Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 22  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Wed 13 May 2020, 20:33

Hai người muốn hiến phổi cho bệnh nhân phi công
Một phụ nữ 40 tuổi và một cựu chiến binh ngoài 70 tuổi mong muốn được hiến một phần lá phổi của mình để cứu "bệnh nhân 91".
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về Ghép bộ phận cơ thể người, chiều 13/5 cho biết hai người này đã liên hệ với Trung tâm bày tỏ mong muốn được hiến phổi cho bệnh nhân phi công người Anh.
Trong đó, cựu chiến binh ngoài 70 tuổi ở Đăk Nông hai lần gọi điện đến Trung tâm xin được hiến một phần phổi. 
"Khi tôi thông báo các quy định hiện tại không cho phép nhận tạng từ người ngoài 70 tuổi, ông hụt hẫng song bày tỏ rất tin tưởng và tự hào về nền y tế Việt Nam. Ông hy vọng sớm có người hiến phổi phù hợp để cứu bệnh nhân phi công", ông Phúc cho biết.  
Trung tâm cũng nhận được đề nghị hiến phổi từ một phụ nữ 40 tuổi. Cô cho biết: "Nếu chỉ cần ghép một phần phổi cũng có thể cứu được bệnh nhân, thì tôi đăng ký hiến tặng phổi cho anh ấy".
Người phụ nữ cũng chia sẻ mình khỏe mạnh, đang có gia đình hạnh phúc, không hề quen biết với phi công Anh. 
Ông Phúc cho biết, phương án ghép phổi cho bệnh nhân phi công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ định ghép hay không, ghép như thế nào, nguồn tạng, các yếu tố hòa hợp về thể trạng, miễn dịch. Nếu chỉ định ghép, ưu tiên số một là tìm nguồn hiến tặng từ người chết não. Ngoài ra còn có phương án nhận phổi hiến tặng từ người cho còn sống.
"Những người mong muốn được hiến phổi cứu bệnh nhân thực sự rất đáng trân trọng. Đây là nguồn động viên cho ngành y tế để cứu chữa bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể người ấy là ai", ông Phúc nói.
Vừa qua, có một người chết não thuộc nhóm máu O được người nhà đề nghị hiến tạng cho bệnh nhân phi công. Tuy nhiên rất tiếc là phổi của người hiến tạng này đã bị hỏng.
Sức khỏe "bệnh nhân 91" hôm nay tiếp tục được đánh giá rất xấu. Cả hai lá phổi bị xơ hóa đông đặc, chỉ còn khoảng 10% có thể hoạt động. Nếu không có máy ECMO hỗ trợ, bệnh nhân sẽ tử vong. Hiện, cách duy nhất để cứu bệnh nhân là ghép phổi. Anh là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất hiện nay. 
Bệnh nhân là phi công hãng Vietnam Airlines, diễn biến sức khỏe rất thất thường. Anh mắc hội chứng "bão cytokine" - hệ miễn dịch hoạt động thái quá chống lại cơ thể, rối loạn đông máu, hơn một tháng can thiệp ECMO (hệ thống oxy ngoài cơ thể), lọc máu. 
Ghép phổi là kỹ thuật ghép tạng khó nhất hiện nay, cả về kỹ thuật ghép và chăm sóc sau ghép. Việt Nam hiện mới thực hiện thành công 5 ca ghép phổi, trong đó một ca ghép từ người cho sống tại bệnh viện 103. Bệnh viện Việt Đức tiến hành hai ca ghép phổi từ người cho chết não. Một trong hai bệnh nhân ghép phổi này sau 10 tháng mới có thể xuất viện.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Wed 13 May 2020, 20:50

Phố đi bộ Hồ Gươm hoạt động trở lại
Hà NộiSau hơn ba tháng dừng hoạt động để phòng chống Covid-19, phố đi bộ Hồ Gươm sẽ hoạt động trở lại vào cuối tuần này.
Quận Hoàn Kiếm thông báo mở lại không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận từ ngày 15/5; duy trì hoạt động từ 19h00 thứ Sáu đến 24h00 Chủ Nhật như trước đây.
  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Ho-gu-o-m-1375-1589360850
Phố đi bộ Hồ Gươm. Ảnh: Giang Huy.

Cùng với phố đi bộ Hồ Gươm, các tuyến phố Hàng Đào - Hàng Giấy - chợ đêm Đồng Xuân và 6 tuyến phố đi bộ mở rộng trong khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội cũng mở cửa trở lại từ 15/5.

Theo quận Hoàn Kiếm, các hoạt động trong không gian đi bộ trên địa bàn quận trở lại bình thường, song phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định hiện hành.

Từ ngày mai 14/5, nhiều di tích lịch sử - văn hóa tại Hà Nội (Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, nhà tù Hỏa Lò...) sẽ mở cửa đón khách thăm quan trở lại.

Hà Nội tạm dừng hoạt động không gian đi bộ Hồ Gươm từ 3/2. Đến nay, đã qua gần 30 ngày, thành phố không ghi nhận ca bệnh Covid-19 mới trên địa bàn. Ổ dịch cuối cùng của Hà Nội tại thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến (huyện Thường Tín) sẽ được gỡ cách ly vào đêm nay 13/5.

Võ Hải
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Thu 14 May 2020, 13:30

Điều kiện nào để công bố hết Covid-19?
Việt Nam đã khống chế được Covid-19 trong cộng đồng, nhưng chưa đủ điều kiện để công bố hết dịch trên toàn quốc. 

Đến ngày 14/5, Việt Nam trải qua 28 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 288 ca nhiễm, 252 người được chữa khỏi, 36 người đang điều trị.

PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng Việt Nam đã khống chế được Covid-19 trong cộng đồng, nhưng chưa đủ điều kiện để công bố hết dịch trên toàn quốc. Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch phải đáp ứng các điều kiện: không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định; đáp ứng điều kiện khác với từng bệnh dịch theo quy định của Thủ tướng; đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.

Ngày 1/4, Thủ tướng công bố Covid-19 trên toàn quốc. Vì vậy, Thủ tướng cũng sẽ công bố hết dịch, trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế. Hiện Covid-19 đã được bổ sung vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A (bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao), thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày; thời gian không phát hiện ca nhiễm mới là 28 ngày (tính từ ngày người mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế). Như vậy, thời gian không phát hiện ca nhiễm mới là một trong những cơ sở để công bố hết dịch bệnh. Hiện Việt Nam vẫn còn 36 ca bệnh nên chưa đủ điều kiện để công bố.

Ông Nga phân tích thêm, dù đã khống chế được dịch bệnh trong cộng đồng, Việt Nam vẫn còn nguy cơ lây nhiễm. Thời gian tới, nhà chức trách sẽ tiếp tục đón người Việt Nam về nước, đều được cách ly ngay, nhưng vẫn có nguy cơ lây chéo trong khu cách ly và ra cộng đồng. "Những người nhập cảnh qua đường mòn, lối mở, không được cách ly, vẫn có thể là nguy cơ lây nhiễm", ông nói và cho rằng Việt Nam chỉ nên công bố hết Covid-19 trên toàn quốc khi đã hết ca nhiễm, đồng thời không còn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Ong-Tan-8076-1589434117
Đại tá Hà Thế Tấn, Viện phó Y học dự phòng quân đội. Ảnh: Ngọc Thành

Đại tá Hà Thế Tấn, Phó viện trưởng Viện Y học Dự phòng quân đội, cho rằng với các bệnh truyền nhiễm, từ khi ghi nhận ca bệnh cuối cùng đến thời điểm hai lần thời gian ủ bệnh mà không phát hiện ca nhiễm mới, thì có thể công bố hết dịch. "Covid-19 có thời gian ủ bệnh 14 ngày, vậy nên sau 28 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới thì có thể công bố hết dịch trong cộng đồng", ông Tấn phân tích.

Tuy nhiên, ông lưu ý Covid-19 là dịch bệnh mới, chưa có nghiên cứu đầy đủ nên vẫn có thể xảy ra trường hợp có thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 14 ngày. Trong số ca nhiễm ở Việt Nam, đa số thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày, chưa ghi nhận trường hợp nào trên 14 ngày. Vì vậy, Việt Nam đủ điều kiện công bố hết Covid-19 trong cộng đồng. Nhưng trong nước vẫn còn ca nhiễm nCoV đang điều trị tại cơ sơ y tế hoặc trung tâm cách ly, nên chưa thể công bố hết Covid-19 trên toàn quốc.

Theo ông Tấn, Việt Nam vẫn nên tiếp tục duy trì chính sách hạn chế, kiểm soát và cách ly đối với người nhập cảnh, để tránh nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài.

Trước đó ngày 10/5, trả lời báo chí, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, nguy cơ lây xuất hiện các trường hợp nhiễm nCoV trong cộng đồng tại Việt Nam ở mức rất thấp. "Còn vấn đề Việt Nam có công bố hết dịch hay không, chúng tôi xác định đến khi có đủ điều kiện và không còn ca nào nhiễm bệnh thì mới công bố. Chúng ta vẫn đặt trong tình trạng luôn luôn sẵn sàng, không được chủ quan, lơ là, để đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả", Thứ trưởng Long nói. 

Theo dõi dịch Covid-19
(14/5/2020) Cập nhật 13h06
Thế giới :
Nhiễm 4,430,140
Tử vong 298,180
Bình phục 1,661,473
Trong đó :
Mỹ : Nhiễm bệnh 1,430,348 Tử vong 85,197
Tây Ban Nha : Nhiễm 271,095 Tử vong 27,104
Nga :  Nhiễm 242,271 Tử vong 2,212
Anh :  Nhiễm bệnh 229,705 Tử vong 33,186
Italy : Nhiễm 222,104 Tử vong 31,106
Brazil : Nhiễm 190,137 Tử vong 13,240
Pháp : Nhiễm 178,060 Tử vong 27,074
Đức :  Nhiễm 174,098 Tử vong 7,861
Thổ Nhĩ Kỳ : 143,114 Tử vong 3,952
Iran : Nhiễm bệnh 112,725 Tử vong 6,783
Trung Quốc : Nhiễm 82,929 Tử vong 4,633
Ấn Độ : Nhiễm 78,194 Tử vong 2,551
Peru : Nhiễm 76,306 Tử vong 2,169
Canada : Nhiễm 72,278 Tử vong 5,302
Bỉ : Nhiễm 53,981 Tử vong 8,843
Saudi Arabia : Nhiễm 44,830 Tử vong 273
Hà Lan : Nhiễm 43,211 Tử vong 5,562
Mexico : Nhiễm 40,186 Tử vong 4,220
 
Việt Nam : Nhiễm bệnh 288 Đang điều trị 36 Khỏi 252
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Mon 18 May 2020, 08:45

32 ngày không lây nhiễm nCoV cộng đồng
6h ngày 18/5, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV, đánh dấu ngày thứ 32 không lây nhiễm trong cộng đồng.

Như vậy, 24 giờ qua ghi nhận hai ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm 320, trong đó 260 người đã khỏi bệnh.

Hôm qua, 12 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị, trong đó hai người bị viêm phổi. 

Cả nước còn 60 bệnh nhân đang điều trị, trong đó hai người xét nghiệm âm tính lần một, 12 người âm tính lần hai.

Đến nay tổng cộng ghi nhận 180 ca nhiễm "nhập khẩu", còn lại lây nhiễm trong cộng đồng. Kể từ ngày 16/4 đến nay, 32 ngày Việt Nam không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. 

Các chuyên gia y tế nhận định dịch còn phức tạp, lâu dài, có thể kéo dài mãi như cúm hay HIV. Covid-19 có thể kéo dài một đến hai năm nữa, không thể chấm dứt hẳn như dịch SARS được.

Số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly gần 11.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 293, tại cơ sở tập trung hơn 8.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Mon 18 May 2020, 09:18

40 người muốn hiến phổi cứu bệnh nhân phi công
Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đến sáng 15/5 đã tiếp nhận 40 đề nghị được hiến phổi để ghép cho  "bệnh nhân 91".

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, cho biết những người mong hiến phổi đã trực tiếp liên hệ tới Trung tâm. Họ đều là người Việt, sống cả trong và ngoài nước.

"Có người từ Myanmar đêm qua còn liên lạc với chúng tôi bày tỏ sẵn sàng hiến một lá phổi, miễn là đủ điều kiện ghép cho bệnh nhân phi công", ông Phúc nói.

Anh Lâm, 41 tuổi, ở Tây Ninh, là một trong những người mong muốn được hiến phổi. Anh cho biết đang sống độc thân, không hút thuốc lá, sức khỏe tốt.

"Tôi thấy thương anh phi công, nên dù phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe không tốt sau khi hiến phổi, thì tôi vẫn mong muốn được hiến một lá phổi để cứu anh ấy", anh Lâm bày tỏ với VnExpress.

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Pho-ng-a-p-lu-c-a-m-1586231975-9188-8463-1589510094

Bác sĩ mặc trang phục bảo hộ chuẩn bị vào phòng cách ly áp lực âm tại khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, nơi điều trị cho bệnh nhân phi công. Ảnh: Hữu Khoa.

Trước đó, một phụ nữ 40 tuổi và một cựu chiến binh ngoài 70 tuổi đã đề nghị hiến một phần phổi. Cựu chiến binh ở Đăk Nông đã hai lần gọi điện đến Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia.

"Những người mong muốn được hiến phổi cứu bệnh nhân thực sự rất đáng trân trọng. Đây là nguồn động viên cho ngành y tế để cứu chữa bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể người ấy là ai", ông Phúc nói. 

"Bệnh nhân 91", phi công người Anh, dương tính nCoV từ ngày 18/3, là người bệnh nặng nhất hiện nay.  Diễn biến sức khỏe bệnh nhân thất thường, ngày càng xấu, 90% phổi không hoạt động, can thiệp ECMO 40 ngày, lọc máu. 

Các chuyên gia đầu ngành hội chẩn thống nhất chỉ định ghép phổi, đánh giá đây là cơ hội cuối cùng để cứu bệnh nhân. Nguồn phổi hiến ưu tiên từ người hiến tặng đã chết não. 

Bộ Y tế cho biết vài ngày trước có người chết não hiến phổi phù hợp với "bệnh nhân 91", song rất tiếc phổi hiến không thể sử dụng do bị nhiễm trùng. Hiện Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tiếp tục tìm kiếm nguồn phổi hiến phù hợp.

Đại sứ quán Anh hôm nay cho biết các nhân viên ngoại giao nước này đang giữ liên lạc chặt chẽ với bệnh viện. "Chúng tôi hết sức hỗ trợ bệnh nhân 91 cũng như gia đình anh ấy", thông cáo viết. 

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Ghep-phoi-hai-la-5925-1589529380

Hình dung căn bản về ghép phổi cả hai lá. Đồ họa: Mayo Clinic. 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Mon 18 May 2020, 09:22

Báo nước ngoài viết về nỗ lực cứu 'bệnh nhân 91'
Báo chí nước ngoài nhìn nhận Việt Nam đang cố gắng hết sức để cứu bệnh nhân phi công Anh, ca ngợi các biện pháp "mạnh tay" của chính phủ. 

Hãng tin Reuters trong một bài sâu rộng về tiến trình chữa trị cho "bệnh nhân 91", viết: "Nam phi công là bệnh nhân nặng nhất của Việt Nam, đang được chính phủ Việt Nam điều trị miễn phí". 

Dưới tiêu đề nhấn mạnh việc nỗ lực cứu mạng công dân Anh, hãng nhắc lại lần nữa trong bài rằng Việt Nam "không tiếc bất cứ gì để giữ lại cuộc sống cho người đàn ông 43 tuổi". 

Trường hợp của anh này thu hút sự chú ý ở Việt Nam, nơi chính phủ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong chiến dịch ngăn chặn virus, Reuters nhận xét và cập nhật số người mong muốn hiến phổi cho bệnh nhân phi công, dẫn trường hợp một cựu chiến binh 70 tuổi tình nguyện cho phổi. "Tuy nhiên bác sĩ đã từ chối vì các lý do y tế". 

"Có một số vấn đề về bệnh lý nền khiến tình trạng của bệnh nhân phi công diễn biến xấu hơn", hãng dẫn phát biểu của phát ngôn viên ngoại giao Lê Thu Hằng. "Nhưng với nỗ lực cao nhất, các cơ quan y tế Việt Nam, các chuyên gia bác sĩ giỏi nhất Việt Nam sẽ tập trung điều trị và cứu chữa cho bệnh nhân người Anh". 

Việt Nam hy vọng sẽ tận dụng thành công trong công tác chống dịch và trở thành môi trường an toàn thu hút các nhà sản xuất quốc tế đang muốn đa dạng chuỗi cung ứng, Reuters cho hay. 

Đài phát thanh quốc gia Mỹ (NPR) ca ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong công tác chống dịch Covid-19.

"Việt Nam là một điểm sáng trong chống dịch Covid-19 và đang mở các hoạt động kinh doanh trở lại", NPR viết. "Nhờ những hoạt động ráo riết trong việc theo vết, cách ly và xét nghiệm, nước này đã giữ được số ca nhiễm quanh mức 300 và chưa có tử vong". 

Đài Mỹ cũng đề cập việc người dân Việt Nam tình nguyện hiến phổi cho bệnh nhân người Anh; dẫn lời Phó giám đốc Trung tâm ghép tạng cho biết rất cảm động trước thiện ý của công chúng, trong đó có cựu binh 70 tuổi, nhưng đành từ chối theo quy định y tế. 

"Các bác sĩ tại TP HCM đang rất cố gắng để cứu bệnh nhân phi công nặng", đài này đưa tin. "Hầu hết bệnh nhân khác đã khỏi bệnh". 

Cách thức chống dịch của Việt Nam tiếp tục được báo chí nước ngoài quan tâm. BBC viết: "Phản ứng 'thái quá' giúp chống dịch như thế nào". 

Không giống với các quốc gia khác, Việt Nam đã đánh giá đúng tình hình dịch bệnh nên có biện pháp xử lý và phòng chống kịp thời trong "giai đoạn vàng". Cách chống dịch của Việt Nam tốn nhiều công sức, có những hạn chế nhất định nhưng tiết kiệm về chi phí và hiệu quả. Nhưng đến nay quá trễ để các nước có thể học hỏi mô hình này, hãng tin viết. 

Các chuyên gia được hãng mời phân tích hiệu quả của phương pháp này. 

"Khi phải đương đầu với những loại mầm bệnh mới và có thể rất nguy hiểm, phản ứng thái quá vẫn là tốt hơn", Tiến sĩ Todd Pollack thuộc Chương trình hợp tác Tăng cường Sức khỏe của Đại học Havard tại Việt Nam, nói. "Nhận thấy hệ thống y tế công sẽ nhanh chóng bị quá tải dù virus chỉ lây ở mức độ nhẹ, Việt Nam chọn cách phòng bệnh sớm trên phạm vi rất rộng". 

"Việt Nam đã hành động rất nhanh, điều có vẻ như khá cực đoan ở thời điểm đó nhưng sau đó nó được chứng minh là rất hợp lý", giáo sư Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tại TP HCM, đơn vị hợp tác với chính phủ Việt Nam về các chương trình bệnh truyền nhiễm, nhận xét.

"Chính phủ và người dân nước này đã quen với việc xử lý các bệnh truyền nhiễm và cẩn trọng với các bệnh này. Có lẽ, họ thận trọng hơn rất nhiều so với các quốc gia giàu. Họ biết cách phản ứng ra sao trước các bệnh như vậy". 

"Nói chung phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh và luôn ít tốn kém hơn," BBC dẫn lời ông Thwaites. 

Báo Guardian đánh giá cao công tác chống dịch của Việt Nam và cập nhật chi tiết diễn biến về quá trình Việt Nam điều trị cho bệnh nhân phi công. 

"Việt Nam có 96 triệu dân, chung biên giới với Trung Quốc, nhưng cho đến nay chỉ ghi nhận 288 ca nhiễm Covid-19 và không có trường hợp tử vong, một phần nhờ các chiến dịch sàng lọc xét nghiệm ráo riết để cách ly kịp thời, nhắn tin khuyến cáo cho người dân và các phản ứng nhạy bén trước diễn biến dịch", Guardian mô tả ngày 15/5. 

Việt Nam đã dần tăng khả năng xét nghiệm khi tổ chức xét nghiệm hàng loạt cho những người nghi nhiễm. Đầu tháng 4, Việt Nam đã cách ly gần 70.000 người, trong đó có hơn 44.000 người trong các cơ sở quân đội và ký túc xá đại học.

Báo New York Times theo sát nỗ lực của Việt Nam trong điều trị bệnh nhân phi công: "Các bác sĩ tại Việt Nam đang hy vọng ca ghép phổi có thể cứu sống phi công người Anh, để anh ấy không trở thành ca tử vong đầu tiên tại quốc gia Đông Nam Á này". 

Channel News Asia của Singapore đánh giá "hành động kịp thời của chính phủ đã giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng và giành lại niềm tin của công chúng". 

"Ngay cả những người nước ngoài thường hoài nghi nay cũng ca ngợi những nỗ lực của quốc gia này. Họ bày tỏ lòng biết ơn vì đang sống ở Hà Nội hoặc TP HCM chứ không phải ở quê hương họ", bài xã luận viết. 

Tác giả Helen Clarks nhận xét: "Báo chí nước ngoài đang đưa tin rộng rãi về việc chống dịch của chính phủ Việt Nam, với giọng điệu nói chung là chân thành nồng nhiệt - điều hiếm thấy trong nhiều năm nay". 

Theo một người nước ngoài sống ở Hà Nội khoảng 15 năm, thì "mọi người dường như thấy mến mộ chính phủ hơn", bà cho biết. "Dù vậy họ vẫn phàn nàn về tình trạng các phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe máy".

Lê Cầm tổng hợp
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Mon 18 May 2020, 09:38

Hơn hai tháng cứu 'bệnh nhân 20' từ cửa tử
Cứu bà Hằng thoát chết trong đường tơ kẽ tóc đêm 15/3, kíp bác sĩ run chân khi bước khỏi phòng bệnh. Lúc đó họ chưa biết rằng bà còn có lần nguy kịch hơn nữa.   

Ngày 7/3, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh tiếp nhận "bệnh nhân 20", bà Lê Tuyết Hằng, 64 tuổi, tạm trú Trúc Bạch, Hà Nội, tiền sử rối loạn tiền đình. Bà nhanh chóng được sắp xếp trong khu vực cách ly và bắt đầu điều trị Covid-19.

Bảy ngày điều trị đầu tiên, bà ổn định sức khỏe, tự đi lại, tắm giặt và ăn uống bình thường. Bước sang ngày thứ tám, bệnh tình đột ngột diễn biến xấu.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, vẫn nhớ như in bệnh nhân bị khó thở tăng dần vào buổi chiều, 22h đêm thì suy hô hấp. Tình trạng suy hô hấp diễn biến rất nhanh, đến đêm đã xấu nghiêm trọng, phải lập tức đặt ống nội khí quản, cho thở máy và lọc máu, sau đó chuyển tới khoa Hồi sức tích cực.

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Anh-benh-nhan-20-can-thiep-ecm-9229-5961-1589602453

Hệ thống máy móc và ống nối hỗ trợ sự sống cho bà Hằng từ ngày 19/3 tới 4/4. Ảnh: Phú Khiêm.

Khi ấy, các bác sĩ chưa biết nhiều về diễn biến bệnh Covid-19.

"Sau này chúng tôi mới biết Covid-19 có thể diễn biến nặng và nhanh chỉ sau một vài tiếng, vào khoảng ngày thứ 8 đến ngày thứ 10 ủ bệnh. Các ca sau đó, chúng tôi xử trí bình tĩnh hơn", bác sĩ Cấp nói.

Ngày 15/3, bệnh nhân bị tràn khí màng phổi, suy hô hấp tiến triển nặng không thể duy trì sự sống bằng các biện pháp thở máy tối ưu. Nhóm điều trị báo cáo tình hình đến Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế và nhận chỉ định can thiệp ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể).

Ê kip bác sĩ tinh nhuệ nhất được huy động để thực hiện ECMO. "Chỉ trong vòng khoảng 30 phút chúng tôi hoàn thành thiết lập hệ thống ECMO cho bệnh nhân", bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, nhớ lại. Khi tình trạng bệnh nhân tạm thời ổn định hơn, cả ê kip mới thở phào nhẹ nhõm, tay chân run rẩy bước ra ngoài.

Những ngày tiếp theo, thêm bốn bệnh nhân nặng được chuyển về khoa. Y bác sĩ chia nhau túc trực, ngồi cứng trên chiếc ghế chẳng mấy êm ái để theo dõi các chỉ số trên màn hình, trong căn phòng điều trị hạn chế người ra vào, chỉ có tiếng máy hoạt động.

"Phải luôn có người theo dõi bệnh nhân ở trong phòng, kịp thời phát hiện các tình huống bất ngờ", bác sĩ Trần Văn Kiên, khoa Hồi sức tích cực, nói.

Mỗi ca trực kéo dài 12 tiếng, tua trực có bốn điều dưỡng và một bác sĩ. Họ thay nhau ăn, ngủ, đi vệ sinh, làm quen sự bí bách khi phải mặc thêm một lớp bảo hộ kín mít. Có người đeo khẩu trang N95 quá lâu đến nỗi bị loét da mặt, chảy máu ở sống mũi và hai bên má. Các y bác sĩ bàn nhau, nghĩ ra biện pháp mua đệm mút lót vào mép khẩu trang để tiếp tục làm việc lâu dài.

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Anh-dieu-duong-cham-soc-cho-be-9340-2368-1589602454

Điều dưỡng chăm sóc cho "bệnh nhân 20" ngày 14/5. Ảnh: Thế Quỳnh.

Sau 17 ngày can thiệp, tình trạng của bà khá hơn nhiều lần, được cai ECMO. "Lúc đấy, anh em mừng lắm. Mọi người đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, vì rút được ECMO là đã đi được khoảng 60-70% chặng đường rồi", bác sĩ Khiêm nói.

Nhưng cảm giác nhẹ nhõm chỉ được bốn ngày. Đêm 7/4, bà Hằng đột ngột ngừng tim. Bác sĩ trực trong phòng phát hiện các chỉ số của bệnh nhân bất thường, báo ngay cho đồng nghiệp.

Đêm ấy, bác sĩ Khiêm không trực vì được nghỉ sau ca trực 12 tiếng. Nhưng vì tình trạng bệnh nhân còn rất xấu nên anh dành chút thời gian nghỉ ngơi ít ỏi để lục lọi thêm tài liệu để nghiên cứu, tìm cách điều trị hiệu quả.

0h40 sáng 8/4, toàn bộ thầy thuốc, từ trưởng khoa tới bác sĩ trực chiến ngoài phòng hồi sức, xông vào phòng hồi sức để cấp cứu. Bệnh viện xin ý kiến hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế.

30 phút hồi sức tích cực, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, các y bác sĩ sợ rằng sẽ mất tính mạng bệnh nhân vào tay tử thần. 

Trong hơn 40 phút, nhóm bác sĩ và điều dưỡng sốc điện cho bà ba lần theo chỉ huy tại chỗ của bác sĩ trưởng khoa và hướng dẫn từ xa của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế.

Tám người, gồm bốn bác sĩ và bốn điều dưỡng thay nhau ép tim bằng tay, vừa đảm bảo duy trì nhịp ép khoảng 100-120 nhịp một phút, vừa tìm hiểu và xử trí nguyên nhân gây ngừng tim. Họ gồng mình lên, ép, quan sát, ép, mong mỏi tim bệnh nhân đập lại

"Mãi mà bệnh nhân không có đáp ứng. Chúng tôi đã tuyệt vọng. Trước đó rất nhiều lần cấp cứu bệnh nhân nặng rồi, tỷ lệ thành công không cao", bác sĩ Kiên cho biết. Phía bên ngoài, người nhà đã được gọi tới trao đổi, chuẩn bị tâm lý. 

May mắn, phút thứ 47, bà Hằng có nhịp tim trở lại,. Lúc này nhóm cấp cứu cũng đã bơ phờ. Song không ai dám ngủ vì lo lắng bệnh nhân sẽ tiếp tục xảy ra biến cố.

Hơn 40 phút ấy ám ảnh bác sĩ Khiêm tới tận bây giờ: "Cấp cứu như vậy khủng khiếp lắm. Có lần đi ngang qua phòng hành chính thấy anh em xem lại đoạn video ghi cảnh lúc đó để rút kinh nghiệm, vẫn cảm thấy run rẩy tưởng như phải ép tim cho bà một lần nữa".

Lần ngừng tim đó cũng khiến cho công sức điều trị gần một tháng gần như đổ sông đổ bể. Bệnh nhân bị tổn thương nhiều cơ quan, tình trạng suy tim nặng hơn, nhiễm trùng tăng lên, tổn thương phổi đã khá hơn nay lại xấu đi. Hội đồng chuyên môn cân nhắc đặt ECMO trở lại.

"Coi như lúc đấy phải làm lại từ đầu", bác sĩ Khiêm nói.

Thêm hơn một tháng ròng tiếp tục điều trị, tới ngày 15/5, bệnh nhân đã ổn định và rút được ống thở, có thể tập đi lại. "Với bác sĩ như vậy không gì tuyệt vời hơn", bác sĩ Khiêm nói.

Nhóm bác sĩ vẫn chưa hết lo lắng cho bà và sẽ tiếp tục cải thiện những vấn đề trong chăm sóc để bệnh nhân mau hồi phục, được xuất viện.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Mon 18 May 2020, 10:09

'Việt Nam không còn lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng'
Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong gần một tháng qua, không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam không còn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng; tuy nhiên, không được mất cảnh giác khi dịch bệnh còn lây nhiễm ở nhiều nước và chưa có vaccine, thuốc đặc trị.

"Lực lượng nòng cốt phòng chống dịch như y tế, quân đội, công an không được lơ là, đặc biệt với địa phương trọng điểm, đông người", ông yêu cầu và cho rằng Việt Nam cần có chiến lược phòng chống dịch mới, vừa hiệu quả về y tế, vừa bền vững về kinh tế.

Ngành y tế đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu về thuốc, vaccine, hoàn thiện phác đồ điều trị, lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân. Quân đội, công an kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, thực hiện tốt việc cách ly tập trung, xử lý nghiêm người tung tin đồn thất thiệt.

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 NQH03113-jpeg-1199-1589524926
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19, sáng 15/5. Ảnh: VGP

Theo Thủ tướng, Việt Nam chưa cho phép nhập cảnh khách du lịch, chỉ cấp visa với trường hợp là nhà đầu tư, chuyên gia, khách công vụ tại đại sứ quán các nước và yêu cầu cách ly phù hợp. Tuy nhiên, ngành ngoại giao và du lịch chuẩn bị cho mở cửa du lịch quốc tế, trước hết là một số đối tác đã ngăn ngừa được dịch bệnh tốt thời gian qua. Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ báo cáo Thủ tướng từng trường hợp cụ thể để xem xét. 

Các đơn vị xây dựng bộ tiêu chí an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; quản lý tốt, tạo điều kiện thuận lợi nhưng chặt chẽ với chuyên gia, lao động kỹ thuật, người từ nước ngoài vào Việt Nam. 

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các thiết bị, khẩu trang y tế, kit xét nghiệm nCoV. 

Về gói hỗ trợ an sinh xã hội, Thủ tướng nêu rõ chính quyền các cấp không được ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ của nhà nước; nếu phát hiện thì xử lý nghiêm như trường hợp gian lận. 

Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Ngoại giao công bố các tiêu chí về việc đưa công dân từ nước ngoài trở về, bố trí theo lộ trình; đồng thời lưu ý, người Việt ở nước ngoài nên yên tâm ở nước sở tại vì nếu về dồn dập sẽ không đảm bảo an toàn, gây khó khăn trong nước. 

Đến chiều 15/5, Việt Nam có 312 ca nhiễm nCoV; trong đó 260 ca được chữa khỏi; 52 ca đang điều trị. 

Theo dõi dịch Covid-19
(18/5/2020) Cập nhật 9h46
Thế giới :
Nhiễm 4,801,875
Tử vong 316,671
Bình phục 1,858,170
Trong đó :
Mỹ : Nhiễm bệnh 1,527,664 Tử vong 90,978
Nga :  Nhiễm 281,752 Tử vong 2,631
Tây Ban Nha : Nhiễm 277,719 Tử vong 27,650
Anh :  Nhiễm bệnh 243,695 Tử vong 34,636
Brazil : Nhiễm 241,080 Tử vong 16,118
Italy : Nhiễm 225,435 Tử vong 31,908
Pháp : Nhiễm 179,569 Tử vong 28,108
Đức :  Nhiễm 176,651 Tử vong 8,049
Thổ Nhĩ Kỳ : 149,435 Tử vong 4,140
Iran : Nhiễm bệnh 120,198 Tử vong 6,988
Ấn Độ : Nhiễm 95,698 Tử vong 3,025
Peru : Nhiễm 92,273 Tử vong 2,648
Trung Quốc : Nhiễm 82,954 Tử vong 4,634
Canada : Nhiễm 77,002 Tử vong 5,782
Bỉ : Nhiễm 55,280 Tử vong 9,052
Saudi Arabia : Nhiễm 54,752 Tử vong 312
Mexico : Nhiễm 49,219 Tử vong 5,177
Hà Lan : Nhiễm 43,995 Tử vong 5,680
 
Việt Nam : Nhiễm bệnh 320 Đang điều trị 60 Khỏi 260
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Mon 18 May 2020, 16:56

Đánh giá tổng trạng bệnh nhân phi công trước ghép phổi
TP HCMBác sĩ dự kiến cho "bệnh nhân 91" cùng các máy thở và ECMO đi chụp phổi trước khi quyết định điều trị tiếp như thế nào. 

Bệnh nhân hiện không thể tách rời máy ECMO (hệ thống oxy hóa máu ngoài cơ thể). Nếu rút máy, bệnh nhân sẽ chết, theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. 

Trong khi đó, để chuẩn bị cho phương án ghép phổi, bệnh nhân phải được chụp chiếu kỹ đánh giá tổng trạng sức khỏe. Các bác sĩ buộc phải di chuyển bệnh nhân kèm hệ thống máy móc tinh vi và dây dợ đi theo. Tại bệnh viện, phòng chụp CT nằm ở lầu một, trong khi khu vực hồi sức tích cực điều trị cách ly bệnh nhân phi công ở tầng trệt. 

"Hình ảnh CT scan sẽ giúp đánh giá rõ các tổn thương phổi bệnh nhân", bác sĩ Châu nói.

Sau khi có kết quả chụp CT ngày 18/5, Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế sẽ hội chẩn để quyết định phương án điều trị phù hợp.

CT Scan, còn gọi chụp cắt lớp vi tính, là dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể, sau đó xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều của bộ phận cần chụp. Phương pháp này có độ tương phản cao, nhận diện tổn thương rõ, chụp được nhiều góc, nhiều lát cắt.

Thời gian chụp cắt lớp vi tính tùy thuộc từng bệnh nhân, từng bộ phận cần chụp. Đa số thường kéo dài 3-5 phút, một số trường hợp lâu hơn, lên tới 15-45 phút.

Theo bác sĩ Châu, bệnh nhân sẽ được chụp CT trong điều kiện chống lây nhiễm chéo tại khu vực chẩn đoán hình ảnh và toàn viện trong quá trình di chuyển.
  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Ecmo-nhi-2121-1589773753
Các hệ thống máy thở và ECMO nối với một bệnh nhân tại TP HCM. Ảnh minh họa: Lê Phương. 

Đây là lần thứ hai bệnh nhân được chụp CT, trong hai tháng điều trị Covid-19. Lần chụp đầu tiên vào hôm 12/5. Kết quả cho thấy tình trạng xơ hóa đông đặc toàn bộ hai phổi, chỉ khoảng 10% vùng phổi còn hoạt động, sẽ tử vong nếu rời máy hỗ trợ sự sống. Vì vậy Bộ Y tế chỉ định ghép phổi.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, cho biết quá trình tiến hành chụp CT cho bệnh nhân rất vất vả. Trong lần chụp CT trước, các bác sĩ phải đợi đến 21 giờ, bệnh viện vắng người, mới tạm ngưng máy lọc máu, bê hệ thống máy thở, máy ECMO với dây chằng chịt lên giường, đẩy bệnh nhân đến khu chụp CT.

Phi công Anh đã 43 ngày phải can thiệp ECMO, hiện tại nằm yên, sử dụng thuốc an thần. Siêu âm phổi phải đông đặc thùy giữa dưới, phổi co nhỏ. Phổi trái đông đặc vùng sau dưới, ít dịch màng phổi.

Bệnh nhân xét nghiệm âm tính liên tục hơn 10 ngày nay, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát ở mức "tạm ổn".

Đây là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất, diễn biến sức khỏe rất thất thường. Bệnh nhân xác định dương tính ngày 18/3, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù mới 43 tuổi và không bệnh nền. Phổi đông đặc, mẫu bệnh phẩm nhiều lần âm tính rồi dương tính trở lại.

Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine", tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Bộ Y tế đã mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị rối loạn đông máu cho bệnh nhân.

Bệnh nhân là phi công hãng Vietnam Airlines, ngụ ở TP HCM, từng tới một số địa điểm ăn uống, giải trí, trong đó có Buddha Bar & Grill, ổ dịch lớn nhất thành phố.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37480
Age : 86
Registration date : 28/02/2012

 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13Mon 18 May 2020, 19:36

Thêm 4 ca nhiễm nCoV
18h ngày 18/5, Bộ Y tế ghi nhận 4 ca dương tính nCoV, gồm hai tiếp viên trên chuyến bay từ Nga và hai hành khách từ Mỹ, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Như vậy, hôm nay ghi nhận 4 ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm lên 324, trong đó 263 người khỏi bệnh, 61 đang điều trị. 

"Bệnh nhân 321"322, 44 tuổi và 39 tuổi, đều là nam và ở quận Phú Nhuận, TP HCM. Họ là tiếp viên phục vụ trên chuyến bay VN0062 từ Nga về sân bay Vân Đồn ngày 13/5. Sau khi làm thủ tục khai báo y tế và nhập cảnh, toàn bộ nhóm tiếp viên trở lại máy bay về Hà Nội trên chuyến bay không có hành khách.

10h cùng ngày, nhóm tiếp viên đi chuyến bay không có hành khách từ Hà Nội đến TP HCM, cách ly tại khu lưu trú của hãng Vietnam Airlines ở đường Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình.

Hai tiếp viên trên ở chung một phòng, vài ngày sau một người sốt. Cả hai có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV, hiện điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Nguoi-Viet-tu-My-ve-1-6071-1589801014
Hành khách xếp hàng làm thủ tục lên máy bay của Vietnam Airlines để về nước từ Washington D.C., ngày 16/5. Ảnh: BNG cung cấp. 

"Bệnh nhân 323", nữ, 19 tuổi và "bệnh nhân 324", nam, 18 tuổi, đều ở quận Tân Bình, TP HCM. Hai người là du học sinh Mỹ về nước ngày 16/5 trên chuyến bay VN001, số ghế 41D và 27K.

Sau khi nhập cảnh tại Nội Bài, các hành khách trên chuyến bay cách ly tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Hai người kết quả xét nghiệm dương tính ngày 17/5. Họ điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. 

Đến chiều nay, trong số 61 bệnh nhân, hai người xét nghiệm âm tính lần một, 7 người âm tính lần hai. 

Trong tổng 324 ca nhiễm, có 184 ca "nhập khẩu", còn lại lây nhiễm trong cộng đồng.

Kể từ ngày 16/4 đến nay, 32 ngày Việt Nam không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly là hơn 11.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 302 người, tại cơ sở tập trung gần 9.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Đọc bản tin mà thấy thương blouse trắng
Mấy tháng rồi họ chẳng được nghỉ ngơi
Dịch Cô-vi trong nước đã tan rồi
Giờ vất vả vì đồng bào về nước

Tấm lòng họ không gì đền đáp được
Bao lương y của tổ quốc thân thương
Chịu gian lao và chiến đấu kiên cường
Xin cảm ơn những người hùng thầm lặng.

David Tèo
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




 VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19    VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 16 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
VIỆT NAM CHỐNG COVID-19
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID
» Virus - Covid - 19
» Lần đầu tiên Việt Nam loan báo có người chết vì COVID-19
» Chữa COVID bằng thuốc chủng ngừa
» Covid ở Trung Quốc
Trang 16 trong tổng số 22 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 22  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-