Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:24
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 16:48
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 15:43
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 15:37
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Yesterday at 15:31
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 01:29
7 chữ by Tinh Hoa Sun 24 Nov 2024, 05:26
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 25 Mar 2016, 13:39 | |
| Tam Tạng Pháp Số 359 NGŨ NHẪN 五忍 (Nhân vương hộ quốc kinh) Một, Phục nhẫn Phục là ẩn núp. Nhẫn là chịu đựng hay chấp nhận. Bậc tam hiền ở trước Thập địa, chưa được vô lậu, chưa thể chứng quả; chỉ có trí mà thôi nên chỉ điều phục phiền não không thể dứt trừ; nên gọi là Phục Nhẫn. (Tam hiền là Bồ tát Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng) Hai, Tín nhẫn Tín là thuận theo, không nghi ngờ. Lê Hồng Sơn dịch 360 Bồ tát Địa thứ một, Địa thứ hai, Địa thứ ba, có được tín tâm vô lậu; nên gọi là tín nhẫn. (Địa thứ nhất là Hoan hỷ. Địa thứ hai là Ly cấu địa. Địa thứ ba là Phát quang địa) Ba, Thuận nhẫn Thuận tức là tùy thuận. Tùy thuận là thuận theo, cũng gọi là theo sau. Bồ tát tứ địa, ngũ địa, lục địa thuận theo đạo Bồ đề, hướng về quả vô sanh; nên gọi thuận nhẫn. (Địa thứ bốn là Diệm huệ địa; địa thứ năm là Nan thắng địa. địa thứ sáu là Hiện tiền địa) Bốn, Vô sanh nhẫn Bồ tát địa thứ bảy, tám, chín vọng hoặc đã hết, hiểu rõ các pháp đều không sanh; nên gọi là vô sanh nhẫn. (Địa thứ bảy là Viễn hành địa, địa thứ tám là Bất động địa, địa thứ chín là Thiện huệ địa) Năm, Tịch diệt nhẫn Địa thứ mười là Bồ tát Pháp vận địa, quả Đẳng giác, Diệu giác, Phật các hoặc đã dứt hết, thanh tịnh, vô vi, vắng lặng hoàn toàn; nên gọi là tịch diệt nhẫn. (Đẳng giác là ngôi vị sau Phật một bậc, hơn các ngôi vị trước nên được gọi là giác). Diệu giác là trí huệ tròn đầy, sáng suốt, không thể nghĩ bàn. Nếu luận về 42 ngôi vị thì bắt đầu là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, đẳng giác và diệu giác; ở đây chỉ nói 40 vị thì lấy đẳng giác, diệu giác thu vào Pháp vân địa. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Fri 25 Mar 2016, 13:41 | |
| Tam Tạng Pháp Số 360 QUÁN THÂN NGỦ CHỦNG BẤT TỊNH 觀身五種不凈 (Tích huyền ký) Một, Chủng tử bất tịnh Chủng tử bất tịnh có hai: 1) Nội chủng: Quán sát thân này, từ phiền não, nghiệp, đời trước sanh ra. 2) Ngoại chủng: Nhận tinh cha, huyết mẹ mà nên thân này. Quán sát như thế thấy rằng nhân của Chủng tử trong, ngoài thân này, đúng là bất tịnh. Đại trí độ Luận nói: Chủng tử thân này bất tịnh, chẳng có tí xíu gì quý báu, chẳng phải từ nơi sạch sẽ sanh ra, mà chính là từ nơi nhơ nhớp xuất hiện ra. Hai, Trụ xứ bất tịnh Quán sát thân này, mười tháng ở trong thai mẹ, sống thì chứa ở dưới, chín thì chứa ở trên; chính giữa thì dơ dáy; đúng là không sạch. Đại trí độ luận nói: Thân này xuất phát từ nơi dơ dáy, không sanh từ nơi sáng sủa, không sanh từ câu chiêm bặc, lại cũng không sanh từ núi báu. Ba, Tự thể bất tịnh Quán sát thân này, đều do bốn đại bất tịnh làm nên, giống như người đời ăn uống không thể giữ lâu, cuối cùng thành thứ bất tịnh. Giả sử lấy nước trong bốn biển đem tắm rửa thân này, cuối cùng không thể thơm tho, sạch sẽ được. Đại trí độ luận nói: Các thứ đất, nước, gió, lửa hay biến thành thứ bất tịnh; dù có lấy nước biển lớn đem tắm rửa thân này, cũng không thể làm cho nó thơm tho, sạch sẽ. Bốn, Ngoại tướng bất tịnh Quán sát thân này, nhìn biểu hiện bên ngoài đều là bất tịnh. chín lỗ thường chảy những thứ nhơ nhớp ra: mắt thì nhỏ lệ, đổ ghèn; lỗ tai kết thành cức ráy; mũi chảy ra nước mũi; miệng khạc ra đàm dãi; hai đường đại, tiểu tiện thì còn gì phải nói, như lúc xé toạc cái đáy da này ra thì xú uế tràn lan. Đại trí độ luận nói: Vô số những thứ bất tịnh, chứa đầy trong thân ấy, chảy vào, ra không ngừng, giống như cái bao chứa đầy vật dơ mà thôi. Năm, Cứu cánh bất tịnh Quán sát thân này, không chỉ hiện tại dơ dáy, suy nghĩ thật kỹ, đến sau khi chết, vứt bỏ ở nghĩa trang, tanh hôi tràn lan, càng thêm bất tịnh. Đại trí độ luận nói: Quán sát thật kỹ thân này, chính là phải trở về nơi nghĩa địa. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 18 Aug 2016, 20:25 | |
| Tam Tạng Pháp Số 361 NGŨ UẨN 五 蕴 (Đại thừa quảng ngũ uẩn luận) Uẩn có nghĩa là tích tụ (chứa nhóm) Chúng sanh do năm pháp này tích tụ thành thân; lại do thân này tích tụ các pháp phiền não, có thể chịu vô lượng sống, chết; cũng gọi là Ngũ Ấm. Ấm có nghĩa là che đậy, vì hay che đậy chân tánh. Một, Sắc uẩn Sắc có nghĩa là sự trở ngại của vật chất. Các căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hòa hợp chứa đựng nhau; nên gọi là sắc uẩn. Hai, Thọ uẩn Thọ có nghĩa là lĩnh nạp. Lục thức cùng lục trần tương ứng mà có lục thọ hòa hợp chứa đựng nhau; nên gọi là thọ uẩn. Ba, Tưởng uẩn Tưởng có nghĩa là tư tưởng. Ý thức cùng sáu trần tương ứng mà thành sáu tưởng hòa hợp chứa đựng nhau; nên gọi là tưởng uẩn. Bốn, Hành uẩn Hành có nghĩa là dời đổi, tạo tác. Vì ý thức suy tư, nhớ tướng các trần, tạo ra các hành động thiện hay ác hòa hợp chứa đựng nhau; nên gọi là Hành Uẩn. Năm, Thức uẩn Thức có nghĩa là phân biệt rõ ràng. Thức có sáu loại mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đối với các trần cảnh phân biệt rõ ràng, hòa hợp chứa đựng nhau; nên gọi là thức uẩn.
NGŨ UẨN THẬT TƯỚNG 五蕴實相 (Đại Bát nhã kinh) Năm uẩn tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Uẩn có nghĩa là chứa nhóm. Do chứa nhóm năm pháp sắc, thọ... làm thành sắc thân. Thật tướng là lý chân như không sai lầm; tức là năm uẩn này cũng chính là lý thật tướng; nên gọi là ngũ uẩn thật tướng. Một, Sắc uẩn thật tướng Sắc có nghĩa là sự trở ngại của vật chất. Sắc mà có tính chất trở ngại là sắc ảo, thật sự, đó là chân không Bát nhã; tức là nhờ ảo sắc mà sáng tỏ được chân không. Đó gọi là sắc uẩn thật tướng. Hai, Thọ uẩn thật tướng Thọ có nghĩa là lãnh nạp. Lãnh thọ của sáu căn là ảo thọ, thật sự, đó là chân không Bát nhã; tức là nhờ ảo thọ mà sáng tỏ được chân không. Đó gọi là thọ uẩn thật tướng. Ba, Tưởng thọ thật tướng Tưởng có nghĩa là tư tưởng. Suy tư mà có điều kiện là tưởng ảo, thật sự, đó là chân không Bát nhã; tức là nhờ ảo tưởng mà sáng tỏ được chân không. Đó gọi là ảo tưởng thật tướng. Bốn, Hành uẩn thật tướng Hành có nghĩa là tạo tác. Hành mà do tạo tác là hành ảo, thật sự, đó là chân không Bát nhã; tức là nhờ ảo hành mà sáng tỏ chân không. Đó gọi là hành uẫn thật tướng. Năm, Thức uẩn thật tướng Thức có nghĩa là phân biệt. Thức mà có tính chất phân biệt là ảo thức, thật ra, đó là chân không Bát nhã; tức là nhờ ảo thức mà sáng tỏ được chân không. Đó gọi là thức uẩn thật tướng. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 18 Aug 2016, 20:33 | |
| Tam Tạng Pháp Số 362
NGŨ UẨN DỤ 五蕴喻 (Đại trang nghiêm kinh) Năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Uẩn có nghĩa là chứa nhóm. Tất cả chúng sanh đều do năm uẩn này chứa nhóm (tổ hợp) mà thành thân người. Vì vậy, Phật vì vua Bình Sa nói rằng các pháp trong thế gian là thật sự không chắc chắn, nên lấy năm uẩn này ví dụ. (Tiếng Phạn là Bình sa, cũng gọi là Tần bà sa la; tiếng Hoa là Mô thật, nghĩa là chính bản thân ông là tấm gương mô phạm chân thật). Một, Sắc như tụ mạt dụ Sắc tức là sắc thân của chúng sanh. Mạt tức là bọt nước, do gió thổi nước tụ lại mà thành, tướng trạng, hư dối, thể vốn không thật. Lấy hình ảnh bọt nước này để ví dụ cho sắc thân của chúng sanh, giả dối, vay mượn, không thật. Hai, Thọ như thủy bào dụ. Thọ có nghĩa là lãnh thọ. Thủy bào tức là bong bóng nước. Nước do gió thổi, hoặc dùng cây quậy nổi lên bong bóng trên mặt, trong chốc lát mất liền. Lấy việc này ví dụ những gì buồn, vui mà con người lãnh thọ, giống như bong bóng nước, có đó rồi mất đó. Ba, Tưởng như dương diệm dụ Tưởng tức là tưởng nhớ. Dương diệm tức là bóng sáng mặt trời. Nhìn từ xa trên cánh động rộng, ánh nắng mặt trời phát ra quầng sáng như có bóng nước sóng sánh (loang loáng trên mặt) nhưng thật sự không phải nước (người khát tưởng là nước). Lấy đó ví dụ như vọng tưởng của chúng sanh, cũng giống như bóng nắng, vốn không có thật thể, do niệm (nhớ, tưởng tượng) mà thành tưởng, đều là giả dối. Bốn, Hành như ba tiêu dụ Hành có nghĩa là tạo tác. Ba tiêu (cây chuối), thân của nó dễ gãy, hoàn toàn không vững chắc. Lấy đó để ví dụ các hành (tạo tác) của chúng sanh, giống như cây chuối dễ gãy đổ, không chắc chắn.
Năm, Thức như ảo sự Thức có nghĩa là phân biệt. Ảo sự là trò ảo thuật. Ví như dùng cái khăn ảo thuật ra con ngựa; cây cỏ thành người. Tất cả đều do ảo thuật mà thành, vốn không có thật thể. Lấy đây để ví dụ tâm phân biệt các pháp của chúng sanh; sanh, diệt tùy theo cảnh, không có thật. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 18 Aug 2016, 20:42 | |
| Tam Tạng Pháp Số 363 CHUYỂN NGŨ UẨN THÀNH NGŨ PHẦN PHÁP THÂN 轉五蕴成五 份法身 (Thỉnh Quán âm kinh sớ) Uẩn có nghĩa là chứa nhóm. Năm uẩn có nghĩa là sắc, thọ, tuởng, hành, thức. Thân cũng có nghĩa là tụ tập, tức là giới, định, huệ, giải thoát tri kiến. Chúng sanh, nếu, hay giữ giới, tu tập thiền định, trí huệ; thực hành các nghiệp lành thì có thể sắc thân năm uẩn thành năm phần pháp thân. Kinh Niết bàn nói: Vì diệt trừ đuợc sắc ấy (sắc trong năm uẩn) mà chứng được sắc chân thường; cho đến thọ, tuớng, hành, thức cũng như thế. Một, Chuyển sắc uẩn thành giới thân Sắc uẩn là các mắt, tai, mũi, thân. Giới là ngăn ngừa ba nghiệp của thân và bốn nghiệp của miệng. Chúng sanh, nếu, giữ giới vững chắc, đuợc thân thanh tịnh, thì giới thể thành tựu, không trì không phạm. Đó là đã chuyển sắc uẩn thành đuợc giới thân. Hai, Chuyển thọ uẩn thành định thân Định tức là chánh định. Chúng sanh, nếu, hay tu tập thiền định vô lậu, thì căn và trần thanh tịnh, xa lìa tán loạn. Đây là chuyển thọ uẩn trở thành định thân. Ba, Chuyển tưởng uẩn thành huệ thân Tuởng uẩn là ý thức suy tư, tuởng nhớ sáu trần. Huệ tức là trí huệ. Chúng sanh, nếu, ngộ đuợc các vọng tuởng đều là hư vọng sanh rồi diệt, thì ý thức sáng suốt, thanh tịnh, chiếu soi vô ngại. Đây là chuyển tuởng uẩn thành huệ thân. Bốn, Chuyển hành uẩn thành giải thoát thân Hành uẩn là tạo tác các nghiệp. Do có nghiệp này mà có sự trói buộc. Giải thoát tức là tự tại. Chúng sanh, nếu, không làm các nghiệp, thì ra khỏi sự trói buộc và đuợc tự tại. Đây là chuyển hành uẩn thành giải thoát thân. Năm, Chuyển thức uẩn thành giải thoát tri kiến thân. Thức uẩn tức là hòa hợp, chứa nhóm. Giải thoát tri kiến. Trí thuộc sự hiểu biết của trí. Kiến thuộc sự thấy của mắt; tức là con mắt trí vô sanh tự tại chiếu soi vạn vật. Nếu chúng sanh hay chiếu soi thức tâm rõ ràng đều là giả dối phân biệt, thì con mắt trí vô sanh đuợc tự tại sáng tỏ. Đây là chuyển thức uẩn thành giải thoát tri kiến thân. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 18 Aug 2016, 20:52 | |
| Tam Tạng Pháp Số 364 CHUYỂN NGŨ UẨN THÀNH TAM ĐỨC 轉五蕴成三德 (Nhiếp Đại thừa luận) Năm uẩn là sắc, thọ, tuởng, hành, thức. Ba đức là pháp thân, Bát nhã, giải thoát. Pháp thân tức là lý chân như Bát nhã tức là trí lãnh hội chân thật. Giải thoát tức là diệu dụng của tự tại. Ba đức này đều do chuyển năm uẩn mà thành. Một, Chuyển sắc uẩn thành pháp thân Sắc có nghĩa là vật chất trở ngại. Tướng hảo thân của Phật, âm thinh vô biên, tuớng đỉnh vô kiến, đều do chuyển sắc uẩn mà thành; nên gọi là chuyển sắc uẩn thành pháp thân. Hai, Chuyển thọ uẩn thành giải thoát Thọ có nghĩa là lãnh nạp. Phật có vô luợng pháp lạc tự tại, to lớn, đều do chuyển thọ uẩn mà thành; nên gọi là chuyển thọ uẩn thành giải thoát. Ba, Chuyển tưởng uẩn thành giải thoát Tưởng là suy nghĩ và nhớ tuởng. Phật dùng trí biện tài vô ngại, nói tất cả pháp tuớng hoàn toàn tự tại, đều do chuyển tuởng uẩn mà thành; nên gọi là chuyển tuởng uẩn thành giải thoát. Bốn, Chuyển hành uẩn thành giải thoát Hành có nghĩa là trôi chảy, đổi dời, sanh diệt. Phật biến hiện thần thông, dùng các pháp thanh tịnh; thu nhận, dạy dỗ các chúng sanh, làm cho được tự tại. Tất cả đều do chuyển hành uẩn mà thành; nên gọi là chuyển hành uẩn thành giải thoát. Năm, Chuyển thức uẩn thành Bát nhã Thức có nghĩa là phân biệt rõ ràng. Đại viên cảnh trí của Phật là trí, tánh bình đẳng, là trí diệu quan sát, là trí thành sở tác hoàn toàn tự tại, đều do chuyển thức uẩn mà thành; nên gọi là chuyển thức uẩn thành Bát nhã. (Đại viên cảnh trí là trí chân thật của Phật, giống như cái gương lớn. Bình đẳng tánh trí là trí tánh của Phật, quán sát các pháp đều bình đẳng. Diệu quan sát trí là trí nhiệm màu của Phật, quán sát rõ ràng các pháp. Thành sở tác trí là chân trí của Phật, làm Phật sự được thành công). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 18 Aug 2016, 21:03 | |
| Tam Tạng Pháp Số 365 SẮC UẨN HỮU NGŨ CHỦNG TƯỚNG 色蕴有五種相 (Hiển dương thánh giáo luận) Một, Tự tướng Tự tướng tức là tướng vốn có của các pháp thuộc sắc thân. Ví như tướng rắn chắc là của đất, tướng ẩm thấp là của nước, tướng ấm nóng là của lửa, tướng giao động là của gió. Các tướng này đều khác nhau. Hai, Cộng tướng Cộng tướng là tướng hòa hợp của các pháp thuộc sắc thân. Sắc thân này do tướng hòa hợp của đất, nước, gió, lửa mà thành. Ba, Sở y năng y tướng. Bốn thành phần của sắc thân là tướng sở y (chỗ nương tựa). Bốn thành phần tạo ra sắc là tướng năng y. (Tạo ra sắc tức là tạo ra các căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân). Bốn, Thọ dụng tướng Tướng thọ dụng là khổ, vui, thuận, nghịch mà nhận chịu từ ngoài các trần, cảnh sanh ra. Năm, Nghiệp Tướng Nghiệp tướng tức là tướng hành động, tạo tác (nghiệp hành) Vì sắc thân có khả năng tạo tác vô số nghiệp hành, nên tất cả nghiệp hành đều nương vào sắc thân mà có. NGŨ THỌ 五受 (Tích huyền ký) Thọ là lãnh nạp; nghĩa là sáu thức của sáu căn lãnh nạp sáu cảnh của sáu trần. Một, Ưu thọ Tâm đối trước tình, cảnh trái ngược mà phải nhận lấy nỗi buồn. Đó gọi là ưu thọ. Hai, Hỷ thọ Tâm đối trước tình, cảnh vừa lòng và nhận được niềm vui thỏa thích. Đó gọi là hỷ thọ. Ba, Khổ thọ Thân đối trước tình, cảnh trái ngược mà phải nhận lấy khổ đau bức bách. Đó gọi là khổ thọ. Bốn, Lạc thọ Thân đối trước tình, cảnh vừa lòng và nhận được cảm giác an vui. Đó gọi là lạc thọ. Năm, Xả thọ Tâm đối với cảnh không thuận, không nghịch và nhận được cảm giác không khổ, không vui, không ghét, không yêu. Đó gọi là xả thọ. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 25 Aug 2016, 21:55 | |
| Tam Tạng Pháp Số 366 NGŨ CĂN 五根 (Pháp giới thứ đệ) Người tu hành tu tập tứ niệm xứ, tuy điều lành vừa nhú mầm yếu ớt, gốc rễ chưa mọc ra, nên điều lành ấy dễ hư hoại. Giờ tu tập năm pháp, khiến cho căn lành sanh, nên mới lấy căn làm tâm. (Tứ niệm xứ là quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã). Một, Tín căn Tin vào chánh đạo và trợ đạo thì sanh tất cả thiền định vô lậu, giải thoát. Đó gọi là tín căn. (Chánh đạo là tứ niệm xứ. Trợ đạo là ngũ đình tâm quán) Hai, Tinh tấn căn Đã tin chánh quán xứ niệm xứ và các pháp trợ đạo tốt, càng phải tinh tấn bội phần, siêng năng, mong mỏi không ngừng. Đó gọi là tinh tấn căn. Ba, Niệm căn Chỉ nhớ chánh đạo và trợ đạo, nhất tâm quán tưởng, không để cho tà vọng chen vào. Đó gọi là niệm căn. Bốn, Định căn Nuôi dưỡng chánh đạo và trợ đạo, nhất tâm yên lặng không để tán loạn. Đó gọi là định căn. Năm, Huệ căn Huệ là một trong tứ niệm xứ là phuơng pháp nuôi duỡng thiền định, tánh bên trong tự soi sáng, nguời ngoài không biết. Đó gọi là huệ căn.
NGŨ LỰC 五力 (Pháp giới thứ đệ) Chỉ quán phụ hành vấn nói: Cũng có tên là căn, tại sao còn đặt thêm tên? Đáp: Căn lành tuy đã sanh, nhưng cái ác còn chưa phá đuợc, nên phải tu tập cho căn lành tăng trưởng. Căn lành đã hình thành thì ác bị phá tan, nên gọi là lực. Một, Tín lực Tín chánh đạo và trợ đạo; nếu tín căn tăng trưởng thì có thể ngăn các phiền não, không bị các nghi ngờ của thiên kiến và Tiểu thừa làm lay động; nên gọi là tín lực. Hai, Tinh tấn lực Khi thực hành chánh đạo và trợ đạo, nếu căn tinh tấn tăng trưởng, thì có thể trừ được sự lười biếng của thân và tâm, thành tựu được pháp xuất thế. Đó là tinh tấn lực. Ba, Niệm lực Nhờ chánh đạo và trợ đạo, nếu niệm căn tăng trưởng, thì có thể phá tan sự nhớ tuởng tà vạy, thành tựu đuợc tất cả công đức chánh niệm xuất thế. Đó là niệm lực. Bốn, Định lực Nhiếp tâm vào chánh đạo và trợ đạo, nếu định căn tăng trưởng, thì có thể phá tan loạn tuởng, mở ra đuợc sự, lý thiền định. Đó là định lực. (Sự, lý thiền định. Sự tức là thiền định của cõi sắc và cõi vô sắc. Lý là là thiền định do Thinh văn,… nuơng theo lý mà tu tập đuợc) Năm, Huệ Lực Huệ của Tứ niệm xứ chiếu rõ tất cả các pháp. Nếu huệ căn tăng trưởng, thì có thể trừ được chấp trước của tà kiến, sai lầm, phá được sự hiểu biết thiên kiến và Tiểu thừa. Đó là huệ lực. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 25 Aug 2016, 23:02 | |
| Tam Tạng Pháp Số 368 NGŨ THÔNG 五通 (Đại trí độ luận) Một, Thiên nhĩ thông Đối với tất cả âm thanh, khổ, sướng, buồn, vui của thế gian đều có thể nghe được. Hai, Thiên nhãn thông Đối với tất cả hình trạng, màu sắc của thế gian và các tướng khổ, vui do sanh, tử của tất cả chúng sanh, đều có thể thấy được. Ba, Túc mạng thông Đối với thân của mình, thân của người khác và bao nhiêu việc đã làm trong nhiều đời, đều biết hết. Bốn, Tha tâm thông Đối với những gì xảy ra trong tâm của người khác như suy nghĩ bao nhiêu việc lành, dữ, đều biết rõ. Năm, Thần túc thông, cũng gọi là Như ý thông Biểu hiện tùy ý, bay trên không hay đi trên mặt đất đều tự tại, muốn làm những gì muốn, không bị trở ngại.
NGŨ CHỦNG THÔNG 五種通 (Tông cảnh lục) Một, Đạo thông Đạo đức là đạo lý. Chúng được lý trung đạo nên có thể khởi dụng, vô tâm ứng vật, giáo hóa tùy duyên với muôn loài; giống như bóng như tượng, trăng dưới nước, hoa trong không trung, không có hình thể cố định. Đó gọi là đạo thông. Hai, Thần Thông Thần tức là cái thần của tâm. Tâm thanh tịnh thì chiếu soi được vật, ghi nhớ muôn việc ở đời trước rõ ràng, tùy theo sức thiền định, không có gì làm cho trở ngại. Đó gọi là thần thông. Ba, Y thông Y tức là nương tựa Nương tựa vào pháp thuật, làm mọi việc theo ý muốn, không bị trở ngại, như mượn bùa phép mà đi tới, đi lui; biến hóa linh thiêng như thuốc uống biến thành thức ăn. Đó gọi là y thông. Bốn, Báo thông Quỷ thần biết trước, các vị trời biến hóa, biết sau khi chết sanh về đâu, rồng thiêng ẩn hiện. Đó gọi là báo thông. Năm, Yêu thông Hồ ly có phép biến hóa, cây đá hóa thành tinh, nương tựa vào tinh thần của người thông tuệ một cách kỳ lạ. Đó gọi là yêu thông. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Thu 25 Aug 2016, 23:13 | |
| Tam Tạng Pháp Số 369 NGŨ THẦN THÔNG 五神通 (Bồ tát xứ thai kinh) Thần gọi là thiên tâm. Thông gọi là huệ tánh. Nghĩa là tâm của thiên nhiên chiếu thấu suốt vô ngại, nên gọi là thần thông. Kinh nói: Bồ tát Diệu thắng bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn, Bồ tát tu tập pháp gì, chứng được thần thông? Phật vì ông nói rằng có năm loại thần thông trong cõi tục. Một, Túc bất lý địa Thân có thể bay như đi, chân bước trong không trung như đi trên mặt đất. Đó gọi là túc bất lý địa. Hai, Tri nhân tâm mạng Có thể biết tâm của người khác, làm việc lành làm việc ác, sanh vào chỗ thiện chỗ ác. Đó là tri nhân tâm mạng. Ba, Hồi nhãn thiên lý Đối với các loại chúng sanh trong trời đất, hoặc tốt hoặc xấu, thành quách, nhà cửa, núi cao, cây to, một khi liếc nhìn, dù xa hay gần, đều thấy hết được. Đó là hồi nhãn thiên lý. Bốn, Hô danh tức chí Các thứ tiếng của trai, gái, voi, ngựa, dù lớn hay nhỏ trong nhân gian, đều nghe được hết. Nếu có ai kêu đến tên, dù xa hay gần, đều đến liền. Đó là hô danh tức chí. Năm, Thạch bích vô ngại Đối với việc đi lại trong nhân gian, sông, núi, đá, tường, không có gì chướng ngại hết, đều có thể đi xuyên qua. Đó là thạch bích vô ngại.
NGŨ HẬU ĐẮC TRÍ 五後得智 (Nhiếp Đại thừa luận thích) Bồ tát thực hành hoàn tất trí hóa tha; nghĩa là Bồ tát bắt đầu độ sanh, phân biệt rõ ràng và có thể thấu hiểu các pháp, ghi nhớ không quên, xây dựng giáo pháp chân chánh, khiến cho kẻ khác tu hành, tùy duyên hòa hợp, tùy theo ước muốn của mình, đều được đầy đủ; nên có năm trí khác nhau. Một, Thông đạt Bồ tát do hậu đắc trí này mà có thể quán sát được tất cả các pháp về cảnh giới và trong tâm muốn biết, thấy đều không trở ngại. Hai, Tùy niệm Tùy niệm cũng gọi là ức trí. Bồ tát do hậu đắc trí, ở trước quán trong tâm, thấu suốt tướng cảnh giới các pháp. Sau khi ra khỏi quán, đều ghi nhớ tất cả không quên. Ba, An lập An lập cũng gọi là thành lập. Bồ tát do hậu đắc trí, đã thấu hiểu cảnh giới của các pháp, còn hay lập nên giáo pháp chân chánh, khiến cho kẻ khác tu hành. Bốn, Hòa hợp Hòa hợp cũng có tên là tương tạp. Bồ tát do hậu đắc trí, đối với tất cả các pháp đã duyên ở trước hòa hợp cảnh giới và hay quán sát chiếu soi rõ ràng chúng; do quán sát này liền biến tất cả phiền não thành Bồ đề. Năm, Như ý Bồ tát do hậu đắc trí, đã biến được phiền não thành Bồ đề, nên đối với tất cả những gì đã ước muốn, đều tùy theo ý, như biến đại địa trở thành vàng ròng, đó vậy. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 37 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 20 ... 36, 37, 38, 39, 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |