Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next
Tác giảThông điệp
baole

baole

Tổng số bài gửi : 38
Age : 69
Location : Phan Thiet
Registration date : 18/01/2015

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: hình ảnh nữ sinh    Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Sun 25 Jan 2015, 16:58

Hình ảnh nữ sinh trường Trung học Phan Bội Châu (Phan Thiết - Bình Thuận) Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4  border=" />thập niên 60 thế kỷ trước.
[url=Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Sowak5]Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Sowak5[/url]
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Thu 12 Feb 2015, 14:37

baole đã viết:
Hình ảnh nữ sinh trường Trung học Phan Bội Châu (Phan Thiết - Bình Thuận) Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4  border=" />thập niên 60 thế kỷ trước.
[url=Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Sowak5]Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Sowak5[/url]
 
 
Cảm ơn chú baole. hi   Xin hỏi chú có hình trường Phan Bội Châu không?  :mim:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Thu 12 Feb 2015, 15:05

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)

Huỳnh Minh Tú


Giáo dục đại học:

Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là  Y, Dược, Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm.


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD033


Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD034
Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh



Số liệu giáo dục bậc đại học:
Niên học         Số sinh viên
1960-61          11.708
1962                  16.835
1964                  20.834
1974-75        166.475

Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).

Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.


Bổ sung của độc giả Trần Thạnh (26.12.2013):


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 R8c8br

Thạc Sĩ người Việt đầu tiên là ông Phạm Duy Khiêm, bào huynh của nhạc sĩ Phạm Duy. Ecole Normale Supérieure. Ðánh dấu hoa* là ông Phạm Duy Khiêm. Ðánh dấu X là TT Pháp Georges Pompidou.


VNCH có nhiều trí thức tốt nghiệp từ Pháp và Hoa Kỳ nên có hai hệ thống bằng cấp khác nhau:

Theo hệ thống của Pháp (ngày trước):

-  Cử Nhân (Licencié), Cao học (DEA), Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de 3è cycle), Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État).

Theo hệ thống của Hoa Kỳ:

- Cử Nhân (Bachelor), Master (trước 1975 chưa có từ ngữ dịch chính xác bằng cấp này), Tiến Sĩ (PhD).

Khó có thể so sánh Master và Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp vì học trình hai bên khác nhau.   ( Hiện nay trong nước dịch Master là Thạc Sĩ gây hiểu lầm cho nhiều người ).

Từ “ Thạc Sĩ ” trước đây được dùng để chỉ những người thi đậu một kỳ thi rất khó của Pháp (agrégation). Người thi đậu được gọi là Agrégé. Không có từ tiếng Anh tương đương cho từ này.



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD035

Đại học Luật khoa Sài Gòn


Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình Viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở).

Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều Phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc Trường hay Trường Đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…).

Trong mỗi Phân khoa Đại học hay Trường Đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD036

Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật


Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.




Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.




Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc.




Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam).




Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD037

Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật

Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học.

Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD038

Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn


Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập.

Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô hình phân tán ngành học. Các “trường đại học bách khoa” được thành lập dưới hai chính thể này ( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, và Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng) không giống như mô hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và Trường Đại Học Tổng Hợp Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện.

Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học” cấp quốc gia và 3 “đại học” cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình viện đại học. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các “đại học” cấp quốc gia và cấp vùng là “viện đại học”.



(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Fri 13 Feb 2015, 05:54

Trà Mi đã viết:
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)

Huỳnh Minh Tú


Giáo dục đại học:


Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteur de troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).
...


(TM sưu tầm)

Đoạn này sai rồi.
Thời trước 75 sau khi có bằng cử nhân (thời đó là 4 năm) thì học thêm 1-2 năm lấy bằng Cao Học (bây giờ ở VN gọi là thạc sĩ). Phải có bằng Cao Học mới được theo chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp (tương đương với PhD).
Còn chia cấp thời đó thì hình như cũng không phải là vậy. :bitchitlin:
Hai năm đầu Đại Học là Cấp 1.
Hai năm tiếp theo là Cấp 2, kết thúc là thi lấy bằng Cử nhân.
Năm Cao Học thuộc về Cấp 3, và Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp cũng là Cấp 3 (Đệ Tam Cấp = Cấp 3).
Cấp 3 nhanh nhất là 3 năm tất cả.
Tổng cộng tất cả là 7 năm học, tương đương với PhD của Mỹ.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Fri 13 Feb 2015, 12:56

Shiroi đã viết:
Trà Mi đã viết:
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)

Huỳnh Minh Tú


Giáo dục đại học:


Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteur de troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).
...


(TM sưu tầm)
             
Đoạn này sai rồi.
Thời trước 75 sau khi có bằng cử nhân (thời đó là 4 năm) thì học thêm 1-2 năm lấy bằng Cao Học (bây giờ ở VN gọi là thạc sĩ). Phải có bằng Cao Học mới được theo chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp (tương đương với PhD).  
Còn chia cấp thời đó thì hình như cũng không phải là vậy.  :bitchitlin:
Hai năm đầu Đại Học là Cấp 1.
Hai năm tiếp theo là Cấp 2, kết thúc là thi lấy bằng Cử nhân.
Năm Cao Học thuộc về Cấp 3, và Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp cũng là Cấp 3 (Đệ Tam Cấp = Cấp 3).
Cấp 3 nhanh nhất là 3 năm tất cả.
Tổng cộng tất cả là 7 năm học, tương đương với PhD của Mỹ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Hệ thống học của các trường Đại Học miền Nam trước 1975 rất khác nhau. Đối với trường Đại Học Khoa Học thì học theo hệ Chứng chỉ, chia làm 3 cấp:
- Cấp 1 là năm dự bị, chương trình 1 năm, sinh viên lấy một trong 4 chứng chỉ sau đây:
Toán Lý (MGP)
Toán Lý Hoá (MPC)
Lý Hoá Vạn Vật hay Lý Hoá Nhiên (SPCN)
Sinh Lý Sinh Hoá (PCB)

- Cấp 2 là các chứng chỉ chuyên khoa (3 năm).

Sinh viên lấy đủ 6 chứng chỉ chuyên khoa theo danh sách định hướng cộng thêm 1 chứng chỉ dự bị sẽ được cấp văn bằng "Cử Nhân Giáo Khoa". Nếu lấy 6 chứng chỉ không theo đúng danh sách thì được cấp bằng "Cử Nhân Khoa Học Tự Do". Theo quy định thì 6 chứng chỉ này được phân bố thành 3 năm học, tuy nhiên sinh viên muốn lấy trong bao lâu cũng được (tối thiểu là 2 năm). Có người thi rớt nhiều lần nên có khi mất hàng chục năm để hoàn thành bậc Cử Nhân.

Sau khi được bằng Cử Nhân, sinh viên có thể tiếp tục học cấp 3.

- Cấp 3 là chứng chỉ Đệ Tam Cấp: chương trình 1 năm.

Tuy nhiên rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm, thường phải mất 2-3 năm.

Chứng chỉ đệ tam cấp thường được gọi một cách không chính thức
(unofficially) là Cao học. Khi đã có chứng chỉ này sinh viên có thể xin làm luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de troisième cycle), chương trình là 2 năm, nhưng do điều kiện khảo cứu ở Việt Nam thông thường phải mất từ 3 đến 7 năm.

Trong ngành Khoa Học, bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp được xếp cao hơn Master nhưng thấp hơn PhD.

Sau khi được cấp bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp có thể xin làm tiếp Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d'État).

Sinh viên có thể làm thẳng Tiến Sĩ Quốc Gia không cần phải có Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp, nhưng trường hợp này hiếm.

* Chú thích:

Thời gian đầu, ảnh hưởng Pháp còn mạnh, bằng Bachelor ở Mỹ về bị coi là thấp hơn Cử Nhân, bằng Master tương đương Cử Nhân và bằng PhD tương đương Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp. Dần dần khi ảnh hưởng Mỹ bắt đầu mạnh lên, bằng Bachelor được xếp tương đương Cử Nhân, bằng Master coi như Cao học và bằng PhD tương đương Tiến Sĩ Quốc Gia. Sau cùng đến khoảng năm 1973-1974 bằng Master (M.A.) được xếp tương đương Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp, người ta gọi mỉa mai những vị đó là Tiến Sĩ MA. Chính phủ phải đính chánh rằng sự tương đương này không áp dụng cho các ngành Khoa Học Kỹ Thuật mà chỉ áp dụng cho một số ngành nhân văn chẳng hạn như Kinh Tế, Tài Chánh ...


Hệ thống Đại học Văn Khoa cũng tương tự, sinh viên phải đậu chứng chỉ dự bị trước khi học các chứng chỉ chuyên khoa.

Sinh viên đậu chứng chỉ dự bị Khoa Học hoặc Văn Khoa có thể thi vào Đại Học Sư Phạm, Đại Học Nha Khoa hoặc Đại Học Y Khoa. Vào Đại Học Sư Phạm học thêm 1 năm ra thành Giáo Sư Đệ Nhất Cấp (dạy lớp 6-9), hoặc 3 năm ra thành Giáo Sư Đệ Nhị cấp (dạy lớp 10-12). Vào Đại Học Nha Khoa học 4 năm ra Nha Sĩ. Vào Đại Học Y Khoa học 6 năm xong làm luận án ra trường thành Tiến Sĩ Y Khoa, nếu không trình luận án thì ra Y Sĩ.

Sau này Đại Học Sư Phạm tuyển thẳng học sinh có bằng Tú Tài 2 không cần chứng chỉ dự bị Khoa Học hoặc Văn Khoa nữa. Đại Học Y Khoa và Nha Khoa cũng tuyển thẳng Tú Tài 2, học 7 năm ra bằng Tiến Sĩ Y Khoa hoặc Nha Khoa.

Đối với các trường Luật Khoa, Dược Khoa, Nông Lâm Súc, Sư Phạm Kỹ Thuật và Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ thì học theo năm chứ không theo chứng chỉ.

Gần cuối thời đệ nhị Cộng Hoà có một số cải cách học trình Đại Học nhưng bị bỏ dở không thực hiện được do biến cố 1975. Sau 1975 các trường Đại Học miền Nam bị sửa đổi cho giống khuôn mẫu hệ thống giáo dục miền Bắc.

Ái Hoa

_________________________
Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Thu 19 Feb 2015, 10:41

Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
Trà Mi đã viết:
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)

Huỳnh Minh Tú


Giáo dục đại học:


Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hay Tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteur de troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).
...


(TM sưu tầm)
             
Đoạn này sai rồi.
Thời trước 75 sau khi có bằng cử nhân (thời đó là 4 năm) thì học thêm 1-2 năm lấy bằng Cao Học (bây giờ ở VN gọi là thạc sĩ). Phải có bằng Cao Học mới được theo chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp (tương đương với PhD).  
Còn chia cấp thời đó thì hình như cũng không phải là vậy.  :bitchitlin:
Hai năm đầu Đại Học là Cấp 1.
Hai năm tiếp theo là Cấp 2, kết thúc là thi lấy bằng Cử nhân.
Năm Cao Học thuộc về Cấp 3, và Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp cũng là Cấp 3 (Đệ Tam Cấp = Cấp 3).
Cấp 3 nhanh nhất là 3 năm tất cả.
Tổng cộng tất cả là 7 năm học, tương đương với PhD của Mỹ.
     
 
 
 
 
 
 
 
 

Hệ thống học của các trường Đại Học miền Nam trước 1975 rất khác nhau. Đối với trường Đại Học Khoa Học thì học theo hệ Chứng chỉ, chia làm 3 cấp:
- Cấp 1 là năm dự bị, chương trình 1 năm, sinh viên lấy một trong 4 chứng chỉ sau đây:
Toán Lý (MGP)
Toán Lý Hoá (MPC)
Lý Hoá Vạn Vật hay Lý Hoá Nhiên (SPCN)
Sinh Lý Sinh Hoá (PCB)

- Cấp 2 là các chứng chỉ chuyên khoa (3 năm).

Sinh viên lấy đủ 6 chứng chỉ chuyên khoa theo danh sách định hướng cộng thêm 1 chứng chỉ dự bị sẽ được cấp văn bằng "Cử Nhân Giáo Khoa". Nếu lấy 6 chứng chỉ không theo đúng danh sách thì được cấp bằng "Cử Nhân Khoa Học Tự Do". Theo quy định thì 6 chứng chỉ này được phân bố thành 3 năm học, tuy nhiên sinh viên muốn lấy trong bao lâu cũng được (tối thiểu là 2 năm). Có người thi rớt nhiều lần nên có khi mất hàng chục năm để hoàn thành bậc Cử Nhân.

Sau khi được bằng Cử Nhân, sinh viên có thể tiếp tục học cấp 3.

- Cấp 3 là chứng chỉ Đệ Tam Cấp: chương trình 1 năm.

Tuy nhiên rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm, thường phải mất 2-3 năm.

Chứng chỉ đệ tam cấp thường được gọi
một cách không chính thức (unofficially) là Cao học. Khi đã có chứng chỉ này sinh viên có thể xin làm luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de troisième cycle), chương trình là 2 năm, nhưng do điều kiện khảo cứu ở Việt Nam thông thường phải mất từ 3 đến 7 năm.

Trong ngành Khoa Học, bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp được xếp cao hơn Master nhưng thấp hơn PhD.

Sau khi được cấp bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp có thể xin làm tiếp Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d'État).

Sinh viên có thể làm thẳng Tiến Sĩ Quốc Gia không cần phải có Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp, nhưng trường hợp này hiếm.

* Chú thích:

Thời gian đầu, ảnh hưởng Pháp còn mạnh, bằng Bachelor ở Mỹ về bị coi là thấp hơn Cử Nhân, bằng Master tương đương Cử Nhân và bằng PhD tương đương Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp. Dần dần khi ảnh hưởng Mỹ bắt đầu mạnh lên, bằng Bachelor được xếp tương đương Cử Nhân, bằng Master coi như Cao học và bằng PhD tương đương Tiến Sĩ Quốc Gia. Sau cùng đến khoảng năm 1973-1974 bằng Master (M.A.) được xếp tương đương Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp, người ta gọi mỉa mai những vị đó là Tiến Sĩ MA. Chính phủ phải đính chánh rằng sự tương đương này không áp dụng cho các ngành Khoa Học Kỹ Thuật mà chỉ áp dụng cho một số ngành nhân văn chẳng hạn như Kinh Tế, Tài Chánh ...


Hệ thống Đại học Văn Khoa cũng tương tự, sinh viên phải đậu chứng chỉ dự bị trước khi học các chứng chỉ chuyên khoa.

Sinh viên đậu chứng chỉ dự bị Khoa Học hoặc Văn Khoa có thể thi vào Đại Học Sư Phạm, Đại Học Nha Khoa hoặc Đại Học Y Khoa. Vào Đại Học Sư Phạm học thêm 1 năm ra thành Giáo Sư Đệ Nhất Cấp (dạy lớp 6-9), hoặc 3 năm ra thành Giáo Sư Đệ Nhị cấp (dạy lớp 10-12). Vào Đại Học Nha Khoa học 4 năm ra Nha Sĩ. Vào Đại Học Y Khoa học 6 năm xong làm luận án ra trường thành Tiến Sĩ Y Khoa, nếu không trình luận án thì ra Y Sĩ.

Sau này Đại Học Sư Phạm tuyển thẳng học sinh có bằng Tú Tài 2 không cần chứng chỉ dự bị Khoa Học hoặc Văn Khoa nữa. Đại Học Y Khoa và Nha Khoa cũng tuyển thẳng Tú Tài 2, học 7 năm ra bằng Tiến Sĩ Y Khoa hoặc Nha Khoa.

Đối với các trường Luật Khoa, Dược Khoa, Nông Lâm Súc, Sư Phạm Kỹ Thuật và Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ thì học theo năm chứ không theo chứng chỉ.

Gần cuối thời đệ nhị Cộng Hoà có một số cải cách học trình Đại Học nhưng bị bỏ dở không thực hiện được do biến cố 1975. Sau 1975 các trường Đại Học miền Nam bị sửa đổi cho giống khuôn mẫu hệ thống giáo dục miền Bắc.

Ái Hoa
 
 
 
Cám ơn Thầy Ái và tỷ Shiroi. Trà Mi hông biết gì hết, chỉ copy nguyên văn bài viết thôi!    Embarassed
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Thu 19 Feb 2015, 11:22

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)

Huỳnh Minh Tú


Các viện đại học công lập:


Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh.


Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.


Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD039

Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục, Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên ( tháng 3/1957-7/1957 ). Giữa Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm , bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965.

Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.


Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).


Các viện đại học tư thục:

Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975  viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD040


Viện Đại học Đà lạt

Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD041

Lễ phát bằng Cử Nhân của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1973

Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3/2 ), quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam Quốc Tự của Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm viện trưởng.



Viện Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD042

Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn


Viện Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quản trị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo.


Viện Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.


Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công Giáo điều hành.




Các học viện và viện nghiên cứu:



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD043

Viện Pasteur Nha Trang

Học Viện Quốc Gia Hành Chính: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn.


Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.


Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.


Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v… với những chuyên môn đặc biệt.



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD044

Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.


Các trường đại học cộng đồng:


Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở  Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.


Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.


Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.


Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD045


Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật

Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.


Trường quốc gia Nông Lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương trình học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc, vườn cây công nghiệp, lúa thóc. Qua từng giai đoạn, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD046

Trường Cao đẳng Điện học

Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968 lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm 1974 thì nhập với Trường Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức.


Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia: Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD047

Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia


Các trường nghệ thuật:

Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn Tây Phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD048

Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).

Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế: Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.


Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật: Thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD049

Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60


Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: Thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).


Sinh viên du học ngoại quốc:


Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.



(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Fri 20 Feb 2015, 12:18

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến (tt)

Huỳnh Minh Tú



TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD050


Trang trong sách Địa Lý lớp Ba


Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD051


Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD052

Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo.

Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với UNESCO để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD053

Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học. Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.

Truyện Kiều bản chữ Nôm của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967.


NHÀ GIÁO



Đào tạo giáo chức:


Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD054

Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères

Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958. Sau có thêm các trường Cao đẳng Sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.

Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.

Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.

Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm). Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD055

Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn

Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như AnhPhápHoa KỳNhậtĐức, v.v…

Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD056

Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945,
khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


Đời sống và tinh thần giáo chức:


Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470.

Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà.

Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD057

Một nữ giáo sư trẻ vừa tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm.

THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP



Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD058

Chứng chỉ Tú Tài 1

Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú Tài I và Tú Tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD059

Chứng chỉ Tú Tài 2

Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v… Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.



Một số nhà lãnh đạo giáo dục tiêu biểu



Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lãnh đạo tiêu biểu:

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 2lvbul0


Ông Phan Huy Quát




ĐÁNH GIÁ




Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 GD060

Học bạ của một học sinh giỏi nhất lớp năm 1950

Về học bạ trên, Giáo sư Dương Thiệu Tống, trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đánh giá như sau:

“Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.

Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn Blog Lý Toét )

Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 (tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở  Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì “Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).


Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc […] Chế độ Việt Nam Cộng hòa[/url] lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…

Đánh giá của nhà phê bình văn họcThụy Khuê:

Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu.



(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Tue 24 Feb 2015, 03:29

Ai Hoa đã viết:

  Hệ thống học của các trường Đại Học miền Nam trước 1975 rất khác nhau. Đối với trường Đại Học Khoa Học thì học theo hệ Chứng chỉ, chia làm 3 cấp:
- Cấp 1 là năm dự bị, chương trình 1 năm, sinh viên lấy một trong 4 chứng chỉ sau đây:
Toán Lý (MGP)
Toán Lý Hoá (MPC)
Lý Hoá Vạn Vật hay Lý Hoá Nhiên (SPCN)
Sinh Lý Sinh Hoá (PCB)

- Cấp 2 là các chứng chỉ chuyên khoa (3 năm).

Sinh viên lấy đủ 6 chứng chỉ chuyên khoa theo danh sách định hướng cộng thêm 1 chứng chỉ dự bị sẽ được cấp văn bằng "Cử Nhân Giáo Khoa". Nếu lấy 6 chứng chỉ không theo đúng danh sách thì được cấp bằng "Cử Nhân Khoa Học Tự Do". Theo quy định thì 6 chứng chỉ này được phân bố thành 3 năm học, tuy nhiên sinh viên muốn lấy trong bao lâu cũng được (tối thiểu là 2 năm). Có người thi rớt nhiều lần nên có khi mất hàng chục năm để hoàn thành bậc Cử Nhân.

Sau khi được bằng Cử Nhân, sinh viên có thể tiếp tục học cấp 3.

- Cấp 3 là chứng chỉ Đệ Tam Cấp: chương trình 1 năm.

Tuy nhiên rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm, thường phải mất 2-3 năm.

Chứng chỉ đệ tam cấp thường được gọi
một cách không chính thức (unofficially) là Cao học. Khi đã có chứng chỉ này sinh viên có thể xin làm luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de troisième cycle), chương trình là 2 năm, nhưng do điều kiện khảo cứu ở Việt Nam thông thường phải mất từ 3 đến 7 năm.

Trong ngành Khoa Học, bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp được xếp cao hơn Master nhưng thấp hơn PhD.

Sau khi được cấp bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp có thể xin làm tiếp Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d'État).

Sinh viên có thể làm thẳng Tiến Sĩ Quốc Gia không cần phải có Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp, nhưng trường hợp này hiếm.

* Chú thích:

Thời gian đầu, ảnh hưởng Pháp còn mạnh, bằng Bachelor ở Mỹ về bị coi là thấp hơn Cử Nhân, bằng Master tương đương Cử Nhân và bằng PhD tương đương Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp. Dần dần khi ảnh hưởng Mỹ bắt đầu mạnh lên, bằng Bachelor được xếp tương đương Cử Nhân, bằng Master coi như Cao học và bằng PhD tương đương Tiến Sĩ Quốc Gia. Sau cùng đến khoảng năm 1973-1974 bằng Master (M.A.) được xếp tương đương Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp, người ta gọi mỉa mai những vị đó là Tiến Sĩ MA. Chính phủ phải đính chánh rằng sự tương đương này không áp dụng cho các ngành Khoa Học Kỹ Thuật mà chỉ áp dụng cho một số ngành nhân văn chẳng hạn như Kinh Tế, Tài Chánh ...


Hệ thống Đại học Văn Khoa cũng tương tự, sinh viên phải đậu chứng chỉ dự bị trước khi học các chứng chỉ chuyên khoa.

Sinh viên đậu chứng chỉ dự bị Khoa Học hoặc Văn Khoa có thể thi vào Đại Học Sư Phạm, Đại Học Nha Khoa hoặc Đại Học Y Khoa. Vào Đại Học Sư Phạm học thêm 1 năm ra thành Giáo Sư Đệ Nhất Cấp (dạy lớp 6-9), hoặc 3 năm ra thành Giáo Sư Đệ Nhị cấp (dạy lớp 10-12). Vào Đại Học Nha Khoa học 4 năm ra Nha Sĩ. Vào Đại Học Y Khoa học 6 năm xong làm luận án ra trường thành Tiến Sĩ Y Khoa, nếu không trình luận án thì ra Y Sĩ.

Sau này Đại Học Sư Phạm tuyển thẳng học sinh có bằng Tú Tài 2 không cần chứng chỉ dự bị Khoa Học hoặc Văn Khoa nữa. Đại Học Y Khoa và Nha Khoa cũng tuyển thẳng Tú Tài 2, học 7 năm ra bằng Tiến Sĩ Y Khoa hoặc Nha Khoa.

Đối với các trường Luật Khoa, Dược Khoa, Nông Lâm Súc, Sư Phạm Kỹ Thuật và Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ thì học theo năm chứ không theo chứng chỉ.

Gần cuối thời đệ nhị Cộng Hoà có một số cải cách học trình Đại Học nhưng bị bỏ dở không thực hiện được do biến cố 1975. Sau 1975 các trường Đại Học miền Nam bị sửa đổi cho giống khuôn mẫu hệ thống giáo dục miền Bắc.

Ái Hoa
 
 
 
 
Dạ, em mới đi hỏi ba :-bd
Lúc em đi học thì Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp đã bỏ lâu rồi.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13Thu 14 Jun 2018, 09:04

TRÍCH Ý KIẾN ĐỘC GIẢ (từ trang của tác giả)

Nguyễn Hữu Quý

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
Nhắc lại mà chi chỉ thêm đau
Nỗi đau non nước đến mai sau
Thấm thoát đã qua hai thế hệ
Bao giờ mới trở lại… ngày xưa?


Thế hệ trẻ Sài Gòn

tôi là thế hệ sinh năm 90, sinh sau 75. Dù không trải qua nền giáo dục của nền cộng hòa xưa của miền nam nhưng qua hình ảnh tư liệu về nền giáo dục “nhân bản, khai phóng” đào tạo con người để phục vụ đất nước quốc gia tôi lại cảm thấy tiếc nuối cho một nền giáo dục từng sánh ngang với quốc tế và hơn hẳn 1 số nước trong khu vực. Nhưng giờ đây nền giáo dục bị xuống cấp trầm trọng bị “chính trị hóa” bằng các bài học nhồi sọ tẩy não để phục vụ cho “đảng”,con người dần trở nên tha hóa đốn mạc mất hết bản sắc dân tộc chả bù cho ngày xưa văn minh lịch sự.Khi tìm hiểu lại những tư liệu lịch sử kèm theo video và hình ảnh trước 1975 tôi đã nhận ra tất cả những gì mà đảng giáo dục cho tôi chỉ là những lời tuyên truyền ngụy biện xuyên tạc lịch sử,cảm thấy mình như con lừa bị dắt mũi suốt mười mấy năm mà không hề hay biết, khi nhìn những gì mà những bậc tiền nhân đã làm trong quá khứ thì tôi lại cảm thấy hổ thẹn, cảm thấy tiếc nuối và thương cho dân tộc Việt Nam mình đã bị đảng cộng sản lợi dụng để phục vụ cho lợi ích riêng của họ dẫn tới tình cảnh đất nước hôm nay điêu tàn trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đến giáo dục y tế. Tôi rất tâm đắt câu nói của những bậc tiền nhân đi trước :”Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, không biết chừng nào đất nước mình mới trở lại ngày xưa!!!

Phạm Hương

Nhìn lại hình thư Viện của ĐH Vạn Hạnh mà ứa nước mắt, tuy tôi không phải là sv của ĐH Vạn Hạnh (tôi là Sv Văn Khoa) nhưng vì nhà gần đó nên tôi hay vào đây học tập và nghiên cứu tài liệu…sv thế hệ trước 75 học chính là ở thư viện…không phải sv của trường mà vẫn được vào học,..có thể kể thêm thư viện Đắc Lộ của các cha giòng tên (sau GP biến thành tòa báo Tuổi Trẻ, nằm ở Lý Chính Thắng bây giờ)…ôi tuổi trẻ của thế hệ sv thời chúng tôi…còn sv bây giờ học gì? học ở đâu? và còn lại được bao nhiêu tri thức sau khi tốt nghiệp???

Thịnh


Bạn Huỳnh Long An thân,
“Làm thầy thuốc lầm thì giết một người.
Làm thầy địa lý lầm thì giết một họ.
Làm thầy chính trị lầm thì giết một nước.
Làm văn hóa lầm thì giết cả một đời.” (Vương Dương Minh)

Bạn oi, làm giáo dục lầm thì ‘giết’ ai đây (hay không chết một ai cả??)

dinhthai


Tôi không đọc kỹ từng chi tiết bài này, nhưng lướt qua những mục chính, những điểm đáng chú ý thì giáo dục miền Nam ngày xưa đã ở trên đà tiến bộ và được áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất thời bấy giờ – giữa thế kỷ 20, đơn cử như “học chế tín chỉ bậc Đại Học”, hình thức thi tốt nghiệp THPT là trắc nghiệm”(chứ ko phải thuộc làu làu rồi chép dài dài rồi quên dần dần như thế hệ học sinh nước ta sau này), thế nhưng giải phóng xong thì dẹp hết, nghĩ mà buồn cười, mãi hơn 30 năm sau Đại Học ở Việt Nam mới áp dụng tín chỉ, thi TN THPT mới được 1 phần trắc nghiệm, phải cần đến những 30 mươi năm mới nhận ra cái hay đã có từ rất lâu và được áp dụng rộng rãi trên thế giới sao..? vậy còn bao nhiêu cái hay nữa phải chờ thêm 30 năm nữa mới nhận ra và áp dụng đây?

trangochau

1./ Có ảnh bìa của 5 quyển sách GK không phải là sản phẩm của nền giáo dục chế độ “ngụy quyền Sài Gòn”. Đó là: 3 quyển, từ trái sang ở hàng trên cùng và 2 quyển, từ trái sang ở hàng giữa. 
2./ Ngoài ra ở nền giáo dục bậc Tiểu học và Trung học của “ngụy quyền Sài Gòn” còn có một loại trường nữa là trường Trung và Tiểu học Văn Hóa Quân Đội để phục vụ cho nhu cầu học tập của con em binh sĩ trong Quân Đội. Loại trường này do Cục Xã Hội thuộcTổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị Quân Lực VNCH quản lý; nhưng việc giảng dạy hoàn toàn theo đúng với chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục ấn định.
Tôi được biết, đến năm 1970, toàn quốc (VNCH) có cả thảy 10 trường VHQĐ, ở Sài Gòn 1 trường và 9 trường khác ở các địa phương.
Ở Bình Định có trường Trung Tiểu Học Quân Đội Lê Lợi tại Thị xã Quy Nhơn, người hiệu trưởng đầu tiên là Chuẩn úy Nguyễn Mạnh Dạn và sau đó là Thiếu úy Văn Công Hạ.
Ở Pleiku có Trường Trung Tiểu học VHQĐ Nguyễn Viết Quỳ tại Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh (thuộc Lữ đoàn II kỵ binh), người Hiệu trưởng đến tháng 4/1975 là Thượng Sỹ Vũ Kim Hoàng (tức ký giả Bùi Vũ – báo Sóng Thần – cũng là Thi sỹ Vũ Hoàng)


TranThanh

Cảm ơn tác giả Huỳnh Minh Tú (Huỳnh Long An?) về bài viết rất có giá trị. Không phải chỉ là một “sự tiếc nuối vô bờ bến” mà còn là một tài liệu lịch sử ghi nhận những thành quả của giáo dục VNCH. Lịch sử Việt Nam mai sau sẽ có những đánh giá công bằng về công và tội.
Xin có hai góp ý nhỏ:
1. Tấm hình thứ 3 (từ trên) được ghi chú là “Một buổi lễ ở trường Petrus Ký” theo tôi là không đúng. Trong sân trường Petrus Ký chỉ có bức tượng bán thân của Petrus Ký. Bức tượng toàn thân năm ở công viên trước Dinh Độc Lập, tượng nhìn về hướng Nhà Thờ Đức Bà. Như vậy có lẽ tấm hình ghi lại một buổi lễ ở trước Dinh Độc Lập. Nghe nói bức tượng toàn thân này hiện được cất giữ ở Đại Học Mỹ Thuật (Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn).
2. Về hệ thống bằng cấp đại học VNCH: tác giả có phần đơn giản hoá nên không hoàn toàn chính xác. VNCH có nhiều trí thức tốt nghiệp từ Pháp và Hoa Kỳ nên có hai hệ thống bằng cấp khác nhau.
Theo hệ thống của Pháp (ngày trước): Cử Nhân (Licencié), Cao học (DEA), Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de 3è cycle), Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État).
Theo hệ thống của Hoa Kỳ: Cử Nhân (Bachelor), Master (trước 1975 chưa có từ ngữ dịch chính xác bằng cấp này), Tiến Sĩ (PhD).
Khó có thể so sánh Master và Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp vì học trình hai bên khác nhau. Hiện nay trong nước dịch Master là Thạc Sĩ gây hiểu lầm cho nhiều người. Từ “Thạc Sĩ” trước đây được dùng để chỉ những người thì đậu một kỳ thi rất khó của Pháp (agrégation), người thi đậu được gọi là Agrégé. Không có từ tiếng Anh tương đương cho từ này. Thạc Sĩ người Việt đầu tiên là Ông Phạm Duy Khiêm, bào huynh của nhạc sĩ Phạm Duy.

Huỳnh Long An

BTV: Cảm ơn bác Trần Thạnh đã tinh ý “nhặt sạn” giùm.
1. Hình thứ 3 từ trên xuống trên do sưu tầm trên Internet không kiểm chứng kĩ càng, nên đã chú thích sai. ( Đã sửa ).
Đúng ra, thì hình này chụp một buổi lễ khánh thành tượng Petrus Ký trong khuôn viên nằm trên Boulevard Norodom – Đại Lộ Thống Nhất, trước Dinh Độc Lập hướng về Nhà Thờ Đức Bà ( Công viên 30/4 hiện tại ).

2. Đã chú thích thêm vào bài viết.
Trân trọng cảm ơn sự đóng góp của bác Trần Thạnh.

Huỳnh Long An

BTV: Kính báo quý độc giả danh sách cập nhật bổ sung ( 27.12.2013 ) so với bản gốc đầu tiên:
1. Thay hình sách giáo khoa ảnh đầu ( trong số đó có 5 quyển sách không xuất bản thời VNCH ).
2. Thêm vào mục „Trung Học Tổng Hợp „ 2 trường: Trung Học Kiểu Mẫu Huế và Cần Thơ.
3. Sửa chú thích ảnh thứ 3 từ trên xuống.
4. Bổ sung thêm về hệ thống bằng cấp đại học VNCH so với hệ thống của Pháp ( mà Thạc Sĩ người Việt đầu tiên ( hình ảnh ) là ông Phạm Duy Khiêm – bào huynh của Nhạc sĩ Phạm Duy ) và hệ thống của Hoa Kỳ.


Thái

các bác hồi tưởng lại làm gì vô ích!!! nền giáo dục việt nam bây giờ xuống cấp quá hic!!!… các bác nên góp ý cho mấy ông đang làm giáo dục sao cho tiến bộ hơn giúp cho các em học sinh học dc các kiến thức và thực hànj thực tê hơn>>>>

Trùng-Dương

Buồn cười, ai mà lại không có những hồi tưởng. Quá khứ là căn bản cho tương lai. Nếu không biết gì tốt, xấu thì làm gì có thể “góp ý” ! Nhưng không phải những người đang làm “giáo dục” không biết, mà vòng kim cô của Đảng không cho phép.
Mọi việc phát xuất từ gia đình. Xã hội hoặc giáo dục cũng chỉ là phản ảnh ! Một xã hội xô bồ, thích mì ăn liền hơn là phải chẻ củi nhóm bếp nấu cơm thì giáo dục cũng như vậy.

Long

Tâm lý con người là luôn nuối tiếc và tô vẽ cho những ký ức trong quá khứ, mà đặc biệt là những người “bất mãn” với hiện tại hoặc không có được điều như họ mong muốn trong quá khứ. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, người ta có thể ca ngợi nền giáo dục của VNCH bởi họ trưởng thành từ đó mà ra, tuy nhiên đừng so sánh và bôi nhọ người khác. Bởi vì như cựu thủ tướng Anh Thatcher từng nói rằng: “Tôi luôn vui mừng khi người ta bôi nhọ mình bởi vì lúc đó mọi lẽ phải hay phạm trù đạo đức đều bị họ chà đạp….”

Hac Cong Tu

Nền giáo dục đệ nhị cộng hòa kế thừa từ tinh hoa giáo dục của Pháp, Mỹ, việt hóa bởi tư duy dân chủ tiến bộ, cái gọi là văn minh đúng nghĩa. Sau 1975, nó “được” thay thế bởi 1 nền giáo dục nhồi sọ chủ nghĩa cộng sản đúng nghĩa, bệnh hoạn bởi bi kịch thành tích, thi đua, cháu ngoan bác hồ. Và ngày nay, bị tha hóa, tiêu cực, tham nhũng đến mức tệ hại. Những nhà giáo ưu tú dám đứng lên vạch mặt cái xấu thì bị trù dập, xa lánh.
Những người may mắn được kế thừa nên giáo dục văn minh trước 1975, có người trở thành chuyên gia cao cấp của NASA. Ngay cả giáo sư danh tiếng của Việt Nam như Ngô Bảo Châu, thử hỏi nếu không được kích thích phát triển tài năng bên Pháp thì khó thành danh như vậy được.
Tôi trải qua 12 năm học sinh và 4 năm đại học hoàn toàn tại VN, chưa từng học tập tại nước ngoài cũng có thể đưa ra nhận xét như vậy.


Neo Anderson

Nghe bố tôi kể ngày xưa các giáo sư khi dạy học cho sinh viên y khoa hoàn toàn bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Đã là sinh viên thì phải biết 2 thứ tiếng Anh và Pháp, 1 trong 2 là chủ đạo. VD là bà nội của tôi nghe nói đọc viết rất thành thạo tiếng Pháp còn tiếng Anh thì chỉ đến mức đọc và giao tiếp hằng ngày.

Phạm Việt Hưng

Tôi là một người sống và học tập ở Miền Bắc, vậy mà tôi cũng có cảm giác đau xót và tiếc nuối vô bờ bến khi đọc bài báo này. Lý do dễ hiểu vì tôi thuộc thế hệ đã học hết tiểu học ở Hà-nội trước 1954. Sau này tôi nghiệm ra rằng những giá trị tinh túy nhất về học vấn tôi cũng tiếp thu được từ các nhà trường trước 1954. Tôi không có cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục VNCH, nhưng tôi hình dung ra nó cũng giống như nền giáo dục ở Hà-nội trước 1954, và nó là sự tiếp tục và phát huy những giá trị tinh túy của nền giáo dục đó. Nền giáo dục Việt Nam trong nước hiện nay xuống cấp và suy đồi đến mức thảm hại. Càng thấy rõ điều đó càng đau lòng tiếc nuối nền giáo dục ngày xưa, mà Hà-nội trước 1954 từng có, và VNCH từng có.
Xin trân trọng cảm ơn tác giả và xin chia sẻ nỗi đau lòng và tiếc nuối.


Trang Pham

Cảm ơn Bác Long An, cho đến năm 75 em mới học đến lớp Đệ Ngũ nhưng em được hưởng nền Giáo Dục Nhân Bản. Nhìn các con bây giờ học trong môi trường Giáo Dục dối trá của CS thấy đau lòng, chúng không được học Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín nên dù chúng tốt nghiệp Đại Học vẫn thấy chúng như những con người được nhào nặn đúc khuôn như Robot. Việt Nam đã bị làm hỏng cả một thế hệ, Việt Nam sẽ đi về đâu nếu để thế hệ trẻ này cai quản Đất Nước, Buồn.

Hùng Lê

Cám ơn bài viết Nhìn lại nền giáo dục VNCH để thức tỉnh nền giáo dục CHXHCNVN ngày nay.Một nền giáo dục chắp vá không giống ai, đã vậy còn làm hỏng cả nhiều thế hệ sau năm 1975 trên cả nước VN. Lê Nin đã nói: Nhiệt tình cách mạng mà cộng với ngu dốt là sinh ra phá hoại.

Nguyễn Việt Anh

Sau 75 tôi may mắn được sống trong miền Nam và đã học qua 12 năm phổ thông với rất nhiều thầy cô miền Nam. Tôi có thể khẳng định tất cả các thầy cô giáo được đào tạo trước đây mà tôi đã được học qua vô cùng tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng với học sinh. Và trình độ cũng như phương pháp giảng dạy thì rất tuyệt vời. Tư cách, phong cách của họ cũng vậy, làm cho học trò nhìn vào luôn cảm thấy kính nề mà vẫn quý mến, là tấm gương để học trò noi theo.
Có thể nói không bao giờ tôi quên được những hình ảnh đó.


Biet the thoi

Bài viết súc tích. Trân trọng cám ơn người viết, người đăng và cả người đọc.
Giáo dục là nền tảng, là sức mạnh của một đất nước.
Năm 2014 (thế kỷ 21), Việt Nam vẫn cứ loay hoay tìm kiếm (hay cố tình?), đã tốn kém rất-rất-nhiều tiền bạc+nhân lực+tài nguyên+thời gian của nhiều thế hệ – trong đó có nhiều người trẻ vả trẻ em – để có cái gọi là giáo dục.
Hơ, đâu cần phải tìm đâu xa? Một nền giáo dục tiên tiến và gần gũi với Việt Nam hiện nay chính là nền giáo dục miền Nam trước 1975. Hãy học nó đi! Hoàn toàn miễn phí! Và không hề cũ!

Nhìn hiện trạng (Việt Nam năm 2014):
– Thời gian: ngay từ tiểu học, trẻ em Việt Nam rời nhà đến trường từ rất sớm và trở về nhà rất tối; nhưng vẫn chưa hết, tắm rửa ăn cơm tối xong, lại tiếp tục học đến khuya.
– Tiền bạc: cứ đi họp phụ huynh theo đúng các kỳ đi sẽ biết; chỉ cần biết đọc biết viết (tiếng Việt thôi) đã rất gian nan rồi.
– Kết quả: hãy xem truyền hình (TV) mỗi tối – đài VTV (đài chính thống của đảng và nhà nước) -,ngay bảng chữ cái (ABC) tiếng Việt, phát thanh viên đã phát âm sai rồi! (Hehe! Đúng là chịu không nổi!?)

Thêm một chút, các trò chỉ cần không thuộc một môn thôi (lịch sử đó), thì họa mất nước đã rát cả mặt.
Nếu mình mạnh khỏe, rắn rỏi, khôi ngô, kẻ côn đồ sẽ dè chừng chẳng dám “khoan” hay “lấn” mình đâu.


Phạm Xuân Quang

Tôi sinh năm 1971, lớn lên trong chế độ XHCN ở Việt Nam, hầu như không biết gì về nền giáo dục toàn diện của chính thể VNCH. Tuy vậy, tôi cũng từng được nghe ba tôi ( cựu giáo sư trước năm 1975 ở Miền Nam, nay đã qua đời) kể lại đôi điều về nền giáo dục ưu tú mà ông đã được thụ hưởng. Nay đọc bài viết của thầy Huỳnh Long An tôi càng thêm khâm phục hệ thống giáo dục của chính thể VNCH. Là một người đã từng ngồi trên mái trường XHCN, tôi cũng không có ý phụ bạc nền giáo dục của chính thể này.Tuy nhiên với tinh thần khách quan và tôn trọng sự thật, trong một chừng mực nào đó với sự hiểu biết có giới hạn của bản thân, tôi nhận thấy rằng nếu xét về khía cạnh thực dụng và hiệu quả giáo dục thì nền giáo dục của VNCH hơn hẳn nền giáo dục của XHCN tại Việt Nam hiện nay – nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Một cách công bằng mà nói, nền giáo dục của VNCH đã sản sinh ra được nhiều con người toàn diện, có danh dự, nhân nghĩa và nhân ái, biết tôn trọng sự thật và giữ lời hứa, xem vật chất chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh, biết nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo lối khách quan đa chiều chứ không bảo thủ và suy diễn theo lối một chiều rồi trở thành độc đoán….Bằng chứng là những người bạn của ba tôi trước năm 1975 mà tôi đã từng có dịp gặp gỡ, học hỏi và ngưỡng mộ, những người thầy, người anh được thụ hưởng nền giáo dục VNCH mà tôi đã từng sống với họ ở Việt Nam, nhiều nhất là ở Huế. Càng sống, càng trưởng thành và có sự hiểu biết chín chắn, tôi không ngờ rằng những con người đã từng thụ hưởng nền giáo dục ưu tú đó lại tuyệt vời đến mức vượt quá sự tưởng tượng của bản thân ! Sau năm 1975, trong số họ cũng có rất nhiều người ở lại Việt Nam, gắng gượng để sống và làm việc trong chế độ XHCN lạc hậu, kham khổ, tù túng và nghèo đói…nhưng kỳ lạ thay, theo thời cuộc mà cốt cách của họ vẫn nghiễm nhiên rất mực. Để chống chọi với cuộc sống nghiệt ngã tại quê nhà sau năm 1975 trong những năm tháng cùng khổ, họ đã ứng dụng được những điều mình học được dưới mái trường VNCH một cách phi thường và khó tin. Là những trí thức thật thụ, để mưu sinh họ phải làm những công việc chỉ dành riêng cho những người thất học
( xin lỗi, tôi không có ý xem thường người thất học mà chỉ nói lên sự thật ) như : Đạp xe thồ, chở nước đá thuê, khuâng vác, sửa chữa xe đạp, thợ mộc, làm vườn…Bản thân ba tôi là một giáo sư TDTT, Tam Đẳng Nhu Đạo Quốc Tế, nói được 2 ngoại ngữ Anh và Pháp khá thông thạo, đã từng làm thông ngôn ( thông dịch viên) tiếng Pháp chuyên về bơi lội tại Vũng Tàu năm 1960, giáo sư trường Kiểu Mẫu Huế 1966, xuất thân trong một gia đình quan lại quyền quí…ngoài công việc đi dạy hàng ngày, ông còn phải làm thêm bằng cách đi chở nước đá thuê, làm vườn, đốt củi… không thể tượng tượng nổi ! Vậy mà họ – những con người tuyệt vời nhưng thất thời đó vẫn sống một cách bền bỉ và chịu đựng, hoàn thành sứ mạng của đời mình cho đến hơi thở cuối cùng, không một lời than trách ! Trong cảnh khốn khó nhưng họ sống với nhau rất tình nghĩa, có trước có sau, không có bất cứ một người nào vì miếng cơm manh áo mà trở mặt phản bội anh em, sống với nhau cho đến khi đầu bạc răng long gần đất xa trời, thậm chí có nhiều người đã qua đời nhưng vẫn được người khác đối xử như khi đang còn sống, thương yêu và đùm bọc vợ con côi cút của người bạn đã quá cố, lui tới cúng bái với một tinh thần rất trong sáng, nhiệt tình và cao thượng ! Đó là những bài học quí giá và hiếm hoi mà tôi đã có trong đời mình về những con người đã từng hưởng thụ nền giáo dục ưu tú của VNCH !
Hôm nay đây nhìn lại đất nước Việt Nam XHCN với đủ thứ trường học với tên gọi rất kêu như : Trường thực nghiệm, trường quốc tế, trường chuyên nghiệp, trường điểm, trường khoa học xã hội và nhân văn… lòng tôi cảm thấy xót xa cho bản thân và nhiều người khác, đặc biệt là thế hệ trẻ 8x, 9x… Tại sao một nền giáo dục tự cho là ưu việt đó lại sản sinh ra quá nhiều con người khốn nạn, vô cảm, ích kỷ, tham lam, nham hiểm và xảo quyệt, ti tiện và toan tính với đồng loại, trở mặt như thay áo, vô trách nhiệm, tán tận lương tâm, lấy đồng tiền làm cứu cánh, tôn thờ vật chất đến mức cực đoan, lừa thầy phản bạn và đạo đức giả…tuy không phải tất cả ai cũng giống như vậy ! Trong xã hội Việt Nam ngày nay, nếu muốn kiểm chứng những lời nói của tôi có đúng sự thật hay không, quí vị có thể dễ dàng thực hiện điều đó như thể lấy đồ trong túi áo của mình, tôi không cần phải nói nhiều mà quí vị vẫn biết ! Đau lòng quá, một dân tộc đã có hơn bốn ngàn năm văn hiến, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, biết bao biến cố trọng đại với vô vàn bài học xượng máu mà sao hôm nay đầu óc lại mê muội, tối tăm đến như vậy, có lẽ nào ? Làm nghề dịch thuật và ca hát, tôi là một người rất lạc quan yêu đời, gắn bó với đồng loại. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng với thế hệ của mình ( 43 tuổi), nếu phải tiếp tục sống trong một cái xã hội thối nát, bất công và vô nhân đạo như xã hội Việt Nam ngày nay, tôi không còn nhiều cơ hội cải thiện cuộc đời mình, chỉ thương và lo lắng cho những thế hệ mai sau mà trong đó mình cũng có chút ít quyền lợi – được con cháu thờ cúng đường hoàng tử tế sau khi chết. Khi nhìn cuộc sống hiện tại của giới trẻ ngày nay tại quê nhà, với một nền giáo dục què quặt và bại hoại của XHCN, thử hỏi quí vị sẽ trông chờ được điều gì tốt đẹp trong tương lai ? Trên đây là những lời nói phát xuất từ đáy lòng tôi, những lời nói chân thành và thân ái, không vị kỷ hay thù hằn bất cứ một người nào, cho dù họ là ai, ở đâu trên khắp đất nước Việt Nam này !
Tôi yêu đất nước và dân tộc của mình ! Tôi có quyền khát vọng và tranh đấu cho đất nước và dân tộc của mình, góp phần bé nhỏ của bản thân để làm cho đất nước trở thành một quốc gia tự do, cường thịnh và hạnh phúc, nếu có thể làm như vậy và phải chết cho lý tưởng đó tôi chẳng có gì để hối tiếc ! Xin cám ơn tất cả quí vị !
Xin trân trọng cám ơn thầy Huỳnh Long An và Niệm Khúc Cuối ( Nick Name của người đăng bài viết này). Kính chúc quí vị an lạc và hạnh phúc !


Tâm Dên

Tôi nên người cũng nhờ vào roi đòn và những lời dạy dỗ của các thầy cô giáo. Hết lòng cám ơn và kính phục các thầy cô giáo VNCH.


Bien Dong

Những hình ảnh này thật làm cho người ta phải bàng hoàng. Người xưa , ai ai nhìn cũng ngăn nắp , tề chỉnh. Cảnh xưa, ̣đâu đâu cũng sạch sẽ , gọn gàng. Trang phục xưa, giày dép xưa, nhìn đâu cũng thấy mực thước và đồng điệu. Như tấm hình của Cảnh sát Quốc gia, nhìn tưởng như cảnh bên Mỹ hay Tây Âu, vì nghiêm trang và sạch sẽ quá. Hình các bé mẫu giáo đứng trong vòng tròn lại làm ta tưởng đến cảnh người Nhật xếp hàng sau kiếp nạn sóng thần, vì ngăn nắp quá. Tuyệt hơn nữa là, là nhìn ai cũng có một vẻ khiêm nhường và vui sống rất tự nhiên mà không hề yếu đuối bi lụy. Vậy hóa ra là đã có một thời như thế, dân ta sống qui củ, ngăn nắp , sạch sẽ , vui vầy trong tình yêu thương chân thật và chu toàn trong bổn phận xã hội của mỗi cá nhân. Nghe mà cứ như chuyện cổ tích thời nay.

Trần Mạnh Toàn

Nhưng mà VN vừa vô địch robocon Châu Á TBD đó các bạn, cũng đáng hoan nghênh lắm mà. Thi olympic thì các HS VN cũng đứng khá cao trên bảng xếp hạng TG đó thôi. Các bạn chỉ ra những khuyết điểm để nhìn nhận và khắc phục của nền GD hiện tại thì rất chi là đáng mừng. Chứ các bạn chửi bới chế độ, chửi bới nền GD hiện tại thì các bạn đang tự nhận mình là đứa ko có GD rồi. Như vậy thì ở nền GD nào cũng ko đào tạo nổi các bạn.

Bảo Nhi

Tôi có thấy bài này chửi chế độ, nền GD XHCN chổ nào đâu Trần Mạnh Toàn ?
Chỉ cần biết được nền Giáo dục VNCH với tôn chỉ :” Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng ” thì nó hơn đứt cái nền GD XHCN, mà tôi và bạn từng bị nhồi sọ rồi:

” Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!

Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười ”

Đáng thương cho những người như bạn trong thời đại thông tin tràn ngập mà vẫn còn ngu muội như vậy.
Bạn tự hào “Nhưng mà VN vừa vô địch robocon Châu Á TBD đó các bạn, cũng đáng hoan nghênh lắm mà. Thi olympic thì các HS VN cũng đứng khá cao trên bảng xếp hạng TG đó thôi”, nhưng trong khi đó, sau 39 năm “giải phóng”, VN XHCN còn chưa làm được con ốc vít cho ra hồn, đạo đức con người xuống cấp trầm trọng chưa từng có trong lịch sử. Đây là niềm tự hào của bạn đấy chăng ?
Tỉnh lại đi bạn ơi !!!

Triệu Văn Thanh

Bài viết rất hay, có ích cho nhiều người. Cám ơn tác giả “sự nuối tiếc vô bờ bến”. Sự kiện chỉ ra cái phương pháp hay, ý thức tinh thần tốt trong đó. Chế độ nào cũng có cái yếu tố tiến bộ, cái yếu tố phát triển của nó. Nhưng vấn đề là sự tiến bộ, sự phát triển đó so với thời đại thế nào. Không thể nói so với thời ăn lông ở lỗ (thời đồ đá) bây giờ ta có nhà tranh là tiến bộ là phải “ơn đảng, ơn chính phủ”. Tôi có cô em tốt nghiệp ĐH sư phạm mấy năm, giờ đang đi dạy học theo kiểu “gia sư” và dạy hợp đồng ở các trung tâm, trình độ rất khá (có thể nói là một GV giỏi), rất được tín nhiệm, thu nhập khá, nhưng vất vả “tay làm hàm nhai”. Tuy nhiên em bị mấy cú sốc mà XH XHCN đem đến cho em: Năm em thi vào trường chuyên THPT, em phải học lớp “nhô” mất 01 năm rồi mới được vào học lớp chính, bạn em học dốt nhưng con quan nên được vào thẳng. Em thi công chức 3 lần, lần đầu lấy 1 thì em xếp thứ 2. Lần thứ hai lấy 5 thì em xếp thứ 6. Lần thứ ba lấy 15 thì em xếp thứ 16. Vì chưa thi đã biết thí sinh trúng tuyển rồi, nộp nhiều triệu hơn thì trúng tuyển, em không có triệu nào, trượt là phải thôi.
Gửi bạn Trần Mạnh Toàn: Nếu là dân thường , xác định ở nhà làm ruộng (đi cày) thì không nên đi học ĐH, và thi Robocon


Thịnh

Bạn trẻ Toàn nên tìm đọc các trang web chính thống như Vietnamnet, tuoittre, thanhnien, giaoduc.net.vn có đăng các kiến nghị chỉnh đốn và theo dõi thêm việc khắc phục các khuyết điểm về giáo dục, của Nhà nước, là đáp ứng được cho yêu cầu của bạn rồi đấy! (Nếu đọc rồi chưa thỏa mãn, vui lòng phản hồi, để mọi người có thể giới thiệu các links khác cho bạn.) Thân,

Phuong linh

Bạn đọc không kỹ rồi. Tác giả chỉ viết bài về nền giáo dục trước đây của Chế đọ VNCH. Tôi nhận thấy đay là một nền giáo dục rất nghiêm túc và xuất phát từ những người làm giáo dục có TÂM và TẦM.

Khách

Cái giáo dục quan trong là đào tạo lực lượng lao động cho XH có chất lượng cao mới đc đánh giá cao. Còn đào tạo cho gà chọi đi thi olympic quốc tế xong rồi các thành viên đó cũng ra nước ngoài học đh và làm việc thôi.

Tố Tả

Thi Quốc Tế thì VN thường…nuôi gà chọi để đưa đi, nước ngoài ít đặt nặng vấn đề này lắm, với lại vài ba cái danh hiệu của HSSV trong thời đi học nghĩa lý gì, sao bạn khg nghĩ đến cái kết quả thực tiễn, đóng góp thực tế….của gần 25.000 anh Tiến Sĩ đã hoàn thành sự học rồi đấy, có bằng vài ba anh Hai Lúa ở miền Nam khg ???…

Khách

Tôi là người sinh ra sau chiến tranh nên không biết được và cũng không thấu hiểu được cảnh tượng của chiến tránh tôi chỉ biết rằng cái đói cái nghèo luôn đeo đẳng trong mỗi gia đình ở quê tôi. Cảnh tượng đói rách chết chóc mỗi ngày quanh tôi thấy màđau lòng mọi người tìm đến cách vượt biển để tìm cuộc sống mới hy vọng thoát khỏi cái nghèo đói , và giúp đỡ gia đình . Bao nhiêu người chết chóc tù tội giết người cướp tài sản trên biển nhưng họ vẫn quyết ra đi. Cũng nhờ lòng nhân đạo của các nước mà quê huong vn mới có được ngày hôm nay. Chính ngày bản thân tôi hôm nay nếu không ở nước ngoài thì gia đình tôi không biết sẽ ra sao nữa? Tôi chỉ mong được được thấy quê huong được sống trong no đủ mà thôi . Tôi chỉ mong muốn người già được nhiều chế độ ưu đãi trẻ em nghèo được đến trường mà không cần đóng lệ phí nào thế thôi.

Hiệp Hưng

Riêng tôi thấy, một khác biệt căn bản giữa 2 nền giáo dục trước 1975 và hiện nay là: định hướng mục tiêu giáo dục của mỗi bậc đào tạo.
Đại học miền Nam trước 75 có mục đích đào tạo hàng ngũ “trí thức” cho xã hội, chú trọng vào chất hơn số lượng. Người tốt nghiệp đại học vừa có tri thức chuyên môn vừa có khả năng tổ chức và quản lý trong lãnh vực nghề của mình.
Do mục tiêu như thế nên quá trình học tập sinh viên được rèn luyện tư duy và phương pháp tổ chức, quản trị chuyên môn ngay trong bài thi của bộ môn. Thí dụ, ở ngành Dược, bài thi môn Hóa Dược có câu hỏi: Kiểm định chất A? Phần trả lời, sinh viên phải tự vận dụng tri thức về đặc tính vật lý (hình tướng) và hóa học (các phản ứng). Học năm cuối đề thi rất ngắn: “Sản xuất và phân phối thuốc A, B…” nhưng phần trả lời lại rất rộng: từ việc nuôi trồng, thu hoạch, bào chế, lưu thông phân phối, Pháp chế Dược.
Ngày nay, tốt nghiệp đại học chỉ trở thành “công nhân bậc cao” được giao việc thế nào thì làm thế đó mà thôi! Chưa kể chất lượng tuyển từ đầu vào ra sao.


Trần Anh Quốc

Thế hệ Cha Mẹ mình thật tuyệt vời . Giò nghĩ lại thấy đúng, Giáo sư (nay gọi là giáo viên á) hồi trước 30-4-1975 rất giỏi và có nhân cách. Bác sĩ cũng thế, được đào tạo bài bản và coi trọng y đức . Còn Việt nam hiện giờ thì hoàn toàn ngược lại .

Mái Trường

Đọc bài này nhớ mái trường Gia Long và các thầy cô cùng bạn học quá . Và rất buồn cho các cháu con bây giờ phải học bộ sách giáo khoa liên tục bị tố là sai cách dùng từ , sai chi tiết khoa học . Và càng buồn hơn là cách cư xử của thầy cô với học sinh, không đi học thêm là bị đì sói trán. Cháu nhà tôi học lớp 6 đã biết nhận xét như vậy làm tôi buồn lắm.

Lâm Nhật Hùng

Cuốn sách toán Trung học đệ nhị rất hay !!! Các công thức phương trình đường tròn, elip rất dễ hiểu !!! Tôi đã từng đọc nó trong kho sách cũ của Dì và ứng dụng thì Tốt nghiệp cấp 3 năm 2003 và đã đậu Đại học dễ dàng …

(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-