Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Mon 16 Jan 2023, 07:23

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán

Dương Tự Lập


Phần 1


Theo lời nhắn, buổi sáng hôm ấy tôi tới số 49 Trần Hưng Đạo gặp Giám đốc Nhà xuất bản Văn học Lữ Huy Nguyên. Ngồi đó có Phó Giám đốc, dịch giả Thúy Toàn và bác nhà thơ Tế Hanh. Bác Hanh đang là Chủ tịch Hội đồng thơ Việt Nam khi ấy vừa mới nghỉ hưu.

Sau một hồi dài nghe các chú, bác vào chuyện, phân tích, phê bình, nhận xét, lý giải này nọ. Tôi cầm lại tập bản thảo thơ trào phúng của cha. Đồng nghĩa với việc nhà xuất bản từ chối khéo vì nhiều lý do, tự mình hiểu vậy. Như an ủi tôi, chú Nguyên nắm cánh tay tôi bảo:

– Em về nói lại với mẹ em để thư thư thời gian nữa vậy.

Chào mọi người, tôi đứng lên mời bác Tế Hanh:

– Mắt bác kém lại đi bộ, chi bằng để cháu đèo bác về. Đằng nào cháu cũng đi qua nhà bác mà, bác ở số 10 Nguyễn Thượng Hiền.

– Thôi cháu cứ về trước, để bác đi bộ cho thoải mái, bác còn ngồi đây lâu – Có thể bác từ chối khéo.

Ra đến cổng, tôi ngó vào quầy sách, lúc này Nhà xuất bản mở quầy sách nhỏ bán thêm sách Văn học, nhằm cải thiện cho Nhà xuất bản quá nghèo nàn. Mà sách lúc đấy cũng khan hiếm. Chị Nhàn thấy tôi nói ngay:

– Có được việc gì không em?

Tôi lắc đầu. Chị nói tiếp:

– Hôm trước em dặn chị nhưng sách chưa về nay đã có.

Chị vừa nói vừa rút dưới quầy bỏ ra ngoài hai tập “Chuông nguyện hồn ai” của Ernest Hemingway. Tôi rút tiền trả và cảm ơn chị rối rít. Chưa kịp mở khóa xe thì nghe tiếng gọi, quay lại thấy anh họa sĩ Hoa Bằng. Bằng bô bô:

– Tao đến gặp ông chú mày có việc đây – Hình như anh mới có chút hơi men trong người.

Chú họ tôi là họa sĩ Dương Viên, khi ấy đang là Tổng thư ký hội Mỹ thuật tạo hình Việt Nam nằm ở số 51 Trần Hưng Đạo, chung bức tường ngăn với nhà xuất bản Văn Học. Chẳng biết sao ngày đó khu nhà này tập trung nhiều cơ quan Trung ương lớn đến vậy. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Phải thừa nhận khuôn viên ngôi nhà từ thời Pháp để lại đẹp tuyệt.

Biệt thự 51 Trần Hưng Đạo được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19. Lịch sử dinh thự này là của một ông Đốc lý Hà Nội người Pháp. Năm 1945, ông Hồ Chí Minh nhờ nhà tư sản yêu nước Ngô Tử Hạ vào Huế thuyết khách để cựu hoàng Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn tối cao cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở Hà Nội, ông Bảo Đại cũng sống tạm tại căn biệt thự 51 Trần Hưng Đạo này.

Hai anh em đi vào trong sân nhà 51 thì gặp chú nhà thơ Phùng Quán và một người bạn đi ra, hôm ấy chú Quán mặc bộ đồ áo quần cùng đồng màu nâu, cùng loại vải sợi thô, hàng khuy áo bằng mẩu gỗ cài, vai khoác túi thổ cẩm, chân đi đôi guốc mộc, tóc búi tó củ kiệu, dáng điệu xiêu xiêu trông như người dân tộc. Bất ngờ anh Hoa Bằng gãi đầu, chìa tay:

– Anh Quán có mấy đồng bạc lẻ ở đấy cho thằng em xin.

Hoa Bằng xưng anh em với chú Quán. Chú Quán đưa tay lục túi có vẻ bối rối, biết ý tôi đỡ lời:

– Thôi khỏi đi chú, cháu có đây mà. Sao anh không nói em?

Hoa Bằng nhìn tôi cười khì khì. Thật ra trong túi tôi chỉ còn vài đồng bạc nhưng trong đầu tôi đã có cách. Vì đã lâu lắm không được gặp chú Quán, tôi chủ động:

– Nếu có thời gian cháu mời chú và anh ra chỗ quán phía trên kia ngồi một chút. Anh Bằng cứ vào làm việc, khi nào xong qua góc quán nước phố Hàng Bài nhìn sang Nhà xuất bản, em chờ.

Không biết bây giờ thì sao, chứ hồi đó, dọc vỉa hè, từ Nhà xuất bản Văn học kéo dài xuống Đại sứ quán Cộng hòa Pháp, góc ngã tư Bà Triệu, (dốc Hàng Kèn) Trần Hưng Đạo, không hề có quán nước nào, kể cả đối diện bên kia đường. Đoạn đường này có hàng sấu già càng tôn vẻ đẹp cổ kính. Lại gặp anh họa sĩ Văn Hảo, nhà ở phố Chợ Gạo, đi chiếc Dream sang trọng, đèo sau ca sĩ Hồng Nhung (Nhung Bống), khoe:

– Bọn anh đang nhận mông má lại nội thất Câu lạc bộ Thanh Niên đầu Tăng Bạt Hổ, tháng sau báo Tiền Phong sẽ tổ chức cuộc thi hoa hậu ở đấy.

Tôi nhìn Hồng Nhung ngượng ngùng, vì có một việc trước đó Nhung nhờ mà tôi không giúp được. Nhung mỉm cười chào, giữ ý, mắt xéo qua nơi khác.

– Nếu có vé, anh lấy cho chú mày một xuất.

Tôi cười cảm ơn anh Hảo. Không đi xem nhưng tháng 11 năm 1988, cô sinh viên Bùi Bích Phương của Hà Nội, là người đẹp đầu tiên đoạt vương miện hoa hậu nhân 35 năm ngày thành lập báo Tiền Phong. Mở màn cho các cuộc thi hoa hậu tiếp nối mà càng về sau này ngày càng xô bồ, hổ lốn, không còn ra thể thống gì nữa.

Tôi chỉ chú Phùng Quán và người bạn chú đi cùng, cứ sang bên quán trước, rồi tạt vào quầy sách Văn học nói nhỏ với chị Nhàn:

– Xin lỗi em gửi lại chị hai cuốn sách em vừa lấy, chị đưa lại em tiền vì có việc cần ngay mà em sợ thiếu. Giữ cho em sáng mai hoặc sáng mốt em qua lấy.

– Giời ạ, thì cứ cầm đấy, tiền đây hôm nào qua cũng được, chị em với nhau mà cứ khách khí rõ mệt.

Đợt này nhìn chú Phùng Quán khỏe, giọng Huế kể chuyện đọc thơ vẫn sang sảng. Cộng thêm hai niềm vui đến với chú tôi gọi đùa “song hỷ”. Con gái đầu Phùng Quyên kém tôi mấy tuổi, năm trước, năm 1987 được sang Ky-ép, Ukraina (Liên Xô cũ) làm việc. Cùng lúc chú nhận giải A văn học toàn quốc cuốn “Buổi đầu thử thách”, Nhà xuất bản Thuận Hóa in năm 1983. Năm nay tái bản, in làm ba tập, đổi tên thành “Tuổi thơ dữ dội”. Duy có cậu con trai út Phùng Quân ngang tuổi em trai tôi thì vẫn lông bông chưa có công ăn việc làm ở đâu.

Cha tôi và chú Phùng Quán biết nhau từ lâu, nhưng cả hai luôn giữ tình bạn đồng nghiệp ở độ “thường thường bậc trung”. Chỉ có người anh “rể hụt” của tôi, cựu kiến trúc sư, cựu phóng viên báo Tiền Phong, Phan Xuân Trung, chơi gắn bó với vợ chồng chú nhà thơ Phùng Cung – cô Kim Thoa và chú Phùng Quán – cô Bội Trâm, mấy chục năm trời như anh em. Mẹ nuôi chú Quán thường gọi là bà Trưởng Giơi (Nguyễn Thị Mùi), có người con trai tên Trưởng, hy sinh thời chống Pháp, nhà sát vách nhà anh tôi, ở trong làng Nghi Tàm, xã Quảng An, bên Hồ Tây. Chính bài thơ: “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe” của chú là ở ngôi nhà bà mẹ nuôi này.

Hồi đi đánh thằng giặc Tàu về, tôi tới chơi nhà chú số 10 Thụy Khuê nằm trong trường “vườn Bưởi” Chu Văn An, dù nơi đây chẳng có cây bưởi nào nhưng tôi hay gọi đùa như vậy. Cái “xó” phòng quây tạm từ kho chứa dụng cụ tạp nham của trường. “Xó” này một năm trước thương cảnh tù túng, nhà trường phân cho bà giáo dạy văn thâm niên Vũ Bội Trâm hơn 10 mét vuông ở tạm cũng là ở thật luôn.

Tiết trời cuối năm 1982 Hà Nội se lạnh, ngồi trên chiếc giường ọp ẹp nhà cô chú nhìn thốc ra “mặt gương Tây Hồ” hơi “mịt mù ngàn sương” chút chút, cũng chẳng nghe “tiếng chuông Trấn Vũ” cùng “nhịp chày Yên Thái”, cũng chẳng thấy “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”. Mấy năm sau, nhạc sĩ họ Trịnh ra thăm đất Bắc, tới dạo Hồ Tây, vô tình nhìn được cảnh tượng đó rồi đưa vào lời ca tiếng hát của mình.

Có gì vướng vướng dưới chân, cúi xuống thấy cái cán cần câu cá bị gẫy, chú Quán nhét dưới gầm giường. Bây giờ nói phải tội với vong linh chú Phùng Quán, chứ số lượng cá Hồ Tây mà chú “câu, xiên trộm” bao nhiêu năm để cứu sống gia đình, có lẽ phải lên con số tạ. Chú Quán thường tự nhận mình là người sát cá, cứ chỉ ngửi hơi nước từng ngày là biết hôm nay loại cá mè nào nổi, hôm sau loại cá chép nào chìm. Loại nổi thì cầm theo xiên, loại chìm thì dùng cần câu.

Trời thương và biết lòng Phùng Quán ao ước làm người lương thiện: “Đi trọn đời trên con đường chân thật“, nên vụ trộm nào Trời cũng độ cho chú, dù Đảng đã loại Phùng Quán ra ngoài lề xã hội. Tôi cứ nghĩ, rủi chú mà bị bắt với núi cá khổng lồ ấy, thì Đảng cho chú rũ tù tiếp. Vào đó thì có ối đá, nhiều đá lắm, nhưng làm gì có dao để khát khao: “Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá“.

Lâu lâu mới gặp nhau, chú cháu nói nhiều chuyện.

– Cho chú gửi lời thăm mẹ cháu. Hình như thằng cháu chú có chuyện gì phải không?

Tôi không giấu chú:

– Vâng! Chú có hai chuyện vui thì cháu có hai chuyện buồn.

Tôi thuật lại chuyện tập thơ của cha tôi bị từ chối in và chuyện Công ty ăn uống Đống Đa của tôi đang làm có nguy cơ giải thể.

– Hôm trước đến đây, chú nghe anh Trương Hạnh, Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật bảo được rồi.

Tôi lắc đầu.

– Đừng buồn, nếu không in lúc này thì rồi lúc khác sẽ được thôi, vấn đề bây giờ là việc làm để đỡ gánh nặng cho mẹ.

Chú nói tiếp:

– Cháu còn yêu hội họa và vẽ tốt thì nên phát huy sở trường của mình, sau tìm cách liên hệ đâu đấy xem, vẫn khối nơi cần mà…

Tôi nắm bàn tay chú:

“Những phút ngã lòng chú còn có thơ vịn vào đứng dậy“. Giờ cháu ngã lòng biết vịn vào đâu.

Chú cười nhìn sang người bạn:

– Thằng con trai anh Dương Quân đấy!

Bình Minh, tên người bạn chú Quán bảo:

– Lúc anh Dương Quân còn, tôi gặp anh đến báo Hà Nội Mới suốt.

Gặp chú Phùng Quán một lần nữa sau đó rồi tôi đi, đi hoài, đi mãi, đi đến tận bây giờ vẫn còn đi.

***

Ngày trẻ, hay hóng chuyện ông tôi kể và đọc thơ cho khách đến chơi. Ông ở 113 phố Hàng Buồm. Ông là Phan Hữu Thờm, thường gọi ông giáo Thờm. Khi viết lách thì ký tên dưới bài Phan Tùng Lĩnh. Năm 1971 ông được giải A cuộc thi thơ Phụ lão Thủ đô, với bài thơ viết cho anh tôi: “Tiễn cháu đi bộ đội”. Ông thích tên này theo nghĩa cây tùng bách, mọc trên núi Hồng Lĩnh, còn gọi Hồng Sơn, hay Ngàn Hống. Có tiếng: Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng – là dãy núi cao nhất Hà Tĩnh, khi ông hoạt động ở đây với ông cựu Ủy viên Bộ chính trị Hoàng Văn Hoan.

Họ Phan Việt Nam, một dòng họ giàu truyền thống văn chương và khoa bảng từ thế kỷ 18. Dòng họ này đã định cư 18 đời từ đầu thế kỷ XVII đến nay, ở tỉnh Hà Tĩnh, nhưng ông tôi ngụ Nghệ An. “Bao giờ Ngàn Hống hết cây / Sông Lam hết nước họ này hết quan” muốn chỉ cả dòng họ Cụ Tiên Điền Nguyễn Du nữa.

Ông là bạn thân, cùng học, lại cùng năm sinh 1905 với ông Hoan. Về sau người chị ruột ông là bà Phan Thị Uyển, nên duyên vợ chồng với bạn của em trai mình là Hoàng Văn Hoan. Ông bà Uyển – Hoan sinh được người con trai duy nhất là chú Hoàng Nhật Tân, nhà sử học và dịch thuật nổi tiếng. Còn ông Phan Tùng Lĩnh lấy cô ruột cha tôi là bà Dương Thị Đơ, có cháu là nhà thơ trào phúng Dương Quân (Dương Tự Cường).

Ông tôi và ông Hoan xuất thân trong gia đình học thức nho nhã uyên thâm. Đời ông sẽ khác nếu không vì lần ấy quân Pháp rượt đuổi, để cùng đường, buộc ông chạy vào ẩn náu trong một nhà thờ gần đấy. Vô tình, có người nhìn thấy báo với Việt minh. Từ đó lý lịch của ông không còn làm được việc gì nữa ngoài cắp sách, cắp ô đi gõ đầu trẻ. Mà đám trẻ ông dạy rất nhiều người thành đạt như Giáo sư Phan Cự Đệ, sau này chẳng hạn.

Mỗi lần nhắc đến ông, cha tôi chép miệng, đọc câu cảm thán của Lý Lăng, kiệt tướng nhà Tây Hán, Trung Hoa:

“Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên thân”.


(Một bước sa chân muôn kiếp hận
Ngoái đầu nhìn lại đã trăm năm)


Rồi phố Hàng Buồm bỗng thành phố chợ ồn ào ngày đêm, không hợp với ông. Ông tìm cách đổi lên phố Hòe Nhai yên ắng cho nhàn cảnh như tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn, người đến chốn lao xao“.

Lúc này tôi đã thêm lớn nhưng chưa thêm khôn. Lên thăm ông bà vẫn cứ ngáo ngáo, ngơ ngơ, lẩn thẩn, bâng quơ nghe thơ ông vịnh. Khi ông Hoàng Văn Hoan đương chức Phó Chủ tịch Quốc hội, nhà ở 78 Phan Đình Phùng, đến chơi với ông tôi tại số 15 Hòe Nhai, chỉ chưa đầy vài trăm bước chân ngắn. Trên danh nghĩa anh rể tới chơi với em, nhưng thực tình các ông vẫn coi nhau thân thiện như bạn ngày thơ.

Từng được nghe lỏm ông tôi giảng giải cho bạn bè khi nói chuyện, ông Hoan rất thích hình tượng cây trúc. Trúc vươn thẳng thì cành, nhành, nhánh (chi) cũng thẳng. “Trúc Chi” tức nhành trúc, biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này dẫu bão to gió lớn mà vẫn mềm mại, dẫu đổ ngã, ngả nghiêng mà vẫn không bị gẫy. Cho nên đâu đó dưới các bài viết của mình Hoàng Văn Hoan ký: Trúc Chi, nhưng cực ít.

Xin trích bài thơ của ông Hoàng Văn Hoan đối lại bài thơ của nhà thơ Hồ Sĩ Giàng, tặng ông Hoan năm 1977 khi ông Hoan ở tuổi 72:

Bảy mươi hai tuổi, tuổi chưa cao
Học thói Ngu Công núi vẫn đào.
Cứu nước chính là làm nghĩa vụ,
Vì dân đâu dám kể công lao.

Chân mềm đá cứng đành như vậy
Gánh nặng đường xa dám quản bao
Cảm tạ lời thơ anh cổ vũ,
Tùng Mai xin giữ nét thanh tao.


Độc giả chú ý sẽ thấy trong bài thơ đối lại này có một câu bất thường bởi người ta hay nói: “Chân cứng đá mềm” chứ ông Hoan thì ngược lại “Chân mềm đá cứng”.”Cảm tạ lời thơ anh cổ vũ” tức lời cảm ơn đến Hồ Sĩ Giàng. Tới câu kết: Tùng Mai còn là biểu tượng cho người quân tử, khí thế hiên ngang. Bài thơ trả lời được viết sau khi ông Hoan bị loại khỏi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cuối năm 1976. Nó ra đời muộn nên không nằm trong tập thơ “Một Đôi Vần” của Hoàng Văn Hoan, mà Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Việt Bắc ấn hành năm 1975. Lần in đầu tiên cũng là lần cuối cùng, tới nay không thấy tái bản.

Đọc thơ để ta hiểu thêm con người Hoàng Văn Hoan, không phải kẻ bình thường. Chẳng phải loại thất phu, càng không đúng hạng vai u thịt bắp. Dứt khoát chỉ có thể là kẻ sĩ học thức mới viết nên ý thơ cùng ý chí quyết tâm “Ngu Công di sơn” đến vậy. Và Hoan đã âm thầm lặng lẽ di thân thành công đến đất nước “Ngu Công” tháng 7 năm 1979. Mấy tháng sau khi quân dân Việt Nam đánh cho bọn Trung Quốc ăn cướp tan tác trên miền biên cương. Như lịch sử vua – tôi nhà Trần cùng dân nước Nam một thuở đồng lòng “Sát Thát”, đánh lụn bại lũ giặc phương Bắc muôn đời quyết không bạc nhược.

Dương Tự Lập
(Tiếng Dân)



Một số hình ảnh của tác giả Dương Tự Lập gửi tới:



Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  1-34-110

Chân dung Hoàng Văn Hoan trong trang đầu cuốn: “Thiên thu định luận” của con trai Hoàng Nhật Tân.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  2-510

Biệt thự 78 Phan Đình Phùng, Hà Nội của Hoàng Văn Hoan.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  1-3610

Chân dung nhà thơ Phùng Quán.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  2-710

Tập san “Giai phẩm mùa đông”.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  3-510

Toàn cảnh khu nhà 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội: Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Mon 16 Jan 2023, 14:33

Trà Mi đã viết:
Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán

Dương Tự Lập


Phần 1


Theo lời nhắn, buổi sáng hôm ấy tôi tới số 49 Trần Hưng Đạo gặp Giám đốc Nhà xuất bản Văn học Lữ Huy Nguyên. Ngồi đó có Phó Giám đốc, dịch giả Thúy Toàn và bác nhà thơ Tế Hanh. Bác Hanh đang là Chủ tịch Hội đồng thơ Việt Nam khi ấy vừa mới nghỉ hưu.

Sau một hồi dài nghe các chú, bác vào chuyện, phân tích, phê bình, nhận xét, lý giải này nọ. Tôi cầm lại tập bản thảo thơ trào phúng của cha. Đồng nghĩa với việc nhà xuất bản từ chối khéo vì nhiều lý do, tự mình hiểu vậy. Như an ủi tôi, chú Nguyên nắm cánh tay tôi bảo:

– Em về nói lại với mẹ em để thư thư thời gian nữa vậy.

Chào mọi người, tôi đứng lên mời bác Tế Hanh:

– Mắt bác kém lại đi bộ, chi bằng để cháu đèo bác về. Đằng nào cháu cũng đi qua nhà bác mà, bác ở số 10 Nguyễn Thượng Hiền.

– Thôi cháu cứ về trước, để bác đi bộ cho thoải mái, bác còn ngồi đây lâu – Có thể bác từ chối khéo.

Ra đến cổng, tôi ngó vào quầy sách, lúc này Nhà xuất bản mở quầy sách nhỏ bán thêm sách Văn học, nhằm cải thiện cho Nhà xuất bản quá nghèo nàn. Mà sách lúc đấy cũng khan hiếm. Chị Nhàn thấy tôi nói ngay:

– Có được việc gì không em?

Tôi lắc đầu. Chị nói tiếp:

– Hôm trước em dặn chị nhưng sách chưa về nay đã có.

Chị vừa nói vừa rút dưới quầy bỏ ra ngoài hai tập “Chuông nguyện hồn ai” của Ernest Hemingway. Tôi rút tiền trả và cảm ơn chị rối rít. Chưa kịp mở khóa xe thì nghe tiếng gọi, quay lại thấy anh họa sĩ Hoa Bằng. Bằng bô bô:

– Tao đến gặp ông chú mày có việc đây – Hình như anh mới có chút hơi men trong người.

Chú họ tôi là họa sĩ Dương Viên, khi ấy đang là Tổng thư ký hội Mỹ thuật tạo hình Việt Nam nằm ở số 51 Trần Hưng Đạo, chung bức tường ngăn với nhà xuất bản Văn Học. Chẳng biết sao ngày đó khu nhà này tập trung nhiều cơ quan Trung ương lớn đến vậy. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Phải thừa nhận khuôn viên ngôi nhà từ thời Pháp để lại đẹp tuyệt.

Biệt thự 51 Trần Hưng Đạo được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19. Lịch sử dinh thự này là của một ông Đốc lý Hà Nội người Pháp. Năm 1945, ông Hồ Chí Minh nhờ nhà tư sản yêu nước Ngô Tử Hạ vào Huế thuyết khách để cựu hoàng Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn tối cao cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở Hà Nội, ông Bảo Đại cũng sống tạm tại căn biệt thự 51 Trần Hưng Đạo này.

Hai anh em đi vào trong sân nhà 51 thì gặp chú nhà thơ Phùng Quán và một người bạn đi ra, hôm ấy chú Quán mặc bộ đồ áo quần cùng đồng màu nâu, cùng loại vải sợi thô, hàng khuy áo bằng mẩu gỗ cài, vai khoác túi thổ cẩm, chân đi đôi guốc mộc, tóc búi tó củ kiệu, dáng điệu xiêu xiêu trông như người dân tộc. Bất ngờ anh Hoa Bằng gãi đầu, chìa tay:

– Anh Quán có mấy đồng bạc lẻ ở đấy cho thằng em xin.

Hoa Bằng xưng anh em với chú Quán. Chú Quán đưa tay lục túi có vẻ bối rối, biết ý tôi đỡ lời:

– Thôi khỏi đi chú, cháu có đây mà. Sao anh không nói em?

Hoa Bằng nhìn tôi cười khì khì. Thật ra trong túi tôi chỉ còn vài đồng bạc nhưng trong đầu tôi đã có cách. Vì đã lâu lắm không được gặp chú Quán, tôi chủ động:

– Nếu có thời gian cháu mời chú và anh ra chỗ quán phía trên kia ngồi một chút. Anh Bằng cứ vào làm việc, khi nào xong qua góc quán nước phố Hàng Bài nhìn sang Nhà xuất bản, em chờ.

Không biết bây giờ thì sao, chứ hồi đó, dọc vỉa hè, từ Nhà xuất bản Văn học kéo dài xuống Đại sứ quán Cộng hòa Pháp, góc ngã tư Bà Triệu, (dốc Hàng Kèn) Trần Hưng Đạo, không hề có quán nước nào, kể cả đối diện bên kia đường. Đoạn đường này có hàng sấu già càng tôn vẻ đẹp cổ kính. Lại gặp anh họa sĩ Văn Hảo, nhà ở phố Chợ Gạo, đi chiếc Dream sang trọng, đèo sau ca sĩ Hồng Nhung (Nhung Bống), khoe:

– Bọn anh đang nhận mông má lại nội thất Câu lạc bộ Thanh Niên đầu Tăng Bạt Hổ, tháng sau báo Tiền Phong sẽ tổ chức cuộc thi hoa hậu ở đấy.

Tôi nhìn Hồng Nhung ngượng ngùng, vì có một việc trước đó Nhung nhờ mà tôi không giúp được. Nhung mỉm cười chào, giữ ý, mắt xéo qua nơi khác.

– Nếu có vé, anh lấy cho chú mày một xuất.

Tôi cười cảm ơn anh Hảo. Không đi xem nhưng tháng 11 năm 1988, cô sinh viên Bùi Bích Phương của Hà Nội, là người đẹp đầu tiên đoạt vương miện hoa hậu nhân 35 năm ngày thành lập báo Tiền Phong. Mở màn cho các cuộc thi hoa hậu tiếp nối mà càng về sau này ngày càng xô bồ, hổ lốn, không còn ra thể thống gì nữa.

Tôi chỉ chú Phùng Quán và người bạn chú đi cùng, cứ sang bên quán trước, rồi tạt vào quầy sách Văn học nói nhỏ với chị Nhàn:

– Xin lỗi em gửi lại chị hai cuốn sách em vừa lấy, chị đưa lại em tiền vì có việc cần ngay mà em sợ thiếu. Giữ cho em sáng mai hoặc sáng mốt em qua lấy.

– Giời ạ, thì cứ cầm đấy, tiền đây hôm nào qua cũng được, chị em với nhau mà cứ khách khí rõ mệt.

Đợt này nhìn chú Phùng Quán khỏe, giọng Huế kể chuyện đọc thơ vẫn sang sảng. Cộng thêm hai niềm vui đến với chú tôi gọi đùa “song hỷ”. Con gái đầu Phùng Quyên kém tôi mấy tuổi, năm trước, năm 1987 được sang Ky-ép, Ukraina (Liên Xô cũ) làm việc. Cùng lúc chú nhận giải A văn học toàn quốc cuốn “Buổi đầu thử thách”, Nhà xuất bản Thuận Hóa in năm 1983. Năm nay tái bản, in làm ba tập, đổi tên thành “Tuổi thơ dữ dội”. Duy có cậu con trai út Phùng Quân ngang tuổi em trai tôi thì vẫn lông bông chưa có công ăn việc làm ở đâu.

Cha tôi và chú Phùng Quán biết nhau từ lâu, nhưng cả hai luôn giữ tình bạn đồng nghiệp ở độ “thường thường bậc trung”. Chỉ có người anh “rể hụt” của tôi, cựu kiến trúc sư, cựu phóng viên báo Tiền Phong, Phan Xuân Trung, chơi gắn bó với vợ chồng chú nhà thơ Phùng Cung – cô Kim Thoa và chú Phùng Quán – cô Bội Trâm, mấy chục năm trời như anh em. Mẹ nuôi chú Quán thường gọi là bà Trưởng Giơi (Nguyễn Thị Mùi), có người con trai tên Trưởng, hy sinh thời chống Pháp, nhà sát vách nhà anh tôi, ở trong làng Nghi Tàm, xã Quảng An, bên Hồ Tây. Chính bài thơ: “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe” của chú là ở ngôi nhà bà mẹ nuôi này.

Hồi đi đánh thằng giặc Tàu về, tôi tới chơi nhà chú số 10 Thụy Khuê nằm trong trường “vườn Bưởi” Chu Văn An, dù nơi đây chẳng có cây bưởi nào nhưng tôi hay gọi đùa như vậy. Cái “xó” phòng quây tạm từ kho chứa dụng cụ tạp nham của trường. “Xó” này một năm trước thương cảnh tù túng, nhà trường phân cho bà giáo dạy văn thâm niên Vũ Bội Trâm hơn 10 mét vuông ở tạm cũng là ở thật luôn.

Tiết trời cuối năm 1982 Hà Nội se lạnh, ngồi trên chiếc giường ọp ẹp nhà cô chú nhìn thốc ra “mặt gương Tây Hồ” hơi “mịt mù ngàn sương” chút chút, cũng chẳng nghe “tiếng chuông Trấn Vũ” cùng “nhịp chày Yên Thái”, cũng chẳng thấy “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”. Mấy năm sau, nhạc sĩ họ Trịnh ra thăm đất Bắc, tới dạo Hồ Tây, vô tình nhìn được cảnh tượng đó rồi đưa vào lời ca tiếng hát của mình.

Có gì vướng vướng dưới chân, cúi xuống thấy cái cán cần câu cá bị gẫy, chú Quán nhét dưới gầm giường. Bây giờ nói phải tội với vong linh chú Phùng Quán, chứ số lượng cá Hồ Tây mà chú “câu, xiên trộm” bao nhiêu năm để cứu sống gia đình, có lẽ phải lên con số tạ. Chú Quán thường tự nhận mình là người sát cá, cứ chỉ ngửi hơi nước từng ngày là biết hôm nay loại cá mè nào nổi, hôm sau loại cá chép nào chìm. Loại nổi thì cầm theo xiên, loại chìm thì dùng cần câu.

Trời thương và biết lòng Phùng Quán ao ước làm người lương thiện: “Đi trọn đời trên con đường chân thật“, nên vụ trộm nào Trời cũng độ cho chú, dù Đảng đã loại Phùng Quán ra ngoài lề xã hội. Tôi cứ nghĩ, rủi chú mà bị bắt với núi cá khổng lồ ấy, thì Đảng cho chú rũ tù tiếp. Vào đó thì có ối đá, nhiều đá lắm, nhưng làm gì có dao để khát khao: “Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá“.

Lâu lâu mới gặp nhau, chú cháu nói nhiều chuyện.

– Cho chú gửi lời thăm mẹ cháu. Hình như thằng cháu chú có chuyện gì phải không?

Tôi không giấu chú:

– Vâng! Chú có hai chuyện vui thì cháu có hai chuyện buồn.

Tôi thuật lại chuyện tập thơ của cha tôi bị từ chối in và chuyện Công ty ăn uống Đống Đa của tôi đang làm có nguy cơ giải thể.

– Hôm trước đến đây, chú nghe anh Trương Hạnh, Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật bảo được rồi.

Tôi lắc đầu.

– Đừng buồn, nếu không in lúc này thì rồi lúc khác sẽ được thôi, vấn đề bây giờ là việc làm để đỡ gánh nặng cho mẹ.

Chú nói tiếp:

– Cháu còn yêu hội họa và vẽ tốt thì nên phát huy sở trường của mình, sau tìm cách liên hệ đâu đấy xem, vẫn khối nơi cần mà…

Tôi nắm bàn tay chú:

“Những phút ngã lòng chú còn có thơ vịn vào đứng dậy“. Giờ cháu ngã lòng biết vịn vào đâu.

Chú cười nhìn sang người bạn:

– Thằng con trai anh Dương Quân đấy!

Bình Minh, tên người bạn chú Quán bảo:

– Lúc anh Dương Quân còn, tôi gặp anh đến báo Hà Nội Mới suốt.

Gặp chú Phùng Quán một lần nữa sau đó rồi tôi đi, đi hoài, đi mãi, đi đến tận bây giờ vẫn còn đi.

***

Ngày trẻ, hay hóng chuyện ông tôi kể và đọc thơ cho khách đến chơi. Ông ở 113 phố Hàng Buồm. Ông là Phan Hữu Thờm, thường gọi ông giáo Thờm. Khi viết lách thì ký tên dưới bài Phan Tùng Lĩnh. Năm 1971 ông được giải A cuộc thi thơ Phụ lão Thủ đô, với bài thơ viết cho anh tôi: “Tiễn cháu đi bộ đội”. Ông thích tên này theo nghĩa cây tùng bách, mọc trên núi Hồng Lĩnh, còn gọi Hồng Sơn, hay Ngàn Hống. Có tiếng: Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng – là dãy núi cao nhất Hà Tĩnh, khi ông hoạt động ở đây với ông cựu Ủy viên Bộ chính trị Hoàng Văn Hoan.

Họ Phan Việt Nam, một dòng họ giàu truyền thống văn chương và khoa bảng từ thế kỷ 18. Dòng họ này đã định cư 18 đời từ đầu thế kỷ XVII đến nay, ở tỉnh Hà Tĩnh, nhưng ông tôi ngụ Nghệ An. “Bao giờ Ngàn Hống hết cây / Sông Lam hết nước họ này hết quan” muốn chỉ cả dòng họ Cụ Tiên Điền Nguyễn Du nữa.

Ông là bạn thân, cùng học, lại cùng năm sinh 1905 với ông Hoan. Về sau người chị ruột ông là bà Phan Thị Uyển, nên duyên vợ chồng với bạn của em trai mình là Hoàng Văn Hoan. Ông bà Uyển – Hoan sinh được người con trai duy nhất là chú Hoàng Nhật Tân, nhà sử học và dịch thuật nổi tiếng. Còn ông Phan Tùng Lĩnh lấy cô ruột cha tôi là bà Dương Thị Đơ, có cháu là nhà thơ trào phúng Dương Quân (Dương Tự Cường).

Ông tôi và ông Hoan xuất thân trong gia đình học thức nho nhã uyên thâm. Đời ông sẽ khác nếu không vì lần ấy quân Pháp rượt đuổi, để cùng đường, buộc ông chạy vào ẩn náu trong một nhà thờ gần đấy. Vô tình, có người nhìn thấy báo với Việt minh. Từ đó lý lịch của ông không còn làm được việc gì nữa ngoài cắp sách, cắp ô đi gõ đầu trẻ. Mà đám trẻ ông dạy rất nhiều người thành đạt như Giáo sư Phan Cự Đệ, sau này chẳng hạn.

Mỗi lần nhắc đến ông, cha tôi chép miệng, đọc câu cảm thán của Lý Lăng, kiệt tướng nhà Tây Hán, Trung Hoa:

“Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên thân”.


(Một bước sa chân muôn kiếp hận
Ngoái đầu nhìn lại đã trăm năm)


Rồi phố Hàng Buồm bỗng thành phố chợ ồn ào ngày đêm, không hợp với ông. Ông tìm cách đổi lên phố Hòe Nhai yên ắng cho nhàn cảnh như tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn, người đến chốn lao xao“.

Lúc này tôi đã thêm lớn nhưng chưa thêm khôn. Lên thăm ông bà vẫn cứ ngáo ngáo, ngơ ngơ, lẩn thẩn, bâng quơ nghe thơ ông vịnh. Khi ông Hoàng Văn Hoan đương chức Phó Chủ tịch Quốc hội, nhà ở 78 Phan Đình Phùng, đến chơi với ông tôi tại số 15 Hòe Nhai, chỉ chưa đầy vài trăm bước chân ngắn. Trên danh nghĩa anh rể tới chơi với em, nhưng thực tình các ông vẫn coi nhau thân thiện như bạn ngày thơ.

Từng được nghe lỏm ông tôi giảng giải cho bạn bè khi nói chuyện, ông Hoan rất thích hình tượng cây trúc. Trúc vươn thẳng thì cành, nhành, nhánh (chi) cũng thẳng. “Trúc Chi” tức nhành trúc, biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này dẫu bão to gió lớn mà vẫn mềm mại, dẫu đổ ngã, ngả nghiêng mà vẫn không bị gẫy. Cho nên đâu đó dưới các bài viết của mình Hoàng Văn Hoan ký: Trúc Chi, nhưng cực ít.

Xin trích bài thơ của ông Hoàng Văn Hoan đối lại bài thơ của nhà thơ Hồ Sĩ Giàng, tặng ông Hoan năm 1977 khi ông Hoan ở tuổi 72:

Bảy mươi hai tuổi, tuổi chưa cao
Học thói Ngu Công núi vẫn đào.
Cứu nước chính là làm nghĩa vụ,
Vì dân đâu dám kể công lao.

Chân mềm đá cứng đành như vậy
Gánh nặng đường xa dám quản bao
Cảm tạ lời thơ anh cổ vũ,
Tùng Mai xin giữ nét thanh tao.


Độc giả chú ý sẽ thấy trong bài thơ đối lại này có một câu bất thường bởi người ta hay nói: “Chân cứng đá mềm” chứ ông Hoan thì ngược lại “Chân mềm đá cứng”.”Cảm tạ lời thơ anh cổ vũ” tức lời cảm ơn đến Hồ Sĩ Giàng. Tới câu kết: Tùng Mai còn là biểu tượng cho người quân tử, khí thế hiên ngang. Bài thơ trả lời được viết sau khi ông Hoan bị loại khỏi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cuối năm 1976. Nó ra đời muộn nên không nằm trong tập thơ “Một Đôi Vần” của Hoàng Văn Hoan, mà Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Việt Bắc ấn hành năm 1975. Lần in đầu tiên cũng là lần cuối cùng, tới nay không thấy tái bản.

Đọc thơ để ta hiểu thêm con người Hoàng Văn Hoan, không phải kẻ bình thường. Chẳng phải loại thất phu, càng không đúng hạng vai u thịt bắp. Dứt khoát chỉ có thể là kẻ sĩ học thức mới viết nên ý thơ cùng ý chí quyết tâm “Ngu Công di sơn” đến vậy. Và Hoan đã âm thầm lặng lẽ di thân thành công đến đất nước “Ngu Công” tháng 7 năm 1979. Mấy tháng sau khi quân dân Việt Nam đánh cho bọn Trung Quốc ăn cướp tan tác trên miền biên cương. Như lịch sử vua – tôi nhà Trần cùng dân nước Nam một thuở đồng lòng “Sát Thát”, đánh lụn bại lũ giặc phương Bắc muôn đời quyết không bạc nhược.

Dương Tự Lập
(Tiếng Dân)



Một số hình ảnh của tác giả Dương Tự Lập gửi tới:



Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  1-34-110

Chân dung Hoàng Văn Hoan trong trang đầu cuốn: “Thiên thu định luận” của con trai Hoàng Nhật Tân.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  2-510

Biệt thự 78 Phan Đình Phùng, Hà Nội của Hoàng Văn Hoan.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  1-3610

Chân dung nhà thơ Phùng Quán.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  2-710

Tập san “Giai phẩm mùa đông”.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  3-510

Toàn cảnh khu nhà 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội: Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Chờ đọc tiếp tỷ ui
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Tue 17 Jan 2023, 06:51

hi  T.   hon
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Tue 17 Jan 2023, 07:13

Phần 2


Gắn bó với Hà Nội, vinh hạnh cùng thời chung sống với thế hệ cha, chú, bác, văn nghệ sĩ Thủ đô, với nhiều cuộc tiếp xúc, gặp mặt các bề trên ấy. Quả thực, trường hợp chú nhà thơ Phùng Quán, sinh thời thắc mắc trăn trở nhiều năm trời vì một tác giả Trúc Chi nào đó với bài thơ: “Lời Mẹ Dặn” Có Phải Là Bài Thơ Chân Thật? Bài này đăng trên báo Nhân Dân cuối năm 1958, “đập” lại bài thơ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán, đăng trên báo Văn số 21 – ngày 27-9-1957, mà Phùng Quán dằn vặt 30 năm, muốn tìm tác giả của nó là ai nhưng tìm không ra.

Cũng trước đó, tháng 5-1958, tạp chí Văn nghệ Quân đội số 5 có bài: “Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số kẻ cầm đầu trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm”, lên án “Lời Mẹ Dặn” của ông Từ Bích Hoàng (Trần Văn Hồng) … “Phùng Quán làm bài thơ ‘Lời Mẹ Dặn’, Trần Dần, Văn Cao kéo Quán đi khao bữa chả cá”… Về sau Hoàng lên lon đại tá, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nghỉ hưu năm 1984. Hoàng sinh năm 1922 mất năm 2010.

Tiếp theo có đồ tể Tố Hữu với bài báo cáo: “Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân Văn – Giai phẩm trên mặt trận văn nghệ”, ngày 5-6-1958, tại Hà Nội, lớn giọng: “Tiểu tư sản vốn là giai cấp bấp bênh, sống trong cái bé nhỏ, cận thị của mình, nên thường không thấy, mà cũng không dám thấy sự thật gay gắt. Khi cá nhân bị động chạm, thì ‘hăng lên’ một lúc, có thể rất ‘tả’ nhưng khi được thỏa mãn phần nào, hoặc khi vấp váp ngã đau, thì lại lập tức chùn lại, rất sợ cái gì ‘đổ vỡ’. Cái ‘hăng’ ấy nhiều khi chỉ là biểu hiện của cái ‘sợ’. ‘Miệng hùm gan sứa’ chính là tính chất của loại người tiểu tư sản”.

Năm 1980 lọt vào Ủy viên chính thức Bộ Chính trị, ông nhà thơ cung đình Tố Hữu chuyển về ở 76 Phan Đình Phùng, trở thành xóm giềng với Hoàng Văn Hoan, nếu trước đó Hoan không bỏ đi theo ác quỷ Đặng Tiểu Bình, Trung Nam Hải. Mà nhà cháu Phùng Quán trường Chu Văn An, tới nhà cậu Tố Hữu – Phan Đình Phùng vỏn vẹn mấy chục bước chân. (Phùng Quán với Tố Hữu có họ bên ngoại).

Phải hơn ba mươi năm sau, năm 1986, Tố Hữu thất sủng, lúc đó dân Hà Nội gọi Hữu theo lối chơi bài tổ tôm, đánh chắn là đời “Bạch định”. Tôi không phải dân nghiền chơi cờ bạc nên không biết Bạch định là gì đâu nhé. Chỉ khi ấy Phùng Quán mới tới thăm cậu Tố Hữu rồi khi chia tay, nắm tay cậu lắc lắc an ủi:

– Đừng buồn cậu, chính cậu từng nói câu này “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Tố Hữu ngậm ngùi gật gật đầu:

– Xét lại đời mình thì cậu dại thật, dại thật cháu ạ.

Con người Phùng Quán là thế, phải dùng một từ chính xác Personality – Nhân cách.

Tình cờ cho mãi đến năm 1989-1990, chú Phùng Quán mới rõ được Trúc Chi chính là bút hiệu của Hoàng Văn Hoan. Nếu cha tôi ngày xưa biết được chuyện này, chắc ông bảo tôi mang tập thơ “Một Đôi Vần” của ông Hoàng Văn Hoan tặng cha năm 1976 đến, để chú Phùng Quán đỡ mất thời gian tìm kiếm.

Nói thêm ở đây, Hoàng Văn Hoan sau bài thơ “đập” lại “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán, ông Hoan còn cùng với ông Hoài Thanh, có những lời lẽ chì chiết nặng nề nữa, cũng trên báo Nhân Dân, đập “Làm Đĩ” của văn sĩ Vũ Trọng Phụng, nhưng không phải bằng thơ. (Tôi chỉ được nghe lại thôi). Dù Vũ Trọng Phụng chẳng có duyên nợ dây mơ rễ má gì với “Nhân văn – Giai phẩm phản động”. Dù Vũ Trọng Phụng đã bỏ chốn trần ai đi xa lắc xa lơ tự bao giờ. Dù “Làm Đĩ” ra đời sớm hơn nhiều tuổi so với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhỏ bé, hiền dịu, xinh xắn, tươi đẹp, do ông Hồ (Nguyễn Sinh Cung) nặn ra.

Chúng ta hãy dành ít phút đọc lại bài thơ nằm trong tập thơ “Một Đôi Vần” của kẻ sĩ Bắc Hà, quê choa xứ Nghệ, Hoàng Văn Hoan (Trúc Chi) dưới đây:

“Lời Mẹ Dặn” Có Phải Là Bài Thơ Chân Thật?

Có bạn đọc xong thơ “Lời Mẹ Dặn”,
Nghĩ không thông tìm đến hỏi tôi.
Rằng tác giả mượn lời thơ tuyên bố:
Làm nhà văn chân thật trọn đời,

Từ thuở nhỏ từng nghe mẹ dặn,
In tấc son không dám trái lời:
Yêu ai cứ bảo là yêu,
Ghét ai cứ bảo là ghét,
Thấy buồn muốn khóc là khóc
Thấy vui muốn cười cứ cười.

Vậy tác giả phải là người chân thật,
Xin cho nghe, cho biết rõ đầu đuôi?
Lời bạn hỏi không làm tôi đột ngột,
Bài thơ kia tôi đã đọc qua rồi.

Trước hãy nói đến tình yêu ghét,
Ghét với yêu là lẽ sống con người.
Mẹ muốn con thành người chân thật,
Cần khuyên con biết ghét yêu ai:
Phải yêu kẻ lòng ngay dạ thẳng,
Phải ghét quân bán nước buôn nòi.
Lòng yêu ghét phải như gương sáng,
Ví bằng không, bia miệng muôn đời.

Con bất hiếu thường trái lời mẹ dặn,
Rằng ghét yêu là quyền ở lòng tôi.
Nó ghét kẻ thầy hiền bạn tốt,
Nó yêu quân gái điếm cao bồi,
Ghét những người đáng yêu của thiên hạ,
Yêu những người đáng ghét của muôn người.
Quen học thói gà đồng mèo mả,
Hóa ra thân chó mái chim mồi.

Con hư hỏng, khuyên răn chẳng được,
Mẹ ê chề đau khổ khuôn nguôi.
Nên từ lúc con còn bé nhỏ,
Mẹ phải lo dạy dỗ cho rồi.
Dạy cho biết điều hay lẽ phải,
Ngay cả trong tiếng khóc câu cười.
Có lúc con tủi buồn khóc lóc,
Mẹ phải ru rát cổ khàn hơi.
Có lúc con reo cười đùa nghịch,
Bảo không nghe phải mượn đòn roi.
Kẻo rồi nữa tre già măng mọc,
Mẹ hiền đâu dám để buông trôi.

Trên thực tế người trong cuộc sống,
Nào mấy ai tùy tiện khóc cười:
Biết bao kẻ khi vui muốn khóc,
Lúc buồn tanh thì lại muốn cười.
Ngẫm mình thấy khóc cười vô lý,
Muốn reo như thông đứng giữa giời.
Biết bao kẻ cười ra nước mắt,
Buồn lại e rằng khóc hổ ngươi.

Cười khóc một khi không thực tế,
Thà cắn răng, mím miệng, dằn hơi.
Có những kẻ âu sầu khóc tủi,
Lệ chưa khô bỗng đã cười vui.
Khóc tủi những mong người tội nghiệp.
Cười vui cho được khách mê tơi.
Mục đích cốt tiền nhiều nặng túi,
Phương châm theo mật ngọt chết ruồi.

Ngoài miệng vẫn nói cười thơn thớt,
Mà không dao, nham hiểm giết người.
Ấy là bọn quen nghề bịp bợm,
Kiếm ăn trên tiếng khóc nụ cười.
Đoàn vệ quốc phất cao cờ quyết chiến,
Liều tử sinh nơi khói lửa tơi bời.
Họ chặt tay để xông lên mặt trận,
Họ đem mình ra lấp lỗ châu mai.
Khi chôn cất những người đồng đội,
Trong phút giây họ cũng ngậm ngùi.
Nhưng quyết không dừng chân sùi sụt.
Tiến lên theo nhịp hát vang trời.

Ai dám bảo họ thiếu chân thật?
Họ là người chân thật nhất đời!
Ai dám bảo họ là đất sét?
Họ là ”người” hơn cả mọi người!
Họ đáp lời kêu gọi của Tổ quốc,
Vì nhân dân đổi khóc ra cười.
Cười với khóc muôn màu muôn vẻ,
Ghét hay yêu tùy việc tùy người.

Đâu có phải
Yêu ai cứ bảo là yêu,
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Thấy buồn muốn khóc là khóc,
Thấy vui muốn cười cứ cười.

Lời mẹ dặn chắc không ngớ ngẩn,
Từ nghìn xưa ai cũng thế thôi.
Nhưng có lẽ dặn khi còn nhỏ,
Nên nhà văn nay đã quên rồi,

Cũng có lẽ nhà văn xiên xỏ,
Viết văn ra cốt để bịp đời!
Nói đã hết, bạn tôi chưa thỏa mãn,
Còn mấy câu xin hỏi nốt mới thôi:

Câu:
Sét đánh trên đầu không ngã,
Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi,
Bút giấy tôi đã bị người cướp giật,
Tôi dùng dao mài đá viết văn chơi.

Câu nói ấy có phải là chân thật,
Xin cho nghe cho biết rõ đầu đuôi?
Mấy câu nầy có phần lắt léo,
Chữ trong văn mà nghĩa xa xôi.
Nghĩa xa quá thành văn khó hiểu,
Nhưng ích chi mà nặn óc tìm tòi.
Theo lẽ thường: thì sét đánh không ngã,
Chắc trên đầu có cắm thu lôi,
Nếm đường mật lưỡi không biết ngọt,
Chắc ăn tham vị giác hỏng rồi.
Nghề bút giấy đã làm không trọn vẹn,
Thì dùng dao khắc đá cũng xoàng thôi!

Ý kiến tôi thế thì nói thế,
Đúng hay không xin bạn tự trả lời.

Trúc Chi


Thói đời khi giậu đã đổ thì bìm leo tới. Tội trạng của Hoàng Văn Hoan phản bội đất nước Đại Ngu của Hồ Quý Ly, chạy theo bọn tộc Đại Hán của Tần Thủy Hoàng gian manh, mãi mãi dân tôi không tha thứ. Mãi mãi không có chuyện “Thiên Thu Định Luận” ở đây. Thật buồn sau sự thể này nhiều kẻ xưng danh nhà văn, nhà thơ, đổ xô vào viết thêm thắt, bịa đặt, vu khống, cố gào to mồm, chửi bới lăng loàn, thóa mạ Hoan thậm tệ, mà kỳ thực chẳng biết mô tê gì về Hoàng Văn Hoan. Vô hình trung tự mình hạ nhục mình mà không biết đấy thôi. Từng nghe: (Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết). Khổng Tử dạy ta thế kia mà, nhớ lấy.

Dương Tự Lập — Tưởng nhớ chú nhà thơ Phùng Quán, nhân lễ giỗ lần thứ 28 của chú. (Tiếng Dân)




Ảnh chụp bài thơ của Trúc Chi – Hoàng Văn Hoan: “Lời Mẹ Dặn” Có Phải Là Bài Thơ Chân Thật?



Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  3-310

Ảnh bìa tập thơ “Một đôi vần” và các trang thơ của Hoàng Văn Hoan.


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  4-110


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  1-35-610


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  2-6-7610


Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  3-410

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Tue 21 Feb 2023, 07:23

Về Một Bài Thơ: ” Lời Mẹ Dặn ” Có Phải Là Bài Thơ Chân Thật? Chống Lại Thi Sĩ Phùng Quán

Phạm Thắng Vũ

Thi sĩ Phùng Quán (PQ) có 2 bài thơ nổi tiếng tên là Lời Mẹ DặnChống Tham Ô Lãng Phí trong thời kỳ Nhân Văn-Giai Phẩm (NV-GP) tại miền Bắc Việt Nam (thời còn nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) thì ai cũng biết cả rồi. Các lý do để hình thành lên phong trào NV-GP (những năm ngay sau 1954 khi chính quyền Việt Cộng tiếp thu Hà Nội) và các cá nhân văn-nghệ sĩ cùng trí thức tham gia phong trào NV-GP cùng các biện pháp mà nhà cầm quyền đối phó lại (bao gồm cả giới văn-nghệ sĩ đứng về phe chế độ) thì ta cũng đã biết cả rồi, nên PTV cũng không nhắc lại nữa.

Lời Mẹ Dặn (LMD) ngay sau khi đăng trên báo Văn (số 21 ra ngày 27 tháng 9 năm 1957) thì không lâu sau đó trên báo Nhân Dân xuất hiện một bài thơ với tựa là: ”Lời Mẹ Dặn” Có Phải Là Bài Thơ Chân Thật? (LMDCPLBTCT?) với từng câu dựa vào từng câu của bài thơ LMD để đánh trả lại cá nhân nhà thơ PQ.

Thực ra thì trên hết, nhà cầm quyền Hà Nội khi đó đàn áp phong trào NV-GP là đã ra mặt chống lại các đòi hỏi tự do về văn hóa, báo chí cùng tư tưởng mà các văn-nghệ sĩ chỉ muốn dùng ngọn bút để báo động, phê phán nền hành chánh quan liêu, tình trạng xã hội tệ hại sau vụ cải cách ruộng đất… Các tác phẩm của giới văn-nghệ sĩ trong phong trào NV-GP có gay gắt có dữ dội nhưng hoàn toàn không có ý muốn bạo loạn (lật đổ) chế độ. Văn-nghệ sĩ vẫn tin vào lãnh đạo (những người mới ngày nào đây còn chỉ đạo họ trong sáng tác) và lý thuyết Cộng Sản (là chính quyền mà họ đã đi theo từ khởi đầu cuộc chiến Việt-Pháp 1945-1954), một lý thuyết vẽ ra cảnh bình đẳng, không bất công, người bóc lột người… Nhưng tất cả họ đã lầm.

Dưới đây là bài thơ Lời Mẹ Dặn của thi sĩ Phùng Quán:

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc

– Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.

– Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

– Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu

Từ đấy người lớn hỏi tôi:

– Bé ơi, Bé yêu ai nhất?

Nhớ lời mẹ tôi trả lời:

– Bé yêu những người chân thật.

Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vời.
In lên vết son đỏ chói.

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ

Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

1957
Phùng Quán



Và đây là bài thơ: ”Lời Mẹ Dặn” Có Phải Là Bài Thơ Chân Thật?

Có bạn đọc xong thơ ”Lời Mẹ Dặn“,
Nghĩ không thông tìm đến hỏi tôi.
Rằng tác giả mượn lời thơ tuyên bố:
”Làm nhà văn chân thật trọn đời,
”Từ thuở nhỏ từng nghe mẹ dặn,
”In tấc son không dám trái lời:
”Yêu ai cứ bảo là yêu,
”Ghét ai cứ bảo là ghét,
”Thấy buồn muốn khóc là khóc
”Thấy vui muốn cười cứ cười“.
Vậy tác giả phải là người chân thật,
Xin cho nghe, cho biết rõ đầu đuôi?

Lời bạn hỏi không làm tôi đột ngột,
Bài thơ kia tôi đã đọc qua rồi.
Trước hãy nói đến tình yêu ghét,
Ghét với yêu là lẽ sống con người.
Mẹ muốn con thành người chân thật,
Cần khuyên con biết ghét yêu ai:
Phải yêu kẻ lòng ngay dạ thẳng,
Phải ghét quân bán nước buôn nòi.
Lòng yêu ghét phải như gương sáng,
Ví bằng không, bia miệng muôn đời.

Con bất hiếu thường trái lời mẹ dặn,
Rằng ghét yêu là quyền ở lòng tôi.
Nó ghét kẻ thầy hiền bạn tốt,
Nó yêu quân gái điếm cao bồi,
Ghét những người đáng yêu của thiên hạ,
Yêu những người đáng ghét của muôn người.
Quen học thói gà đồng mèo mả,
Hóa ra thân chó mái chim mồi.
Con hư hỏng, khuyên răn chẳng được,
Mẹ ê chề đau khổ khuôn nguôi.
Nên từ lúc con còn bé nhỏ,
Mẹ phải lo dạy dỗ cho rồi.
Dạy cho biết điều hay lẽ phải,
Ngay cả trong tiếng khóc câu cười.
Có lúc con tủi buồn khóc lóc,
Mẹ phải ru rát cổ khàn hơi.
Có lúc con reo cười đùa nghịch,
Bảo không nghe phải mượn đòn roi.
Kẻo rồi nữa tre già măng mọc,
Mẹ hiền đâu dám để buông trôi.

Trên thực tế người trong cuộc sống,
Nào mấy ai tùy tiện khóc cười:
Biết bao kẻ khi vui muốn khóc,
Lúc buồn tanh thì lại muốn cười.
Ngẫm mình thấy khóc cười vô lý,
Muốn reo như thông đứng giữa giời.
Biết bao kẻ cười ra nước mắt,
Buồn lại e rằng khóc hổ ngươi.
Cười khóc một khi không thực tế,
Thà cắn răng, mím miệng, dằn hơi.
Có những kẻ âu sầu khóc tủi,
Lệ chưa khô bỗng đã cười vui.
Khóc tủi những mong người tội nghiệp.
Cười vui cho được khách mê tơi.
Mục đích cốt tiền nhiều nặng túi,
Phương châm theo mật ngọt chết ruồi.
Ngoài miệng vẫn nói cười thơn thớt,
Mà không dao, nham hiểm giết người.
Ấy là bọn quen nghề bịp bợm,
Kiếm ăn trên tiếng khóc nụ cười.

Đoàn vệ quốc phất cao cờ quyết chiến,
Liều tử sinh nơi khói lửa tơi bời.
Họ chặt tay để xông lên mặt trận,
Họ đem mình ra lấp lỗ châu mai.
Khi chôn cất những người đồng đội,
Trong phút giây họ cũng ngậm ngùi.
Nhưng quyết không dừng chân sùi sụt.
Tiến lên theo nhịp hát vang trời.
Ai dám bảo họ thiếu chân thật?
Họ là người chân thật nhất đời!
Ai dám bảo họ là đất sét?
Họ là ”người” hơn cả mọi người!
Họ đáp lời kêu gọi của Tổ quốc,
Vì nhân dân đổi khóc ra cười.
Cười với khóc muôn màu muôn vẻ,
Ghét hay yêu tùy việc tùy người.
Đâu có phải
”Yêu ai cứ bảo là yêu,
”Ghét ai cứ bảo là ghét.
”Thấy buồn muốn khóc là khóc,
”Thấy vui muốn cười cứ cười“.
Lời mẹ dặn chắc không ngớ ngẩn,
Từ nghìn xưa ai cũng thế thôi.
Nhưng có lẽ dặn khi còn nhỏ,
Nên nhà văn nay đã quên rồi;
Cũng có lẽ nhà văn xiên xỏ,
Viết văn ra cốt để bịp đời!

Nói đã hết, bạn tôi chưa thỏa mãn,
Còn mấy câu xin hỏi nốt mới thôi:

Câu:
”Sét đánh trên đầu không ngã,
”Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi,
”Bút giấy tôi đã bị người cướp giật,
”Tôi dùng dao mài đá viết văn chơi“.

Câu nói ấy có phải là chân thật,
Xin cho nghe cho biết rõ đầu đuôi?

Mấy câu nầy có phần lắt léo,
Chữ trong văn mà nghĩa xa xôi.
Nghĩa xa quá thành văn khó hiểu,
Nhưng ích chi mà nặn óc tìm tòi.
Theo lẽ thường: thì sét đánh không ngã,
Chắc trên đầu có cắm thu lôi;
Nếm đường mật lưỡi không biết ngọt,
Chắc ăn tham vị giác hỏng rồi.
Nghề bút giấy đã làm không trọn vẹn,
Thì dùng dao khắc đá cũng xoàng thôi!
Ý kiến tôi thế thì nói thế,
Đúng hay không xin bạn tự trả lời.

Trúc Chi



Tác giả bài thơ là Trúc Chi mà ở thời điểm đó (phong trào NV-GP) thì có nhà thơ Trúc Chi đang cư trú tại thành phố Hải Phòng. Ông nhà thơ nầy gốc dân miền Nam tập kết và cũng từng tiếp xúc với nhà thơ PQ mỗi khi có dịp ra Hà Nội. Khi đọc được bài thơ LMDCPLBTCT? trên báo Nhân Dân thì nhà thơ PQ đã xuống thành phố Hải Phòng để gặp và hỏi nhà thơ Trúc Chi cho ra nhẽ nhưng khi gặp hỏi thì không phải. Nhà thơ Trúc Chi nói với nhà thơ PQ: ”Ông nghĩ tôi là cái hạng người nào mà đi làm mấy chuyện khốn nạn đó“. Nhà thơ PQ tìm mãi mà không biết ai là Trúc Chi của bài thơ LMDCPLBTCT? đến độ ông thuộc lòng tất cả bài thơ nầy, nói là quyết tìm cho ra tác giả là ai vì, ông cho là đời ông tan nát cũng vì cái ông Trúc Chi nầy chứ không ai khác. Tìm cho ra để biết thôi chứ cũng chẳng có ý gì.

Thực ra thì đọc 2 bài thơ ta dễ dàng thấy ở bài LMD mang tâm tình của một người mới lớn, vẫn còn là một cậu bé nhớ lời mẹ dặn khi xưa. Còn ở bài LMDCPLBTCT? thì rõ ràng là của một người có tuổi, từng trải việc đời qua các câu:

… Biết bao kẻ cười ra nước mắt,
Buồn lại e rằng khóc hổ ngươi.
Cười khóc một khi không thực tế,
Thà cắn răng, mím miệng, dằn hơi…


Nhà thơ PQ cũng đoán như vậy nhưng đành chịu vì một khi họ đã dấu tên thật của mình lại còn dùng bút hiệu của một nhà thơ khác khi đăng bài viết nầy trên tờ Nhân Dân. Chắc chắn cá nhân người có tên Trúc Chi nầy phải là một đảng viên Cộng Sản vì cứ lấy câu thơ: ”Cười với khóc muôn mầu muôn vẻ… Vì nhân dân đổi khóc ra cười …” Nhưng tại sao người nầy lại dấu tên thật? Họ không dám để tên thật chắc là vì bài thơ LMD của nhà thơ PQ quá đúng và bài thơ họ phản bác chỉ rặt điều quy kết tàn ác, triệt tiêu ý tưởng của bài thơ LMD ngay từ khi nó mới xuất hiện trên trang báo Văn ở miền Bắc khi đó.

Nhà thơ PQ chịu chết, tìm không ra. Mãi cho đến năm 1989 thì chuyện ông tìm mới thỏa khi nhân được đọc tập thơ Một Đôi Vần (MDV) của Hoàng Văn Hoan (HVH) do nhà xuất bản Việt Bắc ấn hành (trong đó có bài thơ LMDCPLBTCT?) và ở trang đầu của tập thơ MDV có lời giới thiệu HVH chính là Trúc Chi. Trong thời kỳ NV-GP xẩy ra thi ông HVH là Ủy viên Bộ Chính Trị Đảng Lao Động Việt Nam. Biết được Trúc Chi là HVH rồi thì nhà thơ PQ vuốt râu ngâm nga (lúc nầy nhà thơ đã để râu dài và ông HVH đang sống tại Trung Quốc):

”Anh Hoan ơi… Ai quen học thói gà đồng mèo mả. Ai hóa ra thân chó mái chim mồi…“.

Hoàng Văn Hoan (1905-1991) dân Nghệ An, là một nhà hoạt động chính trị từ thời Pháp thuộc, đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam từ những buổi còn sơ khai cho đến khi đảng nầy đoạt được chính quyền hoàn toàn trong các giai đoạn 1945-1954 rồi từ 1954 cho đến 1975. Từng giữ các chức vụ Thứ trưởng Quốc Phòng (năm 1945), Đại biểu Chính Phủ tại Liên Khu 4 (năm 1946), Đại sứ Việt Cộng tại Trung Cộng (từ năm 1950-1957), Bí thư Thành Ủy Hà Nội (năm 1961) và Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Cộng (từ năm 1958 đến 1979). Nhân trong 1 chuyến bay sang Đông Đức chữa bệnh, khi máy bay quá cảnh tại thành phố Karachi (thuộc nước Pakistan) ngày 11 tháng 6 năm 1979 thì HVH đã đào thoát sang Trung Quốc và chết tại đó năm 1991.



Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Hoangv10
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Wed 22 Feb 2023, 10:09

Chuyện nhà thơ Phùng Quán

Ngô Minh

1. Con Người viết hoa

Tin anh Phùng Quán đang hấp hối do bạn bè văn nghệ Hà Nội điện về tối 21 tháng 1 năm 1995 (tức ngày 21 tháng Chạp, Giáp Tuất) làm tôi vô cùng sửng sốt. Lâm Thị Mỹ Dạ nức nở thở dài trên điện thoại: “Buồn quá. Chán quá, Ngô Minh ơi. Anh Quán mần răng có thể mất được, vô lý, vô lý…!”. Suốt ngày 22, chúng tôi sống thấp thỏm, lo âu. Liên tục gọi điện hỏi Hà Nội. Và cái giờ buồn đau định mệnh đã đến. Ấy là lúc 16 giờ ngày 22 tháng 1 năm 1995, tại căn nhà quen thân bên bờ Hồ Tây, anh Phùng Quán trút hơi thở cuối cùng!

Anh Phùng Quán đã giã từ bạn bè, giã từ Huế, giã từ lý tưởng cách mạng mà anh đam mê một đời, giã từ những dằn vặt và khổ đau triền miên nơi trần thế!

Nhưng với tôi, anh Phùng Quán không mất bao giờ. Một Phùng Quán Thơ là lý lịch, là mạng sống đời mình. Luôn xưng tụng đất nước, xưng tụng nhân dân, xưng tụng tình yêu bằng một lối thơ cuốn hút, bốc lửa và thiết tha, nhân bản và một giọng đọc thơ mê hoặc, quyến rũ. Một Phùng Quán Văn với tiểu thuyết Vượt Côn Đảo tái bản gần chục lần cho đến bộ tiểu thuyết ngàn trang Tuổi thơ dữ dội, được dựng thành phim cùng tên làm xúc động hàng triệu triệu độc giả Việt Nam trong và ngoài nước. Tuổi thơ dữ dội xuất hiện 32 năm sau sự kiện “nhân văn”, được giải thưởng Hội Nhà văn, chứng tỏ sự thủy chung, gan ruột trước sau như một của ngòi bút Phùng Quán đối với cách mạng, đối với chế độ mà anh đã chọn!

Nhưng sống mãi trong tôi là một người anh Phùng Quán nhân hậu, hiền từ, luôn sống hết lòng vì đồng đội, anh em, bạn bè. Đối với tôi, anh là một nhân cách lớn, rất mẫu mực, luôn ung dung tự tại mà thân thương gần gũi vô cùng!

Năm 1984, lần đầu tiên anh vô Huế chơi với anh em văn nghệ sau gần 30 năm “nhân văn”. Có nghĩa là từ khi xa quê năm 14 tuổi đến nay, anh mới trở lại Huế lần đầu! Hồi nhỏ ở làng Thượng Luật, Quảng Bình, tôi đã đọc Vượt Côn Đảo nên tôi rất yêu quý anh, coi anh như một thần tượng. Bởi thế, suốt thời gian anh ở Huế tôi luôn “tháp tùng” anh đi đọc thơ, đi nói chuyện ở nhiều cơ quan, trường học. Sau đó kéo anh về ở nhà tôi một thời gian dài. Có anh, gian nhà tập thể ở 31 Phan Bội Châu của tôi bỗng trở nên sôi động, khách bạn đến vui vẻ suốt ngày. Anh để râu dài như ông lão trong truyện cổ tích, đội chiếc mũ cói xứ Nghệ, khoác chiếc bị cói, cưỡi chiếc đạp, gọi là “xe trâu” Liên Xô cao lêu nghêu. Anh mặc khi thì bộ bà ba nâu, khi thì chiếc áo mán khuy bấm, quần bò sờn cũ. Anh đi dôi dép tự chế bằng lốp ô tô đế bố dày tới mười phân. Tôi xỏ đi thử thấy nặng không lê được chân, không hiểu sao anh vẫn đi đôi dép ấy bình thường trong bao nhiêu năm ròng? Hỏi anh, anh vuốt râu cười, mắt chớp chớp hiền từ: “Dép nặng thế mới đứng vững trên mặt đất”. Anh một mình một mốt, không lẫn vào đâu được. Trông có vẻ lập dị, ngang tàng như thế nhưng anh lại rất dễ gần. Ở nhà tôi, anh đi chợ Bến Ngự mua cá chép, dưa chua về, rồi vào bếp thổi cơm, nhặt rau, mổ cá, chẻ củi. Có lẽ bao năm tháng “đi cải tạo lao động” đã học được cách tự làm lấy mọi việc để tồn tại, không hề cho đó là việc hèn mọn. Thời gian này anh “hồi sinh’’ với thơ, một loạt bài thơ gan ruột thấm đẫm tình đời, tình người, tình quê, nhưng lại thể hiện rất tinh tế triết lý cuộc sống và nỗi niềm u uẩn của đời anh. Những bài thơ “bùng cháy” như “Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ dòng”, “Cảm tạ”, “Trái thơ”, “Trăng Hoàng Cung”, “Tôi khóc”, “Mưa Huế”, “Chán chộ”, v.v… Anh có chép lại rất nắn nót một bản bằng bút học trò mực tím trên tập giấy kẻ dòng tặng tôi với đề từ “Tiểu thuyết tình 13 chương viết trên giấy có kẻ dòng”, với lời đề tặng rất bạn bè: “Yêu tặng thi hữu Ngô Minh”. Năm 1993, Nhà xuất bản Thanh Văn ở Mỹ in thành sách với tựa đề “Trăng Hoàng Cung”. Từ đó, năm nào vô quê anh cũng ghé lại ở với vợ chồng tôi vài ba ngày. Viết được cái gì, in được cái gì ở báo nào đó anh đều chép hay phô tô gửi bưu điện vào tặng tôi một bản. Là một nhà văn đàn anh nổi tiếng nhưng anh đối xử với tôi cũng như các anh em viết văn trẻ khác rất cởi mở, chân tình, trân trọng như một bạn hữu văn chương. Những năm 1985-1990, mỗi lần tôi ra Hà Nội, biết tôi mới tập tọng làm thơ, anh đạp xe đèo tôi đi thăm các bậc lão trượng thơ Hà Nội như Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Cung, Vân Long, Võ Văn Trực, Hoàng Trung Thông, v.v… Đi đến đâu anh cũng giới thiệu sang trọng: “Đây là Ngô Minh, nhà thơ xứ Huế quê tôi!” Có lần anh vô Huế, vào ngày đầu năm mới dương lịch (1-1), mấy anh em xuống làng Tiên Nộn mừng sinh nhật bác sĩ Nguyễn Tích Ý, một bác sĩ tài năng, một người rất yêu thơ và yêu quý Phùng Quán. Trong cuộc vui, tôi bị say rượu phải ngủ lại, sáng mai mới về Huế một mình. Anh đến nhà bảo tôi lấy sổ tay rồi ứng tác chép tặng tôi bài thơ, có câu:

Thơ say, trời đất cỏ cây
Ngó mà ghen tức cái say hết mình


Nhưng khi anh bị bệnh nằm một chỗ, anh lại viết thư vào Huế dặn dò: “Anh bị bệnh giống hệt Dương Toàn Thắng (một người viết trẻ ở Huế bị bệnh xơ gan cổ trướng do uống nhiều rượu, mất năm 36 tuổi). Trông gương anh, anh mong em bớt rượu chè. Anh đã bỏ rượu. Nhưng bỏ như thế cũng hơi muộn…”

Anh em văn nghệ ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình cũng như gia đình tôi mỗi khi ra Hà Nội đều tá túc tại nhà anh. Gọi là nhà cho nó ấm cúng, chứ thật ra đó chỉ là một gian chái hơn chục mét vuông do người ta gá vào phía sau cái nhà kho của trường Chu Văn An, là “tiêu chuẩn” tập thể của vợ anh, mà mãi sau hơn 20 năm lấy nhau mới có. Sau này, nhờ bạn bè thân quen người giúp thanh gỗ, người giúp mái lá gồi, anh tự thiết kế, cần mẫn cưa đục dựng một cái chòi gỗ nhìn ra Hồ Tây lộng gió. Anh gọi là “Chòi ngắm sóng”. Anh em bạn bè văn chương đến tá túc đều ngủ trên cái chòi ấy, uống rượu, đọc thơ và đàm đạo văn chương cũng trên cái chòi mấy mét vuông ấy. Trên chòi dán đầy thơ, câu đối, ký họa, cảm tác của thi nhân họa sĩ khắp nước.

Giáp Tết năm 1994, anh đưa vợ đi chơi ở thành phố Hồ Chí Minh, khi tàu ra Huế, anh “nói dối vợ” xuống mua điếu thuốc, rồi “trốn vợ” ở lại Huế thăm bà con, thăm bạn bè văn nghệ cho tới ngày 22 Tết mới lên tàu ra Hà Nội. Ở Sài Gòn ra, anh đến nhà tôi tặng một be rượu Trung Quốc, mà anh gọi cho oai là “rượu Mao Đài”. Bây giờ tôi vẫn để bình rượu ở vị trí thờ anh. Anh luôn mang trong chiếc bị cói truyền thống của mình một chiếc áo khoác may theo kiểu áo dài thân bằng vải gì không biết, anh nói thứ vải này là thao, đũi gì đó đắt lắm, chiếc áo vợ chồng nhà thơ Thu Bồn – Lý Bạch Huệ tặng, nhưng tôi thấy cứ giống y chang loại vải may buồm ở làng biển của tôi xưa. Chiếc áo ấy chằng chịt đầy chữ ký của bạn bè văn nghệ, bạn đọc mến mộ anh với đầy đủ thứ màu sắc. Ở cơ quan Tạp chí Sông Hương hôm đó, mọi người chen nhau để được ký vào chiếc áo tình nghĩa đó. Chữ ký của tôi ở cổ áo bên phải. Anh bảo khi chết anh sẽ mặc chiếc áo ấy để sống mãi với hơi ấm bạn bè. Chiếc áo định mệnh ấy gia đình đã mặc cho anh trong giờ phút cuối cùng!

Đêm 22 Tết năm đó, trong phòng đợi tàu ga Huế, vợ chồng tôi, anh Lê Gia Ninh, ca sĩ Vĩnh Cường, vợ chồng anh Nguyễn Trọng Huấn, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch thức tiễn anh tới một giờ sáng. Anh uống nhiều rượu, sang sảng đọc thơ cho lữ khách nghe. Mọi người rất xúc động. Thơ anh đọc ở đâu cũng làm cho mọi người xúc động vì chất bi hùng thống thiết. Có cuộc thơ anh làm cho hàng ngàn người phải khóc nức nở. Đang đọc thơ, anh bỗng ngả mũ đi hành khất. Dáng anh đi từng bước y chang người hàng khất ở ga. Hầu như ai cũng xúc động bỏ tiền vào mũ anh. Có cả những du khách nước ngoài. Số tiền kiếm được anh chia luôn cho những ngườì ăn xin ở ga ngay khuya hôm đó! Tôi có ngờ đâu đó là lần anh đọc thơ cuối cùng với Huế để rồi xa Huế mãi mãi!

Đối với tôi, Phùng Quán là nhà văn luôn tâm huyết với đời, với người, với quê hương đất nước, với lý tưởng mà anh đã chọn từ thuở thiếu thời. Có nhiều cách xưng tụng Tổ quốc, thơ anh bao giờ cũng bật lên hình tượng rất độc đáo về Tổ quốc:

Sử kháng chiến nghìn trang
Người Nghệ ưa vắn tắt
Đánh Pháp hết chín vại cà
Đánh Mỹ hết hai chục vại …

(Trường ca cây cà)


Gần gũi bên anh, tôi đã học được rất nhiều điều về nhân cách và bản lĩnh của một nhà văn, đó là sự ngay thẳng tột cùng, ngay thẳng thủy chung của mỗi dòng chữ viết’’.

Thơ anh chân thực, trong sáng, dễ hiểu và đam mê đến quyết liệt như chính cuộc đời anh. Vì thế mà anh coi thơ là mạng sống, là lý lịch đời mình. Anh sống chết với thơ như sống chết với lý tưởng mình đã chọn:

Có những phút ngã lòng
Tôi vịn câu thơ đứng dậy


Phùng Quán là một nhân cách lớn, một tấm lòng vị tha chân chất. Đạo diễn điện ảnh Vinh Sơn, người làm phim Tuổi thơ dữ dội (dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Phùng Quán) có một nhận xét rất chính xác rằng, Phùng Quán không còn là tên riêng hay danh từ nữa mà Phùng Quán là một tính từ. Anh đích thực là một CON NGƯỜI viết hoa! Nhớ về anh, trong tôi cứ ám ảnh hoài cái hình ảnh kết thúc tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội. Ấy là lúc thằng Mừng (nhân vật chính) bị trọng thương, thấy mình khó có thể sống được đã gắng hết sức bình sinh thều thào với anh phụ trách: “Anh ơi anh đừng nghi em là Việt gian nữa, anh hý!”:

Anh Quán ơi, em tin chắc cùng với thời gian, Nhân Dân sẽ hiểu anh, anh sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lòng các thế hệ độc giả Việt Nam, tồn tại mãi cùng với quê hương, dân tộc này, sự nghiệp này!
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Thu 23 Feb 2023, 07:10

Chuyện nhà thơ Phùng Quán

Ngô Minh

2.    Sự tích bài thơ “Hôn”

Nhà thơ Phùng Quán để lại nhiều bài thơ hay, được hàng triệu người đọc Việt Nam thuộc nằm lòng như “Lời mẹ dặn”, “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe”, “Say”… Trong đó, “Hôn” là bài thơ hay được nhắc đến nhiều nhất. Bài thơ “Hôn” có trong hành trang của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ được tuyển đi tuyển lại trong hàng chục tuyển tập thơ từ 50 năm nay, được in trong tuyển tập Panorama de la Littérature Vietnamienne do nhà văn hóa Hữu Ngọc dịch. Bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc: “Khi người ta yêu nhau/ Hôn nhau trong say đắm/ Còn anh, anh yêu em/ Anh phải đi ra trận!”

Nhưng:

Yêu nhau ai chẳng muốn
Gần nhau và hôn nhau
Nhưng anh, anh không muốn
Hôn em trong tủi sầu!


Bài thơ được coi như là tuyên ngôn tình yêu của người lính khi Tổ Quốc đang bị giày xéo dưới gót giày quân xâm lược: Nhưng dù chết em ơi/ Yêu em anh không thể / Hôn em với đôi môi / Của một người nô lệ! Âm hưởng bài thơ giống như khẩu khí thơ của các nhà thơ cộng sản Nazim Hikmet, Petöfi. Bài thơ viết năm 1954, khi Phùng Quán 22 tuổi. Đọc bài thơ, tôi cứ ngỡ nhà thơ viết tặng một cô gái nào đó mà anh từng yêu thương, nhớ nhung dọc đường ra trận. Nhưng không phải! Sự tích bài thơ bi hùng hơn rất nhiều. Tôi dùng chữ “sự tích” vì đây là một câu chuyện dài, đầy chất anh hùng ca, liên quan đến Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.

Mới đây, nhà văn Nguyễn Khắc Phê đã cung cấp cho tôi bản lai cảo một bài viết dài của Phùng Quán viết tại Chòi ngắm sóng Hồ Tây năm 1992, có tựa đề: “Bản anh hùng ca bị mối xông và mười bảy bộ hài cốt…”. Tôi đọc và bàng hoàng vì câu chuyện được kể lại vô cùng lẫm liệt về cuộc chiến đấu và sự hy sinh dũng cảm, khí phách của 17 chiến sĩ cảm tử của Trung đoàn Vệ quốc quân Trần Cao Vân giữa lòng thành phố Huế năm 1946. Bài viết cũng nói rõ xuất xứ của bài thơ “Hôn”. Nhà thơ Phùng Quán viết: “… Cách đây trên ba mươi năm có lẻ, trong những ngày gian khó nhất của đời mình, trong nỗi buồn bã và thất vọng khôn cùng, tôi khởi viết một thiên hùng ca… Thiên hùng ca kể lại một câu chuyện có thật, những người anh hùng có thật, hơn nữa những người anh hùng mà tôi quen biết và tôi có mối hàm ơn sâu nặng vì một lần họ đã cứu tôi thoát khỏi đạn đại liên giặc ăn thịt trong trận đánh kinh hồn vào vị trí Miễu Đại Càng… Thiên anh hùng ca gồm 10 chương, khoảng nghìn câu thơ, với một Khai từ và một Hậu từ. Từ năm 1958 đến 1988, tôi bị mất quyền in sách nên thiên hùng ca chịu chung số phận với nhiều tác phẩm khác của tôi: Mối xông! Nghìn câu thơ nay không còn nhớ nữa. Nhưng cốt truyện, đoạn Khai từ và lác đác dăm câu thơ, đoạn thơ khắc họa ý tưởng chính tôi vẫn còn nhớ như in… Thiên hùng ca ấy có tên là Huyệt lửa chôn chung”. Xin gác lại chuyện các chiến sĩ Trung đoàn 101 Trần Cao Vân đã cứu sống và đã phạt roi Phùng Quán như thế nào, để tập trung vào sự tích bài thơ “Hôn”. Điều cực kỳ thiêng liêng và cảm động là bài thơ “Hôn” là một đoạn được trích ra từ thiên hùng ca ấy, viết về tình yêu của người chiến sĩ thật có tên là Phùng Huấn!

Tháng 7-1992, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân có bài viết “Tìm được hài cốt của 17 liệt sĩ hy sinh từ năm 1946” in trên báo Lao Động. Bài báo kể lại, ngày 4-6-1992, trong lúc đào móng cải tạo công trình nhà của Ủy ban khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tại 18, Hà Nội, Huế, người ta phát hiện ra 17 bộ hài cốt Vệ quốc đoàn. Trong đó, có một bộ hài cốt có sợi dây chuyền nhỏ có đeo lủng lẳng một miếng nhôm, rửa sạch miếng nhôm hiện lên dòng chữ khắc: “Phùng Huấn – VQĐ- Thuận Hóa”. “VQĐ” là Vệ Quốc Đoàn. Còn Phùng Huấn là anh con bác của ông Phùng Bốn (tức ông Nguyễn Vạn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế) chú ruột của Phùng Quán. Tức Phùng Quán gọi liệt sĩ Phùng Huấn là bác! Đọc bài báo đó, Phùng Quán bàng hoàng nhớ lại thiên anh hùng ca mình đã viết 30 năm trước…

“ … Nhân vật mà tôi mất nhiều công sức nhất để để miêu tả và khắc họa tính cách với cả trăm câu thơ, là nhân vật chiến sĩ. Anh tên là Phùng Huấn, xuất thân nông dân, quê ở làng Thanh Thủy Thượng. Phùng Huấn yêu một cô gái làng, sắp làm lễ cưới. Mặt trận Huế bùng nổ, anh hoãn ngày cưới, cùng nhiều trai làng xung phong gia nhập Vệ quốc đoàn. Anh được tuyển chọn vào cảm tử quân… Bài thơ “Hôn” là tôi trích ra từ Thiên hùng ca ấy:

Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Đôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn!

Nhưng dù chết em ơi
Yêu em anh không thể
Hôn em bằng đôi môi
Của một người nô lệ!

Đó là lời của Phùng Huấn nói với vợ chưa cưới của mình trước giờ xung trận. Phùng Huấn là bác họ của tôi. Trong Thiên hùng ca, tôi không nói chi tiết này, chỉ miêu tả mỗi lần chúng tôi đứng cạnh nhau, cả đơn vị ai cũng lầm là hai anh em ruột vì chúng tôi giống nhau như hai cục bùn móc dưới ruộng sâu lên… Trong đội cảm tử quân, Phùng Huấn được phân công vào “Tổ vũ khí nặng”. “Vũ khí nặng” Phùng Huấn phụ trách là một cặp đầu đạn đại bác 75 ly tịt ngòi được công binh xưởng biến báo thành mìn đánh xe tăng… Tổ “vũ khí nặng” là siêu cảm tử nên mỗi chiến sĩ được Mặt trận phát một chiếc “lập lắc” bằng nhôm cứng, trên mặt khắc tên họ, dây đeo bằng thép không rỉ, để lỡ hy sinh xác người ni khỏi lẫn xác người kia…

Một buổi sáng, Phùng Huấn ngoắc tay gọi tôi: “Bê! Bê!” (tên gọi tôi ngày còn ở nhà) ghé sát tai tôi nhói nhỏ: “Tối ni đơn vị tau đi cảm tử vị trí nhà hàng Sap-phăng-giông (Cửa hàng bách hóa số 1, đường Hà Nội, Huế hiện nay). Mặt trận sẽ đãi tụi tau một bữa thịt bò, thịt heo với xôi, ở sân chùa Vạn Phước, để lỡ có chết thì anh em được chết no! Tắt mặt trời mi nhớ chạy xuống mà ăn chực…”

Bữa ăn đó cũng được kể trong bài viết trên báo Lao Động nói trên, qua lời kể của người vợ chưa cưới của liệt sĩ Phùng Huấn: “Vợ chưa cưới của đồng chí Phùng Huấn, đã 70 tuổi, từ xã Thủy Dương (tên mới của làng Thanh Thủy Thượng), chống gậy lên thăm hài cốt của người yêu xưa. Bà kể: Chiều đó, tôi lên thăm anh ấy, rủ anh đi ăn. Anh ấy nói: “Tối nay đi đánh Pháp, thế nào cũng được ăn một bữa thịt bò, bây giờ ăn ngang bụng”. Anh ấy không đi. Thấy trên tay anh có đeo một cái “lập lắc”, tôi hỏi: “Người ta đeo vòng vàng xuyến bạc, còn anh đeo chi miếng thiếc ni?” Anh nói: “Đơn vị bảo đeo. Đi đánh giặc lỡ có chết người ta biết tên mà nhận xác”. Tôi tưởng anh nói chơi, ai ngờ anh chết thiệt. Từ sau đó gia đình cứ lấy ngày 10 tháng chạp giỗ anh ấy”.


Trận “cảm tử” vào nhà hàng Sáp-phăng-giông đêm ấy không kết quả. Toàn đơn vị rút ra căn cứ cả, còn Trung đội cảm tử bị mắc kẹt lại ở trong ngôi nhà hai tầng. Địch bắn như điên, kêu gọi đầu hàng, các anh vẫn chống trả quyết liệt. Giặc phun xăng đốt ngôi nhà. Các chiến sĩ đã xuống tầng trệt, dùng bộc phá nổ tung ngôi nhà, biến ngôi nhà thành ngôi mộ chôn chung của 17 anh em! Ôi, 46 năm sau, cô gái trong bài thơ “Hôn” của Phùng Quán mới gặp lại hài cốt người yêu của mình! Ngày xưa ở Huế, đối với con gái nhà lành, chuyện hôn nhau vô cùng hệ trọng, nhà trai đi hỏi rồi vẫn chưa dám hôn nhau, chờ khi cưới. Cho nên:

Em ơi rất có thể
Anh chết giữa chiến trường
Đôi môi tươi đạn xé
Chưa bao giờ được hôn


Hiểu “sự tích” bài thơ, ta càng muôn lần cám ơn nhà thơ Phùng Quán, anh đã lấy “tuổi thơ dữ dội” của mình làm chất liệu để viết nên những câu thơ tình thế kỷ, đẹp như kinh cầu nguyện!

3. Con của một gia đình cách mạng

Phùng Quán là nhà văn nổi tiếng, nhưng anh đặc biệt rất ít nói về mình. Nhưng cuộc đời Phùng Quán có rất nhiều điều lý thú. Phùng Quán có ông chú ruột tên là Nguyễn Vạn, tức Phùng Lưu, một lão thành cách mạng, nguyên ủy viên Khu ủy, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông về hưu gần hai chục năm nay ở đường Hai Bà Trưng, thành phố Huế, vừa mất đầu năm 2005. Trước đây, ông Vạn nhiều năm kiên quyết không tha lỗi cho đứa cháu “Nhân văn” của mình. Nhưng từ khi Phùng Quán được phục hồi Hội viên Nhà Văn, sách của anh được in bán khắp nơi, truyện của anh được dựng thành phim, thì ông bắt đầu thay đổi thái độ. Trên bàn thờ nhà ông, có thờ hai bức ảnh. Một bức là ông nội anh Quán ở chính giữa, và bên cạnh là ảnh Phùng Quán, phía duới có lời đề: “Nhà văn Phùng Quán, cháu đích tôn của ông”.

Năm 2000, ông Nguyễn Vạn xuất bản tập hồi ký Đời người cách mạng, trong đó có đoạn kể về bố anh Phùng Quán rất đặc biệt: “… Anh cả tôi tên là Phùng Văn Nguyện, học lớp đệ tam niên nội trú trường Quốc Học, hăng hái tham gia các phòng trào truy điệu cụ Phan Chu Trinh, đòi thả cụ Phan Bội Châu, tham gia các cuộc bãi khóa, xuống đường biểu tình chống Pháp năm 1926. Bị bắt giam, bị kết án 2 năm tù treo, và bị bồi thường 3 năm tiền học phí là 360 đồng bạc Đông Dương… Anh tôi bị quản thúc ở xã nhưng trốn vào Sài Gòn, đổi tên là Phùng Quý Đông thi đỗ vào ngạch công chức của Pháp, được bổ nhiệm làm Thông phán sở kho bạc Sài Gòn. Sau mấy năm làm công chức Pháp, anh tôi tưởng là hết hạn tù treo rồi thì không còn gì rắc rối nên xin chuyển về Huế để lập gia đình, không ngờ bị tên cường hào Lý Hòe tố giác. Anh tôi xin chuyển vào Hội An để tránh né nhưng vẫn bị mật thám theo dõi, phải đi trốn. Định chạy sang Lào nhưng đến Đà Nẵng thì bị bắt và bị giam ở nhà lao Đà Nẵng. Sau hai tháng bị tra tấn thì chết trong lao tù. Năm 1932, khi anh tôi chết, đứa con trai duy nhất của anh chưa biết đi, mới biết bò, nó chính là nhà văn Phùng Quán…” Mẹ nhà văn Phùng Quán tên là Công Tằng Tôn Nữ Thị Tứ, người tài sắc, dòng Hoàng Phái. Khi chồng mất, bà ở vậy nuôi con cho đến khi con 14 tuổi trốn đi theo Vệ Quốc Đoàn. Bà ở một mình thờ chồng, chờ con trai. Bà mất ngày 2 tháng Giêng âm lịch, vào dịp Tết năm 1970 ở cố đô Huế. Lúc đó, Phùng Quán đã có vợ, 2 con ở Hà Nội!
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Fri 24 Feb 2023, 12:29

Chuyện nhà thơ Phùng Quán

Ngô Minh

4.    Mượn tên để in văn
   
Từ năm 1958 đến 1988, vì không được phép in sách ký tên mình, nên Phùng Quán phải viết văn rồi tìm cách “in chui” để lấy tiền nuôi con. Hồi đó không có “lái” sách, “nậu” sách như bây giờ. Muốn in được sách ở nhà xuất bản của nhà nước phải bí mật mượn tên người khác làm tên tác giả. Những người nhà văn đã mượn tên là Vũ Quang Khải, em ruột của vợ là chị Vũ Bội Trâm, lúc đó anh Khải đang làm công nhân ở Nghệ An, trong truyện “Như con cò vàng trong cổ tích”, và nhiều truyện ngắn in báo Văn Nghệ. Nhà văn Phùng Quán kể rằng, khi truyện “Như con cò vàng trong cổ tích” ký tên Vũ Quang Khải gửi đi dự thi cuộc vận động sáng tác viết về Lenin được Hãng thông tấn Novosti (Liên Xô) trao giải thưởng trong cuộc dự thi viết về Lenin, anh Khải là cán bộ một nông trường ở Nghệ An, nhận được giấy mời của Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội để lĩnh giải thưởng thì sợ lắm. Nhưng cơ quan vẫn sắm cho một bộ com-lê rất oách để ra nhận giải. Hai anh em xe đạp đèo nhau đến cổng Đại sứ quán Liên Xô, anh Khải vào nhận giải, còn Phùng Quán thì sang ngồi quán nước chè bên kia đường hồi hộp chờ đợi. Lo sợ nhất là bị phát hiện ra người viết là Phùng Quán không cho nhận giải thưởng nữa thì gay. Khi anh Khải ra cổng, nhìn vẻ mặt buồn, Phùng Quán càng lo thêm. May sao, anh Khải cho biết là cô thủ kho đi vắng, họ hẹn ngày mai! Ngày hôm sau, hai anh em lại dắt nhau đến. Lần này thì nhận được. Giải thưởng là một tấm bằng, một chiếc xe đạp Liên Xô mà người Hà Nội quen gọi là “xe trâu” và một bộ com-lê. Hai anh em về nhà câu trộm cá Hồ Tây nấu cháo để khao nhau! Phùng Quán còn nhiều lần viết truyện ngắn ký tên Vũ Quang Khải, rồi Nguyễn Huy, Đào Phương, v.v… Người cho Phùng Quán mượn tên nhiều nhất là nhà thơ Thanh Tịnh, bạn vong niên, đồng hương Huế ở Tạp chí Văn nghệ Quân Đội. Hơn 10 tập truyện tranh ở Nhà xuất bản Văn hóa, tập viết về nghệ thuật viết và trình diễn tấu đều ký tên Thanh Tịnh. Chị Hương Quân, biên tập viên Nhà xuất bản Văn hóa (đã nghỉ hưu), một người rất thân thiết với Phùng Quán kể rằng, có lần giám đốc nhà xuất bản đã gửi giấy mời nhà thơ Thanh Tịnh ở số 4 Lý Nam Đế, “một cộng tác viên viết truyện tranh tích cực” đến để ký hợp đồng mới. Nhà thơ Thanh Tịnh cao tuổi, mệt nhọc thế cũng phải đi xích lô đến để ký hợp đồng, “nhằm giúp thằng Phùng Quán có cái tên mà in sách”. Anh Phùng Quán kể, nhà thơ Thanh Tịnh là người duy nhất cho mượn tên mà không lấy một đồng “tiền tên” nào. Mỗi lần như thế, Phùng Quán đều câu trộm một con cá chép Hồ Tây, mang đến số 4 Lý Nam Đế, nấu cháo mời nhà văn Thanh Tịnh cùng ăn! Còn thường phải chi 30%, thậm chí 50%, mà đi lại khốn khổ nhiều lần mới đòi được phần của mình, vì tiền nhuận bút các nhà xuất bản đều trả cho người có chứng minh thư. Theo chị Hương Quân, ngoài sách ký tên Thanh Tịnh, Phùng Quán đã viết và in ở Nhà xuất bản Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc trên 60 cuốn truyện tranh mang nhiều tên khác nhau, nhưng không phải mượn, tức là tên do anh nghĩ ra. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (tập I) năm 1983, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã in với tên tác giả là Đào Phương. Mãi đến năm 1988, sau khi được phục hồi Hội tịch Hội Nhà văn, mới xuất bản 3 tập với tên Phùng Quán. Cuốn Dũng sĩ chép còm, in ở Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, lúc đầu cũng lấy tên tác giả là Trần Vỹ Dạ. Điều đáng khâm phục là Phùng Quán chỉ mượn tên để “in chui” văn xuôi, chứ thơ thì anh không bao giờ mượn tên ai cả! Vì với anh,“Có những phút ngã lòng/ Tôi vịn câu thơ đứng dậy…” Thơ là mạng sống, là lý lịch đời tôi. Thơ linh thiêng như thế nên anh không mượn tên người khác là phải! Đó chính là bản lĩnh người cầm bút!

Từ năm 1988, sau khi được phục hồi Hội tịch Hội Nhà văn, thơ Phùng Quán mới xuất hiện trở lại. Thời kỳ này, anh còn in nhiều tác phẩm nổi tiếng ký tên mình là Tuổi thơ dữ dội, Dũng sĩ chép còm, Thơ Phùng Quán, tập tiểu thuyết thơ Trăng Hoàng Cung, v.v… Trong đó, tiểu thuyết ba tập Tuổi thơ dữ dội đã được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, được dựng thành phim cùng tên, và phim này ngay lập tức giành Huy chương bạc tại Liên hoan điện ảnh Việt Nam. Cuốn sách cũng được các nhà xuất bản trong nước tái bản nhiều lần. Cuối năm 2003, chị Vũ Bội Trâm, vợ nhà văn, đã dùng số tiền mấy lần tái bản cuốn Tuổi thơ dữ dội của anh Quán để đầu tư tái bản cuốn Thơ Phùng Quán, trong đó bổ sung rất đầy đủ thơ của chồng với số lượng in 2000 cuốn. Bạn bè trong Nam, ngoài Bắc, ở miền Trung, do yêu thương Phùng Quán mà xúm tay mỗi người phát hành một ít! Người viết bài này và nhà giáo Lê Gia Ninh cũng mang Thơ Phùng Quán đến từng trường học, cơ quan ở Huế, bán được gần trăm cuốn ngay trước Tết Giáp Thân. Tính ra Phùng Quán đã in hơn 80 tác phẩm, trong đó gần 70 tác phẩm “in chui”. Nói là “in chui”, nhưng toàn văn cách mạng thứ thiệt cả. Mới hay, bất kỳ hoàn cảnh ngặt nghèo nào cũng không làm cho Phùng Quán buông bút.

5.    Phùng Quán lấy vợ

Điều này sinh thời nhà văn không bao giờ kể. Chỉ có bạn bè rất thân thiết mới biết. Anh Phùng Quán và chị Vũ Thị Bội Trâm yêu nhau sau thời kỳ “nhân văn”. Vì lẽ đó, gia đình chị Trâm rất lo cho con gái, nhiều lần khuyên giải, phản đối con nhưng không được. Còn Trường cấp 3 Chu Văn An, nơi chị Trâm là giáo viên dạy văn, thì nhiều lần góp ý nặng nhẹ. Nhưng chị Trâm vẫn một mực cho rằng: “Tôi yêu anh ấy và nhất định lấy anh ấy làm chồng. Anh ấy là người tốt. Thời gian sẽ trả lời!”. Năm 1962, hai anh chị không làm đám cưới được mà chỉ đăng ký kết hôn, rồi làm một bữa cơm đạm bạc để “liên hoan” tại nhà bà mẹ nuôi Tưởng Dơi ở Nghi Tàm. Bữa tiệc ấy chỉ có 4 người bạn thân và hai vợ chồng, không có ai đại diện hai gia đình hay cơ quan cả. Huế là đất kinh đô nên tiệc cưới nào cũng rất sang trọng, tốn kém. Nhưng anh Quán “tứ cố vô thân” ở Hà Nội, hai bàn tay trắng, chỉ một tháng được Hội nhà văn trợ cấp 27 đồng, chỉ đủ ăn cơm “đầu ghế” (cơm bụi) được một tuần, nên làm gì có tiền mà cưới vợ. Tiệc cưới ấy anh chị chị mời bốn người là nhà thơ Tạ Vũ, chị Nguyễn Thị Điều, lúc đó là người yêu Tạ Vũ, nhà báo Xuân Đài và một người bạn tên là Xuân Trung. Phùng Quán đi mua hai chú gà về để giết thịt, nhưng một con bị chết. Chị Bội Trâm kể, mọi người uống rượu nói chuyện vui vẻ đến tận khuya. Tạ Vũ say nên chị Điều và Tạ Vũ phải ngủ lại. Nhà bà Tưởng Dơi chỉ có hai cái gường kê sát nhau chen chân không lọt. Thế là đêm tân hôn hai vợ chồng phải ngủ hai giường.

Thành vợ chồng rồi nhưng không có nhà để ở chung. Chị Vũ Thị Bội Trâm ở nhà bố mẹ ở số 3 Hàng Cân. Từ năm 1962-1981, chị đẻ và nuôi hai đứa con Phùng Thị Quyên và Phùng Quân tại nhà bố mẹ. Anh thì phải đi lao động cải tạo khắp các nông trường, công trường ở Thái Bình, Thanh Hóa, Việt Trì, v.v…, khi về thì ở nhà bà mẹ nuôi Tưởng Dơi ở làng Nghi Tàm. Nhà văn hàng ngày giúp bà mẹ nuôi gánh hàng lên đê Yên Phụ bán, rồi về viết văn. Đêm thì đi câu cá trộm ở Hồ Tây. Tiền bán cá, tiền “văn chui” phần lớn Phùng Quán dành đưa cho vợ nuôi con ở nhà mẹ vợ, còn mình thì ăn cơm bụi và uống rượu nợ với bạn bè. Năm 1981, chị Vũ Bội Trâm mới được Sở giáo dục Hà Nội và Trường Chu Văn An phân cho một góc xép, nguyên là cái xưởng của trường phía Hồ Tây làm nhà ở cho gia đình. Nghĩa là sau 20 năm lấy vợ, nhà văn Phùng Quán mới có một căn “xép” để vợ chồng ở chung. Chính ở góc xép Trường Chu Văn An đó, Phùng Quán đã tự tay đục đẽo dựng một cái chòi bằng gỗ, lợp lá gồi, gọi là “Chòi ngắm sóng” (Mời bác Ba Vì xích lại đây / Ta cùng túy lúy ngắm sóng say…). Trên cái “Chòi ngắm sóng” đó treo đầy tranh, thơ. Có tranh của họa sĩ Văn Cao ký họa Phùng Quán, tranh, tượng của nhiều nhà điêu khắc, họa sĩ Việt Nam vẽ Phùng Quán, bút tích thơ chữ Hán của Hoàng Trung Thông, Tào Mạt, thơ của các nhà thơ trong và ngoài nước viết tặng Phùng Quán có thể in thành cả tập thơ dày. Cái chòi ngắm sóng đó suốt ngày khách, suốt ngày rượu, suốt ngày thơ. Phùng Quán đã tọa lạc trên “chòi ngắm sóng” này hơn mười năm ròng. Bây giờ thì “chòi ngắm sóng” nổi tiếng một thời ấy không còn nữa. Nó đã bị cơn sóng thị trường, con sóng đô thị hóa nhấn chìm vào dĩ vãng, vì khu tập thể phải giải tỏa để Thành phố làm gì đó không biết. Tháng 6-2003, chị Bội Trâm mới được mua căn hộ ở Khu chung cư Vĩnh Phúc rất đàng hoàng. Mua bằng tiền đền bù giải tỏa, cũng đủ trả và có thừa ra đôi chút để sửa chữa và mua sắm bàn ghế và sắm cái bàn thờ anh Quán. Nhưng khi đã có nhà đàng hoàng thì anh Quán đã “đi xa” gần 10 năm rồi.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Sat 25 Feb 2023, 08:58

Chuyện nhà thơ Phùng Quán

Ngô Minh

6.    Cỏ hoa Phùng Quán
   
Phùng Quán trọn cuộc đời (1931-1995) là một chiến sĩ Vệ Quốc đoàn xông xáo và nhiệt huyết. Những tác phẩm thơ, văn xuôi của anh bây giờ đọc lại vẫn hừng hực lửa chiến đấu. Có lẽ vì thế mà anh rất ít thời giờ để làm thơ thưởng hoa vịnh nguyệt. Tôi đọc trong số hàng trăm bài thơ anh để lại, chỉ đếm được có hơn chục bài viết về hoa lá, cây, cỏ, quả, như các bài “Cây vạn niên thanh”, “Cây xương rồng”, “Cây dứa”, “Hoa sen”, “Cây mận ở Vînh Linh”, “Hoa cứt lợn”, v.v… Phùng Quán ngắm hoa lá cỏ cây theo cách riêng của mình. Anh không ca ngợi vẻ đẹp, màu sắc, hương thơm quyến rũ của cỏ hoa như trước một giai nhân đơn thuần, mà chủ yếu anh phát hiện và xưng tụng sự hữu ích, sự hi sinh, lòng nghĩa khí lớn lao của cây cỏ. Với anh, nhiều loại cây lá có phẩm chất của một chiến sĩ. Bởi vậy, nhà thơ coi những cây vạn niên thanh, cây xương rồng, cây dứa… là những bậc thầy của mình về bản lĩnh sống, nên phải xưng bằng “Anh”, bằng “Người”“Cả một đời tôi chỉ khiếp phục anh”, bởi vì: “Anh uống độc khí trời/ Anh xơi độc nước lã/ Anh vẫn tràn trề sức lực tươi xanh/ Vẫn tặng cho đời chất thơ của sắc lá!” (Cây vạn niên thanh) hay: “Xương rồng ơi xương rồng!/ Anh có thật xương rồng?/ Hay xương người nghĩa khí/ Ngã xuống rồi hóa thân?…” (Cây xương rồng); “Dứa ơi !/ Người hãy dạy tôi/ Cách chắt lọc từ khô cằn sỏi đá/ Chất mật mát lành dịu nắng lửa trăm cơn” (Cây dứa); “Cây cọ mọc trên đồi/ Trổ lá cho người lợp nhà/ Che cho mình dăm tàu lá nhỏ/ Che cho đời nghìn tán lá xanh…” (Cây cọ)… Phùng Quán tìm thấy trong cây cỏ hoa lá bao điều tâm đắc, ước nguyện của mình về thơ. Cái chất thơ trong cỏ hoa ấy là chất Phùng Quán, “Với tôi thơ mới là tất cả. Thơ là lý lịch là mạng sống đời tôi”

Gây ấn tượng nhất đối với tôi là câu chuyện về bài thơ “Trường ca cây cà”. Sinh thời, mỗi lần “vi hành” vào Huế, nhà thơ Phùng Quán thường tá túc tại nhà tôi, nhà anh Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Bến Ngự hoặc nhà thầy giáo Lê Gia Ninh ở bên Cống Lương Y. Mỗi sáng, anh dậy sớm, xỏ chân vào đôi dép dày cộp, nặng như cùm tự anh cắt đục từ lốp ô tô cũ, mặc chiếc áo chàm cũ, đeo chiếc bị cói và dắt chiếc xe trâu Liên Xô cao lêu nghêu ra đường, bắt đầu một ngày đi đọc thơ “phục vụ nhân dân” như anh thường nói. Đến tận khuya, anh mới ngất ngưởng về. Lần ấy, cả một tuần liền anh không về ngủ. Thì ra anh vào Đà Nẵng, Quảng Nam đọc thơ tít mù từ phố xuống huyện, xã. Đúng ngày Đại hội văn nghệ Bình Trị Thiên (cũ) lần thứ ba, anh xuất hiện ở Huế, nét mặt rạng rỡ, khệ nệ bưng một chồng báo Quảng Nam-Đà Nẵng cuối tuần có in bài thơ “Trường ca cây cà” ký tặng bạn bè. Đó là mùa đông năm 1987, lần đầu tiên sau 30 năm anh lại được báo in bài thơ tâm huyết. Anh lấy nhuận bút bằng mấy trăm tờ báo để tặng! Gặp lại tôi, anh cao hứng đọc: “Chính cây cà quê mùa lao lực/ Đã dạy anh dũng khí bền gan”. Tôi mừng cho anh và đọc đến thuộc “Trường ca cây cà”. Bài thơ gọi là trường ca có tới 6 chương, nhưng chỉ 56 câu thơ. Có chương chỉ có hai câu, năm câu. Bài thơ súc tích, chặt chẽ với những ý tưởng lớn và rất cảm động. Cây cà Việt Nam “Thân lao lực màu quê … Mặc cho sâu róm đầy cành/ Rễ còn bám đất/ Còn khôn nguôi tím nguôi xanh”. “Bạc tóc trồng cà/ Tôi mới hiểu ra/ vì sao Gióng/ Trước khi lên ngựa sắt/ Vung roi trừ giặc/ Chỉ ăn cơm cà..”. Người Nghệ “Muối một vại cà/ Ăn một năm/ Sử kháng chiến ngàn trang/ Người Nghệ ưa vắn tắt: – Đánh Pháp hết chín vại cà/ Đánh Mỹ hết hai chục vại..”. Bài thơ cuốn hút bởi hình tượng sinh động và hàm chứa, đầy sức thuyết phục về sức mạnh Việt Nam, lại dân dã dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ.

Người Huế ai cũng thích ngắm hoa sen, mua hoa sen về thờ hoặc cắm trên bàn. Nhưng ngắm sen như Phùng Quán thì chỉ một! Anh đọc và phát hiện ra trong câu ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” một sự vô lý, khó hiểu và khó chịu. Anh cho rằng câu ca dao trên không phải do nhân dân làm ra mà do một số bọn phản trắc,… “Vốn con cái của giai cấp cùng khổ/ Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son/ Nghĩ đến mẹ chúng xấu hổ…” nên chúng cho rằng, chúng gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn! Tất cả là trong cái chữ gần. Tôi cho rằng sự phát hiện đó là có lý, xuất phát từ sự nhạy cảm, trực cảm của một người lính rất ghét thói hãnh tiến, vô ơn. Và những điều nhà thơ nghĩ ngợi về chuyện sen – bùn mới là chân lý sâu sắc, thấm thía. Mỗi lần anh đọc bài thơ này trước đông người, anh vung tay giận dữ, rồi giọng trầm xuống run run như nén lại, như nguyện cầu:

Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
Chính là sen mọc lên từ trong đó
Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen…
Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
Cũng là xương thịt của bùn tanh!
Như nhân dân
Gian truân, thầm lặng, vô danh
Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sĩ…


Phùng Quán nhiều đêm kể cho tôi nghe rằng anh đã từng sống một mình trong cái lán lợp lá mía ở trại tăng gia bên bờ con suối có tên là Linh Nham, vùng núi Thái Nguyên suốt ba năm ròng. Mùa mưa lũ, không ai dám vượt suối nên anh như Robinson Crusoe trên hoang đảo. Quanh lán mọc đầy cỏ dại và cây trinh nữ. Bàn ghế là rễ cây khô ghép lại. Giường nằm là cây cổ thụ bị bão xô gật gốc lũ cuốn về, lấy rìu vạt bằng phía trên, rồi đục lõm xuống như cái áo quan. Anh sống với một con chó, một con heo, một bầy gà. Người với vật cùng ăn sắn, bắp, rau lang, ốc suối và cá tôm tự đánh bắt lấy. Anh đã tự đào một cái huyệt ngay trước mặt lán, dài hai mét, rộng một mét, sâu mét rưỡi, để phòng khi kiệt sức, bên mình không có ai! Một lần anh mắc phải chứng dị ứng lở loét toàn thân, tưởng không sống nổi. May mắn được một vị sư nữ già chùa Tăng Cấu cứu khởi bệnh nhờ mấy nắm lá tên là lá khổ sâm mọc trên đồi. Ơn cây, ơn người cứu mạng, sau đó anh làm bài thơ “Lá khổ sâm”. Bài thơ buồn đau như một vết cắt. Phải trải nghiệm và yêu cuộc đời lắm mới viết được những câu thơ da diết cõi lòng:

Tôi phải lên rừng
Hái lá khổ sâm
Tự mình cất lấy ly rượu sống
Ôi rượu khổ sâm đắng lắm
Đắng đến tận cùng nỗi đắng thế gian…
Bạn hữu thân thiết ơi!
Xin đừng trách cứ tôi
Sao trong câu thơ tôi cứ lẫn nhiều vị đắng…


Cỏ cây hoa lá trong thơ Phùng Quán đều là những biểu tượng của cuộc sống tâm trạng, tâm linh anh muốn gửi đến và chia sẻ với độc giả của mình.

Ngay cả trong tình yêu, Phùng Quán cũng có cách thể hiện thơ khác người đời. Sinh nhật người yêu không phải năm bông hồng, mà anh tặng quả bí xanh! Bài thơ “Quả bí xanh” là một bài thơ tình với nhiều sự tích thú vị. Năm 1984, sau ba mươi năm, anh lại được vào Huế quê nội. Anh mồ côi cha từ năm lên hai. Lớn lên, năm tuổi đã giúp mẹ chăn trâu, cắt cỏ ở làng Thủy Dương xứ Huế. Suốt ngày người đen nhẻm và nồng mùi bùn đất. 13 tuổi, anh trốn mẹ đi theo Vệ Quốc Đoàn đánh Pháp. Cho nên anh nhớ và yêu quê hương tha thiết. Những ngày ấy, anh bị “tiếng sét tình yêu” của một thiếu phụ Huế đài các và từng trải hớp hồn. Nàng thì áo dài tím thướt tha. Còn anh thì áo chàm sờn, dép cao su, bị cói như một nông dân miền ngược. Biết thế nhưng anh vẫn luôn ghé thăm nàng như một niềm si mê đơn độc. Ngày sinh nhật nàng, anh rủ tôi đạp xe xuống Thủy Dương quê anh, thỉnh một trái bí to, da căng mọng màu ngọc bích. Rồi anh cặm cụi đề thơ lên da bí. Xong, chúng tôi lấy bao tải, quần áo cũ bọc trái bí cẩn thận, anh ôm bí ngồi xích lô lên Huế. Trưa hôm ấy, hàng trăm người ngạc nhiên trước món quà tặng quá bất ngờ của thi sĩ Phùng Quán: Đó là một quả bí xanh lớn có bài thơ đề trên da bí mà anh gọi là khối thiên thần màu ngọc bích! Anh nâng tặng vật nặng trĩu trên tay, nói trong tiếng thở gấp: “Tặng vật tôi mang từ quê nội tặng sinh nhật em đây!”. Nàng thơ bước vội sau tấm màn gió, cầm ra chiếc gối còn dính vài sợi tóc của nàng để làm gối cho anh đặt “trái bí thơ”: “Trên da bí/ Màu men ngọc lý/ Tôi tạc câu thơ/ Buồn như lửa/ Hỏa táng trái tim…”. Quà sinh nhật tặng người tình như thế tôi thưa thấy bao giờ. Nó vừa ngộ nghĩnh, xa xót, vừa bản chất như chính sự hồn nhiên chứa chan của cuộc sống.

Cho đến những ngày bị bệnh nặng sắp từ giã cõi đời, viết thư cho bè bạn anh vẫn kể chuyện về cây cỏ: “Nếu chết, anh sẽ hóa thành một cây cỏ dại, cùng cỏ cây xanh tốt đất này.” Anh bảo, đời anh từ nhỏ cho đến khi đã thành nhà văn rồi vẫn chỉ là ngọn cỏ. Bao đêm viết “văn chui”, rồi vén cỏ ra bờ Hồ Tây ngồi câu trộm cá để nuôi con, để sống qua những ngày gian khó. Bao đêm lót lá rừng mơ giấc mơ chiến sĩ. Cỏ hoa trong thơ Phùng Quán không phải là thứ trang sức, mà là biểu tượng của phẩm giá mọc lên từ niềm tâm tưởng một đời người…
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13Mon 27 Feb 2023, 09:17

Chuyện nhà thơ Phùng Quán

Ngô Minh

7.   Ẩm thực Phùng Quán
   
Mỗi văn nghệ sĩ có một “gu” thưởng thức ẩm thực riêng, không lẫn. Các nhà văn Vũ Bằng, Nguyễn Tuân sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên rất sành ăn và viết rất hay về các món ăn tinh tế và đài các của Thủ Đô. Nhà văn Phùng Quán cũng có một cá tính ẩm thực rất đặc biệt và mạnh mẽ, khác hẳn với các nhà ẩm thực khác.

Phùng Quán kể rằng, thuở nhỏ từng đi chăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc với lũ trẻ trong làng. 14 tuổi đã trốn mẹ đi làm liên lạc cho Vệ Quốc đoàn. Bộ đội kháng chiến thì gian lao, khổ cực tất nhiên rồi. Từ sau thời “Nhân văn”, Phùng Quán còn khổ hơn. Cho đến năm cuối đời (1-1995), anh vẫn chưa có một ngày sống an nhàn. Anh phải bao nhiêu năm lăn lộn giữa đời, làm đủ mọi việc để kiếm sống, nuôi con và viết văn. Bởi thế mà:

Trong trăm nghìn nỗi đói
Tôi nếm trải cả rồi


Trong hoàn cảnh sống đó, anh đã biết tạo ra một phương cách ẩm thực: nghèo mà lịch lãm, ít tiền vẫn làm ra được món ăn ngon. Đó đích thực là ẩm thực theo lối Huế! Nhưng đối với Phùng Quán, ngoài hoàn cảnh nghèo, anh còn có một một quan niệm về ẩm thực cao cả hơn, nhân văn hơn, tôi tạm gọi là ẩm thực Phùng Quán. Ví dụ, từ chuyện thi hào Đỗ Phủ (thời Đường, Trung Quốc) chạy giặc trên chiếc đò nhỏ trên sông Tương, nhịn đói đã 10 ngày. Sau đó, được chức sắc trong vùng biết tin, đem rượu thịt mời. Ông ăn uống no say rồi bị “thương thực” lăn ra chết. Gọi là chết no nhưng thực chất là chết đói. Phùng Quán đã làm bài thơ tuyệt tác “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe”: “… Em ơi, nếu Đỗ Phủ/ Vai khoác áo lông cừu/ Bụng no đến muốn mửa/ Viết sao nổi câu thơ/ Nghìn năm cháy như lửa”

Cửa son rượu thịt ôi
Ngoài đường xương chết buốt


Bởi thế… “Đã đi với nhân dân/ Thì thơ không thể khác? Dân máu lệ khốn cùng/ Thơ chết áo đắp mặt”… Dân ta thì bảy tám phần nghèo đói, thi sĩ “ăn” ngon sao đành: “Tôi có quyền gì được no hơn nhân dân tôi một miếng ăn?”. Đó là đạo lý ẩm thực Phùng Quán! Đạo lý ẩm thực của Nhân Dân!

Sống ở Hà Nội nhưng gia đình anh Quán vẫn ba bữa nấu lấy ăn nên anh Quán rất thạo nấu nướng các món Huế cũng như các món Hà Nội. Sáng thì bánh cuốn ăn với nước mắm chanh ớt, hay bát cháo cá câu được ở Hồ Tây hồi đêm, bỏ thêm rau thì là thái nhỏ, hạt tiêu thơm lựng ăn với lá tía tô, cà pháo. Bữa ăn chính bao giờ cũng theo mùa với các món “chủ lực” như dưa cải chua, cà pháo chị Bội Trâm muối rất thiện nghệ, rau muống luộc chấm tương Bần, lấy nước làm canh sấu, hay canh rau đay, canh măng vòi, v.v… thêm miếng cá kho nghệ vàng rộm hay đĩa thịt kho tôm nhỏ. Khi có khách là bạn văn, tôi thấy anh Quán thường giành phần đi chợ Châu Long thay chị Bội Trâm. Tùy theo số lượng khách mời, anh thường mua con cá chép, hay cá gáy to hay nhỏ, cộng thêm vài cân bún sợi nhỏ xây thành nắm, rồi măng chua, vài bìa đậu phụ, rau giá và chục lọn nem. Đi chợ về anh xắn tay áo lên làm bếp. Anh làm bếp rất nhanh. Chỉ một loáng thôi, anh đã khệ nệ bưng lên “Chòi ngắm sóng” một mâm tiệc thịnh soạn. Xin kể: Con cá anh làm sạch, tách lòng ra riêng rồi rán sơ nguyên con hoặc cắt đôi, sau đó bỏ vào nồi nấu canh măng chua. Anh khéo léo vớt con cá dọn ra đĩa, làm món cá luộc chấm tiêu muối. Đĩa cà pháo chấm với ruốc biển Quảng Bình mà bao giờ anh cũng có sẵn do bạn bè như Văn Lợi, Hoàng Vũ Thuật… gửi cho; đĩa đậu phụ sống chấm mắm tôm chanh ớt. Đĩa rau sống, đĩa rau mùi. Nhậu xong, khách chủ dùng món bún chan canh cá chua, gọi là “nóng nóng nước nước”. Một bữa “tiệc” mời bốn năm người thịnh soạn, rôm rả như thế chỉ hết vài chục ngàn đồng tiền chợ. Trong khuôn viên nhà anh, có miếng đất nhỏ anh trồng đủ thứ rau gia vị như tía tô, rau mùi tây, rau răm, húng, quế, hành, tỏi, thì là, diếp cá, nên các loại rau mùi rất sẵn. Anh người Huế, nghiện ăn ớt “cay đến lỗ đít” (chữ Hoàng Phủ Ngọc Tường) mới đã, nên ớt có đến mấy cây liền, v.v… Mỗi lần bạn văn Huế gửi ra cho một thẩu tôm chua với xâu vả, ngày đó là một ngày “linh đình” đối với Phùng Quán. Anh gọt vả, ngâm nước, rồi đi mua thịt lợn ba chỉ, luộc “hồng đào” thận trọng như mấy “mệ” Huế dặn, rồi đạp xe đi gọi các tiên sinh Hoàng Cầm, Lê Đạt, Tào Mạt, Lê Huy Quang, Trẫn Vũ Mai, v.v… tới nhắm rượu. Anh gắp từng con tôm chua, giơ lên rưng rưng ngắm, rồi mới bỏ vào bát từng vị kèm thêm lát vả, miếng thịt ba chỉ, nhấm tý rượu rồi ngậm miệng nhai thật chậm như để ngậm mà nghe Huế đón anh hai ngày “một cuộc tiệc to”, một ngày “một cuộc tiệc nhỏ” (theo cách nói của anh), nhưng bao giờ anh cũng giành bạn bè đi chợ, rồi vợ cặm cụi nhặt rau, mổ cá, xắn tay áo chiên xào, nấu nướng rất thiện nghệ. Nhưng trong các cuộc vui đó, Phùng Quán bao giờ cũng bàn luận và đọc thơ nhiều hơn ăn. Có lần tại nhà tôi, Phùng Quán và Hoàng Phủ Ngọc Tường uống rượu và “tranh luận” tới… một ngày ròng. Bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, mà chỉ có đĩa lòng lợn, mấy đĩa trìa và nồi cháo cá! Hai “ông” nhâm nhi rồi gợi lên đủ thứ đề tài về văn chương kim cổ thế giới để tranh luận rất hấp dẫn. Đến nỗi nhà văn Nguyễn Quang Lập đã đặt tên hai người là “Hoàng Mâu – Phùng Thuẫn”. Có lần anh Phùng Quán nói với tôi: “Cái ăn cái uống chỉ là cái cớ để gặp gỡ, giãi bày, cho nên rượu-ẩm thực cũng ví như tờ giấy để mình đề thơ hay viết văn lên đó!”

Khi anh Quán còn sống, mỗi lần tôi ra Hà Nội đều tá túc tại Chòi ngắm sóng của anh. Mỗi khi tôi và anh uống rượu, bao giờ chị Bội Trâm cũng bưng ra một tô nước dưa chua đã bỏ vị tinh vào, bảo: “Hai anh em uống thứ này cho giã rượu”. Anh Quán tỉnh bơ: “Người ta uống rượu cốt để say, lại uống nước dưa giải say thì phí cả rượu”. Nói thế nhưng thỉnh thoảng anh vẫn nhấp một ngụm nước dưa làm mồi. Những ngày đó, anh dẫn tôi đi ăn các món Bắc Hà mà anh thích như gỏi cá, ốc bung, ốc nhồi Hồ Tây, chả cá Lã Vọng, thịt chó Nhật Tân, v.v… Anh vừa đèo tôi sau chiếc xe cuốc “Con cò vàng” (tức chiếc xe giải thưởng của truyện ngắn “Như con cò vàng trong cổ tích”) vừa mô tả tỉ mỉ cách làm từng món, cách đánh giá ngon dở ra sao. Khi tôi trở vô Huế, anh bao giờ cũng thức suốt đêm nấu cơm, chặt lá chuối ở hàng rào, hơ lửa để nắm cơm bới cho thằng em. Anh nhồi đi nhồi lại rất nghề, cho nắm cơm thật chặt, rồi anh rang mè làm muối cho vào túi ni lon, vót cật tre thật sắc để làm dao cắt cơm. Anh gói ghém xong mọi thứ, 5 giờ sáng thức tôi dậy, uống cùng anh chén rượu sớm chia tay, xong mới đạp xe đèo tôi ra bến xe. Trên đường vô Nam, tôi cắt từng lát cơm nắm của anh bới cho, chấm muối vừng ăn ngon miệng như một đứa con đi xe được mẹ quê nhà bới cho mo cơm nắm. Ở Hà Nội, tôi hay rủ anh đi ăn phở, vì tôi rất thích phở. Anh bảo phở ngon là ngon ở nước phở, nên mua bát phở rồi húp hết nước, sau đó, bưng bát đến cô hàng “cho anh xin ít nước nữa!”. Bao giờ người bán phở cũng sẵn lòng. Ăn uống chỉ cốt cái chất, đừng mất thời gian vì ăn. Thế mà khi có người hỏi anh: “Ông uống rượu với bạn suốt ngày thế, thời gian đâu mà viết nhiều tác phẩm vậy?”. Anh lại trả lời tỉnh queo: “Chơi mới mất thời gian, viết thì mấy!”. Thì ra với anh, những “cuộc ẩm thực” đây đó chỉ là những cuộc chơi.

Khi vô Huế chơi, ở nhà tôi hay nhà Lâm Thị Mỹ Dạ, anh cũng giành phần đi chợ, làm đồ mồi và làm món “nóng nóng nước nước”. Anh rất hạp với các món cháo bánh canh cá lóc, cơm hến, cháo cá, cháo tôm, cháo lòng, ốc bươu, bánh bèo, bánh nậm Huế… Hạp nhất là món tiết canh, lòng lợn. Dường như các nhà thơ nhà văn già ở Hà Nội ai cũng ghiền tiết canh lòng lợn. Vì đó là thứ vừa để nhâm nhi đàm đạo dài dài lại vừa khoái khẩu, rẻ tiền. Phùng Quán ăn uống từ tốn, chậm rãi, nhấm rượu bao giờ cũng nâng chén ngang mày, rất trang trọng.

Phùng Quán không chỉ giỏi nấu món Huế, mà còn rất thạo chế biến món ăn Hà Nội. Anh khoe đã có lần ở thành phố Hồ Chí Minh, tại nhà kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, anh đã tự đi chợ mua các thứ về chế biến món chả cá Lã Vọng Hà Nội để đãi nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng. Đầu năm 1992, bác sĩ Nguyễn Tích Ý, một người rất thân thiết với anh Quán đã hồi hưu, mời sinh nhật ông ở làng Tiên Nộn, một làng rất đẹp bên sông Gia Hội ở bên kia phố cổ Bao Vinh. Dọc đường về làng, thấy ở chợ Bao Vinh có bán ốc bươu rẻ, anh mua luôn một rổ và ít lá tía tô, chuối chát. Anh hể hả: “Chuyến này Phùng Quán sẽ đãi các bạn món ốc bung Hà Nội, chắc người Huế ít được ăn món này!”. Nói rồi anh khệ nệ xách giỏ ốc xuống đò. Khi sang tới nhà anh Ý, anh Quán ra ngay bể nước ngâm ốc bươu vào chậu nước vo gạo. Nhậu xong chầu rượu, anh ra bến sông nơi bể nước cắm cúi ghè đít ốc để chuẩn bị nấu món ốc bung. Không ngờ, ngày đó là ngày đầu tháng, người Huế ăn chay, không sát sinh. Thế là chị Điểm, em gái bác sĩ Ý, không nói không rằng, giật rổ ốc đổ xuống sông để phóng sinh. Còn anh Quán thì đứng cười bẽn lẽn như một cậu học trò chưa học thuộc bài! Chỉ tiếc hôm đó tôi không được thưởng thức món ốc bung Hà Nội do anh Quán làm. Nhiều khi tôi nghĩ, nếu anh Quán mà viết về ẩm thực Huế, ẩm thực Hà Nội chắc hay lắm, vì anh hiểu sâu xa văn hóa ẩm thực từ nỗi cơ hàn đạm bạc của cuộc đời mình.

Ở Huế, nhiều cơ quan, bạn bè mời anh những cuộc tiệc sang trọng ở các nhà hàng khách sạn lớn. “Tháp tùng’’ anh đi dự những cuộc tiệc ấy, tôi thấy anh thực sự lúng túng và khổ sở khi phải “trăm phần trăm” bia lon, rượu ngoại, hay ăn những món “cao lương mỹ vị” như chim quay, bồ câu tiềm. Những lúc ấy, anh chỉ cầm ly rượu, đứng lên đọc thơ. Đã đi với nhân dân thì thơ không thể khác…

Đối với Phùng Quán, rượu là “tiên tửu”, ăn là “tiên thực”. Vâng, anh râu tóc bạc trắng, dài chấm ngực, áo nâu sòng, ngồi xếp bằng bên mâm rượu trông rất giống một ông tiên trong cổ tích.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán    Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chuyện không biết để nói với chú nhà thơ Phùng Quán
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần
» Chuyện ăn Tết ở một số nước châu Á
» PhỐ ĐạI GiA !
» CHUYỆN TAO ĐÀN
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Văn Hoá-