Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Fri 14 Nov 2014, 04:43 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Đứa trẻ kỳ tài (tt)
Ngoài những giai thoại văn chương kể trên Kỳ Đồng còn để lại hậu thế những bài thơ tuyệt tác, chẳng hạn như bài “Lời non nước”:
Và bài "Thu dạ hoài ngâm" toàn bằng Hán văn cùng tên như bài thơ của Đinh Nhật Thận, nhưng viết theo thể song thất lục bát: ... (còn tiếp) Một bài thơ bằng Hán Văn viết theo thể Song Thất Lục Bát thì em mới được đọc lần đầu. Không biết có phải là bài thơ Song Thất Lục bát duy nhất viết bằng Hán Văn không anh nhỉ ? |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Fri 14 Nov 2014, 09:02 | |
| Đứa trẻ kỳ tài (tt)
Bởi có chí khí và thấy được mọi người tin phục, kẻ cho là Trạng, người cho là Thần, kẻ thì cho là "người trời" sai xuống để cứu nước dân trong lúc lãnh thổ đang bị gót giày xâm lược của lũ thực dân Pháp xéo lên, nên Kỳ Đồng không bỏ lỡ cơ hội, ông lợi dụng ngay những người ấy để đưa họ vào cuộc khởi nghĩa chống Tây.
Để tác động tinh thần, tay chân tín của ông là Mạc Thiên Đình, một thày pháp trứ danh đã bày ra kế tuyên truyền để đánh vào óc dị đoan mê tín của đồng bào bằng cách phao tin lên rằng Kỳ Đồng là hậu thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngoài tài văn chương quán chúng, còn có phép tàng hình biến tướng, biết đủ các phép bùa bèn và ủ đậu thành binh cùng nhâm, cẩm, độn, giáp làm cho những người đi theo không thể nào chết được …
Ấy thế là thiên hạ nô nức đi theo. Kể ra cũng khéo đánh vào tâm lý quần chúng lúc ấy, nhưng xét ra, thật không căn bản thành số người theo đông mà thật tâm thật tài rất hiếm, nên khi đụng vào thực tế đấu tranh thì hóa rã tan ngay.
Khi thấy công cuộc vận động tuyên truyền có kết quả sâu rộng, ông họp đồ đảng hàng mấy trăm người gồm những thanh niên cùng lứa tuổi với mình, phát cho mỗi người một lá bùa đeo ở trước ngực để trừ súng đạn và gươm đao của giặc. Trong số này ông tuyển ra 28 người làm tướng, gọi là "Nhị thập bát tú" để kéo đạo binh trên võ trang bằng gươm gỗ đánh tòa sứ (Résidence) tỉnh Nam Định. Kỳ Đồng dẫn đầu, đi trước bằng hai lá cờ lệnh một lá cờ "nhị thập bát tú" một lá đề năm chữ nho: "Khai thiên thần tướng Nguyễn". Đạo quân này xuất phát từ Thái Bình, qua đò Tân Đệ, đổ lên thị xã Nam Định, đi đến đâu đồng bào ra xem như kiến cỏ đến đấy. Người Pháp tưởng cuộc chơi đùa của một đoàn thiếu nhi, nên mặc. Nhưng sau biết đi tấn công tòa sứ, họ cho lính khố xanh vây bắt.
Trước sự đàn áp, cả bọn chạy tan. Kỳ Đồng trốn vào Quý Kỳ, nhưng sau đó cũng bị lính bắt với một số đồng đảng, dẫn đến trước mặt viên công sứ Nam Định. Viên này cho là một đám trẻ ngông cuồng nên khuyên giải ít lời rồi tha, chỉ giữ người cầm đầu lại.
Trong khi xét hỏi, viên công sứ thấy Nguyễn Văn Cẩm quả là người thông minh kỳ lạ nên mến tài, muốn tạo thành một tay đắc lực sau này cho chánh phủ bảo hộ. Y khuyên ông sang nước ngoài học. Ông nhận lời. Thế rồi chỉ vài tuần sau có giấy viên toàn quyền Đông Dương chấp thuận cho ông du học tại Alger, thủ đô của Algérie thuộc Pháp, bao nhiêu phí tổn đều do chánh quyền Pháp đài thọ.
Kỳ Đồng vượt trùng dương sang học trường trung học Louis Legrand ở Alger trong 9 năm, từ tháng 10 năm 1887 đến tháng 9 năm 1896. Tất cả những người ngoại quốc ai cũng phải lấy làm lạ về cái óc thông minh tuyệt vời của ông. Ông học chỉ mấy năm đã độ cả Tú tài khoa học, Tú tài văn chương. Ông được coi là người Việt đầu tiên đã đỗ tú tài Pháp.
Trong thời gian du học, ông quen và thân thiết với Quận công Ưng Lịch (tức vua Hàm Nghi) cũng đang bị lưu đầy tại đó và thường hay lui tới thăm viếng cựu hoàng. Cũng chính vì lẽ đó mà người Pháp sinh nghi rồi ra lệnh trục xuất Kỳ Đồng về Việt Nam.
Năm Bính thân, niên hiệu Thành Thái thứ 8, Kỳ Đồng về Việt Nam, lúc ấy ông 21 tuổi. Nhà cầm quyền Pháp muốn bổ làm quan, ông cố ý từ nói: - Tôi làm quan không ích lợi gì cho dân tôi, nay xin mở mang việc làm ruộng có lẽ hơn, vậy xin nhà nước dành cho một khu đất và cấp cho ngưu canh điền khí để khẩn.
Nhà cầm quyền Pháp chiều ý, tư lên phủ Thống sứ Bắc kỳ để ông tùy ý lựa chọn đất.
Năm sau tức năm 1897. Kỳ Đồng Nguyễn Cẩm được nhà Cẩm quyền Pháp chấp thuận cho mở đồn điền ở Yên Thế, và giúp cho tiền bạc, phương tiện. Họ nghĩ công việc ấy của ông không ngoài mục đích kinh doanh sau khi đã du học Pháp về, chớ có ngờ đâu chính nó là một kế để gây lại cơ sở hoạt động.
Ông viết bài ca trù như sau:
Niềm vui mở đồn điền
Nông giả thiên hạ chi đại bản Dẫu nắng mưa thôi chớ quản chi thân Xưa Thái Công tích phát Kỳ Sơn Lấy nông nghiệp tạo thành quân nghiệp
Ta dòng dõi Thần Nông thế phiệt Việc canh nông thực nghiệp nước nhà Khuyên anh em sinh trưởng nước Nam ta Việc nông nghiệp cố mà chủ lấy
Nước mạnh dân giàu là bởi đấy Bờ xôi ruộng mật phải nên tham Chế khí cơ sửa các đồ làm Vun bón để mạ lên lúa tốt
Sẵn thóc chứa như non như nước Dân đủ no bán được nhiều tiền Nghề nông ta cố ta chuyên.
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Mon 17 Nov 2014, 07:40 | |
| Đứa trẻ kỳ tài (tt)
Ông sáng tác bài thơ Đăng Yên Thế Lộ nhằm tuyên truyền, tuyển mộ người lên Yên Thế. Bài này còn gọi là "Thên lý du du", được phổ biến ở Hưng Yên, Thái Bình tháng 4-1897. Điểm đặc biệt là tác giả dùng lối chơi chữ, hai chữ đầu của câu sau là nói lái hai chữ cuối của câu trước.
Đăng Yên Thế lộ
Hà sự phân vân thuyết lộ ky (cơ), Kỵ lô tương cố một tương tuỳ. Tuy tường thiên nhận do ngu nạn, Nan ngụ cô sơn tác trụ trì. Trị trù thả học Y tiên giác, Dương tiết nan phù Hán cố ky (cơ). Ký cô thác tích canh sừ hạ, Hà sự phân vân thuyết lộ ky (cơ).
Đường lên Yên Thế (Người dịch: Đỗ Quang Liên)
Dùng dắng làm chi để lộ mưu, Cưỡi lừa ngoảnh lại chẳng người theo. Dẫu bay nghìn dặm còn lo nạn, Khó sống nhiều năm mãi đỉnh đèo. Hãy học thầy Y tài tính liệu, Mong phò nhà Hán cảnh gieo neo. Tạm thời ẩn náu vui cày cấy, Dùng dắng làm chi để lộ mưu.
Một điều cũng nên biết là trong những ngày Kỳ Đồng xuất dương, các đồ đảng cũng như người cảm tình vẫn rằng "một ngày kia ông sẽ trở lại để dẹp loạn yên dân, vì người như thế không thể chết, còn cuộc thất bại trước chẳng qua là không đúng vào ngày giờ đấy thôi". Bởi vậy, khi ông mộ phu mở đồn điền, người ta lại theo ông nườm nượp thành cả một phong trào.
Ấy thế là Kỳ Đồng lại tụ được phe đảng khá đông. Ông quyết chí phải làm cuộc cách mạng chống Pháp. Nhưng lần này nhờ tiếp xúc với văn minh Tây phương, ông đã thay đổi kế hoạch và phương châm hoạt động. Ông tích trữ lương thảo, tiền bạc, mua lậu khí giới và bí mật với ông Đề Thám ở Phồn Xương để chuẩn bị họp thành một lực lượng hùng hậu.
Muốn đồng bào tin tưởng mạnh hơn, ông đặt ra câu sấm: "Phá điền thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành" cho đồ đảng đi tuyên truyền khắp nơi, nói đó của Trạng Trình, nay ứng vào vì ông hai chữ "phá điền" là vỡ ruộng (lúc khai khẩn đồn điền)…
Và những bài thơ thúc giục mọi người tham gia khởi nghĩa:
Binh khởi Đương thời binh khởi các tây đông Thế thượng thuỳ năng lập đại công? Văn vũ như tương tùng hội hợp Thuỳ ngư ưng diệc nhất kỳ phùng Lưu hành tốc nhược bưu truyền mạnh Ứng vận tranh đồng thảo thượng phong Sự thế đáo đầu an đắc trụ Điểm long nhưng tự tác phi long Nổi binh (Người dịch: Nguyễn Tiến Đoàn)
Giờ đây quân dậy khắp tây đông Ai dám vùng lên lập đại công Cả nước phen này vui gặp gỡ Võ văn chính hội giúp non sông Lệnh truyền nhanh chóng qua binh trạm Vận nước vần xoay gió lướt đồng Tình thế kíp rồi không để lỡ Rồng nằm vươn dậy lập kỳ công
Phản thiệt thi (hai chữ đầu câu sau là nói lái của hai chữ cuối câu trước)
Vạn lý giang sơn tác trấn kỳ Ký trần long giá dụng tham tuỳ Tuy phàm vị hiểu do thành phúng Phùng thánh hà nan túc hộ trì Trị Hồ tự hậu quang viên nghiệp Nghiêm Việt hàng khan tác chính ky Ký chinh tự thị tùng khai triển Khiên trải thái bình khải diện my
Bài thơ nói lái (Người dịch: Đoàn Ngọc Phan)
Muôn dặm non sông rẽ ngả này Xe rồng vừa sắp được vời ngay Dân thường chưa hiểu còn bàn tán Gặp thánh sao nề, sẵn góp tay Bọn giặc trừ xong, cơ nghiệp sáng Non sông nguyên vẹn móng nền xây Ra quân từ đó đà thêm rộng Trời mở yên vui mở mặt mày
Ông tính như thế để sửa soạn cho sau này một cuộc nổi dậy lớn lao, trường kỳ. Song có lẽ vì phương châm chưa đủ, nhân tài không có, kế hoạch phòng gian bảo mật không cẩn thận, nên mưu toan lại bị lọt vào con mắt theo dời của nhà cầm quyền Pháp và bè lũ Việt gian lúc ấy đang nhung nhúc như đỉa đói mùa mưa.
Rồi khi quân Đề Thám bị thua ở mấy tình Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên; bao nhiêu chủ trương bí mật của Kỳ Đồng cũng hoàn toàn bại lộ. Kết quả, ông cùng một số đồng đảng bị bắt giải về Hải Phòng. Vì là chính phạm, nhà Cẩm quyền Pháp bắt ông đi đày sang đảo Marquises. Thời gian ấy vào khoảng đầu năm 1898.
Kỳ Đồng đi rồi, chuyến này không phải như chuyến trước, tuy nhiên số người còn lại vẫn tin một ngày kia ông sẽ trở về để tiếp tục sứ mạng. Song càng ngày ông càng biệt vô âm tín.
Té ra trong lúc người ta hy vọng thì ông ở Marquises đã cưới một cô gái thổ dân làm vợ, sinh hạ được con trai tên là Pierre Văn Cẩm, một gái là Bernadette Văn Cẩm, cô sau này lấy chồng Pháp, còn cậu kia thì làm nghề ấn loát.
Theo một tài liệu của Pháp, thì năm 1911, vì sinh kế, ông theo thống đốc Bonhoure đến đảo Tahiti, vào làm tại một bệnh viện với chức vụ chuyên viên thí nghiệm dược khoa. Ở đây chỉ có mình ông người Việt Nam, nên ông đã sinh hoạt hoàn toàn theo lối Âu tây, và cũng vì thế ông không nghĩ gì đến nước non nhà nữa.
Ông cũng thường làm thơ nhưng toàn bằng chữ Pháp.
Ông chơi thân với họa sĩ Paul Gauguin, và có soạn một vở kịch bằng thơ Pháp để đùa lại lấy tên là "Les amours d'un vieux peintre aux Marquises" tức "Những mối tình của một họa sĩ già ở đảo Marquises".
Ông mất ở Tahiti năm 1929 sau 31 năm lưu đày, thọ 55 tuổi.
Than ôi! Cứ như cuộc đời của Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm thì cái thuyết "con người kỳ lạ tất có những thành công kỳ lạ" của các Thánh Hiền xưa, hẳn đã không còn linh ứng gì nữa vậy!...
(theo Đỗ Thiên Thư và các tài liệu khác)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Tue 18 Nov 2014, 06:16 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Đứa trẻ kỳ tài (tt)
... Ông mất ở Tahiti năm 1929 sau 31 năm lưu đày, thọ 55 tuổi.
Than ôi! Cứ như cuộc đời của Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm thì cái thuyết "con người kỳ lạ tất có những thành công kỳ lạ" của các Thánh Hiền xưa, hẳn đã không còn linh ứng gì nữa vậy!...
(theo Đỗ Thiên Thư và các tài liệu khác)
Ông Kỳ Đồng sanh bất phùng thời thì thiếu mất thiên thời địa lợi Em nghĩ lúc bị lưu đày lần 2, ông ta cũng còn quá trẻ, chưa đủ kinh nghiệm trong cuộc chiến đâu.
Các tài liệu bằng tiếng Pháp ghi rằng ông ấy là Infirmier (y tá) ở bệnh viện trên đảo Tahiti |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| | | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Fri 21 Nov 2014, 15:00 | |
| Bạch Xỉ Hoàng Đế
Bạch Xỉ sinh năm 1855 tại làng Hoà Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông chính tên là Đoàn Đức Mậu rồi đổi là Đoàn Chí Tuân, còn có tên khác như: Đoàn Văn Long, Thầy Đoàn. Thời đó có câu sấm: “Bạch Xỉ sinh thiên hạ bình” (Bạch Xỉ ra đời là thiên hạ thái bình). Người thì cho là sấm Trạng Trình, người thì cho là Bạch Xỉ tự phao ra để gây uy tín, nhưng dân gian thì tin là sấm Trạng Trình vì Bạch Xỉ có nghĩa răng trắng mà ông là người không nhuộm răng đen như những người đồng thời. Có lẽ vì vậy mà ông tự lấy làm hiệu hoặc dân gian gán cho ông.
Bạch Xỉ sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, dòng dõi nho học, có truyền thống yêu nước. Ông nội là Đoàn Chí Nguyện - người đã cầm đầu nhân dân Hoà Ninh tham gia phong trào Tây Sơn và thuộc quân Tây Sơn kháng chiến chống quân Thanh. Thân sinh là Đoàn Chí Thông, tục gọi là cụ Hương Thân. Nhà cụ Hương là nơi tụ họp những người có tinh thần yêu nước ở địa phương và đàm đạo về việc nước mất nhà tan, nhất là việc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp. Lên 5 tuổi, cụ Hương Thân đã cho cậu Tuân đến học với cụ Tú Nguyễn trong làng. Mới một thời gian rất ngắn, cụ Tú đã phải kinh ngạc về trí thông minh của Tuân. Lên 6 tuổi, cậu Tuân theo học với thầy quan biện họ Trần ở làng Thọ Linh - một người nổi tiếng học giỏi nhất vùng. Lại mới được một năm, thầy quan biện không dám dạy nữa, thầy nghĩ rằng: “mình không còn chữ để dạy cho một học trò thông minh đáo để như Tuân”. Thầy biện nói: đây là bậc “sinh tri” (sinh ra là biết liền). Tiếp đó, ông còn theo học một vài vị danh nho khác. Và, khi mới lên 10, ông ở nhà tự học, tự đọc sách, không chịu đi học nữa.
Lên 12 tuổi, Đoàn Chí Tuân đã nổi tiếng về văn và thơ. Tiếng tăm của ông đã dậy khắp tỉnh, thành lên tới cả triều đình. Bấy giờ có người ra câu đối sau: - Hoàn quân dĩ đãi tướng quân (cho ông về để đợi tướng quân)
Bạch Xỉ đối ngay: - Sinh tử tất vi thái tử (sinh con ra ắt làm hoàng tử)
Lần khác, Bạch Xỉ đến trường học cụ thám hoa Nguyễn Đức Đạt, gặp lúc cụ ra đề cho học trò, lấy tích ở Kinh Thi nói về một ông vua chăm việc nước, quên mình, quên ăn. Bạn học sinh nhờ ông giúp vài câu, ông lấy bút viết ngay: - Tể phụ tiến thiện, vương viết: vi vi! Nhất đán ky, viết ngã ky chi Thuỳ tướng truyền xan, vương viết: phủ phủ! Ngô tuy mạo, thiên hạ tất phì! (Đầu bếp dọn ăn, vua bảo: chưa chưa! Một người dân đói, chính là ta đói đây Cần vụ đem cơm, vua bảo: khoan khoan! Mặt ta tuy gầy, nhưng mặt người dân được béo!)
Vua Tự Đức nghe tiếng bèn sai Tùng Thiện Vương đến tận nơi làng Hoà Ninh để xem xét “phải chăng là những lời đồn ngoa?”. Khi về kinh, Tùng Thiện Vương tâu lên vua rằng, những lời đồn đại về Đoàn Chí Tuân là đúng. Tự Đức tỏ ý lo ngại và truyền rằng: “phải để ý đến thằng trẻ con này lớn lên sẽ làm giặc!”.
Vốn thông minh từ nhỏ, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học và tinh thần yêu nước rất cao thì người thông minh như Bạch Xỉ làm sao mà không “nghe lỏm” được binh tình thế vận nước nhà? Ông đọc cả sách Tàu, sách Nhật, sách ta. Tuy còn nhỏ nhưng qua sử sách, Bạch Xỉ biết đất nước ta bị phong kiến Tàu đô hộ, biết rõ các vị anh hùng hào kiệt của ta chống giặc lập lại chủ quyền cho dân tộc. Ông buồn chán bỏ nhà ra đi, một mình lửng thửng đi dọc bờ sông Gianh, đến cửa Hác. Đoạn sông này rộng mênh mông, ba bề sóng vỗ. Bên này là La Hà (Quảng Văn), bên kia là Quảng Lộc. Ông đi ngược lên, vượt qua một hòn cù lao, chọn chỗ sông hẹp rồi bơi qua bờ Bắc. Đi hết Tân An, chợ Đồn rồi leo lên cồn cát trắng vùng Quảng Phương. Ông đi như người vô định. Gia đình hoảng hốt bổ đi tìm, nhưng khi quay về thì thấy ông đang nằm mà cười trên giường.
Tiếp đó Bạch Xỉ lại bỏ đọc sách ra đi tìm lũ trẻ chăn trâu lập trò chơi trận giả. Hết chơi trên cạn lại lập trò chơi dưới nước. Ông cùng lũ trẻ chặt chuối cây kết bè, vạt cây làm mái chèo, rồi, người cùng bè ra giữa dòng cho thuỷ triều cuốn đi. Ông chỉ huy chèo vát cho thuyền vào bờ rồi dùng dây thừng kéo bè theo mép bờ về nơi xuất phát. Lại tập lại nhiều lần như thế. Bạch Xỉ còn cùng lũ trẻ tới những trảng cát chia phe trốn tìm. Phe do ông chỉ huy bao giờ cũng tìm ra đối phương, còn đối phương thì hoàn toàn bó tay. Hoá ra, Bạch Xỉ có cách độn thổ: đào hố chôn mình xuống, chỉ để hở mũi và mặt ở dưới các gốc cỏ, cây dại. Rồi thi vật, thi đấu võ, ông thắng luôn cả những đứa lớn tuổi, vạm vỡ hơn mình. Từ đó, lũ nhỏ tôn ông làm “đại tướng”.
Bạch Xỉ học giỏi nhưng không đi thi. Năm 1873, giặc Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất, Tự Đức cắt 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Phong trào “bình Tây sát tả” liên tục nổ ra. Tư tưởng chống Pháp hình thành trong con người ông. Lúc này mới 17 tuổi Bạch Xỉ bắt đầu hành động. Ông đi khắp đó đây, tìm kiếm, kết giao với những người cùng chí hướng.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi xuất bôn hạ chiếu Cần Vương. Vừa tròn 30 tuổi, Bạch Xỉ ra đón xa giá mong phò vua giúp nước, nhưng, do quan điểm khác biệt đối với công giáo, ông không tán thành chữ bình Tây sát tả. Ông đề nghị Tôn Thất Thuyết bỏ chữ “sát tả” mà chỉ “bình Tây”nhưng Tôn Thất Thuyết không chấp nhận.
Không được trọng dụng, ông liền về quê ở Hòa Ninh mộ quân đánh Pháp. Lũ trẻ chăn trâu ngày nào giờ đã lớn. Họ đã từng răm rắp tuân theo mệnh lệnh của “đại tướng” Tuân, giờ đây, họ đã có một cơ hội và theo Tuân như có một ma lực thực sự. Chưa đầy hai tháng, trai tráng phần lớn dân Hoà Ninh theo Tuân gần 500 người, số còn lại là dân quanh vùng như Vinh Lộc, Minh Lệ, Vĩnh Phước, La Hà... Điều đặc biệt là ông không như các sĩ phu khác nêu khẩu hiệu “Bình Tây, sát tả”, coi đạo Thiên chúa cũng là kẻ thù, mà ông thực hiện đoàn kết lương giáo. Trong số nghĩa binh có 25 người là công giáo và 17 người là lính cũ của triều đình.
Bạch Xỉ tổ chức rèn vũ khí, làm cung nỏ, đao, kiếm, đoản đao nhiều vô kể. Ông quyên tiền mua được 21 khẩu súng bắn nhanh, sản xuất 40 cung nỏ cùng hàng trăm đao, kiếm, giáo mác, tậu được 22 ngựa chiến. Dân chúng ủng hộ lương thực đủ nuôi quân trong 2 năm. Nghĩa quân được phiên chế thành từng đơn vị 10 người, 100 người có chỉ huy trưởng, phó của từng cấp. Họ bắt đầu luyện tập: đánh võ tay không, đánh côn, đầu kiếm. Họ tập bắn súng, tập phi ngựa bắn súng, bắn cung. Tập trận vượt sông, tập trận trên bộ... Song địa thế ở Hòa Ninh trống trải lại bị tên cố đạo cản trở, Bạch Xỉ phải chia quân làm ba bộ phận hợp tác với các thủ lĩnh khác để chiến đấu: 1. Nguyễn Hưng Vương (người Hoà Ninh) dẫn 130 quân Hoà Ninh lên sát nhập với nghĩa binh do Cao Thượng Chí chỉ huy đóng ở Xuân Mai. 2. Đinh Hớn (võ sĩ người Vĩnh Lộc) dẫn 120 người Vĩnh Lộc, Minh Lệ, Vĩnh Phước, La Hà sát nhập với nghĩa quân do Mai Lượng chỉ huy ở căn cứ Cao Mại. 3. Bạch Xỉ (có Nguyễn Ngọc Hiền phụ tá) đích thân dẫn số nghĩa quân Hoà Ninh còn lại (có cả 25 giáo dân) vào sát nhập với nghĩa quân Hoàng Phúc đóng tại căn cứ Vạn Xuân (Tây Nam Quảng Bình). Ở đây Bạch Xỉ nhận làm phụ tá (mưu sĩ) cho Hoàng Phúc, còn nghĩa quân Hoà Ninh thì được phiên vào đội quân của Đề Phú.
Trong 4 năm (1885-1888), nghĩa quân Hoàng Phúc, Đề Phú (Nam Quảng Bình) đã tấn công quân Pháp và thắng nhiều trận.
Trước sức ép của Nghĩa quân, cuộc hành trình của vua Đồng Khánh dự định ra Quảng Trị, Quảng Bình ngày 27/7/1886, thì mãi đến ngày 19/8/1886 Đồng Khánh mới ra đến Đồng Hới. Đến đây, Đồng Khánh trâng tráo ra tờ dụ kêu gọi nghĩa quân ra đầu thú và đặt giải thưởng rất hậu cho ai bắt được Hoàng Phúc, Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực, Đoàn Đức Mậu (cũng là Bạch Xỉ).
Được 10 ngày, không có ai nghe theo lời dụ của Đồng Khánh, y kêu ốm rồi bỏ chương trình Bắc tuần, không ra Hà Tĩnh nữa, mà xuống tàu Pháp ở Nhật Lệ, thoái lui.
Về Huế, Đồng Khánh nói: “không đời nào tôi có thể tin rằng, dân các nơi này lại trung thành với tôi, bởi vì các tỉnh ấy có nhiều văn nhân quá”.
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa Mon 24 Nov 2014, 07:38 | |
| Bạch Xỉ Hoàng Đế (tt)
Nghĩa quân Hoàng Phúc có Bạch Xỉ làm mưu sĩ đánh thắng liên tiếp mấy trận. Cứ ngỡ phong trào kháng chiến giết giặc đã dấy lên, ai hay, cuối năm 1888 vua Hàm Nghi bị bắt. Được tin này, nghĩa quân Quảng Bình bỗng suy yếu dần rồi tan rã. Tôn Thất Đạm tự tử, Lê Trực về sống ẩn dật để chờ cơ hội khác. Cao Thượng Chí, Mai Lượng, Đề Phú, Đề Chít (Trích), Đề Én bỏ về làm ăn. Họ ngầm dặn quân sĩ về quê nương náu, đừng theo giặc, chờ thời cơ thuận lợi thì hội quân trở lại, tiếp tục kháng chiến kiến quốc.
Riêng Bạch Xỉ là không chịu thua. Chí của ông là chiến đấu đến cùng. Ông kéo nghĩa quân Hoà Ninh về thăm gia đình, đồng bào quê hương rồi tập hợp lại lực lượng. Nhiều nghĩa quân của Cao Thượng Chí, Mai Lượng lại theo Bạch Xỉ. Đồng bào các khu vực này nghe theo ông, cấp thêm lúa ngô để nuôi nghĩa quân.
Bạch Xỉ kéo đội quân của mình ra Hương Khê tìm Phan Đình Phùng. Cụ Phan dung nạp đội quân Hoà Ninh, Vinh Lộc sát nhập quân khởi nghĩa Hương Khê. Còn Bạch Xỉ trở thành một tướng bên cạnh Cao Thắng, Nguyễn Chánh và 10 tướng khác trong đại bản doanh do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Ý chí nung nấu của Bạch Xỉ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt là cần tôn lập một ông vua mới. Ông rất quý trọng cụ Phan, một lòng tôn phò cụ Phan, mong muốn cụ Phan lên ngôi chấp chính mà lo việc quốc gia đại sự. Ông có câu thơ với cụ Phan: - Tướng quân nghĩa liệt văn hoàn vũ Nguyện hướng viên môn tác chấp chiên (Nghĩa liệt tướng quân vang bốn cõi Xin theo bên ngựa đỡ dây cương)
Ý ông muốn nói, không ai xứng đáng hơn Phan Đình Phùng lên ngôi chấp chánh để lo việc quốc gia đại sự và đề nghị vua mới thay đổi lập trường đối với công giáo: chống sự “sát tả” mà chỉ “bình Tây”.
Lời đề nghị của Bạch Xỉ không ngờ bị cụ Phan và quân khởi nghĩa Hương Khê phản đối. Họ còn ngờ vực lòng trung thành của ông đối với các tướng lĩnh Hương Khê.
Do mâu thuẫn về về tư tưởng nên Bạch Xỉ đã tách khỏi Phan Đình Phùng, bí mật rút nghĩa quân Hoà Ninh, Vĩnh Lộc rời Hương Khê về lại Đại Hàm xây dựng căn cứ địa chiến đấu độc lập. Bạch Xỉ tự quyết định lên ngôi, lấy niên hiệu là Long Đức Hoàng đế cùng với 28 vị thủ hạ quanh ông và do ông cắt đặt các chức vụ triều chính. Ông truyền hịch kêu gọi nhân dân lương cũng như giáo đoàn kết một lòng đứng lên chống giặc Pháp cứu nước. Trong bối cảnh “bình Tây sát tả” thì chủ trương của Bạch Xỉ là chỉ “bình Tây”. Nhờ chủ trương đúng đắn ấy, ông đã tập hợp được lực lượng giáo dân theo nghĩa quân giết giặc, thì phải công bằng mà nói rằng: đó là công lao và tư tưởng cao đẹp của ông trước lịch sử.
Về phía Phan Đình Phùng, chắc chắn cụ cũng nhìn thấy điều đó. Nhưng cụ Phan mang quan niệm cô trung, tự mình không dám lên ngôi vua, bởi đó là “bất trung” là “tiếm vị”! Cụ giữ chữ trung, chịu phận làm tôi để giữ đạo lý nhà nho: trung quân và ái quốc.
Cụ Phan không những không đồng tình với Bạch Xỉ mà còn phản đối hành động của ông chính là ở chữ cô trung và một phần là Bạch Xỉ không đủ “tư cách”, “tài năng” để tự xưng hoàng đế như các vị ngày xưa trong lịch sử: Lê Lợi, Lê Trang Tông, Nguyễn Huệ hoặc xa hơn như Ngô Quyền, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương...
Từ đây, dọc miền rừng Hà Tĩnh - Quảng Bình có hai bản doanh nghĩa quân cùng một chí hướng chống Pháp. Nhưng, sự ngờ vực đã trở thành mâu thuẫn nội bộ. Điều này hoàn toàn không có lợi cho phong trào nghĩa quân đang ở thế yếu lại phải chống chọi với một thế lực đế quốc mạnh.
Chỗ yếu về tài năng của Bạch Xỉ lộ rõ trong quá trình hoạt động của ông. Khi khởi quân tại Hoà Ninh, trong tay ông đã có số quân, số vũ khí, lương thảo mà không dám xuất quân đánh trận nào, không dám tự mình làm chủ tướng mà thâu quân đi các nơi nhập với các thủ lĩnh địa phương. Như vậy, tự ông dừng lại ở tấm lòng yêu nước nên chưa rõ thiên tài đánh giặc.
Khi ông giúp Hoàng Phúc lập được một số chiến công, tiếng tăm ông đã lừng lẫy, nhưng rồi Hoàng Phúc bị tử trận, ông lại rút quân bản bộ của mình đi tìm Phan Đình Phùng mà không thừa kế sự nghiệp của Hoàng Phúc. Ông khiêm tốn hay thiếu trách nhiệm hay tự xét mình chưa đủ tư cách làm minh chủ nên phải tìm người tài giỏi hơn trước quốc gia đại sự?
Phan Đình Phùng là người có tiếng: học vụ Đình Nguyên, có trình độ tổ chức quân thứ, đánh lui quân Pháp ở Hương Khê, có sức tự tạo ra vũ khí, có khí tiết anh hùng mà vẫn không dám nghĩ đến chuyện lên ngôi hoàng đế. Ấy thế mà khi cụ Phan bác bỏ ý kiến tôn cụ lên ngôi chính vị, không hiểu Bạch Xỉ nghĩ thế nào mà lại dám tự lên ngôi Long Đức Hoàng đế? Thiết tưởng, trước và sau, bản thân ông đã không nhất quán! Lúc đầu thì quá khiêm nhượng, lúc sau thì đã tự quên mình nên bị thất bại.
Tuy nhiên, việc Bạch Xỉ chủ trương có một ông vua mới của phe kháng chiến là không có gì sai. Khi Hàm Nghi chưa bị bắt, chính thực dân Pháp cũng đã sợ một nước có hai vua. Chính Pháp đã thấy vị trí của vua Đồng Khánh không đủ uy tín đối với nhân dân để cho họ dựa vào đó mà thi thố chính sách nô dịch, lừa phỉnh.
Và cũng đáng tiếc là việc cụ Phan đem quân đánh lại Bạch Xỉ về tội tự xưng hoàng đế đã làm cho nội bộ nghĩa quân thêm suy yếu. (Theo lời kể của ông Đoàn Tiến Khứ cháu ông Bạch Xỉ thì Phan Đình Phùng từng kéo quân tới núi Đại Hàm nhằm cho Bạch Xỉ “một bài học”. May là Bạch Xỉ đã biết trước nên khi nghĩa quân cụ Phan kéo tới thì nghĩa quân của Bạch Xỉ đã “vườn không nhà trống” di chuyển nơi khác để tránh đụng độ).
Bạch Xỉ chủ yếu đánh du kích, dùng phép nghi binh rồi biến hoá làm cho địch không lường được mà rơi vào nơi phục kích của nghĩa quân.
Giữa tháng 5/1892 địch mở trận càn 15 ngày qua đèo Quy Hợp để tiến đánh Hương Khê. Quân ông không phục kích ở đèo mà phục kích ở tả ngạn sông Ngàn Sâu gần bến đò Thanh Luyện. Chờ phần lớn quân giặc qua sông, phần ít còn lại chờ đò, cởi súng nghỉ trên bờ, nghĩa quân ẩn nấp trong các lùm cây dùng cung nỏ bắn tới, chặn bọn lính khố xanh đi đầu và đi cuối. Đội nghĩa quân ở trên cao nổ súng uy hiếp để đội quân ở giữa dùng đoản đao, mã tấu chém giết bọn lính vận tải. Số lính trúng tên độc chết ngay, những tên khác thì bị nghĩa quân vây hãm. Số quân địch bên kia sông dùng đò quay lại cứu viện thì bị nghĩa quân nổ súng bắn thủng đò. Đò chím, quân giặc càng bị động chới với giữa dòng sông nên chết và bị thương càng nhiều hơn. Bạch Xỉ còn bố trí một đội quân chặn viện từ đồn Tri Bản lên. Kết quả bọn địch bị chết và bị thương gần hết, nghĩa quân thu 9 súng, 15 hòm đạn, 12 gánh quân lương. Tháng 6/1894, giữa mùa nắng, gió Tây Nam thổi mạnh. Đang đêm nghĩa quân đem quân đốt hàng rào, gió thổi vào đồn lính Pháp cháy nhà cửa và bắn súng vào. Bọn giặc bị chết bỏng và trúng đạn rất nhiều.
Một trận khác, nhân ngày chợ phiên, một số “lính khố xanh” là cơ sở nội ứng của ta rủ được tên thiếu uý Pháp cùng nhiều binh lính ra chợ phiên ăn uống no say. Lính trong đồn còn lại rất ít, Bạch Xỉ cho 50 nghĩa quân giả trang ập vào đồn. Quân địch phản ứng không kịp. Bên ngoài, số nghĩa quân giả trang giả bắn yểm trợ, nhưng mà “yểm” luôn cả hai phía. Lính trong đồn và lính ngoài chợ bị diệt gọn. Quân Bạch Xỉ thu được súng đạn và rút lui an toàn.
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 8 trong tổng số 10 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |