Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Lễ hội làng Triều Khúc Thu 02 Feb 2012, 23:57 | |
| Lễ hội làng Triều KhúcCứ đến ngày 10 tháng Giêng, làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại mở hội rước Sắc của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về Đại Đình.
Truyền thuyết của làng kể rằng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng từ xứ Đoài đưa quân về giải phóng thành Đại La (Hà Nội ngày nay) khỏi tay quân đô hộ nhà Đường (vào năm 791) đã từng đóng bản doanh ở chính địa điểm Gò Cây Táo này. Vì vậy dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng làm thành hoàng.
Lễ hội kéo dài 3 ngày, có các nghi thức quen thuộc ở các hội làng đồng bằng Bắc bộ như rước kiệu, múa rồng, múa sư tử… và đặc biệt nhất là nghi thức múa “con đĩ đánh bồng” mà chỉ làng này mới có.
Anh Thành, một trong 8 thanh niên giả gái múa “con đĩ đánh bồng” cho biết: “Theo các cụ cao niên trong làng kể lại thì ngày xưa Bố Cái Đại Vương có đóng doanh trại ở đây nhưng trong quân chỉ toàn đàn ông nên trước khi xuất quân, Bố Cái Đại Vương cho một số binh sĩ giả gái múa bồng để làm tăng sỹ khí toàn quân. Về sau dân làng Triều Khúc đã đưa chi tiết này vào thành một nghi thức đặc biệt trong lễ rước Sắc đầu năm”.
Những đồ thờ sẽ mang đi rước như cỗ kiệu, hương án, 3 lá cờ vía, 5 lá cờ ngũ hành, đôi tàn, đôi tán, 6 gươm cẩn, 8 gươm trường, 8 bát bửu, chiêng trống và đôi ngựa bạch thắng đại cương, yên bành được bày ra ngoài phương đình.
Hình ảnh Lễ hội làng Triều Khúc
| Cụ Nguyễn Huy Dễ có thâm niên 27 năm đánh trống hội và múa rồng… | | Trai làng tâp màn múa “lân chầu kiệu vua” trước buổi lễ | | Cháu cũng có thể đánh trống | | Kiệu rước sắc được chuẩn bị rất công phu | | Ngai rồng cũng được kiểm tra cẩn thận | | Đây là lần kỉ niệm thứ 230 năm đức thánh Phùng Hưng tức vị lên ngôi | | Hương trầm được sử dụng để tăng tính linh thiêng cho buổi lễ | | Tù và - tiếng vọng từ ngàn xưa | | Kiệu rước sắc của vua Phùng Hưng | | Đi ngay sau kiệu là các bô lão cao tuổi nhất làng Triều Khúc | | Người dân thắp hương hai bên đường để đón đoàn rước | | Múa rồng… | | …và đặc biệt là “múa bồng” - con đĩ đánh bồng | | …do các chàng trai giả gái là một nghi thức đặc sắc của lễ hội | | Không nơi nào có thể sánh bằng... | Thu Hiền |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Lễ hội làng Triều Khúc Fri 03 Feb 2012, 00:16 | |
| Những điệu múa cổ ở làng Triều KhúcTriều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội), xưa có tên Đơ Thao hay Kẻ Đơ, vốn là một làng nghề cổ chuyên làm quai thao nón thúng, se chân chỉ hạt bột, phất trần…. Nhiều người vẫn lầm tưởng, làng Triều Khúc chỉ gồm dân ngụ cư làm nghề dệt, thu gom và tái chế đồng nát. Giọng nói ở đây nghe cũng nằng nặng, không thanh thoát, nhẹ nhàng như của người Tràng An.
Hội làng Triều Khúc
Tuy nhiên, theo những gì ghi lại ở đình làng, thì Triều Khúc là nơi Phùng Hưng năm 791 từng tập hợp và luyện quân chuẩn bị giao chiến với tướng giặc Cao Chính Bình của nhà Đường. Dân làng còn sáng tác những tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc để kỷ niệm thời đó.
Múa trống bồng
Tích xưa...
Phùng Hưng thắng giặc, lên ngôi vua, xưng là Bố Cái Đại Vương. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ và suy tôn làm thành hoàng. Từ đó, làng có lễ hội diễn ra từ ngày mùng 9 đến ngày 12 tháng Giêng hàng năm, nhưng ba năm một lần mới tổ chức lễ chính rước sắc thành hoàng. Lễ hội là dịp để người dân tạ ơn thánh thần đã mang lại cuộc sống no ấm, an bình cho dân làng. Sau lễ rước sắc là lễ nhập tịch, cuối cùng là lễ tế giã rước Thánh hoàn cung. Trong lễ nhập tịch, bao giờ nghệ thuật múa trống bồng cũng thu hút sự chú ý, cổ vũ của người xem bởi nét độc đáo của nó.
Múa rồng
Múa chạy cờ
Theo ông Vũ Văn Đông, người dân xóm Chùa, trước kia người làng vẫn dùng từ “cặp đĩ đánh bồng” để chỉ nghệ thuật này. Trải qua thời gian, cuộc sống ngày càng hiện đại, lớp trẻ “ngượng ngùng” khi dùng từ “đĩ”, nên đã chuyển sang gọi là múa trống bồng. Hiện, lớp trẻ ít người biết múa trống bồng mà chủ yếu được người già trong làng lưu giữ. Những người am hiểu nhất về nghệ thuật này phải kể tới các cụ Bùi Văn Tốt, Triệu Đình Hồng... Trong đó, ông Đông đã gần 70 tuổi nhưng thời trai trẻ, cũng từng là “cặp đĩ đánh bồng”.
Sở dĩ gọi là “cặp đĩ” vì người múa trống bồng phải là trai chưa vợ, có khuôn mặt khôi ngô, trắng trẻo, mặc váy áo và tô môi đỏ đóng giả nữ, đặc biệt phải có tài nhảy múa, lúc biểu diễn phải toát lên vẻ... lẳng lơ. Theo ông Đông, thời xưa, do đời sống còn nhiều khó khăn nên múa trống bồng cũng thiếu thốn đủ thứ. Khăn mỏ quạ chít đầu phải mượn của mẹ, chị hoặc em gái. "Hồi ấy làm gì có tất trắng, chúng tôi phải tìm những miếng vải trắng quấn vào chân làm xà cạp, quần áo hầu hết là áo the đen chứ không có áo nẹp ngắn, quần dài, thắt lưng xanh đỏ diêm dúa, rực rỡ như bây giờ. Mặc dù vậy, ai cũng mơ ước được chọn vào đội chơi trống bồng dù chỉ một lần trong đời”, ông Đông kể.
Múa chạy cờ
Thông thường, làng nghề dịp cuối năm bao giờ cũng bận rộn, nhưng ngoài những lúc bên khung dệt, nam thanh nữ tú ở Triều Khúc còn có niềm vui riêng, đó là tối tối đi tập múa bồng, múa lân, hát đối... ở sân đình.
Múa trống bồng thường có bốn nam, chia thành hai cặp và diễn ra trong buổi lễ tế nhập tịch vào sáng sớm mùng 9 tháng giêng, khi lá cờ đại được kéo lên trước cửa đình. Lúc này, tại đình Triều Khúc đã trang hoàng đủ màu sắc rực rỡ của cờ ngũ hành, bát bửu, kiệu hoa, lọng xanh đỏ,... cộng với âm thanh rộn rã, thúc giục của tiếng trống, chiêng, tù và.
Cứ mỗi lần trong đình dâng lễ vật, dâng rượu là bên ngoài, trống chiêng khua lên inh ỏi, từng đôi nam đóng giả nữ sắm vai con đĩ đánh bồng với phấn son, váy áo rực rỡ, đeo trống qua cổ thể hiện tài nghệ trước hàng ngàn khán giả...
Múa trống bồng
Gìn giữ một nghệ thuật độc đáo
Ông Đông cho biết, múa trống bồng có khoảng 30 điệu nhưng không thể thiếu ba động tác chính: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa rồi lượn tay vuốt xuống tang trống. Điều quan trọng là khi múa, người biểu diễn phải thể hiện hết mức tài nghệ của mình. Hai người múa tay chân đối xứng, đối mặt, đối lưng nhau nhịp nhàng theo tiếng nhạc đệm (gồm trống khẩu, thanh la và trống bản). Động tác khó nhất là lúc hai người cùng vung tay đánh trống, chân nhấc cao, bước rộng rồi xoay người tì lưng vào nhau. Nếu không phối hợp ăn ý và tập nhuần nhuyễn thì rất dễ xô vào nhau.
Tài nghệ của cặp múa trống bồng không chỉ ở bàn tay, đôi chân, sự phối hợp nhịp nhàng mà còn ở khuôn mặt, nét cười. “Do hầu hết là diễn viên nghiệp dư nên việc thể hiện nét tươi vui, hân hoan, lẳng lơ trên khuôn mặt là điều không dễ dàng. Nhiều người có nét mặt rất ưng ý, nhưng khi múa lại quên mất sự mềm dẻo và phối hợp kém nhịp nhàng. Chính vì thế, các cặp múa trống bồng phải mất cả tháng tập luyện...”, ông Đông kể.
Múa trống bồng
Chính vì những động tác khó, phức tạp nên giới trẻ ngày nay ít quan tâm và say sưa với nghệ thuật này. Đây cũng là rào cản cho việc lưu giữ và phát triển nghệ thuật múa trống bồng ở Triều Khúc. Vũ Duy Dương, con trai trưởng của ông Đông, từng có nhiều năm làm “cặp đĩ đánh bồng”, nhưng từ ngày có vợ con, cuộc sống bận rộn với đủ kế sinh nhai nên anh cũng dần xa đám rước. ông Đông trầm tư: “Giờ tuổi cao, sức yếu nhưng năm nào tôi cũng có mặt ở hội làng, thưởng thức không khí nhộn nhịp của ngày xuân. Múa trống bồng vẫn là tiết mục không thể thiếu trong lễ hội nhưng xem ra, các tay múa đã không còn mềm dẻo, linh hoạt và tinh tế như xưa...”.
Theo TT, KTNT, HNM |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Lễ hội làng Triều Khúc Fri 03 Feb 2012, 00:19 | |
| Điệu múa bồng ở làng Triều Khúc Là một làng nghề thủ công truyền thống, ngoài những kiến trúc đình chùa, những cây cao bóng cả, Triều Khúc còn có một tài sản văn hóa phi vật thể, đó là điệu múa có tên dân gian là “Con đĩ đánh bồng”. Đây là một điệu múa cổ, nay vẫn được dân làng gìn giữ như một báu vật và chỉ được diễn tấu trong những ngày đại lễ.
"Con đĩ đánh bồng" hay còn được gọi là múa bồng, là một tiết mục diễn xướng trong những hình thức nghệ thuật dân gian được lưu truyền và có những bản sắc riêng. Không giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, điệu múa này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc tế lễ Thánh làng Triều Khúc (tức Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương) mỗi năm hai lần là tháng Giêng và tháng Tám âm lịch. Vì vậy, nó rất cầu kỳ và phức tạp.
Điệu múa bồng được biểu diễn ngay ở phường đình, vào giữa các tuần tế. Nếu có rước kiệu, rước long đình thì các vũ công và nhạc công phải đi trước kiệu để múa hầu Đức Thánh. Từ ba bốn tháng trước ngày lễ hội các vị trong Ban Tổ chức đã phải chọn người để vào việc lễ. Việc lựa chọn này thật công phu và rất kỹ càng. Bốn thanh niên được chọn vào đội múa bồng đều là những chàng trai chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Khổ người cao dong dỏng mà đều phải là con nhà tử tế, bản thân không tì vết gì mới được chấm chọn. Bởi vậy, được cử vào việc lễ, nhất là được các cụ tuyển chọn vào đội múa bồng là điều rất hãnh diện của con dân Triều Khúc. Bốn thanh niên sau đó được các nghệ nhân lớp trước truyền dạy từng bước chân, từng động tác của điệu múa bồng. Họ phải khổ luyện hàng mấy tháng trời, khi nào thật thuần thục mới được sửa lễ để chuẩn bị vào múa hầu Đức Thành Hoàng.
Múa bồng ở Triều Khúc. Ảnh: Thủy Nguyên
Thường khi trình diễn, chỉ có hai người được múa, bốn người thành hai cặp để thay phiên nhau. Đến lúc cao trào của buổi lễ thì cả bốn người mới cùng vào múa để tạo thành một bầu không khí vừa rộn ràng, náo nhiệt lại vừa linh thiêng, huyền bí.
Người múa bồng đầu đội khăn gỗ, chít ra ngoài chiếc khăn mỏ quạ màu đỏ tươi, mặc quần áo trắng, cổ quàng tấm lụa xanh hình lá sen thêu hoa lá cách điệu. Chiếc váy nhiễu màu đen chùng tới mắt cá chân, lại được choàng thêm những dải màu ngũ sắc, thắt ngang lưng bằng một tấm lụa dài màu xanh lục. Những dải lụa màu rực rỡ này khi vũ công xoay người, sẽ tạo thành những vòng tròn kỷ ảo và biến hóa gây cho ta một hiệu ứng thị giác vừa đẹp mắt lại vừa thần bí. Chiếc trống bồng sơn màu đỏ dài chừng 60 cm, đường kính khoảng 15cm, được các vũ công đeo chặt trước bụng bằng một dải lụa đỏ thắt bỏ múi ra phía sau lưng.
Dàn nhạc múa bồng có bốn ông đánh trống nhỏ. Họ phải đeo ngừa trống trước bụng, có dây đeo quàng ra sau gáy. Những chiếc trống này gọi là trống bàn. Tang trống sơn màu đỏ, cao chừng 15 cm, đường kính 40 cm. Các ông này mặc áo trắng, quần trắng, đầu đội khăn gỗ và khoác ra ngoài chiếc áo tấc màu đỏ dài tới gối thêu kim tuyến.
Tiết tấu của điệu múa bồng mạnh và hơi nhanh. Các vũ công phải nghe theo nhịp chỉ huy của thanh la, trống khẩu và trống con để lúc co tay, lúc gập gối trước khi vào điệu quay tròn.
Điệu múa bồng đến giờ vẫn không xác định được chính xác là có từ bao giờ nhưng theo một số vị cao niên và một số vị túc nho của làng Triều Khúc, vào thế kỷ thứ 8, Đức vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương đã đóng quân tại làng Triều Khúc. Để khích lệ tinh thần ba quân, tướng sĩ và cũng là nhu cầu giải trí cho nghĩa quân trước khi lâm trận, Đức vua đã cho binh lính giả trang làm gái và đeo trống múa bồng.
Người giữ lửa cho điệu múa bồng
Làng Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là một trong số ít những địa phương còn lưu giữ nguyên vẹn được đầy đủ loại hình nghệ thuật múa bồng độc đáo. Ông Triệu Đình Hồng, nghệ nhân múa bồng ở Triều Khúc cho biết: “Chỉ có Triều Khúc mới giữ nguyên được cái thần sắc, hồn cốt của điệu múa bồng. Con gái bao giờ cũng múa tốt hơn đàn ông. Nhìn họ múa rất dẻo, rất lẳng lơ, tuy nhiên do quan niệm ngày xưa phụ nữ không được vào nơi thờ cúng thần linh nên phải để nam đóng giả nữ. Những người nam được chọn múa phải là trai chưa vợ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú và có tài nhảy múa”.
Ông Hồng tự hào khoe ông và các “nghệ sĩ” Triều Khúc đã giới thiệu điệu múa của mình tại nhiều ngày lễ quan trọng của Thủ đô, như: Lễ hội văn hóa chào mừng Hội nghị APEC; Lễ kỷ niệm 20 năm ngày Giải phóng miền Nam; Lễ hội văn hóa các vùng miền trên cả nước; Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
Múa Bồng đã tồn tại từ bao đời nay, thế nhưng có lẽ chẳng có ai lại dành nhiều tâm huyết cho điệu múa này như ông Hồng. Từ năm lên 7 tuổi, ông Hồng đã theo cụ Bùi Văn Tốt, người hiểu sâu nhất về múa Bồng thời bấy giờ để học việc. Cũng từ đó, điệu múa này đã theo ông như một duyên nợ. Và đến bây giờ, để hỏi một người nào am hiểu và múa đẹp nhất điệu múa Bồng người dân ở đây đều chỉ ngay đến ông.
Hiện tại, ông Triệu Đình Hồng là người trực tiếp đứng lớp dạy điệu múa bồng cho lớp kế cận. Đến giờ ông đã có thâm niên trên 40 năm làm thầy dạy múa không công. Tám khóa đào tạo (mỗi khóa 2 người) được ông truyền dạy và có thể múa thành thục. Đến nay, đội múa bồng của làng có tất cả 18 người, trong đó, người trẻ nhất là 21 và người cao tuổi nhất là 67.
Ông Hồng mừng ra mặt khi thấy rằng thế hệ trẻ của làng Triều Khúc cũng đã hiểu được những tinh hoa truyền thống để tiếp bước cha ông giữ gìn loại hình múa độc đáo này.
Nhưng niềm vui cũng chỉ dừng lại ở đó thôi vì bao năm trong nghề là bấy nhiêu năm ông Hồng luôn trăn trở vì còn chưa có nhiều người biết đến loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Sắp bước sang tuổi 70, chân đã chậm, mắt đã mờ, ông Hồng luôn canh cánh trong lòng một niềm trăn trở là làm sao tìm được người kế tục xứng đáng. Thanh niên làng Triều Khúc tham gia múa bồng không ít. Thế nhưng, không phải ai cũng một lòng thủy chung với điệu múa bồng như ông Hồng. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Lễ hội làng Triều Khúc | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |