Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7190
Registration date : 01/04/2011

LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? Empty
Bài gửiTiêu đề: LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”?   LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? I_icon13Tue 30 May 2023, 09:49

LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”?

HOÀNG TUẤN CÔNG



LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? Img_2410

Đền thờ thần núi Đồng Cổ (Yên Định - Thanh Hoá). Ảnh tư liệu HTC


Sách Di tích núi và đền Đồng Cổ (Lê Ngọc Tạo - Nguyễn Ngọc Khiếu” - NXB Thanh Hoá - 2016) là kết quả đề tài khoa học Sưu tầm, khảo sát và phục dựng nghi lễ của Đền Đồng Cổ, của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hoá, do Tiến sĩ Lê Ngọc Tạo chủ trì, cử nhân Nguyễn Ngọc Khiếu thực hiện (sau đây gọi tắt là Nhóm Lê Ngọc Tạo).

Sách báo viết về đền Đồng Cổ thì nhiều, nhưng có lẽ Di tích núi và đền Đồng Cổ là công trình chuyên khảo công phu nhất từ trước đến nay về ngôi đền này. Sách có hai phần:

Phần I. Núi Đồng Cổ-Tam Thai và vùng thắng tích Đan Nê, công bố kết quả sưu tầm trên thực địa và khai quật khảo cổ học;

Phần II. Đền Đồng Cổ-Di tích và lễ hội, công bố thần tích, tư liệu, trải qua các thời kỳ Trần - Hồ (1225 – 1407); Hậu Lê (1428 - 1788), khảo về thần điện, quá trình tu sửa, bài trí đồ thờ và hoành phi, câu đối trong đền…



LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? Z2029410

Kết quả đề tài khoa học "Sưu tầm khảo sát và phục dựng nghi lễ của đền Đồng Cổ" được in thành sách. Ảnh: HTC


Tuy khảo sát, nghiên cứu công phu là vậy, nhưng sách Di tích núi và đền Đồng Cổ lại mắc phải sai lầm cơ bản khi cho rằng, đền Đồng Cổ thờ “thần Trống Đồng”.

Sử sách và các thư tịch cổ cho thấy, núi Đồng Cổ vốn có tên là Tam Thai, hoặc núi Khả Lao. Sau khi thần núi Tam Thai dùng binh khí là trống đồng phù trợ vua Hùng chiến thắng, vua đã đổi tên núi thành núi Đồng Cổ (núi Trống Đồng) và lập miếu thờ  Đồng Cổ sơn thần 銅鼓山神 (thần Núi Đồng Cổ). Đồng Cổ từ 銅鼓山祠 (đền Đồng Cổ) chỉ là cách gọi tắt của Đồng Cổ Sơn từ 銅鼓山祠 (đền thờ [thần] núi Đồng Cổ).

Vì có công lớn trong việc giúp vua Lý chiến thắng giặc, nên thần núi Đồng Cổ còn được rước về Thăng Long để thờ (đền ở Kẻ Bưởi - Hà Nội). Sau này thần báo mộng cho vua Lý tránh được loạn “Tam vương” và được phong là “Thiên Hạ Minh Chủ”.



LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? Den-do10

Đền Đồng Cổ ở Kẻ Bưởi (Hà Nội) cũng thường bị nhầm lẫn là đền thờ "thần Trống Đồng". Ảnh: ST


Trong Đồng Cổ miếu bi ký (Bia miếu Đồng Cổ, dựng ở đền Đồng Cổ) viết: “Trong thung lũng núi có miếu cổ, thờ thần núi” (nguyên văn: 中有古廟奉事山神 - trung hữu cổ miếu, phụng sự sơn thần). Nội dung tấm bia này còn cho biết “Năm Canh Thân (1800) bỗng ở phía sông Nam Ngạn được một chiếc trống đồng (…) quan đặc sai Đốc trấn Thanh Hoa bèn đem trống đồng mới được tặng lại miếu thần để xuân thu tế tự, để giúp thêm NHẠC KHÍ cho miếu thần.” (trích “Địa chí huyện Thiệu Hoá”).

Do không tìm hiểu đúng thần tích, lại thấy bên trong miếu có chiếc trống đồng (vốn được cung tiến để tưởng nhớ năm xưa vị thần núi đã dùng trống đồng để làm vũ khí phù trợ vua chiến thắng), nên Nhóm Lê Ngọc Tạo và rất nhiều sách báo, tài liệu khác nhầm tưởng đền này “thờ thần Trống Đồng”, rồi gán cho “tín ngưỡng thờ thần trống đồng”, cho rằng “tục thờ trống đồng đã trở thành tín ngưỡng của người Việt cổ”. Đây là kết luận hoàn toàn suy diễn, bịa đặt.



LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? Dc110

Đền thờ thần núi Đồng Cổ nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu HTC


Điều đáng ngạc nhiên là dù Nhóm Lê Ngọc Tạo cũng tiếp cận khá nhiều nguồn tài liệu, thư tịch cổ, nhưng lại không nhận ra các sách đều chép rõ ràng: đền Đồng Cổ thờ thần núi Đồng Cổ, chứ không phải thờ “thần Trống Đồng”.

Cụ thể, sách Di tích núi và đền Đồng Cổ của Nhóm Lê Ngọc Tạo trích dẫn:

         -“…Canh ba đêm đó, trong cõi mông lung, Thái tử chợt thấy một dị nhân cao 8 thước mày râu sắc nhọn, khoác chiến bào, tay cầm binh khí đứng trước Thái tử mà tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin ngài đi đánh giặc, tôi xin theo giúp.” (tr.42; HTC nhấn mạnh).

         - “Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư – tập II, trang 251 ghi: “Tháng 3: phong tước vương cho thần núi Đồng Cổ, dựng miếu để tuế thời cúng tế và làm lễ thề…” (tr.43).

         Như vậy, dù Nhóm Lê Ngọc Tạo trích dẫn sử liệu chép rõ ràng là đền Đồng Cổ thờ “thần núi Đồng Cổ”, nhưng lại vẫn hiểu lầm thành đền thờ “thần Trống Đồng”. Thậm chí, điều kì lạ hơn, dường như soạn giả không phân biệt được đền thờ thần núi Đồng Cổ, và đền thờ thần Trống Đồng (thực tế không có vị thần này) khác nhau thế nào. Bởi vậy, đầu sách viết “đền Đồng Cổ thờ vị thần Trống Đồng”, nhưng đến giữa và cuối sách lại thành thờ “thần núi Đồng Cổ”. Cụ thể, phần đầu sách, các soạn giả viết:

         -“…đền Đồng Cổ thờ vị thần Trống Đồng” (tr.10).

         - “..xứ Thanh (…) là địa phương tìm thấy trống đồng nhiều nhất nước cũng chính là nơi có đền thờ Trống Đồng đầu tiên biểu trưng cho quốc hồn dân tộc. Tục thờ trống đồng đã trở thành tín ngưỡng của người Việt cổ còn lưu lại bên cạnh các tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo ngoại lai.” (tr.11).



LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? C10

Đầu trang "thờ thần núi Đồng Cổ", cuối trang "thờ trống đồng ở Đồng Cổ"

LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? Sngcz110

Trang sau khẳng định "thờ thần Trống Đồng"


Đến trang 99 (phần Thay lời kết), đầu trang viết là thờ “thần núi Đồng Cổ”, nhưng đến giữa và cuối trang, lại thành thờ “thần Trống Đồng”.

        Cũng từ sai lầm này mà Hội Cổ vật Thanh Hoa đã từng làm lễ rước 100 cái trống đồng mới đúc lên đền thờ này để xin “thần Trống Đồng” nhập linh, trước khi đem ra Thăng Long cung tiến! Và hằng năm, báo chí vẫn "hồn nhiên" gọi vị thần của "Hội thề trung hiếu" là "thần Trống Đồng"(!)

Thế là thay vì tưởng nhớ công lao phù trợ, đánh đuổi giặc ngoại xâm của thần núi Đồng Cổ - Tinh khí chung đúc của núi sông, người ta lại cúi đầu khấn vái và tụng ca cái trống đồng - nguyên là thứ binh khí lúc xung trận của Ngài.

                                                                             
HTC/2020


Chú thích:


-Nếu lần giở lại tất cả các thư tịch cổ ghi chép về đền Đồng Cổ, chúng ta sẽ thấy không hề có bất cứ tài liệu nào nói đền này thờ “thần Trống Đồng”:

- “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên, biên soạn năm 1329, ghi chép về đền Đồng Cổ với cái tên được sắc phong và gia phong “Minh chủ linh ứng bảo hựu Đại vương”. Sách này viết: “Theo truyện Báo cực chép: Vương là thần núi Đồng Cổ (ở Thanh Hoá tục gọi là núi Khả Phong-HTC). Khi xưa, Lý Thái tông còn là thái tử, phụng mạng vua cha là Thái tổ, đem binh đi đánh Chiêm Thành (1020), đến Trường Châu, đóng quân tạm nghỉ. Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, nhà vua chợt thấy một dị nhân, thân cao 8 thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc, lập chút công nhỏ”. (tr. 83- NXB Văn học - 1972).

-Trong “Lĩnh Nam chích quái” - tập sách ghi chép những truyền thuyết và truyện cổ tích của của Vũ Quỳnh-Kiều Phú, biên soạn từ thời Trần, mục “Truyện thần núi Đồng Cổ” (Đồng Cổ sơn thần) chép: “Thần núi Đồng Cổ là linh thần thượng đẳng ở nước ta. Núi ở xã Trì Nê thượng, huyện Yên Định. Khi Lý Thái tông còn là Thái tử đi đánh Chiêm Thành tới Trường Châu, đêm quá canh ba mộng thấy một dị nhân mặc giáp phục, tự xưng là sơn thần nghe vua Nam chinh xin theo quân vua lập chiến công. Vua nhớ rõ những lời nói chuyện trong mộng” (tr.149- NXB Văn học - 1990).

-“Thanh Hóa kỷ thắng” của Vương Duy Trinh viết: “Trong đền thờ thần có trống đồng (…). Nguyên thần là tinh khí của trái núi, rất linh ứng (…) Xưa Hùng Vương đi đánh Chiêm Thành trú binh dưới chân núi Khả Lao, đêm mộng thấy thần nhân nói rằng:

         - Nguyện được đem trống đồng đi phù trợ vương chiến thắng.

Đến khi lâm trận, cứ nghe trong không trung mơ hồ âm thanh của trống đồng và đao kiếm. Quả nhiên thu được toàn thắng.

Đến thời Lý Thái tổ, người Chiêm Thành xâm nhập bờ cõi. Khi ấy, Thái tôn đang là Thái tử. (….) Canh ba, vua mộng thấy một người dáng dấp rất to lớn, mình mặc chiến bào, tay cầm bảo kiếm nói rằng: “Ta là thần núi Đồng Cổ, nay nghe Thánh giá nam chinh, nguyện đi theo lập công”. Vua đồng ý cho. Đến khi tỉnh dậy, vua lệnh cho viết bài vị để trong kim xa. Bề tôi theo đó mà làm, quả nhiên đến sau thu được toàn thắng.”
(Mật Đa tự tàng bản - HTC dịch).  

         Bài minh trong miếu thờ thần núi Đồng Cổ còn ca ngợi: “Có núi thiêng Đồng Cổ/Ở Yên Định, Đan Nê/Dưới giữ gìn cõi đất/Trên chống đỡ cột trời/Cao vượt lên ngàn núi/Thiêng hun đúc muôn đời…”.(Địa chí huyện Thiệu Hoá).

(Tuấn Công thư phòng)
Về Đầu Trang Go down
 
LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Vận & Thông Vận - Nhất Lang
» Lược vàng - cây cảnh hay “thần dược”?
» Bạn đã “yêu” hay chỉ “thích”?
» Bánh “thần kì”: bánh ba lớp!
» Bánh “thần kì”: làm một cốt được ba lớp bánh!
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-