Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
7 chữ by Tinh Hoa Today at 05:26

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 19:43

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:59

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:24

 Chương 22

Học sinh các lớp, nhất là các lớp đệ tứ, đệ ngũ đứng tập trung trước cổng trường chứ không vào lớp như ngày thường. Một quãng đường Cộng Hòa từ góc Nguyễn Hoàng cho đến Thành Thái đầy những chiếc xe Honda, Cady, Mobylette, Sach... đậu dài dài bên cạnh đó là những cậu học sinh với những bộ quần áo đủ kiểu ống loa, áo ôm, áo montagut, đủ sắc màu chứ không còn thấy những khối quần xanh áo trắng như trong những ngày học bình thường.
Những đứa chưa chịu vào lớp vì đang đợi những khách mời từ những trường khác đến tham dự tất niên. Tất nhiên những vị khách mời này là nữ sinh của những trường Gia Long, Trưng Vương, Trung Thu, Nguyễn Bá Tòng, Lê Văn Duyệt... Gần như có một quy ước bất thành văn là thằng nào mời được một “ghệ” tới dự tất niên thì thằng đó được xem như là dân “gồ ghề” trong bọn. Lác đác cũng có những cô bé thướt tha trong tà áo dài trắng hoặc ỏng ẹo trong những chiếc “mini - duýp”, rực rỡ trong những chiếc quần pat, đeo mắt kiếng có những bông hoa thị hippy. Các cô bé càng điệu đàng bao nhiêu thì những thằng con trai Petrus gần như chết đứng bấy nhiêu. Chưa bao giờ trường con trai tụi nó tập trung được nhiều “ghệ” trong dịp tất niên.
Trong đám chờ đợi khách mời danh dự này có thằng Mai, thằng Dũng. Thằng Mai cũng cố gắng diện bồ đồ “kẻng” nhất cúa mình mà nó đã chuẩn bị từ cả tuần trước. Cũng quần ống loe, áo ôm, để cho khỏi lạc hậu với mấy đứa trong lớp. Còn đôi “hia cối” thì nó mượn của thằng Thuật. Khi diện bộ quần áo, đứng trước kiếng, thằng Mai tự thấy mình cũng khá đẹp trai mặc dù mấy cái mụn trứng cá, bất chấp tết sắp đến, bất chấp nó sắp trình diện với chị Dung vẫn mọc bừa bãi trên khuôn mặt.
Riêng thằng Dũng, giống như thằng Mai đây là lần đầu tiên nó mời bạn gái đến tham dự tất niên của lớp. Trong buổi tất niên của lớp năm trước, một số thằng trong xóm nhà lá như Thuật, Hoàng, Nho, Cường... đều có mời “ghệ” của tụi nó tham dự nên thằng nào thằng nấy đều vênh mặt lên. Nó ngồi thu lu trong một góc, ăn mấy miếng bánh, uống chai nước ngọt xá xị rồi về trong khi mấy thằng đó ở lại tới cuối buổi, hát hò lung tung. Thằng nào mời được bạn gái thì vênh mặt lên còn những thằng đi một mình thì thuộc dạng bị tụi trong lớp cho là “cù lần lửa”. Mà nó thì không muốn giống như con cù lần chút nào. Có lần tụi nó cùng nhau đi chơi sở thú, thì nó mới biết là con cù lần như thế nào. Quá chán!
Khách mời của một số thằng trong lớp nó đã đến. Bạn gái thằng Khải, chắc là dân điền kinh giống nó hay sao mà cũng thuôc loại cao giò, mặt hơi đen. Con gái mà cao giò thì khó lấy chồng. Còn bạn gái của thằng Thuật thì tụi nó phải kêu bằng chị vì bằng tuổi thằng Thuật - mà con gái bằng tuổi con trai thì trông già hơn nhiều. Trong khi chờ đợi thằng Dũng đứng nhận xét bâng quơ cho đỡ thấy thời gian dài ra. Bỗng nó nghe tiếng của thằng Mai:
- “Chị Dung, chị Dung em nè...”
Thằng Dũng nhìn về chỗ thằng Mai đứng. Một “ghệ” đi xe PC, mặc quần loa, áo ôm, tóc để dài, đeo kính to che gần phân nửa khuôn mặt - trên mặt kính có dán những bông hoa hippy sáu cánh. Thằng Mai có vẻ mừng rỡ, nói liếng thoáng: “Chị để em đắt xe cho... rồi vào lớp em chơi một chút...” Thằng Dũng nói lớn chọc quê:
- “Chị ơi, để em dẫn xe cho, em không lấy tiền công đâu.” Ngọc Dung quay lại nhìn thằng Dũng cười làm thằng này cũng muốn... điêu đứng. Nó ngờ ngợ hình như là đã gặp chị hippy đi xe honda PC này ở đâu đó rồi. Còn thằng Thạch thì lại ngơ ngác, khi biết là chị Dung chạy đua của thằng Mai là cô hippy xinh đẹp này chứ không phải là bà mập ném tạ mà nó đã găp ở sân Phan Đình Phùng. Thằng Thạch nhìn theo dáng thằng Mai dẫn xe cho chị nó mà lòng đầy ganh ty. Hôm nay đúng là ngày buồn của nó. Trước đây mấy hôm, nó định gửi thư mời cho cô bé Gia Long bán bánh mì nhưng chỉ thấy cô em gái có võ, người đã từng bạt tay thằng Mai nên nó không dám hó hé sợ mình sẽ là nạn nhân thứ hai. Không mời cô bé Gia Long được thì nó đành phải mời cô bé Oanh nữ sinh Trưng Vương - người kết bạn tâm tình mập ú để nó khỏi cảm thấy quê với mấy thằng bạn.
Con đường vào sân trường chiều nay thật đẹp vì những tấm bích chương đủ màu sắc được thực hiện bởi những “họa sĩ” của các lớp được Ban đại diện học sinh tuyển chọn treo đầy các thân cây. Những cụm dây kim tuyến óng ánh treo từ thân cây này sang thân cây khác rực rỡ như gương mặt của những cậu con trai Petrus Ký hãnh diện đi với những bạn gái bên cạnh. Thỉnh thoảng có tiếng pháo nổ dội lên chát chúa trong các hành lang bởi những tay nghịch ngợm đốt để chọc giám thị hành lang. Hôm nay các thầy giám thị cũng bỏ qua cho tụi nó vì các thầy biết chiều hôm nay là ngày chia tay để đón xuân vui vẻ của bọn nó còn khi nghỉ hè thì chẳng có buổi lễ chia tay nào cả. Chính buổi liên hoan tất niên mới thể hiện hết tinh thần của bọn nó: ăn diện, ca hát, nhảy đầm, thậm chí có lớp tụi học sinh còn uống cả la-de thay cho nước ngọt. Mỗi lớp có một cách tổ chức tiệc tất niên riêng, nhưng tựu trung cũng là ăn uống, hát hò. Buổi chiều tất niên này coi như là buổi chiều “hỉ xả” kỷ luật để tụi nó có thể được vui vẻ để về đón xuân cùng với gia đình. Các thầy giám thị cũng đã qua những buổi liên hoan tất niên trong đời học sinh nên cũng hiểu rõ tâm trạng của bọn nó - nhất là bọn học sinh lớp đệ tứ - không biết gương mặt của những thằng bạn nào sẽ đi chung với mình lên đệ tam khi tụi nó chia tay vi phải đổi lớp học theo từng ban.
Dãy hành lang dài của các lớp đệ tứ đầy những “công - phắc - tuya” đủ màu sắc nằm trang điểm cho nền gạch bông cũ, lặng thầm in dấu chân những thế hệ học sinh Petrus Ký đã đi qua. Những học sinh lớp đệ tứ sắp qua ngưỡng vừa là học sinh lớp lớn, vừa là học sinh lớp nhỏ với những gương mặt nổi mụn, không hiểu vì sao bỗng dưng giọng nói đang thanh tao bổng trở chứng như vịt đực, luôn nghĩ về thế giới những đứa con gái với những sự bí mật mà tụi nó muốn khám phá. Nhưng trên hết vẫn là một ước mơ cháy bỏng: được lên lớp đệ tam, được ngồi lại ở ngôi trường Petrus Ký cho đến hết lớp đệ nhất, được là những thằng bạn của nhau khi lên đại học và cho đến khi... lấy vợ!
Ngày thường không khí trong ngôi trường trầm lặng bao nhiêu thì buổi hôm nay ồn ào bấy nhiêu như để “trả thù” cho những buổi chiều im lặng. Hầu như mỗi lớp đệ tứ đều có một ban nhạc của lớp với đầy đủ những gì để tạo thành một ban nhạc như đàn, trống, giàn âm thanh. Còn những lớp nào không có trình độ văn nghệ thì có nguyên giàn Akai với hai cái loa tổ chảng đi kèm. Lớp tứ 7 tụi nó, vốn đầy những dân nghệ như thằng Hữu, thằng Chương nên có hẳn một ban nhạc là mà những nhạc công không ai khác hơn là những thằng trong lớp.
Dưới bàn tay của thằng Dũng, những sợi dây kim tuyến, dây màu với những trái châu bóng loáng được giăng từ đầu lớp tới cuối lớp. Bàn ghế đã được tụi lớp buổi sáng cho dựa vào tường hết nên tạo được khoảng trống chính giữa lớp. Trên mặt những cái bàn là bánh kẹo, nước ngọt và cũng là nơi để đứa nào đứng mỏi chân thì ngồi. Toàn bộ tấm bảng đen đã được thằng Dũng cho phủ kín bởi mấy tấm giấy bản to với giòng chữ “Tứ Bảy Happy New Year” đủ màu sắc. Phía trên bục, sát tấm bảng là chỗ tụi dành cho ban nhạc biểu diễn.. Thằng Trí đang cầm dùi trống quay quay, thằng Hữu đang biểu diễn ngón đàn solo bài “California Dreaming”, bàn tay trái của nó chạy lướt từ trên xuống tận dưới cần đàn nhả ra những âm thanh réo rắt. Thằng Hữu có ước mơ trở thành một Tony Mottola của Việt Nam. Khi nhứng dĩa nhựa ghita của Tony Mottola xuất hiện ở thị trường như “Roman guitar” "Spanish guitar”, “Paris guitar”... là thằng này đều nhịn tiền quà để săn lùng cho bằng được. Nhờ vậy thằng này có một bộ sưu tầm dĩa hát cũng đáng nể.
Thằng Chương - hôm nay phá lệ - cũng tham gia chơi cây đàn bass phụ họa cho thằng Hữu. Từ hôm đua tài với nhau, hai thằng đều nể trọng tài nhau và sẵn sàng kết hợp khi cần thiết. Tụi học sinh lớp tứ 7 đã ngồi rải rác trong lớp. Nhiều đứa có bạn gái ngồi bên cạnh đang cắn hột dưa tí tách, làm cho môi thêm hồng một cách rất dễ thương. Không gì làm môi thiếu nữ hồng tự nhiên bằng cắn hột dưa. Mấy thằng không có bạn gái thì bình tĩnh ngồi nhận xét:
- “Trời ơi, ghệ của thằng Thuật mặc mini sọt tụl bây ơi...”
- “Chân khảm xà cừ mà nó dám mặc mini sọt...”
- “Cha... Cha... ghệ của thằng Cường cao nhồng mà dám mặc mini duýp tụi bây, cặp chân nó làm ống điếu được...”
- “Vậy mà nó còn dám ngồi chàng hảng nữa...”
- “Sao... sao ngồi chàng hảng hả? Có thấy gì không tụi bây?”
- “Thấy cặp giò không...”
- “Ui cha... thằng Mai có ghệ tụi bây ơi...”
Tụi nó xôn xao:
- “Ghệ gì sao giống chị nó quá vậy? Chắc cở 20 tuổi là ít...”
- “Đẹp chứ mậy...”
Thằng Khải nãy giờ ngồi im thin thít, lẩm bẩm:
- “Sao thấy quen quen...”
Chương trình liên hoan tất niên của nó không biết mở đầu lúc nào vì đứa nào vào lớp sớm thì cứ tự động lấy bánh kẹo, nước ngọt rồi... tự ra một cái bàn mà ngồi nhâm nhi, xem văn nghệ chẳng có diễn văn bắt đầu khai mạc gì cả. Thằng nào vô trễ thì ráng chịu. Đứa nào muốn về sớm thì cứ về, đứa nào muốn ở lại thì cứ ở đến khi không còn thằng nào nữa thì ban nhạc sẽ tự thu dọn đồ nghề ra về. Hình như buổi liên hoan tất niên là nhờ vào cái không khí xôm tụ do ban nhạc khuấy động là chính.
Đưa Ngọc Dung vào cái bàn trong góc lớp, thằng Mai lấy nước ngọt và một dĩa hạt dưa mang đến. Nhìn lên bục “sân khấu”, nơi mấy thằng trong ban nhạc tự ghép đang còng lưng ôm đàn vì những cây đàn ghita điện Fender có vẻ nặng nề so với thân hình của các nhạc sĩ, Ngọc Dung nhận xét: “Mấy em chơi nhạc hay ghê”.
- “Chị không nhớ thằng Chương sao, thằng Chương tham dự trong liên hoan văn nghệ liên trường đó...”
- “À... có phải em ấy chơi cây đàn... gì...”
- “Đàn nhị...”
- “Ờ... đàn cò. ở trường chị không có học dân ca nên không biết nhưng trong trường Quốc gia Âm nhạc kịch nghệ nhạc sư Nguyễn Hữu Ba có dạy cây đàn này.”
Thằng Mai nói, không giấu vẻ tự hào:
- “Hồi năm đệ lục em có được học dân ca với thầy Ba trong giờ nhạc đó.”
- “Hèn chi. Trường em có mấy thầy dạy nhạc giỏi ghê há... Nào là nhạc sư Nguyễn Hữu Ba, nhạc sĩ Hoàng Lang, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương...”
Thằng Mai hỏi Ngọc Dung một câu mà nó đã định hỏi từ lâu:
- “Sao chị người nam mà lại học trường Trưng Vương. Em nghe nói trường đó toàn con gái Bắc kỳ không hà, cũng như trường Chu Văn An toàn là con trai Bắc kỳ.”
Ngọc Dung cười, khoe cái má lúm đồng tiền:
- “À... anh của chị học trường Võ Trường Toản cạnh bên. Ba chị bắt chị thi vào trường Trưng Vương để anh chị đưa đón cho dễ. Nói vậy chứ phân biệt sao được. Thí dụ như trường em cũng có người Bắc chứ.”
Thằng Mai chợt nhớ tới thằng Cường nên nó gật gù:
- “Dạ, trong lớp em cũng có thằng Bắc kỳ nữa. Nhưng...”
- “Nhưng sao...”
Nó định nói tiếp là nó không thích thằng này nhưng cảm thấy nói vậy là không hay lắm nên nó im lặng.
Thằng Việt cầm micro đứng giữa lớp giới thiệu tiết mục tiếp theo là phần biểu diễn tiết mục ảo thuật của thằng Thái. Đứa nào muốn lên biểu diễn hát, hò gặp nó để báo tiết mục vì nó là người điều phối kiêm giới thiệu chương trình. Thằng Thái mà tụi nó thường gọi là “thái dúi” nói nhỏ với thằng Việt trước khi thằng này giới thiệu nó lên “sân khấu”:
- “Ê, mầy nhớ là không được nói “thái dúi” nghe...”
- “Thái Dũng được không?”
- “Thôi. Chỉ Văn Thái không là đặng rồi.”
Thằng Việt cầm micro, giọng nheo nhẽo như đang đứng trước một sân khấu đầy khán giả:
- “Sau đây là tiết mục ảo thuật của bạn Văn Thái... Một nhà ảo thuật đại tài có 35 năm tu luyện ở núi Tà Lơn với nhà ảo thuật Bảo Thu... có thể biến giấy thành tiền và tiền thành bánh su, bánh dừa của chị Lan. Sau đây là nhà ảo thuật Thái dăng...”
Thằng Việt vội bụm miệng. Bọn trong lớp cười ầm lên, có đứa còn vỗ tay và tự hỏi không biết thằng này bị “liệu” cái miệng hay nó cố tình chơi thằng Thái dúi. Còn thằng Thái thì đỏ mặt. Tuy vậy nó cũng bước lên bục với cái bàn đựng đồ nghề của các ảo thuật gia. Nó lấy một cái ly đầy sữa và uống hết nhưng sau đó, chỉ cần lắc tay một cái thì ly sữa đầy lại. Sau đó, nó lấy ra tờ giấy năm đồng, xếp lại rồi thổi vài cái tờ giấy năm đồng biến thành tờ giấy hai chục. Trong tiếng nhạc của bản Appach do ban nhạc phụ họa, thằng Thái hào hứng diễn tiếp tiết mục hóa chim bồ câu. Không biết bằng cách nào thằng Thái có thể lấy ra con chim bồ câu từ trong cái nón cao chuyên dụng của nhà ảo thuật. Bọn nó vỗ tay ì xèo, nhất là tụi con gái khách mời. Nhưng lúc ấy thằng Ngầu nhào lên sân khấu, chụp tay thằng Thái để khám phá bí mật của trò ảo thuật làm thằng Thái la oái oái.
Thằng Cường cũng nhào lên sân khấu, ôm chặt thằng Thái để thằng Ngầu lục túi áo trong của thằng này làm đám “khán giả” đang dự tất niên cười ầm ĩ. Ngọc Dung vừa cười vừa nói: “Trời ơi, đâu có ai cho khán giả lên sân khấu khi diễn ảo thuật đâu, bể cội lương của người ta hết...”
Thằng Thái ôm cái bàn đựng đồ nghề ảo thuật của nó chạy xuống lớp, còn thằng Ngầu la lên một cách đắc thắng: “Tao biết rồi, tao biết mánh của nó rồi...”
Một tiếng pháo nổ vang trên sân khấu. Không biêt thằng nào trong lớp đã đốt viên pháo quãng lên chỗ thằng Ngầu đứng làm thằng nầy nhẩy cẫng lên. Thằng Hữu cầm micro hét lên: “Đừng quăng pháo lên sân khấu coi chừng bể trống, đền chết mẹ đó nghe tụi bây...” Ngọc Dung ngồi dưới này cười chảy nước mắt:
- “Liên hoan vui quá, vui hơn tụi con gái chị nhiều...”
Lúc ấy, từ ngoài cửa lớp, thầy giám thị hành lang xuất hiện: “Trò nào đốt pháo đó...”
Thằng Thuật la lớn:
- “Thằng nào ở ngoài nhà xe quăng vào đó thầy ơi, tụi em hiền lắm thầy ơi..”
Thầy giám thị lắc đầu bỏ đi sang lớp khác. Lúc ấy thằng Dũng và thằng Thạch cùng hai “ghệ” của tụi nó từ ngoài cửa lớp đi vào. Trông thằng Dũng thì tươi hơn hớn còn mặt thằng Thạch thì không giấu được vẻ lặng lẽ, khác với tính nó ngày thường. Có lẽ vì “ghê” của thằng Dũng trông có vẻ mảnh mai, dễ thương, còn "ghê” của thằng Thạch, trái lại, mập và mặt có khá nhiều mụn.
Thằng Dũng và Thạch đưa khách của mình tới chỗ ngồi của thằng Mai. Vì đã từng gặp Ngọc Dung trong buổi diễn liên hoan văn nghệ liên trường nên thằng Dũng khẽ gật đầu chào Ngọc Dung, còn thằng Thạch thì tỉnh bơ vì nó cảm thấy buồn bã vì xấu số hơn hai thằng bạn, chỉ có cô bạn nó là khẽ chào Ngọc Dung và kêu lên:
- “Em thấy chị quen quá...”
Ngọc Dung cười hỏi:
- “Em học Trưng Vương phải không?”
Cô bé ngạc nhiên:
- “Sao chị biết?”
Ngọc Dung nhìn vào cái phù hiệu Trưng Vương đính trên phần ngực của chiếc áo dài cô bé đang mặc rồi trả lời:
- “Ừ, chị học đệ nhứt...”
- “À, em nhớ rồi, chị là trưởng ban văn nghệ của trường...”
- “Hay ta...”, Ngọc Dung khen làm con nhỏ sướng rên. Thằng Dũng lấy bánh và nước ngọt cho hai cô bạn gái. Đứng trên bục, thằng Việt tiếp tục vai trò của mình:
- “Hôm nay lớp tứ 7 chúng ta có hân hạnh đón tiếp một chị trưởng ban văn nghệ trường Trưng Vương đến tham dự liên hoan tất niên củng lớp chúng ta. Thay mặt lớp tứ 7, tôi xin phép được mời chị Ngọc Dung trình diễn một bản nhạc. Nếu các bạn đồng ý, xin cho một tràng pháo tay...”
Tiếng vỗ tay, tiếp đập bàn, tiếng huýt sáo và tiếng những vỏ chai đập vào nhau tạo nên một âm thanh hỗn độn nhưng khá vui tai. Không mắc cỡ, Ngọc Dung bình tĩnh bước lên lấy micro từ tay thằng Việt:
- “Kính thưa các em...”
Tụi nó đồng thanh hô:
- “Dạ, tụi em kính chào... em.”
- “Hôm nay, nhân dịp được tham dự liên hoan với các... em, chị xin hát một bài nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đó là bài “Người con gái Việt Nam...”
Ngọc Dung mượn cây ghita của thằng Hữu tự đệm và bắt đầu hát: “Người con gái Việt Nam da vàng/ đi trong đêm đêm vang ầm tiếng súng/ Người con gái Việt Nam da vàng/ yêu quê hương nước mắt lưng tròng..."
Tụi nó ngồi im lặng để nghe giọng hát hết sức có hồn của Ngọc Dung trong một bản nhạc mà chỉ một vài đứa như thằng Hữu, thằng Chương, thằng Dũng biết là của một nhạc sĩ phản chiến còn kỳ dư, những thằng còn lại chỉ thưởng thức bài nhạc vì âm điệu lạ, khác hẳn những bài nhạc mà tụi nó thường nghe Hùng Cường, Chế Linh, Nhật Trường, Duy Khánh... hát trên radio, vô tuyến truyền hình hàng ngày. Những học sinh lớp khác, nghe nói có một giọng hát nữ từ lớp tứ 7 nên đã bỏ liên hoan của lớp đến đứng ngay cửa ra vào để xem Ngọc Dung biểu diễn. Thằng Chương nói với thằng Thuật:
- “Chị này hát giống Sylvi Vartan quá.”
Thằng Thuật cười, lấy tay vuốt tóc:
- “Vậy tao có giống Adamo không? Tao với con ghệ này bằng tuổi nhau mà nó dám xưng bằng chị.”
Thằng Mai nóng máu khi thằng Thuật có vẻ coi thường Ngọc Dung:
- “Người ta bằng tuổi mầy mà đã học đệ nhứt...”
- “Tại nó có điều kiện đi học trước tao thôi, chứ có gì đâu...” Thằng Thạch chen vào:
- “Ghệ này ngon ta... Ba là dân biểu mà con đi hát nhạc phản chiến...”
- “Chắc ba của con nhỏ này là dân biểu phản chiến quá”, thằng Thuật gật gù, tỏ vẻ hiểu biết.
Thằng Thạch tiếp tục kê tủ đứng vào miệng thằng Thuật:
- “Ai nói dân biểu phản chiến... người ta thường gọi là dân biểu đối lập.”
Thằng Thuật nhìn thằng Thạch:
- “Bữa nay sao hay cãi quá vậy mậy? Buồn bực gì hả?"
Thằng Thạch cũng cảm thấy bực mình thiệt. Nãy giờ nó có nói câu nào với cô bé ngồi cạnh đâu trong khi cô bé này cứ liên tục khen trường Petrus Ký “ước gì sau này trường Petrus Ký cho con gái vào học chung với con trai. Học lớp buổi tối cũng được”.
Thằng Thạch khi nghe vậy càu nhàu:
- “Cho con gái học để phá hoại danh tiếng trường Petrus sao?” Cô bé trường Trưng Vương cãi:
- “Anh làm như chỉ có con trai là học giỏi thôi sao? Nhiều đứa con gái học còn giỏi hơn con trai gấp nhiều lần.”
- “Nhưng đa số con trai giỏi hơn con gái. Con gái chỉ có khóc nhè là hay.”
Con bé Danh ngồi cạnh bên cô bé Trưng Vương lên tiếng bênh vực phái của mình:
- “Không phải ai cũng khóc nhè đâu. Như chị Dung nè, giỏi hết biết...”
Lúc ấy, Ngọc Dung đã hát xong. Cô đưa trả micro cho thằng Việt rồi xuống chỗ ngồi trong tiếng vỗ tay cổ vũ xen lẫn trong những tiếng “bis” “bis” của nhiều “khán giả” trong lẫn ngoài lớp. Ngọc Dung nói với thằng Mai:
- “Lớp em liên hoan tất niên vui quá, nhưng chị có việc phải về sớm nghen...”
Thằng Mai khẩn khoản:
- “Em có một tiết mục này tặng riêng chị, để em biểu diễn xong rồi chị về...”
- “Ừ, cũng được...”
Trên bục, thằng Việt tiếp tục giới thiệu chương trình: “Sau đây là kịch sĩ Hoàng Mai...”
Tụi nó “Ồ” lên và ngơ ngác nhìn quanh quất để tìm kịch sĩ Hoàng Mai - một kịch sĩ nổi tiếng trên vô tuyến truyền hình thì thằng Việt bình tĩnh tiếp tục:
- “...kịch sĩ Hoàng Mai của lớp tứ 7 đó là bạn Mai Mốt trong vở kịch... thơ...”
- “Kịch thơ... lạ à nghe. Nghe Hồ Điệp ngâm thơ đã thấy ngán còn diễn kịch thơ nữa...”, tụi nó bàn tán.
- “Đây xin giới thiệu kịch sĩ Hoàng Mai... Mốt trong kịch thơ Xuân Tha Hương.
Thằng Mai nhìn chị Dung rồi đi lên bục. Nó đứng im lặng một chút như tập trung tư tưởng rồi bước ra. Bây giờ, trông thằng Mai như đã lột xác thành một người khác trong dáng đi cô quạnh, lạnh lẽo trong gió rét qua cách biểu diễn động tác của nó. Rồi nó cất giọng đọc thơ:
- “Tết này chưa chắc em về được/ Em gửi về đây một tấm lòng/ Ôi, chị một em, em một chị/ Giời làm xa cách mấy con sông/ Em đi dang dở đời mưa gió/ Chị ở vuông tròn phận lãnh cung/ Chén rượu tha hương giời đắng lắm/ Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông/ Chiều qua ngòi ngắm hoàng hôn xuống/ Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng... ”
Câu cuối “Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng” nó đọc nghe da diết, như trút hết tất cả tình cảm vào câu thơ ấy. Bỗng dưng, thằng Dũng sực nhớ lại mấy hôm trước thằng Mai gặp nó hỏi: “Mầy có biết bài thơ nào hay cuốn sách nào nói về người em nhớ tới người chị không?”
Thằng Dũng lẩm nhẩm:
- “Người em nhớ tới người chị, người em... người chị... để coi rồi... có rồi...”
- “Thơ cúa ai vậy?”
“Nguyễn Bính, ông này chuyên làm thơ tặng chị ổng là chị Trúc. Để tao về kiếm cuốn thơ Nguyễn Bính chép cho mày...” Thằng Dũng về nhà, lục trong “thư viện” của nó tìm đươc bài thơ “Xuân tha hương” chép cho thằng Mai. Trong khi thằng Mai đọc bài thơ thì thằng Dũng dẫn giải:
- “Bài thơ này dài lắm, tới 7 khổ lận, mà khổ nào khổ nấy dài thòng, tao chỉ chép cho mầy khổ đầu là đủ rồi. Bài thơ này thi sĩ Nguyễn Bính làm ở Huế, có lẽ tâm trạng ổng ăn tết xa nhà, buồn quá rồi nhớ chị nên làm bài thơ này...”
Thằng Mai lẩm nhẩm đọc:
- “Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng... Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng...”
Đúng tâm trạng nó quá, dù nó không phải làm kiếp tha hương như nhà thơ này. Nó ở Chợ Lớn, chị Dung ở Sài Gòn, không có gì là tha hương mà chỉ hơi xa đường nhưng nó cũng nhớ chị Dung một cách lạ lung. Bài thơ này hợp tâm trạng mình đây, nó tự nhủ. Sao mà ông thi sĩ này hay quá vậy. Mấy chục năm về trước ổng đã làm bài thơ này giùm mình rồi.
Thằng Dũng thấy thằng Mai trầm ngâm, có vẻ như đang xuất thần nên hỏi thằng này:
- “Mầy chép bài thơ này cho ai vậy?”
- “Bí mật. Rồi mầy sẽ biết.”
Thằng Dũng chọc thằng Mai:
- “Mầy thuộc loại người tình chị rồi...”
Thằng Mai ngơ ngác:
- “Tình chị là sao?”
- “Là mê chị chứ không thèm mê “ghê” bằng, hoặc nhỏ tuổi hơn mình. Mầy giống như nhà thơ Nguyễn Bính.”
- “Tao đâu biết làm thơ”
- “Ừ, mầy khác ổng ở chỗ là mầy không biết làm thơ. Mầy mà biết làm thơ nữa thì nửa bồ chữ còn lại trong thiên hạ tao giao cho mầy. Nhưng ổng giống mầy ở chỗ là chuyên làm thơ tặng chị.
Bây giờ thì thằng Dũng đã biết rồi và khi nhìn Ngọc Dung thì thằng Dũng lờ mờ đoán rằng “thằng này bị tình chị duyên em rồi”. Bỗng dưng thằng Dũng bật cười khi nhớ lại phim mà nó vừa xem ở rạp Đại Nam “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” do Lâm Đại đóng. Trong phim, Lâm Đại đóng vai người chị và Trần Quang Vinh đóng vai người em họ. Thằng em yêu bà chị và bà chị cũng yêu ngược lại thằng em. Trong phim có cảnh làm khán giả và nó nhớ mãi là khi hun bà chị Lâm Đại, thằng em hỏi “Em hun gì có đúng không chị” làm khán giả cả rạp cười ồ lên. Thằng Dũng để mặc cho sức tưởng tượng của nó nghĩ về thằng em Mai và bà chị Ngọc Dung rồi nghĩ đến cái cảnh trong phim mà tự cười một mình.
Cô bé Thanh Danh thấy thằng Dũng cười một mình, bèn hỏi:
- “Anh Dũng cười anh Mai hả?”
- “Không phải đâu. Nhưng Dũng sực nhớ đến chuyện Forget - me - not...”
- “Đúng rồi, anh Dũng đã hứa kể cho Danh nghe chuyện đó...”
- “Ở đây ồn quá, chút xíu nữa..."
Khi thằng Mai chấm dứt màn trình diễn thì tụi trong lớp cũng vỗ tay nhưng không biết vì lịch sự hay khen ngơi thật sự. Thằng Mai cóc cần. Nó chỉ cần diễn cho chị Dung xem và chị Dung thích là được. Nó hồi hộp chờ lời khen của Ngọc Dung khi về chỗ ngồi.
- “Em diễn có hồn lắm. Xem em diễn chị cớ cảm tưởng em đang gửi gấm tâm tình cho một người chị nào đó. Nhớ sang năm làm hồ sơ thi vào trường Quốc gia Âm nhạc kịch nghệ nha. Em thi kịch thơ của thầy Vũ Khắc Khoan được đó...” Thằng Mai muốn nói với Ngọc Dung rằng người chị trong thơ Nguyễn Bính chính là người chị Ngọc Dung của nó bây giờ. Nhưng nó chỉ lí nhí trong miệng em... em cám ơn chị...” Thằng Khải từ góc phòng đi đến, hỏi Ngọc Dung:
- “Phải chị trong đội điền kinh cúa chị Hồng Anh, trưởng khối thể thao trường Trưng Vương không?”
- “Sao em biết...”
- “Như vậy là em gặp chị trên đường chạy hoài mà chị không biết. Em ở trong đội điền kinh của trường Petrus, đội điền kinh thiếu niên Việt Nam. Em tên là Khải...”
Ngọc Dung trợn tròn mắt:
- “Ừ, chị nhớ rồi. Em vô địch thiếu niên môn chạy nước rút 100m. Em học lớp chung với Mai hả?”
Thằng Mai cướp lời:
- “Nó là trưởng ban thể thao lớp em đó... đá banh “chì” lắm!”
- “Sao trường em có nhiều người giỏi vậy?”
Thằng Mai tự hào:
- “Trường em thuộc loại thông minh nhất nam tử mà chị. Trong lớp em còn mấy thằng đánh bóng bàn hết sẩy, trong đội tuyển thiếu niên bóng bàn Việt Nam, thằng Trần Công Minh, hai anh em thằng Châu Hậu Ý, Châu Hậu Nhật...” Thằng Khải thấy thằng Mai tự đắc quá, chen vào:
- “Lần tới chị có tham dự Đại hội thể thao liên trường không?”
- “Có chứ. Chị chạy môn 200 mét...”
Thằng Khải gãi đầu:
- “Em thấy chị phải là trưởng khối thể thao mới đúng. Sao chị lại làm trưởng khối văn nghệ...”
- “Trong hai phải chọn một. Lâu dài chị vẫn thích văn nghệ hơn... Vì văn nghệ làm người ta mềm mại. Trong lớp em cũng có một nhân tài văn nghệ đang nằm trong lá ủ đó...”
- “Ai vậy chị?”
- “Kịch sĩ Mai Văn Mốt nè...”
Thằng Mai đỏ mặt tự hào khi nghe Ngọc Dung khen ngợi. Ngọc Dung quay sang nói với nó:
- “Thôi bây giờ chị về nghe. Tối thứ ba tuần tới, lớp kịch của chị có tổ chức tất niên, em đến chơi nghe..."
Thằng Mai ngần ngừ:
- “Em đi hai người được không chị?”
Ngọc Dung cười:
- “Dần bạn gái theo hả. Được chứ.”
Thằng Mai đỏ mặt:
- “Không phải. Em dắt theo thằng bạn”. Nó trả lời Ngọc Dung như vậy nhưng trong lòng nó vô cùng muốn nói “em chỉ có một người bạn gái duy nhất trong đời là chị thôi”.
Nó đưa Ngọc Dung ra khỏi lớp. Nhiều thằng nhìn theo huýt sáo. Thằng Thuật vừa nhai kẹo, vừa nói với thằng Thạch: “Thằng Mai trúng số, có người chị “gồ” thiệt.”
Thằng Thạch bĩu môi, giọng châm biếm:
- “Cái này gọi là tình em mà duyên chị. Chắc nó mê bà chị này rồi."
- “Tao có bà chị như vầy tao cũng mê...”, thằng Thuật chép miệng.
- “Tao thấy con ghê này cũng thường thôi.”
Cô gái trường Trưng Vương nãy giờ ngồi cạnh bên nó, lên tiếng phản đối:
- “Anh nói kỳ, chị Dung mà anh kêu bằng con ghệ... Thôi, em đi về đây.”
- “Ừ, thôi Oanh đi về đi...”
Con nhỏ đặt chai xá xị đang uống dở xuống bàn rồi bỏ ra đi một nước, không thèm ngoái lại để chào thằng thằng Thạch. Cồn thằng này thì vẫn tỉnh bơ như không làm thằng Thuật ngạc nhiên:
- “Bữa nay mầy bị cái gì vậy mậy?”
Không đứa nào biết tại sao thằng Thạch lại có thái độ như vậy, chỉ có trong lòng nó biết. Trong đám mấy đứa con gái khách mời dự liên hoan tất niên có cả bạn gái của thằng Hòe, cô bé Tịnh, người sẽ cùng thằng Hòe tham dự cuộc thi đố vui để học liên trường. Cô bé này không ai khác hơn là cô bé bán bánh mì ở trước cửa rạp xi-nê Việt Long. Chính vì vậy buổi liên hoan tất niên nầy lại là buổi liên hoan nỗi buồn của nó. Trong khi đó thằng Dũng thì đang ba hoa chích chòe với con bé Danh:
- “Sở dĩ hoa lưu ly thảo được gọi là Forget - me - not là từ câu chuyện do người ta kể như sau. Có một cặp trai gái nọ đang đi dạo trên một khu rừng thì bỗng dưng cô gái thấy một loại hoa gì đó rất đẹp đang nở trên đầm lầy nên nhờ anh ta hái giùm. Không chút đắn đo, anh ta liền nhảy xuống đầm lầy. Không ngờ đầm lầy quá sâu nên anh ta hụt chân, và ngày càng chìm dần. Vì ở nơi thanh vắng nên cô gái kêu cứu trong vô vọng. Trước khi chìm sâu vào lòng đầm lầy, anh ta còn kịp hái mấy cành hoa thảy lên cho cô gái và kêu to “Forget me not...” - nghĩa là đừng quên tôi. Danh thấy câu chuyện lãng mạn chưa...?”
Cô bé Danh suy nghĩ và nói một câu trớt qướt, không như mong đợi của thằng Dũng:
- “Té ra khi gặp hoàn cảnh cấp bách người ta cũng nói sai văn phạm nữa hé anh. Bởi vậy khi mình nói tiếng Anh, sai văn phạm cũng có người hiểu anh hé!”
- “Có thể anh này muốn cô gái quên anh ta, để lương tâm cô không cắn rứt nhưng khi sắp chết anh ta lại muốn phủ định câu nói đầu tiên nên thêm chữ Not vào...”
Nãy giờ khi thằng Dũng đang đấu hót về hoa Forget – me - not thì thằng Thạch đã nghe hết. với sự buồn bã của một thằng nhìn thấy đứa con gái mình thích đi với người khác, ngay trước mắt mình, nó phán một câu rất hận tình đen bạc:
- “Trật lất rồi mầy ơi, tại thằng đó là người Pháp nên nói tiếng Anh trật văn phạm vậy thôi chứ có gì đâu...”
Thằng Dũng ngẩn người. Những lời giải thích của nó về hoa lưu ly thảo là nó ‘cóp” từ sự giải thích của một tờ báo tuổi học trò mà nó tin là đúng. Nhưng nhận xét của thằng Thạch là một nhận xét vô cùng mới lạ khiến cho nó phải suy nghĩ. Cũng có thể lắm. Biết đâu đó là một chàng người nước nào đó - thí dụ như chàng Dũng - người nước Việt - quen với cô Danh - người nước Anh thi anh chàng Dũng cũng sẽ nói trật văn phạm thôi. Ngay cả không nằm trong tình huống cấp bách mà nó còn nói trật văn phạm lia chia, phải thường xuyên hỏi thằng Hòe về ba cái vụ động từ chia ở thể bị động. Thơ thì nó thuộc làu làu nhưng động từ to be + past participle là nó cứ quên như thể những thứ này có dầu nhớt làm trơn tuột khỏi dây thần kinh nhớ của nó.
Lúc ấy thằng Mai, mặt tươi roi rói, vừa trở vào. Thằng Thạch kêu thằng này lại chỗ của nó, nói như một nhận xét bâng quơ: “Cha, bữa nay thằng Hòe có ghệ nữa ta.”
Thằng Mai nhìn theo hướng nhìn của thằng Thạch:
- “Ừ hé. Vậy mà tụi mình cứ tưởng thằng này chỉ biết học không.”
Thằng Thạch nói nhỏ:
- “Mầy lại ngồi gần tụi nó, coi tụi nó nói chuyện với nhau cái gì.”
Trong tâm trạng vui vẻ, thằng Mai không hề thắc mắc: “OK Salem.”
Nói xong, nó đi ngay đến chỗ thằng Hòe đang ngồi cùng con bé Tịnh, cả hai đứa này không chú ý đến thằng Mai vì ban nhạc đang chơi một bài Twist sôi động và thằng Thuật đang biểu diễn màn nhảy “lắc tuýt ờ gen” sôi động như thần tượng Elvis Presley của nó. Cái mông thằng này hơi to nên mỗi khi nó lắc mông hay “te” thì vô cùng ấn tượng. Vài thằng hứng chí nhảy ra cùng nhảy với thằng Thuật, trong đó có cả những đứa con gái - khách mời của tụi nó. Tụi này thì nhảy cà lưng tưng, uốn éo lung tung theo cảm hứng của mình chứ chẳng đúng Twist của thằng Thuật. Nhưng chính vì nhảy điệu Twist theo kiểu tụi nó đã làm cho không khí trong buổi liên hoan thêm cuồng nhiệt. Những thằng ngồi ở các dãy bàn thì vỗ tay, đập bàn, huýt sáo. Vậy mà chỉ có hai thằng ngồi yên đó là thằng Thạch và thằng Mai. Thằng Thạch ngồi yên vì buồn còn thằng Mai thì ngồi yên để chờ xem thằng Hòe nói chuyện gì với con ghệ của nó. Nhưng thằng Mai tức mình vì chẳng nghe thằng Hòe nói chuyện gì hết mà cứ lo vỗ tay theo điệu nhảy điệu nghệ của thằng Thuật.
Thằng Thuật trong cơn hứng chí, giựt cái micro trong tay thằng Hữu rồi chu mỏ hát bài “Let’s Twist again”. Thằng Dũng ngạc nhiên vì chưa bao giờ nó nghe thằng này hát nhưng ngạc nhiên hơn nữa là thằng này hát thật hay. Trong giờ học nhạc lý thì thằng Thuật nằm trong danh sách điểm kém nhất và trong giờ học sinh ngữ thì nó cũng không thể vượt ra khỏi danh sách này. Vậy mà nó có thể hát bài “Let’s Twist again' y như ca sĩ phát ra từ dĩa hát. Té ra ca sĩ hát nhạc ngoại quốc hay không cần phải giỏi sinh ngữ lẫn phải biết nốt nhạc. Thằng Dũng nhớ lại hình như các ký giả kịch trường đã từng viết những bài chê bai những ca sĩ loại này trên các tờ báo. Nhưng dù cho báo chí có chê cách mấy thì ca sĩ mù nhạc, dốt ngoại ngữ vẫn xuất hiện, vẫn hát những bài nhạc ngoại thật hay như những giọng ca phát ra từ máy hát. Những giọng ca của những ban nhạc trẻ đang hát trong các phòng trà, club Mỹ là những thí dụ. Và bây giờ giọng ca của thằng Thuật cũng là một thí dụ nữa. Nhưng có quan trọng gì đâu. Có chất giọng hát hay để người nghe cảm là tốt rồi...
Thằng Dũng ngồi miên man nghĩ về những điều nó đã được đọc trên báo khi các ký giả kịch trường viết bài phê bình những ca sĩ, những ban nhạc trẻ của Việt Nam và nó thấy rằng thằng Thuật cũng có thể trở thành ca sĩ nếu nó đi học ở một lò nhạc nào đó như của nhạc sĩ Nguyễn Đức, trưởng ban Việt Nhi thường có chương trình phát vào ba giờ chiều chủ nhật hàng tuần, sở dĩ nó biết chương trình này vì mỗi chiều chủ nhật, trong lúc rã chữ trong nhà in, nó thường nghe radio ké của một thằng nhỏ cỡ nó cho đỡ buồn. Thằng này là tín đồ của ban Việt Nhi. Nó kể vanh vách những cái tên như Hoàng Oanh - chị cả trong ban Việt Nhi - Phương Hồng Hạnh... vì nó ước mơ một ngày nào đó sẽ được hát trong chương trình này. Nhưng chi tội cho thằng này là nó hát rất hay nhưng là hát cổ nhạc chứ không phải tân nhạc. Thằng này rống họng cãi “rồi mai mốt sẽ có cổ nhạc cho mầy coi. Thí dụ như Hoàng Oanh hát tân nhạc, còn phần cổ nhạc tao lo. Hơi tao dài cũng như Minh cảnh vậy, lo gì.”
Đang suy nghĩ như vậy, nó chợt giựt mình khi nghe con bé Danh hỏi:
- “Anh Dũng có biết là mấy anh Kiệt, Duy Anh, anh Nhơn, anh Trang đang tập văn nghệ mỗi sáng chủ nhật không?”
- “Không. Trong trường đâu có tập gì đâu?"
- “Không phải. Danh nghe nói tập văn nghệ để tham gia đại hội nhạc trẻ gì đó của ông Trường Kỳ tổ chức ở Thảo cầm viên.”
- “À, vậy thì tôi không biết. Có lẽ thằng Chương biết.”
- “À, đúng rồi, có anh Chương trong ban nhạc nữa”, cô bé Danh reo lên.
Thằng Dũng tiếc hùi hụi. Phải chi nó đi theo học quốc nhạc ở trường Quốc gia Âm nhạc kịch nghệ thì bây giờ nó có thể lại nhà cô bé Thanh Danh này một cách hợp pháp và thường xuyên với lý do đi tập văn nghệ. Nhưng cũng không sao, nó cũng sẽ tìm được cách.
Thằng Thuật quá bốc. Khi ban nhạc bắt đầu dạo bài Taboo thằng này liền uốn éo thân người, rồi bắt đầu mở từng cái út áo, sau đó cởi phăng cái áo, đưa lên khỏi đầu, tay quay tròn. Tụi nó trong lớp vỗ tay, la ré lên “tuột quần luôn đi Thuật... bis... bis” “Sexy đi Thuật ơi...”. Trong khi đó thì đám con gái khách mời đỏ mặt lên, có đứa cúi gằm mặt và đứng dậy đi về. Thằng Hòe với con bé Tịnh nói với nhau cái gì đó rồi hai đứa ra khỏi lớp. Thằng Thạch đưa mắt ra hiệu cho thằng Mai, thằng này hiểu ý bèn đứng dậy đi theo phía sau thằng Hòe, cố gắng lắng nghe xem hai đứa này nói chuyện gì trong tiếng ồn ào trong khuôn viên trường buổi chiều cuối năm. Thằng Hòe và cô bé Tịnh vẫn vô tình không biết rằng có người đang theo dõi mình nên vẫn nói chuyện vô tư đến tận nhà để xe của lớp. Đến đây thằng Mai phải quay vào để làm “rắp-po” cho thằng Thạch vì nó không thể lấy xe đạp theo hai đứa này được. Một nhiệm vụ bất khả thi - “Mission impossible” như tên gọi của một phim gián điệp đang chiếu trên đài vô tuyến truyền hình Mỹ hàng tuần. Một phim hấp dẫn bọn con nít không thua gì các phim “Batman and Robin", “Star - trek”, Bonama, “Wild - wild west”...
Khi thằng Mai vừa quay trở vô lớp thì thằng Thạch cũng đang vừa đi ra. Nó quá nóng lòng chờ nghe điệp viên của mình “rắp-po” về nội dung nói chuyện của thằng Hòe và con bé Tịnh. Vừa thấy thằng Mai, nó hỏi ngay:
- “Sao mầy có nghe được gì không?”
Thở vài hơi cho hết mệt, thằng Mai rắp-po:
- “Tụi nó nói chuyện chán thấy mẹ...”
Thằng Thạch gắt:
- “Nhưng mà chuyện gì?”
- “Toàn chuyện học không.”
- “Chuyện học? Vô ăn liên hoan tất niên mà bàn chuyện học?”
- “Ừ, tại tao nghe tụi nó nói chuyện cho kỳ thi Đố vui để học liên trường Việt Nam với liên trường Tây. Thằng Hòe với con ghệ của nó cùng chung đội tuyển..”
- “Ủa con nhỏ này ở trong đội tuyển với thằng Hòe. Nó học giỏi dữ vậy sao?”
Đến phiên thằng Mai ngạc nhiên:
- “Mầy biết con ghệ đi chung với thằng Hòe à?!”
Thằng Thạch không trả lời. Con bé này mà học giỏi như thằng Hòe là kể như nó đã có một bàn thua trông thấy!

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:24

 Chương 23

Rồi ba ngày Tết cũng trôi qua thật lẹ. Khi tụi nó trở lại trường thì đã gần tháng hai. Điều này có nghĩa là tụi nó sắp sửa thi đệ nhị lục cá nguyệt. Bắt đầu có những gương mặt lo lắng ưu tư cho bài vở, cho kỳ thi quan trọng cuối cùng của năm đệ tứ - lớp cuối cùng của bậc trung học đệ nhất cấp.
Nhưng tụi nó đâu chỉ lo gạo bài không mà thôi. Còn nhiều sinh hoạt hiệu đoàn mà tụi nó phải tham gia cả lớp như tập đi diễu hành trong lễ khai mạc đại hội thể thao liên trường. Ngay cả những đứa chúa ghét thể dục, thể thao như thằng Dũng hoặc như thằng Hòe đang chuẩn bị cho cuộc thi “Đố vui để học liên trường” cũng phải tập đi diễu hành.
Thằng Khải, trưởng ban thể thao, là người chịu trách nhiệm với thầy Túy - giáo sư phụ trách thể dục thể thao của trường, trong việc điều động bọn học sinh lớp tứ 7 sau giờ học phải có mặt tại sân vận động Lam Sơn để tập đi. Để dụ khi mấy thằng này. Thằng Khải úp mở:
- “Đứa nào tham dự diễu hành sẽ được khỏi thi môn thể dục.”
Thằng Dũng là thằng phấn khởi trước tiên với tin này vì nó là thằng vô cũng chán ngán thi môn thể dục:
- “Thiệt hôn mậy? Nếu vậy thì tao đi tập liền."
Nhưng sau đó tụi nó ỉu xìu khi nghe thằng Khải nói tiếp: “Tụi bây còn bộ đồng phục màu trắng không?”
Tụi nó ngớ ra, thằng Mai hỏi:
- “Đồng phục màu trắng nào?”
- “Bộ đồng phục hồi tụi minh mới thi đậu đệ thất mặc ngày đầu tiên nhập trường đó.”
Tụi nó ngó nhau. Bộ đồng phục màu trắng ngày nhập trường tụi nó ngỡ đã đi vào quên lãng. Một bộ quần áo chỉ mặc duy nhất một buổi trong suốt quãng đời học sinh tại ưường Petrus Ký. Ký ức là những đứa trẻ, tóc hớt cao, áo trắng, quần trắng, giày bố và vớ trắng của những gương mặt hớn hở vinh hạnh bước chân vào thánh đường trung học. Nhưng rồi bỗng chốc ngạc nhiên khi khám phá ra rằng những học sinh đàn anh không ai mặc đồ trắng như “mấy thằng thổi kèn đám ma” mới thấy mình là thằng ngố. Để rồi những năm sau, tụi nó nhìn những thằng tân sinh đệ thất vừa bước qua cánh cổng trường màu xanh trong bộ quần áo trắng với cặp mắt đàn anh. Bây giờ mà thằng Khải còn nhắc lại bộ quần áo mà tụi nó ít khi một lần nhớ đến.
- “Thôi đi mầy ơi, bây giờ mà còn nhắc bộ quần áo trắng...”
- “Nếu mà còn thì tụí mình mặc cũng đâu có vừa.”
Thằng Khải bình tĩnh giải thích:
- “Toàn bộ lớp mình phải mặc áo thun, quần, giày vớ trắng. Đi diễu hành phải đồng phục như vậy mới đẹp. Cái này là nhà trường bắt buộc đó.”
- “Vậy là tụi mình phải tốn tiền mua à? Nói làm sao cho ba má tao tin đây?” Thằng Thạch băn khoăn vì nó là chúa bịa chuyện để xin tiền đến nỗi ba má nó phải hỏi từng chi tiết trước khi cho nó tiền. Bởi vậy, thằng Thạch này kinh nghiệm trong chuyện bịa xin tiền lắm. Vụ xin tiền này là thật nhưng nó thấy khó chắc ăn!
Thằng Khải trấn an tụi nó:
- “Tụi bây khỏi lo. Nhà trường cho tụi mình, mỗi đứa một cái quần, một áo thun, một đôi giày bata trắng. Chiều nay tao lên phòng sinh hoạt hiệu đoàn lãnh về phát cho tụi bây.”
- “Nhưng không vừa thì sao?”
- “Thì đổi qua đổi lại. Còn đứa nào muốn đẹp nữa thì cứ ra tiệm may mà sửa lại.”
Thằng Mai thì thích quá cỡ vì nó biết rằng chị Ngọc Dung của nó cũng tham dự trong đại hội thể thao này vì là một cây chạy đua của trường Trưng Vương. Nó nói với thằng Thạch: “Chị Dung hả, phóng một cái là cán mức, mấy con nhỏ Gia Long chạy không có kịp...”
Thằng Thạch cười ngất:
- “Thôi mầy ơi, chị Dung của mầy cái gì cũng số một hết. Mầy làm như chân của bả có gắn hỏa tiễn vậy, cồn hơn phi thuyền Apollo nữa...”
Bằng sự thương yêu, thằng Mai cố bảo vệ thành tích cho chị Dung của nó bằng cách xạo với thằng Thạch:
- “Tại mầy chưa thấy đống huy chương vàng của chỉ chớ mầy thấy rồi là mầy xỉu luôn...”
Thằng Thạch định tiếp tục chọc quê thằng Mai nữa nhưng nó sợ thằng này giận vì nó đang nhờ thằng này phụ cho nó trong việc tán tỉnh, làm quen con nhỏ Gia Long bán bánh mì. Từ ngày nó biết con nhỏ này trong nhóm của thằng Hòe thi “Đố vui để học liên trường” trên tivi thằng Thạch lại càng nể hơn nữa và nó cảm thấy cái sự làm quen con nhỏ này càng xa vời vợi. Tại sao con nhỏ này lại học giỏi làm chi cho nó phải khổ sở vì cái sự học rất ư là trung bình của nó. Nó lại không thể kể với ai vì nó thường tự hào là một tay cua ghệ, sợ tụi thằng Thuật chọc quê. Nó chỉ có thể tin thằng Mai nhưng thằng này không phải là thằng Khổng Minh của nó vì thằng này không biết cua ghệ. Thằng Thạch đã từng đến nhà thằng Mai ở một khu xóm bình dân trong quận sáu. Từ đầu hẻm muốn vào nhà thằng này phải đi trên những tấm ván lót vì con đường hẻm gần như suốt ngày lầy lội. Và cũng từ con đường “ván lót” đó nó nghe được mấy thằng con trai gọi mấy đứa con gái là mầy tao, mà tụi nó còn chửi thề với nhau như điên nữa. Thằng Thạch nhận xét với thằng Mai “xóm tụi bây con trai với con gái không có lãng mạn như “Rô-bi-nê và Du-đi-dép”. Muốn cua ghệ thì phải lãng mạn như thằng cha bồ của chị nó. Thằng chả không những lãng mạn với chị nó mà còn lãng mạn với nó nữa. Không lãng mạn với nó thì nó không cho thằng chả “tuy dô” ba với má nó lúc nào đi vắng. Léng phéng tới nhà mà ông bà bô còn ở nhà thì ăn đòn là cái chắc. Có lần nó làm bộ hỏi chị nó:
- “Em hổng biết tại sao chị lại thích anh Phúc. Dòm thấy ghét.”
- “Mầy hổng biết, ảnh chiều tao hết cỡ luôn.”
- “Bộ con gái khoái con trai chiều chuộng hả?”
- “Chớ sao. Nhưng phải chiều đúng ý. Thí dụ như tao khoái nghe nhạc thì anh Huy mua băng nhạc mới chứ không phải mua sách để tặng."
Bây giờ quan trọng là cần phải biết con nhỏ Gia Long bán bánh mì thích cái gì. Cái này thì phải nhờ thằng Mai rà đài từ thằng Hòe!

***

Buổi chiều một số thằng trong ban thể thao như thằng Khải, thằng Trần Công Minh, hai anh em thằng Châu Hậu Nhựt, Châu Hậu Ý, Ngầu và một số thằng chầu rìa, cổ động viên la hét như thằng Thuật, Thạch, Dũng, Mai... ra sân Lam Sơn để xem đội tuyển bóng đá của trường Petrus Ký tập dượt dưới sự huấn luyện của một cầu thủ nổi tiếng. Chính vì nghe thằng Khải nói úp mở về cầu thủ này nên tụi nó mới đi đông như vậy chứ chuyện đội banh của trường Petrus Ký chẳng hấp dẫn tụi nó một ly ông cụ nào cả.
Vì chuẩn bị cho đội banh của trường tập dượt y như trên sân cỏ của sân vận động Cộng Hòa nên sân Lam Sơn chiều nay được dành riêng cho đội banh tập luyện. Đường đua bao bọc sân bóng đá dành cho những học sinh tập chạy và các cổ động viên của đội banh cùng với những thằng hiếu kỳ chờ xem mặt huấn luyện viên bí mật. Tụi nó nghe nói thầy Túy - giáo sư phụ trách thể dục - là bạn học của cầu thủ này nên mới mời được ông ta làm huấn luyện viên.
Mặc dù chưa phải là trận đấu chính thức nhưng khi tụi nó nhìn thấy 13 cầu thủ trong màu áo có thêu chữ hiệu đoàn Petrus Trương Vĩnh Ký là thằng nào thằng nấy đều phấn khích trong lòng. Những thằng cầu thủ bạn của tụi nó đang đứng hàng ngang nhìn về hướng thầy Túy đang đứng cùng huấn luyện viên - cũng trong bộ quần áo đá banh. Bỗng thằng Thuật kêu lên:
- "Hình như là ông Tam Lang tụi bây ơi.”
Tụi nó nhao nhao nhao:
- “Phải ông Phạm Huỳnh Tam Lang không? ông ấy vô địch giải Mẹcđờca..”
- "Đội banh vô địch chứ” - thằng nào cãi lại.
- “Nhưng không nhờ ổng sút banh vô gôn tụi nó thì làm sao đội Việt Nam vô địch được.”
Thằng Mai lớn tiếng vẻ hiểu biết:
- “Ổng là chồng của cải lương chi bảo Bạch Tuyết đó.”
- “Chứ không phải Bạch Tuyết là vợ của nam ca sĩ Hùng Càng sao?”
- “Thằng Hùng Cường có vợ rồi. Chỉ là đóng cặp trên sân khấu thôi, chứ con Bạch Tuyết đâu có khoái Hùng Cường.” Thằng Mai nói y như nó là người trong nhà của Bạch Tuyết làm tụi nó tin như sấm.
Thầy Túy đưa cái tu - huýt lên miệng thổi cái rét. Tiếng tu huýt lanh lảnh làm tụi nó giật mình, im phăng phắc. Cái tu huýt này là cả một huyền thoại đối với tụi nó vì nó lớn hơn cái tu huýt thường bày bán ở cái quày trước sân vận động Lam Sơn, ánh màu đồng sáng chói. Thầy Túy luôn luôn đeo nó trước ngực. Thấy thầy Túy là thấy cái tu - huýt và hình như cái tu huýt đi lại luôn luôn đi trước thầy. “Hoét - hoét... cái tu - huýt này thầy được một trọng tài người Tây tặng khi thầy làm trọng tài biên trong trận đấu giữa đội Do Thái và Nhật Bổn trên sân Cộng Hòa. ông trọng tài Tây đó đã thổi trên 50 trận bằng cái tu huýt này nhưng khi ổng thấy thầy làm trọng tài biên hay quá nên ổng tặng làm kỷ niệm. Vừa nói xong, thầy Túy liền cầm tu huýt lên thổi “hoét - hoét". Vì vậy thầy Túy được tụi nó đặt biệt danh là “thầy hoét - hoét.” Thằng Thạch thắc mắc:
- “Chắc ở nhà thầy Túy cũng hoét - hoét ăn cơm, hoét hoét học bài, hoét hoét đi ngủ quá. Có khi nào ổng cởi cái tu - huýt ra không ta?”
Thằng Mai lẹ miệng:
- “Khi thầy hoét - hoét tắm.”
- “Sao mầy biết?”
- “Bữa nọ, tao thấy khi tắm trong phòng tắm sân vận động, ổng cởi cái tu - huýt ra vì sợ cái tu huýt bị nước làm cho sét.”
Thằng Thạch hỏi tới vì nó đang dự định một kế hoạch: “Mầy nhắm chừng có thể “thó” cái tu - huýt của ổng chừng năm phút được không?”
- “Dễ ợt. Chỉ cần đứng trong cái phòng tắm bên này, khi ổng gội đầu, mình thò tay qua là lấy được thôi...”
Thằng Thạch, quơ tay, hát như tuồng Hồ quảng:
- “Hảo a... hảo a... quả không hổ danh là tay trộm đạo... thật là tàn chi quái đao...”
Trước cặp mắt ngạc nhiên của thằng Mai, nó nói tiếp: “Chiều mai lớp mình có buổi tập thể dục, sau giờ tập tao với mầy vô buồng tắm nghe...”
- “Chi vậy?”
- “Lúc đó mầy sẽ hiểu. Mầy chỉ cần lấy cho tao cái tu huýt của ổng chừng vài phút thôi...”
Chiều hôm sau, sau giờ tập thể dục, thằng Mai dẫn thằng Thạch vào dãy buồng tắm dành riêng cho các giáo sư dạy thể dục, thể thao nằm ở cuối sân vận động. Học sinh không được dùng phòng tắm này. Có lần, thằng Mai bị chột bụng trong giờ tập thể dục, bí quá nó len lén chạy vào phòng vệ sinh để giải quyết nỗi buồn thì mới phát hiện cái sự tắm của ông thầy hoét - hoét mà nó để kể cho thằng Thạch nghe.
Để tránh bị phát hiện, hai thằng đã lẻn vào phòng vệ sinh trước khi ông thầy hoét - hoét vào phòng tắm. Đợi đến khi nghe tiếng ông hoét hoét huýt gió - một thói quen khi ông không thổi tu - huýt, hai thằng mới chun vào phòng tắm bên cạnh. Có tiếng ông Hoét - hoét cởi quần áo, sau đó có tiếng nước chảy. Thằng Mai hít hít mũi. Thằng Thạch ngạc nhiên hỏi nhỏ:
- “Mầy làm cái gì vậy?”
- “Suyt, tao hít để xem có mùi xà bông chưa. Chừng nào mầy nghe mùi xà - bông cô Ba là mầy biết ổng đang gội đầu. Rồi... rồi... có mùi thơm xà bông rồi... mầy ngồi xuống, tao đứng lên lưng mầy mới vói tay qua bên kia được.”
Thằng Thạch nghe theo lời thằng Mai ngồi thụp xuống cho thằng này đứng lên vai. Nhờ thằng Mai ốm yếu, người như bộ xương cách trí nên thằng Thạch cũng không cảm thấy nặng. Vì chỉ dành riêng cho nam nên hai phòng tắm chỉ ngăn bằng bức tường gạch mỏng cao hơn đầu người chứ không xây đụng trần. Nhờ vậy, khi thằng Thạch, với thằng Mai trên vai, đứng lên thì thằng Mai có thể nhìn thấy ông hoét - hoét đang gội đầu và cái tu - huýt thiêng liêng đang treo tòn - teng, và vô cùng sướng khi rất thuận tầm tay với cúa nó. Dễ dàng, một cách nhẹ nhàng, thằng Mai dùng cả hai tay để nẫng cái tu - huýt đưa cho thằng Thạch.
Cầm cái tu huýt, thằng Thạch lẹ làng móc trong túi ra một gói bột nhỏ có màu xám tro, đổ vào cái lỗ hơi trên đầu tu huýt, sau đó đưa lại cho thằng Mai. Lần này thì thằng Mai lại trổ tài đạo chích trả cái tu huýt lại chỗ mà ông hoét hoét đã treo lúc đầu. Xong xuôi, hai thằng nhẹ nhàng mở cửa phòng tắm, bình tĩnh đi ngược lại phía sân đá banh, nơi đang tập trung những thằng đồ đệ của túc cầu giáo lớp tứ 7 luyện những đường banh lả lướt. Mặt tụi nó tỉnh bơ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Sau khi tắm xong, ông thầy hoét hoét đã thay bộ quần áo thể thao bằng bộ quần áo thường ngày nhưng vẫn đeo cái tu huýt trên cổ. Ông thót lên chiếc xe đạp cuộc, nhấn bàn đạp chạy về hướng cổng ra vào sân vận động đường Trần Bình Trọng. Khi thấy ông chạy ngang qua, thằng Thạch vẫy tay gọi: “Thầy ơi thầy, nhờ thầy thổi tu huýt cho thằng Khải đá phạt đền, thầy.”
Ông hoét hoét bèn ngừng xe lại. cầm lấy cái tu huýt gắn lên môi, tay chỉ về hướng thằng Khải đang đứng trước quả banh và thổi!
Lần này từ cái tu huýt không vang ra tiếng hoét hoét lảnh lót mà chỉ là những tiếng sịt - sịt, bị nghẹt vì hơi không thể ra được. Ông hoét hoét lại thổi mạnh và lần nầy từ lỗ hơi của chiếc tu huýt xịt ra một luồng khói trắng bay thẳng vào mũi và mắt của ông thầy hoét hoét. Theo quán tính, ông hoét hoét lấy tay dụi mắt, sau đó hắt xì liên tục., kêu to:
- “Tiêu... tiêu... cay... quá.”
Ông quay ngược đầu xe, đạp xe trở lại phòng tắm. Còn tụi nó, thằng nào thằng nấy, thoạt đầu ngạc nhiên, sau đó ôm bụng cười ngất. Không ai, chỉ trừ thằng Mai, biết rằng cái tu huýt của thầy hoét hoét đã bị thằng Thạch bỏ tiêu sọ vào lỗ hơi.
Chuyện này đã xảy ra từ năm ngoái nhưng vẫn là một hình ảnh không thể nào quên với bọn nó. Sau khi thổi tu huýt xong, thầy hoét hoét nói:
- “Hôm nay đội banh của trường chúng ta hân hạnh được cầu thủ số một của Việt Nam, Phạm Huỳnh Tam Lang... Các em có biết Tam Lang là ai không?”
Tụi nó đồng thanh nói to:
- Là cầu thủ số một Việt Nam.”
- Là chồng của Bạch Tuyết”. Thằng Mai đứng ở ngoài sân cỏ, chõ mõm vào.
Thầy hoét hoét thổi tu huýt cái rét, rồi nói tiếp:
- “Cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang là cựu học sinh Petrus Ký, học chung lớp với thầy...”
Tụi nó tiếp tục vỗ tay hoan hô:
- “Hoan hô cựu học sinh Petrus Ký...”
- “Hoan hô thầy Túy luôn...”
Rét... rét...
- “Trật ự, im lặng. Vì là cựu học sinh Petrus Ký nên anh Tam Lang, theo lời mời của tôi, nhận lời huấn luyện cho đội tuyển túc cầu trường ta. Nếu anh Tam Lang thấy em nào có khả năng đá banh thì sẽ chọn đưa vào đội tuyển thiếu niên quốc gia. Sau đây, thầy xin nhường lời lại cho huấn luyện viên Tam Lang.”
Cầu thủ Tam Lang, không hiểu trong sân cỏ la hét như thế nào nhưng ông nói với bọn nó một cách rất nhẹ nhàng:
- “Điều đầu tiên tôi muốn nói với các em là trong trận đá banh giữa hai đội, dù là đội tuyển hay là giữa hai trường, hai lớp với nhau thì đội nào cũng muốn thắng. Vì nếu không muốn thắng thì đá banh với nhau làm cái gì. Nhưng thắng làm sao để đội bạn bị thuyết phục về lối đá, cách chơi của ta là trên cơ của họ. Tinh thần đá bóng là gì? Là tinh thần thượng võ. Nhất là khi chúng ta thi đấu giải đá banh của tuổi học trò. Tuổi học trò là tuổi phải đá banh đẹp. Thắng cũng đẹp mà thua cũng đẹp. Thắng là nhờ tài năng chứ không phải do chơi xấu giống như đi ăn cắp trứng gà...
Thằng Khải nói nhỏ với thằng Ngầu đang đứng cạnh bên: “Mày là thằng chuyên môn ăn cắp trứng gà, nhớ nghen mậy.” Thằng Ngầu cười, nhếch mép:
- “Tao không ăn cắp trứng gà nữa, chỉ ăn cắp trứng vịt thôi.”
Cầu thủ Tam Lang tiếp tục bài giảng bóng đá đầu tiên của mình:
- “Tinh thần đồng đội. Bóng đá cần tài năng cá nhân nhưng không có đồng đội thì tài năng cá nhân của anh sẽ không phát huy được. Nếu không ai đưa banh cho anh thì làm sao anh đá. Trong đội tuyển VN chỉ có tôi mà không có anh Văn Có, thủ môn Lê Hải Châu, Thà, Ngôn... thử hỏi tôi có thể sút vô lưới đội Miến Điện được không? Không thể nào. Đúng không các em?”
- “Dạ đúng” Tụi nó hô theo.
Thằng Ngầu giơ tay hỏi:
- “Thầy ơi, nếu tụi nó lấy cùi chỏ thúc vô ngực em hay đốn giò em thì em đốn tụi nó được không thầy?”
- “Mình phải cố hết sức tránh khi thấy đối phương chơi xấu. Nhưng chúng ta không nên dùng cùi chỏ khi đối phương chơi xấu chúng ta mà...”
Lại thằng Ngầu cướp lời:
- “Lấy chân đá vô giò nó.”
Cả đội cười cái rần. Tam Lang cũng cười, hỏi:
- “Em tên gì?”
- “Dạ, em tên Ngầu.”
Cầu thủ Tam Lang hỏi tiếp:
- “Ngầu như tên của anh Hà Vương Ngầu Nại vậy hả?”
Tụi nó nhao nhao:
- “Thằng này là ngầu pín...”
- “Mỗi lần nó sút banh đều trúng vô ống quyển cầu thủ độí khách không, thầy ơi”
Thấy tình hình ồn ào, có vẻ mất trật tự, thầy hoét hoét bèn đưa tu huýt lên miệng thổi rét - rét. “Im lặng. Im lặng...” Ông Tam Lang cầm trái banh, tưng vài cái trên mặt sân cỏ và sau đó biểu diễn vài đường tung và hứng banh từ trên cao. Tụi nó há hốc mồm nhìn quả banh lúc nào cũng giống như dính chặt vào chân của ông như có dán keo. Sau đó, ông kêu tửng thằng biểu diễn cú sút banh từ xa. Nhìn thằng Ngầu, thằng Khải, thằng Minh, Hoàng sút và vờn banh, Tam Lang nói thầy hoét - hoét:
- “Tụi nó đá khá lắm, triển vọng lắm...”
Ông hoét - hoét sướng rơn:
- "Trời ơi, ngày nào mà tôi không huấn nhục tụi nó, anh... như trong quân trường Quang Trung vậy!”
Cầu thủ Tam Lang chỉ thằng Ngầu đang vờn bóng ngoài sân:
- “Riêng cái em đó... Ngầu hả..?”
- “Ừ, thằng Ngầu. Tui thấy thằng này đá không có được nhưng cũng để dự bị. Bây giờ sắp mùa thi đệ nhị lục cá nguyệt nên thiếu cầu thủ dự bị...”
Ông Tam Lang không để ý đến lời nói của thầy hoét - hoét, như tiếp tục nói với mình:
- “Em này có cách đá lạ, triển vọng lắm. Có thể vào đội tuyển thiếu niên quốc gia kỳ này nếu đội Petrus Ký đoạt cúp. Nên để em này đá trong đội hình chính thức!”

* * *

Dù ghét ăn bánh mì cực kỳ, nhưng chiều tối nào, thằng Thạch cũng ghé xe bánh mì của con nhỏ Gia Long để mua một ổ bánh mì 10 đồng. Lúc đầu thì nó cũng cố gắng gặm nhưng chỉ sau một vài hôm là nó ngán tới cần cổ. Ngán thì ngán nhưng mua bánh mì là phải mua. Vì khi mua bánh mì thì thằng Thạch có dịp nói chuyện về... bánh mì, về thịt, về đồ chua, về nước tương, muối tiêu. Nói chung tất cả về bánh mì nhưng về chuyện nó khoái con Tịnh này thì nó như còn đang ngậm hột thị trong miệng. Bù lại, ba má và chị Hai, và ngay cả bà Ba người giúp việc trong nhà đều có cùng nhận xét như nhau: “Sao thằng này có hiếu quá không biết. Ngày nào cũng mua bánh mì cho người trong nhà. Ừ, nhưng tại sao nó chỉ mua bánh mì mà không mua bánh bao, hay phở?” Đâu ai biết rằng họ là nạn nhân của một cuộc tán gái được mệnh danh là “chiến thuật bánh mì” do thằng Thuật làm quân sư quạt mo. Chiến thuật này, theo lời thằng Thuật mà thằng Thạch nhớ như in là “học giỏi không bằng đẹp trai, đẹp trai không bằng chai mặt bằng cách mua bánh mì hàng ngày."
Muốn được sự chú ý, vẫn theo thằng Thuật, là không nên tạo ra sự khác biệt. Thằng Thạch thắc mắc, thằng Thuật nhăn mặt:
- 'Mầy không biết, đó là binh thư Tôn Tần đó”.
- Hàng ngày, cứ đến giờ đó, dù mưa hay nắng mầy cứ đến xe bánh mì cúa con Tịnh, mua một ổ bánh mì thịt...”
- “Nhưng tao khoái bánh mì xíu mại thì sao?”
- “Không được đổi bánh mì thịt sang bánh mì xíu mại, chỉ trừ khi từ đầu mầy ăn bánh mì xíu mại.”
- “Nhưng từ đầu tao đã ăn bánh mì thịt rồi.”
- “Vậy thì cứ bánh mì thịt mà gặm đi... con. Như vậy con Tịnh lúc đầu không để ý đến mầy nhưng khi thấy có một thằng khùng khùng hay sao mà cứ tối ngày ăn bánh mì thịt mà chịu nổi thì thằng ấy là một thằng chung thủy với món ăn, mà chung thủy với món ăn thì cũng có nghĩa là chung thủy với tình yêu.”
Thằng Thạch nghe cũng bùi tai. Dầu sao, trong lớp tứ 7 này, lớn tuổi nhất, học lực cũng thuộc vào loại không giỏi nhưng chuyện cua gái thì thằng này thuộc loại “Dương Chí Tôn - tàn chi quái đao”. Nó hỏi:
- “Cái này ai nói với mầy vậy?”
- “Trong truyện Chú Tư cầu của Lê Xuyên.”
Vụ này thì thằng Thuật cũng xạo tuốt. Nó chưa hề đọc truyện nào của ông nhà văn này nhưng nó nghe nói ông này viết chuyện, tinh yêu trai gái miền quê thì hấp dẫn vô cùng nhất là có những đoạn hai nhân vật chính dẫn nhau vào bụi chuối sau hè. Vì vậy chỉ cần hù thằng Thạch bằng ông Lê Xuyên này là nó tin chắc. Thật ra, thằng Thạch cũng đâu có dễ tin như vậy. Nó gặp thằng Dũng, một cây tin tức từ các nhật báo thủ đô hỏi:
- “Ê mậy, thằng cha Lê Xuyên là thằng cha nào mậy?”
- “Ông đó viết phơi-ơ-tông cho nhiều báo lắm.”
- “Phơi-ơ-tông là cái gì mậy? Giống đổ bê - tông của mấy cha thầu khoán quá vậy!"
- “Phơi-ơ-tông là truyện dài đăng nhiều kỳ trên các báo đó mà. Đọc hấp dẫn lắm.”
- “Có phải ổng nói chung thủy với món ăn là chung thủy với tình yêu không?”
Thằng Dũng suy nghĩ giây lát, nhưng không muốn thằng Thạch chê nó là dốt vì, dù sao, nó cũng là một tay sưu tập danh ngôn, hoa thơm cỏ lạ, những câu nói hay trên các báo chép đầy một cuốn sổ tay. Nó nhớ mang máng có một câu nói gì đó của ông Lâm Ngữ Đường liên quan đến cái bao tử và trái tim nên có lẽ câu hỏi của thằng Thạch là đúng.
- “Đúng rồi. Nếu mầy muốn nói chuyên có văn chương bay bướm, tao cho mầy mượn cuốn sổ chép danh ngôn của tao, học thuộc lòng khi mầy nói chuyên thì đưa con gái nào cũng lọt lỗ tai hết.”
- “O. K Salem. Mầy cho tao mượn chép vài câu. Tao học chừng 10 câu tủ thôi.”
Thằng Dũng cho nó mượn cuốn sổ tay chép đầy những câu danh ngôn của các bậc danh sĩ. Tuy nhiên thằng Thạc tìm mãi không thấy câu nào nói tới... bánh mì hết. Có một câu liên quan đến ăn uống nhưng lại nói về cái trứng gà của ông Kha - luân - bố chứ không phải trứng gà chiên ốp - la mà ba nó hay ăn sáng. Thôi kệ, nó nghĩ, cứ tìm mấy câu ngăn ngắn để học dễ thuộc, mấy ông danh nhân này ham nói dài quá. Hay là nói dài quá mà trở thành danh nhân?
Cái chiêu của thằng Thuật dạy nó tỏ ra có tác dụng. Khoảng sau một tuần mua bánh mì thịt hàng ngày, khi nó vừa ngừng chiếc PC ngay xe bánh mì thì con Tịnh nói ngay:
- “Một ổ bánh mì thịt y như cũ hả anh?”
Nó thấy trống ngực nó đập loạn xạ, nó lắp bắp câu “ranh ngôn” của thằng Thuật đã dạy:
- “Chung thủy với món ăn là chung thủy với tình yêu.”
Con Tịnh đang gắp thịt ba rọi luộc bỏ vào ổ bánh mì có vẻ như ngừng tay, nhưng sau đó tảng lơ như không nghe thấy gì. Hàng ngày, đứng bán bánh mì phụ mẹ sau giờ học về, con Tịnh đã nghe đủ thứ lời tán tỉnh đầy văn hoa, sách vở nên chẳng có ấn tượng gì với câu nói của thằng Thạch dù cho nó cảm thấy hơi lạ, ngộ nghĩnh hơn những câu tán tỉnh nó đã từng nghe.
- “Dạ, 10 đồng. Cảm ơn anh!”
Những ngày hôm sau.
- “Như cũ hả anh?”
- “Tình yêu như trái phá, con tim mù lòa...”
- “Dạ, 10 đồng. Cảm ơn anh.”
- “Như cũ hả anh?”
- Ừ
- “Dạ, 10 đồng. Thối lại anh 40. Cám ơn anh.”
Những ngày hôm sau nữa vẫn không thấy gì tiến triển. Thằng Thạch bắt đầu thấy chán cái trò khổ nhục kế bằng bánh mì này nên không thèm ghé mua nữa, mặc dù, theo thói quen nó vẫn đảo xe PC một vòng để nhìn vào xe bánh mì của con Tịnh. Không có nó mua bánh mì, con Tịnh vẫn bình thường, tay thoăn thoắt bán bánh mì không ngớt. Mà sao xe bánh mi của con nhỏ này toàn là mấy thằng đực rựa không vậy? Nó tự hỏi mà trong lòng đang cáu tiết. Nhưng cũng có điều an ủi là nó nhận thấy con Tịnh đối xử với những thằng đến mua bánh mì cũng bằng thái độ đối xử với nó. Con Tịnh không nói chuyện với ai lâu, chỉ hỏi, làm bánh mì và nhận tiền. Vậy là cũng còn đường tương chao! Nó tự động viên mình. Nhung mở miệng con Tịnh bằng cách nào đây?
Trong giờ ra chơi, thằng Thạch gặp thằng Hòe để lấy “tuy dô”:
- “Ê, chừng nào thi đố vui để học vậy mậy?"
Thằng Hòe ngừng đọc một quyển sách truyện song ngữ Anh - Việt của Lê Bá Kông - trung tâm Ziên - Hồng, hấp háy đôi mắt sau cặp kiếng cận:
- “Tháng sau.”
- “Chắc ăn tụi trường Tây không?”
- “Tụi nó cũng giỏi lắm. Chưa biết nữa. Tụi tao cũng đang gạo chết đây.”
Thằng Thạch hết sức muốn hỏi về con Tịnh, nhưng nó phải vòng vèo:
- “Nghe nói đội mầy có thằng Bắc kỳ Chu Văn An cũng giỏi lắm phải không?”
- “Ừ, thằng đó giỏi toán lắm. Hy vọng là nhờ nó mà đội mình đỡ lo cái vụ toán.”
- “Mầy cũng giỏi toán mà.”
- “Có nhiều người thì yên tâm hơn.”
- “Nghe nói đội mầy có con nhỏ học Gia Long?”
- “Ừ. Con Tịnh. Nó giỏi đều nhưng đặc biệt là kim văn và cổ văn.”
- “Còn mầy?”
- “Tao làm chỉ huy đội."
Thằng Thạch tung quả bom thăm dò:
- “Mấy đứa trong lớp đang đồn về mầy quá trời...”
- “Đồn cái gì?”
- “Ủa, mầy không biết hả? Không biết thì thôi. Tao nói ra tụi nó nói tao thày lay, nhiều chuyện.”
Thằng Hòe trúng kế của thằng Thạch, mặt đỏ dừ, lắp bắp: “Tụi... nó... nói tao cái gi? Mầy nói tao nghe đi."
- “Mầy hứa là không nói lại với thằng nào nghe.”
- “Ừ, tao hứa.”
- “Ờ, quên nữa. Bài tập Anh văn có câu hỏi về thời bị động, tao chưa làm xong. Mầy làm xong chưa, cho tao mượn chép với.”
- “Ừ, chút nữa tao cho mầy mượn chép. Sao, tụi nó nói tao làm sao?"
- “Tụi nó nói mầy mê con Tịnh.”
- “Tao... tao mà mê con Tịnh?!”
Thằng Hòe trợn mắt, ngạc nhiên. Thằng Thạch nhìn thái độ của thằng Hòe nó hiểu là thằng này bộc lộ cảm xúc thật sự. Trong lớp, mỗi lần nhắc tới con gái là thằng Hòe đỏ mặt. Đến nỗi thằng Lý Đen nghi thằng Hòe là con gái. Thỉnh thoảng thằng Lý đen thò tay xuống đũng quần thằng này để xem là nó có “chim” hay không.
- “Ủa, mầy không có mê nó thiệt hả?”
- “Mê cái gì mà mê. Lo ôn bài thi gần hết xí quách rồi. Tụi mình còn nhỏ, phải lo học. Đừng để chuyện con gái chi phối chuyện học hành, ba tao dặn như vậy. Mà tao thấy cũng đúng, con gái cũng đâu có gì hay đâu?”
- “Nó thường nói với mầy chuyện gì?”
- “Ai?”
- “Con Tịnh í”
- “À... à có nói gì đâu, toàn chuyên công thức với lại bài tập không. Con nhỏ đó khó tính thấy mẹ”
- “Sao mầy biết nó khó tính.”
- “Thằng Huy có vẻ khoái con 'Tịnh, nó chọc con nhỏ này hoài..”
Thằng Thạch cảm thấy nóng mặt khi phát hiện ra một đối thủ mới đang cạnh tranh với nó:
- “Thằng Huy là thằng nào?”
- “Học Chu Văn An, nằm chung trong đội tuyển thi đấu liên trường.”
- “Con Tịnh có khoái thằng này không?”
- “Con Tịnh khó tính lắm. Nó chỉ tập trung lo học để thi đấu thôi. Nhiều lần thằng Huy chọc nó nhưng nó làm mặt nghiêm, không thèm trả lời lại, làm thằng này quê xệ.”
- “Ừ, con gái nhà lành phải như vậy chứ. Đâu phải thằng nào muốn chọc là chọc đâu.”
Đến lượt thằng Hòe thắc mắc:
- “Ủa, bộ mầy quen con Tịnh hả? Sao mà hỏi dữ vậy?”
- “Đâu có quen biết gì đâu. Tại tao nghe tụi nó nói mầy mê con nhỏ Gia Long, tao tưởng là mầy mê con nhỏ thi đấu chung với mầy, vì hôm ăn tất niên tao thấy mầy dẫn nó vào lớp.”
Thằng Hòe lè lưỡi:
- “Ạ, hôm đó thầy Minh có buổi ôn bài tại phòng giáo sư, rồi sẵn tao rủ nó xuống tham dự liên hoan tất niên luôn. Trời ơi, hôm đó thằng Thuật làm mấy đưa con gái chạy có cờ luôn. Thôi tụi bây ơi, tối ngày cứ lo chuyện cua ghê hoài, coi chừng thi rớt đó. Tao chỉ lo học thôi. Học xong đại học rồi tính.”
- “Học cho lắm, tắm cũng ở truồng mầy ơi. Cứ tà tà như tụi tao cũng đậu vậy. Vừa học, vừa chơi chứ ai như mầy, cắm đầu mà học. Mài sừng cho lắm cũng là trâu, con ơi.”
- “Ờ, mài sừng với lại không mài sừng, sắp thi đệ nhị lục cá nguyệt rồi, không lo học thi đi.”
Chuyện thi cử còn là chuyện dài mà, thằng Thạch đâu có quan tâm như thằng Hòe. Nó chỉ cần đủ điểm trung binh trong kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt là đã đủ lên lớp đệ tam rồi. Cứ học tà tà đến năm đệ nhị đậu tú tài, rồi năm đệ nhất thi tú tài toàn phần rồi lên đại học là được. Đâu phải cần là học sinh giỏi, vấn đề là qua được ngưỡng trung học là tốt rồi! Là học sinh Petrus Ký thằng Thạch tự nhủ rằng để lấy hạng ưu, hoặc bình thì hơi khó nhưng đậu cỡ hạng thứ hoặc bình thứ thì cứ như lấy đồ trong túi. Hạng ưu hoặc tối ưu xin nhường cho thằng Hòe. Chỉ cần đậu hạng thứ thôi là tốt rồi. Ba nó nói mấy thằng học nhiều, học giỏi sau này cũng chi đi làm công cho mấy thằng học lực trung bình hoặc kém thôi. Tại vì mấy thằng học giỏi chỉ lo học mà không biết gì về xã hội hết nên khi ra đời dễ bị ngơ ngơ, lạc hậu với hoàn cảnh chung quanh lắm. Cuộc đời cúa những học sinh giỏi chỉ là công thức, phương trình, các định lý... nhưng cuộc đời đâu chỉ là những phương trình và công thức. Không biết ba nó đem sự học hành của ông ra để bào chữa cho sự học dở của mình hay muốn dạy cho nó một cách bước vào đời. Nó nghĩ về thằng Hòe. Mặc dù ba thằng này là hiệu trưởng một trường tư, một ông chủ trường chính hiệu, nhưng thằng Hòe thì trong lớp luôn bị tụi nó ăn hiếp vì cái tội chỉ biết có... học.
Nhưng mà con Tịnh! Con Tịnh lại học giỏi và chắc chắn là giỏi hơn nó rồi. Con gái học giỏi thường hay kiêu căng lắm vì vậy không thằng nào tán được nó là phải. Con gái học giỏi chỉ phục những thằng con trai học giỏi hơn nó. Kiểu này thì nó thua là cái chắc. Nó lầm bầm câu nói quen thuộc:
- “Đúng là tàn chi quái đao thiệt.”

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:25

 Chương 24

Theo lời dặn của thầy hoét - hoét, tụi nó phải tập trung đúng 12 giờ trước cổng sân vận động Cộng Hòa. Thằng Tuấn trưởng lớp được thầy hoét - hoét giao một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là cầm cây cờ của hiệu đoàn Petrus Ký vì nó sẽ là thằng cầm cờ dẫn đầu đoàn diễu hành. Nhưng trước giờ đi diễu hành, thằng Tuấn có nhiệm vụ, phải đứng nơi nào thật dễ thấy, giơ cây cờ lên cao để tụi nó biết địa điểm tập hợp.
Vì là lần đầu được tham dự một sự kiện thể thao quan trọng thằng nào cũng thấy kiêu hãnh và vinh dự được thay mặt tất cả học sinh Petrus Ký đi diễu hành cùng chung 22 trường trung học công lập và tư thục tại Sài Gòn nên nhiều thằng đã có mặt tại địa điểm tập hợp lúc 11 giờ, mặc cho cái nắng buổi trưa tháng ba đang gay gắt. Không cần phải nhìn vào lá cờ và cái tướng cao nhồng của thằng Tuấn, tụi nó chỉ nhìn vào nơi nào có những thằng ăn mặc trắng toát từ trên xuống dưới là biết dân tứ 7 Petrus Ký rồi. Khi vừa nhập bọn cùng thằng Tuấn, thằng Thuật nhận xét:
- “Khứa hoét hoét này hay tụi bây... Khứa bắt tụi mình bận đồ trắng, không trùng với trường nào hết. Chỉ cần nhìn chỗ nào có thằng bận đồ trắng y như đạo tỳ đi đưa đám ma là biết ngay học sinh Petrus Ký.”
Đúng là trong đám học sinh hỗn độn, đủ sắc áo chỉ có nhóm học sinh của trường Petrus Ký chơi nguyên bộ đồ trắng. Thằng Thạch chen vào:
- “Mấy em Trứng Vữa cũng chơi nguyên bộ áo dài trắng ơi là trắng như con cò vậy.”
- “Còn mấy em Da lợn?”
- “Mấy em này mặc din thòng lọng, áo thun xanh. ĐM din thòng lọng bó sát chân đùi, nhìn muốn nổ con mắt luôn”, thằng Thuật chép miệng.
Thằng Thạch tung ra một tin nóng sốt:
- “Chưa bằng mấy em Lê Văn Duyệt...”
- “Sao, sao mấy em Lê Văn Duyệt sao mậy?”
- “Tụi nó choi mini short không nghe. Tàn chi quái đao luôn.”
- “Sao mấy em này đợt sóng mới quá vậy ta?”
Trong khi chờ đợi đến giờ tập trung sắp đội hình, để giết thời giờ, tụi nó nhìn những nữ sinh của các trường Gia Long, Trưng Vương, Trung Thu, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Bá Tòng... trong trang phục áo dài, thể thao thi đấu để bình luận. Những dịp như thế này là cơ hội để tụi nó ngắm nhìn, và bình luận về thế giới nữ sinh như là những chuyên gia sành sỏi.
- Hoét... hoét...
Thầy hoét hoét đã tới cũng trong bộ đồng phục trắng toát của nhà trường:
- “Các em đi diễu hành tập trung đủ chưa? Điểm danh.”
- “Đứa nào thiếu giơ tay lên, thò cái chân ra...”
- “Ở đây dư một đứa, thầy ơi.”
- “Nào, Khải em bắt giọng bài hiệu đoàn ca Petrus Ký... Mấy em hát theo nghen, mạnh dạn, hùng tráng...”
Thằng Khải bắt giọng. Giọng thằng này ồ ề như vịt đực nhưng được một cái là đúng giọng nên tụi nó bắt vào ngay: "Đoàn học sinh hương danh Trương Vĩnh Ký. Chúng ta nguyền xây nước Việt ngày mai...”
Học sinh mấy trường khác ngạc nhiên, quay lại nhìn tụi nó. Khi thấy những cặp mắt của các nữ sinh đang hướng về phía mình, tụi nó càng có khí thế, rống hết gân cổ lên mà hát "... Là tài trai, phong ba bão táp coi thường, học gương vĩ nhân, cương huyết nung can trường...”
Phía sân đối diện, học sinh Chu Văn An cũng cất tiếng hát bài đồng ca hành khúc của trường mình. Lúc này, không khí trước cổng sân vận động Cộng Hòa trở nên háo hức khi các nữ sinh Trưng Vương bắt đầu cất tiếng hát trong trẻo những lời đầu tiên trong bài hành khúc Trưng Nữ Vương.
Tự nhiên, trước giờ thi đấu thể thao là một cuộc thi hát hành khúc của từng hiệu đoàn. Học sinh hiệu đoàn nào cũng hát bằng hết tâm huyết và sức lực một cách nghĩa đen, nghĩa là càng rống họng, hát lớn tiếng càng tốt. Dân Cao Thắng, ỷ mình là học sinh kỹ thuật, còn xách cả loa pin cầm tay, chĩa vào các “đối thủ văn nghệ”, lấy âm thanh cả trăm đề-xi-ben để đè bẹp các đối thủ. Khi hết bài hát hiệu đoàn ca, không lẽ ngừng, bí quá, thằng Khải bèn bắt nhịp hát tiếp:
- “Học sinh là người hủ tíu ăn hai ba tô...”
Rồi đến phiên học sinh Mạc Đĩnh Chi:
- “Khỏe vì nước bánh ướt tôm khô, chè đậu đen năm cắc một tô...” Rồi:
- “Chu Văn An số một...”
- “Petrus Ký số Một La Mã”
- “Gia Long là chị Hai Petrus Ký.”
- “Petrus Ký có nhiều ký Da lông...”
- “Hoan hô... Làm học sinh, ta làm học sinh Petrus Ký... Nếu lấy vợ, phải lấy gái Gia Long...”
Một cuộc hỗn chiến về văn thơ, hò vè bắt đầu dưới sự lĩnh xướng đầu tàu của thằng Dũng, thằng Thạch, thằng Thuật. Đó là một sự kết hợp vô cùng nhuần nhuyễn giữa văn chương hàn lâm và văn chương giang hồ, bến bãi. Bọn học sinh liên trường, trước giờ thi đấu thể thao, dùng cuộc thi này như để bơm thuốc kích thích vào tinh thần bảo vệ tên trường, màu cờ, sắc áo của bọn nó. Chỉ có cuộc thi đấu này, bọn nam sinh mới được thi đấu một cách ngang vai phải lứa với bọn nữ sinh. Không hiểu sao, bọn nam sinh các trường Petrus Ký, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Võ Trường Toản, Hồ Ngọc Cẩn bỗng dưng liên kết lại để thi đấu với nữ sinh Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Trung Thu, Nguyễn Bá Tòng, và sự liên kết “chiến đấu” này chỉ có phạm vi giữa hai trường nam và nữ, đã được coi như là có mối dây thâm tình từ trước đến nay như Petrus Ký với Gia Long, Chu Văn An với Trưng Vương. Petrus Ký ủng hộ Chu Văn An khi trường này đấu thơ ca hò vè với Trưng Vương và ngược lại Trưng Vương ủng hộ Gia Long khi nữ sinh trường này chê bai mấy “em bê - lắc - ký”.
Càng ngày nhóm học sinh các trường thi đấu khẩu càng tập hợp được nhiều “chiến sĩ” về với các chiến tuyến Petrus Ký, Chu Văn An, Gia Long... Cuộc chiến này không có thương vong, không có thắng thua, không có người bị thương mà chỉ có nụ cười và tiếng cỗ vũ quân ta lẫn... quân địch. Một cuộc đấu võ mồm đầy tinh thần thể thao đúng nghĩa.
- “Hoét... hoét... Học sinh Petrus Ký tập hợp.”
Tiếng còi của ông hoét hoét là tiếng còi đình chiến. Các chiến sĩ tự động giải tán cuộc chiến để chuẩn bị cho buổi lễ diễu hành khai mạc. Thầy hoét - hoét hô to:
- “Tập hợp. Nào, bây giờ các em phải tập đi trong tư thế diễn hành ngay từ bây giờ. Bước đầu tiên là chân trái. Tôi thổi tiếng còi đầu tiên là các em phải đi chân trái, đưa tay trái lên, đánh tay mặt xuống. Sau đó là chân mặt. Nào hoét... đi.. Ngừng lại, em nào đi chân mặt lên trước đó... Em kia, sao em lại đi chân mặt...”
- “Dạ, chân này chân phải mà thầy.”
- “Ờ, nhưng không phải chân trái. Tiếng hoét đầu tiên là các em phải đi chân trái, tập biết bao nhiêu lần rồi. Nào, đi dậm chân tại chỗ trước.. Nào, dậm chân trái... hoét... hoét, trái... phải... trái...phải... Đúng rồi. Khi đi đến khán đài danh dự, các em phải ngoảnh mặt về phía quan khách...”
- “Có cười không thầy?”
- “Không có cười hay khóc gì hết, chúng ta không phải là ca sĩ. Đi ngang qua khán đài, khi các em nghe tiếng của em Tuấn hô “Chào” thì các em phải đồng loạt quay mặt vào khán đài và cứ tiếp tục đi cho đến khi em Tuấn hô “thôi” là các em quay mặt nhìn về phí trước trở lại.”
- “Chào kiểu này chắc trật cần cổ quá thầy ơi.”
- “Sao mình không giơ tay ngay trán chào theo kiểu nhà binh cho nó gồ ghề thầy.”
- “Hoét... nghe tiếp đây, khi đến giữa sân các em đi thẳng vào sân cỏ, đứng sắp hàng hai đối diện với khán đài danh dự...”
- “Dạ, tụi em chỉ đi theo cây cờ của thằng Tuấn là được rồi hả thầy.”
- “Ờ, nhớ nghe vi trường Petrus Ký minh dẫn đầu đoàn diễn hành các trường nên các em phải đi cho đúng, ờ, quên nữa khi chủ tọa đọc diễn văn thì các em...”
- “Ngồi nghỉ phải không thầy. Lúc đó, mỏi cẳng gần chết rồi...”
- “Không có ngồi hay nằm gì cả. Các em phải đứng thật nghiêm, không cử động, không nói chuyện...”
- “Lỡ mắc tè hay mắc ị thì làm sao thầy?”
Một thằng nào đó giải quyết bài toán khó này ngay lập tức: “Mầy mang theo cái bịch ni lông, làm tại chỗ”
- “Tao chỉ sợ mấy em Gia Long, Trưng Vương, nhìn thì teo chim mất."
- “Bỏ qua đi tám. Sức mấy mà nó thèm nhìn của mầy, như trái ớt chỉ thiên.”
- “Hoét... hoét... chú ý. Đừng nói chuyện trong hàng. Đi đều bước, đi... hoét... hoét.. Chân trái...”
Trong tiếng còi tu - huýt và tiếng trống cái, tụi nó cất lên tiếng hát hiệu đoàn ca “Đoàn học sinh hương danh Trương Vĩnh Ký, chúng ta nguyền xây nước Việt ngày mai...” Đứa nào, đứa nấy tự hào, hát hãng say. Vừa hát vừa cảm thấy tay chân của mình mọc gai ốc. Tụi nó cảm thấy lồng ngực gần như bị vỡ, nước mắt như muốn trào ra khi nhìn theo lá cờ hiệu đoàn màu xanh đang tung bay theo cơn gió chiều. Đi ngang qua các đoàn đi diễn hành của các trường khác đang chờ đi tiếp theo sau, những thằng lười lúc đầu không muốn tham dự đi diễn hành, chỉ đi vì để kiếm điểm thể dục như thằng Mai, thằng Thạch, Dũng... cảm thấy rằng nếu không có mặt trong buổi diễn hành chiều nay thì sẽ không còn một buổi chiều nào nữa như chiều này. Một buổi chiều rất... Petrus Ký!

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:25

 Chương 25

Từ đường Cao-Thắng, trước rạp xi-nê Việt Long, góc Cao Thắng - Trần Quý Cáp, vừa đạp xe qua khỏi đường Phan Đình Phùng, thằng Thạch ra dấu cho thằng Mai và thằng Dũng ngừng lại. Sau đó, nó ngoái lại nhìn về phía sau lưng, chờ cho vắng xe rồi nó từ từ đạp xe qua hướng lề trái.
Ba thằng ngừng xe lại trước một cái quán nhỏ - có lẽ là một cái nhà vừa được dùng để ở và mở quán buôn bán - trước cửa có một quày như một chiếc xe bán bánh mì. Thằng Mai ngạc nhiên hỏi thằng Thạch:
- “Quán bánh mì tàn chi quái đao của mầy đây hả?”
Không đợi thằng Thạch trả lời, thằng Dũng nhìn lên tấm bảng hiệu “Hòa Mã - bánh mì thịt nguội - chuyên môn Ba-tê, Jambon - saucisson. Giò - đầu Heo”, nói thay:
- “Tiệm bánh mì ngầu nhất đô thành Sài Gòn nha mậy.” Thằng Mai bán tín, bán nghi:
- “Sao mầy biết.”
- “Mấy ông ký giả thường ăn ở đây lắm. Ông nào cũng khen ngon mà rẻ nữa.”
Thằng Thạch nói như ra lệnh:
- “Thôi vô ăn đi, để coi mầy thấy có ngon bằng bánh mì Chợ Lớn của mầy không?"
Ba thằng dựng xe ngay gốc cây lề đường, bước vào quán. Đã quá giờ ăn sáng, sắp đến buổi trưa nên quán hơi thưa khách. Ba thằng chọn cái bàn sát ngay cửa ra vào. Thỉnh thoảng được ba nó dẫn đến đây ăn sáng nên thằng Thạch tỏ ra là dân sành điệu, nói với người phụ nữ, vấn khăn kiểu phụ nữ miền Bắc xưa:
- “Bác cho con ba dĩa thịt nguội với ba-tê gan.”
Thằng Mai thầm thì:
- “Ê, bà chủ quán răng đen mã tấu, tụi bây ơi.”
- “Người Bắc hay nhuộm răng đen lắm. Bà này người Bắc mà.”
- “Ủa, người Bắc sao biết bán bánh mì kiểu Tây?”
- “Vậy mới tàn chi quái đao chớ mậy.”
Bà chủ khẽ khàng mang ra ba dĩa sứ thịt nguội được trang điểm bằng những cọng hành ngò, dưa chua và chút bơ vàng. Ba ổ bánh mì tròn, mới được nướng lại, nóng, bốc mùi bột thơm điếc mũi, nằm trong ba cái rỗ nhỏ đầy cám dỗ làm nước miếng ứa chân răng. Mùi thịt, mùi bánh mì, mùi thơm của bơ, mùi của quán làm tụi nó đói bụng cồn cào. Không thằng nào bảo thằng nào, tụi nó tự động chấm dứt cuộc tranh luận để tấn công vào những miếng thịt nguội đang nằm trên dĩa. Nãy giờ, trong góc nhà, một người đàn ông, ngồi lặng lẽ đọc báo bên tách trà có lẽ đã nguội từ lâu chợt ngẩng lên. Ông nhìn thằng Dũng rồi nhíu mày lại có vẻ suy nghĩ. Còn thằng Dũng, dù đang cầm nĩa, đưa miếng thịt nguội béo ngậy vào miệng, linh cảm có người đang nhìn mình, nó đưa mắt nhìn về phía người đàn ông. Những nét gì đó quen quen mơ hồ từ người đàn ông này nhưng trong thoáng chốc nó chưa kịp nhận ra.
- “Sao ông đó nhìn mầy dữ vậy? Bộ mầy ăn quỵt tiền ở đây hả? Hay là mầy cua con gái ổng?” Thằng Thạch trêu thằng Dũng.
Như để trả lời câu hỏi của thằng Thạch, người đàn ông lừ lừ đứng dậy, đi về phía thằng Dũng, cả bọn nó bỗng dưng không ai bảo ai im lặng và ngưng lại công việc đưa thức ăn vào bao tử. Đến bàn tụi nó, ông tự động kéo ghế ngồi xuống và hỏi:
- “Mấy cậu là học sinh Petrus Ký?”
Ông ấy nói bằng giọng Bắc, tiếng hơi nặng, không đợi bọn nó trả lời, ông nói tiếp:
- “Học sinh Petrus Ký học tốt lắm. Như ngoài Bắc, hồi xưa có trường Bưởi. Tuổi các cậu là tuổi đẹp, tuổi của hạnh phúc...” Quay sang thằng Dũng, ông hỏi:
- “Có phải cậu là con của anh Thành, ở nhà in...?”
Từ khi nghe giọng nói của ông ta, Dũng đã ngờ ngợ là mình đã gặp ông này ở đâu rồi nhưng ký ức chưa kịp trở về cho đến khi ông nhắc đến tên của ba nó thì nó reo lên:
- “Bác... bác Ngọc!”
- “Lúc này anh Thành khỏe không?”
- “Dạ, khỏe, thưa bác.”
- “Cậu về bảo với anh Thành cho tôi gửi lời hỏi thăm, bảo với anh ấy là lúc này tôi chưa có sáng tác nào mới để in cả. Cậu bảo với anh ấy là lúc nào thuận tiện, tôi mời ghé quán nhà tôi dùng quà sáng, cả cậu nữa nhá.”
Thằng Dũng thầm phục trí nhớ của ông chủ hiệu bánh mì Hòa Mã này. Nó chỉ gặp ông có một lần, khi ông đến nhà in để nhận tập thơ Hoa Thề mà ông đã đặt in tại đây. Nó còn nhớ lúc ấy ông Ngọc đã ký tặng ba nó tập thơ vừa mới đóng xén xong, còn thơm mùi mực. ông Ngọc nói với ba nó: “Mình in thơ vì muốn trải lòng, muốn tâm sự nhưng chẳng biết gửi về đâu. Chẳng dám làm làm thi sĩ. Chỉ cần làm ông chủ hiệu bánh mì, ai ăn một lần cũng nhớ là được rồi.” Giọng ông lớn, sang sảng và vui vẻ.
Ba nó góp lời:
- “Vừa là nhà thơ vừa là ông chủ hiệu bánh mì nổi tiếng Sài Gòn hoa lệ thì chánh phủ cũng đâu có cấm.”
- “Thôi ông cò ơi, làm thơ là làm cho mình. Còn làm cửa hiệu là làm cho khách. Nhiều khi làm chủ cửa hiệu bánh mì cho ngon, ai ăn một lần cũng nhớ, tồn tại với thời gian còn khó hơn làm thơ nữa...”
- “Tôi tin là tiệm bánh mì Hòa Mã của ông cũng sẽ là một cái tên quán khi ai đó muốn nói đến đặc điểm của Sài Gòn cũng như nói đến chùa cũng phải nói đến Tam Tông Miếu.” Ông Ngọc kêu lên:
- “Mà Hòa Mã thì nhìn xéo qua chùa Tam Tông Miếu. Mấy ông sư lo tranh đấu nên quên bánh mì Hòa Mã, mấy ổng nhớ tẩy chay thì mệt. Lúc này mấy ông sư mạnh lắm...”
Thằng Dũng luôn nhớ giọng cười và tiếng nói sang sảng của ông. Đáng lẽ nó phải nhớ ra ông trước chứ tại sao nhà thơ lại nhớ thằng nhỏ như mình. Lúc áy có vài người khách vào quán, ông Ngọc lại quày bánh mì, bưng những dĩa thịt nguội, bánh mì đến bàn cho khách. Thằng Dũng thầm thì với bọn thằng Thạch:
- “Nhà thơ đó nghe tụi bây.”
Thằng Thạch lộ vẻ ngạc nhiên:
- “Nhà thơ mà bán bánh mi mậy? Tao nghe nói mấy ông nhà thơ tối ngày cứ đi mây về gió không mà.”
Thằng Dũng bí nhưng cũng cố giải thích, dù sao nó cũng có liên quan đến nhật trình, báo chí mà:
- “Mấy ông nhà thơ kia sống bằng nghề làm thơ còn ông này làm thơ nhưng sống bằng nghề bán bánh mì của vợ. Vợ ổng bán chứ ổng có bán đâu.”
Thằng Thạch hỏi thằng Mai:
- “Sao lo ăn không vậy mậy, ngon không?”
- “Ngon tàn chi quái đao Dương Chí Tôn luôn. Bánh mì này là bánh mì Tây chứ không phải bánh mì bán ngoài xe lề đường. Bánh mì trước rạp Việt Long cũng ngon nhưng không ngon bằng ở đây."
- “Mầy nói chuyện huề tiền không hà. Bánh mì bán ngoài xe là bánh mì bình dân, còn bánh mì Hòa Mã là bánh mì thượng hạng, sức mấy mà so sánh được. Nhưng bánh mì rạp Việt Long đã hơn...”
Thằng Dũng thắc mắc:
- “Sao mà đã hơn.”
- “Người bán đẹp hơn, trẻ hơn ông bà chủ Hòa Mã”
- “Mầy làm như hễ người đẹp là bánh mì ngon vậy.”
- “Ngon nay là ngon tâm lý. Khúc bánh mì do tay người đẹp cầm đưa cho mầy thì thơm hơn khúc bánh mì do bà già cầm đưa cho mầy."
Thằng Mai như chợt nhớ ra cái tát tai của con nhỏ bán bánh mì khi nó làm theo lởi của thằng Thạch xúi dại:
- “Bộ mầy định nói tới con nhỏ bán xe bánh mì trước rạp Việt Long đó hả. Con nhỏ đó dữ như bà chằn, thôi bỏ qua đi tám.”
Thằng Dũng ngớ ra:
- “Con nhỏ bán bánh mì nào?”
Thằng Thạch giả lả:
- “Xe bánh mì trước rạp Việt Long. Bánh mì ở đó cũng ngon.”
Không biết rằng thằng Thạch có một mối quan tâm gì đó đến con nhỏ bán bánh mì đã từng cho nó xơi một bạt tai, thằng Mai lanh chanh:
- “Mà con nhỏ bán bánh mì dữ như bà chằn luôn.”
- “Tại mầy chọc nó làm chi.” Không hiểu sao nó nói thêm, có lẽ vì nó không muốn thằng Mai hiểu lầm về con Tịnh: “Có lẽ con nhỏ mầy gặp là em hay chị nó.”
Thằng Mai ngạc nhiên:
- “Sao mầy biết? Hay là...”
Không để thằng Mai nói hết câu, thằng Thạch chặn ngay: “Con nhỏ cho mầy ăn chưởng chỉ là con nhỏ em, con nhỏ chị hiền hơn nhưng khó tính lắm, đố thằng nào có thể tán cho nó mở miệng.”
Thằng Dũng tự tin:
- “Làm gì mà khó dữ vậy. Chỉ cần nói chuyện vãn hoa là ghê nào cũng khoái.”
- “Thôi, bỏ qua đi tám. Với con nhỏ này thì sức mấy." Thằng Dũng tự ái:
- “Nếu tao nói chuyện với nó được thì mầy tính làm sao?”
- “Tao bao mầy chầu xi-nê ở Rex”
Thằng Mai ăn có:
- “Tao làm chứng cho.”
- “O. K Salem.”
Thằng Thạch gọi chủ quán bánh mì Hỏa Mã tính tiền. Nó móc tờ giấy năm chục cáu cạnh để lên bàn một cách hùng dũng. Thằng Mai nhìn tờ giấy bạc, buông ra một câu nhận định: “Tao đến xe bánh mì, móc giấy 100 ra, mua một ổ bánh mì 50 là ghê thua liền...”
Thằng Thạch thầm nghĩ:
- “Thằng này khinh địch quá.”
Bà chủ quán Hòa Mã bước lại bàn tụi nó, khẽ nói:
- “Ông nhà tôi mời các cậu xơi quà sáng hôm nay, không tính tiền.”
Thằng Mai lẹ làng cầm tờ giấy bạc, trong khi thằng Dũng hơi ngập ngừng và khi đứng dậy nó khoanh tay và nói:
- “Tụi con cám ơn hai bác.”
- “Dạ, cám ơn hai bác.”
Vừa lấy xe, thằng Mai vừa nói:
- “Tao mà như thằng Dũng sẽ ghé đây ăn hoài.”
Thằng Dũng phản bác:
- “Mình đâu có được lợi dụng lòng tốt của người ta, buôn bán, kiếm được đồng tiền cũng cực khổ lắm cứ bộ.”
Thằng Thạch thì thực tế hơn:
- “Một hai lần thôi mầy ơi, mầy lại nhiều lần coi, tiền lính là tính liền nghe mậy. Bây giờ ghé lại rạp Việt Long xem con nhỏ đó hôm nay có ra bán không hay là...”, nó định nói hay là đến nhà thằng Hòe, nhưng nó ngừng lại vì không muốn cho hai thằng này biết là con bé Tịnh thuộc loại học giỏi mà tụi nó có ngước cổ mà nhìn cũng không tới.
Cả ba đạp xe từ đường Cao Thắng đi ngược về hướng Hồng Thập Tự để ghé rạp Việt Long, nằm ngay ngã ba Cao Thắng - Trần Quý Cáp. Vừa gần đến rạp Việt Long, thằng Thạch liền ngừng xe, kêu:
- “Ê... tốp, tốp... tụi bây.”
Hai thằng kia liền ngừng xe lại, thằng Thạch liền nói:
- “Ê, nó kìa. Hôm nay nó bán chứ không phải em nó.” Thằng Mai lõ mắt nhìn:
- “Ừ, đúng rồi, con hỏ này là con nhỏ khác, không phải là con nhỏ đánh tao hôm bữa, nhưng mà tao thấy quen quen... hình như tao gặp ở đâu rồi...”
Thằng Thạch nói với thằng Dũng:
- “Đâu mầy trổ tài cho tao coi đi...”
Thằng Dũng đạp xe thẳng tới xe bánh mì, sau đó thằng Mai cũng lót tót đạp xe theo, dù sao nó vẫn là chứng nhân cho cuộc đối thoại với chủ nhân xe bánh mì. Còn thằng Thạch đứng từ xa để theo dõi kết quả, xem là nó bất tài ăn nói hay là con Tịnh là con nhỏ khó chịu thiệt.
Tại xe bánh mì, thằng Dũng tán tỉnh con Tịnh:
- “Em đẹp như giai nhân cho lòng anh thao thức...”
- “Anh ăn bánh mì gì? Thịt, cá hay patê?”, con Tịnh hỏi. Những câu tán tỉnh loại này, con Tịnh nghe riết đã trở thành miễn nhiễm.
- “Cho anh khúc bánh mì thịt, bao nhiêu cũng được để nói rằng lòng anh đã cảm mến em.”
Giống như lúc bán cho những người khách khác, mặc cho khách đứng lải nhải, con Tịnh vẫn im lặng làm bánh mì. Sau khi để đồ chua và xịt nước tương vào bánh mì xong, nó gói lại và đưa cho thằng Dũng.
- “Mười đồng anh.”
Thằng Dũng đưa cho con Tịnh tờ 50 đồng của thằng Thạch hồi nãy:
- “Tiền không là tất cả chỉ có tình người mới là nụ hồng trong cuộc sống.”
Thằng Mai đứng nghe thằng Dũng nói chuyện mà trong lòng nó nói thầm “thằng này nói chuyện cải luơng còn hơn Hùng Cường, Thành Được nữa nghe mắc cười thấy mẹ”. Nghĩ vậy nó không dám lên tiếng. Dù sao nó vẫn là trọng tài, làm chứng cho thằng Dũng. Nó chỉ chăm chăm nhìn vào ổ bánh mì. Hồi nãy ăn bánh mĩ Hòa Mã, nó cảm thấy chưa đã thèm vi phần bánh mì đó quá ít, phần thì gu bánh mì Hòa Mã không hạp với gu bán mì của nó. Bánh mì xe này mới là đúng điệu. Đồ chua, hành lá, ngò xanh đâu ra đó. Bánh mì mà thiếu đồ chua thì kể như thua. Nhưng phải nói là xe bánh mì hấp dẫn nó không phải là vì con nhỏ bán bánh mì nhưng là vì khoanh thịt luộc. Nhìn khoanh thịt luộc với lớp da bọc màu hồng, trắng nõn những mỡ, nó muốn chảy nước miếng. Xóm nó chỉ có gánh bánh mì bà Tư Móm mới đạt được trình độ làm thịt luộc kiểu này nhưng thịt heo của bả làm mua từ heo lậu có bơm nước cho nặng ký của tư lái nên dù ăn ngon nhưng cũng thấy ơn ớn. Nó chỉ cầu mong cho thằng Dũng đưa cho nó ổ bánh mì còn thằng Dũng có nói chuyện được với con nhỏ này hay không thì nó không quan tâm.
Còn thằng Thạch từ đàng xa thấy con Tịnh đưa ổ bánh mì cho thằng Dũng thì nó hiểu rằng thằng Dũng đã đầu hàng. Sức mấy mà tán con nhỏ này được. Nó thầm hả hê trong lòng. Không phải nó là thằng không biết tán ghệ nhưng tại con nhỏ này thuộc ghệ - cua - gạch nên nó phải chịu thua mà thôi.
Nhưng quái lạ! Khi thằng Dũng đưa ổ bánh mì cho thằng Mai đi rồi thì thằng Mai, tay cầm khúc bánh mì vẫn tiếp tục đứng nói chuyện với con Tịnh. Nó thấy con Tịnh đứng nói chuyện với thằng này rồi còn giơ tay chỉ trỏ gì đó. Còn thằng Mai, không biết lịch sự văn hóa gì hết, cứ đứng đó vừa thổi “khẩu cầm” vừa nói chuyện với con Tịnh. Ngay cả thằng Dũng cũng ngạc nhiên khi thấy mình trổ tài văn chương để tán tỉnh mà chẳng đi tới đâu, trong khi thằng Mai nói năng giật cục, nhát gừng, rất ư là đầu đường xó chợ, hành tiêu tỏi ớt thế mà lại làm cho con nhỏ bán bánh mì chịu nói chuyện với nó. Sức mấy mà hiểu nổi?
Sau khi gặm gần hết ổ bánh mì, thằng Mai mới chịu quay lại chỗ thằng Thạch và Dũng đang đợi. Thằng Thạch cáu tiết, vừa vì chờ lâu, vừa vì thấy thằng Mai hơn nó. Nó dấm dẳng: “Mầy nói với nó cái gì vậy?”
Thằng Mai ngơ ngác:
- “Nói cái gì. Ạ... tao nói về chuyên làm thịt luộc bọc da làm sao cho ngon như xe bánh mì của nó. Tao còn chỉ nó bí quyết nữa...”
- “Bí quyết cái gì?”
- “Muốn làm thịt luộc ba rọi cho ngon phải cột bằng dây chuối chứ không được cột bằng dây nylong, sau đó phải luộc bằng nước dừa.. Tao chỉ nói có vậy thôi, còn bao nhiêu là con nhỏ đó nó nói không...” Ngừng một chút rồi nó nói tiếp: “Ờ mà quên nữa, con nhỏ tên Tịnh, nó có theo thằng Hòe đến lớp mình tham dự liên hoan tất niên đó...”

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:26

 Chương 26

Hộp thư bí mật trao đổi liên lạc thư từ giữa thằng Dũng và con bé Danh vẫn còn tác dụng trong mùa thi. Những lá thư mùa thi không còn nặng mùi thơ văn nữa mà chỉ còn là sự ta thán những nỗi khổ của kiếp học sinh. Dù là học sinh trường tư hay trường công, dù là trường Gia Long hay Petrus Ký cũng có nỗi khổ giống như học sinh Tân Văn, Nguyễn Bá Tòng... Mùa thi không phân biệt học sinh trường nào. Học sinh phải khổ vì thi! Đó là kiếp nạn của người học sinh trên toàn thế giới!
Sau những buổi thi là lời tâm sự của thằng Dũng với con Danh và ngược lại. Mà hình như là của con Danh nhiều hơn. Đây là năm cuối nó còn ngồi học ở Gia Long, nhưng sang năm nó phải học ở một trường tỉnh lẻ nào đó mà ba nó được thuyên chuyển đến để làm trưởng ty bưu điện, cả gia đình nó, ngay cả ba nó - dù được lên chức từ trưởng ty bưu điện một quận trở thành trưởng ty bưu điện tỉnh - cũng không muốn nhưng vì công vụ ông không thể từ chối. Bao nhiêu năm gắn bó ở thành phố, năm năm ở trường tiểu học Bình Tây, ba nãm ở trường Gia Long bây giờ đi đến một nơi nào đó mà con Danh chưa biết mình sẽ được chào đón ra sao làm nó chạnh lòng. Những lá thư mùa thi cuối cùng của con bé Danh gửi cho thằng Dũng là những lời tâm sự không chỉ dành cho mùa thi mà là chuẩn bị cho một cuộc chia tay.
Những tâm sự của con bé Danh làm thằng Dũng nao lòng. Nó đã biết việc chia tay não lòng như thế nào qua những truyện mà nó đã học, đã đọc. Theo bác Sơn Nam nói ngày xưa người ta chia tay thường là ở những bến sông hay đường cái quan, ngoài cổng làng vì lúc ấy đường thủy và lộ là phương tiện di chuyển, xê dịch duy nhất. Thơ văn thường nói về những cảnh chia tay ở bến sông như là một điển cố hơn là một điểm cụ thể. “Sông Tương một giải nông sờ/ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia" là hai câu trong Đoạn trường tân thanh mà nó đã học. Thời đại tân tiến đã có xe hơi, tàu hỏa, máy bay. Nhưng chia tay bằng tàu lửa là buồn nhất, ảm đạm nhất. Với tiếng hú của con tàu bắt đầu rời sân ga trong đêm vắng. Đêm vắng phải giá lạnh mới trữ tình lãng mạn. “ Tiếng còi trong sương đêm/ Nghe thiết tha u buồn..." Đó là trong tiểu thuyết. Loan chia tay Dũng trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh. Nhưng cuộc chia tay với con bé Danh chỉ là cuộc chia tay đi bằng xe đò Lục tỉnh vì từ Sài Gòn xuống Long Xuyên người ta chỉ đi bằng xe đỏ. Xe đò thì ít thơ mộng hơn nhiều, ít văn thơ học thuật so với đi xe lửa. Nếu có quyền nó sẽ cho mở lại đường xe lửa vì nghe nói ngày xưa đã có đường xe lửa từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho. Đã từng có tiếng còi tàu hú trong đêm ga hoang vắng ở Sài Gòn. Như mấy câu thơ trong bài Lộ trình, nó tưởng tượng ra cảnh ‘‘Sân ga buồn co ro/ Tàu khuya tiu nghỉu đứng./Người con trai lặng yên/ Vẫy tay làm tiễn biệt... ”
Chưa chia tay con Danh, mà ngay trong mùa thi, nên những lá thư mùa thi của thằng Dũng là những lá thư nói lên nỗi nhớ con bé Danh - dù là chưa đứa nào phải đi đâu cả. Thi sĩ thường ưa tưởng tượng mà có hay tưởng tượng mới là thi sĩ. Phải mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây. Thằng Dũng đang là dự bị thi sĩ nên cũng cho mình có cái quyền được tưởng tượng. Tưởng tượng không tốn đồng teng cắc bạc nào tại sao lại không tưởng tượng. Sau hai giờ thi môn toán, nhìn ra tượng đồng cụ Petrus Ký đang uy nghi nằm giữa sân trường nó nghĩ tới cảnh “Chửa xa nhau mà đã nhớ nhau. Nhớ nhau vì nỗi phải xa nhau. Xa nhau chi để cho nhau nhớ. Mà có xa nhau mới nhớ nhau. ” Những vần thơ của ông Phan Khôi mà nó đọc được trong bản vỗ tơi tả trong đám giấy báo đầy mực nham nhở, chờ đi nhúng mực xanh, cân ký cho những ông Tàu mua giấy vụn. Dù chỉ vài câu thơ sắp co chữ 12, phông chữ Avant gra-de trên mảnh giấy nhàu nát, còn nhiều lỗi morass chưa được qua tay thầy cồ nhưng đủ nói lên tâm trạng nhớ nhung của dự bị thi sĩ. Những lá thư mùa thi của thằng Dũng là những lá thư nho nhau vì phải chuẩn bị để xa nhau. Người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn tôi bỗng dại khờ...
Những lá thư thường nằm trên nắp hộp thư gửi bảo đảm như là một hộp thư chết để trao đổi thông tin giữa hai điệp viên nên tuyệt đối bí mật. Sáng nay, trước giờ đi đến nhà in, thằng Dũng mang lá thư nó viết tối qua đến bưu điện để gửi thư không tem. Quả là làm quen với con gái trưởng ty bưu điện cũng đỡ tốn tiền gửi thư nên nó cũng thường xuyên trau luyện tài văn chương qua những bức thư gửi không cần dán tem. Trước kia, theo phong trào kết bạn bốn phương trên báo Phụ nữ Diễn đàn, nó cũng viết thư tìm bạn gái bốn phương trời với một cái tên cực kỳ thơ mộng là Hoài Mộng Nhân. Để gặt hái thắng lợi, nghĩa là viết thư với cùng một nội dung, rồi chịu khó ngồi chép lại khoảng chục lá thư để gửi về địa chỉ của “một người con gái sầu mộng”, “một tuổi thơ buồn..”, ”một em gái cô đơn..”... Gửi càng nhiều càng tốt. Vì gửi 10 thư mới hy vọng được một thư quay trở về. Bởi vì những “em gái sầu mộng, cô đơn, thích nghe nhạc Trịnh... sẽ nhận được mấy chục lá thư gửi về nên xác suất nhận được thư hồi âm là rất thấp. Đây là kinh nghiệm của thằng Thạch. Có lần nó giả làm một em gái mang tên Trần Thị Diễm Chu - dựa theo tên nhân vật trong một tiểu thuyết của Duyên Anh, cuộc đời buồn nhiều hơn vui, xấụ đẹp tùy người đối diện, thích nghe nhạc Trịnh” đăng lên mục “tìm bạn phương xa" báo Sài Gòn mới thì chưa đầy một tuần nó nhận được gần 50 lá thư cũng đầy hoàn cảnh tương tự đòi kết bạn gần xa. Ôi, nội dung giống nhau thì đã đành nhưng những lá thư cũng như anh em sinh đôi sinh ba những lỗi chính tả, câu cú lủng ca, lủng củng, với những nét chữ hứng lên là quẹo lên, quẹo xuống không theo một quy tắc nào cả.
Lợi nhất là thằng Dũng. Thằng Trần Thị Diễm Chu đống thư đầy nặng những tâm sự cô đơn, lỡ làng duyên bạc phận cho thằng Dũng lấy tem. Thằng Dũng lựa những con tem mà nhà bưu điện đóng dấu không rõ ràng rồi dùng gôm ngồi tẩn mẩn, tỉ mỉ bôi bôi xóa xóa. Chỉ trong một buổi chiều rảnh rỗi mà nó có thể phục hồi sinh được 18 con tem đã từ trần. Mỗi khi gửi thư tìm bạn tâm tình, thay vì mua tem mới, thằng Dũng dùng những con tem đã cạo sửa này coi như tiết kiệm được một số tiền đáng kể. Những tâm sự của nó trong những lá thư kết bạn tâm thư là những tâm sự thuộc loại sáng tác thì nó dùng tem giả để gửi đi đúng là một sự hòa hợp rồi, sức mấy mà bàn cãi.
Lên năm đệ tứ, nó không còn thời giờ cho những lá thư gửi bằng những con tem phục sinh với những tâm tình từ những tiểu thuyết diễm lệ đăng đầy trên các báo đó. Năm đệ tứ với những hăm dọa vô hình của cuộc đời học sinh sắp chuyển từ đệ nhất lên đệ nhị cấp - nghe rất là oai phong lẫm liệt. Nếu lên đệ tam thì đúng là lẫm liệt nhưng nếu rớt thì coi như là... bại liệt. Thi rớt là chữ không có trong tự điển của học sinh Petrus Ký! Mỗi đứa phải tự tâm niệm vì danh dự của tên trường mà tụi nó đang học, không ai ép buộc, thúc ép tụi nó. Chỉ là sự thúc ép vô hình của quá khứ. Những đàn anh đi trước đã tạo tên tuổi cho trường thì tụi nó phải đền đáp lại. Phải vậy thôi!
Nó viết những điều này trong những lá thư mùa thi - mùa của tuổi học trò. Nhiều nhà văn viết mùa phượng vĩ nở với tiếng ve kêu là mùa của tuổi học trò. Đối với thằng Dũng, đó là mùa chia tay. Mùa học trò là mùa thi. Mùa hè chỉ đến khi mùa thi đã qua. Với học trò mùa thi là tất cả. Hạnh phúc hay đại họa. Nước mắt và nụ cười. Những chuỗi ngày xi-nê triền miên hay là cắm đầu học ôn chờ thi lại. Những lá thư mùa thi là những lá thư chứa đựng đầy những ưu tư, lo lắng, không còn mơ theo trăng và vơ vân cùng mây nữa.
Thằng Dũng mang bì thư không tem đến đặt vào trên nắp .hộp thư chết và khi đặt tay lên nắp hộp thư thì nó cảm nhận được đã có một bì thư đã được đặt nằm ở đó - một bì thư với nét chữ nghiêng, nhỏ nhắn màu mực tím đã trở nên quen thuộc với nó. Nhìn trước nhìn sau không thấy ai, nó lẹ làng cầm lấy bì thư như người sắp sửa bỏ thư vào thùng thư bảo đảm, rồi sau đó bỏ vào cặp. Dù cho đây là lần thứ bao nhiêu mà nó cũng không nhớ, đến lấy thư nhưng nó vẫn hồi hộp như đến lần đầu. Có iần, khi đến gửi thư, nó thấy con bé Danh từ trên lầu đứng nhìn xuống nhưng nó vẫn làm mặt lạnh, tỉnh bơ như không. Cũng có khi nó gặp anh Kiệt, bỗng dưng người nó run lên nhưng vẫn cố gắng giữ bình tĩnh gật đầu chào rồi nói: “em đến gửi thư bảo đảm.” Anh Kiệt chỉ gật đầu cười chào nó. Anh học đệ nhứt nghĩa là thuộc loại “Đại ca Thay” của trường nhưng anh không có chút nào tự kiêu, lên mặt với nó. Chẳng bù với chị con Chi trong xóm, dù mới học đệ nhị đã nhìn nó với cặp mắt ta đây thuộc loại chì một cây. Ba nó thường nói gia đình con Chi giàu nhưng không có nền tảng của người có ăn học theo sách thánh hiền. Họ luôn là những người nhìn người khác bằng nửa con mắt. Thằng Dũng không hiểu làm sao có loại người có thể nhìn người bằng nửa con mắt được. Chắc cũng thuộc loại quái kiệt như quái kiệt Trần Văn Trạch. Qụái kiệt như ông Trần Văn Trạch thì còn mê được chứ quái kiệt chỉ có nửa con mắt thì y như quái vật trong phim “Những cuộc phiêu lưu của hoàng tử Sinh - Bá”, thấy mà ghê!
Vừa ra khỏi cửa ty bưu điện quận 6, thằng Dũng - như mọi khi - không nén được sự kiên nhẫn, liền mở thư ra xem ngay. Có những bức thư đã làm nó ngây ngất trong quãng đường đạp xe về nhà, quên cả mệt nhọc của những buổi làm việc mệt nhọc tại nhà in, và quãng đường trưa nắng gắt. Trong thư cô bé Danh chỉ kể chuyện học hành trong lớp, những bạn bè thân quen, những món ăn quen thuộc được bán chung quanh con đường Bà Huyện Thanh Quan. Chuyện anh Kiệt thổi ổng sáo như mấy ông thiến heo. Những bài thơ nhỏ mà con bé mới vừa sáng tác được. Những chuyện bình thường, đơn giản được viết bằng những con chữ thơ ngây, như thủ thỉ bằng những lời bình dị, không ra dáng màu mè, vãn chương hoa lá cành như văn chương của các thi sĩ trong các thi văn đoàn học trò, mọc ra như nấm trong các trang nhật trình. Thằng Dũng đọc thư và cảm nhận được như mình là một người trong gia đình của con bé Danh, có mặt trong những suy nghĩ và ước mơ của con bé. Nó hãnh diện là người được con bé tin cậy và gửi gấm những thầm kín chứ không phải là những người trong gia đình. “Tôi chỉ muốn cô là người em gái nhỏ. Để bâng khuâng lơ đãng chút mây chiều. Mà có hỏi sao rộn ràng chi đến vậy. Như mơ thôi, một chút ngẩn ngơ lòng... “

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:26

 Chương 27

Thằng Ngầu vượt qua thằng Mạnh a-de rồi dẫn banh xuống trụ gôn của thằng Tuấn. Nó đưa chân trái vờn quả banh, sau đó, hết sức, nó dùng chân phải đá xéo vào góc trái. Thằng Tuấn, dù nổi danh với bàn tay dính keo, nhưng trong trường hợp này, do phán đoán không đúng chân sút của thằng Ngầu nên đành để quả banh bay thẳng vào lưới. Tụi lớp tứ 7 đứng phía ngoài sân vỗ tay, la hét chí chóe. Thầy Túy cầm còi thổi cái hoét, công nhận bàn thắng đẹp của thằng Ngầu. Trong đầu thầy Túy chợt nhớ lại lời nhận xét của cầu thủ Tam Lang khi chọn thằng Ngầu vào đội tuyển. Đúng là mắt nhà nghề có khác, trong khi ông là giáo sư thể dục mà không nhìn ra được sở trường của thằng này. Ông không ưa thằng này vì nó là vua phá và hay đánh lộn. Mỗi lần ông cầm còi, làm trọng tài trong mấy cuộc đá banh giao hữu giữa các lớp là nó đứng trước mặt ông với trái me trên tay. Khi ông bắt đầu đưa còi lên miệng chuẩn bị thổi thì cùng lúc, nó đưa trái me dốt lên miệng cắn, rồi nhăn mặt hít hà. Nước miếng trong miệng ông, không biết từ đâu tứa ra, chạy thẳng vào tu - huýt khi ông phùng má thổi. Nước miếng văng đầy ra lỗ còi tu - huýt khiến âm thanh của nó không còn vang lên những tiếng hoét hoét sắc lẹm như trước kia. Tụi bạn thằng Ngầu thấy thế, đứng vỗ tay chỉ trỏ và cười nắc nẻ. Đúng là tụi học trò. Tụi nó từng bỏ tiêu vào còi tu - huýt khi ông đi tắm. Ông cũng nghi là thằng Ngầu. Chỉ có thể thằng này mới làm những trò nghịch ngợm như vậy.
Trận đá banh kết thúc sớm vào lúc ba giờ chiều, ông quay vào trường, ghé vào phòng thể dục để lấy quần áo và về nhà để nghe tường thuật trận đấu giữa hai đội AJS và tuyển Quan thuế. Theo lời tường thuật của Huyền Vũ thì hôm nay có Tam Lang đá cho đội AJS. Nghe đá banh mà có Huyền Vũ tường thuật thì khỏi chê, cứ y như đang ngồi trên sân Cộng Hòa xem hai đội đang quyết chiến với nhau vậy.
Bỗng dưng ông thấy hai người lính trong quân phục thủy quân lục chiến và phía sau là hai thằng để tóc dài, mặc quần áo cao bồi đang rượt theo một thằng nhóc - đang mặc quần áo đá banh ở hành lang đối diện. Thằng nhóc, mặc quần áo cầu thủ có vẻ là học sinh Petrus Ký nên biết cách chạy vào những ngõ ngách trong khuôn viên trường. Sau đó, nó phóng ra giữa sân trường, chạy thục mạng trong không khí tĩnh mịch, vắng lặng của một buổi chiều chủ nhật. Bốn người kia ra sức rượt theo, ông Túy thấy thằng nhỏ bị rượt chạy rất khỏe và tướng nó chạy rất quen. Đúng rồi tướng chạy hai chân khuỳnh khuỳnh này là tướng của thằng Ngầu. Thằng Ngầu đang bị bốn người rượt đánh. Không suy nghĩ gì nữa, ông Túy chạy ngược lại từ phía hành lang bên kia, đón đầu thằng Ngầu. Ông cầm tu - huýt, theo thói quen thổi cái hoét. Nghe tiếng tu - huýt quen thuộc và nhìn thấy ông Túy, thằng Ngầu ngừng lại thở hển hển vì nó chạy cũng sắp hết hơi. Trận banh hồi chiều đã lấy hết sức lực cứa nó. Nhìn thấy ông Túy, ánh mắt của nó thoáng lên vẻ mừng rỡ. Nó khuyu xuống, hai tay chống gối, vừa thở vừa nói:
- “Thầy ơi, tụi nó đánh em.”
Vừa lúc ấy, bốn người kia vừa trờ tới. Tên lính chạy đến trước, giơ tay, tát vào mặt thằng Ngầu. Mắt thằng này nẩy đom đóm. Một trong hai thằng tóc dài chỉ vào thằng Ngầu, nói với hai người lính:
- “Chú ơi, thằng này, đúng là thằng này nó đánh con.”
Một người lính, gương mặt đen, có một vết sẹo nhỏ chạy từ khóe mắt trái xuống gần má làm cho gương mặt anh ta có vẻ hung tợn hơn, hất hàm nói với thằng Ngầu:
- “Sao mầy dám đánh con của anh Hải Châu mậy. Mầy có biết mầy đánh con anh Hải Châu không?”
Hải Châu là một ca sĩ nổi tiếng số một trong làng tân nhạc với những bản nhạc Agogo nói về lính chiến. Anh ta là thần tượng của biết bao nhiêu cô gái và khán giả bình dân trong các chương trình đại nhạc hội và Tiếng nói động viên trên ti-vi. Thằng Ngầu lí nhí:
- “Tui không biết con ai. Nó chửi học sinh trường tui là tui đánh.”
- “Đánh thấy mẹ nó đi, Hai”, một người tóc dài, ăn mặc theo kiểu hippy kêu to. Đó là một ca sĩ trẻ, đàn em của ca sĩ Hải Châu.
Người mặc đồ lính, tên Hai đó giơ tay lên, chuẩn bị đánh vào mặt thằng Ngầu thì liền bị ông Túy giơ tay lên đỡ:
- “Mấy ông không được đánh học sinh trong trường.”
Người lính nhăn mặt sừng sộ:
- “Đ. M ông là cái thớ gì ở đây?”
Ông Túy từ tốn:
- “Tôi là giáo sư ở trường này.”
- “Chuyện này không liên can tới ông. Ông tránh ra.”
- “Đây là phạm vi nhà trường, ông không được đánh học sinh trong trường.”
- “Ông là thầy giáo mà không biết dạy học trò. Tại sao nó dám đánh con của anh Hải Châu chứ?”
- “Chuyện đó là chuyện của tụi nhỏ, để tụi nó giải quyết với nhau. Chắc cũng do hiểu lầm của tuổi trẻ mà thôi. Tụi mình là người lớn không nên chen vào.”
Thằng nhỏ, con của Hải Châu xen vào:
- “Ông không biết gì hết. Nó đánh tui còn chửi tui nữa.”
- “Ai bảo mầy chửi học sinh Petrus Ký là đồ con c...”
- “Tao chửi đó, có sao không?”
Khi thấy thằng Ngầu sắp sửa sửng cồ, ông Túy ngăn lại: “Thôi. Tôi đề nghị các anh ra khỏi trường. Nếu không tôi báo nhà chức trách.”
Người lính mặt sẹo cười gằn:
- “Thằng này đi hết khắp bốn vùng chiến thuật rồi, có ngán thằng cảnh sát nào chớ. Đ. M... ông ngon báo cảnh sát đi, tôi cưa đôi với ông một trái liền.”
Thầy Túy vẫn tỏ ra không sợ hãi:
- “Tôi chỉ khuyên ông là người lớn không được đánh học trò trong trường. Còn ông không nghe lời tôi khuyên thì tôi cũng có biện pháp của nhà trường chớ."
- “Đ. M ông ngon hả. Biện pháp nhà trường, ông coi chừng tới phiên ông đó. ông đi chỗ khác chơi, thằng cha già...”
- “Không. Ông mà đánh nó tôi ăn thua đủ với ông liền.”
- “Thôi bỏ qua đi tám, sức mấy mà đòi đánh với tôi hả ông già.ông giang ra...”
Thầy Túy đưa hai tay giang ngang, che cho thằng Ngầu: “Tôi sẽ thưa các ông lên tòa án quân sự là tấn công học sinh trong nhà trường...”
Người thanh niên trẻ, để tóc dài, đệ tử của ca sĩ Hải Châu thấy tình hình có vẻ không thuận lợi khi có thầy Túy xuất hiện nên khuyên tên lính mặt sẹo:
- “Thôi, bỏ qua đi mầy. Không đánh được trong trường thì mình chờ đánh nó ngoài đường coi nó trốn đi đâu.”
Tên lính mặt sẹo lườm thằng Ngầu một cái, hăm dọa: “Mầy trốn trong trường luôn đi, chứ mầy ra khỏi cổng thì sẽ biết.”
Thằng con Hải Châu nói tiếp theo:
- “Lặn kỹ đi nghe con.”
- “Còn ông... tôi không đánh ông trong trường nhưng ở ngoài đường thì sức mấy mà tôi sợ. Lính... lính... mà ông...”
Cả bọn hầm hầm quay người đi ra như lúc đi vào trường. Ông Tuý một tay đặt lên vai thằng Ngầu, một tay vân vê cái tu - huýt. Bây giờ ông mới cảm thấy tim mình đập mạnh. Nhìn dáng vẻ của hai người lính này ông cũng cảm thấy sợ. Ông hiểu rõ quá những tên lính kiêu như thế này. Báo chí đã không đăng rất nhiều tin tức về những tên lính thủy quân lục chiến, Biệt Động quân - những binh chủng thuộc loại bặm trợn nhất trong quân đội - khi về thành phố thì sẵng sàng gây sự, đánh lộn với những ai mà họ cảm thấy cần phải “đục một trận”, ông biết sức của ông không thể cự lại tên lính mặt sẹo, nhưng ông phải bảo vệ cho học sinh - những đứa trẻ chỉ đang biết ăn học. Nhưng ông là thầy nó, không lẽ không bảo vệ học sinh trường mình. Kệ nó, trâu già chẳng nệ dao phay, ông quay qua thằng Ngầu:
- “Em đánh thằng con ca sĩ Hải Châu à?”
Thằng Ngầu khoanh tay, mặt nhìn xuống đất lí nhí:
- “Dạ, tại em uống ở quán cà phê Năm Dưỡng. Thằng này cũng uống cà phê trong quán đó. Khi đá banh trong giải liên trường nó đã đốn giò em nhưng nghe theo lời thầy Tam Lang em bỏ qua. Nhưng sáng nay em nghe nó nói mấy thằng học sinh Petrus Ký là con c... gì. Em tức quá tát nó một cái... Ông nhìn nó nghiêm khắc:
- “Học sinh Petrus Ký không được đánh lộn ngoài đường vì như thế sẽ làm xấu hình ảnh của trường.”
Ông biết rằng khuyên nó như vậy là không đúng với tính của ông. Ngày xưa, ông cũng đã từng đánh nhau với một thằng học sinh trường Tây khi nó miệt thị mấy thằng học sinh An Nam và kết quả là ông bị “cồng xin” vì bị ba nó đến trường “mẹc-xà-lù” ỏm tỏi.
- “Em thụt dầu cho tôi 10 cái vì cái tội đánh lộn ngoài đường.” Thằng Ngầu ngơ ngác:
- “Thụt dầu hả thầy?!”
- “Ừ, thụt dầu.!”
- “Thầy ơi, tha cho em, năm cái thôi thầy. Hồi nãy, em đá banh rã cẳng rồi thầy.”
Nghe đến vụ đá banh, ông mới nhớ:
- “Ừ, năm cái tượng trưng.”
Ông cầm tu - huýt đưa lên miệng, dấu hiệu bắt đầu cho hình phạt thụt dầu. Thằng Ngầu đưa hai tay bắt chéo, bàn tay phải nắm lấy dái tai trái và ngược lại, sau đó theo nhịp điệu của tiếng còi, nó đứng lên ngồi xuống trên 10 đầu ngón chân. Hoét - đứng lên - ngồi xuống một... Hoét - đứng lên, ngồi xuống hai...
Sau khi đại diện tên tuổi, truyền thống kỷ luật của trường Petrus Ký phạt thằng Ngầu thụt dầu 5 cái, ông Túy lững thững dắt chiếc xe đạp “cuộc” đi ra cổng trường, ông đạp xe về hướng đường Thành Thái nhưng vừa qua khỏi cổng Khoa học Đại học đường, gần đến Trung tâm Thính thị Anh ngữ thì ông nhác thấy bóng dáng màu xanh hoa lá của bộ quân phục TQLC. Ông quày quả, đạp xe ngược trở lại, hướng về đầu đường Nguyễn Hoàng. Gần đến xe nước rau má của ông già Tàu, ông Túy thấy rõ cái mũ màu đỏ đậm của tên lính mặt sẹo và cái tướng còm nhom của thằng ca sĩ đệ tử của Hải Châu. “Chết thằng Ngầu rồi”, ông tự nhủ. Tụi nó chận đánh thằng này ngoài đường thật, ông lại đạp ngược xe vào trong trường, tìm thằng Ngầu để báo cho nó biết là không nên về lúc này. Nhưng khi ông quay vào thì thằng này đã lặn mất tiêu chẳng thấy bóng dáng nó đâu.
Khi nghe lời hăm dọa của thằng con ca sĩ Hải Châu, thằng Ngầu biết rằng tụi nó sẽ chận đánh mình ở ngoài đường. Nó suy nghĩ “thân cô, thế cô sức mấy mà nó có thể chịu nổi đòn hội đồng của tụi nó”. Nó quay lại, không thèm ra hướng cổng chính mà quay ngược về hướng dãy lớp thất 7, có cánh cổng sau đi ra đường Trần Bình Trọng. Nó leo lên tường rào, nhảy xuống con đường hẻm nhỏ cặp bên hông sân vận động Lam Sơn dẫn ra đường Trần Bình Trọng. Khi đi ngang qua nhà thằng Tuân bắc - cờ nó định rẽ vào để nhờ thằng này chở về nhà nhưng không hiểu sao, nó lại đi thẳng ra đường Trần Bình Trọng đứng đợi xe lam. Nó cười thầm trong bụng, đắc ý nghĩ “cho tụi bây đợi mút mùa Lệ Thủy. Định chơi hội đồng hả, bỏ qua đi tám.”

* * *

Thằng Ngầu quá sức ỷ y, tưởng rằng chiều hôm qua, khi không xin được nó tí huyết thì mấy người lính thủy quân lục chiến cùng thằng con của ca sĩ Hải Châu sẽ để cho nó yên nên nó không để ý lúc giờ tan học ra về chiều hôm nay.
Đang lửng thững đạp xe đến đầu đường Thành Thái thì bất ngờ nó bị thằng con của ca sĩ Hải Châu chận lại và thoi một cú vào mặt. Thằng Ngầu ngã từ trên xe xuống đất và theo quán tính thằng Ngầu bật dậy rất nhanh. Mặc cho máu từ trong mũi đang chảy ra, nó vụt chiếc cặp vào thẳng mặt thằng kia và khi thằng này bất ngờ, chới với thì nó nhào tới đấm thẳng vào ngực. Phía vòng ngoài, bỗng dưng hình thành một vòng tròn đứng xem trận đấu giữa hai thằng. Đa số khán giả là học sinh Petrus Ký. Tụi nó không nhào vào bênh vì đây là trận “bặc co tay đôi” thường thấy trong sân vận động Lam Sơn. Hai đấu thủ đánh với nhau rất thượng vô. Chỉ tay không. Không vũ khí và không có người thứ ba trợ giúp.
Nhưng bất ngờ, một người lính mặt sẹo trong quân phục T. Q. L. C xuất hiện. Anh ta nhào vào, đỡ nắm đấm của thằng Ngầu và đá vào bụng của thằng Ngầu. Lãnh trọn chiếc giày bốt-đờ-sô vào bụng thằng Ngầu hự lên một tiếng. Thằng nhỏ kia thừa lúc thằng Ngầu ôm bụng, đá một cái nữa vào ngực của thằng Ngầu. Đám học sinh đứng ngoài la ó lên:
- “Ê, hai đánh một. Chơi không đẹp.”
- “Lính thủy quân lục chén mà đánh học sinh tụi bay ơi...”
- “Gọi cảnh sát ngay. Không thôi thằng cha lính này đánh chết nó đó...”
Lúc ấy, thằng Thạch vẹt đám đông nhảy vô, kéo thằng Ngầu đứng dậy và nó dùng người che ngang cho thằng Ngầu. Thằng Thạch la lên:
- “Ông không được ăn hiếp học sinh nghe. Đừng tưởng ông là lính rồi ông đánh ai ông đánh hả.”
Tên lính TQLC sôi máu, phun nước miếng xuống đất: “Mầy là thằng nào, dang ra, không tao đánh thấy mẹ mầy luôn.”
Thằng Thạch không nao núng:
- “Ông chơi không ngon, tôi không sợ ông đâu.”
- “Mầy buông nó ra không?”
Thằng Ngầu đứng dậy, say đòn, nó nói với thằng Thạch: “Mầy đi vô đi. Để tao chơi với tụi nó, tao chấp hết.”
- “Mầy bị đòn nhiều rồi. Máu chảy quá kìa...”
- “Không ra hả...”
Người lính nhào vô đánh thẳng vào mặt của thằng Ngầu. Thằng Thạch dùng thế võ Vovinam, gạt tay tên lính ra. Thằng nhỏ tóc dài, và bây giờ thêm thằng ca sĩ đệ tử của Hải Châu cũng nhào vô đánh thằng Ngầu tới tấp. Lúc này, thằng Thạch đã buông thằng Ngầu ra và nó cũng chia lửa với thằng Ngầu bằng cách đỡ đòn tấn công của tên lính TQLC. Mặc dù có học võ vẽ Vovinam vài ba miếng trong trường nhưng sức yếu và không có kinh nghiệm đánh nhau nên thằng Thạch lãnh đủ những cú đấm đầy sức mạnh và thiện chiến của tên lính. Hai thằng nó bị ba người kia quay tơi bời.
Từ đàng xa, một chiếc xe jeep ngừng lại. Ngồi trên xe là thằng Cường. Hàng ngày nó được đưa đi học bằng xe Jeep của ba nó nên thường bị tụi thằng Ngầu, thằng Dũng chọc quê lia lịa. Nó đã thấy cảnh thằng Ngầu bị người lính TQLC đánh tơi bời. Nó bảo với người lính lái xe:
- “Chú đưa tôi máy bộ đàm để tôi nói chuyện với ba tôi.” Người lính lái xe lấy chiếc bộ đàm gắn thường trực trong xe đưa cho thằng Cường.
- “Bố ơi, bố...” Nó nói nhanh rồi đưa máy bộ đàm trả lại cho người tài xế, rồi nhìn từ xa quan sát. - “Ô, có thêm thằng Mai nữa à!”
Thằng Mai, không biết lúc đó ở đâu ra cũng nhào vô ôm chặt bụng của tên lính nhưng bị thằng này dùng một thế võ Judo, quăng té xuống đất. Một số học sinh đứng vòng ngoài định nhào vô để ngăn chận cuộc đánh lại. Nhưng người lính T.Q.L.C đã rút ra cây dao găm gắn bên hông ra hăm dọa: “Thằng nào nhào vô tao đâm chết mẹ.”
Thấy người lính rút dao, nhiều thằng đứng xem định nhào vô nhưng hoảng sợ, đứng im. Bỗng có tiếng tu - huýt thổi vang lên và một chiếc xe jeep đang phóng thật nhanh, dừng lại. Từ trên xe, ba người lính quân cảnh nhảy xuống, trên tay cầm súng M.16, sát khí đằng đằng. Thấy lính quân cảnh, tên lính TQLC bớt vẻ hung hãn và lật đật cất ngay dao vào bao. Người lính quân cảnh cầm súng, nhào đến, không nói không rằng giộng vào ngực người lính nghe cái hự. Sau đó hai người lính quân cảnh khác nhào lại, kẹp chặt người lính TQLC quăng lên xe jeep. Gương mặt đầy sát khí của người lính TQLC đã được thay thế bằng một gương mặt sợ sệt. Thằng con và ca sĩ đệ tử của Hải Châu thấy tinh hình không thuận lợi nên lặng lẽ rời khỏi vòng chiến, nhảy lên chiếc xe Honda nổ máy. Còn thằng Thạch, Ngầu và Mai ngơ ngác vì không ngờ rằng tụi nó có thể thoát khỏi tình trạng nguy hiểm một cách nhờ trời như thế này.
Riêng thằng Thạch, trong đám đông những người đi đường, có một cặp mắt con gái nhìn nó rất khác lạ!

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:27

 Chương 28

Chiều nay trời mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão từ Phi Luật Tân đổ vào miền Trung trong mấy ngày qua. Gió thổi mạnh làm những tàn cây dầu lớn ở phía sau dãy nhà xe vang lên những tiếng đập phần phật. Tháng tư. Đang bước vào mùa hè nên trời buổi chiều hay nắng nóng. Hai chiếc quạt trần, có lẽ từ thời Pháp thuộc, quay chầm chậm không đủ mang đến những con gió mát cho lũ học trò đang sôi kinh nấu sử. Cơn mưa lớn, bỗng nhiên chợt đến làm không khí như được tưới bằng vòi hoa sen, thẫm nước mang đến cơn mát dịu ngọt đầu hè. Gió thổi mạnh vào cửa sổ bắn những giọt nước mưa vào phòng học. Những cánh cửa sổ được vội vàng đóng kín. Không khí trở nên ấm cúng và gần gũi.
- “Bão ở miền Trung dai dẳng dữ. Sao lại có bão mùa này không biết...”, thằng Dũng thì thầm với thằng Thạch.
Lại bão. Lại lụt. Miền Trung không tránh khỏi họan nạn của ông trời. Cơn bão rớt từ Philippines tạt ngang cũng đủ làm dân nghèo miền Trung khốn đốn. Năm nào miền Trung cũng có bão. Miền Trung bão lụt quanh năm. Chỉ có dân Sài Gòn không hiểu thế nào là bão lụt. Sài Gòn chỉ có năm Thìn bão lụt. Dân Sài Gòn sướng. Học sinh Sài Gòn sướng hơn học sinh miền Trung. Học sinh Sài Gòn phải có trách nhiệm về mật tình cảm với học sinh miền Trung. Lá lành đùm lá rách. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ là những câu thường được nghe nhắc đến trong những cuộc lạc quyên hướng về miền Trung “trời hành cơn lụt mỗi năm”.
Năm nào trường nó cũng tổ chức những đợt quyên góp cứu trợ cho dân nghèo miền Trung. Trưởng ban xã hội trong lớp vận động tụi nó nhịn tiền quà. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Những khẩu hiệu kêu gọi lòng hảo tâm của học sinh trong trường được dán khắp các cửa ra vào, lớp học. Thằng trưởng ban xã hội xăng xái vận động, đốc thúc bằng mọi cách vì nó được bầu ra để dành cho những đợt cứu trợ như thế này thôi. Uy tín của trưởng ban xã hội được đo bằng cách thức nó huy động được tiền đóng góp của học sinh trong lớp. Muốn moi tiền túi của tụi nó không phải là chuyện dễ dàng. Phải tìm mọi cách. Năn nỉ, thuyết phục, hứa hẹn, kêu gọi lòng thương người hảo tâm.
- “Mầy sắp có chuyên làm”, thằng Dũng thầm thì với thằng Thạch.
- “Làm chuyện gì?”
- “Vận động cứu trợ cho nạn nhân bão lụt.”
- “Sao mầy biết?”
- “Đọc trên báo.”
Sở dĩ thằng Dũng bảo thằng Thạch phải lo chuyện vận động cứu trợ vì thằng này hiện là trưởng ban xã hội của lớp. Nó nhận được “chức" này vì sự láu cá.
Gần tết năm ngoái. Tết thì tết, trời cũng chẳng thương dân miền Trung, ổng làm một trận bão xứng đáng với cái tên là bão. Sau đó đi kèm với thằng bão là thằng lụt. Lụt cũng chẳng kém bão để xứng đáng là cặp đôi hoàn hảo. Dân tình Sài Gòn xót xa cho dân miền Trung tết gần đến mà còn bị trời hành bèn tổ chức quyên góp “Lá lành đùm lá rách". Các hội từ thiện vận động cứu trợ theo kiểu các hội từ thiện. Các tòa báo vận động cứu trợ theo kiểu các tòa báo. Sinh viên học sinh thì vận động cứu trợ kiểu sinh viên học sinh. Ca, kịch sĩ thì tổ chức Đại nhạc hội cứu trợ nạn nhân bão lụt. Không cần chính quyền kêu gọi. Người Sài Gòn làm với tinh thần tự giác, tự nguyện. Người Sài Gòn là dân tứ xứ. Dân Nam kỳ Lục tỉnh chạy lên thì mang theo tinh thần hào sảng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh húng”. Còn dân miền Trung vào Sài Gòn sinh sống vì không chịu nổi cảnh khó khăn của chiến tranh thì nghĩ về miền Trung như là núm ruột, máu thịt. Ngoài xã hội, mọi tầng lớp đồng bào nghĩ về đồng bào bão lụt miền Trung như thế nào thì trong các lớp học của trường Petrus Ký cũng như thế ấy. Theo lời kêu gọi của Ban đại diện học sinh trường các lớp tự quyên tiền cứu trợ. Còn ban đại diện trường sẽ tổ chức từng toán học sinh ôm thùng lạc quyên đi vòng vòng khu trung tâm Sài Gòn từ rạp Rex xuống công trường Quách Thị Trang. Trong mùa cứu trợ, vào những buổi sáng chủ nhật, những người bát phố Bô-na, hay lang thang ở những quán Cái Chùa, Grival đều thấy những em học sinh quần xanh áo trắng, mang phủ hiệu Petrus Ký, vai đeo một cái thùng giấy tổ bố có ghi giòng chữ “Lạc quyên cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung”. Mà không chỉ có học sinh Petrus Ký thôi. Học sinh Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Bá Tòng, Trường Sơn, Lê Bảo Tịnh, Tân Văn, Bồ Đề với những chiếc áo dài thướt tha đứng giữa hè phố đông đúc để lạc quyên cứu trợ cho đồng bào mình. Những buổi ôm thùng đi lạc quyên chính là những buổi học môn công dân về tình đồng bào một cách hữu hiệu. Bằng thực hành chứ không chỉ bằng những bài học về tinh nghĩa đồng bào, máu chảy ruột mềm mang đầy tính lý thuyết trong sách giáo khoa. Những giọt mồ hôi, những lời kêu gọi người đi đường đóng góp khan cả cổ chính là những bài học về tình yêu thương sống động mà những học sinh Petrus Ký khi ra đời không bao giờ quên. Đó là hình thức lạc quyên ngoài đường phố. Trong mỗi lớp lại có hình thức vận động riêng.
Năm ngoái, trong giờ ra chơi, tụi nó tập trung chung quanh quày bán báo xuân của nữ sinh trường Gia Long. Mỗi năm, đây là dịp để tụi nó chòng ghẹo các nữ sinh của ngôi trường có tiếng là gia giáo như trường... tụi nó. Thôi thi đủ trò chọc ghẹo, xin chữ ký rồi sẽ mua báo, xin trao đổi phù hiệu để nhớ nhau. Một tờ báo kèm một cái địa chỉ. Dù là địa chỉ ma nhưng miễn là địa chỉ do cô nữ sinh Gia Long đến bán báo xuân ghi thì được. Lúc đó, thằng Thạch cùng thằng Dũng đang đứng trong vòng vây những chàng Petrus Ký mặt đang trong thời kỳ mụn trứng cá nở hoa đứng ngắm các người đẹp Gia Long. Thằng Thạch chợt nghe tiếng thằng Cường trách thằng Ninh:
- “Mầy không chịu đóng tiền cứu trợ mà lại để tiền mua báo xuân. Đồ dại gái!”
Thằng Ninh cự lại:
- “Thôi bỏ qua đi tám. Mầy là trưởng ban xã hội thì mầy phải vận động anh em bằng mọi cách. Mầy làm như mầy cha người ta vậy.”
- “Cứu trợ là nhiệm vụ của tụi mình...”
- “Thôi tám ơi, tùy lòng hảo tâm, chứ nhiệm vụ gì. Chỉ là nhiệm vụ của mầy thôi. Mầy sợ lớp mình đóng tiền ít thì mầy quê với mấy lớp khác chứ gì?”
Thằng Thạch quay lại, hỏi thằng Cường:
- “Lớp mình đóng được bao nhiêu rồi?”
- “Mới có 22 đồng.”
- “Được rồi. Tí xíu nữa, vào giờ học tao sẽ có cách quyên góp tụi nó cho mầy.”
Khi giờ học sau bắt đầu, thằng Cường xin phép giáo sư cho nghỉ nửa giờ để quyên góp cứu trợ. Tụi trong lớp vỗ tay vì nhân cơ hội này được ngồi chơi nửa tiếng. Trong giờ học, dù chỉ câu giờ cúa các giáo sư được 10 phút cũng là quá đã.
Thằng Thạch đi từ phía dưới bàn lên trên bục bảng đen, quay xuống dưới lớp nói:
- “Thưa tụi... các bạn. Hôm nay, khi nữ sinh Gia Long sang bán báo, tui...”
- “Mầy rờ được tụi nó hả?”, thằng Thuật hỏi lớn làm tụi trong lớp cười cái rần.
- “Không. Tao rờ không được nhưng có lấy được cái này. Đố tụi bây là cái gì?”. Phải khêu gợi trí trí tỏ nó của tụi nó, thằng Thạch nghĩ.
- “Khô mực”, cũng là thằng Thuật, vua khai mào cho những câu nói tầm bậy.
- “Khăn mu-soa chùi mũi.”
Thấy tình hình có vẻ nghiêng về chiều hướng nói bậy, thằng Thạch cắt ngang:
- “Một cái kẹp tóc.”
Nó móc trong túi quần ra một cái kẹp tóc giơ lên cao: “Bây giờ ai muốn có cái cặp tóc này phải trả giá cao nhất mới mua được. Tiền bán kẹp tóc sẽ dành để lạc quyên. Cách thức như thế này: Thằng nào trả cao giá nhất thì được mua cái kẹp, còn những thằng đã trả giá rồi mà không mua được cũng phải đóng tiền, nếu không thì những thằng phá hoại sẽ trả giá mà không mua.”
- “Nghĩa là sao?”, thằng Chương hỏi.
- “Thí dụ mầy trả 2 đồng nhưng thằng Hải trả 3 đồng thì thằng Hải mua được. Còn mầy dù không mua được cũng phải đóng 2 đồng.”
- “Sao đấu giá gì mà bóc lột dữ vậy?”
- “Tiền đấu giá dùng để cứu trợ, vì vậy nếu có bóc lột tụi bây cũng chẳng sao”, thằng Thạch thẳng thắn.
- “Còn đứa nào có ý kiến gì không? Nếu không tao bắt đầu bán giá một đồng. Quá rẻ.”
- “Một đồng rưỡi”, một thằng nào đó hô.
- “Không chơi năm cắc. Phải hơn nhau ít nhất là một đồng”, thằng Thạch chắc giá.
Cả lớp bắt đầu nháo nhào. Đấu giá mua cây kẹp thì ít mà nói bậy thì nhiều. Nhân cơ hội đấu giá mả tụi nó chơi thả giàn. Nhưng dầu sao, chuyện đấu giá cây kẹp của ghê Gia Long vẫn là chuyện hấp dẫn nhất chiều nay. Còn câu giờ được đến đâu thì tụi nó củng cố câu.
- “Hai đồng”, thằng Mai kêu.
Nhiều đứa quay xuống nhìn thằng Mai. Trong lớp, thằng Mai là thằng học sinh nghèo nhất nhì của lớp. Ít khi thấy nó ăn quà bánh trong giờ ra chơi. Đi học thì mặc cái quần kaki cao lên khỏi mắt cá. Thế mà nó cũng dám chơi đấu giá. Tụi nó bắt đầu nóng gà:
- “Ba đồng”, thằng Tuấn lớp trưởng.
- “Tao mua cây lược của thằng Tuấn 10 đồng”, thằng Hải cố tình trêu thằng Tuấn. Vì nó biết cây lược là vật bất ly thân của thằng Tuấn. Thằng này có thói quen chải đầu mọi lúc, mọi nơi. Thằng Thạch chụp lấy ngay cơ hội, không cho thằng Hải thoát.
- “Cây lược của thằng Tuấn, thằng Hải mua 10 đồng.”
Không thằng nào lên tiếng.
- “Ai mua cây lược của thằng Tuấn 10 đồng.”
- “Tao mua 11 đồng.”
Tụi nó ồ lên ngạc nhiên vì người mua cây lược không ai khác hơn là... chính thằng Tuấn. Thằng này không thể rời xa cây lược của nó được.
- “Rồi như vậy thằng Hải đóng 10 đồng, thằng Tuấn đóng 11 đồng. Trở lại cây kẹp, thằng Tuấn đã trả ba đồng...”
Sau cây lược cúa thằng Tuấn, màn đấu giá cây kẹp của em gái Gia Long trở nên vui vẻ và sôi nổi. Không khí được hâm nóng vi những thằng có tiền rủng rỉnh bắt đầu tham gia cuộc chơi khi bị thằng Thạch khích tướng. Thằng Thạch quả không phụ lòng dạy dỗ của ba nó trong các trò khích tướng để đối phương xùy tiền ra.
Cuộc đấu giá chấm dứt khi cây kẹp của em gái Gia Long được bán với giá 22 đồng mà người mua không ai khác hơn là thằng Cường, đương kiêm trưởng ban xã hội. Thằng Cường không cho thằng Mạnh qua mặt mình về mọi phương diện. Thằng nào mua cây kẹp này cũng được trừ thằng Mạnh. Thằng này đã dám vuốt râu hùm khi nói “Bố thằng Cường chỉ mới là đại tá trưởng ty mà nó lối với anh em...”.
Tổng cộng sau cuộc đấu giá cây kẹp và cây lược, tiền cứu trợ thu được 117 đồng. Trưởng ban xã hội vui vì không ngờ cuộc đấu giá thắng lợi như thế. Riêng thằng Thạch được anh em tín nhiệm quá xá vì đã đem lại một phương thức sinh hoạt vui mà tụi nó chưa từng biết. Nhờ kết quả này mà khi bầu cử trưởng ban xã hội năm đệ tứ thằng này được tín nhiệm bầu vào “ghế” trưởng ban xã hội. Oai ra phết.
Lúc tan học về, thằng Thạch trả lại thằng Mai 2 đồng mà thằng Mai đã ứng làm cò mồi để tham gìa đấu giá lúc đầu. Thằng Mai hỏi nhỏ thằng Thạch:
- “Sao mầy lấy cây kẹp của con nhỏ Gia Long hay quá vậy? Tao đứng gần mày mà mầy lấy lúc nào tao chẳng biết”.
Thằng Mai ngạc nhiên cũng phải vì nói về chuyện chôm chỉa thì thằng này thuộc loại có hạng, được “đào tạo” từ khu xóm chuyên bài bạc của nó từ nhỏ. Thằng Thạch trả lời tỉnh bơ: “Làm gì có kẹp tóc của em gái Gia Long. Cây kẹp này là kẹp tóc của chị tao.”
Cứ nghĩ lại câu chuyện thằng Thạch lừa gạt cả lớp về câu chuyện cây kẹp của mấy em gái Gia Long mà thằng Dũng vẫn còn muốn phì cười. Không biết sắp tới có đợt cứu trợ đồng bào miền Trung bão lụt nữa thằng Thạch sẽ có chiêu thức “tàn chi quái đao” gì nữa đây?
Đột nhiên, ánh sáng từ bốn ngọn đèn nê-ông trong phòng học tắt ngóm. Phòng học chợt bùng lên tiếng ồn ào, thậm chí có tiếng như reo mừng từ xóm nhà lá của thằng Thuật. “Cúp điện... cúp điện.”
Ngồi trên bàn giáo sư, thầy Sum chép miệng:
- “Các em ngồi yên. Chắc cúp điện không lâu đâu. Ông tổng trưởng kinh tế nói nước mình sắp hết thiếu điện rồi...”
Thầy Sum thường có lối nói châm biếm như thế nhất là khi thấy nói về tình hình thời sự kinh tế xã hội khi ngẫu hứng trong lúc giảng bài. Nhờ vậy, đôi khi bài giảng của thầy trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn.
- “Các em thử dịch chữ thiếu điện sang tiếng Anh xem sao?”
- “Electric lacking thầy...”
- “Power lacking thầy...”
Thầy Sum vẫn lắc đầu. Thằng Hòe giơ tay:
- “Power shortage thầy...
- “Right. Đúng rồi. Sau này các em có thể ghi trong bài thi của mình hai chữ này để nhắc ông tổng trưởng...”
Thằng Thạch giơ tay:
- “Xin thầy cho em bàn với lớp về việc đi lạc quyên chủ nhật này ạ...”
Thầy Sum gật đầu, rồi bỗng nhiên cảm khái:
- “Miền Trung là miền đau khổ. Người dân miền Trung chịu đựng chiến tranh rồi chịu đựng thiên tai, địch họa. Vì vậy vùng đất này luôn sản sinh những anh hùng tài năng, những danh nhân kiệt xuất cho đất nước. Các em khi ngồi đây, trong phòng học dù cúp điện tối thui nhưng vẫn sung sướng hơn các bạn học sinh miền Trung. Trong điều kiện của mình, các em nên có hành động để giúp đỡ đồng bào mình...”
Thằng Thạch đứng lên nói:
- “Thưa các bạn. Nhân lúc cúp điện, xin được thông báo với các bạn là Ban đại diện phân công lớp chúng ta 8 người sẽ tham dự với học sinh các lớp khác đi lạc quyên cứu trợ vào sáng chủ nhật này…”
- “Sáng chủ nhật...”, nhiều đứa kêu lên.
- “Tại sao không chọn buổi chiều hai, ba, tư, năm, sáu, bảy để khỏi đi học...”
Thầy Sum cười:
- “Làm từ thiện mà các em đòi hỏi quá thì mất hết ý nghĩa rồi, phải nghĩ đến chuyên hy sinh chứ...”
Thằng Thạch nói lớn, át tiếng phàn nàn của xóm nhà lá: “Ban đại diện trường đã phân công rồi, chúng ta chỉ đồng ý tham gia hay không mà thôi. Lớp chúng ta chỉ cần 8 người nữa, ngoài tao ra... Ai thích đi thì giơ tay lên, chuyện này không ép buộc...”
Thằng Dũng, rồi thằng Mai, thằng Tuấn trưởng lớp, thằng Ninh, thằng Ngầu đồng loạt giơ tay. Rồi một lát sau, thêm vài cánh tay của thằng Khải, Chương, Hòe... Bây giờ mới là giờ thằng Thạch ra oai chọn lựa:
- “Thằng Hòe phải ở nhà ôn bài vì sắp thi đố vui để học. Thằng Lý đen giơ tay sau, chỉ ưu tiên những ai giơ tay trước...” Nhân cơ hội lớp học vẫn còn tối om vì cúp điện, mà ngoài kia thì trời vẫn còn mưa làm bầu trời xám sẩm, thằng Thạch xin phép thầy cho nó họp nhóm đi lạc quyên lại để phân công và phổ biến nội quy:
- “Tụi mình được phân công lạc quyên chung quanh khu vực Nhà thờ Đức Bà, bưu điện sài Gòn, đi xuống đường Tự Do, tới trước Quốc Hội... ”
- “Mình đeo thùng đi lên đi xuống đường Tự Do chứ không phải đứng một chỗ hả?”
- “Đúng. Tám thằng có 4 cái thùng. Hai thằng chia nhau ôm một cái thùng.”
- “Nhưng người ta không biết mình là ai làm sao người ta cho tiền được", thằng Mai nêu thắc mắc.
Thằng Thạch quay sang thằng Dũng:
- “Mầy phải làm mấy câu thơ thật tàn chi quái đao cho tao. Đọc ca dao của mầy xong là người ta muốn móc túi cho tiền ngay. Mình dán mấy câu thơ đó với mấy chữ học sinh Petrus Ký lạc quyên cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung.”
- “Mình bận quần áo đi học hả?”
- “Ừ, phải quần xanh áo trắng, đeo phù hiệu đàng hoàng nghe."
- “Mấy giờ sáng chủ nhật mình có mặt tại trường?”
- “Bảy giờ có mặt đi.”
- “Giờ đó đói thấy mẹ”, tiếng thằng Mai.
Thằng Thạch gãi đầu:
- “Ừ, hé... giờ đó đói à. Thôi được rồi. Tập trung ở trường ăn sáng rồi đi luôn.”
- “Mỗi thằng tự ăn hay có ai bao?”
Thằng Thạch tỏ mặt là trưởng nhóm:
- “Tao bao.”
- “Thôi ăn mì ngay quán cà phê Năm Dưỡng cũng được.” Thằng Thạch cáu:
- “Thôi bỏ qua đi tám, phở mì cái cù loi heo. Tiền đâu mà bao tụi bây ăn phở, sang vậy?”
- “Ủa, chứ không phải mình ăn sáng từ tiền lạc quyên sao?”, lại cũng thằng Mai.
Thằng Thạch sửng cồ:
- “Sao mầy cù lần quá vậy mậy? Tiền lạc quyên là tiền giúp cho đồng bào. Mình đi lạc quyên vì mình muốn làm việc thiện, muốn làm cái gì đóng góp cho đồng bào miền Trung. Mình đâu có thể lấy tiền đó ăn sáng được."
Thằng Mai ngồi ngẩn tò te, nghe thằng Thạch giảng mo-ran một chặp. Thằng Dũng giảng hòa:
- “Thôi, ăn cái gì cũng được, miễn là no để đủ sức ôm cái thùng đi lên, đi xuống đường Tự Do là được rồi.”
Thằng Thạch chốt lại:
- “Nhớ nghen, sáng chủ nhật, bảy giờ có mặt tại trường. Tao lo cho tụi bây ăn sáng. Ngon tàn chi quái đao luôn.”

* * *

Chiều thứ bảy thằng Dũng đã làm xong hai cái thùng bằng cạc-tông dán kín, chỉ để hở một khe nhỏ để những người hảo tâm bỏ tiền vào. Bên ngoài thùng thằng Dũng viết hai câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và có thêm câu phụ chú nhỏ “Hs Petrus Ký lạc quyên cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt miền Trung”. Tụi nó đem gửi hai cái thùng này trong phòng sinh hoạt hiệu đoàn, cẩn thận, thằng Dũng còn viết thêm chữ “Tứ 7” để tránh các lớp khác cầm nhầm.
Sau giờ tan học, thằng Thạch kiểm tra công việc đã phân công và nhắc nhở những thằng đi lạc quyên vào ngày mai có mặt đúng giờ. Khi chia tay với mấy thằng trong nhóm xong, thằng Thạch chạy xe thẳng xuống đường Cao Thắng. Đến xe bánh mì của con Tịnh. Nó đi mua bánh mì cho tụi nó sáng sớm ngày mai. “Mình mua tới 10 ổ, tại sao không ủng hộ con Tịnh”. Nó mua bánh mì vì mục đích ủng hộ con bé Tịnh chứ không nhằm tán tỉnh con bé nay vì nó biết giờ này con Tịnh chưa ra bán.
Đúng như nó nghĩ xe bánh mì cũng như rạp Việt Long bây giờ đang vắng khách. 5 giờ rưỡi chiều không có xuất chiếu cũng như giờ này là giờ chuẩn bị cơm chiều, ăn bánh mì thì làm sao mà ăn cơm. Một con bé, gương mặt khá giống con Tịnh đang ngồi ngáp vặt. Nó ngừng xe và nói với con bé bán bánh mì:
- “Bán cho tui 10 ổ...”
Nghe có người mua 10 ổ, con nhỏ đang ngồi đứng dậy liền:
- “Mỗi ổ 10 dồng?”
Thằng Thạch chỉ có 50 đồng, nó hy sinh đãi anh em buổi sáng, làm gì có tới 100 mà mua một ổ 10 đồng.
- “Không. Một ổ năm đồng."
- “Năm đồng? Năm đồng làm sao bán. Có chút xíu thịt được không?”
- “Sao cũng được. Nhưng mà...”
- “Nhưng mà sao?”
“Sáng mai tui lại lấy được không? Vì tui mua cho sáng mai.”
- “Vậy thì sáng mai anh cứ lại chứ đặt mua gì sớm vậy?”
- “Tui muốn sáng mai em làm 10 bánh mì trước, khỏi mắc công đợi.”
- “Lỡ anh không mua bánh mì của tui thì sao?”
- “Mua mà. Tui đưa tiền trước.”
- “Thôi phiền phức lắm anh ơi. Lúc đó anh nói là mua một ổ 10 đồng hay là đòi đủ thứ thì làm sao...”
Thằng Thạch gãi đầu. Đúng là hai chị em. Con chị thì như người câm còn con nhỏ em thì đủ thứ lý sự. Mình đi mua ủng hộ nó mà nó làm như mình đi tán nó vậy. Có tán thì tán con Tịnh chứ đâu tới phiên nàng, cô nương! Nó thầm nói trong đầu và chuẩn bị quay xe đi mua chỗ khác.
- “Thì cứ nhận lời bán cho người ta đi...”
Thằng Thạch nhìn ra sau. Người nó run bắn lên. Trời ơi, con Tịnh. Con nhỏ đang dắt chiếc xe đạp, đứng sau lưng nó. Mái tóc dài của con Tịnh còn ướt thơm lừng mùi lài xà bông cô Ba của hãng Trương Văn Bền và các con. Thằng Thạch đứng lặng yên tận hưởng mùi thơm đó. Không phải mùi thơm của xà bông mà là mủi thơm của tóc. Tóc của chị nó được “săn sóc” bằng xà bông Camay của Mỹ mà đâu có cái mùi thơm này đâu. Lâng lâng!
Thấy con bé Tịnh, cô bé bán bánh mì liền nói:
- “Thôi, em giao cho chị đó. Sáng mai chủ nhật là tới phiên chị bán, chị tính sao tính. Em đi về nấu cơm phụ má nghen.”
- “Ừ, em về đi. Để chị bán. Tối ra phụ hàng với chị”
Con bé Tịnh quay qua thằng Thạch, nó sửng mắt, ngạc nhiên: “A... cái anh chung thủy với món ăn... lâu ghê mới thấy anh lại mua bánh mì...”
- “Trời ơi, con bé này nhớ đến câu nói của mình! lại còn để ý là mình không lại mua bánh mì nữa... thiệt là tàn chi quái đao”, thằng Thạch cảm thấy như trời đất đang quay cuồng. Nó lắp bắp:
- “Tại...”
- “Tại đi đánh lộn phải không?”
- “Đánh lộn...? Tui... tui có đi đánh lộn bao giờ đâu!”, đến lượt thằng Thạch thắc mắc.
- “Anh không nhớ thì thôi. Tui thấy anh đánh thằng cha lính đó... để cứu bạn anh.”
Thôi, chết rồi. Té ra là con bé Tịnh đã thấy nó nhào vô đánh với thằng cha lính khi thằng Ngầu bị đánh hội đồng. Biết con gái rất ghét mấy thằng hay đánh lộn, không thư sinh nho nhã nên thằng Thạch ngọng:
- “Tui... tui... Mà sao... Tịnh thấy?”
Bây giờ đến phiên con bé Tịnh ngạc nhiên:
- “Anh... anh biết tên tui nữa à?”
- “Cả trường Petrus Ký biết!”
- “Cái anh này. Làm sao trường anh biết tên tui được?”
- “Vì Tịnh sắp thi đố vui để học liên trường chung với thằng Hòe Petrus Ký.”
- “A... té ra là anh là bạn cùng lớp với anh Hòe. Sao anh Hòe giống như con gái, còn anh... Nhưng như anh mới là còn trai hơn. Con trai mà như con gái hổng hay. Bữa đó, tui lại trường anh học với anh Hòe và anh Huy, khi về tui thấy anh bênh bạn anh nên bị ông lính đó đánh..."
Thằng Thạch mắc cỡ:
- “Tui nhào ra đại chứ đánh đâu có lại mấy ông lính đó. Lính khỏe lắm.”
- “Anh mua mấy ổ bánh mì?”
- “10 ổ.”
- “Anh mua làm gì nhiều vậy?”
- “Mua cho nhóm đi lạc quyên cứu trợ.”
- “Anh mua một ổ bao nhiêu tiền. 10 hay 15 đồng? Ăn vậy mới no.”
Thằng Thạch ngần ngừ, nhưng túi tiền của nó quyết định là nó không thể nào sĩ diện:
- "Một ổ... một ổ... năm đồng năm đồng thôi. Sức tụi nó ăn yếu lắm. Buổi sáng ăn chơi cho nó nhẹ bụng.”
- “Năm đồng bánh mì thịt?”
- “Ừ. Một ổ bánh mì thịt năm đồng. Thịt ít cũng được, nhưng là phải có đồ chua, hành ngò thiệt nhiều. Bánh mì mà không có đồ chua thì không ngon. Chính đồ chua làm dậy mùi bánh mì, làm trung hòa chất bột, chất thịt, tạo ra một mùi vị riêng...” Chỉ để tránh cái sự quê là chỉ mua có năm đồng mà thằng Thạch phải tự diễn giải cái ngon của bánh mì nhờ đồ chua. Sự diễn giải này nó học được từ thằng Mai - vua ăn bánh mì không với đồ chua và nước tương vì... không có đủ tiền mua bánh mì thịt.
Con bé Tịnh cười làm lộ rõ hai núm đồng tiền bên hai má.
- “Bánh mì chan nước tương hay xịt muối tiêu.”
- “Nước tương. Nước tương mềm mại hơn muối tiêu.” Nó định nói nước tương mềm mại như tay em nhưng ngại nên nói trớ.
Không biết hôm nay ông ứng bà hành hay sao mà lời thằng Thạch nói ra y như danh ngôn, đủ cho danh ngôn để chỉ nói về bánh mì. Con bé Tịnh xuýt xoa:
- “Lần đầu tiên tôi nghe nói nước tương mềm mại. Nước tương mềm mại… hay thiệt.”
Muốn đứng nói chuyện với con nhỏ Tịnh một chút nữa nhưng nó thấy có một vài người đang đứng chờ mua bánh mì nên nó rút lui. Vả lại, theo quân sư Dũng, rút lui đúng cách sẽ làm địch quân... nhớ.
- “Sáng mai, gần 7 giờ tui lại lấy bánh mì. Tui trả 50 đồng trước. Nhớ nhe, sáng mai, gần 7 giờ.”
Nói xong, không chờ con Tịnh trả lời, nó phóng xe đi. Thiệt là tàn chi quái đao!


(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:28

 Chương 29

Tảng sáng chủ nhật, cả thành phố còn ngái ngủ sau đêm thứ bảy. Con đường Cộng Hòa ngày thường nhộn nhịp bước chân học sinh, sinh viên sáng nay vắng lặng. Chỉ có một người công nhân vệ sinh đang quét những lá cây rơi rụng hai bên đường.
Nhiều nhóm học sinh dã có mặt từ lúc 6 giờ 30. Nhiều gương mặt còn ngái ngủ. Có đứa đi đến trường bằng xe đạp, Mobylette, PC. Cũng có đứa do ba má hay anh chị chở đến. Có những nhóm bạn, thuộc loại công tử, đi ăn sáng, từ quán cà phê Năm Dưỡng, miệng còn ngậm tăm đi ngênh ngang trên đường trở về trường. Rặt một màu xanh của quần, trắng của áo. Sáng hôm nay chỉ có học sinh của những lớp đệ tứ, lớp đàn anh buổi chiều, được chọn để tham gia đi lạc quyên. Đệ tứ đã lớn, được quyền tham gia những hoạt động hiệu đoàn ngoài cánh cổng trường vôi trắng. Tụi nó tụ họp trước cổng trường, chờ mấy anh lớn ban đại diện đến để xuất phát.
Nhóm tứ 7 đã có mặt đầy đủ. Đứa nào đứa nấy đều có tâm trạng háo hức, chờ đợi và nhiều gương mặt có vẻ nghiêm trọng trong một buổi sáng chủ nhật khác hơn mọi buổi sáng chủ nhật khác. Kêu gọi những thằng bạn quen ở các lớp khác, chòng ghẹo nhau chí chóe. Và hiện giờ, điều mà cả tám thằng đang đợi là bóng dáng thằng Thạch với khẩu phần ăn sáng mà thằng này đã hứa.
Thằng Mai, tay ôm cái thùng, chép miệng:
- “Chắc nó bị con nhỏ bán bánh mì hớp hồn rồi quá.”
- “Thế nào nó cũng bị ghệ này cứa như tàn chi quái đao...”, thằng Dũng bình luận.
Tụi nó chưa kịp nói xấu thằng Thạch đến tận cùng thì đã thấy dáng thằng này ngồi trên chiếc PC với một giỏ xe chứa đầy bánh mì. Vừa đến nơi, thằng Thạch lướt cặp mắt điểm danh, thấy quân lính đầy đủ cả, nó cười toe toét, khoe chiến công mua bánh mì:
- “Bánh mì mới ra lò, vừa nóng, vứa thổi vửa ăn đây…”
Bọn nó xúm lại chung quanh thằng Thạch để nhận bánh mì. Một số học sinh các lớp khác ngạc nhiên khi thấy tụi học sinh tứ 7 có tiêu chuẩn bánh mì trước khi “hành quân” bèn hỏi thằng Thạch:
- “Ê, tụi bây hùn tiền mua bánh mì hả?”
Thằng Thạch trả lời tỉnh bơ:
- “Tiêu chuẩn mỗi học sinh đi lạc quyên được ban đại diện cho 10 đồng ăn sáng, trưởng ban xã hội từng lớp giữ tiền này...” Mấy thằng này nghe thằng Thạch trả lời bèn nhao nhao quay trở về lớp của nó để hỏi tội thằng trưởng ban xã hội lớp không lo cho anh em ăn sáng như lớp tứ 7.
Thằng Mai chụp lấy ổ bánh mì, nhai lấy nhai để. Thấy trong giỏ xe của thằng Thạch còn dư một ổ, thằng Mai đặt cọc với thằng Thạch: “Tao ôm thùng lạc quyên, mệt hơn tụi bây nên tao đớp luôn ổ này nha.”
Thằng Thạch thấy thương thằng Mai. Thằng này sinh trong một gia đình luôn luôn thấy sự đói nên lúc nào cũng phải có thức ăn để phòng thân, kể cả khi no nên nó gật đầu:
- “Tao mua dư mà.”
Được thằng Thạch đồng ý nên thằng Mai nhận xét:
- “Bánh mì ngon một cây luôn. Chỗ này làm đồ chua ngon, giòn giòn, chua chua, ngọt ngọt. Ngon hơn đồ chua ở bánh mì Hòa Mã. Một ổ này chắc 10 đồng?”
- “Đồ nâng bi”, thằng Ngầu “mắng yêu" thằng Mai vì nó cũng đang ngắm nghía ổ bánh mì nhưng thằng Mai đã nhanh tay, lẹ miệng chộp mất.
Thằng Mai, kẻ thường xuyên “ám sát” bánh mì vào buổi sáng., đủ loại bánh mì. Bánh mì thịt, cá, xíu - mại, mà nhiều nhất là bánh mì không với đồ chua chan nước tương bởi cái túi thường xuyên “mông tại” nên có sự thẩm định về giá cả khá chính xác. Vì ổ bánh mì này nhiều thịt nên không thể có giá 5 đồng được.
Khi thằng Thạch lại xe bánh mì đã thấy con bé Tịnh làm sẵn 10 ổ bánh còn nóng hôi hổi, để sẵn. Khi mở một ổ bánh mì ra xem thì thằng Thạch thấy có gì đó không ổn vì có khá nhiều thịt chứ không phải đồ chua. Nó kêu lên:
- “Tịnh bán một ổ bao nhiêu đây?”
- “5 đồng.”
- “5 đồng sao nhiều vậy nè?”
- “5 đồng vì bán vốn, không lấy lời, đóng góp cho lạc quyên được không?”, con nhỏ Tịnh chu mỏ.
- “Vậy cám ơn Tịnh nghe. Tui đi về để tụi nó đói bụng.”
- “Khoan đã, để Tịnh nói cái này nghe. Hôm Tịnh đi thi Đố vui để học, anh ủng hộ nha.”
- “Làm sao tui đi được?”
- “Mỗi thí sinh được mời một người làm ủng hộ viên.”
- “Sao Tịnh không mời bạn của Tịnh?”, vừa hỏi xong thằng Thạch cảm thấy mình ngu vô cùng tận.
- “Tịnh chỉ thích mời Thạch thôi...”
- “Sao Tịnh biết tên tui?”
- “Bí mật. Thạch đi được không?”
- “Được, được chứ... sẽ có mặt... sẽ ủng hộ... sẽ vỗ tay...”, nó lắp bắp như thằng ngọng.
Chưa bao giờ thằng Thạch lâm vào hoàn cảnh vừa lúng túng, vừa bối rối và vừa khoái như lúc này. Nó chất bánh mì vào giỏ xe và chạy nhanh như để giữ cảm giác lâng lâng này còn mãi với mình. Cho đến bây giờ, cảm giác đó vẫn còn đọng trong tâm trí của nó.
Bỗng dưng một chiếc xe Honda đam ngừng ngay chỗ nhóm thằng Thạch đang tụ tập. Thằng Lê, trong bộ quần xanh áo trắng xếp ly thẳng muốt đang ngồi phía sau xe của một người phụ nữ trung niên. Thằng Lê có vẻ ngượng ngùng nhảy vội xuống xe. Người phụ nữ nói với thằng Lê:.
- “Đâu... trưởng ban xã hội lớp con đâu?”
- Thằng Lê e dè đua tay chỉ thằng Thạch đang ngồi trên xe PC gặm bánh mì say sưa. Người phụ nữ - má thằng Lê dựng xe, đi bộ lại chỗ đậu xe của thằng Thạch:
- “Con... ơi, con cho thằng Lê đi lạc quyên với nghe...”
Thằng Thạch ngạc nhiên:
- “Nhưng nó đâu có xung phong...”
- “Em nó còn khờ lắm. Mấy vụ này đi mới vui... Ngồi bán trong chợ Bến Thành, dì thấy toàn mấy học sinh trường khác đi lạc quyên, không có học sinh Petrus Ký.., nhưng mà các em học sinh đó dễ thương lắm. Dì chờ học sinh Petrus Ký hoài mà không thấy... Thằng Lê phải đi lạc quyên, từ thiện, giúp đỡ đồng bào miền Trung mới là học sinh Petrus Ký chứ. Buổi sáng chủ nhật ở nhà ngủ đâu có được!”
Rồi má thằng Lê nói tiếp:
- “Con... con cho thằng Lê đi lạc quyên nghe...”
Thêm một thằng nữa thì đông vui, có mất gì đâu nên thằng Thạch trả lời:
- “Dạ."
Quay qua thằng Lê, má nó dặn:
- “Đi lạc quyên nhớ ôm cái thùng người ta mới biết nghe.” Xong quay qua nói với thằng Thạch:
- “À, nè dì đóng ủng hộ tiền lạc quyên trước lấy hên”, nói xong má nó móc ra 50 đồng bỏ vào thùng lạc quyên. “Lát nữa, mấy con nhớ đi vào chợ Bến Thành nghe, dì vận động mấy người bạn buôn bán ở trong chợ đóng góp lạc quyên cho học sinh Petrus Ký chứ không đóng cho học sinh trường khác..." Lại quay qua thằng Lê:
- “Con nhớ ôm thùng lạc quyên đi vào chợ Bến Thành, lại ngay cái quày của má nghe, cho mấy người bạn bán hàng của má biết mặt con chớ…"
Rồi má nó leo lên xe Honda đạp máy dông thẳng nhanh như lúc đến.
Tụi thằng Ngầu, thằng Ninh nhái giọng má nó, chọc thằng Lê: “Con nhớ ôm thùng lạc quyên đến quày của má để người ta biết má có con học ở trường Petrus Ký cho má lấy le nghe…” Thằng Lê quê quá, đỏ mặt lặng im. Thằng Thạch thấy tội nghiệp thằng này. Nó thuộc loại “con trai cưng của má” trong nhà. Nó làm cho má nó nở mày, nở mặt với mấy bà tiểu thương trong chợ Bến Thành khi có thằng con học ở một trường danh giá. Nhưng trong lớp thằng này thuộc loại con nhà lành hơi khờ một chút nên dễ bị mấy thằng có thớ ăn hiếp. Vì vậy nó cũng muốn “noi gương” một số thằng trong lớp để trở thành dân có máu mặt. Có lần nó đã xung phong đi “cấm túc” dùm thằng Thuật để lấy le cùng mấy thằng bạn học lớp khác vì nó nghĩ dân bị đi cấm túc là dân chì.
Sau khi vào trường cất xe xong, thằng Thạch đến nhóm tứ 7, ra lệnh:
- “Thôi chuẩn bị đi, tụi bây.”
- “Đi bằng cái gì? Xe nhà trường không đưa sao?”
- “Nhà trường làm gì có xe mà đưa! Tụi mình đi bộ ra đầu đường Nguyễn Hoàng đón xe buýt ra chợ Bến Thành...” Thằng Lê có ý kiến:
- “Nếu có ghé chợ Bến Thành, tụi mình vô đó, lạc quyên trước lấy hên được không Thạch?”
- “Ừ, để coi. Thôi, đi tụi bây.”
Mấy thằng học sinh tứ 7 đi theo thằng Thạch về hướng đường Nguyễn Hoàng để đến trạm xe buýt. Mỗi ngày có hàng chục chuyến xe buýt ghé trạm này, mỗi chuyến cách nhau khoảng 15 phút, ở đây cũng có tuyến xe lam thường xuyên chạy ngang nhưng thằng Thạch chọn đi xe buýt vì khả năng của nó chỉ có thể đến đó. Mỗi vé xe buýt chỉ tốn có năm cắc, đi đông, mà lại là học sinh đang đi lạc quyên cứu trợ thì ca bài con cá với người soát vé chắc chắn sẽ được giảm vé - nó nghĩ thế. Quần xanh, áo trắng với phù hiệu hiệu đoàn Petrus Ký cũng dễ gây được thiện cảm.
Tụi nó đứng lóng ngóng ở trạm dừng xe buýt hơn năm phút vẫn chưa thấy bóng xe buýt ló mặt tới. Phía sau lưng tụi nó là những quán cà phê dọc theo đường Nguyễn Hoàng đã mở cửa. Từ trong những quán cà phê này bay ra múi cà phê thơm lừng cùng với giọng ca của nữ ca sĩ Khánh Ly trong những bài nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, đang là mốt thời thượng. Nghe nhạc, lúc uống cà phê để suy triết lý thế sự của những anh học sinh Petrus Ký đệ nhị, đệ nhứt phải là nhạc Trịnh Công Sơn thì mới là dân điệu nghệ. Hơn ai hết, học sinh Petrus Ký các lớp này khoái nhạc Trịnh vì tụi nó sắp đi đến với cuộc chiến tranh một cách trực tiếp chứ không chỉ nằm trên mặt báo bằng những cái tin chiến sự nếu như không qua cửa ải thi cử. Đó cũng là một động lực thúc đẩy bọn nó phải học như điên khi kỳ thi đến gần. Uống thuốc bổ để học. Uống cà phê thật đặc mỗi tối để chống cự với cơn buồn ngủ. Mỗi khi thi xong, nhìn mặt thằng nào cũng ngơ ngơ ngáo ngáo. Đôi mắt lơ láo chẳng còn chút thần hồn. Chẳng bù với đám học sinh nữ Gia Long, Trưng Vương. Bọn nó có rớt cũng chẳng sao! Cùng lắm là nghỉ học lấy chồng rồi sinh con, đẻ cái cho xong đời con gái.
Thằng Thạch chép miệng:
- “Dân miền Trung khổ thiệt. Bão lụt, lại còn bị chiến tranh nữa. Người chết hai lần thịt da nát tan...”
- “Dân nào chẳng khổ mậy, nhất là dân nghèo. Còn chiến tranh là còn khổ...”, thằng Dũng phụ họa. Trong đầu thằng Dũng khi nói câu này là nó nhớ lại những đêm cảnh sát đi bắt những người trốn quân dịch trong xóm nó. Tiếng chó sủa. Những thanh niên trốn lính nhảy xuống bờ ao, chun vào hồ nước, vào bụi rậm. Tiếng bước chân đi rầm rập. Tiếng ông liên gia trưởng kêu từng nhà mở cửa để xét giấy gia đình. Tiếng chửi thề, tiếng rượt đuổi ầm ĩ. Tiếng van xin, than vãn hoàn cảnh phải nuôi gia đình của những người bị bắt lính. Tiếng khóc của những người vợ, người mẹ vang lên trong đêm tối nghe não nuột làm sao. Muốn khỏi lâm vào hoàn cảnh này, thằng Dũng nghĩ, chỉ có cố gắng học và thi đậu. Chỉ cần rớt một năm là nó sẽ lâm vào hoàn cảnh của những người anh, người chú, người bạn trong con xóm nhỏ của nó. Không ai qua khỏi cặp mắt cú vọ của thằng cha liên gia trưởng cụt giò vì đi lính cho Tây. Nghe nói hàng năm thằng cha này đều lên danh sách những thanh niên trong xóm đến tuổi đi lính - ai được miễn, hoãn quân dịch vì bất cứ lý do gì đều phải trình cho thằng cha này biết.
Một vài thằng càu nhàu:
- “Sao xe buýt lại trễ vậy. Chờ mỏi cả cẳng.”
- “Không chờ sao gọi là xe buýt hả tụi bây.”
- “Đi xe rẻ tiền mà còn đòi hỏi nữa, sao được...”
Thay vì là chiếc xe buýt, một chiếc xe Jeep bất ngờ ngừng lại, thắng cái két trước mặt tụi nó. Thằng Cường ngồi trên ghế trước xe nói với thằng Thạch:
- “Tụi bây leo lên xe, tao chở cho. Chờ xe buýt biết khi nào mới có.”
- “Tụi tao tới 10 thằng đủ chỗ không?”
- “Đủ mà. Cứ chen nhau mà ngồi là được.”
Với kinh nghiêm của thằng lơ chuyên sắp chỗ ngồi trên xe, thằng Mai chỉ cách:
- “Thằng nào ốm ngồi trong lòng thằng bự con là đủ chỗ, khỏi có lo. Leo lên xe đi tụi bây.”
Tụi nó ào ào nhào lên xe. Thằng Thạch, vì là chỉ huy nên có vinh dự được ngồi ghế trước cùng thằng Cường. Xe bắt đầu chạy, thằng Cường nói:
- “Tao ủng hộ tụi bây một két nước ngọt xá xị...”
Tụi nó sướng quá, vỗ tay:
- “Hoan hô... hoan hô... Đâu đâu...”
- “Ăn bánh mì mà chưa có nước uống. Nãy giờ khát thấy mẹ...” Lôi dưới gầm xe ra két nước ngọt 24 chai, tụi nó khui ngay và đưa lên miệng tu. Thằng Thạch chống chế vì quên vụ nước uống cho tụi nó:
- “Tao biết thế nào thằng Cường cũng mang nước ngọt tới ủng hộ anh em..."
Thằng Lê chen vào:
- “Quên nữa, hồi nãy má tao nói đến chợ Bến Thành bả đã dành sẵn một kết Pepsi cola cho tụi mình...”
- “Hoan hô...”
- “Uống Pepsi ngon hơn xá xị con cọp...”
- “Uống xá xị con cọp ngon hơn nước ngọt con nai...”
- “Ghé chợ Bến Thành lấy Pepsi uống, Thạch ơi...”
- “Tàn chi quái đao luôn Dương Chí Tôn... lò ơi..."
Hòa trong tiếng động cơ là tiếng nói chuyện ồn ào, la hét của bọn nó. Thằng Dũng bắt giọng bài hiệu đoàn ca và tụi nó cùng hát theo:
“Đoàn học sinh hương danh Petrus Ký..
Chúng ta nguyện xây nước Việt ngày mai..”
Đã hơn 10 giờ. Sau khi đi dọc đường Tự Do - từ đoạn trụ sở Quốc hội tụi nó tập trung tại Vương cung Thánh đường. Nơi đây, trước cửa bưu điện rất nhiều khách vãng lai cũng như đi lễ ngày chủ nhật nên tụi nó có thể lạc quyên được rất nhiều từ những người đi lễ. Nhiều bà đi lễ mặc áo dài, cổ đeo dây chuyền thánh giá, sau khi bỏ tiền vào thùng lạc quyên đã xoa đầu tụi nó khen ngợi. Những gia đình, những cặp nam thanh nữ tú ngồi trên bãi cỏ trước tượng Đức mẹ chụp ảnh hoặc hơi đùa khi thấy tụi nó ôm thùng đi lại đều sẵn sàng móc tiền trong túi ra bỏ vào thùng. Cá biệt có những bậc cha mẹ đưa tiền cho con nhỏ bỏ vào thùng “cho tụi nó quen với từ thiện.” Người Sài Gòn hay làm từ thiện. Làm để lấy phước cho con cháu. Có người cho những số tiền lớn không cần được biết đến tên tuổi cho những tổ chức tôn giầo mà họ tin được.
Thằng Dũng cùng thằng Mai ôm thùng đứng sau lưng Vương cung Thánh đường, nhìn ra đường Thống Nhất - một con đường lớn và ngắn, bắt đầu từ dinh Độc Lập chạy dài đến Sở thú. Thằng Mai nhớ nhất con đường này là nhờ có rạp Thống Nhất - nơi chuyên xổ số hàng tuần có phụ diễn văn nghệ trong giờ nghỉ giải lao. Thi thoảng, nó cũng đi coi xổ số, đến giờ nghỉ giải lao nó lén chun lên hậu trường từ ngõ bên hông rạp. Trong hậu trường nó được dịp chiêm ngưỡng các kịch sĩ nổi tiếng như Ngọc Đức, Tùng Lâm, Văn Chung, Thẩm Thúy Hằng... tập tuồng hay hóa trang. Lúc đó nó cảm thấy khoảng cách giữa họ và nó sao mà gần gũi. Nghệ sĩ Bạch Tuyết cũng ăn bò viên, hủ tiếu mì như người bình dân chúng nó. Kịch sĩ Tùng Lâm mất tiền cũng chửi thề ỏm tỏi, náo động cả hậu trường. Có khi nó thấy các kịch sĩ cũng gầy sòng chớp nhoáng trước khi màn sân khấu kéo lên.
Riêng thằng Dũng, không hiểu sao, nó nhận thấy sáng nay nhiều thanh niên trong những bộ quần áo hippy, tóc dài, đeo mắt kính có dán hoa thị - một biểu tượng của loài hoa của dân hippy cưỡi xe chạy rầm trời về phía sở thú. Thằng Dũng nêu thắc mắc này với thằng Mai:
- “Sao tụi hippy chạy đường này quá trời vậy mậy?”
- “Chắc tụi nó vô sở thú coi đười ươi.”
Bỗng dưng thằng Dũng kêu lên:
- “Đúng rồi, tao quên. Sáng nay trong sở thú có đại hội nhạc trẻ, cứu trợ nạn nhân bão lụt.”
- “Nhạc trẻ mà cũng cứu trợ nạn nhân bão lụt?”
- “Ừ. Tiền lời của việc bán vé. Tao đọc báo mà quên mất. Có nhiều ban nhạc trẻ đang nổi tiếng tham dự”
- “Tao không khoái nhạc trẻ. Mấy thằng Việt Nam, da vàng mũi tẹt mà hát toàn nhạc Tây nhạc Mỹ, đặt tên ban nhạc nào là Crazy Dog, Hammer, Blue Jet... toàn tên Tây, tên Mỹ không.” Thằng Dũng hào hứng:
- “Lần này có một ban nhạc mang tên Việt Nam nghe mậy.”
- “Tên gì?”
- “Bách Việt.”
- “Của ai vậy?”
- “Của mấy anh trường mình chứ ai."
- “Ủa, trường mình cũng cho học sinh tham dự mấy đại hội này à?”
- “Không. Mấy ảnh tham gia với tự cách cá nhân chứ không phải mang tên trường.”
Mấy chuyện này thằng Dũng vô cùng rành rọt nhờ những lá thư mùa thi của cô bé Thanh Danh thông báo cho nó. Anh Kiệt cũng là một thành viên trong nhóm nhạc Bách Việt. Anh sẽ thổi sáo và chơi sanh tiền.
- “Vậy đi coi đi.”
- “Tao cũng muốn lắm nhưng không biết để cái thùng ở đâu.”
- “Thì mình mang theo, sẵn đó mình lạc quyên luôn.”
- “Đi kiếm tụi thằng Thạch, phải rủ tụi nó đi nữa.”
Hai thằng quày quả đi ngược lại hướng cổng trước cúa Vương cung Thánh đường. Thằng Thạch đang nói chuyện bằng... tay với một người nước ngoài, có vẻ là dân du lịch vì một tay đang cầm bản đồ, một tay đang cầm máy ảnh.
Thằng Dũng thông báo cho thằng Thạch biết chuyện nó và thằng Mai dự định sẽ đi vào sở thú và rủ toàn bộ nhóm đi cùng. Thằng Thạch lắc đầu nguầy nguậy:
- “Mình đang đi lạc quyên mà đi coi đai hội nhạc trẻ đâu có được!”
Thằng Dũng cố thuyết phục:
- “Mình vô đó vừa xem vừa lạc quyên cũng được vậy.”
- “Mấy thằng cha, con mẹ hippy đó không có đóng tiền cho lạc quyên đâu.”
Thấy khó thuyết phục thằng Thạch vì lý do đi lạc quyên được nên thằng Dũng nói huỵch toẹt:
- “Mình phải đi ủng hộ học sinh trường mình chứ”
- “Học sinh trường mình thì có liên quan gì đến đại hội nhạc trẻ?”, thằng Thạch ngạc nhiên.
- “Mấy anh đệ nhứt trường mình, ừ quên nữa có cả thằng Chương vãn nghệ của lớp mình, thành lập ban nhạc tham dự đại hội nhạc trẻ hôm nay tại sở thú...”
- “Hả, có cả thằng Chương văn nghệ nữa hả!? vậy là phải đi xem ủng hộ nó. Nếu không mấy thằng hippy ở dơ ăn hiếp ban nhạc của trường mình... Đi tụi bây. Khoan đã, để tao kêu thằng Cường. Nó đang đi Siêu thị đường Nguyễn Du...” Thế là một lát sau, 11 thằng tụi nó đã có mặt ở trước cửa Thảo cầm viên. Từ bên trong vang ra tiếng trống, đàn và giọng của một ca sĩ đang gào rú một bản nhạc tiếng Anh. Từ ngoài nhìn vào, tụi nó thấy trước sân khấu được dựng giữa đường đi chính chật kín những thân người mà tụi nó khó có thể phân biệt nam và nữ. Dân hippy - dù nam hay nữ - đều giống nhau trong những cái quần ống loe suông hoặc loa voi, cùng với những cái áo sặc sỡ chật bó thân hình phì nhiêu hoăc là bộ xương cách trí. Những mắt kính to bản, có dán hoa thị che gần hết khuôn mặt. Những mái tóc mới là điểm chính để không thể phân biệt giới tính của hippy: dài phủ gáy. Nhiều tay hippy, có vẻ như muốn dễ phân chia ranh giới cúa giới tính một cách rạch ròi nên để thêm bộ râu không cần tỉa tót. Phương châm của dân hippy là sống theo tự nhiên - miễn làm sao có tiền để sống là được, sống với thiên nhiên miễn là thiên nhiên không bị ô nhiễm. Còn họ làm cho thiên nhiên ô nhiễm thì chẳng sao. Đó mới là hippy.” Hippy giao chỉ “theo tên gọi một tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh. Bọn họ đang đứng dưới sân khấu gào thét, múa may theo thần tượng ca sĩ của ban nhạc trẻ đang làn, lê bò toài trên sân khấu. Trên những bãi cỏ là những nhóm hippy khác đang ngồi ăn, uống thậm chí chuyền tay nhau những điếu cần sa. Những gương mặt đê mê vì nhạc. Đê mê vì cần sa. Đê mê vì không khí hoang dại. Chưa tan buổi diễn mà người ta có thể thấy rác khắp mọi nơi. Rác từ ngoài cổng vào đến tận bên trong.
Đứng ngay cửa ra vào để soát vé cũng là một anh tóc dài, áo bó, quần loa rộng khiến cho người ta có cảm tưởng như hai chân của anh ta như đang bơi trong đó. Thấy bọn nó ôm thùng lạc quyên đi vào, anh ta ngăn lại:
- “Vé đâu?”
Thằng Thạch nhanh nhẩu:
- “Dạ, tụi em là học sinh Petrus Ký đi lạc quyên cứu trợ...”
- “Ờ... ờ đi cứu trợ hả. Nhưng ở đây là đại hội nhạc trẻ mà, khán giả vào đây để xem nhạc trẻ...”
- “Dạ, không sao. Của ít lòng nhiều. Ai muốn cứu trợ cũng được, ai không muốn cũng không sao.”
Có lẽ thấy bộ dạng mấy thằng này trong bộ đồng phục quần xanh, áo trắng học sinh không phải là dân hippy mê nhạc trẻ nên người gác cổng mở cánh cửa sắt nhỏ bên hông cửa chính cho từng thằng đi vào. Vừa qua khỏi cánh cửa, thằng nào cũng bị bao quanh bởi tiếng nhạc làm cho thân người của tụi nó bỗng dưng như muốn lắc lư. Thằng Thạch nhận xét: “đúng là kích động nhạc! Tao nghe mà muốn nhảy quá tụi bây ơi!
Thằng Dũng kêu “tụi mình tập trung ra gần phía sân khấu đi, để khi mấy ảnh xuất hiện mình vỗ tay cho dễ”.
Tụi nó cùng nhau đi vòng qua bên hông một quãng khá xa để tiến về phía trên sân khấu. Trên đoạn đường đi, nhiều anh, chị hippy thấy bọn nó đeo thùng cứu trợ lạc quyên đã gọi lại để bỏ vào thùng từng đồng tiền lẻ. Có tay hippy thấy bọn nó đi ngang qua liền giơ hai ngón tay trỏ và giữa thành hình chữ V như để khen ngợi làm tụi nó mát cả ruột và vô cùng tự hào khi mặc bộ đồng phục quần xanh áo trắng trong cơ man loạn xạ màu sắc cúa những bộ quần áo lụng thụng đầy tua ren và bằng đủ chất liệu mà họ khoác lên người để được gọi là thời trang của một tay hippy.
Đến gần sân khấu, tụi nó vẫn không chen vào được những hàng người ngồi dầy ken trên mặt đất. Khán giả không đứng và cũng chẳng có ghế để ngồi và thực sự họ cũng chẳng cần ngồi ghế. Đó là tinh thần chơi hết mình, nghe hết mình, cỗ vũ hết mình cho ngày đại hội nhạc trẻ theo lời yêu cầu của ban tổ chức gồm những tay nhạc trẻ lừng danh - trong đó phải kể đến công của nhạc sĩ Trường Kỳ, người được mệnh danh lả “vua hippy.” Mà thực ra, họ phải ngồi thôi vì họ không thể đứng hết suốt chương trình - mà theo giới thiệu là có đến gần 30 ban kích động nhạc tham gia. Nhìn tới, nhìn lui, thấy không còn chỗ trống, thằng Thạch “ra lệnh” cho tụi nó ngồi cùng một nhóm, ở phía trái sân khấu. Góc ngồi này cũng gần sân khấu nên tụi nó có thể thấy được những ban nhạc đang biểu diễn trên sân khấu mà không phải mỗi cổ vì phải ngước nhìn.
Trường Kỳ, trong vai trò xướng ngôn viên, bước ra sân khấu giới thiệu ban nhạc “The Vampire” sẽ kế tiếp chương trình. Sau đó theo thứ tự là những ban “The Ants”, “C. B. C”, “Three dog night”, “Three Apples”... Những ban nhạc trẻ mang tên Mỹ này là những ban nhạc được thành lập để chơi trong các phòng trà nhạc trẻ và các Club Mỹ. Không một ban nhạc trẻ nào mang tên Việt Nam. Giống như tên gọi, các ban nhạc này cũng chơi toàn những bản nhạc Top Hit của những ban nhạc ngoại quốc mà họ bắt chước bằng cách nghe lại từ băng nhạc hay trên đài phát thanh hàng tuần. Không ban nhạc nào lại không biết chơi những bản Top Hit thời thượng của những ban Beatles, Rolling Stone, Santana, The Mama and the Papa, The Ventures... Nếu không chơi được nghĩa là họ tự đào thải khỏi làng kích động nhạc, không chơi được trong các Club Mỹ, trong các phòng trà nhạc trẻ. Không những tên ban nhạc đã được Mỹ hóa mà ngay tên của những ca sĩ cũng là tên ngoại như Billy Jane, Jo Marcel, Tony, Tiny... mặc dù xuất hiện trong những bộ quần áo màu sặc sỡ, tóc tai, râu ria dài thậm thượt nhưng cũng không giấu nổi thân phận da vàng, mũi tẹt.
Những thành viên của “The Vampire” trong bộ quần áo da ngắn tay, có ren tua tủa ở hai cánh tay và ống quần làm người ta liên tưởng đến quần áo của chàng cao bồi Clean Eastvvood trong phim “A few dollars more”. Ban nhạc này biểu diễn những bài nhạc trong những phim cao bồi Mỹ như “A few dollars more”, “Django phục hận” “Những tay súng miền Viễn Tây”... Thằng Thạch huýt gió giống như dĩa hát nó nghe hàng ngày từ dàn pick - up của chị nó: “Tèng teng... ten tèng, tèng teng, ten tèng... tằng tăng tăng táng tàng tăng, tăn tằng... tằng tăng... xèo... Xèo xèo”.
Tiếp đó, theo như lời giới thiệu, là ban nhạc “The Ants” xuất hiện. Chắc là kiến vàng nên những thành viên trong ban nhạc này mặc những bộ cánh màu vàng, óng ánh kim tuyến. Cô ca sĩ, cũng giống kiến, ốm nhách, cao nhồng với giọng ca khàn đục mang âm hưởng của Joan Baez. Riêng anh chàng chơi ghita lead quỳ xuống sân khấu, dùng răng cắn vào dây đàn. Khán giả ngồi dưới sân khấu bị kích động bởi giai điệu nhạc và những động tác như lên đồng của các tay đàn đang tạo ra âm thanh từ những dụng cụ phá tiếng đàn ghita.
Lăn lê, bò toài. Những bài hát, những giai điệu nước ngoài quen thuộc trùng lắp giữa một vài ban nhạc. Đủ thứ trang phục từ cầu kỳ đến đơn giản một cách thô tục. Những vòng hoa lắc lư trên ngực, trên đầu tóc. Tiếng gào rú hỗn loạn loảng xoảng âm thanh sắc lẹm hay bùng nhùng giọng trầm. Mồ hôi rơi thấy rõ trên gương mặt ca sĩ, nhạc công. Nắng trưa đã lên cùng với đỉnh điểm của những cái loa chát lòa tiếng trép. Rùng rùng tiếng vỗ tay. Ào ào tiếng cổ vũ.
Thằng Mai ôm bụng nói với thằng Thạch:
- “Mầy còn bánh mì không, tao đói bụng quá.ễ”
- “Mầy ăn gì mà tàn sát vậy. Hồi sáng cháp hai ổ rồi.”
- “Tại bánh mì mầy mua ngon quá.”
- “Mầy ăn nhiều mà ốm nhom như vậy chắc là nuôi mấy con lãi kim, lãi đũa, lãi móc câu trong bụng rồi.”
Thằng Mai mặc cho thằng Thạch sỉ vả, nhăn nhó:
- “Tao đói quá, chắc tao không chờ xem ban nhạc gì... gì.. Của trường mình đâu...”
Thằng Thạch lấy từ trong túi xách ra một ổ bánh mì đưa cho thằng Mai. Thằng Dũng kêu lên:
- “Ê, khoan ăn hả, tới phiên ban Bách Việt của anh em trường mình kìa...”
- “Ồ... ồ...”
- “Coi bộ ngầu à..”
Tiếng bàn luận huyên náo, nổi lên. Tiếng huýt sáo miệng, tiếng la ó của đám khán giả đang ngồi dưới sân khấu khi nhóm Bách Việt xuất hiện. Ngay cả cái tên của ban nhạc đã là một cái gì rất “lô-can” khiến đám đông khán giả ái mộ nhạc trẻ chỉ quen với những ban nhạc có tên nước ngoài ngạc nhiên, tò mò thì sự xuất hiện của ban Bách Việt quả là một cú đi ngược và tạo nên sự mới lạ trên sân khấu.
Bốn chàng trai. Chẳng tóc dài như những thành viên của các ban nhạc khác vì họ đang đội trên đầu những chiếc rế đen - hình ảnh thấy trong những tấm bưu thiếp in ảnh của những người đàn ông Việt ngày xưa. Những thành viên của nhóm Bách Việt xúng xính trong chiếc áo the lĩnh đen, cái quần vải trắng và đi trên những đôi gưốc mộc. Lạ hơn nữa là, trên tay họ không phải là những cây ghita điện - công cụ chủ yếu của những ban kích động nhạc. Họ là bốn chàng trai trẻ, ở lứa tuổi 18 - là học sinh Petrus Ký, cùng học quốc nhạc do thầy Nguyễn Hữu Ba dạy từ trường Petrus Ký và sau đó là trường Quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ. Đó là Phước Kiệt - thổi sáo và chơi sanh tiền, Duy Anh chơi đàn bầu và bộ trống; Trang thủ cây đàn nhị, và Chương, người trẻ nhất ngồi bắt chéo chân để làm đế đặt cây đàn tranh.
Tiếng nhận xét nổi lên ở phía dưới sân khấu:
- “Tụi nó chơi đàn đám ma làm sao chơi nhạc trẻ được...”
- “Ừ, thì để coi...”
- “Dầu sao thì cũng lạ mắt, chờ coi tụi nó biểu diễn cái đã..."
- “He... ha... kích động nhạc đàn gáo với ống tiêu thiến heo... Thằng Thạch đâm lo, nói nhỏ với thằng Dũng:
- “Ê mậy, sao tao thấy lo quá mậy...”
Vì đã từng xem thằng Chương chơi nhạc cùng với ban dân ca của trường trong buổi liên hoan văn nghệ liên trường nên thằng Dũng nói:
- “Không sao đâu. Mấy ảnh chơi tàn chi quái đao lắm."
Tuy cứng miệng với thằng Thạch, và cũng trấn an với mình vì nó cũng thấy hơi run trong không khí này.
Từ những cái loa lớn bắt chung quanh sân khấu bắt đầu vang ra những âm thanh đầu tiên trong bài “The Twist” - một bài hát thịnh hành lúc đó. Tiếng của cây đàn nhị hòa cùng tiếng đàn tranh, bầu cùng sáo làm âm vang của bài hát thịnh hành mang một âm hưởng rất lạ. Chưa bao giờ tín đồ nhạc trẻ đang ngồi chung quanh sân khấu này lại được nghe bài nhạc Twist bất hủ này bằng những âm thanh của các nhạc cụ lạ lùng trên. Họ vô cũng ngạc nhiên khi phát hiện ra những cây đàn nhị, tranh vẫn có thể chơi nhạc trẻ phương Tây được chứ không chi dùng trong dàn nhạc đám ma hay trong các chương trình dân ca nhạc cổ trên đài phát thanh hay tivi. Những tay hippy, dân mê nhạc lắc lư theo điệu Twist cuốn hút. Hẳn Chubby Checker - cha đẻ “The Twist” cũng không ngờ rằng dân mê nhạc xứ Việt lại khoái Twist một cách tàn chi quái đao như vậy. Nhưng lại càng không ngờ hơn nữa khi Tvvist lại được chơi bằng những nhạc cụ của chính đất nước họ chứ không phải bằng những cây ghi ta điện lúc Twist vừa được khai sinh.
- “Bis... bis...”
- “Hoét... hoét... bis.. Bis...”
Tiếng vỗ tay cổ vũ, kèm theo tiếng yêu cầu bi... bis vang lên náo nhiệt dưới sân khán giả. Những tay hippy bàn tán xôn xao:
- “Nghe cũng được chứ hả tụi bây?”
- “Làm sao nghe nhạc mà “nhót” được là đứng điệu!”
Sau khi chấm dứt hai bài nhạc nước ngoài tiêu biểu của điệu Twist là “The Twist” và “Let”s Twist again” trên sân khấu im lặng một chút. Rồi, khán giả nghe âm thanh của tiếng đàn nhị vang ra những nốt nhạc đầu tiên của bài “Đêm đô thị”, một bài nhạc được viết theo điệu Twist của nhạc sĩ Y Vân.
- “Màn đêm xuống dần, muôn ánh đèn đột nhiên như ngời sáng. Kìa bao phố phường, bao mái lầu chìm trong bóng đêm. Lá lá lá lá ỉa ỉa, lá lá lá la... Đời đẹp quá á... á a à á bài thơ...”
- “Người em gái đang thì tròn trăng mới như nhiều trang giấy..."
Bài hát gây một hiệu ứng tập thể khi những tay hippy ngồi duới sân khấu cùng vỗ tay, cùng lắc lư và hát theo tiếng đàn đang được những cái loa khuếch đại âm thanh hết cỡ. Lác đác có vài người đứng dậy lắc lư theo điệu nhạc tại chỗ và sau đó là từng cặp, từng cặp đứng dậy cùng lắc tuýt. Vừa lắc, họ vừa hát, vừa hét theo lời bài hát nhất là đoạn điệp khúc “lá lá lá lá la, lá lá lá lá la...” mà ai cũng có thể gào rống được.
Tụi thằng Thạch cũng không thoát khỏi được môi trường lây lan âm nhạc tập thể này. Nhất là thằng Thạch. Một thằng có máu Twist trong người. Rồi sau đó là thằng Mai - kẻ đã được học lác tuýt ế-ghèn trong vòng năm phút dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo sư khiêu vũ Thạch. Hai thằng đứng đối diện nhau, cùng nhảy mặc cho cái nắng chói chan đang chiếu trên đỉnh đầu. Thể trạng thằng Thạch thì quá khỏe cho điệu nhảy này. Chỉ lo cho thằng Mai. Nhưng nó đã được vũ trang bằng ổ bánh mì hồi nãy nên cái bao tử của nó vẫn đảm bảo cho nó phấn khích. Sau đó tới phiên thằng Ngầu, thằng Tuấn và ngay cả thằng lờ khờ như thằng Lê cũng cùng nhảy với các đàn anh của mình. Tụi nó vui quá! Cười đùa, hú... hét... Bis... bis... Bravo...!
Trên sân khấu, bốn ông “thầy đồ” thời đại cũng nhún nhảy không kém. Âm nhạc đã nhập vào hồn của những thành viên ban Bách Việt. Họ lấy tên là Bách Việt để khẳng định với những nhóm nhạc trẻ khác là dân Việt, dùng nhạc cụ Việt vẫn có thể tải những âm điệu hiện đại được, không thua kém bất cứ nhạc cụ nào. Bách Việt, cái tên vẫn nghe hay hơn là The Hawks - The Black Caps, The Kings..., những cái tên vay mượn cũng như cách chơi vay mượn từ những dĩa nhạc, không dám trại đi, ngay cả phong cách. Nhóm Bách Việt đã làm được. Họ chơi hay, thuần thục không, chưa biết.
Nhưng họ đã dám khai phá một bước mới cho nhạc trẻ Việt Nam. Chơi không vay mượn. Đưa điệu Twist phổ biến trên thế giới đến với khán giả Việt Nam bằng lối chơi của người Việt Nam, bằng những nhạc cụ của ông cha thường sử dụng trong những lúc nghỉ ngơi sau những buổi chiều đồng áng nhọc mệt. Nhóm Bách Việt đã dám chấp nhận “không thành công cũng thành nhân” để đưa nhạc cụ Việt lên sân khấu, chơi nhạc Tây ở trung tâm nhạc trẻ Sài Gòn - nơi tập trung những anh tài nhạc trẻ của thời đại.
Và họ - nhóm Bách Việt đã được chấp nhận bởi những tràng pháo tay cỗ vũ nồng nhiệt của khán giả - những tay hippy mê nhạc trẻ. Những tràng pháo tay kéo dài. Tiếng huýt sáo, tiếng kêu to “Bách Việt... bis... bis... one more time... Chơi nữa đi...” làm những thành viên Bách Việt phấn hứng. Họ chơi tiếp bài dân ca Việt Nam “Trống cơm” cũng bằng nhịp điệu của Twist. “Tình bằng có cái trống cơm. Khen ai khéo vỗ ố mấy bông nên bông, ố mấy bông nên bong chát chùm.. Chát
chát chùm..Twist...”. Chưa bao giờ một bài dân ca được phối theo điệu Twist, chơi bằng đàn cò, đàn tranh mà vẫn thúc giục được những cái chân của khán giả hippy cùng... Twist.
Chưa ban nhạc nào mệnh danh nhạc trẻ Việt Nam làm được điều ấy. Ban Bách Việt đã làm được. Họ chỉ là những tay nhạc trẻ chơi một cách tài tử. Họ không và sẽ không chơi trong các phòng trà và các Club Mỹ để kiếm sống. Vì nhạc đối với họ không phải là phương tiện để kiếm sống. Họ vẫn còn đi học. Họ là học sinh. Những thành viên của ban nhạc Bách Việt là học sinh Petrus Ký. Họ vẫn và sẽ là học sinh Petrus Ký. Bây giờ. Và nhiều năm sau nữa!

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:28

 Chương 30

Thằng Thạch được con bé Tịnh đưa cho một thiệp mời đi xem buổi thi “Đố vui để học” liên trường với tư cách là người ủng hộ được tổ chức tại trường quay của đài truyền hình Việt Nam ở đường Hồng Thập Tự. Đáng lẽ nó đến trường, đi nhờ xe của trường chở thằng Hòe và ủng hộ viên nhưng nó không muốn cho những ủng hộ viên biết rằng nó được thư mời riêng cúa nữ sinh một trường khác trong đội tuyển thi đấu. Nó tự đi xe buýt đến trạm Hồng Thập Tự, góc Nguyễn Bỉnh Khiêm rồi đi bộ ngược lại một quãng.
Sau khi trình thư mời ngay cổng gác, thằng Thạch được người bảo vệ chỉ đường đi vào phòng thu hình. Đài truyền hình Việt Nam quá lớn làm nó bỡ ngỡ. Nó đứng giữa sân đài truyền hình lóng ngóng. Dù đã được người bảo vệ chỉ tỉ mỉ hướng đi vào nhưng nó vẫn còn phân vân khi thấy nhiều cái cửa ốp bằng da, nặng nề đóng kín. Chợt nó thấy một cánh cửa mở và hai người đàn ông từ trong bước ra. Nó đi nhanh về phía hai người đàn ông và gọi:
“Chú ơi... chú ơi... Cho cháu hỏi.”
Hai người đàn ông dừng lại. Và khi tới gần, nó sững người lại. Không ngờ nó lại gặp được hai kịch sĩ và vua hề nổi tiếng là Ngọc Đức và Tùng Lâm tại đây. Nó lắp bắp:
- “Chú ơi... Chú có thấy... học sinh... ơ... ơ...”
Kịch sĩ Ngọc Đức hỏi lại, giọng nhẹ nhàng:
- “Học sinh Petrus Ký phải không?”
- “Dạ...”
- “Em vô phòng thu số 2"
Vua hề Tùng Lâm nhanh nhẩu như trong chương trình "Tạp lục” của ông ta:
- “Đừng vô phòng số 3. Phòng đó dành riêng cho Ngọc Đức, vô nổ con mắt à.”
Ngọc Đức Cười:
- “Bộ tính trả thù sòng sập xám hồi hôm hả cha...”
- “Cám ơn hai chú.”
Nó không ngờ kịch sĩ nổi tiếng như Ngọc Đức, Tùng Lâm cũng rất bình dân như vậy. Thằng Mai biết được mình gặp được hai kịch sĩ này chắc nó tức ói máu, thằng Thạch nói trong bụng.
Nó đẩy cánh cửa nặng nề của phòng thu số 2. Trong ánh đèn hồ quang rực chói nó thấy lố nhố người. Chưa định thần kịp thì nó cảm thấy một bàn tay đặt trên vai nó và tiếng kêu ngạc nhiên của thằng Dũng:
- “Ủa, mầy đi đâu đây?”
Và thằng Thạch:
- “Ủa, mầy đi đâu đây?”
- “Tao đi theo anh Kiệt, anh Trang thu hình cho ban Bách Việt. Tao vẽ mấy tấm bản chữ, phụ trang trí cảnh cho mấy ảnh...”
Theo hướng tay chỉ của thằng Dũng mà do ánh sáng đèn chiếu ngược lại nên nó không nhận ra ban nhạc Bách Việt đang đứng trước máy thu hình, phía sau lưng là một hàng chữ thật to “Tiếng Hát Học Đường”. Ban nhạc đang tập lại trước khi thu hình. Nhìn quanh phòng thu thằng Thạch thấy có nhiều nhóm học sinh và kể cả những chiếc áo dài trắng nữa. Thấy nó có vẻ tò mò, thằng Dũng giải thích:
- “Hôm nay có cả học sinh Mạc Đĩnh Chi thu hình nữa. Chương trình này là chuơng trình Tiếng Hát Học Đường, lần nay giới thiệu văn nghệ của học sinh ba trường Petrus Ký, Trưng Vương và Mạc Đĩnh Chi. “
- “Trường mình có mấy tiết mục?”
- “Họ giới thiệu ban Bách Việt. Mấy ảnh chơi mấy bản dân ca. Vừa rồi mới thu hình giọng ca của một anh tên Chánh Tín ở trường Mạc Đĩnh Chi. Ảnh ca bài Hòn Vọng Phu hay lắm, như ca sĩ thứ thiệt. Phải chi ảnh hát mà ban Bách Việt đệm nữa thì tàn chi quái đao luôn...”
Đạo diễn truyền hình ra dấu cho tất cả mọi người trong phùng thu hình im lặng, cả phòng thu hình im phăng phắc, đạo diễn hô lớn:
- “3..2... 1... thu hình, đàn...”
Ban Bách Việt bắt đầu hòa tấu. Trong phòng thu, bây giờ chỉ còn nghe âm lượng của những tiếng đàn, tiếng trống lên bổng xuống trầm. Những thành viên trong ban Bách Việt như không còn biết đến ngoại cảnh chung quanh, cả không gian chỉ còn tiếng nhạc, những âm điệu dân ca dào dạt tình tự quê hương. Bỗng dưng đạo diễn hô lớn:
- “Cắt... Ai ho đó?”
Quả đúng là đạo diễn thính tai thật. Đang trong lúc thu hình, một học sinh của trường Mạc Đĩnh Chi bật lên tiếng ho. Thằng Thạch nói nhỏ:
- “Ông này chì thiệt. Tiếng ho nhỏ vậy mà ổng cũng nghe." Thằng Dũng cũng nói nhỏ:
- “Nhờ ổng đeo cái ống nghe âm thanh đó mầy ơi. Âm thanh gì ổng cũng nghe được hết...”
- “Bắt đầu lại. Im lặng. Đàn…”
Ban Bách Việt bắt đầu diễn lại từ đầu. Nhưng chỉ được một vài giây thì đạo diễn lại la lên:
- “Cắt. Tiếng đàn tranh đâu? Tôi không nghe được tiếng đàn tranh...”
Thằng Chương chơi cây đàn tranh. Không hiểu sao cái phích từ amply cắm vào cây đàn tranh rơi ra lúc nào mà nó không hay. Những thành viên trong ban nhạc đều quay lại nhìn nó làm cho nó càng lúng túng hơn, loay hoay một chặp mới cắm được phích vào cây đàn. Nó rải đều tiếng để chắc chắn rằng tiếng cây đàn tranh đã ổn.
Chuyên viên thu hình bắt đầu cho máy chạy. Mọi người trong phòng thu im lặng và gần như không dám thở mạnh để theo dõi ban nhạc đang biểu diễn. Như được trớn, các thành viên trong ban Bách Việt chơi một lèo không vấp váp bản dân ca “Trống cơm” đầu tiên. Sau đó ban nhạc được nghỉ một chút để bộ phận kỹ thuật thay cảnh trí.
Thằng Chương rời khỏi vị trí, đi lại chỗ của thằng Dũng: “Dũng ơi, mầy mua giùm tao chai Coca, tao khát quá.” Trong phòng thu thì lạnh vì có máy điều hòa không khí nhưng mặt thằng Chương đầy những mồ hôi. Thằng Thạch nhanh nhẩu:
- “Để tao đi mua cho.”
Trong khi thằng Dũng lấy khăn tay chấm mồ hôi trên mặt của thằng Chương một cách nhẹ nhàng vì sợ bôi mất đi lớp phấn thì thằng Thạch đã nhanh chân đi ra khỏi phòng thu. Nó dáo da, dáo dác để tìm câu lạc bộ vi nó nghĩ chắc chắn trong đài truyền hình thế nào cũng có một nơi bán nước uống, cà phê hay thức ăn dành cho nghệ sĩ, tài tử trong lúc chờ đợi. Đúng như sự suy luận của nó. Chỉ cần đi một quãng ngắn, nhìn về phía góc trái, nó nhìn thấy một cái bản đề: Câu lạc bộ truyền hình.
Nó rảo bước đến thẳng Câu lạc bộ và khi đến nofi, nó đi thẳng vào như là một người rất quen thuộc với chốn này. Ba nó thường bảo với nó rằng đi đến một chỗ lạ, con cứ mạnh dạn, hùng dũng và hiên ngang đi vào, đừng mặt la, mày lét thì người ta biết ngay con là kẻ lạ, sẽ bì ăn hiếp hay lừa gạt. Nó đi thẳng đến quày, nói với cô gái đang thu tiền:
- “Chị bán cho em chai Coca..”
Chợt nó nghe giọng nói của kịch sĩ Ngọc Đức vang lên từ đầu quày phía bên kia mà nó không để ý lúc đặt chân vào: “Phải giới thiệu cho ông Hoàng Thi Thơ thằng nhỏ hát bài Hòn Vọng Phu. Thằng này triển vọng lắm...”
- “Tao thì khoái ban nhạc của mấy thằng nhỏ ở trường Petrus Ký. Tụi nó dám ăn mặc như mấy ông đồ, chơi nhạc Mỹ bằng đàn cò, đàn gáo, đàn tranh lạ lắm”. Một ông lùn mập, để râu mép mà thằng Thạch nhớ mang máng hình như là một nhạc sĩ nào đó trong ban nhạc Shotgun mà tụi nó thường nói nhại là sút gân. Bên cạnh ông râu là một người nhỏ con, trán cao, đầu tóc gọn gàng dáng vẻ thư sinh chứ không bậm trợn như ông nhạc sĩ râu.
- “Nghe nói mấy đưa này học với ông Nguyễn Hữu Ba về quốc nhạc ở trường Quốc gia Âm nhạc..”
Tự nhiên nó thốt lên:
- “Dạ, đúng đó...”
Nó cảm thấy người nóng bừng, mặt đỏ như gấc. Không hiểu sao nó lại buột miệng nói như vậy.
- “Ủa, thằng nhỏ Petrus Ký hồi nãy nè. Sao gặp được mấy người bạn chưa? Lại đây uống nước chơi”, kịch sĩ Ngọc Đức nói với nó.
Nó bước lại gần chỗ ngồi cũng ngay quày nó mua nước. Kịch sĩ Ngọc Đức hỏi:
- “Mấy thằng nhỏ đờn cò, đờn gáo đó học ở đâu vậy?”
- “Dạ, học sinh Petrus Ký không đó chú. Tụi cháu được học quốc nhạc của nhạc sư Nguyễn Hữu Ba từ lớp đệ thất lận.” Ông nhạc sĩ có râu hỏi:
- “Học quốc nhạc là học hò, xự sang, xê cống... Vậy chứ không có học tân nhạc sao?”
- “Trời ơi, trường cháu nhiều nhạc sĩ nổi tiếng lắm. Tụi cháu cũng được học nhạc thầy Hoàng Lang, thầy Phạm Mạnh Cương... Mấy chú có biết nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, chương trình Hoa Thời Đại không? Thầy dạy Việt văn, triết của trường Petrus Ký... Lâu lâu ổng mới dạy nhạc một lần...”
Ông nhạc sĩ râu cười:
- “Thằng cha Phạm Mạnh Cương đó có hách xi xằng không?”
- “Không bao giờ chú ơi. Thầy Cương hiền lắm. Học trò đứa nào cũng mê giờ thầy Cương dạy hết. Thầy dạy hay lắm. ở trong trường Petrus thầy, cô nào cũng hiền, dễ thương hết...” Ngọc Đức ngồi cười cười, hiền lành, ông khách trán cao ngồi cạnh bên thì cười mỉm. Còn ông nhạc sĩ Râu thì cười lớn hỏi: “Em có học với thầy Cương không? Sao mà biết. Chú nghe nói thầy Cương thấy ghét lắm...”
- “Có chứ chú. Con là học trò cưng của thầy Cương nè. Giờ nhạc nào con cũng được 18 điểm hết...” Nó gân cổ bênh vực thầy Phạm Mạnh Cương dù cho nó chưa được học với thầy Cương giờ nào. Thầy Cương chỉ dạy các lớp đệ nhị cấp, vào buổi sáng.
Nhạc sĩ Râu đáng ghét, truy nó tiếp:
- “Em phải là học sinh Petrus Ký không? Nghi xạo quá...”
- “Thiệt mà chú, con có thẻ học sinh trường Petrus Ký đàng hoàng mà..”
Lúc ấy, Tùng Lâm trong phòng thu chạy ra, nói ào ào như lúc đang diễn trong chương trình Tạp Lục:
- “Trời ơi mấy cha ngồi ở đây nãy glờ hả, tìm thấy mẹ...”, rồi chợt ngó thấy người đàn ông trán cao, ngồi hiền lành bên cạnh Ngọc Đức, Tùng Lâm la lên: “Cha nãy giờ có anh Phạm Mạnh Cương ngồi đây nữa hả. Đỡ quá, định xin anh một bài cho Phương Anh hát trong chương trình Tạp lục kỳ tới...” Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương nói, giọng Huế, một cách rất nhẹ nhàng:
- “Ừ, tôi vừa viết được một bài mới...”
Thằng Thạch giật mình. Té ra, nãy giờ thầy Phạm Mạnh Cương ngồi đây mà nó không biết. May mà nó chỉ khen chứ không có chê thầy tiếng nào, mặc dù nó không thích chương trình Hoa Thời Đại của thầy trên TV. Nó tìm cách chuồn êm: “Dạ, em chào thầy. Thưa mấy chú cho con mang nước ngọt vào cho bạn, chắc nó đang chờ...”
Nói xong, nó đứng dậy đến ngay quày, lấy nước ngọt, trả tiền rồi dông thẳng. Những kịch sĩ và nhạc sĩ mải mê nói chuyện nên cũng chẳng để ý đến việc nó biến đi lúc nào...
Chạy vào phòng thu đưa nước ngọt cho thằng Chương xong, nó mới sực nhớ đến mục đích chính của ngày hôm nay. Cứ mải mê xem thu hình văn nghệ, nói chuyện với các tài tử, nhạc sĩ mà quên mất là phải tham dự buổi thi “Đố vui để học" để cổ vũ cho con bé Tịnh. Vừa đưa chai nước ngọt xong, không cần biết sắp đến sẽ thu hình tiết mục gì nó chạy ngay ra khỏi phòng thu số 2. Lại hỏi và nó biết cuộc thi được thu hình ở phòng thu số 4. Kịch sĩ Ngọc Đức chỉ nhầm cho nó vì lầm tưởng nó là một mầm non văn nghệ của trường Petrus Ký.
Phòng thu số 4 là một phòng thu nhỏ, chuyên được dùng để quay chương trình “Đố vui để học”, và những chương trình không cần những đại cảnh phục vụ cho các chương trình vãn nghệ. Đôi lúc phòng thu này được dùng để thu hình các cô xướng ngôn viên đọc tin tức hay các diễn giả thuyết trình về một đề tài nào đó mà công chúng đang quan tâm. Chẳng hạn như các ứng cử viên dân biểu lên thuyết trình về chương trình hoạt động sau khi đắc cử hay một viên chức chính quyền lên thuyết phục dân chúng về chuyện chính quyền vừa mới tăng thuế, hoặc các trung tâm tâm lý chiến nói về chính sách tổng động viên của tổng thống... Tất cả đều sử dụng phòng thu này tuốt! Phòng thu nhỏ nên khá ấm cúng.
Khi nó nhè nhẹ đẩy cửa bước vào để không tạo ra tiếng động, cách nó mới vừa học được bên phòng thu số 2, phải cách âm tuyệt đối. Nó đứng trong góc màn, định thần tìm chỗ ngồi của những khán giả ủng hộ và hai đội thi đấu. Nó nhìn lướt qua một lượt. Không thấy ai quen. Nhiều học sinh có vẻ là học sinh của các trường Tây vì nó thấy bọn con gái chỉ mặc jupe. Sau đó, nó rón rén đến ngồi ở hàng ghế cuối.
Nó nhìn thẳng lên phía đội liên trường Việt và chợt nổi da gà khi nó gặp ngay cặp mắt của con bé Tịnh đang nhìn nó. Con bé Tịnh khẽ mỉm cười. Nó không biết là con bé này cười để làm duyên khi thu hình hay chỉ là cười riêng với nó.
Nó chợt nghe thầy Hồ Liên Biện, người hướng dẫn cuộc thi nói:
- “Sau 14 câu hỏi thì ban giám khảo cho biết là hai đội có điểm số bằng nhau...”
Tiếng vỗ tay hoan nghênh vang lên khắp phòng thu. Vài học sinh trường Tây hô lên:
- “Bravo... Bravo... J.Jacques Rousseau...”
- “Bravo... Marie Curie.. Bravo... Tres bien..!”
Thấy không ai ủng hộ đội liên trường Việt, thằng Thạch vừa vỗ tay vừa hô to lên:
- “Hoan hô học sinh trường Pê-Chu-Gia...”, trong cơn phấn khích nó gom tắt tên ba trường Petrus, Chu Văn An, Gia Long thành một cái tên rất là Tây.
Một số học sinh trường Petrus, Gia Long và Chu Văn An quay lại nhìn nó rồi bỗng dưng đồng thanh hô theo thằng Thạch:
- “Hoan hô học sinh Pê-Chu-Gia... Pê-Chu-Gia... Pê-Chu-Gìa...”
Thầy Biện cười, nói tiếp để ngăn cuộc thi đấu hô la sắp sửa xảy ra giữa học sinh đi theo ủng hộ phía dưới:
- “Bây giờ còn câu hỏi cuối. Câu hỏi này không nằm trong kiến thức của chương trình học năm đệ tứ mà là một câu hỏi thuộc dạng suy luận của trí thông minh, cả hai đội đều có quyền trả lời. Sau khi tôi đọc câu hỏi xong thì đội nào nhấn chuông trước thì đội đó có quyền trả lời trước và đội còn lại sẽ trả lời sau. Ban giám khảo gồm ba giáo sư sẽ công bố điểm sau khi hai đội trả lời xong. Đội nào có điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng trong cuộc thi Đố vui để học liên trường lần này. Bây giờ, xin hai đội hãy nghe thật rõ câu hỏi rồi bấm chuông. Tôi sẽ đọc thật chậm. Xin mời hai đội lắng nghe câu hỏi: “Biểu hiện của sự chung thủy trong sinh hoạt hàng ngày”.
- “Reng... reng...”
- “Nào xin mời đội liên trường Marie. - J.Jacque...”
- “Biểu hiện của sự chung thủy là phải nhớ đến thầy cô sau khi lớn lên như ông Carno trong truyện của Aíonse De Amici”. Một cô học trò Mari - Curie trả lời.
Thầy Biện nói:
- “Em có hai phút để thuyết trình thêm về ý tưởng, nếu cần...”
- “Dạ, thưa đủ rồi ạ.”
Chỉ có bọn học trò trường Tây vỗ tay. Sự im lặng, ngột ngạt bao trùm về phía học sinh trường Việt. Phía trên bàn thí sinh, thằng Hòe nhìn thằng Huy và thằng Huy nhìn con bé Tịnh.
Thầy Biện nhắc:
- “Bên đội liên trường Việt chỉ còn 30 giây...”
Thằng Huy và thằng Hòe lại nhìn về phía con bé Tịnh. Thằng Thạch dưới này cũng bồn chồn. Câu hỏi khó nhưng bọn học sinh trường Tây trả lời quá trơn ưu. Nhìn mặt tụi nó đang nhơn nhơn và sự khó khăn đang thể hiện bằng sự lúng túng của liên trường Pê - Chu - Gia thì rõ. Con Tịnh im lặng, suy nghĩ rồi lấy tay khẽ đặt lên trán. Bức bối thằng Thạch đứng lên. Mấy thằng học sinh phía dưới quay lại nhìn nó. Cả con Tịnh. Con bé Tịnh nhìn thẳng vào mặt thằng Thạch, mắt nó như lóe lên điều gì đó trong tâm thức. Rồi tiếng chuông vang lên. Không phải tiếng chuông báo hết giờ mà là tiếng chuông do chính tay con bé Tịnh bấm. Nó nói ngay:
- “Dạ thưa ban giám khảo. Có rất nhiều biểu hiện của sự chung thủy trong sinh hoạt hàng ngày. Em chỉ xin giới thiệu một trong những biểu hiện đó là mình luôn nhớ đến món ăn mà mình được mẹ cho ăn từ nhỏ ạ.”
Mọi người chưng hửng. Không khí im lặng vì không ai hiểu câu trả lời của con bé Tịnh. Sao quá đơn giản vậy!
- “Món ăn không chỉ đơn thuần là món ăn mà nó vừa là kỷ niệm và tình thương của gia đình. Mình thích ăn món nào đó là vì từ nhỏ mình đã được mẹ cho ăn khi đến lớn mình vẫn không quên. Dù cho mình gặp những thức ăn lạ và ngon đến mấy nhưng mình vẫn nhớ đến món ăn ngày xưa của mẹ. Trên thế giới có hàng ngàn món ăn nhưng chỉ có món ăn của mẹ là ngon nhất. Người con nào phỉ báng món ăn của mẹ nuôi mình lớn là những đứa con không nghĩa tình. Chung thủy với món ăn nghĩa là chung thủy với tình yêu. Nghĩa là không phải vì mới mà nới cũ hay được chim quên ná, đặng cá quên nôm.”
Con bé Tịnh vừa dứt lời thì tiếng chuông báo hết hạn thời gian cho phép vang lên. Không phạm quy. Tiếng vỗ tay của bọn học sinh trường Việt vang lên rào rào. Thằng Thạch lại bắt giọng:
- “Hoan hô... Pê - Chu - Gia... hoan hô Tịnh...”
Sau khi bàn bạc, thầy Biện, đại diện cho ban giám khảo thông báo kết quả:
- “Đội liên trường Pháp có nhắc về trường hợp ông Carno về thăm thầy. Đây chỉ là bài học về sự ghi nhớ công ơn những người đã dạy dỗ ta nên người. Các em chỉ trích sách vở nhưng thiếu thí dụ trong cuộc sống của chính chúng ta. Còn phía đội liên trường Việt có một thí dụ rất sinh động, gần gũi với cuộc sống là món ăn...”, thầy chép miệng, nói vui em đang làm tôi thèm mì Quảng quá, tôi chung thủy với món này lâu lắm, từ hồi nhỏ lận... Mỗi lần ăn mì Quảng là tôi nhớ tới bà nội... Em xác định được món ăn không chỉ là món ăn mà là đủ thứ tình cảm kể cả quá khứ của con người... Một sự liên tưởng khá lạ... Đội liên trường Pháp được 18 điểm..”
Học sinh trường Pháp vỗ tay, reo lên vì số điểm quá lớn “Bravo.. Bravo... Tres bien...”
- “Đội liên trường Việt mười.... chín... điểm... Như vậy đội học sinh Petrus Ký, Chu Văn An và Gia Long là đội chiến thắng trong buổi thi Đố vui để học ngày hôm nay."
Tụi học sinh liên trường Việt nhảy tưng tưng. Khi đèn pha vừa tắt và máy thu hình được di chuyển vào trong thì tụi nó nhào lên nắm tay chia vui. Mấy cô gái trường Gia Long nắm tay con bé Tịnh nói ríu rít như tiếng chim sân trường buổi sáng:
- “Ê, bồ... bồ nói về món ãn hay thiệt nha...”
Con bé Tịnh lắc đầu:
- “Không, không phải tui nghĩ ra đâu. Tui nghe người ta nói..." Nó không dám nói cho mấy cô bạn nhỏ biết người nói câu đó đang có mặt trong phòng thu hình này. Nhờ “người đó” đi vào trễ, lại còn đứng lên ngồi xuống như con chim mắc nước làm nó sực nhớ đến câu nói mà “người ta” đã nói khi đến mua bánh mì thường xuyên.
Thằng Thạch nhìn con Tịnh, lí nhí:
- “Tịnh trả lời hay quá...”
Con Tịnh tinh quái:
- “Có nhớ bánh mì...thịt, nhiều đồ chua… Nước tương cho nó mềm mại..”, con Tịnh tiếp.
Trong khi đó thì thằng Hòe nhìn thằng Thạch với cặp mắt ngạc nhiên:
- “Ủa, làm sao mầy vô đây được vậy?”
Thằng Thạch ngần ngừ. Nó chưa biết trả lời sao. Không thể nói với thằng Hòe nó là khách mời của con bé Tịnh được. Lúc đó, cửa phòng thu xịch mở và một mùi thơm lan tỏa khắp trong căn phòng trước khi một cô gái ăn mặc hết sức à la mode đi nhanh vào, đến chỗ thằng Thạch. Một vài đứa thì thầm: “Trời ơi.. Ca sĩ Phương Thu trong ban Tạp Lục Tùng Lâm nè..”
- “Đẹp hơn trong tivi tụi bây ơiễ..”
- “Thơm quá...”
Tụi nó quên cả chúc mừng bạn bè để ngẩn ngơ nhìn cô ca sĩ bằng xương, bằng thịt trước mặt mà tụi nó chỉ thấy được trên tivi hàng tuần trong chương trình của Tùng Lâm. Cô ca sĩ này thường hát chung với ca sĩ Chế Linh trong những bài hát anh lính chiến và em gái hậu phương. Tụi nó nhớ nhất cô này với bài hát “ước gì nhà mình chung vách anh khoét tường sang hát với em...” Cô ca sĩ đặt tay trên vai thằng Thạch hỏi: “Anh Ngọc Đức đâu em?”
Thằng Thạch bất ngờ, lóng ngóng:
- “Dạ, em cũng không biết...”
- “Hồi nãy chị thấy em ngồi với ảnh mà..”
- “Chắc chú đi đâu loanh quanh trong mấy phòng thu trong đài...”
Cô ca sĩ nằm tay thằng Thạch:
- “Em dẫn chị đi kiếm thằng chả coi. Đ. M thằng chả hứa với chị là cho chị có giang xe về mà bây giờ trốn mất...”
Thằng Thạch gần như bị cô ca sĩ kéo đi ra khỏi phòng trong sự ngưỡng mộ của mấy thằng học sinh Petrus Ký, nhất là thằng Hòe. Còn con bé Tịnh cũng ngạc nhiên không kém khi thấy thằng này quen lớn dữ vậy.
Còn thằng Thạch vừa đút đầu sang phòng thu số 2 thì gặp nhóm Bách Việt và thằng Dũng với lỉnh kỉnh đủ thứ nhạc cụ đang đứng nói chuyện với nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương. Cô ca sĩ Phương Thu liền hỏi: “Anh Cương ơi, anh thấy anh Ngọc Đức đâu không?”
- “Vừa mới về...”
- “Thằng cha này xạo ghê...”, nói rồi cô ta đi thẳng. Bỏ lại thằng Thạch chơ vơ đứng đó. Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương thấy thằng Thạch liền cốc vào đầu nó một cái rồi nói:
- “Mi cũng quen với Phương Thu nữa hả. Còn nhỏ đừng quen với ca sĩ sớm hí...”
Thằng Dũng sững sờ. Không ngờ thằng Thạch quen ca sĩ Phương Thu rồi thầy Cương nữa. Thầy Cương có vẻ thích thằng Thạch khi thầy cốc yêu vào đầu nó và còn nói:
- “Sang năm lên đệ tam học môn quốc văn với thầy nghe, nói người ta mới tin...”
Được học với thầy Cương là ước mơ của thằng Dũng. Còn thằng Thạch hôm nay là ngày nó trúng số.
Trúng số độc đắc chứ chẳng phải các lô 100 hay 500 đồng đâu!

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13Tue 13 Aug 2013, 13:29

 Chương 31

Buổi liên hoan chia tay cuối năm được tổ chức một cách ngẫu hứng. Những năm trước chưa bao giờ tụi nó tổ chức liên hoan khi chuẩn bị nghỉ hè. Nhưng năm nay là năm đệ tứ. Phải tổ chức liên hoan chia tay vì khi lên đệ tam, tụi nó sẽ chia ra từng nhóm để học theo từng ban. Chỉ có những thằng chọn cùng ban mới còn học chung lớp với nhau. Dù những thằng bạn đã chơi đùa, học tập suốt bốn năm rất buồn, coi như sẽ không còn gặp nhau thường nữa, nhưng vì học lực, vì ý thích và khuynh hướng chọn lựa nghề nghiệp khi lên đại học đã khiến tụi nó phải quyết định ngay từ năm đệ tam. Năm đệ tam sẽ quyết định cho kỳ thi Tú tài 1 và 2. Bằng Tú tài 2 sẽ quyết định cho đại học - tương lai mà tụi nó đã hoạch định.
Ngôi trường im lặng, bắt đầu cho 90 ngày ngơi nghỉ của học sinh. Những học sinh của trường đã tung cánh bay về khắp các chân trời... Học sinh các lớp đã vẫy tay chào bàn lớp cũ để rồi, sau 90 ngày, tụi nó sẽ vào học với một lớp cao hơn. Tụi nó sẽ nhổ giò, nổi mụn, vỡ tiếng. Chỉ còn học sính các lớp đệ tứ là còn gặp nhau trong buổi liên hoan cuối cùng của bậc trung học đệ nhất cấp. Năm nay, đệ tứ không phải thi lấy bằng trung học đệ nhất cấp như những năm trước nên tụi nó nhởn nhơ ăn chơi. Nhởn nhơ liên hoan vì biết rằng tụi nó vẫn còn gặp nhau trong ngôi trường dấu yêu - dù cho ngồi khác lớp.
Buổi liên hoan này không có trang trí rực rỡ. Không có confetti rắc đầy những mái tóc. Không có giấy màu kim tuyến. Chỉ là một buổi gặp nhau, ngồi ăn thịt nguội và bánh mì. Uống nước xá xị và tâm sự. Một buổi liên hoan vừa có nỗi vui lẫn nỗi buồn!
Buồn nhất vì cũng có thằng sẽ rời xa mái trường và các bạn mãi mãi. Như trường hợp thằng Thuật. Nó cũng đủ điểm tốt nghiệp trung học nhưng không được lên đệ tam vì đã đến tuổi lính. Nó không phải đi binh nhì mà được ra Đồng Đế. Sau ba tháng quân trường sẽ đóng lon trung sĩ. Nó chép miệng “binh nhì hay trung sĩ cũng như nhau cả thôi. Lạng quạng thì cũng rửa chân leo lên bàn thờ sớm”.
Với tâm trạng của người chia tay, thằng Thuật đứng giữa lớp hát bài “Trường cũ tình xưa”. “Hôm naỵ tôi trở về thăm trường cũ. Nhiều nét đổi thay từ mái rêu mờ... Bên hiên hàng giờ tìm những bạn thân. May ra có còn đôi đứa vẫn yên vui sống đời học trò..."Giọng hát của nó buồn, nghe như có tiếng khóc trong lời hát. Nó cảm thấy tương lai đã đi vào ngõ cụt của chiến tranh. Nó thèm được lên đệ tam tiếp tục ngồi ở ghế nhà trường như chúng bạn. Những thằng ngồi cùng xóm nhà lá với nó từ đệ thất đến đệ tứ như thằng Hoàng, Ngầu, Thạch... Buổi liên hoan chia tay không vui như tụi nó tưởng tượng.
Tụi bạn ba thằng Dũng, Thạch và Mai cũng chia tay nhau. Gắn bó với nhau bốn năm bây giờ ba thằng đi ba ngả. Ước mơ văn chương, làm báo, chủ nhà in đã là động lực khiến cho thằng Dũng đi theo ban C - ban văn chương và triết lý. Trong lớp chỉ có mình thằng Dũng đi theo ban C. Ban C sẽ được học với thầy Phạm Mạnh Cương. Thằng Dũng mơ được học với thầy Cương. Mỗi thằng trong lớp nó đều có một giáo sư là thần tượng của mình. Những lớp ở bậc tiểu học, mỗi lớp chỉ có một thầy hoặc một cô dạy tất cả các môn nên tại nó coi thầy còn hơn cha mẹ. Thầy cô là số một. Chuyện gì trên đời thầy cô cũng có thể biết và giải quyết được.
Khi đặt chân vào lớp đệ thất, điều ngỡ ngàng đầu tiên của bọn nó là có quá nhiều môn học. Mỗi môn do một giáo sư phụ trách. Lớp đệ thất tụi nó được học đến 7 giáo sư cho bảy môn học. Và từ đó mỗi thằng học trò tụi nó lại có những thần tượng riêng chứ không phải tất cả học sinh đều có chung một thần tượng như học sinh tiểu học. Nhưng thần tượng này sẽ thay đổi theo từng năm học, từng lớp như đánh dấu sự trưởng thành, sự phát triển tâm sinh lý của bọn chúng. Thần tượng của thằng Hòe, ước mơ của nó là được như thầy Cam Duy Lễ. Nó mong muốn được trở thành một giáo sư dạy toán cho học sinh Petrus Ký. Riêng thằng Dũng, dù nó chưa được học với thầy Cương nhưng thầy là thần tượng của nó vì những lời nhạc thầy viết làm nó mê mẩn vô cùng.
Nó thường tâm sự trong những bức thư với con bé Danh. Con bé này cũng mê thầy Cương vì thầy Cương là chồng của cô Như Hảo - một xướng ngôn viên xinh đẹp, có giọng nói như mơ trong chương trình ca nhạc “Hoa Thời Đại” - một chương trình ca nhạc thuộc loại số 1, với các ca sĩ thời danh như Thái Thanh, Khánh Ly, Thanh Thúy, Thanh Lan, Sĩ Phú... Con bé Danh ước gì thầy Cương sẽ được chuyển qua dạy ở trường Gia Long. Nếu được như vậy, nó dứt khoát sẽ không đi theơ ba và gia đình chuyển xuống Long Xuyên. Thằng Dũng biết con bé chỉ nói vậy thôi chứ làm sao mà nó có thể ở lại Sài Gòn trong khi gia đình nó chuyển đi nơi khác. Chỉ có anh Kiệt được ở iại Sàl Gòn vì anh ấy phải thi Tú tài hai và nếu thi đậu anh ấy sẽ học ở Đại học Văn khoa cũng như tiếp tục học cho xong những năm cuối ở trường Quốc gia Âm nhạc.
Những lá thư đầu hè hai đứa thường nói về những ước mơ. Con bé Danh chỉ có ước mơ duy nhất là được ở lại để học tiếp ở trường Gía Long. Nó sợ xa khỏi ngôi trường vôi trắng, cổ kính và đầy kỷ luật với những nữ giám thị như những bà sơ không xuất thân từ tu viện. Có những buổi chiều, con bé Danh ngồi nhìn hàng cây phượng vỹ với những nụ hoa đầu hè mà ước gì mình được như những cây phượng trong trường, được đứng đó nhìn những tà áo dài trắng tung tăng như cánh bướm. Để nghe những nụ cười con gái. Để lau khô giùm tụi nó những giọt nước mắt khi bị chép phạt. Nó ước gì có một bà tiên hóa phép cho ba nó được lệnh ở lại Sài Gòn vào giờ cuối. Ba nó làm gì cũng được. Không cần phải làm trưởng ty bưu điện để nó được ở lại ngôi trường cũ, căn phòng cũ nhìn ra hàng cây sứ trắng của hai chị em. Để hàng ngày nó xuống thùng thư gián điệp để nhận lá thư của thằng Dũng. Không biết thằng Dũng sau này còn nhớ nó không? Người ta chẳng thường nói xa mặt cách lòng đó sao? Một mùa hè buồn. Mùa hè chia tay. Giã từ... giã từ...”
Đọc thư con bé Danh, thằng Dũng muốn khóc. Tại sao mùa hè lại là mùa chia tay?
Khi ta lớn lên có cần phải bắt ta chia tay với quá khứ không? Ba thằng bạn, dù chung trường nhưng khác lớp, có dễ dàng gì tìm lại những kỷ niệm vui buồn của những năm đệ ngũ, đệ tứ? Thằng Thạch đi theo ban B, ban toán - mặc dù - theo nó - đời chỉ cần bốn phép toán cộng, trừ, nhân, chia là đủ làm giàu rồi. Cả lớp tứ 7, đa số chọn ban B. Thằng Hòe, dẫn đầu cả hai kỳ thi lục cá nguyệt, và có điểm thi cao nhất trong các lớp đệ tứ toàn trường cũng chọn ban B. Không còn ban nào khác. Ban B là ban của những thằng học sinh giỏi. Những thằng học sinh làm rạng danh Petrus Ký. Những lớp đàn anh đậu Tú tài 2 hạng tối ưu là dân ban B. Rồi trong ba năm nữa thằng Hòe sẽ làm rạng danh trường Petrus Ký. Dân ban A giỏi lắm đậu hạng ưu là cùng. Ban C lại càng mạt hạng. Con gái thích làm quen với những thằng học sinh ban B. Trường Petrus Ký có sáu lớp ban B, hai lớp ban A và chỉ có một ban C, một ban D. Ban B chỉ là ban giành cho trường con trai. Trường Gia Long, các nữ sinh theo ban A nhiều hơn ban B. Con gái thích học nhẹ nhàng hơn chứ không quyết liệt như những chú con trai. Con Tịnh - người có câu nói nổi tiếng về sự chung thủy - bạn của thằng Thạch chọn ban A. Nó thích trở thành bác sĩ hay dược sĩ.
Thằng Mai và 5 thằng khác nữa chọn ban A - một ban dành cho những thằng có sở trường là học thuộc lòng, không giỏi toán và khoái học y, dược khi lên đại học. Thoạt đầu thằng Mai cũng định theo thằng Thạch học ban B. Nhưng sau khi đến găp Ngọc Dung ở trường Quốc gia Âm nhạc để lấy hồ sơ thi tuyển vào trường này, nó đã bị Ngọc Dung thuyết phục học ban A sau khi biết rõ điểm thi của cu cậu qua hai kỳ lục cá nguyệt thuộc loại không khá về toán, lý hóa. Thôi thế thì thằng Mai đành giã từ tình bạn bốn năm của nó với thằng Thạch để đi sang một ngã rẽ khác của học vấn. Ngoài những giờ học ở trường Pertrus Ký, nó quyết tâm sẽ trở thành kịch sinh của trường Quốc gia Âm nhạc kịch nghệ. Nó muốn trở thành tài tử, kịch sĩ của các ban kịch thời danh, thường xuyên xuất hiện trên vô tuyến truyền hình.

* * *

Mùa xuân làm người ta lớn. Mùa xuân người ta sẽ được mừng thêm một tuổi. Mùa hè chỉ có chia tay. Nhưng trong đời học sinh không chỉ có những mùa hè chia tay. Cũng có những mùa hè đánh dấu sự trở thành người lớn. Người lớn mà không cần mùa xuân đến. Không cần được mừng tuổi.

Đó là mùa hè của những năm Petrus Ký!

Hết.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa   Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Mùa hè năm Petrus - Lê Văn Nghĩa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi)
» Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
» CHÚ CHIẾU BÓNG, NHÀ ẢO THUẬT, TAY ĐÁNH BÀI, VÀ TỤI CON NÍT XÓM NHỎ SÀI GÒN NĂM ẤY - Lê Văn Nghĩa
» 13 hiện tượng thiên văn "đặc biệt" nhất năm 2013
» Giải Nobel về văn chương năm 2014
Trang 4 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết-