Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 12 Oct 2015, 18:27 | |
| Tam Tạng Pháp Số 189 TAM NGHI 三疑 (Thiền ba la mật môn) Thiền ba la mật nói: Vì bị nghi che đậy, nên đối với các pháp tâm không định được. Vì không có định tâm, nên ở trong pháp Phật chẳng thu hoạch được gì. Nghi tuy rất nhiều, chưa chắc làm chướng ngại định. Nay nói rõ do nghi làm chướng định. Có ba trường hợp. Một, Nghi tự. Là tự mình nghi mình, các căn tối tăm, chậm chạp, tội lỗi sâu dày, chẳng đáng để thọ lãnh đạo pháp. Tự nghi ngờ mình như thế thì thiền định không thể phát sinh. Hai, Nghi sư. Nghi ngờ vị thầy trao truyền đạo pháp cho mình, oai nghi tướng mạo đều không đầy đủ. Tự ông không có đạo hạnh, lấy gì để dạy ta. Nghi ngờ, ngã mạn như thế, thiền định không thể phát sanh. Ba, Nghi pháp. Nghi ngờ pháp mình đã lãnh thọ, không phải là đạo chơn chánh, nếu không kính, tín, làm theo, đã không tin tưởng, thì thiền định cũng không phát sinh. TAM THỐI KHUẤT 三退屈 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao). Một, Bồ đề quảng đại khuất. Tiếng Phạn là Bồ đề, tiếng Hoa là Đạo. Nghe vô thượng Bồ đề, rộng lớn sâu xa, tâm liền thoái lui, nên gọi là Bồ đề quảng đại khuất. Hai, vạn hạnh nan tu khuất. Nghe bố thí… lục độ ba la mật đa, tu tập rất khó, tâm bèn thoái lui. Đó gọi là vạn hạnh nan tu khuất. (Tiếng Phạn là ba la mật đa, tiếng Hoa là Đáo bỉ ngạn). Ba, Chuyển y nan chứng khuất. Nghe chuyển phiền não, nương Bồ đề; chuyển sống, chết nương Niết bàn, rất khó chứng được, tâm liền thoái lui. Đó gọi là chuyển y nan chứng khuất. TAM ĐẠO 三道 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa). Đạo có nghĩa là thông suốt. Ba đạo thông thương nhau. Từ phiền não đến nghiệp, từ nghiệp đến khổ; từ khổ lại đến phiền não. Xoay vòng tương thông; sống, chết không thôi. Vì vậy gọi là ba đạo. Một, Khổ đạo. Khổ là khổ sống, chết. Chúng sanh ở trong ba cõi, sáu đường, sanh rồi lại chết; chết trở lại sanh; nên gọi là con đường khổ. Hai, Phiền não đạo. Các pháp làm cho tối tăm, bức bách; rối loạn tâm thần; tức là kiến, tư hoặc. Do phiền não này làm nhân, đưa đến cảm nhận quả sống, chết; nên gọi là phiền não đạo. Ba, Nghiệp đạo. Nghiệp là những gì thiện, ác do thân, miệng làm ra. Những nghiệp này làm nhân, đưa đến cảm thọ quả báo sống chết, nên gọi là nghiệp đạo. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Mon 12 Oct 2015, 18:29 | |
| Tam Tạng Pháp Số 190 THANG TUYỀN TAM DUYÊN 湯泉三緣 (Kế cổ lược). Vua của nước trung Thiên trúc, tên là Ca thắng, hỏi tôn giả Bà xá tư đa rằng: vườn thượng uyển này có con suối nước nóng không thể nào dò được. Chưa biết cách nào, xin Ngài chỉ bảo cho cách thức? Tôn giả nối : Đây là suối nước nóng, có ba cách tiếp cận. Một, Thần nghiệp. Thần không giữ đạo lý, vọng làm những hoạ, phúc cho người để mong được cúng tế, ác nghiệp không kể xiết, có thể sai những vị thần ngâm mình trong suối này để được cúng tế đền bù lại. Hai, Quỉ nghiệp. Quỷ vừa ra khỏi chỗ gây tội lỗi, giao du ở nhân gian, dùng nghiệp lực ngâm mình trong suối này để trả lại nợ cũ. Ba, Nhiệt thạch. Đá nóng sắc giống vàng, tánh nó nóng luôn, nên nó lấy ra từ suối nước nóng. TAM KHỔ ĐỐI TAM GIỚI 三苦對三界 (Thiên thai tứ giáo nghĩa tập chú) Một, Khổ khổ đối dục giới. Sanh vào trong tam giới, chắc chắn là khổ rồi. Dục giới các cảnh bức bách, khổ lại càng khổ, nên gọi là khổ khổ đối dục giới. Hai, Hoại khổ đối sắc giới. Vui hết thì khổ, gọi là hoại khổ. Ơ sắc giới, trời hưởng vui với thiền vị, hưởng hết quả báo lại trở về năm đường, chịu khổ sanh tử, nên gọi là hoại khổ đối sắc giới. Ba, Hành khổ đối vô sắc giới. Tuy không chịu khổ khổ, vui xoay vần, nhưng tâm vẫn còn sống, chết, nên gọi là hành khổ. Trong cõi vô sắc giới, tuy không có sắc làm trở ngại, nhưng vẫn còn tâm thức hữu lậu. Đó là khổ tự nhiên, nên gọi là hành khổ đối vô sắc giới. TAM THIÊN THẾ GIỚI 三 千世界 (Trường A hàm kinh) Một, Tiểu thiên thế giới. một mặt trời, một mặt trăng, xoay quanh một núi Tu di, soi sáng bốn thiên hạ. Lưng chừng núi Tu di là nơi ở của trời tứ thiên vương. Trên đỉnh núi Tu di là nơi của trời thứ 33. Trên trời này có trời Dạ ma, Đâu suất, Lạc biến hoá, Tha hoá tự tại, Phạm thế. Đây gọi là một thế giới. Một ngàn thế giới như thế là tổng cộng các cõi của đệ nhị thiền. Đó là Tiểu Thiên thế giới. (Tiếng Phạn là Tu di, tiếng Hoa là Diệu cao- Tứ thiên vương: Đông phương Trì quốc thiên vương; Nam phương Tăng trưởng thiên vương; Tây phương Quảng mục thiên vương; Bắc phương Quảng đa văn thiên vương- Tam thập tam thiên là trời Đao lợi- Tiếng Phạn Dạ ma, tiếng Hoa là Thiện Thời- Tiếng Phạn là Đâu Suất, tiếng Hoa là Tri túc). Hai, Trung Thiên thế giới. 1000 tiểu thiên thế giới là tổng cộng các cõi của đệ Tam thiền. Đó gọi là trung thiên thế giới. Ba, Đại thiên thế giới. 1000 trung thiên thế giới là tổng cộng các cõi của Đệ tứ thiền thiên. Đó gọi là đại thiên thế giới. (Ức có bốn bậc: mười vạn bằng một ức; 1000 vạn bằng một ức). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 31 Oct 2015, 23:24 | |
| Tam Tạng Pháp Số 191 TAM THẾ cũng gọi là Tam Tế 三世 (A tỳ đạt ma dị môn túc luận). Thế có nghĩa là lưu chuyển, còn có nghĩa là cách biệt. Một, Quá khứ thế. Các việc làm lành, dữ; đã khởi, đã sanh; đã chuyển biến, đã tu tập; đã xuất hiện, tàn tạ và hoại diệt, là những thứ hoàn toàn của quá khứ. Đó gọi là quá khứ thế. Hai, Vị lai thế. Các việc lành, dữ; chưa khởi, chưa sanh, chưa tụ tập, chưa có mặt; là những thứ hoàn toàn của vị lai. Đó gọi là vị lai thế. Ba, Hiện tại thế. Các việc làm lành, dữ đang khởi đang sanh, đang tu tập, đang xuất hiện, chưa thay đổi, chưa tàn tạ, chưa mất, còn thuộc hiện tại. Đó gọi là hiện tại thế. TAM THẾ NGHIỆP 三世業 (Đại trí độ luận) Một, Quá khứ thế nghiệp. Đời quá khứ, nếu ý khởi lên tham, sân, si v.v… thì liền tác động đến thân, miệng làm những nghiệp ác. Nếu ý không khởi lên sân, tham, si v.v… thì liền tác động đến thân, miệng làm những nghiệp thiện. Các nghiệp lành, dữ, tuy khác nhau, đều chịu quả báo hiện tại hay vị lai. Đó là quá khứ thế nghiệp. Hai, Hiện tại thế nghiệp. Đời hiện tại, nếu ý khởi lên tham, sân, si v.v…, liền tác động thân, miệng làm những nghiệp ác. Các nghiệp lành, dữ, tuy khác nhau, đều chịu quả báo ở vị lai. Đó là hiện tại thế nghiệp.
Ba, Vị lai thế nghiệp. Đời vị lai; do thân, miệng, ý tạo tác các nghiệp lành, dữ, tuy quả báo chưa xảy ra hiện tại, nhưng sẽ xảy ra ở vị lai; cuối cùng chắc chắn phải có. Đó là vị lai thế nghiệp. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 31 Oct 2015, 23:27 | |
| Tam Tạng Pháp Số 192 TAM CHỦNG THẾ GIAN 三種世间 (Đại trí độ luận) Cách biệt là thế, gián cách là gian. Trong mười giới có ba thứ giả gọi là ngũ ấm, quốc độ, cách biệt không giống nhau, nên gọi là ba thứ thế gian. (mười giới là Phật, Bồ tát, Thinh văn, thiên, nhân, A tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục; ngũ ấm tức là thân của chúng sanh, do ngũ ấm mà thành, đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Một, Giả danh thế gian. Còn gọi là chúng sanh thế gian. Đối với thập giới, ngũ ấm là pháp thật, còn danh tự thì mượn để lập ra, mỗi thứ không giống nhau. Đó là thế gian giả danh (mượn tên gọi là thế gian). Pháp thật nghĩa là mười giới và ngũ ấm đều thật có, còn danh tự là giả lập mà thôi. Tên gọi mười giới chẳng có thật. Đã có pháp thật là mười giới, năm ấm thì có tên giả là mười giới chúng sanh. Tương tự người ở trong thế giới, mỗi người có thân, có tên riêng; các thế giới khác cũng vậy). Hai, Ngũ ấm thế gian. Cũng gọi là ngũ chúng sanh thế gian, năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Mười giới, năm ấm mỗi thứ khác nhau, nên gọi là năm ấm thế gian. (sắc là chất trở ngại; thọ là lãnh thọ các trần; tưởng là tư tưởng; hành là tạo tác; thức là phân biệt thiện, ác. năm cái này che lấp chân như, nên gọi là ấm). Ba, Quốc độ thế gian. Quốc độ là cảnh giới chúng sanh đang ở. Đã có thân thì phải có nơi ở. Sở y mười giới khác nhau, nên gọi là quốc độ thế gian. TAM CHỦNG THẾ GIAN. 三種世间 (Hoa nghiêm kinh sớ).
Một, Khí thế gian. Thế giới giống như vật dụng, gọi là khí thế gian. Đó là cảnh giới đức Phật Thích Ca giáo hoá, tức là ba000 thế giới. (Tiếng Phạn Thích Ca, tiếng Hoa là năng thân - Tam thiên là tiểu thiên, trung thiên và đại thiên). Hai, Chúng sanh thế gian. năm ấm hoà hợp mà sanh ra; gián cách không đều nhau, nên gọi là chúng sanh thế gian, tức là nơi Phật Thích Ca giáo hoá chúng sanh. Ba, Trí chánh giác thế gian. Phật đầy đủ trí huệ, vĩnh viễn lìa xa tà kiến, hiểu biết sâu sắc pháp thế gian và xuất thế gian, nên gọi là trí chánh giác thế gian, tức là thân trí huệ của Phật Thích Ca dùng để giáo hoá chúng sanh. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 31 Oct 2015, 23:31 | |
| Tam Tạng Pháp Số 193 KHÍ THẾ GIAN THUYẾT PHÁP HỮU TAM NGHĨA 噐世间說法有三義 (Hoa nghiêm kinh sớ) Một, Ước thông lực thuyết. Ước giống như y ( nương tựa). Phật dùng sức thần thông khiến cho các vật vô tình ở thế gian đều có thể nói pháp, nên gọi là ước thông lực thuyết. Hai, Ước dung thông thuyết. Quốc độ là y báo; thân là chánh báo, tánh vốn dung thông, nên thân đã thuyết pháp thì quốc độ cũng có thể thuyết pháp. một nói tất cả nói, nên gọi là ước dung thông thuyết. Ba, Ước hiển lý thuyết. Bồ tát tiếp xúc với đối tượng đều hiểu một cách thấu đáo; như khi tiếp xúc với sắc, thì liền hiểu nghĩa vô thường, duyên sanh, ngăn ngại của nó. Tiếp xúc với bất cứ đối tượng nào cũng đều thành giáo lý để hướng dẫn cho chúng sanh, nên gọi là ước hiển lý thuyết. TAM TÀI PHỐI TAM THẾ GIAN 三才配三世间 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sở diễn nghĩa sao). Cách biệt là thế; gián cách là gian. Nghĩa là các pháp gián cách không giống nhau. Một, Thiên phối chánh giác thế gian. Chánh giác tức là Phật. Thiên đạo to lớn, bao quát hết vạn tượng. Phật trí sâu rộng soi sáng khắp mười phương; nên lấy thiên phối (sánh ngang) chánh giác thế gian. Hai, Địa phối khí thế gian. Thế giới như dụng cụ, nên gọi là khí thế gian. Đất có khả năng chứa đựng, cũng có khả năng gánh vác, chuyên chở. Thế giới là nơi nương tựa, vô số quốc độ trong mười phương thế giới, cũng là chỗ nương tựa tất cả chúng sanh hữu tình; nên lấy địa phối khí thế gian. Ba, Nhân phối chúng sanh thế gian. Nhân là một đạo trong sáu đạo. Tất cả loài hữu tình ở thế gian, đều gọi là chúng sanh. Lấy người so với chúng sanh, vì đều có tánh hiểu biết, nên lấy người sánh ngang chúng sanh ở thế gian. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 31 Oct 2015, 23:36 | |
| Tam Tạng Pháp Số 194 TAM TƯƠNG TỤC 三相毒 (Lăng nghiêm kinh) Một, Thế giới tương tục. Kinh nói: Thế là lưu chuyển; giới là phương vị. Đông, tây, nam, bắc, tứ duy, thượng, hạ gọi là giới. Quá khứ, hiện tại, vị lai gọi là thế; nên gọi là thế giới. Do từ tâm thể thanh tịnh của chúng sanh, một niệm bất giác nổi lên sai lầm. Sai lầm đã lập nên các hình tướng không rõ ràng. Hình thì dao động, nên phong luân giữ lấy, bảo trì thế giới. Minh giác vững vàng, nên có kim luân giữ gìn quốc độ. Phong, kim ma sát nhau, nên có tánh biến hoá của ánh sáng lửa. Bảo minh sanh ra nước thấm ướt. Lửa sáng bốc lên, nên có thuỷ luân bao phủ mười phương cõi. Đó là thế giới. Những chúng sanh nghiệp lực giống nhau, nương hư không mà ở. Đến kiếp thành, kiếp hoại, hoại rồi lại thành; thành rồi lại hoại; bắt đầu, kết thúc nối tiếp nhau; không hề dứt hẳn; nên gọi là thế giới tương tục. (Không muội tướng hình: các tướng không rõ ràng nghĩa là không là sáng. Muội là tối. Hình tướng sáng, tối giao thoa nhau, lay động không yên; nên phong luân sanh ra. Chấp trì thế giới: giữ gìn thế giới là ba luân kim, thuỷ, thổ đều được giữ lấy. Minh giác lập kiên: minh giác vững vàng là một niệm sai lầm nổi lên chấp chặt không thay đổi; nên kim luân sanh ra. Giữ gìn quốc độ là vì thể vàng ròng rất quý, nên nói là giữ gìn. Tánh biến hoá của lửa sáng là lửa biến thành nhiệt, biến mục nát thành chắc chắn. Bảo minh sanh nhuận: Bảo minh sanh ra thấm ướt là vàng có thể biến thành nước; lửa sáng bốc lên, và tánh nóng của lửa xông lên trên, tánh của nước thì chảy xuống, tựa như lửa nấu vật, mồ hôi bốc thành hơi rồi chảy xuống; nên thuỷ luân trùm cả mười phương giới. Như trên đã nói thì ba luân lần lượt, thứ tự, sanh lẫn nhau. Nếu luận các luân giữ ở trong thế giới thì thấp nhất là không luân được giữ bởi phong luân; phong luân được giữ bởi thuỷ luân; thuỷ luân được giữ bởi kim luân. Sao không nói đến đất; vì đất và kim cùng có tánh cứng, nên không nói). Hai, Chúng sanh tương tục. Năm ấm chung lại một cách hoà hợp nên gọi là chúng sanh. Kinh nói: đồng nghiệp thì ràng buộc lẫn nhau. Hoà hợp, ly tan, thành tựu, biến hoá; lưu ái làm giống: nhận tưởng làm thai; giao cấu phát sanh, nghiệp giống nhau hút lẫn nhau. Thai, noãn, thấp, hoá sanh, lần lượt thay đổi lẫn nhau, theo nghiệp vốn có tiếp nối nhau làm loài bay trên không hay lội dưới nước. Sống chết, chết sống liên tiếp không dừng; nên gọi là chúng sanh tương tục. (Đồng nghiệp thì ràng buộc lẫn nhau. Hoà hợp, ly tan, thành tựu, biến hoá là chúng sanh đều do sáu căn đối với sáu trần, cùng tạo nghiệp sống, chết; nên gọi là đồng nghiệp. Nghiệp cùng ràng buộc lẫn nhau là do nhân duyên hoà hợp sanh ra; nhân duyên ly tán chết đi. Hoá là biến hoá, nghia sống và chết. Lưu ái làm giống, nhận tưởng làm thai là (lưu: rót vào) khi yêu thương rót vào trong tâm thức thì làm nên giống (chủng tử) rồi; tưởng đã nhận tinh khí thì biến thành thai. Giao cấu phát sanh, nghiệp giống nhau hút lẫn nhau. Cấu: gặp, nam nữ giao hợp nhau, tinh vọt ra, hấp dẫn loài cùng nghiệp vào thai. Biến đổi lần lượt là bốn loài chịu quả báo, nghiệp tuỳ từng loại không cố định. Theo nghiệp vốn có, tiếp nối nhau hoặc làm loài bay trên không trung hay làm loài lội dưới nước là: tuỳ theo nghiệp báo phải chịu hoặc lên hoặc xuống, không nhất định vào đường nào). Ba, Nghiệp quả tương tục. Chúng sanh có ba nghiệp giết hại, trộm cướp, dâm dục mà chịu quả báo tương ứng với nghiệp ấy, nên gọi là nghiệp báo. Kinh nói: người thiếu nợ mạng ta, ta trả nợ tiền ngươi và ngược lại. Trải qua trăm ngàn kiếp, luôn ở trong sanh, tử; ngươi đem lòng yêu ta, ta yêu nhan sắc ngươi. Trải qua trăm ngàn kiếp, luôn trói buộc nhau, chỉ vì ba căn bản, sát, đạo, dâm mà theo nghiệp chịu quả báo, không có ngày cùng; nên gọi là quả nghiệp tương tục. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 31 Oct 2015, 23:43 | |
| Tam Tạng Pháp Số 195 TAM A TĂNG KỲ KIẾP 三呵僧祇刧 (Thiên thai tứ giáo nghi). Tiếng Phạn là A tăng kỳ kiếp; tiếng Hoa là Vô số thời. Ba tăng kỳ kiếp này, quy ước là để phân chia thời gian Đức Thích Ca tu tập Bồ tát đạo. Luận câu xá hỏi rằng: đã nói là vô số, sao lại nói là ba. Đáp: nói vô số là hiển nhiên khổng đếm, nhưng chẳng phải không có số. Sơ A tăng kỳ kiếp. Phật Thích Ca bắt đầu tu Bồ tát hạnh từ Thích Ca Phật đến Thi Khí Phật, gồm có 75000 Phật; gọi là Sơ a tăng kỳ. Đại luận nói: Thích Ca Văn Phật, đời trước, làm thợ nề tên là Đại quang Minh. Lúc bấy giờ có Phật tên là Thích Ca Văn đến nhà người thợ nề xin ngủ qua đêm. Người thợ nề lấy cỏ làm toà ngồi, đốt đèn sáng, dùng đường phèn cúng dường Phật và phát nguyện rằng: ngày sau con sẽ thành phật có tên như tên phật ngày hôm nay, không khác. Vì vậy nay thành Phật cũng có hiệu Thích Ca Văn. (Tiếng Phạn là Thi Khí, còn gọi là Thức Khí; Tiếng Hoa là Hoả). Nhị A tăng kỳ kiếp. Phật Thích Ca tu Bồ tát hạnh từ Phật Thi Khí đến Phật Nhiên Đăng, có tất cả là 70000 Phật, gọi là đệ nhị a tăng kỳ. Phật Nhiên đăng, Đại luận nói, lúc Phật vừa sanh ra, thân sáng như đèn, sau thành Phật bèn lấy tên Nhiên đăng. Lúc ấy, Phật Thích ca hiệu là Nho đồng, lấy năm cành hoa sen cúng Phật và lễ dưới chân Phật, thấy đất dơ bẩn bèn trải áo bằng da dê lên trên, nhưng không phủ hết chỗ bùn dơ ấy, bèn xổ tóc của mình trải ra, để Phật bước lên đi qua. Nhân đó, Phật Nhiên đăng thọ ký rằng: Con từ đây cho đến 91 kiếp sau, vào hiền kiếp, con sẽ thành Phật, hiệu là Thích ca văn. Tam A tăng kỳ. Phật Thích ca từ Phật Nhiên đăng đến Phật Tỳ bà thi, có tất cả là 77000 Phật, gọi là đệ tam a tăng kỳ. (Tiếng Phạn là Tỳ bà Thi, cũng gọi là Duy Vệ; tiếng Hoa là Thắng Quán). |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 31 Oct 2015, 23:49 | |
| Tam Tạng Pháp Số 196 TAM THỜI 三 時 (Nam nhạc tổ sư phát nguyện văn). Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, chánh pháp của Phật có ba thời kỳ không giống nhau. Một, chánh pháp thời. Chánh giống như chứng. Sau khi Phật Diệt độ, giáo pháp ở đời, người nào tuân theo và tu hành thì chắc chứng được quả. Đó gọi là chánh pháp. Căn cứ vào Pháp trụ ký nói: Phật bảo A nan, sau khi ta Diệt độ thì chánh Pháp được 1000 năm. Do người nữ xuất gia nên giảm 500 năm. Lại căn cứ vào Hiền Kiến luận nói: sau vì Tỳ kheo ni mà nói Bát kính pháp thì trở lại được 1000 năm chánh pháp. Lại căn cứ Pháp uyển châu lâm nói: Trời, người trả lời luật sư Tuyên rằng: Cây tích trượng của Phật ở trong hang Rồng, ở đó 40 năm, sau khi đức Phật nhập diệt; có con La sát phi hành được, có thể nói 12 bộ kinh, giả làm một Tỳ kheo giỏi, ăn các người giữ giới. Vì phải dứt, trừ tội ác này nên trấn giữ hang rồng, để khiến chánh pháp tăng thêm 400 năm. Đó là thời gian chánh pháp ở đời, tổng cộng là 1400 năm, (Tiếng Phạn A nan, tiếng Hoa là Khánh hỷ- Bát Kính pháp là:
1. Tỳ kheo ni 100 tuổi lễ Tỳ kheo một tuổi hạ; 2. không được nói xấu Tỳ kheo; 3. không được nêu lỗi của Tỳ kheo; 4. Theo Tỳ kheo thọ giới cụ túc; 5. Có lỗi sám hối trước Tỳ kheo; 6. Nữa tháng theo Tỳ kheo nghe giáo giới; 7. Nương theo Tỳ kheo ba tháng an cư; 8. Nhập hạ xong theo Tỳ kheo làm phép tự tứ-Tiếng Phạn là La sát; tiếng Hoa là Tốc tật quy
– 12 bộ kinh là 1. Khế kinh; 2. Trùng tụng; 3. Phúng tụng; 4. Nhân duyên; 5. Bổn sự; 6. Bổn sanh; 7. Hy hữu; 8.Thí dụ; 9. Luận nghị; 10. Tự thuyết; 11. Phương quảng; 12. Thọ ký). Hai, Tượng pháp thời. Tượng là tương tự (dông giống). Có giáo pháp có tu hành, chỉ tương tự chánh pháp mà thôi. Sau khi Phật Diệt độ, giáo pháp ở đời, người có tuân theo và có thể tu hành, phần nhiều không thể chứng quả. Đó gọi là tượng pháp. Căn cứ vào Pháp trụ ký nói: Phật bảo A nan sau khi ta Diệt độ, thời gian tượng pháp 1000 năm. Lại căn cứ vào Pháp uyển Châu lâm nói: Do nhân duyên cây tích trượng của Phật ở trong hang Rồng, đã nói ở trên, làm cho tượng pháp tăng 1500 năm. Đó là thời gian tượng pháp ở đời, tổng cộng 2500 năm. Ba, Mạt pháp thời. Sau khi Phật Diệt độ, giáo pháp gần cuối đời. Tuy có người tuân theo giáo pháp, nhưng không thể tu hành, chứng quả. Đó là mạt pháp. Căn cứ vào pháp trụ ký nói: Phật bảo A nan, sau khi ta Diệt độ, thời mạt pháp là 10000 năm. Lại căn cứ vào Pháp uyển Châu lâm nói: Do nhân duyên cây tích trượng của Phật ở hang Rồng, làm cho mạt pháp tăng thêm 20000 năm. Đó là thời mạt pháp, tổng cộng 30000 năm. TAM TẾ THỜI 三際時 (Hoa nghiêm kinh sớ và diễn nghĩa sao)
ba thời là các nước Tây vực một năm chia làm ba mốc: mùa nóng, mùa mưa, mùa lạnh. Một, Nhiệt tế thời. Tây vực ký nói: Từ ngày 16 tháng giêng đến ngày 15 tháng 5 là mùa nóng. Hai, Vũ tế thời. Từ ngày 16 tháng năm đến ngày 15 tháng 9 là mùa mưa. Ba, Hàn tế thời. Từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng giêng là mùa lạnh. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 31 Oct 2015, 23:52 | |
| Tam Tạng Pháp Số 197 TAM HỮU 三有 (Bồ tát thiện giới kinh và Đại trí độ luận) Tam hữu là dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Chúng sanh trong sáu đường, theo nghiệp thiện, ác đã làm, cảm thọ quả báo thiện, ác. Nhân, quả không mất, nên gọi là hữu. Một, Dục hữu. Dục giới: Trời, người, tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Mỗi thứ tuỳ nghiệp nhân đã gây ra mà chịu quả báo, nên gọi là dục hữu. Hai, Sắc hữu. Cõi sắc có các trời tứ thiền, do tu tập thiền định hữu lâu trước kia, quả báo sanh lên cõi trời này. Tuy thân xa lìa dục giới thô nhiễm, nhưng vẫn còn sắc thanh tịnh, nên gọi là sắc hữu. (Các trời Tứ thiền là trời sơ thiền; trời nhị thiền, trời tam thiền, trời tứ thiền). Ba, Vô sắc hữu. Các trời tứ không ở cõi vô sắc. Do tu tập hữu lậu thiền định xưa kia, quả báo sanh lên cõi trời này. Tuy không có sắc chất làm trở ngại, nhưng cũng tuỳ nhân đã làm mà chịu quả báo, nên gọi là vô sắc hữu. (Các trời tứ không là trời Không xứ, trời Thức xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi phi tưởng xứ. TAM CHỦNG HỮU 三種有 (Đại trí độ luận). Một, Tương đãi hữu. Đãi là đối đãi; như dài, ngắn; kia, đây v.v…. Thật ra không có dài, ngắn; cũng không có kia, đây vì tương đãi mà thôi nên mới có tên dài, ngắn v.v…. Đó là dài vì có ngắn và ngược lại….Nên gọi là tương đãi hữu. Hai, Giả danh hữu. Giả hư giả không thật. Như cái nệm lông do nhiều sợi lông mà thành; nếu không có sợi lông làm sao có nệm lông. Từ đó biết rằng sợi lông do nhân duyên hoà hợp mà tạm gọi là nệm lông. Tất cả chúng sanh tứ đại hoà hợp, tạm gọi là thân, cũng giống như thế, nên gọi là giả danh hữu. Ba, Pháp hữu. Tất cả pháp đều từ nhân duyên mà sanh ra, duyên hợp thì thành; duyên tan thì mất, vốn không có tự tánh. Tuy là không có tự tánh, nhưng chẳng phải lông rùa, sừng thỏ. Có tên mà không thực có, nên gọi là pháp hữu |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số Sat 31 Oct 2015, 23:55 | |
| Tam Tạng Pháp Số 198 TAM CẢNH 三境 (Tông cảnh lục). Một, Tánh cảnh. Tánh là thật. Nhãn thức đến thân thức và đến thức thứ tám duyên sắc v.v… là cảnh tướng phần thật có, chưa kịp đặt tên, tâm chưa so đo. Đó gọi là tánh cảnh. Hai, Độc ảnh cảnh. Ảnh tức là ảnh tượng (bóng dáng). Đó là tên khác của tướng phần. Như thức thứ sáu duyên hoa đóm giữa hư không, sừng thỏ. Đó là những biến chuyển của tướng phần ở quá khứ, vị lai v.v… không có chủng tử làm bạn. Chỉ có một mình nó thôi. Đó gọi là độc ảnh cảnh. Ba, Đới chất cảnh. Đới tức là đeo thêm vào. Chất là chất thể. Nghĩa là dùng tâm duyên tâm vậy. Như thức thứ bảy duyên kiến phần của thức thứ tám làm cảnh. Kiến phần đó không phân biệt hạt giống sanh ra. một nữa thì cùng với bản chất như với hạt giống sanh ra. Một nữa thì cùng với kiến phần năng duyên như hạt giống sanh ra; nên gọi là đới chất cảnh. TAM LOẠI CẢNH 三類境 (Phiên dịch danh nghĩa) Ba loại cảnh là thức thứ tám A lại da duyên ba loại cảnh. Chủng tử, căn thân là cảnh bên trong. Vũ trụ vạn hữu là cảnh bên ngoài. (Tiếng Phạn là A lại da, tiếng Hoa là Tàng thức). Một, Chủng tử cảnh. Thức thứ tám có nhiệm vụ giữ gìn tất cả chủng tử các pháp thế gian và xuất thế gian, nên gọi là cảnh của chủng tử. Hai, Căn thân cảnh. Thức thứ tám là tâm có khả năng hiểu biết rõ ràng, nỗi lên tướng trần lao bên trong và bên ngoài; từ một thể tròn đầy thanh tịnh, chia ra thành căn và trần. Tứ đại tu hợp bên trong làm thành thân, nên gọi là căn thân cảnh. Ba, Khí thế gian cảnh. Thế giới như dụng cụ nên gọi là khí thế gian. Tướng từ thức thứ tám chuyển thành tướng hiện tiền là cảnh núi, sông, cây cối, đất nước, nên gọi là khí thế gian cảnh. TAM LƯỢNG 三量 (Tông cảnh lục) Một, Hiện lượng. Hiện là hiển hiện (trước mắt). Lượng là độ lượng (so đo, toan tính). Đó là nghĩa không thay đổi. Nhãn thức cho đến thân, thân đối với cảnh năm trần hiện tiền rồi so đo, tính toán mà có tự tướng cố định, không nhầm lẫn. Đó là hiện lượng. Hai, Tỉ lượng. Tỷ là so sánh. Lấy so sánh, tính toán mà biết có đối tượng. Như từ xa thấy khói, biết có lửa ở đó. Đó gọi là tỷ lượng. Ba, Thánh giáo lượng. Đối với những gì thánh nhân (Phật) nói về hiện lượng, tỉ lượng để giáo hoá thì không sai trái, chắc chắn tin tưởng được. Đó là thánh giáo lượng. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số | |
| |
| | | |
Trang 20 trong tổng số 40 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 11 ... 19, 20, 21 ... 30 ... 40 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |