Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 19 ... 35, 36, 37, 38, 39, 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Sun 21 Feb 2016, 21:58

Tam Tạng Pháp Số 349
 
NGŨ VỊ
五味 (Niết bàn Kinh)
 
Như lai nương vào tạng vương vô cấu, Bồ tát khen ngợi pháp Niết bàn hơn hết, bèn nói năm vị này. 
Lấy đề hồ so sánh với Pháp hoa, Niết bàn. 
Đại sư Trí giả, tông Thiên thai, đời Tùy, lấy giáo lý Phật nói một đời, thứ tự lập ra năm thời.
Lấy sự tương sanh của thánh giáo, căn cơ nhanh, chậm của chúng sanh so sánh với năm vị đậm lạt.
Một, Nhũ vị Vị của sữa từ con trâu vắt ra, ví dụ như 12 bộ kinh do Phật tuyên thuyết. 
Thời đầu tiên, Phật nói giáo lý viên đốn Hoa nghiêm, chỉ vì những bậc đại căn cơ, không bao gồm Nhị thừa.
Vì kinh này, lần đầu tiên mở bày, dung hợp vừa thô sơ vừa mầu nhiệm, nên lấy vị sữa làm ví dụ. (12 bộ kinh là Khế kinh, Trùng tụng, Phúng tụng, Nhân duyên, Bổn sự, Bổn sanh, Hy hữu, Thí dụ, Luận nghị, Tự thuyết, Phương quảng, Thọ ký)
Hai, lạc vị Lạc vị từ sữa sanh ra, lấy ví dụ chín bộ kinh từ 12 bộ kinh trên.
Thời thứ hai, Phật nói các kinh A Hàm ở Lộc uyển, dìu dắt Nhị thừa, dứt kiến hoặc và tư hoặc, chứng lý chân không, lại từ đốn giáo ban bố tiệm giáo, nên lấy lạc vị làm ví dụ.
(Kiến hoặc là ý căn đối với pháp trần nổi lên các phân biệt.
Tư hoặc là năm căn đối với năm trần nổi lên tham lam, luyến ái)
Ba, Sanh tô vị Sanh tô từ lạc mà ra, lấy ví dụ chín bộ kinh sau và nói pháp Đại thừa phương đẳng.
Vào thời thứ ba, ở hội Phương đẳng, Phật nói các kinh Đại thừa như Lăng già, Lăng nghiêm; khen ngợi pháp lớn, trách cứ Tiểu thừa, làm cho Tiểu thừa chán Tiểu thừa mà ham muốn Đại thừa, nên lấy sanh tô vị làm ví dụ.
(Tiếng Phạn là Lăng già, tiếng Hoa là Bất khả vãng, chỉ người có thần thông mới có thể đến được. Lăng nghiêm, tiếng Phạn gọi đủ là Thủ lăng nghiêm, tiếng Hoa là Kiện tướng phân biệt)
Bốn, Thục tô vị Thục tô vị từ sanh tô mà ra, lấy các kinh sau phương đẳng làm ví dụ, như kinh Bát nhã. 
Vào thời thứ bốn, Phật nói các pháp môn trí huệ không tính của Bát nhã để trừ hết nghi ngờ của Nhị thừa, trao cho giáo pháp Đại thừa làm tài sản, làm cho tâm từ từ thấu hiểu, nên lấy thục tô vị làm ví dụ.
Năm, Đề hồ vị Đề hồ từ thục tô sanh ra, lấy các kinh sau Bát nhã làm ví dụ, như Pháp Hoa, Niết bàn.
Vào thời thứ năm, Phật ở hội Linh sơn nói kinh Pháp hoa, mở ra bốn vị trước là quyền giáo Tam thừa, khiến cho các chúng sanh đều thành Phật.
Lại nói kinh Niết bàn, bảo hộ giới luật và nói về lý thường trụ, nên lấy đề hồ vị lám ví dụ. ƒ ‚   
Sanh tô® Lạc vị ®Nhũ vị  ®vị  (vị sữa tươi) (vị sữa cô) (vị crème) … „  Đề hồ vị®Thục tô vị  (vị bơ) (vị phó mát) ƒ ‚ Lăngà A Hàm àHoa Nghiêm  àGià  Lăng Nghiêm … „Pháp HoaàBát nhã  Niết bàn


Được sửa bởi mytutru ngày Thu 24 Mar 2016, 01:05; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Sun 21 Feb 2016, 22:02

Tam Tạng Pháp Số 350
 
NGŨ BỘ LUẬT
(Phiên dịch Danh nghĩa)
 
Năm bộ luật là Luật Tạng Phật nói ra và chia làm năm. 
Thế Tôn thành đạo batám năm, quốc vương thành Vương xá mời thọ trai, Ăn xong, Phật sai La hầu la rửa bát, vì lỡ tay ông làm vỡ bát thành năm mảnh. 
Ngày ấy có nhiều Tỳ kheo bạch Phật rằng: Bát bể năm mảnh, 
Phật nói: 500 năm đầu, sau khi ta Diệt độ, có các Tỳ kheo chia Luật tạng ra làm năm bộ.
Sau Ngài Ưu ba cúc đa, quả nhiên có năm đệ tử, mỗi người giữ lấy một ý kiến, bèn chia Luật Tạng của Phật ra làm năm bộ.
(Tiếng Phạn là La hầu la, tiếng Hoa là Phú chướng.
Tiếng Phạn là Tỳ ni, tiếng Hoa là Thiện Trị.
Tiếng Phạn là Ưu ba cúc đa, tiếng Hoa là Đại hộ, Cận hộ)
Một, Đàm vô đức bộ Cũng gọi là Đàm ma cúc đa, tiếng Phạn là Đàm vô đức, tiếng Hoa là Pháp mật.
Mật có nghĩa là che dấu, còn gọi là Pháp Tạng, gọi là Tứ Phần Luật.
Kinh Đại tập nói: Sau khi ta vào Niết bàn, có các đệ tử, giữ gìn 12 bộ kinh của Như lai, biên chép, đọc tụng, nói năng điên đảo; vì nói năng điên đảo nên che dấu Pháp Tạng.
(Tứ Phần Luật là pháp Tỳ kheo, pháp Tỳ kheo ni, pháp Thọ giới, pháp Diệt tránh) 
Hai, Tát bà đa bộ Tiếng Phạn là Tát bà đa, tiếng Hoa là Nhất thiết hữu, tức là Thập tụng luật. 
Bộ này cho rằng các pháp thật hữu ba đời. 
Kinh Đại tập nói: Sau khi ta Diệt độ, các đệ tử của ta giữ gìn 12 bộ kinh của Như lai, lại còn đọc tụng sách vở bên ngoài, có khả năng giỏi nghị luận. 
Tất cả những vấn đề đặt ra đều được giải quyết. đó là Tát bà đa bộ.
(Thập Tụng là trích ra từ Ưu ba ly thập phiên tụng. 
Ưu ba ly là tiếng Phạn, tiếng Hoa là Cận Chấp, vì khi Phật còn là Thái tử ông hay gần gũi hầu hạ).
Ba, Ca diếp di bộ Tiếng Phạn là Ca diếp di, tiếng Hoa là Trọng không quán, tức là giải thoát luật) Kinh Đại tập nói: Sau khi ta vào Niết bàn, các đệ tử của ta, thọ trì 12 bộ kinh của Như lai, nói là không có ngã và không có người nhận (thọ giả), chuyển các phiền não giống như thây ma. 
Đó là Ca diếp di bộ.
(Chuyển các phiền não giống như thây ma là vứt bỏ mê lầm như vứt bỏ thây ma) Bốn, Di sa tắc bộ Tiếng Phạn là Di sa tắc, tiếng Hoa là Bất trước hữu vô quán, tức là Ngũ phần luật.

Kinh Đại tập nói: Sau khi ta vào Niết bàn, các đệ tử của ta, thọ trì 12 bộ kinh của Như lai, không làm các tướng đất, nước, gió, lửa và tướng hư không thức. Đó là Di sa tắc bộ.
(Ngũ phần luật là Tỳ kheo giới, Tỳ kheo ni giới, Thọ giới pháp, Diệt tránh pháp, Tăng pháp).
Năm, Bà sa phú la bộ Tiếng Phạn là Bà sa phú la, tiếng Hoa là Độc tử.
Vì ngày xưa có ông Tiên nhuộm mình cho thành con trâu nghé, từ đó về sau dòng họ đều gọi là Độc tử.
Bộ này cho rằng ngã chẳng phải là ngũ uẩn, cũng chẳng xa lìa ngũ uẩn mới có thật ngã. 
Luật này không đến Trung hoa.
Kinh Đại tập nói: Sau khi ta vào Niết bàn, các đệ tử của ta, thọ trì 12 bộ kinh của Như lai, đều nói có ngã, không nói tướng không. Đó là Bà sa phú la bộ.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Thu 24 Mar 2016, 00:50

Tam Tạng Pháp Số 351
 
NGŨ NHIẾP LUẬN
五攝論 (Pháp bảo phiêu mục)
 
Nhiếp luận tức là Nhiếp Đại thừa luận; vì tóm thâu ý nghĩa của tất cả pháp môn Đại thừa thánh giáo; tập họp lại và phân chia, nhận xét ý nghĩa trên.
Luận này do Bồ tát Vô trước làm ra.
hai vị Bồ tát Thiên thân, Vô tính đều có cách giải thích riêng, ý nghĩa nhiều chỗ giống nhau. Đời Lương
- Ngài Chân đế, đời đường
- Ngài Huyền trang, phiên dịch không giống nhau, nên đều gọi là năm nhiếp luận. 
Một, Vô trước nhiếp luận Bồ tát Vô trước làm ra Đại thừa nhiếp luận, ba quyển; gọi là Vô trước nhiếp luận.
Hai, Thiên thân nhiếp luận Bồ tát Thiên thân, vì có Đại thừa nhiếp luận của Bồ tát Vô trước làm ra, mà làm ra sách giải thích luận này, gồm có mộtnăm quyển.
Đó là Thiên thân nhiếp luận.
Ba, Vô tính nhiếp luận Bồ tát Vô tính, do Nhiếp luận của Vô trước, cũng làm ra luận thích, ý nghĩa giống nhau,gọi là Nhiếp Đại thừa luận thích, gồm mười quyển.
đó là Vô tính nhiếp luận.
Bốn, Lương nhiếp luận Đời Lương, tam tạng pháp sư Chân đế dịch Luận thích của Ngài Thiên thân, lưu truyền ở Trung quốc. Đó là Lương nhiếp luận.
Năm, Đường nhiếp luận Đời Đường, pháp sư Huyền trang dịch luận của Ngài Vô trước và dịch luận của Ngài Vô tính. Đó là Đường nhiếp luận.
 
NGŨ TẠNG
五藏 (Lục ba la mật kinh)
 
Tạng có nghĩa là chứa đựng.
Kinh - Luật - Luận chứa ý nghia vô lượng của giáo pháp.
Một, Tố đát lãm tạng Tiếng Phạn là Tố đát lãm, tức là Tu đa la, tiếng Hoa là Khế kinh; nghĩa là trên hợp với lý của Phật, dưới hợp căn cơ của chúng sanh.
Kinh là pháp, là thường. mười cõi đều theo gọi là pháp, ba đời đều theo gọi là thường.
Kinh nói: Nếu có chúng sanh, thích sơn lâm cùng cốc, ở chỗ vắng lặng, tu pháp tịnh lự, thì Phật vì người ấy nói tạng Tu đa la.
Hai, Tỳ nại da tạng Tiếng Phạn là Tỳ nại da, tiếng Hoa là Luật.
Luật là pháp, nghĩa là hay dứt trừ tội nặng và nhẹ.
Kinh nói: Nếu có chúng sanh, ưa tu tập oai nghi, hộ trì chánh pháp, thấm nhuần pháp vị, khiến cho an trú được lâu dài, thì vì người ấy nói Luật tạng.
Ba, Tỳ đạt ma tạng Tiếng Phạn là A tỳ đạt ma, tiếng Hoa là vô tỷ pháp, tức là luận tạng.
Trí huệ bậc thánh, phân biệt ý nghĩa của các pháp, siêu việt không thể so sánh. Kinh nói: Nếu có chúng sanh, ưa nói chánh pháp, phân biệt được tánh và tướng, nghiêm xét kỹ càng rốt ráo sâu xa, thì vì người ấy nói luận tạng.
Bốn, Bát nhã ba la mật đa tạng Tiếng Phạn là Bát nhã, tiếng Hoa là trí huệ.
Tiếng Phạn là ba la mật, tiếng Hoa là đáo bỉ ngạn, tức là huệ tạng; nghĩa là chúng sanh do mê lầm, không có trí huệ; ở trong sống, chết; gọi là bờ bến này.
Bồ tát do tu trí huệ đến được Niết bàn; gọi là bờ bên kia.
Kinh nói: Nếu có chúng sanh, ưa tu tập trí huệ chân thật của Đại thừa, xa lìa chấp trước phân biệt ngã và pháp, thì vì người ấy nói tạng trí huệ qua bờ bên kia.
Năm, Đà la ni tạng Tiếng Phạn là Đà la ni, tiếng Hoa là năng trì, còn gọi là chú, tức là Bí tạng; nghĩa là tập trung tất cả pháp lành, giữ gìn không để cho mất.
Kinh nói: 
Nếu có chúng sanh, không thể thọ trì khế Kinh để điều phục, đối trị phiền não; hoặc lại có chúng sanh làm các nghiệp ác, vô số tội nặng mà muốn được tiêu trừ, nhanh chóng giải thoát, mau ngộ Niết bàn thì vì người ấy nói Đà la ni tạng.


Được sửa bởi mytutru ngày Thu 24 Mar 2016, 01:06; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Thu 24 Mar 2016, 00:57

Tam Tạng Pháp Số 352
 
NGŨ CHỦNG TẠNG
五種藏 (Hoa nghiêm kinh Tùy số diễn ra sao)
 
Một, Như lai tạng Tạng là chứa đựng. Thể của pháp tánh chân như không xa lìa sắc, tâm của chúng sanh, đầy đủ các pháp nhiễm tịnh.
Đó gọi là Như lai tạng.
Hai, Tự tánh thanh tịnh tạng Tất cả chúng sanh đều có tự tánh thanh tịnh, từ vô thỉ đến giờ, ba trí, bốn đức, đầy đủ không thiếu; phiền não, trần cấu trói buộc mà không thể nhiễm ô. Đó gọi là tự tánh thanh tịnh tạng.
(Tam trí là nhất thiết trí, đạo chủng trí, nhất thiết chủng trí; bốn đức là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh)
Ba, Pháp thân tạng Pháp thân của thánh nhân tự tánh thanh tịnh, là chỗ nương của vô thượng bồ bề và vô lượng công đức.
Đó gọi là pháp thân tạng.
Bốn, Xuất thế gian thượng thượng tạng.
Thánh nhân đã được công đức nhiệm màu, siêu việt và vô lượng, đầy đủ vô thượng Bồ đề, biểu thị rõ ràng tất cả pháp môn tổng trì còn vượt qua Tam thừa và các Bồ tát. Đó gọi là xuất thế gian thượng thượng tạng.
(Tổng trì là giữ điều lành không mất và giữ điều ác không sanh).
Năm, Pháp giới tạng Lý của pháp giới, thông suốt nhân, quả; ngoài thì gồm cả sạch, dơ, hữu vi; trong thì bao hàm tánh đức hằng sa. Đó là gọi là pháp giới tạng.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Thu 24 Mar 2016, 00:58

Tam Tạng Pháp Số 353
 
NGŨ GIÁC
五覺 (Khởi tín luận)
 
Một, Bổn giác Bổn tức là chân tánh. Giác tức là trí huệ.
Luận nói: Để nói được ý nghĩa của chữ giác thì tâm thể xa lìa niệm.
Xa lìa tướng của niệm thì bằng với hư không, bao trùm tất cả, tức pháp thân bình đẳng của Như lai.
Nương vào pháp thân này gọi là bổn giác.
(Tâm thể xa lìa niệm là thể của nguồn tâm bổn giác, xa lìa vọng niệm)
Bằng với hư không bao trùm tất cả là hư không, không có nghĩa ranh giới, để ví dụ tính của bổn giác, thể và lượng vô cùng rộng lớn.
Pháp thân bình đẳng: Chư Phật giác ngộ rồi, không vì thế mà cao hơn; chúng sanh mê muội, không vì thế mà thấp hơn.
Chúng sanh và chư Phật không hai)
Hai, Thể giác Thể của nguồn tâm bổn giác, từ chân khởi lên vọng mà thành bất giác. Nếu bỏ vọng trở về chân thì thể của bổn giác hiển lộ, gọi là thể giác.
Ba, Tương tợ giác.
Người ở vị Thập tín đã bỏ phân biệt chấp tướng phần thô, vô minh hoặc sắp sửa phá, thể của bổn giác sắp hiển lộ; tuy chưa thật chứng được, nhưng dường như thật. Đó gọi là tương tợ giác.
(Đã bỏ phân biệt chấp tướng phần thô là đối với sáu trần, không phân biệt tốt xấu, không khởi lên các tướng chấp trước tham, sân, si)
Bốn, Tùy phần giác Bồ tát sơ trụ cho đến đẳng giác, mỗi cấp phá bỏ một phẩm vô minh, theo đó mà giác ngộ được lý pháp tánh một phần.
Đạo giác ngộ chưa hoàn tất, nên gọi là tùy pần giác.
Năm, Cứu cánh giác Diệu giác, Phật, Bồ tát vượt hết Thập địa, phương tiện đầy đủ, giác tâm mới khởi lên, tâm không có tướng ban đầu, vì xa lìa niệm vi tế, thấy được tâm tánh.
Tâm tánh thì thường trụ. Đó gọi là Cứu cánh giác.
(Giác tâm mới khởi lên nghĩa là nhận biết tâm thức thứ tám vừa nổi lên vô minh. 
Tâm không có tướng ban đầu, cho đến địa vị cứu cánh này thấu đạt căn để pháp tánh và nguồn gốc của vô minh, lìa niệm vắng lặng, thì tâm không có tướng động ban đầu.
Thấy được tâm tánh là đã chấm dứt sai lầm, thì thấy được tánh của chân tâm bổn giác. 
Tâm tánh thì thường trụ là nguồn tâm đã rốt ráo, hiểu rõ không có khởi lên và diệt mất, thường trụ vắng lặng.)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Thu 24 Mar 2016, 00:59

Tam Tạng Pháp Số 354
 
NGŨ HẠNH
五行 (Niết bàn Kinh)
 
Một, Thánh hạnh Thánh tức là chánh.
Bồ tát nương vào giới, định, huệ cho hạnh tu của mình, nên gọi là thánh hạnh.
Hai, Phạm hạnh Phạm tức là tịnh (sạch).
Bồ tát không bị nhiễm không, hữu hai bên, gọi là tịnh.
Dùng tịnh tâm này, vận dụng lòng từ bi ban vui cho chúng sanh, dứt hẳn khổ của chúng sanh; nên gọi là phạm hạnh.
Ba, Thiên hạnh Thiên tức là đệ nhất nghĩa thiên.
Bồ tát từ lý của vũ trụ mà thành tựu hạnh nhiệm mầu; nên gọi là thiên hạnh.
Bốn, Anh nhi hạnh Anh nhi là ví dụ cho Tiểu thừa, trời, người.
Bồ tát dùng tâm từ bi, thị hiện hạnh lành nhỏ của mình giống như trời, người, Thinh văn, Duyên giác; nên gọi là anh nhi hạnh.
Năm, Bệnh hạnh Bồ tát dùng tâm bình đẳng, vận dụng vô duyên đại bi, thị hiện giống chúng sanh có cùng phiền não, có cùng bệnh khổ; nên gọi là bệnh hạnh.
 
NGŨ CHỦNG BỒ ĐỀ
五種菩提 (Đại trí độ luận)
 
Một, Phát tâm Bồ đề Tiếng Phạn là Bồ đề, tiếng Hoa là đạo. Hàng Thập tín Bồ tát ở trong vô lượng sanh tử, tu tập A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, nên phát đại tâm, gọi là phát tâm Bồ đề.
Hai, Phục tâm Bồ đề Bồ tát tu Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, bẽ gãy các phiền não, hàng phục được tâm mình, tu tập các ba la mật, làm lợi ích cho chúng sanh. Đó là phục tâm Bồ đề
Ba, Minh tâm Bồ đề Bồ tát đăng địa, quán sát các pháp trong ba đời gốc ngọn, tổng tướng biệt tướng, phân biệt, tính toán, được thật tướng các pháp thanh tịnh sáng tỏ và tương ứng với Bát nhã ba la mật.
Đó là minh tâm Bồ đề. (Đăng địa là Bồ tát vừa lên Hoan hỉ địa)
Bốn, Xuất đáo Bồ đề Ba ngôi vị Bồ tát ở bất động địa thứ tám, thiện huệ địa thứ chín, pháp vân địa thứ mười, ở trong Bát nhã ba la mật, diệt trừ tất cả phiền não, thấy tất cả mười phương chư Phật, được vô sanh pháp nhẫn, xa lìa ba cõi, tới Tát bà nhã (nhất thiết trí).
Đó là xuất đáo Bồ đề. (Vô sanh pháp nhẫn là có thể chịu được tất cả pháp; vì tánh, tướng vốn không, rốt ráo không sanh)
Năm, Vô thượng Bồ đề Đẳng giác, diệu giác ngồi ở đạo tràng dứt các phiền não, thành A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.
Đó là vô thượng Bồ đề.
(Đẳng giác là ngôi vị sau Diệu giác, Phật một bậc; nhưng hơn các ngôi vị trước nên gọi là giác. 
Diệu giác là tự giác, giác tha, giác hạnh, viên mãn) 


Được sửa bởi mytutru ngày Thu 24 Mar 2016, 01:07; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Thu 24 Mar 2016, 01:01

Tam Tạng Pháp Số 355
 
NGŨ CHỦNG TÁNH
五種性 (Tứ giáo nghi)
 
Chủng có nghĩa hay sanh. Tánh có nghĩa là không thay đổi.
Tánh có ba thứ không giống nhau: Tánh lý, tánh phần, tánh số tập.
Năm thứ này là tánh số tập, tánh phần do Bồ tát tu quán dứt hoặc, chứng lý trải qua các ngôi vị từ Thập trụ đến đẳng giác, thứ tự sâu cạn không giống nhau nên có năm chủng tánh.
Một, Tập chủng tánh Bồ tát ở ngôi Thập trụ nghiền ngẫm về tu tập không quán, phá trừ kiến, tư hoặc. Đó gọi là tập chủng tánh.
(Ý căn đối với pháp trần khởi lên các phân biệt gọi là kiến).
Năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) đối với năm trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc) khởi lên các tham ái gọi là tư.
Vì những thứ này làm mê hoặc và không hiểu biết rõ ràng, nên đều gọi là hoặc). 
Hai, Tánh chủng tánh Bồ tát ở ngôi Thập hạnh, không trụ ở không mà hay giáo hóa chúng sanh, phân biệt tất cả chủng tánh, nên gọi là tánh chủng tánh.
Ba, Đạo chủng tánh Bồ tát ở ngôi Thập hồi hướng, nhờ tu trung đạo diệu quán, thông đạt tất cả Phật pháp. Đó gọi là đạo chủng tánh.
Bốn, Thánh chủng tánh Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng ở trước đều gọi là hiền. 
Bồ tát Thập địa này, do tu trung đạo diệu quán, phá vô minh hoặc, chứng nhập thánh vị, nên gọi là Thánh chủng tánh.
Năm, Đẳng giác tánh Bồ tát ở vị này, chỉ sau diệu giác một bậc, hơn các vị ở trước, được gọi là giác. Đó gọi là đẳng giác tánh.


NGŨ TÁNH THÀNH PHẬT
五性成佛 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Bất định tánh bán thành Phật Bất định tánh là căn tánh bất định; nghĩa là, nếu gần Thinh văn thì tập tánh theo pháp Thinh văn, nếu gần Duyên giác thì tập tánh theo pháp Duyên giác, nếu gần Bồ tát thì tập tánh theo Bồ tát.
Tập tánh theo pháp Thinh văn, Duyên giác thì kẹt sâu vào quả Tiểu thừa, không ưa độ sanh, không mong cầu Phật đạo, nên không thành Phật.
Tập tánh hạnh Bồ tát lợi sanh thì chứng được Bồ đề và thành Phật; nên gọi là bất định tánh, thành Phật một nửa.
Hai, Vô chủng tánh bất thành Phật Không có chánh tín, thiện căn không tin nhân quả, không chịu Phật dạy bảo, cam lòng chìm đắm trong sanh, tử; không mong giải thoát; nên gọi là không có chủng tánh, không thành Phật.
Ba, Thinh văn tánh bất thành Phật Thinh văn là người ngộ đạo nhờ nghe giáo lý nhà Phật.
Căn tánh của Thinh văn, chỉ tu tập pháp sanh diệt của Tứ đế và chứng được quả chân không Niết bàn; ưa thích vắng lặng, sợ sệt sanh tử; không thể lập hạnh độ sanh, tiến cầu Phật đạo; nên gọi là Thinh văn tánh không thành Phật.
Bốn, Duyên giác tánh bất thành Phật Duyên giác là người ngộ chân lý nhờ quán sát nhân duyên.
Căn tánh của Duyên giác, chỉ quán sát pháp 12 nhân duyên, chứng được quả chân không Niết bàn, cố chấp vào không, không cầu Phật đạo; nên gọi Duyên giác tánh không thành Phật.
Năm, Bồ tát tánh toàn thành Phật Bồ tát là tiếng Phạn, nói đủ là Bồ đề tát đỏa; tiếng Hoa là giác hữu tình.
Bồ tát tự giác ngộ cho mình rồi, còn giác ngộ cho chúng sanh.
Bồ tát vận dụng cả từ bi và trí huệ; quán sát bình đẳng cả oán thù và thân thích, nhờ nguyên nhân ấy mà chứng quả Bồ đề; nên gọi là Bồ tát tánh thành Phật hoàn toàn.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Fri 25 Mar 2016, 13:29

Tam Tạng Pháp Số 356
 
KÝ VỊ NGŨ TƯỚNG
寄位五相 (Hoa nghiêm kinh Tùy sớ diễn nghĩa sao)
 
Một, Ký vị tu hành tướng Lần đầu, Thiện tài gặp Ngài Văn thù được phó thác cho mười vị Thập tín. Trí sáng sanh lòng tin, phát tâm Bồ đề, nương vào đây mà tu hành tịnh hạnh, tham cứu các thiện hữu, tu tập pháp viễn ly, thấy các pháp đều không, liền ngộ tự tánh, cất bước đi về phương Nam, thuận theo trí sáng suốt.
Đó gọi là ký vị tu hành tướng (Tiếng Phạn là Văn thù, gọi đủ là Văn thù sư lợi, tiếng Hoa là diệu đức)
Hai, Hội duyên nhập thật tướng Duyên tức là tất cả pháp sự.
Thật tức là lý của nhất chân Thiện tài gặp Ma da đến thiện tri thức Di lặc được phó thác ngôi vị đẳng giác, thị hiện thân đại nguyện bằng với hư không.
Tất cả chúng sanh, ba đời chư Phật, đều ở trong pháp tánh bất động, không thừa, không thiếu; tập trung mọi duyên sự trở về với lý chân thật.
Đó gọi là hội duyên nhập thật tướng.
(Tiếng Phạn là Ma da, nói đủ là Ma ha Ma da, tiếng Hoa là đại thuật.
Pháp tánh bất động, không thừa không thiếu là lượng của bản thể to lớn không có gì ở ngoài, tất cả chứa hết trong đó.
Ba, Nhiếp đức thành nhân tướng Đức tức là quả đức (bốn đức Niết bàn) Nhân tức là tu nhân Thiện tài gặp Đức vân đến Cù ba được phó thác ngôi vị tam hiền, thập thánh.
Thị hiện điều không thể nghĩ bàn là thu nhiếp quả đức của tam thế thánh hiền thành một niệm đầy đủ trong nhân.
Đó gọi là nhiếp đức thành nhân tướng. (Tiếng Phạn là Cù ba, tiếng Hoa là nữ. 
Tam hiền là Bồ tát ở Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng. Thập thánh là Bồ tát ở Thập địa). 
Bốn, Trí chiếu vô nhị tướng Trí là thật trí.
Chiếu là soi tỏ. 
Thiện tài, ban đầu, gặp Ngài Văn thù, sau khi trải qua 110 thành, tham học các bậc thiện tri thức, tin tâm của mình, tất cả pháp lành, đều được thành tựu ; lại gặp Ngài Văn thù, sơ tâm không khác, trí và lý đều thâm sâu, trước sau không hai. Đó gọi là trí chiếu vô nhị tướng.
Năm, hiển nhân quảng đại tướng Thiện tài gặp Bồ tát Phổ hiền trước mặt Phật, trong tất cả lỗ chân lông, hiện mây sáng chói vô biên, liền sờ đầu nói:
Pháp của ta nhiều như biển vi trần. 
Dù một lời, một câu, chưa có một chuyển luân vương nào không bỏ ngôi vị mà cầu được.
Thiện tài ở địa vị của chính mình cùng với chư Phật đã chứng bằng nhau. 
Đó gọi là hiển nhân quảng đại tướng.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Fri 25 Mar 2016, 13:36

Tam Tạng Pháp Số 357
 
NGŨ PHẨM
五品 (Pháp hoa văn cú)
 
Phẩm có nghĩa là thứ tự. Đối với Viên giáo, trong địa vị ngoại phàm, có sâu cạn thứ tự khác nhau, nên chia ra làm năm phẩm. (Ngoại phàm là vì chưa lên thánh vị, tâm chưa đạt được lý).
Một, tùy hỷ phẩm Tùy hỷ: Tùy là theo người khác mà tu tập việc lành; hỷ là vui mừng về sự thành tựu của người khác.
Phật chuyển pháp luân, chúng sanh được lợi ích.
Ta giúp đỡ cho họ được vui. Đó gọi là tùy hỷ phẩm.
Kinh nói: Nếu ai nghe được kinh này mà không hề chê bai, chỉ trích thì đó chính là khởi tâm tùy hỷ.
Hai, Độc tụng phẩm Xem văn gọi là đọc; không xem mà miệng đọc gọi là tụng. Trong tu viên quán, lại thêm đọc tụng, như mỡ giúp lửa cháy, tâm quán càng thêm sáng. Đó là đọc tụng nhẩm.
Kinh nói: Huống chi, chính người ấy, còn thọ trì đọc tụng.
Ba, Thuyết pháp phẩm, còn gọi là giải thoát phẩm.
Thuyết pháp là tuyên truyền lời Phật dạy.
Vì do đọc tụng, trong tâm hiểu biết hơn lên và bên ngoài giảng giải đem lại lợi ích cho người, bỏ công sức dạy người thì công ấy trở về với mình nên tâm còn phong phú hơn trước. Đó gọi là thuyết pháp phẩm.
Kinh nói: Nếu có người thọ trì đọc tụng, mà còn vì người khác mà giảng nói.
chính là ý này.
Bốn, Kiêm hành lục dộ phẩm Lục độ là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Trước quán tâm tuy đã thành thục, nhưng chưa nhuần nhuyễn với Phật sự.
Nhờ chánh quán sáng tỏ chút đỉnh, kèm thêm làm lợi ích chúng sanh.
Nhờ phước đức nên
quán tâm càng tăng lên. Đó gọi là kiêm hành lục độ.
Kinh nói: Nếu có người đọc tụng và vì người khác giảng nói, mà lại còn thanh tịnh tu hành lục độ. chính là ý này.
Năm, Chánh hạnh lục độ phẩm. Chánh hạnh lục độ là viên quán khá thành thục, sự và lý sắp hòa hợp. Thực hành Phật sự mà không tổn thương Phật lý.
Thấu lý không chướng ngại Phật sự. Tự lợi, lợi tha ; sự, lý đầy đủ.
Quán tâm không trở ngại, lại càng hơn trước.
Đó gọi là chánh hành lục độ phẩm. Kinh nói : Nếu có người đọc tụng và vì người khác giảng nói, mà lại còn thanh tịnh tu hành lục độ. chính là ý này.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13Fri 25 Mar 2016, 13:37

Tam Tạng Pháp Số 358
 
NGŨ ĐÌNH TÂM
五停心 (Thiên thai tứ giáo nghi)
 
Đình là ngưng. Tu năm pháp này để ngưng năm loại tâm sai lầm ở quá khứ.
Một, Đa tham chúng sanh bất tịnh quán Người nhiều tham dục
(ham muốn xác thịt), đối với nam hay nữ hay đắm nhiễm lẫn nhau; phải mượn cửu tưởng bất tịnh quán để điều trị, làm cho tâm tham trước không nổi lên; nên gọi là dùng bất tịnh quán để trị những chúng sanh có nhiều tham lam.
(Cửu tưởng là bàn trướng tưởng là tưởng tượng thấy thây ma trương phồng lên. Thanh ứ tưởng: tưởng tượng thây ma sình lên qua mưa nắng biến sang màu xanh.
Hoại tưởng: tưởng tượng thây ma từ từ tan rã.
Huyết đồ tưởng: tưởng tượng máu mủ chảy ra.
Nùng lan tưởng: tưởng tượng thây ma thúi, rửa.
Trùng hám tưởng: tưởng tượng vi trùng lúc nhúc ăn xác chết.
Tán tưởng: tưởng tượng thây ma sau khi tan rã, vi trùng, chim muông ăn hết, tan tác mỗi nơi một thứ.
Cốt tưởng: tưởng tượng sau khi máu mủ, thịt da không còn nữa, chỉ còn lại một đống xương trắng đốt thành tro).
Hai, Đa sân chúng sanh từ bi quán Người nhiều sân hận, đối với hoàn cảnh trái ý, phật lòng liền nổi lên phẫn nộ, phải dùng từ bi quán để điều trị.
Luôn nhớ nghĩ thương yêu chúng sanh, không vì nó mà sanh tâm sân; nên nói đa sân chúng sanh từ bi quán.
Ba, Đa tán chúng sanh sổ tức quán Người tâm nhiều tán loạn, phải dùng sổ tức quán để điều trị.
Sổ tức là dùng mũi thở vô thở ra.
Hoặc thở ra rồi đếm, hay thở vào rồi đếm, tâm niệm ngay thẳng.
Từ một đến mười, không nhiều không ít; giáp vòng rồi trở lại đầu, làm cho không còn tán loạn; nên gọi là đa tán chúng sanh sổ tức quán.
Bốn, Ngu si chúng sanh nhân duyên quán Người ngu si không hiểu biết, phải dùng nhân duyên quán để điều trị.
Nhân duyên quán là 12 nhân duyên.
Vì mê lầm, điên đảo, bát bỏ, không tin nhân quả, chấp đoạn, chấp thường; nên phải quán 12 nhân duyên này thì thấy đời tiếp nối, không phải đoạn, cũng không phải thường, để phá tan tâm ngu si; nên gọi là ngu si chúng sanh nhân duyên quán.
Năm, Đa chướng chúng sanh niệm Phật quán Người bị chướng ngại nặng nề, phải dùng niệm Phật quán điều trị. Chướng có ba loại:
1) Hôn trầm trì trệ (mê man, chậm chạp): thì phải quán tưởng ứng thân của Phật có 32 tướng tốt.
2) Ác niệm tư duy (suy nghĩ điều ác): thì phải quán tưởng báo thân Phật, mười lực, bốn vô úy.
3) Cảnh giới bức bách (hoàn cảnh thúc ép) thì phải quán tưởng pháp thân Phật vắng lặng vô vi; nên nói chúng sanh nhiều chướng ngại nên quán tưởng và niệm Phật.
(32 tướng tốt của bậc đại nhân là bàn chân phẳng lặng;
bàn chân có chỉ xoáy tròn như ngàn nan hoa của bánh xe;
ngón tay thon mềm;
chân tay mềm mại;
kẻ tay chân có màn lưới;
gót chân tròn; mu bàn chân tròn đầy;
bắp chân giống bắp chân lộc vương; tay dài quá gối;
mã âm tàng, thân hình cao lớn,
cân đối; lỗ chân lông tỏa ra màu xanh;
lông trên thân mình đẹp đẽ;
thân tỏa ra sắc vàng;
ánh sáng từ thân tỏa ra một trượng;
da mỏng và mịn;
bảy chỗ đầy đặn (không lõm khuyết);
hai nách đầy đặn;
thân mình đỉnh đạt như sư tử;
thân có tướng đoan chánh;
hai vai tròn trịa;
có 40 cái răng; răng trắng, đều, khít; bốn răng cửa lớn hơn và trắng sáng;
hai mép miệng cân đối, đẹp;
trong cổ tiết ra nước miếng thơm;
lưỡi rộng và dài;
tiếng nói vang xa;
mắt đẹp như vàng ròng;
long mi cong vuốt; giữa hai mi có sợi lông trắng;
đỉnh đầu có nhục kế.
Mười lực là tri thị xứ phi xứ trí lực;
tri quá hiện vị lai nghiệp báo trí lực;
tri chư thiền giải thoát Tam muội trí lực;
tri chư căn thắng biệt trí lực;
tri chủng chủng giải thoát trí lực;
tri nhất thiết chí xứ đạo trí lực;
tri thiên nhãn vô ngại trí lực;
tri túc mang vô lậu trí lực;
tri vĩnh đoạn tập khí trí lực.
Bốn vô úy: nhất thiết vô sở úy;
lậu tận vô sở sở úy;
thuyết chướng đạo vô sở úy;
thuyết tận khổ đạo vô sở ý).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 36 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 36 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 19 ... 35, 36, 37, 38, 39, 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-