu, ma lanh, gian xảo. Có kẻ đã ăn cướp của người khác rồi lại còn lu loa lên như thể mình bị mất của, để đổ vấy cho kẻ khác là phạm nhân. Thêm nữa, có kẻ làm trò cướp giật, bị đuổi bắt lại khôn khéo nhập đám đuổi bắt, thậm chí còn đóng cả vai người đánh trống ngũ liên, hô hoán đuổi bắt cướp. Cứ như thế, trong cuộc sống, trong văn học dân gian đã xảy ra bao nhiêu chuyện phiền nhiễu oái oăm, chướng tai gai mắt. Người mất của đôi khi bị oan uổng, bị đánh đập tàn nhẫn, bị trừng trị nhầm. Rõ là tiền mất tật mang. Trái lại kẻ ăn cướp do ma lanh mà đã kiếm chác được của cải lại còn được cảm thông, an ủi, thậm chí đôi khi được tiếng là có công bắt cướp. Những thủ đoạn gian xảo đó được gọi bằng cái tên đích thực là vừa ăn cướp vừa la làng hay vừa đánh trống vừa ăn cướp. Do ra đời gắn liền với những vụ việc có thật trong cuộc sống như thế, các thành ngữ này trước hết được dùng để chỉ những thủ đoạn của bọn ăn cướp, vừa cướp của lại vừa vu oan cho người bị mất là kẻ ăn cướp hoặc vừa ăn cướp lại còn tham gia đuổi cướp tỏ ra là kẻ có công. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa đánh trống vừa ăn cướp được sử dụng với nghĩa khái quát hơn hàm chỉ những hành vi cố ý làm việc ác lại còn lớn tiếng vu cáo kẻ khác, làm ra vẻ như mình là nạn nhân. Đó là hành vi đổi trắng thay đen, đánh lừa dư luận.
Cùng với các thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa đánh trống vừa ăn cướp, trong tiếng Việt còn có thành ngữ vừa đánh trống vừa la làng. Thành ngữ này có ý nghĩa và cách dùng tương tự các thành ngữ đã xét ở trên.
Về con đường hình thành thành ngữ vừa đánh trống vừa la làng có thể lí giải theo hai hướng. Thứ nhất, thành ngữ này là kết quả giao kết, tương hợp giữa hai thành ngữ vừa ăn cướp vừa la làng và vừa đánh trống vừa ăn cướp. Thứ hai, thủ đoạn la làng đổ vấy tội cho người khác, lối giả vờ đuổi cướp bằng hình thức hô hoán, đánh trống của chính kẻ cướp vốn rất phổ biến, lặp đi lặp lại trong cuộc sống đã được người đời nhận thấy và lấy làm đặc trưng cho thủ đoạn của những kẻ chuyên hành động theo lối rắn đổ nọc cho lươn. Rốt cuộc, ở câu thành ngữ vừa đánh trống vừa la làng không nói gì đến chuyện cướp bóc, không có sự đánh giá xấu hay tốt nhưng lại hiển hiện lên hành vi xấu, thủ đoạn gian manh của kẻ cướp nói riêng, lũ người xấu nói chung. Đó cũng chính là lời cảnh tỉnh người đời phải biết sáng suốt suy xét, đánh giá đúng thủ đoạn của kẻ xấu để đối xử đúng, không lẫn lộn vàng thau.
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Trướng rủ màn che Fri 18 Jun 2010, 00:36 | |
| Trướng rủ màn che
Trướng là bức màn che cửa, có thêu hình trang trí, đẹp, sang trọng, ngày trước nhà quyền quý hay dùng. Và thành ngữ trướng rủ màn che được dùng để chỉ cuộc sống đài các, êm đềm, được nuông chiều trong sự vinh hoa phú quý của tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến, nhất là đối với các lớp con cái của họ. Trong truyện Kiều Nguyễn Du viết:
“Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Cuộc sống giữa nhung lụa nơi lầu son gác tía khép kín ngăn cách với thế giới “hỗn tạp”, rách rưới, ồn ào bên ngoài như thế khiến cho con người mất dần đi mối liên hệ với cuộc sống sinh động của muôn người ngoài xã hội đời thường. Những lo toan, những đắng cay, nhọc nhằn của người đời, cao hơn thế nữa, vận mệnh của một dân tộc, họ cũng chẳng hay biết và chẳng buồn biết tới. Chính cái hiện thực cuộc sống có được ở những người giàu sang, quyền quý xưa đã làm nảy sinh trong ý nghĩ của người đời sự so sánh nó với một lớp người trong xã hội ngày nay, chỉ biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống riêng của mình, có tất cả rồi thì sao nhãng công việc cho đời, thu mình, khép kín lại. Và rồi, lớp người ấy bỗng hoảng hốt khi ngẫm lại mình và nhìn ra cuộc đời sống động, thấy mình đã đứng ra ngoài để tự chiêm ngưỡng một cách vô duyên, lạc lõng. Nói trướng rủ màn che, trướng phủ màn che hay màn che trướng rủ cũng là trong cái ý ấy cả. Vừa là một nhận xét, cũng vừa là một lời chê trách nhẹ nhàng, lặng lẽ. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Lo bò trắng răng Fri 18 Jun 2010, 00:37 | |
| Lo bò trắng răng
Nếu ai đó hay lo lắng vu vơ, lo những chuyện không đâu, những chuyện không đáng phải lo, thì sẽ được coi là người “lo bò trắng răng”.
Thành ngữ này được ra trên cơ sở của một thực tế rõ ràng là răng của bò bao giờ cũng trắng. “Bò trắng răng” là một sự thật hiển nhiên. Cho nên “lo bò trắng răng” là lo cái điều vốn hiển nhiên là như thế, cái điều không đáng, không cần phải lo!
Cũng có nhiều người giải thích theo cách khác, cho rằng trắng ở đây có nghĩa là không (như nghĩa của trắng trong mất trắng tức là mất không). Và do đó, lo bò trắng răng nghĩa là lo bò không có răng. Cách giải thích này cũng có vẻ hợp lý. Song, nếu bằng vào câu ca dao:
Lo gì mà lo bò trắng răng Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò
Thì ta thấy cách luận giải trình bày ở trên là cơ sở hơn. Vả lại, cái thực tế về sự thiếu hụt hàm trên của bò cũng được dùng làm cơ sở để tạo nên một thành ngữ khác, đồng nghĩa với thành ngữ “lo bò trắng răng”. Đó là “lo bò không có hàm trên”.
Thành ngữ thứ hai có nghĩa còn rõ hơn, cụ thể hơn song không được dùng phổ biến như thành ngữ lo bò trắng răng. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Nát như tương Fri 18 Jun 2010, 00:38 | |
| Nát như tương
Với việc miêu tả trực quan trạng thái nát nhừ, bể vụn của vật thể, thành ngữ nát như tương có nghĩa gần giống như thành ngữ nát như cám. Tuy nhiên, nát như tương còn có ý nghĩa trừu tượng hơn. Trong đời sống ngôn ngữ hàng ngày, thành ngữ này thường dùng để biểu thị sự hư hỏng, đổ nát của một tổ chức, một thể chế…
Về cách làm tương, trong dân gian có câu: “xôi giặt ba ngày, đậu liền rang, chín tương hai muối ngọt như đàng”. Nghĩa là để cơm nếp mốc ủ ba ngày, rồi rang đậu tương bỏ ngâm, sao cho ba lần nổi ba lần chìm, sau đó mới cho muối theo tỉ lệ muối hai tương chín. Làm đúng theo quy cách như vậy, thì tương sẽ ngọt như đàng (đường). Trong quy trình này, hạt đậu tương phải chịu sự chìm nổi theo thời gian, thành ra khi tương có thể ăn được thì hạt đậu tương cũng nát. Hèn gì trong lời ăn tiếng nói của nhân dân xuất hiện thành ngữ nát như tương hay nát như tương bần (bần: Bần yên Nhân, nơi làm tương ngon nổi tiếng thuộc Hưng Yên ngày nay). Trước hết, nát như tương được dùng để chỉ sự nát vụn, nát nhừ của vật thể.
Với việc miêu tả trực quan trạng thái nát nhừ, bể vụn của vật thể, thành ngữ nát như tương có nghĩa gần giống như thành ngữ nát như cám. Tuy nhiên, nát như tương còn có ý nghĩa trừu tượng hơn. Trong đời sống ngôn ngữ hàng ngày, thành ngữ này thường dùng để biểu thị sự hư hỏng, đổ nát của một tổ chức, một thể chế…
Thành ngữ nát như tương, trong nhiều trường hợp còn được dùng để chỉ một trạng thái tinh thần: đau đớn ưu phiền đến mức độ cao:
“Đào trên mây, hạnh giữa trời Nghĩ cho nát dạ người như tương” (Nguyễn Huy Tự. “Hoa tiên”)
Ở phương diện này, đôi khi chúng ta thấy thành ngữ nát như tươm được dùng thay thế nát như tương:
“Mảnh riêng còn nát như tươm Càng ngơ ngẩn bóng càng năn nỉ tình”
Cái đớn đau dày vò tâm can đến mức độ cao mà thành ngữ nát như tương biểu thị còn có thể được lặp lại trong các thành ngữ nát gan nát ruột (nát ruột nát gan) héo gan héo ruột (héo ruột héo gan).v.v…
Trong tiếng Việt, nát như tương còn thấy xuất hiện với chức năng biểu thị chất lượng kém, trình độ tồi của một số sản phẩm trí tuệ: văn nát như tương, lý sự nát như tương:
“Đến điều lí sự nát như tương Ngẫm sự văn chương đen tựa mực”
Hẳn là nát trong văn như tương, lý sự nát như tương, không phải là từ nát chỉ sự vỡ vụn, nhừ bấy của vật thể. Trong trường hợp này, nát là yếu tố biểu thị sự kém cỏi về trí tuệ. Chúng ta đã từng thấy ý nghĩa này trong từ dốt nát của tiếng Việt. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Cửa Khổng sân Trình Fri 18 Jun 2010, 00:40 | |
| Cửa Khổng sân Trình
Trong tiếng Việt, thành ngữ cửa Khổng sân Trình được dùng để chỉ trường dạy nho học.
Trong thành ngữ nổi bật tên tuổi hai nhân vật tiêu biểu của đạo Nho: Khổng (Khổng Tử) và Trình (Trình Tử). Khổng Tử là người học rộng, tài cao, vốn là người nhà Chu nước Lỗ (551 trước công nguyên). Khổng Tử soạn lại Lục Kinh, Kinh Thi, phê bình Kinh dịch, dịch Kinh lễ, Kinh nhạc làm Kinh Xuân – Thu và Lục nghệ. Đạo của Khổng Tử dạy gồm 8 tôn chỉ: hiếu, dễ, trung, thứ, tu, tề, trị, bình. Học trò của Khổng Tử rất nhiều. Về sau, chính họ đã chép những lời dạy của thầy mình thành Luận ngữ. Còn Trình Tử, tức là Trình Điều, một danh nho thời Tống thì cũng không hiếm người theo học. Như vậy, nói đến cửa Khổng sân Trình là nói đến hai bậc thầy nổi tiếng trong mối quan hệ với học trò của họ. Thầy và trò là tiêu biểu cho nhà trường, do đó thành ngữ cửa Khổng sân Trình dễ dàng được hiểu là trường học, nơi dạy đạo Nho thuở trước. Thành ngữ cửa Khổng sân Trình còn có biến thể là sân Trình cửa Khổng.
Ngoài ra, trong văn học cổ còn dùng các từ ngữ như sân Trình, cửa Trình, cửa Tuyết, sân Tuyết với ý nghĩa tương tự như cửa Khổng sân Trình. Các dạng thức này được hình thành từ điển tích được ghi lại trong Chu Tử ngữ học. Số là, có hai học trò là Du Tạc và Dương Thời đến nhà Trình Tử ra mắt thầy. Đến nơi thì thầy đang nhắm mắt ngẫm nghĩ. Họ không dám cắt dòng suy nghĩ của thầy, cứ như vậy đứng lặng yên. Mãi đến khi thầy Trình mở mắt thì tuyết đã rơi ở chỗ hai cậu học trò đứng dày đến một thước. Do tích này mà các từ ngữ sân Trình, cửa Trình, sân Tuyết, cửa Tuyết chẳng những biểu hiện nơi học tập đạo Nho mà còn thêm nét nghĩa hàm chỉ ý chí quyết tâm cầu học của những người có chí tiến thủ theo con đường đèn sách thuở trước:
“Thông minh sẵn có tư trời Còn khi đồng ấu mãi vui cửa Trình” (Bích Câu kỳ ngộ) |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Sức dài vai rộng Fri 18 Jun 2010, 00:41 | |
| Sức dài vai rộng
Thành ngữ sức dài vai rộng thường được dùng để chỉ những người đang ở độ tuổi trẻ, khoẻ và sung sức.
Trong tiếng Việt, sự kết hợp giữa các từ sức và dài tưởng như không bình thường bởi vì người Việt thường nói sức bền, sức mạnh, sức khoẻ… chứ ít nói tới sức dài. Cách nghĩ này là do chỉ chú ý tới nghĩa của dài trong sự biểu thị độ dài ngắn trong thời gian. Dài trong tiếng Việt còn được dùng để chỉ quãng thời gian nào đó trong sự so sánh với quãng thời gian khác ngắn hơn ngày dài, đêm dài, đời còn dài. Vì vậy, tổ hợp sức dài chẳng những hàm chỉ sức dồi dào, sức nhiều mà còn hàm chỉ cả sự trẻ trung của con người. Vậy mà, bên cạnh sức dài lại còn có sự phụ trợ của vai rộng. Vai rộng là hình ảnh tả thực về thân thể, vóc dáng của những người khoẻ mạnh. Đồng thời, ở tổ hợp này có lẽ còn tiềm ẩn một ý nghĩa biểu trưng, mà theo đó chúng ta có thể thấy ở đây con người có khả năng đảm đương, gánh vác được những công việc nặng nhọc.
Như vậy, sự tương hợp về nghĩa giữa hai tổ hợp sức dài và vai rộng đã tạo nên ý nghĩa chung của thành ngữ sức dài vai rộng. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Tiền trảm hậu tấu Fri 18 Jun 2010, 00:42 | |
| Tiền trảm hậu tấu
Tiền trảm hậu tấu có nghĩa là chém trước tâu sau (tiền: trước, trảm: chém, hậu: sau, tấu: tâu, thưa). Trong tiếng Việt thành ngữ tiền trảm hậu tấu thường dùng để chỉ những việc làm không chờ đợi cấp trên, cứ làm, cứ hành động trước, xong xuôi mọi chuyện rồi mới báo cáo, thưa gửi.
Đối với việc chém giết một nhân mạng, một con người mà không cần chờ cấp trên y án, cứ thế mà hành quyết rồi mới tâu thưa, đó là một quyền chỉ được trao cho trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Cho nên, hành vi tiền trảm hậu tấu được coi là hành vi tự quyền ứng phó linh hoạt trong điều kiện không thể chờ lệnh cấp trên.
Song khi không được trao quyền đó mà cứ tiền trảm hậu tấu thì đó lại là hành vi tuỳ tiện, liều lĩnh, vô tổ chức.
Nhấn mạnh ý nghĩa “làm trước, báo cáo sau” thành ngữ tiền trảm hậu tấu trong nhiều trường hợp đồng nhất với hành vi đặt mọi chuyện vào sự đã rồi, đẩy người ta vào thế buộc phải chấp nhận kết quả đó không thể thay đổi, đảo ngược tình thế được nữa. |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Bách phát bách trúng Fri 18 Jun 2010, 00:44 | |
| Bách phát bách trúng
Trên thao trường hay ngoài mặt trận, những tay thiện xạ thường được ca ngợi là người có tài “bách phát bách trúng” hay “trăm phát trăm trúng”. Vì sao người ta lại ưa thích ca ngợi người bắn giỏi theo cách như vậy?
Chuyện kể rằng:
Ngày xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, dưới trướng của Sở Công Vương có hai người bắn súng lừng danh thiên hạ. Một người tên là Phan Đáng, còn người kia tên là Dưỡng Do Cơ.
Có một lần, trong lúc tập luyện, Phan Đáng bắn ba phát tên đều trúng vào hồng tâm, lấy làm đắc ý lắm. Lúc ấy, Dưỡng Do Cơ cũng ở đó, tỏ vẻ không thán phục, bảo rằng: “Bắn trúng hồng tâm có gì là đặc biệt. Cách xa một trăm bước, mũi tên của tôi có thể xuyên qua bất kỳ chiếc lá nào của cây dương liễu”. Nói rồi, Dưỡng Do Cơ giương cung. Quả nhiên, mũi tên xuyên qua chiếc lá dương liễu trên cành cây um tùm.
Nhưng Phan Đáng vẫn không chịu, liền chọn lấy ba lá liễu ở ba chỗ khác nhau, đánh dấu và thách Dưỡng Do Cơ bắn trúng. Dưỡng Do Cơ chỉ nhìn qua, rồi lùi vào vị trí để bắn. Thế rồi, cả ba mũi tên như có mắt, lần lượt xuyên qua ba chiếc lá trước sự kinh ngạc của mọi người.
Về sau, trong cuốn sử ký của nhà viết sử nổi tiếng Tư Mã Thiên, có đoạn viết: “Nước Sở có một người tên là Dưỡng Do Cơ, là một người bắn tên rất kỳ tài, cách xa trăm bước mà “bách phát bách trúng”.
Dưỡng Do Cơ chỉ bắn cả thảy có bốn phát tên trong cuộc thi tài ấy, mà sao Tư Mã Thiên lại viết là “bách phát bách trúng?” Thì ra, “bách” (nghĩa là một trăm) không được dùng để chỉ số lượng cụ thể và xác định. Một nhà thiện xạ được ca ngợi là “bách phát bách trúng” không nhất thiết phải giương cung đến một trăm lần. “Bách” ở đây được dùng với nghĩa biểu trưng là “nhiều, rất nhiều”, còn kết cấu “bách... bách...” biểu thị sự đối xứng truyệt đối như là “bao nhiêu... thì... bấy nhiêu”.
Trong tiếng Việt, thành ngữ này có hai dạng đồng nghĩa được dùng song song: “bách phát bách trúng” và “trăm phát trăm trúng”.
Về sau “bách phát bách trúng’ còn để chỉ khả nămg của những người làm việc gì cuũng đạt kết quả như ý muốn. Cũng vậy, hiện nay, “trúng” đâu phải chỉ là trúng đích mà còn có nghĩa là đạt kết quả, là thành công nữa. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 4 trong tổng số 10 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |