Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ Wed 12 May 2021, 09:34 | |
| ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ
Nguyên Lạc
Dẫn nhập:
Các bài thơ của các thi sĩ trẻ sau nầy, nhất là trong nước tôi thấy có khuynh hướng thường thích dùng đảo chữ, đảo từ, đảo vị… nói chung là NÓI ĐẢO. Hình như đó là thời thượng. Chúng ta thử bàn về NÓI ĐẢO xem sao? . SƠ LƯỢC VỀ NÓI ĐẢO . 1. Nói lái
Trước hết xin nói rõ với các bạn:”nói đảo” khác với “nói lái”. [1]
Đây là nói lái:
Đêm Thủ Đức nam canh thức đủ Người cơ thần trở lại Cần Thơ
Thủ Đức/thức đủ, cơ thần/Cần Thơ là nói lái
Con cá đối nằm trong cối đá Con mèo đuôi cụt nó nằm mục đuôi kèo
Các cụm từ mới trên cũng là nói lái.
Thầy giáo tháo giày, tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo, đem giáo án dán áo… Nhà trường nhường trà, nhường nốt cả hoa, nhòa nốt cả hương, lấy lương hưu lưu hương” (Phanxipăng) . 2. Nói đảo
Bây giờ chúng ta xét về “nói đảo”
Hiện tượng “nói đảo” bao gồm đảo chữ (đảo từ), đảo ngữ… Tiếng Pháp gọi lối chơi chữ này là antimétabole. Tiếng Anh: antimetabole. . a. Phép đảo ngữ
Phép đảo ngữ (tiếng Anh: Anagram) là cách một từ hay cụm từ được tái sắp xếp thành các ký tự của một từ hay cụm từ khác, sử dụng các ký tự ban đầu chỉ một lần duy nhất.
Ví dụ: Từ “rail safety” có thể viết thành “fairy tales” với cùng số lượng từng chữ cái. Phép đảo chữ thông thường được dùng để chơi trò chơi đố chữ hay học từ vựng mới.
Ở đây tôi không chú ý về phép này. . b. Phép đảo chữ (đảo từ):
Tôi thích gọi đảo chữ hơn đảo từ vì theo tôi chữ chính xác hơn từ [2]
Đảo: Ngược, đảo ngược.
— Trong nói đảo người ta thường dùng lối chuyển đổi trật tự, vị trí các chữ trong một nhóm chữ (nhóm từ)
Bữa sáng rau muống, bữa chiều muống rau.
Hoặc:
Hôm nay có món cà chua Ngày mai độc nhất lại mua chua cà
Hoặc:
– Sinh sự, sự sinh. – Cá ăn kiến, kiến ăn cá. – Giúp người, chớ cầu người giúp – Cười người chớ có cười lâu Cười người hôm trước, hôm sau người cười – Ngồi ngủ, ngủ ngồi đều ngủ cả Đứng ăn, ăn đứng cũng ăn thôi
— Ta phận biết được ba trường hợp trong phép đảo chữ: . 1. Chữ mới khi được đảo có thể xem như cùng nghĩa với chữ trước khi đảo:
Ngồi ngủ/ ngủ ngồi. Đứng ăn/ ăn đứng Khổ đau / đau khổ … . 2. Chữ mới khi được đảo sẽ “vô nghĩa”, nghĩa là không thể nào đảo được.
Độc đáo / đáo độc: Đáo độc vô nghĩa Độc lập/ Lập độc: Lập độc vô nghĩa Tà huy / huy tà: Huy tà vô nghĩa Khờ khạo / khạo khờ: Khạo khờ vô nghĩa . Sẵn dây xin được ghi ra trích đoạn về ngôn ngữ thơ mà tôi tâm đắc của Lê Hữu: [… Ngôn ngữ thơ là chữ nghĩa, hình ảnh, ý tưởng … chỉ có ở trong thơ hơn là trong đời thực. Có điều, khi đọc, nghe, ta cảm thấy như là có thực, có ý nghĩa và chấp nhận được; hơn thế nữa, lại còn rung cảm vì thứ ngôn ngữ ấy. Bất kỳ cách diễn đạt nào làm cho người ta đọc ra thơ, nghe ra thơ, hiểu ra thơ muốn “nói” điều gì, đều là ngôn ngữ thơ.
Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trường… mà người làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc. [Lê Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn] [3]
Như Lê Hữu nói : “Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo…”, Tuy nhiên không phải muốn tạo ra chữ mới sao là tạo; phải để ý đến độc giả phải để ý đến sự trong sáng của tiếng Việt, những chữ mù mờ, tối nghĩa hoặc vô nghĩa thì không nên. Không nên “đố chữ” độc giả.
– Chữ mới khi được đảo khác nghĩa với chữ trước khi đảo, nghĩa có khi trái nghịch:
Nàng rằng : “Lồng lộng trời cao Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta!” (Kiều)
Hại nhân nói đảo thành nhân hại, cả hai chữ khác nghĩa nhau
Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả Vợ hai nói đảo thành hai vợ, cả hai chữ khác nghĩa nhau hoàn toàn
Con cò chết rủ trên cây Cò con mở lịch xem ngày làm ma (ca dao) Con cò/ Cò con cũng vậy, cả hai chữ khác nghĩa nhau.
ĐẢO CHỮ, ĐẢO CỤM CHỮ TRONG CÂU THƠ
Để minh họa về đảo chữ, đảo cụm chữ và sự liên quan đến vị trí trước /sau của các chữ trong câu thơ, tôi xin dùng các câu thơ sau đây trong một bài thơ của tác giả có tiếng XYYZ – tạm dấu tên. Xin nói rõ, không có sự đúng sai, khen chê ở đây, tôi chỉ dùng nó làm trường hợp tiêu biểu để giải thích rõ quan niệm của riêng tôi về việc “Góp ý cách dùng chữ trong thơ”.
Đây là các câu thơ tiêu biểu tôi phân tích:
có ai buồn với tôi không hắt hiu ngàn gió thổi mông lung chiều (câu 2) …
hắt hiu ngàn gió mông lung (câu 11) có ai buồn với tôi trong kiếp này
Theo tôi, vấn đề cần được “thương thảo” là sự xuất hiện cụm từ “ngàn gió” trong bài thơ trên, vì nó liên quan đến nói đảo: Đảo chữ (đạo từ), đạo vị trí của cụm từ.
Tại sao vậy?
Phân tích về cụm từ “ngàn gió“, tôi sẽ xét 2 trường hợp: Đảo và không đảo, nhưng chánh là đảo chữ vì bài viết chú ý đến đề tài này . — NGÀN GIÓ LÀ ĐẢO CHỮ
Trong thơ, vì niêm luật, vần điệu… tác giả đôi khi phải đảo chữ (đảo từ), đảo vị trí cụm từ; tuy nhiên, nên nghĩ rằng đó là trường hợp bắt buộc chứ không phải lúc nào cũng nên làm thế. Khi làm điều nầy, nên chú ý đến cái nghĩa của những cụm từ đã được đảo này: Nếu nó vô nghĩa hoặc đưa đến nghĩa không đúng ý tác giả muốn nói, hoặc gây ra những nghĩa mù mờ mà độc giả có thể nghĩ đến… thì không nên.
Trong trường hợp chữ “ngàn gió” là đảo vị của “gió ngàn” thì thì hai chữ khác nghĩa nhau hoàn toàn: Gió trên ngàn và ngàn ngọn gió.
Cụm từ “ngàn gió” có thể là “nội gián” làm hỏng câu thơ và từ đó ảnh hưởng đến bài thơ. Tại sao?
– Buổi chiều mà có “ngàn ngọn gió” thì chỉ có buổi chiều gió lộng, gió bão thôi. Ở câu 2 và câu 11, “gió bảo” (ngàn gió) thổi thì chỉ có “rầm rú” chứ đâu có “hắt hiu” cái gì. Hắt hiu tức nhiên phải nhẹ nhàng, phải không?
“Ngàn gió” là đảo chữ của “gió ngàn” ở câu 2, và do đó câu 11, rất khả thi, tại sao?
Có chữ “chiều” cuối câu thơ thì “gió trên ngàn” cũng khả thi, vì: – Chiều mà mông lung thì phải nơi thoáng, rộng rãi… như trên ngàn hoặc bình nguyên, trên sông rộng.v.v… chứ không thể ở phố chợ. Nếu chữ chiều không có ở sau câu thơ, hoặc là chữ nào đó, thí dụ như phố chợ, thì ta mới không nghĩ đến chữ “gió ngàn”.
Không có chữ “chiều” thì mới có thể nói “ngàn gió” không là đảo chữ của “gió ngàn”; có chữ “chiều” thì “gió ngàn” khả thi và do đó đảo chữ là “ngàn gió”. . — NGÀN GIÓ KHÔNG LÀ ĐẢO CHỮ
Nếu “ngàn gió” không phải là đảo chữ của “gió ngàn” và “ngàn” chỉ là số phiếm chỉ số nhiều, ta phân biệt các trường hợp sau:
1. “Ngàn gió” không là đảo chữ của “gió ngàn” thì có nghĩa là 1000 cơn gió. Nếu chữ “ngàn” được dùng số phiếm chỉ số nhiều, thì nhiều cơn gió cũng là gió lộng trong điểm thời gian buổi chiều. Một vài cơn gió thì hiu hắt, còn nhiều cơn gió thì không.
Thí dụ nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết:
“ Anh như ngàn gió ham ngược xuôi theo đường mây, tóc tơi bời lộng gió bốn phương.” ( Mấy dặm sơn khê)
Rõ ràng “ngàn gió ” là gió lộng (nhiều cơn gió) mới thổi tóc tơi bời.
2. Trong trường hợp “ngàn” được dùng số phiếm chỉ số nhiều thì ta cũng vẫn phải để ý đến đảo vị, đảo (cụm) từ.
Hãy thử xét và so sánh các thí dụ sau:
a. “Ngàn nỗi nhớ thương” khác với “nhớ thương ngàn nỗi”
— “Ngàn nỗi nhớ thương”: Ngàn: Phiếm chỉ, nhiều nỗi nhớ thương, đầy nỗi niềm, tâm lý dự vào.
— Còn “nhớ thương ngàn nỗi” Ngàn không phải là phiếm chỉ, là số lượng: Nỗi nhớ thương có thể nhiều đến cả ngàn. Có thể nói cụm từ nầy trung tính, ít có tâm lý dự vào.
b. “Ngàn gió hắt hiu” khác với “hắt hiu ngàn gió”
— Tương tợ trên, “ngàn gió hắt hiu”: Ngàn: Phiếm chỉ, nhiều cơn gió hắt hiu, đầy nỗi niềm, tâm lý dự vào.
— Còn “hắt hiu ngàn gió” (được sử dụng trong câu thơ) Ngàn không phải là phiếm chỉ, là số lượng: Hắt hiu cả ngàn cơn gió, đến cả ngàn cơn gió hắt hiu. Cụm từ nầy trung tính, ít có tâm lý dự vào.
Viết “ngàn gió hắt hiu” = nhiều cơn gió hắt hiu (có giới hạn gió) thì được, ý buồn; còn nếu viết “hắt hiu ngàn gió” (được sử dụng trong câu thơ) thì như giải thích trên, không hợp; cụm chữ “ngàn gió ” này có nghĩa là rất nhiều, cả ngàn cơn gió. Lại nữa sau ngàn gió có điểm thời gian giới hạn – buổi chiều – thì chỉ là gió lộng. Từ nhận định này, tôi e cụm từ “hắt hiu” không hợp. Hắt hiu tức nhiên phải nhẹ nhàng, phải không?
Do những điều xem xét trên, ta thấy có sự liên quan đến vị trí của các chữ, các cụm từ trước và sau nên các thi sĩ cẩn trọng trong cách dùng chữ trong thơ. Để tránh các vấn đề nêu tên và để rõ nét hơn về ý và nhạc, theo tôi, tôi thích viết hai câu “ấn tượng” như thế này. Có thể nó không đúng với ý tác giả, có thể chủ quan; cái quyền đồng thuận hay không là tùy tác giả – người sáng tạo:
“gió ngàn hiu hắt thổi mông lung chiều” (câu 2) “gió ngàn hiu hắt mông lung” (câu 11) . LỜI KẾT
Xin cẩn trọng về sự chính xác của tiếng Việt: Tiếng Việt rất trong sáng, rất “lung linh” nếu ta sử dụng đúng và chính xác. Tác giả là người sáng tạo, có toàn quyền sử dụng chữ sao cũng được, tuy nhiên nên để ý đến độc giả . Nếu bài thơ khi đưa ra công chúng thì nên cẩn trong, xem xét kỹ từng chữ.
Trên chỉ là ý kiến cá nhân đầy chủ quan, có thể không chính xác. Xin xem như là một góp ý để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau hướng về cái đẹp của thơ văn và sự trong sáng của tiếng Việt thân thương. Trân trọng. . Nguyên Lạc |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ Wed 12 May 2021, 12:55 | |
| Diễn đàn mình cũng có người thích đảo chữ lắm á. Bác Phượng cũng thỉnh thoảng dùng khi hoạ thơ ĐL nữa. Đọc vui phết |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| | | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ Thu 13 May 2021, 13:42 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ Sat 15 May 2021, 10:42 | |
| |
| | | Nguyễn Thành Sáng
Tổng số bài gửi : 8729 Age : 105 Registration date : 15/04/2016
| Tiêu đề: Re: ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ Sat 15 May 2021, 12:42 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Diễn đàn mình cũng có người thích đảo chữ lắm á. Bác Phượng cũng thỉnh thoảng dùng khi hoạ thơ ĐL nữa. Đọc vui phết
học theo Tửng! Hồi nẳm PN cũng học theo ai đó (hỏng bít phải học Tửng hong) viết một bài bát ngôn có dùng mấy chỗ đảo chữ. Như miên man thì đảo thành man miên nhưng mà hong dám mang về, sợ bị thầy Linh động dùng từ cho phù hợp vần điệu câu thơ ở những từ kép "đồng âm hoặc gần đồng âm" không làm khác nghĩa (ví dụ như ở trên "gió ngàn" "ngàn gió"...) khả dĩ có thể chấp nhận được,chỉ có điều nhằm những cặp từ người thường dùng riết rồi thành quen, thông dụng, còn những cặp từ đảo ngữ ít có dịp dùng nên cảm thấy như xa lạ...trăn trở-trở trănnấu nung-nung nấudang dở- dở dangMiên man-man miênda diết-diết da...Người làm ra bài thơ có dùng từ đảo ngữ "miên man" thành "man miên" năm ấy chỉ vì bị kẹt vần mà phải linh động làm vậy thôi, chớ thường khi vẫn dùng "miên man" ở những bài thơ khác...Chuyện dùng từ đảo ngữ nhất thời lúc ấy không hề gây điều xấu, hại ai...Nếu như không có sự trân trọng, thông cảm thì cũng mong chớ nên có ý hài hước mỉa mai người "Chớ không phải (hỏng bít phải học Tửng hong)"Bởi lẽ tát cả cũng vì thơ, vì nghệ thuật làm thơ..mà thôi.Trong xã hội, nhân loại, "sáng tạo nào đó" có thể là "không phù hợp, giá trị ở một góc độ nào đó" nhưng dẫu sao xã hội, nhân loại có tiến bộ cũng nhờ ở tinh thần sáng tạo mà có được..."CHỈ MỘT CÂU NÓI HOẶC MỘT HÀNH VI NÀO ĐÓ CŨNG CÓ THỂ KHIẾN NGƯỜI KHÁC HIỂU LẦM VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ NHÂN CÁCH CỦA MỘT CON NGƯỜI, THÌ OAN UỔNG BIẾT BAO". |
| | | The author of this message was banned from the forum - See the message | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ Sat 15 May 2021, 20:46 | |
| - Nguyễn Thành Sáng đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Diễn đàn mình cũng có người thích đảo chữ lắm á. Bác Phượng cũng thỉnh thoảng dùng khi hoạ thơ ĐL nữa. Đọc vui phết
học theo Tửng! Hồi nẳm PN cũng học theo ai đó (hỏng bít phải học Tửng hong) viết một bài bát ngôn có dùng mấy chỗ đảo chữ. Như miên man thì đảo thành man miên nhưng mà hong dám mang về, sợ bị thầy Linh động dùng từ cho phù hợp vần điệu câu thơ ở những từ kép "đồng âm hoặc gần đồng âm" không làm khác nghĩa (ví dụ như ở trên "gió ngàn" "ngàn gió"...) khả dĩ có thể chấp nhận được, chỉ có điều nhằm những cặp từ người thường dùng riết rồi thành quen, thông dụng, còn những cặp từ đảo ngữ ít có dịp dùng nên cảm thấy như xa lạ...
trăn trở-trở trăn nấu nung-nung nấu dang dở- dở dang Miên man-man miên da diết-diết da...
Người làm ra bài thơ có dùng từ đảo ngữ "miên man" thành "man miên" năm ấy chỉ vì bị kẹt vần mà phải linh động làm vậy thôi, chớ thường khi vẫn dùng "miên man" ở những bài thơ khác... Chuyện dùng từ đảo ngữ nhất thời lúc ấy không hề gây điều xấu, hại ai...Nếu như không có sự trân trọng, thông cảm thì cũng mong chớ nên có ý hài hước mỉa mai người "Chớ không phải (hỏng bít phải học Tửng hong)" Bởi lẽ tát cả cũng vì thơ, vì nghệ thuật làm thơ..mà thôi. Trong xã hội, nhân loại, "sáng tạo nào đó" có thể là "không phù hợp, giá trị ở một góc độ nào đó" nhưng dẫu sao xã hội, nhân loại có tiến bộ cũng nhờ ở tinh thần sáng tạo mà có được... "CHỈ MỘT CÂU NÓI HOẶC MỘT HÀNH VI NÀO ĐÓ CŨNG CÓ THỂ KHIẾN NGƯỜI KHÁC HIỂU LẦM VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ NHÂN CÁCH CỦA MỘT CON NGƯỜI, THÌ OAN UỔNG BIẾT BAO". Huynh Nguyễn Thành Sáng hiểu lầm rồi chăng? PN không hề có ý mỉa mai huynh. Thơ huynh viết nhiều, PN thì bận nên cũng không có thời gian đọc thơ của huynh, vì vậy PN không biết huynh có dùng phép đảo chữ trong thơ hay không. Còn “Tửng” là một nhân vật trong truyện mà PN cùng các huynh đệ tỷ muội của PN được đọc. Mấy huynh đệ tỷ muội còn vào bình luận, trêu đùa nhau đầy vui vẻ trong đó nữa. Có lẽ huynh Nguyễn Thành Sáng không để mắt đến truyện đó nên không biết Tửng là ai. Lần nữa PN khẳng định PN không có ý đụng chạm tới huynh Nguyễn Thành Sáng. Nếu huynh cảm thấy thế thì cũng chỉ là vô tình thôi nha. |
| | | Nguyễn Thành Sáng
Tổng số bài gửi : 8729 Age : 105 Registration date : 15/04/2016
| Tiêu đề: Re: ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ Sat 15 May 2021, 22:27 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Nguyễn Thành Sáng đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Diễn đàn mình cũng có người thích đảo chữ lắm á. Bác Phượng cũng thỉnh thoảng dùng khi hoạ thơ ĐL nữa. Đọc vui phết
học theo Tửng! Hồi nẳm PN cũng học theo ai đó (hỏng bít phải học Tửng hong) viết một bài bát ngôn có dùng mấy chỗ đảo chữ. Như miên man thì đảo thành man miên nhưng mà hong dám mang về, sợ bị thầy Linh động dùng từ cho phù hợp vần điệu câu thơ ở những từ kép "đồng âm hoặc gần đồng âm" không làm khác nghĩa (ví dụ như ở trên "gió ngàn" "ngàn gió"...) khả dĩ có thể chấp nhận được, chỉ có điều nhằm những cặp từ người thường dùng riết rồi thành quen, thông dụng, còn những cặp từ đảo ngữ ít có dịp dùng nên cảm thấy như xa lạ...
trăn trở-trở trăn nấu nung-nung nấu dang dở- dở dang Miên man-man miên da diết-diết da...
Người làm ra bài thơ có dùng từ đảo ngữ "miên man" thành "man miên" năm ấy chỉ vì bị kẹt vần mà phải linh động làm vậy thôi, chớ thường khi vẫn dùng "miên man" ở những bài thơ khác... Chuyện dùng từ đảo ngữ nhất thời lúc ấy không hề gây điều xấu, hại ai...Nếu như không có sự trân trọng, thông cảm thì cũng mong chớ nên có ý hài hước mỉa mai người "Chớ không phải (hỏng bít phải học Tửng hong)" Bởi lẽ tát cả cũng vì thơ, vì nghệ thuật làm thơ..mà thôi. Trong xã hội, nhân loại, "sáng tạo nào đó" có thể là "không phù hợp, giá trị ở một góc độ nào đó" nhưng dẫu sao xã hội, nhân loại có tiến bộ cũng nhờ ở tinh thần sáng tạo mà có được... "CHỈ MỘT CÂU NÓI HOẶC MỘT HÀNH VI NÀO ĐÓ CŨNG CÓ THỂ KHIẾN NGƯỜI KHÁC HIỂU LẦM VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ NHÂN CÁCH CỦA MỘT CON NGƯỜI, THÌ OAN UỔNG BIẾT BAO". Huynh Nguyễn Thành Sáng hiểu lầm rồi chăng? PN không hề có ý mỉa mai huynh. Thơ huynh viết nhiều, PN thì bận nên cũng không có thời gian đọc thơ của huynh, vì vậy PN không biết huynh có dùng phép đảo chữ trong thơ hay không. Còn “Tửng” là một nhân vật trong truyện mà PN cùng các huynh đệ tỷ muội của PN được đọc. Mấy huynh đệ tỷ muội còn vào bình luận, trêu đùa nhau đầy vui vẻ trong đó nữa. Có lẽ huynh Nguyễn Thành Sáng không để mắt đến truyện đó nên không biết Tửng là ai. Lần nữa PN khẳng định PN không có ý đụng chạm tới huynh Nguyễn Thành Sáng. Nếu huynh cảm thấy thế thì cũng chỉ là vô tình thôi nha. Vậy là huynh hiểu lầm! Thành tâm huynh xin lỗi em! Bỏ qua cho huynh! Thân mến! |
| | | The author of this message was banned from the forum - See the message | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: ĐẢO CHỮ VÀ VỊ TRÍ CHỮ TRONG CÂU THƠ | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |