Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 8 ... 14  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Thu 01 Oct 2015, 03:54

"Chân dung" bài viết thật là ngộ nghĩnh :-bd
Chờ đọc tiếp nè Trà Mi
:ae_014:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Fri 02 Oct 2015, 10:36

Shiroi đã viết:
"Chân dung" bài viết thật là ngộ nghĩnh :-bd
Chờ đọc tiếp nè Trà Mi
:ae_014:
 
 
 
Có đọc bài này mới hiểu, không thì cũng mù mờ, chẳng biết ông Xuân Sách nói gì!  :bitchitlin:

_________________________
Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Wed 14 Oct 2015, 09:39

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN
Nhật Tuấn

(Kỳ 5)

Trong các nhà văn nữ, có hai người đặc biệt nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước và không phải chỉ do văn chương. Đó là Dương Thu Hương và Phạm thị Hoài. Sang thời đổi mới, nước ta “âm thịnh dương suy” sao đó thấy nổi lên toàn các bậc quần thoa?

Sau khi viết được một số truyện ngắn và một vài tiểu thuyết, Dương Thu Hương có xu hướng thiên về chính trị. Cô thường tuyên bố: ”tôi dùng văn chương để làm chính trị“. Tôi và Dương Thu Hương là chỗ quen biết “mày tao”. Khoảng năm 1990, Hương bay vào Sài gon ở tại Chi nhánh nhà NXB Phụ Nữ gần dinh Thống Nhất và gọi tôi tới gấp.

Tôi kéo Hương ra ngồi vườn hoa trước cửa dinh nghe cô nói về đổi mới, về dân chủ tập trung, về vai trò nhà văn… Tôi cười hề hề:

”Chịu thôi, tao ghét “chính chị”, tao chỉ thích “chính em” thôi.“

Hương đấm tôi, chửi toáng:

”Tổ sư thằng béo, nhát như thỏ đế…”.

Nói vậy nhưng những ngày sau tôi vẫn chở Hương đi khắp Sài gon gặp gỡ “chiến hữu”, diễn thuyết tại CLB trí thức ở 43 Nguyễn Thông…

Có lần, vào buổi tối, tôi chở Hương chạy qua phố Lê Quý Đôn, hồi đó “chị em ta” đứng đầy vỉa hè dưới ánh đèn đường. Lúc chạy ngang, có em gái nhận ra tôi, gọi ơi ới:

”Anh Tuấn ơi… chở vợ đi đâu đấy?”.

Đám chị em cười ầm ầm làm Hương chửi tôi té tát, đấm vào lưng thùm thụp. Ra Hà Nội, có lần tôi chở Hương tới tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ở phố Lý Nam Đế gặp nhà văn Nguyễn Khải mới Sài gòn ra. Ba anh em chuyện trò rôm rả lắm. Tôi khoe với Nguyễn Khải:

”Con Hương nó mới ra tiểu thuyết hay lắm”.

Ông Khải trố mắt:

”Thế à ? Cuốn gì thế?”

Tôi liếc Hương:

”Chuyện tình kể trước lúc… dạng chân”.

Nói xong tôi ré chân chạy. Ông Khải phá ra cười hô hố làm Hương vừa chửi vừa vác guốc đuổi đánh tôi. Mấy hôm sau, vào gần trưa Hương hẹn tôi, nhà thơ Lê Đạt, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến tới sân Hội liên hiệp VHNT, 51 Trần Hưng Đạo. Hương bảo mỗi người hãy nói ngắn gọn “văn xuôi là gì“. Tôi nhớ Lê Đạt và Hoàng Ngọc Hiến nói rất hay, Dương Thu Hương ghi lia lịa. Đến lượt tôi chẳng biết nói gì, đành bài bây:

”Văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó. Giờ lên hàng Lược đánh một trận mới thật là văn xuôi.”

Dường Thu Hương chửi:

”Tổ sư thằng béo, chưa chi đã vòi ăn. Mà thằng này nói có lý… lúc này văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó…”

Thế là cả bốn anh em thả bộ lên chợ Châu Long đánh một bữa tuý luý. Dương Thu Hương là như thế. Hết lòng với bạn bè. Miệng lưỡi chua ngoa nhưng lòng dạ tử tế, thương người, trọng nghĩa khinh tài. Hồi năm 1979 đánh Tàu, DTH viết truyện ngắn “Chân dung người hàng xóm” vạch mặt Trung Quốc, được giải nhất báo Văn Nghệ. Hương viết khoẻ và nhiều. Trong các tác phẩm của Hương, tiểu thuyết “Thiên đường mù” theo tôi là hay nhất. Về sau cô thiên về hoạt động chính trị nên các tác phẩm gây tiếng vang phần nhiều là do chính trị.
Xuân Sách viết về Dương Thu Hương với cảm tình rõ rệt:

“Tay em cầm bông bần ly
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông
Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
Thiên đường thì quá mù mờ
Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma
Hành trình thơ ấu đã qua
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.”

“ Nữ tướng” văn xuôi thứ hai phải kể đến nhà văn Phạm thị Hoài. Hoài xuất hiện cùng với Nguyễn Huy Thiệp ở báo Văn Nghệ vào thời Tổng biên tập Nguyên Ngọc đổi mới báo. Hồi đó tôi ở Sài gon ra, nhà thơ Dương Tường đưa tôi mấy truyện ngắn của Phạm Hoài Nam (tên mới ra lò của Hoài) dặn: ”cậu đọc kỹ và nhận xét coi!”.

Đọc xong tôi mang trả Dương Tường và chẳng hiểu sao tôi lại phán như ông thày đời:

”Con bé này cứ đi theo đường này nhất định là tắc tị…”.

Mấy năm sau Phạm thị Hoài nổi như cồn với Thiên Sứ, Mê Lộ, Marie Sến… tôi thấy ân hận vì đã nhận xét bộp chộp. Hai chục năm sau nhớ lại thấy bớt áy náy, vì suy cho cùng văn tài nào chẳng tới lúc… tắc tị?

Sau này Phạm thị Hoài sang Đức làm Talawas, diễn đàn văn học nghệ thuật bậc nhất, rất có ích cho văn nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài nước. Tuy bận rộn Hoài vẫn viết tiểu luận, và vẫn viết hai truyện ngắn xuất sắc: “Cam Tâm” và “Ám thị”. Có lần về VN, Hoài tìm tới cơ quan tặng tôi cuốn Marie Sến. Tôi treo cuốn này ở ghi đông xe đạp vừa đạp thể dục vừa ngẫm nghĩ về nó, tới lúc quẹo trái, mải nghĩ bị xe máy phía sau tông hắt bắn lên trời cả người lẫn sách, nằm liệt cả tháng, sau cứ nhìn thấy Marie Sến của Hoài lại giật mình thon thót nghĩ tới lúc hút chết.

Xuân Sách hiểu khá rõ Phạm thị Hoài:

“Dẫu chín bỏ làm mười
hay mười hai cũng mặc
Chẳng ai dung thiên sứ đất này
Dụ đồng đội vào trong mê lộ
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.

Cùng lứa với Dương Thu Hương là nhà thơ Ý Nhi. Bà là ái nữ của nhà văn - nhà nghiên cứu - GS Hoàng Châu Ký, quê Quảng Nam, là phu nhân của Giáo sư Nguyễn Lộc, nghiên cứu văn học. Ý Nhi nhiều năm làm biên tập NXB Hội nhà văn, sau đó chuyển vào TP Hồ Chi nhánh là Trưởng Chi nhánh của NXB này.

Ý Nhi làm nhiều thơ: Nỗi nhớ con đường, Cây trong phố chờ trăng, Người đàn bà ngồi đan, Ngày thường, Mưa tuyết… phần nhiều mang tâm trạng ngổn ngang như chị đã từng viết trong “tiểu dẫn”: “tôi ngại các tiệc vui - nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến mọi người quanh tôi vui sướng - và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng”.

Trong thơ chân dung về Ý Nhi, Xuân Sách cũng thắc mắc: ”Trái tim với nỗi nhớ ai…” khiến “người đàn bà ngồi đan“ phải “sợi dọc thì rối, sợ ngang thì chùng”.

Ở Hội nhà văn có một bậc cao nhân, thi văn nhạc toàn tài, là người trong mộng của nhiều nữ hội viên. Không biết Xuân Sách có ám chỉ ông này không?

“Trái tim với nỗi nhớ ai
Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng
Như người đàn bà ngồi đan
Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng.

Bậc “đàn chị” về tuổi tác của các nữ sĩ trên phải kể tới nhà văn Vũ thị Thường năm nay cũng ngoài 80, là Chế Lan Viên phu nhân và thân mẫu của nhà văn Phan thị Vàng Anh. Số là vài năm sau khi chia tay với bà vợ đầu Nguyễn Thị Giáo năm 1958, Chế Lan Viên đi thực tế Thái Bình và gặp cô gái “mầm non văn nghệ“ Vũ thị Thường. Được nhà thơ lớn “kèm cặp”, Vũ thị Thường viết truyện ngắn “cái hom giỏ” được giải nhất báo Văn Nghệ, được đưa về công tác ở Hội nhà văn, làm đám cưới với Chế Lan Viên và sau này làm tới Uỷ viên chấp hành Hội. Vũ thị Thường viết thêm được truyện “gánh vác”, “cái lạt” và “vợ chồng ông lão chăn vịt“ rồi thôi.

Xuân Sách viết về Vũ thị Thường với giọng bông lơn:

“Từ trong hom giỏ chui ra
Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
Định đem cái lạt buộc người
Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn

Nghe đồn trong “dị bản” về Chế Lan Viên, còn hai câu nữa cũng nói về Vũ thị Thường:

“Nghĩ Thường gánh vác mà thương
Lẽ đâu sự nghiệp chỉ bằng cái hom?”

Chi tiết này xin dành các nhà nghiên cứu văn học.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Thu 15 Oct 2015, 04:51

Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
"Chân dung" bài viết thật là ngộ nghĩnh :-bd
Chờ đọc tiếp nè Trà Mi
:ae_014:
  
 
 
Có đọc bài này mới hiểu, không thì cũng mù mờ, chẳng biết ông Xuân Sách nói gì!  :bitchitlin:
Anh mà chẳng biết ông Xuân Sách nói gì thì em mù như đi đêm 30 á Laughing


Thank Trà Mi đã bỏ công chia sẻ :bong:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Fri 23 Oct 2015, 13:13

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN
Nhật Tuấn

(Kỳ 6)

Nếu nhà thơ Xuân Sách còn sống, tôi sẽ hỏi sao trong nhóm các nhà văn Nhân Văn Giai phẩm ông “vẽ chân dung” Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán mà không vẽ Lê Đạt, vốn ăn đòn với “Bài thơ ghế đá” “đem bục công an đặt giữa tim người “, Phùng Cung, người viết phản kháng mạnh nhất trong cả nhóm.

Xuân Sách đã “quên”, giới phê bình cả trong và ngoài nước cũng chỉ nhất mực tôn vinh, đề cao hết cỡ “thủ lĩnh trong bóng tối “ – nói theo Phạm Thị Hoài – nhà văn , nhà thơ Trần Dần.
Trang Tiền vệ đã mở hẳn một chuyên mục Trần Dần. Một nhà phê bình trẻ, Như Huy ca ngợi “mùa sạch:

- “tập thơ Mùa sạch của Trần Dần đã làm một cuộc vượt vũ môn ngoạn mục thoát khỏi chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện đại và cả những cách tân lặt vặt của nghệ thuật Việt Nam để trở nên một tác phẩm nghệ thuật tiên phong nhất, hoàn hảo nhất và trí tuệ bậc nhất của nghệ thuật Việt Nam, thậm chí, tính cả tới thời điểm của những năm tháng này – những năm tháng bắt đầu của thế kỷ 21.”

Trịnh Bích Thủy phân tích sự hấp dẫn khác thường của “Mùa sạch”:

- “Thơ ông lạ, quá lạ so với sức cảm thụ của lớp trẻ chúng tôi. Dẫu thế ta vẫn cảm giác những con chữ của ông nhẩy nhót, va đập nhau dữ dội tạo nên một thế giới đầy âm thanh và hình khối . Cùng với sức hút của sáng tạo, «Mùa sạch» càng đọc càng trở nên da diết: «Nội thành xuân lập xuân/ Tấp nập nam nữ xuân/ Mưa xuân lợp xợp đường xuân/ Gái xuân bum búp nốt giầy xuân / Hồ bơi xuân thờm thợp thuyền xuân/Ga xuân cập rập tàu xuân/ Vỉa hè xuân ngờm ngợp gió xuân/ Phố phường xuân rờm rợp vai xuân»…Cứ như thế, câu kéo câu, dòng kéo dòng…».

Để “xác minh” những lời ca ngợi trên, ta thử đọc trích đoạn” Mùa sạch“:

“Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch
Qua nha khí tượng sạch
Qua ca ba phân xưởng sạch”

Cứ như vậy khắp nơi nơi, chỗ nào cũng… sạch , cả “trường Đảng” với “sứ quán” (chắc sứ quán Trung Quốc) cũng sạch, vậy tập thơ này phải được giải của Bộ tài nguyên và môi trường.

Thơ Trần Dần được Phạm thị Hoài giải mã:

” Ông sẽ giới thiệu một thứ ngôn ngữ khác, một thứ tiếng Việt không chỉ cho lỗ tai mà còn cho con mắt, không trói nghĩa vào chữ, không bôi chữ vào chỗ trống của vô nghĩa.”

Thơ Trần Dần :

“em dài man dại
em dài quên che đậy
em dài tê tái
em dài quên cân đối
em dài bối rối
em dài vô tội”

“mưa quanh dàn dạt hạt - phố. mây trắng. số nhà đen. hạt đèn thuở nọ.”

Phải chăng, do một thời gian dài, Trần Dần bị “cách ly“ khỏi đời sống, chui vào “gara Hội nhà văn“ dịch sách (“Những người chân đất") cộng với nỗi ám ảnh “đòn vọt” những năm 1957 - 1960 đã làm ông né xa mọi chuyện “nhạy cảm”, chuyện “thời thế” và chui vào lối thơ “ngôn ngữ khác “ – một thứ “công nghệ Trần Dần” “chọn chữ, tìm chữ, phu chữ” . Chính “công nghệ” này đã mở lối cho nhiều nhà thơ trẻ hiện nay đội “chủ nghĩa duy mỹ” lên đầu, gắn chữ "thọ" sau đít, quẩn quanh chuyện thân xác, phòng the, tình trai gái… tránh xa những giằng xé, bức xúc thời đại.

Văn xuôi Trần Dần còn được tâng bốc dữ dội hơn. Trong dịp xuất bản cuốn “Những ngã tư và những cột đèn” do Công ty Nhã Nam ấn hành, một cơn bão ngôn từ ca ngợi cuốn sách đã nổi lên tại Trung tâm văn hóa Pháp.

Nhà văn Lê Minh Khuê hăng hái:

“Với tư cách người viết, tôi kính trọng Trần Dần-một người trọng nghề nghiệp, một người lao động nghiêm khắc. Tôi đọc rất nhiều của ông, nhưng rất ngạc nhiên khi đọc Những ngã tư và những cột đèn. Và tôi nghĩ, nếu cuốn này được dịch tốt sẽ không thua kém tác phẩm tốt nào ở nhiều nơi, vùng đất khác”.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên hân hoan:

“Cuốn tiểu thuyết ra đời, giới văn học hân hoan, khoái trá. Bởi sau Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, rất lâu mới có một cuốn tiểu thuyết đọc sướng như thế. Những ngã tư và những cột đèn là cuốn viết nội dung, không phải kể nội dung. Đọc rồi, đọc lại tôi vẫn thấy háo hức, hồi hộp xem những gì xảy ra tiếp.’.

Nhà thơ Dương Tường đại ngôn:

“Tôi có lẽ là độc giả đầu tiên của Những ngã tư và những cột đèn. Mỗi khi ông viết xong một chương, tôi được đọc. Ở Việt Nam có ai đáng Nobel, người đó là Trần Dần. Nếu không in được tất cả di cảo của ông, không phải thiệt cho Trần Dần mà thiệt cho văn học nước ta. Đọc Trần Dần, người ta thấy khoái cảm chữ, tiếng. Cuốn tiểu thuyết như bữa tiệc ngôn ngữ. Có nhiều trang, chương như thơ”.

Nhà văn trẻ Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng cao giọng trên báo SGTT:

“Xét về nghệ thuật văn bản, đây là một cuốn tiểu thuyết gây sững sờ cho những độc giả có mối quan tâm và hỏi đòi về sự kiếm tìm kỹ thuật. Những thủ pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự, giễu nhại… của phương pháp hậu hiện đại đã được Trần Dần sử dụng nhuần nhuyễn từ rất sớm với một ý thức cao.”

Nhà phê bình Lại Nguyên Ân sửng sốt:

"Tôi hoàn toàn bất ngờ vì cuốn tiểu thuyết này. Vẫn biết sự nghiệp Trần Dần lớn và rất đa dạng, nhưng không thể ngờ ông lại hiện đại đến thế"

Tôi đọc những lời “có cánh” này khi chưa đọc tiểu thuyết nên cũng bán tin, bán nghi. Thế rồi nhà văn Trần Hoài Dương lúc đó đang còn khỏe mạnh, gọi điện cho tôi:

”Ông đọc “Những ngã tư và những cột đèn" của Trần Dần chưa? Trời ơi, viết lách như như thế mà “tụi nó” đưa lên mây xanh…”

Nghe lời Trần Hoài Dương tôi đành bỏ tiền túi ra mua và trân trọng đọc với nỗi lo canh cánh Phạm thị Hoài đã cảnh báo:

”Phần lớn tác phẩm của ông, mỗi dòng là mỗi riêng một cõi, càng lúc càng riêng, riêng tới mức cực đoan, riêng tới mức bí hiểm phải giải mã, phải cần đến một từ điển Trần Dần, không có cách nào khác là làm phận bản - thảo - nằm.”

Đọc được mới mới non nửa tôi đã muốn ngã bổ chửng. Ôi thôi thôi, nào đâu là “bí hiểm phải giải mã” ,nào đâu “phải cần đến một từ điển Trần Dần”, nào đâu “Những thủ pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự, giễu nhại…” nào đâu “những thủ pháp hậu hiện đại” ?

Nói cho công bằng, đây là một cuốn truyện dễ đọc vì văn chương câu chữ vẫn nằm trong dòng tiểu thuyết miền Bắc những năm 1960, câu chuyện được kể vẫn “tuần tự nhi tiến”, nói cho sang là vẫn “tuyến tính”, chỗ nào nhảy cóc thời gian thì có giới thiệu ngay đầu giòng, cả nhân vật cũng vậy, từ người này chuyển sang người kia đều có nói rõ. Tuy nhiên cái cao hơn cả là cảm hứng dẫn dắt của cuốn truyện là “bôi xấu“ những người lính chế độ cũ còn kẹt lại và ca ngợi cán bộ khu phố và công an hết lời. Đây là “cảm hứng thời đại” của những năm thời bao cấp “địch thì xấu thiệt xấu” còn “ta thì tốt thiệt tốt”. Như cô Cốm vợ anh ngụy binh Dưỡng chỉ sau mấy ngày giải phóng - mà tác giả cứ nhắc đi nhắc lại là “ngày tết của dân Hànội “ (he he) đã học theo cái lối cải cách ruộng đất chạy đi tìm chị cán bộ khu phố để… tố cáo chồng.

Mới đây trên trang web của nhà văn Trần Đức Tiến có bài viết của Trần Nhã Thụy về cuốn “Những ngã tư và những cột đèn” này:

“Nhiều người khen Trần Dần ở cái cuốn này rồi, em không nhắc lại (chỉ muốn nhấn mạnh thêm, hiện giờ những người viết kỹ lưỡng như Trần Dần hầu như đã bị… tuyệt chủng). Nhưng em cũng hơi ngờ anh à. Em ngờ là những bác ấy chưa đọc hết cuốn, mà chỉ đọc 1/2 hay chỉ đọc tới 2/3 là xoa tay, vỗ đùi “tuyệt vời, tuyệt vời”. Nhưng đọc hết thì hóa ra nó không phải vậy.”

“Hóa ra cái tay Nhọn cằm ấy không phải là "CÁ", mà là phần tử nguy hiểm từ phía địch nó cài lại, để nó trấn áp tinh thần Dưỡng, để anh chàng dằn di này không còn tâm trí đâu mà nghĩ tới bản danh sách mật (hehe). Hóa ra em Cốm, tưởng khù khờ mà sáng suốt, đùng phát nói ra ngay, tên Nhọn cằm ấy đích thị là địch (mà là địch thật). Hóa ra Tình Bốp cũng là thằng gián điệp cài lại (vậy mà em cứ tưởng, bọn họ ban đầu vốn là những chiến hữu đớp hít rất vô tư, họ chỉ thay hình đổi dạng, đổi tâm đổi tính khi thế cuộc xoay vần, vì sự tồn tại của mình mà trở nên tha hóa…”

“ Rốt lại, hóa ra đây là cuốn tiểu thuyết ca ngợi mưu trí tuyệt vời của các đồng chí "CÁ" (điều tra dựa trên các giả thuyết và giả thiết - chỗ này vui - chứ không áp đặt kết luận vội vàng). Hóa ra đây là một cuốn trinh thám xịn, vậy mà em cứ tưởng Trần Dần chỉ mượn hình thức truyện trinh thám để nói về “những ngã tư và những cột đèn” trong đời người. Tất nhiên là nó cũng có cái đó, nhưng em thấy nó ngoại đề, và nhiều chỗ “lem nhem mực tím” làm sao ấy.”

Thực sự tôi không hiểu những người đầy uy tín như Dương Tường, Lê Minh Khuê, Lại Nguyên Ân…ca ngợi “lên mây xanh” một cuốn truyện “thường thường bậc trung” như vậy để làm gì? Hy vọng họ không PR cho nhà Nhã Nam bán sách. Và cũng không hiểu căn cứ vào đâu, ông Phạm Xuân Nguyên dám khẳng định:

”Cuốn tiểu thuyết ra đời, giới văn học hân hoan, khoái trá. Bởi sau Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, rất lâu mới có một cuốn tiểu thuyết đọc sướng như thế.”

Thưa ông Phạm Xuân Nguyên, “giới văn học” cuả ông gồm những ai vậy?

Tất nhiên những điều kể trên xảy ra sau khi nhà thơ Xuân Sách đã quá cố nên thơ chân dung viết về Trần Dần chỉ nhắc tới tên những tác phẩm vốn đã quảng bá trong công chúng:

“Người người lớp lớp
xông ra trận
Cờ đỏ
mưa sa
suốt dặm dài
Mở đợt phá khẩu
tiến lên
nhất định thắng
Lô cốt mấy tầng
đè nát vai
Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng
Hồn vẫn treo trên
Vọng hải đài.”

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Wed 02 Dec 2015, 12:21

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN
Nhật Tuấn

(Kỳ 7)

Trong văn học Việt Nam có hiện tượng rất lạ, ngay các nhà phê bình cũng ít để ý: có đoạn văn xuôi tồn tại trong ký ức người đọc dai dẳng và bền vững chẳng kém gì một bài thơ “lưu danh thiên cổ”.

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

Thử hỏi những người độ tuổi “quốc văn giáo khoa thư”, có ai vào những sáng cuối thu khai trường không bồi hồi nhớ lại đoạn văn trong “Tôi đi học” của nhà thơ Thanh Tịnh, thấm đẫm chất nhân văn như đá tạc vào thời gian.

Không hiểu sao, cứ mỗi lần nhớ đến đoạn văn Thanh Tịnh, tôi cũng nhớ tới một đoạn văn thuộc lòng từ thủa học trò của nhà văn Pháp Anatole France trong cuốn “Le livre de mon ami”:

La rentrée des classes

“Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c’est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s’en va au collège en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit ; car ce petit bonhomme est une ombre ; c’est l’ombre du moi que j’étais il y a vingt-cinq ans.”

Ngày khai trường

Tôi sắp nói với bạn những gì gợi tôi nhớ lại, hàng năm, trời thu xao động, những bữa ăn chiều đầu tiên dưới ánh đèn,và những chiếc lá vàng đi trong những hàng cây run rẩy ; tôi sắp nói với bạn những gì tôi trông thấy khi đi qua vườn hoa Luxembourg vào những ngày đầu tháng Mười, hơi buồn một chút nhưng đẹp hơn bao giờ hết vì đó là thời gian từng chiếc lá rơi trên vai trắng của những pho tượng . Tôi cũng nhìn thấy trong vườn một chú bé hai tay đút túi ,cặp sách quàng vai tung tẩy tới trường như một con chim nhỏ.Tôi chỉ thấy trong tâm tưởng, bởi chú bé ấy chỉ là một cái bóng, cái bóng của chính tôi hai mươi lăm năm trước…”

Và câu này mới thật xúc động:

“C’est le même ciel et la même terre; les choses ont leur âme d’autre fois, leur âme qui m’egaye et m’attriste, et me trouble, lui seul ‘n’est plus…”

“ Vẫn trời ấy, vẫn đất ấy, vẫn những thứ mang linh hồn ngày xưa, linh hồn làm tôi vui, buồn và bối rối, chỉ riêng chú bé ấy là không còn nữa…”

Hai nhà văn ở hai phương trời, cùng đục đẽo vào lòng người những dòng văn bất hủ về một thời trong sáng nhất của đời người: ”thời cắp sách đến trường“.

Đầu xuân năm 1947, ông về công tác ở một vùng gần chùa Trầm, Hà Đông. Tại đây ông được nghe bà con kể câu chuyện một anh du kích xã lập mẹo đến gần tên lính Pháp gác kho súng đạn, rồi bất thần xông vào vật hắn xuống đất. Hai người cứ thế ôm ghì nhau. Anh du kích thứ hai chạy vội đến, tay súng lăm lăm nhưng không dám nổ súng sợ bắn phải bạn. Anh du kích đang vật nhau với địch liền thét to: “Bắn! Bắn cả hai!” Thế là đoàng! đoàng! - tên giặc ăn đạn, nhưng anh du kích cũng bị thương nặng. Câu chuyện giản dị ấy đã làm nhà thơ xúc động, muốn kể lại cho nhiều người nghe. Ông mày mò sáng tác thành một chuyện kể bằng văn vần và gọi là độc tấu. Năm 1954, ông phụ trách đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về Bùi Chu Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát phục công tác chống cưỡng ép di cư. Còn nhớ năm 1958, nhà thơ Thanh Tịnh ghé trường Phổ thông công nghiệp Hà nội, nơi tôi đang học lớp 9 diễn bài tấu của ông làm cả trường cười ngả nghiêng, tôi còn nhớ một câu hài hước: ”nghe tiếng cười… sụt sịt”. Nhưng “đứa con tinh thần” này đã bị một số người không mấy thiện cảm để mắt tới. Đoàn Phú Tứ, một trong những người phụ trách ngành sân khấu đã phê phán: “Không thể ngờ một nhà thơ trữ tình như Thanh Tịnh lại đi làm trò hề, trò xẩm!”. Vài năm sau Thanh Tịnh chuyển sang viết ca dao. Nhiều người cho rằng hai câu :”Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, không phải của bác Hồ như xưa nay sách báo vẫn nói mà chính là của nhà thơ Thanh Tịnh.

Mới đây, không hiểu sao vào lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thanh Tịnh (12 – 12 – 1911 / 12 – 12 - 2011) nhiều người viết về ông, kể cả những bậc tiến sĩ văn học, kể cả ông Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh đọc diễn văn khai mạc cũng không ai nhắc tới đoạn văn bất hủ “Tôi đi học” của ông. Họ chỉ nhắc tới hơn chục năm kháng chiến, làm người lính từ địa phương đến chủ lực, khi ở Việt Bắc, khi vào Khu Bốn. Ông là một sáng lập viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã là Ủy viên Ban chấp hành (khóa I, II), Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Đại tá quân đội trước khi nghỉ hưu.
Ngay trong thơ “chân dung”, Xuấn Sách cũng không điểm “Tôi đi học” vốn là tác phẩm nhớ đời của Thanh Tịnh, ông chỉ cảm thương nhà văn tâm huyết nhưng cuối đời cô đơn, nghèo nàn và nhận ra đã "lạc đường" :

Bao năm ngậm ngải tìm trầm
Giã từ quê mẹ xa dòng Hương giang
Bạc đầu mới biết lạc đường
Tay không nay lại vẫn hoàn tay không
Mộng làm giọt nước ôm sông
Ôm sông chẳng được, tơ lòng gió bay.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Thu 03 Dec 2015, 05:58

mới kỳ 7 à, mà đợi lâu quá Trà Mi mới đăng tiếp cho đọc.
Chúc Trà Mi vui khỏe, để ghé ĐV đều đặn , đăng tiếp bài chia sẻ cùng mọi người. :-bd
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Thu 03 Dec 2015, 08:11

Shiroi đã viết:
mới kỳ 7 à, mà đợi lâu quá Trà Mi mới đăng tiếp cho đọc.
Chúc Trà Mi vui khỏe, để ghé ĐV đều đặn , đăng tiếp bài chia sẻ cùng mọi người. :-bd
 
Chắc post nhiều người ta ngán không thèm đọc!  :pp:

_________________________
Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Thu 03 Dec 2015, 18:37

Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
mới kỳ 7 à, mà đợi lâu quá Trà Mi mới đăng tiếp cho đọc.
Chúc Trà Mi vui khỏe, để ghé ĐV đều đặn , đăng tiếp bài chia sẻ cùng mọi người. :-bd
   
Chắc post nhiều người ta ngán không thèm đọc!  :pp:
 
Thầy Iu Bông đúng là sành tâm lý ... phụ nữ!  Để TM đăng tiếp cho 9 tỷ đọc nè.  hun
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13Thu 03 Dec 2015, 18:42

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN
Nhật Tuấn

(Kỳ 8)

Một thời trong giới nghệ sĩ, người ta coi Văn Cao là cụ tiên chỉ trong làng nhạc. Vậy trong làng văn, cụ tiên chỉ ấy là ai vậy? Tất nhiên không phải ông Hữu Thỉnh tuy đã được Đảng chọn làm Chủ tịch Hội nhà văn suốt đời và thực ra cái ghế đó so với phẩm trật triều đình thì cũng chỉ ngang chức Bật Mã Ôn mà Ngọc Hoàng Thượng Đế ban cho Tôn Ngộ Không?

Vậy thì cụ tiên chỉ trong làng văn một thời là ai?

Là ai thì chắc mọi người đều biết - đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người gây “động đất” làng văn vào thời Đảng tuyên bố cởi trói cho nhà văn.

Thời đó, Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tượng đặc biệt”.

Trước hết, xưa nay, một nhà văn trở thành nổi tiếng thường do giới phê bình “cung đình” tôn vinh theo gợi ý của Ban tuyên huấn vì nó đáp ứng một nhu cầu chính trị nào đó đang diễn ra kiểu như “Sống như anh” của Trần Đình Vân, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi,”Hòn đất” của Anh Đức… Những nhà văn “trật khỏi đường rầy” khỏi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, không những khó được nêu danh trên báo, mà còn bị đập tơi bời, bị “cấm bút”.

Nguyễn Huy Thiệp chẳng những được các nhà phê bình “quốc doanh” tung hô hết lời, gọi ông là “cây bút vàng” (Vương Trí Nhàn) mà ngay cả các nhà nghiên cứu văn học hải ngoại cũng đưa ông lên cao chót vót, gọi ông là “nhà thạch học” (Thụy Khuê).

Hầu hết các nhà phê bình ”có số má” đều góp phần vào cơn bão ngôn từ ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp: Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu… các nhà văn Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh… và cả bạn đọc cũng hân hoan chào đón những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Danh tiếng của ông lan ra cả nước ngoài khiến ông được nhận giải thưởng văn chương Nonino tại Ý và huy chương Chevalier des arts et des lettres của Pháp .

Tuy nhiên, “lộc” văn chương Nguyễn Huy Thiệp được hưởng dường như đã vượt quá cái phần giá trị thực của ông.

Vì sao vậy?

Trước hết ông không thuộc các nhà văn Việt Nam lớn lên từ nền văn hóa Pháp, ông chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc thì đúng hơn.

Trong truyện “Giọt máu”, đoạn tên Phạm Ngọc Chiểu muốn chiếm đoạt ni cô Huệ Liên chùa Thiên Trù bèn nhờ tên “ma cô” Hàn Soạn, bày mưu:

"Việc này có năm bước. Em quen hòa thượng trụ trì ở chùa Thiên Trù là nơi ni cô Huệ Liên ở đó. Ðến đấy, quan bác giả đò đau bụng rồi bảo bà chị cứ đi vào chùa Trong trước, quan bác đưa biếu hòa thượng một lạng vàng, nếu hòa thượng không nhận thì thôi, coi như hỏng việc. Nếu hòa thượng nhận, thế là được một bước. Ðêm đó hòa thượng cho quan bác nghỉ ngơi trong trai phòng, quan bác đưa cho em một lạng vàng để em lo gác bên ngoài, hòa thượng mời cơm chay, có ni cô hầu rượu. Quan bác ép ni cô uống một cốc rượu có pha thuốc mê, nếu ni cô không uống thì thôi, coi như hỏng việc. Nếu ni cô uống, thế là được hai bước. Dọn mâm xong, ni cô say thuốc, hòa thượng quay đi, quan bác bế ni cô lên giường, thế là được ba bước. Quan bác cởi y phục nhà chùa của ni cô ra, muốn làm gì thì làm, thế là bốn bước. Sáng hôm sau, ni cô tỉnh lại, hòa thượng với em vào, chửi mắng quan bác với ni cô làm nhục cửa thiền, bắt quan bác phải ký văn tự nhận ni cô về, quan bác nộp vào hòm công đức một lạng vàng xá tội, thế là năm bước"

Thử so đoạn văn của Nguyễn Huy Thiệp với đoạn văn của Thi Nại Am trong Thủy Hử chương Tây Môn Khánh nhờ Vương bà dụ dỗ Kim Liên, vợ Võ Đại Lang:

“Đến lúc mua được thức nhắm về, tôi lại nhờ nàng xếp đồ khâu lại, để cùng ngồi uống rượu cho vui, thế mà nàng không chịu ngồi là việc hư hỏng. Nếu nàng bằng lòng ngồi cho, thì việc ấy có tới tám phần bợm rồi đó. Uống dăm ba chén rượu, tôi giả vờ là hết rượu,bảo cậu phải mua thêm. Bấy giờ cậu sẽ nhờ tôi đi mua hộ, đoạn rồi tôi đi khép cửa, để mặc hai người ở đó, thế mà nàng hoảng hốt đòi về là hỏng việc. Bằng nàng cứ ngồi yên không nói chi, là việc có chín phần bợm rồi đó. Đến đó chỉ còn thiếu có một phần nữa là xong…trước hết phải giơ tay áo lên bàn, giả cách đánh rơi chiếc đũa, rồi lại vội vàng cúi xuống nhặt, và rờ tay vào chân nàng mà nắm một cái, nếu nàng gắt giận cự mắng, thì tôi sẽ chạy vào cứu, song như thế cũng là hỏng việc, không còn làm thế nào được nữa! Nhược bằng nàng lẳng lặng không nói gì, thì bấy giờ có đủ mười phần bợm rồi đó.”

Tất nhiên, không ai kết luận Nguyễn Huy Thiệp “cóp văn” của Thi Nại Am, nhưng “mượn thủ pháp diễn nghĩa ” trong văn chương Tàu là khá rõ. Mà văn chương Trung Quốc phần lớn xoay quanh “thủ đoạn sống”, “mẹo làm người”, “người ăn thịt người”… đó cũng là những đề tài và những câu triết lý sặc mùi “tàu” thường thấy trong văn chương Thiệp.

Trở lại câu hỏi vì sao văn chương Thiệp lại “semer à tout vent” , gieo được vào các ngọn gió – nôm na là “Đảng khen, dân thích và cả hải ngoại cũng… OK” ?

Trước hết NHT không đi vào vết xe của các nhà văn bị “cấm bút”, bị “thu hồi sách”, bị đập tơi bời trên báo chí. Tác phẩm NHT dẫu có mổ xẻ cái xấu của con người thì cũng không phải là con người xã hội chủ nghĩa, mà con người chung chung, có chửi xéo ai đó thì cũng không dính dáng gì tới quan chức Đảng, không đòi hỏi dân chủ, không tố cáo chế độ, không “phản biện” trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa… Tóm lại văn chương Thiệp không phạm những chuyện “nhạy cảm”. Vậy yên tâm nhé, các nhà phê bình “quốc doanh” cứ thả sức ca ngợi mà không bị tuyên huấn thổi còi. Tất nhiên ở đâu đó, NHT cũng có đôi lời “phàn nàn”, “động chạm”. Trong bài “viết cho Hội nghị lý luận phê bình văn học tháng 11/1989, ông nói trắng phớ:

“Chúng ta cần phải tỉnh táo nhận ra rằng tình trạng hiện nay của dân tộc ta là thê thảm. Tôi không muốn nói đến tình trạng thiếu thốn vật chất mà muốn nói đến thế giới tinh thần của họ. Những ràng buộc nặng nề của các tư tưởng lạc hậu cũ kỹ khiến cho hàng triệu số phận con người đau khổ. Họ mê man trong các công sở và trong các tổ quỷ gia đình, trong các luỹ tre xanh và các khu tập thể đông hộ.”

‘Trên văn đàn, số nghiệp dư và tỉnh lẻ thời nào cũng có và đông như kiến(!). Thói to mồm, tính chất bảo hoàng hơn cả nhà vua và đủ kiểu văn hay khác có thể giết phăng, giết tươi những người có ý định tử tế muốn làm việc này. Việc tranh đấu với những con ngợm văn chương (chữ của người Pháp dùng để chỉ đám quần cộc trong văn học) là bất khả.“

Trong “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” , Nguyễn Huy Thiệp gọi Hội nhà văn là “đám giặc già” và gây nên một làn sóng la ó và phản đối. Tuy nhiên tất cả những ý kiến kiểu đó chỉ là trên bài phát biểu, chứ không bộc lộ thành cảm hứng, thành chủ đề trong sáng tác. Và cũng chỉ ít lâu sau, Nguyễn Huy Thiếp lại viết theo kiểu “bé ngoan” để chuộc lỗi:

“Tôi cứ nghĩ rằng thời của tiểu thuyết sẽ là thời của dân chủ, thời của những tư tưởng tự do, thời của sự ổn định chính trị và kinh tế: đấy cũng là thời mà chúng ta đang sống bây giờ. “

Dẫu sao, Nguyễn Huy Thiệp vẫn xuất sắc trong một số truyện ngắn khiến một thời ông đáng mặt là “tiên chỉ trong làng văn” . Nhưng lộc trời chỉ có vậy, sang lĩnh vực tiểu thuyết, cái phần chính yếu làm nên cốt cách một nhà văn lớn thì ông lại…không có. Tuổi hai mươi yêu dấu, Tiểu long nữ, Gạ tình lấy điểm… tiếc thay lại là những truyện dài tồi, bộc lộ một lỗ hổng chết người trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp: câu chữ dễ dãi, sơ sài và nhất là… không có tư tưởng. Và như lời kịch tác gia Shakekspeares: ”lời mà không có tư tưởng sao bay được lên thiên đàng?”. Mai sau, trải qua sàng lọc sinh tử của thời gian, văn chương Nguyễn Huy Thiệp liệu bay cao tới đâu?

Khi được nhà báo hỏi nhắn nhủ gì cho lớp trẻ, Nguyễn Huy Thiệp trả lời:

”Trước hết các bạn phải nổi tiếng”

Đó là khác biệt rất lớn của Nguyễn Huy Thiệp với những nhà văn lớp trước, khác nào Thiệp xúi các nhà văn trẻ chăm chăm vào PR hơn là khổ luyện văn chương chữ nghĩa. Thế còn “trách nhiệm thời đại”, “lương tâm thời đại”, “lương tri dân tộc”… xưa nay xã hội thường trông cậy các nhà văn? Không dám động chạm tới “cường quyền”, Nguyễn Huy Thiệp khôn ngoan né xa những “nhạy cảm” chết người đó.

Xuân Sách hiểu khá rõ Nguyễn HuyThiệp, bởi vậy đã hạ bút:

“Không có vua thì làm sao có tướng
Nên về hưu vẫn phải chết tại chiến trường
Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc
Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương.”

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn   Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Chân dung nhà văn - Xuân Sách
» Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)
» Sau 50 Năm Đọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư (GS Trần Văn Chi)
» Hoa văn là gì và ý nghiã của hoa văn trên mộ đá công giáo
» Việt Điện U Linh Tập
Trang 2 trong tổng số 14 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 8 ... 14  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-