Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giai Thoại Chữ Nghĩa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Mon 05 Oct 2009, 16:45

Trạng Lợn

Nguyễn Nghiêu Tư, hiệu là Tùng Khê, người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Tương truyền cha ông làm nghề thịt lợn, ông lại đẻ vào tháng 10 tức tháng Hợi nên được đặt tên là Nguyễn Văn Trư và mọi người thường gọi là cậu Lợn.

Ông bản tính nhanh nhẹn, thông minh, có lần đi với bố ra đường, gặp đám rước kiệu ông Nghè vinh quy, Trư hỏi:
- Ông gì thế bố?

Người cha đáp:
- Ông Trạng!

Trư nói:
- Lớn lên con cũng làm ông Trạng!

Từ đó đi chơi với trẻ trong làng, ông đều khoe:
- Tao là quan Trạng!

Có người khách nghe được mới nói lỡm rằng:
- Trạng dở hay trạng nguyên?

Ông buột miệng đối ngay:
- Khách quen hóa khách lạ!

Cạnh làng ông là làng Yên Định đất học, có cụ đồ sang chơi, nói rằng:
- Mày là Trạng thì để ta ra câu đối xem đối có được không?

Trư ưng chịu. Nhân nhà Trư sinh sống bằng nghề thịt lợn cụ đồ bèn ra vế đối, mang đề tài lợn:
- Lợn cấn ăn cám tốn!

Lợn cấn là lợn có chửa, lợn chửa thì ăn nhiều cám tuy nhiên cái lắc léo của câu đối chính là Cấn và Tốn là hai quẻ trong Bát quái.

Trư đối ngay:
- Chó khôn chớ cắn càn!

Câu đối tuy rằng khá xấc xược, nhưng vế đối khá hay bởi vì Khôn và Càn cũng chính là hai quẻ trong Bát quái!

* Thật ra xét về luật đối thì vế đối không chỉnh lắm vì chữ "ăn" là động từ, "chớ" là trạng từ, "cám" là danh từ "cắn" là động từ. Câu đối này được gán cho Trạng Quỳnh trong truyện về Trạng Quỳnh (chú thích của Ái Hoa).

Cụ đồ thấy Trư thông minh bèn khuyên bố mẹ ông cho ông đi học. Chính cụ đồ bị ông đối xược ấy dạy ông từ năm mới 8 tuổi. Ông học rất giỏi, nghe một biết mười, lễ phép, chuyên cần, bạn học có người lớn gấp rưỡi, gấp đôi tuổi thảy đều thương mến. Những ngày trời mưa bạn thường cõng ông qua chỗ lội.

Khi ở nhà lúc nào ông cũng chăm lo đèn sách, thậm chí khi ra ao rửa bèo, ra vườn hái rau, tay vẫn cầm cái que nhọn vạch xuống đất hoặc vào lá chuối, lá khoai những chữ khó nhớ.

Đến khi biết chữ đã kha khá, thầy đồ gửi ông ra học cụ Vũ Mộng Nguyên. Cụ Nguyên người xã Đông Sơn, huyện Tiên Du, đỗ Thái học sinh nhưng không làm quan cho nhà Hồ mà về làng dạy học.

Ông đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn (1448) niên hiệu Thái Hòa năm thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông. Tương truyền đêm trước ngày thi đình vua Nhân tông nằm mơ thấy lợn đỗ trạng. Dân gian coi yết bảng cứ kháo nhau thành vè “Long đầu lợn-Nguyễn Văn Trư”, vua liền đổi tên cho Trạng là Nguyễn Nghiêu Tư.

Ông làm quan đến chức An phủ sứ Hàn lâm Trực học sỹ, đi sứ nhà Minh lại phong Lại bộ thượng thư, về phong Chưởng lục bộ thượng thư.

Khi Trạng vinh quy bái tổ, dân làm cái nghè ở Phù Lương thị (chợ làng Phù Lương), tức làng Giùng, chợ Giùng để đón. Nghè còn tồn tại đến thời kháng chiến chống Pháp dân vẫn gọi là Nghè quan Trạng. Khi về hưu vua phong “Thượng quốc công chí sỹ” và vợ được hàm “nhất phẩm phu nhân”.

Năm 1459 Lê Nghi Dân giết vua tiếm vị, sai Trạng đi sứ sang Tàu cầu phong. Khi đoàn sứ thần ta tới ải Nam Quan, viên quan coi cửa ải nhà Minh muốn thử trí sứ thần Đại Việt bèn treo lên cửa quan một chữ thập lớn bằng gỗ, bảo nếu đối được thì mới mở cửa đón tiếp. Trạng nói:
- Các người ỷ thế nước lớn, ngạo mạn muốn coi người Trung Hoa là “tung hoành vũ trụ”. Đã vậy thì ta phải đối lại cho chúng biết người Đại Việt chúng ta không dễ gì mà bắt nạt!

Trạng sai người bện một cái vòng tròn lớn bằng lụa tết mắc lên đầu chữ thập, cả chữ thập lọt trong vòng tròn ấy. Viên quan Tàu coi ải đọc ra ngụ ý vế đối là "bao quát càn khôn", để đối lại vế ra là “tung hoành vũ trụ”. Ông ta thầm khiếp phục, mở cửa quan nghênh tiếp sứ giả.

Vào đến Yên Kinh, Trạng vào yết kiến vua Minh. Hoàng đế nhà Minh hoạch hoẹ:
- Sao lại dám giết em mà tranh ngôi vua?

Nghiêu Tư trả lời:
- Đường Thái tông giết cả anh là Kiên Thành, em là Nguyên Cát là việc cũ của thiên triều, thì việc nước tôi ngày nay có gì là lạ?

Thấy sứ thần Đại Việt trả lời rất đúng lý nhà Minh đành chấp nhận phong vương.

Nhà vua muốn thử tài sứ giả, ngầm sai đặt trong hoàng cung quán lịch sự, đề hai chữ Kính Thiên treo ở giữa, bầy đôi sập thất bảo rất cao, xung quanh đặt nghi vệ sang trọng như chỗ giường ngủ của thiên tử, để xem Trạng có dám ngồi đó không.

Khi sắp yến tiệc họ đưa Trạng và phó sứ dạo thăm cung điện rồi mới đưa đến đấy. Trạng bèn bảo phó sứ cùng ngồi lên sập thất bảo. Thấy vậy, viên quan nhà Minh ra hoạch:
- Cớ sao sứ thần lại ngược ngạo, vô lễ đến như vậy? Không trông lên trên kia xem, chỗ này là chỗ gì?

Trạng ta bình thản trả lời:
- Dám thưa, ngài lấy cớ gì cho sứ thần tôi là ngạo? Biển đề hai chữ Kính Thiên 敬 天, chiết tự ra là kính nhị nhân 敬 二 人 (chữ thiên 天 là trời, tách ra thành hai chữ nhị nhân 二 人 là hai người) thực hẳn là ý quý quốc muốn đem cái ngôi này mà hậu đãi hai sứ thần xa lại. Ngài dạy thế chúng tôi phải tuân theo. Vả nghe cổ nhân có nói: “Đãi người phương xa cốt lấy bụng thực”. Tôi nghe Thánh triều lấy thành tín đãi người ngoại quốc. Thế mà sứ giả nước xa tới lại đem cái bụng trí thuật làm oai. Tôi sợ người ta nghe tiếng dẫu có lòng thực hướng mộ, cũng sinh nghi mà không lại nữa.

Viên quan nhà Minh thấy Trạng nói như đã thấu rõ gan ruột mình từ trước, vội vàng khoả lấp ngay:
- Xin quý ngài xá lỗi. Nghĩ là buổi ban đầu, thử xem ngài có phải là bậc tài giỏi không thôi. Nhưng quý ngài quả là bậc thông minh, đã giỏi mà biết trước được như thế còn hề chi?

Trong thời gian ở Trung Quốc ông lập được nhiều công lớn, nhất là việc dạy hoàng tử học, được vua Minh rất đỗi quý phục phong ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên.

Ái Hoa

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Tue 06 Oct 2009, 04:11

sao nhìn ra chữ thiên 天 thành hai chữ nhị nhân 二 人 được, ông Trạng này thông minh vậy ?
Chứ em chỉ thấy mấy ... cọng mì à
dd
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Sat 10 Oct 2009, 09:24

Shiroi đã viết:
sao nhìn ra chữ thiên 天 thành hai chữ nhị nhân 二 人 được, ông Trạng này thông minh vậy ?
Chứ em chỉ thấy mấy ... cọng mì à
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 100612


Tại hay ăn mì gói quá nên nhiễm!
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 73355

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Sat 10 Oct 2009, 09:35

NĂM HỢI NHÀN ĐÀM VỀ TRẠNG LỢN
VÀ TRUYỆN TRẠNG LỢN


NGUYỄN VIẾT CHÍNH

Trạng Lợn là một trong hai trường hợp ngoại lệ được xây dựng thành hình tượng văn học, Về nguồn gốc xuất xứ của truyện Trạng Lợn thì có nhiều tài liệu giải thích khác nhau. Theo từ điển Hán-Việt của ông Đào Duy Anh thì Trạng Lợn là tên dân gian dùng để chỉ Nguyễn Nghiêu Tư ở nước ta học dốt lại vô hạnh mà đỗ Trạng nguyên nên người đời thường có câu: Trạng nguyên trư Nguyễn Nghiêu Tư, nghĩa là Trạng nguyên dốt như con lợn.

Đúng là có Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư thật. Theo sử sách thì niên hiệu Thái Hoà thứ sáu (1448) trước khoa thi, vua Lê Nhân Tông nằm mơ thấy lợn đỗ trạng. Đến lúc treo bảng người đỗ trạng lại tên là Nguyễn Nghiêu Trư, người Kinh Bắc. Hỏi ra thì biết Trạng đẻ tháng Hợi, năm Hợi nên bố đặt tên cho vậy. Vua thấy tên Trạng mà như thế thì không hay nên mới đổi tên từ Nguyễn Nghiêu Trư thành Nguyễn Nghiêu Tư. Theo cụ Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng thì đương thời Thăng Long có câu: Long đầu Trư - Nguyễn Nghiêu Tư (Nguyễn Nghiêu Tư là con lợn đầu rồng), chỉ việc Tư đỗ trạng.

Nhưng trong dân gian thì hai chữ “Trạng Lợn” được dùng để chỉ những kẻ nói láo gặp thời. Vào năm Canh Thân 1920 đời vua Khải Định có ấn hành sách Trạng Lợn do Mộng Quế Thư Hiên viết đề tựa. Theo tài liệu này thì Trạng Lợn là Dương Đình Chung (tục gọi là Chung Nhi), con thứ hai của
ông Dương Đình Lương làm nghề mổ lợn, quê ở Mạnh Chư (tục gọi là làng Dừa), thuộc huyện Bình Lục, Nam Hà. Vì chữ Chư đồng âm với Trư (lợn) nên gọi là Trạng Lợn – theo cách gọi phổ biến ngày xưa. Tương truyền rằng, họ Dương ở làng Dừa vốn là dòng khoa bảng. Đến đời ông Dương Đình Lương thì phải xoay ra làm nghề lái lợn, hai vợ chồng sinh được một trai nhưng lại học dốt nên lấy làm buồn phiền và ngày đêm cầu mong có được một thằng con thông minh để nối nghiệp tổ tiên. Quả nhiên bà Lương thụ thai rồi sinh ra một trai nữa, hai vợ chồng mừng lắm bày tiệc ăn
mừng và đặt tên là Dương Đình Chung (còn gọi là Chung Nhi). Năm Chung Nhi lên 3 tuổi, triều đình mở khoa thi. Có một ông Trạng nguyên và một ông Bảng nhãn vinh qui về qua làng Dừa. Chung Nhi chỉ vào người mặc áo trào hỏi bố: “Ông kia là gì?, hở bố?”, “Ông ấy là quan Trạng”. Lại chỉ ông mặc áo trào đi sau: “Còn ông kia?”, “Ông ấy là quan Bảng”, “Ông nào hơn ông nào?”, “Quan Trạng hơn”. Chung Nhi liền nói với bố rằng: “Thế thì sau này con cũng làm quan Trạng”. Từ đấy, Chung Nhi thường mơ tưởng đến hai chữ “Trạng nguyên”…Một hôm có ông khách của bố đến chơi hỏi đùa
Chung Nhi: “Trạng dở hay Trạng nguyên?”. Chung Nhi đáp lại: “Khách quen hoá khách lạ”. Khách ngạc nhiên về vế đối hoàn chỉnh nên khuyên ông Lương cho Chung Nhi theo học…

Còn về truyện Trạng Lợn. Theo ông Vương Thừa ÂN, truyện Trạng Lợn có cả thảy 19 hồi, diễn biến theo một trình tự chặt chẽ, qua đó dần dần hiện lên một nhân vật chính có đủ hoàn cảnh xuất thân, lý do ra đời, học hành, thi cử rồi hiển đạt thế nào. Sau khi đỗ Trạng được vua sai cầm
quân đánh giặc, lấy được vợ tài sắc con quan, đi sứ Tàu ứng đối trôi chảy, sau lại hoá về trời. Trong truyện còn có một loạt nhân vật phụ, nhưng phần lớn là hư cấu, chỉ có hoàng đế Lê Thánh Tông và thầy địa lí Tá Ao là có thật!

Trong thực tế thì làng Mạnh Chư xưa nay không có họ Dương và các sử liệu cũng không hề chép ai là Dương Đình Chung đỗ Trạng làm quan như thế cả, dưới triều vua Lê Thánh Tông lại càng không có. Rõ ràng, Trạng Lợn chỉ là một nhân vật được hư cấu lên thành hình tượng văn học. Các
chi tiết hài hước trong truyện rất sâu sắc đòi hỏi người đọc phải có một số kiến thức Hán Nôm nào đó mới thấy hết sự thú vị. Tác giả Trạng Lợn phải là người có học có tài nữa, nhưng không gặp thời nên rất khinh ghét những kẻ nói láo gặp thời. Ví như truyện “Dốt chữ …thành thần”:

Trạng Lợn cùng hai người bạn lạ đi đến một làng nọ khi trời nhá nhem tối bèn lần vào tìm nhà trọ. Thấy ở cổng làng đề ba chữ “Thủ chư dự” (Lấy trong quẻ dự), Trạng nghe qua lại lầm qua là “thủ trư” (thủ lợn) nên báo với hai người kia là : “Tối nay, anh em ta được chén thủ lợn”. Thực ra Trạng dốt, vừa đoán mò lại không biết cả ngữ pháp tiếng Hán (thủ lợn phải là “trư thủ” chứ không phải là “thủ trư”). Không ngờ, ba người lại trọ ở nhà ông tiên chỉ, gặp ngày tế xuân, làng đem biếu ông ta cái thủ lợn, thế là…hai người kia phục lăn Trạng. Hôm sau, ba người qua một làng khác, thấy đầu làng có biển đá khắc hai chữ “hạ mã” (xuống ngựa). Nhưng do mặt chữ chưa thuộc nên Trạng đọc thành “bất an” nên giục hai bạn đi vội kẻo nguy. Quả nhiên, một lúc sau trong làng có đám cháy lớn… Tiếng lành đồn xa, một hôm Trạng Lợn được vua mời vào cung để bói tìm kẻ trộm đánh cắp đồ nữ trang của công chúa. Nghĩ mãi không ra kế gì, Trạng cho mình là cái thân tội nên buột miệng nói: “Thật là quýt làm cam chịu”. Không ngờ hai tên trộm là Cam và Quýt rình nghe thấy liền ra tự thú. Từ đó Trạng càng nổi tiếng. Quá nổi tiếng nên Trạng được vua giao làm Chánh sứ sang Tàu. Tới ải Nam Quan, quan giữ ải đưa ra một cái biển trên viết chữ “Thập” rồi lấy tay chỉ Đông, chỉ Tây ngầm như thách đố. Trạng bực và nghĩ: Nó muốn dọc, muốn ngang thì ta khoanh một cái vòng tròn cho nó hết đường dọc ngang. Rồi Trạng khoanh một vòng lớn vào biển rồi đưa ra. Quan giữ ải giật mình: ý ta muốn nói là “tung hoành vũ trụ”, thế mà sứ An Nam biết mà đối lại là “bao quát càn khôn” thì tài thật…

Trong lời đề tựa truyện Trạng Lợn, Mộng Quế Thư Hiên viết: “Đến như ông Trạng Lợn thì thực là quá, đĩnh ngộ không phải như cụ Mạc (Mạc Đĩnh Chi) mà đối đáp không khác gì bậc thông minh, uyên thâm không phải như cụ Trình mà bói toán tựa như người tinh, góp nhặt rặt những chuyện của người mà thành ra cái tài của mình thực là chuyện lạ xưa nay có một. Các cụ truyền người ta nhớ lại song ác ở miệng, văng vẳng ở tai, một câu gọi trạng, hai câu gọi trạng”. Truyện Trạng Lợn mượn bối cảnh và triều đại Lê Thánh Tông, một triều đại thịnh trị trong nhà nước phong kiến Việt Nam, công nhận một anh chàng dốt đặc cán mai mà đỗ trạng để chế diễu chế độ phong kiến họ Nguyễn một cách thoải mái. Dưới triều ấy, vua ấy mà còn thế thì dưới triều khác, vua khác sẽ ra sao. Triều Nguyễn có quy định không lấy ai đỗ Trạng nguyên vậy bịa ra một ông Trạng nguyên thời Lê, xuất thân lái lợn, dốt đặc cán mai tha hồ mà chế diễu, ai bắt bẻ được. Tuy nhiên, với nhân vật Trạng Lợn, là nhân vật bất tài vô tướng chỉ nhờ nói láo gặp thời mà nên danh vọng, nhưng người ta không ghét mà lại còn yêu thích. Bởi Trạng Lợn không làm điều gì trái với luân thường đạo lý cả, mà trái lại thể hiện vai trò đối nội, đối ngoại đều hay. Phải chăng đó cũng chính là tư tưởng của tác giả không muốn phủ nhận vai trò của kẻ sĩ trong mọi hoàn cảnh? Xây dựng nên một hình tượng Trạng Lợn, tác giả muốn cho ta thấy chế độ phong kiến đương thời đã đến lúc suy tàn, sụp đổ…

“Truyện Trạng Lợn là truyện không mà hoá có, có mà lại hoá không có. Bởi lẽ ở đời lúc nào lại không có những chuyện “chó ngáp phải ruồi” khi mà xã hội còn lạc hậu như thời phong kiến?” (Vương Thừa Ân). Vâng, chuyện của Trạng không biết thực chỗ nào, hư chỗ nào. Nhưng có điều chắc chắn là, truyện Trạng Lợn đã, đang và sẽ sống mãi trong tâm thức dân gian.

NVC

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Wed 02 Dec 2009, 19:52

Trạng Lợn dân gian: Dương Đình Chung

Họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) là một quí tộc có nhiều người làm quan to trong triều. Ðến đời ông Dương đình Lương thì sa sút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải làm nghề bán thịt để sinh nhai.

Hai vợ chồng ông này, tuy sống trong nghề giết heo, giết bò, nhưng bản tính thực thà, phúc đức, có tiền vẫn bố thí cho những người khó ở chung quanh và thờ trời sợ phật, chớ không ác nghiệt như phần đông bạn đồng nghiệp lúc bấy giờ.

Một hôm, Dương ông đi lễ ở cái miếu đầu làng về thì gặp một ông cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm tìm nhà trọ.

Dương ông đáp:
- Thưa cụ, ở đây không có quán trọ nào hết. Bây giờ trời sắp tối rồi, cụ mà đi nữa thì lỡ dỡ đường, âu là mời cụ về nhà tôi nghỉ. Tôi không có tiền nhưng đủ cơm nước đãi cụ mươi ngày.
- Nếu cụ có lòng yêu chúng tôi muốn ở lại đây chơi ít ngày.

Ông khách mừng rỡ.
- Nếu được như thế thì còn gì hay bằng.

Dương ông hẹn đưa ông khách về nhà, tiếp đãi rất chân thành, quí hóa. Cơm nước xong, ông khách hỏi chủ nhà làm gì. Dương ông cứ thực tình mà đáp.
- Không dám giấu cụ, tổ tiên chúng tôi xưa làm quan to tại triều, nhưng đến chúng tôi tài hèn sức kém nên đành phải bán thịt để sinh nhai.

Hai người trò truyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Thu 03 Dec 2009, 05:57

Ái Hoa đã viết:


Hai người trò truyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.

Ái Hoa
(còn tiếp)
sướng thiệt ... ai mà nuôi em, cho em la cà đi chơi... em chịu liền dd
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Thu 03 Dec 2009, 17:35

Shiroi đã viết:
Ái Hoa đã viết:


Hai người trò truyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.

Ái Hoa
(còn tiếp)
sướng thiệt ... ai mà nuôi em, cho em la cà đi chơi... em chịu liền dd

Nuôi đi chơi để sinh Trạng chớ bộ! Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 578786

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Thu 03 Dec 2009, 17:38

Trạng Lợn dân gian: Dương Đình Chung (tt)

Hóa ra ông khách đi xem địa lý, mà ông ta không ai khác hơn là ông thánh địa lý Tả Ao. Thấy Dương ông là một người phúc hậu, hiền lành Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại liền ba tháng chính là để tìm cho Dương ông một ngôi đất quý.

Tả Ao hỏi Dương ông:
- Ông bà đãi tôi thành tâm quá, tôi cảm tạ lòng ông bà hết sức. Nay tôi tìm được một ngôi đất quý cho ông bà, vậy xin hỏi ông bà muốn gì?

Dương ông đáp:
- Bẩm cụ, tôi chẳng muốn gì cả, chỉ mong mỏi có một điều là sinh được một đứa con trai có học hơn tôi để nối nghiệp ông cha cho khỏi mang tai mang tiếng.

Tả Ao gật đầu:
- Tưởng gì, chớ nếu chỉ có thế thì dễ lắm. Ngôi đất tôi chọn cho ông phát Trạng mà lại là Trạng không phải học. Vậy ông sửa soạn đi để tôi đặt đất cho, kẻo tôi có việc sắp sửa phải đi xa rồi.

Dương ông bèn nhờ ông Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ ông. Táng xong được vài tháng thì Dương ông làm ăn thịnh vượng hơn trước. Thấy trời thương như thế, vợ chồng Dương ông lại càng cố tu nhân tích đức. Ðược gần một năm thì Dương bà có thai. Trong khi Dương bà có thai, Dương ông hàng ngày thấy một hiện tượng lạ.

Nguyên từ nhà Dương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò kêu là gò Thần Ðồng. Lần nào đi chợ về Dương ông cũng thấy trong lùm cây có tiếng trẻ con kêu the thé:
- Thầy ơi lần sau đi chợ thầy nhớ mua quà cho con nhé.

Dương Ông thoạt đầu không tin, nhưng sau thấy đứa trẻ cứ nói the thé ra như thế ông phải đáp:
- Để lần sau thầy mua quà cho con.

Dương ông không muốn nói dối, hôm sau mua quà thật. Ông gọi:
- Ðứa nào đòi quà thì ra đây mà lấy.

Tiếng đứa trẻ nói vọng ra:
- Thầy cứ để đấy, con ra lấy ngay bây giờ.

Dương ông để ý thì đi một quãng, quay lại xem, gói quà biến từ lúc nào không rõ. Từ đó lần nào đi chợ về, Dương ông cũng mua quà cho đứa trẻ. Mua được bảy mươi hai lần thì Dương bà sanh được một con trai. Về sau này, người ta tính ra thì con trai của Dương ông sống được bảy mươi hai tuổi.

Ðứa con ấy là Trạng Lợn sau này vậy.

(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Fri 04 Dec 2009, 20:01

Trạng Lợn dân gian: Dương Đình Chung (tt)

Dương ông đặt tên cho y là Dương Đình Chung tức Chung Nhi. Tục truyền vua Thánh Tôn cũng ra đời cùng ngày với Chung Nhi cả Trạng Ăn, Trạng Vật cũng sinh năm ấy.

Nói về Chung Nhi lên ba tuổi thì triều đình mở khoa thi có hai ông Trạng Nguyên và Bảng Nhỡn vinh quy về qua làng Rùa. Chung Nhi ra xem, thấy thế, cười mà hỏi cha rằng:
- Ông kia là gì mà đội mão đẹp thế?

Dương ông đáp:
- Ông ấy là quan Trạng.

Chung Nhi hỏi tiếp:
- Còn ông kia là gì?
- Ông ấy là quan Bảng.
- Vậy trong hai ông, ai hơn ai kém?
- Quan Trạng hơn quan Bảng.
- Thế thì ngày sau con phải làm quan Trạng.

Từ đó Chung Nhi chỉ mơ ước làm Trạng Nguyên bắt trẻ con làm cờ làm quạt rước mình như rước quan Trạng vinh quy bái tổ. Có người khách lạ, thấy thế, bĩu môi, bảo :
- Trạng dở hay Trạng Nguyên?

Chung Nhi đáp:
- Khách quen hóa khách lạ.

Khách thấy đứa trẻ đáp thế, giựt mình cho là lạ, bảo Dương ông nên cho Chung Nhi đi học. Chung Nhi hỏi mẹ:
- Thầy đồ giỏi hơn Trạng Nguyên hay Trạng Nguyên giỏi hơn thầy đồ?

Mẹ trả lời:
- Trạng Nguyên giỏi hơn.

Nghe thế, Chung Nhi lắc đầu quầy quậy:
- Thế thì con không đi học thầy đồ đâu.

Mẹ khuyên:
- Muốn làm Trạng, phải đi học thầy đồ mới được.

Nghe mẹ nói vậy, Chung Nhi mới chịu cắp sách đi học.

Dương ông làm gà thổi xôi mang sang thầy đồ xin làm lễ nhập tràng cho con. Thầy bảo Chung Nhi vào lễ, Chung Nhi hỏi thầy:
- Lễ ai?

Thầy nói:
- Lễ trình đức Thánh Khổng Tử.

Chung Nhi hỏi lại:
- Thánh Khổng Tử có hơn Trạng ?

Thầy nói:
- Nhất Thánh nhì Trạng

Bấy giờ Chung Nhi mới chịu làm lễ. Lúc xong, Dương ông bảo vào làm lễ thầy. Trạng cho là thầy kém Trạng, nhất định không chịu lễ. thầy bảo:
- Tiên học lễ hậu học văn.

Trạng chịu là phải, lúc bấy giờ mới chịu lễ thầy. Thầy lại bảo:
- Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn.

Chung Nhi không bằng lòng, nói:
- Phải đòn thì con không học đâu.

Dương Ông phải dỗ:
- Con chăm học thì không can gì phải đánh !
- Thế học mấy hôm thì thành Trạng ?

Thầy đồ nực cười:
- Học dăm ba ngày thì thành Trạng.

Chung Nhi tủm tỉm cười thích lắm. Thầy đọc một câu trong Tam Tự Kinh cho Chung Nhi học "Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng".

Thầy đọc xong thì Chung Nhi quên liền mà đọc trẹo ra là: "thiên tích thong manh, thánh phù chỏng gọng" chỉ có câu ấy mà bảy tám ngày không thuộc. Thầy đồ giận lắm bắt nằm xuống đánh Chung Nhi không chịu nằm sấp, cứ nằm ngửa tênh hênh ra. Chung Nhi nói:
- "Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng" sao thầy bắt con nằm sấp ?

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10638
Registration date : 23/11/2007

Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13Mon 11 Jan 2010, 18:40

Trạng Lợn dân gian: Dương Đình Chung (tt)

Một hôm thầy đi vắng, có khách vào hỏi:
- Thầy có nhà không?

Chung Nhi nói vọng ra:
- Thầy đi vắng rồi, chỉ có Trạng ở nhà thôi.

Khách cười hỏi lại:
- Trạng học đến đâu rồi ?

Trạng nói văng mạng:
- Trời đất cao sâu. Trên trời dưới đất đâu đâu cũng tường.

Khách hỏi:
- Trời là gì? Ðất là gì ?
- Trời là thiên, đất là địa. Ông không học hành gì cả hay sao mà không biết ?

Khách giận mắng:
- Con cái nhà ai, mới nứt mắt đã láo xược ?

Chung Nhi vênh mặt ra :
- Ông tưởng ông giỏi thì tôi đố ông biết trên trời có gì và dưới đất có gì ?
- Trên trời có trăng, có sao, dưới đất có núi có sông chứ gì !

Trạng - từ giờ trở xuống Chung Nhi tự xưng mình là Trạng - cười khanh khách và nói:
- Ông này không học có khác, trên trời có hai người mà dưới đất có một người học trò chứ !

Khách hỏi :
- Trên trời có hai người là ai ? Mà dưới đất có một người là ai?

Trạng lại cười diễu khách một hồi lâu mới nói :
- Hai người là nhị nhân (chữ thiên 天 có chữ nhị 二 và chữ nhân 人). Còn dưới đất có một người là Sĩ (chữ Ðịa 地 có chữ sĩ 士 ở trong)
- Người sĩ ấy là ai vậy ?
- Là Trạng chớ còn ai nữa.

Khách ra về, lòng băn khoăn suy nghĩ về thằng bé khôn ngoan. Thấm thoắt Trạng được mười ba tuổi mà học quyển "Tam Tự Kinh" chưa thuộc. Dương ông rất buồn phiền. Có bữa Trạng tự nhiên bỏ học về nhà, Dương bà hỏi tại sao thì Trạng nói:
- Tại con học hết sách rồi. Con về nhà để sửa soạn đi thi đây.

Một hôm, hai cha con đi sang làng bên mua lợn tới nhà một vị quan hồi hưu. Quan ông đang ngủ, quan bà đi vắng. Ðợi cho quan dậy, Dương ông cùng con tiến vào. Ngái ngủ, ông quan thấy người mua lợn, đứng lên lấy tay chùi ngang mắt, vuốt bộ râu rẽ sang hai bên, đoạn búi tóc rồi quay vào trong nhà.

Thấy thế, Trạng bảo cha cứ vào trong nhà mà bắt lợn, Dương ông hỏi tới sao thì Trạng đáp:
- Thì vừa đây quan đã bằng lòng rồi mà. Ngài lại nói cho biết giá cả lợn là bao nhiêu, cha không trông thấy à ?
- Quái, mày nói làm sao, chớ tao có thấy quan nói gì đâu?
- Quan không nói vì quan khinh cha con mình nghèo, nhưng quan ra hiệu bằng tay.

Bắt lợn xong, Trạng bảo người nhà quan cho Trạng nộp tiền. Người làm hỏi:
-Thế anh đã thỏa thuận về giá heo với quan rồi à? Bao nhiêu?

Trạng đáp:
- Mười tám quan.

Người nhà quan la lên:
- Mười tám quan, rẻ quá. Ta phải vào bẩm quan mới được.

Tên người nhà vào bẩm quan thực. Ngài hét lên:
- Ai bán cho nó mười tám quan đâu.

Trạng nói:
- Bẩm quan, khi nãy chúng con hỏi giá, quan gật đầu rồi lấy tay chùi ngang mắt rồi lại vuốt từ hàm rồi vuốt hai bên râu mép. Như thế chẳng là thập bát 十 八 là gì?

Quan phì cười:
- Mày nhỏ mà biện bác giỏi. Thôi, tao cũng bán cho mày.

Ái Hoa
(còn tiếp)

_________________________
Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giai Thoại Chữ Nghĩa   Giai Thoại Chữ Nghĩa - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giai Thoại Chữ Nghĩa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giai thoại văn học Việt Nam
» Giai thoại về chữ Phúc
» Những giai thoại hay về Lương Thế Vinh
» Giai thoại thơ Đường - Cao Tự Thanh
» Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên
Trang 2 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-