Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Mon 05 Aug 2013, 09:08

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa
Nam Sơn Trần Văn Chi
Sau năm 1954 nước Việt Nam bị chia làm hai, từ vĩ tuyến 17 trở vô đến Cà Mau có 20 triệu dân, là vùng đất Tự Do, theo chế độ Cộng Hòa, thủ đô là Sài Gòn. Nước VNCH về hành chánh chia ra 40 tỉnh và về quân sự chia ra 4 vùng chiến thuật.

Vùng I có 5 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi.

Vùng II có 12 tỉnh: Kontum, Bình Ðịnh, Pleiku, Phú Bổn, Phú Yên, Darlac, Khánh Hòa, Quảng Ðức, Tuyên Ðức, Ninh thuận, Lâm Ðồng, Bình Thuận.

Vùng III có 9 tỉnh: Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Bình Dương, Long khánh, Bình Tuy, Gia Ðịnh, Biên Hòa, Phước Tuy.

Vùng IV có 17 tỉnh là Châu Ðốc, Kiến Phong, Kiến Tường, Hậu Nghĩa, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Ðịnh Tường, Long An, Chương Thiện, Phong Dinh, Vĩnh Bình, Kiến Hòa, Gò Công, An Xuyên Bạc Liêu, Ba Xuyên.

Những năm đầu sau khi Pháp rút về nước, giáo dục Việt Nam tiếp tục cái gì có trước. Cho đến Ðại Hội Giáo Dục Toàn quốc năm 1958, VNCH mới xây dựng nền giáo dục độc lập dựa trên 3 nguyên tắc: Nhân Bản-Dân Tộc và Khai Phóng.


- Nhân Bản: Giáo dục coi con người là cưu cánh, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người.

 - Dân Tộc: Giáo dục tôn trọng giá trị của gia đình, quốc gia, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, đạo đức Việt Nam.
 
- Khai Phóng: Giáo dục theo phương pháp khoa học, nội dung khoa học, theo đà tiến bộ của nhân loại và tôn trọng giá trị các quốc gia khác.

Giáo dục VNCH có ba cấp như các nước trên thế giới là: tiểu học, trung học và đại học.

Bậc tiểu học học trình 5 năm

Từ lớp 1 đến lớp 5. Trẻ em từ 6 tuổi được cha mẹ ghi tên vào lớp 1, học miễn phí. Tuy VNCH không có chủ trương cưỡng bách giáo dục, nhưng do phụ huynh có ý thức cao cho nên tất cả trẻ em hầu như đều học qua bậc tiểu học.

Chương trình học gồm các môn Việt Văn, Toán, Khoa học Thường thức và Ðức Dục hay Công Dân Giáo Dục.

Giáo dục tiểu học thời VNVH phát triển nhanh chóng và vượt trội so với thời Tây đặc biệt vế số lượng học sinh.

Thời Tây 1930, toàn Ðông Dương có 406,669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và Miên.

Thời Ðệ I Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 1 triệu 214,621 học sinh tiểu học, 112, 129 học sinh trung học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp.

Bậc trung học chia ra 2 cấp

1. Trung Học Ðệ I Cấp/Trung học Cấp I: học trình 4 năm, có 4 cấp lớp 6, 7, 8, 9:

Học sinh vào trường công phải thi tuyển, không đậu có thể học trường tư. Chương trình gồm Việt Văn, Lý Hóa, Vạn Vật, Toán, Sử Ðịa, Công Dân và Sinh Ngữ. Môn Nhiệm Ý là Nhạc, Hội họa, Thể thao, Nữ công dành cho nữ sinh.

Cuối năm thứ Tư/lớp Ðệ Tứ, học sinh thi lấy bằng Trung Học Ðệ I Cấp.

Ðậu bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp học sinh có thể ra đi làm, có thể thi vào trường Sư Phạm Cấp Tốc để trở thành giáo viên tiểu học; hoặc tiếp tục học tiếp lên.

2. Trung Học Cấp II Cấp/Trung học cấp II: học trình 3 năm, có 3 cấp lớp 10, 11, 12:

Muốn vào học lớp 10, phải có bằng Trung Học Ðệ I Cấp. Học sinh học các môn như Trung Học Ðệ I Cấp nhưng sâu hơn và có thêm môn Triết Học cho học sinh lớp 12.

Từ lớp 10, có phân 4 ban: Ban A Khoa Học Thực Nghiệm), Ban B (Toán), Ban C (Sinh Ngữ), Ban D (Cổ Ngữ). Học sinh tự do chọn ban theo sở thích cá nhân.

Xong lớp Ðệ Nhị tức lớp 11, học sinh thi lấy bằng Tú Tài I. Học tiếp lớp 12/Ðệ Nhứt, thi lấy bằng Tú Tài II.

Trường Trung Học Nguyễn Ðình Chiểu Mỹ Tho là một trường trung học có lâu đời ở miền Nam.

Trường Nguyễn Ðình Chiểu Mỹ Tho khởi đầu từ một trường Tiểu Học (École Primaire) gọi là trường tỉnh, dạy tới lớp Nhứt. Lúc đó trường tiểu học Mỹ Tho bằng lá, cất ở gần khu Nhà Việc làng Ðiều Hòa, nay là khu Trung Tâm Thương Mại Mỹ Tho.

Năm sau trường tiểu học Mỹ Tho dời đến nơi mà trước kia là nhà của vị quan triều Vua Tự Ðức tên là Ngô Phước Hội, gần tòa bố.

Ngày 14 Tháng Sáu 1880, Le Myre de Vilers thống đốc Nam Kỳ ban hành nghị định 17 Tháng Ba 1879, cho phép tỉnh Mỹ Tho thành lập một trường trung học lấy tên là trường là “Collège de My Tho”, trường trung học đầu tiên ở xứ Nam Kỳ.

Collège de My Tho (lúc đầu còn bao gồm cấp tiểu học) thành lập trên khu đất rộng 25,000 mét vuông, 4 hướng bao bọc bởi 4 con đường.

Hướng Ðông có cổng chánh quay ra đường số 9, sau đổi tên là Rue D'Aries, đến 7 Tháng Tư 1954 Thủ Hiến Nam Phần đổi tên là đường Lê Lợi tới nay.

Hướng Tây quay ra đường Filippini nay là Hùng Vương.

Hướng Bắc quay ra là đường số 3, sau đổi tên là Colombert, rồi Maréchal Pétain, Albert Buissiere, đến ngày 7 Tháng Tư 1954 Thủ Hiến Nam Phần đổi tên là đường Ngô Quyền tới nay.

Hướng Nam quay ra đường số 20, rồi sau đổi tên Rue de Landes, ngày 7 Tháng Tư 1954 Thủ Hiến Nam Phần đổi tên là đại lộ Lê Ðại Hành tới nay.

Collège de My Tho hoạt động được 10 năm, đến ngày 11 Tháng Mười Hai 1889 Thống đốc Nam Kỳ ra lịnh đóng cửa hệ trung học (tiểu học vẫn tiếp tục) vì không có ngân sách, cho nên học trò một số có tiền lên Sài Gòn học ở trường Collège D'Adran.

Ðến năm 1894 Collège D'Adran ngưng hoạt động nên Thống Ðốc Nam Kỳ phải mở lại trường Collège de My Tho để thâu nhận học trò Lục Tỉnh.

Năm 1941, Nhựt chiếm Mỹ Tho lấy Collège de My Tho làm nơi đóng quân, một số lớp dời đến học tại đình Ðiều Hòa cho tới năm 1942 Nhựt mới chuyển đi nơi khác.

Ngày 2 Tháng Mười Hai 1942 trường đổi tên là Collège Le Myre de Vilers. Năm 1953 tổng trưởng giáo dục Việt Nam là Nguyễn Thành Giung ký Nghị định 179-NÐ ngày 22 Tháng Ba 1953 đổi tên trường Collège Le Myre de Vilers thành trường trung học Nguyễn Ðình Chiểu tới nay.

Giáo viên tiểu học trước năm 1975 có chỉ số 250, giáo học bổ túc là 320, giáo sư Ðệ I cấp chỉ số 400, Ðệ II cấp lên 470. Lương giáo viên, giáo sư như thế so với ngạch công chức và quân đội, tương đối cao, nên đời sống bảo đảm, thư thả; đặc biệt vị trí người thầy luôn được xã hội tôn trọng, cha mẹ học sinh kính nể.

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn cho hay chữ phải yêu mến thầy”.

(Ca dao)

Bậc đại học đào tạo cử nhân, cao học và tiến sĩ.

Sau Thế Chiến Thứ II, Pháp trở lại Việt Nam, Ðại Học Ðông Dương ở Hà Nội được đổi tên là Ðại Học Hà Nội, viện trưởng vẫn là người Pháp. Sau đó có một số khoa được mở ở Sài Gòn như Luật, Y khoa và Khoa Học, do phó viện trưởng là người Việt điều hành.

Sau năm 1954, chi nhánh đại học Hà Nội tại Sài Gòn cải tên là Viện Ðại Học Quốc Gia Việt Nam, đến năm 1957 đổi tên là Viện Ðại Học Sài Gòn, tên nầy giữ cho tới năm 1975.

Khi bắt đầu diễn ra Hội Nghị Paris (trong kế hoạch chuẩn bị hậu chiến) năm 1972 VNCH thành lập Hệ Thống Ðại Học Cộng Ðồng, năm sau 1973 Viện Ðại Học Bách Khoa Thủ Ðức thành lập.

Hệ thống đại học ở VNCH không thuộc Bộ Giáo Dục, và cũng không có cơ quan chủ quản (trư trường Y Dược thuộc Bộ Y Tế chủ quản). Ðại học Việt Nam tự trị về học vụ chuyên môn. Ngân sách của đại học là bộ phận trong ngân sách Bộ Giáo Dục do Quốc Hội chuẩn duyệt hàng năm; nhân viên và giáo sư đại học thuộc Tổng Ủy Công Vụ.

Ðại học VNCH bấy giờ có hai hệ thống: Ðại Học Quốc Gia và Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa Phương.

Ðại Học cấp Quốc Gia: gồm có

1. Viện Ðại Học Sài Gòn:

Sau năm 1954, Viện Ðại học Hà Nội chuyển vào Nam nhập vào Viện Ðại Học Sài Gòn. Viện có 8 phân khoa là Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật và Kiến Trúc. Có đại học xá Minh Mạng dành cho nam, Trần Quý Cáp dành cho nữ, có trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe cho sinh viên.

2. Viện Ðại Học Huế:

Thành lập theo sắc lịnh VNCH-1 do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ký vào Tháng Ba năm 1957 gồm có 4 khoa như Sư Phạm, Y khoa, Văn khoa và Luật.

3. Viện Ðại Học Cần Thơ:

Ðược thành lập ngày 31 Tháng Ba 1966 do nghị định của chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ký. Có 4 khoa là: Khoa Học, Văn Khoa, Sư Phạm, Luật & Khoa Học Xã Hội.

4. Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thuộc Phủ Thủ Tướng:

Học viện được thành lập từ 29 Tháng Năm 1950 theo Quyết Ðịnh của Chánh Phủ Quốc Gia Việt Nam (tên gọi lúc đó), lúc đầu đặt ở Ðà Lạt, năm 1958 dời về đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn.

5. Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, thuộc Bộ Quốc Phòng:

Sinh viên học 4 năm, môn chánh là võ khoa; môn phụ là Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã Hội. Tốt nghiệp bằng Cử Nhơn Võ Khoa, một ngành mới mẻ đối với Việt Nam.

6. Viện Ðại Học Bách Khoa Thủ Ðức:

Thành lập do sắc lệnh của tổng thống VNCH, và hoạt động chánh thức năm 1974.

Viện bao gồm một số trường có trước như Trung Tâm Phú Thọ, Ðại Học Nông Nghiệp, Ðại Học Kỹ Thuật. Viện có lập một số trường mới như là Ðại Học Kinh Thương, Ðại Hoc Khoa Học Căn Bản, Ðại Học Thiệt Kế Ðô Thị và Nông Thôn...

Ðại học Cộng Ðồng Ðịa Phương

Trường Ðại Học Cộng Ðồng Ðịa Phương chỉ huấn luyện về chuyên môn và thực dụng, học trình 2 năm.

Cho tới năm 1975, VNCH có 5 trường:

- Ðại Học Cộng Ðồng Quãng Ðà
- Ðại Học Cộng Ðồng Nha Trang
- Ðại Học Cộng Ðồng Tiền Giang Mỹ Tho
- Ðại Học Cộng Ðồng Long Hồ Vĩnh Long
- Ðại Học Cộng Ðồng Ban Mê Thuột, mới có quyết định.

Giáo Dục Việt Nam trước 1975 ngoài hệ thống công lập còn có hệ thống trường tư.

Ðại học tư trước năm 1975 có:

- Viện Ðại Học Ðà Lạt
- Viện Ðại Hoc Minh Ðức
- Viện Ðại Học Vạn Hạnh
- Viện Ðại Học Cao Ðài/Tây Ninh
- Viện Ðại Học Hòa Hảo/An Giang

Nền giáo dục Việt Nam mình từ thời dạy và học bằng chữ Hán, chữ Tây đến chữ Việt lúc nào cũng lấy phương châm “Tiên học Lễ, Hậu học Văn” làm gốc.

Từ năm 1954 nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa phát triển nhanh, chú trọng chuyên môn khoa học nhưng không buông lơi giáo dục đạo đức-luân lý cho học sinh, nhứt là bậc tiểu học.

Học sinh tiểu học trước năm 1975 được dạy Ðức Dục, Công Dân Giáo Dục từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút mỗi tuần. Học sinh trung học, môn Công Dân Giáo Dục 2 giờ mỗi tuần.

Ngày 16 Tháng Bảy năm 2008

Nam Sơn Trần Văn Chi
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Mon 05 Aug 2013, 09:21

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa (1955 - tháng 4 năm 1975)
Viện Việt Học

Để hướng trọng tâm vào sự phát triển một xã hội Việt Nam có Dân-chủ, Tự do thực sự, cần tôn trọng ý kiến của tác giả và đồng thời tôn trọng sự suy xét của độc giả. Tài liệu đọc thêm dưới đây của tác giả Bs Nguyễn H.D. ở Việt Nam hiện nay, do đó văn phong cũng như ý kiến không nhất thiết phản ánh ý kiến của Ban tổ chức buổi Thuyết trình hôm nay cũng như của diễn giả. Ngày 21-VIII-2005.

Nền Quốc Gia Giáo dục miền Nam
Thời kỳ 1955-1975

Sau hiệp định Genève 1954, Chính quyền Miền Nam tiếp thu những thành tựu của nền giáo dục thời Đông Pháp (Đông Dương thuộc Pháp) và dựa theo mô hình giáo dục cùng với kinh nghiệm của nước Pháp chính quốc, để xây dựng nên nền Quốc gia Giáo dục của người Việt Nam.

Mặc dù được sự “vận hành dưới sự chiếm đóng của quân Mỹ” nền Quốc gia Giáo dục mới do người Việt Nam tự chủ từ cấp Tiểu học lên đến Đại học, không có sự chi phối của nước ngoài, mang đậm nét khai phóng con người với ba đặc tính: Dân tộc, Khoa học, Đại chúng. Nó chọn lọc và kế thừa truyền thống tốt của ba nền giáo dục: Nho học (Cựu học), Tân học (Giáo dục thực dân) và Tây học (Giáo dục Pháp quốc).

Tiếp tục hun đúc và khơi dậy tinh thần dân tộc cho người đi học, nền giáo dục đã ươm mầm cho “phong trào yêu nước chống Mỹ của các Sinh viên Học sinh các thành thị Miền Nam, đấu tranh không mệt mỏi cho nền dân chủ và độc lập tự do của đất nước”.

Nhà thơ cách mạng Giang Nam, từng “yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” của thời đi học, nên đã vào bưng biền theo Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhiều trí thức trẻ của Miền Nam lúc đó, được cử đi du học nước ngoài, khi tốt nghiệp ra trường, “không trở về Miền Nam lệ thuộc Mỹ, mà lại quay về Miến Bắc độc lập” để phục vụ dân tộc.

Nền quốc gia giáo dục Miền Nam là một nền giáo dục đại chúng, gồm các bậc học: Phổ thông (12 năm). Đại học, hậu Đại học. Hệ giáo dục phổ thông (12 năm) gồm ba cấp: Tiểu học, Trung học Đệ nhất cấp, Trung học Đệ nhị cấp, với chương trình từng bậc, từng lớp và từng môn học được Bộ Quốc gia Giáo dục soạn thảo cụ thể và ban hành, thống nhất áp dụng trong toàn quốc.

Chế độ cũ mở rộng cửa và tạo điều kiện cho tất cả những ai muốn đi học, đều được học và không giới hạn tuổi tác. Hệ giáo dục phổ thông có hai loại trường cho người đi học: Trường công lập (miễn phí) và Tư thục (thu phí). Những ai không đủ điều kiện học Trường công lập (quá tuổi quy định, rớt tuyển sinh hoặc bị Trường công lập đuổi học…) thì vào học Tư thục; bị Tư thục này đuổi học có thể vào Tư thục khác.

Công chức bận làm công sở hoặc người bận sinh kế không đến Trường được, vẫn có thể học lên cao bằng con đường học tại chức, học hàm thụ hoặc tự học, theo đúng Chương trình học thống nhất của Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành. Công chức tự học đậu được bằng cấp cao hơn, đương nhiên được thăng ngạch trật và tiến chức đúng theo tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh Hệ giáo dục phổ thông trung học, có Hệ giáo dục dạy nghề (Trung học chuyên nghiệp) cho học sinh không đủ sức tiếp tục học lên bậc Tú tài hoặc Đại học, phải ra đời mưu sinh. Học sinh nghèo học giỏi hoặc thuộc gia đình công chức đông con, được Nhà nước trợ cấp học bổng.

Chương trình học và sách giáo khoa trung - tiểu học được các nhà giáo dục chuyên nghiệp nghiên cứu soạn thảo công phu, bao gồm Đức dục, Trí dục và Thể dục, nhằm rèn dạy nhân cách và trang bị trí thức cho học sinh. Người đi học được học và tiếp cận – qua sách vở - lịch sử và địa dư của các miền đất trên thế giới, các nền văn minh của nhân loại, các học thuyết và và triết thuyết khác nhau - kể cả chủ nghĩa cộng sản - để mở rộng tầm nhìn, mà không bị gò bó ép buộc phải theo chủ thuyết nào.

Có ba kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp ở hệ giáo dục phổ thông: Tiểu học, Trung học và Tú tài. Hai kỳ thi Tiểu học và Trung học không bắt buộc phải thi, nhưng Nhà nước vẫn tổ chức thi hàng năm cho những ai muốn thi lấy Bằng tốt nghiệp, để tiện cho việc mưu sinh.

Tất cả những ai đã đi học đều được dự thi, không có giới hạn tuổi. Học sinh tự học hoặc không theo học trường lớp chính quy được đăng ký thi dưới dạng “thí sinh tự do” và được thi cùng ngày, cùng đề thi, cùng hội đồng thi với những thí sinh khác.

Thi là để xác định trình độ và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phạm vi ra đề thi là toàn bộ chương trình học cuối cấp, không có giới hạn trong việc soạn thảo đề thi và không có đề thi mẫu. Tùy tính chất của môn học, đề thi có thể được thực hiện bằng bài tự luận hoặc dưới dạng trắc nghiệm (tests), bằng thi vấn đáp hoặc thi viết, hoặc phối hợp các dạng thi. nhiều nhà giáo dục ưa chuộng kiểu thi tự luận, vì nó giúp đánh giá được toàn diện khả năng của thí sinh: chữ viết, chính tả, kiến thức, cách diễn đạt, … Việc học hành và thi cử dưới chế độ cũ được tổ chức rất quy cũ nề nếp, đảm bảo được tính công bằng và bình đẳng cho mọi người đi học. Kỷ cương được tuân thủ nghiêm ngặt, không có ngoại lệ. Học sinh Trung học Đệ nhị cấp (cấp 3) không còn viết sai chính tả; thí sinh Tú tài phạm lỗi chính tả có thể bị điểm loại. Sinh ngữ được xem là chìa khóa mở cửa kho tàng trí thức, giúp người đi học nhìn ra thế giới bên ngoài. Học sinh bắt đầu được học sinh ngữ kể từ lớp Đệ thất (lớp 6) của Trung học Đệ nhất cấp (cấp 2); lên đến lớp Đệ tam (lớp 10) của Trung học Đệ nhị cấp (cấp 3), được học thêm sinh ngữ thứ hai. Sinh ngữ thông dụng thời đó gồm: Pháp ngữ, Anh ngữ, Hoa ngữ, Đức ngữ. Học sinh thi đậu Tú tài sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ đã học, nên không gặp khó khăn khi lên Đại học hoặc đi du học nước ngoài.

Văn bằng Tú tài của Việt Nam lúc đó được nhà nước Pháp công nhận tương đương văn bằng Tú tài (Baccalauréat) của Pháp. Với văn bằng này, người Việt Nam có thể được nhận vào học bất cứ trường Đại học nào trên thế giới, kể cả Pháp và Mỹ, và có trình độ không thua kém người của chính quốc.

Những “Cậu Tú, Cô Tú” nhỏ tuổi thời đó rất được xã hội tôn vinh vì họ là những trí thức trẻ có tri thức rộng, rất có tư cách, bắt đầu thể hiện nhân cách của người lớn để chững chạc bước vào đời và phục vụ đất nước. Đại học Miền Nam trước giải phóng được xem là nơi đào tạo nhân tài và nâng cao dân trí. Học Đại học là học suốt đời, do đó cũng không có giới hạn tuổi tác.

Ngoài các trường Cao đẳng và một số trường Đại học chuyên ngành – như Y khoa, Dược khoa, Nha khoa - cần phải tuyển chọn người vào học, các trường Đại học đều mở rộng cửa cho Sinh viên vào ghi danh học, không phải thi tuyển, như Văn khoa, Khoa học, Luật khoa, … Tự trị Đại học và Dân chủ học đường là động lực phát triển của Đại học Miền Nam trước 1975, theo xu hướng quốc tế.

Viện Đại học được thành lập ở những Trung tâm đô thị lớn trong nước, như Sài Gòn - Huế - Đà Lạt - Cần Thơ, theo mô hình của Đại học các nước Châu Âu và Mỹ. Viện gồm nhiều trường Đại học hợp thành, hoạt động độc lập và tự chủ, không có sự can thiệp của bên ngoài - kể cả Bộ Quốc gia Giáo dục đương thời. Hội đồng Khoa của mỗi trường Đại học gồm những học giả uyên bác hoặc những nhà khoa học hàng đầu trong nước, có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược và chương trình đào tạo của Trường mình, xét phong Giáo sư mới và tấn phong Khoa trưởng.

Nhà trường Đại học hoạt động theo cơ chế tập thể lãnh đạo (Hội đồng Khoa) và cá nhân phụ trách (Khoa trưởng). Khoa trưởng đồng thời cũng là người đứng đầu Hội đồng Khoa. Khoa trưởng các Phân khoa Đại học hợp thành Hội đồng Viện Đại học; Hội đồng Viện tấn phong Viện trưởng, chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động đào tạo giữa các Phân khoa Đại học cùng Viện và vạch phương hướng hoạt động chung của toàn Viện. Sinh viên là đối tượng, đồng thời cũng là chủ thể của Nhà trường Đại học trước giải phóng. Bước vào ngưỡng cửa Đại học, người sinh viên được sống trong môi trường học tập và sinh hoạt hoàn toàn khác, so với thời Phổ thông Trung học.

Giảng đường không phải là lớp học mà là nơi sinh viên giao lưu với các học giả và các nhà khoa học lớn, để được hướng dẫn tự học, tham khảo, nghiên cứu và tự vạch cho mình con đường tiếp thu trí thức và phát triển trí tuệ, rộng thênh thanh ở phía trước. Sinh viên không bị điểm danh, không bị gò ép vào khuôn khổ nhất định, mà được tự do chọn học những gì mình quan tâm, được tự nguyện tham gia những sinh hoạt hợp với năng khiếu và sở thích riêng. Sinh viên nhỏ tuổi được xem là trí thức trẻ, bước đầu có nhân cách của người lớn. Với truyền thống dân chủ học đường, Nhà trường tạo mọi điều kiện cho Sinh viên được tự do hoạt động trong khuôn khổ nội quy của trường và không can thiệp vào việc nội bộ của Sinh viên. Bên trong Nhà trưòng Đại học, người Sinh viên được quyền tự do nói lên tiếng nói của mình vế mọi vấn đề của đất nước và của xã hội đương thời, mà không bị bất cứ một sự ràng buộc nào.

Nền Quốc Gia Giáo Dục & Ngôn ngữ Việt Nam
Thời kỳ sau 30/4/1975

Sau ngày giải phóng, một cuộc cải cách lớn về giáo dục được người Việt Nam mong đợi nhằm xóa bỏ những dị biệt giữa hai miền, bổ sung và phát huy ưu thế của nhau, cùng nhau ra sức phát triển nền Quốc gia Giáo dục thống nhất của đất nước lên tầm cao mới.

Song, những nhà lãnh đạo giáo dục của chế độ mới, khi nước nhà vừa thoát ách thực dân, đã không xem trọng lợi ích tối cao của Quốc gia Dân tộc và tương lai của các thế hệ trẻ mầm non của đất nước.

Nền giáo dục tự chủ của Miền Nam, từng là niềm tự hào của người dân Miền Nam nước Việt, đã đào tạo ra biết bao nhân tài cho đất nước suốt nhiều thập niên qua, đã lần hồi bị xóa sạch, từ bậc Tiểu học cho đến Đại học, trong đó có giáo dục Y khoa. Hàng chục lần cải cách giáo dục - cải cách, cải cách lại, rồi lại cải cách - suốt 30 năm qua, chỉ nhằm đáp ứng sự “tế nhị” đối với nước bạn này, nước bạn nọ hoặc để thỏa mãn quyền lợi của phe nhóm cầm quyền, không có năng lực lãnh đạo giáo dục.

Dưới chủ trương cải cách giáo dục, người ta xóa bỏ tất cả, xáo trộn thường xuyên việc học của giới trẻ, thay những cái đã có truyền thống tốt từ lâu đời bằng cái mới kém hiệu quả, thậm chí tệ hại. Cải cách giáo dục buộc trẻ con phải thay đổi cách đọc mẫu tự và cách đánh vần tiếng Việt, thay đổi cả chữ viết - vốn đẹp và quen dùng từ thời cha ông xa xưa.

Người ta bỏ những môn học truyền thống, vốn rèn dạy cho người đi học lòng nhân ái, phép tu thân xử thế, quy cách giao tiếp văn minh lịch sự ngoài xã hội, nghĩa vụ và lương tâm nghề nghiệp, như Đức dục, Luân lý của thời Tiểu học, Công dân Giáo dục của thời Trung học, Nghĩa vụ luận Y khoa của thời học Đại học ngành Y.

Bộ sách “Quốc văn Giáo khoa thư” nổi tiếng và lâu đời, kỷ niệm khó quên thời Tiểu học của nhiều thế hệ người đi học, từng có tác dụng hình thành nhân cách và tình “yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”, đã vắng bóng từ lâu trong nhà trường mới. Thay vào đó, người ta áp đặt những môn học mới và sách giáo khoa mới, khô khan, tối nghĩa, kém thực tế, song có tác dụng gieo rắc vào lòng trẻ thơ tính kiêu ngạo, sự dối trá, sự kỳ thị đồng thời kích động lòng hận thù của đấu tranh giai cấp - những môn học mà ngày nay đã bị loại bỏ tại nước Nga xô viết cũ và các nước Đông Âu cũ theo chủ nghĩa xã hội.

Cải cách giáo dục không xem trọng việc giảng dạy Văn phạm - tức Ngữ pháp – cho học sinh từ cấp Tiểu học; vì vậy, ngôn ngữ Việt từ sau giải phóng xuống cấp nghiêm trọng.

Sinh viên, Bác sĩ trẻ đã ra trường, ngay cả nghiên cứu sinh hậu Đại học, vẫn còn viết sai chính tả. Nhà văn, Nhà báo, công chức hành chính sử dụng ngữ pháp và ngôn từ rất tùy tiện, rườm rà, khó hiểu, sai quy tắc, như: “Cửa hàng bách hóa tổng hợp”, “Cửa hàng thịt tươi sống Thanh niên”, “Cửa hàng nội ngoại”, “Phim hoạt hình”, “Thu hình viên”, “Ghi điện viên”, “Xí nghiệp cán kéo quấn cuộn dây đồng”, “Lễ mít tinh kỷ niệm ngày thành lập…”. Người ta không ngại ngùng thay từ Hán-việt thanh nhã bằng những từ bình dân thô tục giữa nơi công cộng: phân/ cứt, tiểu/ đái, Nhà vệ sinh/ Buồng ỉa đái, Phòng sanh/ Buồng đẻ.

Hiện nay vẫn còn tồn tại dư luận về việc một số cán bộ quân quản Miền Bắc lúc mới giải phóng, đã buộc sửa bảng hiệu “Bảo sanh viện Từ Dũ” thành “Xưởng đẻ Từ Dũ”.

Danh từ y học trước giải phóng cũng bị buộc nhường chỗ cho những cụm từ thiếu chuẩn xác, như: “Cơ thể học” (Anatomie) được thay bằng “Giải phẫu học” – trùng lấp với “Giải phẫu học (Chirurgie) là mổ xẻ. Tiếng Việt đang mất dần sự trong sáng và thanh nhã của ngày xưa. Vào giữa thập niên 80, một cán bộ cấp cao của Ban Khoa Giáo Trung ương (ĐQB) đã cảnh báo nguy cơ một sự tan rã từng mãng của nền Quốc gia Giáo dục, nếu tình hình không sớm được cải thiện.

Từ đó đến nay, nền Quốc gia Giáo dục của đất nước vẫn tiếp tục xuống dốc và hiện lâm khủng hoảng trầm trọng, chưa tìm được lối ra. Truyền thống đạo đức và giá trị học đường ngày càng bị xói mòn. Văn bằng Tú tài Việt Nam - trước giài phóng vốn có giá trị quốc tế - nay không còn được Pháp, Mỹ và các nước công nhận. Các nhà lãnh đạo giáo dục chạy theo thành tích, dối trên lừa dưới, có nơi biến học sinh thành “gà chọi” để được dịp thăng quan tiến chức.

Nhà giáo thiếu gương mẫu của người thầy. Nhà trường trở thành trọng điểm của ma túy, nơi thanh toán giữa các băng đảng học sinh, là cái chợ mua bán chữ nghĩa, nơi phô trương thế lực của con cán bộ cách mạng hoặc con nhà giàu.

Thi cử là dịp phơi bày sự thoái hóa nhân cách của kẻ sĩ thời nay: “phao”, quay cóp, đạo văn, thi thuê, giả bằng cấp mua bán luận văn và học vị. Dưới thời bao cấp, giáo viên bị cấm dạy tư, đồng lương không đủ sống buộc họ phải đi làm những việc đau lòng để cải thiện đời sống: đạp xích lô, bồi bàn, bán kem cho học sinh giờ ra chơi, dựng quán cà phê bia hơi, … Sĩ khí truyền thống lừng lẫy của cha ông ngày xưa đã không còn trong nhà trường mới xã hội chủ nghĩa.

Trong lịch sử dựng nước của dân tộc, chưa có thời kỳ nào người trí thức - sĩ phu - bị thoái hóa nhân cách và lâm hoàn cảnh nhục nhã, đoạn trưòng, như thời nay. Những đợt cải cách giáo dục trong 30 năm qua, trên thực tế đang làm hư hỏng giới trẻ học đường và phá hoại sự nghiệp giáo dục của tiền nhân để lại.


Sự xuống cấp của học đường phổ thông đồng hành và cùng lúc kéo theo sự sa sút của học đường Đại học. Sự chê trách của xã hội về nền giáo dục đương đại và y đức của người thầy thuốc Việt Nam ngày nay, đã làm đau lòng những người Thầy tâm huyết, nặng lòng với dân tộc – trong đó có Giáo sư Ngô Gia Hy. Từ giữa những năm 90, mặc dù đã nghỉ hưu, người ta thấy xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn những bài viết và trả lời phỏng vấn của Giáo sư Ngô Gia Hy về y đức và chấn hưng giáo dục. Thầy đã nêu lên những tiêu cực chính và một số khuyết điểm lớn trong ngành y hiện nay, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục:

Về chất lượng đào tạo và trình độ Bác sĩ Y khoa hiện nay, Thầy nhận định và tha thiết đề nghị: “Nghề Y là một nghề nhân đạo nên cao quý. Một thầy thuốc đúng đắn phải là thầy thuốc giỏi, chứ không phải nói dốt. Dốt là giết người. Điểm đáng sợ hơn hết là giết người mà không biết mình giết người. Không biết vì dốt! Tôi tha thiết đề nghị một số biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo Bác sĩ: không hạ thấp giá trị bằng Bác sĩ ngang với Cử nhân. Để giài quyết tận gốc, tôi đã nói bao nhiêu lần là chúng ta phải đào tạo Bác sĩ từ 8-9 năm, trong đó có 3 năm nội trú bắt buộc, để khi tốt nghiệp, Bác sĩ sẽ là Tiến sĩ Y khoa (MD) và có đủ khả năng điều trị cũng như dự phòng bệnh. Thời gian đào tạo Bác sĩ hiện nay là 6 năm, nhưng thực tế chỉ học 5 năm, ra trường phải thêm 5 năm làm nghề nhưng vẫn yếu. Tất cả các nước đều đặt hệ thống giáo dục Y tế với chương trình đào tạo Bác sĩ là 8-9 năm, trong đó có 3 năm nội trú và họ ra trường với cấp bậc Tiến sĩ Y khoa chứ không phải Cử nhân. Tiến bộ khoa học hiện nay là vô cùng. Từ năm 1979, tôi ra Hà Nội đề nghị lập Viện Giáo dục Y khoa, mời các thầy thuốc giỏi trên cả nước để soạn thảo các chương trình cập nhật hóa cho Bác sĩ. Mỗi thầy thuốc ít nhất một năm phải ba lần dự lớp cập nhật hóa; nếu 2 năm không qua kiểm tra, không có cập nhật, sẽ phải đi học lại hoặc đóng cửa phòng mạch. Bắt buộc phải cải tạo lại toàn bộ hệ thống giáo dục Y khoa, chứ không đổ lỗi cho Bác sĩ. Phải trả lại cho ngành Y địa vị xứng đáng của nó trong xã hội.”
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Tue 06 Aug 2013, 10:03

GIÁO DỤC Ở NAM VIỆT NAM TỪ XƯA ĐẾN HẾT ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
Nguyễn Thanh Liêm


       Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:

       “Ở mỗi huyện có quan Huấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinh đồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các vị học quan kể trên đều ở dưới quyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻ con, cho đến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.”

       Trường học thì phần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ở chùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có thể xem như là công việc của nhànho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một hệ thống tổ chức qui mô của một nền giáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu học) lên cấp cao (như đại học). Chương trình học thì gồm có mấy quyển Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Dương Tiết và Minh Tâm Bửu Giám ở cấp vở lòng, xong rồi lên trên thì học Bắc sử (tức sử Tàu) và Tứ Thư Ngũ Kinh. Tất cả những sách này là sách gối đầu giường của Nho gia, chú trọng hầu hết vào triết lý, luân lý, đạo đức chứ không có một ý niệm khoa học kỹ thuật nào chen vào. Phương pháp giảng dạy thì phần lớn như Đào Duy Anh tả: “thầy thì cứ nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa nấy chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống Nho.” Phương pháp học hỏi thì hoàn toàn dựa vào sự học thuộc lòng thu gọn vào trong công thức “sôi kinh nấu sử” tức là học tới học lui mãi cho đến khi nào thuộc nằm lòng Tứ Thư Ngũ Kinh và Bắc sử. Người đi học thực tập nhiều nhất là viết chữ cho thật đẹp như “phụng múa rồng bay”, làm thơ, làm phú, kinh nghĩa, văn sách, chế chiếu, biểu, câu đối, cho thật nhanh, thật khéo và thật chỉnh, dùng được càng nhiều điển tích càng hay để có thể đậu được các kỳ thi do triều đình tổ chức. (Có ba kỳ thi: thi Hương tổ chức ở một số địa phương để lấy Tú Tài; thi Hội và thi Đình tổ chúc ở trung ương để lấy Cử Nhân và Tiến Sĩ). Tất cả các kỳ thi đều là thi tuyển và chỉ nhắm vào một kỷ năng của thí sinh là làm văn làm thơ dưới nhiều dạng như thơ đường luật, kinh nghĩa, văn sách, v v ... Thường thì ba năm mới có một khoa thi, và đi thi là cả một vấn đề khổ nhọc cho sĩ tử vì trường thi ở xa, đường giao thông khó khăn, phương tiện giao thông còn rất thiếu kém. Thi đậu được thì có thể ra làm quan, không thì lui về làm thầy đồ thầy khóa, “tiến vi quan, thối vi sư” vậy. [Chữ viết chính thức dùng trong các kỳ thi và trong phạm vi công quyền là chữ Nho hay chữ Hán. Nhà Nho, lúc trà dư tửu hậu, khi hứng thú bên cạnh các ả đào, hay khi buồn khổ muốn thở than, muốn giải bày tâm sự mình thì thường làm thơ, phú, hay hát nói bằng chữ Nôm. Chữ Hán là chữ Trung Hoa mà người Việt vay mượn để xử dụng nhưng phát âm khác hơn là người Tàu. Chữ Nôm cũng cùng một lối kiến trúc như chữ Hán; đúng ra nó cũng gốc là chữ Hán được các nhà nho biến cải sửa đổi để ghi âm những tiếng Việt mà chữ Tàu không có. Khi nhà nho muốn nói “thiên, địa” thì nhà nho có sẵn chữ Tàu để dùng, nhưng khi họ muốn nói “trời, đất” thì không có chữ nho nào viết ra trời đất được nên họ phải mượn và ghép những chữ nho đã có làm thành chữ mới ghi âm tiếng Việt. Chữ mới ghép đó là chữ Nôm. Chữ Hán cũng như chữ Nôm là loại chữ tượng hình, tượng ý (ideographic) nghĩa là thứ chữ vẽ ra hình ảnh hoặc ý nghĩa của chữ mà không diễn tả cách đọc. Chữ Quốc Ngữ, cũng như chữ Anh, chữ Pháp, hay nói chung loại chữ dùng mẫu tự La Tinh ghép lại là loại chữ biểu tả cách đọc (phonetic) mà không diễn tả hình ảnh hay ý nghĩa. Chữ Nôm rất được thịnh hành trong văn chương Việt Nam hồi thế kỷ XVIII và XIX nhưng không được chính thức công nhận và xử dụng trong công quyền].

       Lớp người được đào tạo từ lò Nho học cũ là lớp trí thức “Sĩ Phu”, lớp người đứng đầu trong tứ dân mà địa vị xã hội đã được Nguyễn Công Trứ ghi trong bốn câu mở đầu bài hát nói Kẻ Sĩ của ông:

       “Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,
       Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên,
       Có giang sơn thì sĩ đã có tên
       Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý.”

       Giới sĩ phu là giới sát cạnh nhà vua, giúp vua trị nước, thuộc hàng ngũ lãnh đạo quốc gia, là bậc thầy trong xã hội, đóng vai dẫn đầu, điều khiển, hướng dẫn dân chúng trong mọi sinh hoạt bảo vệ và phát triển đất nước. Nước giàu dân mạnh hay suy nhược đói nghèo, trách nhiệm ở giới lãnh đạo, ở Kẻ Sĩ, nhà Nho. Lớp trí thức nho sĩ cũng như cái học cũ của nho gia ngự trị trong xã hội Việt Nam từ thời Lý Trần cho đến khi có sự xăm chiếm và đô hộ của người Pháp hồi cuối thế kỷ XIX trong Nam và đầu thế kỷ XX ở miền Bắc và Miền Trung. Riêng trong Nam thì vì Nam Kỳ Lục Tỉnh chỉ mới được thành hình trọn vẹn từ giữa thế kỷ XVIII cho nên sự giáo dục ở đây chưa được tổ chức rộng rãi, chưa có cội rễ ăn sâu vào lòng đất như ở chốn ngàn năm văn vật của Thăng Long - Hà Nội . Tính ra thì Nho học chỉ có được chừng một thế kỷ ngự trị ở Phương Nam. Mãi đến năm 1826 Miền Nam mới có vị Tiến Sĩ đầu tiên theo lối học xưa là cụ Phan Thanh Giản. Nhưng nền học vấn cổ truyền của nho gia này ở Miền Nam chỉ mới có chừng trăm năm thì bị sụp đỗ hẵn bởi sự thất bại, suy vong của triều Nguyễn trước sức mạnh quân sự và nền văn minh khoa học kỹ thuật Âu Tây. Khi nền cai trị của chính quyền đô hộ Pháp được thiết lập xong thì cái học nhà nho cũng bị xóa bỏ để nhường chỗ cho cái học mới hay Tây Học. Trần Tế Xương hồi đầu thế kỷ XX đã phải ngậm ngùi chua xót viết:

       “Cái học nhà nho đã hỏng rồi
       Mười người đi học, chín người thôi.
       Cô hàng bán sách lim dim ngủ,
       Thầy khóa tư lương thấp thỏm ngồi.”

       Cái học mới này (tân học) diễn ra ở Miền Nam trước nhất vào cuối thế kỷ XIX sau khi người Pháp đặt xong nền đô hộ ở đây. Nền giáo dục mới này lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Trường học gồm có các trường công do chính phủ xây cất, đài thọ chi phí và kiểm soát, và một số trường tư của Thiên Chúa giáo hoặc của tư nhân. Hệ thống giáo dục mới này được thiết lập nhằm hai mục tiêu: (1) mục tiêu thực tiễn là đào tạo một số người biết tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ, và có chút kiến thức về văn minh Tây phương để làm công chức ở ngạch trật thấp phục vụ cho chính phủ thuộc địa, và (2) mục tiêu lý tưởng là đồng hóa người bản xứ biến họ thành những người Pháp về phương diện văn hóa. Một số nhà trí thức Pháp tự cho họ cái sứ mạng cao cả là đem văn minh khoa học Âu Tây phổ biến khắp nơi. Đó là sứ mạng văn minh hóa (“mission civilisatrice”) tức là đi khai hóa các nước chậm tiến, kém văn minh, kém mở mang. Người đầu tiên thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa (cultural assimilation) đó ở Miền Nam là Thống Đốc Le Myre de Vilers. Ông là người dân sự đầu tiên được cử sang làm Thống Đốc Nam Kỳ từ năm 1879 đến 1892. Các ông thống đốc trước ông đều là những người bên quân đội, nhất là bên hải quân. Để thực hiện sứ mạng văn minh hóa dân bản xứ, ông cho mở rất nhiều trường ở mỗi làng và mỗi tổng cho cấp sơ và tiểu học. Tuy nhiên vì thiếu hụt ngân sách vàkhông đủ giáo chức cho nên nhiều trường chỉ được mở ra rồi liền sau đó lại đóng cửa thôi. Sang đầu thế kỷ XX chế độ giáo dục mới mới được thiết lập ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau một vài sửa đổi theo quyết định của Toàn Quyền Paul Beau hồi 1906-07. Theo quyết định này thì một hội đồng cải tổ giáo dục được thành lập để đem chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp và nền tân học vào chương trình học và chế độ khoa cử mới. Các thầy đồ, thầy khóa ở xã thôn, các quan giáo huấn, đốc học ở phủ, huyện, tỉnh, phải dạy thêm chữ Quốc Ngữ cho học trò ngoài việc dạy chữ Hán như trước. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình đều có có chút đổi mới từ 1909. Bài luận chữ Quốc Ngữ và bài dịch Pháp văn ra Việt văn được thêm vào các kỳ thi nhưng chỉ là môn phụ và có tính cách tự nguyện chớ không bắt buộc. Trong kỳ thi Hội và thi Đình năm 1910 có thêm bài thi cách trí, địa dư nước nhà, sử Thái Tây, nhân vật nước nhà và thời sự. Đặc biệt là bài thi được chấm điểm theo lối mới của Pháp với thang điểm từ 0 đến 20. Triều đình tựa trên thang điểm đó mà định làm 6 hạng trúng tuyển: Trạng Nguyên (20 điểm), Bảng Nhỡn (18-19 điểm), Thám Hoa (16-17 điểm), đệ nhị giáp Tiến Sĩ (từ 12 đến 15 điểm), Đồng Tiến Sĩ (từ 10 đến 12 điểm), và Phó Bảng (từ 7 đến 9 điểm). Song song với việc thành lập hội đồng cải cách giáo dục, một trường sư phạm cũng sẽ được thiết lập để đào tạo giáo viên tiểu học người Việt. Ngoài ra, trong mục đích tuyên truyền, Toàn Quyền Paul Beau cũng cho mở một trường đại học hồi năm 1907 ở Hà Nội để thu phục nhân tâm (sau khi chính quyền cho đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục và bắt giam một số nhà cách mạng). Nhưng đại học chỉ được mở ra mà không hoạt động, phải đến năm 1918, dưới thời Toàn Quyền Albert Sarraut, trường mới thật sự mở cửa. Trước đó một năm, năm 1917, chánh quyền thuộc địa đã cho ban hành một hệ thống giáo dục mới có qui cũ, thống nhất trên toàn quốc, về tất cả các phương diện tổ chức hành chánh, chương trình học, qui chế giáo chưc, và tổ chức thi cử. Đến đây cái học cũ trên toàn quốc hoàn toàn lui vào bóng tối nhường chổ cho giáo dục mới.

       Người sốt sắng thực hiện mục tiêu văn minh hóa người Việt Nam là Le Myre de Vilers. Để thực hiện sứ mạng văn minh hóa người Việt ông cho mở rất nhiều trường học, từ trường sơ cấp ở làng đến trường tiểu học ở quận và tỉnh, và đặc biệt nhất là một trường trung học (collège) ở Nam Kỳ. Đây là trường trung học đầu tiên và vào cuối thế kỷ XIX đây là trường trung học duy nhất cho cả Miền Nam. Trường chỉ có hai năm học và mang tên là Collège de MỹTho. Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958) đã từng học ở trường này. Sang thế kỷ XX trường có đủ bốn năm học và được đổi tên là Collège Le Myre de Vilers, do một số giáo sư của trường đề nghị để ghi nhớ ông Thống Đốc dân sự đầu tiên đã mở ra trường này và cũng để ghi nhớ công lao của ông đối với việc phát triển nền giáo dục mới ở Nam Kỳ. Đến giữa thập niên 1950 trường được phát triển thêm, có các lớp đệ nhị cấp đủ để trở thành trường trung học đệ nhị cấp. Trường được đổi thành Lycée và mang tên một danh nhân Miền Nam Việt Nam: cụ Đồ Chiểu. Danh xưng Lycée Nguyễn Đình Chiểu rồi Trung Học Nguyễn Đình Chiểu ra đời từ đó và còn mãi đến bây giờ.

       Sau trường Le Myre de Vilers các trường trung học Petrus Ký, Gia Long, và Collège de Cần Thơ (tức trường Phan Thanh Giản sau này) là những trường trung học công lập được mở ra vào thập niên 1920 cho học sinh Việt Nam ở Nam Kỳ. Trong bốn trường nói trên chỉ có trường Petrus Ký duy nhất là lycée, tức là trường có ban Tú Tài (như trung học đệ nhị cấp sau này). Các trường kia chỉ có đến Năm Thứ Tư bậc Cao Đẳng Tiểu Học, trừ trường Le Myre de Vilers có được thêm các lớp Seconde và Première từ giữa thập niên 1940. Tuy chỉ là trường trung học nhưng vào thời gian này (1920-1945) các trường trung học là các trường cao cấp nhất trong xã hội Miền Nam, đóng vai những trường quan trọng nhất trong lãnh vực đào tạo người trí thức tân học thay thế lớp người theo nho học ngày trước. Hầu hết những người xem như hạng trí thức tân học đều có qua ngưỡng cửa của các trường trung học này. Đây là lò đào tạo những người trí thức mới thay thế cho lớp sĩ phu cũ trong vai trò dạy học và làm quan. Ở thời trước năm 1945 người có học được tới bậc trung học là kể như đã là người trí thức lắm rồi. Một số ít người học lên cao nữa thì có thể liệt vào hàng đại trí thức của xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh. Những người có học lên cao nữa thì cũng phải đi qua các trường trung học nói trên trước khi tiếp tục việc học ở Hà Nội hay ở Pháp. Giáo viên các lớp sơ cấp chỉ cần có bằng Sơ Tiểu (Certificat) là đủ tư cách để dạy ở các trường trong xã. Ở trong làng có học được đến Certificat là kể như hạng trí thức tại địa phương. Có bằng diplôme là đã có thể làm thầy giáo dạy các lớp Tiểu học của trường lớn ở quận hay tỉnh, hoặc làm thầy thông, thầy ký trong cơ quan công quyền hay và các tư sở. Có Tú Tài là có thể làm giáo sư dạy Trung học được rồi. Số người có Cử Nhân trở lên thì thật quý giá vô cùng, chỉ đếm được trên đầu ngón tay trong cả Miền Nam.

       Được chọn lựa vào học các trường này là thành phần ưu tú của xã hôi Miền Nam. Không mấy người được đi học ở các trường trung học này. So với tổng số thanh thiếu niên cùng lứa tuổi ở Nam Phần Việt Nam có lẽ số người được đi học ở đây không hơn một phần trăm? Xuất thân từ các trường này là những người đã từng giử địa vị quan trọng trong xã hội, phía bên này hay phía bên kia trong các thập niên 1940 - 1970. [Phần lớn những người giữ chức vụ then chốt trong chánh phủ từ trung ương đến địa phương thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều xuất thân từ trong những trường trung học nói trên. Cứ hỏi một số tướng lãnh, kỹ sư, giáo sư, bác sĩ, chính trị gia thì thấy ngay họ phần đông đều xuất thân từ những trường trung học này. Xin đơn cử một ít thí dụ. Cựu Chủ Tịch Quốc Hội và sau đó Thủ Tướng Chính Phủ, ông Nguyễn Bá Cẩn, xuất thân từ trường Phan Thanh Giản Cần Thơ. Giáo sư Nguyễn Văn Trường, hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục, đã có học ở Phan Thanh Giản và Nguyễn Đình Chiểu trước khi sang Pháp. Tiến sĩ Trần Hữu Thế, cựu Tổng Trưởng Giáo Dục thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã xuất thân từ Collège Le Myre de Vilers và Petrus Ký. Rất nhiều tổng trưởng, bộ trưởng, thứ trưởng, tổng giám đốc, giám đốc, chánh sự vụ, chủ sự phòng, ở trung ương, đến tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng, quận trưởng, phó quận trưởng, các trưởng ty, ở địa phương, đều đã xuất thân từ các trường trung học này. Tướng Lâm Quan Thi từng học Phan Thanh Giản và Petrus Ký. Phần đông các thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện Nhiệm Kỳ II, Đệ Nhị Cộng Hòa, đều đã có học ở trường Petrus Ký (đó là các ông trần Văn Linh, Trần Minh Tiết, Mai Văn An, Trần Khương Trinh, Nguyễn Văn Biện, Trần Văn Thuận và Nguyễn An Thông)].

       Giáo dục, hiểu theo nghĩa xã hội, là cách thức xã hội hóa (socializing) con người. Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống cho thích hợp. Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinh sống, phong tục tập quán, v v ... tất cả đều có trong xã hội đương thời và nhiệm vụ của giáo dục (từ giáo dục trong gia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tập luyện cho con người thích nghi vào trong xãhội văn hóa đó. Tuy nhiên trong ba bậc học (tiểu học, trung học, và đại học) ở học đường, mỗi bậc có cách xã hội hóa khác nhau. Ở tiểu học giáo dục nhằm xã hội hóa con người ở mức độ cơ bản, nghĩa là người ta chỉ dạy những cái cần thiết căn bản của xã hội. Ở bậc trung học sự xã hội hóa nhắm vào việc thích nghi con người vào tình trạng văn hóa mà người ta muốn có. Thường khi người ta (các nhà làm chính trị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hội thế nào thì người ta nhắm vào lớp người vào trung học để đào luyện họ trỡ thành những công dân kiểu mẫu cho xã hội người ta muốn có. Những người này sẽ được xã hội hóa để bảo tồn những gì đã có. Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớt đi rất nhiều tính cách uốn nắn mà thường có tính cách khơi động nhiều hơn. Người lên đại học phải mở rộng sự hiểu biết của mình để đón nhận những mới lạ để có thể hướng xã hội đến những sửa đổi, tiến triển, hiện đại nhiều hơn là bảo tồn những gì đã có sẵn từ trước. Các trường trung học của chúng ta cũng đóng vai trò xã hội hóa học sinh giống như bao nhiêu trường trung học khác trên thế giới. Việc xã hội hóa ở đây là thích nghi con người vào trong xã hội Miền Nam nước Việt vào giữa thế kỷ XX.

       Vào cuối thế kỷ XIX Nam Kỳ có khoảng một triệu rưởi dân số, nhưng chỉ có khoảng 5 ngàn học sinh cho tất cả từ sơ cấp đến tiểu học. Tỷ lệ người đi học tuy thấp so với sĩ số mà ta có sau này dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhưng so với thời đại các nhà Nho thì đây là con số khá lớn. Số đông này là số được hấp thụ giáo dục mới. Họ sẽ là lớp người dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Nôm và chữ Hán, họ cũng là những người biết chút ít tiếng Pháp và một số kiến thức khoa học phổ thông có thể xem như là giới trí thức tân học ở thời kỳ chuyển tiếp này. Đó là tình trạng giáo dục ở Miền Nam. Và đến năm 1917 chính quyền thuộc địa mới có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Hệ thống giáo dục mới này - gọi là Giáo Dục thời Pháp thuộc - gồm có ba bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp: (1) cấp Sơ học gồm các lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót, lớp Dự Bị (Cours Preparatoire) hay lớp Tư, và lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba, (2) cấp Tiểu học gồm có lớp Nhì Một Năm (Cours Moyen Première Année), lớp Nhì Hai Năm (Cours Moyen Deusième Année) và Lớp Nhất (Cours Supérieur). Mỗi làng có một trường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ở quận (đông dân) có thể có trường tiểu học nếu có đông học sinh. Tại mỗi tỉnh lỵ có một trường tiểu học lớn (có nhiều lớp cho mỗi cấp lớp), như trường Nam Tiểu học Mỹ Tho chẳng hạn có được 5 lớp Nhất, 1 lớp Tiếp Liên (Cours des Certifiés) hồi thập niên 1940. Học xong lớp Ba, tức là hết Sơ cấp, học sinh phải thi tuyển vào lớp Nhì Một Năm để học tiếp bậc Tiểu học, và khi xong lớp Nhất (hết bậc Tiểu học) học sinh lại phải thi lấy bằng Sơ Tiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d'Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Đậu xong bằng này học sinh mới được dự kỳ thi tuyển vào năm Thứ Nhất trường Trung học.

       Bậc Trung học cũng chia làm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là Cao Đẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire Superieur, cũng như trung học đệ nhất cấp sau này) gồm có bốn lớp: Năm Thứ Nhất (Première Année), Năm Thứ Nhì (Deuxième Année), Năm Thứ Ba (Troisième Année) và Năm Thứ Tư (Quatrième Année). Học xong Năm Thứ Tư học sinh thi lấy bằng Thành Chung hay DEPSI (Diplôme d'Études Primaire Superieur Indochinois). Những ai muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thể thi bằng Brevet Premier Cycle hay Brevet Elementaire. Cấp thứ hai là ban Tú Tài gồm các lớp Second (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này), Première (như Đệ Nhị hay lớp 11) và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12). Xong lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11) học sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première Partie), đậu được Tú Tài I mới được vào học lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie). Khi lên lớp Terminale (lớp 12) học sinh phải chọn một trong ba ban chính sau đây: (1) ban Triết (Philosophie), (2) ban Khoa Học Thực Nghiệm (Sciences Expérimentales), và (3) ban Toán (Mathématiques Élémentaires)... Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie) về một trong các ban nói trên. Bằng Tú Tài II thường được gọi tắt là Bac. Philo. (Tú Tài II ban Triết), Bac. Math. (Tú Tài II ban Toán) v v ... Xong Tú Tài học sinh mới được vào Đại học, và dưới thời Pháp thuộc chỉ có một đại học duy nhất ở Hà Nội cho toàn cõi Đông Dương. Một số không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất là ở Miền Nam, sau khi xong Tú Tài thường qua Pháp học tiếp bậc đại học thay vì ra Hà Nội học.

       Chương trình học trên đây chịu ảnh hưởng nặng nề của chương trình Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Tiếng Việt chỉ được xem như một sinh ngữ phụ. Đúng ra đây chỉ là chương trình Pháp thật sự nhưng có chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các trường Việt Nam. Chương trình này kéo dài đến hết Thế Giới Đại Chiến Thứ Hai trên toàn cỏi Việt Nam. Sau năm 1945, sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, chương trình Việt được ban hành. Chương trình này - chương trình Hoàng Xuân Hản - được đem ra áp dụng trước ở Bắc Việt và Trung Việt, nhưng riêng ở Miền Nam thì vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục. Dưới thời Pháp đô hộ giáo dục phát triển rất chậm chạp. Quyền quyết định về giáo dục cũng như chính sách giáo dục hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Phải đến giữa thập niên 1950, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chương trình Việt mới bắt đầu được áp dụng ở trong Nam để thay thế chương trình Pháp. Cũng từ khoảng thời gian đó, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo quan trọng của họ. Những đóng góp của họ thật lớn lao đưa đến sự bành trướng và phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền giáo dục quốc gia dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.

Nguyễn Thanh Liêm
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Tue 06 Aug 2013, 10:22

GIÁO DỤC Ở NAM VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẬP NIÊN 1970 ĐẾN 1975
Nguyễn Thanh Liêm

1. NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA NỀN GIÁO DỤC QUỐC GIA

Người làm giáo dục, nhất là người lãnh đạo giáo dục trong một nước, bao giờ cũng phải có những câu hỏi (để tìm câu giải đáp) về những vấn đề sau đây liên hệ tới nền giáo dục quốc gia:

1) Triết lý căn bản của nền giáo dục quốc gia là gì? Chúng ta quan niệm con người (đối tượng của giáo dục) như thế nào? Tương quan giữa con người và xã hội ra sao? Con người có giá trị gì? Con người hơn các giống sinh vật khác ở chỗ nào? Con người có trí thông minh như nhau không? Chúng ta quan niệm con người như một cứu cánh hay như một công cụ của xã hội? Chúng ta quan niệm bộ óc của con người như một màn ảnh, một tờ giấy trắng, thụ động tiếp nhận những gì được người khác in lên hay vẽ lên trên đó, hay như một tiềm năng, một trí khôn, tích cực chọn lựa những tín hiệu đưa đến, để chỉ thu nhận những gì thích hợp hay ích lợi cho cá nhân thôi? ... Triết lý căn bản này này sẽ một mặt gắn liền với mục tiêu giáo dục được đặt ra, và mặt khác gắn liền với chương trình học và phương pháp giảng dạy.

2) Mục tiêu của nền giáo dục quốc gia là gì? Giáo dục phải đào tạo nên những con người như thế nào? Nói rõ hơn là sau khi nhận được sự giáo dục xong, lớp người được đi học, hay phải đi học này, sẽ trỡ nên người thế nào (đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại)?

3) Muốn đạt mục tiêu trên thì cần dạy những gì cho học sinh (hay hướng dẫn học sinh học những gì)? Cần có một chương trình học như thế nào cho thích hợp với mục tiêu đã đề xướng? Cùng lúc phải có hệ thống giáo dục như thế nào cho hợp lý? Các bậc học, các ngành học phải được ấn định thế nào trong hệ thống giáo dục này?

4) Với chương trình học như vậy thì cần phải có những tài liệu giáo khoa và những học cụ như thế nào?

5) Ai đảm trách công việc dạy dỗ? Vai trò đặc biệt quan trọng của nhà giáo. Người đi dạy học phải được đào tạo ra sao, trang bị như thế nào, cần có những phẩm hạnh gì? Lương tâm chức nghiệp là gì? Sứ mạng giáo chức là gì? Có cần nói đến quyền lợi của giáo chức không? Quyền lợi gì? Vật chất hay tinh thần? Đây là vấn đề đào tạo và tu nghiệp giáo chức, các trường sư phạm, và vấn đề lương tâm, tư cách và uy tín của nhà mô phạm.

6) Học và dạy ở đâu? Nơi học, học đường, trường sở phải như thế nào để cho việc dạy dỗ con em của giáo sư cũng như việc học hành của học sinh được kết quả tốt? Đây là vấn đề trường sở và trang bị học đường.

7) Có dạy, có học thì phải có lượng giá (evaluation) việc học hỏi. Làm thế nào để lượng giá đúng, khoa học, và công bằng? Đo lường kết quả học hành như thế nào? Làm sao để có được cách thức đo lường sự học một cách khoa học, khách quan, đo lường cho đúng? Cần có những cuộc thi hay trắc nghiệm gì? Tổ chức thi cử thế nào cho có hiệu quả, văn bằng/chứng chỉ cấp phát thật sự có giá trị, không gây những hậu quả tệ hại cho việc học (như học tủ, chỉ học để thi đậu, thay vì học để hiểu biết). Làm sao để lượng giá việc dạy dỗ của các giáo viên/giáo sư? (vấn đề lượng giá).

8) Các cơ sở giáo dục phải được tổ chức thế nào để việc điều hành, kiểm soát, đôn đốc các sinh hoạt giáo dục được nhiều hiệu năng và ít phí tổn? Tổ chức quản trị ở mỗi đơn vị học đường, ở mỗi địa phương tỉnh/thị xã, và ở trung ương (vấn đề điều hành, quản trị) phải thế nào để thật sự có hiệu năng?

Tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên đây tức là tìm những giải pháp cho các vấn đề giáo dục thường có trong một quốc gia. Nếu câu trả lời xác đáng, giải pháp đưa ra đứng đắn, sự thực hiện đúng mức thì nền giáo dục có hiệu quả, người dân vui lòng/hạnh phúc, quốc gia sẽ tiến bộ, hưng thịnh. Ngược lại nếu câu trả lời không xác đáng, giải pháp đưa ra sai lầm, hoặc sự thực hiện không đúng mức, nền giáo dục xuống dốc, thụt lùi, người dân khốn khổ, quốc gia sẽ suy thoái, thua sút các quốc gia tiến bộ khác trên thế giới.

Sau đây là những giải đáp cho những vấn đề nêu trên của những người làm giáo dục ở Miền Nam tự do, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

2. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Triết lý giáo dục VNCH nằm trong những Nguyên Tắc Căn Bản do Bộ Giáo Dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong hiến pháp 1967. Những nguyên tắc căn bản này được tóm lược như sau:

Thứ nhất: Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản (humanistic education). Nhân là người hay con người, bản là gốc là căn bản. Trong lãnh vực triết lý, thuyết nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong đời sống trên thế gian này. Thuyết nhân bản lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản chớ không nhắm đến linh hồn hay một cuộc đời nào khác ngoài thế giới mà loài người hiện đang sống trong đó. Theo thuyết này, con người có giá trị đặc biệt của con người, cao cả hơn tất cả các giống sinh vật khác trên đời này. Chỉ có con người mới có văn hóa, có những hoạt động có suy tư, có sáng tạo, làm cho cuộc sống của con người tiến hóa luôn từ xưa đến giờ. Nhân bản cũng chỉ tính cách linh thiêng của con người, khác hơn mọi loài vật, “nhân linh ư vạn vật”, và con người phải được tôn trọng bởi tính linh thiêng đó. Con người tự nó là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giácon người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, con người có giá trị của con người như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

Thứ hai: Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc (nationalistic education). Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh anh hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc Việt Nam có mặt trên thế giới này từ bao nhiêu ngàn năm trước. Dân tộc đó có tiếng nói riêng, có lịch sử riêng, có một nền văn hóa riêng của nó từ bao đời. Dân tộc tính đó trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị tan biến hay tiêu trầm trong những nền văn hóa khác.

Thứ ba: Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng kín cữa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

3. MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC

Từ những nguyên tắc căn bản trên đây, quan niệm về giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa bao gồm những tư tưởng nền tảng sau đây liên hệ tới những mục tiêu chính của giáo dục:

Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những định luật phát triển tự nhiên về vật lý và tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của mỗi cá nhân học sinh phải được lưu ý đúng mức. Cung ứng cho học sinh đầy đủ tin tức, dữ kiện, để học sinh phán đoán, lựa chọn, không che dấu tin tức hay chỉ cung cấp những tin tức chọn lọc thiếu trung thực để nhồi sọ học sinh theo một chủ trương, một hường đi định sẵn nào.

Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sinh sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xăm bảo vệ tổ quốc, yêu thương giúp đở nhau trong tình đồng bào; giúp học sinh học tiếng Việt và xử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết cái đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm tự trị với sự phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển sự phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp đón nhận những giá trị văn hóa rộng rãi.

Tóm lại, mục đích của giáo dục quốc gia là giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện để trở thành những người có kỹ năng thưc tiễn, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống, có đạo đức, có tình người, để gây dựng hạnh phúc gia đình và hội nhập vào xã hội góp phần vào việc bảo vệ và phát triển quốc gia. Người được đi học sẽ trỡ thành người tốt và có ích cho chính mình, cho gia đình, và cho quốc gia dân tộc. Giáo dục Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt giai cấp xã hội, không phân biệt tôn giáo, địa phương, chủng tộc. Giáo dục Việt Nam cố tạo những cơ hội đồng đều cho mọi người được đi học tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được đến hết bậc đại học, hay ai cũng học đến bác sĩ, kỷ sư hoặc các ngành cao đẳng chuyên nghiệp khác. Tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng và sở thích, có người chỉ học được hết Tiểu Học, có người học hết Trung Học Đệ Nhất Cấp, hay Trung Học Đệ Nhị Cấp, có những người khác thì học đến hết bậc đại học. Nhưng dù bất cứ học đến bậc học nào, mục đích của giáo dục vẫn phải là giúp tất cả mọi người trỡ thành người tốt, người đã được phát triển về khả năng cũng như đạo đức, dù khả năng đó ở mức đô nào. Nếu có những người chỉ có cơ hội học hết Tiểu Học thôi, thì giáo dục vẫn có bổn phận giúp họ phát triển đến hết mức đó, và vẫn làm thế nào giúp họ trỡ thành người tốt với mức học Tiểu Học của họ.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Thu 08 Aug 2013, 13:10

4. HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Tựa trên mục đích của giáo dục đã nêu trên, hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trong những năm sau cùng trước biến cố 1975, được thiết lập trong tinh thần tiếp cận hệ thống giáo dục của các quốc gia tiền tiến trên thế giới. Hệ thống này gồm ba cấp bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Tiểu học và Trung Học Đệ Nhất Cấp là cái học Phổ Thông (gồm 9 năm học). Trung Học Đệ Nhị Cấp bắt đầu chia ngành chuyên môn. Đây là những năm chuyển tiếp để vào các ngành chuyên môn hơn ở Đại Học, hoặc ra đời làm việc sinh sống. Riêng ở hai bậc Tiểu và Trung học, hệ thống giáo dục Việt Nam là hệ thống 5-4-3, với 12 năm liên tục, từ Lớp 1 đến Lớp 12, phân bố như sau:


Tiểu học (chỉ có Phổ Thông):



Lớp Một (Lớp Năm cũ)
Lớp Hai (Lớp Tư cũ)
Lớp Ba (Lớp Ba cũ)
Lớp Bốn (Lớp Nhì cũ)
Lớp Năm (Lớp Nhứt cũ)


Trung học Đệ Nhất Cấp (chỉ có Phổ Thông):




Lớp Sáu (Đệ Thất cũ)
Lớp Bảy (Đệ Lục cũ)
Lớp Tám (Đệ Ngũ cũ)
Lớp Chín (Đệ Tứ cũ)



Trung học Đệ Nhị Cấp (Phổ Thông và Chuyên Nghiệp):



Lớp Mười (Đệ Tam cũ)
Lớp Mười Một (Đệ Nhị cũ)
Lớp Mười Hai (Đệ Nhất cũ)



Bắt đầu Trung học Đệ Nhị Cấp, từ Lớp Mười, học sinh phải chọn Ban chuyên môn, và ngành chuyên môn như sau (từ 1973):



Ngành Phổ Thông:



Ban A (hay Ban Khoa Học Thực Nghiệm)
Ban B (hay Ban Toán)
Ban C (hay Ban Sinh Ngữ)
Ban D (hay Ban Cổ Ngữ)




Ngành chuyên nghiệp Nông Lâm Súc (Trung học Nông Lâm Súc)




Ngành chuyên nghiệp Kỹ Thuật (Trung Học Kỹ Thuật)






Bậc Đại học bao gồm:




 Đại Học Cộng Đồng (hai năm)
 Đại Học (chương trình Cử Nhân trở lên)




5. ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC:




 Vào Lớp Một, bậc Tiểu Học:




Tất cả trẻ em từ 6 tuổi là nhận vào Lớp Một để bắt đầu bậc Tiểu Học. Tuy không có luật bắt buộc phải đi học, nhưng hầu hết trẻ em đều được đi học hết bậc Tiểu Học miễn phí ở các trường Tiểu Học công lập. Học sinh có thể học trường Tiểu Học tư thục nếu phụ huynh muốn.




 Vào Lớp Sáu, bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp




Muốn vào học Lớp Sáu, Trung Học Đệ Nhất Cấp, học sinh phải học xong Tiểu Học và phải qua một kỳ Thi Tuyển Vào Lớp Sáu. Đây là kỳ thi gay go vì số chổ ở Lớp Sáu Trung Học công lập có giới hạn. Chỉ khoảng 62% học sinh xong Tiểu Học được tuyển chọn vào Lớp Sáu trường công. Học trường công thì không phải trả học phí. Học sinh thi rớt vào Lớp Sáu trường công có thể lên học bậc trung học đệ nhất cấp ở các trường tư thục (có học phí).




 Vào Lớp Mười Trung Học Đệ Nhị Cấp




Học sinh học xong Lớp Chín, có đủ điểm lên lớp, được vào Lớp Mười, ngành Phổ Thông, không phải qua một kỳ thi nào. Vào trường công thì không phải đóng học phí. Tuy nhiên, khi vào Lớp Mười học sinh phải lựa chọn Ban. Việc chọn Ban có tính cách tự nguyện, do tự học sinh muốn chọn Ban nào cũng được tùy theo sở thích của mình chớ không qua một sự hướng dẫn, hay chỉ bảo nào của nhà trường. Vào lớp Mười các ngành chuyên môn như Nông Lâm Súc hay Kỹ Thuật thì học sinh phải qua một kỳ thi tuyển vì số chổ giới hạn hơn ngành Phổ Thông.




 Vào Năm Thứ Nhất Đại Học




Học sinh đậu xong Tú Tài, kể như tốt nghiệp bậc Trung Học, có đủ điều kiện để vào học Năm Thứ Nhất bậc Đại Học. Tuy nhiên vì có một số đại học có số chổ rất giới hạn nên đòi hỏi học sinh phải dự một kỳ thi tuyển như các đại học Y, Dược, Nha, Kỷ Thuật, Sư Phạm. Sự tuyển chọn hoàn toàn tựa trên khả năng của thí sinh , không có vấn đề lý lịch gia đình chen vào. Các đại học khác như Luật, Khoa Học, Văn Khoa không có thi tuyển, chỉ nhận thẳng những học sinh đã có bằng Tú Tài, không có một sự phân biệt, kỳ thị nào. Trường công thì không phải đóng học phí dù là bậc đại học. Chỉ có đóng tiền đi thi cuối năm ở một số trường hay phân khoa. Có những chương trình có học bổng cho sinh viên như trường sư phạm chẳng hạn.



6. CHƯƠNG TRÌNH HỌC



Chương trình học ở các bậc Tiểu và Trung học do Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên ban hành. Chương trình học này tựa trên triết lý giáo dục, mục đích và hệ thống giáo dục đã nêu trên. Chương trình do Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình, gồm một số thanh tra và giáo sư các môn liên hệ soạn thảo và đề nghị. Chương trình này được áp dụng đồng nhất cho cả trường công lẫn trường tư trên toàn quốc.



Bậc Tiểu Học:




Chương trình Tiểu Học cung ứng cho học sinh những kiến thức cần thiết để ra đời hay lên học ở bậc Trung Học, cùng với những kỷ năng cơ bản (basic skills), những kỹ năng thực tiển (practical skills) và những cách thế phát triển cá nhân hầu có thể thích ứng dễ dàng với môi trường sinh sống.



Chương trình học chú trọng nhiều vào ba môn chính là Quốc Văn (tiếng Việt), Toán, Khoa Học Thường Thức. Bên cạnh ba môn chính trên đây phần Luân Lý với Công Dân Giáo Dục cũng được đặc biệt lưu ý. Số giờ và môn học được phân bố như sau:



1) Quốc Văn từ 7 tiếng 1/2 đến 9 tiếng 1/2 mỗi tuần tùy theo lớp, và bao gồm tập đọc, ngữ vựng, tập viết, chính tả, văn phạm, tập làm luận văn (tả vật, tả cảnh, tả người, thuật sự, viết thơ).



2) Công Dân Giáo Dục dạy về quyền và bổn phận của một công dân: từ 2 tiếng12 phút đến 2 tiếng ½ mỗi tuần tùy theo lớp.




3) Toán: từ 2 tiếng ½ đến 4 tiếng mỗi tuần tuỳ theo lớp, gồm có bốn phép toán, phân số, số học và hình học




4) Khoa Học Thường Thức: 2 tiếng ½ mỗi tuần bao gồm vạn vật, vệ sinh, các chứng bệnh, phép đo lường,




5) Sử Địa: SửViệt Nam và thế giới: 1 tiếng mỗi tuần, chỉ có từ lớp Ba trở lên; Địa Lý Việt Nam và thế giới: 1 tiếng mỗi tuần từ lớp Ba trỡ lên.




6) Nhiệm Ý: Thể Dục: 1 tiếng ½ đến 2 tiếng mỗi tuần tùy theo lớp; Hội Họa: 1 tiếng mỗi tuần; Nữ Công Gia Chánh: 2 tiếng mỗi tuần riêng cho nữ sinh từ lớp Ba trở lên.



Sinh Ngữ không có trong chương trình Tiểu Học. Các trường Tiểu học công lập không có sinh ngữ trừ trường hợp đặc biệt của các Trung Tâm Giáo Dục do người Pháp chuyển giao cho Bộ GD năm 1969. Có 5 trung tâm tất cả( Trung Tâm Lê Quí Đôn ở Sài Gòn, Trung Tâm Hồng Bàng ở Chợ Lớn, Trung Tâm Yersin ở Đà Lạt, Trung Tâm Pascal ở Nha Trang, và Trung Tâm Nguyễn Hiền ở Đà Nẳng). Ở các trung tâm này có thêm giờ Pháp Văn ở bậc Tiểu Học do giáo sư Pháp đảm trách và do cơ quan Văn Hóa Pháp đài thọ. Một số trường Tiểu học tư thục có thêm giờ sinh ngữ, ngoài số giờ ấn định của chương trình Tiểu học công lập.



Bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp:




Chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp cung ứng cho học sinh những kiến thức tổng quát, có phần sâu rộng hơn bậc tiểu học nhưng chưa đi vào chuyên môn như ở Trung Học Đệ Nhị Cấp. Chương trình này một mặt bổ túc cho những kiến thức đã gặt hái được ở bậc Tiểu Học, và mặt khác chuẩn bị cho học sinh đón nhận những kiến thức sâu rộng hơn ở bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp.

Chương trình bao gồm:





1) Quốc văn: văn phạm, chính tả, giảng văn (văn xuôi và văn vần), luận văn (luận đề luân lý), 6 giờ mỗi tuần.




2) Sinh ngữ: học sinh chọn một trong hai sinh ngữ Anh hoặc Pháp. (sinh ngữ Anh, dùng English for Today, từ Book I đến Book III ; sinh ngữ Pháp dùng Civilisation Francaise, tome I: Le Francais Elementaire). 6 giờ mỗi tuần ở các lớp 6 và 7; 5 giờ mỗi tuần ở các lớp 8 và 9.




3) Lý Hóa: 2 giờ mỗi tuần ở các lớp 6 và 7; 2 giờ ½ ở các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về (1) Vật Lý: cân, nguyên lý Archimèdes, nhiệt độ, điện, quang; (2) Hóa Học: H2O, Oxy và oxy hóa, Hyt ro và không khí, acid và bases, kim khí, hóa học hữu cơ.




4) Vạn Vật: 1 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm sinh vật, cây cỏ, thú vật, đất đá, con người.




5) Toán: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6 và 7; 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về: số học, phân số, đại số, phương trình bậc nhất, hàm số (y = ax và y = ax + b); phương trình bậc hai, hàm số (y = x2 ; y = ax2 ; y = 1/x ; y = a/x). Về hình học: đường thẳng, đoạn thẳng, gốc vuông, tam giác đồng dạng, đa giác ; hình học không gian: mặt phẳng song song, hình nón, hình cầu.




6) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, và 9. Gồm: (1) Sử Ký: Việt Nam từ khởi thủy đến 1945; sử thế giới (sự phát triển kỹ nghệ Âu Châu và sự bành trướng của chủ nghĩa thự dân; các nước Á Châu trước chủ nghĩa thực dân - Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản; Đại Chiến Thế Giới Thứ Nhất; thế giới giữa hai thế chiến); (2) Địa lý: trái đất, Âu Châu, Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu (trừ Việt Nam), Úc Châu, và Việt Nam.




7) Công Dân: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 6 và 7, 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 8 và 9. Gồm những bài học về: cá nhân và gia đình, tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã hội và tôn giáo, quyền và bổn phận một công dân.




8) Nhiệm Ý: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm: hội họa, âm nhạc, thể thao cho nam sinh; nữ công gia chánh, âm nhạc, thể thao cho nữ sinh.



Bậc Trung học Đệ Nhị Cấp:


Chương trình học ở bậc trung học đệ nhị cấp một mặt giúp học sinh hoàn tất nền học vấn bậc trung học và mặt khác sửa soạn cho học sinh bước vào ngưỡng cữa đại học. Ở những năm học này học sinh được lựa chọn những môn học thích hợp với khả năng và sở thích của mình. Chương trình học do đó, không đồng nhất, màđược thay đổi tùy theo ngành và tùy theo ban. Về ngành thì có ngành Phổ Thông, ngành Nông Lâm Súc và ngành Kỹ Thuật. Mỗi ngành lại chia làm nhiều ban. Ngành Kỹ Thuật có các ban Cơ Khí (mechnics), Điện (electricity), Điện Tử (electronics), Rèn (forging), Hàn (welding) v v ...Ngành Nông Lâm Súc có ban Canh Nông (agriculture) , Lâm (forestry), và Súc (animal husbandry). Ngành Phổ Thông có các Ban A, Ban B, Ban C và Ban D. Riêng ngành phổ thông, ngành có nhiều học sinh nhất, số giờ học theo từng môn và theo từng ban được ghi rõ trong bản phân phối đính kèm. Nhìn chung ta thấy Ban A (tức ban Khoa Học Thực Nghiệm) chú trọng vào Vạn Vật, và Vật Lý - Hóa Học, Ban B (hay ban Toán) chú trọng vào Toán học và Vật Lý - Hóa Học, Ban C chú trọng vào Triết học (Tâm Lý, Luận Lý, Đạo Đức và Siêu Hình học) và Sinh Ngữ, và Ban D chuyên về Triết học và Cổ Ngữ. Về Sinh Ngữ, có sinh ngữ chính và sinh ngữ phụ. Sinh ngữ chính có thể là Anh Ngữ hay Pháp Ngữ; sinh ngữ phụ có thể là Anh, Pháp, Đức, Nhật, Y Pha Nho, Ý. Cổ Ngữ có thể là Hán hay La Tinh. Thường thì hai Ban C và D được gọi chung là Ban Văn Chương. Các môn học trong chương trình Phổ Thông được tóm ghi như sau:


1) Quốc Văn: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 A và B; 5 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 ban C và D. Gồm văn học sử từ khởi thủy đến 1945 (văn học bình dân truyền khẩu, văn chương chữ Nôm và văn học chữ Quốc Ngữ), giảng văn (15 tác giả và tác phẩm cho ban A và B, và 20 tác giả và tác phẩm cho ban C và D), luận văn (luận đề văn chương và luân lý).

2) Triết học: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban A, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban B, và 9 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban C và D. Gồm Luận Lýhọc và Đạo Đức học cho cả 4 Ban; Tâm Lý Học và Siêu Hình Học cho các Ban C và D, một phần Tâm Lý Học cho Ban A.
3) Công Dân: 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 A, B, C, D; và 1 giờ mỗi tuần cho lớp 12


tất cả các Ban. Gồm: Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ, chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài, phát xít, cộng sản).

4) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, và 12 các Ban A, B, C, D. Gồm: Sử Việt Nam từ 1407 đến 1945, Sử Thế Giới từ cuối thế kỷ XVIII đến 1945 (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, Đại Chiến Thế Giới I, Đại Chiến Thế Giới II), Địa Lý Địa Cầu, Địa Lý Việt Nam, Địa Lý Thế Giới (Hoa Kỳ, Tây Đức, Anh, Nhật, Nga Sô, Trung Hoa Lục Địa, Ấn Độ).

5) Sinh Ngữ I: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 A, B; 3 giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C và D. Anh Văn (English for Today, books III và IV cho Ban A và B, books IV và V cho Ban C và D), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Francaise, Tome II cho Ban A và B, Tome II thêm các tác giả La Fontaine, A. Daudet, A. France, St. Exupéry, G. Duhamel cho Ban C và D).

6) Sinh Ngữ II: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 A và B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C. Anh Văn (English for Today, Books I và II cho Ban A và B, Books I, II, và III cho Ban C), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Francaise, Tome I cho Ban A và B, Tome I và II cho Ban C). Ban D thì học Cổ Ngữ (chữ Hán hay tiếng La Tinh).

7) Toán: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C, D, 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 A, 5 giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 B, và 9 giờ mỗi tuần cho lớp 12B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho Ban B, tổng quát hơn cho Ban A và rất hạn chế cho Ban C và D. Gồm Đại Số (phương trình bậc hai và bất bình đẳng, lô ga rít, đạo hàm và hàm số), Hình Học (hình học giải tích), Chuyển Động(véc to, vận tốc, chuyển động thẳng), Lượng Giác, Thống Kê và sác xuất.

8) Vạn Vật: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12, Ban B, C, và D, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A, và 4 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban A. Nhiều chi tiết và thí nghiệm cho Ban A, nhưng nhiều giới hạn cho các Ban B, C, và D. Gồm địa chất (geology), thực vật (botany), và động vật (animals).

9) Lý Hóa: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 Ban C và D, 4 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A và B, 7 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban A và B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho các Ban A và B. Rất giới hạn cho các Ban C và D. Gồm Vật Lý (lực, tĩnh, nhiệt,...), Hóa Học (nguyên tử, ...).



Chương Trình Trung Học Tổng Hợp (comprehensive secondary school curriculum)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Sat 10 Aug 2013, 15:02

7. TÀI LIỆU, DỤNG CỤ GIÁO KHOA

Phần lớn các sách giáo khoa, và một số các dụng cụ khoa học đều do Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục sản xuất và cung cấp với sự giúp dỡ và viện trợ của các cơ quan ngoại quốc như USAID. Ban tu thư dịch thuật với các giáo chức và các họa sĩ với chuyên môn và kỹ thuật cao đã soạn thảo trọn bộ sách bậc tiểu học tốt về nội dung cũng như hình thức. Nhiều sách dịch và tham khảo đã được duyệt và ấn loát để các học sinh và sinh viên cótài liệu tham khảo.

Ngoài ra trung tâm còn hợp tác với cơ quan quốc tế UNESCO để viết và dịch các sách nhi đồng để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa quanh ta và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo Dục cũng dành riêng ngân sách để ấn loát sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc khác nhau.

Để thống nhất các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo Dục đã thiết lập Ủy Ban Quốc Gia soạn thảo danh từ chuyên môn. Nhiều giáo sư đại học đã tham gia vào việc soạn thảo và Trung Tâm Học Liệu đã bắt đầu ấn hành những tập đầu tiên danh từ văn học và khoa học.

8. ĐÀO TẠO VÀ TU NGHIỆP GIÁO CHƯC

Nhà giáo Việt Nam Cộng Hòa: nhà mô phạm

Xã hội Việt Nam có truyền thống hiếu học và trọng thầy lâu đời. Ai cũng muốn cho con mình đi học, ai cũng muốn con mình có được chút học hành. Trong xã hội xưa, muốn con đậu cao ra làm quan thì dĩ nhiên rồi, nhưng nếu không được như vậy thì ít ra cũng được một ít chữ nghĩa của thánh hiền, tức là một ít những kiến thức, những cái khôn của người xưa truyền lại. Người được đi học là người tốt, người trí thức, quân tử, người có giá trị hơn người khác. Muốn học phải có thầy. Vai trò của giáo dục lớn lao bao nhiêu thì vai trò của người làm thầy lớn lao bấy nhiêu. Trong xã hội xưa địa vị của ông thầy còn lớn hơn cả địa vị của ông cha, chỉ dưới có nhà vua mà thôi. Thành ngữ “quân, sư, phụ”đã cho thấy thứ tự quan trọng đó. Những đổi mới trong xã hội Việt Nam sau khi chuyển sang tân học tuy có làm giảm đi phần nào ảnh hưởng của Nho giáo và vị trí cao cả đặc biệt của ông thầy nhưng vẫn không làm thay đổi nhiều lòng tôn trọng, kính nể nhà giáo ở nơi học sinh và phụ huynh học sinh đối với nhà giáo. Sở dĩ như vậy là vì muốn đóng tròn vai trò “ông thầy” được sự kính nể của mọi giới trong xã hội, ông thầy phải có khả năng và đức đô, có lòng thương mến lo lắng cho học trò, có lương tâm hay ý thức sứ mạng “hối nhân bất quyện” của mình. Ngoài cái sứ mạng dạy học ra, người làm thầy còn được xã hội trọng vọng, xem như là người đạo đức, gương mẫu ở đời. Người ta xem họ là những nhà mô phạm, tức như những người mẫu mực mà người đời, nhất là giới trẻ, cần phải lấy đó làm gương. Thời xưa người làm thầy như có phần thiên phú để nhận lãnh sứ mạng làm thầy, rồi tự mình học lấy cách làm thầy ở những ông thầy đi trước, chớ không có một trường học nào chuyên đào tạo nên những người làm thầy. Khi người Pháp sang, nền tân học ra đời thay thế cho nền nho học, một loại trường đặc biệt được thiết lập chuyên về việc đào tạo giáo chức, đó là trường Sư Phạm.

Trường Sư Phạm: trường đào tạo giáo chức

Sư phạm là khuôn mẫu dạy dỗ (sư là thầy dạy, phạm là cái khuôn), hay nói nôm na ra là phương pháp, cách thức dạy học. Trường sư phạm là trường đào tạo giáo chức, là nơi người ta dạy cách thức hay phương pháp dạy học cho những người muốn làm nghề dạy học. Có kiến thức chuyên môn sâu rộng là một việc còn biết cách dạy cho có hiệu quả là một chuyện khác. Kiến thức chuyên môn chỉ mới là điều kiện cần, phải có kiến thức sư phạm nữa mới là điều kiện đủ để trỡ nên nhà giáo đúng nghĩa. Người có cử nhân toán học là người có đủ kiến thức về toán để dạy học sinh ban Tú Tài, kể cả Tú Tài Toán (Ban B) chẳng hạn, nhưng nếu người đó có thêm kiến thức hay kinh nghiệm sư phạm nữa thì sự truyền đạt những kiến thức toán của mình cho học sinh càng có nhiều hy vọng có kết quả hữu hiệu hơn. Vai trò của trường sư phạm là giúp những người muốn làm thầy thu thập được những kiến thức và kinh nghiệm dạy học đó.

Trường sư phạm (école normale, hay école de pédagogy) do người Pháp du nhập vào Việt Nam hồi tiền bán thế kỷ XX, như trường sư phạm Nam Việt, trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội chẳng hạn. Thời Việt Nam Cộng Hòa, có nhiều trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học và giáo học bổ túc như Quốc Gia Sư Phạm (Sài Gòn), Sư Phạm Long An, Sư Phạm Vĩnh Long, Sư Phạm Qui Nhơn, Sư Phạm Bam Mê Thuộc, v v ..., hoặc các trường sư phạm đào tạo giáo sư trung học đệ nhất cấp hoặc đệ nhị cấp như Cao Đẳng Sư Phạm sau đổi thành Đại Học Sư Phạm (Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Sư Phạm Huế, Đại Học Sư Phạm Đà Lạt). Đại Học Sư Phạm một năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp. Đại Học Sư Phạm ba năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp. Đại Học Sư Phạm gồm nhiều ban như Việt Văn, Triết, Pháp Văn, Anh Văn, Toán, Lý Hóa, Vạn Vật, Sử Địa. Trường Sư Phạm một mặt giúp các giáo sinh mở rộng kiến thức chuyên môn (học về nội dung các môn mình sẽ dạy), mặt khác giúp các giáo
chức tương lai trau dồi về sư phạm (cả lý thuyết lẫn thực hành).

Tu Nghiệp Giáo Chức

Tu nghiệp là cách tốt nhất để các giáo chức có cơ hội hiện đại hóa những kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức/kinh nghiệm sư phạm của mình. Thật ra với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật ngày nay, những hiểu biết của con người ở bất cứ lãnh vực nào cũng có thể rất dễ bị lỗi thời chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không có dịp học hỏi, cập nhật hóa những hiểu biết chuyên môn của mình. Ở địa hạt giáo dục cũng vậy, nhà giáo cần phải để thì giờ và cơ hội học hỏi thêm, cập nhất hóa những kiến thức chuyên môn của mình để không bị rơi vào tình trạng hủ hóa. Trong chiều hướng đó, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên thường xuyên tổ chức các chương trình và lớp tu nghiệp cho các giáo chức. Với sự viện trợ của các quốc gia tiền tiến trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Bộ VHGDTN thường gởi giáo chức đi tu nghiệp ở ngoại quốc. Trong nước thỉnh thoảng vẫn có những lớp tu nghiệp hay những buổi hội thảo về giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi, thăng tiến trong nghề nghiệp. Nha Sư Phạm và các trường sư phạm đảm trách công việc tu nghiệp ở trong nước cho các giáo chức.

Đời sống và tinh thần giáo chức

Chỉ số lương của nhà giáo tuy có khá hơn một số các ngành khác, nhưng so với mực sống của những công tư chức nói chung thì đồng lương và đời sống của nhà giáo có tính cách rất khiêm nhường. Chỉ số lương mới ra trường sư phạm của giáo viên tiểu học là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. So với các sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lương giáo sư vẫn khá hơn, vì khi bị động viên vào quân ngũ, các sĩ quan giáo sư tuy đã mất phần phụ cấp sư phạm , vẫn còn được lãnh tiền sai biệt giữa lương căn bản giáo chức và lương sĩ quan. Với số lương căn bản ấn định, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở tỉnh thời Đệ Nhất Cộng Hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người làm. Sang Đệ Nhị Cộng Hòa, đời sống bắt đầu mắt mỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng. Tuy vậy lúc nào nhà giáo cũng vẫn giữ vững tinh thần, và tư cách nhà mô phạm, từ cách ăn mặc thật đứng đắn, đến cách ăn nói giao tiếp với phụ huynh học sinh, và cả với giới chức chính quyền địa phương. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn đến đâu, nhà giáo cũng hết lòng với sứ mạng, vẫn làm đúng lương tâm chức nghiệp của mình.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Thu 29 Aug 2013, 11:20

9. LƯỢNG GIÁ VÀ THI CỬ

Có hai lối thi để lượng giá học sinh ở bậc trung học ngoài kỳ thi tuyển vào lớp Sáu. Một là thi lục cá nguyệt ở trong lớp học và hai là dự thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia. Thi lục cá nguyệt là kỳ thi do giáo sư dạy lớp ra đề thi, cho thi trong lớp, và chấm điểm, sắp hạng học sinh về môn của mình. Mỗi niên học có hai lần thi lục cá nguyệt. Cả bài thi và số điểm sẽ được đệ nạp trên văn phòng giám học. Trường sẽ cọng điểm các môn, dùng điểm trung bình để định việc lên lớp cho học sinh.


Thi lục cá nguyệt từ xưa đến giờ không được chú ý đúng mức. Ở trong trường cũng như ở ngoài xã hội, kể cả phụ huynh học sinh, ít người đặt nặng tầm quan trọng vào các kỳ thi lục cá nguyệt. Đây là một quan niệm sai lầm đáng tiếc. Người ta chỉ chú trọng vào các kỳ thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia (national examinations). Và càng về xưa càng nhiều kỳ thi, càng nhiều kỳ thi càng nhiều gạn lọc, loại bỏ dọc đường, không cho phép học sinh có cơ hội được học lên cao. Thi theo xưa là một cách chọn lọc quá khắt khe, chỉ chọn lấy toàn là người thật giỏi, thật ưu tú (elites).

Trước 1960 số thí sinh còn ít và Bộ Giáo Dục còn tổ chức được rất nhiều kỳ thi như thời Pháp thuộc: thi Tiểu Học, thi vào Đệ Thất, thi Trung Học Đệ Nhất Cấp với cả hai phần thi viết vấn đáp, thi Tú Tài I (viết và vấn đáp), thi Tú Tài II (viết và vấn đáp). Tú Tài I và II lại có hai kỳ, kỳ I và II cho mỗi năm. Sang thập niên 1950 kỳ thi Tiểu Học được bãi bỏ, Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ có thi viết thôi, không còn vấn đáp, và sau đó, trong thập niên 1960, cũng bỏ luôn Trung Học Đệ Nhất Cấp nhưng lại tổ chức kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp Tráng Niên cho một ít người lớn tuổi. Đến năm 1973 kỳ thi Tú Tài I cũng được bãi bỏ chỉ còn giữ kỳ thi Tú Tài II xem như kỳ thi tốt nghiệp bậc Trung Học. Cách thức làm đề thi khi xưa là đánh máy một ít đề thi rồi giao cho giám thị phòng chép tay trên bảng. Sang đầu thập niên 1960 đề thi mới được in ronéo ra nhiều bản để phát cho mỗi thí sinh một bản đề thi. Đề thi làm theo lối luận đề (essay type), đặt câu hỏi để thí sinh phải viết câu trả lời dài dòng. Lối ra đề thi này rất chủ quan, giới hạn các câu hỏi trong một số rất ít chủ điểm, đòi hỏi học sinh phải học thuộc lòng rất nhiều để có thể viết lại kịp thời những gì đã học trong sách vở. Với lối ra đề thi như vậy người ta không thể nào khảo sát được một cách khách quan và tổng thể sự thu nhận và hiểu biết của học sinh về những môn quan trọng trong chương trình học. Đề thi và cách chấm thi theo lối này dễ đưa tới việc học sinh học tủ, đánh bùa, chép bài, và giám khảo chấm bừa (thủ vĩ ngâm), tìm bài và nâng điểm. Hồ sơ thi cử như ghi danh, làm phiếu báo danh, sổ  điểm, ghi điểm, cọng điểm, v v... tất cả đều làm bằng tay và khi thí sinh quá đông thì không tránh được những sơ sót, và đúng ra cũng không còn cách nào làm nỗi nếu theo cách làm cổ điển này. Các kỳ thi kéo dài hết cả mùa hè và các giáo sư dạy lớp thi phải đi gác thi, chấm thi luôn, không còn thì giờ nghỉ ngơi hay làm việc gì khác. Cái hại nhất của các kỳ thi là giới hạn rất nhiều số người thi đậu, gạn lọc quá nhiều học sinh không để cho có nhiều học sinh tiến lên các cấp cao ở trên. Một trăm học sinh khi xong Tiểu học chỉ còn không đầy 50 em được vào Trung học công lập, một số khác phải vào tư thục nếu gia đình có tiền. Trong số 50 em này sau khi xong Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ còn khoảng 20 em vào Đệ Tam rồi Đệ Nhị và dự thi Tú Tài I. Xong Tú Tài I còn không đầy 10 người lên học thi Tú Tài II. Thường thì hầu hết những người đậu xong Tú Tài I đều sẽ đậu Tú Tài II sau đó. Thành ra tính trung bình không hơn 10% học sinh vào trung học được tốt nghiệp trung học. Thật là phi lý khi rất nhiều học sinh phải mất thì giờ học bao nhiêu năm, chính phủ phải tốn bao nhiêu tiền bạc để lo cho họ đi học rồi rốt lại chỉ một hai ngày thi cử họ đã phải vứt bỏ hết bao nhiêu công lao, tiền bạc của công cũng như của tư. Cần phải có sự cải tổ về thi cử để cải tiến hệ thống lượng giá và đo lường trình độ học vấn của học sinh và để đương đầu với áp lực của sĩ số mỗi ngày một gia tăng nhanh chóng. Thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia quan trọng nhất là thi Tú Tài I và Tú Tài II. Nam sinh thi rớt Tú Tài I là phải nhập ngũ, đi lính. Nếu có Tú Tài I mà nhập ngũ thì được đi khóa sĩ quan. Từ đầu thập niên con số thí sinh dự thi Tú Tài gia tăng rất nhiều, việc tổ chức thi cử theo lối cũ (theo lối của Pháp) không giải quyết nổi vấn đề làm hồ sơ khảo thí, đánh mật mã, cắt phách, chấm thi, cọng điểm, sắp hạng, làm chứng chỉ trúng tuyển, vv . .tất cả những công việc đó không còn làm bằng tay theo lối cổ điển được nữa. Nhất là khi bãi bỏ kỳ thi Tú Tài I thì số thí sinh dự thi Tú Tài II sẽ gia tăng gần gắp đôi trong năm 1974. Vả lại thi theo lối cũ, lối luận đề (essay type) có tính cách chủ quan và một số những khuyết điểm của nó trong vấn đề lượng giá. Thi trắc nghiệm khách quan theo lối Mỹ tuy không phải là toàn mỹ nhưng vẫn có nhiều ưu điểm hơn trong vấn đề lượng giá một cách khách quan, khoa học, và có thể tránh được những gian lận thi cử. Để kịp thời đối phó với tình trạng gia tăng quá nhanh, và để cải tiến vấn đề lượng giá cho đúng mức, một hội đồng cải tổ thi cử được thành hình từ tháng 11 năm 1972, và ráo riết làm việc để hoàn tất công cuộc đổi mới áp dụng trong kỳ thi Tú Tài năm 1974 (khóa I thi ngày 26 và 27 tháng 6, và khóa II ngày 28 và 29 tháng 8). Đây là kỳ thi Tú Tài theo lối trắc nghiệm khách quan lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng ở Nam Việt Nam.


Về giấy tờ thủ tục, đầu thập niên 1970 Nha Khảo thí đã ký khế ước với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vu, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển, đến các con số thống kê cấn thiết. Đề thi trắc nghiệm khách quan thì cũng đã được đem vào các kỳ thi Tú Tài I và II cho môn Công Dân - Sử Địa từ niên khóa 1965-66. Nhưng phải đến năm 1974 thì toàn bộ các môn thi trong kỳ thi Tú Tài mới gồm toàn những câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn (multiple choice). Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều có đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1,800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời (làm item analysis) của học sinh để định độ khó (difficulty index; độ khó ở đây là .60) của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu trắc nghiệm cho thích hợp. Tín độ (reliability; hệ số tín độ của các bài trắc nghiệm ở đây là từ .91 đến .94) và hiệu độ (validity; hệ số hiệu độ của các bài trắc nghiệm ở đây là từ .60 đến .73 ) của bài trắc nghiệm được tính theo đúng phương pháp thống kê khoa học. Bảng trả lời được đặt từ Mỹ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230; điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy 534 (punching machine) để đục lổ. Những phiếu đục lổ này (punched cards) được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cọng điểm, tính điểm trung bình (mean), độ lệch tiêu chuẩn (standard deviation), chuyển điểm thô (raw score) ra điểm tiêu chuẩn (standard score), tính percentile và thứ hạng trúng tuyển. Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (Norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp khoa học của thống kê học, để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.


Tổng số thí sinh ghi tên trong khóa I, 1974 là 142, 356, nhưng thật sự dự thi chỉ có 129, 406. Trong số này có 53, 868 thi đậu (41.6%) và 75, 538 thí sinh không đâu (58.4%). Tổng số thí sinh ghi tên dự thi khóa II là 94,606, nhưng thật sự dự thi chỉ có 76,494. Trong số này có 8,607 thi đậu (11.3%) và 67,887 không đâu (88.7%). Số người thi đậu Tú Tài (tốt nghiệp Trung học) nhiều hơn xưa nhiều lắm (hơn 45% cho cả hai khóa, so với khoảng 10% trong những thập niên trước). Kỳ thi quốc gia không còn có mục đích gạn lọc, loại bỏ như xưa nữa. Từ đó sẽ có nhiều người có cơ hội được học đại học, và nước nhà sẽ có nhiều người ở trong thành phần trí thức, trình đô dân trí sẽ được nâng cao hơn. Tiếc rằng con đường tốt đẹp đó đã không còn được tiếp diễn sau 1975, khi chế độ toàn trị của cộng sản được áp đặt lên Miền Nam Tự Do.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Thu 27 Nov 2014, 15:51

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Huỳnh Minh Tú


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa GD001

Sách giáo khoa thời VNCH


Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa GD004

Cảnh giờ rước học sinh tan trường


Tổng quan

Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim – được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.

Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.

Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.

Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.

Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.

Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa GD005

Thầy cô giáo ( Giáo sư ) thời VNCH



(TM st)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Fri 28 Nov 2014, 06:00

Thời trước 1975 chỉ có 150000 sinh viên thôi Wink
Còn bây giờ thì chắc có... 150000 tiến sĩ Laughing
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13Tue 02 Dec 2014, 10:54

Shiroi đã viết:
Thời trước 1975 chỉ có 150000 sinh viên thôi Wink
Còn bây giờ thì chắc có... 150000 tiến sĩ Laughing
 

Dạ, số Tiến sĩ thì chưa tới nhưng Thạc sĩ cũng tròm trèm!

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.

Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

Nhiều quan chức

Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012.

Cách đây không lâu, Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

Lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp… trên danh thiếp hầu hết đều kèm hai chữ TS.

Và tiến sĩ cho dù có đang làm gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".

Tiến sĩ rởm “bị lộ” đã từng làm việc ở những đâu?

Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.

Chắc chắn không ít lãnh đạo các tập đoàn, cơ quan Nhà nước có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.

Đầu tháng 6/2010, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Với tấm bằng cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì), không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.

“Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.

Đang đình đám là “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam và làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Đến tháng 9.2003, ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng cty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Hậu quả mà vị “tiến sĩ kinh tế” này để lại cho các đơn vị ông ta từng công tác đến nay ai cũng rõ.

Chi Mai tổng hợp

(Nguồn: Vietnamnet)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-