Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Thu 03 Dec 2015, 19:21 | |
| |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Fri 04 Dec 2015, 04:49 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Fri 04 Dec 2015, 09:18 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Fri 04 Dec 2015, 09:25 | |
| CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN Nhật Tuấn
(Kỳ 9)
Mở đầu thập kỷ 1960, thập kỷ của “sóng Duyên Hải, gió Đại Phong, trống Bắc Lý , cờ Ba Nhất” , thập kỷ “hồ hởi”,”phấn khởi”, sắn tay xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn miền Bắc, ông trùm thơ cách mạng Tố Hữu khoái trá hạ bút:
Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng …… Đời trẻ lại. Tất cả đều cách mạng! Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng”
Thi sĩ Chế Lan Viên cũng cao giọng hùa theo :
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm! Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? …. Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ, Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn…
“Lạc quan cách mạng” đến thế là hết cỡ. Các văn sĩ tất nhiên không chịu kém cũng múa bút, căng ngực, hít hơi thổi cho những con chữ bay bổng chín tầng mây.
Trong dàn kèn đồng khí thế “nuốt Ngưu đẩu” đó, bỗng xuất hiện một tiếng sáo véo von góp vào dàn tụng ca. Đó là nhà văn Đỗ Chu , xuất hiện năm 1962 với những truyện ngắn “Ao làng”, “Thung lũng cò”, “Hương cỏ mật”, “Mùa cá bột” … khác lối viết của các bậc đàn anh Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu … bằng sự tươi tắn, mới lạ trong những chi tiết gần gũi đời sống như “mùi bùn”, “mùi đất”, ”mùi cỏ” quê anh và lập tức được báo chí tôn vinh là một tiếng nói tươi tắn, mới lạ kể lại những ước ao, khát vọng, cách sống của thế hệ mình!
Thử đọc lại trích đoạn “Hương cỏ mật” mở đầu sự nghiệp Đỗ Chu:
“Sau làng em có trái núi Voi, núi Voi đối với tụi nhỏ chúng em như người bạn lớn tuổi hiền từ. Voi cho chúng em bao nhiêu thứ: những cụm cỏ mật khô thơm ngào ngạt, những viên đá cuội trắng nõn, tối tối mang đập vào nhau, lửa toé ra, một thứ lửa có mùi thơm như mùi mật ong cháy. “Vòi Voi” là một bãi cỏ tươi tốt quanh năm, đất ở đây mềm như đất ruộng màu, ngày xưa có chỗ chân trâu ngập móng. Chúng em thường lên đó chăn trâu. Trong các bạn cùng xóm, em thân nhất với Phương. Chính cái Phương đã bảo em cách làm cho cỏ mật còn xanh hết mùi hắc. Chỉ cần buộc túm những cụm cỏ xanh ấy lại, đem phơi nắng rồi hong gió, cỏ héo vàng đi, toả hương thơm dìu dịu (...)“
“Hương cỏ mật” được tôn vinh là áng văn chương đẹp, mê hoặc người đọc nhiều thế hệ. Tuy nhiên, các 8x, 9x ngày nay mà viết lách dễ dãi thế thì khó lòng lọt được vào mắt bạn đọc, nói gì tới chuyện trở thành mẫu mực văn chương. Mới đây nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết trên Dân Luận ngày 8-9-2011:
“Đỗ Chu mê “Bông hồng vàng”, “Lẵng quả thông” của Pautopxki (do Vũ Thư Hiên dịch đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước). Giọng văn đầy chất thơ, lãng mạn và tươi mát như suối nguồn, như ánh trăng của nhà văn Nga này mê hoặc Đỗ Chu và các nhà văn trẻ thời đó. Đỗ Chu đã viết các truyện đầu tay như “Phù sa”, “Hương cỏ mật”, “Thung lũng cò” … khá hấp dẫn như một ông Pautopxki con con … Nay cái thời ấy xa rồi, thưở ban đầu ấy xa rồi, lối viết lãng mạn kiểu Pautopxki qua rồi, nhường hiện thực dữ dội cho những cây bút dữ dội…”
Mặc dầu vậy tác phẩm của Đỗ Chu vẫn xuất hiện và vẫn được ca ngợi , khen thưởng đều đều. Năm 1963 giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội, 2001 giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2002 giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2004 Giải thưởng ASEAN, 2011được đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh. Chẳng những “cha thiên hạ“ về giải thưởng, Đỗ Chu còn là một thứ … ”già làng” ở Hội nhà văn.
Nguyên ở Hội nhà văn có một nơi gọi là “vạn đại dung thân” cho các cán bộ viết văn (từ của Nguyễn Khải) – đó chính là… ”Tổ sáng tác”. Một nhà văn khi được chọn về đây thì coi như được Đảng nuôi cả đời, bao cấp cả đời, kể cả bao cấp tư tưởng, khỏi lo bon chen, đấu đá, khỏi lo giành giật tem phiếu, con cá lá rau như người ngoài đời. Từ rất sớm Đỗ Chu được chọn về “tổ sáng tác”, 35 năm liền cho tới khi hưu như một nhà báo đã viết: ”Thế là ông về Hội Nhà văn, không làm gì khác, ngoài ăn rồi cứ ngồi viết văn. Và thế rồi đã 35 năm qua người ta quen có một Đỗ Chu ở Hội, quen đến mức thật khó hình dung ở cơ quan Hội lại không có Đỗ Chu ra ra vào vào, không nắm một chức vụ cụ thể, nhưng thật quan trọng. Quan trọng đến mức, có người đã nói, không có Đỗ Chu thì cơ quan Hội Nhà văn sẽ giông giống một Bộ, một Tổng cục nào đó.”
Tuy không giữ chức vụ gì nhưng quan chức trong các cơ quan cấp 1, cấp 2 cũng đều nể sợ “già làng”, có chân giò, xỏ lợn, mâm xôi gì chia chác bất kỳ lớn nhỏ cũng không được quên. Thời mồ ma nhà văn Trần Hoài Dương, có lần anh kể với tôi: ”Danh sách BCH Hội nhà văn Khoá 6 lẽ ra không có tên nhà thơ Y Phương. Thế rồi Ban trù bị đại hội đang họp thì Đỗ Chu ở đâu bổ tới lớn tiếng: ”Các anh đã nghe ý kiến đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vừa gọi tới chưa? Đồng chí hỏi Ban chấp hành Hội nhà văn khoá này có đại biểu dân tộc không?” Mọi người xanh mắt, Hữu Thỉnh lập tức bổ sung ngay Y Phương vào Ban chấp hành”.
Chuyện thực hư chẳng biết sao nhưng qua đó thấy cái uy “già làng” của Đỗ Chu đối với quan chức Hội Nhà văn là có thực.
Được Đảng nuôi suốt đời, trách gì Đỗ Chu chẳng hết lòng với Đảng, có lần ông nửa đùa nửa thật với bạn bè:
“Tớ là một nhà văn nên tớ rất thích câu thơ Việt Phương: “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi”. Cuộc đời thì rộng lớn lắm. Cuộc đời thì trong đó có đảng. Nên tớ yêu đảng như yêu vợ … Tớ coi đảng là vợ. Đảng bẩn thì tớ mua xà phòng cho đảng tắm. Mua nước hoa cho đảng thơm. Đảng nói thì không được cãi. Đảng bảo ăn là ăn. Đảng bảo uống là uống. Đảng bảo nằm là nằm. Đảng bảo lên giường là lên giường. Đảng bảo ra đường là ra đường. Đừng có mà léng phéng. … Cho nên tớ cũng không thể rời hội nhà Văn được. Tớ thề sẽ sống mãi với hội nhà Văn để tận tâm tận lực viết văn ca ngợi vợ. “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi”. Việt Phương vẫn làm thơ chung chung quá. Cứ như tớ, tớ sẽ viết thế này: “Đảng thương yêu ấy vợ của ta ơi”.
Tuy nhiên chứng kiến các đàn anh như Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải… trước khi nhắm mắt cũng có đôi lời “phản tỉnh”, Đỗ Chu khi về hưu cũng có “tâm sự” với Văn Chinh: “Không biết nên phải hiểu từ lúc nào mà chúng ta đã bước từ chủ nghĩa dân tộc vào CNXH, rồi từ lúc nào từ Dân chủ Cộng hoà thành XHCN? Vì đâu mà có rất nhiều khái niệm hết sức hệ trọng bỗng nhiên bị đánh tráo. Bên dưới lòng yêu nước liệu còn có những gì đang nhân danh nó và đang được nó nguỵ trang? Nhìn lại, không biết tại làm sao khi chúng ta học những cái tồi tệ của thiên hạ thì dễ thế, mà đến khi cần học những cái tốt đẹp thì khó quá. Rồi lại không biết bởi đâu mà khi người ta không ra gì, khi người ta mù mịt đảo điên thì người ta sẵn sàng kết anh em với mình, còn tới khi người ta tỉnh táo ra một chút là y như rằng người ta có ý khinh rẻ mình thì phải …”
Tất nhiên lời tâm sự của Đỗ Chu cũng chỉ là xa xôi, bóng gió, nhưng liệu có phải sau khi về hưu ông đã bắt đầu nghĩ … khác như “thời thượng” hiện nay.
Nhà thơ Xuân Sách dường như cũng không mấy “ngưỡng mộ” Đỗ Chu nên làm thơ chân dung có ý mỉa mai:
Đám cháy ở sau lưng Đám cháy ở trước mặt Than ôi mày chạy đâu Dưới vòm trời quen thuộc Đốt bao nhiêu cỏ mật Không bay mùi thơm tho Càng hun càng đỏ mắt Quay về thung lũng cò
(còn tiếp)
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| | | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Wed 09 Dec 2015, 14:36 | |
| CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN Nhật Tuấn
(Kỳ 10)
NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNG :
Khoảng năm 1982 nhà thơ Dương Tường vào TP Hồ Chí Minh trọ khách sạn Bông Sen đường Đồng Khởi, sang trọng bậc nhất Sàigòn. Trước khi ra Hànội, ông đã kịp giới thiệu tôi làm quen cô tiếp tân. Từ đó sáng nào tôi cũng trốn cơ quan, lẻn tới khách sạn, đứng sát bên cô để "phụ việc " sau quầy. Cô là người Sàigon cũ, xinh đẹp, tiếng Anh làu làu, thỉnh thoảng lại dúi cho tôi bia Sàigòn, thuốc lá Du Lịch đầu lọc lúc đó là của hiếm.
Một sáng trò chuyện đang tíu tít, bất chợt từ ngoài cửa bước vào một khách nam và một khách nữ. Nhận ra hai người, tôi vội ngồi thụp xuống chân cô tiếp tân, im thít. Lát sau, cô vỗ vỗ lên đầu tôi:
“ Khách lên phòng rồi… anh đứng dậy đi !”
Tôi cứ nấn ná chờ “máy bay địch đã bay xa” mới đứng lên làm cô tiếp tân phì cười:
“ Sếp anh sao anh sợ vậy?”
“Sếp đâu? Nhưng anh không muốn ổng nhìn thấy bất lợi cho em …”
Cô gái lắc đầu:
“ Hổng sao, ông Nguyễn Quang Sáng đó… nghe nói ổng là nhà văn cách mạng…”
Tôi phì cười:
“ Nhà văn cách mạng thì sao ?”
“ Kính nhi viễn chi thôi…”
Tôi ưỡn ngực:
“ Anh cũng nhà văn cách mạng nè, sao em không kính nhi viễn chi?”
Cô gái bĩu môi:
“ Anh mà cách mạng gì? Du đãng thì có…”
Tôi rối rít khen em gái có con mắt tinh đời nhận ra "anh hùng" giữa trần ai. Rồi cô kể chuyện giám đốc khách sạn là ông Tám Muộn, thân với nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lắm nên đặc cách cho mỗi người một phòng miễn phí thường xuyên. Tôi xuýt xoa:
“ Mấy cha sướng thiệt… tha hồ trốn vợ dẫn bồ bịch tới…”
Cô gái lắc quày quạy:
“Chuyện đó em hổng biết đâu nha. Đó là chuyện riêng của mấy ổng.”
Người Sàigòn xưa là vậy, không tò mò chuyện người khác nên cũng không hỏi chị phụ nữ kia là ai? Nhưng tôi biết, đó là nữ văn sĩ quân đội nổi tiếng hồi đó. Đừng ai "suy diễn bậy bạ" nha. Chắc hai nhà văn lớn đưa nhau lên phòng riêng để bàn luận văn chương thôi. Tuy vậy có làm thêm chuyện gì khác thì với nhà văn cũng chẳng là gì, văn chương mới là quan trọng. Mà với Nguyễn Quang Sáng thì văn chương thuộc loại chiếu nhất làng văn Nam bộ kháng chiến rồi.
Năm 1946, Nam Bộ chống Pháp ác liệt. 14 tuổi, Nguyễn Quang Sáng đã vào bộ đội, làm liên lạc. Năm 16 tuổi học bổ túc văn hoá trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 18 tuổi làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo tại Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây. Năm 1955 tập kết ra Bắc, làm ở phòng văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1966, trở lại chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác Hội Văn nghệ Giải phóng, năm 1972, trở ra Hà Nội, làm tại Hội Nhà văn. Năm 1975 trở lại TP HCM, giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn thành phố khóa l, khóa 2 và khóa 3, ông còn là ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 2, khoá 3 và là Phó tổng thư ký Hội Nhà văn khoá 4.
Suốt đời quan chức vậy đủ thấy văn chương Nguyễn Quang Sáng luôn sáng ngời tinh thần cách mạng, bám sát chủ trương đường lối của Đảng, dứt khoát không chịu ảnh hưởng của những biến động trong giới cầm bút như phong trào Nhân văn - Giai phẩm, sự kiện xét lại… Chỉ có điều, cả đời bận rộn làm cách mạng vậy, không hiểu ông nhà văn sau khi học bổ túc văn hóa trung học còn thời gian đâu học hành quy củ? Nhưng mà chuyện đó chẳng là gì? Văn nghệ quần chúng, phục vụ công nông binh cần gì văn hóa cao?
Nguyễn Quang Sáng viết khá nhiều: Từ những truyện vừa, tiểu thuyết như Đất lửa, Nhật ký người ở lại (1962), Cái áo thằng hình rơm, Mùa gió chướng (1975), Dòng sông thơ ấu (1985)…; từ những truyện ngắn Con chim vàng (1957), Chiếc lược ngà (1968), Bông cẩm thạch (1969), Người con đi xa (1977), Bàn thờ tổ của một cô đào (1985), 25 truyện ngắn (1985) đến những kịch bản phim… tất cả đều mang tính sử thi, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vạch trần những mặt tàn ác, xấu xa của kẻ địch.
Cùng với nhà văn Anh Đức, hai ông đã trở thành một “cặp đôi hoàn hảo”, không tì vết, luôn đứng vững trên lập trường chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, làm rạng danh cho văn học cách mạng Nam Bộ.
Thành tích Nguyễn Quang Sáng lớn vậy nên ông cũng được Đảng và Nhà nước tưởng thưởng đích đáng như:
Ông Năm Hạng - giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959). Tư Quắn - giải thưởng cuộc thi truyện ngắn (1959) Tạp chí Văn Nghệ Quân đội. Dòng sông thơ ấu - giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985). Con mèo của Fujita - tập truyện ngắn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994. Cánh đồng hoang (kịch bản phim) Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Moskva (1981). Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980). Đặc biệt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
Sự nghiệp văn chương Nguyễn Quang Sáng như vậy cũng đã hiển hách. Tuy nhiên, nhà thơ Xuân Sách còn muốn ông sáng tác sao đó cao hơn nữa chứ không chỉ dừng ở “thằng nộm hình rơm”, bởi vậy đã làm thơ chân dung Nguyễn Quang Sáng:
“Ông Năm Hạng trở về đất lửa Với chiếc lược ngà vượt Trường sơn Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy Ông biến thành thằng nộm hình rơm”.
Chẳng biết nhà thơ Xuân Sách còn muốn điều gì ở nhà văn Nguyễn Quang Sáng nữa đây?
(còn tiếp)
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Thu 10 Dec 2015, 05:28 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Fri 15 Jan 2016, 09:52 | |
| CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN Nhật Tuấn
(Kỳ 11)
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VÀ LÂM THỊ MỸ DẠ
Hồi năm 1978, ông bạn họa sĩ Trịnh Tú, lúc đó là thư ký bác sĩ Tôn Thất Tùng, GĐ bệnh viện Phủ Doãn một hôm rủ tôi:
- “Tới thăm vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường đi!”
Tôi ngần ngại :
- “Có việc gì cần không ? Nếu không thì ngồi quán bà Dậu làm chén rượu chẳng hơn à ?’
Hồi đó tôi ở phố Ấu Triệu sát ngay bệnh viện Phủ Doãn nên Trịnh Tú thưởng lẻn sang rủ tôi uống rượu ở quán bà Dậu ngay đầu phố tôi.
Nguyên là ông bạn vàng này mới nhờ tôi đưa bồ hắn từ Sàigòn ra đi thăm nuôi chồng vốn là sĩ quan quân đội cộng hòa đang cải tạo mãi tại vùng rừng núi heo hút Thanh Hóa. Vì không phải thân nhân nên tôi không được vào trại, phải ngủ rừng một đêm muỗi cắn gần chết. Sợ ông bạn lại “sai” việc nữa, tôi giao hẹn trước:
“Tới chơi thôi, còn có việc thì thôi nhé!”
Trinh Tú cười cười:
“Tới giúp bà Mỹ Dạ, vợ ông Tường đi khám bệnh…”
Tôi gật gật:
“ Vậy thì được…”
Tôi tưởng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ở một căn hộ nào đó ở khu hồ Tây hoặc khu nghỉ dưỡng Quảng Bá, không ngờ Trịnh Tú đưa tôi lên đường đê La Thành vào trường viết văn Nguyễn Du tới một căn buồng mái tranh, vách đất, trống huếch trống hoác, giữa nhà trải chiếc chiếu, một người đàn ông gày guộc, ngồi xệp, hai đầu gối qúa tai. Chắc đã hẹn trước, nhà văn vồn vã mời ngồi, còn chị vợ - nhà thơ Lâm thị Mỹ Dạ thì xin phép vào bếp rang… lạc đãi khách. Trịnh Tú vội xua tay:
“Thôi thôi… tôi tới coi sức khỏe chị sao ? Liệu có giúp được gì rồi phải về ngay…”
Trong lúc Trịnh Tú hỏi chuyện chị vợ thì tôi ngắm nhà văn. Ôi chao ôi, người đàn ông gày gò, ốm đói kìa lại là người viết ra bút ký “Rất nhiều ánh lửa“ đăng trang nhất báo Văn Nghệ ư? Điều kiện sống tối tăm và ẩm thấp thế này ông lấy đâu ra lửa?
Trên đường về tôi la oai oái. Thật không thể tưởng tượng được, một “nhà văn viết bút ký hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc), hồi Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 ở Huế là tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình Thành phố Huế, soạn “Lời hiệu triệu” kêu gọi quần chúng nổi dậy, thu băng phát đi khắp các nẻo đường, phố phường Huế Tết Mậu Thân, có thành tich lớn trong phong trào “diệt ác, trừ gian”, theo đồn đại đã từng ngồi ghế Chủ tọa Tòa án Nhân dân tại trường Gia Hội . Năm 1972 được điều ra làm Trưởng Ty Văn hoá tỉnh Quảng Trị ở Đông Hà (vùng mới giải phóng của Mặt trận Giải phóng), 17 năm kiên trì làm “đối tượng Đảng” rồi được kết nạp…
Một người đã bỏ đô thị “lên xanh” theo cách mạng với thành tích lớn thế sao ra Bắc lại bị “đãi ngộ” nghèo nàn đến vậy.
Ra khỏi nhà Hoàng phủ Ngọc tường, tôi lo lắng hỏi bệnh tật chị Mỹ Dạ, Trịnh Tú gạt đí:
“Bệnh tật gì đâu… bệnh thiếu… protide ấy mà… ăn uống thiếu thốn, kham khổ nên sinh bệnh thế thôi.”
Tôi nổi cáu:
“Một cặp nhà văn – nhà thơ có nhiều đóng góp cho cách mạng sao giờ lại đối xử vậy?”
Trinh Tú cười hề hề:
“Cậu đi hỏi mấy ông trên, sao hỏi tớ? Thôi, ghé quán bà Dậu làm chén “cuốc lủi”, mặc mẹ sự đời.”
Sau này vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường rời Hà Nội trở về Huế và nghe nói được “đãi ngộ” khá hơn. Ở Đại hội Nhà văn lần thứ V (1995), văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa xe đến mời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tới gặp riêng Tổng bí thư. Dịp tết Ất Dậu, ông Đinh La Thăng, giờ là Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nổi tiếng vụ “trảm tướng” sân bay Đà Nẵng, đòi đánh thuế cả xe máy dân nghèo, lúc đó là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đến tận nhà, tặng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường một dàn máy tính xịn.
Năm 1980 -1981, được Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam với tập “Rất nhiều ánh lửa” (1979).
Năm 2007, được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Ông từng làm Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương và Tạp chí Cửa Việt. Tháng 7-1997, Hoàng Phủ Ngọc Tường sang thăm Paris. Khi được bà Thụy Khuê (RFI) hỏi:
“Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào?"
Ông đã trả lời:
“ Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng…”
Phải chăng vì những oan hồn đó, sau này trên giường bệnh, ông làm những câu thơ đậm chất “tâm linh”:
Những chiều Bến Ngự dâng mưa Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi Tôi ra mở cửa đón người Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.
Hoặc:
“Nợ người một khối u sầu Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi …”
Cũng trên giường bệnh, trả lời nhà báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành thực:
“ Nhà văn phải nói lên sự thật…”
Qúa đúng, với ông , có lẽ trước hết là sự thật về cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm Mậu Thân ở Huế.
Nhà thơ Xuân Sách có lẽ hiểu khá thấu đáo Hoàng Phủ Ngọc Tường nên đã hạ bút:
“Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi Cái nợ lên xanh giũ sạch rồi Cửa Việt tung hoành con sóng vỗ Sông Hương lặng lẽ chiếc thuyền trôi Sử thi thành cổ buồn nao dạ Chuyện mới Đông Hà tái nhợt môi Từ biệt chốn xưa nhiều ánh lửa Trăm năm ông phủ... Ngọc Tường ơi!”
(còn tiếp)
|
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn Sat 16 Jan 2016, 04:04 | |
| - Trà Mi đã viết:
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN
Nhật Tuấn
(Kỳ 11)
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VÀ LÂM THỊ MỸ DẠ ... Ông đã trả lời:
“ Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng…”
Phải chăng vì những oan hồn đó, sau này trên giường bệnh, ông làm những câu thơ đậm chất “tâm linh”:
Những chiều Bến Ngự dâng mưa Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi Tôi ra mở cửa đón người Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.
Hoặc:
“Nợ người một khối u sầu Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi …”
Cũng trên giường bệnh, trả lời nhà báo, Hoàng Phủ Ngọc Tường thành thực:
“ Nhà văn phải nói lên sự thật…” ..
(còn tiếp)
Nói thật thì... chỉ sợ không còn mở miệng được nữa để mà nói Trà Mi
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Chân dung hay chân tướng nhà văn - Nhật Tuấn | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 3 trong tổng số 14 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 ... 8 ... 14 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |