Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: PHÚ Tue 22 Sep 2020, 07:58 | |
| |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: PHÚ Tue 22 Sep 2020, 12:28 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: PHÚ Wed 23 Sep 2020, 07:39 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- làm bộ chi cho mũi ngày một dài thêm?
Dạ, thì bởi mũi dài nên thường làm bộ đó thầy |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: PHÚ Fri 25 Sep 2020, 11:17 | |
| Cư Trần Lạc Đạo Phú
Trần Nhân Tông
Đệ lục hội
Thực thế! Hãy xá vô tâm, tự nhiên hợp đạo.
Đình tam nghiệp, mới lặng thân tâm. Ðạt một lòng, thì thông Tổ giáo.
Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên Thiền khách bơ vơ. Chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn kháo.
Han hữu lậu, han vô lậu, bảo cho hay: the lọt, duộc thưng. Hỏi Ðại thừa, hỏi Tiểu thừa, thưa thẳng tắt: lòi tiền, tơ gáo.
Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên. Chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.
Vàng chưa hết quặng, xá tua chín phen đúc, chín phen rèn. Lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay, một thì cháo.
Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm. Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung háo.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân. Học đạo thờ thầy, rục xương óc chưa thông của báo.
Chú thích:
1) Xá: Phải, nên, cần thiết. 2) Vô tâm: (Thuật ngữ Phật giáo) (無心) Không khởi vọng tâm tức là vô tâm. Vô tâm là vô vọng tâm hay vô vọng tưởng, không còn phân biệt phàm thánh, thiện ác, đẹp xấu, lớn nhỏ, không có tâm chấp trước, vướng mắc vào các sự vật,. Nói cách khác là không dấy khởi vọng niệm phân biệt. Tông Kính Lục chép: “Nhược bất khởi vọng tâm, tắc năng thuận giác, sở dĩ vân: Vô tâm thị đạo”. 3) Đình: Dừng, ngừng. 4) Tam nghiệp: (Thuật ngữ Phật giáo) Ba nghiệp trong đạo Phật là Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp. 5) Nhận văn giải nghĩa: Nhìn mặt chữ mà đoán ý nghĩa. 6) Lạc lài: Lạc đường, sai lệch. 7) Thiền khách: (Thuật ngữ Phật giáo) 1) Chỉ người tham thiền, không giới hạn ý nghĩa là các sư tăng tu thiền; 2) Người thay mặt tăng chúng đứng lên vặn hỏi giáo lý với trụ trì trong các buổi thuyết pháp. 8) Cơ: (Thuật ngữ Phật giáo) Căn cơ, là căn tính tư chất của con người. Năng lực tu tập căn bản của mình. Năng lực tâm linh (sanskrit: indriya). 9) Nạp tăng: nghĩa là sư, tăng, thầy tu. 10) Han: Hỏi tới, nói tới (Hỏi han). 11) Hữu lậu: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán有漏Hữu lậu (Sanskrit: āsrava), nghĩa là “còn chảy ra ngoài, còn lọt ra ngoài, rỉ ra ngoài”, thuật ngữ nầy có thể được so sánh với ý niệm phiền não hoặc nhiễm ô, nên nó có nghĩa là “nhiễm ô”, “phiền não”, “bất tịnh”, “không hoàn thiện” v.v; đồng nghĩa với Nhiễm (染) và Phiền não (煩惱). Sự nhiễm ô nầy liên đới trực tiếp với duyên của vô minh, khiến thức bị đánh lừa bởi ảo tướng của chủ thể và đối tượng, yêu và ghét. Tìm giải thoát thì vận hành không vướng nhiễm ô (vô lậu 無漏, sanskrit: anāsrava); do vậy, sự phân biệt giữa hữu lậu và vô lậu tương tự như sự khác biệt giữa phàm và thánh, hoặc giữa mê và ngộ. 12) Vô lậu: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán無漏 Vô lậu (Sankrit:ansrava), đối nghĩa với Hữu lậu. Vô lậu có nghĩa là không lọt ra ngoài, không rỉ ra ngoài nữa. Vô lậu là pháp thanh tịnh không vướng nhiễm ô hay phiền não. 13) The: Loại vải dệt bằng tơ, không bóng. Cũng gọi là “lương” , hay dùng để làm lưới để sàng lọc, màng cửa v.v. 14) Duộc: Đồ dùng thường bằng tre hay sắt tây, có cán dài, để đong, múc chất lỏng trong vật đựng có đáy sâu. 15) Thưng: Dụng cụ đong lường. 16) Đại thừa: 大乘; Sanskrit: mahāyāna (Thuật ngữ Phật giáo), cỗ xe lớn, một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phái kia là Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ, sanskrit: hīnayāna). Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn, nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai, Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp. Nếu Tiểu thừa quan tâm đến sự giác ngộ của chính mính thì đại biểu của Đại thừa là mong muốn được giải thoát để cứu độ chúng sinh. Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ tát (sansktri: bodhisattva) mà đặc tính vượt trội là lòng Bi (sanskrit: karuṇā). 17) Tiểu thừa: (Thuật ngữ Phật giáo) 小乘; Sanskrit: hīnayāna; nghĩa là “cỗ xe nhỏ”; Nguyên là danh từ của một số đại biểu phái Đại thừa (sanskrit: mahāyāna) thường dùng chỉ những người theo “Phật giáo nguyên thuỷ”.. 18) Lòi: Dây lạt xâu để xâu tiền, cũng gọi lá “lõi”. 19) Gáo: Đồ dùng hình tròn, có cán, để múc chất lỏng. 20) Lòng vốn: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là 本心 Bản tâm (bổn tâm), chỉ bản tính, bổn lại tâm tính của con người. 21) Thời tiết: Chỉ thời gian biến đổi, 4 mùa trong năm. 22) Nhân duyên: (Thuật ngữ Phật giáo) 因緣 Sanskrit: hetuprātyaya, có nghĩa là cái lý do chính (nhân 因, sanskrit: hetu) và các điều kiện phụ trợ giúp (duyên: 緣, sanskrit: prātyaya); danh từ này được sử dụng trong các trường phái Phật giáo để làm sáng tỏ luật Nhân quả, Nghiệp (sanskrit: karma). Thời tiết nhân duyên: Chỉ việc đổi thay về thời gian, không gian và cuộc sống. 23) Vặc vặc: Thường nói là “vằng vặc”. Sáng lắm. 24) Tính gương: Do chữ Đại viên kính trí (大圓鏡智) (Thuật ngữ Phật giáo) , Trí như một tấm gương tròn lớn, giúp người nhìn vạn vật với một tâm thức Vô ngã (anātman), không muốn chiếm đoạt, phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này được ví như một tấm gương vì một hạt bụi nó cũng không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại dấu vết gì. Nguồn gốc của trí này là Thức uẩn (vijnā- naskandha) cùng với tâm trạng Sân hận (dvesa), thuộc về ý (citta) trong ba cửa tạo nghiệp. 25) Căn trần huyên náo: Sự huyên náo, xao động vì sự tương tác giữa sáu căn (Lục căn) và sáu trần (Lục tặc). 26) Giới lòng: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là 心戒 Tâm giới, Giới luật dùng để ngăn chận tâm ý không chính đáng, gian tà. 27) Giới tướng: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán là戒相Giới tướng, là hình thức biểu hiện sự khác biệt của sự trì giới. Ví dụ: Trì năm giới, 10 giới hay 250 giới đều có hình thức biểu hiện khác biệt. Tuỳ theo sự phạm giới đến đâu thì giới tướng đều có hình thức biểu hiện khác. 28) Đi đỗ: Chữ Hán 行止 Hành chỉ, hành động và cử chỉ. 29) Trung háo: Trung hiếu. 30) Khá: Nên, đáng, phải. 31) Hồi ân: Trả ơn. 32) Rục: Rã, mục.
(Nguyễn Hữu Vinh & Trần Đình Hoành)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: PHÚ Tue 29 Sep 2020, 10:04 | |
| Cư Trần Lạc Đạo Phú
Trần Nhân Tông
Đệ thất hội
Vậy mới hay, Pháp Bụt trọng thay, rèn mới cóc hay.
Vô minh hết, bồ đề thêm sáng. Phiền não rồi, đạo đức càng say.
Xem phỏng lòng kinh, lời Bụt thuyết dễ cho thấy dấu. Học đòi cơ Tổ, sá thiền không khôn tột biết nay.
Cùng căn bản, tả trần duyên, mựa để mấy hào li đương mặt. Ngã thắng tràng, viên tri kiến, chớ cho còn hoạ trữ cong tay.
Buông lửa giác ngộ, đốt hoại bỏ rừng tà ngày trước. Cầm kiếm trí tuệ, quét cho không tính thức thuở nay.
Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo. Mến đức Cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.
Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận. Ðội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay.
Nghĩa hãy nhớ, đạo chẳng quên, hương hoa cúng xem còn nên thảo. Miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.
Chú thích:
1) Pháp Bụt: Nguyên chữ Hán là Phật pháp. 2) Cóc hay: Hiểu biết. 3) Vô minh: (Thuật ngữ Phật giáo) 無明; Sanskrit: avidyā; dịch âm là A vĩ di; Chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, Tam bảo (sanskrit: triratna) và nguyên lý Nghiệp (sanskrit: karma). Vô minh là yếu tố đầu tiên trong Mười hai nhân duyên (sanskrit: pratītya-samutpāda), là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi (sanskrit: saṃsāra). Vô minh cũng là một trong ba nhiễm (sanskrit: āśrava), một trong ba Phiền não (sanskrit: kleśa) và khu cuối cùng của mười Trói buộc (sanskrit: saṃyoja- na). Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ (sanskrit: duḥkha). 4) Bồ đề: (Thuật ngữ Phật giáo) 菩提; Sanskrit: bodhi; dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ (覺悟); Trong thời Phật giáo nguyên thuỷ, Bồ đề là từ chỉ trạng thái chứng được bốn cấp trong Thánh đạo (sanskrit: āryamārga) bằng cách hành trì 37 Bồ đề Phần (Sanskrit: bodhipākṣika-dharma) và diệt trừ Vô minh, liễu ngộ được Tứ diệu đế. Trong Tiểu thừa (sanskrit: hīnayāna), Bồ đề là chứng được Tứ diệu đế, thoát khổ. Ở đây người ta phân biệt ba giai đoạn: tu và chứng quả Thanh văn thừa (sanskrit: śrāvakayāna), tu và chứng quả Độc giác Phật (sanskrit: pratyekabuddha) và cuối cùng là đạt quả vị Phật tam miệu (sanskrit: samyak-saṃ- buddha), tức là đạt Nhất thiết trí (sanskrit: sarva- jnatā), có khi gọi là Đại bồ đề (sanskrit: mahābo-dhi). Trong Đại thừa, Bồ đề được hiểu là trí tuệ, nhận ra rằng không có sự sai khác giữa Niết bàn (sanskrit: nirvāṇa) và Luân hồi (s: saṃsāra), giữa khách thể và chủ thể.. 5) Rồi: Hết, xong, chấm dứt. 6) Phỏng: Làm theo, bắt chước. 7) Lòng kinh: Chữ Hán 心經 Tâm kinh, là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. 8) Cơ: Chìa khóa, then chốt, cách thức, cơ chế, công việc, phương sách, phương tiện, dụng cụ, động cơ, phương pháp sử dụng trong thiền môn để giúp thiền sinh cởi mở được những ràng buộc. 9) Sá: Lối đi, đường. 10) Thiền không: Những giáo lý về “không” trong thiền môn; Sá thiền không: Việc tu học trong cửa thiền. 11) Khôn: Khó. 12) Tột: Thấu đến nơi, đụng đến, cùng rồi. 13) Tả: Rã, rục, rời rã. 14) Mựa: Chớ. 15) Hào li: Vật rất nhỏ. 16) Ngã: Ngã lẽ, rõ lẽ. 17) Thắng tràng: (Thuật ngữ Phật giáo) (Sanskrit: Dhvajāgra), còn gọi là Thắng phan 勝幡, cờ mừng chiến thắng (xưa cổ đại Ấn Độ có tục treo cờ để mừng chiến thắng kẻ địch); Kinh Duy Ma Cật có câu: “Chiến thắng 4 loại ma quỷ, Dựng cờ chiến thắng ở đạo tràng” (Giáng phục tứ chủng ma, Thắng phan kiến đạo tràng). 18) Viên: Làm cho tròn đầy, trọn vẹn. 19) Tri kiến: Điều hiểu biết theo sự suy ngẫm của mình. 20) Trữ: Giữ. 21) Cong: Trong. 22) Hoại: Hư, hỏng; Đốt hoại bỏ: Đốt cháy hết. 23) Quét cho không: Quét cho sạch hết. 24) Thức: 識 (Sanskrit: Vijna) Nhận biết bằng phân tích, phân loại đối tượng. Sau này, Duy Thức Tông cho rằng sở dĩ ta nhận biết ngoại cảnh là do Thức biểu hiện vì có sự tác động của ngoại cảnh. Cả Đại Thừa và Tiểu Thừa đều cho rằng có Lục thức là do sự tác động của lục trần vào Lục căn mà ra. 25) Đức Cồ: Tức Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Sanskrit: Siddhārtha Gautama), tên của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.
(Nguyễn Hữu Vinh & Trần Đình Hoành)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: PHÚ Wed 30 Sep 2020, 08:00 | |
| Cư Trần Lạc Đạo Phú
Trần Nhân Tông
Đệ bát hội
Chưng ấy Chỉn xá tua rèn, chớ nên tuyệt học.
Lay ý thức, chớ chấp chằng chằng. Nén niềm vọng, mựa còn xóc xóc.
Công danh mảng đắm, ấy toàn là những đứa ngây thơ. Phước tuệ kiêm no, chỉn mới khá nên người thật cóc.
Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu. Cương hỷ xả, nhuyễn từ bi, nội tự tại kinh Lòng hằng đọc.
Rèn lòng làm Bụt, chỉn xá tua một sức dồi mài. Ðãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lựa lọc.
Xem kinh đọc lục, làm cho bằng thửa thấy thửa hay. Trọng Bụt tu thân, dùng mựa lỗi một tơ một tóc.
Cùng nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo. Rất thửa cơ quan, mựa còn để tám hơi đụt lọt.
Chú thích:
1) Chưng ấy: Chữ biểu thị nguyên nhân, lý do. 2) Chỉn: Vốn, vẫn, chỉ, thật. 3) Xá tua: Phải. 4) Tuyệt: Chữ Hán 絕 Tuyệt, tức là bỏ đi, cắt đứt, ngưng, dừng, chấm dứt. 5) Mảng: Mải, ham. 6) No: Đủ. 7) Chiền tháp: Chùa và tháp. 8) Cương: Làm căng to lên. 9) Lục: Chữ Hán 錄 Lục; Những ghi chép lời dạy của các tổ sư. 10) Cơ quan: (Thuật ngữ Phật giáo) Cách thức, cơ chế, công việc, phương sách, phương tiện, dụng cụ, động cơ, phương pháp sử dụng trong thiền môn để giúp người thiền sinh cởi mở được những ràng buộc, ví dụ : công án, tiếng la hét, dùng gậy đánh v.v. 11)Tám hơi: (Thuật ngữ Phật giáo) Chữ Hán八風Bát phong; Sanskrit: aṣṭalokadharma; Nghĩa là tám ngọn gió. Chỉ tám sự việc ràng buộc người vào thế gian, lay chuyển lòng người, đó là: 1./2. Được (利; lợi; sanskrit: lābha), mất (衰; suy; sanskrit: alābha); 3./4. Vinh (稱; xưng; sanskrit: yaśa), nhục (譏; cơ; sanskrit: ayaśa); 5./6. Khen (譽; dự; sanskrit: praśaṅsa), chê (毀; huỷ; sanskrit: nindā); 7./8. Vui (樂; lạc; sanskrit: sukha), khổ (苦; khổ; sanskrit: duḥkha). (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 12) Đụt: Núp vào, ẩn núp.
(Nguyễn Hữu Vinh & Trần Đình Hoành)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: PHÚ Fri 30 Apr 2021, 09:58 | |
| Cư Trần Lạc Đạo Phú
Trần Nhân Tông
Đệ cửu hội
Vậy cho hay Cơ quan tổgiáo, tuy khác nhiều đàng, chẳng cách mấy gang.
Chỉn xá nói từsau Mã Tổ. Ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng.
Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi Khuếch nhiên bất thức, tai ngu mắng ắt còn vang.
Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ. Thân Bồ Đề, lòng minh kính, bày giơ mặt vách hành lang.
Vương lão chém mèo, rượt trẩy lòng ngừa thủ toạ. Thầy Hồ xua chó, trỏ xem trí nhẹ côn sàng.
Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ư, chẳng cho mà cả. Thửa Thạch Ðầu đá trơn hết tất, khôn đến thưa đang.
Phá Táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu. Câu Chi dời ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang.
Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại. Sư tử ông Ðoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hợm sá nghinh ngang.
Dời phiến tử, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn. Xô hòn cầu, cầm mộc thược, bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.
Thuyền tử giơ chèo dòng xanh, chửa cho tạn tẩy. Ðạo Ngô múa hốt càn ma, dường thấy quái quang.
Rồng Yển lão nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ. Rắn ông Tồn, ngang thế giới, người thấy ắt dang.
Cây bách là lòng, thác ra trước phải phương Thái bạch. Bính Đinh thuộc hỏa, lại trở sau ruổi hướng Thiên cang.
Trà Triệu lão, bánh Thiều Dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát. Ruộng Tào Khê, vườn Thiếu Thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang.
Gieo bó củi, nảy bông đèn, nhân mang mới nết. Lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mắc vẻ mà sang.
Chú thích:
1) Cơ quan: (Thuật ngữ Phật giáo) Cách thức, cơ chế, công việc, phương sách, phương tiện, dụng cụ, động cơ, phương pháp sử dụng trong thiền môn để giúp người thiền sinh cởi mở được những ràng buộc, ví dụ : công án, tiếng la hét, dùng gậy đánh v.v (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 2) Tổ giáo: Giáo lý, pháp môn của các vị tổ sư. 3) Chỉn: Chỉ, vốn (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 4) Xá: Phải, nên, cần thiết (Từ điển từ cổ). 5) Mã Tổ: Thiền sư Mã Tổ (709-788), còn gọi là Mã Tổ Đạo Nhất, nổi tiếng đời Đường, thuộc dòng thiền Tào Khê, thường dùng “Tức Tâm Thị Phật” 即心是佛(Chính cái tâm này là Phật) và “Bình thường tâm thị đạo” 平常心是道(Tâm bình thường là đạo) để hành thiền và dạy dỗ môn sinh. Là môn đệ và người đắc pháp duy nhất của Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng. Sư có rất nhiều môn đệ đắc đạo không kém uy dũng như Bách Trượng Hoài Hải, Nam Tuyền Phổ Nguyện, Đại Mai Pháp Thường, Đại Chu Huệ Hải. Sau Lục tổ Huệ Năng, Sư là người đã đem lại cho Thiền Trung Quốc một sắc thái đặc biệt. Sư chuyên sử dụng những phương pháp quái dị để dạy học trò như hét, im lặng, dựng chổi phất, hay thình lình đánh gậy. Có khi Sư xô học trò xuống đất, vặn mũi bức tai, tung ra những câu hỏi bất ngờ và cho những câu trả lời mâu thuẫn. Mục đích của mọi hành động đó là nhằm kéo thiền sinh ra khỏi mọi thói quen lý luận,dùng những cú sốc mạnh mẽ để giúp học trò thoát khỏi vòng vây bọc của khái niệm để có một kinh nghiệm trực tiếp của giác ngộ. Sức giáo hoá của Sư mãnh liệt tới mức để lại được 139 đệ tử được truyền ấn (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 6) Ắt: Hẳn, chắc (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 7) Tiêu Hoàng: 梁武帝(464-549) Tiêu Hoàng là vua Lương Vũ Đế , vị vua lập quốc của nhà Lương thuộc Nam triều, Trung quốc. Tên là Tiêu Diễn 蕭衍, tự là Thúc đạt, nên người đời sau gọi là Tiêu hoàng (vua mang họ Tiêu). Trong thời gian ở ngôi, Vũ đế rất sùng đạo Phật và dẹp bỏ đạo Lão. Vũ đế xây hơn 700 ngôi chùa lớn khắp cả nước, số giảng sư tăng ni lên đến cả vạn người. Vua trọn đời chuyên cần nghiên cứu giáo lí Phật giáo, kiên trì giới luật, truyền bá và giảng dạy kinh Phật hết mình. Vua là người đã gặp và đàm đạo với tổ sư Bồ Đề Đạt Ma (Sanskrit: Bodhidharma) khi tổ vừa ở Tây Trúc sang. 8) Công đức toàn vô: Công án thiền “Đạt Ma khuếch nhiên” 達磨廓然, theo sách Ngũ đăng hội Nguyên 五燈會元thì vào năm 527 Lương Vũ Đế tiếp kiến Bồ Đề Đạt Ma:Vũ Đế: Trẫm từ khi lên ngôi, xây chùa, in kinh sách, dạy dỗ không biết bao nhiêu tăng sư, như vậy ta có được công đức gì? (朕即位以來,造寺寫經,度僧不可勝紀,有何功德)ĐạtMa: Không có công đức gì cả. (Tịnh vô công đức 並無功德)Vũ Đế: “Tại sao không có công đức gì cả.”Đạt Ma: “Bởi vì những việc vua làm là nhân “hữu lậu” (xem ? ), chỉ có những quả nhỏ trong vòng người và trời như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật.” (此但人天小果有漏之因,如影隨形,雖有非實)Vũ Đế: “Vậy công đức chân thật là gì?”Đạt Ma: “Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không tịch lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được.” (淨智妙圓,體自空寂,如是功德,不以世求)Vũ Đế: “Thế nào gọi là chân lý linh thiêng cao cả nhất? (如何是聖諦第一義?”)Đạt Ma: “Có cái gì thiêng liêng đâu” (Khuếch nhiênvô thánh廓然無聖)Vũ Đế: “Ai đang đối diện với trẫm đây?”Đạt Ma:-“Tôi không biết.” (Bất thức不識) 9) Lỗi: Sai lầm, sai phép, trái phép; đều lầm, sự quấy. 10) Khuếch nhiên bất thức: Xem công án thiền “Đạt Ma khuếch nhiên” 達磨廓然(Thuật ngữ Phật giáo) chú thích ở trên (8). 11) Mắng: Nghe (Việt Nam Tự Điển). 12) Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ: Câu này nói về tổ Bồ Đề Đạt Ma, sơ tổ của thiền tông Trung Quốc. Ngài sinh ở bên nước Thiên Trúc, chết ở chùa Thiếu Lâm, và chôn sơ sài ở dưới chân núi Hùng Nhĩ. 13) Thân Bồ Đề, lòng minh kính, bày giơ mặt vách hành lang: Câu này nói về tổ thứ sáu Huệ Năng thiền tông Trung quốc. Tổ thứ Năm Hoằng Nhẫn muốn truyền y bát nên triệu tập môn đồ bảo rằng mỗi người làm một bài kệ, nếu ngộ được đại ý, thì sẽ trao truyền y bát cho làm Tổ thứ sáu. Hôm đó thầy Thần Tú trình bài kệ kiến giải của mình viết bày trên vách hành lang của chùa để cho nhiều người đọc được. Bài kệ đó là: Thân thị bồ đề thụ. Tâm như minh cảnh đài. Thời thời thường phất thức. Mạc sử nhạ trần ai. Huệ Năng cũng làm 1 bài kệ như sau: Bồ Đề bổn vô thụ, Minh cảnh diệc phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai? Sau đó Huệ Năng được truyền y bát, trở thành tổ thứ 6 của phái Thiền tông Trung Quốc. 14) Vương lão chém mèo: Do công án thiền “Nam Tuyền trảm miêu” (南泉斬貓) (Thuật ngữ Phật giáo). Vương lão tức là thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện, sinh năm 748, mất năm 834. Nam Tuyền đã đắc pháp từ thiền sư Mã Tổ, giáo hóa ở chùa Nam Tuyền, và là thầy của thiền sư Triều Châu. Thiền sư Nam Tuyền đã chém một con mèo đứt làm hai khúc để thể hiện cắt đứt chấp kiến về sự tương đối giữa có và không (普願斬貓兒,以示截斷有、無相對之執見). Sách Cảnh Đức truyền đăng lục (景德傳燈錄) quyển thứ 8 ghi rằng: Nam Tuyền (南泉) bắt gặp các môn đệ là các vị thủ tọa trong 2 cư xá, 1 bên Đông và 1 bên Tây của chùa, không biết vì chuyện gì mà tranh giành nhau một con mèo. Thầy nói rằng: “Nói được tại sao tranh giành con mèo thì ta cho, không nói được thì ta chém con mèo thành 2 khúc”. Môn đệ không ai nói được, Nam Tuyền bèn chém đứt đôi con mèo. Vừa lúc sư Triệu Châu (趙州) từ bên ngoài đi vào, nghe chuyện bèn cởi giày để lên đầu và đi ra. Sư Nam Tuyền nói:Nếu thầy lúc đó có mặt ở đó thì đã cứu được con mèo” (Phật Quang Đại Tự Điển). 15) Rượt trẩy: Đuổi đi. 16) Lòng ngừa: Lòng còn nghi ngờ. 17) Thủ tọa: 首座(Thuật ngữ Phật giáo): Các tăng có địa vị cao trong chùa (Phật Quang Đại Tự Điển). 18)Thầy Hồ xua chó: Do công án thiền “Lợi Tung cẩu (利蹤狗)”, thầy Hồ tức Tử Hồ Lợi Tung(子湖利蹤~ 800-880), thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Nam Tuyền Phổ Nguyện và bạn đồng học với hai vị Triệu Châu Tòng Thẩm và Trường Sa Cảnh Sầm (Từ điển Phật học Đạo Uyển). Sư nổi danh vì tấm bia độc đáo trước am: “Tử Hồ có một con chó, trên cắn đầu người, giữa cắn tim người, dưới cắn chân người, ai suy nghĩ do dự ắt tan thân mất mạng”. Có hai vị tăng thuộc phái Lâm Tế đến am tham vấn, tăng hỏi: “Chó của Tử Hồ là thế nào?”, sư giả giọng chó sủa “Gâu, gâu”. Tăng vừa định vén rèm hỏi, sư nói “Coi chừng chó!”, tăng quay đầu lại, sư lui vào phương trượng không tiếp. 19) Trỏ xem: “Trỏ xem” tức là chứng minh, chỉ cho thấy. 20) Trí nhẹ: Tâm đang còn dở, trí tuệ còn non yếu. 21) Côn sàng: Âm Nôm có thể được đọc là con giàng, con dưòng, con sàng, côn sàng v.v; Con (昆) nếu dùng chữ Nôm có nghĩa là con cái...Nếu dùng theo cách mượn nghĩa chữ Hán thì có nghĩa là cháu, chắt, thuộc hàng cháu chắc; Giàng hay sàng ở đây chưa rõ nghĩa. Theo nghĩa cảnh của toàn câu thì “Côn Sàng” có thể được hiểu là “lớp người về sau, thuộc hàng con cháu, đệ tử... 22) Chợ Lư Lăng gạo mắc:bDo công án thiền “Lư lăng mễ giá” (廬陵米價), còn gọi là công án thiền “Thanh Nguyên mễ giá” (青原米價). Theo sách “Cảnh Đức Truyền đăng lục (景德傳燈錄) có người hỏi thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思), đệ tử của lục tổ Huệ Năng rằng: “Đại ý của Phật pháp là gì?”, thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư đáp: “Giá gạo ngoài chợ Lư Lăng là bao nhiêu”. Trong công án thiền này, thiền sư Thanh Nguyên không trả lời trực tiếp câu hỏi mà hỏi ngược lại giá gạo ngoài chợ Lư Lăng. Và gạo Lư Lăng trở thành một công án, ý sư Thanh Nguyên cho rằng Phật pháp chỉ có người học Phật tự mình chứng nghiệm, không thể cầu cứu từ bên ngoài, là một vấn đề thực nghiệm chứ không phải vấn đề trừu tượng hay chỉ là khái niệm. Sau này công án thiền này trở thành câu nói thường dùng để chỉ Phật pháp không xa lìa cuộc sống thực tế (Phật Quang Đại Tự Điển). 23) Mà cả: Trả giá, mặc cả (Génibrel). 24) Thửa Thạch Ðầu đá trơn: Thửa: Khu, đám . Thửa ruộng, thửa đất. (Việt Nam Tự Điển); Thửa Thạch Ðầu đá trơn: Do công án thiền “Thạch đầu lộ hoạt” (石頭路滑), Thạch Đầu là tên nơi thiền sư Tri Thiên tu hành, tọa lạc trên đầu một tảng đá tại núi Hành Sơn, vì vậy ngài có biệt hiệu là Thạch Đầu, tức là ở chót vót trên một tảng đá lớn. Câu chuyện tham vấn của thiền sư Ẩn Phong (隱峰禪師), vị sư đời Đường, không rõ ngày sinh, ngày mất, là học trò của ngài Nam nhạc, người huyện Thiệu vũ, tỉnh Phúc kiến. Ban đầu, sư tham yết ngài Mã tổ Đạo nhất, không lãnh hội được ý chỉ sâu xa, bèn đến theo học Thạch Đầu Hy thiên (石頭希遷), sau lại nhờ một câu nói của Mã tổ Đạo Nhất mà khai ngộ, và trở thành người nối pháp của Mã tổ. Có lần sư muốn trèo lên núi để tham vấn Hòa Thượng Thạch Đầu, thì bị thiền sư Mã Tổ ngăn lại và nói con đường đá đi lên chỗ ở của thiền sư Thạch Đầu hết sức trơn trợt, rất khó để tới tham vấn và nhận trách nhiệm được trao phó. Mã Tổ: Đi đâu? Ẩn Phong: Đi đến nơi tu của thầy Thạch Đầu Hy Thiên. Mã Tổ: Nơi đó đường đi trơn trợt (Thạch đầu lộ hoạt 石頭路滑) Ẩn Phong: Đem theo gậy gỗ, gặp việc thì tuỳ ứng. Mã Tổ mới cho phép Ẩn Phong đến gặp thiền sư Thạch Đầu cầu đạo. Đến nơi Ẩn Phong đi vòng quanh án thiền của thiền sư Thạch Đầu, nhấc gậy lên hỏi : “Tôn chỉ là gì?” Thạch Đầu không thèm trả lời. Sau 1 hồi lâu mới nói “Trời xanh, trời xanh”. Ẩn Phong không hiểu nổi thiền sư Thạch Đầu muốn nói gì không đối đáp lại được đành phải trở về thuật chuyện với thiền sư Mã Tổ. Mã Tổ: Ông hãy đi gặp thiền sư Thạch Đầu lần nữa, hễ Thạch Đầu nói “Trời xanh, trời xanh” thì ông hãy làm vẻ chê bai che miệng kêu “Suỵt, suỵt”. Ẩn Phong đi đến gặp Thạch Đầu lần nữa, và dựa cửa hỏi Thạch Đầu “Tôn chỉ là gì?”. Lần này Thạch Đầu không do dự liền chu miệng: “Suỵt, suỵt”. Ẩn Phong không hiểu gì cả nên đành phải lần nữa ra về thuật chuyện lại với Mã Tổ. Mã Tổ đành an ủi Ẩn Phong rằng “Thạch Đầu nói với ông rằng đường lên Thạch Đầu trơn trợt”. 25) Tất: Rồi, hết. (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị).26) Khôn: khó (Việt Nam Tự Điển).27) Thưa: Tham vấn, Thưa hỏi, Đáp tiếng người khác gọi, Bày tỏ với người trên hay người mình quý trọng (Việt Nam Tự Điển).28) Đang: Cáng đáng, đảm trách (Việt Nam Tự Điển). 26) Khôn: khó (Việt Nam Tự Điển). 27) Thưa: Tham vấn, Thưa hỏi, Đáp tiếng người khác gọi, Bày tỏ với người trên hay người mình quý trọng (Việt Nam Tự Điển). 28) Đang: Cáng đáng, đảm trách (Việt Nam Tự Điển). 29) Phá Táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần miếu: Phá Táo Đọa 破灶墮; Thiền sư Trung Quốc, sinh vào khoảng thếkỷ 7~8, môn đệ của Huệ An Quốc sư. Huệ An là môn đệ đắc đạo của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Sư ẩn cư trong núi Tung Nhạc, không cho ai biết tên họ của mình. Sư có những lời nói và hành động rất kỳ lạ và đặc biệt. Trong núi có một cái miếu rất linh, dân chúng xa gần mang nhiều lễ vật, giết hại nhiều sinh mạng để cúng tế miếu này. Đặc biệt là trong miếu chỉ thờ một cái bếp lửa (Hỏa táo). Một hôm, Sư vào miếu, lấy gậy gõ vào bếp ba cái và quở: “Ngươi vốn là bùn đất hợp thành, Thánh từ đâu đến, linh từ chỗ nào lại!”. Nói xong Sư đập cho ba gậy, bếp liền đổ nhào. Giây lát, có một người mặc áo xanh, đầu đội mũ đến làm lễ trước mặt Sư. Sư hỏi: “Ngươi là ai?”, người lạ đáp: “Con vốn là thần bếp (táo thần) ở đây. Từ lâu chịu nghiệp báo, hôm nay nhờ Thầy thuyết pháp vô sinh nên con được thoát kiếp. Con đến đây để tạ ơn Thầy”. Sư bảo: “Ấy là tính trời sẵn có của ngươi, chẳng phải ta cưỡng ép lời ta”. Táo thần làm lễ một lần nữa rồi biến mất. Người theo hầu thấy vậy thưa: “Từ lâu con ở bên cạnh Hoà thượng, chưa từng được chỉ dạy. Táo thần có sở đắc gì mà được thoát kiếp?”. Sư bảo: “Ta không có đạo lý gì khác để dạy y, chỉ nói với y rằng: “Ngươi vốn là bùn đất hợp thành, thánh từ đâu đến, linh từ chỗ nào lại!”. Người theo hầu đứng lặng yên. Sư hỏi: “Hiểu chăng?”, người theo hầu thưa: “Chẳng hiểu”. Sư hỏi: “Tánh bản hữu của hết thảy các pháp tại sao không hiểu?””. “Người theo hầu liền cúi xuống lạy Sư. Sư nói: “Bể rồi! Đổ rồi!”.(xem “Thiền Luận”, Tập II, Thiền sư D.T. Suzuki) 30) Câu Chi dời ngón: Câu Chi là vị thiền sư bắt chước thầy mình thường hay đưa ngón tay lên khi người ta tham vấn một đề án về thiền. Câu Chi (俱胝) Thiền sư Trung Quốc dòng Mã Tổ Đạo Nhất. Sư nối pháp Thiền sư Hàng Châu Thiên Long. Sử sách không viết gì nhiều về Sư ngoài “Thiền một ngón tay” ( Bích nham lục, Côngán 19 và Vô môn quan, công án 3). Tương truyền rằng, hễ ai hỏi gì về thiền, Sư chỉ đưa một ngón tay lên. Sự tích Giác ngộ của Sư cũng thuộc vào hạng “độc nhất vô nhị” như ngón tay thiền Sư đã dùng hướng dẫn thiền sinh. Một hôm có vị ni sư tên Thật Tế đến am, đi thẳng vào chẳng cởi nón ra, cầm tích trượng đi quanh giường thiền ba vòng, ni nói: “Nói được thì cởi nón”. Hỏi như thế ba lần, Sư không đáp được. Vị ni sư liền đi ra. Sư bèn mời ở lại nghỉ vì đã chiều. Ni liền nói: “Nói được thì ở lại”. Sư cũng chẳng đáp được. Vị ni sư liền bỏ đi. Sư tự than rằng: “Ta tuy mang hình dáng trượng phu mà không có khí trượng phu”, tự hổ thẹn, quyết làm rõ cho được việc này. Sư dự định bỏ am đi các nơi khác học hỏi, tu luyện nhưng đêm ấy có sơn thần đến mách rằng “Chẳng cần rời chỗ này, ngày mai có nhục thân Bồ Tát đến giảng pháp cho hòa thượng”. Đúng ngày hôm sau có Hoà thượng Thiên Long (nối pháp Đại Mai Pháp Thường) đến am. Nghe Sư thưa rõ việc xong Hoà thượng Thiên long chỉ đưa một ngón tay lên. Hòa thượng không nói gì cả mà chỉ đưa lên một ngón tay, thì tự nhiên Câu Chi Trưởng Lão có cảm tưởng là mình hiểu được nên lạy xuống. Từ đó trở đi mỗi khi học trò hỏi một câu gì thì Câu Chi Trưởng Lão bắt chước thầy đưa một ngón tay lên! Có người thành công, có người thất bại. Trong am của Sư có đứa bé, ra ngoài có người hỏi: “Bình thường Hoà thượng lấy pháp gì dạy người?” Đứa bé cũng đưa một ngón tay lên. Trở về am nó thưa lại, Sư bèn lấy dao chặt ngón tay, đau quá nó chạy kêu khóc. Sư gọi một tiếng, nó quay đầu lại, Sư đưa một ngón tay lên, nó bỗng nhiên tỉnh ngộ. Khi sắp mất, Sư dạy chúng rằng: “Ta được Thiền một ngón tay của Thiên Long, bình sinh dùng chẳng hết, cần hiểu chăng?” Nói xong Sư viên tịch (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 31) Dùng: sử dụng, áp dụng. 32) Đòi: Theo (Từ Điển Từ Cổ). 33) Ang: Cha (Xem “Phật Thuyết Phụ Mẫu Đại Báo Ân Trọng Kinh”); ông ang: bậc cha ông; Dùng đòi nếp cũ ông ang: Sử dụng theo phương pháp ngày xưa của ông cha để lại. 34) Gươm Lâm Tế:Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (787-867) là tổ sáng lập ra phái thiền Lâm Tế, sống vào đời Đường. Sư xuất gia từ thủa nhỏ và rất hâm mộ Thiền tông. Sau khi thụ giới Cụ túc, sư đến Giang tây tham yết ngài Hoàng bá Hi vận, sau đó, tham lễ ngài Cao an Đại ngu, ngài Qui sơn Linh hựu, v.v..., cuối cùng lại trở về Hoàng bá và được ấn khả. Năm Đại trung thứ 8 (854) đời vua Tuyên tông nhà Đường, sư đến trụ ở viện Lâm tế tại Trấn châu thuộc tỉnh Hà bắc, đặt ra cơ pháp Tam huyền tam yếu, Tứ liệu giản, v.v... để tiếp dắt người học. Khi hướng dẫn người học, sư thường dùng tiếng hét để hiển bày đại cơ đại dụng. Đối với hành giả tham Thiền, sư rất nghiêm khắc, nhưng người học lại theo về rất đông, môn phong hưng thịnh, gây thành 1 phái thiền Lâm tế nổi tiếng ở Trung quốc. Sư tịch vào năm 867 Tây lịch, không rõ tuổi thọ (Phật Quang Đại Tự Điển).Người ta nói tiếng hét của thiền sư Lâm Tế có khi như là một tiếng sét, có khi bén như một lưỡi gươm, và tiếng hét của thiền sư Lâm Tế có thể đánh tan được những khối u mê ở trong lòng của chúng ta. Lưỡi gươm của Lâm Tế tức là tiếng hét đó có khi có thể chặt đứt được những sợi dây phiền não, và những ràng buộc vô minh trong lòng chúng ta, cho nên tiếng hét đó gọi là lưỡi gươm Lâm Tế. 35) Nạng Bí Ma: Do công án thiền “Bí Ma kình xoa” (秘魔擎叉). Thiền sư Bí Ma ở Ngũ Đài Sơn thường cầm một cái nạng có chỉa hai. Khi có thiền sinh nào vào tham vấn thì lấy cái nạng cặp vào cổ của thiền sinh! Rồi hét: “Ma quỷ nào đã xúi ông xuất gia, ma quỷ nào đã xúi ông đến đây tham vấn? Nói đi, nói không được thì ta nạng cho chết! Mà nói được ta cũng nạng cho chết luôn! 36) Nạp tăng: Chỉ tăng sư trong chùa. 37) No: Đủ (Từ điển từ cổ). 38) Dầu: Thỏa thuê, tha hồ, tuỳ thích, không bị hạn chế (Từ điển từ cổ). 39) Sư tử ông Đoan:Sư tử ông Đoan tức là sư tử của thiền sư Tây Dư. Thiền sư Tây Dư họ Đoan cho nên gọi là ông Đoan. Thiền sư Tây Dư có một cái nón đan bằng chỉ nhiều màu, giống như một cái đầu sư tử. Thỉnh thoảng ông đội cái nón đó vào, ông làm trò trong khi dạy học trò, nói ta là sư tử. 40) Trâu thầy Hựu:Thầy Hựu tức là tổ của phái Quy Sơn, Quy Sơn Linh Hựu. Quy Sơn Linh Hựu sinh năm 771, mất năm 853. Một hôm thiền sư lên phương trượng và tuyên bố rằng: “Một trăm năm sau tôi sẽ đầu thai làm một con trâu ở dưới núi này” (Xem mục “Quy Sơn Linh Hựu” (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 41) Đàn việt: 檀越(Thuật ngữ Phật giáo) Sanskrit: dānapati; 1. Người cúng dường (thí chủ), người làm việc thiện; 2. Tín đồ, người thường cúng dường phẩm vật cho các chùa (Phật Quang Đại Tự Điển). 42) Hợm: Lên mặt, làm bộ. Hợm của, hợm mình (Việt Nam Tự Điển). 43) Sá: Chớ, chẳng (Có kèm ý phủ định) (Từ Điển Từ Cổ). 44) Phiến tử : Cái quạt. Thiền sư Văn Uyển (文偃), phái Vân Môn (雲門), Vân Môn là một trong năm thiền phái ở Trung Quốc, khi thuyết pháp thường cầm một cái quạt giơ lên và nói rằng: “Cái quạt này nó có thể nhảy lên cõi trời thứ 33 và nó đụng vào mũi của vua Đế Thích –Con cá chép ở biển Đông bị đánh một gậy, mưa như chậu đổ. Quí vị có hiểu gì không?.(Xem: “Khai Ngộ đích nhập khẩu” (開悟的入口) trong “Tinh Vân thiền thoại” (星雲禪話) 45) Trúc bề: 竹篦; Một que trúc dài khoảng 50 cm, hình khom cánh cung, sơn son. Các vị Thiền sư thời xưa thường sử dụng trúc bề để khuyến khích, tiếp dẫn đệ tử. Trong nhiều Công án được lưu lại, trúc bề đóng một vai trò như cây Phất tử. (Đạo Uyển) 46) Nhẵn: Có bề mặt rất trơn, không thô ráp, không gồ ghề. 47) Hòn cầu: Trái banh, đồ chơi hình tròn như quả cam, dùng để tung, bắt. Sách Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元) chép rằng:Sư Huyền Sa Sư Bị hỏi thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn:”Tôi đi có việc lên chùa, Hòa thượng phải làm sao?, Tuyết Phong lấy ba trái cầu gỗ ném ra, Huyền Sa làm bộ chẻ gỗ” 雪峰義存禪師傳中提到:「玄沙謂師曰:『某甲如今大用去,和尚作麼生?』師將三個木毬一時拋出,沙作斫牌勢。」 48) Mộc thược: Cái duộc, Cái vá (gáo múc nước) bằng gỗ. 49) Thiền hòa 禪和: Tu sinh, thiền giả (Phật Quang đại Tự Điển). 50) Chước móc: Mưu kế, mưu chước, mưu mô (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 51) Thuyền Tử giơ chèo:Thuyền Tử (船子), sư đời Đường, tên là Đức Thành (德誠), môn sinh đắc đạo của Dược Sơn Duy Nghiễm (藥山惟儼), theo thầy hơn 30 năm. Thuyền Tử thường dùng thuyền đi lại trên sông để tuỳ duyên giáo hóa cho những người lui tới ở Hoa Đình, Triết Giang. Vì vậy người ta gọi là Thuyền Tử Hoà Thượng (船子和尚). Sau khi truyền pháp được cho thiền sư Thiện Hội (善會禪師) thì tự lật thuyền mà chết. Sư dù là môn sinh đắc pháp của sư Dược Sơn, nhưng tính tình thích ngao du sơn thuỷ (Phật Quang Đại Tự Điển). 52) Tạn: Thấu đến nơi, sát một bên, cùng tột (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 53) Tẩy: Rửa, làm cho sạch (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 54) Ðạo Ngô múa hốt: Do công án thiền “Đạo Ngô trang quỷ” (道吾裝鬼, Đạo Ngô giả làm ma quỷ).Thiền sư Tam Thánh đến gặp thiền sư Đạo Ngô (道吾), Đạo Ngô biết trước lấy dải lụa đội lên trán, tay cầm gậy đứng chờ ở trước cửa. Tam Thánh nói: Tiếp đón cẩn thận! Sư: “Dạ”. Tam Thánh vào gặp Tri khách xong mới lên yết kiến Ðạo Ngô. Ðạo Ngô đã oai nghi ngồi trong phương trượng. Tam Thánh mới đến gần, Ðạo Ngô nói: Có việc có thể hỏi nhau được chăng? Tam Thánh chỉ thần giữ cửa và nói: “Cũng chỉ là thứ chồn rừng (dã hồ tinh) hồi nãy. Cút ngay!” Đạo Ngô biết trước Tam Thánh giỏi trò đối đáp, thiền phong mẫn tiệp, nên giả làm thần giữ cửa (quỷ) để ứng phó. Vì phong cách Tam Thánh cẩn thận nên Đạo Ngô (giả thần giữ cửa) cho vào. Tam thánh lên điện bái lễ xong, vào phương trượng gặp Đạo Ngô, Đạo Ngô muốn hỏi đạo thì bị Tam Thánh đuổi ra. Tam Thánh biết khi nảy Đạo Ngô giả làm thần giữ cửa nên cười Đạo Ngô là đồ chồn rừng (Phật Quang đại Tự Điển) 55) Càn: Nghĩa chữ Hán chỉ vẻ bề ngoài, giả vờ; Càn ma: giả vờ làm ma quỷ. 56) Quang: Ánh sáng. 57) Rồng Yển lão: Công án thiền “Vân Môn Trụ Trượng hóa vi long” (雲門拄杖化龍) hay là “Vân Môn trụ trượng tử” (雲門拄杖子). Sơ tổ phái Vân Môn là Vân Môn Văn Yển thiền sư (雲門文偃禪師) đưa cây gậy lên bảo chúng: “Cây gậy đã hóa thành rồng, nuốt trọn cả càn khôn rồi. Sơn hà đại địa, còn đâu mà có nữa?”. Công án này giải thích cho rằng “Sơn hà đại địa” cũng không khác gì bản thân” (Phật Quang Đại Tự Điển). Thiền sư Văn Yển nói cái gậy này của tôi là con rồng lớn, nó có thể nuốt được cả trời đất. Ta nhìn cái gậy của thiền sư Văn Yển và thấy đó là một con rồng, có khả năng nuốt trọn cả trời đất cho nên ta rất sợ, tại nó nuốt luôn cả ta! (Thích Nhất Hạnh). 58) Chỉn: Chỉ, vốn, vẫn, thật (Từ Điển Từ Cổ). 59) Lệ: Sợ, ngại (Từ Điển Từ Cổ). 60) Rắn ông Tồn: Công án thiền “Tuyết Phong miết tỳ xà” (雪峰鱉鼻蛇), còn gọi là “Tuyết Phong khán xà (雪峰看蛇). Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn, đời Đường dùng công án này để chỉ ra chỗ mê muội. Một hôm thiền sư dạy chúng rằng: “Ở núi Nam sơn có một con rắn mũi rùa, (鱉鼻蛇), các con phải coi chừng. Trường Khánh nói, “ Hôm nay trong đại sảnh có thể có người mất mạng.” Có ông tăng thuật lại cho Huyền sa, Huyền Sa nói, “Phải là Lăng huynh thì mới nói như thế được tuy nhiên tôi thì lại không như thế.” Ông tăng hỏi, “ Hòa thượng thì như thế nào?” Huyền Sa nói: “ Cần gì phải Nam Sơn”. Vân Môn thì chỉ ném gậy xuống trước mặt Tuyết Phong làm ra vẻ sợ sệt”. (Bích Nham Lục, Hòa Thượng Thích Mãn Giác dịch, Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam , USA, 1988. Cả thầy Trường Khánh Huệ Lăng, Huyền Sa Sư Bị và Vân Môn Văn Yển đều là môn sinh của Tuyết Phong, nhưng có cách dạy chúng khác nhau về ý nghĩa của cây chuyện “rắn mũi rùa” này. Rắn mũi rùa chỉ bộ mặt thật (Bổn lai diện mục) hay là chỉ Tuyết Phong, Trường Khánh biểu thị nhận biết về uy lực của rắn, Huyền Sa thì biểu thị nọc độc của rắn có khắp nơi, còn Nghĩa Tồn thì biểu thị sự hiện hữu của con rắn (Phật Quang Đại Tự Điển). 61) Dang: Lui ra, không đến gần, xích ra (Từ Điển Từ Cổ). 62) Cây bách: Công án thiền “Triệu Châu bách thụ tử” (趙州柏樹子) hay là “Đình tiền bách thụ tử”. Tăng hỏi Thiền sư Triệu Châu: “Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?”, Sư đáp: “Cây bách trước sân”. Tăng thưa: “Hòa thượng chớ đem cảnh dạy người”. Sư bảo: “Ta chẳng đem cảnh dạy người”. Tăng hỏi lại: “Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?”, Sư đáp: “Cây bách trước sân” (Phật Quang Đại Tự Điển). 63) Thác: Sai, lầm (Việt Nam Tự Điển). 64) Thái bạch: Sao Kim, sao Kim mọc ở phương Đông gọi là sao Khải Minh (啟明), mọc ở phương tây gọi là sao Trường Canh (長庚); “Thác ra trước phải phương Thái bạch”: Triệu Châu chỉ cây bách trước sân là cốt chỉ tâm, chỉ cái hay thấy của mình. Nhưng người hỏi không nhận ra cái ấy lại lo đi tìm bên nngoài. 65) Bính Đinh thuộc hỏa: (Thuật Ngữ Phật Giáo), do chữ “Bính Đinh đồng tử” (丙丁童子) là chú bé coi về việc đèn lửa trong chùa để ví cho chúng sinh sẵn đủ Phật tính lại đi tìm bên ngoài. Bính và Đinh là hai thiên can Bính, Đinh trong thiên can phối hợp với ngũ hành thì thuộc về hỏa, cho nên dùng Bính Đinh để ví cho lửa. Trong thiền môn thường dùng câu “Chú bé coi về việc đèn đuốc mà đến xin lửa” để ví cho chúng sinh sẵn đủ Phật tính lại đi tìm bên ngoài, quên mất bản tính. Thật là 1 việc làm dư thừa và ngu dại (Phật Quang Đại Tự Điển). 66) Thiên cang: Sao Thiên cang (天罡星) là sao chủ chốt của chòm sao Bắc Đẩu, xưa còn gọi là sao Bắc Thần (北辰星);“Bính Đinh thuộc hỏa, lại trở sau ruổi hướng Thiên cang”: Chú bé coi về việc đèn đuốc mà đi xin lửa, theo hướng sao Bắc Đẩu thì đi lộn đường, có lửa lại đi tìm lửa ở một nơi khác. Ruổi: Chạy mau (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 67) Trà Triệu lão:Do công án thiền “Uống trà đi” (沏茶去).Triệu Châu hỏi người mới đến rằng: ‘Đã từng đến đây chưa?’ Đáp: “Đã từng đến.” Sư bảo: “Uống trà đi !” Lại hỏi vị tăng khác, người ấy trả lời: “Chưa từng đến.” Sư bảo: “Uống trà đi!” Về sau, thầy tri sự mới hỏi rằng: “Người đã từng đến ngài cũng bảo là uống trà đi, người chưa từng đến ngài cũng bảo là uống trà đi, vậy là thế nào?” Sư liền gọi thầy tri sự, thầy đáp: “Dạ.” Sư bảo: “Uống trà đi!” “Khiết trà khứ” trở thành một công án Thiền, tìm thấy trong khá nhiều ngữ lục Thiền tông (Phật học Tinh Tuyển). 68) Bánh Thiều Dương: Do công án thiền “Vân Môn hồ bính (雲門胡餅) hay là Thiều Dương hồ bính (韶陽餬餅), là lời đối đáp của sơ tổ phái Vân Môn với tăng sư khi được hỏi “Thế nào là siêu Phật siêu Tổ?”, Vân Môn trả lời “Bánh bột” (Phật Quang Đại Tự Điển). 69) Thiền tử: Phật tử, người học thiền, thiền sinh. 70) Ruộng Tào Khê: Tào Khê là địa danh, đạo tràng của Lục tổ Tuệ Năng. Ruộng Tào Khê biểu trưng cho dòng Thiền do Lục tổ lập nên và phát huy. 71) Vườn Thiếu Thất: Vườn của Bồ Đề Đạt Ma.Thiếu Thất cũng là địa danh, nơi tổ Bồ Đề Đạt Ma ngồi thiền quay mặt vào vách. 72) Lưu hoang: Để hoang, Bỏ hoang tàn. 73) Gieo bó củi:Thiền sư Tuyết Phong lúc còn đi tham vấn, đến Động Sơn, Động Sơn bảo: Vào cửa phải có lời nói. Sư đáp: Con không có miệng. Động Sơn bảo: Không có miệng phải trả lại con mắt cho ta. Sư im lặng, gieo bó củi trước mặt Động Sơn. Động Sơn hỏi: Nặng bao nhiêu? Sư thưa: Cả thiên hạ nâng không nổi. Động Sơn: Ngươi mang được tới đây. Sư im lặng.(Xem: Đại Chánh Tân tu Đại Tạng Kinh(大正新脩大藏經), phần “Động Sơn Lương Giới ngữ lục” (瑞州洞山良价禪師語錄). 74) Nảy bông đèn:Do công án thiền “Xuy diệt chỉ chúc” (吹滅紙燭), còn gọi là “Long Đàm Chỉ Đăng” hay “Long Đàm Diệt Chúc” nói về việc khai ngộ của thiền sư Đúc Sơn Tuyên Giám (德山宣鑒) (780~865) . Thiền sư họ Chu, thường thuyết giảng kinh Kim Cương, vì thế người đời gọi là Chu Kim Cương, học trò của thiền sư Long Đàm Sùng Tín(龍潭崇信). Một hôm, Sư hầu chuyện với Thiền Sư Long Đàm đến tận khuya. Sau khi dừng chuyện sư Long Đàm bảo: Đêm khuya sao chẳng về?Sư cúi chào bước ra, rồi lại trở vào thưa: Bên ngoài trời tối đen.Thiền sư Long Đàm thắp đèn đưaSư. Sư toan tiếp lấy, sư Long Đàm liền thổi tắt. Sư bỗng nhiên đại ngộ, tất cả kiến chấp đều tan vỡ, Sư liền quì xuống lễ bái. Thiền sư Long Đàm hỏi: Ngươi thấy được gì?Sư thưa: Từ nay về sau con chẳng còn nghi lời nói của chư sư tăng trong thiên hạ. (Phật Quang Đại Tự Điển). 75) Nhân: Vì 76) Nết: Tính hạnh bày ra, cách ăn thói ở (thường hiểu về nghĩa tốt) (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị) 77) Lộc đào hoa: Thiền sư Linh Vân Chí Cần (靈雲志勤); Thiền sư Trung Quốc, môn đệ đắc pháp của Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu. Sư nổi tiếng với một bài kệ tụng, tả lại lúc triệt ngộ khi ngắm hoa đào nở (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 78) Nghe tiếng trúc:Thiền sư Hương Nghiêm Trí Nhàn (香嚴智閑); Thiền sư Trung Quốc, ?-898; ngộ đạo với Quy Sơn Linh Hựu. Câu chuyện “sáng mắt” của Sư được nhắc nhởnhiều trong giới thiền vì nó nêu rõ quan niệm “Bất khả tư nghị” và các phương pháp hoằng hoá đặc biệt của các vị Tổ sư. Trước khi đến Quy Sơn, Sư đã đến học nơi Bách Trượng Hoài Hải, nổi danh là đã nghiên cứu nhiều kinh luận nhưng vẫn không đoạn triệt hồ nghi. Sau khi Bách Trượng mất, Sư đến tham vấn Quy Sơn. Quy Sơn hỏi: “Ta nghe sư đệ ở chỗ Tiên sư Bách Trượng thông minh lanh lợi, nhưng ta không hỏi đệ về chỗ học bình sinh, cũng không hỏi về kinh sách. Giờ đây hãy nói thử một câu khi cha mẹ chưa sinh xem!”. Sư mù mịt không biết đâu là đâu bèn rút lui vào phòng, soạn hết sách vở đã học qua nhưng không tìm được câu giải đáp. Sư than: “Bánh vẽ chẳng no bụng đói” và đến Quy Sơn xin lời giải. Quy Sơn bảo: “Nếu ta nói sư đệ sau này sư đệ sẽ mắng ta, vì ta nói là việc của ta, liên hệ gì đến sư đệ?”, Sư đem sách vở ra đốt hết, tự nghĩ “Ðời này không học Phật pháp nữa, làm tăng thường lo cơm lo cháo để khỏi nhọc tâm”. Sư từ giã Quy Sơn đi thẳng đến di tích của Quốc sư Nam Dương Huệ Trung, và xây am tại đây. Sư ngày ngày lấy chổi quét dọn sạch mộ của Quốc sư. Một hôm Sư quét lá, một viên sỏi bay đụng vào khóm tre vang lên một tiếng. Sư nghe vậy bỗng nhiên đại ngộ, tìm được câu trả lời Quy Sơn, phá lên cười. Sư trở về am thắp hương hướng về Quy Sơn bái lễ: “Hoà thượng từ bi hơn cha mẹ, khi trước nếu vì ta mà nói thì đâu có ngày nay”. Sư hỏi chúng: “Ví như có người leo cây cao, dưới là vực thẳm. Người ấy miệng ngậm cành cây, chân không đạp chỗ nào, tay không bám vào đâu. Chợt có người đến hỏi ý của Tổ sư từ Ấn Ðộ sang, khi ấy phải làm sao?”, Vị Thượng toạ bước ra thưa: “Chẳng hỏi khi đã leo lên cây, lúc chưa leo lên cây thế nào?”. Sư cười rồi thôi (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 79) Mắc: Có việc, dính dấp, vương mang, vương vấn, không rảnh rang (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 80)Vẻ: Những nét bề ngoài nhìn trên đại thể, thường được đánh giá là đẹp của người hay cảnh vật (nói tổng quát), vẻ đẹp, muôn màu muôn vẻ. Cái biểu hiện bên ngoài thông qua nét mặt, cử chỉ, cách nói năng, v.v., cho thấy trạng thái tinh thần –tình cảm bên trong. 81) Sang: Sang trọng.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: PHÚ Wed 05 May 2021, 08:20 | |
| Cư Trần Lạc Đạo Phú
Trần Nhân Tông
Đệ thập hội
Tượng chúng ấy. Cóc một chân không, dùng đòi căn khí.
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông. Há cơ tổ nay còn thửa bí.
Chúng Tiểu thừa cóc hay chửa đến, Bụt sá ngăn bảo sở hóa thành. Ðấng Thượng sĩ chứng thật mà nên, ai ghẽ có sơn lâm thành thị.
Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao. Chiền vắng am thanh, chỉn thật cảnh đạo nhân du hí.
Ngựa cao tán cả, Diêm Vương nào kể đứa nghinh ngang. Gác ngọc lầu vàng, ngục tốt thiếu chi người yêu quý.
Vững công danh, lồng nhân ngã, thật ấy phàm ngu. Say đạo đức, dời thân tâm, định nên thánh trí.
Mày ngang mũi dọc, tướng tuy lạ xem ắt bằng nhau. Mặt thánh lòng phàm, thật cách nhẫn vàn vàn thiên lý.
Kệvân:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Chú thích:
1) Tượng: Không có ý nghĩa gì, dùng để bắt đầu câu văn và nhấn mạnh hàng chữ sau chữ này, dịch từ chữ Hán Cái (蓋). 2)Chúng: Chúng sinh, đại chúng, nhóm người học theo Phật. 3) Cóc: Biết 4) Chân không: (Thuật ngữ Phật giáo): 1- Cảnh giới trên hết mọi ý thức sắc tướng, là Niết Bàn của phái Tiểu thừa, 2- Là quan niệm của phái Đại thừa về tính Không cho rằng “phi không chi không” là Chân không (Phật Quang Đại Từ Điển). 5) Dùng: Làm theo, sử dụng, áp dụng. 6) Đòi: Theo (Từ Điển từ cổ). 7) Căn khí: (根器) (Thuật ngữ Phật giáo) Căn là rễ cây, rễ cây có khả năng sinh ra thân cây, cành lá và hoa quả; khí là đồ dùng để chứa đồ vật. Đồ dùng có to, nhỏ, nhiều, ít khác nhau. Năng lực của người tu đạo cũng có cao, có thấp; cho nên dùng căn khí để làm ví dụ. Đại nhật kinh sớ, quyển 9 (Đại 39, 671 trung) viết: “Xem chúng sinh, phải lượng định căn khí của họ rồi sau mới độ cho” (Phật Quang Đại Từ Điển). 8) Nhân: Vì. 9) Khôn: Khó (Việt Nam Tự Điển). 10) Há: Lẽ đâu, có lẽ nào (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 11) Cơ: (Thuật ngữ Phật giáo) Cách, chìa khóa, then chốt, cơ chế, công việc, phương sách, phương tiện, dụng cụ (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 12) Tổ: Chỉ các bậc thầy, các tổ phái thiền 13) Bí: (秘) Không thông suốt, bế tắt, nghẹt, bít (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 14) Tiểu thừa: (Thuật ngữ Phật giáo) (小乘) Sanskrit: hīnayāna; nghĩa là “cỗ xe nhỏ”; Nguyên là danh từ của một số đại biểu phái Đại thừa (sanskrit: mahāyāna) thường dùng chỉ những người theo “Phật giáo nguyên thuỷ”. Biểu thị này được dùng để lăng mạ, chỉ trích. Ngày nay ý nghĩa chê bai của danh từ này đã mất đi và nó chỉ còn có tính chất mô tả. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo có ý định thay thế danh từ này nhưng không đạt kết quả và danh từ này đã khắc sâu trong tư tưởng của nhiều Phật tử. Các đại biểu của Tiểu thừa tự xem mình theo phái Thượng toạ bộ (pali: theravāda), mặc dù Thượng toạ bộ chỉ là một trong những trường phái Tiểu thừa, và là trường phái duy nhất của Tiểu thừa còn tồn tại đến ngày nay. Tiểu thừa cũng được gọi là Nam tông và thịnh hành tại các nước Nam như Tích Lan (śrīlaṅkā), Thái lan, Miến Điện (myanmar), Campuchia, Lào... Tiểu thừa phát triển nhất trong thời gian Đức Phật nhập Niết Bàn và Công nguyên. Đại biểu phái này cho rằng mình theo sát những lời dạy nguyên thuỷ của Đức Phật, do chính Đức Phật nói ra. Giới luật của Tiểu thừa hoàn toàn dựa vào Luật tạng. Trong A tì đạt ma Tiểu thừa dựa trên Kinh tạng để phân tích và hệ thống hoá giáo lý của Phật. Tiểu thừa tập trung tuyệt đối vào con đường đi đến giải thoát. Các lý luận triết học không đóng vai trò quan trọng, thậm chí được xem là trở ngại trên đường giải thoát. Tiểu thừa phân tích rõ trạng thái của đời sống con người, bản chất sự vật, cơ cấu của chấp ngã và chỉ ra phương pháp giải thoát khỏi sự Khổ (sanskrit: duḥkha). Tất cả các trường phái Tiểu thừa đều có một quan điểm chung về sự vật đang hiện hữu: khổ có thật, phảigiải thoát khỏi cái Khổ. Giải thoát khỏi Luân hồi (sanskrit: saṃsāra), thoát khỏi sự tái sinh và đạt Niết bàn (sanskrit: nirvāṇa) là mục đích cao nhất của Tiểu thừa. Muốn đạt được mục đích này, hành giả phải dựa vào sức mình, xa lánh thế gian. Vì vậy Tiểuthừa quan niệm phải sống viễn ly, sống cuộc đời của một kẻ tu hành. Đối với Tiểu thừa, cuộc sống tại gia không thể nào đưa đến sự giải thoát. Hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là A-la-hán (sanskrit: arhat), là người dựa vào tự lực để giải thoát. Tiểu thừa tránh không đưa lý thuyết gì về Niết bàn, mục đích cuối cùng, là kinh nghiệm của sự giác ngộ, trong đó, hành giả chứng được vô ngã và từ bỏ tham ái. Đối với Tiểu thừa, Phật là một nhân vật lịch sử, được xem là một con người và thầy dạy, không phải là Hoá thân của một thật thể nào. Giáo pháp cơ bản của Tiểu thừa gồm có Tứ diệu đế, Mười hai nhân duyên (sanskrit: pratītya-samutpāda), thuyết Vô ngã (sanskrit: anātman) và luật Nhân quả, Nghiệp (sanskrit: karma). Phép tu hành của Tiểu thừa dựa trên Bát chánh đạo.Theo quan điểm của Đại thừa, sở dĩ phái này được gọi là “tiểu thừa” vì ngược lại với chủ trương của Đại thừa là nhằm đưa tất cả loài Hữu tình đến giác ngộ, phái tiểu thừa chỉ quan tâm đến sự giác ngộ của cá nhân mình. Chủ trương này được xem là giáo pháp sơ cấp của đức Phật vì sau đó Ngài giảng giáo pháp toàn vẹn hơn, đó là giáo pháp Đại thừa. (Từ điển Phật học Đạo Uyển). 15) Cóc hay: Hiểu biết, giác ngộ (Từ Điển Từ Cổ). 16) Sá: Từ biểu thị ý định phủ định dứt khoát (Từ Điển Từ Cổ). 17) Bảo sở: (寶所) (Thuậtngữ Phật giáo) Bảo sở là nơi chứa những châu báu, như Niết Bàn Vô Dư—The place of precious things, i.e. the perfect Nirvana. Bảo sở (寶所) đối lại với Hóa thành(化城), là chỗ ở quí báu, thí dụ Niết bàn cùng tột. Bảo sở, tức thí dụ Niết bàn của Đại thừa, trỏ nơi đích thực chứng ngộ an trú. [X. kinh Pháp hoa phẩm Hóa thành dụ] (Phật Quang Đại từ điển). 18) Hóa thành: (化城) (Thuật ngữ Phật giáo) Thành phố ảo tưởng trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa; là Niết bàn tạm thời và không hoàn toàn trong trường phái Tiểu thừa, thí dụ: Niết bàn của Tiểu thừa, ở gần nhưng chưa phải là đích thực (Từ điển Phật học Việt Anh –Thiện Phúc). 19) Thượng Sĩ: (Thuật ngữ Phật giáo) (上士), cũng gọi là Đại sĩ (大士). Tên khác của Bồ tát. Bồ tát xa lìa mê chấp tà kiến, thấy pháp lý chân chính, là bậc tu hành viên mãn hạnh lợi mình lợi người, cho nên gọi là Thượng sĩ. Sách Thích thị yếu lãm quyển thượng (Đại 54, 261 thượng) ghi: “Luận Du già nói: Người không tu hạnh lợi mình, lợi người gọi là Hạ sĩ; người có tu hạnh lợi mình mà không tu hạnh lợi người, gọi là Trung sĩ; còn người tu hành cả 2 hạnh lợi mình và lợi người thì gọi là Thượng sĩ” (Phật Quang Đại từ điển). 20) Ghẽ: Khẻ ra, chia rẽ; Ghẽ phân: Phân biệt (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 21) Chiền: Chùa (Từ Việt hóa chữ Thiền 禪) (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị). 22) Chỉn thật: Vốn thiệt (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị) 23) Đạo nhân: Người hành đạo. 24) Tán: Cái dù. 25) Cả: Lớn hơn hết, trọng hơn hết; khắp hết, hết thảy. 26) Ngục tốt: (獄卒) Lính canh gác ngục thất. 27) Vững: Bền bỉ, chắc chắn (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị), giữ chặc, giữ vững, đeo bám. 28) Lồng: Cho vào trong, chồng cái nầy lên cái kia (Việt Nam Tự Điển) 29) Nhân ngã: Người với ta. 30) Dời thân tâm: Chuyển hóa thân tâm. 31) Nhẫn: Đến. Từ ấy nhẫn nay (Việt Nam Tự Điển). 32) Vàn vàn: Hàng vạn, vàn: âm đọc trệch ra của chữ Vạn (萬). 33) Thiên lý: Ngàn dặm. 34) Kệ vân: Bài kệ ghi rằng. 35) Cư trần: Sống trong đời, ở đời. 36) Lạc đạo: Vui với đạo. 37) Thả: Hãy. 38) Đối cảnh: Đối mặt với cảnh tượng trước mắt 39) Vô tâm: (Thuật ngữ Phật giáo) (無心) Không khởi vọng tâm tức là vô tâm. Vô tâm là vô vọng tâm hay vô vọng tưởng, không còn phân biệt phàm thánh, thiện ác, đẹp xấu, lớn nhỏ, không có tâm chấp trước,vướng mắc vào các sự vật,. Nói cách khác là không dấy khởi vọng niệm phân biệt. Tông Kính Lục chép: “Nhược bất khởi vọng tâm, tắc năng thuận giác, sở dĩ vân: Vô tâm thị đạo” (Phật Quang Đại Tự Điển). Học giả Trần Đình Hoành giải thích: “Vô tâm” cũng có nghĩa là “vô niệm”, tức là không để tư tưởng của mình dính mắc vào đâu, bám cứng vào đâu. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, lục tổ Huệ Năng nói về vô niệm: “Sao gọi là vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp [mà] tâm không nhiễm trước, gọi là VÔ NIỆM, dùng thì khắp nơi, cũng chẳng dính mắc ở khắp nơi...đi lại tự do, ứng dụng vô ngại...tự tại giải thoát, gọi là hạnh VÔ NIỆM.” (Pháp Bảo Đàn Kinh, Phẩm Bát Nhã,Thích Duy Lực dịch). Ví dụ: Thấy hoa hồng –đó là “thấy hoa hồng như nó là”, không dính mắc, vô tâm, vô niệm. Thấy hoa hồng “đẹp” là bắt đầu dính mắc vào tâm phân biệt đẹp xấu. Thấy hoa hồng có lẽ giúp mình làm giàu, đó là lại càng dính mắc vào dòng tư tưởng của mình. Tâm không phân biệt, không dính mắc vào đâu, là vô tâm, hay vô niệm. Thiền sư Takuan Sohoviết: “Khi đạt được vô niệm hay vô tâm, tâm di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng kia, trôi chảy như một dòng nước, làm đầy tất cả mọi góc. Vì vậy, tâm có thể làm trọn mọi công việc tâm được đòi hỏi phải làm. Nhưng khi dòng chảy bị chận đứng tại một điểm, tất cả mọi điểm khác không nhận được gì từ tâm, và kết quả là một sự đông cứng và ngừng trệ tổng quát.” 40) Kệ rằng: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có của, tìm chi nữa Đối cảnh, vô tâm, chớ hỏi thiền
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Hàn nho phong vị phú Thu 06 May 2021, 08:56 | |
| Hàn nho phong vị phú
Chém cha cái khó! Chém cha cái khó!
Khôn khéo mấy ai? Xấu xa một nó!
Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai, Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có.
Kìa ai:
Bốn vách tường mo, Ba gian nhà cỏ.
Đầu kèo mọt đục vẽ sao, Trước cửa nhện giăng màn gió.
Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng, Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.
Đầu giường tre, mối dũi quanh co, Góc tường đất, trùn lên lố nhố.
Bóng nắng dọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô, Hạt mưa xoi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó.
Trong cũi, lợn nằm gặm máng, đói chẳng muốn kêu, Đầu giàn, chuột lóc khua niêu, buồn thôi lại bỏ.
Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no, Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
Ấm trà góp lá bàng lá vối, pha mùi chát chát chua chua, Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà, buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ.
Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu, Khăn lau giắt đỏ lòm, giải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú.
Đỡ mồ hôi, võng lác, quạt mo, Chống hơi đất, dép da, guốc gỗ.
Miếng ăn sẵn cà non mướp luộc, ngon khéo là ngon, Đồ chơi nhiều quạt sậy điếu tre, của đâu những của.
Đồ chuyên trà, ấm đất sứt vòi, Cuộc uống rượu, be sành chắp cổ.
Đồ cổ khí bức tranh treo trên vách, khói bay lem luốc, mầu thuỷ mạc lờ mờ, Của tiểu đồng pho sách gác đầu giàn, gián nhấm lăm nhăm, dấu thổ châu đo đỏ.
Cỗ bài lá, ba đời cửa tướng, hàng văn hàng sách mập mờ, Bàn cờ săng, bảy kiếp nhà ma, chữ nhật chữ điền xiêu xó.
Lộc nhĩ điền lúa chất đầy rương, Phương tịch cốc khoai vừa một giỏ.
Tiêu dụng lấy chi mà phao phóng, thường giữ ba cọc ba đồng, Mùa màng dành để có bao nhiêu, chừng độ một triêng một bó,
Mỏng lưng xem cũng không giầu, Nhiều miệng lấy chi cho đủ.
Đến bữa chưa sẵn bữa, con trẻ khóc dường ong, Qua kỳ lại hẹn kỳ, nhà nợ kêu như ó.
Thuốc men rắp bòn chài gỡ bữa, song nghĩ câu ý dã, thế nào cho đáng giá lương y, Thầy bà mong dối trá kiếm ăn, lại nghĩ chữ dũng như, phép chi được nổi danh pháp chủ.
Quẻ dã hạc toan nhờ lộc thánh, trút muối đổ biển, ta chẳng bõ bèn, Huyệt chân long toan bán đất trời, ngôi mả táng cha, tìm còn chửa chộ.
Buôn bán rắp theo nghề đỏ, song lạ mặt, chúng hòng rước gánh, mập mờ nên hàng chẳng có lời, Bạc cờ toan gỡ con đen, chưa sẵn lưng, làng lại dành nơi, hỏi gạn mãi giạm không ra thổ.
Gấp khúc lươn, nên ít kẻ yêu vì, Gương mắt ếch, biết vào đâu mượn mõ.
Đến lúc niên chung nguyệt quý, lấy chi tiêu đồng nợ đồng công? Gặp khi đường sẩy chân cùng, nên phải tới cửa này cửa nọ.
Thân thỉ to to nhỏ nhỏ, ta đã mỏi cẳng ngồi trì, Dần dà nọ nọ kia kia, nó những vuốt râu làm bộ.
Thầy tớ sợ men tìm đến cửa, ngảnh mặt cúi đầu, Chị em e vất lấm vào lưng, chìa môi nhọn mỏ.
Láng giềng ít kẻ tới nhà, Thân thích chẳng ai nhìn họ.
Mất việc toan dở nghề cơ tắc, tủi con nhà mà hổ mặt anh em, Túng đường mong quyết chí cùng tư, e phép nước chưa nên gan sừng sỏ.
Cùng con cháu thuở nói năng chuyện cũ, dường ngâm câu lạc đạo vong bần, Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ vi nhân bất phú.
Tất do thiên, âu phận ấy là thường, Hữu kỳ đức, ắt trời kia chẳng phụ.
Tiếc tài cả phải phạn ngưu bản trúc, dấu xưa ông Phó ông Hề, Cần nghiệp nho khi tạc bích tụ huỳnh, thuở trước chàng Khuông chàng Vũ.
Nơi thành hạ đeo cần câu cá, kìa kìa người quốc sĩ Hoài âm, Chốn lý trung xách thớt chia phần, nọ nọ đấng mưu thần Dương võ.
Khó ai bằng Mãi Thần Mông Chính, cũng có khi ngựa cưỡi dù che, Giàu ai bằng Vương Khải Thạch Sùng, cũng có lúc tường xiêu ngói đổ.
Mới biết:
Khó bởi tại trời, Giàu là cái số.
Dầu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền, Cũng bất quá thủ tài chi lỗ.
Nguyễn Công Trứ
_________________
Chú thích:
▲ Lục cực 六極: Sáu điều cực nhục của con người gồm: chết non, bệnh tật, buồn lo, nghèo khó, xấu xa, yếu hèn ▲ Kinh huấn 經訓: lời dạy trong sách. ▲ Vạn tội: Do câu ngạn ngôn chữ nho: "Vạn tội bất như bần" 萬罪不如貧 - muôn tội chẳng gì bằng tội nghèo. ▲ Tường mo: tường bằng mo cau, chứ không xây bằng gạch. ▲ Đầu kèo mọt tạc vẽ sao: kèo là một phiến gỗ hoặc là một cây tre giao đầu với một phiến khác hoặc một cây khác để đỡ mái nhà. Cả câu nghĩa là: mọt đục cái đầu kèo, tạc thành hình lỗ chỗ như những ngôi sao. ▲ Nhện giăng màn gió: nhện giăng tơ trông tự màn che gió. ▲ Mối dũi: mối đây là giống kiến trắng đắp đất trên các đồ gỗ để đục; dũi đây là chui rúc để đục khoét. ▲ Trùn: giun ▲ Bóng nắng giọi trứng gà trên vách thằng bé tri trô: vì mái nhà thủng lỗ chỗ, ánh nắng soi qua các lỗ thủng ấy, chiếu lên trên vách, thành những hình tròn, trông tựa trứng gà, trẻ con trong nhà thấy thế lấy làm lạ, bập bẹ hỏi, nói. ▲ Hạt mưa xoi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó: vì mái nhà thủng, nước mưa qua lỗ thủng rơi trúng vào hang chuột, mèo thấy tiếng động ở hang tưởng là có chuột, rình mò định bắt. ▲ Máng: thứ chậu bằng gỗ dùng để đựng đồ ăn cho lợn. ▲ Lóc: nhảy lên. ▲ Lấy ý từ câu của Khổng Tử trong Luận ngữ: "Quân tử thực vô cầu bão" 君子食無求飽. ▲ Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ: dịch câu chữ Nho: "Thái bình chi thế, ngoại hộ bất bế" 太平之世外戶不閉. Ý nói: chỉ những lúc thái bình thì cửa ngõ bỏ ngỏ mà cũng không mấy trộm. ▲ Vỏ dà: vỏ một thứ cây, màu đỏ, vị chát, dùng để nhuộm vải. ▲ Lác: cói dùng để dệt chiếu. ▲ Thủy mặc 水墨: nước và mực; nói về thứ tranh vẽ bằng mực tàu pha với nước. ▲ Thổ châu 土硃: son đất. ▲ Ba đời cửa tướng: nghĩa đen là ba đời kế tiếp nhau trong nhà một vị tướng; nghĩ bóng là lâu đời. ▲ Hàng văn hàng sách: văn, sách là những chữ viết trên quân bài tổ tôm như nhất văn, nhất sách, nhị sách, v.v. ▲ Săng: gỗ (tiếng Đàng trong). ▲ Bảy kiếp nhà ma: nghĩa bóng là lâu đời, cũ rích. ▲ Chữ nhật, chữ điền: các đường đi trong bàn cờ, có những đường hợp thành hình chữ nhật 日, lại có những đường hợp lại thành chữ điền 田. ▲ Nhĩ điền 爾田: chữ trong Kinh Thi, nghĩa là ruộng của người, tức là ruộng tư điền. ▲ Tịch cốc 辟穀 (tịch: bỏ; cốc: thóc): không ăn thóc (một cách để tu tiên). ▲ Ba cọc ba đồng: tục ngữ. Nghĩa đen là ba cọc chỉ có ba đồng; nghĩa bóng là số thâu nhất định, không khi nào dôi ra. ▲ Triêng: gánh. ▲ Mỏng lưng (lưng: vốn) ít vốn. ▲ Ó: loài chim diều hâu, tiếng kêu to. Bởi thế chữ ấy cũng dùng làm động từ nghĩa là kêu: la ó. ▲ Ý dã: sách thuốc có câu: y giả, ý dã, làm thuốc là lấy ý mà đoán bệnh. ▲ Thầy bà: thầy đồng, bà cốt ▲ Dũng như: các thầy cúng thường niệm câu chú: Cấp cấp như tuân lệnh, chắc là “cấp như” mà chép sai. ▲ Pháp chủ: thầy phù thủy cao tay. ▲ Dã hạc: tên sách nói về bói toán. ▲ Huyệt chân long: huyệt rồng, ngôi đất có rồng chầu, phát đế vương (danh từ các thầy địa lý thường dùng). ▲ Chộ: tiếng địa phương, nghĩa là thấy. ▲ Nghề đỏ: nghề buôn bán phát tài. ▲ Rước gánh: đi đón gánh giùm cho những người đi chợ xa về; ở đây có nghĩa bị cướp, mất gánh. ▲ Sẵn lưng: sẵn vốn. ▲ Thổ: tiếng địa phương, nghĩa là nơi. ▲ Giạm không ra thổ: tìm không được chỗ cho vay. ▲ Gấp khúc lươn: như lươn cuộn khúc, ý nói gặp khó. “Anh hùng mà gấp khúc lươn, khi cuộn thì ngắn khi vươn thì dài” (ca dao). ▲ Mượn mõ: vay mượn. ▲ Niên chung nguyệt quý: năm cùng tháng tận, tức là ngày tết. ▲ Thân thỉ: năn nỉ, van nài. ▲ Ngồi trì: ngồi dai, không chịu về. ▲ Cơ tắc: cơ tắc đạo, đói thì... ăn trộm. ▲ Cùng tư: do chữ tiểu nhân cùng tư lạm: kẻ tiểu nhân cùng thì làm bậy. ▲ Lạc đạo vong bần: vui đạo quên nghèo. ▲ Vi nhân bất phú: làm điều nhân thì không giàu. ▲ Tất do thiên: lấy ở câu: phú quý tất do thiên mệnh: giàu sang là do mệnh trời. ▲ Hữu kỳ đức: lấy ở câu: Hữu kỳ đức tất hữu kỳ phận: có đức ắt có phần. ▲ Phạn ngưu bản trúc: chăn trâu, đắp đất. ▲ Ông Phó: Phó Duyệt, người đời Thương, lúc nghèo phải đi gánh đất làm thuê, sau làm tướng giúp vua Bàn Canh sửa sang việc nước. ▲ Ông Hề: Bách Lý Hề, người đời Chiến Quốc, lúc nghèo đi ở chăn trâu, sau làm tướng giúp Tần Công làm nên nghiệp bá. ▲ Tạc bích, tụ huỳnh: xoi vách, nhặt đom đóm. ▲ Chàng Khuông: Khuông Hành đời Hán, nhà nghèo ham học, không có đèn, phải xoi vách cho ánh sáng nhà bên cạnh chiếu sang mà đọc sách. ▲ Chàng Vũ: Vũ tử, tức Xa Dận, người đời Tấn, nhà nghèo không có đèn, phải bắt đom đóm bỏ vào túi cho có ánh sáng mà học. ▲ Quốc sĩ: người giỏi của một nước. ▲ Quốc sĩ Hoài Âm: chỉ Hàn Tín, người đất Hoài Âm, lúc nghèo khổ thường câu cá ở dưới thành đem ra bán ở chợ, không đủ nuôi thân, phải xin cơm ăn, bị người ngoài chợ làm nhục mà vẫn chịu nhịn, về sau làm đại tướng giúp Bái công (Lưu Bang) dựng cơ nghiệp nhà Hán. ▲ Mưu thần Dương Võ: chỉ Trần Bình, người đất Dương Võ, lúc nghèo làm mõ chia phần làng, về sau làm mưu thần cho Bái công, đồng thời với Hàn Tín. ▲ Mãi Thần: Chu Mãi Thần, người đời Hán, thuở hàn vi phải đi đốn củi rừng đem bán để sanh sống, thường treo sách nơi đầu gánh, vừa đi vừa đọc. Vợ của Mãi Thần không thể chịu nổi cảnh nghèo túng mãi như vậy được nên đòi thôi chồng, để đi lấy chồng khác khá giả hơn mà nương nhờ tấm thân. Mãi Thần khuyên vợ ráng chờ một năm chàng làm quan nàng sẽ được hưởng phú quý. Vợ liền trả lời: "Ðến chừng Ông làm quan thì tôi đã chết đói rồi". Năm sau, thời Hán Vũ Đế, ông được người làng là Nghiêm Trợ tiến cử, nhà vua cho vào yết kiến, nói chuyện nghĩa lý về kinh Xuân Thu và Sở Từ. Vua rất hài lòng, mời ông giữ chức Trung Đại Phu, rồi sau thăng Thái thú đất Cối Kê là quê hương ông. Khi đến Cối Kê nhậm chức, xe ngựa hơn trăm cỗ. Tới nơi, bỗng thấy người vợ cũ chạy đến đón trước đầu ngựa, xin Mãi Thần bỏ qua chuyện lầm lỗi xưa của nàng, cho nàng trở lại làm vợ chàng. Mãi Thần bèn lấy một bát nước đầy, đổ xuống đất trước đầu ngựa, rồi bảo người vợ cũ: "Nếu nàng hốt nước lại cho đầy bát như trước thì tôi sẽ xin vâng". Bát nước đã đổ, làm sao hốt lại cho đầy. Bởi vậy, người vợ biết ý Chu Mãi Thần đã quyết nên hổ thẹn bỏ đi. Tuy vậy, để đáp đền tình nghĩa vợ chồng ngày trước, Mãi Thần cấp cho người vợ cũ và chồng một ngôi nhà và một số tiền đủ để sống suốt đời. Nhưng người vợ cũ cảm thấy quá xấu hổ, nên treo cổ tự tử. Người chồng đem xác nàng táng bên bờ ao gần đường lộ. Người đời có khắc một bài thơ 4 câu trên cái bia đặt trước mộ nàng để làm gương cho phụ nữ đời sau: Thanh thảo trì biên mộ nhứt khu, Thiên niên mai cốt bất mai tu. Ðinh ninh ký ngữ nhơn gian phụ, Tự cổ tào khang đáo bạch đầu. Tạm dịch: Một nấm mộ xanh cạnh vũng bờ, Ngàn năm chôn xác chẳng chôn nhơ. Ðinh ninh nhắn gởi đoàn nhi nữ, Từ cổ vợ chồng trọn tóc tơ. (Cao đài tự điển) ▲ Mông Chính: Lã Mông Chính, người đời Tống, xuất thân bần hàn, từng phải đi xin ăn, nếm trải đủ mọi khổ nạn, sau mới thi đỗ Trạng Nguyên, làm Tể tướng suốt ba đời vua. ▲ Vương Khải, Thạch Sùng: hai người giàu có, về sau nhà tan cửa nát. Tục truyền Thạch Sùng chết hóa thành con mối cứ nghiến răng vì tiếc của. ▲Thủ tài chi lỗ: đứa mọi giữ của.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: PHÚ | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |