Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:59
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Một thoáng mây bay 9 Wed 03 May 2023, 12:52 | |
| Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Tôi có một đám bạn thân, học chung với nhau từ khi thi vào lớp đệ thất trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký. Nhóm bạn tôi gồm có Tiên, Trình, Dần, Quảng, Thành và Luân. Chúng tôi hợp nhau ở chỗ không thích ăn chơi mà chuộng ganh đua học tập, nên tất cả đều nằm trong top 10 của lớp. Ngoại trừ Tiên, còn lại đều thuộc gia đình không khá giả mấy. Tiên và Trình có chiều cao nổi bật nên luôn luôn bị xếp ngồi bàn chót, và cũng do điều này hai đứa được giáo sư hướng dẫn chỉ định làm Trưởng lớp và Phó trưởng lớp trong những năm đầu tiên.
Lê Văn Tiên đẹp trai cao ráo, dáng người mạnh khoẻ chững chạc, tướng tá oai vệ, mặt trắng trẻo, tóc hơi xoăn như Tây lai. Ba của nó là Thẩm phán Toà Thượng thẩm, nhà ở đường Vĩnh viễn, quận 10. Đó là một căn nhà lầu ở vùng có nhiều người Tàu, không lớn lắm và trong nhà cũng không bày biện nhiều đồ đạc sang trọng khiến tôi nghĩ ông cũng là một vị thẩm phán thanh liêm chính trực. Tiên ăn mặc giản dị, nói chuyện khá tếu và không bao giờ có điệu bộ tỏ ra xa cách với đám chúng tôi xuất thân từ gia đình bình dân hơn.
Trần Ngọc Trình cũng cao như Tiên nhưng trông có phần ẻo lả, một phần chắc do chiều cao đặc biệt so với người cùng trang lứa. Nó mang cặp kiếng cận màu trắng khá dày, gương mặt đạo mạo, giọng nói nhỏ nhẹ. Đặc biệt là nó rất chăm chỉ học tập, vì vậy thường bị bọn trời đánh chúng tôi chọc ghẹo. Tuy nhiên Trình vẫn không giận chúng tôi bao giờ.
Bùi Văn Dần cũng mang kiếng cận, tuổi lớn nhất trong đám. Nó có chếc răng bọc vàng choé khi cười phô ra chói lọi. Nó là người dạy cho chúng tôi biết đánh bài xập xám. Cuối năm đệ tứ, nó thi nhảy Tú tài I và sau khi đậu thì rời trường. Vì không biết nhà nó chúng tôi mất liên lạc luôn từ đó.
Lê Thái Quảng là dân Bắc kỳ di cư 54, nhà ở đường Lê văn Duyệt gần cổng xe lửa. Từ nhà tôi qua nhà nó có thể đi bộ ngang qua khu Vườn Xoài, đi dọc đường xe lửa, rẽ qua một con hẽm nhỏ. Khi chúng tôi học năm đệ thất thì vị giáo sư dạy Lý Hoá cứ bảo lớp chúng tôi là thành phần đậu vớt vì mọi năm trường chỉ lấy có 8 lớp mà năm đó có thêm lớp Thất 9 là lớp chúng tôi. Kỳ thật thủ khoa thi vô trường năm đó chính là Lê Thái Quảng, và nhiều người trong lớp Thất 9 đậu thứ hạng cao trong kỳ thi tuyển nhập học. Sau này khi xong đệ Tứ, lớp chúng tôi phân tán ra 4 lớp bậc đệ nhị cấp thì tất cả người đứng đầu cùa 4 lớp đều xuất thân từ lớp Tứ 9 ra, cụ thể Luân nhất lớp 10B6, tôi nhất lớp 10B7, Đức nhất lớp 10A2 và Kim nhất lớp 10C. Quảng bảo tôi người Bắc di cư thường chọn cho con học hai trường, nam thì Chu Văn An còn nữ thì Trưng Vương. Đây là 2 trường trung học được di chuyển từ Hà Nội vào Nam. Nó nói họ hàng thân thuộc và bạn bè bố nó có vẻ không thích khi nó học trường Petrus Ký, họ cứ căn vặn bố nó sao không bắt nó thi vào trường Chu Văn An. Thời đó do khác biệt tập quán của hai miền, sự kỳ thị Nam-Bắc vẫn còn khá nặng.
Hoàng Xuân Thành người thấp bé nên có biệt danh Thành lùn, để phân biệt với Ngô Văn Thành, một học sinh khác trong lớp, là trưởng lớp chúng tôi năm lớp 10. Vì vậy, giống như tôi, nó thường được xếp ngồi bàn đầu hoặc bàn thứ hai. Nhà nó ở khu Hoà Hưng, gần khám Chí Hoà. Ba nó là Thư ký nghiệp đoàn hoả xa. Nó có một đặc điểm lạ thường là không bao giờ ăn nước mắm. Nhà nó chứa đầy những tạp chí nước ngoài như Time, Newsweek (và cả Penthouse), có lẽ vì ba nó chuyên hoạt động chính trị. Học chung lớp với tôi nó bí ém tài hay sao ấy, nên khi tôi thi nhảy Tú Tài I rồi nó vượt lên hạng nhì lớp 11B7, chỉ đứng sau Tiên.
Mai Viết Kinh Luân là tên rất nổi trội trong trường. Gia đình nó cũng là Bắc di cư 54, người Công giáo và cũng ở khu Hoà Hưng, gần nhà Thành lùn. Nhà của ba đứa Quảng, Thành lùn và Luân đều ở cùng đường Lê Văn Duyệt. Luân học rất giỏi, nhất là sau khi lên bậc Trung học đệ nhị cấp. Trong nhóm chúng tôi chỉ có mình Luân qua lớp 10B6 trong khi cả đám còn lại đều học 10B7 và nó tung hoành trong lớp kia như chốn không người, có lẽ vì ở lớp dưới bị chúng tôi đè nén chăng (?). Cả các vị giáo sư dạy đều biết tiếng nó. Thế nên có lần vị giáo sư Lý Hoá ra đề toán chạy trong lớp, nó hí hửng chạy lên nhanh nhất, không ngờ mắc bẫy của ông ta. Vị giáo sư sung sướng phết liền cho nó cặp trứng vịt to tướng, tạo thành một giai thoại thú vị trong toàn trường vào lúc đó. Điều đặc biệt là nó học giỏi đều, nghe nói kết quả thi lục cá nguyệt nó đứng nhất hầu hết các môn thi. Vì vậy khi kết thúc năm lớp 10 nó giành hạng nhất với điểm trung bình là 18 phẩy, trong lúc học sinh hạng nhì có điểm trung bình chỉ hơn 14 phẩy thôi.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Thu 11 May 2023, 09:03 | |
| Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Chúng tôi hay họp mặt ăn uống ở nhà một trong mấy đứa, thông thường khi khao đãi kết quả học tập và đặc biệt mỗi năm chúng tôi đều tổ chức họp mặt tất niên. Trong buổi tiệc tất niên chúng tôi trao đổi quà, ăn uống, chơi bài và nghe nhạc. Vì thức ăn dồi dào, thừa ra rất nhiều nên sau buổi ăn chúng tôi chơi trò “tố”. Các dĩa đồ ăn dư được tập trung lại và bắt đầu trò chơi. Bộ bài tây được chia ra đánh, đứa nào bị thua sẽ phải thanh toán một món. Nhìn nạn nhân phình bụng trợn trạo nuốt hết dĩa thức ăn đầy tú hụ chúng tôi khoái trá cười đùa chọc ghẹo nhau rất vui. Nghĩ lại tuổi trẻ đúng là vô tư dại dột đùa giỡn quá quắt, không nghĩ gì hậu quả! Đó là những kỷ niệm khó quên của tuổi học trò, với cuộc sống sung túc thời vàng son ấy.
Sau khi Dần mất liên lạc, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ truyền thống trước, ngay cả khi tôi thi nhảy lớp và chúng tôi không còn học chung với nhau. Nhóm chúng tôi được bổ sung thêm Mẫn. Mẫn người cao gầy, tóc cũng hơi xoăn, hiền lành ít nói, rất thân thiết với Thành. Hai đứa hay đi chung với nhau trong mọi sự kiện. Và dòng đời cứ trôi qua…
Sau khi tôi đậu Tú tài II thì mấy tên còn lại mới thi Tú tài I. Một điều khó ai ngờ là Thành trở thành học sinh ưu tú đứng thứ nhì trong lớp chỉ sau Tiên. Cả 3 đứa Tiên, Thành và Quảng đều đậu Tú tài I hạng Ưu, trong khi Trình học rất chăm chỉ lại chỉ được hạng Bình Thứ. Mẫn đậu hạng Bình, mặc dù Thành nói với tôi Mẫn học rất giỏi. Riêng có một điều ngoài dự đoán mọi người là Luân đậu hạng Ưu, trái với lòng kỳ vọng của hắn. Hắn tuyên bố với mọi người là đậu hạng Ưu nhục nhã, nên khi gặp nhau chúng tôi vẫn chọc ghẹo gọi hắn là “Ưu nhục nhã”, tinh nghịch xoáy vào nỗi đau đớn khó giải trong tâm tư hắn. Do yêu cầu của Luân tôi nhờ chị Điềm, người quen làm việc trong Nha Khảo thí xem giùm bài thi của hắn. Sự thật đáng ngạc nhiên là điểm thi Toán của hắn cực kỳ thấp, chỉ được 12/20. Vì Toán có hệ số 4 nên các môn khác phải đều đạt điểm rất cao mới kéo được điểm trung bình lên trên 16/20, điều kiện tối thiểu để được hạng Ưu. Hắn làm bài thi Toán rất tốt nên điểm thấp phải do một nguyên nhân nào đó. Chị Điềm khám phá ra bài thi Toán của Luân chỉ có một tờ giấy, nghĩa là đã lọt mất đâu đó một tờ. Theo luật thi thì chỉ khi thi rớt mới có quyền khiếu nại nên dù biết rằng đã xảy ra việc sai sót bài thi thí sinh vẫn đành chịu vậy. Ngẫm lại câu học tài thi phận của tiền nhân quả thực là chí lý!
Năm tôi học MPC thì nhóm bạn tôi vẫn còn ở lớp 12. Cuối năm chúng nó thi Tú tài II thì có sự kiện lạ lùng, thầy Phạm Xuân Ái dạy Pháp văn trong trường hết lòng ca ngợi một học trò ruột của thầy là Lâm Thanh Phong. Lúc mọi người còn ngóng chờ kết quả Tú tài II thầy Ái đã tiết lộ trước kết quả với học sinh là trường Petrus Ký có 2 học sinh đạt hạng Tối Ưu, Lâm Thanh Phong và Mai Viết Kinh Luân, với điểm của Phong gần như tuyệt đối, tất nhiên là cao hơn điểm của Luân nhiều. Luân nói chuyện với chúng tôi về sự tiết lộ của thầy Ái. Hắn băn khoăn mãi, trong bụng nửa muốn tin là đúng, nửa muốn ngờ là sai. Hắn nói có nguồn tin từ một vị giáo sư khác bảo rằng trường không có học sinh nào đậu hạng Tối Ưu năm nay và điểm thi của Luân là cao nhất. Đứng đầu hạng Ưu hay đứng nhì hạng Tối Ưu, đàng nào thì cũng không vừa ước vọng của hắn nên hắn rất nóng lòng chờ đợi công bố kết quả chính thức. Rồi cuối cùng vào ngày ấy tôi nghe nói Luân cùng một đứa bạn trong lớp tên là Căn, đi lang thang trên đường phố, thất thểu ghé vào quán gọi rượu uống giải sầu. Kết quả niêm yết trên bảng cho thấy một đứa cầu Tối Ưu chỉ được Ưu, một đứa cầu Ưu chỉ được Bình!
Sau này xem bảng điểm chúng tôi được biết Luân đạt tổng cộng 323/360 điểm, còn thiếu vỏn vẹn 1 điểm để được hạng Tối Ưu. Năm đó không ai đạt hạng Tối Ưu, nghĩa là điểm hắn cao nhất toàn quốc. Bài thi Toán của tới tay một giáo sư trong trường chấm. Vị này nhận ra ngay nét chữ to như con bò ai nhìn cũng biết của Luân. Ông muốn cho hắn trọn điểm tuyệt đối 20/20, hệ số 5 nhân lên thành 100/100, vì thế bài thi phải thông qua Hội đồng giám khảo cùng chấp thuận. Tổng số điểm các bài thi của Lâm Thanh Phong chỉ đạt vừa đủ mức hạng Ưu, tức là kém Luân hơn 30 điểm, trái với lời thổi phồng của thầy Ái. Nguyên nhân chuyện công bố kết quả sai lạc của thầy Ái hiện thời vẫn còn là điều bí mật không ai hiểu được. (???)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Bằng hữu chi giao Wed 17 May 2023, 11:56 | |
| Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Trở lại đám bạn tôi, Tiên và Thành thi Tú tài II đậu hạng Ưu, Quảng và Mẫn cùng hạng Bình, chỉ có Trình vẫn là Bình Thứ. Thành và Luân nộp đơn xin đi du học Úc đại lợi. Tiên và Quảng tuy đủ điều kiện về thứ hạng bằng cấp nhưng do năm ấy Nha động viên rút tuổi động viên xuống 1 tuổi nên hai đứa bắt buộc phải thi vào các đại học trong nước. Cũng bởi lý do này mà tôi không thể nộp đơn xin đi du học lại như dự tính. Đây là điều hết sức xui xẻo cho bọn tôi, bởi vì sang năm sau tuổi động viên lại được tăng thêm một. Đúng là cái số con rệp dành cho những người sinh đúng vào năm tuổi của tôi, sinh trước hay sau một năm thì cuộc đời đã thay đổi hoàn toàn!
Tiên thi đậu 3 trường: Kỹ sư công nghệ Phú thọ, đại học Dược khoa Sài gòn và Y khoa Minh Đức, tất nhiên là hắn chọn học Phú thọ, bởi vì Minh Đức là Đại học tư, học phí khá cao. Quảng đậu trường Đại học Nông lâm súc. Luân cũng đậu kỹ sư Phú thọ còn Trình đậu Cao đẳng sư phạm. Tôi không rõ về việc thi cử của Mẫn lắm.
Kết quả tuyển chọn du học sinh có tên Luân, Thành và cả Lâm Thanh Phong. Như tôi đã trình bày, do số học bổng của Colombo (gồm Úc và Tân Tây Lan cộng lại) năm đó khá nhiều, tới 6-7 chục suất, và số ứng viên có điểm thi cả 2 bằng Tú tài hạng Ưu tương đối ít nên sự thành công tương đối dễ dàng, không như thời của tôi chỉ có chừng 1 chục học bổng Tân Tây Lan. Những học sinh ưu tú như Luân và Thành không cần phải thuộc thành phần con ông cháu cha mới được tuyển chọn. Gần tới ngày đi nước ngoài thì hồ sơ của Thành bị trục trặc, không qua được Bộ nội vụ. Lý do có lẽ là ba của hắn là Thư ký nghiệp đoàn hoả xa, đối lập với chính quyền. Chính phủ Úc cho phép Thành hoãn lại để chờ giải quyết với bên phía Việt Nam, hứa sẽ để dành lại học bổng chờ hắn cho đến khi nào hắn làm xong thủ tục, dù có thể trễ hơn năm bảy tháng, trong lúc Luân và Phong lên đường sang Úc. Ba của Thành nói với tôi là không sao đâu, đây chỉ là trục trặc kỹ thuật nhỏ do nhầm lẫn, chắc chắn là sự việc sẽ được giải quyết tốt đẹp. Tuy vậy, ngày qua ngày, cuối cùng Thành vẫn không thể đi du học được. Đầu óc hắn trở nên điên điên dại dại mà do đồng bệnh tương lân, tôi là người hiểu tâm trạng của hắn hơn ai hết!
Thành và Mẫn ghi danh học MPC ở Khoa học đại học đường Sài gòn. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp hai đứa trong trường. Sau khi Luân đi Úc rồi, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ truyền thống họp mặt mỗi năm, ăn uống, vui chơi và “tố” bài. Suốt mấy năm đầu chúng tôi vắng bặt tin tức của Luân. Nghe nói gia đình của Luân cũng không nhận được thư hắn. Chúng tôi mù mờ về tình hình học tập ở nước ngoài, chẳng lẽ Luân bận rộn đến mức không có thời gian biên thư về nha?
Căn, bạn của Luân, xin đi du học tự túc ở Ý, được một năm thì qua đời vì tai nạn. Phong cũng mất vì tai nạn ở Úc.
“Tái ông thất mã”, thực sự tôi không biết đời người thế nào là may, thế nào là rủi. Tôi đậu được 2 bằng Tú tài hạng Tối Ưu, điều mà học sinh nào cũng mơ ước, nhưng đi du học không lọt, trong khi Luân và Phong chỉ có 2 bằng Tú tài hạng Ưu, Căn hai bằng Tú tài hạng Bình lại thoả mộng du học nước ngoài. Sau đó Phong và Căn tử nạn ở tuổi còn rất trẻ và tôi vẫn tiếp tục hàng mấy chục năm nay trải qua cuộc đời với bao nhiêu lần lên voi xuống chó!
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Fri 19 May 2023, 08:37 | |
| Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Cuối năm học, Thành và Mẫn đến tìm tôi nhờ xem giùm kết quả thi MPC. Tôi nhận lời rồi đi gặp Thầy Khuyến. Biết Thầy thích những học trò giỏi, tôi khoe khoang thành tích đậu Tú tài của chúng nó, những mong Thầy sẽ chú ý nâng đỡ chúng nó giống như tôi. Không dè xem xong kết quả Thầy bảo: _ Sao tôi thấy các anh ấy cũng đâu có giỏi lắm!
Thành đậu MPC hạng Bình thứ, còn Mẫn chỉ hạng Thứ. Thấy thái độ thất vọng của Thầy tôi sượng sùng đứng im không biết làm sao. Mẫn thì tôi không kể, mặc dù Thành khen nó hết lời nhưng kết quả Tú tài hai lần đều hạng Bình thì tôi đã nghi ngờ, nhưng với Thành, hai lần đều hạng Ưu, chẳng lẽ nó làm bài thi lại quá tệ? Cuối cùng tôi chỉ nói: _ Em cũng không biết nữa Thầy, Thành học ở Petrus Ký đứng nhất nhì lớp, hai lần thi Tú tài đều hạng Ưu, chẳng biết sao kết quả thi MPC không tốt!
Thầy cười cười nói: _ Anh yên chí đi! Người giỏi không phải năm nào cũng có! Năm bảy năm mới may gặp một lần!
Tôi cũng cười bẽn lẽn trước lời trêu chọc của Thầy.
Do chương trình thay đổi, Đại học Y khoa tuyển thẳng học sinh từ Tú tài II theo chương trình 7 năm. Hai đứa cũng không dự tính học Sư phạm hay Phú thọ nên cùng ghi danh học tiếp Khoa học. Vì không còn hi vọng được Thầy Khuyến đỡ đầu chúng nó chọn học các chứng chỉ môn Vật lý để theo chương trình Cử nhân Vật lý - Điện & Điện tử. Thành xin được là Nghiệm chế viên bán thời gian ban Điện & Điện tử.
Tiên học kỹ sư Phú thọ. Gia đình nó chịu một tổn thất lớn, ba nó là thẩm phán bị tử nạn trong một vụ rớt máy bay ở miền Trung. Khi chúng tôi tới viếng tang, nó vắng nhà vì phải thi cuối năm học. Đến trưa thì nó vụt chạy xe Lambretta về đến cổng, mặt phờ phạc, mắt đỏ hoe, vội vàng dựng xe ngoài sân, có người ra đỡ xe cho nó. Tiên chạy vào nhà, gật đầu chào qua chúng tôi, rồi quỳ bên quan tài khóc sướt mướt. Chúng tôi ái ngại, không biết vừa rồi nó có đủ tinh thần tập trung để làm bài thi hay không. Trong đám chúng tôi, Tiên thuộc gia đình khá giả nhất, nhưng bây giờ nó lại là người bất hạnh nhất!
Dòng đời cứ lặng lẽ trôi. Mỗi đứa chúng tôi đều ấp ủ riêng một hoài bão và trông chờ một tương lai tươi đẹp mai sau. Nhưng tình bạn chúng tôi vẫn còn bền vững theo thời gian.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Fri 26 May 2023, 10:18 | |
| Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Thời học trò hoa mộng của chúng tôi thực là ngắn ngủi. Thế cuộc xoay vần, những biến động kinh hồn của đất nước đã áp đặt lên chúng tôi những số phận vô cùng khác biệt. May mắn nhất vẫn là Mai Viết Kinh Luân. Thông thường học bổng du học sinh được chính phủ ngoại quốc cấp cho 1 năm, sau đó sẽ tái cấp từng năm nếu kết quả học đạt yêu cầu. Đủ 4 năm thì du học sinh bắt buộc phải trở về nước dù tốt nghiệp bậc Cử nhân hay không. Nếu muốn học lên Cao học hay Tiến sĩ, du học sinh cũng phải về Việt Nam trước rồi mới được nộp đơn xin đi du học bậc cao hơn. Trong khi Luân đang ở Úc thì xảy ra biến cố 30/4, Việt Nam bế quan toả cảng, người ở nước ngoài không được về nước. Nó tiếp tục chương trình học bổng Colombo tới khi xong đại học, được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị ở lại Úc. Do thành tích học tập cao, nó lấy học bổng làm tiếp luận án Tiến sĩ. Sau vài năm nghiên cứu giảng dạy tại trường, nó ra làm việc cho BHP, hãng sắt thép lớn nhất của Úc. Nó lập gia đình với một cô bạn cùng du học theo chương trình học bổng Colombo và được hưởng quy chế tỵ nạn tại Úc sau năm 1975 giống như nó. Cả hai có 3 người con, 2 trai, 1 gái, đều thành đạt ở xứ người.
Người có cuộc đời bình dị nhất là Trần Ngọc Trình. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, nó đi dạy và cưới vợ. Chúng tôi hỏi ý nó về quà cưới thì nó trả lời: _ Tụi mày biết hoàn cảnh gia đình tao rồi. Món quà cần thực tế một chút.
Vì vậy chúng tôi quyết định gộp tiền mặt đưa nó làm quà cưới. Tiệc cưới tại nhà chia làm nhiều đợt. Chúng tôi đi ăn buổi tối, đợt sau cùng. Biết nó quá mệt mỏi và bị ép uống rượu nhiều rồi, chúng tôi chỉ cụng ly sơ sài và ra về sớm cho vợ chồng nó nghỉ ngơi. Về sau nó làm hiệu phó rồi thăng hiệu trưởng của một trường Trung học cơ sở ở ngoại thành.
Người thứ ba là Lê Thái Quảng, học ở Cao đẳng Nông Lâm Súc (sau đổi tên thành Đại học Nông nghiệp sáp nhập vào Viện đại học Bách khoa Thủ đức). Đời nó không đến đỗi ba chìm bảy nổi chín lênh đênh như Thành lùn và tôi. Về sau nó bỏ ngành Nông nghiệp đi làm cho một công ty ngoại quốc, cuộc sống tương đối khá ổn định.
Mẫn tốt nghiệp Cử nhân Vật lý ra trường được phân công làm việc ở Thành đoàn. Thời gian đầu hơi chật vật nhưng sau khi có chủ trương đổi mới nó trở thành Giám đốc Công ty du lịch của Thành đoàn, cuộc đời nó từ đó phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên tôi đã lâu không còn có dịp gặp nó nữa.
Bất hạnh nhất có lẽ là Lê Văn Tiên. Vào những năm 1980s phong trào vượt biên đường bộ sang Kampuchea rồi vượt biên giới qua Thái lan nổi lên rần rộ. Khi tới biên giới này khách sẽ viết thư ghi ký hiệu bí mật để người dẫn đường mang về gia đình ở Việt Nam nhận tiền công. Nhà Tiên đã nhận thư, yên trí rằng nó đã tới trại tỵ nạn Thái Lan. Ngày qua ngày chúng tôi tới nhà thăm hỏi vẫn không có tin tức gì của nó. Về sau, gia đình Tiên đã sang Mỹ hết cả, Thành có thư từ qua lại với chị của Tiên mà dường như họ cố tình giấu giếm không cho biết. Thành cứ tưởng Tiên giận nó vì nghi ngờ nó có tình ý với người yêu của Tiên đang còn ở Việt Nam. Cuối cùng mới rõ sự thật: nhóm người vượt biên trong đó có Tiên đã bị lính biên phòng Thái lan bắn chết. Hay tin dữ muộn màng, chúng tôi lặng cả người, cùng nhau khóc thương cho số phận bi đát của người bạn tài hoa mệnh bạc.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Sun 28 May 2023, 09:25 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Thời học trò hoa mộng của chúng tôi thực là ngắn ngủi. Thế cuộc xoay vần, những biến động kinh hồn của đất nước đã áp đặt lên chúng tôi những số phận vô cùng khác biệt. May mắn nhất vẫn là Mai Viết Kinh Luân. Thông thường học bổng du học sinh được chính phủ ngoại quốc cấp cho 1 năm, sau đó sẽ tái cấp từng năm nếu kết quả học đạt yêu cầu. Đủ 4 năm thì du học sinh bắt buộc phải trở về nước dù tốt nghiệp bậc Cử nhân hay không. Nếu muốn học lên Cao học hay Tiến sĩ, du học sinh cũng phải về Việt Nam trước rồi mới được nộp đơn xin đi du học bậc cao hơn. Trong khi Luân đang ở Úc thì xảy ra biến cố 30/4, Việt Nam bế quan toả cảng, người ở nước ngoài không được về nước. Nó tiếp tục chương trình học bổng Colombo tới khi xong đại học, được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị ở lại Úc. Do thành tích học tập cao, nó lấy học bổng làm tiếp luận án Tiến sĩ. Sau vài năm nghiên cứu giảng dạy tại trường, nó ra làm việc cho BHP, hãng sắt thép lớn nhất của Úc. Nó lập gia đình với một cô bạn cùng du học theo chương trình học bổng Colombo và được hưởng quy chế tỵ nạn tại Úc sau năm 1975 giống như nó. Cả hai có 3 người con, 2 trai, 1 gái, đều thành đạt ở xứ người.
Người có cuộc đời bình dị nhất là Trần Ngọc Trình. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, nó đi dạy và cưới vợ. Chúng tôi hỏi ý nó về quà cưới thì nó trả lời: _ Tụi mày biết hoàn cảnh gia đình tao rồi. Món quà cần thực tế một chút.
Vì vậy chúng tôi quyết định gộp tiền mặt đưa nó làm quà cưới. Tiệc cưới tại nhà chia làm nhiều đợt. Chúng tôi đi ăn buổi tối, đợt sau cùng. Biết nó quá mệt mỏi và bị ép uống rượu nhiều rồi, chúng tôi chỉ cụng ly sơ sài và ra về sớm cho vợ chồng nó nghỉ ngơi. Về sau nó làm hiệu phó rồi thăng hiệu trưởng của một trường Trung học cơ sở ở ngoại thành.
Người thứ ba là Lê Thái Quảng, học ở Cao đẳng Nông Lâm Súc (sau đổi tên thành Đại học Nông nghiệp sáp nhập vào Viện đại học Bách khoa Thủ đức). Đời nó không đến đỗi ba chìm bảy nổi chín lênh đênh như Thành lùn và tôi. Về sau nó bỏ ngành Nông nghiệp đi làm cho một công ty ngoại quốc, cuộc sống tương đối khá ổn định.
Mẫn tốt nghiệp Cử nhân Vật lý ra trường được phân công làm việc ở Thành đoàn. Thời gian đầu hơi chật vật nhưng sau khi có chủ trương đổi mới nó trở thành Giám đốc Công ty du lịch của Thành đoàn, cuộc đời nó từ đó phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên tôi đã lâu không còn có dịp gặp nó nữa.
Bất hạnh nhất có lẽ là Lê Văn Tiên. Vào những năm 1980s phong trào vượt biên đường bộ sang Kampuchea rồi vượt biên giới qua Thái lan nổi lên rần rộ. Khi tới biên giới này khách sẽ viết thư ghi ký hiệu bí mật để người dẫn đường mang về gia đình ở Việt Nam nhận tiền công. Nhà Tiên đã nhận thư, yên trí rằng nó đã tới trại tỵ nạn Thái Lan. Ngày qua ngày chúng tôi tới nhà thăm hỏi vẫn không có tin tức gì của nó. Về sau, gia đình Tiên đã sang Mỹ hết cả, Thành có thư từ qua lại với chị của Tiên mà dường như họ cố tình giấu giếm không cho biết. Thành cứ tưởng Tiên giận nó vì nghi ngờ nó có tình ý với người yêu của Tiên đang còn ở Việt Nam. Cuối cùng mới rõ sự thật: nhóm người vượt biên trong đó có Tiên đã bị lính biên phòng Thái lan bắn chết. Hay tin dữ muộn màng, chúng tôi lặng cả người, cùng nhau khóc thương cho số phận bi đát của người bạn tài hoa mệnh bạc.
Đọc đến đoạn cuối buồn quá ạ Thầy |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Sun 28 May 2023, 14:29 | |
| - Trăng đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Thời học trò hoa mộng của chúng tôi thực là ngắn ngủi. Thế cuộc xoay vần, những biến động kinh hồn của đất nước đã áp đặt lên chúng tôi những số phận vô cùng khác biệt. May mắn nhất vẫn là Mai Viết Kinh Luân. Thông thường học bổng du học sinh được chính phủ ngoại quốc cấp cho 1 năm, sau đó sẽ tái cấp từng năm nếu kết quả học đạt yêu cầu. Đủ 4 năm thì du học sinh bắt buộc phải trở về nước dù tốt nghiệp bậc Cử nhân hay không. Nếu muốn học lên Cao học hay Tiến sĩ, du học sinh cũng phải về Việt Nam trước rồi mới được nộp đơn xin đi du học bậc cao hơn. Trong khi Luân đang ở Úc thì xảy ra biến cố 30/4, Việt Nam bế quan toả cảng, người ở nước ngoài không được về nước. Nó tiếp tục chương trình học bổng Colombo tới khi xong đại học, được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị ở lại Úc. Do thành tích học tập cao, nó lấy học bổng làm tiếp luận án Tiến sĩ. Sau vài năm nghiên cứu giảng dạy tại trường, nó ra làm việc cho BHP, hãng sắt thép lớn nhất của Úc. Nó lập gia đình với một cô bạn cùng du học theo chương trình học bổng Colombo và được hưởng quy chế tỵ nạn tại Úc sau năm 1975 giống như nó. Cả hai có 3 người con, 2 trai, 1 gái, đều thành đạt ở xứ người.
Người có cuộc đời bình dị nhất là Trần Ngọc Trình. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, nó đi dạy và cưới vợ. Chúng tôi hỏi ý nó về quà cưới thì nó trả lời: _ Tụi mày biết hoàn cảnh gia đình tao rồi. Món quà cần thực tế một chút.
Vì vậy chúng tôi quyết định gộp tiền mặt đưa nó làm quà cưới. Tiệc cưới tại nhà chia làm nhiều đợt. Chúng tôi đi ăn buổi tối, đợt sau cùng. Biết nó quá mệt mỏi và bị ép uống rượu nhiều rồi, chúng tôi chỉ cụng ly sơ sài và ra về sớm cho vợ chồng nó nghỉ ngơi. Về sau nó làm hiệu phó rồi thăng hiệu trưởng của một trường Trung học cơ sở ở ngoại thành.
Người thứ ba là Lê Thái Quảng, học ở Cao đẳng Nông Lâm Súc (sau đổi tên thành Đại học Nông nghiệp sáp nhập vào Viện đại học Bách khoa Thủ đức). Đời nó không đến đỗi ba chìm bảy nổi chín lênh đênh như Thành lùn và tôi. Về sau nó bỏ ngành Nông nghiệp đi làm cho một công ty ngoại quốc, cuộc sống tương đối khá ổn định.
Mẫn tốt nghiệp Cử nhân Vật lý ra trường được phân công làm việc ở Thành đoàn. Thời gian đầu hơi chật vật nhưng sau khi có chủ trương đổi mới nó trở thành Giám đốc Công ty du lịch của Thành đoàn, cuộc đời nó từ đó phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên tôi đã lâu không còn có dịp gặp nó nữa.
Bất hạnh nhất có lẽ là Lê Văn Tiên. Vào những năm 1980s phong trào vượt biên đường bộ sang Kampuchea rồi vượt biên giới qua Thái lan nổi lên rần rộ. Khi tới biên giới này khách sẽ viết thư ghi ký hiệu bí mật để người dẫn đường mang về gia đình ở Việt Nam nhận tiền công. Nhà Tiên đã nhận thư, yên trí rằng nó đã tới trại tỵ nạn Thái Lan. Ngày qua ngày chúng tôi tới nhà thăm hỏi vẫn không có tin tức gì của nó. Về sau, gia đình Tiên đã sang Mỹ hết cả, Thành có thư từ qua lại với chị của Tiên mà dường như họ cố tình giấu giếm không cho biết. Thành cứ tưởng Tiên giận nó vì nghi ngờ nó có tình ý với người yêu của Tiên đang còn ở Việt Nam. Cuối cùng mới rõ sự thật: nhóm người vượt biên trong đó có Tiên đã bị lính biên phòng Thái lan bắn chết. Hay tin dữ muộn màng, chúng tôi lặng cả người, cùng nhau khóc thương cho số phận bi đát của người bạn tài hoa mệnh bạc.
Đọc đến đoạn cuối buồn quá ạ Thầy Đời người vô thường, có khi chết cũng là một cách giải thoát!? _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Mon 29 May 2023, 08:54 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Thời học trò hoa mộng của chúng tôi thực là ngắn ngủi. Thế cuộc xoay vần, những biến động kinh hồn của đất nước đã áp đặt lên chúng tôi những số phận vô cùng khác biệt. May mắn nhất vẫn là Mai Viết Kinh Luân. Thông thường học bổng du học sinh được chính phủ ngoại quốc cấp cho 1 năm, sau đó sẽ tái cấp từng năm nếu kết quả học đạt yêu cầu. Đủ 4 năm thì du học sinh bắt buộc phải trở về nước dù tốt nghiệp bậc Cử nhân hay không. Nếu muốn học lên Cao học hay Tiến sĩ, du học sinh cũng phải về Việt Nam trước rồi mới được nộp đơn xin đi du học bậc cao hơn. Trong khi Luân đang ở Úc thì xảy ra biến cố 30/4, Việt Nam bế quan toả cảng, người ở nước ngoài không được về nước. Nó tiếp tục chương trình học bổng Colombo tới khi xong đại học, được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị ở lại Úc. Do thành tích học tập cao, nó lấy học bổng làm tiếp luận án Tiến sĩ. Sau vài năm nghiên cứu giảng dạy tại trường, nó ra làm việc cho BHP, hãng sắt thép lớn nhất của Úc. Nó lập gia đình với một cô bạn cùng du học theo chương trình học bổng Colombo và được hưởng quy chế tỵ nạn tại Úc sau năm 1975 giống như nó. Cả hai có 3 người con, 2 trai, 1 gái, đều thành đạt ở xứ người.
Người có cuộc đời bình dị nhất là Trần Ngọc Trình. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, nó đi dạy và cưới vợ. Chúng tôi hỏi ý nó về quà cưới thì nó trả lời: _ Tụi mày biết hoàn cảnh gia đình tao rồi. Món quà cần thực tế một chút.
Vì vậy chúng tôi quyết định gộp tiền mặt đưa nó làm quà cưới. Tiệc cưới tại nhà chia làm nhiều đợt. Chúng tôi đi ăn buổi tối, đợt sau cùng. Biết nó quá mệt mỏi và bị ép uống rượu nhiều rồi, chúng tôi chỉ cụng ly sơ sài và ra về sớm cho vợ chồng nó nghỉ ngơi. Về sau nó làm hiệu phó rồi thăng hiệu trưởng của một trường Trung học cơ sở ở ngoại thành.
Người thứ ba là Lê Thái Quảng, học ở Cao đẳng Nông Lâm Súc (sau đổi tên thành Đại học Nông nghiệp sáp nhập vào Viện đại học Bách khoa Thủ đức). Đời nó không đến đỗi ba chìm bảy nổi chín lênh đênh như Thành lùn và tôi. Về sau nó bỏ ngành Nông nghiệp đi làm cho một công ty ngoại quốc, cuộc sống tương đối khá ổn định.
Mẫn tốt nghiệp Cử nhân Vật lý ra trường được phân công làm việc ở Thành đoàn. Thời gian đầu hơi chật vật nhưng sau khi có chủ trương đổi mới nó trở thành Giám đốc Công ty du lịch của Thành đoàn, cuộc đời nó từ đó phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên tôi đã lâu không còn có dịp gặp nó nữa.
Bất hạnh nhất có lẽ là Lê Văn Tiên. Vào những năm 1980s phong trào vượt biên đường bộ sang Kampuchea rồi vượt biên giới qua Thái lan nổi lên rần rộ. Khi tới biên giới này khách sẽ viết thư ghi ký hiệu bí mật để người dẫn đường mang về gia đình ở Việt Nam nhận tiền công. Nhà Tiên đã nhận thư, yên trí rằng nó đã tới trại tỵ nạn Thái Lan. Ngày qua ngày chúng tôi tới nhà thăm hỏi vẫn không có tin tức gì của nó. Về sau, gia đình Tiên đã sang Mỹ hết cả, Thành có thư từ qua lại với chị của Tiên mà dường như họ cố tình giấu giếm không cho biết. Thành cứ tưởng Tiên giận nó vì nghi ngờ nó có tình ý với người yêu của Tiên đang còn ở Việt Nam. Cuối cùng mới rõ sự thật: nhóm người vượt biên trong đó có Tiên đã bị lính biên phòng Thái lan bắn chết. Hay tin dữ muộn màng, chúng tôi lặng cả người, cùng nhau khóc thương cho số phận bi đát của người bạn tài hoa mệnh bạc.
Đọc đến đoạn cuối buồn quá ạ Thầy Đời người vô thường, có khi chết cũng là một cách giải thoát!? Còn trẻ, khoẻ mạnh, tương lai sáng sủa mà chết thì tiếc thầy ui |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Mon 29 May 2023, 10:45 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Thời học trò hoa mộng của chúng tôi thực là ngắn ngủi. Thế cuộc xoay vần, những biến động kinh hồn của đất nước đã áp đặt lên chúng tôi những số phận vô cùng khác biệt. May mắn nhất vẫn là Mai Viết Kinh Luân. Thông thường học bổng du học sinh được chính phủ ngoại quốc cấp cho 1 năm, sau đó sẽ tái cấp từng năm nếu kết quả học đạt yêu cầu. Đủ 4 năm thì du học sinh bắt buộc phải trở về nước dù tốt nghiệp bậc Cử nhân hay không. Nếu muốn học lên Cao học hay Tiến sĩ, du học sinh cũng phải về Việt Nam trước rồi mới được nộp đơn xin đi du học bậc cao hơn. Trong khi Luân đang ở Úc thì xảy ra biến cố 30/4, Việt Nam bế quan toả cảng, người ở nước ngoài không được về nước. Nó tiếp tục chương trình học bổng Colombo tới khi xong đại học, được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị ở lại Úc. Do thành tích học tập cao, nó lấy học bổng làm tiếp luận án Tiến sĩ. Sau vài năm nghiên cứu giảng dạy tại trường, nó ra làm việc cho BHP, hãng sắt thép lớn nhất của Úc. Nó lập gia đình với một cô bạn cùng du học theo chương trình học bổng Colombo và được hưởng quy chế tỵ nạn tại Úc sau năm 1975 giống như nó. Cả hai có 3 người con, 2 trai, 1 gái, đều thành đạt ở xứ người.
Người có cuộc đời bình dị nhất là Trần Ngọc Trình. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, nó đi dạy và cưới vợ. Chúng tôi hỏi ý nó về quà cưới thì nó trả lời: _ Tụi mày biết hoàn cảnh gia đình tao rồi. Món quà cần thực tế một chút.
Vì vậy chúng tôi quyết định gộp tiền mặt đưa nó làm quà cưới. Tiệc cưới tại nhà chia làm nhiều đợt. Chúng tôi đi ăn buổi tối, đợt sau cùng. Biết nó quá mệt mỏi và bị ép uống rượu nhiều rồi, chúng tôi chỉ cụng ly sơ sài và ra về sớm cho vợ chồng nó nghỉ ngơi. Về sau nó làm hiệu phó rồi thăng hiệu trưởng của một trường Trung học cơ sở ở ngoại thành.
Người thứ ba là Lê Thái Quảng, học ở Cao đẳng Nông Lâm Súc (sau đổi tên thành Đại học Nông nghiệp sáp nhập vào Viện đại học Bách khoa Thủ đức). Đời nó không đến đỗi ba chìm bảy nổi chín lênh đênh như Thành lùn và tôi. Về sau nó bỏ ngành Nông nghiệp đi làm cho một công ty ngoại quốc, cuộc sống tương đối khá ổn định.
Mẫn tốt nghiệp Cử nhân Vật lý ra trường được phân công làm việc ở Thành đoàn. Thời gian đầu hơi chật vật nhưng sau khi có chủ trương đổi mới nó trở thành Giám đốc Công ty du lịch của Thành đoàn, cuộc đời nó từ đó phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên tôi đã lâu không còn có dịp gặp nó nữa.
Bất hạnh nhất có lẽ là Lê Văn Tiên. Vào những năm 1980s phong trào vượt biên đường bộ sang Kampuchea rồi vượt biên giới qua Thái lan nổi lên rần rộ. Khi tới biên giới này khách sẽ viết thư ghi ký hiệu bí mật để người dẫn đường mang về gia đình ở Việt Nam nhận tiền công. Nhà Tiên đã nhận thư, yên trí rằng nó đã tới trại tỵ nạn Thái Lan. Ngày qua ngày chúng tôi tới nhà thăm hỏi vẫn không có tin tức gì của nó. Về sau, gia đình Tiên đã sang Mỹ hết cả, Thành có thư từ qua lại với chị của Tiên mà dường như họ cố tình giấu giếm không cho biết. Thành cứ tưởng Tiên giận nó vì nghi ngờ nó có tình ý với người yêu của Tiên đang còn ở Việt Nam. Cuối cùng mới rõ sự thật: nhóm người vượt biên trong đó có Tiên đã bị lính biên phòng Thái lan bắn chết. Hay tin dữ muộn màng, chúng tôi lặng cả người, cùng nhau khóc thương cho số phận bi đát của người bạn tài hoa mệnh bạc.
Đọc đến đoạn cuối buồn quá ạ Thầy Đời người vô thường, có khi chết cũng là một cách giải thoát!? Còn trẻ, khoẻ mạnh, tương lai sáng sủa mà chết thì tiếc thầy ui "thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
hihi |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Wed 31 May 2023, 09:21 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Thời học trò hoa mộng của chúng tôi thực là ngắn ngủi. Thế cuộc xoay vần, những biến động kinh hồn của đất nước đã áp đặt lên chúng tôi những số phận vô cùng khác biệt. May mắn nhất vẫn là Mai Viết Kinh Luân. Thông thường học bổng du học sinh được chính phủ ngoại quốc cấp cho 1 năm, sau đó sẽ tái cấp từng năm nếu kết quả học đạt yêu cầu. Đủ 4 năm thì du học sinh bắt buộc phải trở về nước dù tốt nghiệp bậc Cử nhân hay không. Nếu muốn học lên Cao học hay Tiến sĩ, du học sinh cũng phải về Việt Nam trước rồi mới được nộp đơn xin đi du học bậc cao hơn. Trong khi Luân đang ở Úc thì xảy ra biến cố 30/4, Việt Nam bế quan toả cảng, người ở nước ngoài không được về nước. Nó tiếp tục chương trình học bổng Colombo tới khi xong đại học, được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị ở lại Úc. Do thành tích học tập cao, nó lấy học bổng làm tiếp luận án Tiến sĩ. Sau vài năm nghiên cứu giảng dạy tại trường, nó ra làm việc cho BHP, hãng sắt thép lớn nhất của Úc. Nó lập gia đình với một cô bạn cùng du học theo chương trình học bổng Colombo và được hưởng quy chế tỵ nạn tại Úc sau năm 1975 giống như nó. Cả hai có 3 người con, 2 trai, 1 gái, đều thành đạt ở xứ người.
Người có cuộc đời bình dị nhất là Trần Ngọc Trình. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, nó đi dạy và cưới vợ. Chúng tôi hỏi ý nó về quà cưới thì nó trả lời: _ Tụi mày biết hoàn cảnh gia đình tao rồi. Món quà cần thực tế một chút.
Vì vậy chúng tôi quyết định gộp tiền mặt đưa nó làm quà cưới. Tiệc cưới tại nhà chia làm nhiều đợt. Chúng tôi đi ăn buổi tối, đợt sau cùng. Biết nó quá mệt mỏi và bị ép uống rượu nhiều rồi, chúng tôi chỉ cụng ly sơ sài và ra về sớm cho vợ chồng nó nghỉ ngơi. Về sau nó làm hiệu phó rồi thăng hiệu trưởng của một trường Trung học cơ sở ở ngoại thành.
Người thứ ba là Lê Thái Quảng, học ở Cao đẳng Nông Lâm Súc (sau đổi tên thành Đại học Nông nghiệp sáp nhập vào Viện đại học Bách khoa Thủ đức). Đời nó không đến đỗi ba chìm bảy nổi chín lênh đênh như Thành lùn và tôi. Về sau nó bỏ ngành Nông nghiệp đi làm cho một công ty ngoại quốc, cuộc sống tương đối khá ổn định.
Mẫn tốt nghiệp Cử nhân Vật lý ra trường được phân công làm việc ở Thành đoàn. Thời gian đầu hơi chật vật nhưng sau khi có chủ trương đổi mới nó trở thành Giám đốc Công ty du lịch của Thành đoàn, cuộc đời nó từ đó phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên tôi đã lâu không còn có dịp gặp nó nữa.
Bất hạnh nhất có lẽ là Lê Văn Tiên. Vào những năm 1980s phong trào vượt biên đường bộ sang Kampuchea rồi vượt biên giới qua Thái lan nổi lên rần rộ. Khi tới biên giới này khách sẽ viết thư ghi ký hiệu bí mật để người dẫn đường mang về gia đình ở Việt Nam nhận tiền công. Nhà Tiên đã nhận thư, yên trí rằng nó đã tới trại tỵ nạn Thái Lan. Ngày qua ngày chúng tôi tới nhà thăm hỏi vẫn không có tin tức gì của nó. Về sau, gia đình Tiên đã sang Mỹ hết cả, Thành có thư từ qua lại với chị của Tiên mà dường như họ cố tình giấu giếm không cho biết. Thành cứ tưởng Tiên giận nó vì nghi ngờ nó có tình ý với người yêu của Tiên đang còn ở Việt Nam. Cuối cùng mới rõ sự thật: nhóm người vượt biên trong đó có Tiên đã bị lính biên phòng Thái lan bắn chết. Hay tin dữ muộn màng, chúng tôi lặng cả người, cùng nhau khóc thương cho số phận bi đát của người bạn tài hoa mệnh bạc.
Đọc đến đoạn cuối buồn quá ạ Thầy Đời người vô thường, có khi chết cũng là một cách giải thoát!? Còn trẻ, khoẻ mạnh, tương lai sáng sủa mà chết thì tiếc thầy ui "thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
hihi chết thì hết khổ rùi! _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |