Nhạc:Trăng Nước Phương Nam Nhạc sĩ: Vũ Đức Sao Biển
Đêm Gành Hào Nghe Điệu Hoài Lang [You must be registered and logged in to see this link.]
Dưới trăng, dòng sông trôi rất dịu dàng. Như dải tơ vàng xuôi về biển Đông. Gành Hào ơi nửa đêm ai hát lên câu hoài lang. Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm. Xề u xế u liu phạm. Dây tơ đàm kìm buông thiết tha. Xề u xề u liu phạn. Đưa cung đàn về trên bến xưa.
Đường dù xa ong bướm, xin đó đừng phụ nghĩa tào khang. Đêm luống trông tin nhạn, ngày mỏi mòn như đá vọng phu. Vọng phu vọng, luống trôn tin chàng. Lời ai ca, dưới ánh trăng này. Rừng đước mênh mông đêm Gành Hào chơt thương nhớ ai. Ngày ấy ra đi, con sông buồn tím một dòng trôi. Bạc Liêu ơi, có nhớ chăng người. Thuở ấy thanh xuân, trăng Gành Hào tròn như chiếc gương. Giờ tóc pha sương, qua Gành hào tiếc một vầng trăng
Tiếng Quốc Đêm Trăng
Đêm trắng qua sông dài Chợt nghe tiếng quốc dưới trăng Chim hỡi chim kêu bầy Mà như chim hót nhớ ai Từ ước mơ tương phùng Gọi giữa đêm não nùng cho con bạn tình chung Cho con bạn tình chung
Hoa ơi, hoa đâu rồi Ngàn hương tóc xanh đâu rồi. Long lanh con sông dài Về đây nhớ một vầng trăng người có hẹn gì không Mà sao sóng lên mênh mang một giòng. Tình chỉ một lần qua Mà sao tiếc thương cả đời ta.
Đêm trắng qua sông Hậu Chợt nghe tiếng quốc nhớ nhau. Chim hót nơi giang đầu Mà sao tê buốt cuối sông Người ấy xa ta rồi Còn tiếc chi mà gọi. Ơi con bạn tình ơi Ơi con bạn tình ơi.
Vũ Đức Sao Biển, tên thật: Vũ Hợi, là Nhạc sĩ, nhà Văn và nhà Báo, nhà Giáo Việt Nam. Ngoài bút danh Vũ Đức Sao Biển, ông còn dùng bút danh: Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại khi viết phiếm luận. Ông sinh năm 1948, nguyên quán Duy Xuyên, Quảng Nam. Năm 18 tuổi, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm ban Việt – Hán và học Đại học Văn khoa (ban Triết học Đông phương) , thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Năm 1970, ông tốt nghiệp và đến Bạc Liêu dạy học các môn Văn và Triết, bậc Trung học, tại trường Công lập Bạc Liêu. Sau 1975, ông về Sài Gòn dạy học, rồi làm báo. Mười năm sau (1985), Ông lại trở lại Bạc Liêu và cho ra đời các ca khúc về Bạc Liêu và miền đất phương Nam.
Ngoài tài viết: báo, tiểu thuyết, nghiên cứu (về Kim Dung), ông còn có tài sáng tác Nhạc. Những bài như: Thu, Hát Cho Người (là sáng tác đầu tay khi Ông vừa tròn 20 tuổi), Đêm Gành Hào Nhớ Điệu Hoài Lang, Đau Xót Lý Chim Quyên, Điệu Buồn Phương Nam, Tiếng Quốc Đêm Trăng…đều là những tác phẩm được nhiều người yêu mến. Vì những thành tựu này, Ông đã được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam.
Bút danh Vũ Đức Sao Biển do cha của Ông đặt, dựa trên một câu hát: Có một vì sao long lanh lẻ loi trên biển vắng...
Hầu hết những sáng tác của Sao Biển đều mang những nỗi buồn man mác, mỗi bài là một nỗi buồn riêng biệt.
Chú thích: -Từ khóa (Key Words) trong Trăng Nước Phương Nam:
(1) Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải ở đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang,đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện nay là Thành phố Bạc Liêu, cách Sài Gòn 280 km. Bạc Liêu có diện tích hơn 2 triệu rưỡi km² và dân số năm 2011 gần 1 triệu người.. Nếu so với 63 tỉnh & thành phố thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số.
Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng.
(2) Sông Hậu
Sông Hậu, hay Hậu Giang, là một trong hai nhánh của dòng Mekong. Nhánh còn lại là sông Tiền. Meking tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tại lãnh thổ Campuchia. Ở Campuchia, sông Hậu được gọi là sông Bassac (tiếng Miên). Vì thế nó còn có tên gọi nữa là sông Ba Thắc. Sông Hậu đổ ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và cửa Định An. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chạy qua tỉnh An Giang, làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp&Cần Thơ, Vĩnh Long& Cần Thơ, Hậu Giang & Vĩnh Long, Trà Vinh&Sóc Trăng. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km. Sách xưa, Đại Nam Nhất Thống Chí, từng viết: "...Sông Hậu Giang ở cách huyện Tây Xuyên (tỉnh An Giang nhà Nguyễn) 8 dặm về phía Tây Bắc [tức là huyện lỵ Tây Xuyên cũng là tỉnh thành Châu Đốc nằm ở phía Tây Bắc bờ sông Hậu]. Phát nguyên như sông Tiền Giang, đến phủ Nam Vang nước Cao Miên, chia một nhánh về phía Tây Nam làm sông Hậu Giang. Phía Đông sông là địa phận các huyện Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên [là các huyện của phủ Tân Thành tỉnh An Giang nhà Nguyễn]. Phía Tây là địa phận các huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Vĩnh Định, và Phong Thịnh [là các huyện thuộc 2 phủ Tuy Biên và Ba Xuyên tỉnh An Giang nhà Nguyễn]. Sông ở giữa địa phận của tỉnh [An Giang nhà Nguyễn]..."
(3) Sông Gành Hào
Sông Gành Hào xuất phát từ thành phố Cà Mau đến ngã ba Hòa Trung, rẽ qua huyện Đầm Dơi rồi đổ ra cửa Gành Hào thuộc biển Đông. Tại Cà Mau, sông sâu từ 4-5 mét, tại cửa sông ở Gành Hào rộng 300 mét, sâu 19 mét và dòng sông có chiều dài 55km. Đoạn sông Gành Hào đi qua TP Cà Mau, người ta còn gọi là sông Cà Mau. Do nằm giữa lòng TP Cà Mau nên có thể nói sông Gành Hào là đầu mối giao thông và cũng là đầu mối giao lưu kinh tế giữa các dòng sông, kinh rạch, giữa các huyện vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Cà Mau.
Điểm đặc biệt và ấn tượng nhất ở sông Gành Hào là chợ nổi trên sông. Trên đất nước Việt Nam của chúng ta, có nhiều cái chợ rất mang tính đặc thù của địa phương mà ai cũng muốn một lần được đến để xem, để biết như chợ Âm phủ ở Đà Lạt, chợ Tình ở SaPa, chợ Viềng ở Nam Định... Chợ nổi trên sông Gành Hào ở Cà Mau cũng mang tính đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng. Chợ trên sông họp cả ngày lẫn đêm, nhưng chỉ có buổi sáng sớm là tấp nập và náo nhiệt nhất. Tiếng mái chèo khua nước lao xao, tiếng máy đuôi tôm tì tạch, tiếng nói cười rộn rã, kẻ bán người mua nhộn nhịp cả một khúc sông tạo thành một âm thanh rất riêng của chợ nổi. Đây là một kiểu quần cư mang một phong cách sống và là một nét văn hóa - Văn hóa Sông nước-hết sức độc đáo và hấp dẫn...
(4) Dạ Cổ Hoài Lang
Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976), người Bạc Liêu, sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài Vọng cổ đầu tiên... Theo báo Thanh Niên, thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng: Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi 28 tuổi, đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con...Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu... Tác giả bài báo kể tiếp: Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “đêm đông gối chiếc cô phòng", Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế... Thời điểm ra đời bản Dạ Cổ Hoài Lang còn rất nhiều tranh cải: (i) Nhà thơ kiêm soạn giả Cải lương Kiên Giang cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1917. (ii) GS. Trần Quang Hải (con trai của GS. Trần Văn Khê) và nhà Nghiên cứu Dân tộc học Toan Ánh cho là ca khúc ra đời vào năm 1920. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời ngày 15 tháng 8 (Âm lịch) năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918) được đa số nghệ sĩ Bạc Liêu và nhiều người đồng thuận hơn.
(5) Chim Quốc (Lê Phạm Trung Dung)
Mỗi lần nhớ về đất nước Việt Nam mến yêu ,xa cách nghìn trùng,chúng ta không khỏi bùi ngùi ,xúc động khi đọc hai câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang, của Bà Huyện Thanh Quan: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Con quốc quốc và cái gia gia có ý nghĩa gì? Đỗ Quyên là một loại chim còn gọi là Tử Quy hay nôm na là chim Cuốc. Đầu mỏ chim hơi cong, miệng to,đuôi dài, lông lưng màu tro, bụng trắng có một đường đen thẳng ngang.Thường lủi trong bụi rậm, dưới ao sâu hoặc hồ rộng. Cuối Xuân sang Hè thì bắt đầu kêu vào đêm trăng mờ tịch mịch ở bờ nước, bến sông. Giọng kêu buồn thảm, gợi lòng khách lữ thứ nhớ nhà, nhớ quê. Truyền thuyết rằng,Thục Đế, vua nước Thục tên Đỗ Vũ thông dâm với vợ của bầy tôi là Biết Linh. Tức giận ,Biết Linh dấy loạn ,đem quân đánh phá kinh thành ,Thục Đế thất bại, mất ngôi chạy trốn vô rừng. Nhục nhã, buồn tủi, nhớ ngai vàng, nhớ nước, Thục Đế chết hóa thành chim Đỗ Quyên ngày đêm kêu “cuốc,cuốc” hay “quốc,quốc”. Quốc,quốc do mượn âm cuốc,cuốc.
Đời nhà Thương (Ân), vua Trụ ác bạo, vua Võ hội chư hầu đem quân điếu phạt. Bá Di và Thúc Tề, con vua chư hầu Cô Trúc đến trước đầu ngựa vua Võ can ngăn cho rằng bất trung, bất nghĩa. Sau khi vua Võ thắng lợi thành lập nhà Châu, Bá Di,Thúc Tề vào rừng núi ở, thề không ăn gạo nhà Châu, chỉ hái rau Vi mà ăn. Sau có người bảo đất nước thuộc về nhà Châu, như vậy rau cỏ cũng thuộc về nhà Châu. Uất ức .hai ông nhịn đói chết.Tương truyền hai ông hóa thành chim Đa Đa (thuộc loại gà ít bay thường hay lủi trong bụi rậm) vì vẫn luôn luôn miệng kêu “Bất thực túc Châu gia” ra “ gia gia” theo lối tá âm. Bài “Qua Đèo Ngang” và “Thăng Long Thành Hoài Cổ” là hai bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Đặc biệt bài “Qua Đèo Ngang” có màu sắc Triết học Phật giáo và rất Thiền. Bài thơ biểu hiện triết lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của Phật Giáo. Dưới cái nhìn của Thiền Tông. Sáu câu đầu diễn tả tâm còn vướng vào cảnh vật bên ngoài, bị lôi cuốn theo sáu trần và hai câu chót dừng tâm vọng tưởng, trở về với con người chân thật của chính mình. Đúng là Thiền. Thi ca cổ điển Việt Nam thường dùng nhiều điển tích về hai loại chim Đỗ Quyên và chim Đa Đa nầy. Trần Danh Án ,một di thần nhà Hậu Lê (1423-1788) nghe tiếng cuốc kêu cũng cảm xúc nhớ lại một triều đại hưng thịnh mà cuối cùng vua Lê Chiêu Thống cỏng rắn cắn gà nhà, tuy yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc đành phải gói ghém tâm sự di thần trong mấy vần thơ sau đây:
Giá cô tại Giang Nam Đỗ Quyên tại Giang Bắc Gía cô minh gia gia Đỗ quyên minh quốc quốc. Vi cầm do hữu quốc gia thanh Cô thần đối thử tình vô cực
Bản dịch Chim giá cô ở bờ sông Nam Chim Đỗ Quyên ở bờ sông Bắc Giá cô kêu gia gia Đỗ Quyên kêu quốc quốc Chim nhỏ còn kêu tiếng nước nhà Cô thần đối cảnh tình man mác
Chu Mạnh Trinh bất giác sinh lòng hoài cổ khi đứng trước thành Cổ Loa, xưa kia đã là cung miếu của vua Thục An Dương Vương, Cung miếu ngày xưa huy hoàng, tráng lệ bao nhiêu thì ngày nay điêu tàn, hoang phế bấy nhiêu. Trong cảnh vắng vẻ ,lạnh lùng nầy, dưới ánh trăng mờ nhạt tiếng cuốc khắc khoải năm canh vọng lên buồn bã: Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu, Đỗ Quyên đề đoạn ,nguyệt âm âm” Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt Trăng mờ khắc khoải cuốc kêu thâu”
Nhưng tiếng cuốc của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến mới là tiếng cuốc thấm thía, bi ai, là tiếng nói của lòng một người dân yêu nước bị mất nước- vì thực dân Pháp -.Tiếng cuốc đó còn nói lên nỗi đau buồn, uất hận vì bất lực trước cảnh đen tối của đất nước bị ngoại xâm.Và đó cũng là tiếng nói của lương tâm thôi thúc Yên Đổ tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc
“Khắc khoái sầu đưa giọng lững lơ Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn ta bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đứng gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ? Ban đêm ròng rã kêu ai đó Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ”
Tiếng cuốc kêu gợi khách tha hương nhớ về cố hương còn được diễn tả bằng tiếng đàn ảo não trong bài thơ “Cầm Sắt” của thi hào Lý Thương Ẩn đời vãn Đường
“ Cầm sắt vô đoan ngũ thập huyền Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên Trang Sinh hiểu mộng mê Hồ Điệp Thục Đế xuân tâm thác Đỗ Quyên Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên Thử tình khả đãi thành truy ức Chỉ thị đương thời dĩ vãng niên”
Bài Dịch Cầm sắt năm mươi chẵn sợi mành Mỗi dây,một trụ nhớ ngày xanh Mơ màng bướm lẫn Trang Sinh mộng Áo não quyên kêu Thục Đế tình Thương hải lệ châu trăng chiếu suốt Lam Điền hơi ngọc nắng hun thành Tình nầy đợi nhớ trong mai hậu Chán nản giờ đây khổ nỗi mình
Vì cuộc đời của Thúy Kiều ,nhân vật chinh trong Kim Vân Kiều phải trải qua bốn giai đoạn khác nhau: mơ màng, ảo não, trong trẻo và ấm áp nên Nguyễn Du đã mượn ý câu 3,4,5,6 trong bài Cầm Sắt của Lý Thương Ẩn
“Khúc đâu êm ái xuân tình Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên Trong sao châu rỏ duềnh quyên Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông”
Duềnh: vũng nước. Lam Điền: núi sản xuất ngọc quý ,ngọc lam ở Thiểm Tây. Quyên::xinh đẹp Trang Sinh hiểu mộng mê Hồ Điệp: Thúy Kiều sống mơ màng huyền ảo với hương vị mối tình đầu cùng Kim Trọng Đôi trai tài gái sắc nầy lúc trao kỷ vật,cắt tóc thề nguyền,lúc đề thơ hội họa ,lúc đánh đàn tuy thời gian ngắn ngủi nhưng đã xây nhiều mộng đẹp Thục Đế xuân tâm thác Đỗ Quyên: nỗi uất hận của vua Thục nhớ nước nhớ nhà gởi vào tiếng nấc nghẹn ngào,thảm não của Thúy Kiều khi lưu lạc,nhớ quê,nhớ cảnh,nhớ cha mẹ,người yêu,sống trong kiếp đọa đày vùi hoa dập liẽu. Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ: Tấm thân tài sắc và lòng trinh trắng của Thúy Kiều chìm sâu dưới sông Tiền Đường đế rửa sạch hết bụi trần nhơ và để rồi sống cuộc đời thanh u,nhàn nhã dưới cửa thiền bên cạnh ni cô Giác Duyên Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên: Cái ấm áp nồng nàn ,thắm thiết,thi vị khi Thúy Kiều đoàn tụ với gia đình,gặp lại người yêu,nối lại khúc tình xưa.Ngọc lên hơi thoang thoảng như ái tình lên hương thấm thía đậm đà Trong tuồng “Kim Thạch Kỳ Duyên”, Bùi Hữu Nghĩa có dùng điển cố chim Đỗ Quyên và chim Tinh Vệ trong đoạn “Giải Thị tuẫn tiết theo chồng” “ Oan kết theo hồn Tinh Vệ Lụy rơi hóa huyết Đỗ Quyên Minh mông sóng thảm bủa đầu thuyền Lai láng gió sầu xao mặt nước”
Chim Tinh Vệ là một loại chim nhỏ ở bờ biển hình giống chim quạ ,chân đỏ ,mỏ trắng. Theo chuyện xưa bên Trung Hoa,con gái vua Viêm Đế đi thuyền trên biển Đông. Chẳng may ,gặp cơn bảo dữ dội,thuyền bị chìm và nàng chết đuối.Vì uất ức hóa thành chim Tinh Vệ bay tới bay lui,miệng ngậm đá núi Tây đến biển Đông ,để nhả đá như muốn lấp biển Đông cho thỏa nỗi căm hờn bất tận Vì thế có câu Tinh Vệ Hàm Thạch Giản Thị là vợ của Thiết Đình Quí ,tri phủ phủ Tây An(Thiểm Tây)bị tướng giặc Tiêu Hóa Long bắt sống.Sau khi nhắn tin cho vợ đang mang thai hãy cố gắng nhịn nhục nuôi con ,nhảy xuống sông tự tử.Sau khi con khôn lớn,Giản Thị lập mưu giết được tướng giặc, lấy đầu tế chồng rồi cũng đâm đầu xuống sông tuẩn tiét. Cụ Phan Bội Châu có câu đối ai điếu khi cụ Phan Chu Trinh mất “Thương Hải vi điền,Tinh Vệ hàm thạch Chung Kỳ ký một, Bá Nha đoạn huyền” “Biển thẳm chưa bằng, Tinh Vệ còn ngậm đá, Chung Kỳ đã mất, Bá Nha đứt dây đàn”
Căm hờn chế độ thực dân, nước mất nhà tan, chưa san bằng chế độ thuộc địa, chưa giải phóng đất nước, nhà cách mệnh họ Phan vẫn kiên trì tranh đấu như chim Tinh Vệ ngậm đá quyết lấp biển Đông cho thỏa mối căm hờn. Để kết luận, Đức quốc, trước kia thua kém rất xa Anh quốc và Pháp quốc về Văn hóa, khoa học,kỹ thuật. Nhưng từ khi Goethe xuất hiện trên văn đàn Đức quốc như ngôi sao Bắc Đẩu, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học kỹ thuật Đức quốc trăm hoa đua nở và qua mặt lại Pháp quốc và Anh quốc.Thi sĩ Schiller chỉ nói một câu đơn giản”Sie sprechen eine schöne sprache” ,không cần phải nói cầu kỳ như một học giả Việt Nam “Truyện Kiều còn ,tiếng Việt còn”. Thơ của Schiller đã được Beethoven đem vào trong bài symphonie thứ chin lừng danh , phần hợp xướng..
Không biết bao giờ Việt Nam mới có được một nhân vật như Goethe đưa Dân tộc đi đôi hia bảy dặm theo kịp trào lưu tiến hóa của thế giới về Văn học, Khoa học, Kỹ thuật? Tôi tin chắc chắn sẽ có trong đám thế hệ mấy em cháu. tuy xa Quê hương nhưng trong lòng vẫn còn giử trái tim Việt Nam. Tôi rất lạc quan vì sau nhiều năm dài sống xa quê hương, Thiền Tông đời Trần như vua Trần Thái Tông, vua Trần Nhân Tông nhất là ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đã khơi lại mạch máu trong tôi. Rồi sẽ có một ngày Việt Nam sẽ ngóc đầu lên như nước Đức bên trời Âu. Xin Chia sẻ cùng Thân hữu bài hát thật hay hôm nay, rất Trăng Nước miền Nam, mang theo cái "Hồn" Quê hương Nam bộ bàng bạc trong đó: (1) Đêm Gành Hào Nhớ Điệu Hoài Lang (2) Tiếng Quốc Đêm Trăng
( Tx to NNS )
Được sửa bởi Lữ Hoài ngày Mon 05 Dec 2011, 22:37; sửa lần 1.
Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
Tiêu đề: Re: Hồn Quê nơi Đất Khách Tue 29 Nov 2011, 20:58
Trên Đỉnh Phù Vân – Phó Đức Phương [You must be registered and logged in to see this link.]
TB : Ngọc Hạ
Mênh mênh mang mang Phù Vân Yên Tử Vi vi vu vu Trúc Lâm thiền tự Thổn thức nỗi lòng ai kẻ tình si Nước mắt tràn mi tìm người trong mộng (huơ huơ huơ huơ huơ)
Lên đỉnh núi cao cách trời ba thước Xuống đáy thung sâu thăm thẳm sông dài Vào rừng trúc mai véo von con sáo sậu Ta khóc ròng một câu: Đâu người ta yêu dấu ???
Như cánh chim ngóng trời lồng lộng Vương vấn yêu đương (ta) hứng giọt mưa nguồn một đời khát khao rút lòng nhả kén sầu Ta muốn hỏi một câu: Bao giờ thôi tơ vương ? Bao giờ hết tơ vương?
Mênh mang mênh mang Phù Vân Yên Tử Vi vi vu vu Trúc Lâm thiền tự Vời vợi đất trời phiêu dạt tình ai Giữa chốn huyền không tìm người trong mộng ... tìm người trong mộng....
Thuần Việt Âm nhạc Phó Đức Phương – Đậm chất dân gian
Trong âm nhạc của ông, người ta luôn thấy phảng phất những giai điệu quê hương, một chất nhạc rất thuần Việt, hay đó là những giọng điệu tâm hồn xứ sở. Có lẽ đây là đặc trưng lớn nhất để Phó Đức Phương thăng hoa trong những tác phẩm âm nhạc của mình:
“Mình rung cảm vô cùng sâu sắc với những tâm hồn cha ông của xứ sở mình, cho nên chất liệu dân gian, tâm hồn quê kiểng, giọng điệu của xứ sở, tâm hồn thuần Việt nó được lắng đọng và phản ánh rất rõ trong những ca khúc của mình. Đầu tiên là ý thức, nhưng sau đó là những rung động thực sự bên trong, bởi vì mình có thể khóc, mình có thể rưng rưng bởi những làn điệu dân ca.”
Đầu tiên là ý thức, nhưng sau đó là những rung động thực sự bên trong, bởi vì mình có thể khóc, mình có thể rưng rưng bởi những làn điệu dân ca. - NS Phó Đức Phương
Lần giở lại những ngày đầu đến với âm nhạc, nhạc sĩ Phó Đức Phương chia sẻ:
“Tôi đang học Đại học sư phạm Toán Lý năm thứ 3, thì tiếng gọi của nhạc khiến tôi “đùng đùng” xin nhà trường cho thôi khoá học đó, ở Việt Nam lúc đó là chuyện tày đình. Tôi xin phép hiệu trưởng lúc bấy giờ là GS TS Phạm Huy Thông. Lúc đó mình nói lý do là mình đi nông trường lao động để kiếm sống, nhưng thầy cũng thừa biết mình có một ước vọng gì đó về âm nhạc.
Thầy nói, nếu anh đã quyết định đi thì anh cứ đi và lúc nào anh quay lại thì cổng trường cũng mở rộng cửa đón anh. Sau một năm thì mình thi vào trường nhạc và lại học lại từ năm thứ nhất, từ trung cấp sáng tác rồi chuyển lên hết đại học. Con đường ấy là con đường của số mệnh.”
Vũ Hoàng
Được sửa bởi Lữ Hoài ngày Sat 03 Dec 2011, 01:54; sửa lần 2.
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
Tiêu đề: Re: Hồn Quê nơi Đất Khách Fri 02 Dec 2011, 03:12
Lữ Hoài đã viết:
Shiroi đã viết:
Cám ơn anh LH đã chia sẻ những giòng nhạc chuyên chở hồn quê này.
Wow, đẹp quá Shiroi! nhen! LH rất thích nhạc, nhất là nhạc quê hương thì có những âm hưởng là lạ và đặc biệt ... như East meets West, Đông Tây hòa hợp
oh, cám ơn Shiroi để flash dùm nha. Mà sao LH làm không được huh?
Anh nhấn vào cái nút TAG [You must be registered and logged in to see this image.] ở phía trên.
Rồi cho link youtube vào, nhấn OK là xong rồi á anh LH ơi. [You must be registered and logged in to see this image.]
Quote lại tấm hình "merci", có trái cây trông ngon quá
Shiroi nhiều nhen, một weekend thiệt vui hén!
Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
Tiêu đề: Re: Hồn Quê nơi Đất Khách Sat 03 Dec 2011, 10:47
Tình Má Hậu Giang TH: Hải Phượng
Câu Thơ Về Khiếm Với Lân
Nếu mỗi ngày được quen biết thêm một người, và trong số mười người quen biết có một người trở thành bạn thân thì thật thú vị. Tôi chưa được như vậy. Nhưng gia tài bằng hữu của tôi càng ngày càng phong phú. Một trong những khuôn mặt tôi được thân thiết sau 1975, tại hải ngoại là một người làm thơ, viết nhạc, thành danh cả hai bộ môn nghệ thuật: anh Phan Ni Tấn. Anh dùng bút danh chính Phan Ni Tấn ND, và ký thêm Nhị Đuông trong nhiều bút ký. Phan Ni Tấn đặt tiếng thở vào đời sống từ ngày 06 tháng 3 năm 1948 tại Cần Giuộc. Tuổi ấu thơ phơi phới giữa thành phố núi Ban Mê Thuột. Âm thanh của rừng của suối cùng tiếng đàn vĩ cầm sắc ngọt của nghệ sĩ Ba Lô đã trở thành gia vị trong mọi món ăn, nuôi dưỡng Phan Ni Tấn trưởng thành. Người nghệ sĩ chuyên sử dụng violon trình tấu những bản cổ nhạc cho đoàn Út Bạch Lan, Thành Được thời ấy, chính là thân phụ của cậu bé họ Phan. Giàu chất bổ dưỡng quí hiếm như vậy, nhưng năm 1960, Phan Ni Tấn đã vội vã xuống núi, khi mới bắt đầu bước vào bậc trung học trường Ban Mê Thuộc được một tháng bốn ngày. Thủ đô Sài Gòn đã cưu mang anh qua hết bậc trung học, vào đại học Văn khoa, vào Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ và cuối cùng trở thành một Sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, từ lò Thủ Đức. Chặng đời binh nghiệp của anh kéo dài được năm năm, để có thêm một năm học hiểu sâu sắc về một chế độ. Những ưu việt quang vinh của một đảng lãnh đạo, đã không cầm được chân người yêu chuộng tự do. Phan Ni Tấn đến Thái Lan năm 1979 rồi đến vùng Downsview thuộc thành phố Toronto, tỉnh bang Ontario của Canada lập nghiệp. Những người yêu thích thiên nhiên, thường ưa đi đây đi đó. Phan Ni Tấn từng bày tỏ cái thú của mình: ... “Thuở nhỏ tôi vốn đã thích cái hoang dã của đồng ruộng hay vẻ man dại của núi rừng lúc hoàng hôn. Một tiếng chim kêu chiều, một tà sương khói... bao giờ cũng làm tôi mất nhiều thì giờ theo dõi, lắng nghe. Lớn lên tôi lại nổi máu giang hồ vặt, rày đây mai đó. Mây trời, cỏ cây, chim chóc và những con đường, tất cả là bạn của tôi một thời. Những lần có dịp ra đi, tôi vẫn thường dọn mình để làm kẻ “dạ hành” trong một chuyến xe hàng, hay trên một chuyến tàu đêm. Phải chăng sự sinh ra và lớn lên giữa núi rừng cao nguyên đã ảnh hưởng phần nào (hay sâu đậm) nội tâm tôi cho mãi tới bây giờ...”
Có thể nhờ tâm hồn và cặp chân biết lang thang nên Phan Ni Tấn sớm là một thành viên của phong trào Du Ca Việt Nam. Đi nhiều thường có cơ hội yêu nhiều. Phan Ni Tấn cũng vậy. Nhưng tình cảm của anh không san sẻ đồng đều. Anh dành nhiều cho thiên nhiên, cho cuộc sống ngay trong thời kỳ nên biết tưởng nhớ mùi hương con gái. Chính Tấn đã thú thật trong một tự sự mở vào tuyển tập Tình Khúc Phan Ni Tấn (xuất bản năm 2004): “Viết nhạc khi bước vào ngưỡng cửa Đại học Khoa học Sài Gòn năm 1969. Qua năm thứ hai rớt, nhập ngũ trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức khóa 1/1971. Ra trường sống sót trong chiến tranh cho đến ngày mất nước. Thời đó nhìn ra chung quanh vòng tay vẫn trống vắng “người con gái Việt Nam Da Vàng”. Chỉ mang bầu nhiệt huyết của một anh sinh viên đại học, sau này là lính mà viết ra những loại nhạc đấu tranh trên dưới 100 bài. Đó là lý do tại sao ngày nay tôi không có nhiều thể loại tình ca đôi lứa..” Phan Ni Tấn không cần phải thanh minh: “Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa hồn mình là sỏi đá”. Bởi sáng tác những ca khúc có nội dung về chiến cuộc, về quê hương, thân phận con người... đã là người có tâm hồn giàu rung cảm, biết khóc, biết cười trước mỗi tình huống của cuộc đời. Tình yêu nam nữ có thể là tình tốt đẹp, cần thiết nhất của một đời người, nhưng cái thứ tình tuyệt vời này thường không thể phát triển trước những loại cảm tình khác. Phan Ni Tấn đã biết chờ để được lãnh thưởng vào ngày 10 tháng 5 năm 1986 tại thành phố Toronto. Ngày ấy là ngày mỹ nữ Châu Khả Khiếm, với hai dòng máu Hoa Việt trở thành người chăm sóc suốt đời cho nhà thơ kiêm nhạc sĩ Phan Ni Tấn ND. Hình đám cưới, phóng lớn treo tại phòng khách căn nhà đã mua đứt, trên đường Shoreham Dr Downsview, tôi thấy có các nhà thơ, văn Bắc Phong, Cung Vũ, Nguyễn Ngọc Ngạn...Dĩ nhiên chưa thể có bản mặt tôi vì lúc bấy giờ tôi mới chỉ là một độc giả của anh. Phan Ni Tấn sáng tác nhiều, thơ anh đăng trên hầu hết các tạp chí văn học tại hải ngoại. Tôi gặp tên anh ở Văn Học Nghệ Thuật, Văn Học, Văn, Làng Văn, Sóng, Độc Lập, Hợp Lưu,Hồn Việt...ở Pháp, ở Úc, ở Canada, ở Mỹ...nơi nào cũng có tên Phan Ni Tấn, không thơ, thì nhạc. Cái tên Phan Ni Tấn ND cứ vậy lừng lựng đi vào trí nhớ tôi, tâm hồn tôi, cho đến một hôm, anh bạn tài hoa ấy, bấm chuông cái ổ chuột tôi thuê trên đường Bourret thành phố Montréal. Ngày hôm ấy là ngày 18 tháng 4 năm 1987, tôi được gặp một nghệ sĩ ốm yếu, thấp nhỏ hơn cả tôi. Hầu hết những người khách, người bạn, có lòng ghé thăm tôi đều được hưởng chung một chế độ đón tiếp dưới cả sự đơn giản. Nếu không có chị Lý của tôi ở nhà, thì không chừng thiếu cả nước uống. Thuốc lá, bia rượu hẳn nhiên không có. Nhưng tôi là người tuyệt vời hiếu khách, biết lắng nghe, ghi nhận hơn là biết nói. Tấm lòng tôi mở ra trong im lặng từ tốn và rất mực trang trọng. Tôi từng có ý định lập một cuốn “sổ vàng” xin chữ ký những người ghé thăm, nhưng thấy ký kỳ làm sao nên không thực hiện được, rất tiếc.
Lần đầu tiếp đón người bạn mới Phan Ni Tấn, tôi vẫn thiếu trà ấm, bánh ngọt dù có hẹn trước. Nhớ về cuộc hội ngộ này, Phan Ni Tấn viết: “...Nhớ lần đầu tiên từ Toronto đi Montréal, tôi đã tới thẳng nhà Luân Hoán sau khi đã hẹn với anh. Tới nay tôi vẫn còn hình dung được buổi sơ ngộ này.Từ phòng ngủ chậm rãi bước ra là một dáng người gầy nhom, quả đúng như anh tự vẽ: “ốm nhom như con cò ma / phất phơ giữa cõi thi ca tối ngảy” . Tuy anh không mang vóc dáng như tôi mường tượng, song dung nhan không đến nỗi: “râu lởm chởm tóc rễ tre lộn xộn”...Một con người khắc khổ khô héo đã mang tên tuổi mình đi vào thế giới thi ca bằng một di sản thơ khá đồ sộ. Vậy mà anh vẫn tỏ ra khiêm tốn, nói năng điềm đạm...” (Chân Dung Thơ Luân Hoán, trang 206). Cảm ơn Phan Ni Tấn đã ngợi khen. Sự giao tình giữa hai chúng tôi thật ra đã khởi sự qua thư từ, sau khi Tấn tìm thấy hứng để phổ nhạc bài Quả Mít Vườn Mẹ. Cũng như nhiều người, tôi yêu thích âm nhạc, được quen biết với một số nhạc sĩ, nhưng đi sâu vào vấn đề sáng tác của bộ môn này thì tôi mù tịt. Phan Ni Tấn tiết lộ công việc phổ nhạc của anh như sau: “...Tôi đã từng phổ nhạc từ thơ của nhiều tác giả trong nước trước 1975 cũng như ngoài nước sau này. Nhưng riêng trường hợp Luân Hoán, tôi phải đợi tới 14 năm sau mới có dịp phổ biến nhạc của tôi qua những dòng thơ chuyển hướng của anh. Và đương nhiên, bản nhạc đầu tiên tôi phổ thơ Luân Hoán là bản Quả Mít Vườn Mẹ, cùng tên với bài thơ. Nguyên bài gồm 20 câu, khi phổ nhạc tôi chia làm hai phần dựa theo hơi thơ, giọng kể và tiết điệu của bài thơ. Dĩ nhiên tôi phải thận trọng việc sáng tác sao cho sự trầm bổng của ca khúc được hài hòa và chân phương cần thiết. Mặc dù ngày nay phần lớn những ca khúc tân thời đã phá luật chân phương, cổ điển này...”
Bài thơ Quả Mít Vườn Mẹ thật ra không có chữ “hai” hay chữ “hái” gì đứng phía trước. Không hiểu sao tạp chí Nhân Văn nhầm lẫn. Nhưng chả sao. Bài thơ có tính cách thời sự nên không thể có tuổi thọ cao. Trái lại bài Khiêng Nước, tôi viết bằng chất liệu thật với cả tấm lòng tha thiết nên gây được sự xúc động lâu dài. Phan Ni Tấn phổ nhạc bài này rất thành công. Giọng anh hát cũng rất truyền cảm, tôi rất thích. Bài thơ phổ nhạc từ đó thường được Phan Ni Tấn hát một mình hoặc hát cùng nhà thơ Bắc Phong trong rất nhiều dịp sinh hoạt. Hát nhiều đến nỗi có bạn đùa: “Khiêng nước mãi không mỏi hay sao?”. Ca khúc này, theo Phan Ni Tấn cho biết lẽ ra ca sĩ Phi Nhung đã phổ biến trong vidéo Thúy Nga Paris, với hoạt cảnh nghiêm chỉnh, nhưng đến phút chót, có một đề nghị thay đổi nhỏ, Phan Ni Tấn không đồng ý, nên được xếp lại. Các bạn có thể nghe ca khúc này tại trang nhà luanhoan hoặc trong CD tuyển tập ca khúc Phan Ni Tấn, có tên Sinh Nhật Cây Đàn qua giọng ca Ngọc Huy.
Nói về chuyện âm nhạc, không thể quên nhắc, Phan Ni Tấn là một nhạc sĩ, sinh hoạt tích cực trong giai đoạn đầu của phong trào Hưng Ca Việt Nam tại hải ngoại, Anh giữ vai Phó Chủ tịch Nội vụ, bên cạnh Chủ tịch phong trào, nhà văn Hà Thúc Sinh. Phan Ni Tấn đã cùng các bạn Khúc Lan, Nguyệt Ánh, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Hữu Nghĩa...đi và hát rất nhiều nơi trên thế giới . Tài năng và tâm huyét của những ca nhạc sĩ này sẽ được ghi nhận mãi trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt, dù xa xứ hay không, sau này.
Phan Ni Tấn đã có lòng thăm ổ chuột của tôi. Hẳn nhiên tôi vẫn nuôi hy vọng có dịp thăm Phan gia trang của anh, nhất là ngắm mặt quí tử nam nhi của Tấn Khiếm, đã ra đời ngày 01 tháng 01 năm 1989, cùng tháng sinh nhật với tôi, nhưng chỉ sau 48 năm. Dịp đó được thực hiện năm 1991, khi cháu Phan Châu Lân được 2 tuổi. Chuyến đi thăm bạn, cũng là lần đi thăm thành phố Toronto đầu tiên của tôi. Nhưng không phải mất tiền xe tàu, tiền ăn ngủ. Phương tiện di chuyển là chiếc Chevrolet hai cửa của nhà văn Nguyễn Đông Ngạc. Khách hàng của Ngạc gồm chị Nguyên Ngọc, vợ chồng tôi và nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân. Lý do phụ của chuyến đi: tham dự đại hội Văn Bút Hải Ngoại để bình bầu ban chấp hành mới. Tổ chức Văn Bút vào những năm này còn khá nghiêm chỉnh. Đại hội Văn Bút do đó còn thu hút được một số những người có lòng với chữ nghĩa tham dự. Ông tài xế Ngạc không vội vã, tôi cũng không mấy mặn mà với chuyện hội họp, nên chúng tôi tà tà. Thêm vào đó sự cù rũ của ống kính Lê Quang Xuân, chúng tôi dừng lại nhiều nơi trên đường, ghé lại nhiều điểm rực rỡ lá phong mùa thu để chụp hình. Đến nơi không trễ lắm, cuộc họp chỉ mới sắp sửa kết thúc. Tôi còn kịp gặp nhà văn Nguyễn Văn Sâm, nhà báo Ngô Vưong Toại, nhà báo Nguyễn Tăng Chương, nhà thơ Viên Linh, nhà thơ Vi Khuê... và một vài bạn văn đã quen tên, có liên lạc qua thư từ. Đảm nhiệm Văn Bút thay ê kíp Nguyễn Ngọc Ngạn cho nhiệm ký 91-93 là Trang Châu, Trương Anh Thụy, Viên Linh, Võ Kỳ Điền, Lâm Công Quận...Một bữa ăn không biết ai đãi, được tổ chức tại nhà hàng Việt Nam của ông Nguyễn Văn Tiết, cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi có hân hạnh đến dùng bữa. Đây là lần đầu tiên tôi thấy nàng thơ của bạn Cung Vũ, chị Nguyên Hương, và “người đi bên cạnh cuộc đời” của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Cả hai kiều đều còn tươi mát, hiền thục lắm. Ngày hôm sau, chúng tôi tham quan phố Tàu Toronto. Tôi phải thành thật giật mình và thán phục người bạn Trung Hoa. Ở phần đất nào trên thế giới họ cũng mau chóng đi từ tiểu thương lên đại thương và có thể là gian thương một cách ngoạn mục. Phố Tàu Toronto lớn gấp mười phố Tàu Montréal. Nhiều người cho rằng phố Tàu Montréal bé nhỏ không phải vì sự yếu kém của quí ngài Các Chú tại đây, mà vì sự kèm chân phát triển của nhà cầm quyền thành phố. Hư thực ra sao không rõ. Dạo phố Tàu Toronto nhớ Chợ Lớn vô cùng. Đây có thể là một gợi hứng cho một bài thơ, nhưng chưa thấy ai khai thác. Thật tiếc cho những nhà thơ có dịp “nhìn tổ quốc từ xa”. Có cần phác thảo vài nét về phố Tàu Toronto không ? Tôi nghĩ, không cần thiết lắm. Chuyện buôn bán, cách chào hàng, vị trí, sắp xếp, bài trí vân vân và vân vân của người Tàu đâu đâu cũng na ná như nhau. Một đồng dạng phát triển rất hay, rất hữu hiệu. Dồi dào hàng hóa, lòe loẹt, lộn xộn thêm một chút nhem nhuốc, cùng với nhiệt tình, nhã nhặn, chìu khách, tỉnh táo...rõ là một phố Tàu. Tối hôm đó chúng tôi được người bạn thơ Phan Ni Tấn lo phần ăn ngủ. Ông bạn thơ của tôi lúc này, mới được chị Châu Khả Khiếm vỗ béo, chưa phát tướng lắm. Có một điều rất đáng ghi nhận: những bạn văn thơ của tôi, người nào có hiền thê người gốc Hoa, đều rất chỉnh tề trên đường kinh tế, như Thái Tú Hạp, Phan Xuân Sinh, Nguyễn Đức Bạt Ngàn...Nhạc sĩ Phan Ni Tấn cũng không ngoại lệ. Và chúng tôi, những người ham chơi có nhiều dịp thù tạc với anh tới chỉ mà khỏi lo ngại những chuyện bên lề. Lòng hiếu khách của ông bà Phan Kiêm vẫn tràn đầy đến bây giờ. Riêng đêm đó, trong cuộc rượu của Phan gia trang, tôi được gặp hai bằng hữu mới toanh: Thụy Khanh, nhà thơ, cựu tiếp viên hàng không Việt Nam, cư ngụ tại Pháp. Môi còn thắm, mắt còn tình. Tôi đứng chụp chung một tấm hình, không hiểu sao cứ thấy run. Cơn run kéo dài trong những thư từ qua lại thăm hỏi về sau. Nguyễn Tấn Hưng, nhà văn, chuyên trị chữ “Một” đi đầu những tác phẩm. Bạn tự xưng là ông trùm. Nhưng nhìn ra chỉ là một nghệ sĩ. Không rõ cảm cúm ra sao, đêm đó , Hưng vừa biểu diễn những ca khúc của mình, vừa...rớt nước mũi. Tổng kết chuyến đi, tôi thu hoạch khả quan thấy rõ, dù không biết nội dung cuộc Đại hội Văn bút có những gì. Sau nghe nói có thuyết trình, có ngâm thơ, có cả giáo sư Lê Hữu Mục (đến từ Montréal) làm nhạc trưởng và cùng hát một ca khúc gì đó.Tôi thấy tiếc và giận mình. Lẽ ra tôi đã có cơ hội lên sàn nói, ngâm chơi mấy bài thơ, cho bõ những năm ngậm miệng. Hú hồn cho quí quan khách, thính giả !
Sau năm ghé thăm gia đình Phan Ni Tấn lần đầu tiên, tôi thật sự chưa biết rõ mặt thành phố Toronto. Một thành phố lớn nhất nước Canada và chỉ xếp liền sau lưng thủ đô thế giới, thành phố New York của Hoa Kỳ. Thiếu sót của tôi là động cơ chính cho những lần tôi ghé Toronto sau này, dù mục đích thăm viếng có đi kèm theo một lý do đặc biệt nào đó. Đến một thành phố không cư ngụ thường trực là một lý thú, riêng tôi, không bao giờ nhàm chán. Tôi đã mang cả gia đình đến quấy rầy Phan gia trang nhiều lần. Tình cảm giữa chị Khiếm và Lý, vợ tôi, rất tốt đẹp. Lòng hiếu khách thật sự của một người có lẽ bao giờ cũng được thể hiện đồng đều không phân biệt. Những bạn đến thăm nhà Phan Ni Tấn chắc chắn ai cũng là thượng khách cả. Chúng tôi đương nhiên được hưởng qui chế đón tiếp nồng hậu một cách bình thường, tự nhiên của cặp vợ chồng, chăm lo nấu tương, làm bánh, bỏ mối sỉ khắp nơi trong thành phố, bành trướng đến cà Montréal, Windsor... Tài nấu nướng của chị Khiếm có thể đã cao thêm tay nghề, nhờ sự xuất hiện bất ngờ của bằng hữu, một phần đấy nhé. Riêng đại gia đình chúng tôi ngoài chuyện được ăn những món ngon, lạ miệng, ông bà chủ nhân còn chiêu đãi trong các nhà hàng được đa số thực khách tán thưởng. Ăn rồi dạo chơi là điều đương nhiên. Tòa lâu đài Casa Loma, đường bờ hồ Lake Shore, tháp CN Tower... chúng tôi lần lượt viếng thăm qua sự dẫn dắt và diễn giảng rất tận tình của hai bạn Tấn Khiếm. Bách, con trai út tôi, rất khoái khi vào Exhibition (Canadian Nationl Exhibition). Trong vườn mỹ thuật này trưng bày rất nhiều tượng điêu khắc.Chúng tôi cũng được hướng dẫn đến tận thác Niaraga.Tại giải thác nổi tiếng này, những lần sau, với nhạc phụ, với Bình Chính, Bích Dũng, Vincent, Lyna, William, chúng tôi mang về tận Montréal những chiếc áo mưa màu vàng sau khi xuống cận kề ngọn thác, những chiếc áo mưa màu xanh sau khi theo con tàu lướt trên dòng nước. Bãi cỏ, công viên, tượng đá, cửa hàng, rạp chiếu phim, căn nhà ma, những trò chơi...đều bị chúng tôi khuân về hết bằng phim ảnh. Cuộc đời lưu lạc, hình như đã đến lúc hết những giờ phiền muộn, nhường phần ưu tiên cho những thong thả vui vẻ. Gia đình chúng tôi đến thăm Tấn được săn sóc nồng nhiệt như vậy. Nhưng sau này nhiều lần anh chị ghé lên tôi, vẫn phải chịu những bực mình. Tôi nhớ hôm Tấn Khiếm lên dự hôn lễ của con gái thứ của tôi. Cẩn thận tôi gọi vợ chồng cô trưởng nữ đến ngủ tạm nhà bố mẹ, để nhường cái ấp cho gia đình Tấn Khiếm có một đêm thoải mái. Không ngờ cái ổ khóa thuộc loại hơi có chút tối tân, các cháu không chỉ dẫn. Tấn cũng không biết mã số mở tự động. Hai vợ chồng cùng cậu con phải ngả lưng tạm trong lòng xe Sprinter Cargo Van của Tấn. Một lần khác, khi gia đình tôi đã có nhà mới, Tấn cùng Bắc Phong lên dự đám cưới con gái anh Song Thao. Tôi đã dành cho Tấn phòng ngủ của tôi, khá rộng và tiện nghi. Nhưng Tấn vẫn thức trắng đêm. Hóa ra anh không chịu được mùi thuốc lá từ phòng con trai út tôi, cách xa trên 3 mét, xuyên qua hai cánh cửa phòng để phá anh. Thật đáng tiếc. Những lần ghé lên thăm như vậy, Tấn Khiếm thường mang cho tôi quà. Nhiều nhất là các loại bánh ngọt do chính tay chị làm ra. Có một lần anh chị cho một bộ chén trà rất xinh, tôi quí lắm. Nhưng một hôm “pha trà vào bình bạn cho/ vụng tay, vòi sứt, buồn xo mấy ngày/ thương bình yểu mệnh, loay hoay/ nắn vòi, tưởng vết đứt tay bạn hiền (Mời Em Lên Ngựa).
Năm 1988, Phan Ni Tấn cho xuất bản tập Hồi Ký Thơ. Tập thơ dày 128 trang, giấy tốt. Bìa là một bản vẽ của họa sĩ Võ Đình, được trình bày tổng quát bởi Dương Thượng Ngã, một bút hiệu khác của ông chủ tạp chí Làng Văn Nguyễn Hữu Nghĩa. Tập thơ có lời đề bạt của nhà thơ Đỗ Qúy Toàn, gọn nhẹ nhưng bao quát: ... “Khi viết về quê hương, Phan Ni Tấn có giọng trầm buồn. Nhưng không tuyệt vọng. Mà vẫn thiết tha. Rất nhiều khi dí dỏm. Một nhà thơ đương thời ở Montréal, Michel Garneaum mới nói: La seule chose que je peux rêver de faire pour le Québec, c’est d’être un bon poète”. Điều tôi mơ ước làm được cho quê hương tôi, là làm một thi sĩ, làm thơ cho hay. Phan Ni Tấn cũng đang thực hiện những ước mơ của chàng cho quê hương...”. Điểm trang cho nhan sắc tập thơ là bàn tay giàu hoa tay Nguyễn Nhật Tân, cùng bức chân dung được bấm máy bởi danh tài nhiếp ảnh Trần Cao Lĩnh. Nhưng hãy còn thiếu sót so với dự định của tác giả. Tấn viết cho tôi mấy dòng gởi kèm tập thơ: ... “Gởi anh tập thơ đọc chơi. Tưởng có bổn nhạc Hà Thúc Sinh phổ kèm theo, cuối cùng lại không. Mất vui. Mất lòng. Đôi khi người ta không “ái” nhau làm anh láng giềng ở giữa bị kẹt... Tháng 9/88”. Tôi vừa buồn cho Tấn, vừa không vui vì bè bạn. Trong sinh hoạt chữ nghĩa, tôi may mắn được quen biết người này một chút, người kia một chút. Bè bạn thường đến với nhau bằng cái tâm. Một tin bất hòa như là một mất mát, một lỏng lẻo, băn khoăn đến mấy ngày. Trở lại với Hồi Ký Thơ. Đúng như tên gọi của nó. Cuốn sách có nội dung rất là hồi ký. Một hồi ký không chỉ ghi riêng về những chặng đời của tác giả, mà còn phản ánh trung trực cho cả một thế hệ thanh xuân của những thập niên 60, 70. Quê hương, cuộc chiến cùng thân phận con người nhược tiểu được thả nổi trong ngôn từ. Phan Ni Tấn viết rất linh hoạt trong từng giai đoạn. Ở vào tuổi thanh niên, bạn nào không từng trải qua những ngày tháng ở quân trường: “Hôm nay lễ gắn Alpha diện đồ tiểu lễ mình ra xếp hàng Vũ Đình Trường nắng chang chang mà sao mình vẫn thấy man mát trời” (Lễ gắn Alpha)
“Ra trường mày đi lính gì ? nhất định là lính rằn ri! còn mày ? tao thì quân cảnh, tối ngày tìm ba thằng lính như mày, nhốt chơi” (Tâm Sự Lính).
Rời lò luyện thép, những bềnh bồng này đâu dễ quên: “Chờ bắc ở bến Ninh Kiều Gió về thổi ướt cả chiều dưới sông ta như bèo nước bềnh bồng mấy năm đi biệt mà không về nhà những thằng sống sót trận qua chiều nay đợi chuyến bắc ra chiến trường”. (Bắc Cần Thơ)
“Xe lên tới đỉnh Mụ Già trên cao trời đất bao la vô cùng ngợp hồn ta giữa muôn trùng lũng sương mây đọng trắng vùng sơn lâm dưới sâu cây đứng nghìn năm chìm trên đèo thẳm âm âm bóng chiều theo xe ta xuống thôn nghèo hồn còn vắt vẻo giữa đèo hoang vu” (Qua Đèo Mụ Già)
“Giọt máu trên cọng cỏ mềm của ai không biết nằm im như tờ đằng xa sau lớp bụi mờ mới nhìn tôi tưởng con cờ thí thân” (Quáng Gà).
Phần thưởng cho những nổ lực phụng sự tổ quốc, dù lạc quan vẫn phải chấp nhận những hình ảnh bi quan: “khắc trên mộ chí tiêu điều tên anh tôi đó đã nhiều xót xa trời làm gió nổi mưa sa nghìn sau lau lách xuyên qua mộ người” (Lập Bia)
“Anh tôi chết trận Lệ Trung mùa hè đỏ lửa nổ tung chiến trường tôi chơi thần tử buông tuồng nghe tin anh chết có buồn gì đâu” (Tên Ngôi Làng Nhỏ)
“Anh đi lành lặn thịt xương ra chốn sa trường năm ấy mùa khô đánh giặc cho tới mùa mưa anh về trong bộ xương khô khốc buồn” (Nỗi Buồn)
Và rồi một kết quả bất ngờ, cũng chẳng dễ gì phai nhòa trong ký ức: “Trên đồng cạndưới đồng sâu bọn tù hì hục thay trâu kéo cày mưa nhè nhẹ mưa bay bay thân tù, thân tội kéo cày thay trâu” (Bọn Trâu Người)
“Lặc lè lên dốc xuống đồi đoàn tù gánh củi dưới trời mưa bay về ngang qua nghĩa trang này mồ con Hai chết mấy ngày còn tươi tác yêu tác quái một thời đổi đời cải tạo làm người hoàn lương vì không quen gánh đoạn trường vượt ngục bị bắn giữa đường oan khiên thôi em sống chỉ thêm phiền chết là lối thoát về miền tự do ngủ đi, ngủ nhé, vào mơ..”.(Nữ Tù LTH)
Dĩ nhiên trường “cải tạo” cũng phải có ngày đóng cửa. Những ngày tháng tiếp theo, tùy nghi hoàn cảnh để có những hướng tiến thân mới: “Vùng kinh tế mới xa ca có bầy muỗi độc bay ra bay vào lam sơn chướng khí ào ào đón người mạnh giỏi đi vào ốm đau” (Vùng Kinh Tế Mới Đồng Tâm)
“Đến lúc hết thuốc chữa rồi thì đành bấm bụng theo người vượt biên đêm ngày lặn lội như điên tay chân tôi chạm tới miền tự do” (Vượt Biển).
Dĩ nhiên tập thơ không chỉ viết với thể lục bát. Bảy chữ, tám chữ, ngũ ngôn đều có đủ, nhưng tôi chỉ lượm ra những dỉ dỏm của lục bát Phan Ni Tấn. Đây là thể loại anh dùng nhiều nhất ở tập thơ này. Năm 1996, cơ sở tạp chí Nhân Văn cho phát hành tập thơ thứ hai của Phan Ni Tấn. Với 126 trang giấy màu mỡ gà, Phan Ni Tấn gởi đến bạn đọc những bài thơ được mang một tên chung: “Câu Thơ Về Người”. Lần in thơ này, Phan Ni Tấn giao cho tôi một trách nhiệm có thể nói là hơi quá sức. Nhưng trân trọng tình bạn, tôi đã cố gắng hết sức để ba hoa thành một bản chữ “Trải Hoa” cho những bước thơ của Tấn: “ Có người không làm thơ không biết phải làm gì. Chẳng lẽ chỉ rong chơi để lấp hết khúc đời còn lại, dễ chừng còn kéo dài đến vài thập niên. Làm thơ như vậy kể như một cứu rỗi.Nhưng cũng có người bộn bề công việc. Lúc ở sở, lúc ở nhà, lúc thù tiếp bạn rượu, lúc ca hát, lúc đưa vợ con dạo phố phường, lúc... lúc... Lu bù như thế mà vẫn làm thơ liên tu bất tận, quả là một tay cự phách trong làng chơi thơ. Không biết thơ, những thơ ở từ đâu ra? Ở trong cái đầu? Ở trong cái bụng? Hay ở trong những cái lỗ chân lông? Có lẽ trên khắp phần thân thể của con người thi sĩ thứ thiệt, chỗ nào cũng có thơ. Có người chỉ cần véo nhẹ vào một chỗ nào đó trên da thịt cũng đủ bung ra hương rượu, ví như anh chàng Phạm Nhuận (em bữa nọ véo đùa chơi một cái, rượu bung da thơm ngát chỗ đang nằm – Luân Hoán) thì cũng có người, chỉ cần mon men tiếp giáp với vùng hơi thở của mình đã nghe thơm ngát hương thơ. Người đó đâu phải ai xa lạ. Ðó chính là cha đẻ tập Hồi Ký Thơ dạo nào. Và cũng là người đang gởi cho chúng ta những Câu Thơ Về Người hôm nay. Phan Ni Tấn, nhà thơ hiền hậu ấy vẫn luôn luôn viết cạnh quí danh của anh chữ N.D. bí mật. Nhiều bạn văn cho rằng đó là tên gọi của một người tình lỡ của “chàng”. Có thể là Ngọc Dung? Như Diệu? Nhã Duyên? Cũng có bạn tinh nghịch cho rằng hai chữ đó, nhà thơ gói ghém cái biệt tính của mình như “nhảy dù”, “ngủ dai”, hoặc tục hơn chút đỉnh, không chừng. Riêng tôi, mãi đến nay, N.D. vẫn chỉ một mình Phan Ni Tấn hiểu. Người đẹp Châu Khả Khiếm và cậu bé Phan Châu Lân chưa chắc đã được tiết lộ. Thôi, chúng ta cũng tạm nên cho đó là một khối kỷ niệm, có vui, có buồn của một nhà thơ giàu trôi nổi, của một nhạc sĩ có những sáng tác sắc sảo, vững vàng.
Tạm gác cái gia tài âm nhạc của Phan Ni Tấn, để vào thăm cái sản nghiệp thơ của anh, ta bắt gặp ngay một trái tim thiết tha với đời. Thơ, từ đó đã trổ ra từng ngọn, từng cụm, từng chùm, từng núi. Mà kỳ lạ thay khi thong dong thưởng ngoạn, những định hình ngọn, chùm, núi... của ngôn ngữ chỉ thuần nhất là một cõi hương. Có nên phân chất một mùi hương, nhất là hương thơ? Phan Ni Tấn N.D. làm thơ dễ dàng nhưng không dễ dãi như tôi – hơn tôi một điểm. Phan Ni Tấn N.D. là một người cởi mở, luôn luôn hòa mình với đám đông – hơn tôi một điểm nữa. Giới thiệu một nhà thơ có nhiều ưu điểm hơn mình như thế, quả tôi có chút lọng cọng. Khi Phan Ni Tấn N.D. từ Toronto gọi đề nghị tôi phải viết một cái gì đó cho Câu Thơ Về Người, tôi cảm thấy ngại ngùng. Nhưng cái ấm áp của những ngọn khói trà mỗi lần có dịp ghé Phan gia trang như vẫn đầy trong lòng. Và cái âm giọng “dzậy xao” thật đặc biệt vẫn vang mãi bên tai, khi chợt nhớ về người bạn thơ, từng để cửa chờ mình mà chỉ thấy trăng lên bên “oan hồn chai rượu trắng”. Biết không thể làm phật lòng bạn vàng, tôi gọn nhẹ: “Ðược thôi”. Nhưng khi Tấn hỏi: “Anh viết tựa hay viết bạt?”, tôi băn khoăn. Tựa làm sao? Mà bạt ra sao? Công việc hiển hách này phải từ cái thơm tay, quen tay của các anh Mai Thảo, Nguyên Sa, Ðỗ Quý Toàn, Võ Phiến thì mới phải. Tôi nói: “Tấn cứ gởi bản thảo lên, mình sẽ có quyết định sau.” Và liền sau câu nói này tôi đã thầm biết mình sẽ phải ba hoa trong một số chữ nghĩa mang tên là tựa. Phần việc trải hoa này có phần đơn giản, hợp với cái tính lười của mình. Tôi nghĩ thế và cố tình quên đi đã từng nghe đâu đó: “Cái tựa của một quyển sách rất quan trọng.” Theo tôi, cho dẫu có quan trọng đến cỡ nào đi nữa, chắc chắn nó cũng không thể qua mặt được cái nội dung thực tế của một tác phẩm. Cái nội dung hồng hào da thịt của Phan Ni Tấn N.D. từng trăn trở cưu mang đang ở liền ngay sau bài viết vớ vẩn này. Xin thân ái mời quí bạn vào thăm: miếng lòng, miếng tình, miếng thơ của một người đã vẽ được chân dung mình một cách trung trực: Khi thiệt thơm người, thơm quần, thơm áo sẽ ngoe nguẩy ra ngoài nắng trong veo ngắt một cành bông ngồi nhai trệu trạo rồi hóa thành chim xòe cánh bay vèo ... hay làm mưa bay nghiêng qua sợi tóc của những cô em còn rất Việt Nam dẫu giấy tùy thân còn rõ ràng ngoại quốc mà núi sông nào vẫn giấu trong tâm ... nói đừng cười nha em đài em các hết nửa đời anh ở núi ở rừng nên anh quê mùa tính anh chất phác nói tới yêu đương thì lại nhát gừng ... bây giờ qua đây lòng anh vẫn vậy vẫn cứ như gương một tấm sạch boong hồn anh đơn sơ như là trang giấy /sống hổng gì hơn ngoài một tấm lòng (thơ Phan Ni Tấn ND)
Tài vặt của tôi quả không đủ giới thiệu nét tinh xảo của một tập thơ gồm 53 bài, đủ thể loại, diễn tà tình yêu, tình bạn, tình quê hương, tình người, tình đời. Nhà văn Trang Châu đã thay tôi làm công việc này. Trong lời bạt, anh viết: ... “Tâm sự Phan Ni Tấn trong Câu Thơ Về Người tóm gọn là tâm tư của một người tìm quên, tìm quen và tìm về. Tìm quên không phải quên khá khứ mà quên hiện tại... ...Thơ Phan Ni Tấn là thơ của những gì đã mất: quê hương, bằng hữu, kỷ niệm xưa, đời sống cũ. Do đó, ý thơ ngậm ngùi, hơi thơ dằng dặc, nhạc điệu trong thơ u trầm.. ...Thơ nói về quê hương, ở hải ngoại, không ít, nhưng nói một cách thắm thiết, chân tình bằng một ngôn ngữ thơ thì không nhiều. Thơ quê hương của Phan Ni Tấn dễ dàng đi vào tâm hồn người đọc, những tâm hồn đồng điệu. ...Hiện tại gia tài duy nhất còn lại với nhà thơ là trang giấy mai có lênh đênh cùng sầu cũng còn trang giấy trắng màu thủy chung ... ta về nở giữa lòng trang giấy câu hò cây lúa mọc bờ đê Trang giấy ôm hết. Ôm hết nỗi sầu lẫn ước mơ của thi sĩ
Nói chuyện thơ, nhiều người nghe cho là chuyện tào lao. Dù cái tào lao có phần dễ thương. Nên tôi xin chuyển qua mô tả vóc dáng ông thi sĩ cho các bạn dễ nhận dạng. Vào thời điểm này, ông bạn thơ của tôi đã có bề ngang da thịt gấp rưỡi tôi. Chính vì thế trông hơi lùn một chút. Cái bụng có phần leo thang. Lúc này là lúc Phan Ni Tấn mặc quần có dây treo thích hợp hơn thời kỳ làm một thành viên của tổ tam nhân Tấn, Ngạn, Nghĩa. Với khuôn mặt vuông vức rất hảo hớn, Phan Ni Tấn nuôi chòm râu dưới cằm, trông rất hách. Nụ cười không sẵn sàng nhưng thường nở ra đúng lúc. Mắt nhìn chính trực, không có nhiều đa tình. Bước đi chậm và hơi nặng, phảng phất một chút lè phè, rất dễ bị hít đất, nếu gặp tôi ở quân trường. Nhìn chung, Phan Ni Tấn là người của im lặng. Ấy vậy mà anh là một thành viên tích cực của các phong trào Du ca, Hưng Ca và từng giữ chức Chủ tịch hội Văn bút Việt Nam Hải ngoại trung tâm Toronto, thời kỳ Văn bút chưa bị nhiễm trùng. Giao tình giữa Tấn và bằng hữu rất tốt. Qua anh, tôi quen biết thêm Phạm Đình Cường. Ông bạn này bề ngoài không hào hoa phong nhã gì mấy, đại khái như ông Bill Gate, nhưng cũng là một tay nhà giàu. Dĩ nhiên tài chánh ông khiêm nhường hơn nhiều. Nhưng nhân tình thì chắc ông phải hơn. Anh em ở Montréal xuống Toronto không ghé Phan gia trang thì ắt phải đến quán rượu Temptation của Phạm Đình Cường. Quán phục vụ cho người bản xứ nên các nàng tiếp rượu đều là “tóc vàng sợi...ngắn” xinh đẹp, tràn trề sinh lực cả. Nhiều lần tôi, Lưu Nguyễn, Nguyễn Đông Ngạc, Song Thao túc trực đêm ở đây. Bên cạnh Phạm Đình Cường, tôi còn biết thêm nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, nhà văn Nguyên Nghĩa. Nhà thơ Cung Vũ tôi cũng có quen nhưng qua việc đóng góp thơ cho Làng Văn, một tạp chí từng xuất sắc một thời. Vẽ một chút Phan Ni Tấn, không thể quên vài nét cho chị Châu Khả Khiếm và cháu Phan Châu Lân. Các bạn có quyền nghĩ, chúng tôi áo thụng vái nhau. Nhưng đây là sự thật. Và có lẽ phải dùng từ ngữ hiện đại từ quốc nội: Chị Khiếm là người “cực kỳ” tốt bụng, là một nội tướng “còn trên cả tuyệt vời”. Bà xã tôi khoái chị ở mục cạo gió, mà chị đã ra tay xua đuổi cơn cảm mạo bất ngờ, trong một dịp xuống mua bánh mì Nguyên Hương. Còn cháu Lân, thằng bé ốm nhom, nhút nhát ngày nào, đi đâu cũng nép dưới tay mẹ, ngày nay đã là một tay múa quyền có hạng, thu lượm được nhiều thành tích xuất sắc, nhất là cao hơn ông bố gần hai cái đầu. Nói đến Phan Ni Tấn không thể quên hai nhân vật chính của anh. Do vậy, đề bài viết này có tên “Phan Ni Tấn, Câu Thơ Về Khiếm Với Lân”, và trong bài thơ dài Giữ Riêng Vài Nét Như Là, tôi viết về Tấn như sau: “Phất phơ râu một nhúm hù ai hay dọa mình Hồi Ký Thơ một gói ổ khoanh trong miếng tình nhạc thơ quanh quẩn lót từ đầu cho đến chân đi lòng vòng tứ xứ cũng về Khiếm với Lân”LH. Tôi đã cố ý dùng lại chữ đặc biệt của Tấn là chữ Miếng: “miếng tình”. “miếng lòng”, “miếng mặn mà” vv..(gặm miếng mặn mà cho thắm tháp...)
Năm 2004, tuyển tập Tình Khúc Phan Ni Tấn ND được ấn hành. Chăm sóc in ruột Lê Hân. In bìa Trang Sĩ Qúy. Mẫu bìa Trần Nho Bụi. Phụ bản của Vivi, Võ Đình, Tạ Ký, Etcetera, Thái Tuấn, Khánh Trường, Nguyên Khai, Lê Tài Điển, Nguyễn Trung, Ngô Vương Toại. Đẩy đưa đôi lời của Nguyễn Ngọc Ngạn, Luân Hoán, Song Thao, Lê Hữu, Đằng Minh Châu Bá Thông. Một số ảnh tác giả chụp kỷ niệm với bằng hữu sinh hoạt văn học nghệ thuật, được in rõ nét, đậm đà. Vui tay tôi đếm được đúng 60 nhân vật sinh hoạt văn học nghệ thuật hiện diện bên anh, có cả những thế hệ đi trước như Phạm Duy, Tạ Tỵ... Nhận định về Sinh Nhật Cây Đàn, Song Thao viết: “Tôi nghĩ Phan Ni Tấn trước sau gì cũng là một người tình. Người tình trong thơ. Người tình trong nhạc. Một người tình miệt mài giữ hơi thở của những cuộc tình. Người ta thấy tình yêu trùm lấp trong thơ, trong nhạc của anh. Tình quê hương ? Có. Tình nơi chốn đã đón chào anh vào đời. Tình cho những nẻo đường đã đẫm dấu bước chân anh. Tình gia đình ? Có. Tình cho người vợ hiền. Tình cho đứa con trai duy nhất. Nhưng mặm mà hơn cả, tôi thấy, anh vẫn mượt mà trong tình yêu đúng nghĩa là tình yêu...”
Nguyễn Ngọc Ngạn nhận xét: “Phan Ni Tấn từ khi tôi quen biết hơn 20 năm qua, lúc nào cũng đi giữa hai dòng văn nghệ là thơ và nhạc. Năm 1988, anh xuất bản thi phẩm đầu tay Hồi Ký Thơ, chấm dứt bằng câu: Thơ tôi nguyên quán Việt Nam Đó là lời nói chân thật nhất của tâm hồn giản dị, Phan Ni Tấn. Bởi vì khi nhìn sang lãnh vực âm nhạc, dù là tình ca, người ta vẫn thấy cái “nguyên quán Việt Nam” rất rõ nét ở Phan Ni Tấn...”
Với gia tài đã trình làng: Lửa Dậy Trường Sơn (nhạc, 1983), Em Hát Em Vui (nhạc, cùng Nguyễn Hữu Nghĩa, 1987), Hồi Ký Thơ (thơ, Làng Văn, 1987), Câu Thơ Về Người (thơ, Nhân Văn, 1996), Tuyển Tập Tình Khúc Phan Ni Tấn ND (nhạc, 2004), Sinh Nhật Cây Đàn (CD 2005), Phan Ni Tấn, đã giữ cả hai ghế ngồi rất nghiêm túc trong hai bộ môn nhạc và thơ. Tất cả tâm huyết, trí tuệ của anh, đều hướng về con người, mà điểm đến ưu tiên vẫn là Khiếm với Lân. Hạnh phúc biết bao !
Luân Hoán
Lý con sáo Bạc Liêu TH: Phi Nhung
Rồi thì sáo cũng sang sông Bỏ trong dĩ vãng tấm lòng mồ côi Bạc Liêu cùng với Hoa mùi Nhớ thương em bậu khóc mùi một phen
À ơi ..ơi à à ơi Trời mưa lâm râm ướt dầm bông soái Bậu đi lấy chồng sao chẳng nói Hoa hay Trách chi câu thề khi nào cậu quay nõ ó hết quay Thì Hoa với bậu mới dứt dây cang trường Mà nay con sáo sang sông Sáo sang sông rộng theo người dưng về xứ xa
Rồi thì sáo cũng bay xa Bỏ trên bến nước tiếng ca buồn hiu Vàng trôi chẳng tiếc chi nhiều Tiếc thương em Bậu chín chiều ruột đau
À ơi ơi à à ơi Trời mưa lâm râm ướt dầm bông soái Bậu di lấy chồng sao chẳng nói qua hay Gió đưa con sầu lên bờ bù non bù nước khóc than
Vì chân lẻ bạn mới ốm o cung đàn Tình bậu không muốn mang Gió lay bông tràm đêm nằm nghe sầu thắt gan
Ai đưa cái kìa con sáo nó sang sông Ðể cho cái kìa con sáo xổ lòng bay xa
Phải Lòng Cô Gái Bến Tre TH: Đàm Vĩnh Hưng - Cẩm Ly
Bậu sang phà Rạch Miễu, Qua lẽo đẽo theo sau Ðôi bóng trăng trên đầu (ơ hờ) tưởng như áo cô dâu Áo bậu đỏ cánh kiến (ơ hơ) da bậu vàng phù sa Mắt ngời xanh nước biển, tim bậu hồng lòng qua
Bậu sang phà Rạch Miễu, ngoe nguẩy xuống Bến Tre Về Cái Mơn, Lương Hòa hay là, Về Sơn Ðốc, Ba Tri ? Guốc bậu rụng tiếng lá (ơ hơ), thoang thoảng mùi làm duyên Thoáng mùi thương quá đỗi; Mùi tình Lục Vân Tiên
Ðợi ánh trăng lên đầu cầu soi bước em về Lòng qua như con nước lênh đênh vào trong mong nhớ Vịnh Bến Tre tim bồi hồi lòng muốn theo người ơi !!!
ÐK:
Bậu sang phà Rạch Miễu, vô Chợ Giữa nhởn nhơ Về Trúc Giang đang chờ hay về, Cù Lao Ống trăng mơ ? Tức bàn chân quấn quýt ớ hợ.. quanh quẩn vòng thủy chung Bóng dừa vương áo mỏng, in đậm chùm yêu thương
Bậu sang phà Rạch Miễu, thăm trường cũ Nam Xương Lư lắc lư xe thổ (ha) mộ... Chèn ơi quá dễ thương ! Quyết lòng theo bén gót (ớ hơ), năn nỉ hoài hổng nghe Ước gì đương trắc trở... Gặp nụ cười Bến Tre !
(Nhạc...) (trở lại ÐK:)
Bến Tre.., ơi Bến Tre ời ! Có nhớ gã thương hồ Khua dầm trong nắng đục Lận đận sầu bản thân Bến Tre.., ơi Bến Tre Bến Tre.., ơi Bến Tre !!!
Have a nice weekend, everyone! LH
Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
Tiêu đề: Re: Hồn Quê nơi Đất Khách Tue 06 Dec 2011, 12:10
Một ngàn năm, một vạn năm... ư...hừ...hự ... Con tăm vẫn kiếp con tằm,dắt tơ Ai ơi chín đợi mười chờ Chờ ai,ai đợi,ai chờ đợi í..ai Anh ngỏ lời yêu em vào một đêm trăng khuyết Bởi tình yêu tha thiết Biết chọn truớc ư ..đêm rằm Em vui lúc trăng tròn Chạnh lòng khi trăng khuyết Anh ơi anh có biết,trăng hay tình lứa đôi Sao anh lại ngỏ lời vào đêm trăng khuyết Để bây giờ thầm tiếc Một vầng trăng không tròn
Giọng hát rất trong và điêu luyện, diển đạt được tâm sự của người con gái có tình yêu đẹp... nhưng lại gặp trắc trở không được hạnh phúc, đầy tiếc nuối... Trăng khuyết mãi , không tròn. Bài hát mang chất điệu ca trù nhưng pha âm hưởng dân ca mới lạ, rất hay! Mời thưởng thức. LH
Lữ Hoài
Tổng số bài gửi : 749 Registration date : 15/04/2011
Tiêu đề: Re: Hồn Quê nơi Đất Khách Fri 09 Dec 2011, 23:36
Chị tôi – Trần Tiến
TB: Bằng Kiều
Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong Hàng cau dưới nắng trong lá trầu khô Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ Cầu Đông ới a Chị tôi chưa có chồng.
Người con gái lưng ong có bao chàng thầm mong theo Mẹ giục con gái yêu lấy chồng đi Chị thương hai đứa em, với mẹ già còn đau ới a Chị chưa muốn lấy chồng.
Rồi mẹ tôi khuất xa, chúng tôi không còn thơ ngây Chị lại lo các em chuyện chồng con Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương í a Chị vẫn chưa có chồng.
Rồi một đêm sáng trăng có một người đàn ông qua Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông Nhìn chị tôi dễ thương mới đem lòng cầu hôn í a Chị cũng muốn lấy chồng.
Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa Hàng cau đau trái cau bao lá trầu buồn rơi theo Chị vẫn chưa có chồng.
Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô Mộ chị tôi bé xinh đứng bên cầu lẻ loi ới a Mộ người chưa có chồng.