Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 21 ... 38, 39, 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Fri 23 Sep 2016, 22:00

Tam Tạng Pháp Số 380
 
SƠ ĐỘ NGŨ NHÂN
初度五人 (Phiên dịch danh nghĩa )
 
Khi mới xuất gia, Phật vào trong rừng tu tập, vua cha thương nhớ bèn sai nhóm Kiều Trần Như gồm năm người, đi tìm và theo hầu hạ Phật.
Đến khi Phật thành đạo, nhớ đến năm người bạn ấy nên đến độ họ trước.
Vì vậy, ở vườn Nai, Phật trước điều phục căn tánh rồi nói pháp Tứ đế cho họ nghe, nhờ đó mà cả năm người đều được giải thoát.
Đó là sơ độ ngũ nhân.
Một, A nhã kiều trần như Tiếng Phạn là A nhã, tiếng Hoa Dĩ tri.
Đây là tên của ông Tiếng phạn là Kiều trần như, tiếng Hoa là hỏa khí.
Đây là họ của ông Ông là người dòng Bà la môn, do trước thờ thần lửa, nên gọi là hỏa khí, là bà con cô cậu với Phật
(Thờ lửa, vì lửa có hai nghĩa: chiếu sáng và đốt cháy.
Chiếu sáng thì bóng tối không sanh. Đốt cháy thì vạn vật không sanh )
Hai, Át bệ Tiếng Phạn là Át bệ, tiếng Hoa là Mã thắng, cũng gọi là Mã sư, cũng dòng họ với Phật
Ba, Bạt đề Tiếng Phạn là Bạt đề, tiếng Hoa là Tiểu hiền, cùng dòng họ với Phật
Bốn, Thập lực Ca diếp Tiếng Phạn là Ca diếp, còn gọi là Bà phô, cũng là bà con cô cậu với Phật. Không phải là đại Ca diếp, cũng không phải là Tam Ca diếp (Đại Ca diếp tức là Ma ha Ca diếp.
Tam Ca diếp tức là Ưu lâu tần la ca diếp; Na đề ca diếp; Già da ca diếp ) 
Năm, Câu lợi thái tử Tam Tạng Pháp Số 381 Là con lớn vua Hộc Phạn, là anh em họ với Phật
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Sat 24 Sep 2016, 19:55

Tam Tạng Pháp Số 381
 
NGŨ CHỦNG THINH VĂN
五種聲聞 (Pháp hoa văn cú )
 
Một, Quyết định Thinh văn Tu tập từ lâu pháp Tiểu thừa,
nhiều kiếp công phu đã viên mãn, nên chứng được quả nhỏ.
Đó gọi là quyết định Thinh văn 
Hai,Thối đạo Thinh văn Thinh văn này trước tu tập theo Đại thừa,
nhiều kiếp tu hành, nửa chừng vì chán sanh tử,
thoái lui tâm Đại thừa, vẫn chứng quả nhỏ .
Đó gọi là thối đạo Thinh văn
Ba, Ứng hóa Thinh văn Chư Phật và Bồ tát, 
vì hai loại Thinh văn trên, nên trong thì bí mật tu hành hạnh của Phật và Bồ tát; 
ngoài thì hiện hình thức Thinh văn để dẫn dắt Tiểu thừa đi vào Đại thừa.
Đó goi là Ứng hóa Thinh văn.
Bốn, Tăng thượng mạn Thinh văn Chán ghét sanh tử,
vui thích Niết bàn , tu tập theo pháp Tiểu thừa,
lấy ít cho là đủ, chưa được mà gọi là được, chưa chứng mà cho là chứng.
Đó gọi là Tăng thương mạn Thinh văn
Năm, Đại thừa Thinh văn Vì nghe được Phật đạo, 
nên không dừng lại ở hóa thành mà cuối cùng trở về bảo sớ.
Đó gọi là Đại thừa Thinh văn (Hóa thành : Không mà bỗng nhiên có gọi là hóa .
Phòng ngừa điều quấy , chế ngự kẻ địch gọi là thành .
Dùng để ví dụ cho Niết bàn Tiểu thừa hay ngăn ngừa kiến hoặc 
và tư hoặc và chế ngự kẻ thù sanh tử Bảo sớ tức là lý thật tướng của Đại thừa )
 
NGŨ TÁNH
五性 (Hoa nghiêm kinh Tùy sớ diễn nghĩa sao)
 
Một, Định tánh Thinh văn. 
Nhân, quả không thay đổi, gọi là định tánh.
Nghe giáo lý của Phật mà giác ngộ được gọi là Thinh văn.
Chỉ tu tập nhân Thinh văn và chứng được quả Thinh văn, 
mà không mong cầu Phật đạo. 
Đó là định tánh Thinh văn.
Hai, Định tánh Duyên giác.
Quán nhân duyên của pháp sanh diệt, giác ngộ lý chân không, 
nên gọi là Duyên giác. 
Chỉ tu tập nhân Duyên giác và chứng được quả Duyên giác, 
mà không mong cầu Phật đạo. 
Đó là định tánh Duyên giác.
Ba, Bồ tát tánh.
Bồ tát vận dụng song song cả từ bi và trí huệ, 
thân thuộc và oán thù đều nhìn bằng ánh mắt bình đẳng, 
đem đến cho chúng sanh nhiều lợi lạc, chứng được quả Bồ đề. 
Đó là Bồ tát tánh.
Bốn, bất định tánh.
Tùy duyên huân tập mà tu hành không theo một thừa nào nhất định.
Nếu gần Thinh văn thì tu tập theo pháp Thinh văn,
nếu gần Duyên giác, nếu gần Bồ tát cũng thế.
Tùy theo pháp đã tu mà tánh của vị ấy được thành tựu. Đó là bất định tánh. 
Năm, Vô chủng tánh.
Vô chủng là không có hạt giống lành. 
Người không tin luật nhân quả, không chịu sự giáo hóa của Phật, 
cam chìm đắm trong sanh tử, không cầu giải thoát. Đó là vô chủng tánh.


Được sửa bởi mytutru ngày Sat 24 Sep 2016, 20:01; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Sat 24 Sep 2016, 19:59

Tam Tạng Pháp Số 382
 
NGŨ CHỦNG A NA HÀM
五種阿那含 (Niết bàn kinh)
 
Tiếng Phạn là A na hàm, tiếng Hoa là Bất lai hay là Bất hoàn.
Nghĩa là không sanh trở lại cõi dục, đây là quả thứ ba.
Vì căn có nhanh, chậm; tu có siêng, lười nên đối với quả A la hán,
chứng có trước, sau không giống nhau.
Vì vậy chia ra thành năm loại.
Một, Trung Bát Niết bàn.
Trung tức là trung ấm, còn có tên là trung hữu.
Đó là sau khi chết mà thức thân chưa thác sanh.
Tiếng Phạn là Bát Niết bàn, tiếng Hoa là Diệt độ.
Vị A na hàm này mất ở cõi dục,
sanh lên cõi sắc và dứt trừ phiền não ở cõi vô sắc,
chứng A la hán được Bát Niết bàn.
Hai, Sanh Bát Niết bàn.
Sanh là thọ sanh ở cõi sắc.
Vị A na hàm này ở cõi dục chứng được quả thứ ba,
chết ở cõi dục, sanh lên cõi sắc,
lại dứt hết hoặc nghiệp còn sót ở cõi vô sắc và chứng được La hán quả,
rồi vào Bát Niết bàn.
Ba, Hữu hạnh Bát Niết bàn.
Hữu hạnh là gắng công thực hành.
Vị A na hàm này, chứng được quả thứ ba ở dục giới,
chết ở cõi dục, sanh lên cõi sắc, không thể vào quả Niết bàn nhanh,
lại trải qua một khoảng thời gian dài,
siêng năng tu tập thêm nữa, 
mới dứt hết hoặc nghiệp còn sót ở cõi vô sắc 
và chứng được quả A la hán rồi vào Niết bàn. 
Bốn, Vô hạnh Bát Niết bàn. 
Vô hạnh là không gắng công thực hành. 
Vị A na hàm này ở cõi dục chứng được quả thứ ba rồi chết ở cõi dục, 
sanh lên cõi sắc, 
lại trải qua một thời gian dài mà không thể nổ lực gắng công thêm, 
lười biếng phóng túng, 
lần lữa một thời gian lâu dài mới đoạn được hoặc nghiệp còn dư ở cõi vô sắc, 
chứng được quả A la hán và vào Bát Niết bàn. 
Năm, Thượng lưu bát Niết bàn. 
Thượng lưu tức là vô sắc giới. 
Lưu tức là lưu hành. 
Vị A na hàm này chết ở cõi dục, sanh lên cõi sắc, 
không thể lên Niết bàn liền mà phải qua lại các cõi trời sơ thiền, 
nhị thiền, tam thiền, 
tứ thiền rồi lần lượt sanh ở đó, mới dứt trừ hoặc nghiệp ở cõi vô sắc, 
chứng được quả A la hán rồi vào bát Niết bàn.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Sun 25 Sep 2016, 20:24

Tam Tạng Pháp Số 383
 
NGŨ QUẢ HỒI TÂM
五果回心 (Niết bàn kinh)
 
Năm quả là Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, Bích Chi Phật.
Những vị chứng năm quả này, trải qua nhiều kiếp không dống nhau đã dứt hết phiền não, hồi tâm hướng về Đại thừa, đã chứng được Bồ đề, nên gọi là ngũ quả hồi tâm.
Một, Quả bát vạn kiếp hồi tâm.
Sơ quả tức là quả Tu đà hoàn, đoạn trừ hoặc nghiệp tam kết mà chứng được quả này, vượt qua bốn đường ác, bảy lần trở lại cõi trời, người thọ sanh, mới dứt các khổ và vào Niết bàn.
Tu đà hoàn trải qua tám vạn kiếp mới chứng được vô thượng Bồ đề. Đó gọi là sơ quả hồi tâm.
(Tiếng Phạn là Tu đà hoàn, tiếng Hoa là Dự lưu, nghĩa là ra khỏi phàm phu, được tham dự vào dòng thánh.
Tam kết là thân kiến, giới thủ, và nghi, tức là kiến hoặc trong ba cõi. bốn đường ác là địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, A tu la).
Hai, Quả lục vạn kiếp hồi tâm.
Nhị quả tức là quả Tư đà hàm, dứt trừ sáu phẩm tư hoặc ở cõi dục thì chứng được quả này, thọ sanh một lần trong cõi trời và người, mới dứt các khổ và vào Niết bàn.
Tư đà hàm trải qua sáu vạn kiếp, mới chứng được vô thượng Bồ đề.
Đó gọi là nhị quả hồi tâm.
(Tiếng Phạn là Tư đà hàm, tiếng Hoa là Nhất lai, nghĩa là một lần sanh ở cõi trời và một lần sanh ở cõi người, mới chứng được Niết bàn.
Sáu phẩm tư hoặc là năm căn đối năm trần khởi tâm tham muốn, ái nhiễm gọi là tư.
Hoặc này có chín phẩm mà nói là sáu phẩm là vì dứt trừ sáu phẩm ở trước trong chín phẩm ấy).
Ba, Quả tứ vạn kiếp hồi tâm.
Tam quả tức là quả A na hàm, đoạn trừ năm phần kết ở sau mà chứng quả này, không thọ sanh và trải qua bốn vạn kiếp mới được vô thượng Bồ đề.
Đó gọi là tam quả hồi tâm.
(Tiếng Phạn là A na hàm, tiếng Hoa là Bất lai, nghĩa là không trở lại thọ sanh ở cõi dục.
Năm phần kết sau tức là tham, sân, thân kiến, giới thủ, si ở cõi dục)
Bốn, Quả nhị vạn kiếp hồi tâm.
Tứ quả tức là quả A la hán, dứt hẳn các hoặc tham, sân, si ở ba cõi nên chứng được quả này, và trải qua hai vạn kiếp mới chứng được vô thượng Bồ đề. 
Đó gọi là tứ quả hồi tâm.
(Tiếng Phạn là A la hán, tiếng Hoa là vô sanh, dứt trừ hết kiến tư hoặc, nên không sanh vào ba cõi).
Năm, quả thập thiên kiếp hồi tâm.
Năm quả tức là Bích chi Phật, vĩnh viễn dứt trừ tham dục, sân hận, ngu si ở ba cõi, nên chứng được quả này và trải qua mười ngàn kiếp mới được vô thượng Bồ đề. 
Đó gọi là ngũ quả hồi tâm.

(Tiếng Phạn là Bích chi, gọi đủ là Bích chi ca la, tiếng Hoa là Duyên giác).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Sun 25 Sep 2016, 20:44

Tam Tạng Pháp Số 384
 
NGŨ PHẦN PHÁP THÂN
五分法身 (Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm)
 
Phần là chia đều. Pháp là giới, định, huệ.
Thân là tụ họp: sắc, thọ, tưởng, hành, thức tụ họp thành thân.
Một, Giới thân.
Nhị thừa nhờ giữ giới vô tác thành tựu nên chứng được thân này.
Vì vậy gọi là giới thân.
(vô tác giới là không tác ý, hành động theo ý mà không phạm)
Hai, Định thân.
Nhị thừa nhờ tu thiền vô lậu tịnh mà chứng được thân này.
Vì vậy gọi là định thân.
(Nhờ tu thiền định dứt trừ các phiền não trong ba cõi nên gọi là thiền vô lậu tịnh).
Ba, Huệ thân.
Nhị thừa nhờ tu vô lậu trí huệ nên chứng được thân này.
Vì vậy gọi là huệ thân. 
(Vô lậu trí huệ là nhờ quán mười hai nhân duyên và quán Tứ đế mà có trí huệ này ra khỏi sanh tử)
Bốn, Giải thoát thân.
Mở trói thì thoát, nên gọi là giải thoát.
Có hai thứ.
1) Hữu vi giải thoát: Dùng trí huệ vô lậu dứt trừ phiền não hữu lậu.
2) Vô vi giải thoát: Tất cả phiền não đã diệt hết, phiền não đã hết thì lý vốn là vô vi.
Do hai thứ giải thoát ấy mà chứng được thân này. Vì vậy gọi là giải thoát thân.
Năm, Giải thoát tri kiến thân.
Tri là dùng trí để biết. Kiến là dùng mắt để thấy.
Nhị thừa nhờ trí nhãn này, đối với tất cả pháp, hiểu biết thấu đáo là đương thể tức không, 
đều là như ảo, nên chứng được thân này.
Vì vậy gọi là giải thoát tri kiến thân.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Sun 25 Sep 2016, 20:49

Tam Tạng Pháp Số 385
 
NGŨ LUẬN SƯ
五論師 (Phiên dịch danh nghĩa)
 
Một, luận sư A thấp phược lũ sa.
Tức là luận sư Mã minh. 
Luận Ma ha diễn nói: 
Trong đời quá khứ có một ông vua lớn có tên là Luận đà có 1000 con chim trắng đều ưa hót.
Nếu chim hót thì đức độ nhà vua tăng lên, 
nếu không hót thì đức của ông giảm đi.
Những con chim như thế, 
nếu thấy con ngựa trắng thì hót vang, không thấy ngựa trắng thì im, không hót.
Lúc bấy giờ nhà vua tìm ngựa trắng khắp nơi, mà không tìm được.
Vua nói như vầy: nếu các ngoại đạo có thể làm cho con chim hót thì phá hoại Phật giáo, 
nếu đệ tử của Phật có thể làm cho con chim hót thì phá hoại ngoại đạo. 
Lúc ấy, Bồ tát dùng sức thần thông hiện ra 1000 con chim đều cất tiếng hót vang. 
Vì muốn chánh pháp còn mãi và hưng thịnh, 
không để cho mất đi, vì vậy đức Thế Tôn đặt tên cho vị Bồ tát này là Mã minh.
Tam Tạng Pháp Số 385
Lại có sách nói: 
khi vị sư này nói pháp làm cho bầy ngựa cảm động hí lên bi thảm, 
nên có hiệu là Mã minh và Ngài làm ra luận Khởi tín, 
luận Đại thừa trang nghiêm,… 
vì vậy gọi Ngài là luận sư.
Hai, Na già hạt thọ na luận sư.
Tức là luận sư Long mãnh, còn gọi là Long thọ, 
vì mẫu thân sanh Ngài dưới cây cổ thụ.
Nhân khi Long thành đạo, nên có hiệu là Long thọ.
Phụ hành nói: sở học của Long thọ thông bát rộng rãi, 
số một trong thiên hạ, muốn chê bai kinh Phật, 
Long được đón tiếp vào cung vua, 
chỉ trong một mùa hạ đọc tụng bảy kinh Phật, 
Ngài nhận ra Phật pháp sâu xa nhiệm mầu, 
liền xuất gia để hàng phục ngoại đạo và xương minh đệ nhất nghĩa, 
Ngài làm ra luận trung quán, đại trí độ, nên gọi là luận sư.
Ba, Đề bà luận sư.
Tiếng Phạn là Đề bà, tiếng Hoa là Thiên là đệ tử của Ngài Long thọ.
Đề bà làm ra Bách luận, Đại trượng phu luận…, vì vậy gọi là luận sư.
Bốn, Cưu ma la la đa luận sư.
Tiếng Phạn là Cưu ma la la đa, tiếng Hoa là Đồng thọ,
vì Ngài xiển dương luận nghĩa, vì vậy gọi là luận sư.
Năm, Thất lợi la đa luận sư.
Tiếng Phạn là Thất lợi la đa, tiếng Hoa là Thắng thọ. 
Luận lý của Ngài như mặt trời chiếu xuống cõi đời, phá tan tăm tối, vì vậy gọi là luận sư.


NGŨ CHỦNG PHÁP SƯ
五種法師 (Pháp hoa văn cú)
 
Pháp là phép tắc. Sư là người thợ. Pháp tuy có đường lối không thể tự truyền đạt. 
Truyền đạt là ở người, cho nên có năm loại người truyền đạt kinh Phật, tất cả đều gọi là pháp sư.
Một, Thọ trì. Sức tin là thọ. Sức nhớ là trì.
Đối với những lời dạy bảo của Phật, tin tưởng sâu xa chắc chắn, luôn nhớ không quên. 
Đó là thọ trì pháp sư.
Hai, Đọc kinh. Mắt nhìn vào văn gọi là đọc.
Tâm ngay thẳng, ngồi tề chỉnh, mắt nhìn vào kinh văn, miệng đọc lớn lên từng câu. 
Đó là đọc kinh pháp sư.
Ba, Tụng kinh Không nhìn vào kinh mà đọc gọi là tụng, tức là đọc thuộc lòng. 
Đó là tụng kinh pháp sư.
Bốn, Giải thuyết.
Nghĩa lý của pháp Phật khó hiểu, nếu có thể giải thích rõ ràng và dạy dỗ cho người. 
Đó là giải thuyết pháp sư.
Năm, Thư tả. Nếu hay biên chép, truyền bá kinh Phật rộng rãi, đó là thư tả pháp sư.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Mon 03 Oct 2016, 09:12

Tam Tạng Pháp Số 386
 
NGŨ CHỦNG A XÀ LÊ
五種阿闍黎 (Tứ phần luật)

Tiếng Phạn là A xà lê, tiếng Hoa là Quỹ phạm,
vì người mà làm mẫu mực, nên gọi là A xà lê.
Một, Xuất gia A xà lê.
Tức là cạo tóc, đi tu, thọ giới Tỳ kheo cho làm Tăng sĩ.
Nghĩa là người xuất gia phải nương Thầy mới được tế độ.
Luật nói: chính là nhờ nương Thầy mà được xuất gia vậy.
Hai, Thọ giới A xà lê.
Tức là thầy Tỳ kheo lãnh thọ giới luật.
Đã xuất gia rồi phải nương tựa vào thầy cầu mong thọ giới pháp.
Luật nói: chính là người làm phép yết ma khi thọ giới.
(Tiếng Phạn là Yết ma, tiếng Hoa là tác pháp)
Ba, Giáo thọ A xà lê.
Tức là thầy truyền giới Tỳ kheo.
Đã nhận lãnh giới pháp rồi thì phải có thầy dạy dỗ, trao cho oai nghi.
Luật nói: chính là người dạy dỗ các oai nghi.
Bốn, Thọ kinh A xà lê.
Tức là thầy Tỳ kheo dạy kinh điển cho vị mới xuất gia.
Đã xuất gia rồi phải nhờ thầy dạy cách tu tập và giảng giải nghĩa lý của kinh điển.
Luật nói: chính là người giảng giải kinh điển,
cho đến một bài kệ bốn câu, cho những vị mới xuất gia.

Năm, Y chỉ A xà lê.
Tức là thầy mà vị tỳ kheo nương tựa.
Tỳ kheo vào mùa hạ phải nương theo thầy mà ở,
hoặc chỉ nương tựa trong một đêm.

Luật nói: Cho đến nương tựa một đêm thôi.


NGŨ CHỦNG ĐẠI SƯ CÔNG ĐỨC
五種大師功德 (Du già sư địa luận)

Một, Giới hạnh vô thất.
Tỳ kheo giữ gìn vững vàng giới luật của Phật chế ra,
không vi phạm, không sai sót.
Tất cả những việc ấy là công đức nên đáng làm bậc thầy về giới pháp cho mọi người.
Hai, Thiện kiến lập pháp
Đối với giới luật của Phật,
Tỳ kheo giỏi thành lập tất cả các pháp để khiến cho người tu học không bị vi phạm,
tất cả việc ấy là công đức,

đáng được làm thầy về giới pháp cho người.
Ba, Thiện chế lập sở học.
Tỳ kheo ở trong luật nghi phải gánh vác trách nhiệm dạy dỗ người khác,
khéo ngăn chặn những sai trái và ổn định tăng đoàn.

Đầy đủ công đức như thế, mới đáng làm thầy giới luật của người.
Bốn, Thiện đoạn nghi hoặc.
Đối với phép tắc đã được lập ra và những gì đã học,
hoặc trong chúng có nghi ngờ, thì giỏi chỉ bảo,
giảng giải để họ dứt trừ nghi ngờ,
khiến cho tu hành đúng phương pháp.
Đầy đủ công đức như thế mới đáng làm thầy giới pháp của người.
Năm, Giáo thọ xuất ly.
Tỳ kheo dùng giới pháp của Phật, dạy bảo trao truyền cho người,
làm cho họ giữ gìn đúng
Tam Tạng Pháp Số 387 pháp và thành tựu được thánh đạo, ra ngoài sống, chết.
Đầy đủ công đức như thế, mới đáng làm thầy giới pháp của người.

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Mon 03 Oct 2016, 09:20

Tam Tạng Pháp Số 387
 
NGŨ CHỦNG TĂNG cũng gọi là Ngũ tăng sai biệt
五種僧 (Hiển tông luận)

Một, Vô sĩ tăng.
Tăng sĩ bị chê bai và vi phạm giới cấm,
không có phong cách chơn chánh của người xuất gia,
chỉ có hình thức tăng sĩ, còn làm thì toàn việc đời.
Đó là hạng tăng không biết xấu hổ.
Hai, Á dương tăng.
Đối với tam tạng giáo điển, không chút hiểu biết,
giống như con dê câm, không thể nói năng.
Đó là á dương tăng.
Ba, Bằng đảng tăng.
Thích giao du, ưa tranh cải, giỏi biến trá, lọc lừa kiếm sống,
liên kết thành bè đảng. Đó là bằng đảng tăng.
Bốn, thế tục tăng.
Mờ ám qua ngày, ù ù cạc cạc kéo dài cuộc sống,
tâm không nghĩ suy, thân bận rộn việc đời.
Đó là thế tục tăng.
Năm, thắng nghĩa tăng.
Trí huệ thông đạt có thừa, nói năng vô ngại,
tùy cơ thuyết pháp, cứu giúp mọi người. Đó là thắng nghĩa tăng.


TĂNG NGŨ TỊNH ĐỨC
僧五凈德 (Chư đức phước điền kinh)

Một, Người phát tâm ly tục.
Người xuất gia, phát tâm mạnh mẽ, ra khỏi phàm tục,
tu tập theo Phật đạo và có khả năng ôm ấp đạo nhiệm màu,
làm ruộng phước cho đời. Đó là phước thanh tịnh ban đầu.
Hai, Hủy kỳ hình hảo.
Người xuất gia, cạo bỏ râu tóc, vứt hết cái đẹp trần gian,
không mặc y phục của đời, mà mặc áo Như lai,
có đầy đủ oai nghi của Phật,
làm ruộng phước cho đời. Đó là đức thanh tịnh thứ hai.
Ba, Vĩnh cát ân ái.
Theo Phật xuất gia, Lìa xa tình thân cha mẹ,
một lòng siêng năng tu tập,
để báo đền ân sanh thành của cha mẹ và làm ruộng phước cho người đời.
Đó là đức thanh tịnh thứ ba.
Bốn, Ủy khí khu mạng.
Người xuât gia, có thể vứt bỏ thân mạng,
không luyến tiếc gì,
chỉ một lòng cầu chứng Phật đạo và có thể làm ruộng phước cho đời.
Đó là đức thanh tịnh thứ tư.
Năm, Chí cầu Đại thừa.
Người xuất gia luôn nuôi lòng giúp đở mọi người,
chí quyết cầu pháp Đại thừa để độ hết tất cả chúng sanh ra khỏi khổ đau
và làm ruộng phước cho đời. Đó là đức thanh tịnh thứ năm.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Mon 03 Oct 2016, 09:35

Tam Tạng Pháp Số 388
 
BẬT SÔ THẢO NGŨ ĐỨC
苾芻草五德 (Phiên dịch danh nghĩa)
 
Bật sô là cỏ thơm trên tuyết sơn. Loại cỏ này có năm đức tính,
dùng để dụ tỳ kheo cũng có năm đức này, nên gọi là bật sô.
Một, Thể tánh nhu nhuyến.
Thể tánh mềm dẻo là dùng để ví dụ
cho tỳ kheo có thể điều phục các nghiệp thân, ngữ, ý thô tháo.
Hai, Dẫn mạng bàn bố.
Thân bò khắp mặt đất là dùng để ví dụ
tỳ kheo truyền bá chánh pháp độ người, lâu dài không dứt.
Ba, Linh hương viễn văn.
Hương thơm bay ngào ngạt từ xa cũng ngửi thấy
dùng để dụ tỳ kheo giới đức trang nghiêm,
hoàn hảo, mọi người đều được nghe thấy.
Bốn, Năng liệu đông thống.
Có khả năng chữa lành bệnh khổ là dùng để ví dụ
tỳ kheo hay dứt trừ thống khổ do phiền não, độc hại gây ra.
Năm, Bất thối nhật quang.
Không từ chối ánh sáng mặt trời là dùng để dụ
tỳ kheo có suy tư đúng đắn, luôn hướng về Phật nhật không quay lưng lại.
 
 
TỲ KHEO NHẬP CHÚNG NGŨ PHÁP (cũng gọi là Nhập chúng ngũ tâm) 
比丘入衆五法 (Tứ phần tăng yết ma)
 
Một, Tu từ mẫn vật.
Tỳ kheo vào trong đại chúng,
phải tu tập tâm từ bi và thương yêu muôn vật,
tuân thủ luật nghi nghiêm tịnh, giữ gìn thân tâm đoan chánh,
siêng năng học đạo. Đó là tu từ mẫn vật.
Hai, Khiêm hạ tự ty.
Tỳ kheo vào trong đại chúng, phải khiêm tốn,
hòa thuận, tuyệt đối không kiêu mạn,
tự hạ thấp mình xuống,
dống như cái khăn lau bụi bặm. Đó là khiêm hạ tự ty.
Ba, Thiện tri tọa xứ.
Tỳ kheo vào trong đại chúng,
mọi việc phải làm theo giờ giấc đã được quy định.
Nếu gặp bậc thượng tọa thì phải chào hỏi,
nếu gặp những vị thấp hơn mình thì không phải đứng lên thi lễ.
Đó là thiện tri tọa xứ.
Bốn, Thuyết ư pháp ngữ.
Tỳ kheo vào trong đại chúng, không được luận bàn việc đời.
Hoặc chính mình nói pháp,
hoặc mời người nói pháp. Đó là thuyết ư pháp ngữ.
Năm, Kiến quá mặc nhiên.
Tỳ kheo vào trong đại chúng,
 nếu thấy trong chúng có điều bất hợp lý mà phát biểu tùy tiện,
sợ sẽ đưa đến chia rẽ,
nên phải giữ im lặng không nói. Đó là kiến quá mặc nhiên 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11370
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13Mon 03 Oct 2016, 09:49

Tam Tạng Pháp Số 389
 
NGŨ CHÚNG 
五衆 (Phiên dịch danh nghĩa)
 
Một, Tỳ kheo.
Tiếng Phạn là Tỳ kheo, tiếng Hoa là Khất sĩ.
Nghĩa là trên cầu pháp Phật để nuôi huệ mạng,
dưới cầu thức ăn để nuôi sắc thân, có cuộc sống thanh tịnh,
đem đến cho chúng sanh phước đức và lợi ích,
phá tan tâm kiêu mạng,
hạ mình khiêm tốn để thành tựu đức thanh nhã.
Hai, Tỳ kheo ni.
Tiếng Phạn là ni, tiếng Hoa là nữ.
Luận đại trí độ nói: Ni giới cần nhiều luật nghi nên đứng sau Tỳ kheo.
Phật dùng oai nghi, phép tắc, vì e rằng sẽ sanh ra sự hỗn tạp,
ra lệnh để Tỳ kheo ni sau Sa môn.
Ba, Thức xoa ma na.
Tiếng Phạn là Thức xoa ma na, tiếng Hoa là học pháp nữ.
Hành sự sao nói: Thức xoa ni học đủ ba pháp:
1) Căn bản: không làm bốn thứ: sát, đạo, dâm, vọng.
2) Học sáu pháp: xúc chạm nhau không sanh tâm nhiễm trước
- không trộm cắp
- không sát hạikhông nói dối
- không ăn phi thời
- không uống rượu.
3) Học hạnh pháp: học theo các hạnh mà bậc đại ni đã làm.
Bốn, Sa di.
Tiếng Phạn là Sa di, tiếng Hoa là tức từ.
Tức là dứt bỏ tình cảm đắm nhiễm cuộc đời.
Từ là lòng thương cứu giúp chúng sanh.
Vì người xuất gia, mới vào Phật pháp, tình đời vẫn còn nhiều,
nên phải dứt ác, tu hạnh từ bi. Đó gọi là Sa di.
Năm, Sa di ni.
Pháp sư Huyền trang nói: Tiếng Phạn là Thất lợi ma noa lý ca,
tiếng Hoa là cần sách nữ.
Siêng năng tu hành việc lành, sách tiến công đức, nên gọi là Sa di ni.
 
KHẤT THỰC GIÀ NGŨ XỨ
乞食遮五處 (Hiển dương thánh giáo luận)
 
Năm chỗ mà các vị tỳ kheo khất thực phải tránh không đến đó để không bị nghi ngờ.
Một, Xướng lệnh gia.
Nơi ca hát cốt để hoan lạc, hay làm rối loạn thiền định.
Tỳ kheo nếu đi khất thực thì không nên đến chốn này.
Hai, Dâm nữ gia.
Nơi mà phẩm hạnh không trong sạch,
tiếng tăm không chánh đáng. Sắc dục là căn bản làm chướng ngại đạo.
Tỳ kheo nếu đi khất thực, không nên đến đó.
Ba, Cô tửu gia.
Rượu là nguyên nhân sanh ra tội lỗi và sai lầm.
Tỳ kheo nếu đi khất thực, không nên đến nơi bán rượu.
Bốn, Vương cung.
Vương cung là nơi sang trọng, nghiêm cấm, chớ có liên hệ.
Tỳ kheo nếu đi khất thực, không nên đến đó.
Năm, Chiên đà la,
còn gọi là Chiên trà la.
Tiếng Phạn là Chiên đà la, tiếng Hoa là Đồ giả.
Nhà cửa người giết hại gia súc thì ác tâm bao trùm to lớn,
giết hại chúng sanh.
Người nào gặp họ, lòng từ bi bị tổn thương,
tâm thiện căn bản bị tổn hoại.
Tỳ kheo nếu đi khất thực, không nên đến nơi đó.
(Người Chiên đà la, tiếng Hoa là Nghiêm xí, vì người đồ tể này ác nghiệp rất nghiêm trọng, nên khi đi có rung chuông và tay cầm cờ để làm hiệu cho người ta biết ông ấy là kẻ ác.)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 39 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 39 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 21 ... 38, 39, 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-