Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thơ Thái Bá Tân

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
Tác giảThông điệp
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Sun 31 May 2020, 14:50

NHỮNG THÍ DỤ THÂM SÂU

Đức Phật, như ta biết,
Khi giảng đạo cho người,
Đưa ra nhiều thí dụ
Thâm sâu và dạy đời.

Đó là những câu chuyện
Sinh động và thông minh
Giúp người nghe chiêm nghiệm,
Rút bài học cho mình.

Ngài nói, sẽ vô ích
Nếu ta muốn giúp đời
Mà tự mình không muốn
Tu dưỡng để thành người.

Chẳng khác gì đêm tối
Đèn của ta hết dầu
Mà ta muốn chiếu sáng
Giúp người khác qua cầu.

Nấu canh ăn cũng vậy,
Canh không bao giờ sôi
Khi bếp không có lửa,
Khuấy mãi cũng thế thôi.

Những ai trong cuộc sống
Tìm cái vui nhất thời
Ngài ví như con trẻ
Còn nhỏ tuổi, ham chơi.

Chúng thích liếm mật ngọt
Trên lưỡi dao - điều này
Sẽ làm chúng sớm muộn
Cũng đứt môi, đứt tay.

Cuộc đời là bể khổ,
Ngài dạy thế nhiều lần.
Khổ vì Lão, Bệnh, Tử,
Khổ vì Tham, Si, Sân.

Cuộc đời là đêm tối,
Bốn xung quanh màu đen.
Chỉ ít giây sung sướng
Khi tia chớp lóe lên.

*
Ngài bảo các đệ tử:
“Hãy nhìn kìa, bầy sâu
Đang ăn quả táo thối.
Mà cắn xé, tranh nhau.

Chúng tưởng chúng hạnh phúc
Ăn thứ nhơ bẩn này.
Ta, người thường, thấy chúng
Là loài đáng thương thay.

Còn những người giác ngộ
Thì thấy người vô minh
Như sâu ăn táo thối,
Rất hài lòng với mình.”

*
Để răn người keo kiệt
Và tham lam trên đời,
Ngài kể một câu chuyện
Rằng xưa có một người

Bỗng nhiên bị mất hết
Cả nhà cửa, ruộng đồng,
Rồi vợ con cũng chết,
Cuối cùng trơ tay không.

Hơn thế, do khinh xuất
Ông bị giam suốt đời.
Vậy mà lạ, trong ngục,
Ông thấy mình thảnh thơi,

Thậm chí còn hạnh phúc
Vì thấy được tự do.
Không còn gì để mất,
Nên không gì để lo.

Thế đấy, Đức Phật dạy,
Chính vì lo làm giàu
Và vì lo giữ của
Mà con người khổ đau.

*
Một người hỏi Đức Phật:
Để đạt được chân thiền,
Vì sao cứ nhất thiết
Phải ngồi lâu, ngồi yên?

Ngài sai lấy chậu nước
Nhúng tay, quấy một vòng,
Ôn tồn hỏi người ấy:
“Con có thấy gì không?”

“Bạch, không, chỉ thấy nước.”
Chờ nước lặng. Vỗ vai,
Ngài nói: “Con nhìn lại.”
“Bạch thầy, con thấy Ngài!”

“Giờ chắc con đã hiểu
Để đạt được chân thiền,
Vì sao phải im lặng
Ngồi lâu và ngồi yên.”

*
Ngài nói, mưa chỉ một,
Và chia đều cho nhau:
Bãi cỏ và vườn thuốc,
Ruộng lúa và nương dâu.

Nhưng các cây hút ẩm
Lại rất khác, thế là
Có loài thì lụi chết,
Có loài lại ra hoa.

Có loài biết cách hút
Tinh túy của đất trời
Để thành cây thuốc quí
Giúp chữa bệnh cho người.

Cũng vậy, giáo lý Phật
Không phân biệt nghèo giàu,
Dòng dõi và đẳng cấp.
Ai cũng hưởng như nhau.

Thế mà có người ngộ,
Có người vẫn vô minh,
Có người không thoát khổ,
Có người giải phóng mình.

Có người đi theo đạo
Để hành đạo giúp đời.
Cũng có người theo nó
Để phá đạo, hại người.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Sun 31 May 2020, 14:52

TIỀN KIẾP CỦA PHẬT THÍCH CA

Ngày xưa ở Ấn Độ
Có một vị vua già.
Tên ngài là A Dục,
Con là Câu Nà La.

Câu Nà La có nghĩa
Mắt chim câu hiền lành,
Vì thái tử nước ấy
Rất hiền và thông minh.

Vua là ông vua tốt.
Thái tử được dân yêu
Vì chàng rất khiêm tốn,
Trung thực, hiểu biết nhiếu.

Không may hoàng hậu chết,
Vua cưới thêm một người,
Đẹp thì rất xinh đẹp,
Nhưng độc ác, hợm đời.

Mụ rất ham quyền lực,
Không ngần ngại điều gì,
Thích thao túng mọi chuyện.
Tên mụ là Xích Di.

Bỗng nhiên vua lâm bệnh,
Các thầy thuốc bó tay,
Thế mà mụ tài giỏi
Cứu được vua lần này.

Suốt đời mụ mong ước
Con mụ nối ngôi cha,
Nên dễ hiểu, mụ ghét
Thái tử Câu Nà La.

Nhân chữa vua khỏi bệnh,
Mụ xin được một ngày
Vua cho giữ quốc ấn.
Vua chiều mụ điều này.

Quốc ấn của vương quốc
Là vật bất ly thân,
Nó dùng để đóng dấu
Các lệnh truyền, công văn.

Mụ xúi dân làm loạn
Ở một thành phía Tây,
Khuyên vua cho thái tử
Đến cai trị nơi này.

Thế là chàng phải đến
Một nơi đầy hiểm nguy,
Bất chấp lời can gián
Của vợ, Ma Đa Vì.

Chàng vừa đi hôm trước
Thì hôm sau, lạ thay,
Có lệnh vua mật gửi
Các quan ở thành này.

Lệnh niêm phong, khẩn cấp,
Có quốc ấn triều đình,
Bắt móc mắt thái tử
Rồi bẩm báo về kinh.

Các quan thấy lệnh lạ
Chưa dám vội thi hành,
Mà đem trình thái tử.
Chàng đọc nó, giật mình,

Rồi đau buồn, chàng nói:
“Đây đúng lệnh vua cha,
Lại có thêm con dấu,
Vậy cứ móc mắt ta!”

Nhưng quả không ai nỡ.
Cuối cùng, một người say,
Sau khi được ban thưởng,
Đang tâm làm việc này.

Chàng còn bảo dân chúng
Nhất thiết không giúp chàng,
Vì lệnh cấm điều đó.
Dân thương khóc, bàng hoàng.

Thế là chàng thái tử
Ngồi giữa nắng một mình.
Con ngựa quí chàng cưỡi
Lặng lẽ chạy về kinh.

Vợ chàng nhìn thấy nó
Biết có chuyện không hay,
Liền báo vua A Dục,
Vua phái người đi ngay.

Thế là rõ mọi chuyện.
Vua cho gọi Xích Di,
Lệnh phải đem xẻo thịt,
Xẻo hết, chẳng chừa gì.

Bỗng nhiên chàng thái tử
Lại bênh mụ, xin tha.
Chàng nói người lương thiện,
Chân tu và thật thà

Có thể bị trừng phạt
Vì tiền kiếp của mình.
Rồi chàng kể câu chuyện
Về cái ác, vô minh.

*
Ngày xưa, đã lâu lắm,
Một thợ săn vui mừng
Vì một lúc bắt được
Năm mươi con dê rừng.

Nhưng nếu giết tất cả,
Không mang hết thịt về
Nên quyết định móc mắt
Cả năm mươi con dê.

Vì bị mù nên chúng
Luôn quanh quẩn rất gần,
Chỉ chờ anh ta đến
Bắt từng con ăn dần.

“Tâu phụ hoàng, người ấy,
Móc mắt không ghê tay,
Chính là con kiếp trước,
Nên mới nông nỗi này.

Việc con bị móc mắt
Không hẳn tội Xích Di,
Vậy mong ngài suy xét
Mà tha chết cho dì.

Nếu những gì con kể
Mà ngài vẫn chưa tin
Và dùng dằng chưa quyết,
Thì xin mời ngài nhìn.”

Nói đoạn, chàng vái lạy,
Rồi ngồi xuống, uy nghi:
“Nếu lời tôi nói đúng,
Mắt sáng lại tức thì!”

Lập tức mắt thái tử
Trở lại sáng như xưa.
Xích Du bị đầy ải,
Chàng được nối ngôi vua.

Câu chuyện này có thật.
Thái tử Câu Nà La
Chính là người tiền kiếp
Của Đức Phật Thích Ca.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Sun 31 May 2020, 14:56

DIÊM VƯƠNG VÀ ĐỊA NGỤC

Diêm Vương trong tiếng Phạn
Là Ya-ma-ra-ja.
Khi dịch sang tiếng Hán,
Thành Diêm Ma La Già.

Nguyên gốc là như thế,
Nhưng sau, trong đời thường,
Người ta thích gọi tắt -
Diêm La Vương, Diêm Vương.

Trong giáo lý Đạo Phật,
Do Đức và do Tâm,
Ngài được giao trọng trách
Quản lý cả Cõi Âm.

Diêm Vương, theo truyền thuyết,
Là vua Vệ Xá Li,
Một người cũng từng mắc
Cái thói Tham Sân Si.

Trong một trận đánh lớn,
Quân ông thua, và ông
Trước khi chết chỉ có
Duy nhất một ước mong,

Là cai quản Địa Ngục.
Chư Phật rủ lòng thương
Cho ông được toại nguyện,
Trở thành Diêm La Vương.

Ông, cùng chín vị tướng
Và chín mươi nghìn quân,
Phải rũ sạch tội cũ
Bằng cách ngày ba lần

Bị bắt há to miệng
Để nuốt đồng đun sôi.
Họ phải chịu đau đớn
Đến sạch tội mới thôi.

Chín vị tướng tài giỏi
Sau thành người đứng đầu
Chín tầng của Địa Ngục.
Còn binh sĩ về sau

Trở thành lính cai ngục
Dữ dằn và vô tâm.
Một đội quân đông đúc
Thường trực dưới cõi âm.

Diêm Vương, khi đến hẹn,
Thông báo với mọi người
Giờ chết và cái giá
Họ phải trả cho Đời.

Ngài là người chính trực,
Xét xử rất công minh.
Thiện Ác, Công và Tội
Rất có lý, có tình.

Ngài có bà em gái
Tên gọi là Ya-mi,
Được giao việc cai quản
Các tội nhân nữ nhi.

*
Địa Ngục, trong tiếng Phạn
Gọi là Na-ra-ka.
Tiếng Hán là Nại Lạc,
Hoặc Na Lạc, Na La.

Người đời, sau khi chết,
Tùy theo tội của mình
Bị đưa xuống Địa Ngục
Để Diêm Vương anh minh

Xét xử theo tội lỗi,
Sẽ đày đến tầng nào
Trong chín tầng Địa Ngục,
Từ tầng thấp lên cao.

Cả chín tầng Địa Ngục
Đều khủng khiếp, ngoài ra
Có mười sáu ngục phụ,
Sâu và rộng bao la.

Trong đó kinh khủng nhất
Là ngục gọi A Tỳ,
Nơi đầy đọa những kẻ
Phạm tội ác cực kỳ.

1
Tầng đầu địa ngục

Ở tầng đầu địa ngục,
Sau khi xét, những người
Có công ngang bằng tội
Được chuyển đến tầng mười.

Tức là tầng, ở đó
Sau một thời gian dài
Tu niệm Phật, và họ
Được chuyển kiếp đầu thai.

Tuy là tầng nhẹ nhất,
Tội nhân ở tầng này
Chịu cực hình tra tấn,
La hét suốt đêm ngày.

Người rượu chè, cờ bạc,
Làm người thân đau lòng
Phải leo những chiếc cột
Được nung đỏ, bằng đồng.

Người giết mổ động vật
Để xiên nướng trước đây,
Giờ phải nằm giường lửa
Trên chông nhọn và dày.

Tội được coi nặng nhất
Là tội tự giết mình,
Không phụng dưỡng bố mẹ
Và chăm sóc gia đình.

Tiếp đến là các tội
Bất hiếu, buôn bán gian,
Tà dâm và nói dối,
Lười biếng, thích an nhàn…

2
Tầng thứ hai

Người phạm tội, khi chết
Bị bắt xuống tầng này
Càng bị đánh, tra tấn,
Đầy đọa suốt đêm ngày.

Mà sự đầy đọa ấy
Lặng lẽ dưới cõi âm,
Cứ kéo dài liên tục,
Một trăm hay nghìn năm.

Sống, lấy que sắt nhọn
Xiên động vật, chúng sinh.
Chết, bị giáo nung đỏ
Đâm xuyên qua người mình.

Đâm đến nát cơ thể,
Chết, sống lại, và rồi
Lại bị giáo đâm tiếp,
Cứ thế mãi không thôi.

Sống, ai dùng dao kiếm,
Khiêu khích gây chiến tranh,
Cậy mạnh, hiếp kẻ yếu,
Làm khốn khổ dân lành,

Thì chết, xuống địa ngục,
Một thanh kiếm khổng lồ
Sẽ thái mỏng người họ
Thành từng miếng nhỏ to.

Ai sống mà ác khẩu,
Sẽ bị một lưỡi câu
Nung đỏ, móc vào lưỡi,
Rồi kéo, như kéo trâu.

Ai khi sống dẫm đạp
Những con vật nhỏ nhoi,
Thì chết sẽ bị đánh
Bằng gậy và bằng roi.

Ai ăn thịt có máu
Hoặc phạm tội sát sinh,
Người ấy bị thái nhỏ
Sau khi chịu nhục hình.

Ai ăn uống phung phí,
Để một hạt cơm rơi,
Mà không chịu cúi nhặt,
Phải ăn một bát dòi.

Loại dòi cứng như đá,
Trong nước tiểu, trong phân
Luôn bốc mùi hôi thối.
Mỗi ngày ăn mười lần.

Người ăn nói hỗn láo,
Làm bố mẹ buồn đau,
Sẽ bị thiêu trong lửa
Và nhúng vào vạc dầu.

3
Tầng thứ ba

Ở tầng này Địa Ngục
Tất cả các tội nhân
Bị tra tấn, đày đọa
Rùng rợn hơn nhiều lần.

Ai làm quan, tham nhũng
Và chôm chỉa của đời,
Bị dơi và quạ đói
Hút hết máu trong người.

Làm quan không liêm khiết,
Cướp miếng ăn của dân,
Kẻ đào trộm mồ mả,
Kẻ phá hoại hôn nhân,

Đều chung một hình phạt
Là một sợi xích to
Móc vào đầu, bắt kéo
Những tảng đá khổng lồ.

Ai bắt cóc phụ nữ
Hoặc giở trò hiếp dâm,
Sẽ bị treo trên lửa
Thiêu sống một nghìn năm.

Cướp tài sản người khác
Bằng giấy giả, khai man,
Sẽ bị móc hai mắt
Và moi hết ruột gan.

Phụ nữ mà dâm loạn,
Lẳng lơ với chồng người
Sẽ bị rút gân cốt,
Giã trong cối suốt đời.

4
Tầng thứ tư

Ở tầng này chủ yếu
Giam giữ các tội nhân
Đã phạm các trọng tội
Khi còn ở dương trần.

Nếu may, được siêu thoát,
Lần nữa lại đầu thai,
Họ vẫn bị bệnh tật
Và xấu xí hình hài.

Kẻ làm, buôn bạc giả,
Kẻ phỉ báng thánh thần
Sẽ phải chịu tùng xẻo,
Bắt đầu từ tay chân.

Kẻ lột da loài vật
Hoặc làm nghề sát sinh,
Bị bắt cầm dao sắc
Để tự lột da mình.

Kẻ cố tình ngược đãi
Con riêng của vợ, chồng,
Sẽ bị nghiền nát vụn
Dưới bánh xe lửa hồng.

Để tranh dành tài sản
Mà anh em kiện nhau,
Sẽ bị xẻo tai mũi
Và lột hết da đầu.

Người đố kỵ, ác khẩu,
Đặt điều vu người ngay,
Sẽ bị dòi ăn lưỡi,
Từng tí một hàng ngày.

Người khi sống lười biếng,
Không dạy dỗ con mình,
Còn vũ phu với vợ,
Hỗn với bố mẹ mình,

Khi chết xuống địa ngục,
Bị ném xuống tầng này,
Bị nướng trên chảo lửa,
Ngâm vào vạc dầu đầy.

5
Tầng thứ năm

Kẻ bội bạc, thất nghĩa,
Chuyên lấy oán báo ân,
Đầu nghĩ điều thất đức
Mà giọng lưỡi ân cần,

Hàng ngày phải chịu cảnh
Bầy quỉ đói tranh nhau
Móc lục phủ, ngũ tạng,
Luộc chín trong vạc dầu.

Kẻ vì tiền, làm giả
Thuốc chữa bệnh cho người,
Bị bắt nuốt dao kéo
Và gươm nhọn suốt đời.

Kẻ đang tâm ăn thịt
Và uống máu chó mèo,
Sẽ bị ăn, xâu xé
Bởi một bầy chó mèo.

6
Tầng thứ sáu

Bị nghiền trong cối đá
Nếu mắc tội ngoại tình.
Những người nhiều thê thiếp,
Suốt đời phải nuốt đinh.

Những ai đã có vợ
Còn tán tỉnh vợ người,
Thì thận và hòn dái
Làm mồi cho lũ dơi.

Ai săn bắn động vật
Hay làm vỡ trứng chim,
Sẽ bị các loài thú
Đến móc mắt, moi tim.

Người đang tâm đánh trẻ,
Bị lột hết da đầu,
Sau đó, đúng một tháng
Bị luộc trong vạc dầu.

Chồng mà nỡ đánh vợ,
Thì cả ngày lẫn đêm
Bị một bầy quỉ cái
Đánh bằng roi da mềm.

7
Tầng thứ bảy

Ai xúi dục người khác
Kiện cáo để kiếm tiền,
Sẽ bị cắt cụt lưỡi
Làm mồi cho kền kền.

Con dâu mà độc ác,
Làm hại bố mẹ chồng,
Sẽ bị lột quần áo,
Bắt nằm trên bàn chông.

Con trai mà nghe vợ,
Hỗn với bố mẹ mình,
Suốt đời bị tùng xẻo
Và chịu các nhục hình.

Bất hiếu là trọng tội,
Loại lớn nhất trên đời.
Thậm chí cả quỉ dữ
Không xem họ là người.

Họ sẽ bị đày đọa
Suốt cả đêm lẫn ngày,
Và bị kinh tởm nhất
Ở tầng địa ngục này.

8
Tầng thứ tám

Tội nhân bị đầy xuống
Tầng thứ tám thì thôi,
Coi như không lối thoát.
Sẽ ở đây suốt đời.

Còn nếu được hóa kiếp,
Sau nghìn năm cực hình,
Sẽ biến thành ngạ quỉ,
May lắm, thành súc sinh.

Những người thích dùng lửa
Đốt tổ kiến, tổ ong
Hay hun chuột, hun cáo,
Giết sinh vật ngoài đồng,

Thì sẽ bị nướng chín
Trong một chiếc lò hầm,
Lật trên rồi lật dưới,
Trong suốt một nghìn năm.

Ở tầng tám Địa Ngục
Nhiều hình phạt rợn người
Chờ những kẻ phạm tội
Khi còn sống ở đời:

Quỳ Bàn Chông sắc nhọn
Dành cho kẻ gian tà,
Tham nhũng và hối lộ,
Chuyên ăn hiếp đàn bà.

Người bị Cắt, Cưa, Xẻ
Là hình phạt cho ai
Trộm cắp, chơi bạc bịp,
Và phụ nữ phá thai.

Bị Rắn Lửa đày đọa
Dành cho tội ki bo,
Không cúng tiền, bố thí,
Chỉ nhận mà không cho.

Uống Nước Đồng Sôi Đỏ,
Mà phải uống suốt đời,
Là hình phạt cho kẻ
Chuyên ác khẩu hại người.

9
Tầng thứ chín

Tầng thứ chín Địa Ngục,
Còn gọi là A Tỳ,
Là tầng có hình phạt
Ghê rợn và cực kỳ.

Đây là tầng sâu nhất,
Rộng lớn, nhiều tầng ngầm,
Xung quanh rừng rực lửa,
Nơi đày đọa nghìn năm

Những kẻ phạm trọng tội,
Như tội giết mẹ cha,
Mưu mô làm người khác
Phải tan cửa nát nhà.

Tội lừa thầy, phản bạn,
Cấu kết với ngoại bang,
Rước voi dày mả tổ,
Giết bà con xóm làng.

Tội đầu cơ lương thực
Khi hạn hán, mất mùa.
Tội không giúp người đói,
Còn bày trò trêu đùa.

Tội làm nhân chứng giả,
Dám đặt điều khai man.
Tội quan ăn của đút
Rồi thiên vị, xử oan.

Tội a dua, nịnh hót,
Để chiều lòng bề trên,
Tìm mọi cách hãm hại
Người hơn mình, tài hiền…

Hình phạt thì ghê gớm,
Đến không nói nên lời.
Tội nhân phải gào thét
Và đau đớn suốt đời.

Họ bị rắn, bọ cạp
Gặm từng tí hàng ngày,
Người bị ép thành bột,
Bị tháo khớp chân tay.

Bị một hòn núi lớn
Giã liên tục vào đầu.
Bị cởi trần hứng chịu
Những trận mưa kim khâu…

*
Tầng thứ mười: Qua cầu Nại Hà, ăn cháo đầu thai

Qua chín tầng Địa Ngục,
Bị đầy đọa, tội nhân
Gột sạch hết tội lỗi,
Đầu thai lên dương trần.

Từ Địa Ngục, ma quỉ
Đưa họ lên tầng mười,
Nơi họ được xem xét
Tùy tội và tùy người.

Người phước nhiều ác ít
Sẽ đi qua Cầu Vàng.
Theo công tội, lần lượt,
Cầu Bạc, cầu Ván Ngang.

Cầu cuối cùng đợi họ
Gọi là Cầu Nại Hà,
Mà ai đầu thai tiếp
Cũng phải bước chân qua.

Khi vượt qua cầu ấy,
Đích thân Chuyển Luân Vương
Tay cầm gậy, thong thả
Đi trước để dẫn đường.

Sau đó, mỗi người húp
Một bát cháo Mạnh Bà
Để quên các kiếp trước
Và tội lỗi vừa qua.

Ít người được thoát tội,
Lại đầu thai thành người.
Phần lớn thành ngạ quỉ
Và súc sinh suốt đời.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Wed 09 Sep 2020, 17:49

TỲ BÀ HÀNH

Tư mã Bạch Cư Dị
Một thị hào đời Đường
Lần nọ có công chuyện
Đi qua bến Tầm Dương.

Đêm gió thu lành lạnh
Cây phong ngủ mơ màng
Dưới trăng lau xào xạc
Dòng sông buồn mênh mang.

Chủ khách giờ ly biệt
Nâng chén lòng không say
Đứng trên thuyền tư lự
Buồn cái buồn chia tay.

Bỗng nghe trên mặt nước
Vang vọng tiếng tỳ bà
Chủ không buồn quay lại
Khách không muốn đi xa.

Tiếng đàn sao réo rắt
Lúc đùng đục lúc trong
Lúc chậm lúc dồn dập
Nghe như xé cõi lòng.

Rồi tiếng đàn chợt tắt
Người chơi đàn ngừng tay
Lặng người Bạch Cư Dị
Muốn gặp con người này.

Gọi năm lần bảy lượt
Người chơi đàn mới ra
Đó là một thiếu phụ
Tay ôm chiếc tỳ bà.

Buồn buồn hơi bẽn lẽn
Khép vạt áo nàng ngồi
Lên dây đàn nhè nhẹ
Ngừng một dây và rồi.

Hơi ngẩng đầu chút ít
Hơi nhiu nhíu đôi mày
Bằng một động tác múa
Nàng khẽ chạm vào dây.

Cả không gian chìm đắm
Trong tiếng nhạc êm đềm
Lúc như giông như bão
Lúc mưa phùn ban đêm.

Như châu rơi mâm ngọc
Như long lanh giọt sương
Lục yêu là bài trước
Sau đến bài nghê thường.

Tiếng nhỏ to xen kẽ
Rào rào rồi tỉ tê
Nghe có tiếng oanh hót
Tiếng nước chảy dưới khe.

Tiếng gươm đao loảng xoảng
Tiếng ngựa hí sa trường
Tiếng phòng the lụa xé
Tiếng thầm thì yêu thương.

Chợt đàn đừng bài hết
Bạch Cư Dị ôm đầu
Choáng váng vì bản nhạc
Âm vang lâu rất lâu.

Bốn xung quanh im lặng
Mọi người ngồi bần thần
Bên ngoài sông bàng bạc
Ánh trăng thu trắng ngần.

Người chơi đàn lặng lẽ
Cài que đàn vào dây
Sửa vạt áo đứng dậy
Khẽ cúi chào chắp tay.

*

Là gái kinh kỳ gốc
Thiếp đến tuổi mười ba
Đã thông thạo các ngón
Trong nghề chơi tỳ bà.

Thường được xếp thứ nhất
Trong ban hát giáo phường
Đàn hay nhiều kẻ phục
Nhan sắc lắm người thương.

Hát xong luôn được thưởng
Cơ man nào là quà
Dân chơi ngũ lăng đến
Nghe tặng nhiều lụa là.

Gõ nhịp cành trâm gãy
Rượu đổ áo quần hoen
Đời dễ dàng vui vẻ
Nhiều khi cũng có tiền.

Rồi bỗng dì thiếp chết
Em đi lính quan san
Tháng năm trôi lặng lẽ
Nhan sắc thiếp phai tàn.

Về già thiếp làm vợ
Một người lái buôn xa
Chồng thiếp lo kiếm lợi
Chẳng mấy lúc ở nhà.

Cả tháng nay chồng thiếp
Buôn chè ở phù lương
Để mình thiếp vò võ
Bến sông này mù sương.

Lúc nãy buồn ứa lệ
Mới chồn tay cầm đàn
Thương một thời son trẻ
Một thời nay đã tàn.

*

Thi hào Bạch Cư Dị
Trầm tư im lặng ngồi
Bùi ngùi lúc nghe nhạc
Giờ bùi ngùi gấp đôi.

Một kỹ nữ bạc mệnh
Cay đắng kiếp má hồng
Như đời ông trôi nổi
Đầy vất vả long đong.

Xứ Tầm Dương lạnh lẽo
Ông bị bệnh nằm dài
Chỉ tiếng quyên rỉ máu
Tiếng vượn hót bi ai.

Đất bồn thành ẩm ướt
Phải uống rượu một mình
Không bạn không tiếng nhạc
Trăng kém phần lung linh.

Thế mà rồi bất chợt
Được nghe nàng chơi đàn
Những tiếng lòng ai oán
Của một kiếp hồng nhan.

Thi hào Bạch Cư Dị
Quan tư mã Giang Châu
Giật mình thấy vạt áo
Đẫm Những Giọt Lệ Sầu.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Wed 09 Sep 2020, 23:42

LỤC VÂN TIÊN

1
Cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu
Với cuốn Lục Vân Tiên
Được người dân Nam Bộ
Coi như bậc thánh hiền.

Cụ là người khẳng khái,
Rất trọng nghĩa, thương dân,
Một tấm lòng yêu nước,
Bậc anh tài thơ văn.

Như tính người Nam Bộ,
Bộc trực và chân tình,
Thơ Cụ tuy mộc mạc,
Mà tỏa sáng lung linh.

Là ông đồ, Cụ dạy
Đặt “trung hiếu làm đầu,”
Phải “dữ răn việc trước”
Và “lành dè thân sau.”

“Lục Vân Tiên” được viết
Khi Cụ đã mù lòa.
Hai nghìn câu lục bát,
Dân dã mà thăng hoa.

Tuy công bằng mà nói,
Đôi khi, cũng không nhiều,
Chắc bí từ, nên Cụ
Ép vần, nghe thật yêu.

Đây là cuốn tiểu thuyết
Về luân lý, tình thương,
Kiểu “văn dĩ tải đạo”
Về “đạo nghĩa, luân thường.”

Giờ tôi xin viết lại
Cốt truyện Lục Vân Tiên,
Một việc làm, tôi nghĩ,
Hơi khùng và vô duyên.

Nhưng như Kiều, có lẽ
Nó cũng cần cho người
Muốn đọc văn thơ cổ
Mà lại bận, hay lười.

Thì đây, xin mời đọc
Tóm lược cuốn sách này.
Tôi nhận mọi phần dở,
Nhường Cụ Đồ phần hay.

2
Ở Đông Thành, huyện nọ,
Nhờ tu đức, tích hiền,
Nhà kia sinh cậu bé
Gọi là Lục Vân Tiên.

Cậu lớn lên, khỏe mạnh,
Lại chăm chỉ, miệt mài,
Nên khi mười sáu tuổi
Đã văn võ toàn tài.

Nghe tin vua năm ấy
Thông báo mở khoa thi,
Chàng xin thầy xuống núi
Để ra chốn kinh kỳ.

Dọc đường, chàng chợt thấy
Dân “than khóc tưng bừng”,
Người lớn và con nít
Dắt díu, chạy vào rừng.

Hỏi ra thì mới biết
Có phường cướp Phong Lai,
Trước tên là Đỗ Dự,
“Tụ tập chốn sơn đài”.

Chúng hàng ngày xuống núi,
Bọn hảo hớn rừng xanh,
Bắt hiếp con gái đẹp,
Cướp của người dân lành.

Vân Tiên nghe, tức giận,
Tay cầm gậy, nhào dzô,
“Liều mình như chẳng có”,
Nhắm vào bọn côn đồ.

Phong Lai, tên thủ lĩnh,
Thì không kịp trở tay,
Đã bị chàng đánh chết.
Đáng đời tên cướp này.

Xong, đang định đi tiếp
Thì bất chợt chàng nghe
Có tiếng phụ nữ khóc,
Vẫn còn ngồi trong xe.

Đó là một cô gái,
Tất nhiên đẹp tuyệt trần,
Vì gái xấu, ta biết,
Ít được vào thơ văn.

Nàng là ai, chàng hỏi,
“Phận gái có việc gì”
Phải đến đây, gặp nạn,
“Mà tên họ là chi?”

Nàng kia lạy rồi đáp:
“Em là Kiều Nguyệt Nga,
Người ở Tây Xuyên quận,
Vốn ‘gia giáo con nhà’.

Bố em là tri phủ
Miền Hà Khê, cũng gần.
Xin mời chàng tới đó
Để liệu bề tri ân.”

Lục Vân Tiên từ chối,
Thoái thác phải lên đường.
Rồi hai người trò chuyện,
Rồi lửa tình vấn vương.

Và cuối cùng, dễ hiểu,
Chuyện kết thúc thế này:
Hai người đã hẹn ước,
Dùng dằng tay trong tay.

Nguyệt Nga gỡ mái tóc,
Trao cho chàng chiếc trâm,
Cùng lời thề son sắt,
Tri ngộ và tri âm.

Đến đây, cụ Đồ Chiểu
Dành một đoạn khá dài
Để tả cảnh ly biệt,
Cũng đượm mùi bi ai.

Cả chuyện nàng xướng họa,
Chàng đối, thật dễ thương.
Ta bây giờ sống vội,
Xưa chuyện ấy bình thường.

Tự tay nàng còn vẽ
Bức chân dung của mình,
Để chàng xem, đỡ nhớ.
Đúng là thật có tình.

3
Lục Vân Tiên đi tiếp,
Trên đường ra kinh kỳ
Chàng gặp một nhân vật
Cao lớn, “mặt đen sì”.

Cũng là một sĩ tử,
Tên gọi là Hớn Minh,
Quê ở Ô Mi huyện,
Tài giỏi và thông minh.

Ở đời, như ta thấy,
Ai dị thường, khác người,
Thường là bậc tài giỏi,
Một dạng con nhà trời.

Rất tâm đầu, ý hợp,
Không phân tài thấp cao,
Hai người vào võ miếu,
Cùng kết bạn tâm giao.

Chàng Hớn Minh đi tiếp,
Vân Tiên ghé về nhà
Bấy lâu nay xa cách,
Tiện đường, thăm mẹ cha.

Thật vui và cảm động
Cảnh đoàn viên gia đình.
Trước khi chàng khăn gói
Lại lên đường về kinh,

Cha chàng cho chú nhóc
Đi theo hầu, giúp chàng
Cùng một bức thư nhỏ
Gửi bạn ở Hàn Giang.

Ông là Võ Hồ Việt,
Có con Võ Thể Loan,
Tuổi “mới hai lần bảy”,
“Mặn mà đường dung nhan.”

Tiếp đến là một đoạn
Tả cảnh vật vui tươi,
“Trên nhành chim đang hót”,
“Dưới ao cá mỉm cười.”

Hàn Giang “cảnh thật đẹp,”
“Gió đưa xuân sang hè”
“Thong dong đường dặm liễu”,
Đất trời “rộn tiếng ve.”

Vân Tiên được Hồ Việt
Tiếp đón rất ân cần.
Đọc xong thư bạn viết,
Tình thân càng thêm thân.

Nên ông đã có ý
Gả con gái cho chàng,
Sau khi ngầm xem xét
Tướng mạo rất kỹ càng.

Ta xem Cụ Đồ tả:
“Chàng mắt phụng, môi son”,
Tinh thần và cốt cách
Đúng “mười phân vuông tròn”.

Rồi chủ nhà cho gọi
Một người trẻ, họ Vương,
Có tên là Tử Trực,
Vốn giỏi bề văn chương.

Tử Trực là hàng xóm,
Lần này cùng đi thi.
Vui vẻ cuộc tao ngộ,
Đua khoe chuyện cầm kỳ.

Sau đó họ kết nghĩa,
Đồng môn và đồng hành.
Lục Vân Tiên sắc sảo
Nên được tôn làm anh.

Được cha dặn từ trước,
Nàng Thể Loan dễ thương
Dậy sớm rồi tô điểm
Tiễn Vân Tiên lên đường.

Hoàn toàn không úp mở
Mà thẹn thùng cũng không,
Nàng tỏ ý muốn lấy
Lục Vân Tiên làm chồng.

Lại còn dặn chàng nhớ
“Đừng tham đó bỏ đăng”
“Không ham lê nhạt lựu”
Và “có đèn quên trăng.”

Nhưng Vân Tiên im lặng.
Chàng chưa quên Nguyệt Nga.
Thế mới biết, đôi lúc
Rất vô duyên, đàn bà.

4
Lục Vân Tiên đi tiếp.
Lần này đi cùng chàng
Còn có Vương Tử Trực,
Nên vui và nhẹ nhàng.

Hai người bạn đàm đạo
Đủ mọi chuyện xưa nay,
Đến mức tới kinh phủ
Tự lúc nào không hay.

Ở đấy, họ kết bạn
Với hai người đi thi
Là Trịnh Hâm, Bùi Kiệm
Lúc vừa đến kinh kỳ.

Ở chung một quán trọ,
Bốn người bạn cùng nhau
Đàm đạo đủ mọi chuyện,
Rất ý hợp tâm đầu.

Nhưng Trịnh Hâm, xấu bụng,
Thấy chàng Lục Vân Tiên
Giỏi hơn mình mọi mặt
Nên đem lòng thầm ghen.

Cuối cùng kỳ thi đến,
Người đổ về rất nhiều.
Phố xá thành chật hẹp,
Toàn những chõng với lều.

Bỗng nhiên có tin dữ:
Mẹ chàng mất, và chàng
Lại khăn gói vội vã
Kíp về nhà chịu tang.

Bạn bè xúm đưa tiễn,
Trong đó có Trịnh Hâm.
Hắn nói lời ngon ngọt,
Mà đen tối trong tâm.

Ai cũng lấy làm tiếc
Rằng chàng nhỡ khoa thi,
Thôi thì đành, lần khác.
Chàng vội rời kinh kỳ.

5
Đường về xa dằng dặc.
Mới đi được mười ngày,
Chàng thấy người khó chịu,
Mắt sưng và cay cay.

Tiếp đến, chàng ốm thật,
Phải lo đường thuốc thang,
Rồi nhờ người ta mách
Gặp được thầy Triệu Ngang.

Ông thầy này, thật tiếc,
Nói một tấc đến trời,
Thuốc rởm, giá lại đắt,
Nên bệnh chàng không vơi.

Thế là chàng rốt cục
“Tiền mất, bệnh vẫn còn,”
Nơi quê người đất khách,
“Xép ruột tằm héo hon”.

Vân Tiên, mù hai mắt,
Được tiểu đồng dắt đi,
Trải qua trăm nỗi khổ -
Quả không thiếu nỗi gì.

Theo lời Cụ Đồ Chiểu,
Họ gặp nhiều “tai nàn”,
Tức là nhiều tai nạn.
Ôi, gian nan, gian nan

Là cái việc tìm chữ
Và tìm vần cho thơ.
Cụ Chiểu xưa còn thế,
Nói gì tôi bây giờ.

Nên đời tôi khốn khổ,
Nay tóc bạc ba phần,
Bụng to, chân teo tóp,
Cũng chỉ vì tìm vần.

Lúc mặt trời vừa lặn,
Họ tới được Đại Đề,
Cũng là khi sĩ tử
Thi xong, từ kinh về.

Trịnh Hâm trong số đó.
Hắn gặp chàng, cho hay
Tử Trực đỗ đầu bảng,
Danh giá nhất lần này.

Còn hắn và Bùi Kiểm
Chỉ đỗ hàng cử nhân.
Lần nữa hắn thơn thớt
Nói toàn chuyện nghĩa, ân.

Hắn còn hứa giúp đỡ
Vân Tiên và tiểu đồng
Về nhà không vất vả,
Bằng thuyền, theo đường sông.

Hắn rủ rê chú nhỏ
Vào rừng tìm lá cây
Để chữa mắt cho chủ,
Và rồi, giữa rừng dày

Hắn trói chú, tội nghiệp,
Vào một gốc dương to:
“Chú mày đứng đây nhé,
Đợi đến lúc hổ vồ!”

Đêm hôm ấy, ngủ thiếp,
Sơn Thần động lòng thương,
Cởi trói, cho ăn uống
Rồi đưa chú ra đường.

Chú quay về tìm chủ,
Tìm hỏi mãi, người ta
Bảo có người ốm nặng
Vừa mới chết hôm qua.

Xét theo lời mô tả,
Chú đoán Lục Vân Tiên
Đã chết thật, và chú
Đòi ra xem mộ liền.

Chú vật vã than khóc
Bên “nầm mồ le te”,
Rồi quyết định ở lại
Suốt đời không về quê,

Để sớm chiều rau cỏ,
Chăm sóc mộ chủ mình.
Một chú bé thật tốt,
Chí nghĩa và chí tình.

Trong khi đó, lại nói,
Trịnh Hâm lừa Vân Tiên,
Chú bị hổ ăn thịt.
Chàng tin, rất ưu phiền.

Rồi chàng, được hắn dắt,
Cùng đi ra bờ sông,
Nhân khi chàng sơ ý,
Xô ngã xuống giữa dòng.

6
Một số phận oan nghiệt,
Một kiếp đời đắng cay.
Lục Vân Tiên, thử hỏi,
Sao phải chịu điều này.

Tôi nhớ hồi còn nhỏ,
Bà ngoại đọc tôi nghe,
Đến đoạn này, bà khóc,
Nước mắt ướt dầm dề.

Nghe nói thời con gái
Bà đã học thuộc làu
Tập thơ này đồ sộ,
Những hơn hai nghìn câu.

Thế mà tôi, học giả,
Nhiều lắm được mươi dòng.
Đến cháu tôi, có lẽ
Con số là số không.

Ừ, mà sao thế nhỉ?
Có cớ để băn khoăn.
Thực tế là, vốn cổ
Đang bị lãng quên dần.

Nhưng mà thôi, quay lại
Với chàng Lục Vân Tiên.
Hy vọng trời thương xót
Những ai ăn ở hiền.

Vậy là, lòng hiểm độc,
Trịnh Hâm đã xô chàng
Ngã xuống dòng nước xiết
Con sông dữ Hàn Giang.

May trời còn có mắt,
Vội cho thần Giao Long
Kíp bơi đến cứu vớt,
Đưa chàng lên bờ sông.

Lúc ấy trời vừa rạng,
Có ông ngư phủ già,
Thấy thế, liền thương hại,
Đưa chàng vào trong nhà.

Vợ chồng ông nhóm lửa
Sưởi cho chàng ấm thân,
Còn lựa lời an ủi,
Cho uống rồi cho ăn.

Họ mời chàng ở lại,
“Ngươi hãy sống cùng ta,”
Dù bữa no, bữa đói,
Nhưng “vui cửa, vui nhà.”

Không còn cách nào khác,
Chàng ở lại mấy ngày,
Tình cờ, chàng được biết
Rằng cũng ở gần đây

Là nhà Võ Hồ Việt
Và con gái Thể Loan,
Vốn nơi quen biết cũ,
Tình xưa cũng nồng nàn.

Chàng nhờ lão ngư phủ
Đưa đến gặp Võ Công.
Ông kia khuyên cẩn thận,
Vì ai thấu ai lòng.

“Chớ tin sông bến cũ,”
“Mấy ai người hảo tâm,”
Ít người “khi gặp nắng,
Còn nhớ lúc mưa dầm.”

Chàng không nghe, ông lão
Đành phải đưa chàng đi.
Tới nơi, thấy người cũ,
Võ Công không nói gì.

Hắn tìm gặp con gái,
Bảo Vân Tiên đã về,
Nhưng mù hai con mắt,
Lại rách rưới, ủ ê,

Và rằng nàng có muốn
Lấy anh ta làm chồng?
Thể Loan nhăn nét mặt,
Không một chút động lòng.

“Làm sao con có thể
Lấy một thằng mù lòa,
Để khổ đau, nhục nhã,
Để phí một đời hoa?

Nghe nói chàng Tử Trực
Lần này là khôi nguyên.
Vậy, con chờ đến lúc
Được cùng chàng nên duyên.”

Cha nàng nghe nói vậy
Liền hứa với Vân Tiên
Đưa chàng về quê cũ
Cũng đường sông, bằng thuyền.

Rồi ngay đêm hôm ấy,
Khi trống điểm canh ba,
Chàng lên thuyền cùng hắn
Và một lũ lâu la.

Thuyền cứ đi, đi mãi,
Chầm chậm theo dòng sông,
Bốn xung quanh trời tối,
Thuyền đến hang Thương Tòng.

Đó là một hang tối,
Rất sâu, cây mọc dày.
Lục Vân Tiên bị chúng
Bỏ một mình ở đây.

Đã mù lòa, lại ốm,
Hỏi chàng biết làm gì
Ngoài việc chờ chết đói,
Ôi lòng người thị phi.

Trong, “lưng dựa phiến đá”,
Ngoài, “lác đác mưa rơi”,
Gió lạnh như cắt thịt,
“Đói khát năm ngày trời.”

Chợt Du Thần nhìn thấy,
Bèn đem lòng xót thương,
Đưa chàng ra khỏi động,
Đặt nằm bên vệ đường.

Vô tình cũng lúc ấy
Có một lão tiều phu
Đi ngang qua, nhìn thấy,
Động lòng thương người mù,

Lấy thức ăn của lão
Cho chàng ăn no nê,
Rồi dẫu thân già yếu
Lão cõng Vân Tiên về.

Trên đường về nhà lão
Họ bỗng gặp vô tình
Một người rất to lớn,
Thi ra là Hớn Minh.

Hớn Minh kể trước đó,
Trên đường ra kinh kỳ,
Gặp con quan họ Đặng,
Cậy thế giàu, khinh khi,

“Hắn ngang nhiên ỷ thế,
Cưỡng con gái thường dân”
Chàng tức giận, quật ngã,
Còn “bẻ gãy một chân”.

Rồi bị quan phủ bắt,
“Án đày ra Sóc Phang,”
Chàng vượt ngục, tìm đến
Ngôi chùa bên Hàn Giang.

Chàng mai danh ở đó
Một mình bấy lâu nay.
Đúng là trời run rủi
Cho gặp nhau nơi này.

Chàng lấy hai lạng bạc,
Quỳ lạy, đưa ông già,
Mong đền ơn cứu bạn,
Một chút ít gọi là.

Ông lão không chịu nhận,
Cáo lỗi, vào rừng ngay
Để còn kiếm chút củi
Ra kịp bán chợ ngày.

Hớn Minh liền đưa bạn
Về am chùa của mình,
Cho ăn uống, nghỉ dưỡng,
Chăm sóc rất tận tình.

7
Lại nói, thi lần ấy,
Tử Trực đỗ thủ khoa,
Rồi ngựa xe, cờ trống,
Chàng vinh qui về nhà.

Võ Công cho chàng biết
Rằng bạn chàng, Vân Tiên,
Không may ốm, đã chết,
Rằng “đứt gánh nhân duyên.”

Hắn còn vờ than khóc,
Thương tiếc chàng khôn nguôi,
Rồi an ủi Tử Trực:
“Thôi, thì việc đã rồi,”

“Tủi duyên hai con trẻ,”
Ta cũng thương lắm thay.
Tử Trực nay đã đến,
Thì “xin ở lại đây,”

Để cùng con gái lão,
“Sớm sum vầy thất gia.”
Tử Trực nghe, tức giận
Bèn quát bảo lão già:

“Hồ đồ, lão thừa biết
Ta và Lục Vân Tiên
Đã kết tình huynh đệ,
Từng ‘giao ước lời nguyền.’

Lão hứa gả con gái
Cho Vân Tiên từ đầu,
Thể Loan, nay chàng chết,
Với ta là chị dâu!”

Khác với “loài cầm thú”,
Người “nặng tình nhân duyên”,
Ta không phải Lã Bố,
Đừng chơi thói Điêu Thuyền!”

Võ công nghe, xấu hổ,
Ốm nặng, nằm thu lu,
Được năm ngày thì chết,
Để tiếng xấu nghìn thu.

Tử Trực lau nước mắt,
Sắm lễ tới Đông Thành
Để thăm viếng nhà bạn
Nhỡ con đường công danh.

8
Trong khi đó, lại nói,
Bố con Kiều Nguyệt Nga
Sống ở Hà Khê huyện
Rất phẳng lặng, yên hòa.

Bố nàng được cất nhắc
Lên hàng chức thái khanh,
Rồi vua ban chiếu chỉ
Chuyển sang huyện Đông Thành.

Ở đấy, nàng được biết
Ốm nặng, Lục Vân Tiên
Đã chết, nằm đâu đó,
Thế là nhỡ tình duyên.

Nàng vô cùng đau khổ,
Khóc, thưa với Kiều ông,
Rằng một khi đã vậy
Nàng quyết không lấy chồng.

Rằng “lẻ bầy loan phụng”,
“Thân con đứng giữa trời”,
Xin “giữ trọn tiết hạnh”,
“Con thờ chàng suốt đời!”

Đúng là gương tiết nghĩa
Về tứ đức, tam tòng.
“Tòng phu” với người chết,
Thậm chí chưa là chồng!

Ở triều đình lúc ấy,
Thái sư rất quyền hành,
Nghe tiếng nàng xinh đẹp,
Đem lễ đến Đông Thành

Xin cưới nàng làm vợ
Cho con trai của mình.
Nhưng nàng quyết không chịu,
Thà một lòng quyên sinh.

Tức giận vì trả lễ,
Thái sư bắt Nguyệt Nga
Đem làm lễ dâng tặng
Cho vua nước Ô Qua.

Khi thuyền tới biên giới,
Nàng gieo mình xuống sông,
Quyết một lòng tuẫn tiết,
Vì đạo nghĩa vợ chồng!

“Quân hầu đều đã ngủ,
Vân Tiên, chàng có hay,
Tình trăm năm gửi lại,
Một chút ở sông này!”

Quên một điều chưa nói:
Để nhớ người phương xa,
Nàng tạc bức tượng nhỏ,
Luôn giữ nó, vậy là

Nhảy xuống sông lần ấy
Nàng mang theo Vân Tiên
Để suối vàng, dưới ấy,
Cùng hội ngộ nhân duyên.

Lần nữa trời có mắt:
Phật Quan Âm động lòng,
Cho sóng dâng, nàng nổi,
Dạt vào vườn Bùi Công.

Bùi Công, cha Bùi Kiệm
Vốn trước cùng đi thi,
Cùng Vân Tiên, Tử Trực,
Gặp nhau chốn kinh kỳ.

Bùi Công, vốn nhân ái,
Nhận nàng làm con nuôi.
Mấy ngày sau Bùi Kiệm
Trở về nhà, và rồi

Thấy Nguyệt Nga xinh đẹp,
Bèn đem lòng thương yêu.
Nàng từ chối, không được,
Nên quyết định phải liều.

Đêm khuya, nàng bỏ trốn,
“Qua truông, lại lên đèo”,
“Giày sành, đạp đá sỏi”,
“Dế ri rỉ, sương gieo...”

Gần sáng, nàng bỗng gặp
Chống gậy, một bà già.
Bà hỏi: “Đây có phải
Là nàng Kiều Nguyệt Nga?”

Số là đêm trước đấy,
Bồ Tát báo về nàng,
Dặn bà phải đi đón
Và hết lòng cưu mang.

Bà làm nghề dệt vải,
Sống trong làng gần đây.
Dẫu lòng còn nghi vấn,
Nàng đi theo bà này.

9
Lại nói, ở chùa nọ,
Nơi chàng Lục Vân Tiên
Cùng Hơn Minh sống ẩn
Như một đôi bạn hiền.

Một đêm, đang say ngủ,
Chàng mơ thấy tiên ông
Đưa cho mấy viên thuốc,
Sáng dậy, vừa uống xong,

Lập tức mắt sáng hẳn,
Sáng như người bình thường.
Chàng liền sụp xuống đất,
Ơn Phật rủ lòng thương.

Vậy là, chao, thấm thoắt
Đã sáu năm trôi qua,
Chạnh lòng nhớ quê cũ,
Chàng “muốn trở về nhà.”

Hớn Minh đưa tiễn bạn
Đi hơn ba dặm đường,
Rồi trở lại am cũ
Mịt mùng trong bóng sương.

Vân Tiên đi một tháng
Mới về tới Đông Thành.
Thật may, còn đang sống,
Dẫu chưa tròn công danh.

Rồi mừng mừng, tủi tủi
Cảnh sum họp gia đình.
Hàng xóm đến đông đúc,
Ăn ở thật có tình.

Chàng được cha cho biết
Rằng nhờ nàng Nguyệt Nga
Luôn giúp đỡ tiền bạc,
Nên “đỡ khó việc nhà.”

Vân Tiên mang lễ mọn
Đến tạ nhà Kiều Công,
Nghe ông già kể chuyện
Mà đau thắt trong lòng.

10
Quyết sôi kinh, nấu sử,
Miệt mài học, Vân Tiên
Trong kỳ thi tiếp đó
Đã đỗ đầu Trạng Nguyên.

Vua liền ban áo mũ,
Được vinh quy về nhà.
Sau đó có chiếu chỉ
Đi dẹp giặc Ô Qua.

Vân Tiên là chánh tướng,
Phó tướng là Hớn Minh,
Người được vua tha tội,
Cho gọi về triều đình.

Đến đây, Cụ đồ Chiểu
Tả một đoạn khá dài
Về các trận giao chiến
Của các vị tướng tài.

“Tướng Phiên có hai gã,
Hỏa Hổ và Thần Long”,
Phe ta có “hổ tướng
Hớn Minh đi tiên phong.”

Nơi khác thì “Cốt Đột
Bị Vân Tiên đuổi theo”
Bỏ gươm giáo mà chạy,
Những “sáu núi, bảy đèo”.

Rồi hắn bị chàng chém.
Ta thắng trận, hả hê,
Nhưng Vân Tiên mãi đuổi,
Bị lạc đường quay về.

Trong rừng sâu, đi mãi,
Cuối cùng gặp ngôi nhà,
Chàng xuống ngựa, vào hỏi,
Thì gặp Kiều Nguyệt Nga.

Vậy là kết có hậu.
Nguyệt Nga và Vân Tiên,
Sau rất nhiều oan trái,
Thành chồng tốt, vợ hiền.

Rồi triều đình biết chuyện,
Cho trả oán, đền ân.
Do làm điều sai trái,
Thái sư thành thường dân.

Trịnh Hâm đáng tội chết,
Nhờ khéo nói, được tha.
Nhưng thuyền chìm, chết đuối
Khi hắn trở về nhà.

Rồi ông lão chài lưới
Và tiều phu, tiểu đồng,
Cùng cụ bà dệt vải
Đều được thưởng, tùy công.

Theo lời Cụ đồ Chiểu,
“Thằng Bùi Kiệm máu dê”,
Xấu hổ vì tán gái,
“Mặt chảy như lợn xề”.

Kiều Công bị oan trái,
Được phục hồi chức danh,
Và lại làm tri phủ
Ở huyện cũ, Đông Thành.

Kiều Nguyệt Nga tiết hạnh
Được phong Quận Chúa Bà.
Cũng “kiệu vàng, lọng bạc”
Được vinh quy về nhà...

11
Vậy là tôi chép hết,
Không sai, sót ý nào,
Một áng thơ dân tộc,
Dân dã mà thanh tao.

Thơ cụ Nguyễn Đình Chiểu,
Như phượng múa, long vần.
Thơ của tôi, thật tiếc,
Là văn nói có vần.

Vì thế, chất nghệ thuật
Chẳng lấy gì làm cao.
Chỉ là bài tóm lược,
Đành thế, biết làm sao.

Lần nữa, mong bạn trẻ
Đọc vốn cổ cha ông.
Tạm thời đọc tóm lược,
Kẻo tôi buồn mất công.

Rồi nhất thiết phải đọc
Nguyên bản tập thơ này.
Xin nhắc lại: Thơ Cụ
Dân dã mà rất hay.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Wed 09 Sep 2020, 23:49

ĐẦU NĂM, NÓI CHUYỆN ĐẠO

1
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

Phật Giáo được du nhập
Vào Việt Nam nước ta
Trực tiếp từ Ấn Độ,
Khoảng thế kỷ thứ ba (trước CN).

Từ Buddha, tiếng Phạn -
Bậc Giác Ngộ Tối Cao,
Lúc ấy dịch thành Bụt,
Trong cổ tích, đồng dao.

Do ảnh hưởng Trung Quốc,
Về sau từ Buddha
Gọi là Phật, Đức Phật,
Phật Đồ hoặc Phật Đà.

Tương truyền Chử Đồng Tử
Học đạo nhiều năm liền
Một nhà sư Ấn Độ
Thời kỳ đầu Công Nguyên.

Thủ phủ quận Giao Chỉ
Ngày ấy là Luy Lâu,
Thành trung tâm Phật Giáo,
Ở Bắc Ninh, Chùa Dâu.

Chùa còn lưu truyền thuyết
Về sư Khâu Đà La,
Về Man Nương Phật Mẫu
Và Thạch Quang Phật Đà.

Đạo Phật được phổ biến,
Gần như khắp toàn dân
Vào thời điểm cực thịnh,
Đời nhà Lý, nhà Trần.

Nhưng sau đó Nho Giáo
Lại lấn lướt mọi bề.
Phật Giáo bị o ép,
Suy thoái, thời Hậu Lê.

Cuối thế kỷ mười chín
Phật Giáo mới bắt đầu
Được chấn hưng trở lại
Từ trung tâm Chùa Dâu.

Theo số liệu chính thức,
Hiện có bảy triệu người
Là tín đồ Phật Giáo,
Sống nửa đạo nửa đời.

2
THIỀN TÔNG

Đầu thế kỷ thứ sáu,
Sư Bồ Đề Đạt Ma,
Vốn gốc người Ấn Độ,
Thành lập ở Trung Hoa

Một tông phái Phật Giáo
Được gọi là Thiền Tông.
Thiền là Tâm tĩnh tại.
Tiếng Hán gọi là Zen.

Theo Thiền Tông, Phật tử
Phải dành nhiều thời gian
Ngồi định thiền, bất động
Để chứng Phật Niết Bàn.

Cuối thế kỷ thứ sáu,
Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
Nhà sư gốc Ấn Độ
Đến làm sư trụ trì

Một chùa ở Giao Chỉ,
Là Chùa Dâu hiện nay.
Và ông đã thành lập
Thiền Tông Việt ở đây.

Dòng Thiền Tông thứ nhất
Vậy là đã ra đời,
Hình thành và phát triển
Liên tục mười chín đời.

Đầu thế kỷ thứ chín,
Thiền sư Võ Ngôn Thông,
Cũng là người Trung Quốc,
Lập thêm một Thiền Tông.

Trung tâm tông phái ấy
Vốn là chùa Kiến Sơ
Trên đất xã Phù Đổng,
Huyện Gia Lâm bây giờ.

Dòng Thiền Tông kế tiếp,
Tức là dòng thứ ba,
Do một người Trung Quốc
Là Thảo Đường lập ra.

Thảo Đường vốn là tướng
Bị bắt ở Chăm-pa,
Được vua Trần giải cứu
Nhưng không về Trung Hoa,

Mà xin được ở lại
Để khất thực hàng ngày,
Rồi trụ trì, truyền đạo,
Chùa Trấn Quốc, Hồ Tây.

Năm Một Hai Chín Chín,
Đức vua Trần Nhân Tông,
Cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ,
Đã từ bỏ ngai rồng

Lên tu núi Yên Tử,
Và chỉ trong mấy năm
Tập hợp các Thiền Phái,
Lập Thiền Phái Trúc Lâm.

Thiền Phái Trúc Lâm ấy
Đánh dấu một mốc vàng
Trong Phật Giáo dân tộc,
Với vua là Phật Hoàng.

3
TỊNH ĐỘ TÔNG

Tịnh Độ Tông là phái
Thịnh hành ở nước ta,
Tu dựa trên tha lực
Của Phật A-di-đà.

Có một nơi tách biệt,
Xa thế giới con người,
Là Thế Giới Cực Lạc,
Bất tử và chói ngời.

Đây là chốn thanh tịnh,
Phong cảnh đẹp bốn mùa.
Mọi người tích đức phước
Bằng hành lễ nhà chùa.

Vì là nơi cực lạc,
Không ai phải khổ đau
Vì luân hồi, chuyển kiếp,
Hạnh phúc sống bên nhau.

Để đến được nơi ấy,
Đầy ánh sáng và hoa
Phật tử luôn tụng niệm
Nam Mô A-di-đà.

4
ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA

Đại Thừa, âm Hán - Việt
Là Ma Ha Diễn Na,
Bắt nguồn từ tiếng Phạn
Ma-ha-y-a-na.

Đại, ta biết, là lớn.
Thừa nghĩa là bánh xe.
Tức là Bánh Xe Lớn
Chở Đạo Phật đi về.

Tiểu Thừa, theo tiếng Phạn,
Hi-na-y-a-na,
Tức là Bánh Xe Nhỏ,
Truyền thừa đạo Thích ca.

Cả hai, Đại và Tiểu,
Đều có chung một nguồn
Từ người khởi xướng Đạo,
Là Phật, Đức Thế Tôn.

Sự khác nhau chủ yếu
Chỉ ở cách thực hành
Các giáo pháp Đạo Phật
Và ở cách xưng danh.

Nhật, Việt Nam, Trung Quốc
Thuộc về dòng Đại Thừa.
Miến Điện, Miên, Lào, Thái
Lại theo dòng Tiểu Thừa.

Chùa Đại Thừa mái ngói,
Luôn cổ kính, rêu phong.
Chùa Tiểu Thừa mái nhọn
Thường được mạ vàng ròng.

Áo vàng và khất thực
Chỉ là sư Tiểu thừa.
Áo nâu, không khất thực
Thường là sư Đại thừa.

Đáng tiếc, vẫn âm ỉ
Mối bất hòa từ xưa
Giữa hai phái Đạo Phật,
Đại Thừa và Tiểu Thừa.

Cái tên Đại và Tiểu
Dễ hiểu lầm, mất lòng
Nên người ta còn gọi
Là Bắc Tông, Nam Tông.


ĐẦU NĂM, NÓI CHUYỆN ĐẠO - 2

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Bồ Tát - là viết tắt
Phát âm sang tiếng ta,
Chữ Bồ Đề Tát Đóa.
Gốc - Bodhisatva.

Bồ Tát là những bậc
Trí huệ và từ bi,
Giúp chúng sinh giác ngộ,
Thoát vòng Tham Sân Si.

*
Quán Thế Âm Bồ Tát,
Avalokitesvara,
Một vị Đại Bồ Tát,
Chỉ sau Phật Thích Ca.

Quán thế âm, tiếng Hán,
Là thấu mọi âm thanh,
Để nghe, hiểu, an ủi
Và cứu độ chúng sinh.

Ở Việt Nam, Trung Quốc,
Cũng có thể do nhầm,
Ngài được gọi cách khác,
Ngắn gọn là Quan Âm.

Ngài là vị Bồ Tát
Của tấm lòng vị tha,
Với trăm tay nghìn mắt,
Ngự ở cõi Ta Bà.

Ngài linh hiển, xuất hiện
Dưới dạng một Phật Bà
Ở thế đứng, nhìn xuống,
Hoặc ngự trên đóa hoa.

Tay trái Ngài đôi lúc
Cầm lọ nước Cam Lồ
Để rót xuống cõi thế
Giúp loài người ấm no.

MƯỜI HAI LỜI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

1
Quán Thế Âm Bồ Tát
Là ta, từ hôm nay,
Ta nguyện nghe, thấu hiểu
Cứu giúp cõi đời này.

2
Ta nguyện phát tâm thiện,
Có mặt ở Biển Đông,
Cứu giúp người đi biển
Trong bão táp, mưa dông.

3
Chúng sinh đang chìm đắm
Trong đau khổ triền miên.
Ta nguyện, nghe tiếng họ,
Sẽ hạ giới, ngồi bên.

4
Đời còn nhiều yêu quái,
Gây lắm trò nhiễu nhương.
Ta nguyện giác ngộ chúng,
Không làm hại dân thường.

5
Ta nguyện sẽ thấu hiểu
Để tưới nước Cam Lồ
Cho chúng sinh, vạn vật
Tươi mát và ấm no.

6
Ta nguyện không ngưng nghỉ
Phát Tâm Bồ Đề Thiền
Để thương yêu tất cả,
Không phân biệt sang hèn.

7
Dưới chín tầng địa ngục
Bị đầy đọa nhiều người.
Ta nguyện sẽ cứu họ
Sớm trở lại cõi đời.

8
Nhiều người bị giam giữ,
Tù gông, chết mỏi mòn.
Ta nguyện sẽ cứu họ,
Cả thể xác, tâm hồn.

9
Phép tu hành vất vả,
Thuyền Bát Nhã gian nan,
Ta nguyện giúp Phật Tử
Cập được bến Niết Bàn.

10
Ta nguyện đưa Phật Tử
Trong tiếng nhạc và hoa
Tới Tây Phương Cực Lạc
Của Phật A Di Đà.

11
Ta nguyện nhắc Phật Tử
Muốn đến được Tây Phương
Phải tinh tấn tụng niệm
Trong cuộc sống đời thường.

12
Mười hai lời Đại Nguyện
Được phát từ tâm ta.
Ta nguyện sẽ thực hiện
Ở cõi đời Ta Bà.


ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN ĐẠO - 3

ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

Địa Tạng Vương Bồ Tát
Là vị Bồ Tát Vương
Được tôn thờ chủ yếu
Ở Phật Giáo Đông Phương.

Ngài, theo các Kinh Phật
Chính là Mục Kiền Liên,
Một “Thập Đại Đệ Tử”
Của Thích Ca đại Thiền.

Ngài đã từng phát nguyện
Cứu độ các chúng sinh
Bị đày dưới Địa Ngục,
Còn gọi chốn U Minh.

Hơn thế, Ngài còn nguyện
Không đắc đạo một khi
Còn người bị đày đọa
Dưới Địa Ngục, âm ty.

Trong văn hóa Nhật Bản,
Bồ Tát Địa Tạng Vương
Còn là thần bảo trợ
Những đứa trẻ đáng thương

Bị đau ốm, bệnh tật,
Hoặc chết trong bào thai.
Tất cả trẻ, lớn nhỏ,
Bình an trong tay Ngài.

Ngài thường được miêu tả
Dưới dạng một nhà sư
Đầu trọc có vầng sáng,
Khuôn mặt đẹp, nhân từ.

Một tay cầm tích trượng
Để mở cửa cõi âm.
Tay kia - Ngọc Như Ý
Phát sáng, xua tối tăm.


SỰ TÍCH LỄ VU LAN

Theo truyền thuyết nhà Phật,
Bà mẹ Mục Kiền Liên
Là người không mộ đạo,
Báng bổ cả người hiền.

Bà không tin Đức Phật,
Không tin cả Pháp, Tăng.
Tam Bảo và Ngũ Giới,
Bà cho là nhố nhăng.

Nên bà, sau khi chết,
Vì tội lỗi của mình,
Bị đày xuống địa ngục,
Chịu bao nỗi cực hình.

Về sau thành La Hán,
Tôn giả Mục Kiền Liên,
Đạt lục thông, ngũ nhãn,
Nhìn thấu hết mọi miền.

Ông thấy mẹ đang đói
Dưới địa ngục âm u,
Bát cơm ăn chẳng có,
Bị đói khát, cầm tù.

Ngay lập tức tôn giả
Liền mở phép thần thông,
Lần xuống đáy địa ngục,
Đưa cơm cho mẹ ông.

Bà này khi còn sống
Từng tranh ăn với con,
Bây giờ xuống địa ngục
Thói xấu ấy vẫn còn.

Bà vội lấy vạt áo
Che bát cơm to đầy,
Định lẻn đi ăn mảnh
Một mình sau gốc cây.

Nhưng vừa đưa lên miệng,
Bát cơm ấy, than ôi
Đã biến thành cục lửa,
Cháy hết răng và môi.

Vốn là người hiếu thảo,
Lại đệ nhất thần thông,
Mà tôn giả bất lực,
Không giúp được mẹ ông.

Ông quay về Tịnh Xá
Tìm gặp Phật Thích Ca,
Nhờ Ngài chỉ giùm cách
Cứu giúp bà mẹ già.

Đức Phật nghe rồi đáp:
“Mẹ ngươi quá lỗi lầm,
Nên ngươi không thể cứu.
Chờ tháng Bảy, ngày Rằm,

Ngày chư Phật hoan hỷ,
Hãy làm lễ Vu Lan.
Mời chư tăng đến dự,
Mâm cỗ phải đầy bàn.

Trước hết cúng Tam Bảo,
Rồi sau mời mọi người.
Họ ăn xong, hy vọng
Sẽ cứu được mẹ ngươi.”

Ngay lập tức tôn giả
Đúng theo lời Thích Ca,
Làm lễ Vu Lan lớn,
Cứu được người mẹ già.

Và mọi người từ đấy,
Vào ngày này hàng năm,
Tổ chức lễ xá tội
Cho tổ tiên lỗi lầm.

Về sau, chính tôn giả
Đã tự nguyện thành người
Trông coi chuyện âm phủ
Đầy oan trái sự đời.

Khi làm lễ xá tội
Cho tổ tiên lầm đường,
Người ta cúng tôn giả
Và Bồ Tát Địa Vương.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Sun 11 Oct 2020, 22:37

Việt Nam lược sử diễn ca
MẠC ĐĂNG DUNG (1483 – 1541)


1
Theo truyền thuyết kể lại,
Thì xưa Mạc Đăng Dung
Vốn dòng dõi quyền quí
Nhưng sau thành bần cùng.

Ông làm nghề đánh cá,
Bố mẹ nghề chèo đò.
Bến sông ấy rất rộng,
Thường sóng lớn, gió to.

Có một thầy địa lý,
Nghe đâu là người Tàu,
Được hai người cứu sống,
Nên mang nặng ân sâu.

Để trả ơn, họ mách
Phải táng mộ ông bà
Vào chỗ có long mạch,
Sau sẽ thành vương gia.

Mạc Đăng Dung lập tức
Đem cốt tổ tiên mình
Táng vào nơi được chỉ,
Mong có ngày hiển vinh.

Năm sau, thầy địa lý
Quay lại và bảo ông
Đem một quan tiền mới,
Tức đúng một trăm đồng

Ra ngồi trên con dốc
Cách không xa bến đò,
Thấy ai vác chữ “khẩu”
Trên lưng mình, thì cho.

Ông chờ mãi, chỉ thấy
Một ông lão ra sông,
Đeo trên vai chiếc dặm.
Ông cho ba mươi đồng.

Chiều tối, ông lão ấy
Quay về, ông lại cho
Thêm ba lăm đồng nữa,
Rồi đi xuống chèo đò.

Tối về, nghe kể lại,
Thầy địa lý lầm bầm:
“Vậy nhà ông chỉ được
Làm vua sáu lăm năm.”

2
Đức vua Mạc Thái Tổ
Tên húy Mạc Đăng Dung,
Quê nơi nay là đất
Huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.

Theo các tài liệu sử,
Ông là cháu bảy đời
Một trạng nguyên nổi tiếng -
Mạc Đỉnh Chi hơn người.

Ông thời bé nghèo khổ,
Chuyên chài lưới kiếm ăn,
Sau lớn lên, khỏe mạnh,
Đỗ “Lực sĩ xuất thân.”

Rồi thành quân túc vệ
Vào thời nhà Hậu Lê,
Đời vua Lê Uy Mục,
Đang rối ren trăm bề.

Nhờ thông minh, tài giỏi,
Được hoàng gia tin yêu,
Ông nhanh chóng thăng chức
Thành quan lớn trong triều.

Nhà Hậu Lê thời ấy
Yếu hèn và rối tung,
Và dần dần quyền lực
Vào tay Mạc Đăng Dung.

Năm một năm hai bảy,
Ông tiếm ngôi nhà Lê,
Lấy hiệu Mạc Thái Tổ,
Lúc thọ địch bốn bề.

Ông đúc tiền Thông Bảo,
Lo chấn chỉnh triều đình.
Thành Hải Dương được chọn
Làm kinh đô - Dương Kinh.

Năm một năm hai bảy
Ông nhường con ngai vàng.
Mạc Thái Tông kế vị,
Ông thành Thái thượng hoàng.

Năm một năm bốn mốt
Mạc Đăng Dung băng hà,
Hưởng thọ năm chín tuổi,
Và trước lúc đi xa

Ông dặn Mạc Phúc Hải
Không lập đàn ma chay,
Mà lo việc xã tắc,
Xây dựng nước sau này.

Như thầy địa lý nọ
Có lần đã lầm bầm,
Các vua Mạc cai trị
Tất cả sáu lăm năm.

3
“Toàn thư” nói nhà Mạc
Đem đất đai nước mình,
Gồm hai châu Quy, Thuận,
Nhục nhã dâng nhà Minh.

Thực ra hai châu ấy
Thủ lĩnh Nùng Trí Cao
Và anh, Nùng Trí Hội,
Dâng Tống từ đời nào.

Người đời sau xác nhận
Ông chỉ nhường ngoại bang
Năm hang động không lớn
Thuộc vùng đất Cao Bằng.

Mà rồi năm hang ấy
Vốn không phải đất mình,
Mà do Đại Việt lấn,
Giờ trả lại nhà Minh.

Ông còn bị chê trách
Vì tự trói, đầu hàng,
Dâng cho giặc đồ cống
Cùng hai bức tượng vàng.

Vì sao ông làm vậy?
Vì nhà Lê, hai lần,
Cầu nhà Minh đánh Mạc,
Mất nước và khổ dân.

Thấy lực mình đang yếu,
Muốn tránh cảnh can qua,
Vua Mạc đành nén nhục,
Quì gối xin giảng hòa.

Nhục, một mình vua chịu,
Mang tiếng xấu với đời,
Nhưng dân tình thoát khỏi
Cảnh máu chảy, đầu rơi.

Sau cái nhục lần ấy,
Tự trói mình xin hòa,
Ông xấu hổ, lâm bệnh
Một năm rồi băng hà.

Giống như Trần Thủ Độ
Và cả Hồ Quý Ly,
Ông tiếm ngôi người khác,
Hoàn toàn không khác gì.

Vua các triều đại trước
Đã mục ruỗng, yếu hèn.
Theo qui luật lịch sử
Thì triều khác sẽ lên.

Tuy nhiên, có điều khác:
Truất ngôi Lê Cung Hoàng,
Mạc Đăng Dung không giết
Các đại thần quy hàng.

Ông cũng không hề giết
Một ai trong hoàng gia.
Một sự kiện hiếm có
Trong lịch sử nước nhà.

Những di sản kiến trúc
Và văn hóa Lê Sơ
Ông không hề phá hủy,
Nên còn mãi đến giờ.

5
Đức vua Mạc Thái Tổ
Có một thanh Long Đao
Bây giờ còn giữ được,
Thật quí giá nhường nào.

Cháu con ông giữ nó
Suốt năm trăm năm qua,
Nay thờ ở Kiến Thụy
Như vật báu quốc gia.

Đao dài hai mét rưỡi,
Nặng gần ba mươi cân,
Cán làm bằng sắt rỗng
Có chạm hình long vân.

Thanh đao của Quan Vũ
Được nói đến nhiều lần,
Tức Long Đao Yển Nguyệt,
Cũng chỉ ba bảy cân.

Châu Á giờ chỉ có
Hai long đao thế này.
Đao kia thuộc nước Tống,
Ở Trung Quốc ngày nay.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Sun 11 Oct 2020, 22:50

TÌNH BUỒN

Thị trấn ấy bé nhỏ,
Thơ mộng và buồn buồn.
Có một đôi trai gái
Cùng nhau ngắm hoàng hôn.

Cùng đợi mặt trời mọc,
Cùng dạo giữa cánh đồng.
Vai tựa vai, lơ đãng
Nghe chim hót trên không.

Họ yêu nhau say đắm.
Không biết gì ngoài yêu.
Nghiêm túc và lãng mạn
Như những áng mây chiều.

Bỗng chàng trai ốm nặng,
Nằm bất tỉnh dài ngày.
Ngồi bên chàng, cô khóc,
Tay không rời bàn tay.

Đêm, một mình, giá rét,
Nàng quì trong nhà thờ
Cầu cho chàng khỏe mạnh,
Suốt nhiều giờ, nhiều giờ.

Chúa hiện hình, và nói:
“Con có tình, có tâm
Nếu con chịu chấp nhận
Làm kiếp bướm ba năm,

Ta sẽ cho tỉnh lại
Người mà con thương yêu.”
Cô gái nghe, đồng ý,
Không cần suy nghĩ nhiều.

Hôm sau, chàng trai tỉnh,
Rồi khỏe mạnh bình thường.
Có điều chàng không thấy
Khuôn mặt nàng thân thương.

Giờ đến lượt chàng khóc,
Không biết nàng ở đâu.
Chỉ thấy một con bướm
Cánh sặc sỡ nhiều màu.

Con bướm chạm vào má
Nhẹ nhàng như nụ hôn.
Đôi cánh màu sặc sỡ,
Mà đôi mắt buồn buồn.

Thời gian trôi chậm chạp,
Nhưng cũng hết một năm,
Rồi thêm một năm nữa,
Mà nàng vẫn biệt tăm.

Chàng cất công tìm kiếm,
Hết miền Đông, miền Tây.
Con bướm luôn bên cạnh,
Luôn thầm thì: “Em đây!”

Tiếc, giọng nó quá bé.
Tiếc, chàng không thể nghe.
Chàng cứ tìm, tìm mãi,
Đông hết rồi xuân về.

Tiếc, còn mấy tháng nữa
Là hết năm thứ ba,
Mệt mỏi và tuyệt vọng,
Chàng đã trở về nhà.

Lần nữa, chàng lại ốm,
Lại bất tỉnh. Lần này
Ngoài con bướm, còn có
Một cô gái đêm ngày

Túc trực bên giường bệnh
Để chữa trị cho chàng.
Đó là cô bác sĩ,
Xinh đẹp và dịu dàng.

Lần nữa, chàng tỉnh lại.
Và một sáng đẹp trời
Chàng cùng cô bác sĩ
Vào nhà thờ, tươi cười.

Hạnh phúc và thật đẹp
Cả chủ rể, cô dâu.
Con bướm nhỏ tội nghiệp
Buồn buồn bay theo sau.

Hôm ấy là ngày cuối
Của cái hạn ba năm.
Chúa Trời ái ngại nói:
“Con có tình, có tâm.

Nếu muốn, ta làm phép
Con trở lại thành người.
Cùng chàng làm lễ cưới,
Sống hạnh phúc suốt đời.”

Con bướm ngước đôi mắt,
Đang ngấn lệ long lanh:
“Dạ, con đang hạnh phúc,
Chỉ mong Chúa lòng lành

Cho con được mãi mãi
Làm con bướm thế này.”
Rồi không hề ngoái lại,
Nó bay vào rừng cây.

Đôi cánh bướm sặc sỡ,
Nhẹ nhàng như nụ hôn,
Chấp chới bay, để lại
Dìu dịu một nét buồn.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2141
Registration date : 21/08/2009

Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13Thu 04 Feb 2021, 12:43

TRUYỆN KIỀU

1
Cuốn “Kim Vân Kiều Truyện”
Của Thanh Tâm Tài Nhân
Được Nguyễn Du viết lại
Thành thơ Việt, có vần.

Tức là thơ lục bát,
Ba nghìn hai trăm câu,
Bằng chữ Nôm mộc mạc,
Âm vang mãi trong đầu.

Tên gốc của tác phẩm
Là “Đoạn Trường Tân Thanh”,
Còn “Kiều”, do người đọc
Gọi ngắn gọn mà thành.

Ôi, “Tiếng Kêu Đứt Ruột”.
Ôi, Thúy Kiều, Thúy Kiều,
Đọc mà lòng tê tái,
Viết chắc đau hơn nhiều.

Sách viết khi Cụ Nguyễn
Đi sứ nhà Thanh về,
Đi ba năm ròng rã,
Vất vả đủ trăm bề.

Thơ chữ Hán của Cụ,
Tôi dịch cũng khá nhiều,
Bây giờ xin viết lại
Nội dung cuốn Truyện Kiều.

Số là nay giới trẻ
Sống trong thời a còng,
Nhiều đứa không chịu đọc -
Mất thì giờ, tốn công.

Chúng bảo, thơ dài quá,
Đầy điển cố nước Tàu,
Rằng hay thì hay thật,
Nhưng khó hiểu, đau đầu.

Đúng là bọn ưa dễ,
Thích văn hóa ăn liền.
Cháu con tôi cũng thế,
Hời hợt và vô duyên.

Chúng bảo tôi viết lại,
Hay tóm lược nội dung,
Đơn giản và dễ hiểu -
Một việc làm điên khùng.

Vậy mà tôi chiều chúng.
Giờ bố mẹ, than ôi,
Con nói gì, không cãi,
Bảo ngồi đâu cứ ngồi.

Và đây, xin tóm lược
Rất nôm na, Truyện Kiều.
Được, chỉ có cốt truyện,
Mất thì nhiều, rất nhiều.

Nên tóm thì cứ tóm,
Nhưng bọn trẻ chúng mày
Phải đọc Kiều nguyên bản
Được đính kèm theo đây.

Một áng thơ tuyệt đẹp,
Một viên ngọc lung linh
Trong vườn thơ quốc nội,
Về chữ hiếu, chữ tình.

Có lẽ người dân Việt,
Không ai không từng yêu
Hoặc ngâm nga, học thuộc
Một vài câu trong Kiều.

Thế mà, thưa Cụ Nguyễn,
Lớp trẻ giờ ít người
Đọc và yêu thơ Cụ.
Đơn giản vì chúng lười.

Thành ra con mạn phép,
Tóm lược Kiều ra đây.
Kính mong Cụ lượng xá
Tha cho tội láo này.

2
Thời nhà Minh, Trung Quốc,
Có gia đình họ Vương,
Sống hòa thuận, thanh bạch,
Gia sản cũng “thường thường”.

Bố mẹ già đáng kính,
Ba người con trưởng thành.
Vương Quan là con út,
Chuyên lo chuyện học hành.

Lo nữ công gia chánh,
Hai cô chị đáng yêu,
Nổi tiếng rất xinh đẹp -
Thúy Vân và Thúy Kiều.

Thúy Kiều là chị cả,
Đẹp nết, đẹp cả người,
Như Nguyễn Du đã nói,
Đúng “mười phân vẹn mười”.

Một hình mẫu lý tưởng
Người đẹp thời bấy giờ,
Dịu dàng và trong trắng,
Tiết nghĩa và ngây thơ.

Cô em nàng cũng đẹp,
Kiểu nhí nhảnh, hồn nhiên,
Kiều thì đẹp kiểu khác,
Buồn buồn và dịu hiền.

Lại mùa xuân nữa đến,
Hoa lá rợp trên cành.
Cả nhà đi dự hội,
Tên hội là Đạp Thanh.

Vốn là người đa cảm,
Khi thấy mộ Đạm Tiên,
Nàng khóc người kỹ nữ,
Một tài sắc kiếp tiền.

Thế mà giờ nấm mộ,
Không hương khói, úa tàn,
Ôi, đớn đau, chua xót
Kiếp “bạc mệnh hồng nhan”.

Đêm, Đạm Tiên báo mộng,
Bảo đời Kiều sau này    
Sẽ long đong nhiều nỗi,
Đầy oan nghiệt, chua cay.

Vốn thường buồn, tư lự,
Kiều hay tin, bần thần,
Thấp thỏm lòng đa cảm
Kiếp bèo bọt, trầm luân.

Cũng buổi chiều hôm ấy,
Khi bóng đã xế tà,
Nàng gặp chàng Kim Trọng,  
“Phong nhã” và “hào hoa”.

Chàng thư sinh Kim Trọng
Vốn “thuộc nhà trâm anh”.
Bạn Vương Quan từ nhỏ,
Quen nhau qua học hành.

Chàng từ lâu nghe tiếng,
Đã thầm yêu Thúy Kiều,
Giờ may mắn được gặp,
Yêu lại càng thêm yêu.

Không một lời trao đổi,
Hai người còn rụt rè,
Nhưng “tình trong như đã”
Tuy “mặt ngoài còn e”.

Nàng Kiều thì tự vấn:
Chao, “gặp gỡ làm chi”,
Như Đạm Tiên bạc mệnh,
Liệu “biết có duyên gì?”

Kim Trọng thì mê mẩn
Quên mọi chuyện vì yêu,
Chàng tìm cớ dọn đến
Ở cạnh nhà Thúy Kiều.

Một hôm chàng nhặt được
Chiếc kim thoa, và chàng
Lấy đó làm cái cớ
Để trò chuyện với nàng.

Rồi hai người hò hẹn.
Rồi nàng Kiều, thật ghê,
Vốn bẽn lẽn, gia giáo,
Thế mà “buông rèm che”,

Nàng “xăm xăm băng lối”
Sang nhà chàng Kim Lang.
“Bóng trăng vàng đã xế”
“Giấc mộng xuân mơ màng”.

Rồi hai người thề thốt,
Trao kỷ vật cho nhau,
Nguyện suốt đời chung thủy
Đến răng long, bạc đầu.

Để chiều lòng Kim Trọng,
Nàng đã đàn một bài,
Bài “Bạc Mệnh” day dứt,
Não lòng và bi ai.

Tiếng đàn buồn đến mức
Kim Trọng “lúc chau mày,
Lúc ôm đầu, tựa gối”
Thấy “ngậm ngùi, đắng cay”.

Rồi tình nồng, duyên đượm,
Đêm, lại chỉ hai người,
Nên “xem ra Kim Trọng
Đã có phần lả lơi”.

Nhưng nàng Kiều lúc ấy
Nghĩ tới chuyện Trương Quân
Và Oanh Oanh ngày trước
Mà không chịu trao thân.

Mới lần đầu gặp mặt,
Mà Kim Trọng, ghê chưa,
Đã lả lơi chuyện ấy.
Cũng là tay không vừa.

Hôm sau, có tin khẩn
Nhắn Kim Trọng, rằng chàng
Có ông chú vừa mất,
Phải về nhà chịu tang.

Than ôi, tình mới bén,
Giờ đã phải chia tay.
Lại thề non, hẹn biển,  
Lại dài ngắn dãi bày.

3
Rồi bất ngờ tai họa
Ập xuống đầu Vương gia:
Các em và bố mẹ
Vừa ăn cỗ, về nhà

Thì bỗng bọn nha lại
Kéo đến bắt Vương ông.
Toàn một lũ trâu ngựa,
Đánh đập rất đau lòng.

Hỏi ra thì mới biết
Do một thằng bán tơ
Đã dựng chuyện vu cáo,
Thật vô lý, bất ngờ.

Chẳng còn cách nào khác,
Nàng bán mình, chuộc cha.
Ôi, chua xót, đau đớn,
“Đau đớn phận đàn bà.”

Thúy Kiều ôm mặt khóc:
“Kim Lang hỡi, Kim Lang,
Thôi thôi, thế là thiếp
Phải phụ bạc tình chàng!”

Nàng gọi Thúy Vân lại,
Cúi thấp lạy, ân cần:
Em hãy lấy Kim Trọng,
Hằng sửa túi, nâng khăn.

Romeo, Juliet,
Yêu đến thế là cùng,
Nhưng theo tôi được biết,
Chưa đến mức chồng chung.

Đúng, người xưa nhân nghĩa.
Ta, hiện đại, cũng yêu,
Say đắm nữa là khác,
Nhưng mấy ai bằng Kiều?

4
Bỏ ra bốn trăm lạng,
Mã Giám Sinh mua Kiều.
Hắn là tên vô lại,
Gian tà và rất kiêu.

Hứa lấy nàng làm lẽ,
Thực ra hắn lõi đời
Mua nàng làm kỹ nữ
Để tiếp khách làng chơi.

Còn Tú Bà, vợ hắn,
Chủ thanh lâu Lâm Truy,
Sai nàng ra tiếp khách,
Nhưng Kiều không chịu đi,

Nói, nàng là vợ lẽ
Của ngài Mã Giám Sinh.
Mụ Tú Bà nghe vậy
Liền “nổi cơn tam bành”.

Mụ bảo nàng quyến rũ
Thằng chồng mụ, và rồi
Cho đánh nàng tàn nhẫn
Bằng gậy và bằng roi.

Nhục nhã và phẫn uất,
Nàng liền rút con dao,
Đinh tự vẫn thì ngất,
Và trong cơn chiêm bao

Kiều gặp lại người cũ,
Tức là nàng Đạm Tiên.
Nàng dặn, khoan, chưa chết,
Hẹn gặp ở sông Tiền.

Còn Tú Bà thì nghĩ
Mất nàng là mất lời,
Cho ra lầu Ngưng Bích
Để nàng tạm nghỉ ngơi.

Một mình trên lầu vắng,
Sông nước bốn xung quanh,
Kiều thực sự mừng rỡ
Khi gặp chàng Sở Khanh.

Hắn có vẻ nho nhã,
An ủi rất ân cần,
Còn hứa giúp trốn thoát,
Nên nàng đã trao thân.

Mấy hôm sau, trời tối,
Hắn đưa ngựa đón nàng,
Giữa đường, bỏ nàng lại,
Lo sợ và hoang mang.

Tú Bà liền xuất hiện
Cùng một lũ đầu trâu,
Bắt nàng vì tội trốn,
Còn đánh đập rất đau.

Nàng đã phải van khóc
Xin Tú Bà ngừng tay,
Hứa nhẫn nhục tiếp khách,
Không trốn khỏi nơi này.

“Thân lươn đâu sợ bẩn”,
Xin hầu hạ sớm trưa.
“Ôi tấm lòng trinh bạch,
Nguyện từ nay xin chừa”.

Thì ra chính mụ Tú
Đã thuê thằng Sở Khanh,
Lừa nàng, đưa vào bẫy.
Thôi, trót nhỡ thì đành.

Tên hắn kể từ đấy
Có thêm nghĩa xấu xa,
Tức là thằng chim gái,
Kẻ thù các cô, bà.

5
Vậy là Kiều cam chịu
Để số phận an bài,
Ở thanh lâu nổi tiếng
Cả về sắc, về tài.

“Sớm tiễn đưa Tống Ngọc”,
“Chiều vui với Tràng Khanh”,
“Lúc tiệc tan, tỉnh rượu,
“Giật mình, lại thương mình”.

Ở thanh lâu, Kiều gặp,
Tiếp một khách làng chơi,
Rất hào hoa, phong nhã,
Tử tế và thương người.

Lúc đầu chỉ ong bướm,
Người ấy, tên Thúc Sinh,
Sau yêu Kiều thực sự,
Thương cảm và chân tình.

Định lấy Kiều làm lẽ,
Đưa tiền cho Tú Bà,
Chàng đem Kiều giấu kín,
Sau khi chuộc nàng ra.

Vốn người huyện Vô Tích,
Chàng cùng cha, Thúc ông,
Đến Lâm Truy buôn bán,
Khá ý hợp, tâm đồng.

Cha chàng, khi biết chuyện,
Trách mắng rất nặng nề,
Bắt trả về nhà chứa,
Nhưng chàng không chịu nghe.

Với Kiều, ông kết tội,
Đã quyến rũ Thúc Sinh,
Rồi nhờ quan xét xử
Thật chí lý, chí tình.

Quan sai đem Kiều đánh,
Nhưng Thúc Sinh vội vàng,
Đứng ra bênh, biện bạch
Đủ điều tốt về nàng.

Nghe nói nàng gia giáo,
Lại am tường thơ văn,
Quan bảo nàng thử vịnh
Chiếc cùm đeo dưới chân.

Nàng đọc thơ, quan huyện
Rất khâm phục trong lòng,
Bèn xử cho nàng thắng,
Lựa lời khuyên Thúc ông.

Thúc ông đành chịu nhún,
Không cản trở hai người,
Phần vì “thương nết hạnh”,
Phần vì sợ chê cười.

Sau nửa năm chung sống,
Kiều khuyên chàng về quê
Nói mọi chuyện với vợ,
Rồi tính kế, liệu bề.

6
Hoạn Thư, vợ chàng Thúc,
“Ăn ở, nết cũng hay”,
Về khoản ghen mà nói
Thì nàng rất cao tay.

Biết chồng có vợ lẽ,
Tỉnh bơ, không nói gì,
Lại chiều chồng nhất mực,
Không mảy may hoài nghi.

Vì thế chàng do dự,
Không dám kể sự tình
Như nàng Kiều đã dặn.
Ôi, ôi, chàng Thúc Sinh.

Tiễn chồng quay trở lại
Với vợ hai, Thúy Kiều,
Hoạn Thư liền sang mẹ,
Than và khóc khá nhiều.

Rồi họ sai Ưng, Khuyển
Cùng một bầy lâu la
Kíp đến gặp Kiều trước
Rồi phóng lửa đốt nhà.

Chúng ném một xác chết
Vào nhà nàng, thật ghê,
Đưa nàng tới Vô Tích
Trước khi Thúc Sinh về.

Thấy nhà mình bị cháy,
Lại thêm một xác người,
Tưởng rằng Kiều đã chết,
Chàng ôm mặt kêu trời.

Lại nói bọn Ưng, Khuyển,
Đưa nàng Kiều về quê,
Nàng bị Hoạn Thư mẹ
Đánh một trận ê chề,

Rồi bắt nàng hầu hạ
Như con ở trong nhà,
Luôn bị đánh, bị chửi,
Ngẫm mà lòng xót xa.

Mỗi lần Hoạn Thư đến,
Nàng cũng phải theo hầu.
Nàng kia cười, ngon ngọt,
Không trách cứ một câu.

Đàn bà ghen, không lạ,
Thường vẫn thế xưa nay,
Nhưng Hoạn Thư ghen khác,
Thật cao tay nàng này.

Cứ công bằng mà nói,
Ấy cũng là sự thường.
Hoạn Thư, ghét thì ghét,
Nhưng cũng thấy thương thương.

Hỏi bây giờ, thậm chí,
Thời bình đẳng, bình quyền,
Mấy ai đủ bình tĩnh
Như nàng này khi ghen?

Một năm sau, chàng Thúc
Về quê thăm vợ hiền.
Nàng Hoạn Thư cười nụ
Trong bữa tiệc đoàn viên,      

Rồi vẫy tay cho gọi
Mời Kiều ra hầu chàng,
Phải rót rượu cung kính,
Phải đi đứng nhẹ nhàng.

Thúc Sinh lòng tê tái,
Biết mình là nạn nhân
Một âm mưu thâm độc,
Ngồi đực mặt, bần thần.

Sợ vợ, chàng gạt lệ,
Không dám nhận nàng Kiều,
Vẫn cười cười, nói nói
Với bà vợ thân yêu.

Tất nhiên chàng đáng trách,
Nhưng xin hỏi thực lòng,
Nếu ta, gặp cảnh ấy,
Ta làm khác được không?

Làm nhục thế chưa đủ,
Hoạn Thư còn bắt nàng
Ngồi phệt xuống, rũ tóc,
Cầm đàn gẩy tình tang.

Và Kiều, ôi, nhẫn nhục
“Trước rèm the, vặn đàn”,
“Bốn dây kêu như khóc”
Khiến “cõi lòng nát tan”.

Cho những người trong cuộc,
Cùng “một tiếng tơ đồng”,
Người thì “ngoài cười nụ”,
Người “khóc thầm bên trong”.

Cả Hoạn Thư, tôi nghĩ,
Như Kiều, cũng xót xa,
Vì cùng chung một phận,
“Xót xa phận đàn bà.”

Một thời gian sau đó,
Khi thấy Kiều chịu thua,
Hoạn Thư cho nàng sống
Và chép kinh trong chùa.

Một lần, vợ đi vắng,
Thúc Sinh lén thăm Kiều,
Lại mừng mừng, tủi tủi,
Lại thề thốt thương yêu,

Mà không biết ngoài cửa
Hoạn Thư đang cả cười,
Rồi bước vào, nhỏ nhẹ,
Khen, vỗ về hai người.

Thế mới thật đáng sợ,
Thế mới là cao tay.
Lần nữa phải nhắc lại:
Hiếm ai như nàng này!

Kiều thì lại càng sợ,
Để mất - chẳng còn gì,
Nên ngay tối hôm ấy
Nàng vượt tường trốn đi.

7
Thương cho Kiều bạc mệnh,
Phiêu dạt kiếp thăng trầm.
Dài, còn dài trước mặt
Bể khổ mười lăm năm.

Ôi, vì sao số phận
Luôn cay đắng, phũ phàng?
Nàng chạy trốn? Thử hỏi,
Cái gì đang chờ nàng?

Lần nữa trời dun dủi
Kiều bước vào cửa thiền.
Đó là chùa Chiêu Ẩn,
Trụ trì là Giác Duyên.

Sư trụ trì rộng lượng
Cho nàng trú nơi này,
Tưởng nàng người nhà phật,
Lại từ xa đến đây.

Khi trốn khỏi Vô Tích,
Nàng lấy của nhà chùa
Chiếc chuông và chiếc khánh,
Gọi là để làm bùa.

Một hôm có thí chủ
Nói với sư trụ trì,
Chiếc chuông và khánh ấy
Giống hệt, chẳng khác gì

Với chuông khánh chùa nhỏ
Trong vườn nhà Hoạn Thư.
Sư bà gọi Kiều đến
Để làm rõ thực hư.

Kiều đành phải thú thật
Tung tích mình, thế là
Được Giác Duyên cho đến
Sống tạm với Bạc bà.

Bạc bà là phật tử,
Hay đến chùa dâng hoa,
Thấy Thúy Kiều xinh đẹp,
Liền nảy ý gian tà.

Mụ đánh nàng, dọa dẫm,
Cũng có lúc van nài
Lấy cháu mụ, Bạc Hạnh,
Một người ở châu Thai.

Bạc Hạnh vờ cưới, hỏi,
Đưa nàng về Thai châu.
Ở đấy, lại lần nữa,
Kiều rơi vào thanh lâu.

8
Trong may có cái họa,
Trong họa có cái may.
Sự đời thường vẫn vậy,
Cả xưa và cả nay.

Số là nơi mới đến,
Khi tiếp khách làng chơi,
Kiều ngẫu nhiên được gặp
Rất đặc biệt, một người.

Người đó là Từ Hải,
Đúng một “đấng anh hào”,
Loại “râu hùm, hàm én”,
Vai rộng, “mười thước cao.”

Chàng là một chiến tướng
Người thuộc vùng Việt Đông,
Thích “đội trời, đạp đất”,
“Vùng vẫy khắp non sông”.

Anh tài và giai nữ
Thế là được gặp nhau,
Bén tình và bén nghĩa,
Rất ý hợp tâm đầu.

Từ Hải bỏ tiền chuộc,
Thúy Kiều về nhà chàng,
Nửa năm sống hạnh phúc,
Đậm đà tình tao khang.

Rồi một mình, một ngựa,
Từ Hải lại lên đường,
Hẹn ngày quay trở lại
Với người mình yêu thương.

Xong đại sự, Từ Hải,
Tức khoảng một năm sau,
Cho người về đón vợ
Theo nghi lễ vương hầu.

Thanh thế chàng lúc ấy
Lừng lẫy một phương trời.
Một võ tướng phản loạn,
Thu phục trăm vạn người.

Một hôm, nhân rỗi việc
Kiều kể lại với chồng
Cảnh hàn vi ngày trước,
Nước mắt chảy hai dòng.

Từ Hải nghe, phẫn nộ,
Liền cho người đi ngay
Tới Lâm Truy, Vô Tích,
Lo nhanh chóng việc này.

Khi mọi người có mặt,
Ngồi cao giữa trung quân,
Kiều công bằng xét xử,
Báo oán và đền ân.

Nàng hậu thưởng chàng Thúc,
Cụ Giác Duyên nhân từ,
Bà quản gia tốt bụng
Trong nhà mẹ Hoạn Thư.

Rồi nàng ra lệnh chém
Tú Bà, Mã Giám Sinh,
Bạc Bà và Bạc Hạnh,
Bọn Ưng Khuyển, Sở Khanh.

Ân oán thế là rõ,
Nhưng máu đổ cũng nhiều.
Đành rằng ác trả ác,
Ôi ôi, nàng Thúy Kiều.

Còn Hoạn Thư, đáng lẽ
Phải chết như Tú Bà,
Vì “chính danh thủ phạm”,
Thế mà Kiều lại tha.

Vì nàng kia khôn khéo
Tự bào chữa cho mình.
Rằng “đàn bà nhẹ dạ,
Ghen tuông cũng thường tình.”

Rằng “càng cay nghiệt lắm,”
Thì “càng oan trái nhiều.”
Rằng “chồng chung ai dễ
Nhường cho ai khi yêu...”

Kiều nghe nàng nói vậy,
Phải chép miệng mà rằng:
Dẫu trong lòng độc ác,
Nhưng “giỏi bề nói năng”;

Rằng giết thì đáng giết,
Có ác, phải có đền,
Nhưng giết khi nói phải,
“E là người nhỏ nhen.”

Vậy là Hoạn Thư thoát.
Thật đúng là cao tay.
Nói rồi, xin nói lại:
Hiếm ai như nàng này!

9
Quyền uy của Từ Hải
Cứ lớn dần, lớn dần.
Chàng xưng vương, lập quốc,
Cai trị cả muôn dân.

Chàng chia đôi thiên hạ
Với vương triều nhà Minh,
Triết Giang và Phúc Kiến
Coi như đất của mình.

Rồi năm năm sau đó,
Vua nhà Minh vội vàng
Sai tướng Hồ Tôn Hiến
Đem quân đến đánh chàng.

Biết Từ Hải dũng mãnh,
Đấng anh hùng vô biên,
Khó dùng binh mà thắng,
Nên hắn lập kế hèn.

Hắn cho người mang lễ
Gồm rất nhiều bạc vàng
Cùng lời hứa trọng dụng
Để dụ chàng ra hàng.

Hắn còn sắm lễ vật
Dành riêng cho Thúy Kiều,
Cốt nhờ nàng nói hộ -
Cũng hứa hẹn rất nhiều.

Phần vì lễ quá hậu,
Phần chưa hiểu sự tình,
Nàng đã khuyên Từ Hải
Ra đầu hàng triều đình,

Để muôn dân đỡ khổ,
Để thành quan đại thần,
Để nàng về quê cũ
Mong gặp lại người thân.

Dẫu còn nghi, Từ Hải
Vẫn nghe vợ, tiếc thay.
Các ông chồng có lẽ
Nên học bài học này.

Từ Hải mặc nhung phục
Rời doanh trại, đầu hàng.
Hồ Tôn Hiến lập tức
Cho quân ra giết chàng.

Ôi, “râu hùm, mày én”,
Ôi, một “đấng anh hào”,
Từng “đội trời đạp đất”,
Thế mà chết buồn sao.

Lại thêm bài học nữa:
Không được tin chính quyền.
Xưa hay nay cũng vậy.
Chúng, một lũ đê hèn.

10
Đêm ấy, Hồ Tôn Hiến
Mở tiệc mừng rất to.
Hắn bắt Kiều rót rượu,
Hết vò lại đến vò.

Khi ngà ngà quá chén,
Hắn bắt nàng chơi đàn.
Cả “bốn dây nhỏ máu,”
“Gió thảm, mưa tuôn tràn.”

Hắn ngồi nghe, tư lự,
Rượu và đàn cùng say.
“Thật lạ cho mặt sắt,
Cũng vì tình, biết ngây.”

Rồi lâng lâng, loạng choạng,
“Vì rượu và vì tình,”
Hắn giữ Kiều ở lại,
Bắt ăn nằm với mình.    

Sáng hôm sau, tỉnh dậy,
Nghĩ mình bậc cao sang,
Vướng vào Kiều không tiện,
Hắn quyết định gả nàng

Cho một thổ quan nhỏ,
Và rồi lễ tơ hồng
Giữa Kiều và quan thổ
Được tổ chức trên sông.

Lòng ê chề nhục nhã,
Hận chồng chết vì mình,
Nàng Thúy Kiều bạc mệnh
Quyết một lòng quyên sinh.

“Ôi, Đạm Tiên, nàng hỡi,
Dưới suối vàng có hay,
Nàng hẹn ta, thì đấy,
Xin đón ta nơi này!”

Và rồi, giữa sông nước,
Khi trời còn đầy sương,
Nàng ôm hận, lặng lẽ
Nhảy xuống sông Tiền Đường.

11
Lại nói, sau hậu thưởng,
Sư trụ trì Giác Duyên
Gặp đạo cô Tam Hợp,
Một tín đồ Đạo thiền.              

Tam Hợp báo sư biết
Chuyện ở sông Tiền Đường,
Khuyên nhanh chóng đến đấy
Cứu nàng Kiều đáng thương.

Sư Giác Duyên vội vã
Thuê ngư phủ nhiều giờ
Rà quét khúc sông ấy,
Vớt được nàng lên bờ.

Thật may, Kiều còn sống.
Nằm bất động trên thuyền,
Trong cơn mê nàng thấy
Bóng hình nàng Đạm Tiên.

Nàng báo: Trời đã thấu
Nỗi khổ và lòng nàng,
Và rằng đã đến lúc
Cuộc đời mới sang trang.

Kể từ đấy sư cụ
Và cháu bà, nàng Kiều,
Bên sông, trong am cỏ
Cùng vui vầy sớm chiều.

12
Vậy là biển cũng lặng,
Và trời cũng ngớt giông.
Sóng gió không còn nữa,
Sóng cũng lặng trong lòng.

Đời Kiều nay đã khác,
Như vừa nói - sang trang         .
Thư thản và yên tĩnh.
Ta hãy mừng cho nàng.

Lại nói chàng Kim Trọng,
Sau khi chịu tang về,
Hay tin Kiều bị bán,
Mà nước mắt dầm dề.

Vương ông cho chàng biết
Rằng Kiều đã buộc lòng
Nhờ Thúy Vân thay chị
Lấy Kim Trọng làm chồng.

Sau nhiều lần từ chối,
Tìm Kiều không thấy đâu,
Cuối cùng, bị thúc dục,
Hai người đã cưới nhau.

Rồi Kim Trọng thi đậu,
Được bổ về Lâm Truy,
Nơi Thúy Kiều ngày trước
Buộc phải làm ca nhi.

Ở đấy, các nha lại
Kể chàng nghe một phần
Cuộc đời Kiều đã chịu,
Cơ cực và gian truân.

Chàng không biết lúc ấy
Ở tít vùng Thai Châu
Thúy Kiều và Từ Hải
Đang vui sống bên nhau.

Khoảng năm năm sau đó,
Nhận được chiếu triều đình,
Chàng đi nhậm chức mới,
Làm quan huyện Nam Bình.

Vương Quan thi, cũng đỗ,
Được bổ về Phú Dương,
Nên hai người lần ấy
Đi cùng lúc, cùng đường.

Đến Hàng Châu, bất chợt
Họ hay tin, rùng mình,
Rằng Từ Hải bị giết,
Còn Kiều thì quyên sinh.

Họ quay về, lập tức
Hai gia đình Kim, Vương
Soạn lễ, mang đến cúng
Bên bờ sông Tiền Đường.

Giác Duyên, nhân có việc,
Đi ngang, thấy tên Kiều
Trên bài vị giải oán,
Dừng lại hỏi đôi điều.

Hóa ra Kiều còn sống!
Kiều còn sống, mừng sao!
Mắt mở, nhìn thấy rõ,
“Mà những tưởng chiêm bao!”

Vậy là dẫu chìm nổi
Số phận một cuộc đời,
Vẫn có cái kết hậu
Cho nàng và mọi người.

Trong buổi tiệc đoàn tụ
Thúy Vân ép chị mình
Phải lấy chàng Kim Trọng,
Mới hợp lý, hợp tình.

Kiều thoạt đầu không chịu,
Bảo “tấm thân ngọc ngà”
Giờ không còn trong trắng
Mà “dư thừa xấu xa.”

Cuối cùng nàng chấp nhận,
Nhưng trong đêm động phòng
Nàng không cho Kim Trọng
Ân ái như vợ chồng.

“Tấm thân thiếp ô uế,
Không đáng được gần chàng.”
Biết làm sao, đành vậy.
Tội nghiệp chàng Kim Lang.

Từ đấy họ hạnh phúc
Sống bên nhau trọn đời,
Chàng Kim cùng hai vợ
(Thực ra chỉ một người!)

Mười lăm năm lưu lạc,
Mười lăm năm trầm luân,
Giờ lòng Kiều phẳng lặng
Như nước lặng hồ xuân.

Và đều đều cứ chảy
Dòng nước sông Tiền Đường,
Rửa sạch bao oan trái
Một kiếp sống đoạn trường...

13
Thế là tôi kể hết,
Giản dị và trung thành
Truyện “Tiếng Than Đứt Ruột,”
Tức “Đoạn Trường Tân Thanh.”    

Truyện có nhiều bài học,
Về thế thái, nhân tình.
Đọc đi, các bạn trẻ,
Rồi ngẫm người, ngẫm mình.

Thái Bá Tân
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thơ Thái Bá Tân - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thơ Thái Bá Tân   Thơ Thái Bá Tân - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thơ Thái Bá Tân
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ SƯU TẦM :: Thơ Hiện Đại-