Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 01:16

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:03

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Yesterday at 16:45

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06

Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19

Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37

Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05

Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Vận & Thông Vận - Nhất Lang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: Vận & Thông Vận - Nhất Lang   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13Sat 26 Jul 2008, 23:50

Bài biên khảo của NHẤT LANG để giúp hiểu rõ thêm về Vần, và Thông vận

- Trích từ 'Tập làm thơ – Quy tắc căn bản” -


NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN



1) Thanh BẰNG:



Thanh BẰNG là những tiếng KHÔNG DẤU, và những tiếng có DẤU HUYỀN, thí dụ như hai chữ "THƠ" và "TÌNH", cả hai chữ này đều là tiếng BẰNG !
Tiếng BẰNG là những tiếng có giọng ÊM dịu, có thể đọc kéo dài ra được.
*Phân loại : Tiếng BẰNG có HAI LOẠI: THƯỢNG BÌNH THANH, và HẠ BÌNH THANH.

Nói cách khác, Thượng Bình Thanh là tiếng BỔNG, Hạ Bình Thanh là những tiếng CHÌM hay TRẦM.

Nhất Lang dùng hai chữ thí dụ trên để nói tiếp:

-"THƠ" là tiếng KHÔNG CÓ DẤU, ta gọi là tiếng BỔNG!

-TÌNH là tiếng CÓ DẤU HUYỀN, ta gọi là tiếng CHÌM hay TRẦM!

Tiếng Bổng và tiếng Trầm chan hòa với nhau tạo ra âm điệu du dương, làm bài thơ hay hơn. Nếu ta chỉ dùng 1 loại tiếng trong một câu thơ thì âm điệu sẽ rất ngang và trúc trắc.

2) Thanh TRẮC :



Bên cạnh những tiếng BẰNG, chúng ta còn cần phải làm quen với những tiếng TRẮC. Tiếng TRẮC là những tiếng có giọng đọc ngắn, không kéo dài ra như tiếng BẰNG . Những tiếng có chữ C, CH, P, T đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều là những tiếng TRẮC.
Cũng như tiếng BẰNG, TRẮC có tiếng TRẦM và BỔNG - tiếng TRẦM của tiếng TRẮC là những tiếng có dấu HỎI và NẶNG, tiếng BỔNG của tiếng TRẮC là những tiếng có dấu SẮC và NGÃ.
Hai chữ "Lãng" và "Mạn" đều là tiếng TRẮC, "Lãng" là tiếng BỔNG, "Mạn" là tiếng Trầm hay Chìm.


3) KẾT HỢP BẰNG TRẮC :


Mỗi câu thơ đều nên có tiếng BẰNG và tiếng TRẮC, và vì hai loại tiếng khác nhau, nên ta phải xếp sao cho tiếng nọ chế tiếng kia, thì khi đọc sẽ tìm thấy một âm điệu du dương. Nói tóm lại, mỗi câu thơ nên được xếp sao cho mỗi loại tiếng chan hòa với nhau, có nghĩa là cố giữ sao cho câu thơ 8 chữ phải có ít nhất 3 tiếng BẰNG, 5 tiếng TRẮC hoặc ngược lại... nếu được 4 tiếng này, 4 tiếng kia thì càng tốt; câu thơ 8 chữ mà chỉ có 1 tiếng BẰNG và 7 tiếng TRẮC, thì câu thơ ấy thiệt là chướng tai ghê lắm.

Cho dù câu thơ có mấy chữ đi nữa, BẰNG và TRẮC nên được cân đối với nhau, tuy nhiên không đòi hỏi phải bằng số !

*Điều quan trọng :

Văn thơ khác hơn âm nhạc ở chỗ chữ BẰNG không thể nào hợp VẬN cùng chữ TRẮC. Nghĩa là chữ TÌNH có thể vần cùng chữ MÌNH, nhưng không thể vần cùng chữ TÍNH.
Luật định : BẰNG vần với BẰNG, TRẮC vần với TRẮC.


4) KẾT HỢP TRẦM BỔNG :


Tiếng Bổng và Trầm được xếp ra sao thì là do biệt tài của mỗi người, ta không có luật định rõ...

Tuy nhiên, TRẦM và BỔNG được xem là nhất định ở chữ thứ 6 và thứ 8 trong câu BÁT của thơ Lục Bát. Nếu tiếng BỔNG được dùng ở vị trí chữ thứ 6 thì tiếng TRẦM nhất định phải được dùng ở vị trí chữ thứ 8. Và ngược lại, nếu chữ thứ 6 đã là tiếng TRẦM, thì chữ thứ 8 nhất định phải
là tiếng BỔNG. Nếu 1 loại tiếng được dùng ở cả hai vị trí nói trên, thì câu thơ ấy sẽ bị mất đi âm điệu của thơ.

Các bạn đọc thử hai câu thơ này:

Đêm nay trăng tỏ sao mờ,
Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em VỀ.


Các bạn đọc lại hai câu này:

Đêm nay trăng tỏ sao mờ,
Đò ngang vĩ tuyến còn CHỜ em TÔI.

Hai câu trên đọc nghe chướng tai lắm, vì cả hai tiếng TRẦM đều được dùng ở vị trí thứ 6 và 8 trong câu Bát (câu có 8 chữ).

Hai câu dưới đọc nghe êm tai, vì hai loại tiếng khác nhau (Trầm và Bổng) đã được dùng vào vị trí chữ thứ 6 và 8 trong câu Bát.


5) VẦN :


VẦN - Nghĩa là những tiếng có cùng một ÂM HƯỞNG; hai tiếng có cùng giọng phát âm thì VẦN với nhau được... hai tiếng không VẦN với nhau thành ra LẠC VẬN, trái luật thơ !
Tuy hồn thơ, lời và ý đều quan trọng, nhưng nếu bài thơ không có VẦN thì không gọi là thơ. Cho dù là thơ MỚI (không chú trọng đến luật) cũng cần phải có VẦN thì bài thơ mới hay.
*Tiếng BẰNG vần với tiếng BẰNG, tiếng TRẮC vần với tiếng TRẮC... không có điều ngoại lệ!


a-Vần chính của vần BẰNG :


A vần với A hoặc À, E vần với E hoặc È, AN vần với AN hoặc ÀN, INH vần với INH hoặc ÌNH.

Một thí dụ cho vần chính của vần BẰNG:

Pháo nổ dồn, pháo nổ DỒN,
Pháo đang xâu xé tâm HỒN lẻ loi. ...

Trong hai câu LỤC BÁT trên Nhất Lang đã dùng vần chính của âm ÔN ...

Mắt em hãy nghiền nhắm,
Anh tặng một nụ HÔN,
Cho em ấm cả HỒN,
Mộng liêu trai chìm đắm.


Bốn câu trên được viết theo thể loại thơ MỚI (5 chữ), hai chữ cuối của câu 2 và 3 phải vần nhau, và Nhất Lang cũng đã dùng vần chính của âm ÔN. NHẮM và ĐẮM chỉ là trùng hợp, hai chữ này không cần phải VẦN nhau.

b-Vần chính của vần TRẮC


-Á với Á, Ả, Ã, hoặc Ạ vần với nhau.
-É với É, Ẻ, Ẽ, hoặc Ẹ vần với nhau.

Một thí dụ cho vần chính của vần TRẮC :

Cứ mỗi độ chiều về bên SUỐI,
Anh trộm nhìn đắm ĐUỐI dáng hoa.


Vần chính của vần TRẮC đã được dùng trong hai câu SONG THẤT trên.


c-Vần thông của vần BẰNG :


Vần thông là những tiếng không có cùng một ÂM như các vần CHÍNH, nhưng có cùng một giọng PHÁT ÂM, có thể ăn vận với nhau được.

Nếu không am hiểu vần THÔNG chúng ta rất dễ bị LẠC VẬN khi làm thơ. Vì thế khi muốm dùng vần thông, chúng ta cần phải hiểu rõ luật vần thông.
Theo kinh nghiệm và cách nhìn của Nhất Lang thì người miền Nam thường hay bị lầm lẫn về vần THÔNG hơn ( Nhất Lang chỉ nói là thường - riêng Nhất Lang cũng là người miền Nam).
VẦN THÔNG là những tiếng có sự vận động của môi và lưỡi rất giống nhau khi ta phát âm.

Nhất Lang cố gắng đem vào đây hầu hết những VẦN THÔNG mà chúng ta thường gặp ... Các bạn và các em cố gắng chú ý : CẦN NHẤT LÀ NÊN THUỘC LÒNG những vần Thông này, nếu không thì nên dùng chỉ vần chính mà thôi !

TÓM TẮT các VẦN THÔNG của vần BẰNG


-A và Ơ thông với nhau. Ơ và Ư thông với nhau

(Nhưng A và Ư KHÔNG thông với nhau được !)

-E, Ê và I thông với nhau

-O, Ô và U thông với nhau

-AI thông với AY. AI thông với tất cả các ÂM sau đây: OI, ÔI, ƠI, ƯƠI, UI, Nhưng, AY, tuy thông với AI nhưng không thông với các ÂM trên! Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau.

-AO thông với AU. AU thông với ÂU, Nhưng AO không thông với ÂU.
AO thông với tất cả các âm sau: EO, ÊU, IÊU, IU, ƯU Nhưng AU và ÂU không thể thông.

-AM thông với ƠM

-ĂM thông với ÂM

-ÊM thông với IM và EM

-AN thông với ƠN

-ĂN thông với ÂN và UÂN

-EN, IN, IÊN, và UYÊN thông nhau

-ON, ÔN và UÔN hoặc UN thông nhau

-ANG và ƯƠNG thông nhau. ƯƠNG và UÔNG thông nhau. Nhưng ANG không thông với UÔNG.

-ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau

-ONG, ÔNG, và UNG thông nhau

-ANH, ÊNH và INH thông nhau


*LƯU Ý :


***ĂN và ĂNG, ÂN và ÂNG, hay UN và UNG, ON và ONG, ÔN và ÔNG vv... không thông nhau.

Những chữ có "G" theo sau nhất định chỉ thông với những chữ có G theo sau ! Đây là điểm mà Nhất Lang nhìn thấy người có giọng phát âm
của miền Nam hay bị lầm vì sơ ý hay theo thói quen. (Nhất Lang lắm khi
cũng không ngoại lệ)
***NHẮC LẠI : Khi Nhất Lang bảo là THÔNG thì có nghĩa là những ÂM ấy VẦN với nhau được !


d-Vần thông của vần TRẮC


Vần thông của vần TRẮC cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần BẰNG.

Vần thông có nguyên âm đứng cuối :

-É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau.

Cũng như vần BẰNG tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG, nhưng Y không thông được với E.

-Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau

-Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông)

-ĨA và UỆ thông nhau

-ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được.

-ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được.

-ẤC và ỰC thông nhau

-ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau

-ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau

-ÓNG và ÚNG

-ẬT và ẮT

-ẬT và ỨT

-ÚT và UỐT vv...

Tóm lại : vần thông của vần TRẮC không khác chi vần thông của vần BẰNG về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa TRẮC và BẰNG.

6) GIEO VẦN


Sau đây là các điều đáng nhớ trong sự GIEO VẦN:

* A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!
Thí dụ: BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau.
*TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng không thông được với TRĂM hay TRÂM... tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.
*TAN thông với TĂN hay TÂN, mà không thông với VĂN hay VÂN vv...


a-Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần...

Thí dụ:

-EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN

-ÂN vần với UÂN

-ƠN vần với OAN

-ON vần với UÔN


b-Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm với 2 phụ âm

Thí dụ như chữ ƯƠNG... thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN.

Cho nên : ƯƠNG vần với ANG,

Cũng nên nhớ : ƯƠNG vần với UÔNG vì Ơ vần với Ô, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A.


c-Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm :

Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ ấy mà làm VẬN CĂN.

Thí dụ:

-OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.

-UÂY vần với ÂY

-IA, UYA, UA, ƯA... vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả.

-I vần với IA

-A vần với IA trong chỉ một chữ GIA, không vần với IA bắt đầu bằng phụ âm khác, như TIA, KIA...

-Ư vần với ƯA

-Ô vần với UA vv...


d-Lưu ý :

-Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau !

-Hai tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì vần được !


Các bạn và các em đọc lại tất cả các bài trên đây để làm quen và có gì thắc mắc, cứ hỏi... Nhất Lang sẽ cố gắng trả lời theo khả năng của mình.
Sau khi mọi người thông qua từ BẰNG & TRẮC, BỔNG & TRẦM, VẦN CHÍNH & VẦN THÔNG thì mình sẽ bắt đầu nói đến THƠ LỤC BÁT !
Những bước trên là những điều căn bản mà các anh chị, các bạn, và các em cần phải hiểu khi bắt đầu tập làm thơ.

Nhất Lang mong rằng những điều ghi trên giúp ích được cho các anh chị, các bạn, và em muốn làm quen cùng nguyên tắc làm thơ. Bài kế tiếp Nhất Lang sẽ bắt đầu nói đến những loại thơ.
Chúc tất cả vui vẻ và thành công!


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Thu 24 Sep 2009, 21:18; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG VẦN NÀY “CƯỠNG” HAY “THÔNG”   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13Sat 26 Jul 2008, 23:52

NHỮNG VẦN NÀY “CƯỠNG” HAY “THÔNG” ? - Hàn Sĩ Nguyên

1-Nhắc lại đôi điều về cách hoà vận


Có 4 cách hoà vận :


a-Chính vận : là những vần ăn khớp chặt chẽ với nhau (ví như anh em ruột vậy)

Thí dụ :

A với A

I với I

AI với AI

ONG với ONG v.v....

gọi là chính vận ( vần nào ăn khớp chặt chẽ với vần nấy )


b-Thông vận : là những vần cùng nhóm, hơi khác nhau một chút nhưng có thể tương thông với nhau. Nói nôm na là “hơi khác nhau, nhưng nghe... lọt tai” (ví như anh em chú bác ruột vậy).
Thí dụ :

A với oa

I với e, ê, ia, uy

AI với ay, ây

EM với êm, im, iêm

ANH với inh, ênh, uynh

ANG với oang, ương

ONG với ông, ung v.v...

gọi là thông vận ( vần hơi khác loại nhưng ăn thông với nhau được )


c-Cưỡng vận : là vần ép, vần cưỡng bách, bản thân chúng không liên quan với nhau mấy ( bà con quá xa, xa 5,7 đời) thực chất thì không
thông nhau được, nhưng miễn cưỡng dùng ép cũng ... tạm được. Tất nhiên
cưỡng vận chỉ được dùng khi ... bí vận mà thôi. Miễn cưỡng thì cũng
được, nhưng nếu dùng nhiều quá thì sẽ làm giảm hoặc mất giá trị bài thơ

Thí dụ :

AN với ang

ON với om

ƠN với ơm

ÔN với ôm

UÔN với ƯƠNG

IN với inh, im, êm, iêm ...

v.v.....

gọi là cưỡng vận ( vần ép, vần cưỡng bách )


d-Lạc vận :

Ơ với ơi

A với ai, ia

Ô với ôi, ôn, ông

ƠI với ơn

AI với an, ang v.v....

gọi là lạc vận ( vần ăn ... trét; không hoà vận )


Trong 4 cách hoà vận nói trên

-Chính vận thường chặt chẽ, nhưng cũng gò bó, kém phần linh động.

-Thông vận là cách hòa vận thoải mái nhất, làm cho bài thơ trở nên đặc sắc, biến ảo vô cùng

-Cưỡng vận là vần ép, miễn cưỡng cũng có thể dùng được, nhưng nếu sử dụng cưỡng vận nhiều quá, sẽ làm giảm giá trị câu thơ


Tóm lại :

Cả ba cách hoà vận nói trên đều dùng được

Chỉ riêng Lạc vận là phải tuyệt đối tránh, gieo vần lạc vận kể như bài thơ hỏng


2-Cưỡng hay thông ?


Một vấn đề thường hay gây ra tranh cãi là bản thân 2 vần nào đó là “Cưỡng vận” hay “Thông vận” của nhau ?. Một tiêu chuẩn là xét theo truyện Kiều, những vần nào Nguyễn Du có sử dụng, được coi như thông vận.
Một số thí dụ như sau :


***Ong, ông, ung là thông vận

Thí dụ :

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán LÒNG

Phòng văn hơi giá như ĐỒNG

Trúc se ngọn thỏ, tơ CHÙNG phím loan

........................................Nguyễn Du-Kiều [251-254]


***Ang, oang, ương là thông vận

Thí dụ :

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một TRƯƠNG

Khúc nhà tay lựa nên XOANG

Một thiên “Bạc mệnh” lại CÀNG não nhân

........................................Nguyễn Du-Kiều [31-34]


***Nhưng ong, ông và ương là cưỡng vận. (Trong toàn bộ truyện Kiều, không có câu nào ông đi đôi với ương cả)

Cưỡng vận tuy miễn cưỡng cũng dùng được, nhưng nếu có thể thì nên tránh .


3-Nguyên tắc chung của các quan điểm liên quan đến Thông vận và Cưỡng vận là :

-Vần nào Nguyễn Du có sử dụng được kể như thông vận

-Vần nào Nguyễn Du không sử dụng là cưỡng vận


4-Thật ra, quan niệm cưỡng hay thông cũng là do con người định
đoạt. Một vần nào đó bản chất là cưỡng, nhưng nếu được dùng nhiều lần
quen đi trong những bài thơ hay thì dần dần cưỡng ấy sẽ được coi như
thông mà thôi :

a-Trong truyện Kiều :


Rất ít khi thấy xuất hiện Cưỡng vận. Cả bộ truyện, chỉ có thể nhặt ra được 4 lần Nguyễn Du sử dụng cưỡng vận mà thôi :


Lời con dặn lại một hai

Dẫu mòn bia đá, dám phai tấc VÀNG

Lạy thôi nàng lại rén CHIỀNG :

-“Nhờ cha trả được nghĩa CHÀNG cho xuôi” [771-774]


Tin nhà ngày một vắng TIN

Mặn tình cát luỹ, nhạt TÌNH tào khang [1480]


Bao nhiêu đoạn khổ tình thương

Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở THAN

Dặn tôi đứng lại một BÊN

Chán tai rồi mới bước lên trên lầu [2002]


Lệnh quan ai dám cãi lời

Ép tình mới gán cho người thổ quan

Ông tơ thật nhẽ đa ĐOAN

Xe tơ sao khéo vơ QUÀNG vơ xiên [2600]


b-Trong phong trào thơ mới 1932 :


Kiểu hoà vận này lại rất thường thấy


Thí dụ :


Viết vội mấy dòng để ý TAN

Đang khi hồn ở chốn mơ MÀNG

Chỉ mong ân ái vài giây phút

Giữa lúc say say tưởng cạnh NÀNG

.................................Say- Đỗ Huy Nhiệm......


Nàng về thôn nảo thôn nao ấy

Sau núi nghiêng nghiêng đá chập CHÙNG

Những buổi chiều vàng sau nắng nhạt

Theo chiều lại đến với yêu THƯƠNG

.................................Say- Đỗ Huy Nhiệm....


Đừng mong ước cả thiên ĐƯỜNG

Hãy xin lấy nửa mảnh VƯỜN trắng hoa

-----------------------Giản dị-Hồ Dzếnh........


Khăn nhung quần lĩnh rộn RÀNG

Áo cài khuy bấm em LÀM khổ tôi

............................Chân Quê-Nguyễn Bính....


Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái ĐEN ?

Nói ra sợ mất lòng EM

Van em em hãy giữ NGUYÊN quê mùa

............................Chân Quê-Nguyễn Bính....


Lòng tôi như chiếc thuyền NAN

Tình cô như khách sang NGANG một chiều

..............................Sang ngang-Nguyễn Đình Thư


Ta nhớ chiều khi dưới ánh TRĂNG

Cúi nâng tà áo nhẹ tay CẦM

Mơ màng ngỡ nắm tơ trăng biếc

Áo lụa ngời trăng đẹp mỹ NHÂN

.....................Áo lụa-Bàng Bá Lân.......


Lớn lên em đã biết làm DUYÊN

Mỗi lúc gặp tôi che nón NGHIÊNG

Nghe nói ba em chưa chịu nhận

Cau trầu của khách láng giềng BÊN

.................Gái Quê- Hàn Mặc Tử .......


Hôm nay sáng tỏ cung HẰNG

Khiến lòng em nhớ hôm RẰM bên anh

...........................Ghen Trăng- Mai Đình ......


Một mùa thu trước mỗi hoàng HÔN

Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy BUỒN

Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc

Tôi chờ người đến với yêu ĐƯƠNG

..................Hai sắc hoa Ti-gôn – TTKH .......


Tóm lại :


Qua những thí dụ ấy, ta thấy rằng nếu biết dùng cưỡng vận một cách
hạn chế, có chừng mực thì bài thơ vẫn hay như thường. Còn nếu lạm dụng,
hoặc dùng không khéo thì ... khó nghe lắm.
Và cuối cùng thì câu hỏi “Vần này Cưỡng hay Thông” vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có câu đáp vậy.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vận & Thông Vận - Nhất Lang   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13Fri 15 Aug 2008, 18:58

Vần trong thơ


sưu tầm



ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu

am, ơm --> đi chung với nhau được
ăm, âm
êm, im
an, ơn
ăn, ân, uân

en, in, iên, uyên
on, ôn, uôn
on, un
ang, ương --> nhưng không đi được với uông

ăng, âng , ưng
ong, ông, ung
uông, ương
anh, ênh, inh --> đi chung với nhau được


é, ị --> đi chung với nhau được
ổ, ũ
ọ, ủa
ĩa, uệ
áo, iễu
ói, ủi
ác, ước
ấc, ực
ạm, ợm
ặn, ẩn
óng, úng
ật, ắt
ật, ứt
út, uốt


** Có bốn điều hệ-trọng nên nhớ trong sự gieo vần quốc-ngữ

1.- Trong sự gieo vần quốc-ngữ, có ba âm: a, ă, â ghép với một phụ-âm c, m, n, p, t thành một âm ghép như:

ac, ăc, âc
am, ăm, âm
an, ăn, ân
ap, ăp, âp
at, ăt,ât

những vần ghép ấy chỉ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trên ví dụ:

Bát thông được với bắt, bất mà không thông được với cắt , cất, mắt, mất
Lam đi với lăm, lâm, nhưng không thông với băm, bâm, trăm, trâm
Quan đi với quăn, quân, nhưng không thông với chăn, chân, nhăn, nhân v.v... Đó là do cách hiệp vận do âm-điệu điều-hoà mà thành lệ

2.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba chữ nguyên-âm với một phụ- âm đứng cuối như: iên, uyên, uân, uôn, thì người ta lấy hai chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên

en, in vần với yên, uyên

ân vần với uân

ơn vần với oan

on vần với uôn

khi có vần ghép bằng hai chữ nguyên-âm với hai chữ phụ-âm như ương, thì người ta lấy ba chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên

ang thông với ương

uông thông với ương nhưng không thông với ang, vì a không thông được với ô

3.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba nguyên-âm thì người ta theo âm điệu mà lấy một hay hai chữ nguyên âm làm vận căn, như:

oa, oe, uê, uy

thì vận căn ở chữ a, e, ê, y, cho nên

oa vần với a

oe vần với e

uê vần với ê

uy vần với i

uây vần với ây

Những vần ia, uya, ua, ưa , thì vận căn lại ở chữ i, y, u, ư mà chữ a đứng ở cuối tiếng không có ảnh-hưởng gì cả .

4.- Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau, song hai tiếng tuy đồng âm mà khác nghĩa, tức là hai tiếng khác nhau, thì vần với nhau được

Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vận & Thông Vận - Nhất Lang   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13Sun 15 Dec 2013, 23:43

Thông Vận


a, ơ
am, ơm  
ăm, âm, ơm, ươm
an, oan, ơn
ăn, ân, uân
a , oa
ai, ay
ay, ây
ai, oi, ôi, ơi, ưi, ươi, ui, oai
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu
ây, uây
em, êm, im, iêm
en, ên, in, iên, uyên
e, oe
ê, uê
i, y, uy
i, e, ê, ia, uy
ia, uya, ua, ưa
iu, iêu, êu, eo
o, ô, u, ua
om, ôm, um, uôm
on, ôn, un, uôn
on, un
ơ, ư, ưa
ơn, ươn
ưu, ươu, âu, au
ao, au

ang, oang, ương
ăng, âng , ưng, ương
ong, ông, ung, uông
uông, ương
anh, ênh, inh, uynh




at, ât, ăt , ưt, ươt, ơt
âc, ăc, ac, ưc, ươc
it, iêt, êt, et
ip, iêp, êp, ep
ich, iêc, êch, ach
uc, uôc, ôc, oc
ut, uôt, ôt, ot
ươp, âp, ơp, ăp, ap
é, ị --> đi chung với nhau được
ổ, ũ
ọ, ủa
ĩa, uệ
áo, iễu
ói, ủi
ác, ước
ấc, ực
ật, ắt
ật, ứt
ạm, ợm
ặn, ẩn
óng, úng
ật, ắt
ật, ứt
út, uốt


* * A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!

_________________________
Vận & Thông Vận - Nhất Lang Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Tue 14 Jan 2014, 15:06; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Xoài Xanh

Xoài Xanh

Tổng số bài gửi : 141
Age : 39
Registration date : 12/12/2013

Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vận & Thông Vận - Nhất Lang   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13Sun 15 Dec 2013, 23:49

thanks tỉ tỉ..xem chừng đệ lại mệt mỏi để nhớ.
Về Đầu Trang Go down
saobang



Tổng số bài gửi : 26
Registration date : 31/03/2014

Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vận & Thông Vận - Nhất Lang   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13Thu 03 Apr 2014, 15:22

Hì, đọc mãi vẫn chưa nhớ được. Nhớ mới có xíu xiu. Rõ ràng ngày xưa học rùi, seo giờ hem nhớ ta ?!.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vận & Thông Vận - Nhất Lang   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13Fri 04 Apr 2014, 05:36

saobang đã viết:
Hì, đọc mãi vẫn chưa nhớ được. Nhớ mới có xíu xiu. Rõ ràng ngày xưa học rùi, seo giờ hem nhớ ta ?!.

Từ từ sẽ vô mà  Surprised 
Về Đầu Trang Go down
kimdung

kimdung

Tổng số bài gửi : 224
Location : US
Registration date : 05/08/2013

Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vận & Thông Vận - Nhất Lang   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13Fri 04 Apr 2014, 21:25

Ý Nhi đã viết:
Thông Vận


a, ơ
am, ơm  
ăm, âm, ơm, ươm
an, oan, ơn
ăn, ân, uân
a , oa
ai, ay
ay, ây
ai, oi, ôi, ơi, ưi, ươi, ui, oai
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu
ây, uây
em, êm, im, iêm
en, ên, in, iên, uyên
e, oe
ê, uê
i, y, uy
i, e, ê, ia, uy
ia, uya, ua, ưa
iu, iêu, êu, eo
o, ô, u, ua
om, ôm, um, uôm
on, ôn, un, uôn
on, un
ơ, ư, ưa
ơn, ươn
ưu, ươu, âu, au
ao, au

ang, oang, ương
ăng, âng , ưng, ương
ong, ông, ung, uông
uông, ương
anh, ênh, inh, uynh




at, ât, ăt , ưt, ươt, ơt
âc, ăc, ac, ưc, ươc
it, iêt, êt, et
ip, iêp, êp, ep
ich, iêc, êch, ach
uc, uôc, ôc, oc
ut, uôt, ôt, ot
ươp, âp, ơp, ăp, ap
é, ị --> đi chung với nhau được
ổ, ũ
ọ, ủa
ĩa, uệ
áo, iễu
ói, ủi
ác, ước
ấc, ực
ật, ắt
ật, ứt
ạm, ợm
ặn, ẩn
óng, úng
ật, ắt
ật, ứt
út, uốt


* * A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!
 Cám ơn Tỉ nhiều nhiều .
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Vận & Thông Vận - Nhất Lang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vận & Thông Vận - Nhất Lang   Vận & Thông Vận - Nhất Lang I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Vận & Thông Vận - Nhất Lang
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» HAI HỒN MA NÓI CHUYỆN
» LANG
» Thơ PHẠM KHANG
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 1 - Nguyễn Khắc Thuần
» Sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-