Bài viết mới | SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Today at 02:24
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:05
Lục bát by Tinh Hoa Mon 25 Nov 2024, 16:48
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:43
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:37
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:31
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Mon 25 Nov 2024, 01:29
7 chữ by Tinh Hoa Sun 24 Nov 2024, 05:26
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Thu 08 Oct 2015, 13:17 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân há hốc mồm vì sửng sốt. Người văn nhân chàng làm quen trên thuyền hoá ra là ... con gái yêu của quan Đốc học? Hèn gì mà mặt xoan mày liễu, nước da trắng hồng, giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ, xung quanh lại toàn là a hoàn hầu hạ. Cảnh trí bày biện trên thuyền rõ ràng cũng mang tính cách nữ nhân hơn là nam tử. Chàng tự trách sao mình quá hồ đồ không nhận ra từ trước!
Tiêu công tử thấy thái độ của chàng thì cũng không hỏi thêm. Hai người chào nhau rồi tìm chỗ ngồi ở một góc.
Xứ Hải Dương từ xưa nổi tiếng là lò đào tạo nhiều bậc đại khoa bảng, những nơi như huyện Chí Linh, làng Mộ Trạch được mệnh danh là Tiến sĩ sào (cái tổ sinh ra Tiến sĩ). Trong tổng số hơn năm mươi vị Trạng Nguyên qua các triều đại Lý-Trần-Lê-Mạc (triều Nguyễn không có Trạng Nguyên) thì Hải Dương chiếm hết mười lăm vị, đứng thứ nhì chỉ sau Kinh Bắc, trong số đó có nhiều vị tiếng tăm lừng lẫy như Thượng thư Mạc Hiển Tích, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Thượng thư Trần Sùng Dĩnh, Thượng thư Vũ Tích, Đạo sĩ Lê Ích Mộc, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm .... Đồng thời Hải Dương cũng là nơi sản sinh ra hàng trăm ông Nghè, hàng ngàn ông Cống, nhà nhà đều chuộng chữ nghĩa văn chương.
Giám khảo gồm ba vị, ngoài quan Đốc học và Phó Đốc học còn có cụ Nghè Thanh là khách mời. Cụ Nghè đã xấp xỉ thất tuần, người quắc thước, tinh thần còn minh mẫn lắm. Cụ đỗ Tiến Sĩ dưới triều Lê Hiển Tông, nhưng vì thời buổi loạn lạc không ra làm quan, ở nhà mở trường dạy học. Học trò cụ có nhiều người đỗ đạt tài giỏi. Cả xứ Hải Dương đều nể phục sự uyên thâm của cụ. Quan Đốc học tuổi ngoại tứ tuần, đỗ giải nguyên khoa thi Đinh Mão năm Gia Long thứ sáu. Quan Phó Đốc học còn khá trẻ, gốc người Sơn Nam, cũng thuộc dòng khoa bảng xuất thân. Đề bài sơ khảo ra gồm một bài tứ lục và môt bài văn sách. Ban giám khảo chọn ra mười bài có số điểm cao nhất để vào vòng hai. Mười người này được vào trong nhà thái học để tiếp tục thi. Trong số đó có tên Lý Thế Đào, Tiêu Tử Anh, Kiều Thái Bạch, đầu xứ Đỗ Trọng Nho, Tú tài Nguyễn Thịnh và năm nho sinh khác. Ở vòng phúc khảo thí sinh phải làm ba đề tài: một bài phú chữ Hán, một bài thơ chữ Nôm và hai câu đối. Bài thơ Nôm hạn vận với đề tài là câu ca dao:
"Lấy chồng cho đáng tấm chồng Bõ công trang điểm má hồng răng đen"
Hạn vận: "duyên thuyền quyên quyền thiên"
Đào Long Vân làm xong bài phú rất dễ dàng, tới bài thơ Nôm chàng ngẫm nghĩ một lát rồi viết:
DUYÊN THUYỀN QUYÊN QUYỀN THIÊN
Ra đồng xuống giếng cũng tuỳ duyên Bến nước mười hai gió đẩy thuyền Chọn mặt gửi vàng vui cửa khuyết Trông người bắn sẻ phỉ lòng quyên Trâu vầy hạt ngọc bèo hoa kiếp Cú đậu cành mai mẫu phụ quyền Đồng vợ đồng chồng mong tát bể Rồng vàng ao đọng trách cao thiên
Trong bài này chàng dùng một ca dao thành ngữ cho mỗi câu, chẳng hạn hai câu đầu là những câu ca dao: "Thân em như hạt mưa sa, hạt rơi xuống giếng hạt ra ngoài đồng" và "Phận gái bến nước mười hai, gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ". Câu thứ ba là một thành ngữ: "Chọn mặt gửi vàng" nghĩa là "chọn người có khả năng và đáng tin cậy để giao phó cái quý giá". Câu bốn là điển tích: "Đậu Nghi có cô con gái yêu muốn kén rể bèn sai người vẽ hình một con chim tước trên bức bình phong, giao ước ai bắn trúng mắt chim sẽ gả con gái cho. Bấy giờ Lý Uyên bắn trúng nên được lấy con gái Đậu Nghi. Về sau Lý Uyên lên ngôi hoàng đế tức là Đường Cao Tổ, Đậu tiểu thư trở thành hoàng hậu". Câu thứ năm là một thành ngữ " Trâu vầy hạt ngọc" có ý so sánh việc đưa một vật có giá trị cho một người không biết sử dụng. Câu sáu là thành ngữ "Cú đậu cành mai" chỉ sự khập khiễng đáng tiếc giữa hai sự vật đi chung đôi nhau. Câu bảy là tục ngữ: "Đồng vợ đồng chồng tát bể Đông cũng cạn". Câu cuối cùng cũng là ca dao: "Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình".
Riêng hai câu đối, câu thứ nhất là:
"Vũ thanh, phong thanh, độc thư thanh, thanh thanh nhập nhĩ" (Tiếng mưa, tiếng gió, tiếng đọc sách, tiếng tiếng vào tai)
Cốt lõi của vế ra này năm chữ "thanh" trùng nhau.
Chàng bèn dùng năm chữ "sự" đối lại: "Gia sự thế sự trị quốc sự sự sự quan tâm" (Việc nhà, việc đời, việc trị nước, việc việc chú dạ)
Câu thứ hai là: _ "Sơn thạch nham tiền cổ mộc khô" nghĩa là núi đá có dòng nham thạch (núi lửa) ở trước thì cây lâu năm cũng bị khô.
Cái lắc léo trong vế này là sử dụng phương pháp ghép chữ: chữ Sơn 山 trên chữ Thạch 石 thành chữ Nham 岩 (nham thạch), chữ cổ 古 bên chữ Lâm 木 thành chữ khô 枯 (cây khô). Đào Long Vân chau mày nghĩ ngợi. Chàng bất thần nhìn lên thấy Văn tiểu thư ngó chàng chăm chú, miệng nàng như đang cười mỉm trông càng xinh đẹp. Chàng chợt nhớ lại buổi chiều tối hôm qua cùng nàng chuyện trò, bất giác ý tưởng loé ra trong đầu, chàng viết liền câu đối: _ "Lâm tịch mộng trung thiếu nữ diệu" nghĩa là trong giấc mộng chiều hôm ở rừng có cô gái trẻ xinh đẹp. Chữ Lâm 林 (rừng) trên chữ tịch 夕(chiều tối) thành chữ mộng 梦(giấc mộng), chữ thiếu 少 bên cạnh chữ nữ 女 thành chữ Diệu 妙.
Vế đối tuyệt khéo. Ba vị giám khảo có vẻ hài lòng với bài thi của chàng, tấm tắc khen mãi.
Ái Hoa (còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Fri 09 Oct 2015, 09:03 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân há hốc mồm vì sửng sốt. Người văn nhân chàng làm quen trên thuyền hoá ra là ... con gái yêu của quan Đốc học? Hèn gì mà mặt xoan mày liễu, nước da trắng hồng, giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ, xung quanh lại toàn là a hoàn hầu hạ. Cảnh trí bày biện trên thuyền rõ ràng cũng mang tính cách nữ nhân hơn là nam tử. Chàng tự trách sao mình quá hồ đồ không nhận ra từ trước!
Tiêu công tử thấy thái độ của chàng thì cũng không hỏi thêm. Hai người chào nhau rồi tìm chỗ ngồi ở một góc.
Xứ Hải Dương từ xưa nổi tiếng là lò đào tạo nhiều bậc đại khoa bảng, những nơi như huyện Chí Linh, làng Mộ Trạch được mệnh danh là Tiến sĩ sào (cái tổ sinh ra Tiến sĩ). Chi tiết này có lẽ thầy nhầm. Trò ở Hải Dương nhưng hiểu không sâu về Hải Dương, riềng Mộ Trạch trò đã được đến, nó thuộc huyện Bình Giang chứ không phải Chí Linh. Chí Linh có đền thờ Chu Văn An.
Trong tổng số hơn năm mươi vị Trạng Nguyên qua các triều đại Lý-Trần-Lê-Mạc (triều Nguyễn không có Trạng Nguyên) thì Hải Dương chiếm hết mười lăm vị, đứng thứ nhì chỉ sau Kinh Bắc, trong số đó có nhiều vị tiếng tăm lừng lẫy như Thượng thư Mạc Hiển Tích, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Thượng thư Trần Sùng Dĩnh, Thượng thư Vũ Tích, Đạo sĩ Lê Ích Mộc, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm .... Đồng thời Hải Dương cũng là nơi sản sinh ra hàng trăm ông Nghè, hàng ngàn ông Cống, nhà nhà đều chuộng chữ nghĩa văn chương.
Giám khảo gồm ba vị, ngoài quan Đốc học và Phó Đốc học còn có cụ Nghè Thanh là khách mời. Cụ Nghè đã xấp xỉ thất tuần, người quắc thước, tinh thần còn minh mẫn lắm. Cụ đỗ Tiến Sĩ dưới triều Lê Hiển Tông, nhưng vì thời buổi loạn lạc không ra làm quan, ở nhà mở trường dạy học. Học trò cụ có nhiều người đỗ đạt tài giỏi. Cả xứ Hải Dương đều nể phục sự uyên thâm của cụ. Quan Đốc học tuổi ngoại tứ tuần, đỗ giải nguyên khoa thi Đinh Mão năm Gia Long thứ sáu. Quan Phó Đốc học còn khá trẻ, gốc người Sơn Nam, cũng thuộc dòng khoa bảng xuất thân. Đề bài sơ khảo ra gồm một bài tứ lục và môt bài văn sách. Ban giám khảo chọn ra mười bài có số điểm cao nhất để vào vòng hai. Mười người này được vào trong nhà thái học để tiếp tục thi. Trong số đó có tên Lý Thế Đào, Tiêu Tử Anh, Kiều Thái Bạch, đầu xứ Đỗ Trọng Nho, Tú tài Nguyễn Thịnh và năm nho sinh khác. Ở vòng phúc khảo thí sinh phải làm ba đề tài: một bài phú chữ Hán, một bài thơ chữ Nôm và hai câu đối. Bài thơ Nôm hạn vận với đề tài là câu ca dao:
"Lấy chồng cho đáng tấm chồng Bõ công trang điểm má hồng răng đen"
Hạn vận: "duyên thuyền quyên quyền thiên"
Đào Long Vân làm xong bài phú rất dễ dàng, tới bài thơ Nôm chàng ngẫm nghĩ một lát rồi viết:
DUYÊN THUYỀN QUYÊN QUYỀN THIÊN
Ra đồng xuống giếng cũng tuỳ duyên Bến nước mười hai gió đẩy thuyền Chọn mặt gửi vàng vui cửa khuyết Trông người bắn sẻ phỉ lòng quyên Trâu vầy hạt ngọc bèo hoa kiếp Cú đậu cành mai mẫu phụ quyền Đồng vợ đồng chồng mong tát bể Rồng vàng ao đọng trách cao thiên
Trong bài này chàng dùng một ca dao thành ngữ cho mỗi câu, chẳng hạn hai câu đầu là những câu ca dao: "Thân em như hạt mưa sa, hạt rơi xuống giếng hạt ra ngoài đồng" và "Phận gái bến nước mười hai, gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ". Câu thứ ba là một thành ngữ: "Chọn mặt gửi vàng" nghĩa là "chọn người có khả năng và đáng tin cậy để giao phó cái quý giá". Câu bốn là điển tích: "Đậu Nghi có cô con gái yêu muốn kén rể bèn sai người vẽ hình một con chim tước trên bức bình phong, giao ước ai bắn trúng mắt chim sẽ gả con gái cho. Bấy giờ Lý Uyên bắn trúng nên được lấy con gái Đậu Nghi. Về sau Lý Uyên lên ngôi hoàng đế tức là Đường Cao Tổ, Đậu tiểu thư trở thành hoàng hậu". Câu thứ năm là một thành ngữ " Trâu vầy hạt ngọc" có ý so sánh việc đưa một vật có giá trị cho một người không biết sử dụng. Câu sáu là thành ngữ "Cú đậu cành mai" chỉ sự khập khiễng đáng tiếc giữa hai sự vật đi chung đôi nhau. Câu bảy là tục ngữ: "Đồng vợ đồng chồng tát bể Đông cũng cạn". Câu cuối cùng cũng là ca dao: "Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình".
Riêng hai câu đối, câu thứ nhất là:
"Vũ thanh, phong thanh, độc thư thanh, thanh thanh nhập nhĩ" (Tiếng mưa, tiếng gió, tiếng đọc sách, tiếng tiếng vào tai)
Cốt lõi của vế ra này năm chữ "thanh" trùng nhau.
Chàng bèn dùng năm chữ "sự" đối lại: "Gia sự thế sự trị quốc sự sự sự quan tâm" (Việc nhà, việc đời, việc trị nước, việc việc chú dạ)
Câu thứ hai là: _ "Sơn thạch nham tiền cổ mộc khô" nghĩa là núi đá có dòng nham thạch (núi lửa) ở trước thì cây lâu năm cũng bị khô.
Cái lắc léo trong vế này là sử dụng phương pháp ghép chữ: chữ Sơn 山 trên chữ Thạch 石 thành chữ Nham 岩 (nham thạch), chữ cổ 古 bên chữ Lâm 木 thành chữ khô 枯 (cây khô). Đào Long Vân chau mày nghĩ ngợi. Chàng bất thần nhìn lên thấy Văn tiểu thư ngó chàng chăm chú, miệng nàng như đang cười mỉm trông càng xinh đẹp. Chàng chợt nhớ lại buổi chiều tối hôm qua cùng nàng chuyện trò, bất giác ý tưởng loé ra trong đầu, chàng viết liền câu đối: _ "Lâm tịch mộng trung thiếu nữ diệu" nghĩa là trong giấc mộng chiều hôm ở rừng có cô gái trẻ xinh đẹp. Chữ Lâm 林 (rừng) trên chữ tịch 夕(chiều tối) thành chữ mộng 梦(giấc mộng), chữ thiếu 少 bên cạnh chữ nữ 女 thành chữ Diệu 妙.
Vế đối tuyệt khéo. Ba vị giám khảo có vẻ hài lòng với bài thi của chàng, tấm tắc khen mãi.
Ái Hoa (còn tiếp)
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Fri 09 Oct 2015, 10:08 | |
| - buixuanphuong09 đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân há hốc mồm vì sửng sốt. Người văn nhân chàng làm quen trên thuyền hoá ra là ... con gái yêu của quan Đốc học? Hèn gì mà mặt xoan mày liễu, nước da trắng hồng, giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ, xung quanh lại toàn là a hoàn hầu hạ. Cảnh trí bày biện trên thuyền rõ ràng cũng mang tính cách nữ nhân hơn là nam tử. Chàng tự trách sao mình quá hồ đồ không nhận ra từ trước!
Tiêu công tử thấy thái độ của chàng thì cũng không hỏi thêm. Hai người chào nhau rồi tìm chỗ ngồi ở một góc.
Xứ Hải Dương từ xưa nổi tiếng là lò đào tạo nhiều bậc đại khoa bảng, những nơi như huyện Chí Linh, làng Mộ Trạch được mệnh danh là Tiến sĩ sào (cái tổ sinh ra Tiến sĩ). Chi tiết này có lẽ thầy nhầm. Trò ở Hải Dương nhưng hiểu không sâu về Hải Dương, riềng Mộ Trạch trò đã được đến, nó thuộc huyện Bình Giang chứ không phải Chí Linh. Chí Linh có đền thờ Chu Văn An.
Trong tổng số hơn năm mươi vị Trạng Nguyên qua các triều đại Lý-Trần-Lê-Mạc (triều Nguyễn không có Trạng Nguyên) thì Hải Dương chiếm hết mười lăm vị, đứng thứ nhì chỉ sau Kinh Bắc, trong số đó có nhiều vị tiếng tăm lừng lẫy như Thượng thư Mạc Hiển Tích, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Thượng thư Trần Sùng Dĩnh, Thượng thư Vũ Tích, Đạo sĩ Lê Ích Mộc, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm .... Đồng thời Hải Dương cũng là nơi sản sinh ra hàng trăm ông Nghè, hàng ngàn ông Cống, nhà nhà đều chuộng chữ nghĩa văn chương.
Giám khảo gồm ba vị, ngoài quan Đốc học và Phó Đốc học còn có cụ Nghè Thanh là khách mời. Cụ Nghè đã xấp xỉ thất tuần, người quắc thước, tinh thần còn minh mẫn lắm. Cụ đỗ Tiến Sĩ dưới triều Lê Hiển Tông, nhưng vì thời buổi loạn lạc không ra làm quan, ở nhà mở trường dạy học. Học trò cụ có nhiều người đỗ đạt tài giỏi. Cả xứ Hải Dương đều nể phục sự uyên thâm của cụ. Quan Đốc học tuổi ngoại tứ tuần, đỗ giải nguyên khoa thi Đinh Mão năm Gia Long thứ sáu. Quan Phó Đốc học còn khá trẻ, gốc người Sơn Nam, cũng thuộc dòng khoa bảng xuất thân. Đề bài sơ khảo ra gồm một bài tứ lục và môt bài văn sách. Ban giám khảo chọn ra mười bài có số điểm cao nhất để vào vòng hai. Mười người này được vào trong nhà thái học để tiếp tục thi. Trong số đó có tên Lý Thế Đào, Tiêu Tử Anh, Kiều Thái Bạch, đầu xứ Đỗ Trọng Nho, Tú tài Nguyễn Thịnh và năm nho sinh khác. Ở vòng phúc khảo thí sinh phải làm ba đề tài: một bài phú chữ Hán, một bài thơ chữ Nôm và hai câu đối. Bài thơ Nôm hạn vận với đề tài là câu ca dao:
"Lấy chồng cho đáng tấm chồng Bõ công trang điểm má hồng răng đen"
Hạn vận: "duyên thuyền quyên quyền thiên"
Đào Long Vân làm xong bài phú rất dễ dàng, tới bài thơ Nôm chàng ngẫm nghĩ một lát rồi viết:
DUYÊN THUYỀN QUYÊN QUYỀN THIÊN
Ra đồng xuống giếng cũng tuỳ duyên Bến nước mười hai gió đẩy thuyền Chọn mặt gửi vàng vui cửa khuyết Trông người bắn sẻ phỉ lòng quyên Trâu vầy hạt ngọc bèo hoa kiếp Cú đậu cành mai mẫu phụ quyền Đồng vợ đồng chồng mong tát bể Rồng vàng ao đọng trách cao thiên
Trong bài này chàng dùng một ca dao thành ngữ cho mỗi câu, chẳng hạn hai câu đầu là những câu ca dao: "Thân em như hạt mưa sa, hạt rơi xuống giếng hạt ra ngoài đồng" và "Phận gái bến nước mười hai, gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ". Câu thứ ba là một thành ngữ: "Chọn mặt gửi vàng" nghĩa là "chọn người có khả năng và đáng tin cậy để giao phó cái quý giá". Câu bốn là điển tích: "Đậu Nghi có cô con gái yêu muốn kén rể bèn sai người vẽ hình một con chim tước trên bức bình phong, giao ước ai bắn trúng mắt chim sẽ gả con gái cho. Bấy giờ Lý Uyên bắn trúng nên được lấy con gái Đậu Nghi. Về sau Lý Uyên lên ngôi hoàng đế tức là Đường Cao Tổ, Đậu tiểu thư trở thành hoàng hậu". Câu thứ năm là một thành ngữ " Trâu vầy hạt ngọc" có ý so sánh việc đưa một vật có giá trị cho một người không biết sử dụng. Câu sáu là thành ngữ "Cú đậu cành mai" chỉ sự khập khiễng đáng tiếc giữa hai sự vật đi chung đôi nhau. Câu bảy là tục ngữ: "Đồng vợ đồng chồng tát bể Đông cũng cạn". Câu cuối cùng cũng là ca dao: "Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình".
Riêng hai câu đối, câu thứ nhất là:
"Vũ thanh, phong thanh, độc thư thanh, thanh thanh nhập nhĩ" (Tiếng mưa, tiếng gió, tiếng đọc sách, tiếng tiếng vào tai)
Cốt lõi của vế ra này năm chữ "thanh" trùng nhau.
Chàng bèn dùng năm chữ "sự" đối lại: "Gia sự thế sự trị quốc sự sự sự quan tâm" (Việc nhà, việc đời, việc trị nước, việc việc chú dạ)
Câu thứ hai là: _ "Sơn thạch nham tiền cổ mộc khô" nghĩa là núi đá có dòng nham thạch (núi lửa) ở trước thì cây lâu năm cũng bị khô.
Cái lắc léo trong vế này là sử dụng phương pháp ghép chữ: chữ Sơn 山 trên chữ Thạch 石 thành chữ Nham 岩 (nham thạch), chữ cổ 古 bên chữ Lâm 木 thành chữ khô 枯 (cây khô). Đào Long Vân chau mày nghĩ ngợi. Chàng bất thần nhìn lên thấy Văn tiểu thư ngó chàng chăm chú, miệng nàng như đang cười mỉm trông càng xinh đẹp. Chàng chợt nhớ lại buổi chiều tối hôm qua cùng nàng chuyện trò, bất giác ý tưởng loé ra trong đầu, chàng viết liền câu đối: _ "Lâm tịch mộng trung thiếu nữ diệu" nghĩa là trong giấc mộng chiều hôm ở rừng có cô gái trẻ xinh đẹp. Chữ Lâm 林 (rừng) trên chữ tịch 夕(chiều tối) thành chữ mộng 梦(giấc mộng), chữ thiếu 少 bên cạnh chữ nữ 女 thành chữ Diệu 妙.
Vế đối tuyệt khéo. Ba vị giám khảo có vẻ hài lòng với bài thi của chàng, tấm tắc khen mãi.
Ái Hoa (còn tiếp)
Huyện Chí Linh và làng Mộ Trạch, không phải là làng Mộ Trạch thuộc huyện Chí Linh. Huyện Chí Linh xưa thuộc phủ Nam Sách, bây giờ là huyện Nam Sách, còn làng Mộ Trạch thuộc phủ Thượng Hồng nay là huyện Bình Giang. _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | buixuanphuong09
Tổng số bài gửi : 37480 Age : 86 Registration date : 28/02/2012
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Fri 09 Oct 2015, 13:20 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- buixuanphuong09 đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân há hốc mồm vì sửng sốt. Người văn nhân chàng làm quen trên thuyền hoá ra là ... con gái yêu của quan Đốc học? Hèn gì mà mặt xoan mày liễu, nước da trắng hồng, giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ, xung quanh lại toàn là a hoàn hầu hạ. Cảnh trí bày biện trên thuyền rõ ràng cũng mang tính cách nữ nhân hơn là nam tử. Chàng tự trách sao mình quá hồ đồ không nhận ra từ trước!
Tiêu công tử thấy thái độ của chàng thì cũng không hỏi thêm. Hai người chào nhau rồi tìm chỗ ngồi ở một góc.
Xứ Hải Dương từ xưa nổi tiếng là lò đào tạo nhiều bậc đại khoa bảng, những nơi như huyện Chí Linh, làng Mộ Trạch được mệnh danh là Tiến sĩ sào (cái tổ sinh ra Tiến sĩ). Chi tiết này có lẽ thầy nhầm. Trò ở Hải Dương nhưng hiểu không sâu về Hải Dương, riềng Mộ Trạch trò đã được đến, nó thuộc huyện Bình Giang chứ không phải Chí Linh. Chí Linh có đền thờ Chu Văn An.
Trong tổng số hơn năm mươi vị Trạng Nguyên qua các triều đại Lý-Trần-Lê-Mạc (triều Nguyễn không có Trạng Nguyên) thì Hải Dương chiếm hết mười lăm vị, đứng thứ nhì chỉ sau Kinh Bắc, trong số đó có nhiều vị tiếng tăm lừng lẫy như Thượng thư Mạc Hiển Tích, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Thượng thư Trần Sùng Dĩnh, Thượng thư Vũ Tích, Đạo sĩ Lê Ích Mộc, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm .... Đồng thời Hải Dương cũng là nơi sản sinh ra hàng trăm ông Nghè, hàng ngàn ông Cống, nhà nhà đều chuộng chữ nghĩa văn chương.
Giám khảo gồm ba vị, ngoài quan Đốc học và Phó Đốc học còn có cụ Nghè Thanh là khách mời. Cụ Nghè đã xấp xỉ thất tuần, người quắc thước, tinh thần còn minh mẫn lắm. Cụ đỗ Tiến Sĩ dưới triều Lê Hiển Tông, nhưng vì thời buổi loạn lạc không ra làm quan, ở nhà mở trường dạy học. Học trò cụ có nhiều người đỗ đạt tài giỏi. Cả xứ Hải Dương đều nể phục sự uyên thâm của cụ. Quan Đốc học tuổi ngoại tứ tuần, đỗ giải nguyên khoa thi Đinh Mão năm Gia Long thứ sáu. Quan Phó Đốc học còn khá trẻ, gốc người Sơn Nam, cũng thuộc dòng khoa bảng xuất thân. Đề bài sơ khảo ra gồm một bài tứ lục và môt bài văn sách. Ban giám khảo chọn ra mười bài có số điểm cao nhất để vào vòng hai. Mười người này được vào trong nhà thái học để tiếp tục thi. Trong số đó có tên Lý Thế Đào, Tiêu Tử Anh, Kiều Thái Bạch, đầu xứ Đỗ Trọng Nho, Tú tài Nguyễn Thịnh và năm nho sinh khác. Ở vòng phúc khảo thí sinh phải làm ba đề tài: một bài phú chữ Hán, một bài thơ chữ Nôm và hai câu đối. Bài thơ Nôm hạn vận với đề tài là câu ca dao:
"Lấy chồng cho đáng tấm chồng Bõ công trang điểm má hồng răng đen"
Hạn vận: "duyên thuyền quyên quyền thiên"
Đào Long Vân làm xong bài phú rất dễ dàng, tới bài thơ Nôm chàng ngẫm nghĩ một lát rồi viết:
DUYÊN THUYỀN QUYÊN QUYỀN THIÊN
Ra đồng xuống giếng cũng tuỳ duyên Bến nước mười hai gió đẩy thuyền Chọn mặt gửi vàng vui cửa khuyết Trông người bắn sẻ phỉ lòng quyên Trâu vầy hạt ngọc bèo hoa kiếp Cú đậu cành mai mẫu phụ quyền Đồng vợ đồng chồng mong tát bể Rồng vàng ao đọng trách cao thiên
Trong bài này chàng dùng một ca dao thành ngữ cho mỗi câu, chẳng hạn hai câu đầu là những câu ca dao: "Thân em như hạt mưa sa, hạt rơi xuống giếng hạt ra ngoài đồng" và "Phận gái bến nước mười hai, gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ". Câu thứ ba là một thành ngữ: "Chọn mặt gửi vàng" nghĩa là "chọn người có khả năng và đáng tin cậy để giao phó cái quý giá". Câu bốn là điển tích: "Đậu Nghi có cô con gái yêu muốn kén rể bèn sai người vẽ hình một con chim tước trên bức bình phong, giao ước ai bắn trúng mắt chim sẽ gả con gái cho. Bấy giờ Lý Uyên bắn trúng nên được lấy con gái Đậu Nghi. Về sau Lý Uyên lên ngôi hoàng đế tức là Đường Cao Tổ, Đậu tiểu thư trở thành hoàng hậu". Câu thứ năm là một thành ngữ " Trâu vầy hạt ngọc" có ý so sánh việc đưa một vật có giá trị cho một người không biết sử dụng. Câu sáu là thành ngữ "Cú đậu cành mai" chỉ sự khập khiễng đáng tiếc giữa hai sự vật đi chung đôi nhau. Câu bảy là tục ngữ: "Đồng vợ đồng chồng tát bể Đông cũng cạn". Câu cuối cùng cũng là ca dao: "Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình".
Riêng hai câu đối, câu thứ nhất là:
"Vũ thanh, phong thanh, độc thư thanh, thanh thanh nhập nhĩ" (Tiếng mưa, tiếng gió, tiếng đọc sách, tiếng tiếng vào tai)
Cốt lõi của vế ra này năm chữ "thanh" trùng nhau.
Chàng bèn dùng năm chữ "sự" đối lại: "Gia sự thế sự trị quốc sự sự sự quan tâm" (Việc nhà, việc đời, việc trị nước, việc việc chú dạ)
Câu thứ hai là: _ "Sơn thạch nham tiền cổ mộc khô" nghĩa là núi đá có dòng nham thạch (núi lửa) ở trước thì cây lâu năm cũng bị khô.
Cái lắc léo trong vế này là sử dụng phương pháp ghép chữ: chữ Sơn 山 trên chữ Thạch 石 thành chữ Nham 岩 (nham thạch), chữ cổ 古 bên chữ Lâm 木 thành chữ khô 枯 (cây khô). Đào Long Vân chau mày nghĩ ngợi. Chàng bất thần nhìn lên thấy Văn tiểu thư ngó chàng chăm chú, miệng nàng như đang cười mỉm trông càng xinh đẹp. Chàng chợt nhớ lại buổi chiều tối hôm qua cùng nàng chuyện trò, bất giác ý tưởng loé ra trong đầu, chàng viết liền câu đối: _ "Lâm tịch mộng trung thiếu nữ diệu" nghĩa là trong giấc mộng chiều hôm ở rừng có cô gái trẻ xinh đẹp. Chữ Lâm 林 (rừng) trên chữ tịch 夕(chiều tối) thành chữ mộng 梦(giấc mộng), chữ thiếu 少 bên cạnh chữ nữ 女 thành chữ Diệu 妙.
Vế đối tuyệt khéo. Ba vị giám khảo có vẻ hài lòng với bài thi của chàng, tấm tắc khen mãi.
Ái Hoa (còn tiếp)
Huyện Chí Linh và làng Mộ Trạch, không phải là làng Mộ Trạch thuộc huyện Chí Linh. Huyện Chí Linh xưa thuộc phủ Nam Sách, bây giờ là huyện Nam Sách, còn làng Mộ Trạch thuộc phủ Thượng Hồng nay là huyện Bình Giang.
Thì ra thế! Cái dấu phẩy thay cho chữ và trò đọc lại cứ tưởng ... |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Sat 10 Oct 2015, 05:00 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân há hốc mồm vì sửng sốt. Người văn nhân chàng làm quen trên thuyền hoá ra là ... con gái yêu của quan Đốc học? Hèn gì mà mặt xoan mày liễu, nước da trắng hồng, giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ, xung quanh lại toàn là a hoàn hầu hạ. Cảnh trí bày biện trên thuyền rõ ràng cũng mang tính cách nữ nhân hơn là nam tử. Chàng tự trách sao mình quá hồ đồ không nhận ra từ trước! ....
Câu thứ hai là: _ "Sơn thạch nham tiền cổ mộc khô" nghĩa là núi đá có dòng nham thạch (núi lửa) ở trước thì cây lâu năm cũng bị khô.
Cái lắc léo trong vế này là sử dụng phương pháp ghép chữ: chữ Sơn 山 trên chữ Thạch 石 thành chữ Nham 岩 (nham thạch), chữ cổ 古 bên chữ Lâm 木 thành chữ khô 枯 (cây khô). Đào Long Vân chau mày nghĩ ngợi. Chàng bất thần nhìn lên thấy Văn tiểu thư ngó chàng chăm chú, miệng nàng như đang cười mỉm trông càng xinh đẹp. Chàng chợt nhớ lại buổi chiều tối hôm qua cùng nàng chuyện trò, bất giác ý tưởng loé ra trong đầu, chàng viết liền câu đối: _ "Lâm tịch mộng trung thiếu nữ diệu" nghĩa là trong giấc mộng chiều hôm ở rừng có cô gái trẻ xinh đẹp. Chữ Lâm 林 (rừng) trên chữ tịch 夕(chiều tối) thành chữ mộng 梦(giấc mộng), chữ thiếu 少 bên cạnh chữ nữ 女 thành chữ Diệu 妙.
Vế đối tuyệt khéo. Ba vị giám khảo có vẻ hài lòng với bài thi của chàng, tấm tắc khen mãi.
Ái Hoa (còn tiếp)
Người gì đang có bổn phận mà lại chỉ mơ thấy... giai nhân |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Sat 10 Oct 2015, 08:09 | |
| - Shiroi đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân há hốc mồm vì sửng sốt. Người văn nhân chàng làm quen trên thuyền hoá ra là ... con gái yêu của quan Đốc học? Hèn gì mà mặt xoan mày liễu, nước da trắng hồng, giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ, xung quanh lại toàn là a hoàn hầu hạ. Cảnh trí bày biện trên thuyền rõ ràng cũng mang tính cách nữ nhân hơn là nam tử. Chàng tự trách sao mình quá hồ đồ không nhận ra từ trước! ....
Câu thứ hai là: _ "Sơn thạch nham tiền cổ mộc khô" nghĩa là núi đá có dòng nham thạch (núi lửa) ở trước thì cây lâu năm cũng bị khô.
Cái lắc léo trong vế này là sử dụng phương pháp ghép chữ: chữ Sơn 山 trên chữ Thạch 石 thành chữ Nham 岩 (nham thạch), chữ cổ 古 bên chữ Lâm 木 thành chữ khô 枯 (cây khô). Đào Long Vân chau mày nghĩ ngợi. Chàng bất thần nhìn lên thấy Văn tiểu thư ngó chàng chăm chú, miệng nàng như đang cười mỉm trông càng xinh đẹp. Chàng chợt nhớ lại buổi chiều tối hôm qua cùng nàng chuyện trò, bất giác ý tưởng loé ra trong đầu, chàng viết liền câu đối: _ "Lâm tịch mộng trung thiếu nữ diệu" nghĩa là trong giấc mộng chiều hôm ở rừng có cô gái trẻ xinh đẹp. Chữ Lâm 林 (rừng) trên chữ tịch 夕(chiều tối) thành chữ mộng 梦(giấc mộng), chữ thiếu 少 bên cạnh chữ nữ 女 thành chữ Diệu 妙.
Vế đối tuyệt khéo. Ba vị giám khảo có vẻ hài lòng với bài thi của chàng, tấm tắc khen mãi.
Ái Hoa (còn tiếp)
Người gì đang có bổn phận mà lại chỉ mơ thấy... giai nhân Đáng lẽ phải đặt tên là ... Đào Ái Hoa! _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Sat 10 Oct 2015, 14:26 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Cuối cùng đến phần dự tranh ứng đối. Quan đốc học bắt đầu đọc vế đối đầu tiên: _ " Thử mộc vi sài sơn sơn xuất" nghĩa là "Cây này lấy làm củi, từ những ngọn núi mà ra". Câu này chơi chữ là chữ Thử 此 (này) trên chữ Mộc 木 (cây) thành chữ Sài 柴 (củi) , chữ sơn 山 (núi) trên chữ sơn 山 (núi) thành chữ Xuất 出 (ra).
Tú tài Nguyễn Thịnh bước ra đối: _ " Nhĩ ngọc phi tỷ thổ thổ khuê" nghĩa là ngọc ấy không phải là ấn, trong đất và đất có ngọc khuê. Chữ nhĩ 尔 (ấy) trên chữ Ngọc 玉(viên ngọc) thành chữ tỷ 玺 (ngọc tỷ), chữ thổ 土 (đất) trên chữ thổ 土thành chữ khuê 圭 (ngọc khuê)
Ba giám khảo cười xoà: _ Nhĩ với Ngọc sao không thành Tỷ được?
Đầu xứ Đỗ Trọng Nho xin đối: _ " Lâm mộc vi sâm hỏa hỏa viêm" nghĩa là rừng có nhiều cây thành rừng rậm, ở bên nhiều ngọn lửa sẽ thấy nóng nực. Chữ Lâm 林 (rừng) dưới chữ Mộc 木 (cây) thành chữ Sâm 森 (rừng rậm), chữ Hỏa 火 (lửa) đặt trên chữ Hỏa 火(lửa) thành chữ Viêm 炎(nóng nực)
Quan Đốc học nói: _ Lấy mộc đối mộc, vi đối vi thì nghèo ý quá! Mà lửa nóng thì chẳng liên can gì đến rừng rậm cả!
Kiều công tử xin đối: _ " Nữ gia tức giá khả khả ca" nghĩa là cô gái ở nhà đi lấy chồng, có sự bằng lòng cho phép của người anh. Chữ 女(phái nữ) bên chữ gia 家(gia đình) tức là chữ giá 嫁( đi lấy chồng), chữ khả 可 (ưng thuận) chồng lên nhau là chữ ca 哥 (anh).
Cụ Nghè Thanh phê bình: _ Thử mộc mà đối lại nữ gia thì quá tệ, lại khả khả đối sơn sơn thực là gượng ép!
Tiêu công tử đối: _ "Nhân hỏa sinh yên tịch tịch đa" nghĩa là do có lửa mà sinh khói, bóng chiều tối càng nhiều. Câu này chơi chữ là: Chữ Nhân 因(nguyên nhân) bên chữ Hỏa (lửa) 火 thành chữ Yên 烟 (khói), chữ Tịch 夕(chiều tối) trên chữ Tịch 多 thành chữ đa (nhiều).
Cụ Nghè nói: _ Vế đối cũng có ý nghĩa khá đấy, chỉ hiềm chữ nhân là nguyên do mà đối với thử là chỗ này thì hơi khập khiễng.
Đến lượt Đào Long Vân, chàng bèn đọc: _ "Bạch thủy tác tuyền nhật nhật xương" nghĩa là Nước trắng chảy thành suối, ngày ngày thêm đẹp đẽ. Câu này chơi chữ là chữ Bạch 白(trắng) trên chữ Thủy 水 (nước) tạo thành chữ Tuyền 泉 (suối), nhữ Nhật 日(ngày) trên chữ Nhật 日(ngày) thành chữ Xương 昌( hưng thịnh, đẹp đẽ, tươi sáng).
Cụ Nghè vỗ đùi khen: _ Được lắm, mà ý nghĩa thật hay!
Hai vị giám khảo kia đều gật gù, chàng chợt liếc nhìn Văn tiểu thư thấy mặt nàng rạng rỡ hẳn.
Văn tiểu thư đứng lên thưa với ban giám khảo. Khi ba vị giám khảo chấp thuận, nàng vái chào và nói với Đào Long Vân: _ Lý tiên sinh thật giỏi về đối chữ, nhân thể tiện nữ có mấy câu đối nôm xin thỉnh giáo tiên sinh vậy!
Đào Long Vân đáp lễ: _ Không dám! Mời tiểu thư cứ dạy.
Văn tiểu thư ra câu đối: _ "Dòng Thanh thuỷ nước trong leo lẻo cá lội ngắc ngư". (thuỷ là nước, thanh là trong, ngư là cá, mà Thanh Thuỷ là tên vùng)
Tiêu công tử hỏi: _ Tại hạ đối được chăng?
Văn tiểu thư đáp: _ Vâng ạ, xin mời công tử!
Tiêu công tử liền đối: _ "Dải Ngân hà sông bạc chan chan vịt nằm ấm áp." (hà là sông ngân là bạc, áp là vịt, Ngân hà là dải sao trên trời)
Văn tiểu thư cười tủm tỉm: _ Hay lắm, chữ đối chan chát, mà tiện nữ mạn phép hỏi công tử, làm thế nào vịt nằm trên dải Ngân hà được ạ?
Tiêu công tử cứng họng, mặt hơi đỏ lên. Một người châm biếm: _ Chắc là vịt giời đó mà!
Thấy nàng liếc nhìn mình như chờ đợi, Đào Long Vân liền lên tiếng: _ "Bến Hồng hà sông đỏ au au cò đi lồ lộ". (hà là sông, hồng là đỏ, lộ là cò)
Văn tiểu thư vỗ tay: _ Hay quá! Sông đối nước, đỏ đối xanh thật là tuyệt. Mời các tiên sinh đối tiếp câu này của Hồng Hà nữ sĩ ngày xưa: "Cây xương rồng, giồng đất rắn, long lại hoàn long".
Cái hiểm trong vế ra của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là long vừa có nghĩa không bám chặt, vừa có nghĩa là rồng.
Kiều công tử lanh chanh ứng đối: _ "Quả dưa chuột, tuột da mèo, thử chơi cứ thử".
Ở đây thử cũng có nghĩa là chuột. Các cụ khẽ cau mày vì vế đối không được thanh nhã.
Đào Long Vân lên tiếng: _ "Lá móng cọp, lợp nhà beo, hổ thì thậm hổ".
Tất cả mọi người đều vỗ tay khen ngợi. Cọp và beo đối với rồng và rắn thì còn gì chỉnh hơn nữa?
Văn tiểu thư xướng tiếp: _ "Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa".
Kiều công tử lại đòi ra đối. Hắn hắng dặng mấy tiếng rồi thốt: _ "Thằng mù nhìn thằng mù nhìn, thằng mù nhìn không nhìn thằng mù".
Văn tiểu thư cười: _ Thằng mù mà nhìn được sao, thưa công tử?
Mọi người cười ồ lên. Mặt Kiều công tử tái xanh, chảy xuống, đã dài lại thêm dài.
Đào Long Vân đối: _ "Chú gà quay chú gà quay, chú gà quay không quay chú gà"
Thấy mọi người thán phục tài ứng đối của Đào Long Vân, Kiều công tử có vẻ ganh tị. Hắn khinh khỉnh bảo: _ Ở vùng tôi có lưu truyền một vế đối hàng trăm năm nay mọi người vẫn xem như là tử đối. Ai đối được thì tôi mới chịu là tài.
Cụ Nghè Thanh bảo: _ Được, công tử cứ đọc ra đây cho mọi người nghe!
Thấy mọi người thắc mắc nhìn hắn, Kiều công tử đắc chí đọc: _ "Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương phụ tử". (hồi hương phụ tử có nghĩa là cha con về quê mà còn là tên hai vị thuốc)
Ba vị giám khảo gật đầu. Vế đối thật là hiểm ác hèn gì mà đã có hàng trăm năm chưa ai đối được. Mọi người xì xầm một lúc mà không ai tìm ra được vế đối. Đào Long Vân cũng cúi đầu ngẫm nghĩ một chốc rồi vái chào ba vị giám khảo và ứng tiếng: _ Bẩm các cụ, tiểu sinh xin đối.
Tất cả trố mắt nhìn chàng chờ đợi, không ai tin là Đào Long Vân có thể giải đáp vế tử đối này.
Khi quan Đốc học giơ tay cho phép rồi, chàng chậm rãi đọc rõ từng tiếng: _ "Vàng bạc nhà nông chuộc đất, giồng hai giồng thục địa kim ngân". (thục địa kim ngân nghĩa là vàng bạc chuộc đất, và cũng là tên hai vị thuốc)
Mọi người há hốc mồm kinh ngạc. Một lát sau, tiếng vỗ tay rào rào như sấm khiến cả nhà Thái học dường như muốn vỡ tung ra.
Cụ Nghè vuốt râu khen ngợi. Cụ bảo: _ Một người bạn của tôi đã viết nên vế đối này mà lâu nay không thể tìm ra vế đối tương ứng, giờ gặp kẻ tài tuấn như anh chắc là có thể giải được.
Rồi cụ xướng lên, giọng sang sảng: _ "Nhất kiều, nhị biện tử, tam thốn kim liên tứ thốn yêu, di ngũ vân bộ, huề lục hạp thất thái phấn, bát hoàn cửu thoa, cộng thập bôi kiều" Nghĩa là: Một cô gái có hai bím tóc, ba tấc (gót) sen vàng, bốn tấc lưng ong, đi năm buớc mây, mang theo sáu hộp phấn bảy màu sắc, tám chiếc vòng, chín chiếc thoa, cộng mười cô gái hầu.
Đào Long Vân nhíu mày. Một vế đối có đủ các số từ một đến mười nói về một cô gái, quả không dễ gì tìm vế đối lại. Lặng một chốc, ý chợt thoáng qua đầu, chàng hớn hở thưa: _ Bẩm cụ Nghè, tiểu sinh xin đối là: "Thập sĩ, cửu thư sương, bát niên kinh sử thất niên đồ, văn lục cổ thanh, thảo ngũ chương tứ tuyệt thi, tam kỳ nhị dịch, tồn nhất dị sĩ" Nghĩa là: Mười kẻ sĩ mang chín hòm sách, tám năm (dùi) kinh sử, bảy năm học trò, nghe sáu tiếng trống, viết liền năm trang thơ bốn câu, ba lần thi hai lần tuyển, còn một kẻ sĩ lạ.
Ái Hoa (còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Mon 12 Oct 2015, 03:39 | |
| Đào... Ái Hoa... công tử còn câu đối nào nữa không ? |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh Sun 29 Nov 2015, 13:03 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Ba vị giám khảo cùng gật đầu khen: _ Quả thực anh tài xuất thiếu niên. Tiền đồ của anh sau này hẳn là rất rực rỡ!
Sau đó quan Đốc Học cho công bố kết quả. Lý Thế Đào được giải nhất, kế đến là hai công tử Tiêu Tử Anh và Kiều Thái Bạch. Kiều công tử hậm hực bảo: _ Chúng ta là những anh tài bậc nhất trấn Hải Dương, thế mà để một gã bá vơ quê quán từ đâu chẳng tỏ đến chiếm giải đầu, thực là khó chịu!
Đầu xứ Đỗ Trọng Nho và Tú tài Nguyễn Thịnh cũng hùa vào: _ Đúng thật là bỉ mặt đám văn nhân xứ ta quá, dù gì cũng mang danh là xuất thân từ Tiến sĩ sào mà lại chịu kém thua kẻ lạ! _ Phen này về trường chắc là bị thầy quở mắng tối mặt mũi!
Tiêu Tử Anh cười nói: _ Dù ở đâu cũng là người nước Nam, sao phải phân biệt quê quán làng mạc? Miễn là có thực tài thì xứng đáng lĩnh giải thưởng. Tài năng của Lý Tiên sinh quả là vượt trên mọi người, tại hạ thực tình tâm phục khẩu phục.
Rồi tới bên Đào Long Vân chúc mừng. Chàng vội đáp tạ mấy lời khiêm tốn, xong chợt nhớ ra bèn hỏi: _ Công tử họ Tiêu ở đây, thế có quan hệ gì với đề đốc Tiêu Tử Hùng chăng?
Tử Anh tỏ vẻ ngạc nhiên: _ Người đấy chính là gia phụ, bây giờ thụ lĩnh chức Thuỷ quân Đô Thống trấn giữ căn cứ Vạn Kiếp và vùng duyên hải để phòng ngừa giặc bể. Lý tiên sinh quen biết với gia phụ sao?
Đào Long Vân vội trả lời: _ Thúc phụ vốn là huynh đệ kết nghĩa với Tiêu đề đốc nên tiểu sinh nhân dịp qua đây cũng muốn tìm vào bái kiến người.
Tử Anh nói: _ Gia phụ thường hay bận việc quân cơ, ít có thời gian rảnh, ngay cả chẳng mấy khi ở nhà. Tuy nhiên tiểu đệ sẽ lưu ý khi nào người về sẽ bẩm báo để người dành thì giờ tiếp kiến tiên sinh.
Đào Long Vân đáp: _ Đa tạ công tử. Mà tiểu sinh dường như còn ít tuổi hơn công tử, xin công tử chớ gọi là tiên sinh làm tiểu sinh hổ thẹn quá.
Tiêu công tử cười lớn, vỗ vai chàng: _ Vậy chúng ta là bằng hữu, xem nhau như huynh đệ nhé?
Long Vân dè dặt nói: _ Công tử là dòng dõi danh môn, tiểu sinh gia cảnh hèn kém nào dám vọng cao kết bạn với người ...
Tiêu công tử xua tay: _ Lý huynh chớ nên nói thế, con người ta đâu ai chọn được cửa xuất thân. Giá trị mỗi người là do tự nơi bản thân mình, tiểu đệ dám chắc với tài năng của Lý huynh thì mai này chẳng mấy chốc sẽ danh đề hổ bảng, cá vượt Vũ môn, đường công danh rạng rỡ khôn cùng. _ Đúng thế!
Giọng nói thình lình khiến hai người giật mình cùng ngoảnh lại. Thì ra là Kiều công tử cùng Đầu xứ Nho và Tú tài Thịnh đã đến sau lưng hồi nào. Họ nhìn Đào Long Vân cười giả lả và cùng vòng tay chúc mừng chàng. Đào Long Vân vội vàng đáp tạ. Kiều công tử nói: _ Kiều Thái Bạch cũng muốn kết bạn cùng Lý tiên sinh đây, mong rằng tiên sinh không chê Bạch này thô lỗ bất xứng.
Đào Long Vân cũng lịch sự trả lời: _ Dạ không dám. Kiều công tử là con nhà quyền quý, lại là danh đồ của Long Động song hùng, tiểu sinh sao dám khinh thường?
Kiều Thái Bạch có vẻ đắc ý: _ Ồ, Lý tiên sinh ở xứ Tây mà cũng biết nhị vị sư phụ?
Đào Long Vân cũng vờ đưa đẩy: _ Uy danh của Long Động song hùng và Long Động phái vang rền khắp cõi Bắc Thành, hoạ chăng là người điếc mới không nghe đồn đãi.
Chàng nói câu này có ý châm biếm, nhưng Thái Bạch không để ý. Hắn ngỡ chàng khen ngợi thật nên mặt mày rạng rỡ hẳn lên. Đầu xứ Nho nói: _ Quả là như thế! Vũ công của phái Long Động là đệ nhất hiện nay, ít có môn phái nào bì kịp. Tài nghệ của Phạm Bùi nhị vị đại sư thuộc hàng nhất nhân địch vạn nhân, cao thâm không thể tả, xứng đáng là bậc đại tôn sư vũ học.
Tú tài Thịnh cũng đế thêm vào: _ Kiều công tử là bậc thiếu niên anh tuấn, văn vũ song toàn, đã lĩnh hội toàn bộ chân truyền của nhị sư phụ, ở xứ Đông này khó tìm đối thủ đấu ngang tay.
Đào Long Vân thấy Tiêu Tử Anh mỉm cười, ánh mắt chàng dường như toát lên vẻ giễu cợt trước những lời xu nịnh của hai tên thư sinh đối với Kiều công tử.
Kiều Thái Bạch nói: _ Tệ trang cũng không xa lắm. Một ngày nhất định đệ sẽ mời Lý huynh viếng thăm.
Nói rồi hắn từ giã ra cửa nhập bọn cùng với đám hán tử áo đen đi thẳng. Đào Long Vân cũng chia tay Tiêu Tử Anh ra về. Anh em họ Vũ và Hồng Chi Lan đang nóng lòng chờ đợi ngoài cổng. Nãy giờ nghe đám sĩ tử bàn tán xôn xao, họ cũng đã biết tin Đào Long Vân chiếm được giải đầu hội thi. Vũ Phong Nguyệt có vẻ vui sướng như bản thân nàng là người thắng giải. Kể cũng phải, bởi vì chính nàng là người đã thuyết phục chàng tham dự kia mà.
Ái Hoa (còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 83 trong tổng số 100 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 43 ... 82, 83, 84 ... 91 ... 100 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |