Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Wed 01 May 2013, 16:07

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa 63422
Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa 63423

Chương 1
Thi xong đệ nhất lục cá nguyệt, tụi học sinh lớp tứ 7 thở phào, coi như cái ải đầu tiên trong năm học này đã qua. Đứa nào cũng vui vì không đứa nào bị điểm dưới trung bình. Nhớ lại ngày nhập trường dường như chỉ mới đâu đây thôi. Nhìn lại những khuôn mặt lấm tấm những mụn trứng cá, có thằng bắt đầu đã có râu mép lún phún như tấm gương soi để thấy mình đã lớn. Nhập trường với tập vở mới, quần áo mới, thầy cô mới và ngay cả phòng học cũng mới. Quan trọng hơn, không thằng nào nói ra điều tự hào bí mật: Nhập trường nghĩa là chúng đã lên được một lớp. Tụi nó đã lớn hơn năm ngoái. Lớp đệ tứ là lớp cuối cùng của bậc trung học đệ nhất cấp. Lớp đàn anh của những lớp buổi chiều của trường Petrus Ký. Tụi nó thấy mình quan trọng hơn, chững chạc hơn bọn nhóc đệ thất, đệ lục, đệ ngũ – ba lớp mà tụi nó đã trải qua với những ngô nghê nhìn bọn đàn anh đệ tứ với những ước mơ người lớn. Tụi nó có thể đi nghênh ngang vào trường, nhìn những thằng lớp dưới bằng đôi mắt đàn anh. Lớp đàn anh không sợ ai hết ngoài các thầy giám thị và giáo sư.
Ba tháng đã trôi qua nhanh cái vèo với những môn kim văn, cổ văn, toán, lý, hóa, sử, địa… những môn học mà thầy Minh – giáo sư hướng dẫn của lớp đã nói “… căn bản của lớp đệ nhị. Nếu các em nào chăm, học thật kỹ thì lên năm đệ nhị các em vừa học vừa chơi cũng đậu Tú tài 1 như giỡn. Nhưng các em nào chơi mà không học thì coi chừng vào quân trường mà chơi.” Thằng Cường mông – thằng học sinh Bắc kỳ duy nhất trong lớp, chuyên mặc áo Mongtagut đi học bạo phổi dám nói leo với thầy “nhưng làm sao để lên được đệ tam hả thầy?”. “Do các em thôi. Chỉ cần học những gì các thầy cô dạy em trong lớp là các em dư sức lên đệ tam”. Tụi nó phải ráng học vì các giáo sư năm đệ tứ kiểm tra bài rất chặt. Đứa nào không thuộc bài là bị cấm túc chép phạt bài mình không học.
Những sinh hoạt thường niên trong đầu năm học cũng trôi qua thật nhanh. Bầu cử trưởng lớp, trưởng ban văn nghệ, báo chí, xã hội… để lo những hoạt động trong lớp và của trường. Năm rồi thằng Hòe được mấy đứa trong lớp bầu làm lớp trưởng vì nó học giỏi lại hiền lành như con gái, đứa nào cũng có thể ăn hiếp được. Bởi vậy, khi bắt đầu cuộc bầu trưởng lớp dưới sự điều khiển của giáo sư hướng dẫn, thàng Lý đen, vốn chuyên cọp dê môn Anh văn của thằng Hòe, đã giới thiệu thằng này ra ứng cử chức trưởng lớp như năm ngoái. Thằng Thạch giơ tay, đứng dậy nói:
- Thưa thầy, thưa các bạn, tui xin được giới thiệu bạn Tuấn lược ứng cử lớp trưởng vì tui thấy thằng… ủa anh Hòe, học thì giỏi, hiền nhưng anh Hòe chỉ có học thôi chứ năm qua không làm được gì cho lớp trong sinh hoạt.
Thằng Cường giơ tay:
- Tui xin ứng cử trưởng lớp
Đột nhiên thằng Hòe đứng dậy:
- Tui xin được không ứng cử trưởng lớp vì tui thấy tui không có khả năng như anh Thạch nói, còn thằng Lý đen đề cử vì nó có cảm tình với tui. Tui xin không ứng cử trưởng lớp.
Nhiều thằng trong lớp bất ngờ với ý kiến của thằng Hòe vì được làm trưởng lớp nghĩa là cũng có uy tín nhất định với anh em trong lớp, được giáo sư hướng dẫn tin cẩn để giao sổ điểm – một bí mật mà tụi nó thường muốn biết khi bị kêu lên bảng trả bài hoặc trong hai kỳ thi lục cá nguyệt. Những lúc này, thằng trưởng lớp được các bạn săn đón một cách đặc biệt bằng những chầu cháo huyết, nước rau má của ông già Tàu mặc quần sọt đội nón cối nhựa. Được uy quyền như vậy mà thằng Hòe không khoái thì đứa nào cũng lạ thiệt. Nhất là thằng Lý đen, ngồi gần thằng Hòe, hết được hưởng đặc ân ngồi gần trưởng lớp nên nó hơi tức làm da mặt nó càng đen them. Hai năm đệ lục và đệ ngũ, thằng Hòe hưởng “đặc quyền” không bao nhiêu nhưng thằng Lý đen thì không bỏ lỡ cơ hội. Mỗi khi được thằng Hòe, vì cảm tình riêng, cho thằng Lý đen xem sổ điểm, thằng này không những xem điểm của nó mà còn xem điểm của vài đứa khác, sau đó nó nói úp mở cho mấy thằng đó biết là nó đã biết điểm của tụi nó. Thế là thằng Lý đen được mấy thằng này khao ăn cháo huyết, thằng nọ khao ăn bánh dừa, bánh su kem của chị Lan ngồi bán ngay hành lang gần nhà vệ sinh trong những giờ ra chơi, thằng khác thì bao uống nước rau má. Thằng Hòe không ra tranh cử thì thằng mất quyền lợi đầu tiên là thằng Lý đen.
Không còn đứa nào đề cử hoặc tự ứng cử trưởng lớp nên thầy Minh, giáo sư hướng dẫn gút lại danh sách hai ứng cử viên la Cường và Tuấn. Riêng thằng Hòe vừa là trưởng lớp cũ, lại không nằm trong danh sách ứng cử viên nên được thầy Minh giao cho trọng trách là trưởng ban điều hành bầu cử. Sau dó thầy đi ra ngoài để tụi nó được tự nhiên bầu bán. Thằng Hòe ra đứng giữa lớp nói:
- Ai bầu cho thằng Cường mông làm trưởng lớp, giơ tay lên
Tất nhiên thằng Cường giơ tay và ba thằng ngồi cùng bàn với nó. Thêm hai cánh tay ở phía xóm nhà lá là thằng Hoàng và Thuật nhưng thằng Hoàng vội vàng rút tay lại khi thằng Hòe đếm “phiếu”. Thằng Cường không được lòng mấy đứa trong lớp vì tính tình hống hách, hay chơi kiểu trên của nó. Lúc nào thằng này cũng khoe ba nó là đại tá trưởng ty. Nó đã hứa với thằng Thuật nếu thằng này đi lính thì nó sẽ giới thiệu cho ba nó bảo lãnh về quân vụ thị trấn ở đường Lê Văn Duyệt. Thằng Thuật liền ủng hộ thằng này một phiếu dù nó biết rằng là thằng Cường không thể nào bằng thằng Tuấn.
- Thằng Cường được năm phiếu. Còn ai bầu cho thằng Tuấn, giơ tay lên.
Chỉ trừ mấy thằng đã giơ tay hồi nãy, còn bao nhiêu thằng trong lớp thì giơ tay lên hết. Thằng Hòe tổng kết:
- Thằng Tuấn được 40 phiếu… Ủa thằng Thuật giơ tay hồi nãy rồi mà.
- Tao quên
- Thằng Tuấn được 39 phiếu. Ủa còn thiếu đâu một phiếu hả?
Thằng Lý đen nãy giờ cú thằng này lắm nên lên tiếng:
- Bộ mầy rút tên rồi không giơ tay hả? Còn thiếu mày chứ thiếu ai?
- Ừ hé. Thằng Tuấn được 40 phiếu làm trưởng lớp

(còn tiếp)


Được sửa bởi unikey ngày Thu 02 May 2013, 10:32; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Thu 02 May 2013, 08:09

Tụi nó liền vỗ tay chào mừng trưởng lớp cho năm đệ tứ. Sau đó, tụi nó lần lượt bầu trưởng ban báo chí là thằng Dũng, trưởng ban văn nghệ là thằng Chương, trưởng ban xã hội là thằng Thạch, trưởng ban học tập là thằng Hòe, trưởng ban thể thao là thằng Khải. Riêng trưởng ban kỷ luật thì tụi nó bầu cho thằng Ngầu vì thằng này là vua phá trong lớp. Thành tích nổi bật của nó là từ năm đệ thất đã dám đánh lộn với thằng học Chu Văn An lớn con hơn nó. Hình ảnh mà tụi nó nhớ mãi sau trận đá banh ở sân Lam Sơn là thằng Ngầu - nhỏ xíu con - cầm dây khóa xe đạp quay quay trên tay làm thằng học sinh Chu Văn An sợ quá, nhảy lên xe, co giò đạp xe chạy một mạch. Trong lớp, không đứa nào dám đụng với thằng Ngầu chỉ trừ thằng Cường vì thằng này đi học bằng xe Jeep do lính của ba nó lái xe chở tới trường.
Thật ra, trong những trưởng ban này thì chỉ có trưởng ban xã hội "làm việc" nhiều nhất vì năm nào cũng phải có việc vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, cháy nhà một hai lần. Kế đến là trưởng ban văn nghệ vì hằng năm phải lo chương trình văn nghệ tất niên còn các trưởng ban khác thì chỉ có "chức quyền" nhưng không có hoạt động chi mấy. Mấy năm trước tụi nó không để ý nhưng khi được biết các lớp khác sinh hoạt hiệu đoàn sôi nổi nên năm nay tụi nó cũng quan tâm đến hai trưởng ban văn nghệ và báo chí. Khi bầu đến trưởng ban văn nghệ thì có hai ứng cử viên. Một là thằng Hữu, trưởng ban văn nghệ năm ngoái và thằng Chương được thằng Mai đề cử. Thằng Mai nêu lý do:
- Thằng Hữu chơi đàn hay, có máy khuếch đại âm thanh nhưng nó lại hay đem mấy thằng học Lasan Taberd chơi ban nhạc chung với nó vào lớp chơi, không cho anh em trong lớp đàn hoặc biểu diễn văn nghệ. Làm sao cho văn nghệ liên hoan tất niên trong lớp mình anh em đều chơi được thế mới là công bằng. Tui xin đề cử thằng Chương. Sở dĩ tui đề cử thằng Chương vì tui được biết nó đang học ở trường Quốc gia Âm nhạc với thầy Nguyễn Hữu Ba...
Nhiều ý kiến khác ủng hộ ý kiến của thằng Mai nên thằng Chương đắc cử trưởng ban văn nghệ. Kế tiếp là trưởng ban báo chí. Cũng có hai ứng cử viên. Thằng Ninh trưởng ban báo chí năm đệ ngũ và một ứng cử viên mới là thằng Dũng.
Thằng Thạch là người đề cử thằng Dũng. Thằng nay cho rằng thằng Ninh là trưởng ban báo chí nhưng không làm được ngay cả tờ bích báo. Trong khi đó, thằng Dũng mặc dù không phải là trưởng ban báo chí nhưng đã tự tay làm được đến hai tờ báo in ronéo hẳn hoi. Thằng Dũng đã huy động anh em trong lớp viết bài, làm thơ đưa cho nó. Muốn viết gì thì viết, chủ yếu là những chuyện trong lớp, trong trường nhưng không được viết chửi nhau - mà bài vở loại này chiếm gần phân nửa bài viết mà nó nhận được. Những bài loại này không qua được bàn tay kiểm duyệt của "nhà báo" Dũng. Rồi nó tự sắp xếp bài vở. Phải có lời nói đầu thay cho xã luận do nó viết với lý do ra đời tờ báo - phải có thơ, phải có văn đầy đủ. Trang nào thiếu bài, còn trống thì nó sưu tầm mấy câu lời hay ý đẹp. Trình bài hình ảnh cũng do hcính tay nó vẽ lên giấy stencil. Sau đó, nó chạy đi in ở các tiệm ronéo đường Lý Thái Tổ. Khi tờ báo đã được in ronéo xong, nó đem vào bán lại cho mấy thằng trong lớp. Thằng Dũng vừa là người kêu tụi trong lớp viết báo, sau đó kêu tuị nó bỏ tiền ra mua báo. 50 tờ báo nó bán hết cái vèo trong vòng hai ngày vì thằng nào có viết bài cũng mua để xem chủ nhiệm Dũng có đăng bài của mình không. Còn những thằng không có viết bài thì cũng mua báo để xem có thằng nào viết nói xấu mình không. Thằng nào có bài được đăng thì hí hửng mua hai ba tờ để về nhà khoe với ba má còn những thằng không được đăng bài thì chửi thề, tuyên bố là nhất định lần sau không thèm viết nữa vì cho rằng thằng chủ nhiệm kiêm bán báo, kiêm họa sĩ trình bày đã ém tài nó. Thề thốt, giận hờn không thèm nhìn mặt thằng Dũng vậy mà khi thằng này kêu gọi viết bài cho số báo kế tiếp thì những thằng không được đăng lần này lại hăng hái hơn những thằng đã được đăng đang sống trong niềm tự hào là nhà văn, nhà thơ vĩ đại của lớp đệ ngũ 7.
Chuyện thằng Dũng tự huy động mấy đứa trong lớp thực hiện tờ báo bằng ronéo vang ra khỏi địa bàn lớp ngũ 7 vì mấy lớp kia chỉ làm bích báo là chính. Báo ronéo sang trọng hơn nhiều so với bích báo vì bài viết được đánh máy, có hình kèm theo cạnh bên tên tác giả còn to hơn cái tựa bài. Tờ báo được đóng thành cuốn y như các tờ báo đang bán ngoài sạp thì không sang trọng sao được? Phía trang cuối càng oách hơn khi có dòng chữ "Thực hiện: Dũng và học sinh lớp ngũ 7 trường Petrus Trương Vĩnh Ký. In 50 cuốn tại nhà in ronéo Hải. Chỉ bán cho học sinh lớp ngũ 7". Học sinh các lớp khác khi nhìn thấy tờ báo "Ngũ Bảy" đều không khỏi trầm trồ và mong ước lớp mình có tờ báo như vậy. Nhưng làm sao có được khi lớp tụi nó không có thằng Dũng - một thằng đã thừa hưởng không khí làm báo từ nhà in mà nó đang theo làm thợ học việc rã chữ typo chứ không phải học làm nhà báo.
Vì vậy, khi thằng Thạch giới thiệu thằng Dũng thì cả lớp vỗ tay. Thằng Ninh - trưởng ban báo chí năm đệ ngũ đứng lên xin phát biểu. Thằng Thạch thấy thằng Ninh đứng lên thì nó cũng đứng lên theo, định cướp lời thì thằng Hòe nói:
- Xin mời anh Ninh...
Thằng Thạch ngồi xuống có vẻ hậm hực vì biết thằng Ninh sẽ chống lại ý kiến đề nghị của nó. Thằng Ninh nói hơi cà lăm - trong những lúc xúc động hay trả bài thằng Ninh thường bị tật này:
- Tui... tui... xin rút tên... tui thấy... thằng Dũng... hay... hay... hơn tui...
Tụi trong lớp ồ lên, xì xào rồi vỗ tay làm cho thằng Hòe không biết là tụi nó vỗ tay để bầu cho thằng Dũng hay vỗ tay khen ngợi thái độ thằng Ninh. Tụi tứ 7 có thói quen đồng ý thì vỗ tay và khi không đồng ý thì cũng vỗ tay mà vỗ tay còn lớn hơn khi đồng ý nữa.
Khi mấy thằng trưởng ban và trưởng lớp mới đắc cử trình diện trước lớp thì thằng Chương nói:
- Tui sẽ tổ chức tất niên mà các bạn trong lớp sẽ vui vẻ và chơi thả ga. Chỉ mời khách tham dự còn học sinh lớp mình chơi văn nghệ là chính. Tụi mình sẽ lập ban văn nghệ cho lớp.
Còn thằng Dũng thì hứa;
- Tui hứa sẽ làm thêm mấy tờ báo cho lớp tứ 7 của mình. Năm nay mình sẽ làm tờ báo dầy hơn...
Sau khi học sinh bầu xong trưởng lớp và các trưởng ban trong từng lớp của mình thì khoảng chừng 10 ngày sau trường bắt đầu tổ chức bầu cử ban đại diện học sinh. Một liên danh tranh cử phải có gồm ba trưởng lớp. Các trưởng lớp có quyền ứng cử ban đại diện học sinh nếu như thành lập được một liên danh. Sau khi được ban giám hiệu đồng ý, các liên danh sẽ vận động tranh cử bằng các hình thức như dán bích chương để giới thiệu chân dung các ứng cử viên, đi nói chuyện với các lớp về chương trình tranh cử. Không khí trong trường đầu năm học, vì chưa phải thi lục cá nguyệt nên đầy sự chộn rộn, hào hứng. Năm nay, các lớp đệ tứ - là đàn anh các lớp buổi chiều, nên cũng được các "anh lớn" chọn mặt gửi vàng, chọn vào trong liên danh tranh cử.
Thằng Tuấn, trưởng lớp tứ 7, được anh Liên học đệ nhất B3 và anh Quốc lớp đệ nhị A2, mời đứng vào liên danh tranh cử. Liên danh của anh Liên tranh cử cùng với liên danh của anh Hà đệ nhất C, anh Tạ đệ nhất B1 và Hóa tứ 5. Mỗi liên danh phải đưa ra đường lối hoạt động của mình để cải thiện và nâng cao sinh hoạt hiệu đoàn cho nhà trường.
Thằng Dũng nhớ lại không khí bầu cử chộn rộn nhất là ở khu vực cổng vào trường của học sinh. Những tấm bích chương khổ lớn của hai liên danh được đóng vào các thân cây dọc hai bên đường vào lớp. Mỗi tấm bích chương của các liên danh đều được trình bày thật đẹp với những khẩu hiệu thật kêu như "Hãy bầu cho liên danh Liên, Quốc, Tuấn - những người đại diện xứng đáng cho bạn" hoặc "Liên danh Hà - Tạ - Hóa - những đại diện mà bạn mong đợi cho sinh hoạt của nhà trường". Thằng Tuấn đã gặp thằng Dũng để nhờ vẽ bích chương cho liên danh của nó.
- Mày vẽ ba chân chung của anh Liên, anh Quốc và tao cho thật giống nha
- Mặt mày thấy ghê, mụn không, vẽ giống mày ai dám bầu?
- Thì mày bỏ mấy cái mụn đi, ai biểu mày vẽ thêm vào làm gì.
- Thôi, tao lấy mặt của anh Hai mày để vô bích chương là ai cũng sợ mà phải bầu
Thằng Dũng biết chỗ nhược của thằng Tuấn là nó không muốn đứa nào chọc nó là em của giám đốc Nha cảnh sát đô thành. Trong lớp, thằng Cường lúc nào cũng tự hào và ra vẻ ta đây là con một ông đại tá trưởng ty nhưng từ khi nó biết rằng anh thằng Tuấn từ một giáo sư trường luật khoa được biệt phái sang làm giám đốc Nha cảnh sát đô thành thì cũng có kiêng nể thằng này một chút.
- Thôi mày ơi, mày vẽ dùm tao đi, chọc quê hoài
Thằng Dũng căn dặn:
- Mày phải giấu không được nói mày là em của anh mày nghe.
- Sao vậy?
- Tụi tao ghét cảnh sát lắm. Tụi học sinh các lớp khác biết mày là em giám đốc Nha cảnh sát đô thành là tụi nó không có bầu đâu. Tao nữa, tao cũng không bầu nhưng tại mày là bạn tao, tao biết mày hiền nên tao bầu.
- Sao mà ghét? Cảnh sát là ban của dân mà
- Bạn... bạn cái cù loi. Cảnh sát chuyên môn đi bắt quân dịch, làm tiền người nghèo. Mà nội cái chuyện anh mày ra lệnh bắt người ngồi xe gắn máy, xe đạp không được ngồi hai bên cũng đủ làm người ta ghét rồi.
- Ừ, tao không nói đâu. Tao biết đẻ ra nhiều thứ chuyện này tao không ứng cử đâu.
- Mày vô liên danh này ứng cử để làm gì?
Thằng Tuấn thiệt tình:
- Tao cũng không biết nữa. Anh Liên đến tìm tao mời tao vào chung liên danh với ảnh vì ảnh thấy tao học giỏi, có thể thuyết phục các trưởng lớp khác bầu cho liên danh ảnh. Ảnh nói cứ đứng chung liên danh với mấy ảnh, còn mọi chuyện để ảnh lo. À quên nữa... mấy cái chương trình vận động tranh cữ mày viết giống chữ in nghen... Có được thơ để cổ động thì càng tốt.
- Tại mày chung liên danh với hai cha này chứ tao thấy cái mặt mấy chả là muốn không bầu rồi.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Thu 02 May 2013, 08:46

Trong bích chương cổ động ứng cử của liên danh thằng Tuấn, thằng Dũng vẽ ba khuôn mặt của ba ứng cử viên Liên, Quốc, Tuấn với những nét góc cạnh như tranh của họa sĩ Duy Liêm trong những bìa nhạc. Phía dưới là những câu thơ do thằng Dũng nghĩ ra dựa vào chương trình ứng cử của liên danh này "Muốn cho được đá banh nhiều/Có nhiều sinh hoạt chiều chiều ta chơi/Hãy bầu Liên Quốc Tuấn bạn ơi/Vừa chơi, vừa học cái nào cũng hay". Khi thấy thằng Dũng đang ngồi cặm cụi vẽ bích chương, ba nó cười bảo:
- Học sinh ứng cử ban đại diện cũng giống như ứng cử dân biểu Hạ nghị viện vậy. Cũng bích chương, thơ ca cổ động om sòm hé.
Đúng là cổ động om sòm thiệt!
Hai liên danh đó chia nhau đi từng lớp để nói chương trình tranh cử của mình giống như các ứng cử viên dân biểu lên đài truyền hình vận động tranh cử. Chỉ khác hơn là không khí ở từng lớp khi các ứng cử viên ban đại diện đến thì rất náo nhiệt. Cái vui trước hết là tụi nó được nghỉ học, dù chỉ là nửa tiếng - phần vui còn lại là từ những câu hỏi và câu trả lời rất chi là... không liên quan đến bầu cử.
Khi liên danh của thằng Tuấn đến lớp tụi nó để vận động tranh cử, thằng Thạch đề nghị:
- Nếu đắc cử làm đại diện học sinh thì mày không nên lúc nào cũng bỏ lược trong túi. Quê một cục.
Lời nhắc nhở của thằng Thạch làm thằng Tuấn quê không biết để chỗ nào cho hết. Bên cạnh cây bút máy lúc nào thằng Tuấn cũng có cây lược trong túi để chải tóc. Tóc nó lúc nào cũng nằm ép sát xuống mái đầu vì anh chàng thường xuyên chải đầu khi cảm thấy có cọng tóc nào đó đang nằm ngoài đám tóc ngoan ngoãn. Tụi thằng Thạch, thằng Dũng rất ngứa mắt với cây lược vì tụi nó cho rằng cây lược là "phụ tùng" của bọn con gái. Phải có mái tóc khá là lãng tử như tóc của thằng Dũng, thỉnh thoảng năm thì mười họa mới gội một lần hoặc tóc của thằng Thuật - để tóc "bom-bê" như tứ quái Beatles. Tất nhiên, tóc của thằng Tuấn là tóc tiêu chuẩn của các giám thị hành lang, người chuyên theo dõi tóc tai quần áo của học sinh khi vào trường.
Để bọn học sinh không lợi dụng không khí vận động bầu cử để đùa giỡn - chuyện thường xảy ra ở những lớp mà liên danh này đã đến - anh Liên nói về chương trình hoạt động của liên danh mình:
- Liên danh Liên, Quốc, Tuấn chúng tôi sẽ đề cử với trường mở thêm phòng tập bóng bàn, phòng tập võ thuật Vovinam để các bạn có thể tập võ thuật. Ngoài ra sẽ mở thêm những giờ dạy thêm miễn phí do học sinh giỏi dạy kèm cho học sinh còn yếu...
- Mấy anh có xây hồ bơi như trường Gia Long không?
- Liên danh chúng tôi nghĩ rằng mình không thể hứa những gì ngoài tầm tay của mình vì việc xây hồ bơi cần phải có số tài chánh lớn. Chương trình làm việc của liên danh chúng tôi là làm những gì cần thiết và có thể thực hiện được. Chúng tôi không muốn hứa những gì mà chúng tôi không có khả năng thực hiện...
Thằng Chương đứng lên hỏi:
- Học sinh sẽ sinh hoạt văn nghệ như thế nào?
- Trong ban đại diện của liên danh chúng tôi có anh Trang, học trò của nhạc sư Nguyễn Hữu Ba sẽ đảm trách phần sinh hoạt văn nghệ của toàn trường. Sẽ có phòng sinh hoạt văn nghệ chung với phòng tập bóng bàn với dàn dụng cụ âm nhạc. Ngoài ra liên danh chúng tôi, nếu đắc cử sẽ lập những tiểu ban để lo việc sinh hoạt cho hiệu đoàn luôn chiếm hạng cáo khi sinh hoạt chung với các trường ban.
- Mấy anh làm sao cho mấy ghệ trường Gia Long học chung với học sinh trường mình được không?
Mấy đứa trong lớp vỗ tay, cười và huýt sáo để ủng hộ cho câu nói đùa của thằng Thuật. Tụi nó không ngờ anh Quốc trả lời rất bản lĩnh:
- Tui nói thiệt với mấy bồ nha, tụi này còn muốn hơn các bồ nữa nhưng lúc đó sợ mấy bồ không còn thời gian để học nữa vì mấy đứa con gái Gia Long là chúa nhõng nhẽo.
- Sao anh biết?, thằng Thuật hỏi tiếp.
- Ba tui là học sinh Petrus Ký, má tui là nữ sinh trường Gia Long mà tui không biết sao được.
Câu trả lời, không biết thật hay chỉ là lời nói chơi, được tụi nó vỗ tay ủng hộ còn hơn ủng hộ chương trình tranh cử của liên danh này. Mấy thằng ngồi ở xómnhà lá nói với nhau:
- Liên danh này "tàn chi quái đao" hơn liên danh Hà, Tạ, Hóa tụi bây há. Bầu cho liên danh này nghe.
Vài hôm sau, thùng phiếu được ban tổ chức bầu cử mang đến tận lớp cho tụi nó bỏ phiều bầu trực tiếp. Tất nhiên là lớp thằng Dũng bầu cho liên danh của bộ ba Liên - Quốc - Tuấn với số phiếu tuyệt đối với lý do vô cùng dễ hiểu là trong liên danh này có người của lớp nó. Sau khi ban tổ chức kiểm phiếu, liên danh Liên - Quốc - Tuấn được 65 phần trăm số phiếu bình chọn của học sinh toàn trường và đã trở thành ban đại diện học sinh của niên học này.
Chộn rộn với những sinh hoạt hiệu đoàn, lo lắng với "có danh gì với núi sông" của Nguyễn Công Trứ, thân phận nàng Kiều của Nguyễn Du, với bài đại số, những vòng tròn tiếp tuyến... tụi nó đã quên thời gian qua nhanh. Để rồi ngày thi đệ nhất lục cá nguyệt đã đến, đã đi và tụi nó vừa thở phào. Tuổi học sinh là tuổi gắn liền với những kỳ thi và những tiếng thở phào.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Thu 02 May 2013, 11:38

Chương 2

Trong lúc xếp hàng chờ vào lớp, thằng Dũng hỏi thằng Thạch:
- Mày có được đi bán báo xuân ở trường Da lợn không?
Thằng Thạch nhìn ra sân trường, nơi có bức tượng của ông Trương Vĩnh Ký bằng đồng nhìn thẳng ra đường Cộng Hòa:
- Đâu phải ai cũng được đi đâu mậy? Mày có được đi không?
Dũng nói với giọng hơi tự hào:
- Tao nghe anh trưởng khối báo chí trường mình nói tao được chọn đi, đại diện cho mấy lớp đệ tứ. Buổi chiều chỉ được chọn một lớp đệ tứ thôi vì mấy lớp đệ ngũ, đệ lục quá nhỏ.
- Làm sao mày được chọn vậy?
Lần này thì thằng Dũng tự hào thật:
- Tao có bài thơ đăng trong báo xuân
Có lẽ việc được đăng bài thơ trong báo xuân của trường không làm thằng Dũng sướng bằng được đi bán báo ở trường nữ trung học khác, nhất là trường Gia Long. Trường Gia Long với những nữ sinh mặc áo dài trắng, bay phất phới trong những giờ tan trường, trắng cả con đường Bà Huyện Thanh Quang, Phan Thanh Giản là ước mơ của những cậu con trai trường Petrus Ký. Trong giới học sinh đã từng có câu thiệu "trai Petrus Ký, gái Gia Long" nghĩa là con trai trường Petrus Ký chỉ có con gái học trường Gia Long mới xứng tầm với nhau thôi và ngược lại. Tuy nhiên, con gái học Gia Long cũng kênh kiệu lắm. Như là con nhỏ Xuân Chi trong hẻm nhà nó. Thi thoảng, có dịp đi ngang con đường Phan Thanh Giản, nhìn vào cổng trường Gia Long thâm nghiêm, cổ kính, thằng Dũng thấy một dọc những hàng cây nhạc ngựa chạy thẳng tắp. Đọc mấy truyện dành cho tuổi mới lớn nó thấy có nhà văn viết “Bên trong tâm hồn những đứa con gái là những bí mật” thì trường Gia Long đối với nó cũng bí mật không kém. Vậy mà vài hôm nữa nó được sang trường Gia Long để bán báo rồi. Không biết có gặp con nhỏ Xuân Chi không? Phải cho nó biết mình cũng có làm thơ được đăng trong giai phẩm xuân của trường Petrus Ký chứ bộ.
Đâu phải ai cũng được có bài đăng trong giai phẩm xuân đâu. Mỗi năm, còn khoảng hai tháng trước tết là anh trưởng khối báo chí trong ban đại diện của trường viết thông báo kêu gọi học sinh các lớp viết bài tham gia giải phẩm xuân của trường. Trước đó có cuộc họp của trưởng ban báo chí các lớp để chọn chủ đề cũng như cách thức nộp bài, thời hạn, chọn tranh bìa. Thằng Dũng cũng được tham dự vì nó là trưởng ban báo chí của lớp tứ 7.
Nó nhớ lại buổi họp với trưởng ban báo chí các lớp đàn anh. Cuộc họp được tổ chức vào buổi sáng vì mấy lớp đệ tam, nhị, thất của trường học vào buổi sáng. Khi vào cất xe, nó cảm nhận được một điều là dọc theo những hàng cây dầu đầy những xe Mobylette đen, Mobylette xanh, Velosolex, Sach, Puch… lại có cả một vài chiếc xe rất lạ mà mấy anh lớn thường nói đến tên nó với vẻ chiêm ngưỡng “xe Honda”. Chỉ có những học sinh nhà giàu mới đi xe đó. Cũng như chỉ có học sinh nhà giàu mới dám mặc áo Mongtagut, quần may bằng vải terylene đi học. Còn đa số bọn học sinh lớp trung bình cũng như nó đều mặc áo trắng, quần kaki xanh, cả tuần mới giặt, chỉ cần lấy tay đập vào là bụi bay mù mịt. Nhưng tụi nó không lấy thế làm mặc cảm. Ăn thua là trong lớp có là học sinh giỏi hay không mà thôi.
Anh trưởng khối báo chí của trường học lớp đệ nhất ban C – ban văn chương. Mấy anh học ban này thường có dáng vẻ của những nhà văn gầy gầy, gương mặt đăm chiêu và viết văn thơ thì khỏi chê. Nghe nói anh trưởng khối báo chí đã viết văn thơ được đăng trên báo Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc gì gì đó. Anh đứng giữa lớp, cạnh tấm bảng như các giáo sư, nói năng lưu loát về tờ giai phẩm xuân năm nay. Anh trưởng khối báo chí của trường nói xong thì những anh trưởng ban báo chí các lớp khác cũng giơ tay phát biểu ì xèo. Thằng Dũng thấy quá khớp, ngồi im re để nghe. Sao các anh lớp lớn, anh nào nói cũng hay hết!
Sau một cuộc họp mà nó chỉ nghe, buổi chiều vào lớp, thằng Dũng xin cô Khả cho nó được nói với các bạn trong lớp về việc viết văn, thơ cho giai phẩm xuân. Sau khi đồng ý cho lớp nghỉ nửa tiếng, cô Khả đi ra ngoài để cho thằng Dũng thuyết trình về việc nó được “phó hội” với các “anh lớn” sáng nay. Không cần biết là thằng Dũng sẽ nói cái giống gì, hay hoặc dở nhưng được nghỉ học giờ toán của cô Khả là tụi nó mừng hết biết. Dân học sinh Petrus Ký thứ thiệt đứa nào chẳng biết câu “nhất Khả nhì Lôi”. Khi cô Khả vừa ra khỏi lớp, cả lớp liền ồn ào, mạnh đứa nào đứa nấy nói. Thấy tình hình có vẻ nguy ngập, thằng Tuấn trưởng lớp, đứng dậy quay xuống phía dưới khu “nhà lá” nói:
- Ê, tụi bay cho thằng Dũng nói chứ.
Thằng Thuật, ngồi cùng thằng Hoàng, thằng Trung ngồi tuốt dãy bàn dưới cùng nói vọng lên:
- Viết văn giống “Vòng tay học trò” được không mậy?
Cả lớp cười lên cái rần. “Vòng tay học trò” là quyển truyện của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng viết về chuyện tình yêu của một nữ giáo sư với một đứa học trò trung học, quyển truyện đang trở thành đề tài nóng bỏng. Bọn học sinh chuyền tay nhau xem quyển sách ấy với đủ lời bình phẩm khác nhau. Thằng Thuật cứ vào trong lớp là cúi gằm mặt xuống bàn xem rồi bình phẩm với thằng Hoàng và thằng Trung – những thủ lĩnh của xóm nhà lá. Thằng Thuật, nổi danh với cái quần ống túm chật bó, thuộc loại đàn anh của lớp vì lớn tuổi hơn bọn thằng Dũng, học năm đệ tứ coi như là năm cuối cùng vì đến tuổi phải đi quân dịch. Nếu may mắn đậu bằng trung học đệ nhất cấp thì sẽ đeo lon trung sĩ, nếu không sẽ thuộc loại lính “đơ-dèm cùi bắp”. Bởi vì học năm cuối cùng nên nó chẳng còn có vẻ sợ kỷ luật của trường. Dầu gì thì cũng tự ra khỏi trường mà!
Thằng Dũng run run giọng nói:
- Chủ đề của giai phẩm xuân năm nay là tình yêu quê hương. Nếu viết như Vòng tay học trò mà yêu quê hương thì cũng được.
Thằng Ninh lật đật góp phần chọc vào chỗ yếu của thằng Thuật:
- Thằng Thuật mần thơ về cô Trang là rụng rún luôn
- Viết về tình yêu với mấy con ghệ Da lợn, Trứng vữa được không?
Thằng Dũng nói gần như rên lên:
- Tụi bay ơi, tao thông báo theo ý kiến của ban báo chí trường, tụi bay muốn viết gì thì viết.
- Viết nhạc được hôn?
Thằng Long ghita hỏi. Thằng này chơi đàn ghita nghe ngọt như đường phèn, thụ hưởng được tài năng âm nhạc từ bố nó là nhạc sĩ thổi sáo nổi tiếng trên đài phát thanh và các chương trình ngâm thơ Tao Đàn. Nó khoái chơi ghita vì nó mê nhân vật Hoàng ghita trong tiểu thuyết – một nhân vật anh chị giang hồ mà khá lãng mạn. Chơi đàn ghita có thể đệm cho các em hát nhạc Trịnh Công Sơn chứ thổi sáo phải phùng mang, trợn má, nhiều khi thổi văng nước miếng tùm lum như nó thấy ba nó đã từng, không có lãng mạn tí nào.
- Được, nhưng đừng có viết theo kiểu làn điệu dân ca
- Nhưng tao ở trong ban Dân Ca của thầy Ba.
Thằng Thuật huýt gió:
- Mày ở trong ban dâm ca chứ dân ca cái gì. Mày mà viết được bài hát cỡ “Trường cũ tình xưa” là tao cõng mày đi khắp trường.
Thằng Long cũng không vừa:
- Ừ, mày nói thầy Ký mần thơ đi, tao phổ nhạc không hay quá chết.
- Dám nói nhạc hay cỡ nhạc của thầy Cương lắm
Thằng Hà giơ tay, trịnh trong:
- Kính thưa “trưởng ban báo chí” em có thể vẽ tranh bìa, tranh mấy trang trong không?
Cái vụ này thằng Dũng không nghe đề cập đến trong buổi họp làm giai phẩm sáng nay nhưng nó cũng đáp bừa:
- Mày vẽ cái gì cũng được, miễn đừng vẽ con gái ở truồng thôi.
- Ý, nó vẽ con gái ở truồng đẹp mà, sao không cho nó vẽ?
Trong đầu thằng Dũng nghĩ “không biết nó nhận lời làm trưởng ban báo chí lớp làm chi cho khổi vầy nè”. Nhưng đây là một trong những buổi sinh hoạt hiệu đoàn trong lớp như thầy Minh nói “rất cần thiết…”
Sinh hoạt hiệu đoàn là một trong những tiêu chí giáo dục trong chương trình học của trường Petrus Ký. Các thầy hiệu trưởng, qua nhiều thời kỳ, trong nhiệm kỳ của mình đều thúc đẩy học sinh, ngoài việc học cần thường xuyên tham gia sinh hoạt hiệu đoàn. Thầy Minh, giáo sư hướng dẫn của lớp thằng Dũng đã nói trong buổi học đầu tiên của năm nó lên đệ tứ:
- Trường ta mong muốn các em, ngoài việc học chăm chỉ, còn dành thời giờ để tham gia những sinh hoạt hiệu đoàn như làm công tác xã hội, chơi thể thao, văn nghệ, báo chí… Các em học trong trường bảy năm, nghĩa là tính cách của các em sẽ được định hình thông qua những sinh hoạt hiệu đoàn nào các em ưa thích. Sau đó, sự lựa chọn này có thể để các em chọn ngành vào đại học. Thầy thí dụ như… à… à các em có biết cầu thủ Phàm Huỳnh Tam Lang không?
Cả lớp đồng thanh:
- Dạ biết thầy
Thằng Mai tài lanh:
- Dạ, ổng là chồng của nghệ sĩ Bạch Tuyết bảy chú lùn đó thầy.
- Ổng đá thủng lưới giải Merdeka thầy.
Thầy Minh chờ cơn phấn khích của tụi nó qua đi rồi hỏi:
- Các em còn biết gì thêm không?
Tụi nó im re, tắt cái đài, đứng phim cái cụp.
- Anh Tam Lang là học sinh trường Petrus Ký.
- Té ra ông Tam Lang cũng có đi học nữa hả thầy? Em tưởng cầu thủ đá banh không ai đi học hết.
Thầy Minh trả lời câu hỏi của thằng Phạm Anh Ninh – vua phá an ninh trong lớp – bây giờ đã được cả lớp bầu là trưởng ban kỷ luật.
- Chẳng những có đi học mà còn học rất “suya” nữa.
Thế là tụi nó vỗ tay, thổi tu huýt miệng kêu “hoét … hoét”. Thầy Minh đắm chìm vào kỷ niệm với Tam Lang:
- Hồi đó ở trong lớp ảnh đá banh giỏi lắm. Ảnh là trưởng ban thể thao trong lớp thầy. Ảnh là cầu thủ số 1 của nhà trường.
- Giống như thằng Khải cao hả thầy?
- Khải cao là cầu thủ nào?
- Dạ, cầu thủ, trưởng ban thể thao lớp tứ 7, cầu thủ xuất sắc của trường Petrus Ký, đàn em của Tam Lang.
- Đâu, Khải cao đứng dậy thầy coi.
Thằng Khải cao, do ở ngoài sân vận động nhiều nên người đen thui, nhưng tụi nó thấy mặt thằng này cũng đỏ lên, từ dãy bàn cuối lớp đứng dậy. Thằng Việt làm xướng ngôn viên:
- Khải cao, lực sĩ môn điền kinh thiếu niên toàn quốc đó thầy.
Thầy Minh nhìn thằng Khải nói:
- Thầy mừng cho em. Nhưng mà phải cố gắng học giỏi nha em. Ở trường, việc học vẫn là chính. Đừng bao giờ trở thành cầu thủ giỏi mà không có văn hóa. Hãy là người có văn hóa trước. Trường học là nơi dạy con người có văn hóa. Thầy nói lại, có gạch đít, trường học là nơi dạy các em trở thành người có văn hóa. Các em nên nhớ người có tri thức chưa chắc là người có văn hóa nghe chưa.
- Nhớ lời thầy nói nghe Khải… Không được chửi thề nghe mậy, Thằng Thạch chọc quê thằng Khải – vua chửi thề trong các trận đá banh.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Fri 03 May 2013, 12:35

Chương 3

Đâu phải chỉ có mình thằng Dũng hồi hộp khi được bước vào ngôi trường Gia Long cổ kính đầy những tà áo dài trắng mà cả những anh lớn thuộc loại ăn nói hùng hồn, đầy tính triết học như anh Quân trưởng khối báo chí của trường. Chị trưởng khối báo chí của trường Gia Long đã đón tiếp phái đoàn học sinh bán giai phẩm xuân của trường Petrus Ký rất là thân tình và trân trọng. Chị tên là Trâm, người mỏng manh, mái tóc dài bỏ lửng xuống bờ vai. Ngồi trong phòng hiệu đoàn học sinh để chờ giờ ra chơi, chị Trâm hỏi anh Quân:
- Nghe nói chủ đề báo xuân năm nay của trường Petrus rất hay. Hình như giáo sư hướng dẫn báo chí của các anh là giáo sư Vũ Ký.
- Vâng, thầy cũng có đọc bài của tờ giai phẩm này và góp nhiều ý kiến
Bỗng chị Trâm nhìn qua thằng Dũng với cặp mắt như dò hỏi. Anh Quân hiểu cái nhìn đó nên nói liền:
- À, đây là em Dũng, học lớp đệ tứ. Em có bài thơ được đăng trong giai phẩm.
Mặt thằng Dũng đỏ lên vì nó có cảm giác hình như bao nhiêu máu trong cơ thể gầy nhom của nó chạy đồn lên hết trên mặt. Nó nghe giọng người Petrus này có vẻ tự hào. Phải tự hào chứ ngồi hội đàm cùng “địch quân” mà! Người Gia Long vẫn tiếp tục lịch sự hạ mình:
- Thật ra cái nghề viết văn làm thơ là của mấy anh thôi. Nhà thơ, nhà văn toàn là nam giới thôi chứ nhà thơ, nhà văn nữ thì đếm trên đầu ngón tay. Anh biết tại sao không?
- Chắc tại phái nam có tài hơn phái nữ
- Hổng phải anh ơi. Tại phái nam toàn bị phái nữ cho leo cây không, mấy ổng về, mấy ổng thất tình nên làm thơ hay vậy mà.
Tiếng chuông báo giờ ra chơi vang lên trong không khí im lặng, tĩnh mịch của ngôi trường rêu phong, mang đậm màu hoài cổ của thời gian, như cái kim nhọn chọc vỡ cái bong bong. Tiếng òa vỡ, rộn ràng trong ngôi trường mang tính đằm thắm dịu dàng và kỷ luật nghiêm ngặt cũng không khác gì tiếng reo vui của dân Petrus sau khi tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi. Bao nhiêu căng thẳng bắt nguồn từ sự tập trung trong giờ học được giải tỏa. Những cánh áo trắng túa ra trắng cả sân trường. Khác với học sinh tiểu học, giờ ra chơi của những học sinh trung học không có nhảy lò cò, đánh đáo, bắn đạn, tạt lon mà chỉ là những đôi bạn, những nhóm đứng nói chuyện, chạy xuống quầy bán hàng trong trường để mua bánh, nước ngọt… Tiếng chuông reng của giờ ra chơi là người bạn đường không thiếu được của đời học sinh. Tiếng chuông reo lúc này là sự cứu nguy cho anh Quân đang đực mặt ra vì câu nói của cô trưởng khối báo chí Gia Long lém lỉnh.
Quầy bán giai phẩm xuân được đặt chính giữa sân trường. Trên bàn là những chồng giai phẩm xuân được đặt ngay ngắn để giới thiệu cái bìa báo màu xanh da trời với màu cam tươi in đậm chữ giai phẩm xuân Petrus Ký và một gương mặt cằn cỗi bị bao quanh bởi những hàng rào dây kèm gai. Le lói từ xa là ánh mặt trời đỏ tía. Tuổi học trò đang bị đe dọa bởi chiến tranh. Học sinh lúc đó luôn mơ được thoát khỏi cửa ải quân dịch bằng cách phải học, phải đậu. Bìa báo do một họa sĩ học sinh trong trường vẽ mà thầy Đặng Công Hầu giáo sư môn hội họa đã vô cùng khen ngợi.
Chị Trâm phát biểu trước máy vi âm:
- Hôm nay học sinh trường bạn Petrus Ký…
Cô mới nói tới đó thì tiếng vỗ tay vang lên rào rào, làm các cu cậu sướng tê người. Người Gia Long ái mộ người Petrus quá! Bọn Chu Văn An đừng có tưởng bở. Trai Petrus, gái Gia Long vẫn là số dách.
- … đến trường ta để giới thiệu và bán giai phẩm xuân.Mong các bạn ủng hộ, trước mua vui, sau làm việc nghĩa. Giờ ra chơi sẽ kéo dài thêm 10 phút nữa để các bạn mua báo xuân…
Anh Quân hắng giọng, nói trước micro:
- Thưa các bạn, ông bà ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Báo chí xuân học sinh như là những miếng trầu thân ái mở đầu những câu chuyện thân tình của những người bạn với nhau. Hôm nay, học sinh Petrus chúng tôi nhân mùa xuân về, đem miếng trầu cay đến để giới thiệu với những người bạn gái Gia Long những tình cảm chân thành. Mai đây, rồi chúng ta sẽ rời bỏ ngôi trường yêu dấu của mình để tung bay vào vạn nẻo đường đời nhưng những kỷ niệm đời học sinh sẽ vẫn còn mãi vì nó đã được ghi đậm bằng những áng văn chương thời học sinh, lưu trên trang giấy…
Tiếng vỗ tay, khen ngợi không ngớt. Các cô gái Gia Long bình phẩm:
- Anh này nói hay y như diễn giả vậy ta!
- Nghe muốn rụng rún luôn
- Coi cũng bô giai hé mấy bồ
- Y như “Alen đờ lá”, em của Alen đờ lông tụi bay ơi.
Thằng Dũng không ngờ anh Quân nói hay như vậy. Giọng nói nhẹ nhàng, như ru, ví tờ giai phẩm xuân như miếng trầu để mở đầu câu chuyện với các em Gia Long. Tiếng chòng ghẹo vẫn vang lên sau lưng của Dũng:
- Sao dân Bê-lắc-Ký mà ốm nhom như thằng ghiền vậy.
Thằng Dũng nghe nóng ran lỗ tai. Nó biết rằng mấy “em” Gia Long đang chọc nó. Ai nói con gái hiền như “sương khói chiều giăng”.
Từng cánh tay đưa ra với tờ giấy 10 đồng để đón nhận tờ giai phẩm. Có cả những đồng tiền keng. Phải chăng đây là những đồng tiền nhịn ăn sáng, tiết kiệm để mua những món quà dành riêng cho nữ giới, bây giờ lại được dùng để ủng hộ tinh thần cây mùa xuân văn nghệ. Các cô gái giở từng trang báo còn thơ mùi mực in. Mùi mực typo, mùi giấy chính là tâm hồn nhà văn mang đến cho người đọc. Người yêu văn chương đến với người viết, đầu tiên bằng những con chữ tải lên giấy bằng mực typo. Chưa có áng văn chương nào nói đến mùi mực mà chỉ có những ấn công – thợ sắp chữ trong nhà in, những thợ đứng máy in mới cảm hết được mùi thơm của mực. Thằng Dũng cảm được điều đó. Hằng ngày nó nghe mùi mực typo từ những khay chữ chì chờ được tụi nó rã ra, rồi trả lại vào từng ô chữ. Nó cảm nhân được mùi mực, mùi máy in, mùi văn chương từ trong không khí của nhà in. Khi trao tờ giai phẩm cho một cô gái Gia Long nào đó, nó bỗng như nghe mùi thơm từ mực tỏa ra từ các bài viết và bài thơ “con cóc” của nó. Nó nhớ lại cảm giác khi được thầy Vũ Ký, giáo sư môn kim văn, và là giáo sư cố vấn khối báo chí của trường hỏi:
- Lê Hoàng Dũng là em nào?
Dũng vội đứng dậy.
Gảy gảy điếu thuốc, nhìn Dũng qua cặp kiếng cận, thầy nói giọng Huế đặc sệt:
- Nhà thơ tương lai đây hả?
Nói xong thầy cười. Thằng Dũng quá ngạc nhiên không biết tại sao thầy Vũ Ký lại biết nó làm thơ. Như để giải tỏa khức mắc của nó, giáo sư Vũ Ký nói tiếp:
- Trò gửi bao nhiêu bài cho giai phẩm xuân vậy?
Dũng đáp lí nhí:
- Dạ, thưa thầy một thôi ạ.
Tiếng thằng Ninh vang lên, thằng này nhỏ xíu con, như con choi choi, nhưng không hiểu làm sao mà giọng nói của nó nghe vang lảnh lót:
- Nhà thơ mà thầy, chỉ cần một bài thôi.
Thầy Vũ Ký rít hơi thuốc lá. Hai ngón tay của thầy vàng đến sậm nhưng thầy không ngừng đốt thuốc. Hết điếu này thầy liền mồi ngay điếu thuốc khác. Thằng Hùng sùi, mặt đầy mụn, nhận xét “thầy sợ tốn tiền mua diêm quẹt nên mồi thuốc liền liền cho đỡ tốn”. Thầy hỏi vui thằng Ninh:
- Sao trò tên Ninh mà trò mất an ninh quá vậy?
Thằng Hùng sùi nhào vô ăn có liền:
- Dạ thầy, nó tên An Ninh nhưng mà nó họ Phạm, thầy. Phạm An Ninh nên tối ngày nó cứ làm mất an ninh không.
Cả lớp vang lên tiếng cưới vì nhận xét dí dỏm của thằng Hùng sùi. Giáo sư Vũ Ký gật gật cái đầu:
- Người ta là Nguyễn An Ninh còn trò là Phạm An Ninh, hèn gì…
Nhờ thằng Ninh mà không an ninh, thằng Dũng thoát qua khỏi cửa ải thầy Vũ Ký vì nó sợ rằng, thầy đem thơ của nó đọc cho cả lớp nghe thì giờ ra chơi sẽ tới số với tụi trong lớp. Nhưng nó cũng mừng vì nó đã biết bài thơ của nó được thầy Vũ Ký khen, sẽ được đăng trong giai phẩm xuân của trường.
Vậy mà khi đứng đây, giữa ngôi trường đầy những hương thơm và đôi chút lung linh huyền thoại, nó – một nhà thơ của trường Petrus Ký lại không có được một em gái Gia Long nào đọc thơ nó, để mà ngưỡng mộ những dòng thơ trôi thăm thẳm “mỗi chiều vương chút khói sương, em về khuất nẻo dặm trường xa quê” ngọt ngào, êm dịu như thơ của Nguyễn Bính mà nó nắn nót chép đầy trong sổ tay của nó. Thầy Ký chẳng nhận xét là thơ nó mang đầy âm hưởng của thi sĩ Nguyễn Bính đó sao.
- Ơ… ơ… Dũng… Dũng cũng qua đây bán báo nữa hở?
Lồng ngực nó rộn lên. Nó nghe nóng bừng mặt. Cuối cùng điều nó chờ đợi cho buổi bán báo này cũng đến. Nhưng để tỏ ra mình thuộc loại có tầm cỡ, nó im lặng, tiếp tục bán báo, coi như pha cú nhận người quen của con bé Xuân Chi.
- Dũng… Dũng có viết bài trong giai phẩm không… Cho Chi xem với.
Mặt nó như vênh lên, giọng nói bỗng dưng rất phiêu bồng:
- Có. Trong giai phẩm có đăng của Dũng một bài thơ.
Con bé Xuân Chi, lắc lắc hai bím tóc, lật lật mấy trang báo hỏi:
- Đâu đâu, chỉ cho Chi xem với.
Lúc này thì thằng Dũng không còn lo bán báo, không còn bận tâm đến những cô bé Gia Long đang chờ để mua báo. Nó đang tự chiêm ngưỡng kỳ công của nó là bài thờ “khói sương” đang được Xuân Chi cắm cúi đọc. Một cô bé khác, đang đứng cạnh Xuân Chi, cúng chúi mũi vào đọc ké, rồi phát biểu oang oang:
- Đúng là thi sĩ… ròm.
Xuân Chi móc tiền trong chiếc ví cầm tay nhỏ ra đưa cho nó:
- Dũng bán cho mình tờ báo đi, nhớ ký tên ngay bài thơ nha.
Dũng sốt sắng:
- Ơ… ơ… Dũng tặng cho Chi tờ báo xuân… Chi không cần phải mua. Dũng ký tên ngay đây, ngay dưới bài thơ.
Như vậy là chuyến đi vào trường Gia Long bán báo xuân, đối với Dũng là một thành công ngoài mong đợi. Trường Gia Long có Xuân Chi. Có một cô bé hàng xóm ngày ngày đi qua ngõ nhà của Dũng. Không chào nhau. Chỉ liếc nhìn. Cả hai đang đọ sức lẫn nhau như trường Gia Long đang đọ sức với trường Petrus Ký. Một cuộc đọ sức giữa những “địch quân” nhưng lại vô cùng tình thương mến thương âm thầm từ truyền thống “Anh Petrus, em Gia Long”. Tờ báo xuân – trong đó có bài thơ con cóc của Dũng – đã trở thành miếng trầu giao duyên giữa Dũng và cô tiểu thư trong cái xóm nghèo của nó. Mặc dù buổi giao duyên trầu cau này có thể làm nó nhịn quà sáng. Mà như vậy vẫn còn quá rẻ. Nếu có thể tốn kém hơn, nó vẫn chấp nhận. Khi đã trở thành thi sĩ rồi thì nó chẳng màng đến chuyên ăn, nghe vô cùng phàm phu tục tử. “Thật là tàn chi quái đao”, nó nghĩ thầm như reo câu mà thằng Thạch trong lớp nó hay nói.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Fri 03 May 2013, 14:34

Chương 4

Thằng Thạch được mấy thằng trong lớp, mà có lẽ bắt đầu từ thằng Khải, đặt cho cái hỗn danh là “tàn chi quái đao”. Từ ngày đọc tiểu thuyết võ hiệp “Lệnh xé xác” thằng Thạch mê nhân vật Dương Chí Tôn có đường đao “tàn chi” chuyên xé xác địch thủ thì nó thường nói “tàn chi quái đao” để tỏ ý là “số 1” hay “Ok năm - bờ oan”. Hôm nay, thằng Dũng nghe mùi xà bông Camay toát ra từ người thằng Thạch. Sau khi nhét cái cặp vào hộc bàn, nó nhìn thằng Dũng cười cười rồi nói nhỏ:
- “Ê, chút xíu nữa tao cúp cua hai giờ sau...”
- “Mầy dám cúp giờ bà Thiên Lôi sao? Bả hay gọi trả bài bất tử lắm đó.”
- “Nhưng kẹt quá. Ghệ hẹn tao chiều nay rồi. Bỏ hẹn đâu có được. Nhưng tao biết lúc này giữa niên học, bả không có bắt trả bài, dằn mặt tụi mình như lúc đầu niên học đâu. Tao nhờ mầy một chuyện nghen...”
- “Cái gì? Viết thư tình cho ghệ mầy nữa hả?,
Cái môn viết thư tình thằng Thạch rất kém, nó chỉ có đánh lộn là “tàn chi quái đao” mà thôi. Vậy mà, khi đọc mục kết bạn tâm tình bằng thư tín báo “Phụ Nữ Diễn Đàn” nó cũng liều mạng viết thư để kết bạn tâm tình. Nó lọc đâu ra được khoảng tám cái tên con gái mỹ miều, học sinh các trường nữ trung học Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Bá Tòng, cũng trạc bằng tuổi nó rồi nó gửi thư làm quen. Sau một thời gian, nó chỉ cồn viết thư cho một nữ sinh Trưng Vương. Nhưng con nhỏ này viết thư bay bướm, văn chương tràn đầy mà thằng Thạch thì cái khoản này xem như mù tịt. Nó bèn kêu cứu đến quân sư Dũng - vì thằng này thuộc loại giỏi văn chương, hồn thơ lai láng nổi tiếng trong lớp. Thoạt đầu thằng Dũng không chịu vì nó còn bận lo làm thơ để gửi cho báo Tuổi Hoa... Nhưng thằng Thạch năn nỉ quá, vả lại thằng Dũng nhớ đến cái ơn thằng Thạch đã cứu bồ nó khi nó bị mấy thằng bên lớp tứ 9 ăn hiếp nên đồng ý sáng tác thư tìm bạn bốn phương giùm cho thằng này.
- “Không phải. Khi nào bà Thiên Lôi điểm danh đến tên tao mầy la có nghe. Nhưng tao biết ít khi bả điểm danh lắm. Khi tan học, mầy mang cặp ra giùm tao. Tao đợi mày dưới nhà để xe.”
Tụi nó thường giúp đỡ lẫn nhau trong chuyện điểm danh. Khi trưởng lớp gọi đến tên thằng đã cúp cua thì thằng ngồi cạnh bên la “có”. Thằng Tuấn trưửng lớp biết nhưng nó cũng phải chấp nhận ghi vào sổ điểm danh dấu chéo - ký hiệu cho sự có mặt trong lớp học.
- “Nhưng lỡ bả kêu mày lên trả bài thì sao?”
- “Tao biết mà. Bả ít khi kêu lên trả bài lắm.”
Khi hết giờ ra chơi, thằng Thạch thơ thẩn ở khu vực phòng thí nghiệm, nằm cạnh bên lớp thất 9. Khu này nằm sát bên hông phần đất của trường Đại học Sư phạm và có một hàng rào cao ngăn cách với sân vận động Lam Sơn. Đây là khu đất tuyệt vời - một phần đất dành cho dân chuyên cúp cua, trốn ra khỏi trường trong vòng vài tiếng.
Sau khi tất cả học sinh đã vào lớp, khu vực này trở nên im ắng. Người ta chỉ nghe tiếng các giáo sư đang giảng bài vang ra từ ba lớp đệ thất nằm cùng dãy với phòng thí nghiêm. Ba lớp đệ thất 7, 8, 9 - với môn sinh ngữ tự chọn khi thi vào trường là tiếng Anh - nằm riêng, tách hẳn khỏi những lớp đệ thất khác. Khu lớp học này đi ra khoảng sân rộng với hai hàng cây dầu cao vút, phía tay mặt là các dãy nhà để xe và nhìn thẳng cổng ra vào đường Cộng Hòa. Thằng Thạch cũng như những thằng học sinh lớp tứ 7 bây giờ, đã từng học ở lớp thất 7. Nó nhớ lại năm đầu tiên vào trường, bọn nó không dám bén mảng vào “khu vực trung tâm”, nơi có đặt bức tượng cụ Trương Vĩnh Ký chính giữa sân cột cờ, nhìn thẳng vào dãy hành lang giáo sư hoặc gọi là hành lang danh dự vô cùng thâm nghiêm đến nỗi lạnh ỉẽo. Học sinh được gọi lên phòng giám thị thường đi bên ngả hành lang của các lớp đệ ngũ, nằm phía bên tay trái từ trong khuôn viên nhà trường nhìn ra đường Cộng Hòa. Còn lớp tứ 7 của thằng Thạch chỉ cần đi vài bước quẹo qua tay mặt là phòng của các giáo sư nghỉ ngơi trong giờ ra chơi hoặc ngồi chờ đợi, đọc báo, kháo chuyện trước giờ dạy. Từ hành lang học sinh có thể đến thư viện của nhà trường, một căn phòng nằm ở trên lầu, mà đứng ở đây học sinh có thể nhìn ra đường Cộng Hòa nơi có xe bán nước rau má của ông già Tàu, mặc quần xọt rộng thùng thình trên đầu hay đội cái nón cối bằng rơm và một xe bán trái cây ngâm cũng của một bà người Tàu. Muốn ngắm các chị sinh viên Khoa học đại học đường, đại học Sư phạm thì không gì bằng đứng nhìn từ thư viện của trường. Không thằng nào khám phá ra điều này chỉ trừ thằng Thạch. Nó không hề chia sẻ cái bí mật của nó cho thằng bạn nào biết.
Đứng bâng khuâng, nhìn các dãy lớp đệ thất một lúc, những phòng học mà nó không đặt chân tới từ khí trở thành những lớp đàn anh, chỉ trừ những khi cúp cua. Nhìn dáo dác, không thấy bóng dáng của các thầy giám thị hành lang, nó liền trổ tài “phi thân” lên bức tường ngăn cách khuôn viên trường và sân vận động Lam Sơn. Từ trên bức tường, nó nhảy xuống đất và nơi đây có con đường hẻm đi thẳng ra đường Trần Bình Trọng. Nó quẹo qua tay mặt để đến đường Nguyễn Hoàng đón xe buýt đi đến chỗ hẹn: quán nước đối diện cổng Hội Việt Mỹ ở 55 Mạc Đĩnh Chi vì cô bạn thư tín của nó đang học thêm tiếng Anh tại Hội Việt Mỹ.
Thằng Dũng phát hiện ra nó có mùi thơm thoang thoảng là đúng nhưng nó không dám nhận vì sợ “quê” với thằng này. Trước khi đi học, nó lén lấy chai nước hoa của chị nó xịt xịt vài cái vào hai bên nách, hai bên cổ theo cách mà nó thường thấy chị nó hay làm trước khi đi dự tiệc cưới hay cái “bum” nào đó. Chị nó thường nói con trai hôi rình con gái nó không thích, nhưng cũng đừng như một chai dầu thơm biết đi, rực mủi ngay từ đàng xa như thế người ta gọi là đàn ông ngựa.
Nó tháo cái phù hiệu mang tên trường cất vào túi. Tụi học sinh Petrus Ký thứ thiệt không bao giờ muốn chứng tỏ mình là học sinh Petrus Ký khi ra đường. Tụi nó chỉ mang phù hiệu khi vào trường vì bị bắt buộc. Học sinh nào bị giám thị bắt vì đi học mà không mang phù hiệu sẽ bị cấm túc ngày chủ nhật, vậy mà tụi nó cũng cố tình vi phạm. Thằng Thạch không muốn đeo phù hiệu trước mặt cô bạn gái vì nó muốn chứng tỏ mình đã... lớn, vì nó thấy mấy lớp đàn anh thường làm như vậy chứ nó tự hào vì nó là học sinh Petrus Ký lắm. Con nhỏ trường Trưng Vương này kết nó làm bạn vì nó là học sinh trường Petrus Ký văn hay chữ tốt, mà nhỏ này đâu có biết văn hay là của thằng Dũng, phần nó chỉ được chữ tốt mà thôi.
Trên túi áo nó dắt một cây bút Pilot, có cài nắp viết màu vàng. Đây là cách nó tạo sự chú ý theo lời dạy của thầy Đặng Công Hầu từ năm đệ thất mà nó còn nhớ tới nay “hãy tạo một điểm nổi bật trong tranh cũng như trong cách ăn mặc sẽ được người ta chú ý. Thí dụ như anh đang mặc cái áo đen thì anh có thể cài một cây bút màu vàng thì cây bút màu vàng sẽ nổi bật”. Vụ vẽ tranh thì nó không làm được chứ trong chuyện ăn mặc này thì nó cũng có thể làm được, chỉ cần gắn cây viết có màu vàng lên túi áo là xong. Học sinh chính hiệu dầu cù là Miến Điện Macphsu.
Nó chễm chệ ngồi xuống ghế trong quán nước, gọi một chai Coca kèm theo miếng chanh và muối để làm thanh cái giọng nói đang vỡ tiếng khàn khàn như vịt đực của nó. Trên tay nó cầm theo tờ nhạc “Đò chiều” của Lam Phương theo yêu cầu của cô bé Trưng Vương. Cô bé này có vẻ mê chiếu bóng lắm nên trong thư viết cô khen phim này hết mức làm cho nó phải tốn hết năm đồng chui vào rạp xi-la-ma thường trực để xem chàng tài tử La Thoại Tân “bô trai” như con gái và kỳ nữ Kim Cương trong một mối tình có cả con đò làm chứng. Xem xong nó không nhớ gì hết ngoài cái cảnh kỳ nữ ngồi khỏa thân cho họa sĩ La Thoại Tân vẽ. Chỉ tiếc một điều là nó chỉ thấy được đôi vai chứ chẳng thấy hết. Cô bé Trưng Vương muốn đặc điểm nhận dạng giữa hai người bạn lần đầu tiên gặp nhau là bản “Đò chiều” với lời nhạc “một buổi chiều trên bến cô liêu, xóm bên sông tiêu điều...” mà nó nghe chừng như sầu thê thảm.
Nó vừa uống xong ngụm Coca đầu tiên thì một chiếc áo dài trắng xuất hiện. Bỗng dưng nó như bị điện giật nhẹ, thoáng qua, người nó run lên. Lần đầu tiên nó hẹn hò với một đứa con gái. Trấn tĩnh lại, nhận xét đầu tiên của nó là con nhỏ này mập thù lù, mặt hơi mụn. Nhìn dáo dác và khi thấy thằng Thạch với ám hiệu là tờ nhạc, cô bé đi lại bàn. Thằng Thạch kéo cái ghế trước mặt ra ý mời con bé ngồi xuống:
- “Thạch đợi Oanh có lâu chưa?"
Cái giọng nói nghe còn được, thằng Thạch tự nhận xét tiếp rồi trả lời:
- “Hơn mười lăm phút rồi.” Nó nổ một chút để cho con nhỏ nay ghi nhận sự cực nhọc của nó. “Oanh uống gì, ờ thôi con gái thì uống xá xị con cọp hé..”
Nó phải ép con nhỏ uống xá xị vì nó sợ con bé này nổi hứng gọi món gì mắc tiền thì nó hết tiền đi xe buýt về trường.
- “Dạ, Oanh uống xá xị. Hôm nay lớp Oanh ra trễ vì thầy Hồ Liên Biện siêng dạy quá, đến giờ nghỉ còn ráng dạy thêm một chút xíu nữa. Thạch biết thầy Biện không?”
- “Thầy Biện mà ai không biết, ổng điều khiển trong chương trình “Đố vui để học” của đài truyền hình, ủa mà ổng dạy ở Hội Việt Mỹ nữa à?”
- “Ờ, thầy dạy lớp bảy cho tụi Oanh. Còn chừng năm lớp nữa tụi Oanh thi Proficiency rồi. Mấy lớp trên là giáo sư người Mỹ dạy."
- “Oanh học cuốn gì vậy?”
- "English for today, cuốn 4.”
Nó nói với vẻ hãnh diện vì trong chương trình học ở trường thằng Thạch mới học cuốn 3. Bỗng dưng sực nhớ, con Oanh hỏi:
- “Ủa mà chiều nay Thạch phải đi học mà?"
- “Đúng rồi. Nhưng Oanh hẹn thì mình phải tìm mọi cách để cúp cua đi gặp Oanh chứ. Lỡ có bị cấm túc thì cũng phải chịu thôi.”
- “Oanh quên mất cứ tưởng Thạch cũng học buổi sáng."
- “Không sao. Chỉ cần tối nay về, mình gạo một chút là xong bài. Môn sử địa dễ ẹt hà.”
- “Ừ, Oanh sợ nhất môn toán...”
- “Còn mình sợ nhất là môn sinh ngữ. Toán giúp cho mình suy nghĩ rất là... rất là... Zero... Ze ro tất.”
- "...?"
Thạch bẽn lẽn, cười xòa:
- “À quên. Trong lớp mình có thầy Dĩnh dạy toán. Vào lớp ổng cứ dê rô tất, dê rô tất nên tụi bạn trong lớp mình đặt cho ổng cái biệt danh là ông dê rô tất. Nhưng thầy Dĩnh dạy toán hay đến nỗi mình mê học toán luôn nghe. Rốt cuộc thầy chẳng cho được đứa nào dê rô tất cả.”
- “Vậy chắc là lên đệ tam Thạch chọn ban B?”
- “Ừ. Còn Oanh?”
- “Oanh đang suy nghĩ giữa ban A và ban C... Má Oanh thích Oanh chọn ban A để sau này vào SPCN trường Khoa học, sau đó thi vào Y khoa... Nhưng Oanh thì không thích làm bác sĩ. Oanh chỉ thích mình là giáo sư dạy Anh văn thôi, vì vậy mà Oanh cố gắng đi học thêm tiếng Anh. Còn Thạch, định đi ban B, lên đại học chắc chọn trường Phú Thọ hay Khoa học?”
Thằng Thạch nói tưng tửng:
- “Không biết đậu nổi Tú tài 1, Tú tài 2 không nữa làm sao nghĩ tới đại học.”
Con Oanh chu môi:
- “Xời ơi, con trai Petrus Ký học chì lắm, thi đậu năm nào cũng trăm phần trăm không, mà toàn là đậu Bình, Bình thứ trở lên không... Anh của Oanh nói nhự vậy.”
- “Còn con gái trường Trứng vữa học cũng giỏi vậy.”
- “Không chịu đâu, sao Thạch lại gọi trường mình là trứng vữa.”
- “Thì tụi nó gọi vậy chứ đâu phải mình tự đặt ra đâu.”
- “Vậy chứ Oanh gọi Thạch là học trò trường Bê lắc Ký hoặc Ba bốn Ký Thạch chịu hôn?”
- “Chịu chứ sao không? Sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ đi tám”
Bỗng dưng nó buột miệng nói mấy câu trong một bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy.
Con Oanh le lưỡi:
- “Cái bài hát gì mà thấy ghê.”
- “Của ông Phạm Duy đó.”
- “Bộ Phạm Duy là bài nào cũng hay hết sao?”
Con Oanh thấy thằng Thạch nói chuyện rất có duyên. Có duyên như văn thằng Thạch thường viết trong thư cho nó. Còn thằng Thạch thấy rằng nói chuyện chủ đề học này hoài một hồi là thế nào nó cũng bị lộ về cái chuyện nó nhờ thằng Dũng viết thư, trong thư có nhiều chuyện thằng Dũng phải sáng tác cho thằng Thạch nhiều chuyện như khoái học toán, lý, hóa, Anh ngữ. Tất nhiên là những môn này nó cũng học trên trung bình nhưng cũng không phải thuộc hạng giỏi trong lớp. Trong các niên học từ đệ thất trở lên, nó chỉ mong làm sao là điểm hai kỳ thi lục cá nguyệt trên trung bình là tốt rồi. Nó biết sức học của nó không thể vượt được một số thằng bạn trong lớp. Riêng đối với con nhỏ học gạo này - nó biết con gái thường hơn con trai chỗ học gạo, phải nói mấy chuyện ngoài cổng trường nó mới ớn. Vì vậy, thằng Thạch liền chuyển đề tài:
- “Oanh đi xe gì đến đây?”
- “Một chút xíu nữa anh của Oanh lại đón về. Anh ấy học thêm toán tại trường của thầy Bùi Hữu Đột.”
Lại học nữa. Nhưng cái lớp toán của thầy Đột nó biết, nên nó gật gù, ta đây:
- “Ở đường Công Lý với Hồng Thập Tự phải không?"
- “Thạch cũng biết trường thầy Đột nữa à. Nghe nói thầy dạy giỏi lắm.”
Ký ức về cái lớp học của thầy Đột hiện về. Kỳ nghỉ hè năm ngoái, nghe mấy thằng bạn nói năm đệ tứ là năm học khó vì những bài toán học năm đệ tứ sẽ được dạy lại nhưng mở rộng hơn vào năm đệ nhị - năm thi Tú tài 1 nên nó cũng ráng xin tiền ghi danh theo học lớp toán lý hóa đệ tứ để chuẩn bị cho niên học mới. Trường của thầy Đột dạy toán lý hóa từ đệ thất cho đến đệ nhất nên học sinh lúc nào cũng đông. Riêng lớp đệ tứ của nó một tuần học ba buổi sáng ba, năm, bảy từ 7 giờ cho đến 9 giờ sáng. Tưởng là lớp buổi sáng này ít học sinh ai dè sĩ tử quá đông. Gần cả hai trăm đứa ngồi chen chúc học một cách say mê vì thầy có một phương pháp dạy toán rất dễ hiểu đối với những thằng học sinh chậm tiêu như nó. Ngoài ra, trong khi dạy thầy thường hay pha trò nên lớp học toán lúc nào cũng vui, học đỡ ngán. Chính vì vậy mà danh tiếng của trường thầy được đồn đại trong giới học sinh các trường công lập cũng như tư thục khác. Trong lớp của thằng Thạch theo học có thể thấy đủ các hiệu đoàn công lập như Petrus Ký, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Gia Long, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Cao Thắng, Nguyễn Trường Tộ và các trường tư thục như Tân Văn, Trường Sơn, Văn Học, Tân Việt, Nguyễn Bá Tòng, Lasan Taberd... Trong lớp này có những thằng rất giỏi toán cũng có những thằng thuộc loại cà bựa nhưng nói chung là bình đẳng vì thầy chỉ dạy chứ không có kiểm tra bài vở. Nếu có kiểm tra chăng là chỉ kiểm tra giấy biên lai học phí bởi một giám thị ngồi ngay cửa ra vào lớp.
Ngồi cạnh nó là thằng Sơn, cũng là một học sinh trường Petrus Ký nhưng học lớp tứ 3 - sinh ngữ Pháp. Thằng Sơn này thuộc loại hippy chính hiệu bà lang trọc. Mấy tháng hè không bị kỷ luật của trường P. Ký áp đặt nên cu cậu để tóc dài như mấy tay kích động nhạc CBC, Three dognight, Blue Jet... trong mấy kỳ đại hội nhạc trẻ tại trường Taberd. Đi học mà nó diện thấy ớn. Quần loe, áo bó, cổ áo bự. Vô lớp chỉ thấy nó ngồi ngáp rồi ngủ gà, ngủ gật. Nó đi học vì bị má nó bắt chứ giờ này là giờ nó còn nằm nướng trên giường. Chính anh nó, ca sĩ Thế Linh của ban tạp lục Tùng Lâm, trên đường đi làm ở ban văn nghệ tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu chở nó đến trường. Nhờ anh nó đi hát, nên thằng Sơn được nghe anh nói kể rất nhiều về chuyện đời tư của các ca sĩ, nhất là ca sĩ nữ rất hấp dẫn. Thằng Thạch khoái thằng Sơn nhờ những chuyện hậu trường màn nhung của giới ca sĩ.
- “Ổng dạy giỏi là cái chắc không giỏi làm sao mà đông học sinh. Phải chi Oanh đi xe buýt...”
- “Đi xe buýt thì sao?”
- “Mình sẽ mời Oanh đi ăn chè Hiển Khánh.”
- “Chè Hiển Khánh ở đường Phan Đình Phùng, gần góc đường Nguyễn Thiện Thuật.”
- “Bộ chè ở đó ngon lắm hả? Oanh thích ăn chè lắm...”
- “Ngon “tàn chi quái đao” luôn, ở đó có đủ loại chè nhưng đặc biệt là quán chè này có nhiều bài thơ hay treo trên tường cũng như lồng kiếng dưới bàn lắm. Ai vô ăn quán này làm thơ đều được chủ quán quảng cáo cho mọi người đọc lắm.”
- “Trời ơi hay qua hé. Để hôm nào Oanh rủ mấy con bạn đến đây ăn mới được...”
Thật ra thằng Thạch có ăn quán ở quán chè này lần nào đâu, toàn là nghe mấy thằng bạn trong lớp đấu láo rồi nó nhớ nhập tâm hôm nay bỗng dưng nó nhớ mà đem ra hù con nhỏ Trưng Vương ngơ ngơ tội nghiệp này.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Fri 03 May 2013, 14:53

Chương 5

Trong khi thằng Thạch đang ngồi tán hươu tán vượn với người em gái Trưng Vương thì nó đâu biết rằng thằng Dũng đang vì nó mà lâm đại nạn.
Sau khi cô Thiên Hương vào lớp thì thằng Tuấn trưởng lớp vẫn điểm danh theo thủ tục. Lúc gọi đến tên thằng Thạch thì dưới này thằng Dũng lên tiếng “có”. Thằng Tuấn trưởng lớp nghe tiếng là biết thằng Dũng lên tiếng thế cho thằng Thạch, nó cũng lờ đi vì đây không phải là trách nhiệm của nó, nếu không ghi cho thằng Thạch có mặt trong lớp thì nó sẽ bị anh em tẩy chay vì chơi xấu.
Sau khi thằng Tuấn điểm danh xong, tụi nó liền lật tập, sách để chuẩn bị chép dàn bài giảng của cô Hương như mọi khi nhưng cô Hương lại cầm cuốn sổ điểm danh lên, lướt từ trên xuống dưới, xong cô gọi:
- “Nguyễn Văn Hòe, lên trả bài.”
- “Dạ.”
Thằng Hòe cầm tập bước lên bàn giáo sư. Cả lớp ngồi lặng thin thít, thỉnh thoảng có tiếng lật sách để dò lại bài. Tụi nó không ngờ hôm nay cô Thiên Hương lại kiểm tra bài bất tử nên nhiều đứa chỉ ôn bài qua loa. Cô Thiên Hương có tiếng là hỏi bài rất chi tiết, nhiều khi như là hỏi mẹo, đứa nào học bài không kỹ là bị cô cho ngay dê - rô với lời phê rất nặng. Cô Hương nhìn vào bài chép trong tập của thằng Hòe, hỏi: - - “Em cho cô biết tại sao có cuộc nội chiến Lê - Mạc?”
Thằng Hòe khoanh tay, đầu cúi gầm xuống đất như đang kiếm tiền rớt ngoài đường, suy nghĩ một chút rồi nó bắt đầu nói:
- “Thưa cô, cuộc nội chiến Lê - Mạc bắt đầu từ năm 1543, nhà Lê là vua Lê Trung Hưng...”
Như dòng nước bị nghẽn được khai thông thằng Hòe trả bài một mạch làm cô Hương rất hài lòng. Cô ghi vào sổ điểm cho nó con số 18 đẹp đẽ. Đây là con số điểm lớn nhất mà cô Hương có thể cho, ngay cả trong những bài kiểm tra. Hòe là một học sinh giỏi trong lớp, tháng nào nó cũng đứng hạng nhất hoặc hạng nhì hoặc bét lắm là hạng ba nếu như môn văn chương kéo điểm nó xuống, còn những môn học khác, nhất là những môn toán, lý và Anh văn thằng Hòe có thể được các giáo sư khác cho đến 19 hoặc 19,5. Trong lớp, nó là một học sinh chỉn chu, ăn mặc nghiêm chỉnh, đeo phù hiệu, hớt tóc cao ráo. Tụi học trò trong lớp chỉ khoái thằng Hòe trong chuyên học nhưng lại không khoái chuyện thằng này không biết tham gia với bọn nó những hoạt động khác trong lớp. Thằng Hòe không tham gia thể thao, không tham gia văn nghệ, không tham gia công tác xã hội, báo chí... Hình như nó không bao giờ được ba nó cho đi xem xinê vì sợ nó hư hỏng. Nó không biết nghe nhạc nhưng nói đến hàm số là nó giải ngay lập tức. Nó là thần phù hộ của thằng Dũng trong môn Anh văn năm đệ tứ với những thì và những cách chia động từ hơi phức tạp nhưng thằng Dũng lại thấy thằng này như một đứa con gái ẻo lả và hơi nhàm chán. Thằng Dũng đôi khi tự hỏi không lẽ suốt cuộc đời thằng Hòe chỉ có chuyện học không?
Khi thằng Hòe trở về chỗ ngồi, cô Hương tiếp tục nhìn vào sổ điểm danh. Cặp kính cận của cô lướt từ trên xuống dưới danh sách trong sổ. Tụi nó ngồi dưới này gần như thót tim' và thầm đoán là cổ đang lướt xuống vần chữ N hay đã đi tới chữ T?
- “Hoàng Dũng.”
- “Dạ.”
Thằng Dũng cầm tập đi lên bàn cô Hương, trong khi mấy đứa khác thở phào thoát nạn. Tụi nó vẫn khoái làm bài kiểm trong lớp hơn là phải lên mặt đối mặt với cô Hương vì hình như mỗi lần lên bảng là tụi nó bị vía của các giáo sư làm cho khớp không thể trả bài trôi chảy được. Thông thường các giáo sư thường có hai cách để kiểm tra học sinh lấy điểm xếp hạng học lực học sinh hàng tháng. Hoặc là mỗi đầu giờ học gọi học sinh lên trả bài hoặc là cho học sinh làm bài kiểm. Đa số giáo sư chọn cách cho học sinh làm bài kiểm bằng giấy vì gọi học sinh lên bảng trả bài thì sẽ mất rất nhiều thì giờ, không còn đủ thời gian để giáo sư có thể dạy bài mới cho học sinh theo chương trình. Chính nhờ thế nên tụi học sinh mới khoái vì khi làm bài kiểm trong lớp thì tụi nó có thể hỏi thậm chí còn cọp dê được chứ lên trên bàn giáo sư đứng nhìn xuống dưới lớp thì đừng hòng mà tụi nó có thể cứu bồ lẫn nhau được. Nhưng thi thoảng, các giáo sư cũng gọi một vài học sinh lên bảng trả bài để kiểm tra xem các em có thật sự hiểu bài không? Học sinh nào không chịu học bài đàng hoàng thì lãnh đủ. Chính vì có những lần trả bài tại lớp cúng như làm bài kiểm đột xuất mới làm cho học sinh học bài và làm bài tập ở nhà.
- “Em cho cô biết về nhà Hồ. Sự cải cách lớn nhất của Hồ Quý Ly là cải cách trong lĩnh vực nào?”
Thằng Dũng bình tĩnh trả lời:
- “Thưa cô trong lĩnh vực học thuật ạ.”
- “Học thuật?”
Cô Hương ngạc nhiên hỏi.
- “Dạ. Hồ Quý Ly có nhiều cải cách như dùng tiền giấy thay cho vàng bạc nhưng em nghĩ là cải cách về học thuật là lớn nhất khi ông in sách Minh Đạo để chê tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa...”
- “À... há...”.. Cô Hương hơi ngạc nhiên về cách lập luận của thằng Dũng.
- “Nhưng tại sao em lại cho là cải cách lớn nhất?”
- “Dạ, tại hồi đó trước giờ cái gì mình cũng theo tư tưởng của ông Khổng Tử, của mấy ông nhà nho, mặc dù mình thời nhà Trần mình thắng trận nhưng sau đó mình cũng lấy học hành, học thuật của Trung Hoa để mình làm theo...”
Thằng Dũng nói không được trơn tru, trót lọt lắm vì những điều mà nó đang trả bài cho cô Hương không có trong bài học. Nó đọc được trong một bản thảo của một ông giáo sư trong nhà in nơi nó đang làm công việc rã chữ in chì vào mỗi buổi tối. Nó cảm thấy nhận xét này hơi lạ hơn bài nó học nên nó có hỏi ba nó, một người thợ xếp chữ lão làng trong nhà in về bài viết này thì ba nó cho biết đây là một nhà học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu về thời đại Hồ Quý Ly. Thế là nó tin, và không hiểu sao nó lại nhớ ngay những ý kiến trong bài báo của ông giáo sư này. Tất nhiên, điều nó nhớ và cách trình bày của nó thì chẳng có gì là học thuật hết. Nhưng điều này lại không làm cô Hương quan tâm. Cô Hương nhìn xuống lớp nói:
- “Đây là một cách để học Việt sử. Khi cô dạy các em là cô dạy những chi tiết, những yếu tố chính trong chương trình giáo khoa nhưng các em cũng có thể đọc mở rộng kiến thức trong những quyển sách khác. Điều này rất đáng khen. Chúng ta học sử để làm gì? Những điều tôi dạy các em là những điều chúng ta cần phải nhớ vì đó là cái cốt lõi của một thời gian dài ông cha ta xây dựng đất nước. Tuy nhiên các em cũng phải cần suy nghĩ thêm và đôi lúc cũng phải cần có thêm những câu hỏi tại sao, tại sao... Nên nhớ, các em không phải học để chỉ để lấy điểm. Điểm cfiì là một phần để chứng tỏ sự hiểu bài của các em nhưng các em sẽ có điểm lớn hơn nếu biết tự suy nghĩ thêm ngoài bài học của mình. Như cách học của trò Dũng hôm nay cô rất thích và cô khuyến khích các em hãy học cách học sử của trò Dũng. Cô cho Dũng 19 điểm."
Cả lớp vỗ tay, có cả tiếng huýt sáo của thằng Thuật. Thằng Dũng mặt đỏ rừ. Nó nói lí nhí trong miệng “cám ơn cô”, rồi cầm tập về chỗ ngồi.
Tụi nó tưởng là đã thoát nạn trả bài cho cô Hương nhờ thằng Dũng với vấn đề cải cách của Hồ Quý Ly nhưng hình như cách học của thằng Dũng đã gây cảm hứng cho cô Hương nên cô nhìn vào sổ và gọi tiếp:
- “Nguyễn Văn Thạch...”
Một sự im lặng bao trùm cả lớp. Có đứa nhìn về bàn của thằng Dũng và thằng Thạch. Cô Hương tưởng thằng Thạch chưa nghe nên gọi tiếp:
- “Nguyễn Văn Thạch...”
Cô Hương nhìn xuống lớp với vẻ ngạc nhiên vì không thấy ai bước lên bảng. Cô nhìn về vào bản đồ lớp rồi nhìn thằng Tuấn trưởng lớp hỏi:
- “Trò Thạch có đi học không?"
Tuấn trả lời thật thà:
- “Dạ, hồi nãy điểm danh em nghe tiếng “Có” thưa cô.”
Dưới này thằng Dũng đã chuyển trạng thái từ vui vẻ, phấn khởi sang lo sợ đến xanh mặt. Thằng Hòe thúc cùi chỏ vào cạnh sườn thằng Dũng nói “mầy nhận đi, nếu không cả lớp chết đó”. Cô Hương nhìn thằng Tuấn hỏi:
- “Sao trò Thạch không.có mặt trong lớp em lại ghi có mặt. Bộ các em định lừa tôi sao?”
Thằng Dũng thấy không thể để thằng Tuấn bị ảnh hưởng vì tội của nó nên đứng lên, mặt cúi gằm xuống bàn nói:
- “Dạ, thưa cô tại em...”
Cô Hương trố mắt ngạc nhiên:
- “Em... em sao?”
- “Dạ, em... em... điểm danh giùm trò Thạch, cô.”
- “Tuấn, hai giờ đầu trò Thạch có đi học không?”
- “Dạ có, cô. Thạch cúp cua hai giờ sau, thưa cô.”
Không ngờ đứa học sinh vừa được cô khen ngợi trước lớp bây giờ lại giúp đỡ một học sinh khác cúp cua, cô Hương đổ quạu:
- “Tuấn, em ghi cho cô trò Dũng và Thạch mỗi em một cấm túc chủ nhật này. Trò Dũng đã chia sẻ với bạn chuyên cúp cua thì cũng chia sẻ với bạn chuyện cấm túc cho nó đèu...”
Dũng im lặng, ngồi xuống bàn. Nó không kêu ca hay xin cô Hương tha cho nó cái cấm túc. Nó biết nó đã làm lỗi, vi phạm kỷ luật thì nó phải chịu hình phạt. Nó thường nghe người ta nói cái gì vui đến thì bạn đừng có mừng vì điều đau khổ sẽ đến hết sức đúng. Nhưng điều quan trọng là nó không biết nói với ba nó như thế nào khi nó phải đi cấm túc vào chủ nhật này vì theo lịch trình nó phải vào nhà in để rã chữ.
Còn tức hơn nữa khi nó nghe tiếng thằng Thuật vọng lên từ bàn sau:
- “Tao đã nói mà, gặp ghệ là xui lắm. Khi mầy đi bán báo mày có đụng phải người con ghệ nào không?"

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Fri 03 May 2013, 16:33

Chương 6

Trước khi vào trường tụi học sinh buổi chiều thường tụ tập ở cái sân xi măng lớn ngay góc đường Cộng Hòa và Nguyễn Hoàng nhìn sang công viên Đại Hàn. Trong khoảng sân công cộng này, trước cổng nhà hiệu trưởng có một giần hoa giấy lớn đủ che mát cho một khoảng sân nhỏ. Tụi thằng Dũng, Khải, Thạch, Thuật đã “xí” khoảng sân này từ hồi đệ thất. Rải rác, chung quanh khu vực này là học sinh các lớp khác. Tụi nó đứng đây theo từng nhóm bạn, nhóm lớp để nói về đủ thứ chuyện và ăn hàng.
Dọc đường Cộng Hòa có một con đường nhỏ dành cho xe hai bánh. Bắt đầu gần giờ học các lớp buổi chiều, trên con đường nhỏ này chỉ toàn là những chiếc quần xanh áo trắng bu quanh xe cháo huyết, hay xe bán nước rau má của ông già Tàu, đội nón cối nhựa, quanh năm chỉ thấy mặc một cái áo thun ba lỗ, một cái quần xọt rộng thùng thình màu xanh biển đã bạc thếch. Một xe bán xoài, cóc ổi, mận ngâm vàng khè cũng của một chị người Tàu. Phía ngoài góc đường là một xe thuốc lá, không chỉ bán cho người đi đường mà kể cả những thằng học đệ tứ, đệ ngũ đang tập tành phì phèo hay là ghiền thật sự. Thỉnh thoảng thằng Thuật cũng gặp thầy Đặng Công Hầu mua thuốc lá Pallmall. Nó nhận xét hết sức ngạc nhiên “Thầy Hầu cũng mua thuốc lá lẻ nữa tụi bay ơi” Thằng Khải, ngồi trên chiếc Kawasaki nói rề rề: “Chắc ổng đang tập bỏ thuốc”. Nó nói vô cùng chậm nhưng tướng tá cao nhồng. Nhờ có cặp chân cao nên nó là tay chạy đua có hạng của các giải thiếu niên toàn quốc, là chân sút banh xuất sắc của đội banh của trường. Tên của thằng Khải cao đã vượt qua khỏi tầm của lớp tứ 7. Điều thất bại lớn nhất của nó là đã làm cho thằng Dũng chán ghét môn đá banh.
Đã gần cuối tháng 12. Trời Sài Gòn, thỉnh thoảng cũng hưởng được vài cơn gió hiu hiu lạnh, nghe nói từ Đà Lạt thổi xuống. Tụi nó bàn với nhau đi Đà Lạt chơi Nôen. Khởi xướng những việc đi chơi từ trước đến giờ của lớp vẫn là thằng Thuật:
- “Trời Đà Lạt, lạnh đã lắm nghen tụi bay. Ra bờ hồ Xuân Hương ngồi uống cà phê lạnh teo bugi luôn.”
- “Vậy đâu có gì là đẹp đâu” thằng Thạch thắc mắc.
- “Ghệ mậy! Ghệ Đà Lạt má đỏ, môi đỏ như thoa son vì trời lạnh. Tối ngày nó mặc áo len, quấn phu-la quanh cổ...”
- “Trời lạnh làm sao tụi nó tắm.”
- “Tắm nước nóng. Mỗi nhà có gắn một cái vòi nước nóng công cộng, tha hồ mà tắm.”
- “Nhưng ở trên Đà Lạt có gì vui.”
Thằng Thuật ngắc ngứ, nó cũng chẳng biết có gì vui nhưng nói đại:
- “Có đồi, có núi, có sương mù. Nếu tụi bây thức dậy vào buổi sáng sớm, tụi bây thấy mình đang ở trong mây. Đẹp lắm.” Thằng Dũng lắng nghe nãy giờ, chen vào:
- “Đà Lạt có trường Bùi Thị Xuân...”
- “Sao mầy biết?”
- “Thì tao nghe kể trong cuốn “Vòng tay học trò” viết về học trò Bùi Thị Xuân yêu cô giáo.”
- “Tiểu thuyết mà làm sao tin được mầy ơi.”
- “Chắc thằng học sinh đó cũng lớn như thằng Thuật.”
Trong lớp thằng Thuật lớn tuổi nhất. Năm nay nó đã 18 vì thi đậu vào trường lúc 14 tuổi . Thằng Thuật chắc lưỡi:
- “Nhưng mà giáo sư lớn tuổi quá cũng đâu có được. Cỡ tuổi như mấy “em” học trường Sư phạm hay đại học Khoa học thì còn được được.”
- “Chứ mầy mê cô Diễm thì sao?”
Thằng Thạch đang lấy kim châm vào nỗi đau của thằng Thuật. Nó rất thích cô Diễm, dạy lý hóa. Cô Diễm có cặp mắt lá dăm, là nữ giáo sư đi dạy chỉ mặc áo dài hở cổ độc nhất trong trường.
- “Cô Diễm đâu có lớn hơn tao mấy tuổi đâu.”
- “Mầy mê thì nói đại đi mầy ơi...”
Được biết thằng Dũng được qua trường Gia Long đi bán báo, mấy thằng trong lớp bu quanh hỏi nó về... mấy đứa con gái trường Gia Long. Có dịp trở thành người quan trọng, được tụi bạn đãi uống nước rau má, ăn xoài ngâm, thằng Dũng tha hồ nổ:
- “Trường Gia Long có pit-xin nghe tụi bây. Pit-xin bự lắm. Giữa giờ ra chơi tao thấy tụi nó thay đồ ra bơi um xùm...”
- “Mầy thấy tụi nó thay đồ không?”
- “Không. Chỉ thấy tụi nó chổng mông bơi chủm chủm thôi.”
Thằng Khải nhận xét theo cặp mắt thể thao của nó:
- “Chắc hồ bơi dành cho đội tuyển.”
- "Đội tuyển gì mà tao thấy toàn mấy đứa mập thù lù.”
Thằng Thuật rít hơi thuốc, phun ra những vòng tròn chữ 0:
- “Tao chắc là khi tụi nó bơi, tụi nó cũng đái xuống hồ bơi như tụi mình thôi.”
- “Ừ, hổng biết tụi nó có đái xuống dưới hồ không ta. Nhưng con gái nó đâu có đái bậy như tụi mình...”
Thằng Thạch nói:
- “Còn lâu à con. Tao nghe chị tao kể hồi đó chỉ tập bơi trong hồ bơi ở trường Gia Long. Không biết bơi làm sao mả chị làm mất chiếc vòng đeo tay bằng vàng 18. Chị tao thưa lên cô hiệu trưởng. Cô hiệu trưởng tên là Ty mới cho một bác tùy phái lặn xuống hồ bơi tìm chiếc vòng. Khi tìm được chiếc vòng rồi, bà hiệu trưởng bèn cho thay nước toàn bộ cái hồ bơi...”
Cả đám ồ lên, thắc mắc:
- “Sao vậy ta? Bộ ông tùy phái đái xuống hồ bơi hả?”
- “Bà hiệu trưởng sợ hồ bơi bị ô uế.”
- “Ô uế là sao?”
- “Bà chị tao kể chắc có lẽ bà hiệu trưởng sợ có hơi đàn ông xuống hồ bơi là nữ sinh có bầu hết, mà biết đâu được nhiều khi ông tùy phái đái xuống dưới hồ bơi sao?”
- “Còn chị mầy có bị cái gì không?”
- “Bị phạt chép 100 lần câu đi học không được mang trang sức”
Thằng Dũng phát hiện một điều mới:
- “Nhưng phải công nhận nghe tụi bây...”
- “Công nhận cái gì?”
- “Cầu tiêu của tụi nó thơm hơn cầu tiêu của trường tụi mình.”
Đứa nào cũng nhớ đến cái phòng vệ sinh nằm cuối hành lang của các lớp đệ lục. Mỗi lần đi tiểu, tụi nó phải bịt mũi vì mùi ạmmoniac xông lên nồng nặc.
- “Chắc cầu tiêu của tụi nó có xịt dầu thơm.”
Thằng Thạch chêm vào:
- “Không phải đâu. Tại nước đái con gái thơm hơn nước đái con trai. Có tờ báo nói như vậy."
- “Phải không đó mậy?”
- “Trời ơi, chị tao nói mà.”
Tụi nó bán tín bán nghi, kể cả thằng Dũng. Nó có đi vào phòng vệ sinh của bọn con gái trường Gia Long hồi nào đâu mà biết có mùi thơm hơn nhà vệ sinh trường nó. Chỉ xạo chút xíu mà mấy thằng con đã cãi nhau chí chóe.
Thằng Thuật bỏ ngang cái vụ mùi thơm, hỏi thằng Dũng: “Chừng nào tụi nó qua trường mình bán báo vậy?”
Thằng Dũng cũng chẳng biết nhưng để chứng tỏ mình là người hiểu biết, đáp bừa:
- “Chắc tuần sau. Tao gặp “con nhỏ” trưởng khối báo chí nói áng chừng như vậy.”
Thằng Khải tỏ vẻ từng trải:
- “Mấy đứa Gia Long, Trưng Vương chạy đua chân cũng đen xì mầy ơi!”
Thằng Thuật bĩu môi:
- “Mầy chỉ biết mấy con ghê chạy đua với ném tạ không. Mấy con nhỏ đó coi như là mất hết nữ tính rồi, đen thui là phải.ế.”
Về vụ mấy con ghệ nầy thì tụi nó đều công nhận chỉ có thằng Thuật là đủ tư cách và uy tín để nhận xét vì thằng này vốn lớn tuổi lại có vẻ rành về con gái qua những lời nó tự kể hàng ngày trong lớp. Những đứa như thằng Dũng, thằng Thạch nhìn con gái như một thế giới trên cao, đầy bay bổng thì thằng Thuật lại kéo cái nhìn của tụi nó xuống dưới đất cái uych. 18 tuổi, thằng Thuật đã đủ tư cách nhận xét về con gái - nỗi ước mơ - một ta-bu của tụi nó.
Ngoài đường, chưa đến một giờ, trời nắng gắt. Đám học sinh bu quanh xe nước rau má của ông già Tàu. Chỉ năm cắc một ly uống vô mát tận ruột gan. Thằng Trần Công Minh tức Minh bóng bàn vửa uống hết ly nước, vừa nổ máy chiếc Suzuki đen thì thằng Khải gọi giật lại... “Ê, chiều nay nhớ ra sân Lam Sơn tập đá banh nghe mậy.” Thằng Minh bóng bàn chạy xe vào nhóm tụi nó rồi nói với thằng Khải: “Tao với hai anh em thằng Châu Hậu Nhựt, Hậu Ý tập bóng bàn với thầy Tiết rồi. Sắp tranh giải bóng bàn thiếu niên.”
Thằng Khải nói, với vẻ bí mật:
- “Buổi tập này có huấn luyện viên mới. Bảo đảm đội trường mình sẽ giựt cúp túc cầu học sinh liên trường cho mầy coi.”
- “Nhưng tụi bây đá chung kết với bọn Cao Thắng thì coi chừng. Tụi nó đá banh mà lận lưng theo giũa với kềm không thì làm sao mà thắng?”
Thằng Thuật gật gù nói tiếp:
- “Mà có thắng trong sân thì ra ngoài tụi nó cũng kiếm chuyện hà... Thua mẹ cho nó chắc ăn.”
Thằng Khải cao nổi nóng, văng tục:
- “Tụi bây nói như con... c... Còn gì màu cờ sắc áo của trường, còn gì tinh thần thể thao nữa.”
Tụi nó biết thằng Khải là dân võ biền, vô cùng coi trọng chuyện thắng thua trong thi đấu thể thao, ngay cả trong khi đội nhà của tụi nó luyện tập thi đấu với nhau. Bản tính của nó bộc lộ từ năm đệ thất. Dù bình thường, Khải là một người bạn tốt nhung chính vì tính cực đoan của nó trong khi tập đá banh với bạn bè đã làm nhiều thằng rời khỏi đội banh của lớp. Năm đệ thất, thằng Dũng là nạn nhân đầu tiên của thằng Khải.
Lúc ấy, chiều nào sau giờ học thằng Dũng cũng theo thằng Thạch, Thuật, Khải đạp xe qua sân vận động Lam Sơn, nằm ở góc đường Trần Bình Trọng và Nguyễn Hoàng, sau lưng trường nó để tập đá banh. Sân vận động có một sân đá banh lớn dành cho các lớp tập luyện và thi đấu, dọc sân là đường chạy điền kinh. Mặc dù buổi chiều tan trường nhưng sân vận động vẫn đông học sinh tụ tập để đá banh, tập chạy, tập nhảy xa. Đông nhất vẫn là nhiều nhóm học sinh chơi đá banh. Bọn chúng đã cởi hết quần áo đồng phục, chỉ mặc quần tà lỏn với áo thun hoặc cởi trần để đá banh. Quần áo, cặp - táp chúng dồn đống lại làm cột gôn. Chúng la hét ỏm tỏi kể cả không thiếu những tiếng chửi thề. Sân vận động Lam Sơn là một nơi dành cho học sinh Petrus Ký rèn luyện sức khỏe, dành những thành tích trong các kỳ đại hội thể dục, thể thao liên trường và là nơi để tụi nó đánh nhau mà không đứa nào bị mời lên văn phòng cụ tổng giám thị để uống trà đá. Nhiều cuộc đánh nhau bất ngờ giữa cá nhân và cá nhân hoặc tập thể lớp vi va chạm trong thi đấu hoặc có hẹn nhau đã từng xảy ra ở sân vận động này và sau cùng chỉ giải quyết trong sân vận động. Đó là luật chơi của những thằng học sinh Petrus Ký buổi chiều. Có một điều đặc biệt là hình như học sinh các lớp nhỏ mới hăng oánh nhau chứ các lớp đàn anh buổi sáng ít khi đánh nhau với bạn học cùng trường. Nếu có oánh lộn thì họ chỉ đánh với bọn học sinh các trường khác.
Thằng Dũng, vốn gầy nhom, ốm yếu được tụi nó đặt biệt danh là Dũng ghiền, mặc quần đùi rộng thùng thình để lòi hai cái chân như cặp dọc tẩu của những tay hút thuốc phiện chạy theo banh không nổi nên được thằng Khải phân công làm thủ môn. Thằng Thuật với thằng Khải đá tiền đạo còn thằng Thạch thì đá chân a-de. Với vai trò thủ môn thằng Dũng vô cùng nhàn nhã vì banh không bao giờ đe dọa “khung thành” của nó. Với cặp tiền đạo Khải và Thuật thì đội của thằng Dũng xem đội của đối phương không phải là đối thủ. Bọn thằng Khải cao vờn banh trước mặt khung thành đối phương như mèo vờn chuột. Vì vậy, trong suốt trận đấu, thằng Dũng chỉ lo nhìn trái banh lăn về phía phần sân của tụi thằng Tuấn hoặc thỉnh thoảng chạy qua chạy lại giữa khoảng cách của hai trụ gôn cho có vẻ là thủ môn như ai. Thấy thằng Dũng ít có cơ hội chụp banh để thể hiện vai trò thủ môn nên a-de Thạch thỉnh thoảng cũng “bố thí” cho thủ môn khi banh nằm trong chân nó. Thay vì đá lên phần sân trên thì nó nhẹ nhàng đá ngược về cho thằng Dũng chụp. Trước khi đưa banh về thằng Thạch sợ thằng Dũng không để ý nên thường kêu to “chụp banh nè”. Lúc ấy, thằng Dũng, bắt chước những tay thủ môn trong các trận cầu mà nó nghe ông Huyền Vũ tường thuật trong ra-đi-ô, nó nhoài người ra chụp trái banh đang lăn từ từ vào... tay nó. Ôm trái banh vào lòng, nó đứng dậy một cách oai hùng giơ trái banh lên cao. Sau đó, nó tưng banh vài cái rồi đặt trái banh trên mặt sân cỏ, đá mạnh một cái, trái banh lăn nhẹ vài vòng vào chân của a-de Thạch để thằng này phát banh lên trung lộ. Mỗi một trận cầu, thằng Thạch tạo cơ hội cho Dũng chụp một vài trái banh để thằng Dũng không cảm thấy lẻ loi, lạc lõng trong chiến thắng của đội. Sau mỗi trận đá banh, thằng Dũng lúc nào cũng để dành tiền bao thằng Thạch ăn đậu đỏ bánh lọt hoặc uống rau má để thầm cám ơn vì thằng Dũng biết nó chẳng có cơ hội đụng đến trái banh.
Lần nọ, có trận đấu giao hữu giữa lớp nó và lớp thất 5. Đây không phải là trận đá chánh thức để tranh giải giữa hai lớp mà chỉ là trận đá bình thưdng giữa hai nhóm của hai lớp mà thôi. Trong giờ ra chơi, thằng Khải gặp thằng Tám của lớp thất 5 lúc hai thằng đang mua bánh su của chị Lan đang ngồi bán ở hành lang. Thằng Tám nói giỡn chơi “lớp mày mà đá cái gì, cỡ tao mà đá tụi bay phải lấy cái thúng mà đựng banh”. Thằng Khải cao không biết là thằng Tám chỉ nói giỡn chơi nên tự ái nổi lên một cục “Lớp tụi bây mà sức mấy. Dám cá đá banh ăn... ăn...” chợt nhìn thấy mấy cái bánh dừa, bánh su trong cái khay bánh của chị Lan nó liền nói “đội nào thua thì bao đội thắng 10 cái bánh dừa, bánh su, bánh mì sữa, dám cá không?”. “Sức mấy mà ngán, ngoéo tay đi”. Trận thách đấu bắt đầu từ khay bánh của chị Lan.
Thế là chiều đó, thay vì trong lớp đá với nhau, nhóm của thằng Khải đá với nhóm của thằng Tám thất 5. Thành phần của đội thằng Khải cũng như cũ vì thằng Khải chẳng xem đội thằng thằng Tám ra gì.
Mà đúng như vậy thật! Đội của lớp thằng Tám không phải là địch thủ của đội lớp thất 7. Tuy nhiên tụi thằng Khải cũng khá vất vả để giữ được banh vì trong lớp thất 5 có thằng Vinh điên làm tiền đạo. Thằng này, giống như tên gọi, nó chạy và đá rất điên, không thèm xem đường sút banh của thằng Khải ra gì cả. Chính vì vậy nó đã tạo ra sơ hở để thằng Khải sút banh thẳng vào gôn nhưng thằng thủ môn đã đoán được đường banh, một phần do sức gió bay ngược trái banh về phần sân của đội thằng Khải nên tụi nó mất ăn một quả trông thấy.
Sau khi đá 20 phút, tụi nó nghỉ giải lao 10 phút rồi lại bắt đầu tiếp tục trận đấu. Lúc này mặt trời đã lặn nhưng trời vẫn chưa tối hẳn. Tuy vậy thằng Dũng lại bắt đầu lo ra. Nãy giờ nó nhìn banh và đi qua đi lại nhiều lần trong khung thành như những trận đấu giữa bọn tụi nó trong lớp. “Té ra tụi thất 5 cũng chẳng có gì ghê gớm”, thằng Dũng suy nghĩ như nó đang tham gia vào trận đấu đang diễn ra trên sân. “Mai giờ Anh văn thầy Sinh sữa dê cho học bài gì ta, hay là thầy cho nghe dĩa nữa. Không hiểu sao động từ to be lại là am, is, are trong khi to have là have thôi...” Thằng Dũng thả suy nghĩ của mình theo bài Anh văn - Một môn học mà nó sợ nhất. Nó nhìn lên phần sân của đội thất 5 vẫn thấy quả bahh lăn trên phần sân địch.
“Ê, chụp banh Dũng.”
Thằng Thạch, theo quán tính, khi có banh trong chân nó liền đưa nhẹ cho thằng Dũng. Thằng Dũng giật mình vì nãy giờ nó chỉ nhớ tới cái quần màu tím muôn thuở của thầy Sinh sữa dê, nhào xuống chụp trái banh như mọi khi nó vẫn làm. Nhưng lần này, do không chuẩn bị, trong lúc vội vàng nó lại quơ tay khiến trái banh chạy vào gôn trong sự tức tửi của thằng Thạch vì nó đang đứng đó mà không cứu kịp trái banh. Còn thằng Khải cao thì từ phía vạch giữa sân nổi khùng lên, chửi thề: “Đ. M chụp banh như con... c...”.
Thằng Dũng sững người, đứng nhìn trái banh như trời trồng. Té ra trái banh mà thằng Dũng thấy lại là trái banh của nhóm đá banh khác bay quá phần sân của nhóm nó vì trong sân vận động thường có nhiều đội banh chơi cùng một lúc, nếu không để ý thì sẽ không biết banh của đội nào. Nó cứ ôm trái banh mà ngẩn ngơ, không thèm thảy banh cho trọng tài để đá tiếp trận đấu. Đến khi thằng Thạch nhắc nó mới thảy banh lên cho thằng này. Trận đấu bắt đầu rời rạc vì đôi bên không còn sung sức như lúc bắt đầu trận đấu vả lại trời cũng sắp tối. Bên đội thất 5 không thèm tấn công nữa. Có bao nhiêu quân tụi nó đem về thủ thành. Mỗi lần thằng Khải đem banh xuống, nó cố tình làm cho thằng này xuống trước a-đe rồi tụi nó la lên “ê, ăn cắp trứng gà, ăn cắp trứng gà” làm thằng Khải quê quá cứng giò đá không được đến cuối trận đấu.
Trong khi “quân địch” hoan hỉ vì thắng trận và 10 cái bánh ngọt cho giờ ra chơi ngày hôm sau thì thằng Khải không nói, không rằng ngồi bó gối, tức tối vì nó chưa bao giờ đá banh thua nhục nhã như vậy. Dầu sao đi nữa nó cũng là thằng đá banh giỏi, chạy nhanh và là trưởng ban thể thao của lớp mà bị thằng Tám lè lưỡi chọc tức thì quê xệ thật. Trong khi đó thằng Dũng thì ngồi xếp bằng như thiền sư, mặt buồn xo vì nó biết đội thất 7 thua là do nó cứ nghĩ đến thầy Anh văn với động từ to be. Tội cho thằng Thạch, nó nhìn thấy bộ dạng thằng Dũng, rồi quay lại nhìn thằng Khải nói: “tại tao đưa banh cho nó mà không báo cho nó biết trước.” Thằng Khải cao vẫn lặng im chẳng nói gì. Bất ngờ nó la lên một tiếng rồi kêu to “lột quần nó tụi bây ơi!”, vừa kêu xong, nó lao vào thằng Dũng, đè thằng này xuống rối kéo tụt cái quần đùi của thằng này ra. Thằng Dũng hết sức dãy dụa, hai tay nắm chặt lưng quần lại nhưng sức của thằng Dũng làm sao địch lại sức của một thằng chuyên chơi thể thao nên chỉ một chút sau là cái quần đùi của nó đã bị thằng Khải cầm trong tay.
Tụi thằng Thạch bu vào thì thấy thằng Dũng hai tay đang bụm “chim”. Thằng Thuật liền ăn theo, nắm hai tay thằng Dũng kéo ra, nhìn “chim” thằng này rồi bình luận:
- ““Chim” gì như trái ớt hiểm...”
Thằng Thạch dế nhũi kêu lên giọng ngạc nhiên:
- “Ớt chỉ thiên chứ ớt hiểm cái gì. Ê... nhưng nó có chút “ngò"1 rồi tụi bay ơi...”
Lúc này thằng Dũng đang như một “tội đồ” phản nghịch đang bị tụi nó xử tội, nằm im re, không nhúc nhích, cố giựt hai cái tay ra khỏi tay thằng Thuật để bảo vệ con “chim bé nhỏ” của mình khỏi mọi cái nhìn và sự bình luận.
Bình phẩm về “chim” thằng Dũng chán, thằng Khải cầm cái quần đùi của thằng Dũng giơ lên cao, quay quay như đang cầm cờ hiệu, sau đó nó bắt đầu chạy chung quanh sân. Tụi thằng Thạch bỗng dưng thấy thằng Khải đang làm một trò vui nên cả nhóm chạy theo thằng Khải. Trong khi đó thằng Dũng, hai tay bụm “chim” chạy theo thằng Khải kêu chói lói “trả quần lại cho tao, trả quần lại cho tao”. Thằng Khải vồ cái quần thằng này lại như trái banh rồi chuyền cho thằng Thuật. Thằng này lại chuyền cho thằng Thạch. Thằng Thạch lại chuyền cho thằng Công Minh, thằng này tiếp tục chuyền cho thằng Châu Hậu Nhựt...
Thằng Dũng, tay bụm “chim” hết chạy theo thằng nay lại chạy qua thằng khác để giành lại cái quần của mình. Nhung sức nó làm sao địch lại sức của bọn thằng Khải khi tụi nó đang hứng khởi trong một trò vui mới. Chán nản, nó ngồi phịch xuống góc sân, tiếp tục khoanh gối ngồi làm thiền sư - một thiền sư lõa thể, lòi những cái xương sườn, xương sống ra ngoài trong buổi chiều tắt nắng, nhợt nhạt, mặc cho những thằng kia muốn làm gì với cái quần đùi của nó thì làm.
Chạy một hồi tụi nó cũng chán, nhất là khi chẳng thấy thằng Dũng phản ứng gì nên tụi nó cũng hết hào hứng. Thằng Khải đem cái quần đùi của thằng Dũng treo trên cành cây, phất phơ, tòng teng như lá cờ của hải tặc.
Tứ đó thằng Dũng không thèm đi đá banh nữa!

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Fri 03 May 2013, 17:40

Chương 7

Chưa bao giờ Dũng được đặt chân vào trường buổi sáng, nhất là buổi sáng chủ nhật. Học sinh Petrus Ký, đứa nào cũng mong được đi đến trường vào buổi sáng vì điều đó đã chứng tỏ tụi nó đã trở thành “anh lớn”, đàn anh của mấy đứa học sinh lép nhép buổi chiều. Học buổi sáng nghĩa là đã trở thành học sinh trung học đệ nhị cấp, được học những môn học mới, với chỗ ngồi mới và có thêm một số bạn bè mới. Khi được là học sinh đệ tam, ngưỡng đầu của các lớp trung học đệ nhị cấp bọn nó phải chọn ban. Cuối năm đệ tứ, học sinh sẽ chọn theo ban A, B, C hoặc D theo nguyện vọng và sở thích cá nhân. Thằng nào mạnh về môn gì sẽ chọn theo ban đó để được nhân hệ số 4 khi thi Tú tài 1 và 2. và những đứa nào theo cùng một ban thì sẽ còn lại gặp nhau ở lớp đệ tam. Thường thì những thằng chọn ban A và ban C, D gặp nhau rất ít vì đa số dân Petrus Ký chọn theo học ban B.
Không thằng nào muốn vào trường sáng chủ nhật. Vào trường sáng chủ nhật có nghĩa là đang bị phạt cấm túc.
Những thằng đi cấm túc là những thằng học sinh vi phạm kỷ luật của nhà trường. Đứa nào bị cấm túc quá ba lần trong năm thì sẽ bị đưa ra hội đồng kỷ luật. Mà kết quả là có thể bị đuổi học. Không thằng học sinh Petrus nào muốn bị đuổi ra khỏi trường, kể cả những thằng học sinh con nhà giàu, dư sức có tiền đi học ở những trường tư lớn. ở Sài Gòn có khối trường như vậy. Những trường tư thục nổi tiếng mà học sinh đều biết là Lasan Taberd, Nguyễn Bá Tòng, Thánh Mẫu của hệ thống Công giáo. Bồ Đề của hệ thống Giáo hội Phật giáo. Trường Văn Học ở đường Phan Thanh Giản của giáo sư Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, trường Trường Sơn ở đường Lê Văn Duyệt của giáo sư Nguyễn Sĩ Tế hay trường Tân Văn ở đường Trần Quý Cáp nổi tiếng nhờ có xe bánh cuốn và nước đá me thật ngon. Được là học sinh Petrus Ký không chỉ là vinh hạnh cho riêng bản thân người học sinh mà là cho cả gia đình.
Thằng Dũng nhớ lại ngày đầu tiên nhập trường. Lúc đó nó chưa được học bài Ngày tựu trường của nhà văn Thanh Tịnh “Mỗi khi mùa thu về...” nhưng lòng nó vẫn nôn nao khó tả. Từ ngày đến trường Petrus Ký để xem kết quả, và được biết rằng nó đã đậu, dù thứ hạng không cao lắm nhưng lòng nó đã mừng không biết để đâu cho hết. Dù ở hạng 392 trên con số 420 học sinh trúng tuyển từ trên 4.000 sĩ tử từ sài Gòn đến các tỉnh dự thi tuyển vào lớp đệ thất, hay dù cho nó có đứng ở hạng 420 nó cũng không quan tâm. Thứ hạng đậu vào trường không quan trọng, vấn đề là nó đã trở thành học sinh Petrus Ký kể từ ngày cái tên nó nằm bảnh chọe trên bản thông báo danh sách trúng tuyển dán ngay trước cổng chính của trường là thuộc loại chì rồi. Đối với học trò lớp nhất cái ải quan trọng là phải thi đậu vào đệ thất trường công dù là trường nổi tiếng hay không nổi tiếng vì được vào trường công nghĩa là gia đình không phải chịu gánh nặng về học phí cho suốt bảy năm trung học. Vừa vẻ vang là học sinh trường công vừa không phải chịu đựng gánh nặng học phí nên tất cả các trường trung học công lập nhỏ lớn đều là đích đến của học sinh, nhất là những học sinh nghèo. Nếu là học sinh học giỏi còn được nhận cả học bổng của trường nữa. Nhà thằng Dũng ở khu vực quận 6 có trường Mạc Đĩnh Chi là gần nhất và trường này cũng thuộc loại có hạng ở Sài Gòn và thi dễ đậu hơn vì số lượng học sinh ghi tên dự thi vào trường ít hơn Chu Văn An và Petrus Ký. Nhưng không vì vậy mà thằng Dũng chọn trường Mạc Đĩnh Chi. Nó nhất quyết thi vào học trường Petrus Ký. Lúc ấy nó chỉ nói gọn với má nó một câu khi má nó hỏi ghi tên thi vào trường nào:
- "Petrus Ký!"
Má nó không tin vào sức học của nó khi nó chỉ là một thằng học sinh của trường tiểu học Bình Tây, một trường nhỏ trong quận 6 - một khu vực có nhiều người Hoa sinh sống:
- “Làm sao con đậu được. Sức học của con làm sao thi đậu trường Petrus Ký được. Năm ngoái, má nghe nói thằng Huy, con của ông Năm Lương, chủ tiệm tạp hóa ở chợ cầu bót thi còn không đậu mà...’’
Nó ngắt lời má nó cái cụp:
- “Nhà nó giàu nhưng chưa chắc nó học giỏi.”
- “Má nghe nói đề toán khó lắm.”
- “Thì con sẽ cố gắng học ôn thật nhiều công thức. Rồi còn luận văn nữa chi. Nếu luận văn được điểm cao thi gỡ qua cũng được vậy. Còn nếu có rớt thì con sẽ học luyện thi đệ thất một năm nữa. Con phải học trường Petrus Ký. Trai Petrus Ký, gái Gia Long mà...”
Hồi đó có câu thiệu trong lứa tuổi chọn truờng vào trung học của bọn học trò lớp nhất. Trường Petrus Ký là trường số một khắp Nam kỳ Lục tỉnh mà học trò con trai nào cũng mơ được mài đũng quần bảy năm trước khi vào đại học. Nghe nói là trường này có kỷ luật khó khăn số một. Tụi học sinh đồn rằng các thầy giám thị bắt học sinh quỳ trên vỏ sầu riêng trong những ngày bị phạt “cồng xin” (cấm túc) để học bài, khi nào thuộc bài như cháo mới hết bị bắt quỳ. Càng nghe đồn về uy danh, về sự khó khăn, về kỷ luật sắt máu cũng như sự uy nghiêm, cổ kính lại càng khiến thằng Dũng không cần biết sức nó tới đâu, lao đầu vào chiến đấu với bài vở để lọt cho được vào ngôi trường này. Còn một lý do nữa mà má thằng Dũng không hề biết là nó cần thi đậu vào trường này để con Xuân Chi biết mặt. Đừng ỷ là con nhà giàu, thi vào trường Gia Long để lên mặt với nó. Con Chi học Gia Long thì nó sẽ học Petrus Ký!
Buổi sáng trời mát trong, tiếng hót của những con chim sẻ đậu trên những cành dầu véo von trong không khí lặng lẽ. Ký ức cúa nó được dịp bỗng bừng trỗi dậy. Hình như tối qua, trời mưa nên trên những cành cây dầu vẫn còn lấp lánh những giọt nước trong veo. Những mảng tường nâu vàng với mái ngói đã ngả màu xám xanh rêu. Rêu bám đầy trên những mái ngói của dãy nhà để xe phía sau sân trường. Những ngọn cỏ mọc xanh rì trên lối đi mà ngày thường nó không bao giờ để ý.
Dũng dựng xe vào dãy nhà để xe của lớp đệ nhất buổi sáng và là của đệ tứ buổi chiều. Dãy nhà để xe được phân chia theo từng lớp. Học sinh lớp nào để xe trong dãy nhà để xe của lớp ấy, không được lẫn lộn. Thằng Dũng tự hỏi “không biết các anh lớp sáng có phải tháo nắp chuông xe đạp và dây thun ràng xe như các lớp chiều tụi nó không?” Nó đã từng mất nhiều nắp chuông xe đạp, dây thun ràng bọt-ba-ga. Học sinh các lớp buổi chiều thường gỡ nắp chuông xe đạp, dây thun của nhau... Ba lớp đệ thất 7, 8, 9 gần nhà để xe. Chuông báo tan giờ học vừa reng xong là tụi nó chạy nháo nhào ra ngay dãy nhà để xe để “địa” thử xem có thằng nào quên không thèm cất nắp chuông hoặc dây thun ràng cặp là tụi nó “dớt” ngay không thương tiếc. Bản thân tụi nó cũng chính là nạn nhân của trò gỡ nắp chuông, dây thun ràng. Bị mất riết chúng nó chỉ có hai cách: gỡ nắp chuông, dây thun ràng cất vào cặp và ăn cắp lại của thằng khác. Dần dần chuyện ăn cắp nắp chuông xe đạp, dây thun ràng trở nên một trò vui của bọn chúng. Phải tự bảo vệ mình và gỡ nắp chuông xe đạp của thằng khác để “sơ cua”. Thằng nào đang gỡ nắp chuông xe đạp mà bị khổ chủ bắt tại trận cũng chỉ nhìn nhau cười trừ chứ chẳng la lối hay hô hoán như bắt ăn trộm. Chúng chỉ xem đây là một trò chơi, thằng nào hên thì không mất mát gì cả còn thằng nào xui do lười, do quên, do không cẩn thận thì đành phải chấp nhận hậu quả thương đau. Trong lớp thằng Dũng, thằng Mai được xem như là trùm đi gỡ nắp chuông xe. Tụi nó không biết thằng nầy đi gỡ lúc nào và bằng cách nào mà có một hôm, đầu giờ học, nó lấy từ trong cặp ra mười mấy nắp chuông xe đạp bày trên bàn giáo sư như triển lãm, rồi cho đứa nào thích chọn cái nắp nào phù hơp với chuông xe mình thì tự nhiên... lấy.
Chuyên mất nắp chuông xe đạp chỉ gây ra phiền toái chứ không đáng ngại. Nếu không có tiếng chuông xe “reng reng” để báo hiệu thì tụi nó vẫn có thể dùng chuông miệng “ê, tránh ra... tránh ra...” hoặc “xe... xe” cũng chẳng chết chóc một ai. Điều thằng Dũng cũng như bọn nó sợ nhất là bị xì vòi bánh xe. Vừa hí ha, hí hửng ôm cặp, chay ra nhà để xe, vặn xong nắp chuông, ràng cặp vào bọt-ba-ga, chuẩn bị dắt xe ra, thì hỡi ơi bánh xe đạp đã xẹp lép. Tụi nó chỉ còn nước dắt xe ra đường Thành Thái để tìm chỗ bơm bánh xe. Để giải quyết chuyện này, mỗi thằng đi học, trong cái cặp của mình ngoài sách vở còn cả cái ống bơm xe đạp tay. Nhiều buổi chiều tan trường, ở khu nhà để xe, nhiều thằng hì hục ngồi bơm xe vã cả mồ hôi. Dầu sao cũng đỡ phải tốn năm cắc bơm xe và dẫn xe đi một quãng đường khá xa.
Đang suy nghĩ miên man, thằng Dũng giật nẩy mình vì có bàn tay đập vào vai mình. Quay lại, nó nhìn thấy một gương mặt cười nham nhở, cầu tài. Không ai khác hơn đó là thằng Thạch. Từ hôm cô Thiên Hương cho hai thằng cùng cấm túc thì thằng Dũng không thèm nói chuyên với thằng Thạch nữa. Riêng thằng Thạch biết lỗi của mình nên nó tìm rất nhiều cơ hội để dàn hòa với thằng Dũng nhưng chưa được. Trong buổi sáng chủ nhật của tháng cuối năm dương lịch, trời trong đẹp, hơi se lạnh thằng Thạch đã tìm ra điểm yếu của thằng Dũng. Nó mở cặp ra, lấy quyển thơ “Lỡ bước sang ngang" của Nguyễn Bính đưa cho thằng Dũng:
- “Tao mới đi nhà sách Khai Trí ngày hôm qua, thấy quyển thơ này mới ra, chắc là hay lắm, tặng cho mày. Hay tàn chi quái đao luôn!”
Thằng Dũng vồ lấy quyển thơ, quên mất là mình đang giận thằng này, lật nhanh vài trang. Nó nghe mùi giấy, mùi mực sao mà gần gũi. Còn mùi thơ thì nó dang dần dần cảm nhận. Nó đọc lướt qua tửng đầu đề bài thơ nhưng sau cùng nó khựng lại khi thấy giòng chữ “tặng em, mối tình của anh”, có cả chữ ký và ngày tháng hết sức nắn nót. Nó đưa trả quyển thơ lại cho thằng Thạch:
- “Đâu phải sách của mầy mua.”
Thằng Thạch gãi gãi đầu:
- “Phải mà. Tao mua hết 10 đồng.”
- “Nhưng tại sao có chữ ký tặng ai ở trong này. Bộ mày định tặng ghệ Trứng vữa của mày, nó không nhận mày đem cho tao phải không?”
- “Mày xem đi, đâu phải tuồng chữ của tao. Có lẽ lúc mua tao không để ý. Mầy biết rồi, tao đâu phải là thằng văn chương thơ phú như mầy đâu. Thấy mầy thích thơ, tao mua cho mày vậy mà. Mầy lấy viết bôi mấy chữ tặng tiếc của thằng nào đó cũng được. Làm như vậy cững đâu có mất giá trị tập thơ đâu.”
- “Mầy không biết gì hết, như vậy nó mất đi giá trị của quyển sách.”
Thằng Thạch bắt đầu cáu:
- “Mầy đọc thơ hay là mầy đọc mấy trang giấy."
- “Nhưng mà mấy trang giấy có thơ để đọc.”
Biết thằng Dũng bây giờ đang nổi chứng gàn, thằng Thạch bèn lấy quyển thơ lại:
- “Tao lấy lại. Hôm nào tao đổi cho mầy cuốn thơ khác.”
- “Thôi cũng được. Nhiều khi đổi lại, mày phải tốn thêm tiền.”
Thực ra, thằng Dũng nghi ngờ rất đúng. Quyển thơ này không phải nó bỏ tiền ra mua như nó nói với thằng Dũng. Sáng nay, chuẩn bị đi vào trường nó thấy quyển thơ này nằm lăn lóc trên chiếc bàn nước của bộ salon. Nhìn quyển thơ là nó biết ngay là của anh Phúc tặng cho chị của nó. Đúng “khứa” này là gà tồ. Bà này đâu có thích thơ phú mà tặng. Bà này có đọc thì đọc Phụ nữ diễn đàn, Phụ nữ ngày mai, mấy tờ tạp chí dành cho mấy con ghệ. Nó nhủ thầm, hôm nào phải “bắt địa” “khứa” này mua cho mình đôi “hia cối” rồi mình chỉ cho “khứa” biết là bả thích gì. Chợt nhớ thằng Dũng khoái thơ thẩn nên nó nhét vô cặp luôn mà quên mất là cần phải kiểm tra lại vì vậy mới bị thằng Dũng phát hiện.
Thằng Thạch đánh thêm một đòn nữa vào yếu huyệt của thằng Dũng:
- “Ê, sáng nay ở rạp Thủ đô có đại nhạc hội hài hước Tùng Lâm, Phi Thoàn, Thanh Việt, có Duy Khánh, Nhật Trường, Minh Hiếu ca nữa. Đi xem hông mậy?”
- “Mấy giờ diễn?”
- “9 giờ sáng.”
- “Thôi bỏ đi tám! Làm sao mà coi. Đang cấm túc mà.”
- “Thì cấm túc nửa chừng rồi cúp cua tiếp.”
- “Thôi. Tao không muốn thêm một cái cấm túc nữa đâu.”
- “Ê, rạp Việt Long mới đổi phim mầy?”
- “Phim gì?”
- “Thầy Đội bắt hippy của thằng cha hề Louis De Funes. Tuần trước tao có xem chiếu thử thì trong phim này có đoạn mấy con ghê hippy ở truồng nguyên con nha mậy. Tàn chi quái đao luôn.”
Thằng Dũng nghe nói phim của Louis De Funes là hỏi tới:
- “Có thiệt là thấy nguyên con không? Tao nghi mầy xạo quá."
- “Thiệt chứ sao không? Tao thấy trong phim thằng Louis De Funes cầm vòi rồng xịt vào đám con gái hippy đang tắm ở truồng ngoài bãi biển. Trưa nay có chiếu xuất 11 giờ. Tao với mày đi coi xuất đó.”
- “Tao mông tại rồi”.
Thằng Thạch móc túi ra tờ 50 đồng:
- “Tao có năm choạc. Đáng lẽ bà chị tao cho tao một bo rồi nhưng bả hối hận hay sao ấy mà sau cũng chỉ cho tao năm choạc.”
- “Mầy cứ bắt địa chị mầy không?”
- “Có chị để làm gì mậy. Tối bả đi chơi về khuya tao canh cửa mở cho bả chứ ông bà bô của tao mà hay được thì bả tiêu.”
Thằng Dũng ngẫm nghĩ “ừ thì có chị là để làm gì ta?”. Nó không có chị nên nó không biết. Chắc có chị cũng khoái lắm, lâu lâu nhõng nhẽo xin tiền đi xem xi-nê là hết sẩy.
- “Ừ, hết cấm túc tụi mình chạy vù ra rạp Việt Long, ở đường Cao Thắng cũng gần mà.”
Hai đứa đi vào lớp thất 9, được dành làm phòng cấm túc các buổi sáng chủ nhật. Từ khi lên đệ tứ, thằng Dũng ít khi xuống dãy này, trừ phi trong giờ học thí nghiệm phải đi xuống phòng thí nghiệm ở cuối dãy. Ở các lớp buổi chiều đây là dãy phòng học của các lớp em út... Đầu tóc lúc nào cũng hớt cao, áo quần, phù hiệu đeo cực kỳ nghiêm túc. Ra chơi thì chỉ chơi toàn những trò ở các lớp tiểu học. Nhưng đối với thằng Thạch thì đây là con đường để nó nhảy rào sang sân vận động Lam Sơn.
Trong phòng cấm túc đã có học sinh bị kỷ luật như tụi nó ngồi rải rác khắp các dãy bàn. Vì không phải là giờ học nên tụi nó cũng ngồi tán gẫu với nhau lia lịa. Trên bàn giáo sư là một thầy giám thị già với đôi kiếng cận thị dầy như đít chai. Hai thằng đến bàn trình diện với thầy giám thị. Thầy giám thị hiền từ nhìn hai thằng hỏi nhẹ nhàng:
- “Hai con tên gì?”
- “Dạ con là Nguyễn Văn Thạch.”
Thầy giám thị nhìn vào danh sách, gạch dấu chéo vào tên nó rồi nói:
- “Nguyễn Văn Thạch lớp tứ 7, bị phạt vì tội cúp cua hai giờ của cô Thiên Hương. Con bị phạt chép câu “Tôi xin hứa là không bao giờ cúp cua nữa”...
- “Thưa thầy chép bao nhiêu câu thầy?”
- “500 câu. Chép xong con nộp cho thầy rồi mới được về. Nhớ là đúng 500 câu.”
Thằng Thạch lè lưỡi. 500 câu! Nó suy nghĩ một trang giấy tập học trò có 23 giòng, như thế nó phải chép khoảng 22 hoặc 23 trang giấy học trò chắc sưng mấy ngón tay hết quá.
- “Thưa thầy, thầy bớt cho con được không thầy. Mấy hôm nay'tay con bị sưng, đau lắm.”
- “Thầy không bớt được cho con vì đấy là ý kiến của cô Hương. Thầy phải làm đúng theo ý cô Hương thôi.”
Thằng Thạch nghĩ trong đầu “sao bà này ác vậy không biết nữa”.
- “Thưa thầy lỡ con chép không đủ 500 câu thì sao?”
- “Ờ, như vậy sáng chủ nhật tuần sau con vào cấm túc tiếp.”
Thấy có vẻ không lay chuyển gì được thầy giám thị già. Nên nó đi ngay xuống bàn học nằm ở cuối lớp, lấy vở ra bắt đầu chép phạt thật lẹ.
- “Thưa thầy, con tên là Lê Hoàng Dũng, tứ 7.”
- “Lê Hoàng Dũng, tứ 7. Cô Hương phạt em tự học bài. Hết giờ cấm túc về.”
Lúc ấy một thằng khác vừa vào, nói tên và thầy giám thị nhìn xuống danh sách:
- “Xem nào, Nguyễn Ngọc Hùng, tứ 5... cô Khải bắt con chép 1.000 lần định lý...”
Thằng Thạch lại lè lưỡi. 1.000 lần. Té ra thì 500 câu chép phạt của nó cũng chẳng nhằm nhò vì với cái thằng bị phạt chép 1.000 lần cái định lý quái quỷ này.
Thằng Dũng mừng rơn. Nó nghĩ đến cái cảnh chép phạt 500 câu mà ớn óc. Nó đi nhanh về dãy bàn phía bên kia, cách bàn của thằng Thạch một dãy. Nó không muốn nghe thằng Thạch nói chuyện để thằng này nhập tâm chép phạt. Thằng Đũng lật quyển thơ “Lỡ bước sang ngang” của Nguyễn Bính đọc những trang đầu tiên. “Cha, in ở Kim Lai ấn quán, hèn chi chữ sắc nét ghê. Giấy cũng đẹp nữa. In sách như vầy mới là in chứ”. Mặc dầu không phải là thợ sắp chữ nhà in nhưng lại lây thói quen nghề nghiệp của ba nó, việc đầu tiên nhìn vào tờ báo, quyển sách hay bất cứ trang giấy in nào nó cũng nhìn đến nét những con chữ.
Bài báo viết xong được đưa cho thợ typo sắp chữ - được gọi là dân “bắt ruồi” vì những động tác lấy những con chữ chì nhỏ xíu từ trong những cái ô y như động tác bắt ruồi. Sau khi sắp chữ, những bài báo được in trên những trang bản vỗ để cho mấy ông “thầy cò” sửa lỗi chánh tả. Công việc rã chữ in chỉ thực hiện khi bản chữ chi đã được đúc thành bản kẽm đem đi in báo. Từ khi học việc rã chữ in chì ở nhà in Bình Minh đã làm nó quen đến những con chữ trước khi con chữ tải những ý niệm, tình cảm đến tâm hồn nó. Mỗi lần rã một ô chữ, nó để ý thấy những con chữ chì nhỏ xíu bắt đầu mòn dần, nhiều khi mòn đến độ đọc không muốn ra chữ, khiến cho tụi nó nhiều khi phải bỏ nhầm ô. Dù chữ đã mòn nhưng chủ nhà in cũng không chịu thay khiến cho những bài báo chữ nhòe nhoẹt cả. Vừa trả những con chữ vào ô nó vừa nghĩ sau này lớn lên nó sẽ mở một nhà in để in những quyển sách thật đẹp.
Quyển thơ “Lỡ bước sang ngang” của nhà thơ Nguyễn Bính in cỡ to, những bài thơ được sắp “co” chữ 15 sang trọng làm cho nó thích thú. Mấy tờ báo toàn in “co” chữ 10 đọc muốn đui cả mắt, chỉ trừ những cái tít được chạy ba cột, hoặc bốn cột mới được sắp co chữ to. Còn mấy bài thơ sắp chữ như vầy thì đọc sướng biết mấy “nhà nàng ở cạnh nhà tôi. Hai bên cách giậu mồng tơi...” Nhà nó và nhà Xuân Chi đâu có ở cạnh nhau. Nó bắt đầu ngồi mơ màng, thả hồn theo những vẫn thơ của Nguyễn Bính mặc kệ thằng Thạch đang nháy nhó với nó từ phía dãy bàn bên kia.
Ở phía trên, thầy giám thị đang ngồi đọc chăm chú một quyển truyện Pháp ngữ. Có lẽ đọc nhiều mỏi mắt nên thầy đặt quyển sách xuống bàn, nhìn xuống bọn học sinh cắm cúi chép bài. Thầy nhìn những “đứa trẻ” ngồi đây, sau vài năm nữa cũng sẽ ra trường, học đại học và có đứa sẽ trở thành những người có danh giá trong xã hội. Tuổi bọn nó là tuổi phá phách, tuổi muốn chứng tỏ mình với bạn bè. Những đứa phạm lỗi kỷ luật đang ngồi chép phạt hôm nay thì cũng chẳng khác những đứa học sinh phạm những kỷ luật năm, mười năm về trước. Cũng là chuyên cúp cua, bỏ áo ngoài quần, không đeo phù hiệu, mang dép nhựt chứ không mang giầy săngđan. Cũng có, nhưng rất ít khi những đứa bị cấm túc vì không chịu học bài. Chúng phá phách, gần như cố tình chống lại những kỷ luật do nhà trường quy định để chứng tỏ cái tôi của mình. Nhà trường quy định học sinh đi học phải bỏ áo trong quần, đeo phù hiệu, không được để tóc dài. Vậy là có thằng đi học bỏ áo ngoài quần, có thằng để tóc dài như hippy, không đeo phù hiệu... để cho bạn bè thấy mình là ngon lành. Nhựng thật sự, khi bước vào cổng trường nó mặt la, mày lét để nhìn xem bóng dáng các thầy giám thị ở đâu để né. Né không khỏi thì bị cấm túc. Mà khi bị cấm túc thì rất nghiêm chỉnh. ít khi có học sinh bị cấm túc vì chuyện bỏ bê học hành. Học vẫn là điều tụi nó quan tâm trước tiên dù cho là loại học sinh phá phách đến đâu chăng nữa.
Ông nhìn ra ngoài sân lớp. Dãy phòng học nầy mới được xây lên để đáp ứng cho nhu cầu tăng cường số lượng học sinh lớp đệ thất hàng năm. Quá khứ trong ông lại tràn về với hình ảnh một một cậu bé làng quê tỉnh Mỹ Tho lên Sài Gòn trọ học của những năm 40. Mái tóc húi cua vẫn còn vết tích “bảo tàng” của cái đầu ba vá, muổng vùa. Lúc ấy, trường chưa xây hàng rào trước cổng đường Cộng Hòa với một “lãnh thổ” rộng lớn bao gồm tứ giác Cộng Hòa, Thành Thái, Trần Bình Trọng, Nguyễn Hoàng. Khoảng những năm giữa của thập niên 50, phần đất của trường bị cắt xén để thành lập những trường khác như Đại học Sư phạm, nằm ở đường Thành Thái. Cạnh đó ỉà Trung tâm thính thị Anh ngữ trước kia là nhà dành riêng cho Tổng giám thị trường Petrus Ký, hay ba dãy lầu lớn của trường được dành cho Đại học Khoa học và Đại học Sư phạm. Sau này phần đất kế bên được tiếp tục cắt để xây trường Trung Thu dành riêng cho con cảnh sát ở đường Thành Thái và Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục phía đường Trần Bình Trọng, cạnh sân vận động Lam Sơn. Tuy trường càng ngày càng thu hẹp về diện tích nhưng không vì thế mà uy tín của nó kém bớt đi.
Lúc thầy giám thị già còn là cậu học sinh cúa lớp đệ thất tên Tư bỡ ngỡ bước vào ngôi trường rộng lớn uy nghi với hai hàng cây dầu cao mút như vươn tới tận trời là cậu bé đã ước mơ làm... giám thị. Cậu chưa gặp được các thầy các cô nhưng nhìn những thầy giám thị đứng trước cửa ra vào của học sinh với những cặp mắt uy nghiêm như nhắc nhở học sinh phải tuân theo kỷ luật của trường. Mấy anh học trò ỷ mình lớp lớn, áo quần xốc xếch là bị mấy thầy giám thị kêu đứng lại chỉnh sửa quần áo cho tề chỉnh rồi mới được sắp hàng vàọ lớp. Kỷ luật là tiên quyết để học sinh học giỏi. Kỷ luật bằng sự tự giác. Kỷ luật là sự tự hào của người học sinh Petrus Ký. Cậu học sinh tên Tư, tốt nghiệp trường làng Tân Hưng tỉnh Mỹ Tho ghi nhớ trong tâm khảm điều đó cho đến ngày cậu học sinh ấy trở lại làm giám thị của trường.
Những năm ấy, học sinh còn ở chế độ nội trú. Hàng đêm, cậu Tư ngồi trong phòng ôn tập bài vở, nhìn ra sân trường thấy đom đóm bay lập lòe như ma trơi. Là dân nông thôn nên cậu biết cách bắt đom đóm bỏ vào bao vải rồi đem vào phòng. Tối đến, sau chín giờ, trường tắt điện để học sinh ngủ sớm, cậu đã dùng đèn đom đóm không phải làm đèn để học như ông Châu Trí mà để giả ma hù nhát bạn bè. Trong mùa thi, có những thằng làm biếng học như thằng Sinh, thằng Tài... cậu Tư bèn lấy giấy để giữa hai ngón chân rồi đốt khiến cho nạn nhân giật nãy mình, tỉnh ngủ, chửi ỏm tỏi nhưng nhờ vậy mà bọn nó tỉnh ngủ. Mấy thằng làm biếng ngày xưa, bây giờ có thằng đã trở thành giáo sư dạy lại trường này, hoặc làm công chức có hạng của chính quyền.
Mấy thằng làm biếng này, cùng với Tư Mỹ Tho, ngoài giờ học còn tham gia vào một câu lạc bộ học sinh tên Tây gọi là Scholar Club - ai thích văn nghệ thì chơi văn nghệ, ai thích đá banh thì tham gia đá banh. Tư Mỹ Tho, vốn khoái cải lương, nên đem mấy câu vọng cổ thầy đã xem trong tuồng “Mộng Hoa vương” do đào Phùng Há đóng chung với kép Năm Châu hát trong đêm văn nghệ' của Câu lạc bộ. Sau khi
hát xong, một “anh lớn”, dáng người trắng trẻo, hơi gầy, đến bắt tay Tư và nói:
- “Em hát cải lương hay lắm.”
- “Dạ, cám ơn anh. Em tên là Tư.”
- “Còn “qua” tên là Phước, Lưu Hữu Phước.”
Tư Mỹ Tho xúc động:
- “Trời ơi, em nghe danh của anh lâu nay hôm nay mới được diện kiến, hân hạnh... hân hạnh...”
- “Có gì đâu em, cũng là học sinh Petrus Ký mà. Đi đâu chẳng lại gặp nhau.”
Cậu không ngờ anh Phước lại bình dân như thế. Tên tuổi anh được học sinh Petrus Ký đàn em hết sức ngưỡng mộ mà tứ con người anh lại toát ra một vẻ bình dân hết sức gần gũi. Chính anh Phước cùng với hai anh nữa là Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ đã thành lập nên Scholar Club này. Anh Phước cũng là người sáng tác bài hát chính thức của câu lạc bộ, được anh Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp là “La Marche des Étudiants".
- “Quê em ở đâu mà hát vọng cổ hay quá vậy?”
- “Dạ, Mỹ Tho.”
- “Còn” qua” quê ở Cái Răng, ô Môn, cần ThơẾ Em hát được điệu Bình Bán Chấn không?”
- “Dạ, nếu có đờn chắc em mần được vài câu.”
Phước đi lại góc tường, nơi có treo các cây đàn ghi ta, mandolin, ghi ta phím lõm. Lấy cây đàn kìm, anh Phước nói: “Hồi nhỏ, ba “qua” bắt “qua” học đờn kìm, còn nhớ võ vẽ vài câu. Anh em mình thử hòa điệu nghen...”
Phước lên dây đờn, xong đàn dạo vài câu. “Trời ơi, tiếng đờn còn ngọt quá anh ơi” Tư nói như reo. Chờ cho anh Phước dạo vài câu xong, Tư bắt nhịp vào ngay bài Bình bán chấn ‘‘Chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Tây về thôn xóm đìu hiu... Cha ngừng tay cuốc lên đàng. Biên khu chiều vắng tiếng chim...’’
Nghe Tư hát đến đây, anh Phước đặt cây đàn kìm xuống giọng bùi ngùi:
- “Em hát nghe buồn quá. Giọng em hay lắm. Em hát tân nhạc được không?”
- “Tân nhạc là gì anh?”
- “Tân nhạc là nhạc cải cách theo Tây phương. Tân nhạc được ký âm theo nhạc pháp Tây phương...”
- “Dạ, em chưa biết.”
- “Nè, để “qua” dạy cho em một vài câu trong bài hát “La Marche des Etudiants” mà “qua” chuyển qua lời Việt là “Tiếng gọi Sinh viên”.
Anh Phước lấy cây đàn mandolin so dây rồi bắt đầu dạo vài nốt:
- “Em hát theo “qua” nghe, “qua” hát một câu rồi em lập lại. Nếu em hát được “qua” mời em vô ban văn nghệ cải cách của Câu lạc bộ.”
Nói xong, Phước bắt giọng theo tiếng đàn măng-đô-lin: “Này sinh viên ơi, quốc gia đến ngày giải phóng...”'
Tư lập lại như cái máy những lời bài hát mà anh Phước dạy. Té ra nhạc cải cách cũng đâu có khó hát. Tư hát say sưa cho đến hết buổi tập ở Câu lạc bộ.
Tư siêng năng lên Câu lạc bộ thường xuyên nhưng thỉnh thoảng mới được gặp anh Phước dạy cho hát vài câu nhạc cải cách chứ không dễ gì gặp được anh Phước thường xuyên. Vì là học sinh năm cuối nên anh Phước tập trung học để thi tốt nghiệp Bac deux . Sau khi nghỉ hè, đầu niên học năm 40, Tư vào trường thì nghe nói anh Phước đã thi đậu và ra Hà Nội học trường Y - dược, thuộc Viện đại học Đông Dương. Thi thoảng, khi sinh hoạt ở Câu lạc bộ, Tư được nghe tin anh Phước sáng tác nhiều bài hát như “Bạch Đằng Giang”, “Ải Chi Lăng”, “Hội nghị Diên Hồng” và những bài hát này được anh em học sinh trong Câu lạc bộ dạy nhau hát trong những buổi cắm trại. Các học sinh các lớp lớn còn kết hợp với nữ sinh trường Áo Tím thực hiện hoạt cảnh lấy từ những ca khúc này của anh Phước hết sức hào hùng. Mỗi lần diễn là được học sinh các trường hô “bis”, “bis” liên tục. Xem anh chị học sinh các lớp lớn diễn mà Tư rợn cả người.
Thầy giám thị Tư nhìn ra sân trường. Thời gian như vó câu! Ông bà ta nói chẳng có sai. Mới ngày nào, thằng học sinh Nguyễn Văn Tư còn lóng ngóng nơi dãy nhà nội trú bây giờ nó ngồi đây với mái tóc bạc, lưng còng xuống và mắt mờ dần. “Thương hải tang điền” - bãi biển hóa nương dâu! Sau vụ học sinh của trường là Trần Văn Ơn, bị bắn chết vào ngày 9/1/1950 khi biểu tình tại dinh thủ hiến Nam phần để đòi trả tự do cho các học sinh đã bị bắt, chế độ nội trú đã bị dẹp bỏ.
Thầy nhớ lại cảnh mình đi theo đoàn biểu tình. Từ trường, thầy đi theo các bạn mình cầm biểu ngữ có chữ “Phải trả ngay các học sinh Petrus Ký bị bắt” đến dinh thủ hiến Trần Văn Hữu tai vườn hoa đường Lagrandière. Càng lúc học sinh các trường tham gia càng đông. Thủ hiến Trần Văn Hữu không chịu tiếp xúc với đại diện học sinh mà, trái lại, còn đưa bọn "mã tà” đến đàn áp. Anh Trần Văn Ơn, khi leo qua rào dinh thủ hiến thì đã bị bọn mã tà bắn chết. Từ đó đến nay, khi nhắc đến trường Petrus Ký không ai lại không biết đến đó là trường của trò Ơn. Học sinh, giáo sư của trường đều hãnh diện khi ngôi trường mình học có học sinh Trần Văn Ơn. Thầy thường nghe giáo sư Lê Quang Vịnh khi dạy học trò thường nhắc đến sự kiện này bằng giọng nói rất hùng hồn. “Truyền thống của trường không thể thiếu tên Trần Văn Ơn vì Trần Văn Ơn và nhiều người vô danh khác nữa đã làm nên truyền thống của trường. Các em là học sinh Petrus Ký không được quên truyền thống của trường Petrus Ký là đào tạo cho đất nước nliững người con sẵn sàng hy sinh thân mình để giành độc lập - tự do cho tổ quốc.” Một thời gian sau, thầy Tư nghe được tin thầy Vịnh đã bị bắt đày đi Côn đảo. Thầy Tư không có gan làm quốc sự của thầy Vịnh nhưng rất khâm phục chí khí của vị giáo sư trẻ người Huế này. Thầy thầm nghĩ “biết đâu tên của thầy Vịnh, sau này, chẳng góp phần làm giàu thêm cho truyền thống của trường”.
Từ khi chế độ nội trú bị dẹp bỏ thì dăy nhà nội trú đã bị đập. Sau này, thầy hiệu trưởng Phạm Văn Còn đã xây dãy nhà để xe cho học sinh khi xây dựng lại cổng trường bằng gạch và cũng lúc cho khắc hai câu đối bằng chữ Hán do thầy Ưng Thiều viết:
“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt.
Tây Âu khoa học yếu minh tâm".

Sau đó cụ ưng Thiều còn làm bài thơ Đường để ngợi ca trường:
“Trường tôi ở tại lối Nancy,
Trung học đường kia có bản ghi
Mượn hiệu người xưa Trương Vĩnh Ký,
Lẫy lừng danh tiếng đã bao thì"

- “Thưa thầy cho em đi vệ sinh ạ.” Thằng Dũng đang đứng khoanh tay trước bàn thầy nhắc lại. Tiếng xin phép cửa thằng Dũng đã lôi thầy trở về với thực tại.
“ừ, em đi đi.”
Thằng Dũng đi ra khỏi lớp, quẹo qua tay trái, hướng về phòng vệ sinh. Đi ngang phòng vệ sinh nó chun mũi lại. Mỗi lần vào phòng vệ sinh nó phải tự nín thở “không biết phòng vệ sinh sao hôi quá”, thế mà tụi nó vẫn chịu đựng được. Nó đâu có mắc tiểu nhưng vì ngồi trong phòng cấm túc nó cảm thấy tù túng nên xin ra ngoài để đi lên dãy lớp đệ lục, đứng nhìn ra tượng cụ Petrus Ký. Nó nghe mấy thầy kể là khi khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký vào năm 1928 thì thống đốc Pháp đã đặt tên trường là trường Petrus Ký thay cho tên trường cũ là Collège de Cochinchine.
Đứng một mình giữa hành lang của lớp đệ lục, nhìn ra khoảng sân trường rộng mênh mông đầy cỏ với những hàng cây điệp không một bóng người bỗng dưng nó cảm thấy nhỏ bé trong không khí trang nghiêm như vậy. Nó chắp tay sau đít, nhìn về phía tượng cụ Petrus Ký và nó tưởng tượng nó là... thầy hiệu trưởng đang nhìn xuống các em học sinh mới nhập học đang đứng trước cột cờ. Oai hết biết! Thầy hiệu trưởng trường bây giờ cũng chính là học sinh Petrus Ký năm xưa. Biết đâu được. Nhưng nó vẫn khoái lớn lên trở thành chủ nhà in hoặc là nhà văn và dạy kim văn, cổ văn như thầy Tạ Ký hay Vũ Ký hơn. Học sinh khoái mấy thầy, không khoái thầy hiệu trưởng nhất là ông tổng giám thị vì chúng sợ.
Bỗng dưng nó nghe tiếng đàn và tiếng hát bài dân ca Trèo lên quán dốc ngồi gốc... í... a... Cây đa...” phát ra từ dãy lầu phía trên. Nó rón rén bước lên lầu. Bài này nó được thầy Nguyễn Hữu Ba dạy năm đệ lục nên nó thuộc lòng. Nó tự hỏi “sao buổi sáng chủ nhật lại có lớp học quốc nhạc trong trường.” Tiếng đàn, tiếng hát càng lúc vang ra càng rõ hơn.
Nó đứng nép ở ngoài cửa lớp nhìn vào. Trong phòng học có tám học sinh, có lẽ ]à học sinh những lớp buổi sáng, đang tập dượt văn nghệ. Nhưng một điều đặc biệt là các học sinh này không đàn ghita điện như thằng Dũng thường thấy các ban kích động nhạc hay sử dụng. Có người thì chơi đàn tranh, đàn nguyệt, có anh thì thổi sáo hay đánh sênh tiền. Thằng Dũng có thể kể tên các nhạc cụ này vanh vách vì nhờ năm đệ lục đã được thầy Nguyễn Hữu Ba dạy trong giờ quốc nhạc. Nó nhớ lại giờ học nhạc với thầy Ba là giờ mà tụi thằng Khải, thằng Ngầu căng thẳng nhất khi thầy Ba kiểm tra môn ký xướng âm.
Thầy Ba, với giọng nói đặc sệt Huế gọi “Khải”. “Dạ”. Khi thằng Khải vừa đứng lên, thầy Ba dùng cây thước chỉ lên một trong bảy nốt nhạc đã được kẻ sẵn trên bảng. Thầy chỉ đến nốt nào là phải đọc được nốt đó ngay lập tức. Thằng Khải và thằng Ngầu đều dở ở môn nhạc lý. Thầy Ba chỉ nốt la, tụi nó đọc si hay đô và ngược lại nên toàn lãnh 4 hay 5 điểm. Riêng thằng Dũng, nhờ biết đàn ghita võ vẽ nên thầy Ba chỉ nốt nào nó đọc nốt đó vanh vách. Lần nào nó cũng lấy 18 -.19 điểm.
Học với thầy Ba rất khoái vì nó thường nghe thầy Ba kể chuyện về âm nhạc hơn là lúc học với thầy Hoàng Lang. Năm đệ thất, tụi nó được biết là sẽ được học nhạc sĩ Hoàng Lang. Vô lớp đứa nào cũng háo hức chờ xem mặt nữ nhạc sĩ Hoàng Lang vì lúc ấy nhiều bài nhạc của nhạc sĩ đã được hát trên radio. Sau một lúc chờ đợi, tụi nó thấy một ông có thân hình mập mạp - có vẻ như là giám thị - đầu húi cua, mặt tròn trịa, xách cặp táp bước vào. Tụi học sinh đứng lên chào ông giám thị mập và nghĩ ‘‘chắc là thầy giám thị vào báo cô Hoàng Lang bận việc không đi dạy được, nghỉ được một giờ nhạc sướng quá”, ông giám thị không đứng nói chuyện mà lại ngồi vào bàn giáo sư và nói:
- “Các em ngồi xuống. Tôi là thầy dạy nhạc của các em...”
Thằng Ngầu láu táu hỏi:
- “Thưa thầy cô Hoàng Lang không dạy được hả thầy?”
- “Tôi là nhạc sĩ Hoàng Lang.”
Cả lớp cười ầm lên. Thầy Hoàng Lang cũng cười.
- “Nào, các em bắt đầu lấy tập ra. Ta phải định nghĩa thế nào là âm nhạc...”
Trong suốt năm học với thầy Hoàng Lang, tụi nó được học bảy hình nốt nhạc Tây phương Đô, rê, mi, fa... mà tụi nó hay nói vui là “Đồ mi là đồ mi phá, ba mi về, tao đố mi la...” rồi giá trị của các nốt một tròn bằng hai trắng, một trắng bằng hai đen, một đen bằng hai móc đơn... cứ như thế mà vẽ sơ đồ đầy cả trang giấy tập học trò. Học nhạc mà tụi nó chẳng được học hát hò gì ráo. Bài hát duy nhất mà tụi nó được học là bài “Hiệu đoàn ca”.
Gần hết cuối năm đệ thất, thầy Hoàng Lang nói như tâm tình:
- “Là học sinh Petrus Ký các em phải biết bài hát này. Bài hát này do chính một học sinh của trường tên là Hòa Việt sáng tác năm 1957. Mấy em nhớ chép lời và nhạc cho kỹ rồi tôi sẽ dạy các em hát sau”.
Nói xong, tự tay thầy Hoàng Lang nắn nót chép lên bảng lời bài hát:
- “Đoàn học sinh hương danh Trương Vĩnh Ký, chúng ta nguyền xây nước Việt ngày mai. Là tài trai phong ba bão táp coi thường, học gương vĩ nhân, cương quyết nung can trường. Giờ lập chí mai ra đời giúp ích cho toàn dân, sao non sông danh vang lừng khắp quốc lân. Xưa tiên nhân ta đã bao ỉần cứu ỉấy sơn hà. Lớp thiếu sinh nay đâu ngại đường xa..."
Sau đó, thầy Hoàng Lang lấy cây đàn măngđôlin bắt giọng dạy cho cả lớp hát. Bài hát trầm hùng, theo điệu hành khúc. Mỗi lần cất giọng hát lên Dũng rợn cả da gà ở hai cánh tay... “Mai đây cùng xây nước nhà Việt Nam. Vì nhân dân vì tổ quốc hy sinh cho đất nước Lạc Hồng...”
Bài “Hiệu đoàn ca “này thường được hát khi tụi nó đi diễn hành trong những ngày hội thể thao liên trường hoặc trong những dịp lễ lớn. Sau này, tụi nó nghe thầy Nguyễn Hữu Ba kể lại là thầy Hoàng Lang đã tự bỏ bài “Khúc hát lên đường” do chính thầy sáng tác để chọn bài của một học sinh Hòa Việt - một trong hai bài hát dự thi sáng tác hiệu đoàn ca - làm bài hát chính thức trong ngày đồng diễn thể dục liên trường năm 1957. Thầy Ba nhận xét “như vậy mới đúng là người nghệ sĩ và người thầy chứ".
Vậy mà những giờ học đầu tiên tụi nó chỉ nhìn thầy Hoàng Lang như một ông mập, một ông thầu khoán, có cái đầu húi cua không có vẻ gì là nghệ sĩ hết. Đối với tụi thằng Dũng, nghệ sĩ phải là những người để tóc dài như tứ quái Beatles hoặc ốm nhom ốm nhách như mấy nhà thơ sầu mộng thường đăng hình trên các báo.
Khi lên niên học đệ lục, tụi nó khoái nhạc sư quốc nhạc Nguyễn Hữu Ba liền. Mỗi khi thầy đi dạy, thầy mang theo cây đàn violon nhỏ để cho tụi nó tập nghe cao độ của các nốt nhạc. Ngoài những giờ học nhạc lý, học đánh nhịp thầy Ba còn dạy tụi nó hát dân ca. “Là người Việt Nam. Là học sinh Petrus Ký các em phải biết hát dân ca. Dân ca là bài hát của dân tộc, của một đất nước. Tây có dân ca của Tây, Mỹ có dân ca của Mỹ, Việt Nam có dân ca Việt Nam...” Thầy Ba, người Huế, nói giọng Huế trọ trẹ, tụi nó nghe, thoạt đầu tiếng được tiếng mất. Nhưng khi thầy dạy hát Lý cây đa - "trèo lên quán dốc, ngồi gốc cây đa", “chồng chài là chài vợ lưới, vợ lưới dô, dô khoan dô hầy..." thì đứa nào cũng nghe được giọng của thầy rất là rõ ràng. Trước khi hát một câu, thầy lại kéo đàn violon trước để tụi nó có thể nghe được cao độ và trường độ của từng nốt nhạc.
Thầy Ba thường sử dụng violon vì thầy cho rằng violon là “vua của các nhạc cụ phương Tây”, nhưng khi nói về nhạc cụ Việt Nam thì thầy lại càng hào hứng hơn hết, nhất là khi thầy nói về cây đàn bầu. Một hôm, vừa vào giờ học quốc nhạc thì thằng Dũng thấy trên bàn giáo sư có một cây đàn rất lạ mà tụi trong lớp nó hình như chưa đứa nào thấy. Cây đàn chỉ có một dây, phía đầu có một cái cán hơi cong cong, dẻo có gắn phân nửa trái bầu. Khi thầy Ba vào lớp, thay vì dùng cây đàn violon thường ngày để dạy bọn nó hát dân ca thì thầy lấy trong cặp ra một cái dùi nhỏ móc móc nhẹ vào sợi dây đàn độc nhất của cây đàn độc đáo kia. Hôm đó thầy Ba dạy bọn nó hát bài “Trống cơm”. Thầy say sưa móc dây đàn còn tụi nó thì hát theo “tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ố mấy bong nên bong, ố mấy bong nên bong. Một đàn tang tình con nít...”. Dạy xong thầy Ba mới nói về cây đàn.
- “Sở dĩ cây đàn này được gọi là đàn bầu vì ngay đầu cần phím có nửa trái bầu như các em đã thấy. Đàn bầu còn được gọi là đàn độc huyền vì nó chỉ có một dây. Chỉ một dây như vậy thôi chứ âm vực của nó rộng đến 3 quãng tám. Năm 1949, một nhạc sư Việt Nam tên Trần Văn Khê đã chiếm giải nhất khi giới thiệu cây đàn bầu trong một liên hoan nhạc cụ dân tộc trong Đại hội thanh niên Budapest. Nhờ đó thế giới rất khâm phục cây đàn độc đáo của Việt Nam...”
Lúc ấy, tiếng máy bay bay ngang trên bầu trời. Thầy phải ngưng nói một chút vì đang ồn bởi tiếng máy bay. Sau đó, thầy Ba chỉ lên trời cười nói châm biếm “đồng minh, đồng minh phá hoại..” rồi thầy cười và tiếp tục bài giảng:
- “Các em biết nhạc sư Trần Văn Khê là người Mỹ Tho nhưng là học sinh trường nào không?”
Hỏi xong, không đợi tụi nó trả lởi, có lẽ vì thầy Ba biết là tụi nó không thể trả lởi được câu hỏi này đành tiếp luôn:
- “Nhạc sư Trần Văn Khê là học sinh Petrus Ký đó”.
Tụi nó khoái quá, vỗ tay rần rần. Lâu lâu cả lớp có một giờ vui và tự hào quá thể. Tự hào vì một cây đàn Việt Nam được thế giới biết đến. Tự hào vì nhạc sư Trần Văn Khê - người giới thiệu cây đàn Việt Nam với giới âm nhạc quốc tế lại là một học sinh Petrus Ký.
Thấy bọn học sinh đang hào hứng thầy Ba tiếp “Các em có biết câu ca dao nào liên quan đến cây đàn bầu không?” Trúng tủ, thằng Dũng giơ tay: “Dạ, Đàn bầu ai gãy mà nghe. Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu.”
- “Giỏi. Em có thể giải thích được không?”
- “Dạ, chắc là con gái nghe đàn bầu chắc bị có bầu hả thầy?” Lại có một trận cười nổ ra trong lớp. “há há... nghe đàn bầu có bầu.”
Thầy Ba gật gù:
- “Mặt nào đó cũng gần gần như vậy.”
Thằng Chương giơ tay:
- “Thưa thầy, theo em biết thì câu ca dao này có hai nghĩa nhưng chưa biết nghĩa nào là đúng. Một nghĩa có ý cho rằng khi mà con gái nghe đàn bầu vì đàn bầu hay quá thì khoái cái anh đàn bầu nên bỏ nhà đi theo anh này. Còn nghĩa thứ hai thì cho rằng tiếng đàn bầu nghe buồn quá, buồn thê thảm mà con gái mà nghe thì số phận sẽ bị tiếng đàn bầu ám vào người cũng buồn thê thảm theo...”
- “Giỏi. Cho trò 18 điểm.”
Chương văn nghệ quay sang nhìn Dũng với cặp mắt tự đắc. Thằng Thuật buột miệng:
- “Thì nghĩa nào trước sau cũng có bầu hết. Thầy ơi có chỗ nào dạy đàn bầu hông cho em đi học với.”
Thầy Ba tưởng thằng Thuật nói thật nên trả lời:
- “Em phải thi vào trường Quốc gia Âm nhạc môn quốc nhạc. Hiện thời trong trường mình có mở lớp dạy nhạc cụ dân nhạc, các em nào có thích học gặp trò Trang. Trò ấy đang là nhạc sinh của trường Quốc gia Âm nhạc sẽ hướng dẫn cho các em.” Thằng Chương đứng dậy hỏi liền:
- “Anh Trang dạy những gì thầy?”
- “Trang sẽ hướng dẫn cho các em cách thức thi vào trường Quốc gia Âm nhạc.”
Chương là một học sinh rất mê đàn hát. Trong giờ quốc nhạc của thầy Ba nó là đứa luôn luôn được điểm cao về nhạc lý và hát dân ca.
Thầy Ba ngưng chuyện đàn bầu, nói tiếp về nhạc sư Trần Văn Khê:
- “Nhạc sư Trần văn Khê hiện có một người em đang ở Sài Gòn là nhạc sĩ Trần Văn Trạch...”
Thằng Chương muốn chứng tỏ sự hiểu biết của mình bèn nói leo:
- “Dạ, có phải Trần Văn Trạch té cái ạch lòi cục gạch đó không thầy?
Thầy Ba chưa trả lời thì bỗng dưng có tiếng hát mà tụi nó thường được nghe khi bắt đầu chương trình giờ xổ số Kiến thiết quốc gia. Đứa nào cũng biết tiếng hát đó đích thị là tiếng hát của quái kiệt Trần Văn Trạch thường vang lên lúc 3 giờ mỗi chiều thứ ba hàng tuần từ đài phát thanh Sài Gòn, là nhạc hiệu của chương trình xổ số: “xổ số kiến thiết quốc gia giúp đồng bào ta dựng xây cửa nhà... chỉ 10 đồng thôi... Xổ số mau lên, xổ số gần tới...”
Tụi nó quay xuống cuối lớp nhìn. Té ra giọng hát của quái kiệt Trần Văn Trạch mà tụi nó vừa nghe được lại là giọng hát của thằng Mai. Thằng này có biệt tài là nhái giọng hát của các nghệ sĩ cải lương, tân nhạc rất giống. Thầy Ba hỏi “Trò nào hát vậy, đứng lên thầy coi.”
Thằng Mai đứng lên. Thầy Ba hỏi “Con còn biết hát bài gì nữa?”
Nó không trả lời thầy mà nhắm mắt, tập trung tư tưởng sau đó cất giọng. Một giọng nam trầm, giọng Huế mà tụi nó thường nghe “Nhớ tới ngày qua, vang trong rừng xa, dân Nam hò reo, tiếng thét diệt thù...” Tiếng vỗ tay trong lớp vang lên cùng tiếng cười. Thầy Ba cũng cười ngặt nghẽo. Té ra là thằng Mai đang giả giọng thầy Ba hát bài Thu khói lửa do chính thầy sáng tác.
Sau đó nó lại chuyển qua giọng của Hùng Cường trong đoạn đầu của bài “Ông lái đò” của Hiếu Nghĩa “...Có một chiều trên bến nước, ông ỉái đò ngồi đợi khách sang sông..." vừa hát tới đó, nó chuyển tông qua giọng út Trà Ôn trong bài “Ông lái đò” của soạn giả cải lương Viễn Châu: Còn tiền mua lấy vài chai rượu, uống rượu xong rồi lão nói thơ... Lênh đênh trời rộng sông dài..."
Khỏi phải nói là mấy đứa học sinh nhân dịp này, vỗ tay huýt sáo như đang coi hát trong rạp. Còn thầy Ba thì gật gù: “Răng mà trò tài rứa, tài rứa.”
Chờ cho tụi nó im lặng trở lại, thầy Ba nói:
- “Hôm nay thầy sẽ dạy cho các em biết một bài hát của một nhạc sĩ nổi tiếng, cũng là một học sinh trường ta...”
- “Nhạc sĩ nào vậy thầy?”
- “Phải nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương không thầy?”
- “Nào, các em im nào. Thầy dạy các em bài hát Bạch Đằng giang của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.”
Sau khi thằng Tuấn trưởng lớp chép lời bài hát lên bản xong, thầy Ba bắt đầu kéo đàn violon, dạy tụi nó từng câu. Trước khi dạy, thầy Ba nói:
- “Các em phải học bài này cho kỹ. Cuối năm thi lấy điểm lục cá nguyệt tôi sẽ cho các em thi hát bài này...”
Tụi nó nghe nói bài hát này sẽ là bài thi lục cá nguyệt cuối năm nên thằng nào cũng lo học, kể cả những thằng dốt về ca hát như thằng Ngầu, Khải...” Cơ bản, chỉ cần nhớ hết lời bài hát là được.
“Bạch Đằng giang, sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng, Nam Bắc Trung. Trên trời cao, muôn sắc đua chen bóng ô, dưới đáy giòng nước..."
Nhờ thầy Ba “hăm dọa” như vậy nên thằng nào cũng hát được bài này và thuộc lời bài hát như cháo. Tụi nó học với thầy Ba hết năm đệ lục, sang năm đệ ngũ không còn được học nhạc nữa vì trong chương trình học của trường học sinh được học nhạc chỉ trong hai lớp đệ thất và đệ lục. Mấy thằng Khải, Thạch, Ngầu... mừng muốn chết. Mặc dù vậy, mỗi khi bắt đầu một trận đá banh thì tụi nó đều hát bài “Bạch Đằng Giang” ngon lành, đầy khí thế để lấy tinh thần xung trận. Chỉ riêng thằng Chương vẫn còn theo học lớp quốc nhạc riêng với thầy tại trường Quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ.
Chính vì vậy, sáng nay nó gặp thằng Chương văn nghệ. Hình như ban văn nghệ này của toàn trường hay sao mà thằng Dũng thấy có một vài anh lớn chơi đàn tranh, bầu, tỳ bà, thổi sáo, riêng thằng Chương thì chơi đàn nguyệt. Trông tướng nó ngồi đàn thằng Dũng muốn bật cười “y như mấy ông ngồi đàn trong giàn bát cấu của các đám ma.”
Đang ngồi đàn thấy thằng Dũng lấp ló ngoài cửa lớp, thằng Chương bèn ngừng đàn và đi ra. Thằng Dũng hỏi một câu hỏi có tính cách tu từ:
- “Mầy đang học quốc nhạc hả?”
Thằng Chựơng nói với vẻ tự hào:
- “Không. Tụi tao đang tập văn nghệ để tham gia chương trình văn nghệ liên trường chào mừng Cây mùa xuân tổ chức cuối tháng này tại trường Đại học Sư phạm.”
- “Liên trường?”
- “Ừ, thì có Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long, Mạc Đĩnh Chi, Trung Thu, Cao Thắng, Võ Trường Toản... Mỗi trường một tiết mục.”
- “Trường mình dự thi với tiết mục gì vậy?”
- “Tụi mình chỉ trình diễn dân ca thôi với liên khúc Lý cây đa, Thầy bói sờ voi và Trống cơm.”
- “Ai hướng dẫn tụi bây tập vậy?”
- “Anh Trang, học trò quốc nhạc của thầy Ba đó. Tao cũng theo học ảnh lâu rồi. Trong nhóm này có mấy anh đệ nhứt, đệ nhị như anh Phước Kiệt, Duy Anh cũng đang học ở Quốc gia Âm nhạc. Mình phải diễn dân ca mới lạ chứ bọn Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi.. Bắt chước mấy ban kích động nhạc Beatles, The Monkees, Venture... hát nhạc Mỹ... lai căng, mất gốc lắm..”
- “Nhưng học sinh lại khoái...”
- “Tại học sinh mấy trường đó không có được học quốc nhạc như học sinh trường mình... À, quên nữa bữa nay mầy đi cấm túc với thằng Thạch hả?”
- “Ừ. Số tao xui. Tự nhiên cái bị cấm túc.”
- “Quên nữa. Trong tiết mục Thầy bói sờ voi tụi tao cần người đóng vai thầy bói. Mầy làm ông thầy bói nha.”
Dũng lắc đầu, giẫy nẩy:
- “Tao đâu có đóng được, ờ, mầy nhờ thằng Mai đi.”
- “Nó chịu rồi. Nhưng bài hát có năm ông thầy bói, mới có 4 ông hà, thiếu một ông nữa. Dễ ẹt hà, mầy cứ chống gậỵ đi lòng vòng, lòng vòng thôi.”
- “Tập mấy buổi?”
- “Chừng một buổi. Có lẽ chủ nhật tuần sau. Có gì tao báo cho mầy.”
Dũng ngần ngừ:
- “Ừ, thôi cũng được. Nhưng đừng khó qua nghe. Thôi tao vô phòng cấm túc trở lại. Lâu quá. Sợ thầy giám thị nghi ngờ."

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13Fri 03 May 2013, 18:04

Thằng Chương quay trở lại tập văn nghệ, còn thằng Dũng lon ton trở về phòng cấm túc, ngồi đọc quyển thơ của Nguyễn Bính chờ hết giờ. Thằng Thạch thấy thằng Dũng trở về lớp, mừng hết lớn, nháy mắt nhấm nhó với nó. Sau đó, nó nhờ mấy thằng ngồi phía sau chuyển cho thằng Dũng miếng giấy với mấy giòng chữ: “Mầy viết giùm tao 100 câu “Tôi không cúp cua trong giờ học” đi. Tao chép gần xụi cả tay mà mới được có 300 câu, tao sợ không kịp giờ xem phim quá...” Thằng Dũng thấy thằng thằng Thạch thuyết phục có lý. Nếu thằng này chép đủ số câu bị phạt thì sẽ được về sớm để còn xem phim của Louis De Funes nữa chứ. Thằng Thạch đã hứa là bao nó xem phim mà. Nghĩ thế, thằng Dũng nhìn thằng Thạch gật đầu, sau đó lấy giấy ra chép phạt. Nó cố tình nhại giống chữ viết của thằng Thạch để thầy giám thị không nhận ra. Khoảng nửa tiếng sau, thằng Dũng đã viết xong giùm nó 100 câu chép phạt. Nó nhờ mấy thằng ngồi cạnh bên chuyển giùm cho thằng Thạch.
Thằng Thạch hí ha, hí hửng gom một xấp giấy viết đầy những câu chép phạt và đi lên bàn thầy giám thị. Mấy thằng ngồi cấm túc, đang cắm cúi chép phạt - có cả những anh lớp lớn hơn - nhìn nó với cặp mắt ngạc nhiên và thán phục như nhìn những đứa trong giờ thi mà nộp bài sớm nhất. Trong giờ thi thì chỉ có hai trường hợp: hoặc là quá giỏi nên giải bài nhanh như thế, hoặc là quá dở, không biết làm bài nên nộp đại cho xong để về sớm. Riêng trong trường hợp cấm túc này thì chỉ có duy nhất một trường hợp là nó chép phạt quá nhanh chứ không thể ăn gian được vì thầy giám thị sẽ kiểm soát bài nộp phạt.
Thằng Thạch nộp cho thầy giám thị những tờ giấy chép phạt và nói:
- “Thưa thầy, xin thầy cho em về sớm để vào chẩn y viện thăm má em đang nằm bị bệnh.”
Thầy giám thị lật sơ qua những trang giấy nó nộp, thấy chi chít những chữ nên gật đầu “Được. Nhưng nhớ là không được cúp cua trong giờ học nữa nghen. Năm đệ tứ là năm khó để chuẩn bị lên đệ tam đó, nếu các em không ráng học thì không lên nổi đệ tam đâu.”
- “Dạ. Thưa thầy, thầy cho phép thằng bạn em củng về. Thằng Dũng, nó không phải chép phạt.”
- “Tại sao trò xin cho trò Dũng cùng về”
- “Dạ, tại vì em không có xe nên nhờ nó chở em đi ạ”
- “Thôi, được. Ráng về sớm, xem má trò bớt bệnh chưa. Nhớ đừng đi chơi.”
- “Dạ.”
Nó quay xuống lớp nhìn thằng Dũng, nháy mắt ra hiệu cho thằng Dũng cùng về. Hai đứa bước tung tăng ra khỏi lớp. Đã hơn 10 giờ, trời hửng nắng đẹp. Cả hai đứa bước về dãy nhà để xe. Nhìn những chiếc xe đạp của mấy thằng bị cấm túc để rải rác, thằng Thạch chép miệng:
- “Trời ơi, nắp chuông với dây thun ràng xe đạp nhiều quá trời mậy.”
Thằng Dũng can:
- “Thôi mầy ơi, coi chừng bị giám thị bắt, hoặc tụi lớp lớn đánh bây giờ. Đi cho lẹ, không kịp giờ xem phim.”
Thằng Thạch nhìn các nắp chuông xe đạp với vẻ tiếc rẻ. Nếu là giờ tan học buổi chiều thì những cái nắp chuông xe đạp dễ thương này đã nằm trong cặp của nó.
Vừa dẫn xe đạp ra khỏi nhà để xe, thằng Dũng thấy thằng Mai đang đứng dưới gốc cây dầu như có vẻ đợi ai. Thằng Thạch gặp thằng Mai giơ tay chào:
- “Cám ơn mày nghe. Giờ tụi mình đi xi-nê.”
Thấy thằng Dũng ngơ ngác, có vẻ như không hiểu từ đâu mà thằng Mai xuất hiện, thằng Thạch giải thích:
- “Tao nhờ nó sáng nay vào chép bài phạt giùm rồi tao bao nó đi xi nê. Nó cũng thích thằng cha hề Pháp này lắm.”
- “Nhưng tao đâu có thấy nó ngồi trong lớp đâu” thằng Dũng vẫn còn ngạc nhiên.
- “Nó đâu có ngồi trong lớp. Tao đưa cho nó câu chép phạt rồi nó ra nhà xe ngồi chép. Nó chép xong, chuyển bài chép phạt lại cho tao.”
- “Nó chép bao nhiêu câu?"
- “200 câu.”
- “Như vậy mày chép chỉ có 200 câu thôi sao?”
- “Tao đâu chép tới 200 câu. Tao chép chừng hơn 100 câu thôi.”
- “Như vậy làm sao đủ 500 câu được?”
- “Mầy khờ dễ sợ. Tao nhảy số thứ tự. Thí dụ như chép đến câu 59 thay vì đến câu 60 thì tao đánh số thứ tự là 69. Ăn gian được mấy câu rồi cứ thế mà làm.”
- “Lỡ thầy giám thị biết được thì sao mậy?” Thằng Dũng lo lắng hỏi.
- “Làm sao mà biết được, ổng đâu có ngồi đếm từng câu đâu.”
Thằng Mai không nói gì, nó chỉ lững thững nhìn những con chim sẻ đang đậu trên những cành cây dầu hót líu lo. Nó nghe tiếng chim sẻ thật cẩn thận rồi khẽ huýt gió theo, cố gắng nhái sao cho thật giống tiếng loại chim này. Nó không tận hưởng thú nghe tiếng chim mà đang cố gắng tập hót giống tiếng chim. Biết đâu được, sau này có những tiết mục mà nó phải cần đến tiếng chim. Thằng Thạch chọc nó: “Mầy để ông Trần Văn Trạch sống với. Ổng chỉ có mấy tiết mục nhái tiếng xe lửa, chó sủa, heo kêu, gà gáy để trình diễn đại nhạc hội. Mầy mà trình diễn nữa thì làm sao ổng sống.”
- “Tao chỉ ước mơ làm học trò của ổng thôi. Chỉ bằng một phần 10 cũng được.”
- “Thôi, đi lè lẹ tụi bây, sắp tới giờ chiếu phim rồi.”
Ba thằng nhảy lên xe, đạp lút ga tới rạp chiếu bóng Việt Long ở đường Cao Thắng. Thời may, rạp cũng gần, tụi nó chỉ cần vòng qua bùng binh, đạp xe ra đường Hồng Thập Tự, đến Cao Thắng rẽ trái là rạp Việt Long. Gửi xe đạp xong, thằng Thạch ung dung đi đến phòng bán vé mua ba vé hết ba chục đồng. Xong nó đi ra xe bán bánh mì mua ba khúc bánh mì thịt.
Người đứng bán xe bánh mì là một cô bé trạc tuổi nó, tóc thắt bính với hai má bầu bĩnh, trán đang lấm tấm mồ hôi vì cái nắng ban trưa. Cô bé xắt miếng thịt luộc thật mỏng rất điệu nghệ. Vừa nhìn cô bé xắt thịt bỗng dưng thằng Thạch thấy thèm.
- “Anh là học sinh trường Petrus Ký?”
Nó ngạc nhiên không hiểu sao vừa nhìn nó là biết ngay nó là học sinh trường Petrus Ký, không lẽ giữa bánh mì thịt và học sinh Petrus Ký có liên quan với nhau sao? Nó hỏi:
- “Bộ học sinh Petrus Ký hay ăn bánh mì thịt lắm hả?”
Cô bé cười với hai má lúm đồng tiền:
- “Không phải, tui thấy anh đeo phù hiệu.”
Thằng Thạch ngó xuống túi áo. Phải rồi vì hôm nay phải vào trường cấm túc nên nó mới mặc cái áo có đeo phù hiệu này chứ ngày thường đi chơi nó phải mặc áo cánh dơi hippy chứ mặc áo học sinh là quê lắm. Nhưng hôm nay lại khác. Nhờ mặc áo có mang phù hiệu trường Petrus Ký nên được em bán bánh mì thịt để ý ngay.
Nó cười thật tươi hết cỡ mà nó có thể, sau đó, khi trả tiền bánh mì nó cố ý đưa tờ 100 để làm oai với cô bé, mặc dù tờ 100 này là tiền của chị nó nhờ nó đi mua giùm cái dĩa hát sến ra nước của ca sĩ Nhật Trường. Cô bé kéo tủ tiền ra và nhìn vào số tiền trong tủ rồi nói:
- “Tui mới ra bán nên không có tiền lẻ anh ơi...”
- “Ờ ờ, để tui tìm thử coi có tiền lẻ không.”
Nó làm bộ móc tiền trong đủ các túi, móc ra ba chục đồng tiền lẻ đưa cho cô bé bán bánh mì.
- “Cám ơn anh. Khi nào mua bánh mì nhớ lại mua giùm... nghen.”
Giọng con bé bán bánh mì nghe ngọt xớt. Thằng Thạch định đứng tán hươu tán vượn một chút nhưng từ đàng xa thằng Dũng và Mai gọi nó đi vào rạp vì sắp đến giờ chiếu phim.
Thằng Thạch chần chừ cầm ba ổ bánh mì đi vào rạp. Hai thằng kia nhăn nhó, vì đói bụng, vừa thấy nó cầm bánh mì vào là chụp liền. Thằng Thạch biết thân phận nó bây giờ là phải chiều chuộng hai thằng bạn đã có công giúp đỡ nó chép phạt trong buổi cấm túc nên không dám phản đối. Nhưng thằng Thạch còn tiếc rẻ và ấm ức vì nó chưa hỏi được tên cũng như trường học của cô bé bán bánh mì. Nó đoán chừng nhà cô cũng gần đâu đây, chắc là học sinh trường Trường Sơn ở Lê Văn Duyệt, cạnh rạp Nam Quang hay trường Tân Văn gì đó. “Thôi, để tính sau, bây giờ xem phim cái đã. Cứ ra mua bánh mì là biết ngay mà.” Nó tự nhủ với lòng như vậy. Nó thấy cô bé này dễ thương hơn cô bé ở trường Trưng Vương vừa mập, vừa nói nhiều.
Rạp Việt Long - được quảng cáo là rạp chiếu phim thường trực, có máy lạnh, nhưng ba thằng nó thấy nóng muốn đổ cả mồ hôi. Thằng Dũng cằn nhằn:
- “Thua rạp Rex xa. Vô rạp Rex y như đi lên Bắc Cực. Lạnh thấy mẹ luôn.”
Thằng Thạch vì còn ấm ức cái vụ con nhỏ bán bánh mì nên nổi nóng:
- “Rạp này còn thua rạp Rex về tiền vé vô cửa nữa. Rạp này chỉ có 10 đồng còn rạp Rex tới 15 đồng lận tía non.”
Vì là rạp chiếu thường trực nên khán giả nào vào trước thì có quyền chọn ghế còn trống để ngồi. Ba thằng chọn ba cái ghế hàng cuối, ngồi gần cửa ra vào. Vừa ăn hết khúc bánh mì thì đèn tắt, bắt đầu chiếu mấy cái quảng cáo Kem đánh răng Perlon, Hynos - Chà Và đen. Xem quảng cáo còn vui hơn xem phim thời sự, toàn những cái phim cũ rích, mờ câm. Bây giờ còn đỡ hơn lúc thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Trước khi xem phim phải đứng dậy chào cờ có hình ông Ngô Đình Diệm nằm chính giữa với bài hát suy tôn với câu “Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm” mà tụi nó hát trại đi là “Tô hủ tíu, tô hủ tíu muôn năm. Toàn dân Việt Nam, muốn ăn tô hủ tíu. Tô hủ tíu năm đồng...’’, cái vụ chào cờ này làm thằng Dũng có một thắc mắc khi nó nghe mấy anh lớn trong xóm nó đi xem phim nói “Phải coi giữa phim mới đứng dậy chào cờ được. Chưa tắt đèn chiếu phim làm sao mà chào cờ.” Đợi đến khi dậy thì, nhổ giò nó mới hiểu được cái vụ chào cờ khi đi xem phim của mấy ảnh. Sau phim quảng cáo, và giới thiệu những phim sẽ chiếu trong thời gian tới, rạp bắt đầu chiếu phim chính. Không hiểu sao tiếng vỗ tay trong rạp lại vang lên như khi đang đi xem cải lương. Tất nhiên là không thể thiếu tiếng thổi hoét hoét. Phim mới bắt đầu vào đoạn chính mà đã nghe tiếng cười vang của đám khán giả tụi nó, những tín đồ của vua hài Pháp Louis De Funes - kẻ đã theo sau chân Charlot, cặp mập ốm Laurel và Hardy hay anh hề mặt ngựa Jerry Lewis. Trong đám tụi nó, say mê nhất vẫn là thằng Mai. Nó khác hai thằng Thạch và Dũng ở chỗ tụi nó chỉ xem cốt chuyện phim xảy ra thế nào để cười, còn thằng Mai xem phim để tìm hiểu xem cách nào ông hề này làm cho người ta cười. Nó muốn được như ông ta làm cho người ta cười.
Đang xem phim thằng Dũng chợt nghe tiếng hôn “chụt, chụt” từ hàng ghế trên. Rồi nó nghe tiếng con gái nói nho nhỏ “kỳ quá anh...” Thằng Dũng khều khều thằng Thạch. Thằng Thạch hiểu ý, nó ngồi dậy, hơi thẳng lưng, để có thể nhìn thấy những người ngồi ở hàng ghế đầu đang làm gì. Thằng Dũng kéo tay thằng Thạch ra dấu hiệu ngồi xuống và xem phim nhưng thằng Thạch vẫn nhũi cái đầu tới trước để nhìn. Thằng Dũng biết là thằng Thạch là thằng khoái rình xem những cảnh mùi mẫn trong rạp hát và công viên lắm bởi vì thằng Dũng đã từng là “đồng lõa” với nó do tò mò.
Dũng chợt nhớ lại cảm giác mà nó đã từng có khi đi “xem phim ngoài trời” với thằng Thạch.
Một hôm, trong đầu giờ học, thằng Thạch nói với nó: “Chiều nay, tan học xong mầy đi theo tao, tao sẽ bao cho mầy xem phim không tốn tiền.”
- “Phim gì vậy?”
- “Bí mật. Nhưng vô cùng hấp dẫn. Chỉ có hai tài tử đóng thôi. Vô cùng cụp lạc.”
- “Rạp nào chiếu vậy?”
- “Công viên Văn Lang, ngay đường rầy xe lửa chạy ngang nhà thờ Ngã Sáu.”
- “Công viên Văn Lang nằm ngay đường Hồng Bàng đó hả?”
- “Ừ, xéo xéo trường Chu Văn An.”
- “Bộ chiếu phim miễn phí ngoài công viên hả?”
- “Ừ hoàn toàn miễn phí.”
- “Như vậy tụi học sinh Chu Văn An sướng thiệt hé, được coi phim không tốn tiền.”
- “Chắc coi riết tụi nó chán.” Rồi nó nói thêm, mập mờ: “Chán rồi nó làm tài tử đóng phim luôn.”
Nghe nói xem phim miễn phí thằng Dũng khoái chí. Công viên Văn Lang nằm trên đường về nhà nó cũng tiện đường. Xem phim chừng nửa tiếng, xong là về nhà được rồi. Cứ ngồi nghĩ đến chuyện xem phim hấp dẫn, thằng Dũng nhấp nha, nhấp nhổm, cứ chờ tiếng chuông reo hết giờ học.
Khỏi phải nói là sau khi ra khỏi trường, hai thằng cắm đầu cắm cổ đạp xe phóng vù vù từ đường Hùng Vương chạy về công viên Văn Lang. Công viên buổi chiều vắng lặng. Thỉnh thoảng có một vài người đi bộ vòng vòng công viên. Một hai ông già đang ngồi chơi cở trên cái bàn đá. Thằng Thạch dựng xe đạp rồi ngồi xuống ghế đá. Thấy công viên vắng hoe, không có cảnh chộn rộn của một buổi chiếu phim ngoài trời, thằng Dũng hỏi:
- “Ủa, có chiếu phim không, sao vắng hoe vậy?”
- “Còn sớm, chưa tới giờ chiếu phim.”
Một cặp nam nữ trên chiếc Mobylette đen chạy vào phía góc trong cùng của công viên. Thằng Thạch nhìn theo xem xe họ ngừng ở đâu. Một chút xíu sau, một cặp nam nữ khác, trên chiếc xe Suzuki nữ chạy vào một phía góc đối diện, khuất sau lùm cây. Thằng Thạch nói:
- “Tài tử vào rồi. Chờ một chút rồi coi phim."
Thằng Dũng cũng chưa hiểu xem phim kiểu gì mà kỳ vậy. Trong thời gian này thì lác đác một vài cặp thanh niên nam nữ khác cũng ngồi trên xe gắn máy chạy vào công viên, tìm chỗ vắng để ngồi tâm tình. Thằng Thạch nói với thằng Dũng: “Mầy dắt xe đạp theo sau tao nghe.”
Thằng Thạch dẫn xe đạp đi vòng vòng trong công viên. Khi đi ngang những lùm cây lớn, nó đều ngừng xe lại để lắng nghe xem có tiếng thì thầm hay không. Rồi nó ngừng xe lại và nói với thằng Dũng:
- “Tao với mầy ngồi xuống đây nghe, giống như hai đứa mình đang ngồi nói chuyên vậy mà. Nhưng mầy nhìn cái cặp ngồi ngay bụi cây trước mặt, “tụi nó” sắp đóng phim rồi đó”. Thằng Dũng nhìn về hướng bụi cây do thằng Thạch chỉ. Dưới bóng chiều chạng vạng tối, nó thấy một cặp trai gái đang ôm xoắn lấy nhau. Thằng Thạch thì thầm:
- “Mầy coi, tí xíu nữa thế nào thằng cha với con mẹ kia cũng cắn miệng nhau."
- “Tại sao phải cắn miệng nhau?”
- “Làm sao tao biết mậy, nhưng tao coi nhiều lần nên đoán vậy thôi.”
- “Mầy coi nhiều lần lắm hả?”
- “Ừ, cũng bộn bộn. Bởi vậy tao mới biết chứ. Thằng Thuật khỏi lên mặt làm tàng. Mỗi lần tao kể cho nó nghe là nó đòi tao dẫn đi coi. Nhưng đâu có được mậy. Coi đông người, mấy cặp đóng phim để ý là mình khỏi coi nữa.”
Thằng Thạch ngừng nói khi nó thấy người con trai đặt tay lên ngực người con gái:
“Thấy chưa, tới màn bóp vú rồi...” Rồi bỗng dưng thằng Thạch khe khẽ hát một vài câu dựa theo một bài hát cải biên "Vú em bằng cao su, bóp vô thì biết liền"...
Thằng Dũng chợt cảm thấy khó chịu trong người, máu nóng dồn lên mặt. Chưa bao giờ nó được thấy cảnh như thế này. Nó ngồi chết trân sợ thằng Thạch biết cảm giác của nó thì kỳ lắm. Trong khi đó thì thằng Thạch vẫn cứ vô tư ngồi nhìn, khi không thấy thằng Dũng có phản ứng nào thì nó khẽ thúc cùi chỏ vào người thằng này và hỏi: “ủa, sao ngồi im re vậy mậy. Ê... ê... cặp kia làm mới bạo kìa mầy.”
Theo hướng nhìn của thằng Thạch, nó ngó xéo vào lùm cây bên cạnh. Cặp này vô hồi nào mà thằng Thạch không hề hay biết vì nó lo mải mê nhìn cặp trai gái ở đây nãy giờ. Quả đúng theo lời thằng Thạch nói, cặp này có vẻ “quyết đấu sanh tử” hơn khi thằng con trai cứ thọc tay dưới váy đứa con gái, còn cô gái thì lấy tay chặn lại, trong khi hai cái miệng thì kề sát bên nhau. Bất chợt, thằng Thạch la lên:
- “Chết cha, thôi mày đừng nhìn nữa. Đi. Đi về lẹ lên.”
Vừa nói dứt câu, thằng Thạch đứng dậy, chụp cái xe đạp nhảy lên và đạp xe thật nhanh chạy ra khỏi công viên làm thằng Dũng cũng bất ngờ, đạp xe chạy theo muốn hụt hơi. Ra khỏi công viên, thằng Dũng thắc mắc:
- “Sao kỳ vậy mậy, đang coi ngon trớn mà...”
Thằng Thạch nói lắp bắp:
- “Chết mẹ... chị tao đó. Bả mà thấy tao ngồi trong công viên rình coi bả mét với ba tao thì chết mẹ. Dông mầy ơi...” Nói xong, nó đạp xe chạy một nước.
Không biết đêm đó thằng Thạch ngủ có nằm “trên bao” không mà riêng thằng Dũng thì khi ngủ, nằm “trên bao” thì nó lại thấy cảnh mà nó được xem trong công viên hồi chiều. Nhưng người con trai lại là nó còn đứa con gái thì nó mang máng là con... Đang mơ tới đây, bỗng dưng nó giựt mình ngồi dậy vì mắc đi tiểu nhưng không kịp nữa rồi. Nó đã đái dầm! Nó bực mình “lớn rồi mà sao bây giờ ngủ lại đái dầm". Nhưng mà hình như không phải đái dầm vì nếu đái dầm thì quần nó sẽ ướt sũng, khai ngấy, đàng này quần nó chỉ ướt một chút xíu. Và lạ một cái là trước khi đái dầm nó thấy cái gì đó rất là lạ, lâng lâng và thích thú, còn nếu như đái dầm thì chỉ làm khỏi tức cái bọng đái mà thôi. “Mai, vô trường phải hỏi thằng Thạch mới được chứ hỏi chú Chín hay với ba thì mắc cỡ chết”, nói xong nó tiếp tục ngủ trong sự mệt mỏi dễ chịu mà nó chưa bao giờ biết.
Ngày hôm sau, trong giờ ra chơi thằng Dũng tìm ngay thằng Thạch để kể ngay chuyện trọng đại vừa xảy ra cho nó tối hôm qua. Thằng Thạch nghe xong thờ ơ:
- “Tưởng cái gì. Tao cũng bị rồi.”
- “Nó là cái gì vậy mậy?”
- “Mầy nghe người ta nói mộng tinh không, cái đó gọi là di, mộng tinh đó. Nhiều thằng trong lớp bị rồi.”
Thằng Dũng nghe thế cũng đỡ lo, nhưng nó cũng hỏi thêm cho chắc:
- “Như vậy mình có bị gì không mậy.”
Bỗng dưng thằng Dũng nghe tiếng thằng Thuật xọt vào: “Coi chửng bị mù mắt nghe. Thằng nào mà bị nhiều lần là đui mắt đó. Mầy thấy mấy thằng cha mắt thong manh không? Là do mấy thằng chả bị cái vụ này nhiều lần đó.” Vừa nói, thằng Thuật vừa nháy mắt với thằng Thạch.
- “Ừ, thằng Thuật nói đúng nó. Mầy coi chừng nghe. Mầy có nghe người ta nói bệnh lậu, di tinh hượt tinh, phong tình hoa liễu gì đó không?”, thằng Thạch hùa theo để làm cho thằng Dũng sợ. Quả là công hiệu như thần, khi nghe hai thằng thuộc loại lớn tuổi, biết nhiều chuyện hơn nó nói như vậy, thằng Dũng lắp bắp hỏi:
- “Vậy làm sao cho nó đừng bị nữa hả?”
Thằng Thuật nói một cách bí mật.
- “Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy dây thun cột lại.”
- “Đau chết, phải làm sao?”
- “Chịu chứ làm sao? Đêm nào tao chẳng cột.”
- “Rồi mắc đái phải làm sao?”
- “Thì mở dây thun ra. Có vậy cũng hỏi.”
Tụi nó tính nói đùa chơi để hủ thằng Dũng rồi sẽ bảo cho thằng Dũng biết là chuyện cột dây thun là chuyện giỡn chơi. Nhưng lúc ấy chuông reo báo giờ vào học bắt đầu. Vừa vào lớp học, tụi nó liền bị thầy Dĩnh cho làm bài kiểm hàng tháng. Thằng Thạch càu nhàu: “Mấy ông này hồi xưa chắc rảnh lắm, ngồi sáng chế ba cái thứ toán tiếc làm bây giờ học chết mẹ luôn.” Nghe vậy thằng Thịnh kẹo cũng giãi bày tâm sự: “Hổng biết học mấy bài toán kiểu này có giúp ích gì cho buôn bán không? Tao thấy tính toán bằng cái bàn tính là đã nhất. Tính làm sao mà có tiền là năm bờ oan.”
Khi chuông reo, thằng nào thằng nấy thở phào, ôm cặp chạy ùa ra khỏi lớp. Hai thằng Thuật và Thạch quên béng chuyện tụi nó đã hù thằng Dũng hồi nãy nên dông tuốt ra nhà xe để đề phòng tụi nó ăn cắp nắp chuông xe đạp.
Vì tin tưởng lời thằng Thuật, tối đo trước khi đi ngủ thằng Dũng tìm một cọng dây thun mềm để buộc vào nơi mà có thể gây cho nó mù mắt hoặc thong manh. Nó vào buồng tắm, đóng cửa lại rồi bắt đầu việc túm đầu “nạn nhân” mà cột. Đau thấy ông bà, ông vãi nhưng nó cũng cố gắng chịu đựng.
Vừa quay ra khỏi buồng tắm, nó giựt minh vì đụng phải ba nó đang đứng ngay cửa. Lúc nãy, trong khi nó đang tiến hành “liệu pháp chữa trị” thì ba nó chợt đi ngang qua buồng tắm. Ông nghe tiếng rên khe khẽ và chợt thấy thằng Dũng vào phòng tắm hơi lâu nên để ý. Ông sợ thằng Dũng nghe theo lời bạn xấu trong nhà in mà học đòi thói trăng hoa quá sớm. Gần khu xóm Sáu Lèo, chạy thẳng ra khu Mã Lạng, có vài căn nhà chứa mà một số thợ nhà in chưa vợ và có vợ thường vào giải sầu sau vài cuộc nhậu ba xi đế. Ông sợ thằng Dũng không khéo lại bị mấy thằng này rủ rê rồi đổ bệnh lậu hay tiêm la thì khổ. Nghĩ thế nên ông đã đứng chờ thằng Dũng ra để hỏi.
- “Sao con ở trong buồng tắm lâu vậy?”
- “Dạ, con “ị” không ra.”
- “Thiệt không?”
- “Dạ... thiệt.”
Thấy điệu bộ lúng túng của thằng Dũng, ba nó lại càng nghi ngờ hơn liền nắm tay nó, kéo vào buồng tắm, đóng cửa lại rồi bảo nó:
- “Đâu con cởi quần cho ba xem.”
Nó cởi quần ra. Nhìn thấy cái vòi con con của nó cột chằng chịt giây thun, ba nó ngạc nhiên, kêu lên:
- “Trời ơi, con làm cái gì vậy, cởi giây thun ra lẹ lên, không thôi nó tụ máu lại là nguy hiểm.”
Nó liền lật đật cởi sợi giây thun ra. Ba nó mở cửa buồng tắm dẫn nó ra ngoài và hỏi:
- “Tại sao con lại cột nó lại như vậy?”
Biết không thể giấu, thằng Dũng liền kể cho ba nó nghe hết cớ sự. Nghe xong ba nó cười phá lên và bảo:
- “Con bị mấy thằng bạn phá rồi. Đàn ông, con trai bị như vậy là chuyện bình thường.”
Nó xấu hổ, cúi gằm mặt, nhưng trong lòng rất vui vì biết mình không bị bệnh gì cả. Nhưng bây giờ khi nhìn xuống “cái vòi” thì, cha mẹ ơi, nó đỏ tấy và sưng lên.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi)
» Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
» CHÚ CHIẾU BÓNG, NHÀ ẢO THUẬT, TAY ĐÁNH BÀI, VÀ TỤI CON NÍT XÓM NHỎ SÀI GÒN NĂM ẤY - Lê Văn Nghĩa
» 13 hiện tượng thiên văn "đặc biệt" nhất năm 2013
» Giải Nobel về văn chương năm 2014
Trang 1 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết-