Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Tue 24 Aug 2010, 22:06 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 15
Nghĩa là:
Giả nói mãn phần, thầy qui ẩn, Đưa linh cửu học trò chịu nhọc. (thử môn nhơn) Có bài kệ rằng:
Gió phan thổi động chẳng phải chơn, Bổn tánh sáng tròn thiệt pháp thân,
Giải đặng cầm bông hơi cười ý, Xưa nay không có dính bụi trần.
Lại nói Trùng-Dương tiên-sanh thấy mấy người học Đạo tựu lại, xét ra trong mấy người không có tưởng Đạo, chẳng qua là giả danh học Đạo, lấy Đạo làm cớ, muốn cho người biết mình tu hành, chớ không một chút tưởng Đạo.
Như chẳng dời đi chắc sau nó lấy giả làm chơn, khiến cho trong pháp môn chẳng đặng thanh tịnh. Thầy tưởng rồi thầm nói: Phải làm như vầy, như vầy... Liền la lên một tiếng lớn rằng:
- “Chẳng khá, chẳng khá”. Mấy người kinh hải xúm lại hỏi thăm. Thầy nói: Ta chẳng nên đi du phương vì ta đi đường cảm hơi thấp khí, bịnh ta kiết-uất, trên mình nổi ghẻ.
Liền cởi áo cho mấy người coi. Quả thiệt nổi mục cùng mình. Mã-Đơn-Dương cùng mấy ông lật đật rước thầy kiếm thuốc, tầm hết danh-y uống đủ mà không hết. Cách hai ngày mấy mục đều lở, máu chảy dầm dề, hôi hám khó chịu. Mấy người đến học Đạo bàn luận nói lén: - Thầy chắc người không có Đạo, nên bịnh hoạn như vậy.
Thân mình bảo toàn không đặng làm sao độ người? Bịnh mình trừ không đặng làm sao đặng thành Thần Tiên? Mình phải tính trở về kẻo để lầm việc. Nói rồi nay một người, mai một người, ít bữa đều về hết, còn lại Khưu, Lưu, Xích, Mã và Vương, sáu người ngày đêm phục sự.
Thầy thấy mấy người về hết liền kêu sáu người lại trước dạy rằng: Ngày mai, giờ Ngọ, ta chắc qui Tây, vì ta đến đây lấy tiền bạc của Mã-Ngọc châu-tế cho người nghèo khổ, giúp cho người chôn táng cưới gã tổn phí rất nhiều, lại cấp dưỡng cho người học Đạo mấy năm nay, tiền bạc xài hết.
Nay trong rương kho đều không, ta có qui Tây, sắm sửa việc tang ắt phải cầm ruộng bán đất. Mấy người phải y lời ta dặn, đừng có xài phí bạc tiền, đừng có thương khóc, cũng đừng cúng tế để tang.
Lấy bốn miếng bảng mỏng khép cho kín thân mà thôi. Khưu, Lưu, Vương, Đàm và Xích, năm người thay phiên nhau khiêng về đến tỉnh Xiểm Tây, dưới chân núi Chung-Nam, hễ khiêng đến chỗ nào đứt dây rớt xuống, đó là chỗ chôn ta, chẳng đặng sai lời. Như trái ý ta thì ta không an, các ngươi phải nhớ.
Khưu, Lưu mấy ông nghe thầy dạy thảy đều than khóc. Trùng-Dương tiên-sanh nói: - Đừng bắt chước theo trẻ nhỏ. Mấy ông nghe thầy quở trong lòng cảm thương chảy nước mắt, chớ không dám lộ sắc buồn.
Bữa sau giờ Ngọ, thầy mặc áo bào ngồi kiết-dà trên bồ đoàn. Kêu sáu người lại một bên giảng nói dặn dò cặn kẻ rằng: Phép tánh mạng song tu, thảy trong ngoài đều có đủ.
Như không lập công ngoài thời đức hạnh chẳng toàn. Còn khuyết công trong thời bổn-nguyên cũng chẳng thành. Việc công ngoài là bình sanh lòng mình, đừng cho khiếm khuyết, một lời giữ trọn không nói quấy, là lời nói đó có công.
Còn việc hạnh phải gìn giữ các việc vuông tròn là việc hạnh có công đó! Mỗi việc thảy đều kiên cố: chẳng phải công có chứa sẵn, tại nơi mình lập. Thường phải giác tỉnh chớ cho hôn muội, phòng cái ý cũng như giữ cái thành, không cho một vật dính đặng.
Còn giữ cái lòng, lại phải hơn giữ cái thân. Đó là Trời người đồng hạng, Tiên phàm cách có một bực như hội giao-chiến; hễ đặng thì thành Tiên, không đặng thì thành quỉ rõ ràng.
(Tại sao vậy? Hễ cái tâm thần đặng thanh tịnh, ân-ái tạp niệm các việc đều không tức là thành Tiên hiện rồi, còn mình để cái tâm nó dục động tạp niệm, nó tật đố tham lam ái-ân không dứt, tài sắc không quên, chẳng có một chỗ tịnh, thì tức là ma quỉ đó rồi, cho nên phải tìm chỗ thân tâm thì đặng thành, ai muốn phải tầm mới đặng.)
Ta nay đem nội-công dạy thêm cho mấy trò nghe, vì việc nội-công chẳng khá lấy chỗ sắc kiến, chẳng khá lấy chỗ tướng mà cầu, chẳng khá làm kiêu hãnh, cũng không đặng làm biếng, quét trừ một mảy sắc tướng chẳng còn, một mảy khí nộ chẳng sanh, quét trừ sắc tướng không rồi thời số dương không sanh. Như đem mấy việc đó trừ hết thời ắt thể đặng thuần dương.
Có người học Đạo trong lòng cũng quyết mà vì tại muốn cho mau thành, công-phu chưa đến lại muốn chứng quả.
Còn có người tập theo đạo của ta cũng quyết việc tu luyện, lại muốn an nhàn, ngày ngày dật dựa ham ngủ. Ma-âm khí thạnh giờ giờ buồn bực chẳng vui. Ma-dương khí suy, tinh thần chẳng phát, khó nổi công phu. Đó là tại ham an-nhàn, thong-thả, nên tu hành không đặng.
Phàm việc chi cũng phải dùng hết tâm-chí mới làm đặng việc; huống chi là học làm Thần Tiên, không lo tập luyện dồi mài học theo qui luật; cứ lo danh lợi đua chen ham điều vui ngủ, mà thành Đạo bao giờ?
Trùng-Dương tiên-sanh nói rồi lại lấy cuốn sách tên là “Thao-Quan-Tập” của thầy làm ra, trong đó có giảng Đạo, sự tích phép ẩn dật mầu diệu rất hay, đưa cho Mã-Đơn-Dương dặn rằng: Ngươi cùng 5 người phải coi xét cho chí lý, thấu rồi chẳng phải khó; như làm đó có khó phải rán sức làm theo, mới không phụ lòng ta.
Tôn đạo-hữu của ngươi, đạo quả gần đủ, đừng có nhớ tưởng; duy có Khưu-Trường-Xuân công quả còn ít, ngươi phải chỉ dạy thêm cho y. Còn Lưu-Trường-Sanh sắc tướng trừ chưa hết, phải có một lần tai nạn sóng gió nữa.
Từ ấy Xích-Thái-Cổ đông qua tây lại công-phu đắc ý thấy chỗ vừa lòng là chỗ liễu đạo.
Đàm-Trường-Chơn gặp đặng máy thông huyền. Vương-Ngọc-Dương đặng thấy nghe huyền diệu. Khưu-Trường-Xuân bên thạch bàn khê đặng biết khổ căn, trên cửa rồng bay đại đơn đã thành.
Thầy Trùng-Dương nói dứt lời cười một tiếng rồi thành đạo. Khưu, Lưu mấy ông nghe theo lời thầy dạy chẳng dám lên tiếng, y phép nhập liệm, lấy dây buộc quan tài, cây đòn sắm sẵn đợi đến sáng ngày Khưu, Vương, Đàm, Xích bốn ông khiêng linh cữu ra đi.
Lưu-Trường-Sanh gánh đồ theo sau. Mã-Đơn-Dương đưa cách 20 dặm lấy ra một gói bạc ước 40 lượng giao cho Lưu Trường-Sanh nói rằng:
- Tiền bạc trong nhà thầy châu-tế việc lành xài hết, nay còn có bao nhiêu đem làm sở phí, rán tiện tặn cho đủ xài, chôn rồi trở về anh em đồng nhau lo việc tu hành.
Nói rồi đưa cho Lưu-Trường-Sanh tiếp giữ, rồi anh em tạ ơn, lu biệt. Đi đặng mấy dặm đường, thấy có người đem nhang đèn cúng tế, Lưu-Trường-Sanh thấy mấy người lạy cúng cũng là đệ tử của thầy.
Những kẻ giả tu học đạo khi trước thấy Lưu-Trường-Sanh thảy đều xưng tạ. Vì Trùng-Dương khi bình sanh chẳng chịu những người giả tu, ngày nay qui Tây chơn linh chẳng quên, nên trong quan tài xì hơi ra thúi người người đều chịu không nổi, bụm miệng nín mũi muốn mửa, đứng gần không đặng, lật đật cúi đầu lạy ít lạy đều chạy về hết.
Mấy người đi rồi, hơi thúi liền dứt. Trường-Xuân cùng mấy ông khiêng linh-cữu qua Xiểm-Tây chừng hơn 10 dặm, có người đem cơm cho ăn, ai nấy tưởng là người quen với thầy, nay nghe thầy qui thiên nên đem cho ăn, nghĩ là nhơn tình lẽ thường nên cứ việc ăn. Khi ăn rồi tạ ơn kế khiêng đi nữa.
Chừng vừa tối, thấy bên đường có cái miễu thời khiêng không nổi nữa, liền đem linh-cữu để trong miễu nghỉ chơn. Sáng ngày khiêng đi, đến bữa mơi cũng có người đón đường dưng cơm, bữa trưa cũng vậy.
Chừng vừa tối cũng có cổ-miếu an nghỉ. Đi hơn một tháng trường cũng vậy hoài. Gần đến đất Xiểm-Tây, Khưu-Trường-Xuân tưởng thầm: - Thiệt việc rất lạ, trong trời đất nào có ai mà đặng việc may hoài như vậy?
ở chỗ gần thì nói rằng quen với thầy mình, nay nghe thầy mãn phần đem linh-cữu về xứ nên niệm tình làm nghĩa cho ăn, cũng có lẽ được. Nay đi đã xa mà cũng còn người cho ăn, thiệt lấy làm lạ, để mình hỏi thăm người đem cơm coi duyên cớ sao vậy? Đến trưa có người đem cơm cho ăn. Lưu, Xích mấy ông cám ơn, rồi lấy chén ăn cơm. Trường-Xuân kêu người đem cơm hỏi rằng:
- Sao anh biết anh em tôi đến đây mà đem cơm cho ăn? Đáp rằng: Sớm mơi có một ông thầy mặc áo vàng đến xóm tôi xin, nói có năm người đệ-tử ở Sơn-Đông đưa linh-cữu lên đây xin một bữa cơm. Ông chủ tôi làm việc lành, nghe nói nên biểu tôi đem cơm đến đây.
Trường-Xuân nghe nói sanh nghi. Ngày sau đến bữa cơm sớm, giả nói đau bụng muốn vô trong xóm xin nước nóng uống, cầu Lưu-Trường-Sanh khiêng thế, Trường-Sanh chịu khiêng, đưa gánh đồ giao cho ông Khưu rồi đi khiêng. Ông Khưu gánh đồ đi trước mấy dặm, quả thấy có một ông thầy mặc áo vàng giống in thầy mình. Khưu-Trường Xuân chạy theo tới nắm áo quì xuống thưa rằng:
- Có đệ tử lại hầu. Trùng-Dương tiên-sanh ngó lại thấy Trường-Xuân giận trách rằng: Ngươi thiệt là tạo nghiệt, chẳng biết việc trời đất dinh hư tiêu trưởng, chỗ đạo cần giấu, hay làm hơi lanh giỏi, tiết lậu Thiên-cơ, như vậy ngày sau phải bị 3 năm ma khảo, việc đó thiệt tại mình làm tội. Nói rồi hóa trận thanh-phong biến mất.
Trường-Xuân lấy làm hối ngộ, rồi thấy linh-cữu khiêng tới lật đật lại khiêng, giao gánh đồ cho Lưu-Trường-Sanh.
Từ đó đến sau không ai đem cơm cho ăn nữa. May nhờ có Mã-Đơn-Dương cho tiền sở phí, không thôi phải chịu đói. Rồi đi thêm nửa tháng mới tới Trường-An, tại núi Chung-Nam, khi không dây đứt, linh-cữu rớt xuống đất.
Khưu Trường-Xuân thấy xóm trước có một ông già đứng ngó, lật đật chạy lại bái lễ, chưa kịp mở miệng, ông già liền hỏi rằng: Mấy người phải ở Sơn-Đông khiêng linh-cữu đến đây chăng? Trường-Xuân đáp: - Phải, sao ông biết? Ông già rằng:
- Hồi hôm tôi nằm chiêm-bao thấy Vương-Hiếu Liêm nói ông chết rồi, có năm người học trò đưa linh-cữu ở Sơn Đông đem về đây, nói với tôi xin một chỗ huyệt mã đặng chôn ông.
Tôi nhớ tình anh em khi xưa giao kết tại tỉnh thành thi cử thương nhau; nghe ông nói xin tôi chịu cho, hỏi chừng nào chôn, ông nói ngày mai, giờ Ngọ.
Tôi tỉnh dậy mới biết chiêm bao, nửa tin nửa nghi, ra coi mấy lần thấy mấy ông khiêng linh cữu rớt xuống đất tôi. Trường-Xuân đem việc thầy dặn khiêng đến chỗ nào dây đứt là chỗ chôn thầy, thuật hết cho ông nghe.
Ông già nghe nói rất mừng, liền vô kêu mấy người trong nhà đem cuốc xuổng đến trước linh-cữu, khiêng dời quan tài để một bên đào huyệt tại chỗ đó an-táng, đắp lên thành cái mộ lớn. Khưu-Trường-Xuân mấy ông lạy tạ ông chủ cùng mấy người chôn.
Ông già thỉnh mấy ông về ăn cơm chay. Khưu, Lưu mấy ông đi ăn rồi đến tạ ơn chủ nhà, lại hỏi thăm đường đi Đại-Ngụy Thôn. Mấy người đều làm lễ ra đi. Đưa Thầy về Tây là việc phải, Tầm Đạo qua Đông đặng thành chơn.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Tue 24 Aug 2010, 22:12 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 16
Nghĩa là:
Đại-Ngụy-Thôn có ông Tam-lão nói việc trước, Cầu Tấn-Thành, một lời chỉ đường mê.
Có bài kệ rằng:
Muôn chuyển thân như chẳng động châu, Gió đưa sóng dập khó nên thâu, Nước trôi cầm chặt chèo cùng bánh, Đường thẳng nhẹ buồm đến ngạn đầu.
Lại nói Khưu-Trường-Xuân cùng mấy anh em tới chỗ Hàm Dương Đại-Ngụy-Thôn, thấy nhà cửa tan hoang, có ông Vương Tam-Lão ngồi trước cửa miễu. Trường-Xuân bước lại làm lễ, hỏi thăm nhà ông Vương-Hiếu-Liêm. Ông đáp rằng:
- Mấy người hỏi nhà Hiếu-Liêm bộ cũng có bà con cùng ông chăng? Trường-Xuân nói: - Có, ông là thầy của anh em tôi ở tại Sơn Đông dạy Đạo. Nay thầy tôi qui Tây, anh em tôi đưa linh-cữu về đây xin đất chôn tại nơi chơn núi Chung-Nam. Nay muốn trở về Sơn-Đông, nên lại đây hỏi thăm nhà thầy tôi và bà con mạnh giỏi.
Ông già nghe nói than một tiếng: - Hỡi ôi! Anh Hiếu-Liêm là anh bà con của tôi. Tôi thứ ba, nên người kêu tôi là Vương-Tam Lão. Từ ảnh đi tu đến nay, vợ là Châu-Thị bị lo mà thành bịnh nên mãn phần rồi.
Con ảnh tên Thu-Lan đi theo bên chồng chừng một năm mới về một lần. Nhà ảnh bây giờ không có ai. Trường-Xuân lại hỏi: - Trong xóm nầy sao mà coi hư tệ dữ vậy? Vương-Tam-Lão than rằng:
- Từ anh tôi đi rồi thì trong thôn không ai làm đầu, nhà ai nấy lo, có việc không người ra làm đầu tính liệu, nên phận ai nấy giữ, bỏ lâu phải hư. Sau lại nghe Hiếu Liêm thành Tiên rồi, người người đều nói phong thủy đường long bị ảnh lấy đi, đem các việc tội đổ về cho ảnh. Khưu-Trường-Xuân hỏi:
- Sao biết ổng thành Tiên? Vương-Tam-Lão chỉ cái miếu nói rằng: - Miễu đó Nam Bắc hai thôn người ta làm cho ảnh. Mấy ông vô coi thì biết. Nói rồi mấy ông đi vào miễu, quả thấy trên bàn để ngồi cốt tượng của thầy y như người sống, đều đến trước làm lễ.
Thấy trên khuôn biển biên bốn chữ: “Đinh hồ nhơn hào”, hai bên có treo đôi liễn đề: Hiển đạo thuật ư Hàm-Dương, phúng tửu diệt hỏa, Thi ân quan du cố lý, thi phù khu ôn.
Khưu, Lưu mấy ông coi rồi chẳng biết duyên cớ làm sao liền hỏi Vương-Tam-Lão - “diệt hỏa khu ôn” không biết ý chi? Vương-Tam-Lão nói: - Năm đó tại đây bị ôn dịch truyền nhiễm nhiều người, may có ông đạo mặc áo vàng vẽ bùa son thí cho trong xóm không lấy tiền. Ai đặng bùa linh dán trước cửa thì khỏi bị ôn dịch.
Sau nghe người nói chợ Hàm-Dương bị lửa cháy dữ không tắt, rồi thấy có một người đạo-sĩ mặc áo vàng ở trong tiệm rượu đi ra, tay bưng chén rượu hớp trong miệng, phun trên lửa tắt liền. Người trong chợ cảm ông có ơn cứu lửa khỏi tai nạn, đều lại hỏi ông tên họ chi?
Ông nói: - 3 ngang một sổ là họ, 3 sĩ có khẩu là tên. Nói rồi liền đi mất. Sau lại có mấy người bàn ra hai chữ đó, 3 ngang 1 sổ là chữ Vương, 3 sĩ có khẩu là chữ Hỷ, chắc là Vương-Hỷ. Nói rồi truyền ra trong xóm, tôi mới biết là ông thành Thần Tiên rồi. Trong họ tôi, có chị Vương-Má-Má, hồi mãn phần có nói rằng: - Chú Hiếu-Liêm mặc áo vàng đến rước tôi đi.
Nên Nam Bắc hai thôn cám ơn ông cứu hộ, chung tiền làm một cái miễu đặng trả đức cho ông. Trên vách có treo tấm bảng nói việc đó, mấy ông coi thì biết. Khưu, Lưu mấy người lại coi, thấy đề rằng: “Tỏ nghe việc người có công nơi Nhà nước cùng có đức với dân nên phải thờ đó.
Xóm tôi có ông Vương-Công tên Hỷ thiệt người dị nhơn, tuổi còn nhỏ đọc thơ, lớn lên tập võ thi đậu làm chức Hiếu-Liêm sau giả bịnh phong điên chẳng nói, người chưa hiểu việc động tịnh của ông, dưỡng bịnh 12 năm không ra khỏi cửa. Bữa nọ ẩn mất chẳng biết là đi đâu, bốn phía kiếm tầm không rõ tông tích.
Rồi sau trong thôn khởi bịnh ôn-dịch, ông thí bùa cứu hết bảo toàn tánh mạng cho thiên hạ rất nhiều. Trong xóm người người đều nhờ ân huệ. Còn chợ Hàm-Dương lửa cháy phun rượu tắt liền, giấu tiếng để tên, độ chị dâu lên trời, hộ hương nhơn nhờ phước.
Ông vì không quên xóm làng mà người trong xóm làng nào dám quên ơn ông; lẽ nào lại không cúng tế, nên anh em tôi hội nghị làm cái miễu lên cốt tượng thờ ông, thường năm chiêm ngưỡng đặng trả ơn huệ ấy của ông.”
Khưu, Lưu mấy người xem rồi than rằng: - Thầy thiệt là thần cơ khó hiểu, biến hóa vô cùng, bạn ta không biết đặng.
Rồi thấy Vương-Tam-Lão kêu một người nhỏ nói chi không biết, người nhỏ gật đầu, kế một hồi thấy có một người xách cái giỏ đem đồ ăn lại, mời quí thầy đạo hữu dùng cơm. Vương-Tam-Lão nói:
- Nhờ quí thầy đưa linh-cữu anh tôi về xứ, lại tới thăm nhà nữa, không có chi trọng đãi, xin vui lòng đa thiểu. Mấy người thấy vậy liền ngồi lại ăn. Bữa đó ngủ tại trong miễu, nhiều người tới hỏi thăm. Bữa sau trời gần sáng có bảy tám người đem cơm cho mấy ông ăn, mà ăn sao cho hết! Rồi mỗi nhà đem lại dùng một chút lấy thảo. Lưu-Trường-Sanh nói cùng anh em rằng:
- Nay tiền sở phí của Mã sư-huynh cho còn dư lại mười mấy lượng giao cho Vương-Lão đặng bồi sửa miễu thầy. Mấy anh em đều vui lòng giao cho ông, xin ông ở đó bồi sửa giùm.
Khưu, Lưu mấy ông giao rồi thưa đi, hồi lâu khỏi Đại Ngụy thôn hơn mười mấy dặm, tới gốc cây lớn ngồi nghỉ. Đàm-Trường-Chơn nói: - - Bạn mình đưa thầy về Tây việc lớn đã rồi, bằng trở lại Sơn-Đông nữa cũng ăn xài tiền bạc của Mã sư huynh không nên. Lời tục thường nói: “Nào có tiệc rượu tựu rồi không tan.
Đạo chẳng luyến tình, luyến tình chẳng phải Đạo”. ở lâu chắc thiên hạ sanh nghi, chẳng bằng một người đi một xứ, đặng vui riêng tự toại. Vương, Xích mấy ông cười nói rằng:
- Sư huynh luận phải. Nói rồi Lưu-Trường-Sanh đi phía Đông-Nam, Vương-Ngọc Dương đi phía Tây-Nam, Đàm-Trường-Chơn qua phía Bắc, Xích-Thái-Cổ qua phía Đông.
Khưu-Trường-Xuân thấy mấy ông đi hết rồi nói thầm, thôi mình ở lại Xiểm-Tây xin ăn, vì mình phước mọn đức ít thì phải khổ tâm, khổ chí tu hành mới đặng việc.
Lại nói qua Xích-Thái-Cổ đi tới đất Tấn, thấy một cái cầu đá, dưới chơn cầu có tám chín cái động cũng là Trời sanh đá như vậy.
Mỗi năm đến mùa Thu, Đông, nước dưới sông cạn, thường có mấy người nghèo tị nạn vào động mà ở.
Xích-Thái-Cổ thấy dưới cầu sạch sẽ, khi đó nước cạn, ông vào dưới cầu ngồi tu, trước không ai biết, thiệt cũng thanh tịnh, sau lần lần có người biết mới gây ra việc khiên triền, cảm động mấy người ở gần, thấy ông thường thường ngồi hoài nên biết là người tu hành, họ hay đem cho đồ ăn.
Ông ăn dư thường để lại trước mặt, bị chim cò tha đi rớt cùng đường, hoặc dưới nước. Trẻ nhỏ thấy lượm ăn rồi kiếm lần tới chơn cầu đến trước chỗ Thái-Cổ ngồi mà giỡn hớt.
Thấy ông ngồi hoài chẳng động cũng như cốt cây hình đất, chúng nó lại tưởng ông như một vị Bồ-Tát, muốn làm miễu thờ ông, mới lấy đá sắp hai bên làm tường, cây lá che kín thành cái miễu.
Mỗi ngày chúng nó ăn cơm rồi tới miễu bái lạy chơi giỡn, bữa nào cũng vậy. Xích-Thái-Cổ là người tu đặng tịnh dưỡng cũng không nói động, để chúng nó mặc tình, thiệt là có ít người như vậy!
Cách ít ngày, xóm trước làm chay, hội Quan-Âm, mấy đứa trẻ đi coi hội hết, thiệt là thanh tịnh. Rồi Xích-Thái-Cổ thấy một người ngồi dưới cầu lấy cục đá mài hoài; mài một hồi lâu lấy lên coi, hơn mấy chục lần tiêu hết miếng nầy tới miếng khác, mà không thấy làm việc chi.
Mài ra như bùn rồi lại lấy miếng khác mài nữa. Ông thấy vậy sợ uổng phí công phu của y, ông muốn chỉ dạy việc lành nên kêu hỏi: Ông mài đá muốn làm việc chi? Đáp rằng: Muốn làm đồ. Xích-Thái-Cổ nói:
- Như muốn làm cái chi trước phải định chắc, hoặc chỗ cao sửa bằng, chỗ tròn sửa vuông, phải có phép tắc mới là nên đồ tốt. Ông nay chẳng dụng cái qui-củ, cứ ngồi mài hoài như vậy sao cho đặng thành công? Người ấy đáp: Tôi muốn mài đá ấy cho sáng mà làm cái kiếng thường ngày soi mặt. Xích-Thái-Cổ cười rằng:
- Đá là đồ đất, làm sao mà mài cho thành kiếng soi đặng? Há chẳng uổng phí công-phu? Người ấy cười lớn rằng: - Như lời ông nói tôi mài không thành kiếng, còn ông ngồi hoài như vậy đặng thành Tiên hay sao? Tưởng lại một việc ngồi hoài nào khác tôi mài đá mà thành kiếng!
Xích-Thái-Cổ nghe nói giựt mình thức tỉnh, lật đật đến trước mặt người, ý muốn xin cầu dạy. Người đó liền đi, không hỏi chi đặng. Xích-Thái-Cổ biết là người dị nhơn đến đây chỉ điểm cho mình, như mình ngồi khổ tọa thiệt không ích. Nghĩ rồi sửa soạn lấy đồ đi liền, đi khỏi cầu Tân-An qua xứ U-Yên.
Có bài kệ rằng:
Mài gạch làm gương phí công-phu, Ngồi thoàn khống tọa khí tiêu khô, Hai việc đều là không đặng sức, Một lời nói tỉnh phá mê đồ.
Chẳng nói việc Xích-Thái-Cổ du Bắc, lại nói việc Đàm Trường-Chơn qua Nam, bữa đó đi tới đất Bắc-Tỳ-Châu, trời gần tối không có đình miễu chi hết, lại không có ngủ, thấy có một sở nhà lớn, ý muốn lại nghỉ nhờ đặng xin cơm ăn.
Đi gần tới cửa thấy một người đi ra, chắc là chủ nhà, người đó họ Cổ, tự Trúc Thành, hiệu Dủ-Phong, khi trước cũng người ham Đạo, vì bị mấy người đạo chẳng lành giả hình tướng làm như người Thần Tiên, lường gạt tiền bạc của ông hết mấy lần, nên ông thấy mấy người đạo tới ông ghét lắm; vì bị kẻ trước làm quấy mà lụy đến người sau.
Dủ-Phong thấy Đàm-Trường-Chơn đi lại liền la một tiếng lớn rằng:
- Đạo-sĩ đừng tới xóm tôi nữa, tôi với người tăng đạo không có duyên. Đàm-Trường-Chơn nghe nói trong ý lại muốn độ ông. Ý muốn người ta tin phục mình, Phải đem việc mình mà phục người.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Tue 24 Aug 2010, 22:14 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 17
Nghĩa là:
Giỡn con Hỷ-Hồng phải định kế thoát thân, Nạn ông Hồn-Nhiên đem lời chơn giảng Đạo.
Có bài kệ rằng:
Cảnh lòng nguyên phải sáng tỏ mình, Chớ bị việc lầm mất chỗ tin, Ngày trước đã cho người giả gạt, Nay gặp người hiền lại hãi kinh.
Lại nói Đàm-Trường-Chơn thấy Cổ-Dủ-Phong có mấy lần chí lành, ý muốn độ, ai dè chẳng đợi ông mở miệng, nói trước rằng:
- Người đạo chẳng khá nói nhiều, ta đã nghe qua rồi, ngươi nay nói nữa ta cũng chẳng tin. Ta bị bạn ngươi gạt nhiều lần, có chỗ nào tu hành mà nói. Ta coi lại là người kiếm ăn, nói rồi bỏ vô không ra.
Đàm-Trường-Chơn nghe nói mấy lời hủy báng trong đạo không chút nào yêu mến, trong lòng muốn ra mở mang cho đạo. Lúc ấy trời gần tối, ông lại trước cửa ngồi nghỉ.
Mấy người tớ ra đuổi ông đi, lấy một thùng nước tạt ướt chỗ cửa rồi đi vô đóng lại. Đàm-Trường-Chơn thấy làm ác như vậy, liền ra ngoài đường. Đêm đó trời mưa tuyết lớn nước đặc hơn một thước.
Đến sáng mấy người trong nhà ra coi, thấy Đàm-Trường-Chơn ngồi giữa trời, chung quanh tuyết đông đặc lên cao, lại gần một bên ông coi chẳng có chút nào, liền báo cho chủ hay.
Dủ-Phong nghe nói ra coi thấy bên mình ông hơi lên cao nghi-ngút, biết là người có đạo, liền mời ông về nhà, đãi theo bực khách trọng. Nói rằng:
- Chẳng phải tôi không tin đạo, vì trong đạo không có người chơn, phải đặng như ông chí tu khổ hạnh như vầy ai mà chẳng tuân kỉnh, ai mà dám hủy báng trong đạo. Tôi nguyện nuôi ông trong nhà tôi năm ba năm, hoặc mấy mươi năm tôi cũng vui lòng. Thôi để chọn ngày tốt, nguyện cầu ông làm thầy, chẳng biết ông chịu chăng?
Đàm-Trường-Chơn trong ý muốn khai hóa y, nay thấy y có lòng ăn-năn tự hối, tín tâm kỉnh phục, gật đầu chịu lãnh. Dủ Phong vui mừng liền sai gia tướng lại trước nhà quét dọn căn phòng sạch-sẽ thỉnh Đàm-Trường-Chơn vào đó tu hành.
Hàng ngày cơm nước tinh tấn chẳng trễ, và có cho một đứa tớ gái tên Hỷ-Hồng lo việc phụng sự cho Đàm-Trường-Chơn trà nước thường hoài vì ông là người đạo đức tôn trọng, diệu lý vô cùng.
Thoạt thấy ngày tháng lẹ mau, ở đó hơn nửa năm chẳng thấy Dủ-Phong hỏi thăm việc Đạo, xét coi y tâm ý ham Đạo, thiệt chẳng phải muốn học Đạo.
Muốn cho người thọ lấy của y đặng y có lòng cúng dường, thế là y lập phước ý muốn mượn người tu hành giùm đặng sau hưởng phước huệ mà thôi.
Đàm-Trường Chơn biết thấu lòng ý của y nên chẳng muốn ở nữa, cũng không chịu lãnh của tiền.
Đôi lần muốn đi mà Dủ-Phong cầm hoài không cho đi, lại biểu mấy người trong nhà coi giữ, nên Đàm Trường-Chơn đi mấy lần bị người cản, đi không đặng. Rồi ông tưởng ra một kế phải làm như vầy... mới đặng ra khỏi nhà.
Một lát con Hỷ-Hồng đem trà, Đàm-Trường-Chơn giả ý nắm tay Hỷ Hồng nói rằng: - Tay ngươi mềm như bột. Hỷ-Hồng mắc cở nói: - Như mực một thứ! Ông đừng cười tôi.
Liền đi ra ngoài và thưa cho bà hay. Bà nghe nói trong ý bất bình kêu chồng nói rằng: - Đàm sư-phụ giỡn hớt con Hỷ-Hồng, sợ chẳng phải người tu chơn đó ông! Thôi biểu ổng đi cho sớm. Dủ-Phong nghe nói không tin, e Hỷ-Hồng làm biếng chẳng chịu phục sự bày việc nói dối.
Bà nghe ông nói như vậy trở nghi Hỷ Hồng có ý đó. Hỷ-Hồng nghe vậy chẳng dám nói nữa. Qua bữa sau, Dủ-Phong thấy Hỷ-Hồng đem trà, ông lén theo sau rình, quả thấy Đàm-Trường-Chơn nắm tay Hỷ-Hồng cười rằng: - Tay nàng như bông.
Dủ-Phong nghe nói liền muốn biểu ông đi, lại nhớ mấy lần ông muốn đi tại mình cầm lại, nay mình đuổi ổng ra thời việc do nơi mình bất nhơn, chẳng bằng viết ít lời dán trên vách, ổng thấy mắc cở tự nhiên phải đi, mình khỏi mang tiếng ác. Rồi biểu mấy người trong nhà thấy ổng đi đừng có cản.
Dủ-Phong sắp đặt rồi bửa sau tới bữa cơm sớm, Đàm Trường-Chơn không thấy Hỷ-Hồng đem trà nước lại nữa, biết là kế đã thành liền ra ngoài coi thấy trên vách dán một cái thiệp viết bốn câu rằng:
Gió tây đem thổi tuyết bông bay, Ngồi lạnh bồ-đoàn niệm ý sai, Chớ nói trẻ thơ tay tợ ngọc, Trách phận mình làm chớ tại ai!
Đàm-Trường-Chơn cười, trở vô phòng lấy bút viết bốn câu dán kế bên đó, rồi sửa soạn gói đồ ra trước nhà, nói lớn hai tiếng “Tạ ơn”. Không ai trả lời, rồi ra cửa qua phía Nam ở hai năm, sau trở lại phía Bắc.
Nói về mấy đứa tớ nhà ông Dủ-Phong, vì nghe lời chủ dạy như Đàm-Trường-Chơn có đi đừng cản nữa, nên khi thấy ông ra đi, mấy đứa đều trốn hết để ông đi rồi mới thưa cho chủ hay. Dủ Phong nghe nói đến sau phòng thấy có biên thêm 4 câu rằng:
Chớ lời tiết nguyệt với phong hoa, Tâm chánh nào lo tiếng vạy tà, Chẳng nói Hỷ-Hồng tay tợ ngọc, Thân nầy chắc bị tại trung-oa (hang ếch).
Bởi Đàm-Trường-Chơn muốn độ người học đạo chớ không ham cúng dường. Còn Dủ-Phong là người giả đặng cầu danh mà thôi, nên ông không chịu, phải giả kế mà thoát thân, không ăn của vô đạo, nếu như ở đó cũng như ở trong hang ếch.
Khi đó Cổ-Dủ-Phong thấy 4 câu kệ của ông, chống tay nghĩ thầm lời hiền có nói: - “Người quân tử đi học đạo, thời muốn tầm người ham đạo, mến đạo mới vui”.
Vì biết mình cầu danh mà hưởng phước nên ông lập kế biến việc như vậy, chớ không phải là người háo sắc. Lúc đó mới biết Đàm-Trường-Chơn nói giỡn với Hỷ-Hồng đặng cho có lý sự mà kiếm nẻo thoát thân. Chừng ấy than tiếc không cùng! Lại nói Vương-Ngọc-Dương từ khi ở Đại-Ngụy thôn, mấy người anh em đạo hữu phân ly nhau, ông đi đến đất Phong Châu. Chỗ Phong-Châu đường phía Bắc có một ông quan họ Diệu tự Sùng-Bao, làm quan tại phủ Tân-An.
Vì coi thấy cuộc đời hết muốn việc quyền tước, xin nghỉ về làng để vui thú điền viên. Bình sanh chỉ ham học đạo, thấy người tu hành như gặp bà con, thân quyến, không luận giàu nghèo, hay dở, cũng mời về nhà đàm luận việc tu.
Gần bên ông có cái chùa hiệu là “Ngộ Tiên Quang”, người chủ trì cũng người giữ đạo, thường hay có đạo-sĩ ở ngủ nhờ. Ông Diệu-Quang có dặn trước người giữ chùa, phàm có người học đạo tới nghỉ thì cho ông hay.
Khi kia có đến một người không phải đạo-sĩ cũng không phải thầy chùa, hay nói việc tu hành, tự xưng mình có đạo, thường khoe nói:
- Ta nay 96 tuổi, thường gặp Trương-Tam Phong cùng Lữ-Động-Tân mấy lần, còn Đạt-Ma Tổ-Sư là thầy ta, Tế-Điên Hòa-Thượng là anh em bạn ta, ta ngồi công-phu một hai ngày chẳng mỏi. Lại khoe độ người không biết bao nhiêu mà kể. Người giữ chùa nghe nói liền hỏi:
- Xin lỗi ông cho tôi biết danh tánh. Ông rằng: - Hiệu ta là Hồn-Nhiên-Tử. Người ấy liền dẫn ra mắt ông Diệu-Quang. Vừa tới nhà, ông ấy liền nói:
- Hòa-thượng là quỉ đói, chỗ sắc tướng; còn đạo-sĩ ma vương chỗ khí; như vậy làm sao đặng thành Tiên Phật? Nào có đặng như tôi muôn việc coi thấu, chút trần chẳng nhiễm, mới gọi người chơn-tu học đạo, phải học theo đạo tôi thì sống đặng trăm tuổi...
Diệu-Quang tánh hay ham cao háo thắng, nghe nói trong lòng vui mừng, liền cầu cho ông thọ giáo làm thầy nuôi tại trong nhà. Ông ở đó ăn nói không chút vị ai, câu nào nói ra thời bỉ bạc thầy chùa, đạo sĩ.
Khi đó ông đạo ở chùa “Ngộ-Tiên-Quang” đứng một bên nghe ổng nói hủy báng tăng đạo, trong lòng chẳng phục, thầm tưởng ông nầy thiệt chẳng biết lễ nghi phải quấy, mình đã tử tế có ý đem tiến ổng đặng hưởng chỗ cúng dường, là vì mình thương người tu hành, ổng lại trở báng xáng đạo tăng, chẳng biết coi trước coi sau.
Muốn giở ngói trên nhà phải coi chừng dưới đất thời mới gọi là người tu hành chính ý. Đã trước mặt mình mà không vị. ổng thấy Diệu-Quang kính trọng, ổng trở lại khinh tiện bạn mình, thiệt người không hậu.
Tôi phải kiếm một người biết đạo tham-thiền công-phu cho hơn ổng đặng bỉ-bạc trả hờn tôi mới vừa ý. Tưởng rồi liền kiếu ra về. Cách ít bữa, may có Vương-Ngọc-Dương tới hỏi ở nhờ.
Ông chủ chùa thấy Ngọc-Dương khí tượng hẳn hòi, chắc là người có đạo, thấy trọn ngày ngồi công-phu hoài, mà tinh thần thêm tráng kiện. Nghĩ thầm muốn phá ông già kia chắc phải cầu ông già nầy mới đặng.
Muốn nói việc tỏ rõ cho ông nghe mà sợ ổng không đi bèn sanh một kế, nói cùng Vương-Ngọc-Dương rằng:
- Trong nhà của Diệu-Quang có tới một người tu hành giỏi, ngồi công-phu mười mấy ngày chẳng mỏi.
Tôi nay muốn cùng đạo hữu qua đó thăm chơi, chẳng biết đạo hữu chịu chăng? Vương-Ngọc-Dương nghe nói cũng mừng, hai đàng liền sửa soạn qua đến nhà Diệu Quang, mấy người coi cửa vô báo cho Diệu-Quang hay, ông liền ra nghinh tiếp, đồng đến nhà khách trà nước chưa kịp hỏi thăm liền thấy một ông đầu bạc đi ra.
Vương-Ngọc-Dương thấy người xanh, mày to, mắt nhỏ, mủi đảnh, trán vồ, môi chì, răng sún, miệng tròn, tai lớn, có ít sợi râu rìa, trên đầu có ít chòm tóc bạc, giống như bà già lại ngồi trên ghế giữa. Ông chủ chùa nói với Ngọc-Dương rằng:
Ông đây là người đại tu hành, tôi tỏ cùng sư huynh hồi sớm đó. Ngọc-Dương nghe nói lật đật đứng dậy chắp tay chào sư huynh. Ông ấy ngồi nghe chẳng hề đáp lễ, ý gọi mình là cao rồi, nên coi Ngọc-Dương không ra gì, liền hỏi: - Nầy đạo, “Hoặc thị tài hoa hay là sáp liễu?”
Ngọc-Dương không biết ông nói việc chi, chưa kịp trả lời ông già lại hỏi: Mầy có vợ hay chưa? Ngọc-Dương tưởng ông hỏi theo việc tục, đáp rằng: Vợ tôi cũng có rồi, vì ra tu hành bỏ lại ở nhà. Hồn-Nhiên-Tử cười lớn rằng: - Uổng cho mày ra tu hành, hỏi có mấy câu cũng không biết.
Ta hỏi mầy tài hoa, là hỏi phải thiếu niên xuất gia chăng? Còn sáp liễu là hỏi phải trung niên xuất gia chăng? Hỏi mầy có vợ chưa là hỏi đặng chơn âm tiêu tức hay chưa? Mầy lại đem lời tục nói chuyện.
Thiệt là người không biết đạo. Bằng đem việc hoài thai hỏi mầy nữa càng thêm không biết! (Thiệt Hồn-Nhiên-Tử chẳng biết một chút khiêm nhường, trước mặt mà chê tệ người ta.)
Ngọc-Dương tánh dung người nên không trách, dòm thấy ông chủ chùa mặt biến sắc, trong ý y chắc là mình thua nên mặt biến sắc như vậy.
Thôi phải biện nói ít câu đặng cứu cái thể diện của y. Liền cười nói rằng: Hồi nãy thầy hỏi việc “Chơn âm”, không biết cái chơn âm đó là vật chi?
Còn nói “hoài thai” mà cái thai đó tùng ở đâu mà kiết? Hoài là vật chi? Hồn-Nhiên-Tử không biết, nín một hồi lâu trả lời không đặng, vùng cười rằng:
Huyền cơ chẳng khá tiết lậu, nào đặng nói cho mầy nghe. Người chủ chùa thấy ông ấy nói gượng, biết là ông không hiểu, liền thưa Ngọc-Dương rằng: - Vậy cầu sư huynh phân giải, chắc ổng không biết, xin đừng hỏi nữa.
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 24 Aug 2010, 22:38; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Tue 24 Aug 2010, 22:16 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 18
Nghĩa là:
Vương-Ngọc-Dương lấy chơn mà phục giả, Đàm-Trường-Chơn giảng xưa mà tỉnh nay.
Có bài kệ rằng:
Nghe nói Tây-Phương chưởng kim liên, Bông khai mười trượng cử như thuyền,
Linh đài bèn có kỳ viên thọ, Bổn địa phong quang thiệt Phật thiên.
Lại nói Vương-Ngọc-Dương đem mấy câu thiết yếu hỏi, ông Hồn-Nhiên-Tử trả lời không đặng, đúng là:
Nhiều lần khoe nói dối, Rồi hỏi, đáp không ra.
Người chủ chùa vổ tay cười lớn rằng:
- Đạo huynh nói đi, xin đừng vấn nạn, nhắm ông không hiểu đâu. Hồn-Nhiên-Tử nghe nói mình không biết liền nổi giận, hai đàng đấu khẩu. Ngọc-Dương lấy lời hòa giải nói rằng:
- Lão tiên sanh chẳng phải không biết, vì không dám nói tiết lậu thiên cơ. Nay để tôi đem mấy lời phân luận cho quí thầy xét thử coi phải hay không.
Vì chơn-âm chơn-dương là hai khí âm dương. Khí chơn-dương hay ẩn tại cang, khí chơn-âm hay tụ tại phế. Cang thuộc mộc là chỗ tụ hồn.
Phế thuộc kim là chỗ ẩn phách. Kim là đài núi, mộc là chấn nam. Mộc vượng nơi Đông, kim sanh tại Tây, nên gọi là “Đông gia lang, Tây xá nữ”.Như mà muốn kim mộc gặp nhau, thời phải hồn chẳng lìa phách, phách chẳng lìa hồn. Như chồng yêu vợ, vợ mến chồng, đó là cái nghĩa “âm dương” hội hiệp.
Còn lão tiên-sanh hỏi tôi có gia thất chưa, là mượn ý Huỳnh Bà dẫn dắt, đặng cho kim mộc hai đàng không ly cách mới gọi như chồng vợ thương nhau khắng khít. Bởi cái ý thuộc “Thổ” hay nhiều việc “Tình”, sắc vàng mà ham vọng động, nên thí dụ là “Huỳnh-Bà”.
Còn Đông Tây qua lại hơi thông hai nhà cũng như bà mai vậy. Còn nói việc hoài thai là nói cái chơn khí ngưng kiết tại đơn điền, gọi hình có thai.
Chơn-khí đầy đủ thì phát hiện làm “Thần”, nên nói “Thần” là con của khí, khí là mẹ của Thần. Bởi vậy hay nói “Anh-Nhi” giáng sanh, đến chừng đại đơn thành rồi khá sánh cùng trời đất đồng thể, cùng nhựt nguyệt đồng sáng.
Diệu-Quang nghe mấy lời vui mừng chẳng xiết, có ý hân hoan. Hồn-Nhiên-Tử thấy vậy sợ Ngọc-Dương dành chén cơm của y, liền nói lớn rằng:
Người có đức chẳng cần nhiều lời, kẻ nhiều lời chẳng phải có đức. Mầy dám với tao ngồi công-phu hai ba ngày chẳng cần ăn uống, đặng vậy mới gọi là công-phu. Vương-Ngọc-Dương cười rằng:
- Xin lỗi thầy, nhiều nữa tôi không dám, còn đôi ba ngày tôi xin chiều ý thầy. Nói rồi hai đàng liền ngồi tại khách đường công-phu. Hồn-Nhiên-Tử thường khi cũng ngồi đặng đôi ba ngày, nay vì muốn kình với Ngọc-Dương, ngặt trong lòng hơi giận nên ngồi không yên, sanh nhiều việc phiền não, rồi muốn tưởng uống trà, uống nước, một lát lại muốn đi đại, đi tiểu.
Trọn ngày đi xuống hơn mấy chục lần. Qua đến bữa thứ nhì ngồi không đặng nữa, càng thêm ngủ trưa gục hoài, rồi đi xuống kiếm ăn, ngủ ngáy khò khò. Vương-Ngọc-Dương ngồi đến bữa thứ ba mới xuống. Trong mình lại có hơi tinh-thần thong thả.
Diệu-Quang thấy vậy rất khen mừng: - Thiệt thầy công-phu lão tiên-sanh sánh chẳng kịp. Ngọc-Dương nói: - Chẳng phải lão tiên-sanh không bằng tôi, vì ổng già cả tuổi lớn, khí lực phải sau. Như tôi già bằng ổng ngồi nửa ngày cũng không đặng.
Hồn-Nhiên-Tử nghe nói khiêm trong lòng cảm phục, lại nói chuyện với ông, lấy chỗ lễ nghi mà phân, chẳng dám tự cao tự đại nữa. Ngọc-Dương ở tại nhà Diệu-Quang mấy bữa, có dạy Hồn Nhiên ít đoạn công-phu, hai đàng thiệt cũng thương nhau.
Bữa nọ Ngọc-Dương nói để qua chùa “Ngộ-Tiên-Quang” lấy đồ. Đã mấy bữa chẳng thấy trở lại, Diệu-Quang sai gia tướng hỏi thăm ông chủ chùa, ông nói ổng về đây lấy đồ rồi đi liền.
Chừng ấy nghe tin biết ông đi rồi, dậm chân than rằng: - Thiệt mình không có tiền duyên nên làm bạn với ông không đặng. Hồn-Nhiên-Tử nghe nói ông đi cũng có ý thương tiếc.
Lại nói qua Lưu-Trường-Sanh, từ cùng mấy người đạo hữu ly biệt đi qua Nam-du rồi trở lại Đông-Lỗ tại núi Thái-Sơn, buộc chí định tu ba năm đặng thành chánh quả. Đêm nọ xuất tánh phi thăng lên cung Diêu-Trì, vô tham bái bà Vương-Mẫu.
Thấy mấy Tiên-nữ đứng hai bên, ý tưởng trong thế gian ít người đặng vậy, khó vẽ, khó họa, khá thương, khá khen, rồi trong lòng niệm động, lén ngó mấy nàng Tiên-nữ. Vương-Mẫu ngó thấy trách rằng:
- Sao ngươi lén nhìn Tiên-nữ? Ý muốn làm sao? Lưu-Trường-Sanh nghe quở biết mình thất lễ, kinh sợ cúi đầu xin tội rằng: - Tôi thấy Tiên-nữ mặc áo bào, vô ý lén ngó, chớ thiệt không có ý chi lạ! Xin từ-ân dung thứ. Bà nói:
- Chẳng phải ta không thương, vì trách ngươi việc nhơn ngã còn sanh, điều sắc tướng chưa hết. Bằng như cho ngươi kim-đơn thành tựu cũng chẳng đặng siêu phàm nhập thánh. Nên phải trở lại thế gian, khổ tu khổ luyện cho dứt tánh phàm mới đặng chứng quả.
Nói rồi liền sai Tiên-Quan đưa xuống cửa Nam Thiên, giựt mình thức dậy mới biết mình chiêm bao. Ngồi nghĩ thầm việc trên cung Diêu-Trì, thiệt là niệm sai một lỗi cũng khó thành! Lại nhớ thầy khi trước có nói, khen mình đơn đạo đặng tốt, mà bị bịnh sắc tướng chưa thông.
Nay chiêm bao vào trong Diêu-Trì, Vương-Mẫu trách phạt, thầm nhớ mấy lời thầy nói trước không sai. Nay chẳng biết công-phu làm sao đặng trừ cho hết sắc tướng, ắt phải hạ san (xuống núi) đi tầm một người cao giỏi chỉ dạy.
Nghĩ rồi hạ san đi hết mấy bữa, xảy đâu thấy Đàm Trường-Chơn hỏi thăm chuyện vãn việc trước một hồi. Lưu Trường-Sanh nói:
- Anh chẳng chịu lãnh của ông Dủ-Phong cúng dường việc ấy cũng phải. Còn tôi tại Diêu-Trì lầm ngó Tiên-nữ, việc ấy cũng đáng lỗi, là tại tôi không gìn giữ phép tắc nên mới động phàm tâm. Nay tôi muốn luyện cho hết sắc tướng, diệt cho dứt phàm tâm như như bất động, nhưng chưa biết tùng đâu mà luyện ra?
Đàm-Trường-Chơn nói: - Tích xưa có Hứa-Tin-Vương (là Hứa-Chơn-Quân) khi còn nhỏ làm việc săn bắn.
Bữa nọ đi trong núi, bắn nhằm con nai nhỏ, mang tên chạy trốn. Mấy người đi cùng ông kiếm tầm tột tới bên hố, thấy nai con bị tên nằm dưới đất, nai mẹ cắn cỏ nhổ cho con, lại liếm chỗ mũi tên mà sa nước mắt.
Thấy người đi đến, nai mẹ vì thương con không đành bỏ chạy, thinh-không nhào xuống, mẹ con đều bị bắt hết.
Bạn chủ đem về mổ ra thấy ruột nai mẹ đứt làm mấy đoạn. Nai con tuy bị thương mà ruột còn nguyên là vì còn khờ, còn nai mẹ vì thương con mà đứt ruột dường ấy! Hứa-Tin-Vương thấy vậy bất nhẫn, liền đem cung tên bỏ hết, vào núi tu, sau đặng thành chánh-quả.
Nay mình ra tu biết cái nẻo ái-dục là mối chuyền hóa: người, thú, Tiên, Phật, cũng do đó mà thành. Vì 96 ức nguyên-nhơn xuống trần, kẻ tu trước thành rồi thì về trước, người chưa tỉnh còn lại thì về sau.
Đến nay mình ra tu, biết ăn miếng chay, lạy chung một bàn Phật thì coi cũng như Linh-Sơn cốt nhục! Cũng như cha mẹ một máu một thịt mà sanh, nào có chẳng thương nhau!
Như nay sư huynh muốn trừ cái sắc tướng không không, tâm phàm đừng vọng thì tưởng như mẹ thương con mà đứt ruột liều mình. Còn anh thương em thể câu đồng bào thủ túc, có lẽ nào mà sanh biến các điều quấy đặng nữa?
Nói về ông Hứa-Tin-Vương đặng thành chánh-quả rồi, ông muốn ra hóa độ thế gian. Ông lập ra một chỗ thuyết pháp, giảng Kinh dạy việc tu hành, thâu đặng hơn 100 đệ tử.
Bữa nọ ông nói cùng đệ tử rằng: Mấy trò hơn 100 người chẳng phải ít, bỏ nhà theo đạo thiệt có lòng thành, hễ người tu hành trước phải trừ sắc tướng. Mấy trò như thấy nữ sắc có vọng trong lòng chăng?
Mấy người thưa rằng: Như luận việc Tài, Khí cùng Tửu, hoặc ý đó chưa đặng sạch. Còn việc nữ sắc chắc bạn tôi đều bỏ hết, không ham.Hứa-Tin-Vương cười rằng:
Mấy trò nói đặng trong sạch chớ ta e chưa đặng. Vì ta thấy bề ngoài các ngươi còn tư-vọng chưa có khắc cái ý cho tuyệt, nên ta sợ hậu nhựt khó ngăn việc ấy.Các đệ tử rằng: - Bạn tôi không dám nói dối với thầy. Hứa-Tin-Vương nói: - Ta có phép thử biết giả chơn, vậy mỗi người kiếm một cây than chừng 3 thước, để trên giường ngủ một đêm, sáng ngày phải đem giao cây than cho ta, rồi ta mới truyền cái công-phu huyền diệu.
Mấy người nghe nói không biết ý chi, đều đi kiếm cây than để trên giường. Đêm ấy người người đều ngủ, tỉnh giấc ngồi dậy thấy một cô gái nằm dựa bên, dục ý khởi tâm, dằn giữ không đặng, chơn dương tiết lậu.
Kế nghe ngoài cửa kêu một tiếng lớn: Mau mau đem giao cây than, thầy đợi lâu rồi. Mấy người nghe kêu mà còn giựt mình ôm cây than, nghe ngoài kêu thúc mau mau. Ai nấy liền bận áo đem giao cây than.
Ra ngoài thấy Hứa-Tin-Vương, người người đều thất sắc. Ngài biểu mấy trò đứng hai hàng, kêu từ người đem giao. Mấy người nghe nói chẳng dám trái lời. Người thứ nhất đem lại, Hứa Tin-Vương hỏi: - Ngươi đặng mấy mươi tuổi? Đáp: Thưa thầy, tôi 76 tuổi.
Hứa-Tin-Vương nói: Ngươi nay tuổi đã lớn mà còn ham việc sắc dâm chẳng bỏ! Thưa rằng: Chẳng hay sao thầy biết tôi chẳng bỏ?
Thầy rằng: Như ông nói không ham việc sắc mà cây than dường ấy? Ông nọ nghe nói dòm cây than nửa chừng biến sắc, coi bộ ngỡ-ngàng hổ thẹn! Nhớ lại hồi hôm tiết lậu chơn dương mắc cở, gục đầu chẳng dám ngó lên nữa.
Mấy người nghe thầy quở ông ấy, liền nhớ có giao hiệp với một nàng thiếu nữ ban đêm, đó là cây than biến ra như vậy! Mới biết là thầy thử mình, nên thảy đều ngậm miệng chẳng dám đem giao cây than. Kêu thúc mấy lần chẳng thấy một người dời bước, duy có một người mĩm cười đi lại giao cây than không có dấu chi hết.
Hứa-Tin-Vương hỏi người ấy rằng: Việc sắc người nào cũng ham, sao trò không muốn? Đáp: Thưa thầy, tại vì đệ tử trong chỗ sắc mà sinh ra.
Hứa-Tin-Vương lại hỏi: Trò lấy phép chi mà luyện? Thưa rằng: Phàm việc chi có lầm rồi mới có sợ. Ban đầu thấy sắc thì ham muốn cho đặng; chừng đặng rồi sớm vui chiều mừng.
Lâu ngày thân suy khí yếu tật bịnh đều sanh mới biết lo tánh mạng, mới sợ mà lánh đó! Nay đối cảnh vong tình, mới tuyệt sự dục mà giữ mình. Vì tôi lúc còn nhỏ chơi-bời chẳng xét, trọn ngày nằm huê giỡn liễu, cả năm không về.
Tưởng chỗ nhà điếm cũng như nhà mình, thường thấy nhiều người mỹ-mạo kiều tư nói chẳng xiết. Phong huê tiết nguyệt làm hại tinh thần, sợ muốn lánh mà lánh không đặng.
Nay biết ăn-năn mới trốn lại đây mà học Đạo, đặng bảo toàn tánh mạng, chẳng chịu tham luyến về nữ sắc phấn son, tầm phương trừ ái-dục mới thoát nẻo luân hồi.
Trước buộc chí tu hành, sau cửu-huyền siêu độ. Bởi biết nhiều thấy rộng chán trải thấu rồi, thường coi tích bà Vọng Phu mà giựt mình giác tỉnh, biết chắc lầm rồi.
Đây nhắc tích bà Vọng-Phu. Nhơn khi trước Trần-Muội-Lý ở Bồng-Lai đảnh làm chức Đinh-Thần Nguyên-Soái. Còn Đoàn Minh-Đạo ở Bích-Tiên động làm chức Phong-Huệ Chơn-Nhơn.
Nguyên trước hai người cùng học một thầy, trường trai hơn 20 năm, qui giới tinh nghiêm, thần-thông biến hóa, đạo-thuật vô cùng. Đến ngày liễu đạo đều đặng đơn-thơ lai chiếu, biết trước cách 10 ngày, có làm chúc ngôn để lại cho thân-tộc đều hay rồi mới đi.
Khi xuất tánh trong nhà có mùi thơm 3 ngày, ai nấy không biết, đều đi kiếm coi mùi thơm ở đâu ra, chớ không rõ là Kim-Đồng, Ngọc-Nữ xuống rước. Đến lúc đi rồi thì hơi thơm đều dứt, thiệt là tiên-căn đạo-cốt, tinh tú lâm phàm, tuy xuống trần mà chẳng nhiễm mùi trần.
Rồi có một lúc hai đàng đương ăn yến tiệc tại Diêu-Trì Cung, mãn tiệc rồi hai người ra ngoài hứng mát, kẻ trước người sau chuyện vãn việc tu hành. Cách một hồi lâu chẳng qua là tâm phàm còn mến, buông lời diễu cợt, ý niệm tư trần. Đến chừng hồi cung Đức Diêu-Trì kêu vô nói rằng:
Hai người còn muốn lâm đường dâm-dục, thế chưa ngán ghê vòng biển ái, chắc là không muốn cảnh thanh-lương của ta. Vậy muốn đi thì ta cũng tùy tâm mà cho đi. Việc nầy tự tác huờn tự thọ, đừng phiền. Nói rồi dạy ông Giao-Thiên Đại-Xá dĩ bộ của Đinh-Thần Nguyên Soái và Phong-Huệ Chơn-Nhơn.
Hai đàng nghe Diêu-Trì Kim Mẫu phân nói, lật đật áo mão đến trước làm lễ xin cầu dung tội, hơn mấy lần cũng không đặng. Khi phân rồi thì hội đương khai mở, liền cho hai người xuống đầu thai.
Từ ngày xuống đầu thai đến sau, Trần-Muội-Lý lớn khôn học tập lễ-nghi, lúc 15 tuổi phát tâm theo thầy trường trai đặng 18 năm, lại trở về nhà nuôi dưỡng cha mẹ, thường ngày cũng tu hành có hơn 3 năm.
Sau trong nhà có hơi quẩn bách mới biến kế làm ăn, chuyên nghề gạo lúa dư đặng số ngàn lại muốn kiếm số muôn, lòng tham không chán quên trở về nhà. Lúc nọ, gặp người anh em bạn ở gần nói: - Bác ở nhà bịnh hơn mấy ngày rày, anh không hay sao?
Trần-Muội-Lý nghe nói lật đật trở về thấy mẹ đau bịnh kiết, hết lòng săn sóc có nửa tháng, chẳng may bà mãn phần, mai táng xong rồi, y lại lo việc buôn bán như cũ. Sau tại đó có một người đàn bà ngoài 30 tuổi, thấy y có tiền, thường ngày hay tới lui diễu cợt, trang điểm trêu ngươi.
Chẳng qua là việc đời mạnh hơn việc đạo, lâu ngày nhựt nhiễm nguyệt thu, bỏ thầy không tới, kinh sám chẳng coi.
Còn bàn Phật một ngày không vô một lát, trọn tháng chẳng cúng một lần, nhang tàn khói lạnh. Lâu ngày kẻ thơ người phú, a ý khúc tùng, phóng tâm thầm lén, sanh một đứa con. Kế y thọ bịnh, mai đau chiều dứt, chạy thuốc hết tiền. Chẳng qua là khí số dĩ-tuyệt, đau chẳng mấy ngày trở nặng mà chết.
Nguyên người vợ buổi trước có tư-tình với một tên ở gần bên xóm. Chừng người vợ thấy chồng chết rồi, đêm khuya hai đàng mới tính cùng nhau bồng con đi xứ khác.
Còn Trần-Muội Lý nằm hơn 5 ngày có hơi, trong xóm mới hay thì thi thể đã rã. Làng xóm chưa rõ nguyên căn, liền cớ quan đến mổ rồi mới cho chôn.
Thiệt thấy cái cảnh như vậy rất đáng ghê cho việc vợ chồng ân-ân ái-ái. Nghĩ lại thân nầy lúc sống chưa đặng thảnh thơi, đến chết còn bị phân thây xẻ thịt. Như vậy có đáng sợ hay không?
Than ôi! Nghĩ cho cuộc trần là cuộc tang thương, tợ như chai bể, khác nào như đứng trong tuồng hát bộ, nào tướng, soái, vua, tôi, cha con, chồng vợ, thay đổi liền liền, có phải là tại tham mối sắc tài mà quên câu hiếu đạo chăng? Phải vì lụy tiền bạc, vợ con mà chịu cái thân thê-thảm đó chăng?
Lại nói qua Đoàn-Minh-Đạo đầu thai nhằm chỗ giàu có, khi đặng 14 tuổi, cha mẹ định gả không chịu, lén trốn vô chùa tu hơn 9 năm.
Ngày nọ chị em trong chùa làm mất một chiếc kim-xuyến, chẳng rõ ai lấy, nghi cho cô, cô trong lòng buồn bực ép mình chẳng đặng, gây việc hơn thua, càng ngày càng bỏ việc quỳ hương lạy Phật, bái sám công-phu, oan ma nhập khiếu, muốn biến kế sanh phương làm ăn. Nàng bị khảo thuận cảnh, làm ít đặng nhiều, mê quên mệt trí.
Lại muốn đắm thêm danh sắc, sanh ý tô điểm phấn son, áo nu quần tía, dù võng nhổn nha. Nhiều khi thầy thấy vậy sợ hư trong mối đạo, ngăn dứt cửa lành, vì sợ cô mê theo đường tài sắc, ma-chướng dẫn ra, lâu ngày tu không đặng.
Thầy can dứt cô trở lại nghịch với thầy; hoặc người trong đạo có thương phân nhắc, cô lấy tiếng gạt ngang, lại không chiếu cố trong đạo, thường hay giao thiệp với người ngoài.
Vì vậy mà lâu ngày sao không đổi tánh! Đương sẵn mối buồn, bèn về nhà lo nghề ruộng rẩy nuôi thân, còn việc chay lạt như thường.
Chẳng qua là tâm phàm chế không đặng, mơ ước theo đường tình-ái, thấy người phải lòng thì có ý đêm ngày mơ ước chẳng dứt. Xóm đó có một trai hảo-hớn thường hay ra vô dòm ngó, lâu ngày thấy ý cô trở như vậy, lại trêu cợt tư-tình với cô có hơn một năm, mang thai gần ngày.
Cũng vì cô bỏ lời nguyện, mê luyến việc trần, nên khiến cô vừa lâm-bồn không thấy mặt con, con vừa sổ thì cô tắt hơi, mình mẩy đều thâm như mực. Hỡi ôi! Nghĩ vậy có ngán cho thân phụ nữ đã mang điều nhơ uế chịu chỗ cam go, đem thân ngà-ngọc mà vùi chỗ bùn lầy. Thiệt khá tiếc giùm lắm vậy!
Uổng thay! hai người vì có căn lành trồng đời trước, thiệt là tam sanh hữu hạnh mới chuyển đặng làm người, vì ý niệm sai đắm mê chỗ sắc tài mà bỏ mất căn lành trước! Phải chi lúc đương tu mà ép chí và ngán cái khẩu nghiệp, tuân theo lời thầy dạy sửa mình, đừng tranh trường luận đoản, tính việc hơn thua, nhớ câu:
“Hết đắng tới ngọt, hết nhục tới vinh, dung người là phước, khi người là tội” mà nương nhau, thì có lẽ nào ở chung không đặng? Vậy có phải là một cây quẹt mà đốt tiêu hết cả núi rừng không?
Cũng vì ham một chút vui mà qua hơn mấy kiếp, đến chừng chuyển qua kiếp thứ ba, hai đàng luân-hồi làm con nhà nghèo, lại cho Trần-Muội-Lý với Đoàn-Minh-Đạo đầu thai chung một nhà, chừng người anh đặng 8 tuổi, thì em đặng 5 tuổi.
Lúc nọ mẹ đi chợ mua ấu về cho con, chia mỗi người 5 trái. Người anh biết hơn nên chẻ ăn hết trước, người em còn lại 3 trái. Trần-Muội-Lý lại lấy của em mà ăn. Em không chịu giành nhau đánh lộn.
Muội-Lý đang cầm con dao bổ trên đầu em la khóc om sòm. Mẹ nghe chạy ra thấy vậy rút roi đánh Muội-Lý, Muội-Lý sợ đòn chạy luôn ra chợ đi mất không dám về, kiếm không đặng, bỏ cha mẹ với em ở lại. Chẳng may người cha đau có 3 ngày mà bỏ mình.
Chừng đó mẹ góa con côi hiu-quạnh đêm ngày. Bà giải sầu không đặng, đêm trông con chẳng ngủ, ngày nhớ bạn quên ăn, càng ngày càng mòn mỏi rồi bỏ mình theo chồng, nhờ xóm giềng toan liệu chôn cất.
Lúc ấy cô em (tiền kiếp là Đoàn-Minh-Đạo) đặng 15 tuổi không ai kềm chế, nên kết với chị em điếm đàng, tập tánh trang điểm, đi sang xứ khác.
Ngày nọ tình cờ gặp Trần-Muội-Lý mà anh em chẳng biết nhau, rồi hai đàng than huê nói liễu, đẹp ý vừa tình, ở với nhau sanh đặng một đứa con 3 tuổi tên là Muội-Trần. Một buổi trưa người vợ mượn chồng bắt chí, chồng thấy cái thẹo giữa đầu hỏi rằng:
Tại sao mà có cái thẹo như vậy? Vợ nghe nói mắc cở, hai tay đậy lại cười ngã lăn nói không đặng. Chồng rằng: Tôi thấy cười thật tôi mắc cở quá. Chừng ấy vợ mới thuật từ trước đến sau v.v...
Trần-Muội-Lý nghe những lời của vợ, trong lòng hổ thầm, đứng dậy đi nghỉ. Đêm đó chàng ưu-tư, không an giấc đặng. Sáng ngày giả ra chợ mua đồ, quần áo mặc đôi ba mớ, đi càng ngày càng tối không thấy về.
Có hơn nửa tháng, người vợ trông không đặng, bán nhà bồng con đi kiếm, cũng không nghe tin tức ở đâu, rồi đến tại mé biển mà ngó chừng. Tại đó có một bàn đá lớn, Đoàn-Minh-Đạo lên ngồi mà giải buồn, có hơn 10 ngày không ăn, chẳng qua khí số đã tuyệt, đến 12 ngày hai mẹ con chết khô trên đó!
Hỡi ôi! Nghĩ như vậy mà còn non nước nào không giựt mình thức tỉnh đặng giải thoát lưới mê. Phải như không có việc bắt chí thì càng lầm sai biết mấy, làm sao hiểu đặng mà sớm hổ thẹn ăn-năn. Xét cho kỹ, thì trong cõi thế gian nầy ở lâu chừng nào thì lầm sai việc ân-ái nhiều chừng nấy, có phương chi mà khỏi phạm trong mối luân-thường!
Bởi vậy chư Phật chư Tổ sợ mình lên xuống nhiều kiếp, không biết đầu thai ngã nào, thì càng lầm sai lắm. Xin chư hiền coi sự tích bà Vọng-Phu nên thức tỉnh sớm giác; trước trả thảo cửu-huyền, sau khỏi lầm kiếp muội.
Sự tích bà Vọng-Phu đã hết, xin giải qua lúc ông Hứa-Tin-Vương giảng đạo với mấy người học trò.
Đây nói qua ông Hứa-Tin-Vương nghe dứt gật đầu biểu mấy người đệ tử kia đi hết, để lại một mình người ấy, truyền chỗ công-phu yếu-diệu, sau đặng chánh quả. Lấy đó mà suy, hễ việc gì biết rồi mới có thấu đặng thì bỏ trừ nào khó.
Nên hễ người tu hành, trước sửa bề ngoài, thì tự nhiên bề trong phải theo hết. Đàm-Trường-Chơn lấy việc cổ nhơn giảng nói cho Lưu-Trường-Sanh nghe rồi Trường-Sanh nói:
- Tôi nói việc đó chẳng qua là niệm nơi tình ngoài, ngày kia cũng phải đến chỗ yên hoa nhà điếm, đặng rửa sạch chỗ kiều-nga phấn-diện, cho nhiều thấy rộng nghe. Luyện con mắt cho không còn một mảy luyến sắc, như vậy mới đặng.
Đàm-Trường-Chơn nghe nói liền rủ Trường-Sanh đến đất Tấn đặng coi chỗ Đạo-Tổ giáng sanh. Hai người đi hết mấy ngày giữa đường gặp ông Vương-Ngọc-Dương,
Ngọc-Dương thuật chuyện Diệu-Quang với Hồn-Nhiên-Tử và đàm luận việc đạo của hai người v.v.. Lưu-Trường-Sanh nghe nói cười rằng: - Như vậy rất hay, mà cái đạo ông ấy dường nào? Ngọc-Dương nói:
- May là tôi nhờ không-trung ám-hộ nên ngồi tọa-công đặng bền, không thôi ông ấy khoe miệng ai mà chịu nổi. Đàm-Trường-Chơn nói:
- Coi lại việc tọa-công nầy cũng như đồ báu của người học đạo, dễ gì mà khoe tài. Vậy người trong bọn ta chẳng khá bỏ qua việc ấy. Ba người vừa đi vừa nói, vẳng nghe sau lưng có người kêu: Đợi tôi đi với!
Kiều tư là cũng phấn khô lâu, Sớm vui tối luyến lại không sầu,
Có bữa vô thường muôn việc hết, Khó chuộng nhà cao với cửa lầu.
Được sửa bởi mytutru ngày Tue 24 Aug 2010, 22:32; sửa lần 1. |
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Tue 24 Aug 2010, 22:17 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 19
Nghĩa là:
Luận việc huyền-cơ bốn lời bày diệu đạo, Phá động đá một người làm cực nhọc.
Có bài kệ rằng:
Sa đắm trầm luân đã mấy năm, Ái hà sóng dập bủa muôn tầm, Người tu khá đặng lên cao bực, Chớ đợi trong vòng mới hỏi thăm.
Lại nói Lưu-Trường-Sanh cùng Vương-Ngọc-Dương và Đàm-Trường-Chơn ba người đang đi, vẳng nghe sau lưng có người kêu, ba người ngó lại thấy Xích-Thái-Cổ.
Anh em bấy lâu xa cách nay đặng gặp nhau lấy làm vui mừng. Bốn người đồng đi tới đất Khổ-Huyện, tầm đặng chỗ Đức Thái-Thượng giáng sanh, thấy có 9 cái giếng ở chung quanh Bát Giác-Đình, bên đình có một cây lý.
Bốn người vào trong Bát-Giác đình, thấy giữa có tấm bảng đá biên tích giáng sanh kỷ niệm rằng:
Thuở vua Bàn-Canh, từ nhà Thương cải làm nhà Ân, qua nhà Ân năm năm chỗ đó có một người rõ biết lý số, thông hiểu việc quá khứ vị lai, có công thanh-tịnh tu dưỡng, trọn đời ẩn trốn không cần ai hết.
Người ấy có một người con gái 19 tuổi chưa chồng, đáng người thục nữ, tánh ưa ở chỗ u-tịnh, chẳng chịu chơi giỡn với ai. Bữa nọ nàng đến dưới cây lý thấy một trái chín, nàng vói hái ăn, lần lần có thai.
Gái không có chồng mà có thai nên phải chịu tiếng đồn. Người cha coi lý-số thấu đáo, biết là Đại-Thánh giáng thế nên nuôi dưỡng con kỹ-lưỡng.
Cô gái thường thường không bịnh, có thánh thái trong bụng lại hay chọn tính năm tháng ngày giờ mà sanh: chọn đặng năm không đặng tháng, đặng tháng không đặng ngày, đặng ngày không đặng giờ.
Kể tính hết 81 năm, Thánh-Mẫu đã đặng 100 tuổi. Từ có thánh-thai không đói không lạnh, không bịnh không phiền.
Năm đó ngày rằm tháng 2, Thánh-Mẫu dạo chơi dưới cây lý, ngồi nghỉ nơi gốc cây, Thái-Thượng vạch hông mẹ mà sanh. Lúc sanh rồi thấy tóc Ngài bạc trắng, xuống đất biết đi tới bảy bước, lui ba bước, nói lớn lên rằng: “Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn”.
Nói rồi trên nữa từng trời nhạc Tiên rao khắp, gió thơm phất phất. Ngọc-Nữ rưới bông, chín rồng phun nước tắm rửa khắp mình. Sau chỗ tắm thành ra 9 cái giếng.
Thái-Thượng trí không ai bằng, thánh đức như Trời, chỉ cây lý làm họ. Vì ông mới sanh ra đầu bạc, nên người kêu là Lão-Tử. Đó là tích ông giáng sanh.
Thiệt ông thần thông, kinh sử có để truyền mấy đời, đều có bằng chứng, chẳng phải việc vô cớ. Lưu, Xích mấy ông coi rồi khen rằng: Thiệt Thái-Thượng đạo-phong để tiếng ngàn năm muôn đời khen ngợi chẳng xiết.
Xét lại bạn ta ngộ đạo cũng nhiều năm mà huyền-công á-diệu chưa thấy ai dở ai hay! Nay anh em mình ngồi tại cảnh Tiên, thôi mỗi người lộ nói huyền-cơ đặng mà vui mừng việc đạo.
Xích-Thái-Cổ thi rằng:
Huệ kiếm cao huyền tinh đẩu hàn, Huấn ma thúc thủ nan sanh đoan, Bồ-đoàn tọa đáng tam canh nguyệt, Cửu chuyển huờn đơn long hổ bàng.
Giải nghĩa:
Huệ kiếm treo cao tinh đẩu hàn, Thất-tình lục-dục khó sanh đoan, Bồ-đoàn ngồi đến canh ba nguyệt, Chín chuyển đơn thành long hổ bàng.
(Âm dương hiệp nhứt kêu là long hổ bàng triều.) Vương-Ngọc-Dương thi rằng:
Tiên đình lãm cổ tự ôn hàn, Khảo chứng huyền công tới đích đoan, Trót đắc kim-ô hòa ngọc-thố, Tự nhiên hổ cứ dữ long bàng.
Giải nghĩa:
Tiên-đình coi sổ nhắc ôn-hàn, Khảo chứng huyền-công thiệt rõ ràng, Bắt đặng kim-ô cùng ngọc-thố, Nên mà hổ cứ với long bàng.
Đàm-Trường-Chơn thi rằng:
Đạo pháp vô biên chúng quỉ hàn, Siêu phàm nhập thánh khởi vô đoan, Nhứt quyền đả phá si-mê dõng, Yến nguyệt lư trung long hổ bàng.
Giải nghĩa:
Đạo pháp không bờ chúng quỉ than, Siêu phàm nhập thánh há vô đoan, Một tay phá bể màn mê-ngốc, Yến nguyệt trong lư thấy mở mang.
Lưu-Trường-Sanh thi rằng:
Đề khởi lịnh nhơn tâm đởm hàn, Nghê y phiêu xứ thỉ sanh đoan, Thông-minh phản tố si-mê hớn, Thiết thậm tiên sơn long hổ bàng.
Giải nghĩa:
Nhắc đến khiến người chí mật hàn, Nghê y (áo) phất đó mới sanh đoan, Thông-minh dung-vị thành mê-ngốc, Nào gọi Thần Tiên long hổ bàng.
Bốn người thi rồi, Vương-Ngọc-Dương hỏi rằng: - Ba anh em tôi nói giống theo mùi đạo, tính thắng chẳng tính bại, còn sao Lưu sư huynh chẳng nói tới lại nói lui ngăn chỗ việc vui, sợ chẳng phải chỗ đạo hay. Đàm-Trường-Chơn nói:
- “Tâm đởm hàn” thiệt chẳng phải chỗ đạo; “si-mê hớn” thiệt chẳng phải chỗ diệu; nhưng mà đặng khiến lòng mình biết sợ, chẳng khá gọi là không đạo.
Còn đặng biết chỗ si-mê cũng chẳng khá nói là không diệu; tuy không diệu mà chỗ đạo diệu cũng do nơi đó, đừng lấy việc thắng bại luận ra, thời nào có chỗ ngăn việc vui? Xích-Thái-Cổ nói:
- Lưu sư huynh nói lời đó chẳng phải một việc, chắc có việc riêng. Đàm-Trường-Chơn cười rằng:
- Chẳng sai! Có một lúc nọ, Lưu sư huynh xuất tánh về Diêu-Trì, đương gặp phó hội, lén ngó Tiên-nữ, Vương-Mẫu trách phạt cho trở lại thế gian.
Tôi gặp ảnh giữa đường, ảnh thuật cho tôi nghe việc ấy. Tôi có nhắc việc ông Hứa-Tin-Vương lấy cây thang mà thí đạo. Ảnh nghe nói ảnh quyết muốn đi...
Đàm-Trường-Chơn nói đến đó rồi ngưng lại. Ngọc-Dương hỏi: - Ảnh quyết muốn đi làm việc chi? Đàm-Trường-Chơn tiếp:
- Ảnh muốn đi đến chỗ “nhà điếm” mà ở đặng sát cái phàm tâm cho dứt, luyện ý niệm đừng sanh, thường ngày gần chỗ “trường ca hát”, tập cho đừng nhiễm đặng tham luyến; quyết luyện cái công-phu mà trừ không không chỗ sắc tướng. Ngọc-Dương nói:
- “Thị chi bất kiến, thính chi bất văn” là chỗ không sắc tướng. Xích-Thái-Cổ nói: - Chẳng bằng nhơn ngã đều quên, thời chỗ sắc tướng phải không vậy! Lưu-Trường-Sanh nói:
- Hai ông phân đó, bực người thượng trí làm mới đặng. Nay tôi muốn lấy chỗ nhiều thấy làm hơn, rộng nghe làm chắc mà luyện đó! Ngọc-Dương cùng Xích-Thái-Cổ nói: - Việc luyện sắc xưa nay cũng nhiều người làm, chớ chưa có ai luyện như vậy. Đàm-Trường-Chơn rằng:
- Người có chí làm xảo mới đặng; người ít chí làm vụng khá hơn. Miễn bền lòng thì đặng, ai ai cũng có chỗ diệu ý chẳng đồng, thôi chẳng khá cạn lời. Nói rồi thấy trời gần tối, bốn ông ngồi trong Bát-Giác đình tu hết một đêm, qua bữa sau phân đường ra đi.
Xích-Thái-Cổ đi đến đường Huê-Âm ngó lên thấy một tòa núi hình như bàn tay, cao lớn tới trên mây.
Khi trước đưa thầy về Xiểm-Tây, mắc khiêng linh-cữu nên không thấy, nay đi một mình xem coi sơn thủy mới thấy rõ, trong lòng vui mộ lại nhớ lời thầy dặn chừng nào gặp chỗ vui mộ đó là chỗ mình liễu đạo.
Liền đi lên trên cao, thiệt thấy muôn núi đều chầu, ngó xuống thấy chỗ tích ông Khấu-Lai-Công, có bài thi rằng:
Chỉ hữu thiên tại thượng, Cánh vô sơn dữ tề, Cử đầu hồng nhựt cận, Hồi thủ bạch vân đê.
Nghĩa là:
Cái núi nầy duy có trời ở trên, Thiệt không có núi nào bằng, Ngửa đầu gần mặt nhựt đỏ, Ngó xuống kia mây trắng thấp hơn.
Nhơn núi nầy tên là Tây-Nhạc Thái-Huê-Sơn, trên đó có mười mấy cái chùa đều có người đạo nhơn ở tu, thiệt đông đảo rất tốt. Rồi Xích-Thái-Cổ kiếm một chỗ tịnh. Vì ông biết làm thợ đục đá, đi rèn một cái đục liền vận thân đục vách đá thành một cái động ước chừng một chỗ ngồi tu.
Vừa sắp sửa nhập động tịnh dưỡng thì thấy một người đạo-hữu đi tới, vai mang bồ đoàn, tay cầm bầu thiếc, nói với Xích-Thái-Cổ xin nhượng cái động cho y tu, chẳng đợi ông chịu hay không cứ vào ngồi tu. Ông thấy vậy cũng vì người tu mà vui lòng từ-bi chẳng nói, rồi đi tới nữa, thấy chỗ đá cao hơn mấy trượng.
Ông ra sức đục một cái động nữa, phí công rất nhiều rộng hơn cái trước, lấy làm vui mừng, ai dè một người đạo khác tới cũng chẳng có chỗ tu, xin ông từ-bi nhượng cho y tu.
Xích-Thái-Cổ tánh hay thương người tu hành, nghe nói cũng nhượng nữa. Trọn mười mấy năm phí hết ngàn tân muôn khổ đục đặng 72 cái động đều có 72 người tới xin, nên Xích-Thái-Cổ không có chỗ tu, đi kiếm tứ phía, sau núi thấy có một chỗ ở đặng mà chỗ ấy sâu hơn muôn trượng, én bay không tới, sấm nổ chẳng nghe.
Ông tưởng chỗ nầy sửa đặng thì chắc không ai tới nữa, nhưng phải chuyền dây lên xuống.
Coi rồi ông xuống chợ mua một sợi dây, về nửa đường độ được một người đệ tử coi bộ người thật thà. Rồi thầy trò đi lên núi đem dây xiềng buộc trên gốc cây.
Xích-Thái-Cổ lại lấy búa rìu buộc vào tay lần dây, chơn đạp đá, lần lần xuống mò kiếm đặng một chỗ bằng thẳng, mỗi ngày hằng lo đục động, người học trò ở trên nấu cơm.
Xích-Thái-Cổ một ngày ăn có một bữa cơm rồi đi chiều tối mới về. Học trò buồn chịu không đặng, thầm tưởng rằng: - Tưởng đâu học đạo mà thanh-nhàn, ai dè bắt nấu cơm ông ăn hoài, cực khổ như vậy mà học đạo nào có ích chi đâu?
Rồi lại tính việc bất nhơn, lấy cái búa theo, biết thầy ăn cơm rồi chắc xuống đục động, nó lén theo sau tới miệng hang thấy thầy nắm dây lần xuống đã lâu, nó bèn chặt đứt dây rớt xuống hơn muôn trượng.
Sau có người ở Trung-Châu đi coi động của Xích-Thái-Cổ thấy trên vách có 4 câu rằng:
Quân-tử tiểu tâm tiểu tâm, Hạ khứ cửu lý tam phân, Nhơn tùng quê âm tỵ hạ, Thương-Châu khử bả thi tầm.
Nghĩa là:
Người quân-tử phải tin phòng chơn-giả, Dưới đó có chín dặm ba phân, Người tại quê âm tỵ hạ, Thương-Châu đi kiếm thây nằm.
Người tới đó coi chẳng dám ngó xuống. Ai ngó xuống thì giựt mình, mỏi mệt đi không đặng.
Lại nói người học trò chặt đứt dây rồi chắc thầy té xuống đó thịt nát xương tan, không thế nào sống đặng. Liền sửa soạn cuốn gói mùng mền vật kiện gánh xuống núi.
Đi đặng mười mấy dặm tới chỗ bàn đá ngồi nghỉ, thấy dưới núi có người đi lên giống in thầy mình. Coi lại thiệt quả chẳng sai, sợ đổ mồ hôi hột, tính trốn không đặng bèn kêu lớn:
- Thầy đi đâu đó? Xích-Thái-Cổ chúm chím cười rằng: - Cái đục đó lụt rồi, ta đi qua Thương-Châu đặng trui lại. Còn trò đi đâu đó? Trò thưa: - Tôi thấy thầy đi lâu không về, nên tôi lại đây rước thầy. Xích-Thái-Cổ cười lớn nói rằng:
- Thiệt đệ tử có hiếu dữ! Thầy mới đi có một giờ mà đi rước thiệt trò có lòng lắm vậy! Đã gánh đồ còn đi rước. Đây lên trên núi hơn mười mấy dặm, mặt trời còn có ba sào đi sao kịp, phải trò không gánh mùng mền lại đây, chắc đêm nay tôi lạnh phải chết.
Xích-Thái-Cổ nói rồi bỏ đi. Người đệ tử ngồi tại bàn đá ấy tính thầm rằng: - Thầy mình thiệt nghĩ không ra, hang sâu sao mà té không chết, chắc phần cực của ổng chưa hết nên phải trở lại đục động nữa mà chẳng đặng thong thả. Lại tưởng rằng:
- Hay là ông thành Tiên rồi chăng? Có lẽ đâu mình chặt dây mà té không chết, đã vậy trở lại càng vui vẻ thấy mình cười liền, không có chút giận hờn. Thiệt là người chí lượng lớn mới đặng vậy. Nay mình bỏ ổng chắc đi hết trong thiên hạ tầm không đặng ông khác từ-bi dường ấy.
Nghĩ thiệt tại mình quấy, mang chữ bất trung, chắc sau không khỏi trả quả. Thôi phải mau mau trở lại phục sự ổng, dẫu cho cay đắng cũng nguyện làm thầy trò, coi sau có nên cùng chăng? Nghĩ rồi trở lại theo sau nghe thầy nói:
- Dây dài trò làm đứt rồi, làm sao mà đi đục động nữa? Mà thôi không sao, để ta nhảy xuống coi thử. Nói rồi liền nhảy xuống đi mất.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Tue 24 Aug 2010, 22:47 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 20
Nghĩa là:
Luyện cái sắc tướng chỗ yên hoa ở lộn, Nói lời diệu đạo niệm tròn chơn.
Có bài kệ rằng:
Thấy tốt như không chẳng động tâm, Công-phu đến chỗ thiệt huyền-thâm, Có ai học đặng chơn không pháp, Cọp hát rồng ngâm tự cổ kim.
Lại nói Xích-Thái-Cổ thành đạo rồi làm sao té chết đặng. Khi người đệ tử chặt dây, ông thoát xác phàm rồi, nay trở lại hiển cái đạo cho nó coi, ngày sau biết là việc Thần Tiên phải học mới thành.
Còn đệ tử thấy thầy nhảy xuống hang sâu trong lòng hoảng-hốt giựt mình, đợi hết mấy bữa chẳng thấy ông lên bèn bỏ gánh đứng giữa trời nguyện xin cải lỗi. Nguyện rồi liền nhảy theo để liều mình theo thầy chuộc tội, sau cũng đặng chứng quả (Tri-Phi Hối-Quá Thánh-Quan).
Đây nói qua Lưu-Trường-Sanh, dốc lòng đi luyện cái sắc ma, nghe người nói chỗ Tô-Châu nhiều người lịch sự mỹ miều.
Liền đi qua đó kiếm ít cục đá, điểm luyện cho thành vàng, cổi hết áo đạo bận đồ hàng nhiễu đi tới nhà điếm. Mấy người coi cửa tiếp hỏi thầy ở đâu, quý hiệu là chi?
Đáp rằng: Ta là Trường-Sanh-Tử, người ở Yên-Sơn đi bán châu báu đến đây, ta đi đã lâu, nay muốn kiếm một mỹ-nhơn tuyệt sắc đặng chung vui. Mấy người coi cửa nghe nói khách bán châu báu đến, biết là Tài-Thần Bồ-Tát, lật đật tiếp đãi vui mừng dẫn đến phòng hạng nhứt.
Có một nàng tuyệt sắc vô song tên là Tợ-Ngọc xuất-sắc có danh, đờn ca xướng hát, việc việc đều hay, biết vẽ biết họa, lại thông việc thi bài, người chủ tiệm quí chuộng hơn hết.
Tợ-Ngọc thấy Trường-Sanh-Tử khí tượng đàng hoàng, lời nói điều hòa tử tế, không có một lằng kiêu-lẫn, khách quí như vậy mà sao chẳng tiếp đãi? Rồi nàng lại làm ra mười phần yểu điệu, trăm thứ yêu thương. Trường-Sanh nhớ hai câu của thầy dặn hồi trước:
- Dẫu như núi Thái-Sơn sập trước mặt mình cũng không kinh; chẳng phải chẳng kinh, sập mà như chẳng sập. Người mỹ-nhơn ở trước mắt mình cũng chẳng động; chẳng phải chẳng động, ở trước mà tưởng như không có ở trước.
Trường-Sanh-Tử nhớ y như vậy, tưởng như không không, chẳng có một chút ma chướng nào nhập đặng. Uổng phí công của Tợ-Ngọc muốn phá ông mà làm ra thiên ban tình ái, muôn thứ phong lưu cũng không động lòng ông.
Bởi cái lòng là chủ cái thân, như cái lòng không động thời trong lòng an tịnh. Cái ý niệm cũng nghe theo cái Tâm bày vẽ. Hễ cái Tâm không động thời ý niệm cũng không dám động.
Duy thứ nhứt con mắt lỗ tai, là mối giặc đầu. Hai đứa nó ham vui thấy sắc tốt, nghe tiếng dâm liền báo với anh Tâm hay trước. Trường-Sanh là người chí đạo, thường thường hồi quang phản chiếu, đem cái “Tâm” giữ gìn định chắc nơi tổ-khiếu.
Dặn nó đừng có tin lỗ tai với con mắt, thời khỏi lầm việc lớn, rồi cái Tâm cũng y theo lời ông dặn, làm giống như người chẳng biết chẳng hay, tỉ như con nít lên ba, không biết giận hờn tham luyến chi cả.
Chỉ biết có chơi giỡn, chẳng hề động cái tình, ngủ chung một giường, nằm chung một gối, lại tỷ như tấm da thúi mà bạn với đống xương khô, không có điều chi lạ. Lúc còn sống thì phấn đợi kiều-nga, xuê son đen đỏ. Chẳng may khi số dứt rồi thì người người đều ghê gớm, ruồi lằng banh bấy thịt da, chẳng khác nào hình sậy giấy bao mà thôi.
Rồi Trường-Sanh-Tử lại đem con mắt lỗ tai gìn giữ thêm nữa. Nhớ phép thấy như không thấy, nghe như không nghe, hai đứa nó cũng y như phép dạy. Một đứa thì như đui, thấy sắc dường như nhắm lại, một thằng thì như điếc, nghe điều quấy giả như bùn nhét đầy tai.
Tuy cùng nàng Tợ-Ngọc nằm chung, ngồi chung mà tưởng như không biết nàng là người gì, rồi lại tính như vầy: Ai lớn thì tưởng như cha mẹ cô bác, nhỏ tưởng như anh em, con cháu một chỗ sanh ra, thời làm sao mà đem cái ý quấy vọng niệm?
Trường-Sanh-Tử tưởng như vậy, lại dặn anh “Tâm”, anh “mắt”, chị “tai”, ba vị chơn nhơn gìn giữ cho an, lại trở hộ thân mình. Hễ có xảy ra điều phi lễ thì ba vị ấy giữ phép qui trình, chẳng cho thất lễ, tánh hạnh nghiêm trang, thể mình làm lớn.
Khi đó ông ở trong nhà điếm mà tu thành một vị Đại-Tiên! Thường tại trong cái phòng điếm mà chơi giỡn, mấy cô điếm thấy ông dám xài tiền bạc mà chẳng cần việc “Tình” nên cô nào cũng lại giỡn chơi, trọn ngày vui vẻ.
Bữa đó mấy cô điếm đem bông cho Tợ-Ngọc, thấy Trường-Sanh ngồi chung với Tợ-Ngọc một ghế, nó lại lấy bông giắt trên đầu Trường-Sanh, rồi cổi áo của ổng lấy áo của nó bận vô, ông cũng tự nhiên ngồi trân trân cười như con nít.
Đương mở nút áo của ông liền nghe ngoài cửa tằng-hắng bước vô một ông Hồ-Tăng mặt đen râu rìa, mắt to, mày rậm, trán lồi mũi cao, hình dung kỳ quái. Mấy cô điếm thấy ông, hoảng kinh đều chạy trốn sau lưng Trường-Sanh không dám nói một tiếng.
Chẳng hay Hồ-Tăng là ai? Ấy là Đạt Ma Tổ-Sư ở bên Tây-phương đi tu qua Nam-Hải trở về ngang qua Tô-Châu, thấy có đám mây đỏ nổi lên tại đó, định chắc có Chơn-Tiên giáng thế, mà sao lạc ở chỗ nhà điếm?
Ông đến coi đặng điều độ y một phen cho tỉnh, ông dòm thấy mấy cô điếm cùng Trường-Sanh giắt bông cổi áo vui cười. Lúc đó người chủ tiệm đương sửa soạn đồ đạc, còn mấy cô điếm kia ở các phòng ngủ trưa nghe đằng sau cười giỡn đều xúm lại coi, tình cờ Đạt-Ma bước vô. Trường-Sanh trực thấy biết là dị nhơn, lật đật đứng dậy mời ông ngồi.
Trường-Sanh thấy trên ghế có cái ấm, trong có nước lạnh sẵn, liền đem để trên bụng, vận hỏa công một hồi, nước trong ấm liền sôi lên nghi ngút. Ông lấy trà ngon để vô trong chén, hai tay dâng mời Đạt-Ma Tổ-Sư uống. Mấy cô điếm thấy việc là đều ngó coi, nói thiệt kỳ quái. Trường-Sanh cười rằng:
- Đó là lửa trong ngũ-hành chớ có chi lạ! Tôi còn phép nướng bánh trên da bụng đặng chín khỏi có chảo. Mấy cô điếm nghe nói không tin, đứa đi lấy bột, đứa xách nước, xúm lại làm cái bánh đưa cho Trường-Sanh nướng.
Ông lấy để trên bụng, trở qua trở lại, đôi ba lần thì bánh chín, lấy đưa cho mấy cô điếm, mỗi người một miếng ăn. Rồi hai ông y nhiên ngồi đàm luận đạo-đức, còn mấy cô điếm đều trở về phòng bàn luận, mời chủ thưa rằng:
- Thưa má, chị em tôi chẳng qua là bạc phận, mang lớp thân phàm, kể từ ngày cha mẹ sanh đến khôn, chưa có ơn đền nghĩa trả cho tròn câu hiếu đạo, mà nay ở lại đây, ấy cũng là tiền kiếp có thọ ơn của má, nên lớn lên tìm má mà ở, đặng trả cái nợ buổi trước. Nay con đã trả rồi, con tưởng chắc có duyên lành sẵn trước nên gặp một vị Bồ-Tát bán châu báu đến đây đã lâu.
Chị em tôi tưởng là người hảo hớn du lịch, kiếm điều trêu giỡn nhiều khi, mà ông cũng tự nhiên, chẳng có một chút lòng phàm, không không như Phật, tánh hơn trẻ nhỏ, mà lại nói nhiều điều đạo-đức tinh thông. Mới đây có một vị cao lớn khác thường xưng là Đạt-Ma Tổ-Sư đến.
Vị Bồ-Tát thấy khách đến liền lấy ấm để trên bụng nấu nước. Chị em tôi thấy lấy làm lạ chạy theo coi, người cười nói rằng: Tôi còn phép nướng bánh trên bụng nữa! Mấy đứa tôi nghe nói liền lấy bột làm bánh đem đưa cho ông, ông lấy để trên bụng trở qua trở lại đôi ba lần thì bánh chín, đưa cho chị em tôi mỗi đứa một miếng.
Bọn tôi nghĩ lại chắc là Tiên Phật lâm phàm, xuống mà giác tỉnh chị em tôi. Vậy xin má vui lòng cho chị em tôi xuất thân theo thầy đặng lánh đường tứ khổ, nhờ kiếp sau hưởng phước. Nói rồi lạy tạ ơn chủ, gói quần áo theo thầy. Hai vị ấy hỏi rằng:
- Vậy chớ mấy cô ở trong phòng khách mà gói đồ đi đâu? Coi bộ như tâm chí người ngán trần lắm vậy? Mấy người chắp tay cúi đầu thưa rằng: Thưa thầy, chẳng qua là bọn tôi duyên phận thấp hèn, mang thân phụ nữ mà không tỉnh sớm đặng kiếm nẻo tu hành, thoát đường ô trược.
Vì so sánh với đời trang điểm, phấn đợi kiều nga, tại ý niệm sai, luyến mê tài lợi mà phải lầm trong vòng khổ hạnh, thất thân chịu điều hạ tiện, thiệt nói càng thêm hổ thẹn! Khi thầy mới đến đây, chị em tôi tưởng thầy là người ham vui du lịch.
Thầy ở lâu chị em tôi coi tâm chí của thầy càng ngày càng bó buộc, đức hạnh nghiêm trang không nhiễm một chút tình dục như kẻ khác, lại có phép luyện diệu thuật tinh thông, nấu nước, nướng bánh trên mình mà chín đặng.
Chị em tôi chắc thầy là người có đạo, quả phẩm gần thành nên chị em tôi xin lạy chủ mà theo thầy, cầu tiên-sanh thuận độ. Trường-Sanh phán rằng:
- Mấy cô cũng vì tiền duyên hữu hạnh nên tỉnh sớm, đã ở trong chỗ thất thân mà giác đặng căn lành. Nhưng mà việc tu của ta đây, thiệt là chí quí chí trọng biết chỗ về thiên-đàng, lánh chỗ trầm địa ngục, trường trai, giới sát, qui-củ tinh nghiêm.
Như muốn tu thì trai không đặng có vợ, gái không đặng có chồng, giữ trọn thỉ trọn chung, phải bỏ tật đố sân si, tham lam trộm cắp, dẫu cây kim sợi chỉ cũng không phạm tay lấy.
Phàm việc chi muốn thì phải hỏi mới đặng. Như các trò muốn tu với ta thì phải y mấy lời trước đó, ta mới thâu lãnh. Vậy các trò thử hỏi trong lòng coi có đặng cùng không? Mấy người ấy thưa rằng:
- Thưa thầy, chị em tôi vâng lời thầy, dẫu cho gặp điều cay đắng khổ cực bao nhiêu chị em tôi cũng nguyện sống thác một lòng, trước trả hiếu cho cha mẹ, sau khỏi tái sanh trong trần khổ. Xin thầy niệm tưởng, bọn tôi nhứt nguyện thờ thầy, ngày sau có đổi lòng, nguyện tán thân tro bụi.
Lại nói Đạt-Ma Tổ-Sư là người quán thông thế giới, muôn việc đều thông. Bình sanh chẳng muốn hơn người, từ-bi quảng đại, tu dưỡng đủ đầy.
Phải như người khác ham vui thấy Trường Sanh làm một hai phép như vậy, cũng biến ra một hai cái diệu thuật mà tranh tài, chớ ông thì toàn nhiên không động niệm chi, làm như người quê không biết, nói rằng:
- Cái phép của ông thiệt rất hay, tôi rồi đây cũng học cùng ông! Nói rồi cung tay ra đi, có ngâm bốn câu kệ rằng:
Ký thức đông lai lộ, Tây quy vật giáo lai, Ngoạt tương chơn tánh muội, Cữu luyến bất quy gia.
Nghĩa là:
Đã biết đường Đông qua, Về Tây chớ khá sai, Đừng đem chơn tánh muội, Chơi lâu chẳng về nhà.
Trường-Sanh đáp lại bốn câu rằng: Không không vô nhứt vật, Nẫm đắc niệm đầu sai, Thử thân thùy tác chủ, Hà xứ thị ngô gia.
Nghĩa là:
Không không, không một vật, Nào có nhiễm trần ai, Thân này tôi làm chủ, Chỗ-chỗ gọi liên-đài.
Đạt-Ma Tổ-Sư nghe bốn câu kệ của Trường-Sanh, biết người có tu hành, chẳng nói lại nữa, vỗ tay cười dặn rằng: - “Rán nhớ! Rán nhớ!”. Nói rồi đằng vân đi mất. Còn Lưu-Trường-Sanh ở lại điều độ mấy người điếm mới phát tâm đó, lại lập một cái am tranh để cho mấy người ở chung tu hành, mua bán theo nghề bô-vải.
Đặng hơn một năm, truyền đạo cho mỗi người tu luyện, hòa-hảo mến yêu như chị em ruột, rồi phân cử nhập thất mỗi người ba tháng, trảm đặng xích-long (Dứt đường kinh kỳ).
Ở đó đặng hơn tám năm, người người đều có đơn-thơ lai chiếu, xuất tánh về trời, độ Cửu-Huyền Thất-Tổ đặng đồng lên Cực-Lạc. Trường-Sanh cũng ở tại đó tu nữa.
Lại nói Vương-Ngọc-Dương qua Nam-Kinh ở tại Khổ Huyện, khi trước Lưu-Trường-Sanh có nói chuyện cùng ông muốn qua Tô-Châu đặng luyện sắc ma, đi hết mấy năm. Sợ Trường-Sanh ở chỗ yên huê lâu ngày, mê mất chơn tánh nên ông đi đến đó thăm coi, trong ý muốn khuyên y trở về ẩn sơn tu luyện.
Bữa đó đi đến Tô-Châu, vô hết mấy nhà điếm, mà kiếm không đặng, đi ngang qua đó thấy mấy cô điếm đứng thoa son dồi phấn, ông lại gần muốn hỏi thăm. Hai cô điếm thấy ông đi lại chúm chím cười rằng:
- Đạo-trưởng muốn tới thăm người nướng bánh trên bụng phải chăng? Ngọc-Dương nghe nói việc lạ chắc Lưu-Trường-Sanh còn ở trong đó, liền đáp rằng: - Phải, tôi tới thăm ông. Rồi một cô lại nói: Ông muốn thăm đi theo tôi đây. Nói rồi trở vô. Ngọc-Dương theo sau.
Vì sao mà hai cô điếm biết ý ông? Là nhơn khi trước thấy ông Hồ-Tăng bận áo vàng bâu lớn, tay xách bầu thiếc, nay thấy ông nầy cũng như ông trước, nên tưởng chắc đến thăm người khách ấy, nó mới mời ông vô đặng làm phép nữa coi chơi.
Nó dẫn ông đi vừa tới cửa phòng, nghe người chủ kêu, hai cô điếm lật đật trở ra bỏ Ngọc-Dương lại đó. Ngọc-Dương thấy cửa phòng khép sơ, lấy tay xô ra, thấy Trường-Sanh nằm chung với cô điếm một giường đương ngủ.
Ngọc-Dương thấy vậy tức cười, sẵn trên bàn có cái ống lửa để hút thuốc, lấy châm trên mặt Trường-Sanh, tàn bay nhằm cô điếm, nàng ấy thức dậy, phủi nói rằng:
- Ai đem lửa đốt người? Trường-Sanh nói: - Ma đầu nó giỡn với ta! Ngọc-Dương cười rằng: - Giỡn với ma đầu! Trường-Sanh nói:
- Người ta nói ta ma, ta chịu ma, ma nầy mới khỏi chỗ Ta-bà, người nay đem lửa châm vào mặt, đây đó chơi rồi ai biết ma. Ngọc-Dương muốn nói chuyện với Trường-Sanh. Trường Sanh liền nói: - Mau mau đi, có người đợi ngươi bên đất Sở, đặng lên bờ đạo. Ngọc-Dương hỏi: - Sư huynh chừng nào đi? Trường-Sanh đáp: - Đi thì tôi cũng đi, nhưng chưa ắt ngày nào.
Ngọc-Dương nghe nói có cớ rồi cung tay ra đi. Ra khỏi nhà điếm, qua đất Sở, giữa đường gặp Đàm-Trường-Chơn nói đi hoài không ích, chi bằng tịnh dưỡng có công. Hai người đều vào Am-Sơn tu luyện mấy năm đặng thành chánh quả.
Đàm-Trường Chơn có làm một cuốn “Vân-Thủy-Tập”. Vương-Ngọc-Dương làm một cuốn “Vân-Quán-Tập”. Đàm-Trường-Chơn mồng 1 tháng 4 phi thăng. Còn Vương-Ngọc-Dương 24 tháng 4 thành đạo. Việc đó là việc sau.
Đây nói qua Lưu-Trường-Sanh ở tại nhà điếm, luyện không còn sắc tướng, lìa khỏi chỗ Tô-Châu, cũng trở về Đông-Lổ, vào núi tịnh dưỡng. Năm vua Gia-Thái tu đặng 3 năm, đến năm Quí Hợi, mồng 8 tháng 2 thành đạo, có đặt một cuốn “Tu-Chơn Tập”.
Lại nói việc Xích-Thái-Cổ ở núi Thái-Hoa tu chơn nhiều năm, đến năm Ất-Sửu, 30 tháng 11 xuất tánh phi thăng, có làm một cuốn “Thái-Cổ-Tập”. Trong Thất-Chơn mãn hết 4 người, còn lại Khưu-Trường-Xuân, Mã-Đơn-Dương và Tôn-Bất-Nhị.
( Đây nói việc bà Tôn-Bất-Nhị ở huyện Lạc-Dương khổ tu 12 năm đại-đạo gần thành, biến hóa vô cùng vô tận, biết Mã-Đơn Dương ở nhà lo hoài sợ khó liễu đạo, trong ý muốn về chỉ điểm cho ông.
Lại nghĩ mình ở đây hoài, lâu năm người người đều kêu là “Phong-Bà”, nay mình đặng đạo thành, bằng không biến hóa đạo thuật làm sao sửa độ lòng người? Liền ra lò chặt hai nhánh cây, thổi một hơi chơn khí, nói: “Biến”! Hai nhánh cây liền biến ra một trai một gái, nắm tay đi vô thành Lạc-Dương.
Trong thành ai nấy đều thấy Phong-Bà nắm tay một người đàn ông, tại giữa chợ chạy lên chạy xuống, cập kè với nhau chạy giỡn, mắng cũng không thôi, đánh cũng không chạy, làm thế nào cũng không giận.
Thành Lạc-Dương là chỗ thị tứ lễ nghi, há để cho nó làm việc quấy! Thảy đều hội nghị muốn giết chết cho rồi. Xưa nay đương chợ hằng thanh tịnh, há cho trai gái làm việc tồi bại hay sao? )
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Wed 25 Aug 2010, 11:16 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 21
Nghĩa là:
Tôn-Bất-Nhị ở Lạc-Dương hiển phép thuật, Mã-Đơn-Dương ở Quảng-Tây gặp người đạo hữu.
Có bài kệ rằng:
Chớ cho sáu giặc phá rồi công, Sắc sắc, hình hình thiệt thảy không, Biết đặng bổn lai không một vật, Linh-đài chỉnh ở tại trong lòng.
Lại nói việc bà Tôn-Bất-Nhị đem hai nhánh cây hóa làm người trai, người gái giống như bà, mỗi ngày lại chợ, cập kê chơi giỡn, đánh không chạy, mắng không đi, người trong chợ không biết làm sao, thương-nghị làm một lá đơn vô thưa quan, xin trị chánh phong-hóa, đặng an trong chợ. Tờ bẩm như vầy:
“…Cúi bẩm quan lớn đặng rõ: Nguyên mấy năm trước có một đàn-bà hình như bị bịnh phong, ở xứ xa đến, gởi thân ngoài thành ở trong lò gạch bể xin ăn. Chúng tôi thương người bịnh hoạn không đành bỏ đói, cho ăn uống đặng sống.
Nay người ấy cùng một người trai thường cập kè chơi giỡn trong chợ nhiều lần, đánh đuổi không đi, thiệt không thành sự thể. Bởi xứ Lạc-Dương là chỗ phong đô ấp lớn, nam bắc hội đường, không nên để nó làm việc nhơ cho người cười chê xóm ấp như vậy. Cúi xin quan trong làm chủ, giết tuyệt yêu nam yêu nữ. ” Nay bẩm. Quan huyện Lạc-Dương coi tờ bẩm, ngẫm nghĩ một hồi rồi phê rằng:
“ Nếu thiệt kẻ phong điên, quả người mất trí không hiểu việc nhơn-tình thì tội kia còn chỗ dung. Kỳ thật, theo lời bẩm này nó là người bổn tánh không muội mà giả phong điên, trai gái đồng giữa chợ giỡn chơi làm những việc tồi phong bại tục.
Ban ngày còn dám vậy, ban đêm tăm tối thế nào? Chợ không phải nơi làm tác tệ, lò gạch nào phải chỗ buôn dâm! Đã đánh đuổi không đi phải giết cho tiêu hình biệt tích.
Các người chờ nó vào lò gạch, chất củi khô châm lửa đốt thiêu. Tội trừng chẳng khá để lâu, các ngươi hãy thi hành cần kíp.” Nay phê. Quan huyện phê rồi truyền ra, cả chợ bá tánh nghe, mỗi người đem một bó củi lại lò gạch. Chẳng bao lâu, hai người nắm tay dắt vô trong lò. Mấy người đều la:
- Nó vô rồi! Mau quăng củi vào lò! Một lát chất thành như núi châm lửa đốt rần rần, khói bay mù mịt, liền thấy một cụm khói trong lò bay lên hóa ra ngũ-sắc tường-vân. Trên mây ngồi ba vị Tiên-nhơn: - Người ngồi giữa là bà phong điên kêu nói với mấy người trong chợ rằng:
- Tôi thiệt người tu hành, nhà tôi tại tỉnh Sơn-Đông, tôi họ Tôn, tên Bất-Nhị, giả bịnh phong điên mà ẩn mình ở đây tu luyện được 12 năm.
Nay tu thành rồi, tôi muốn mượn lửa mà phi thăng cho mau, nên lấy hai nhánh cây hóa ra một trai một gái, đặng dẫn mấy ông đưa dùm tôi đi. Tôi nhờ trong bá tánh nuôi dưỡng mấy năm mà đặng thành, không biết làm sao trả ơn, tôi nguyện từ đây đến sau trong bá tánh bình an mạnh giỏi, phong điều vũ thuận, quốc thới dân an. Rất đội ơn ngàn thuở.
Nói rồi bà đem hai người xô xuống cho thiên hạ làm tin. Người người đều thấy trên mây rớt xuống hai người, lật đật chạy đỡ lên, thì thấy 2 nhánh cây khô rõ ràng. Ai nấy tức cười, ngó lên thấy Phong-Bà đã lên mây cao, rồi lần lần nhỏ cho đến mất, thảy đều cúi lạy giữa thinh không.
Quả thiệt mấy năm phong điều võ thuận, mùa-màng đặng tốt, quốc thái dân an. Ai nấy đều cảm đức của bà, lập ra một cái miễu tên là “Tam-Tiên-Tự”. Hễ có việc chi đến cầu vái đều đặng cảm ứng.
Nói về bà Tôn-Bất-Nhị về đến Sơn-Đông, huyện Ninh-Hải, vừa tới nhà gặp Mã-Hưng chạy ra nghinh tiếp, bà thẳng vào nhà giữa nghỉ. Mã-Hưng liền báo cho Mã-viên-ngoại hay. Viên ngoại lật đật ra thấy mừng rằng:
- Tôn đạo-hữu bấy lâu cực khổ? Bà đáp rằng: - Sư huynh sao gọi tôi cực khổ? Hai chữ cực khổ là bạn tu hành phải chịu khổ khảo mới đặng chứng quả! Chịu khổ không đặng làm sao tu hành?
Hai đàng đang nói chuyện, mấy đứa tớ đều chạy ra mừng bà. Bà lấy làm vui-vẻ, khuyên dạy chúng nó như mẹ dạy con. Đêm đó, Tôn-Bất-Nhị và Mã-viên-ngoại ngồi công-phu. Viên-ngoại một đêm đi xuống mấy lần. Tôn-Bất-Nhị ngồi hoài tới sáng không dời động. Viên-ngoại nói:
- Tôi coi Tôn đạo-hữu công-phu khá hơn tôi nhiều! Bất-Nhị nói: - Chẳng phải có một việc công-phu mà thôi, cái đạo còn có nhiều việc huyền-diệu hơn mười phần. Viên-ngoại nói: - Đạo-hữu đừng có ý cười tôi, tôi biết điểm đá thành bạc. Tôn-Bất-Nhị cười rằng: - Sư-huynh chỉ đá thành bạc, tôi biết chỉ đá thành vàng; mà vàng bạc ấy không khỏi đặng việc sống thác. Thành mà chẳng đặng Thần Tiên thì không chỗ dùng đặng.
Tích xưa Thuần-Dương Lữ-Tổ theo thầy là Chung-Ly Lão-Tổ học đạo. Ngài lấy vải gói theo một cục đá nặng hơn mười cân, biểu Thuần-Dương mang theo ba năm, hai vai đều chai hết. Ông không một lời phiền trách. Bữa nọ Chung-Ly biểu Thuần-Dương mở gói ra thấy cục đá, tự nhiên không buồn hỏi rằng: Thưa thầy, đá đó làm chi? Lão-Tổ nói:
- Tuy là cục đá mà chỉ đặng thành vàng, chẳng uổng công ngươi mang hết ba năm. Ông nói rồi liền lấy tay chỉ cục đá thành vàng, nói với Thuần-Dương rằng: Ta đem phép đó truyền dạy ngươi, ngươi chịu không? Thuần-Dương hỏi: Đá hóa thành vàng khá đặng còn hoài, không cải biến chăng?
Đáp rằng: Đá thành vàng cùng vàng thiệt chẳng như nhau. Vàng thì trước sau như một, không cải biến. Còn đá mà chỉ thành vàng thì 500 năm sau trở biến thành đá. Thuần-Dương thưa: Như vậy tôi nguyện chẳng chịu học phép đó! Lão-Tổ hỏi: Sao không học?
Thuần-Dương thưa: Vì lợi cho người 500 năm trước, mà để hại cho người 500 năm sau, cũng không xài đặng, nên tôi nguyện chẳng chịu học. Lão-Tổ khen rằng: Đạo niệm của người thiệt hơn ta, như vậy ắt sau đặng thành chánh-quả. Nên luận qua cái phép chỉ đá thành vàng nầy, còn để hại cho người sau thì với đạo có ích chi đâu?
Mã-Đơn-Dương nghe nói không chỗ trả lời. Bữa sau Tôn-Bất-Nhị nấu một chảo nước sôi, đem vào nhà tắm, thỉnh Mã viên-ngoại đi tắm. Khi đó nhằm tháng 8, trời nóng nực thấy nước lên hơi nghi ngút rờ tay không đặng. Đơn-Dương thăm coi nước nóng phỏng tay liền nói rằng: - Không đặng! Không đặng! Tôn-Bất-Nhị cười:
- Sư huynh tu hết mấy năm mà một chút như vậy cũng không đặng, để tôi tắm thử. Bà nói rồi bước vô tắm, nước lên hơi nghi ngút mà bà không nói nóng chút nào. Tắm rồi bước ra. Mã-Đơn-Dương nói: - Tôi với đạo-hữu cũng học một thầy, công-phu một thế mà sao việc diệu pháp đạo-hữu giỏi hơn tôi? Bất-Nhị đáp:
- Thầy truyền đạo một cách mà chỗ tu luyện tại mình. Vì tôi ở tại Lạc-Dương khổ tu 12 năm mới đặng chút huyền-công. Còn sư huynh ở nhà vui hưởng an nhàn, giữ mấy căn nhà, ràng buộc thường thường tấc bước không khỏi, chẳng chịu khổ tu, sợ lìa bỏ mất chỗ ở thì làm sao đặng huyền-công diệu pháp?
Đơn-Dương rằng:
- Khi thầy thăng thiên rồi không ai coi giữ trong nhà, nên không đi đặng. Nay nhờ đạo-hữu về đây, xin giao việc, tôi nguyện ra luyện đạo. Bữa đó viên-ngoại sửa soạn đợi gần sáng mấy người mê ngủ lén đi không ai hay.
Bà thấy viên-ngoại lập chí tâm đạo như vậy, việc chắc đặng thành, tiền để lại nào có dùng hết, bà đem ra làm phước, sửa cầu, đắp lộ, cứu giúp người nghèo, lại xin một thằng con của Mã-Miên làm con nuôi đặng tiếp nối tông chi cho Mã-Đơn-Dương.
Trót mấy năm, sắp đặt công việc xong rồi, bà vào núi Thái-Sơn (chỗ Ngọc-Nữ-Phong) tu dưỡng mấy năm nữa. Đến ngày 19 tháng 2, bà thành đạo. Lại nói việc Mã-Đơn-Dương đi khỏi huyện Ninh-Hải chẳng biết đi đâu mà tu, lại nhớ mộ của thầy ở tại Xiểm-Tây.
Khi tới Trường-An thấy phía trước có hai người đi, một người giống Khưu-Trường-Xuân mà chẳng biết phải không, bèn kêu thử: Khưu đạo-hữu! Khưu-Trường-Xuân nghe kêu chạy lại, hai người gặp nhau vui mừng làm lễ ngồi tại bên đường. Mã-Đơn-Dương hỏi:
- Đạo hữu bấy lâu đi đặng mấy xứ? Việc công phu tu luyện thể nào? Trường-Xuân đáp: - Vì mộ thầy ở đây nên không đành lìa xa, việc tu chẳng dám quên ơn. Mã-Đơn-Dương cười rằng: - Thầy mình đạo thành rồi nào phải chết! Nhơn giả nói chết là ý thầy muốn dứt mấy người tu sau đừng vọng tưởng thành Tiên, chớ có chết đâu!
Còn việc tu tấn là nội-công của mình, đức hạnh là ngoại-công, thầy có nói trong ngoài cũng phải tu hết mới đặng chỗ huyền-diệu. Nay đạo hữu nói không dám vong ơn là lầm rồi. Khưu-Trường-Xuân nghe nói liền nhớ tỉnh lật đật lạy Mã-Đơn-Dương thưa rằng:
- Vì tôi xa lìa sư huynh nên còn ám muội, nay nhờ sư huynh mở tỉnh, thiệt rất may. Nói rồi nhắc việc hồi đưa linh-cữu của thầy về Tây, đặng thấy mặt thầy cho Mã-Đơn-Dương nghe v.v... Đơn-Dương nói:
- Đạo huynh chẳng đặng ẩn giấu, hay đem mình khoe nên không thành đạo, phải sau mấy người. Nay đạo huynh phải răn cái tánh, muốn giữ mình xét tỉnh thì phải giấu cái trí xảo, làm việc chơn thiệt, tôi đem mấy đường công phu của thầy truyền tôi truyền hết cho đạo huynh.
Khưu-Trường-Xuân nghe nói vui mừng liền tạ ơn. Kế đó dẫn Mã-Đơn-Dương tới Đại-Ngụy-Thôn bái yết miễu thầy. Qua đến tỉnh Tứ-Xuyên, Trường-Xuân biết việc lỗi hồi tâm cải sửa tánh hạnh, giấu việc động xảo chẳng dám khoe tài nữa.
Mã-Đơn-Dương thấy quả thiệt tình, mới đem việc huyền công diệu đạo chỉ cho Khưu-Trường-Xuân. Chừng đó Trường-Xuân cần học diệu lý chẳng dám dãi đãi. Mã-Đơn-Dương thấy bên đất Sở phong cảnh hân hoan mà chẳng bằng Xiểm-Tây phước địa.
Rồi cùng Trường-Xuân tại sông Nhơn-Hà qua đến hố Xuyên-Cốc. Bữa đó trời mưa tuyết lớn, hai người ở trong miễu lạnh đi không đặng ngồi chung một tấm bồ-đoàn.
Nhơn khi Khưu-Trường-Xuân đến học đạo, không có đem bồ-đoàn theo. Sau theo thầy qua tới Giang-Nam, Mã-Đơn-Dương đem bồ đoàn các món cho Khưu-Trường-Xuân.
Đến lúc đưa linh-cữu thầy qua Xiểm-Tây, Trường-Xuân cũng đem bồ-đoàn nạp-y theo. Áo nạp-y mấy năm mặc rách hết còn bồ-đoàn chưa hư.
Còn Mã-Đơn-Dương lúc ở nhà ngồi tu có nệm, nên chẳng sắm bồ-đoàn. Khi ra đi lật đật đem theo có một cái áo thay đổi và mấy lượng bạc.
Chừng gặp Khưu-Trường-Xuân bạc xài đã hết, bây giờ theo Trường-Xuân xin ăn qua ngày, không tiền mua bồ-đoàn. Nên hai người phải ngồi chung một cái, đâu lưng mà an nghỉ, vì tu hành không cần thong thả, muốn lập công khổ chí cho tu thành mà thôi.
Hai người ngồi trong miễu tu mấy bữa bị mưa tuyết đặc cao hơn 3 thước. Từ Xuyên-Cốc đến núi, cách tiệm cũng xa không đi xin đặng, hai người chịu đói ba ngày. Trường-Xuân trong lòng niệm tưởng muốn đi xin ăn mà bị tuyết đặc, nên đi không đặng.
Đói lạnh gian-nan không than khổ, Nào chẳng kém người vọng niệm sanh.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Wed 25 Aug 2010, 11:22 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 22
Nghĩa là:
Chia cái bồ-đoàn thì đại-đạo chẳng luyến tình, Thầy coi tướng trước mặt đem người chỉ nói.
Có bài kệ rằng:
Làm thiện như lên trăm thước thang, Xuống thời rất dễ, tấn thời nan, Chỉnh tua ra sức làm công đức, Đừng khiến cho mình sợ khổ than.
Lại nói việc Mã-Đơn-Dương cùng Khưu-Trường-Xuân ở tại hố Xuyên-Cốc, trong miễu lạnh bị tuyết lớn đi không đặng. Trường-Xuân biết Đơn-Dương có thiện niệm, vì thương ông nhà giàu mà xuất gia đi tu làm sao chịu lạnh cho nổi, cực khổ đói khát, phải chi đặng chén cháo lỏng cho ông đỡ đói.
Trong ý muốn đi kiếm nhà đặng xin cơm cho ông ăn rồi ra ngoài miễu xem thấy mây giăng bít núi, tuyết lấp đầy non, chẳng nói không thấy nhà mà thôi, đường đi cũng không đặng, chẳng biết đâu xin, lại nếu rủi té xuống hố thì chẳng những cơm không đặng ăn mà còn sợ không bảo toàn tánh mạng.
Coi rồi trở vô ngồi không yên sợ Mã-Đơn-Dương vì đói lạnh động ra tưởng việc ăn mà tán-loạn tinh-thần, trong lòng không định. Việc ấy kinh động đến bổn cảnh Thổ-Địa, ngài mới lật đật chạy đến Trương-Lão cho nằm chiêm bao. Trương-Lão đương ngủ thấy ông già đầu bạc đến nói rằng:
Trong miễu ta có hai người tu hành, bị tuyết ngăn lạnh đói hết 3 ngày, ngươi phải mau mau nấu cơm cho y ăn đỡ đói. Nói rồi biến mất. Trương-Lão giựt mình ngồi dậy kêu vợ thuật chuyện v.v... Tánh bà hay tin Thần Thánh, nghe nói lật đật nhúm lửa kêu dâu nấu cơm, rồi thuật chuyện chiêm bao cho dâu con hay. Ai nấy nghe vậy cũng vui mừng.
Một hồi trời sáng, Trương-Lão biểu người con đem cơm đến miễu thỉnh hai ông dùng cơm. Đơn-Dương cũng tưởng mấy người ở gần xóm thấy mình nhịn đói có lòng trắc ẩn đem cho đỡ đói.
Cùng Trường-Xuân ăn rồi tạ ơn. Người ấy thấy hai ông ăn rồi lấy đồ đem về, hai người cùng ngồi tu nữa. Mã-Đơn-Dương ngồi đến chiều, mới đi ra ngoài coi tuyết bớt chưa, lại thấy một người đi đến, sợ đồn nên lật đật trở vô. Rồi Khưu-Trường-Xuân đứng dậy nói: - Thiệt người tu hành cũng có cảm ứng chớ.
Tôi hồi khuya sợ sư huynh đói lạnh khó chịu, trong lòng tưởng muốn phải có một chén cháo cho sư huynh ăn đỡ đói, ai dè tưởng vậy có vậy. Ngày nay có người đem cơm cho ăn thiệt rất linh nghiệm. Đơn-Dương nghe nói nổi giận nói rằng:
- Người quân-tử lo đạo chẳng lo ăn, ngươi chẳng lo tu niệm tấn đạo để lo ăn mãi. Không nghe trong sách có nói: “Quá khứ tâm chẳng khá còn; Hiện tại tâm chẳng khá có; Vị lai tâm chẳng khá tưởng”. (Việc qua rồi đừng nhớ; Việc hiện tại đừng tưởng; Việc chưa đến đừng trông)
Ngươi nay ba thứ tâm chưa dứt, một niệm chưa quên, làm sao học đạo? Ta nay không chịu đi chung với ngươi nữa, phân ly nhau. Trường-Xuân nghe nói tự hối chẳng kịp, biết mình niệm sai, lấy lời xin lỗi. Hai người đương nói, thấy một người đốn cây trước miễu đặng làm củi.
Mã-Đơn-Dương thấy cầm cái dao, bèn hỏi mượn, người ấy đưa cho. Mã-Đơn-Dương lấy cắt cái bồ-đoàn, rồi trả dao cho người đó, lại kêu Trường-Xuân nói rằng: - Bồ-đoàn phân làm hai miếng phải đi riêng là tu mới đặ
Trường-Xuân không cho đi, chạy theo sau. Người đốn củi thấy vậy hỏi rằng: Bây giờ gần tối thầy đi đâu? Trường-Xuân đáp: - Muốn chạy theo sư huynh tôi. Người ấy ngó bốn phía không thấy ai, lại nói: - Sư huynh của thầy đi vào ngã nào tôi không thấy? Trường-Xuân:
- ổng đi đường nầy! Người ấy nói: - Đường nầy mấy chục dặm không có nhà ai hết, trời gần tối rồi có chỗ đâu mà nghỉ, thầy theo cũng không kịp. Vậy nghe lời tôi ở đây mà nghỉ, sáng sẽ đi kiếm ông. Trường-Xuân nói:
- Anh kêu giùm tôi một tiếng, coi ông có trở lại không? Người đó trèo lên cây kêu lớn rằng: - Bớ đạo-trưởng, mau mau trở lại, đi chẳng đặng! Kêu dội mấy lần không nghe tiếng, rồi trèo xuống đi về. Trường-Xuân trở lại miễu nghỉ nữa.
Đây nói việc Mã-Đơn-Dương cái đạo cũng thành rồi, nên cùng Khưu-Trường-Xuân phân biệt ra đi là muốn kềm cho y lo việc tu hành, sợ đi một đường y lo cho mình hoài, mất việc tu của y nên phải lánh như vậy.
Bữa đó ông ra khỏi miễu, tá thổ độn đi đến tỉnh Hà-Nam, vào núi Trung-Sơn tu dưỡng. Nhằm vua Gia-Thái năm Giáp-Tý, tháng 2 ngày 17 tiếp đặng đơn thơ rồi thành đạo. Ông có làm một cuốn “Tu-Chơn Ngữ-Lục truyện đời”.
Trong Thất-Chơn thành hết 6 người, còn Khưu-Trường-Xuân chưa thành. Ông từ Mã-Đơn-Dương phân ra đến sau thêm lo việc tu, lập ra mấy lời thệ nguyện, làm bài thi trừ cái vọng niệm của ông. Ông muốn diệt cho hết cái tâm phàm đặng sau thành chánh-quả,
ông làm bài thi rằng:
Vọng niệm manh thời bất khả đương, Cơ tư phạn thực, khát tư thang, Kiêm tương vọng niệm nhứt tề liễu, Cải quán thần thời cựu thổ trường.
Vọng đắc nhơn tài cân cốt đoạn, Vọng tham nhơn thực khổ sanh sang, Ban ban vọng niệm tổng tiêu tận, Thân nội không không vô sở toàn.
Nghĩa là: Cái vọng niệm muốn sanh khó ngăn đặng. Đói thì muốn ăn, khát thì muốn uống nước. Nay đem việc vọng niệm đều bỏ. Cải đổi cái lòng cũ khi trước. Khi còn vọng muốn của người, tôi nguyện gân xương đều gãy đứt, đi không đặng. Còn vọng tham ăn của người thì miệng sanh ghẻ. Món món vọng niệm đều tiêu.
Trong mình không không chẳng có một mảy thính thiên an mạng tự trời. Ông làm bài thi rồi vui mừng hớn hở, giữ đặng hơn nửa tháng cũng còn có khi vọng nhớ, rồi ông đi lại tiệm cây xin một miếng bảng lấy viết mực biên 8 câu thi, thường mang trên cổ, đặng mỗi ngày thấy nhớ gìn giữ. Thi rằng:
Vọng niệm muốn trừ bỏ chẳng thanh, Nay đem trên bảng viết thông-minh, Vọng ngôn, vọng ngữ, đều trừ sạch, Vọng ngữ, vọng tham phải quyết tin.
Vọng lấy bạc tiền tay cốt gãy, Vọng ăn cơm cháo miệng sanh đinh (ghẻ), Giờ giờ trong bụng thường lo sợ, Chớ để thất-tình lục-dục sanh.
Khưu-Trường-Xuân lấy bảng mang trên cổ, mỗi ngày thường xét ba lần, hễ vọng niệm trừ được một phần thì cái đạo tâm thêm một phần. Ông lập tâm trừ được vọng niệm lần lần luyện đặng quên luôn. Đi đủ các nơi không hề nhiễm một việc chi trong tâm cả.
Bữa nọ đi đến đất Hà-Đông, thấy bên đường có một cái nhà sạch sẽ, chừng giờ ngọ ông đến hóa chay, thấy có một thằng nhỏ ở trong đi ra, ông nói với nó rằng: - Tôi ở xa đến đây xin ăn, làm phước cho tôi một bữa.
Thằng nhỏ nghe nói vô nhà đem ra một đĩa bánh cho ăn, ông sửa soạn lại ăn, liền thấy một ông già chừng 50 tuổi, râu tóc hoa râm trong nhà đi ra ngó ông một hồi rồi vói lấy hai cái bánh trong đĩa đưa cho Trường-Xuân, còn bao nhiêu biểu thằng nhỏ đem vô. Trường-Xuân thấy vậy thưa rằng:
- Thằng nhỏ cho tôi đặng kết duyên với tôi, sao ông biểu nó đem vô? Tiên-sanh chẳng đành cho tôi hay là bần-đạo chẳng được hưởng của đó chăng? Xin tỏ cho tôi hiểu! Ông già cười rằng: - Một bữa cơm tôi nào không chịu nổi, nhơn vì đạo-trưởng không phước hưởng đặng nhiều! Trường-Xuân nghe nói giựt mình hỏi rằng: - Tôi có một bữa ăn mà hưởng không đặng, chắc có duyên cớ, xin thầy làm ơn tỏ giùm. Ông già nói:
- Vì tôi có học tinh thông việc ma-y tướng-phép, trong thế gian du phương nhiều năm coi đoán việc người cùng thông thọ yểu đắc thất vinh khô, không sai một mảy, trong giang hồ đặt cho tôi hiệu là Toán-Ma-Y.
Hồi nảy tôi coi tướng của đạo-trưởng ăn no chẳng đặng, hễ ăn no một bữa thì phải nhịn đói mấy bữa, chẳng bằng ăn ít một chút mà mỗi bữa có thường.
Thiệt tôi có ý thương đạo-trưởng, chớ không phải tôi tiếc một bữa ăn. Khưu-Trường-Xuân gật đầu hỏi rằng: - Thiệt thầy đoán không sai, xin thầy làm ơn coi lại giùm, tướng tôi tu đặng thành công chăng? Toán-Ma-Y coi rồi nói:
- Chẳng đặng, chẳng đặng! Xin đừng trách tôi nói ngay. Tướng ông hai bên miệng có 2 đường chỉ chạy vào khóe miệng, gọi là “Đằng-xà tả-khẩu” ứng về chỗ bị chết đói. Còn mấy chỗ khác hình tướng tuy tốt chớ thế nào không khỏi bị nạn ách đặng, sợ chịu không nổi làm sao tu cho thành?
Trường-Xuân hỏi:
- Có chỗ cải đặng chăng? Toán-Ma-Y rằng: - Cái tướng nó định chung thân nào cải đặng! Có chết thì thôi. Bất kỳ người giàu sang, nghèo khó, không luận là ở tục hay xuất gia, hễ cái mạng bị chết đói thì phải chết đói, chẳng trốn lánh đâu đặng, không phép giải nổi.
Để tôi nhắc tích hai người cổ nhơn cho ông nghe: Hồi đời Liệt-Quốc có ông Võ-Linh-Vương, tướng định chết đói, ông làm vua một nước mà cũng phải chết đói là vì hai người con của ông giành ngôi đánh với nhau, sợ ông có lòng thương riêng nên khóa cửa cung lại, biểu binh coi giữ. Hai đàng đánh mấy tháng chẳng thôi, trong cung tuyệt lương thảy đều đói chết.
Võ-Linh-Vương đói 7 ngày, cơm nước không có một miếng, ông thấy ổ chim tước, ý muốn lên bắt chim con mà ăn, thấy có cái thang bắt leo lên cây, ai dè chim con bay hết rồi, còn có một cái trứng, lấy cầm lên tay muốn ăn, bị chim lớn bay lại đập cánh. Võ-Linh-Vương giựt mình rớt trứng chim nên ăn không đặng. Nhơn vì tướng chết đói, thiệt một trứng chim mà cũng không đặng ăn.
Còn thuở Hớn-Thành-Đế, có một vị quan lớn tên Đặng-Thông cũng gặp thầy coi tướng, nói tướng ông bị chết đói. Bữa nọ ông tâu cùng Hớn-Thành-Đế rằng:
Tôi là Đặng-Thông làm quan thanh liêm, trong nhà không dư mà thầy tướng coi nói tôi sau bị chết đói, tưởng nhà tôi đạm bạc dường ấy e sau chắc phải chết đói. Hớn-Thành-Đế rằng: Trẩm ắt cho khanh đặng giàu sang, ắt cho đặng no ấm, lời thầy tướng không chi làm chắc.
Trẩm cho khanh một cái núi đồng ở tỉnh Vân-Nam, đúc tiền mà dùng. Một năm đúc đặng hơn mấy chục muôn, trong mười năm được mấy trăm vạn, làm sao mà chết đói? Đặng-Thông nghe nói chắc khỏi; ai dè Thành-Đế băng hà rồi Thái-Tử lên ngôi, văn võ bá quan tâu rằng: Đặng-Thông hồ mị tâu với lão Thượng-Hoàng đặng mình làm giàu, dám đem núi đồng nhà nước mà riêng đúc bạc tiền xài phí, tội ấy chẳng nhỏ. Thái-Tử nghe tâu liền nổi đại nộ, biểu quan Hình-Bộ tịch hết gia tài của Đặng-Thông. Xét ông là cựu-thần của Tiên-Đế nên tha tội tru-lục, đem bỏ thiên-lao.
Lại bị bá quan tâu thêm dứt tuyệt cơm nước chẳng cho ăn đói 7, 8 ngày, đến bữa gần chết muốn uống một hớp nước. Người chủ ngục thấy vậy có lòng thương đem lại cho, bị mấy ông quan ngục ngó thấy, la một tiếng lớn, chủ ngục giựt mình, rớt đổ chén nước dưới đất.
Nghĩ thiệt chết đói, một miếng nước uống cũng không được. Hai người đó giàu sang hết bực mà cũng phải chết đói, thiệt tướng pháp không sai. Nên Bá-Di, Thúc-Tề, hai ông biết mạng mà không chịu tranh chức, tình nguyện chết tại núi Thú-Dương.
Còn ông Lương-Võ-Đế và Tần-Thỉ-Hoàng chẳng biết mạng. Một người chết trên núi Ngũ-Tướng-Sơn, bởi số chết đói, không sao trốn đặng.
Toán-Ma-Y thuật chuyện cổ nhơn cho Trường-Xuân nghe. Trường-Xuân kinh hải, thâu tâm mộ đạo, hết sức thức tỉnh, lạy tạ ra đi, trở lại Tây-Tần quyết lòng học theo hai ông Bá-Di, Thúc-Tề hai vị thánh nhân, thuận theo mạng trời.
Bữa nọ đi đến đất Tần, có một đường hố sâu, hai bên núi cao, đá dốc chập chồng, thiệt đường nguy hiểm. Ông Khưu đến đó kiếm một miếng đá nằm ngửa trên đó mà đợi chết, đói trọn 7 ngày nước cũng không uống, cam tâm chịu như lời nguyện.
Nhơn vì ông thiệt là người tu hành tinh-thần đầy đủ, không sợ chết, bằng như người thường thì đã ô-hô rồi! Qua đến ngày thứ 9, không biết mưa ở đâu dâng nước dẫy đầy khe rãnh, ngập gần bên mình, ông thiệt cầu chết, muốn an mạng thuận trời đặng y theo tướng pháp, chớ nếu ông chẳng an mạng thì nhảy xuống nước chết rồi, để chi nhiều việc cực khổ.
Ấy là cổ-nhơn giữ chắc một lời, không vì chỗ sống thác mà đổi chí, nên gọi là người hiền.
Lại nói ông nằm trên đá, nước chảy ngang đó một trái đào tươi tốt trôi trước mặt ông mấy lần, mùi thơm bay tận mũi. Ông thiệt không ý muốn ăn, vì nhớ tích Võ-Linh-Vương lúc gần chết mà một trứng chim ăn cũng không đặng.
Còn Đặng-Thông gần chết một chén nước uống cũng không đặng. Mình nay cũng gần chết, không biết ăn đặng trái đào nầy không? Mạng chưa phải chết rồi đặng cứu, Trời thưởng đào tiên tới bên mình.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Wed 25 Aug 2010, 11:28 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 23
Nghĩa là:
Khuyên dạy người hung cải chỗ tà theo chánh, Nói việc phải lẽ, vì chỗ chết mà đổi chỗ sanh.
Có bài kệ rằng:
Giàu sang cũng tợ bọt nước đầu, Nào tu cỡi hạc tới Dương-Châu, Liên-trì có cái thân tâm pháp, Trong tịnh thường ngâm bảy búp câu.
Lại nói ông Khưu thấy nước trôi tới một trái đào, tưởng rằng mạng mình chết đói, sợ trái đào nầy chắc ăn không đặng, nay lấy ăn thử coi làm sao? Nói rồi lấy ăn một miếng thơm ngon vô cùng, ăn hết trái đào, trong mình tinh-thần thêm khỏe mạnh, đói khát đều không, nước khe liền giựt hết. Mặt nhựt chói nực đổ mồ hôi ướt mình, nằm ngủ không đặng ngồi dậy tưởng rằng:
Chắc mạng mình không bị chết bên nước, hay là số chết trên núi cao? Thiệt niệm ma nó hay làm mê tâm muội tánh, cho nên người tu hành phải xem hai chữ sống thác coi như không không, chẳng khá nhứt định là tham sống hay cầu chết, sống thác tự lẽ Trời, cũng đừng tưởng có, không, thì mà nó không vào trong thân mình, mới an tình. Ông Khưu vì hay tưởng-niệm nên ma mới dẫn đặng!
Lại nói Khưu-Trường-Xuân dậy đi đến chỗ Tần-Lảnh, thấy có một cái miễu trên đỉnh núi, chỗ hoang vu không ai đi tới. Ông Khưu vào miễu lấy bồ-đoàn trải ra nằm, tám chín ngày cơm nước không ăn, coi thế gần miền, vẳng nghe ngoài miễu có người nói chuyện. Trường-Xuân nhướng mắt lén coi, thấy có mười mấy người ngồi ngoài trước miễu.
Có một người vô, hồi lâu hỏi ông ở đâu đến đây? Ông Khưu trong lòng không tưởng cũng không trả lời. Người ấy vạch mắt ông ra thấy còn chút hơi chắc ông gần chết nên không hỏi nữa.
Trở ra ngoài, cùng mấy người kiếm củi xách nước, sắm sửa bếp chảo lấy thịt nấu chín đem cúng thần, rồi dọn cơm và thịt rượu mời anh em ăn uống no say. Mấy người đó là ăn cướp ở núi Tần-Lảnh, đón đường giựt của người ta, thiệt nhiều người hảo-hớn tên là: Triệu-Bích, Lý-Hùng, Dương-Năng, Châu-Cửu.
Nhơn bữa đó cướp giựt có tiền mua rượu thịt ăn uống say sưa. Rồi Dương-Năng nói với Triệu-Bích rằng: Anh em mình xưa nay làm việc dữ, nay muốn làm một điều lành, không biết đặng chăng?
Triệu-Bích hỏi: - Có việc chi lành, nói cho anh hay. Dương-Năng nói: - Trong miễu có một ông thầy tu, nằm coi không phải bịnh chi chắc là bị đói gần chết. Vậy phải nấu cháo mạch cho ông ăn đặng cứu người làm phước. Triệu-Bích nói:
- Được, anh em mình mau nấu cho ông ăn. Nói rồi lật đật đi nấu bưng vô miễu kêu thầy dậy ăn cháo. Khưu Trường-Xuân chẳng chịu ăn, mấy người ép đổ, ăn đặng hai chén. Hồi lâu trong mình có hơi ấm, huờn dương tỉnh lại, trách rằng:
- Coi thế việc của ta gần xong, mấy người lại bày đem đồ vô danh chi thực cho ta ăn, khiến cho ta chịu thêm ma nạn. Cầu sống không đặng thì phải, nay cầu chết mà đã mấy lần chết cũng không đặng. Châu-Cửu nghe nói nổi giận, lấy dao chỉ Trường-Xuân mắng rằng:
- Mi thiệt người giả tu, không biết phải quấy. Anh em ta làm ơn cứu mi, mà lại nói bọn ta đem đồ vô danh chi thực. Mi nay muốn cầu chết để ta cho mi một dao đặng vui lòng. Nói rồi muốn chém. Khưu-Trường-Xuân cũng không sợ, mở áo phình bụng nói rằng:
- Đừng chém, mầy mổ ruột ta ra đặng đem đồ vô danh chi thực trả lại, dẫu chết cũng cam tâm. Châu-Cửu nghe nói cười rằng: - Ông thầy nầy thiệt kỳ lạ, có đâu đồ ăn rồi mà trả lại đặng! Ta nay không chém làm chi, vậy hỏi vì cớ nào mà cầu chết? Nói cho anh em ta nghe thử.
Trường-Xuân đem việc thầy coi tướng thuật lại cho mấy người nghe, nói: - Mạng tôi bị chết đói, không cải đặng, nên tôi nguyện học theo cổ-nhơn là Bá-Di, Thúc-Tề hai vị đại thánh, thuận thiên an mạng mà thôi. Trường-Xuân nói rồi, Triệu-Bích cười lớn rằng:
- Đừng làm vậy. Như thầy sợ đói anh em tôi mỗi người cho 2 lượng bạc, thì mấy anh em tôi tính cũng đặng mười mấy lượng. Thầy kiếm miễu ở đó tu hành, rán độ một người đệ tử, đồng nhau chịu khó cần kiệm thì làm sao đói đặng? Triệu-Bích nói chưa dứt lời, Trương-Kiến, Lý-Hùng mỗi người trong lưng lấy 2 lượng bạc ra giao cho Khưu-Trường-Xuân.
Trường-Xuân lắc đầu không nhận, nói: - Tôi bình sanh chẳng vọng lấy của ai, mấy anh không tin tôi, có cái bảng nầy làm chứng. Nói rồi lấy bảng ra, đưa mấy người coi, thấy trên bảng đề các điều ấy. Dương-Năng tức cười nói rằng:
- Anh em tôi tình nguyện dâng cho ông, không phải tại ông lấy mà ngại. Trường-Xuân nói: - Phàm không có công mà lấy của người thì gọi là không nhơn. Còn đặng của người, ăn của người là vọng thủ, đều có tội. Châu-Cửu nói:
- Bạn tôi cho thầy mấy lượng bạc thầy không dám lấy, nói sợ có tội. Còn như anh em tôi thường ăn cướp đánh giựt của người, thì tội lớn biết bao nhiêu ? Trường-Xuân nói: - Mấy anh với tôi chẳng đồng. Tôi vì sanh tiền không có bố thí giúp người nhiều ít, nên nay chẳng dám hưởng của người.
Còn mấy anh kiếp trước có cho vay và mấy người đó có lường gạt mấy anh, nên kiếp nầy gặp nửa đường đòi lại, phải gia bội trả thêm. Còn người không thiếu của mấy anh, nên không gặp họ, dẫu có gặp cũng bỏ qua. Khưu-Trường-Xuân nói rồi 13 người đều rởn óc.
Lý-Hùng nghe ông phân vừa rồi lại nói:
- Như vậy chắc không đặng. Nếu y lời thầy nói đây thì lẽ nào người người thiếu nợ anh em mình, còn anh em mình chưa ắt không thiếu của người ta. Bằng như có thiếu thì cũng bị người đón đường giựt lại, tôi sợ cái nợ nầy trả không xong, ắt kiếp khác phải đầu thai luân hồi, cải thân mà trả như lời thầy giảng đó.
Triệu-Bích nói:
- Như vậy anh em mình cũng có tiền ít nhiều phải kiếm một chỗ mua bán làm ăn, chắc khá hơn. Nay gặp thầy đây phải cải tà qui chánh. Mấy anh em trong ý tính sao? Châu-Cửu nói: - Đại-ca nói rất phải, bọn ta thôi phải hồi tâm. Nói rồi lấy mấy con dao đem ra biển liệng hết.
Triệu-Bích nói với Trường-Xuân rằng: - Thưa lão-sư, xin gìn giữ tu hành, anh em tôi sau chắc cũng lạy ông làm thầy học tập diệu đạo đặng cải hối tiền phi. Nói rồi đều đi hết.
Lại nói Khưu-Trường-Xuân bị ma giục quyết nhịn đói mà chết. Tuy gặp Triệu-Bích mấy người cứu sống rồi mà ma căn chưa dứt, cũng còn niệm mơ màng, rồi đi xuống núi chừng một tháng xin đặng 200 quan tiền, mua sợi dây lòi tói với cái ống khóa, đi tầm một chỗ không có miễu, cũng không thông đường lộ, chung quanh rừng cây mù-mịt, thâm sơn cùng cốc không ai đi tới, ông lấy sợi lòi-tói buộc trên cây, một đầu xiềng trên cổ, lấy ống khóa khóa lại, rồi liệng mất chìa khóa nằm tại gốc cây.
Bận nầy chắc không sống đặng nữa, ai dè ông làm như vậy kinh động thấu trời. Thái-Bạch Tinh-Quân thấy biết người đại chí, biến làm một người hái thuốc, đến trước mặt hỏi rằng: - Thầy phạm tội chi mà đem khóa tại đây? Hỏi đến mấy lần Trường-Xuân mới trả lời rằng: Mình lo việc mình, đừng lo việc người ta. Người hái thuốc nói:
- Việc trong thiên hạ phải lo chung, sao lại không lo? Ông cũng người học đạo, ông muốn tính việc chi nói cho tôi biết đặng tôi biện giải giùm ông, hoặc bớt đặng sầu, giải việc uất trắc may có đặng chăng?
Trường-Xuân nghe nói nhằm lẽ, liền đem lời Ma-Y coi tướng thuật cho ổng nghe, nói số tôi bị chết đói, không thế cải đặng, nên muốn thuận Thiên an mạng, cầu chết cho rồi, mà mấy lần cũng có người cứu. Nên tôi đem khóa tại đây, nguyện không ai cứu đặng nữa. Chớ thiệt chẳng có việc chi phiền muộn.
Ông hái thuốc nghe nói cười rằng:
- Thiệt là người niệm sai, sao mà chấp nê dường ấy. Tôi tưởng đâu ông có việc chi uất-ức, hoặc phạm tội chi mà bị như vậy, chớ việc nầy nguyên tại mình niệm ra, nên bị ma nó khiến mà lầm qua một đời. Nay tôi nói việc ma cho ông nghe, đặng giải trừ cho sạch. Tuy nói tướng định trọn đời là định cho người thường nhơn, chớ như người phước căn dày, tướng định cũng khó nhằm.
Cái tướng khó phân biệt nội ngoại, hoặc có tâm tướng, diện tướng. Cái tướng ngoài chẳng bằng tướng trong, mạng tốt không bằng tâm tốt, như người có việc lành lớn, tướng nó biến theo lòng. Tâm tốt thì tướng cũng tốt, hoặc bị chết đói mà trở đặng trường thọ.
Tâm xấu thì tướng xấu theo, mạng chết lành lại trở bị chết dữ, phước trở làm họa, vui trở làm buồn. Cho nên bí khuyết trong sách tướng có nói rằng: Người phước thọ lâu dài chắc có trung hậu truyền gia của tổ-phụ. Người mạng tuổi vắn nghèo là vì người bạc phước.
Còn người số mạng nghèo hèn mà trở đặng giàu sang là vì có lòng giúp đời. Như mạng định giàu sang mà trở lại nghèo khó là vì tham lợi kỷ tổn nhơn. Còn mạng bị chết đói mà lại xài chẳng hết là vì có lòng thương tiếc lúa gạo. Người số ăn xài có dư mà lại bị đói khát là tại chẳng tiếc, đổ cơm gạo hào vũng, chẳng trọng ngũ-cốc.
Hoặc người con cháu đông đảo giàu sang là người có lòng thương loài vật không đành sát hại, là người nhơn đức. Còn kẻ vô hậu, không con thêm khó nghèo là tại không có lòng nhơn đức, đánh chim, đánh cá tàn nhẫn sát sanh chẳng dứt. Đó là cái tâm tướng nói đại lược.
Còn tướng trên mặt đâu có định chắc! Như vậy là ở thế tình biện định mà thôi, chớ như ông là người tu hành, học Đạo đặng trở xây cuộc tạo-hóa, biến đổi cuộc càn-khôn, đem cái thân phàm mà tu thành Phật thì chưa ắt cái tướng trên mặt quyết định người đặng làm Thần Tiên hay không, vì phải tu mới đặng thành chớ!
Còn bấy lâu nay có Thần Tiên nào mà bị chết đói bao giờ. Người mà chẳng biết như vậy thì sống chẳng khỏi đời, thác chẳng khỏi làm ngạ-quỉ. Nên sống đã vô dụng, chết nào có ích chi?
Người hái thuốc giảng một hồi, Khưu-Trường-Xuân nghe thấu như chiêm bao mới tỉnh, như chỗ tối gặp đèn soi sáng, mới biết việc mình cầu chết là lầm, là thiệt tiểu chí. Người trượng phu mà làm việc ấy đủ cho người chê cười. Nghĩ vậy liền muốn mở khóa mà không có chìa.
Ngàn thứ đạo lý, ngàn chỗ diệu, Một chỗ chẳng thấu, một chỗ mê.
|
| | | mytutru
Tổng số bài gửi : 11370 Registration date : 08/08/2009
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ Wed 25 Aug 2010, 11:34 | |
| THẤT CHƠN NHƠN QUẢ
Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng
Hồi 24
Nghĩa là:
Cái khổ căn hết, thì tướng tùy tâm mà biến, Còn âm ma nó dấy loạn là tại mình niệm mà sanh.
Có bài kệ rằng:
Ngươn-tiêu (*) đèn hết lại không thầm, Muôn thuở thường minh chỉ tại tâm, Tỏ chiếu máy trời đều không dứt, Sáng ngời khắp chỗ tợ trăng rằm. (* Ngươn-tiêu là rằm tháng giêng)
Lại nói Khưu-Trường-Xuân nghe thấu mấy lời của người hái thuốc như đặng tỉnh giấc chiêm bao, biết việc mình làm tỷ như con nít chơi giỡn, nào phải người trượng phu làm như vậy! Liền muốn mở khóa mà không có chìa, trong lòng bức rức.
Người hái thuốc nói: - Tôi có đặng cái chìa khóa. Liền trong tay lấy ra đưa mở. Trường-Xuân tạ ơn thưa rằng: - Tôi thiệt người bị chết, nay nhờ ông mấy lời mở dẫn, như bịnh ngặt gặp thuốc chết rồi mà còn sống lại, thiệt ơn rất lớn. Người hái thuốc rằng:
- Tôi có cho thầy đồng nào, giúp bữa cơm nào? Chẳng qua là thấy vậy lấy ít lời khuyên giải, tin không cũng tại thầy, tin thì khỏi chết, không tin ắt phải mạng vong, sống thác tại thầy làm ra, ơn chi mà có. Nói rồi bỏ đi mất. Trường-Xuân từ đó bỏ dứt việc cầu chết, niệm tưởng coi như không, lần tan đặng sạch, y nhiên thanh tịnh tỏ sáng, giống trăng rằm chẳng tối.
Nếu chẳng có Thái-Bạch Tinh-Quân giảng giải nói việc chánh lý thì khó rửa đặng ma căn, dẫu có trăm vạn muôn binh cũng khó trừ. Cho nên người tu hành hoặc ma chướng có sanh thì phải tìm chỗ tiền căn của nó coi vì đâu mà sanh, mau phải biết chỗ nó khởi đắc, thì thâu liền không mất công mà khỏi mệt lòng.
Bằng như khởi chỗ nầy mà trừ chỗ khác, không tìm gốc mà trừ chỗ ngọn thì trọn đời trừ không sạch đặng. Vì như người mà mình đem việc giảng nói không nhằm chỗ ý niệm của họ thì họ không phục, chắc việc không thành đặng. Lại nói ông Khưu từ khi nhờ người hái thuốc chỉ tỏ đường mê cho ông tỉnh. Xét rồi, bèn lập chí gia công hay làm phương tiện khó nhọc không từ.
Bữa nọ ông đến xứ kia, thấy cuộc đất tốt, có một con sông ngang đường lộ. Hễ tới mùa Hạ dưới sông nước lớn mà cạn chẳng có làm cầu, ghe đi không đặng, duy có lội mà qua, mấy người ở gần lội quen không sợ, còn người ở xa, thấy nước chẳng dám lội, nhiều người than thở.
Khưu-Trường-Xuân thấy vậy tưởng ra một kế chịu khó lập công. Người nào không biết lội thì ông nguyện đàn ông con nít thì ông cõng qua, đàn bà con gái thì kết bè mà đẩy. Ai tử-tế cho một hai đồng tiền cũng phải, đặng mua ăn qua ngày, bữa nào không ai cho, ông đợi nước cạn lên xin ăn.
Nguyện buổi mai xin bảy nhà, chiều xin tám nhà, có thì ăn không thì nhịn, mà xin đặng có cơm gặp người đói khát hơn thì cũng nhường cho ăn, thà mình nhịn đói. Hoặc bữa nào mưa lớn xin không đặng, ba ngày ăn một bữa cũng có. Trong một năm bị đói cả trăm lần, nên nói mạng ông đói lớn 72 lần, đói nhỏ vô số!
Trường-Xuân ở đó lập ra công khó, tối nghỉ trong miễu, thấy có tấm bảng đề: “Bàn-Khê chúng tử kính cúng” mới biết cái sông nầy là sông Bàn-Khê.
Nhớ lại khi trước, thầy mình có nói tới Bàn-Khê thì khổ căn đặng hết, chắc tại chỗ nầy chăng? Chừng đó ông phát tâm thường tham ngộ việc tu, chuyện ngoài vắng rồi thì ngồi nghỉ công-phu. Ở đó sáu năm, thường chịu khó nhọc nói chẳng xiết. Đến chừng thủy cùng sơn tận mới có người hảo thiện cảm động mà tới kết duyên lành cúng dường, lúc sau dứt bớt việc đói khát.
Có bài kệ rằng:
Lòng Trời chẳng phụ kẻ tu hành, Vì sợ người tu chí chẳng thành, Bằng đặng chơn thành mà học đạo, Nào là ăn mặc không trọn lành.
Lại nói Khưu-Trường-Xuân ở đó sáu năm, khó nhọc công thành viên mãn. Bữa nọ nước sông dẩy nước, có ba người lính đi đến, đều mang gươm đao. Một người quảy cái đầu người ta nói với ông rằng chém đặng ăn cướp, lên tỉnh báo tin mà không dám lội nước, biểu ông cõng qua.
Ông Khưu là người hay chịu khó liền cởi áo buộc lưng, cõng hết hai người qua rồi, tới người thứ ba, cõng qua nửa sông người ấy nói: Tôi sợ nước lắm ông phải giữ gìn. Trường-Xuân nói:
- Không sao! Nói rồi thấy nước chảy mạnh, sóng bủa lớn, ông Khưu đứng không vững, nước chụp ướt mình. Người ấy nắm áo ông, chẳng may đầu ấy rớt xuống nước, người lính biểu vớt giùm. Ông Khưu ngó lại thấy cái đầu rớt xuống, lật đật cõng người lính đến bờ, rồi lội trở lại thì cái đầu đã trôi mất. Người lính dậm chơn kêu “Trời…” Ông Khưu không biết làm sao, nói rằng: - Thôi cắt đầu tôi thường lại cho ông. Người lính nói:
- Cái nầy tại tôi sút tay làm rớt, chớ không phải tại anh. Trường-Xuân đáp: -Tôi là người cô thân một mình, có chết cũng không sao, còn ông là lính, trong nhà người người đều nhờ ông mà no ấm. Tôi chết một mình mà ông đặng sống cho trọn nhà nhờ thì việc ấy nên làm. Người lính nói:
- Như anh hảo tâm cho thiệt, tôi cũng chẳng đành. Lời người thường nói: Gươm đao tuy bén, mà cũng không giết đặng người vô tội. Bằng như anh có muốn tròn việc của tôi thì tự anh nhứt định. Nói rồi đưa gươm cho Trường-Xuân. Ông lấy dao muốn cắt, liền nghe trên không trung kêu rằng: Khưu-Trường-Xuân!
Trả cái “hốt” lại cho ta! (Cái hốt cũng như cái quạt của Tiên Phật cầm) Ông Khưu ngó lên thấy ba người lính đứng ở trên mây nói rằng: Ta là Thiên-Quan, Địa-Quan, Nhơn-Quan, vì thấy ngươi đạo tâm bền chặt, khổ tu đặng viên mãn, nên đến mà hóa độ cho ngươi.
Ngươi thiệt người có chí xá kỷ thành nhơn, nhẫn nhịn ép mình không mỏi lập công bồi đức rất nhiều, nay ta đem cái phàm thân của người đổi làm pháp-thân, huyễn-thể thay làm Tiên-thể, 6 năm ngộ đạo công đủ, 7 năm chứng quả thành chơn, lại hưng phát việc đạo, ngươi phải tinh tấn đừng sai.
Trường-Xuân nghe nói tỏ ngộ linh cơ hiển sáng, ngó lại trong tay thấy cầm cái “hốt” chớ không phải con dao, lại thấy trong ba ông có một ông không cầm “hốt” thì chắc hốt mình cầm đây là hốt của ông, phải đem lên trả lại. Nghĩ rồi tự nhiên mình nhẹ bay lên trên mây, đem cái hốt dưng cho Tam-Quan Đại-Đế, thấy ba ông thăng lên đi mất.
Rồi Khưu-Trường-Xuân muốn trở lại, nhớ thầy tướng Ma-Y đoán mình số bị chết đói, nay mình đạo quả đặng thành, chắc khỏi bị đói nữa, để mượn đám mây nầy qua Hà-Đô thử ông coi có hiểu không!
Chủ ý định rồi trở mây lại, một khắc đi hơn muôn dặm, gần tới nhà thầy tướng thấy một người chừng 20 tuổi chính là em nhỏ khi trước đem bánh cho ông ăn; - Hỏi ông đi đâu? Ông nói đi coi tướng. Người ấy nói:
- Cha tôi không đi ra ngoài. Như ông muốn coi thì theo tôi vào trong. Nói rồi dẫn Trường-Xuân vô trong. Ông Ma-Y đang ngồi trên ghế thấy Trường-Xuân đi vô liền tiếp đãi theo khách quý. Trường-Xuân thấy ông Ma-Y râu tóc đều bạc, già yếu lưng khòm, nói rằng:
- Mấy năm nay không gặp thầy râu tóc đều bạc hết. Ma-Y-Toán hỏi rằng: - Nhớ có gặp thầy mà chẳng biết ở đâu? Khưu-Trường-Xuân rằng: - Không nhớ người “đàng-xà tả-khẩu”, mạng bị chết đói đó sao? Ông Ma-Y nghe nói liền coi tướng lại vỗ tay cười lớn rằng:
- Diệu thay! Diệu thay! Chẳng biết đạo-trưởng có lập cái công đức chi lớn nên nay đem tướng cũ đã đổi biến lại rồi! Trường-Xuân rằng: - Lão tiên-sanh nói cái tướng định chung thân không cải đặng, sao nay nói cải biến? Ma-Y đáp: - Vì tôi biết tướng trên mặt chớ không biết tướng trong lòng. Nay đạo-trưởng tướng đổi theo cái tâm nên tôi thiệt thấu chẳng đặng đó!
Khi trước thấy hai cái chỉ chạy vô trong miệng, tên là “đàng-xà tả-khẩu”, chỉ về chỗ chết đói, còn nay hai đường chỉ trở về lên chỗ thừa-tướng (thừa-tướng là chỗ nhơn trung), trên thừa-tướng lại sanh hai mục ruồi son, phối thành cuộc tốt, tên là “lưỡng long hý châu”, thiệt chỗ quý nói chẳng xiết, ứng đặng chỗ Đế-Vương cúng dường, phước đức vô lượng. Thiệt tôi siễn học chẳng tỏ đặng, xin thầy đừng trách.
Trường-Xuân nghe nói lấy làm cảm phục, thầm tưởng ông thầy tướng thật là thần-thông vô cùng! Rồi liền kiếu trở về Bàn-Khê vô núi ngồi tu. Nhơn cái niệm động ra, trong lòng tình khảo, còn ý tự-kiêu muốn đi cười ông Ma-Y, mà sanh thêm nghiệt chướng.
Đương ngồi công-phu, khi không như quên như nhớ, thí như cái thân nầy ở trên núi cao lại khởi một trận cuồng phong, hiện ra một ông cọp dữ, muốn lại chụp ông, ông đem việc chết coi như không, chẳng có chút sợ trong lòng, rồi cọp liền biến mất. Lại mơ màng thấy một người đạo nhỏ đi đến nói rằng:
- Thầy tôi là Mã-Đơn-Dương tới, sao sư thúc không dậy đi rước? Quả thấy Đơn-Dương bước vô, Khưu-Trường-Xuân tưởng rằng: - Đạo không luyến tình, tới cũng không mừng, đi cũng tự ông. Rồi lại thấy người ta đi đến nói rằng:
- Mấy người tôi nhờ ông đưa qua sông nay đến kỳ gặt lúa, đem lại 30 táo cho ông và hai quan tiền mà đền ơn khi trước, nói dứt đem lúa để trước mặt, ông cũng bỏ qua không tưởng, rồi cũng mất. Lại thấy một đứa con gái tuyệt sắc, chừng 17 tuổi, nó bị mẹ ghẻ ở ác độc đánh hoài, trốn lại đây. Cô gái nói:
- Nay tôi muốn đi về nhà mà đường xa không dám đi, xin thầy đưa giùm, tôi cám ơn ngàn thuở. Nói rồi than khóc một hồi. Trường-Xuân cũng không đi tới, như không biết không hay. Rồi nó cứ theo nắm tay ông biểu chỉ đường hoài, ông cũng tự nhiên, không nói chi hết. Rồi lại thấy người chị dâu dắt 2 đứa cháu, nói:
- Không đủ ăn, tôi người đàn bà không sao nuôi đặng! Chú nay niệm tình cốt nhục tính liệu giùm mẹ con tôi. Nói rồi biểu hai thằng cháu lại kêu chú ơi, chú hỡi mà đòi ăn, tán loạn một hồi.
Trường-Xuân đương tịnh, trí huệ phát sanh không tưởng tới mấy việc đó, cứ giữ cái Đạo, coi như không có việc chi hết. Vẳng nghe trên không trung nổ một tiếng lớn, thấy cửa Nam-Thiên mở rộng, lại có 2 người đồng-tử, dẫn bạch-hạc đến trước mặt nói rằng: - Tôi vưng sắc Ngọc-Đế thỉnh Chơn-Nhơn cỡi hạc phi thăng.
Chớ nói tam thi sanh cảnh huyễn, Phải phòng sáu giặc loạn tâm điền.
|
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 3 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |