Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Trăng Thu 21 Nov 2024, 16:45
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 20 Nov 2024, 22:22
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Wed 20 Nov 2024, 06:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Bảo Minh Trang Tue 19 Nov 2024, 18:08
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Lục bát by Tinh Hoa Tue 19 Nov 2024, 03:10
7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Nov 2024, 02:10
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:28
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:13
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
Anh muốn về bên dòng sông quê em by vamcodonggiang Sat 02 Nov 2024, 08:04
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39
Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41
Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Wed 31 May 2023, 09:22 | |
| Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Hoàng Xuân Thành có số phận lận đận tương tự như tôi. Hồi ở Đệ nhất cấp nó không đạt thành tích gì nổi bật, nhưng từ khi lên lớp 10, học chung lớp với tôi, nó học khá hẳn lên. Năm nó học lớp 11, tôi thi nhảy Tú Tài I và chuyển qua lớp 12, nó bỗng vượt lên hạng nhì trong lớp chỉ đứng sau Tiên. Rồi liên tục lấy 2 bằng Tú Tài hạng Ưu, đã xin được học bổng Colombo du học tại Úc, cuối cùng không được đi vì lý do chính trị. Mộng du học bất thành, nó chọn con đường Khoa học cũng như tôi, ra trường được phân công ở lại trường làm cán bộ giảng dạy.
Một đứa bạn cùng lớp của Thành tên là Dương Ái Phương, cũng được giữ lại trường giảng dạy ở Bộ môn Vật lý. Dương Ái Phương là người khôn khéo, gia đình có thế thần gì đó nên sau vài năm được tuyển chọn đi làm Nghiên cứu sinh ở Liên Xô. Trải qua 4 năm học nó lấy bằng Phó tiến sĩ về nước, sau một thời gian bon chen được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Lý rồi lên luôn chức Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp. Trái lại, cha của Thành mặc dù là công nhân, đáng lẽ phải được xếp vào giai cấp lãnh đạo, nhưng thực tế lại không phải là lãnh đạo. Hơn nữa, do hoạt động chính trị trước kia với chức vụ Thư ký Nghiệp đoàn hoả xa tranh đấu cho quyền lợi công nhân, ông còn bị xếp vào thành phần không đáng tin cậy. Vì vậy việc được chọn để dự thi Nghiên cứu sinh là vượt tầm tay với. Mà vị thế của cán bộ giảng dạy trong trường đại học, lý lịch đen thùi, không có bằng trên đại học, nghĩa là không “hồng” lại chẳng “chuyên”, không cần nói cũng biết tương lai như thế nào.
Trong số đồng nghiệp của Thành có một nữ cán bộ giảng dạy là con em miền Nam tập kết. Do sự gần gũi và gắn bó trong công tác, dần dần cô này và nó phát sinh tình cảm với nhau. Tuy nhiên tình yêu của chúng nó gặp một chướng ngại cực kỳ to lớn là gia đình hai bên không môn đăng hộ đối, nói theo từ ngữ chính trị là bất đồng giai cấp. Khi yêu nhau thì chỉ nghe theo tiếng gọi của con tim, nào ai tìm hiểu gia đình thân tộc giàu nghèo sang hèn làm gì. Vả lại, cứ ngỡ giải phóng rồi, cách mạng xoá bỏ hết giai cấp thì tức là ai cũng như ai, nào ngờ cuộc đời không phải như mơ, sự phân biệt giai cấp trong chế độ mới còn rùng rợn hơn cả thời Thực dân phong kiến. Dù bị gia đình ngăn cản, cô bạn gái của Thành vẫn kiên quyết không từ bỏ tình yêu, hậu quả là Thành phải hứng chịu một sự trù dập nặng nề từ những kẻ quyền cao chức trọng. Nhiều năm gặp lại, nó kể mọi sự với tôi: _ Mày không thể tưởng tượng được tao bị trù dập thế nào đâu. Nào gọi nói chuyện, nào hăm doạ. Rồi chèn ép. Họ tìm mọi cách để cản trở nó đừng yêu tao nữa và làm cho tao bỏ cuộc. Tao không còn cách nào ngoi đầu lên nổi!
Yên lặng một chốc như để hồi ức những kỷ niệm xa xưa, nó hỏi: _ Mày có biết gia đình nó là ai không?
Không đợi tôi trả lời, vì biết chắc rằng tôi không thể đáp được, nó tiếp: _ Nó là cháu ngoại của Tôn Đức Thắng! Gia đình nó toàn là dân cách mạng gộc, làm sao có thể chấp nhận làm thông gia với gia đình “Nguỵ dân” như bọn mình?
Tôn Đức Thắng nguyên là Chủ tịch nước, từng có thành tích cách mạng rất kiên cường, tên tuổi đứng trước cả Lê Duẩn, Trường Chinh, chỉ sau Hồ Chí Minh!
Cuối cùng cô gái bị buộc chuyển công tác về Hà Nội, và Thành đành ôm một mối hận lòng đến chết chưa quên!
Tương lai không có, tình yêu chẳng tròn, Thành không còn hi vọng gì phấn đấu ở nơi đây. Trong những dịp đi dạy Đại học tại chức ở dưới tỉnh, nó thường đi nhậu với đám học trò cho đỡ buồn. Tình thầy trò dưới quê rất thân thiết, biết lương nhà giáo chẳng có bao nhiêu, và thịt cá tiêu chuẩn mỗi tháng chỉ được nửa kí, học trò thường mang thực phẩm nhà biếu thầy dùng. Một bữa kia, một người trong đám học trò gặp nó hỏi riêng: _ Thầy muốn đi không?
Họ đã sắp sẵn ghe thuyền vượt biển, và dành cho nó một chỗ miễn phí. Nhiệm vụ của nó sẽ là thông dịch viên khi gặp người nước ngoài. Cơ may như vậy ai ngu gì mà từ chối? Nó vác mình không đi ngay không hề chuẩn bị, không kịp báo gia đình, toàn thân không một mẩu vàng lận lưng, không một đồng đô la dính túi. May mắn là chuyến đi trót lọt, tới đảo rồi nó mới biên thư về cho gia đình hay tin. Ở đảo gần một năm nó được nhận nhập cư vào Úc.
Đến Úc tị nạn, Thành xoay xở kiếm việc làm, có thời gian cày 3 job một lúc. Nhờ giỏi tiếng Anh, mới đầu nó làm việc cho đài SBS làm công tác phiên dịch và đọc tin, sau đó kiêm thêm việc ở một xưởng chế biến lông cừu, và chạy bàn ở nhà hàng. Nó cố gắng để dành tiền gởi về gia đình ở Việt Nam nuôi cha mẹ và năm đứa em nhỏ còn đi học. Vào buổi kinh tế khó khăn, đa số gia đình ở Việt Nam chỉ sống nhờ vào một trong các cách sau: mánh mung chợ trời, ăn cắp của nhà nước, nhận tiền (gởi chui) hoặc nhận quà biếu từ nước ngoài mang bán! Mấy năm sau nó đi học lại và ra trường làm việc cho ngân hàng National Bank ở Úc, lương căn bản leo dần lên tới 6 số, trong khi lương nhân viên tốt nghiệp đại học ở Úc hồi đó bình thường vào khoảng trên dưới 30 ngàn một năm. Bây giờ có lẽ nó là người thành đạt nhất trong đám chúng tôi, vượt qua cả Mai Viết Kinh Luân là người có bằng Tiến sĩ đã định cư ở Úc rất lâu từ trước.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không
Được sửa bởi Ai Hoa ngày Wed 31 May 2023, 09:54; sửa lần 1. |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4905 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Wed 31 May 2023, 09:53 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Hoàng Xuân Thành có số phận lận đận tương tự như tôi. Hồi ở Đệ nhất cấp nó không đạt thành tích gì nổi bật, nhưng từ khi lên lớp 10, học chung lớp với tôi, nó học khá hẳn lên. Năm nó học lớp 11, tôi thi nhảy Tú Tài I và chuyển qua lớp 12, nó bỗng vượt lên hạng nhì trong lớp chỉ đứng sau Tiên. Rồi liên tục lấy 2 bằng Tú Tài hạng Ưu, đã xin được học bổng Colombo du học tại Úc, cuối cùng không được đi vì lý do chính trị. Mộng du học bất thành, nó chọn con đường Khoa học cũng như tôi, ra trường được phân công ở lại trường làm cán bộ giảng dạy.
Một đứa bạn cùng lớp của Thành tên là Dương Ái Phương, cũng được giữ lại trường giảng dạy ở Bộ môn Vật lý. Dương Ái Phương là người khôn khéo, gia đình có thế thần gì đó nên sau vài năm được tuyển chọn đi làm Nghiên cứu sinh ở Liên Xô. Trải qua 4 năm học nó lấy bằng Phó tiến sĩ về nước, sau một thời gian bon chen được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Lý rồi lên luôn chức Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp. Trái lại, cha của Thành mặc dù là công nhân, đáng lẽ phải được xếp vào giai cấp lãnh đạo, nhưng thực tế lại không phải là lãnh đạo. Hơn nữa, do hoạt động chính trị trước kia với chức vụ Thư ký Nghiệp đoàn hoả xa tranh đấu cho quyền lợi công nhân, ông còn bị xếp vào thành phần không đáng tin cậy. Vì vậy việc được chọn để dự thi Nghiên cứu sinh là vượt tầm tay với. Mà vị thế của cán bộ giảng dạy trong trường đại học, lý lịch đen thùi, không có bằng trên đại học, nghĩa là không “hồng” lại chẳng “chuyên”, không cần nói cũng biết tương lai như thế nào.
Trong số đồng nghiệp của Thành có một nữ cán bộ giảng dạy là con em miền Nam tập kết. Do sự gần gũi và gắn bó trong công tác, dần dần cô này và nó phát sinh tình cảm với nhau. Tuy nhiên tình yêu của chúng nó gặp một chướng ngại cực kỳ to lớn là gia đình hai bên không môn đăng hộ đối, nói theo từ ngữ chính trị là bất đồng giai cấp. Khi yêu nhau thì chỉ nghe theo tiếng gọi của con tim, nào ai tìm hiểu gia đình thân tộc giàu nghèo sang hèn làm gì. Vả lại, cứ ngỡ giải phóng rồi, cách mạng xoá bỏ hết giai cấp thì tức là ai cũng như ai, nào ngờ cuộc đời không phải như mơ, sự phân biệt giai cấp trong chế độ mới còn rùng rợn hơn cả thời Thực dân phong kiến. Dù bị gia đình ngăn cản, cô bạn gái của Thành vẫn kiên quyết không từ bỏ tình yêu, hậu quả là Thành phải hứng chịu một sự trù dập nặng nề từ những kẻ quyền cao chức trọng. Nhiều năm gặp lại, nó kể mọi sự với tôi: _ Mày không thể tưởng tượng được tao bị trù dập thế nào đâu. Nào gọi nói chuyện, nào hăm doạ. Rồi chèn ép. Họ tìm mọi cách để cản trở nó đừng yêu tao nữa và làm cho tao bỏ cuộc. Tao không còn cách nào ngoi đầu lên nổi!
Yên lặng một chốc như để hồi ức những kỷ niệm xa xưa, nó hỏi: _ Mày có biết gia đình nó là ai không?
Không đợi tôi trả lời, vì biết chắc rằng tôi không thể đáp được, nó tiếp: _ Nó là cháu ngoại của Tôn Đức Thắng! Gia đình nó toàn là dân cách mạng gộc, làm sao có thể chấp nhận làm thông gia với gia đình “Nguỵ dân” như bọn mình?
Tôn Đức Thắng hiện là Chủ tịch nước, từng có thành tích cách mạng rất kiên cường
Cuối cùng cô gái bị buộc chuyển công tác về Hà Nội, và Thành đành ôm một mối hận lòng đến chết chưa quên!
Tương lai không có, tình yêu chẳng tròn, Thành không còn hi vọng gì phấn đấu ở nơi đây. Trong những dịp đi dạy Đại học tại chức ở dưới tỉnh, nó thường đi nhậu với đám học trò cho đỡ buồn. Tình thầy trò dưới quê rất thân thiết, biết lương nhà giáo chẳng có bao nhiêu, và thịt cá tiêu chuẩn mỗi tháng chỉ được nửa kí, học trò thường mang thực phẩm nhà biếu thầy dùng. Một bữa kia, một người trong đám học trò gặp nó hỏi riêng: _ Thầy muốn đi không?
Họ đã sắp sẵn ghe thuyền vượt biển, và dành cho nó một chỗ miễn phí. Nhiệm vụ của nó sẽ là thông dịch viên khi gặp người nước ngoài. Cơ may như vậy ai ngu gì mà từ chối? Nó vác mình không đi ngay không hề chuẩn bị, không kịp báo gia đình, toàn thân không một mẩu vàng lận lưng, không một đồng đô la dính túi. May mắn là chuyến đi trót lọt, tới đảo rồi nó mới biên thư về cho gia đình hay tin. Ở đảo gần một năm nó được nhận nhập cư vào Úc.
Đến Úc tị nạn, Thành xoay xở kiếm việc làm, có thời gian cày 3 job một lúc. Nhờ giỏi tiếng Anh, mới đầu nó làm việc cho đài SBS làm công tác phiên dịch và đọc tin, sau đó kiêm thêm việc ở một xưởng chế biến lông cừu, và chạy bàn ở nhà hàng. Nó cố gắng để dành tiền gởi về gia đình ở Việt Nam nuôi cha mẹ và năm đứa em nhỏ còn đi học. Vào buổi kinh tế khó khăn, đa số gia đình ở Việt Nam chỉ sống nhờ vào một trong các cách sau: mánh mung chợ trời, ăn cắp của nhà nước, nhận tiền (gởi chui) hoặc nhận quà biếu từ nước ngoài mang bán! Mấy năm sau nó đi học lại và ra trường làm việc cho ngân hàng National Bank ở Úc, lương căn bản leo dần lên tới 6 số, trong khi lương nhân viên tốt nghiệp đại học ở Úc hồi đó bình thường vào khoảng trên dưới 30 ngàn một năm. Bây giờ có lẽ nó là người thành đạt nhất trong đám chúng tôi, vượt qua cả Mai Viết Kinh Luân là người có bằng Tiến sĩ đã định cư ở Úc rất lâu từ trước.
“Dương Ái Phương” - Tên như tên con gái á thầy. Nếu Tiên không chết thì có lẽ cũng thành đạt như Thành. |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10638 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 Wed 31 May 2023, 10:11 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 9: Bằng hữu chi giao
Hoàng Xuân Thành có số phận lận đận tương tự như tôi. Hồi ở Đệ nhất cấp nó không đạt thành tích gì nổi bật, nhưng từ khi lên lớp 10, học chung lớp với tôi, nó học khá hẳn lên. Năm nó học lớp 11, tôi thi nhảy Tú Tài I và chuyển qua lớp 12, nó bỗng vượt lên hạng nhì trong lớp chỉ đứng sau Tiên. Rồi liên tục lấy 2 bằng Tú Tài hạng Ưu, đã xin được học bổng Colombo du học tại Úc, cuối cùng không được đi vì lý do chính trị. Mộng du học bất thành, nó chọn con đường Khoa học cũng như tôi, ra trường được phân công ở lại trường làm cán bộ giảng dạy.
Một đứa bạn cùng lớp của Thành tên là Dương Ái Phương, cũng được giữ lại trường giảng dạy ở Bộ môn Vật lý. Dương Ái Phương là người khôn khéo, gia đình có thế thần gì đó nên sau vài năm được tuyển chọn đi làm Nghiên cứu sinh ở Liên Xô. Trải qua 4 năm học nó lấy bằng Phó tiến sĩ về nước, sau một thời gian bon chen được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Lý rồi lên luôn chức Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp. Trái lại, cha của Thành mặc dù là công nhân, đáng lẽ phải được xếp vào giai cấp lãnh đạo, nhưng thực tế lại không phải là lãnh đạo. Hơn nữa, do hoạt động chính trị trước kia với chức vụ Thư ký Nghiệp đoàn hoả xa tranh đấu cho quyền lợi công nhân, ông còn bị xếp vào thành phần không đáng tin cậy. Vì vậy việc được chọn để dự thi Nghiên cứu sinh là vượt tầm tay với. Mà vị thế của cán bộ giảng dạy trong trường đại học, lý lịch đen thùi, không có bằng trên đại học, nghĩa là không “hồng” lại chẳng “chuyên”, không cần nói cũng biết tương lai như thế nào.
Trong số đồng nghiệp của Thành có một nữ cán bộ giảng dạy là con em miền Nam tập kết. Do sự gần gũi và gắn bó trong công tác, dần dần cô này và nó phát sinh tình cảm với nhau. Tuy nhiên tình yêu của chúng nó gặp một chướng ngại cực kỳ to lớn là gia đình hai bên không môn đăng hộ đối, nói theo từ ngữ chính trị là bất đồng giai cấp. Khi yêu nhau thì chỉ nghe theo tiếng gọi của con tim, nào ai tìm hiểu gia đình thân tộc giàu nghèo sang hèn làm gì. Vả lại, cứ ngỡ giải phóng rồi, cách mạng xoá bỏ hết giai cấp thì tức là ai cũng như ai, nào ngờ cuộc đời không phải như mơ, sự phân biệt giai cấp trong chế độ mới còn rùng rợn hơn cả thời Thực dân phong kiến. Dù bị gia đình ngăn cản, cô bạn gái của Thành vẫn kiên quyết không từ bỏ tình yêu, hậu quả là Thành phải hứng chịu một sự trù dập nặng nề từ những kẻ quyền cao chức trọng. Nhiều năm gặp lại, nó kể mọi sự với tôi: _ Mày không thể tưởng tượng được tao bị trù dập thế nào đâu. Nào gọi nói chuyện, nào hăm doạ. Rồi chèn ép. Họ tìm mọi cách để cản trở nó đừng yêu tao nữa và làm cho tao bỏ cuộc. Tao không còn cách nào ngoi đầu lên nổi!
Yên lặng một chốc như để hồi ức những kỷ niệm xa xưa, nó hỏi: _ Mày có biết gia đình nó là ai không?
Không đợi tôi trả lời, vì biết chắc rằng tôi không thể đáp được, nó tiếp: _ Nó là cháu ngoại của Tôn Đức Thắng! Gia đình nó toàn là dân cách mạng gộc, làm sao có thể chấp nhận làm thông gia với gia đình “Nguỵ dân” như bọn mình?
Tôn Đức Thắng hiện là Chủ tịch nước, từng có thành tích cách mạng rất kiên cường
Cuối cùng cô gái bị buộc chuyển công tác về Hà Nội, và Thành đành ôm một mối hận lòng đến chết chưa quên!
Tương lai không có, tình yêu chẳng tròn, Thành không còn hi vọng gì phấn đấu ở nơi đây. Trong những dịp đi dạy Đại học tại chức ở dưới tỉnh, nó thường đi nhậu với đám học trò cho đỡ buồn. Tình thầy trò dưới quê rất thân thiết, biết lương nhà giáo chẳng có bao nhiêu, và thịt cá tiêu chuẩn mỗi tháng chỉ được nửa kí, học trò thường mang thực phẩm nhà biếu thầy dùng. Một bữa kia, một người trong đám học trò gặp nó hỏi riêng: _ Thầy muốn đi không?
Họ đã sắp sẵn ghe thuyền vượt biển, và dành cho nó một chỗ miễn phí. Nhiệm vụ của nó sẽ là thông dịch viên khi gặp người nước ngoài. Cơ may như vậy ai ngu gì mà từ chối? Nó vác mình không đi ngay không hề chuẩn bị, không kịp báo gia đình, toàn thân không một mẩu vàng lận lưng, không một đồng đô la dính túi. May mắn là chuyến đi trót lọt, tới đảo rồi nó mới biên thư về cho gia đình hay tin. Ở đảo gần một năm nó được nhận nhập cư vào Úc.
Đến Úc tị nạn, Thành xoay xở kiếm việc làm, có thời gian cày 3 job một lúc. Nhờ giỏi tiếng Anh, mới đầu nó làm việc cho đài SBS làm công tác phiên dịch và đọc tin, sau đó kiêm thêm việc ở một xưởng chế biến lông cừu, và chạy bàn ở nhà hàng. Nó cố gắng để dành tiền gởi về gia đình ở Việt Nam nuôi cha mẹ và năm đứa em nhỏ còn đi học. Vào buổi kinh tế khó khăn, đa số gia đình ở Việt Nam chỉ sống nhờ vào một trong các cách sau: mánh mung chợ trời, ăn cắp của nhà nước, nhận tiền (gởi chui) hoặc nhận quà biếu từ nước ngoài mang bán! Mấy năm sau nó đi học lại và ra trường làm việc cho ngân hàng National Bank ở Úc, lương căn bản leo dần lên tới 6 số, trong khi lương nhân viên tốt nghiệp đại học ở Úc hồi đó bình thường vào khoảng trên dưới 30 ngàn một năm. Bây giờ có lẽ nó là người thành đạt nhất trong đám chúng tôi, vượt qua cả Mai Viết Kinh Luân là người có bằng Tiến sĩ đã định cư ở Úc rất lâu từ trước.
“Dương Ái Phương” - Tên như tên con gái á thầy. Nếu Tiên không chết thì có lẽ cũng thành đạt như Thành. hong chừng có người iu tên P.! vượt biên giống như đánh bạc, được ăn cả, ngã về không, mèng mèng thì vô tù, về kiếm đường đi tiếp! _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 9 | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 2 trang | Chuyển đến trang : 1, 2 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |