Bài viết mới | 7 chữ by Tinh Hoa Today at 05:26
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 19:43
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:59
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Thu 27 Aug 2015, 13:42 | |
| CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN Nhật Tuấn
(Kỳ 1)
Năm 1992 một sự kiện ầm ĩ nổ ra trong giới xuất bản. Chuyện bắt đầu từ tập thơ “Lên chùa” của nhà thơ Xuân Sách vốn được sáng tác lai rai từ 30 năm trước. Vào một dịp thăm Xuân Sách ở Vũng Tàu, tướng Trần Độ ghi âm Xuân Sách đọc gần 100 bài thơ này. Cuối năm 1992, nhà văn Hoàng Lại Giang lúc đó là Trưởng Chi nhánh NXB Văn Học tại TP HCM được nghe cuốn băng này và đề nghị Xuân Sách cho xuất bản với tên “ CHÂN DUNG NHÀ VĂN”.
Mặc dầu NXB Văn học đã phải rào trước đón sau trong lời nói đầu : “ Chúng tôi chỉ coi đây là những nét tự trào của giới cầm bút Việt Nam. Cười đấy nhưng cũng tự nhận ra những xót xa, hạn hẹp của chính mình, những gì chưa vượt qua được trên chặng đường quanh co của lịch sử và thời đại. Tự soi mình hoặc hiểu mình thêm qua cái nhìn của người cùng hội, cùng thuyền lắm khi cũng hữu ích. Cái cười trong truyền thống dân gian vốn là vũ khí. Ngày nay còn có thể là sức mạnh thúc đẩy đi tới phía trước.Với ý nghĩ ấy, chúng tôi mong bạn đọc và các nhà văn thông cảm cho những gì bất cập hoặc chưa lột tả được thần thái của từng chân dung.Dù sao đây cũng là 100 bức tranh nhỏ về những người có công trong văn học, những người nổi tiếng trong làng văn, trong bạn đọc, bằng chính những tác phẩm có giá trị của mình. Bạn đọc và thời gian đã là người đánh giá chính thức và công bằng nhất đối với họ. Rất mong độc giả và các nhà văn nhận ra mối chân tình trong cuộc vui của làng văn, và lượng thứ cho những khiếm khuyết.”
Nhưng khi sách in xong, chưa kịp phát hành, nhà văn Hoàng Lại Giang cho biết : “ Phản ứng của nhà văn rất lớn, và đấy là điều tôi không ngờ đến. Những nhà văn lớn có bản lĩnh, họ chịu đựng nổi, im lặng. Nhưng những nhà văn tầm tầm, lồng lộn, rất gay gắt yêu cầu Bộ Văn hóa kiểm điểm và thu hồi.”
Một cuộc họp của Bộ Văn hóa diễn ra, với năm đại diện: Ba thứ trưởng (Phan Hiền, Huy Cận, và Nông Quốc Chấn), đại diện Hội Nhà văn Vũ Tú Nam, cùng Giám đốc NXB Văn học Lữ Huy Nguyên quyết định không thu hồi nhưng niêm phong số bản in 3000 cuốn. 20 năm sau, cho tới tận bây giờ, số sách này vẫn bị chôn dưới hầm cầu thang chi nhánh NXB Văn Học tại 290/20 Nam kỳ khới nghĩa Q3 TP HCM, chắc đã làm mồi cho mối.
Trước hết, hãy nghe nhà thơ Xuân Sách tâm sự về cái “cảm hứng chủ đạo” khi viết tập thơ “Lên chùa” sau đổi thành “Chân dung nhà văn”: “Trước đây khi còn là lính ở địa phương, cái xã hội nhà văn đối với tôi đầy thiêng liêng bí ẩn. Đây là những con người dị biệt rất đáng ngưỡng mộ, rất đáng yêu mến, dường như họ là một siêu tầng lớp trong xã hội. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động, lời nói của họ có thể trở thành giai thoại, và cả tật xấu nữa dường như cũng đứng ngoài vòng nhận xét thông thường... Tóm lại đó là thế gìới đầy sức hấp dẫn đối với người say mê văn học và tấp tểnh nuôi mộng viết văn như tôi.”
Nhưng rồi khi tiếp cận với họ, ông cảm thấy “vỡ mộng”: “ Khi tôi được về Hà Nội vào cơ quan văn nghệ dù là ở quân đội (hoàn cảnh nước ta quân đội có vị trí đặc biệt trong xã hội kể cả lĩnh vực văn chương), tôi bắt đầu đi vào cái thế giới mà trước kia tôi mơ ước.
Điều tôi nhận ra là, ngoài cái phần tôi hiểu trước đây, thì thế giới nhà văn còn có những chuyện khác. Đó là cái mặt đời thường, cái mặt rất chúng sinh, và chúng cũng góp phần quan trọng làm nên các tác phẩm và tính cách nhà văn…Khi tôi đã tìm hiểu được những ứng xử, những tính cách của những nhà văn, ngoài những tác phẩm mà tôi thường ngưỡng mộ, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Sao thế nhỉ, với bề dầy tác phẩm như thế, với vị trí trong xã hội như thế, trong lòng người đọc như thế, sao họ còn ham muốn những thứ phù phiếm đến thế... Một chức vụ, một quyền lực, một chuyến đi nước ngoài... Mà đã ham muốn thì phải mưu mẹo, phải dối trá và nhất là phải sợ hãi . Vì vậy chân dung của họ không thể bỏ qua. Hơn nữa, nếu Vẽ được chính xác những chân dung đó, thì bộ mặt xã hôi thời đại mà họ đang sống cũng qua đó mà hiện lên.”
Và thế là Xuân Sách đặt bút viết tập thơ “Lên chùa” hàm ý gặp 100 pho tượng tức 100 chân dung ở đó. Nhà thơ Xuân Sách kể lại : “Hồi đó Hồ Phương đã là tác giả in nhiều tác phẩm đã được giải thưởng các cuộc thi sáng tác văn học. Tôi dùng tên các tập truyện ngắn của anh Trên biển lớn; Xóm mới; Cỏ non và tên cái truyện đầu tay được nhắc đến: Thư Nhà. Tôi viết bài thơ ra mẩu giấy :
“Trên Biển lớn lênh đênh sóng vỗ Ngó trông về xóm mới khuất xa Cỏ non nay chắc đã già Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem. ”
Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải. Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đợi. Anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi cạnh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run, Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh : - Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi !
Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng đó chỉ là trò chơi chữ thông thường. Sau rồi tôi hiểu ngoài cái nghĩa thông thường, bài thơ còn chạm vào tích cách và đánh giá nhà văn. Mà đánh giá nhà văn có gì quan trọng hơn tính cách, và tác phẩm. Bài thơ ngụ ý, Hồ Phương có viết nhiều chăng nữa cũng không vượt được tác phẩm đầu tay và vẫn cứ Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem! ”
Bài thơ về Hồ Phương đã trở thành bài đầu tiên mở đường cho vệt thơ “Lên Chùa” trong suốt 30 năm của Xuân Sách.
Mùa xuân năm Nhâm Thân (1992) ,vào dịp lần đầu tiên xuất bản tập thơ ông phát biểu : “ Nói về đồng nghiệp cũng là nói về mình. Cái hay cái dở của một người cũng là của một thời. Câu thơ “Từ thủa tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chưa thành cơm” đâu chỉ là số phận của một nhà thơ. Hơn ai hết, tôi nghĩ, nhà văn là đại diện của một thời, là lương tri của thời đại. Đã đành là khó ai vượt được thời đại mình đang sống, không dễ nói hết, nói công khai những điều suy nghĩ. Nhưng cũng thật đau lòng và xấu hổ khi những nhà văn bán rẻ lương tâm, còng lưng quỳ gối trước quyền uy, mê muội vì danh lợi. Có lẽ đó là động cơ thúc đẩy tôi viết, nếu có nói quá cũng dễ hiểu. Cái con quỷ ám nếu có thì cũng là ảnh hưởng những cảm xúc ấy, nỗi đau chung ấy. Nhiều nghịch lý vốn tồn tại trong cuộc đời cũng như nghệ thuật. Tiếng cười nhiều khi xuất phát từ nỗi đau ! Những bài thơ chân dung đã có cuộc sống riêng của nó. Không phải kỳ lạ nhưng cũng độc đáo. Nó được lan truyền đến nay đã 30 năm. Đã có nhiều bài khảo dị, nhiều bài ‘’ngoài luồng’’ cũng được gán cho tác giả, bây giờ in ra cũng coi như một sự đính chính. Nó cũng là một cái gì đó, như có người đã nói nên mới tồn tại được, nếu có ích thì tác giả lấy làm mãn nguyện.”
Và chính với “cảm hứng chủ đạo” có phần thất vọng về phẩm chất nhà văn, tuy Xuân Sách gọi là viết “chân dung” mà thực ra ông đã vạch trần “chân tướng” nhà văn vậy.
Ông tên thật là Ngô Xuân Sách, sinh ngày 4-7-1932 tại Trường Giang, Nông Cống, Thanh Hoá. Năm 1960, ông bắt đầu công tác tại tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Từ năm 1981 đến năm 1986, ông làm Phó Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội. Năm 1987, ông chuyển vào làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 1997. Đầu năm 2008, nhà thơ Xuân Sách chuyển ra Hà Nội sống với con gái để có điều kiện chữa bệnh suy gan và suy thận. Thế nhưng, do tuổi cao sức yếu, sau mấy ngày nằm ở bệnh viện, khuya ngày 2-6 nhà thơ Xuân Sách đã lặng lẽ từ biệt cõi đời .
(còn tiếp)
|
| | | thichvui78
Tổng số bài gửi : 562 Registration date : 20/12/2012
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Thu 27 Aug 2015, 22:38 | |
| Bài hay ngồi chờ đọc tiếp |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| | | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Fri 28 Aug 2015, 09:06 | |
| CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN Nhật Tuấn (Kỳ 1)
(tiếp theo)
Đọc Xuân Sách trước tiên ta cảm phục lòng dũng cảm của ông. Văn học Việt Nam vào những năm “trời đất nổi cơn gió bụi”, những năm thập kỷ 1970, xã hội còn chìm đắm trong nền kinh tế bao cấp, văn hoá văn nghệ bị “quản lý” đến nghẹt thở vậy mà Xuân Sách cả gan vạch trần chân tướng của tất cả những văn thi sĩ đang cúc cung tận tuỵ hiến dâng tài năng và tâm huyết cho …Đảng, cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”.
Đầu sổ là nhà thơ Tố Hữu, chủ soái của văn hoá nghệ thuật của Đảng, Xuân Sách vẫn không sợ , vẫn xỏ xiên : “Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng Mắt trông về tám hướng phía trời xa Chân dép lốp bay vào vũ trụ Khi trở về ta lại là ta Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát Trông về Việt Bắc tít mù mây Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt Máu ở chiến trường, hoa ở đây…”
Với nhà thơ Chế Lan Viên, thi sĩ “nghĩ trong những điều Đảng nghĩ”, Xuân Sách thằng tay ra đòn : “ Điêu tàn ư ? Chả phải điêu tàn đâu Anh đã tính “Vàng Sao” từ độ ấy Chim báo bão gió chiều nào che chiều nấy Lựa ánh sáng trên đầu mà đổi sắc phù sa
Trước 1945, nhà phê bình Hoài Thanh nổi tiếng với cuộc tranh luận “ nghệ thuật vị nghệ thuật , nghệ thuật vị nhân sinh ?”, từ sau cách mạng chỉ còn là một anh hề đồng “ca ngợi cấp trên”, bởi thế Xuân Sách hạ bút : “ Vị nghệ thuật nửa đời người Nửa đời sau lại vị người cấp trên Thi nhân còn một chút duyên Lại vò cho nát lại lèn cho đau Bình thơ tới thủa bạc đầu Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình Tàn canh tỉnh rượu bóng mình cũng tan”
Nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng nổi đình đám với “ Vang bóng một thời”, nhưng từ sau cách mạng ông tự tước bỏ gai góc, xù xì để trở thành một nhà văn chỉ “ngợi ca chế độ” : “ Vang bóng một thời đâu dễ quên Sông Đà cũng muốn đẩy thuyền lên Chén rượu tình rừng cay đắng lắm Tờ hoa lại chút lệ ưu phiền”
Nhà thơ Lưu Trọng Lư, “con nai vàng” đã thành “vờ ngơ ngác” để leo lên tới chức Vụ trưởng Vụ văn nghệ : “ Em không nghe mùa thu Mùa thu chỉ có lá Em không nghe rừng thu Rừng mưa to gió cả Em thích nghe mùa Xuân Con nai vờ ngơ ngác Nó ca bài cải lương…”
Nhà thơ Huy Cận ngày xưa với “Lửa thiêng”, từ sau khi đi theo cách mạng, thơ ông cũng “nói dối” : “ Các vị La hán chùa Tây Phương Các vị gầy quá còn tôi thì béo Năm xưa tôi hát vũ trụ ca Bây giờ tôi hát đất nở hoa Tôi hát chiến trường như trảy hội Đừng nên xấu hổ khi nói dối Việc gì mặt ủ với mày chau Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu ?”
Nhà thơ Xuân Diệu ngày xưa có “Thơ thơ”, nay thì : “Hai đợt sóng dâng, Một khối hồng Không làm trôi được chút Phấn thông Chao ơi Ngói mới, nhà không mới Riêng còn chẳng có, có gì Chung”
Nhà văn Nguyễn Đình Thi tuy làm quan cách mạng nhưng vẫn viết “con nai đen” ngụ ý xỏ xiên : “Xung kích tràn lên nước vỡ bờ Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ Bay chi mặt trận trên cao ấy Quên chú nai đen vẫn đứng chờ…”
Nhà văn Tô Hoài chỉ được “con dế mèn” từ thời trước cách mạng, sau đó “tàn phai” trong những tác phẩm viết phục vụ cách mạng : “ Dế mèn lưu lạc mười năm Để o chuột phải ôm cầm thuyền ai Miền Tây sen đã tàn phai Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang”
Nhà văn Nguyên Hồng nổi tiếng với “Bỉ vỏ”, đi với cách mạng viết khá nhiều tiểu thuyết “đồ sộ’ về số trang nhưng chẳng mấy giá trị : “ Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ Sóng Gầm sông Lấp mấy ai hay Cơn bão đã đến động rừng Yên Thế Con hổ già uống rươụ giả vờ say…”
Nhà văn Nguyễn Công Hoan ngày xưa với “Kép Tư Bền” từ sau cách mạng thì …hết lộc trời, còn lại chỉ viết truyện lăng nhăng : “ Bác Kép Tư Bền rõ đến vui Bởi còn tranh tối bác nhầm thôi Bới trong đống rác nên trời phạt Trời phạt chưa xong bác đã cười...”
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh ngày xưa nổi tiếng làm thơ bí hiểm với câu thơ “nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm”. Than ôi từ ngày đi theo cách mạng, ông “làm công tác Hội” nhiều hơn làm thơ : “ Xưa thơ anh viết không người hiểu “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà” Nay anh chưa viết người đã hiểu Sắp sáng thì nghe có tiếng gà…”
Nhà văn Ngô Tất Tố sau cách mạng thời gian cầm bút ngắn ngủi cũng chưa làm nên dấu mốc nào sau “Tắt đèn” : “ Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên Chia xôi chia thịt lại chia quyền Việc làng việc nước là như vậy Lộn xộn cho nên phải tắt đèn..”
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết mấy cuốn tiểu thuyết dày cộp nhưng cũng chỉ rặt một màu đỏ cách mạng : “ Anh chằng còn sống mãi Với thủ đô luỹ hoa Để những người ở lại Bốn năm sau khóc oà…”
Cứ như vậy, không chừa một ai, từ những cây đại thụ trong rừng văn chương cách mạng cho tới những thế hệ sau, chỉ bằng một khổ thơ ngắn, bằng những cái tựa sách, Xuân Sách đã tạc nên bức chân dung chân thực hơn bất cứ một luận đề tâng bốc nào của mấy anh phê bình văn học “ăn theo nói leo”.
(còn tiếp)
|
| | | thichvui78
Tổng số bài gửi : 562 Registration date : 20/12/2012
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Fri 28 Aug 2015, 09:50 | |
| Ha ha nhờ nhà văn Xuân Sách mà con cháu mới biết được các ông chùm thơ Cách Mạng há ! Không biết ngày nay còn bao nhiêu ông văn hóa của đảng chưa được viết há ! Mà sợ mấy ông ngày nay còn kinh hơn mấy ông ngày trước nữa à Trà Mi ơi ! |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Mon 31 Aug 2015, 15:12 | |
| CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN Nhật Tuấn
(Kỳ 2)
Nhà thơ Nguyễn Bính, tham gia cách mạng từ 1947, về Hà nội năm 1954, làm báo tư nhân Trăm hoa từ năm 1956. Thời đó, báo của Nguyễn Bính là cái gai đối với các nhà lãnh đạo văn nghệ. Ông “cả gan” chê thơ Tố Hữu và Xuân Diệu: ”Vì những sai lầm nghiêm trọng, cần phải xét lại toàn bộ giải thưởng văn học 1954 - 1955; đề nghị đưa tập thơ Việt Bắc xuống giải nhì. Loại tập thơ Ngôi sao và một số quyển không xứng đáng”. Táo tợn hơn nữa, Trăm Hoa còn “đề nghị bỏ lệ khai báo trong chính sách quản lý hộ khẩu”. Tất nhiên chỉ ra được vài số Trăm Hoa “chết yểu”. Tuy không xơi đòn nặng như Nhân Văn Giai phẩm nhưng Nguyễn Bính cũng phải rời Hà Nội về Nam Định làm anh nhân viên ngoài biên chế dưới sự “quản lý chặt chẽ” của Trưởng ty văn hóa, nhà văn Chu Văn. Trong thơ chân dung về nhà thơ tình số 1 VN này , Xuân Sách điểm có hai tác phẩm tiêu biểu Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Giếng Thơi (1957) nhưng vẫn không quên “sự kiện báo Trăm Hoa” với tình cảm xót xa:
“Hai lần “lỡ bước sang ngang” Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi Trăm hoa thân rã cánh rời Thôi đành lấy đáy “giếng thơi” làm mồ.”
Nhà thơ Tú Mỡ trước cách mạng đã từng “ngang ngạnh” trong “dòng nước ngược”:
“Trong đình quan khách cỗ bàn. Vòng ngoài dân đói hàng ngàn xúm đông Há mồm lố mắt đứng trông Chúc thầm các cụ các ông muôn đời”
Vậy nhưng từ ngày theo kháng chiến thì “Tú mỡ” đã thành “Tú tóp”:
“ Một nắm xương khô cũng gọi mỡ Quanh năm múa bút để mua vui Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.”
Nhà thơ Quang Dũng tác giả “Tây tiến” - một trong số ít bài thơ hay nhất thế kỷ, năm 1957 phải đi chỉnh huấn trong vụ Nhân Văn Giai phẩm, từ đó ông sống rất nghèo, lặng lẽ trong cương vị biên tập báo Văn Nghệ và sau là NXB Văn Học. Năm 1978, tôi cùng ăn cơm với ông tại nhà ăn tập thể NXB Văn học, Quang Dũng cao to nên ăn rất khỏe lâu lâu lại thấy ông đứng lên đi xin thêm cơm. Bà Gái cấp dưỡng lúc đầu còn cho thêm cơm, sau chỉ cho… miếng cháy. Xuân Sách viết chân dung ông với lời lẽ xót thương và mến phục:
“Sông Mã xa rồi tây tiến ơi...” Về làm xiếc khỉ với đời thôi Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm Sống tạm cho qua một kiếp người. “Áo sờn thay chiếu anh về đất” Mây đầu ô trắng, Ba Vì xanh Gửi hồn theo mộng về tây tiến Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Nữ thi sĩ Anh Thơ (1921), được giải thưởng của Tự Lực Văn đoàn năm 1939 khi mới 18 tuổi, tác giả tập “Bức tranh quê” (1941). Đi cách mạng năm 1945 trở thành cán bộ phụ nữ và làm thơ cách mạng, đại loại như:
“CON ĐÃ VỀ NƠI BÁC Ở NGÀY XƯA Bác về, mời cụ “Các Mác’’ về, trên núi đá Trong cả lòng hang, Bác tạc tượng người. Như tạc niềm tin cho con cháu đời đời Từ thẳm rừng sâu ngời lên chủ nghĩa.”
Bởi thế, Xuân Sách có vẻ tiếc cho bà:
“Ấy bức tranh quê đẹp một thời Má hồng đến quá nửa pha phôi Bên sông vải chín mùa tu hú Khắc khoải kêu chi suốt một đời.”
Nhà văn Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết gia vào loại hàng đầu ở Việt Nam nhưng số phận tác phẩm của ông thật bi thảm. Năm 1957, ông Trương Tửu và Trần Thiếu Bảo (nhà in Minh Đức) tổ chức giỗ Vũ Trọng Phụng và tái bản “Số đỏ”. Có kẻ ỏn thót với Ủy viên Bộ chính trị Hoàng Văn Hoan là Vũ Trọng Phụng viết bài nói xấu ông ký ga, không may bố ông “lãnh đạo cao cấp” này lại cũng làm nghề đó. Thế là một chiến dịch triệt hạ Vũ Trọng Phụng được phát động. Ông bị quy là đệ tử của Freud, rồi ai đó moi trong thư viện ra bài báo của ông “Nhân sự chia rẽ giữa đệ tứ và đệ tam quốc tế, ta thử ngó lại cuộc cách mệnh cộng sản ở Nga từ lúc khởi thủy cho đến ngày nay" in trên Đông Dương tạp chí số ra ngày 25 / 9 / 1937, ông bị quy là phần tử Trotskít. Từ đó Vũ Trọng Phụng coi như bị “khai trừ” khỏi văn đàn. Sau này khi tôi về NXB Văn Học, nhà phê bình văn học, Giám đốc Như Phong rỉ tai tôi: ”Trong cuộc họp phê phán Vũ Trọng Phụng ở Thái Hà ấp toàn những nhà văn hàng đầu mà không một thằng nào dám mở mồm bênh Vũ Trọng Phụng lấy một câu…” Mãi tới thời kỳ đổi mới, ông Lý Hải Châu, GĐ NXB Văn Học mới lần lượt tái bản tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Khắc họa chân dung ông, Xuân Sách đầy lòng cảm phục:
“Đã đi qua một thời Giông tố, Qua một thời “cơm thầy cơm cô” Còn để lại những thằng “Xuân tóc đỏ” Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ”
Nhà văn Nam Cao, cha đẻ của Thị Nở, Chí Phèo, cán bộ cách mạng, từng phụ trách báo Cứu Quốc, hy sinh năm 1951 trên đường công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Giả dụ ông còn sống như các nhà văn cùng thời khác, không hiểu có còn đứng vững trên lập trường cách mạng trong cơn “tai biến” “Nhân Văn Giai Phẩm” như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài… không? Xuân Sách viết về ông đầy ưu ái:
“Em còn đôi mắt ngây thơ Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai Thương cho thị Nở ngày nay Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo!”
Nhà thơ, kịch tác gia Thế Lữ, tác giả của “Mấy vần thơ” (1935) trong có những bài nổi tiếng: Nhớ rừng, Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo Thiên Thai, Vẻ đẹp thoáng qua, Bên sông đưa khách, Cây đàn muôn điệu và Giây phút chạnh lòng. Năm 1936, hoạt động kịch với Ban kịch Tinh Hoa, ban kịch Thế Lữ. Sau năm 1947, ông tham gia kháng chiến, năm 1957 được bầu làm Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, hầu như không viết gì.
Xuân Sách tiếc cho ông đã quá sớm “về vườn bách thú”:
“ Với tiếng sáo Thiên Thai dìu dặt Mở ra dòng thơ mới cho đời Bỏ rừng già về vườn bách thú Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi ”
Nhà văn Bùi Hiển, nổi tiếng với truyện ngắn “Nằm vạ “ (1940), nhưng sau đó tham gia cách mạng quá sớm, không viết được gì nhiều, nổi bật là tập “Trong gió cát”. Năm 1958, ông viết truyện ngắn “Ngày công đầu tiên của cu Tí” để cổ vũ cho phong trào hợp tác xã. Truyện ngắn này được sử dụng trong giáo trình văn học phổ thông tại miền Bắc và cả nước Việt Nam trong nhiều năm. Những năm 1945 - 1960 ông là Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ An, sau đó suốt trong nhiều năm, ông công tác trong Hội nhà văn VN. Xuân Sách giễu cợt:
“ Sinh ra “trong gió cát” Đất Nghệ An khô cằn Bao nhiêu năm “nằm vạ” Trước cửa hội Nhà văn”
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tham gia cách mạng từ năm 1930, đại biểu quốc hội khóa 1, người sống mãi với… Hội nhà văn, sau cách mạng viết tiểu thuyết “Truyện anh Lục”, “Bốn năm sau”, “Sống mãi với Thủ đô”, vở kịch “Lũy Hoa”… Xuân Sách khắc họa chân dung ông:
“ Anh chẳng còn “sống mãi Với Thủ đô” Lũy hoa Để Những người ở lại Bốn năm sau khóc òa…”
Trong các nhà văn “tiền chiến” đi theo cách mạng, người bị Xuân Sách “giễu cợt sâu cay" nhất có lẽ là nhà văn Kim Lân. Trước cách mạng, từ năm 1941, Kim Lân đã nổi tiếng về truyện ngắn “Vợ nhặt”. Ông viết không nhiều, sau cách mạng ông viết “Làng” về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, tuy nhiên, hai truyện “Ông lão hàng xóm” (1955) và “Con chó xấu xí” (1962) bị phê phán phi hiện thực xã hội chủ nghĩa:
“Nên danh nên giá ở làng Chết vì ông lão bên hàng xóm kia Làm thân con chó xá gì Phận đành xấu xí cũng vì miếng ăn.”
(còn tiếp)
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Tue 01 Sep 2015, 03:28 | |
| Ôiii thi ca Việt Nam đến thời tiền chiến Shiroi còn biết chút đỉnh, sau đó thì... mù tịt. Cám ơn Trà Mi chia sẻ nhe |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| | | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Thu 17 Sep 2015, 13:24 | |
| CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN Nhật Tuấn
(Kỳ 3)
Trong 100 chân dung của Xuân Sách, có một trường hợp đặc biệt, đó là nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, đã mất từ 1939, quá xa trước cách mạng. Trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh và Hoài Chân đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế “chủ suý” của hội tao đàn, một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào giai đoạn mới. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng ca ngợi: ”Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà? ” Và Xuân Sách cung kính viết về cụ :
“Văn chương thuở ấy như bèo Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời Giấc mộng lớn đã bốc hơi Giấc mộng con suốt một đời bơ vơ Ước chi cụ sống tới giờ Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn…”
Nhà văn Bùi Huy Phồn tức Đồ Phồn thuộc lớp tiền chiến, năm 1941 đã viết tiểu thuyết trào phúng “Một chuỗi cười”, năm 1946 cũng tiểu thuyết trào phúng “Khao”, năm 1961 ông viết tiểu thuyết “phất” hưởng ứng phong trào cải tạo tư doanh ở Hà nội . Ông thuộc hàng quan chức văn hóa văn nghệ, từng làm Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa II (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa 4, 5 và 6, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Trong vụ Nhân Văn Giai phẩm ông viết bài “đánh” Trương Tửu rất nặng. Xuân Sách viết chân dung ông không lấy gì làm ưu ái khi gọi trệch “đồ phồn” thành “đồ phấn”, “đồ vôi” :
“ Phất rồi ông mới ăn khao Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời Ông đồ phấn, ông đồ vôi Bao giờ xé xác cho tôi ăn mừng …”
Trong thế hệ kháng chiến chống Pháp, nhà văn Nguyễn Khải là người có khối lượng tác phẩm đồ sộ nhất. Suốt thời trai tráng, hầu như không năm nào Nguyễn Khải không ra tiểu thuyết, tập truyện ngắn mới. Ở Sài gòn, có lần nhà thơ Hoài Vũ bảo tôi: ”văn viết có duyên tớ thấy có Nguyễn Khải và cậu…”. Tôi thì không nói, nhưng quả thực Nguyễn Khải viết gì thì viết, người đọc vẫn luôn luôn bị cuốn hút, hấp dẫn. Chính vì vậy tác động tuyên truyền, động viên của tác phẩm Nguyễn Khải rất mạnh, chỉ tiếc, vì chú trọng bám sát chủ trương đường lối của Đảng nên khi chủ trương thay đổi, tác phẩm của ông trở nên xa với hiện thực. Năm 1978 - 79, NXB Văn Học thực hiện biên soạn Bộ tuyển văn học cách mạng 3 thời kỳ: chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ. Tôi được giao gặp từng nhà văn để hỏi tác giả muốn chọn những tác phẩm nào. Một buổi sáng tôi tới nhà Nguyễn Khải ở bãi Phúc Xá. Lúc đó ông đang ngồi ở bàn viết, trước mặt là tranh vẽ bìa cuốn “Cha và con và…” sắp ra lò. Nguyễn Khải chọn đi chọn lại trong kho chữ của mình rồi bất chợt ông kêu lên: “Tung tóe mẹ nó hết rồi Tuấn ơi…”. Ông nhìn tôi thất thần rồi cười khảy: ”Nhưng không sao, tao sẽ vót nhọn gươm đâm một cú cuối cùng”. Cái cú đó chắc là tập “Đi tìm cái tôi đã mất” trước khi ông mất. Xuân Sách chắc cũng hiểu được tâm sự Nguyễn Khải nên ông hạ bút:
“ Cha và con và… họ hàng và… Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn Họ sống chiến đấu càng khó khăn Tháng Ba ở Tây nguyên đỏ lửa Tháng Tư lại đi xa hơn nữa Đường đi ra đảo đường trong mây Những người trở về mấy ai hay Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt Muốn làm cách mạng nhưng lại dát”
Về cái “dát” của Nguyễn Khải thì Xuân Sách nói đúng. Chính Nguyễn Khải từng tâm sự: ”Tớ theo “triết lý con lươn” cứ ngửi thấy mùi hiểm nguy là tớ tiết chất nhờn lủi mất…”
Nhà văn Nguyễn Thành Long chuyên viết truyện ngắn và ký. Ông rất kỹ lưỡng và thận trọng trong viết lách như ông từng tâm sự: “Nhưng có lẽ là giời đầy tôi, tôi cứ phải lo nhận xét, ghi chép, và đắn đo ở từng chữ như vậy”. Kỹ lưỡng, đắn đó vậy nhưng rồi cũng không tránh được “vạ bút” hồi năm 1957 với “Trò chơi nguy hiểm” vào sau này với “Cái gốc” in trên báo Văn Nghệ. Tác phẩm của ông còn lại có “Lặng lẽ Sa pa” và “Giữa trong xanh”. Xuân Sách đã khắc họa chân dung ông:
“Thao thức năm canh nghĩ chẳng ra Trò chơi nguy hiểm đấy thôi mà Lửng lơ giữa khoảng trong xanh ấy Để mối đùn lên cái gốc già…”
Nhà văn Đào Vũ cũng thuộc thế hệ chống Pháp. Vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc, ông hưởng ứng phong trào bằng cả loạt tác phẩm “Vụ lúa chiêm”, “Cái sân gạch” rất được báo chí hồi đó tung hô. Xuân Sách đã chỉ ra cái cốt cách văn chương của Đào Vũ:
“Trời thí cho ông vụ lúa chiêm Ông xây sân gạch với xây thềm Con đường mòn ấy ông đi mãi Lưu lạc lâu rồi mất cả tên…”
Khi viết chân dung nhà văn Nguyên Ngọc, Xuân Sách chưa được thấy vai trò của ông trong đòi hỏi dân chủ khi ông tham gia biểu tình ở Hà Nội, viết bài trên trang mạng bauxite… Bởi vậy Xuân Sách chỉ nhắc tới “Đất nước đứng lên” tác phẩm nổi tiếng của Nguyên Ngọc và “Mạch nước ngầm”, truyện dài bị nhắc nhở khi Nguyên Ngọc viết ở Quảng Ninh mất cả điểm hai cuốn rất cách mạng “Đất Quảng” và “Rừng Xà nu”:
“ Mấy lần đất nước đứng lên Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm Hại thay một mạch nước ngầm Cuốn trôi đất Quảng lẫn rừng Xà nu…”
Nhà văn thuộc thế hệ chống Pháp bị “tai nạn nghề nghiệp” nặng nhất có lẽ là Hà Minh Tuân. Ông tham gia hoạt động bí mật ở Hà nội từ năm 1943, chính ủy trung đoàn năm 1950, Giám đốc NXB Văn Học năm 1958. Không may ông viết tiểu thuyết “vào đời” nêu nỗi khổ của những thanh niên “vào đời” phải đi lao động trên công trường, “cái đòn gánh như con rắn quẫy nặng trên vai “ và thế là ông ăn đòn hội chợ của đồng nghiệp, ngay cả báo chí cũng phát động quần chúng nhảy vào đánh đấm. Rốt cuộc ông mất chức Giám đốc NXB Văn học về công tác ở “Vụ cá nước lợ” thuộc Tổng cục hải sản, vài năm sau về làm trợ lý cho ông Như Phong GĐ NXB Văn học. Xuân Sách khắc họa chân dung ông:
“Bốn mươi tuổi mới vào đời Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ Giữa hai trận tuyến ngu ngơ Trong lòng Hà nội bây giờ ở đâu?”
Trong những nhà thơ kháng chiến chống Pháp, có những người chỉ có một bài mà được lưu truyền mãi. Đó là nhà thơ Minh Huệ, sinh năm 1927, từng là chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ – Tĩnh. Ông làm thơ từ hồi kháng chiến chống Pháp. Đề tài sáng tác chủ yếu của ông là Bác Hồ và cách mạng. Ông làm bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” sau khi được nghe kể lại câu chuyện gặp gỡ giữa Bác và một anh đội viên trong rừng giữa đêm mùa đông năm 1950. Xuân Sách viết về ông:
“Vỡ lòng câu thơ viết Mời bác ngủ bác ơi Đêm nay bác không ngủ Nhà thơ ngủ lâu rồi”
Nhà thơ Hữu Loan là trường hợp khá đặc biệt trong những nhà thơ chống Pháp. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, năm 1936 trong phong trào Mặt trận Bình dân, năm 1943 giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn, sau đó phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1957 tham gia nhóm Nhân Văn Giai phẩm qua các bài viết lên những tiêu cực của các cán bộ tham nhũng, triệt hạ nhau để leo ghế. Sau khi hết thời gian cải tạo, Hữu Loan nhất quyết bỏ Đảng, bỏ cơ quan về quê kiếm sống không muốn dính dáng gì tới Hội nhà văn. Xuân Sách rất mến phục nhân cách của Hữu Loan:
“Ôi màu tím hoa sim Nhuộm tím cuộc đời dài đến thế Cho đến khi tóc bạc da mồi Chưa làm được nhà Còn bận làm người Ngoảnh lại ba mươi năm Tím mấy nghìn Chiều hoang Biền biệt”
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Wed 30 Sep 2015, 09:28 | |
| CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN Nhật Tuấn
(Kỳ 4)
Càng đi sâu vào “chân dung” những nhà văn đã quá cố trong “Chân dung nhà văn” của Xuân Sách tôi càng có cảm giác xót thương của anh chàng Paven Ivannôvits Tsitsikôp rong ruổi khắp nước Nga Sa hoàng trên chiếc xe Britska “mua tên” những tá điền, những nô lệ đã chết nhưng chủ đất chưa khai báo, chưa xoá tên trong sổ để lừa vay tiền trong tiểu thuyết “những linh hồn chết” của đại văn hào Nga Nikolai Vasilievich Gogol.
Phải nói ngay, tuyệt nhiên tôi không coi các nhà văn quá cố của ta như “những linh hồn chết” của các tá điền thời nước Nga Sa hoàng. Ngược lại tôi cảm phục và cảm thương họ, cho dù đã chết nhưng linh hồn họ vẫn còn sống trong các tác phẩm họ để lại, cả một đời vót nhọn đời sống vào ngòi bút, vào những ảo tưởng mà họ xác tín, hy sinh cả những lạc thú, cả nghĩa vụ với vợ con để làm cái công việc khổ ải là sáng tác văn học để rồi nhiều người “chẳng còn gì”... Còn nhớ nữ văn sĩ Lê Minh Khuê đã có lần nói với tôi: “cái bọn nhà văn dù có thế nào xem ra vẫn rất đáng yêu, cứ hí ha hí hửng, tí ta tí tởn thật tội nghiệp…”.
Tôi muốn dành lòng cảm thương đó cho nhà văn Nguyễn Thế Phương. Ông chính gốc quê Thanh Hóa, xuất hiện và nổi tiếng ngay với “Đào chèo” viết về một cô đào nương bị tên Chánh tổng hãm hại, sau con gái của cô vẫn nối nghiệp mẹ nhưng là nữ văn công quân đội”. Truyện viết với cảm hứng “phản phong” của thời đó. Tiểu thuyết đầu tay “Đi bước nữa” của ông cũng nổi tiếng với cái kết đại ý “không phải chị gái góa này mà cả làng này phải… đi bước nữa…”, tất nhiên là đi lên hợp tác hóa nông nghiệp. Cho dù sống ở giữa Hà nội, làm tới Trưởng phòng văn học Việt Nam NXB Văn học nhưng ông sống rất nghèo trong một căn hộ chật chội. Hàng ngày ông uống thứ rượu trắng rẻ tiền người ta vẫn pha phân đạm để tăng độ nặng của rượu và sự nghèo túng cùng với bệnh tật đã làm ông ra đi ở tuổi 59. Nguyễn Thế Phương viết về công giáo trong tiểu thuyết “Nắng” với cái nhìn chân thực, thân thiện với đông bào Thiên chúa giáo hơn nhiều nhà văn cùng thời. Càng về cuối đời ông càng rút ẩn vào chính ông, càng ít bè bạn. Xuân Sách buồn rầu dựng chân dung ông:
“Đi bước nữa rồi đi bước nữa Phấn son mưa nắng đã tàn phai Cái kiếp đào chèo là vậy đó Đêm tàn bạn cũ chẳng còn ai.”
Có thể nói trong “chân dung nhà văn”, Xuân Sách đã dành lòng ưu ái và cảm phục hơn cả cho nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn tức Nguyễn Thi. Ông là hình ảnh “chiến sĩ – nhà văn“ xuyên suốt, bền vững, không dao động, suốt hơn 6 năm ở miền Nam, ông đã có mặt hầu hết các chiến trường đồng bằng Nam Bộ vừa làm thơ vừa viết truyện. Ông nổi tiếng với Trăng sáng (truyện ngắn, 1960), Đôi bạn (truyện ngắn, 1962) và đặc biệt với truyện ngắn "Mẹ vắng nhà", truyện ký “ Người mẹ cầm súng” sau chuyển thể thành kịch bản phim “Chị Út Tịch.”
“Trăng sáng soi riêng một mặt người Chia ly đôi bạn cách phương trời Ước mơ của đất anh về đất Im lặng mà không cứu nổi đời.”
Ngược với Nguyễn Thi, Xuân Sách dành cho nhà văn Mai Ngữ mấy câu “chân dung” không lấy gì làm ưu ái lắm. Năm 1947 Mai Ngữ đi bộ đội, năm 1954, phóng viên Báo Quân đội nhân dân,sau cùng thành cán bộ Tạp chí Văn nghệ quân đội. Những tác phẩm tiêu biểu của Mai Ngữ: Sông phía trước (1972), Bầu trời và dòng sông (1966), Người lính mặc thường phục (1986), Gió nóng (1984), Thời gian (1992), Người đàn bà trên hạm tàu (1996), Trong tay bọn Angca (1980), Cành đào tàn trên xe rác (1997)… và đặc biệt là Chuyện như đùa (1988) và Lại chuyện như đùa (1990).
“Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật Biết ông sòng phẳng tự bao giờ Cái con thò lò quay sáu mặt Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ”
Một trong các nhà văn kháng chiến chống Pháp bị “tai nạn nghề nghiệp” nặng nhất phải kể đến nhà văn Phù Thăng, tên thật là Nguyễn Trọng Phu, từng là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 42, rồi làm phóng viên báo Quân Giải Phóng. Năm 1961, Phù Thăng viết tiểu thuyết Phá vây dầy 500 trang, kể chuyện một tiểu đoàn trinh sát mở trận đánh nghi binh, thu hút lực lượng địch về phía mình, giải vây cho đồng đội. Không may trong sách có đôi câu phát biểu bị coi là “hòa bình chủ nghĩa” khi ông cho rằng dù nhìn ở góc độ nào chiến tranh cũng không phải là điều tốt đẹp, còn có chi tiết một chị cán bộ mỗi lần công tác qua bốt tề đều phải hiến thân cho thằng trưởng bốt khiến chị phải luôn uống thuốc ngừa thai... Thế là cuốn sách bị đập tơi bời, tác giả của nó phải chuyển về xưởng phim, sau đó thì về quê đi cày. Mấy năm sau, nghe nói Phù Thăng viết truyện cực ngắn có tên “Hạt thóc” kể về một gã tâm thần, từng là nhà văn, rồi chẳng biết do ngộ chữ sao đó, gã đâm ra lẩn thẩn, cứ nghĩ mình là hạt thóc hễ trông thấy gà qué ở đâu là co cẳng chạy.
Theo phongdiep.net, khi nghe tin “Chân dung nhà văn“ ra đời, Phù Thăng lo cho Xuân Sách, đã gửi thư cho ông:
”Mình chưa được đọc nó, nên không biết phải nghĩ thế nào trước dư luận khen chê hiện nay (có khi bản thân ông thì cũng cóc cần các thứ dư luận ấy), nhưng vì tôi là bạn từ thuở hàn vi, đã cùng ông trải bao điều cay đắng nên không thể “mũ ni che tai” được. Tôi thực sự lo ngại cho những ngày còn lại trên cuộc đời bão giông trong lúc lưng ông đã còng, chân ông đã mỏi, mà tôi không biết phải làm gì cho bạn trong hoàn cảnh “ốc còn chưa mang nổi mình ốc”.
Và Xuân Sách trả lời:
“Từ khi cái “của quí” của tôi ra đời, tôi đã nhận được nhiều thư từ, nhiều bạn cũ bạn mới đến thăm, nhiều cuộc gặp gỡ nhưng khi nhận thư ông tôi thực sự xúc động. Nói cho cùng đời vẫn đáng sống ông ạ. Dĩ nhiên so với ông tôi có khấm khá hơn, điều đó làm tôi càng thương ông.
Và Xuân Sách thương Phù Thăng qua “chân dung”:
“Chuyện kể cho người mẹ nghe Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang Đứa con nuôi của trung đoàn Phá vây xong lại chết mòn trong vây.”
Một nhà văn quân đội khác, cũng "ăn đòn" phải bỏ Hà Nội chạy về Hà Nam. Đó là nhà văn Vũ Bão, năm 1947 làm quân báo, năm 1950 làm cán bộ Khu đoàn thanh niên Liên khu III. Ông chủ trương: ”Thở bằng lá phổi của mình, nhìn đời bằng đôi mắt của mình, suy nghĩ về lẽ đời bằng cái đầu của mình, đi bằng đôi chân của mình và không bao giờ viết bằng ngòi bút đã bị bẻ cong.” Do vậy, ông viết khá nhiều, năm 1957 tiểu thuyết “Sắp cưới” của ông dính dáng tới cải cách ruộng đất nên bị đánh tơi bời, sau ông chuyển sang viết phim:
“Sắp cưới bỗng có thằng phá đám Nên ông chửi bố chúng mày lên Đàu chày đít thớt đâu còn ngán Không viết văn thì ông viết phim.”
Nhà văn nữ Nguyễn thị Ngọc Tú xuất hiện sau hòa bình với tiểu thuyết đầu tay “Huệ” (1964) gây tiếng vang lớn, sau đó là các tiểu thuyết: Đất làng (1974); Buổi sáng (1976); Hạt mùa sau (1989); tập truyện Người hậu phương (1966); Những dấu chấm phía chân trời (1983)… Tiểu thuyết “Đất làng” tuy được khen nhưng cũng bị chê là “nền đỏ lấm tấm đen” vì đưa cả cảnh xã viên “làm reo” với Ban chủ nhiệm HTX... Nhiều năm chị là biên tập viên báo Văn Nghệ, quan chức Hội nhà văn như Ủy viên chấp hành, TBT Tác phẩm mới…
“Đất làng vừa một tấc Bao nhiêu người đến cày Thóc giống còn mấy hạt Đợi mùa sau sẽ hay”
Nhà văn quân đội nữ Nguyễn Thị Như Trang, hàm đại tá, biên tập viên báo Văn Nghệ quân đội, viết nhiều nhưng chẳng đọng lại được bao nhiêu: Màu tím hoa mua, Ở thành phố bờ biển, Câu chuyện ở cửa rừng, Hoa cỏ đắng… đều là truyện ngắn. Nổi bật là tiểu thuyết Khoảng sáng trong rừng (1979):
“Nhá nhem khoảng sáng trong rừng Để cho cuộc thế xoay vần hơn thua Xác xơ mầu tím hoa mua Lửa chân sóng báo mây mưa suốt ngày.”
Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, ngày xưa, chẳng hiểu vì sao, giới cầm bút lại gỉ tai nhau: “...Ngọc Tú,… Xuân Quỳnh“. Bà nguyên là diễn viên múa, sau chuyển sang làm thơ, hay nhất là thơ tình với những bài nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh… ngoài ra còn có: ”Tơ tằm - chồi biếc”, ”Hoa dọc chiến hào”, “Gió Lào, cát trắng“, ”Lời ru trên mặt đất”, ”Sân ga chiều em đi“… Bà là vợ nhà văn Lưu Quang Vũ, cả hai tử nạn trong một tai nạn xe hơi gây nghi vấn trong dư luận. Không hiểu sao Xuân Sách nói bà “trồng cây táo” ra “ cây bạch đàn”, chắc là chuyện riêng tư không dính đến tên tác phẩm.
“Mải hái hoa dọc chiến hào Bỏ quên chồi biếc lúc nào không hay Thói quen cũng lạ lùng thay Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn”
(còn tiếp)
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 14 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 ... 7 ... 14 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |